You are on page 1of 1

Lực lượng sản xuất (người lao động, tư liệu lao động, đối

tượng lao động, khoa học công nghệ trong tương lai XHCN
sẽ phát triển như thế nào, có điều gì mới lạ so với hiện nay,
- Người lao động hạn chế về trình độ, kỹ năng sẽ chịu tác động
mạnh hơn và nguy cơ mất việc cũng cao hơn dưới tác động của
khoa học và công nghệ mới. Nói cách khác, sự bùng nổ ứng
dụng công nghệ số, thiết bị thông minh và xu hướng ứng dụng
robot vào sản xuất như hiện nay đang đặt ra thách thức đối với
thị trường lao động Việt Nam. Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ sẽ
không còn là yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh và thu hút đầu tư
nước ngoài. Việt Nam có thể sẽ phải chịu sức ép về việc giải
quyết việc làm và đối mặt với gia tăng tỷ lệ thất nghiệp hoặc
thiếu việc làm vì Việt Nam có quy mô dân số lớn nhưng chất
lượng lao động chưa cao.

- Mục tiêu của cuộc cách mạng trong tương lai là giảm bớt chú
trọng vào công nghệ, máy móc và tập trung phát triển nâng cao
tương tác giữa người và máy:
+ Khoảng từ 20% đến 80% công việc nhất định có thể được
thay thế bằng máy móc, nhưng không có công việc nào có thể tự
động hóa 100%
+ Các nhà máy sản xuất sẽ dần dịch chuyển sang mô hình sản
xuất mà ở đó họ có thể cung cấp lượng hàng hóa nhiều hơn,
nhanh hơn với chi phí rất thấp và cần ít nhất can thiệp của con
người. Khi đó, con người sẽ chỉ còn đảm nhiệm các vị trí lao
động mang lại giá trị gia tăng cao dựa trên sáng tạo và trong
công việc quản lý các hệ thống robot trong dây chuyền sản xuất
với sự hỗ trợ của các robot

You might also like