You are on page 1of 2

Dân chủ XHCN là nền dân chủ đầy đủ hơn,tốt đẹp hơn và cao cấp

hơn gấp triệu lần


so với dân chủ tư sản

I.Quy trình ra đời của nền dân chủ XHCN

- Được hình thành và phát triển trực tiếp tuè nền dân chủ teu sản
- Cách mạng Tháng 10 Nga thành công,nền dân củ XHCN chính thức được thành lập.
- Dân chủ XHCN đươc phát triển trừ thấp đến cao từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện ,kế
thừa một cách có chọn lọc giá trị của các nên dân chủ trước đó.

II.Những điểm nổi bật của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

Dân chủ xã hội chủ nghĩa lấy sự nảy sinh, tồn tại và phát triển của sở hữu công cộng về tư
liệu sản xuất làm cơ sở cho sự tồn tại của mình.
Dân chủ xã hội chủ nghĩa là chế độ dân chủ cho nhân dân, cho số đông.
Dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Sự lãnh đạo toàn
diện của Đảng Cộng sản là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với sự vận động phát triển của
dân chủ xã hội chủ nghĩa. Như vậy, dân chủ xã hội chủ nghã là nền dân chủ nhất nguyên về
chính trị.
Dân chủ xã hội chủ nghĩa trước hết và chủ yếu thực hiện bằng nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa. Đó là nhà nước của dân, do dân và vì dân, xây dựng trên cơ sở liên minh giữa
công nhân với nông dân và trí thức do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Nhà nước thể chế hóa
đường lối của Đảng về các quyền tự do, dân chủ của nhân dân thành hiến pháp, pháp luật,
chính sách và tổ chức thực hiện chúng.
Dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ toàn diện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ
kinh tế, chính trị đến văn hóa, xã hội.

III. Nội dung của dân chủ xã hội chủ nghĩa
1.Bản chất chính trị :
Bản chất chính trị của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là sự lãnh đạo chính trị của giai cấp
công nhân thông qua đảng của nó đối với toàn xã hội, nhưng không phải chỉ để thực hiện
quyền lực và lợi ích riêng cho giai cấp công nhân, mà chủ yếu là để thực hiện quyền lực và
lợi ích của toàn thể nhân dân, trong đó có giai cấp công nhân.Do vậy, dân chủ xã hội chủ
nghĩa vừa có bản chất giai cấp công nhân, vừa có tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc
sâu sắc.
2.Bản chất kinh tế
Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu
của toàn xã hội đáp ứng sự phát triển ngày càng cao của lực lượng sản xuất dựa trên cơ
sở khoa học –công nghệ hiện đại nhằm thoả mãn ngày càng cao những nhu cầu vật chất và
tinh thần của toàn thể nhân dân lao động, được bộc lộ đầy đủ qua một quá trình ổn định
chính trị, phát triển sản xuất và nâng cao đời sống của toàn xã hội, dưới sự lãnh đạo của
đảng, Mác-Lênin quản lý, hướng dẫn, giúp đỡ… của nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Kinh tế xã hội chủ nghĩa cũng là sự kế thừa và phát triển mọi thành tựu nhân loại đã tạo ra
trong lịch sử, đồng thời lọc bỏ những nhân tố lạc hậu, tiêu cực, kìm hãm… của các chế độ
kinh tế trước đó, nhất là bản chất tư hữu, áp bức bóc lột, bất công… đối với đa số nhân dân.
3,Bản chất tư tưởng –văn hóa
Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa lấy hệ tư tưởng Mác-Lênin – hệ tư tưởng của giai cấp công
nhân làm nền tảng, chủ đạo đối với mọi hình thái ý thức xã hội khác trong xã hội mới (như
văn học nghệ thuật, giáo dục, đạo đức, lối sống, văn hoá, xã hội, tôn giáo v.v.). Đồng thời,
dân chủ xã hội chủ nghĩa kế thừa, phát huy những tinh hoa văn hoá truyền thống các dân
tộc; tiếp thu những giá trị tư tưởng – văn hoá, văn minh, tiến bộ xã hội… mà nhân loại đã
tạo ra ở tất cả các quốc gia, dân tộc…
IV.
Những thành tựu dân chủ đạt được trước chủ nghĩa xã hội, dù chưa đem lại và không thể
đem lại quyền lực xã hội cho đa số quần chúng lao động, nhưng nó vẫn trở nên cần thiết đối
với sự tiến bộ xã hội. Nó tích lũy và làm chín muồi dần dần ý thức dân chủ, thúc đẩy con
người trong cuộc đấu tranh giành lấy dân chủ, tự do cho chính mình. Cuộc đấu tranh đòi
dân chủ của quần chúng lao động càng sâu rộng, chế độ dân chủ tư sản càng phát triển
càng tiến gần chủ nghĩa xã hội bấy nhiêu.
Qua thực tế xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đã tạo ra nền dân chủ xã hội
chủ nghĩa tiến bộ, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc được cũng cố,phát huy quyền làm
chủ, đảm bảo lợi ích của nhân dân, vai trò giám sát của nhân dân đối với hoạt động của các
tổ chức đảng, cơ quan nhà nước.Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân phát
huy tốt hơn vai trò tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Từ đó giữ vững ổn
định chính trị, an ninh trật tự ở cơ sở; góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, ngăn chặn
đẩy lùi những vi phạm dân chủ, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân.
V.
Dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ khác hẳn về bản chất và đối lập về nguyên tắc với
dân chủ tư sản. Điều đó thể hiện trên những vấn đề chính yếu sau:
thứ nhất, dân chủ xã hội chủ nghĩa chỉ xuất hiện khi giai cấp công nhân và nhân dân lao
động, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, giành được chính quyền và ngày càng phát
huy trong quá trình xây dựng xã hội mới.
thứ hai, dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ do Đảng Cộng sản lãnh đạo
thứ ba, dân chủ xã hội chủ nghĩa là dân chủ của đa số, của người lao động, vì đa số và
người lao động, không phải của thiểu số bóc lột, đặc quyền, đặc lợi.
thứ tư, dân chủ xã hội chủ nghĩa là chế độ dân chủ, mà ở đó, nhân dân lao động làm chủ
trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, được pháp luật bảo đảm.
thứ năm, dân chủ xã hội chủ nghĩa được thực hiện bằng hệ thống tổ chức thể hiện quyền
lực chính trị - xã hội của nhân dân, tập trung và thông qua nhà nước.
thứ sáu, không ngừng mở rộng dân chủ gắn với tăng cường kỷ cương, pháp luật là quy luật
cơ bản của sự phát triển dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Đó là bản chất tốt đẹp của dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đó là chế độ dân chủ “gấp triệu lần”
hơn bất cứ chế độ dân chủ nào trong lịch sử như V.I.Lênin từng khẳng định.
● Như vậy với những đặc trưng đó ,dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ cao hơn
về chất so với nền dân chủ tư sản,là nền dân chủ mà ở đó ,mọi quyền lợi thuộc về
nhân dân ,dân là chủ và dân làm chủ ; dân chủ và pháp luật nằm trong sự thống nhất
biện chứng; được thực hiện bằng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa,đặt dưới
sự lãnh đạo của Đảng cộng sản

You might also like