You are on page 1of 50

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề tài này, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng
viên Hà Văn Thạnh, giảng viên Võ Thị Bích Liên và giảng viên Phạm Tiến Dũng đã
tận tình hướng dẫn và truyền đạt những kiến thức quý báu cho nhóm trong suốt quá trình
học tập và thực hiện đề tài.
Quá trình làm việc nhóm đã giúp chúng em có được những kiến thức, kinh nghiệm
quý báu. Nhưng do bước đầu tiếp xúc với cách làm đề tài khoa học nên chúng em còn
bỡ ngỡ, đồng thời do kiến thức hạn chế và thời gian không cho phép nên đề tài không
thể tránh khỏi sai sót, chúng em rất mong nhận được sự góp ý quý báu từ quý giảng viên
và các bạn cùng lớp để có thể rút kinh nghiệm và hoàn thành tốt hơn nữa.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Đà Nẵng, ngày 30 tháng 03 năm 2021


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VẼ
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................. 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ......................................................................................... 2

1.1. TỔNG QUAN VỀ CÂY DÓ BẦU .......................................................................2

1.1.1. Giới thiệu về cây Dó Bầu ...............................................................................2

1.1.2. Đặc điểm thực vật học ....................................................................................2

1.1.3. Sự phân bố của Dó Bầu trong tự nhiên ...........................................................6

1.1.4. Công dụng của cây Dó Bầu ............................................................................6

1.1.5. Quy trình trồng cây Dó Bầu............................................................................6

1.2. TỔNG QUAN VỀ TRẦM ..................................................................................20

1.2.1. Định nghĩa.....................................................................................................20

1.2.2. Phân loại .......................................................................................................21

1.2.3. Thành phần hóa học ......................................................................................23

1.2.4. Công dụng .....................................................................................................24

1.2.5. Quy trình tạo Trầm trên cây Dó bầu ............................................................. 24

1.2.6. Thực trạng việc nuôi trồng dược liệu tại Việt Nam ......................................30

1.2.7. Các đề tài nghiên cứu có liên quan ............................................................... 31

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 33

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................................33

2.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ..............................................................................33

2.3. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ................................................................................33

2.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...............................................................................33

2.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................................33

Chương 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ..................................................................... 34


3.1. KẾT QUẢ NUÔI TRỒNNG CÂY DÓ BẦU .....................................................34

3.2. KẾT QUẢ TẠO TRẦM TRÊN CÂY DÓ BẦU ................................................34

3.2.1. Các chế phẩm hóa học và sinh học sử dụng trong tạo Trầm ........................34

3.2.2. Các phương pháp tạo Trầm từ cây Dó bầu ...................................................36

3.3. BÀN LUẬN ........................................................................................................37

KẾT LUẬN .................................................................................................................. 38

KIẾN NGHỊ ................................................................................................................. 39

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 40

LỜI CAM KẾT ............................................................................................................ 43


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt

BNN Bộ Nông Nghiệp

Cm Centimet

CITES Convention on International Công ước về thương mại


Trade in Endangered Species of quốc tế các loài động, thực
Wild Fauna and Flora vật hoang dã nguy cấp

GAPC Good Agricultural and Collection Thực hành tốt trồng trọt và
Practices thu hái

ha Hecta

kg Kilôgam

l Lít

m Mét

mm Milimét

MS Murashige and Skoog

NN&PTNT Nông nghiệp & phát triển


nông thôn

PE Polyetylen

QĐ Quyết định

TMTD Tetramethyl Thiuram Disulfide

USD United States dollar Đơn vị tiền tệ chính thức


của Hoa Kỳ

WHO World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới

WPM Woody Plant medium


DANH MỤC CÁC BẢNG

STT Số hiệu bảng Tên bảng Trang


1 Bảng 1.1 Phân loại Trầm 22
2 Bảng 1.2 Các loại nấm tạo Trầm 29
3 Bảng 3.3 So sánh kết quả tạo cây giống 34
4 Bảng 3.4 So sánh các chế phẩm tạo Trầm 35
5 Bảng 3.5 So sánh các phương pháp tạo Trầm 36
DANH MỤC HÌNH ẢNH , SƠ ĐỒ

STT Số hiệu hình Tên hình Trang


1 Hình 1.1 Cây Dó bầu 2
2 Hình 1.2 Quả, hoa, lá Dó bầu 3
3 Hình 1.3 Hạt Dó bầu 3
4 Hình 1.4 Nhựa (Tốc) 4
5 Hình 1.5 Trầm hương 5
6 Hình 1.6 Kỳ nam 5
7 Hình 1.7 Cây Dó bầu ở các giai đoạn trong quy trình nhân
Giống 11
8 Hình 1.8 Cấu trúc hóa học của Agarol 23
9 Hình 1.9 Cấu trúc của Chromone và dẫn xuất Agarotetrol 23
10 Hình 1.10 Khoan theo vòng tròn trên cây 26
11 Hình 1.11 Khoan theo hình tròn của cây 26
12 Hình 1.12 Các giai đoạn khoan tạo Trầm 27

STT Số hiệu sơ đồ Tên sơ đồ Trang


1 Sơ đồ 1.1 Sơ đồ thiết kế vườn ươm và giàn che 9
2 Sơ đồ 2.2 Sơ đồ nghiên cứu 33
1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ những năm 1990 nhu cầu về Trầm hương liên tục tăng lên và không thể
đáp ứng được với cách khai thác từ nguồn tự nhiên đã rất cạn kiệt. Giá trị thương mại
hợp pháp hiện nay của trầm hương là trên 5 tỷ USD/năm. Trong khi Indonesia là nước
xuất khẩu chính sản phẩm Trầm hương loại trung bình của hai chi Aquilaria và
Gyrinops thì Việt Nam cùng với Thái Lan và Lào là các nước xuất khẩu Trầm hương
chất lượng cao của loài Aquilaria Crassna 19.
Việc phát triển loài cây quý giá này ngoài việc thu được nguồn lợi lớn về kinh
tế còn rất phù hợp để cải thiện tình hình môi trường ngày càng xuống cấp do nạn chặt
phá rừng bừa bãi như hiện nay. Tuy nhiên, do thời gian thu hoạch khá lâu và chưa có
phương pháp cụ thể để tạo Trầm, người dân chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nên gặp
phải rất nhiều rủi ro.
Loại cây Dó bầu tại Việt Nam được đánh giá là có hàm lượng Trầm hương
cao, chất lượng tốt, nên chúng có ưu thế phát triển mạnh trên thị trường. Thêm điều
kiện tự nhiên tại Việt Nam phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây Dó Bầu,
do đó gần đây con người đã chủ động trồng cây Dó Bầu để khai thác Trầm hương.
Trong sự phát triển của nền kinh tế hiện nay, Trầm hương đã trở nên vô cùng
quen thuộc đối với chúng ta. Tinh dầu Trầm hương của Việt Nam được mua với giá
rất cao ở châu Âu nhưng luôn trong tình trạng thiếu nguồn cung, ngoài ra còn có
những sản phẩm trang sức hay đồ mỹ nghệ từ Trầm hương mang giá trị cao.
Với mong muốn mang đến cho mọi người cái nhìn tổng quan về Trầm hương
cũng như nguồn gốc tạo ra Trầm nhằm nâng cao giá trị sử dụng và kinh tế của Trầm.
Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “TÌM HIỂU QUY TRÌNH NUÔI TRỒNG VÀ
TẠO TRẦM TRÊN CÂY DÓ BẦU’’ với 2 mục tiêu sau:
1. Quy trình nuôi trồng cây Dó Bầu
2. Quy trình tạo Trầm trên cây Dó Bầu
2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN


1.1. TỔNG QUAN VỀ CÂY DÓ BẦU
1.1.1. Giới thiệu về cây Dó Bầu
Tên gọi khác: Cây Dó Trầm - Trầm hương
Tên khoa học:
− Aquilaria agallocha Boxburgh.
− Aquilaria crassna Pierre.
Thuộc họ Trầm (Thymelaeaceae) - Chi Thụy hương hay Chi Dó (danh pháp khoa
học: Daphne).
Tên gọi của sản phẩm nhựa cây là: Trầm hương – Kỳ nam – Trà hương 5.
1.1.2. Đặc điểm thực vật học
1.1.2.1. Đặc điểm hình thái
Dó bầu là loại cây rừng, to, cao và sinh trưởng nhanh. Chiều cao cây có thể đạt
tới 30 - 40m, đường kính cây to đến 50 – 60cm. Thân cây thẳng, thuôn, da sẫm mốc,
gỗ mềm.

Hình 1.1: Cây Dó bầu


3

Lá cây mọc so le trên thân, cành, phiến lá mỏng, có hình thuôn mũi mác hai đầu
nhọn. Chiều dài lá 10 - 12cm, chiều rộng giữa lá phình ra 4 – 6cm. Mặt trên lá có màu
xanh vàng, bóng; mặt dưới lá màu xanh nhạt, có lông trắng nhạt. Cuống lá dài 1 -
2cm, có lông, mặt trên có rãnh nhỏ. Cây được trồng ở vùng đất tốt, chăm sóc đầy đủ
thì lá to, dài, cuống dài, cây trồng nơi đất kém lá nhỏ, ngắn, cuống ngắn, đầu hơi tù.

Hình 1.2: Quả, hoa, lá Dó bầu


Hoa quả: hoa hình tán, hay mọc thành chùm ở nách lá. Hoa có màu trắng, nở
vào tháng 2 hoặc tháng 3. Quả thu hoạch vào tháng 6, 7 (ở Hà Tĩnh). Quả thuộc loại
quả nang, hình quả lê, dài khoảng 4cm, rộng 3cm. Vỏ quả mở thành 2 mảnh xốp có
hạt hình nón phía trên, phía dưới kéo dài. Vỏ ngoài cứng, phía trong mềm.

Hình 1.3: Hạt Dó bầu


4

1.1.2.2. Đặc điểm sinh thái


Cây Dó bầu có nguồn gốc từ rừng già, phần lớn mọc xen trong các tán rừng. Vì
vậy nó thuộc loại ưa sáng trung bình. Thích hợp trong các điều kiện sau:
− Nhiệt độ trung bình 25 – 28oC, khả năng chịu nóng cao, cây còn nhỏ chịu rét kém.
− Lượng mưa: 1500 – 1800mm/năm, lượng mưa phân bố đều cây sinh trưởng càng
tốt. Trong những đợt gió Lào, trời hạn, tưới nước nhẹ cây sẽ sinh trưởng tốt hơn.
− Ánh sáng: khi cây Dó bầu còn nhỏ, thích hợp bóng rợp 40 - 50%. Khi cây lớn khả
năng chịu ánh sáng khá hơn. Tuy nhiên dưới ánh nắng gay gắt cũng có ảnh hưởng
đến sinh trưởng nhưng không đáng kể. Điều kiện này làm cho Dó bầu thích hợp trồng
xen trong các hộ gia đình và vườn rừng hỗn hợp.
− Đất đai: cây Dó bầu trồng được trên nhiều loại đất như: đất đỏ Bazan, phiến thạch,
phiến sa thạch, dốc tụ, đất thịt, đất thịt pha cát, phù sa v.v
1.1.2.3. Đặc điểm sinh học
Căn cứ vào sự hóa nhựa (sự tụ dầu) nhiều hay ít mà tác dụng các loại Trầm
hương khác nhau như:
Nhựa (dầu) nhiễm bên ngoài mạch gỗ còn được gọi là hay Tốc (có nguồn gốc từ chữ
tok của người Campuchia)

Hình 1.4: Nhựa ( Tốc)


5

Nhựa nhiễm bên trong mạch gỗ gọi là Trầm hương: do sự phân hóa không trọn vẹn
của các phần tử gỗ, gỗ tẩm nhựa hơn,bmàu nâu hoặc có sọc đen, nhẹ nổi trong nước,
dùng để chưng cất tinh dầu.

Hình 1.5: Trầm hương


Nhựa nhiễm cả bên trong và ngoài mạch gỗ đậm đặc gọi là Kỳ nam (nghĩa là kỳ diệu
của phương nam): do sự biến đổi hoàn toàn của các phần tử gỗ (các phần từ gỗ thoái
hóa, biến dạng, mất mộc tố chứa chất dẻo thơm) có màu nâu đậm hay đen, nặng chìm
trong nước, vị đắng, thường hình thành ở phần lõi gỗ.

Hình 1.6: Kỳ nam


6

1.1.3. Sự phân bố của Dó Bầu trong tự nhiên


Trên thế giới, Dó bầu được tìm thấy ở Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam,
nó là loài Dó đặc hữu ở Đông Dương. Đây là một loài thực vật quý hiếm đang nguy
cấp với mức độ đe dọa là bậc E trong sách đỏ Việt Nam, đồng thời nằm trong danh
mục các sản phẩm động thực vật quý hiếm có nguy cơ bị tiêu diệt, cấm khai thác tự
nhiên và buôn bán trên thị trường quốc tế (theo CITES). Hiện nay, ở nhiều rừng hầu
như không có cây lớn. Tuy nhiên, đây là loài Dó có khả năng cho Trầm khá cao, do
đó đang được đầu tư phát triển trồng trọt ở các nước trên.
Ở Việt Nam cây Dó bầu phân bố tại các địa bàn như: Phía Bắc ở Hoàng Liên
Sơn, Vĩnh Phú, Hòa Bình, Hà Tây, Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Bắc. Miền
Trung thì ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa
Thiên, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú yên, Bình Thuận, Khánh
Hòa. Tây Nguyên tập trung ở Gia Lai, Kontum, ĐăkLăk, Lâm Đồng. Miền Nam tập
trung ở Bình Phứớc, Đồng Nai, Tây Ninh, An Giang, Kiên Giang, Đảo Phú Quốc.
Đặc biệt thấy nhiều trên suốt chiều dài của dãy Trường Sơn, song do sự khai thác bừa
bãi, đến nay chỉ còn thấy cây Dó bầu ở những vùng xa xôi, đầu nguồn rừng già 1.
Tại Việt Nam, tính pháp lý của việc trồng cây Dó bầu đã được Bộ NN & PTNT
xác định tại quyết định số 16/QĐ.BNN, ngày 15/3/2005 (Cây Dó bầu - Aquilaria
crassna thuộc danh mục cây trồng rừng sản xuất ở 6/9 vùng sinh thái Lâm nghiệp).
1.1.4. Công dụng của cây Dó Bầu
Gỗ Cây Dó Bầu có khả năng hình thành một loại sản phẩm đặc biệt gọi là Trầm
hương. Ngoài ra, dăm gỗ còn dùng chữa bệnh thấp khớp, bệnh đậu mùa và dùng cho
phụ nữ sau khi sinh con. Gỗ dùng làm chất thơm hoặc chất định hương (dùng làm gối
đầu, làm nhang, sử dụng khi hỏa táng). Lớp vỏ trong ánh bạc ở thân cây có thể bóc
từng mảnh lớn, phẳng và bền. Đây cũng là sản phẩm quý mà trước đây các tín đồ tôn
giáo ở Ấn Độ, Sumatra (Indonesia) đã dùng làm giấy sao chép kinh thánh hoặc may
các bộ quần áo sang trọng và gói bọc thi hài.
1.1.5. Quy trình trồng cây Dó Bầu
7

1.1.5.1. Nguồn giống


Ươm mầm cây giống trong vườn
Bước 1: Chuẩn bị hạt giống
− Chọn cây mẹ làm giống: Cây Dó bầu mọc tự nhiên trong rừng, phát dục ra hoa
đậu quả chậm, sau 14 - 25 tuổi mới có hoa. Trong khi cây Dó bầu trồng phân tán,
chăm sóc đầy đủ, đảm bảo ánh sáng thì sau 8 - 10 năm đã cho hoa quả. Để đảm bảo
chất lượng hạt giống, phải chọn cây mẹ ra quả ít nhất đã 3 - 4 năm. Tiêu chuẩn cây
mẹ làm giống là:
Tuổi cây 12 -15 tuổi đối với cây Dó bầu trồng; 18 - 20 tuổi đối với cây Dó bầu tự
nhiên trong rừng.
Sinh trưởng: chọn cây sinh trưởng tốt, cành lá xum xuê, không bị sâu bệnh hại. Cây
phải đạt chiều cao trên 12m, đường kính thân cây trên 23cm.
Số lượng cây giống để lấy hạt tốt nhất lấy trên 30 cây mẹ trở lên, chất lượng lô giống
được đảm bảo. Nếu lấy số hạt trên ít cây thì dễ gặp rủi ro, nếu hạt giống do thụ phấn
kém sẽ có tỷ lệ nảy mầm kém.
− Thu hoạch hạt giống: Cây Dó bầu ra hoa tháng 2 - 3 và thu hoạch quả vào tháng
6 - 7. Lấy hạt bằng cách cho hạt tách khỏi quả rụng xuống đất rồi đi nhặt về làm
giống. Muốn thu hoạch cách này thì ngày nào cũng phải đi nhặt hạt và nhặt xong về
gieo ươm ngay mới đảm bảo nảy mầm. Tốt nhất là khi quả đã chín vàng, có khoảng
10% quả bắt đầu tách vỏ thì cho hái quả để làm giống. Quả hái được về ủ thành đống,
tủ kín bằng bao bì trong 2 - 3 ngày thì đem ra đập, bóc vỏ lấy hạt làm giống.
− Bảo quản hạt giống: Hạt Dó bầu chứa dầu nên dễ mất khả năng nảy mầm trong quá
trình bảo quản. Vì vậy tốt nhất là lấy hạt giống ra nên đem gieo ươm ngay.Trong
trường hợp phải mang đi xa hoặc chưa kịp làm vườm ươm thì có thể bảo quản hạt
trong điều kiện ẩm, không để hạt khô hay chảy dầu làm mất sức nảy mầm.
Phương pháp bảo quản ẩm như sau: Dùng cát ẩm trộn đều với hạt giống theo tỷ lệ 1/4
(hạt giống 25% + cát ẩm 75%). Lớp cát và hạt giống không dày quá 20cm hàng ngày
đảo lại 1 - 2 lần, nếu cát bị khô dùng bơm phun nước cho ẩm.
8

Chú ý: không tưới nước làm ẩm ướt dễ làm hỏng hạt, cát sử dụng bảo quản hạt giống
phải là cát mịn, không có tạp chất, sỏi sạn và được xử lý chống sâu bệnh (dùng Benlat
5‰ phun vào cát). Với cách bảo quản này có thể giữ được hạt giống 12 -15 ngày.
Quá thời gian này mà không gieo ươm sẽ giảm mức nảy mầm.
− Các chỉ tiêu hạt giống:
Tỷ lệ hạt/quả = 4 - 5%, nghĩa là cứ 10kg quả giống tươi thu 0,4 - 0,5 kg hạt giống.
Số hạt trong 1kg = 6.000 - 7.000 hạt
Tỷ lệ nảy mầm = 85 - 90%
Bước 2: Chọn địa điểm và chuẩn bị vườm ươm
− Chọn địa điểm lập vườn ươm Dó bầu phải đạt được các yêu cầu sau đây:
Địa hình vườn ươm phải bằng phẳng, dễ thoát nước và không bị úng.
Có nguồn nước thường xuyên hoặc có khả năng đào được giếng lấy nước tưới.
Thuận tiện cho công tác quản lý bảo vệ vườn ươm.
Thuận lợi về giao thông hoặc gần vùng trồng để giảm chi phí vận chuyển cây giống.
− Thiết kế và xây dựng vườn ươm phải đạt các yêu cầu sau đây:
Độ sáng trong vườn ươm 40 - 50%.
Chiều cao giàn che 2 - 2,2m so với mặt luống.
Kích thước luống đặt bầu: dài 8 - 10m, rộng 0,8m, chiều cao luống đặt theo mặt bầu
và vun cao luống 20cm.
Đất vườm ươm được cày bừa, dọn sạch cỏ và xử lý sâu bệnh bằng Benlat 5% trước
khi làm giàn.
− Các bước xây dựng vườn ươm:
Lên luống theo thiết kế, hình thành mặt luống và các rãnh đường đi.
Đào lỗ, chôn cọc: yêu cầu cọc dài 2,5 - 2,8m, cọc phải chôn sâu 40 - 50cm để đảm
bảo gió không bị sập giàn. Cọc chôn giữa luống như thiết kế.
Liếp che giàn có thể dùng phiên nứa, lau, lưới. Làm liếp che phía có gió lùa vào vườn.
Đào hố ngâm phân để tưới cây: Hố ngâm phân có thể xây bằng gạch, cũng có thể đầm
chặt (nếu là đất thịt) rồi dùng vôi trộn với đất sét trát và dầm kỹ. Vườn ươm lâu dài
thì nên xây bể đảm bảo chất lượng phân ngâm không bị ngấm.
9

Nếu vườn ươm không có nguồn nước chủ động mà phải bơm nước từ xa thì cần xây
1 bể nước 0,8 - 1m3 đựng nước sạch phục vụ cho phun thuốc phòng trừ sâu bệnh.
Làm bờ rào bảo vệ xung quanh vườn ươm.
Bước 3: Xử lý - gieo hạt giống
− Chuẩn bị luống đất gieo hạt:
Trong thiết kế vườn ươm phải dành lại một số luống đất để gieo hạt. Diện tích để
gieo: cứ 1kg hạt giống cần diện tích luống 3,5 - 4m. Một vườn ươm 10.000 cây, cần
có 4,5 - 5kg hạt giống. Luống gieo hạt: 18 - 20m2
Luống gieo hạt phải được làm đất thật nhỏ, loại bỏ cỏ dại, đất cục và xử lý thuốc
Benlat 0,05 - 0,07%, phun 3 lít/m2 luống. Sau 1 - 2 ngày đảo lại đất rồi mới gieo hạt.

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ thiết kế vườn ươm và giàn che


1-Cọc giàn; 2-Luống ươm; 3-Hố ngâm phân
4-Rãnh luống- lối đi lại
10

− Xử lý giống - gieo hạt:


Hạt giống được ngâm trong thuốc tím nồng độ 1‰, 1g thuốc tím hòa trong 1 lít nước
sạch, ngâm trong 1 - 2 giờ rồi vớt ra để ráo nước.
Hạt giống rải đều trên mặt luống đã chuẩn bị, rồi dùng đất bột phủ kín hạt giống (dày
khoảng vài milimet), tưới nước đủ ẩm.
Thời vụ gieo hạt phụ thuộc vào thời kỳ thu hoạch hạt giống, tháng 7 đến đầu tháng 8.
− Chăm sóc luống hạt và cây con:
Khi hạt giống chưa mọc, phải đảm bảo luống luôn luôn đủ ẩm. Bình quân một ngày
phải tưới 2 - 3 lần. Nguyên tắc là tưới nhiều lần, không để luống bị khô, nhưng cũng
không tưới cho luống bị ướt sũng nước (dễ làm hỏng hạt giống).
Trong tuần đầu mới gieo hạt có thể dùng một tấm nilong mỏng (có khung cho dễ mở
tưới nước) phủ kín luống. Khi tưới nước thì mở ra. Sau một 1 tuần đến 10 ngày, hạt
giống đã bắt đầu nứt nanh, nảy mầm. Sau 12 - 15 ngày đã thành cây con 2 lá mầm.
− Tiêu chuẩn cây con nhổ cấy vào bầu: Khi cây con cao 5 - 7cm có 2 lá mầm hoặc
bắt đầu nhú lá thật thì nhổ cây vào bầu là tốt. Khi nhổ cây con để cấy vào bầu phải
chọn đồng đều cho từng luống, nhổ tỉa, nhổ đến đâu cấy đến đó.
Ươm mầm cây giống trong phòng nuôi cấy
− Nguyên liệu sử dụng: Đoạn cành non hay quả tươi (hạt bên trong có vỏ màu nâu
đen) sinh trưởng, phát triển tốt và không bị sâu bệnh đã được tuyển chọn.
− Cách tiến hành phương pháp:
Bước 1: Tạo mẫu sạch Dó bầu:
Nếu là cành: được làm sạch sơ bộ bằng dung dịch xà phòng loãng và được khử trùng
bằng 𝐻𝑔𝐶𝑙2 0,1% trong 2 – 5 phút. Sau đó đem nuôi cấy trong môi trường MS, nuôi
cấy trong vòng 8 tuần.
Nếu là quả: lau sạch bề mặt vỏ quả bằng cồn 70o kết hợp với HgCl2 0,1%
trong 5 phút. Sau đó quả được tách vỏ, thu hạt và cấy vào môi trường MS cơ bản,
nuôi cấy trong vòng 4 tuần.
11

Bước 2: Nhân nhanh chồi Dó bầu in vitro: Các chồi thu được sau thời gian cấy trong
môi trường MS cơ bản có độ đồng đều cao 1,5cm, khỏe mạnh sẽ được cấy chuyển
sang các môi trường nhân nhanh chồi mới (môi trường WPM), nuôi cấy 2 tuần.
Bước 3: Tạo cây hoàn chỉnh từ chồi Dó bầu in vitro: Chồi in vitro đạt tiêu chuẩn phải
là chồi to, lá màu xanh đậm, kích thước từ 3 – 4cm. Sau khi tuyển chọn thì chuyển
các chồi đạt tiêu chuẩn qua môi trường cảm ứng rễ, nuôi cấy trong 2 tuần đến khi
quan sát thấy chồi ra rễ thì có thể đưa ra ngoài phòng nuôi cấy để đóng vào bầu.

Hình 1.7: Cây Dó bầu ở các giai đoạn trong quy trình nhân giống
a-Mẫu tái sinh chồi invitro; b-Cây hạt invitro;
c- Cụm chồi cây Dó bầu; d- Cây invitro hoàn chỉnh
− Yêu cầu đưa cây con ra vườn ươm:
Cây trong ống nghiệm đã đạt những tiêu chuẩn hình thái nhất định.
Có giá thể tiếp nhận cây thích hợp: giá thể sạch, tơi xốp, thoát nước.
Chủ động điều chỉnh được độ ẩm, sự chiếu sáng của vườn ươm cũng như có chuẩn
dinh dương phù hợp.
12

Vào bầu cây trong vườn ươm


Bước 1: Chuẩn bị luống bầu:
− Chuẩn bị túi bầu PE là 8 x 12cm.
− Chuẩn bị đất đổ bầu: đất đổ bầu phải đập nhỏ, tơi, trộn các thành phần, ủ trước 15
- 20 ngày. Thành phần đất đổ bầu gồm có: Đất tơi, đất mùn: 80 - 85%; Phân hữu cơ
hoai: 13 - 18%; Lân Super: 2%
− Đất đổ bầu được trộn thuốc xử lý trước khi ủ bằng Benlat 0,05% hoặc TMTD 0,05%
Bước 2: Bỏ đất vào bầu túi PE và xếp bầu vào luống:
− Trước khi bỏ đất vào túi bầu phải kiểm tra đất: không ẩm quá, dính tay khó đổ bầu,
năng suất thấp. Đất khô quá, bầu không chặt. Yêu cầu khi đổ bầu phải tơi, hơi ẩm.
− Bầu xếp vào luống phải đứng, thẳng hàng. Với luống 0,8m, xếp hàng ngang phải
được 30 bầu. Xếp bầu thẳng hàng ngang và hàng dọc để dễ kiểm kê. Sau khi xếp xong
bầu phải đắp đất vào 2 bên luống để giữ bầu khỏi bị đổ.
Bước 3: Cấy cây con vào bầu:
− Chỉ nhổ những cây con có 2 lá mầm và bắt đầu nhú lá thật, hoặc đã hình thành lá
thật, độ cao 5 -7cm. Trước khi nhổ cây con phải tưới nước cho luống cây thật ẩm để
nhổ cho an toàn. Vừa nhổ cây, vừa cấy, cấy đến đâu nhổ đến đó, không nhổ cây nhiều
1 lúc vì cấy không kịp, cây bị héo sẽ kém hơn, làm cho luống cây không đồng đều.
− Yêu cầu kỹ thuật cấy cây con vào bầu:
Cây con đồng đều cho từng luống. Cây tốt cấy vào một luống, cây kém hơn cấy
vào một luống để tiện chăm sóc (cây đồng đều giảm được công đảo bầu).
Cây con cấy đứng giữa bầu, cây thẳng đứng, không xiên xẹo.
Độ sâu vừa đến cổ rễ, không cấy sâu quá vì cây bị ngẹn, lâu bén rễ, khoảng 4 – 5cm
Trường hợp rễ cây quá dài hoặc cong thì dùng tay ngắt bớt rễ chính cho vừa độ sâu.
Khi cấy cây xuống không để rễ bị cong.
Cấy xong luống nào phải tưới đẫm ngay. Tốt nhất là dung bơm phun thuốc để tưới
thì cây không bị đổ xiêu vẹo. Trường hợp dùng doa tưới phải tưới thẳng, không lướt
thùng ngang vòi, dễ làm đổ cây mới cấy.
13

Chăm sóc cây con trong vườn ươm


Cây con Dó bầu sau khi được cấy vào bầu phải thực hiện một số quy trình chăm sóc,
bón phân đầy đủ, nhằm đạt được các tiêu chuẩn sau đây:
Đảm bảo cây con phát triển nhanh và đồng đều trong từng luống cây.
Đạt tỷ lệ cây xuất vườn cao (trên 90%).
Tiêu chuẩn cây con xuất vườn:
Cây con Dó bầu cao 25 – 40cm.
Đường kính gốc cây con trên 2 - 3mm.
Cây con sinh trưởng bình thường không cụt ngọn.
Cây không bị sâu bệnh hại.
Các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây con Dó bầu làm kịp thời, đúng lúc:
− Làm cỏ: nhổ cỏ trong bầu sau khi cấy 10 - 15 ngày, trong bầu đã có cỏ mọc, phải
kịp thời nhổ cỏ, không được để cỏ lấn át cây con. Phải nhổ cỏ khi cỏ còn non, nếu để
cỏ phát triển tốt, khi nhổ sẽ làm lỏng cây trong bầu, dễ chết (vì bầu nhỏ phải hết sức
chú ý). Khi nhổ cỏ trong bầu phải chú ý nhổ cỏ hai bên gờ luống, không để cỏ tốt lấn
át vào bầu.
− Tưới nước: Quy định tiêu chuẩn ẩm trong bầu như sau:
Cây con mới cấy trong vòng 25 - 30 ngày, khi kiểm tra trên mặt bầu, nếu thấy mặt
bầu bị khô là phải tưới nước ngay, mỗi ngày có thể tưới 1 - 2 lần, tưới ít để trong bầu
không sũng nước dễ thối rễ, và rễ mới lâu ra. Nếu bầu còn ẩm trên mặt thì không tưới
nhiều, chỉ tưới vừa đủ tươi lá, tươi cây.
Cây con trên 25 - 30 ngày tuổi thì kiểm tra bầu, bầu khô phải tưới ngay và tưới đến
khi bầu ẩm, mềm bầu mới thôi tưới. Tránh tình trạng tưới qua loa, chỉ ướt ẩm trên
bầu, phía dưới bầu cứng như đá sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây con.
− Bón phân: Bón phân là biện pháp rất quan trọng để cây con Dó bầu sinh trưởng
tốt. Nếu bón đầy đủ và kịp thời thì sau khi cấy cây, 3 tháng cây đã đạt tiêu chuẩn xuất
vườn, cây cao 22 - 25cm, và sau 4 - 5 tháng tuổi cây đã cao 30 - 40cm. Lúc này cần
xuất vườn trồng mới (để cây quá lớn mà bầu lại bé không có lợi cho bộ rễ của cây).
Loại phân bón: phân hữu cơ ngâm trong bể + Lân super. Tuỳ theo số cây trong
14

vườn ươm mà tách ra liều lượng lân. Mỗi lần bón cho 10.000 bầu, ngâm 50 kg phân
chuồng hoai + 5kg Super lân, phân hữu cơ ngâm trước ít nhất 30 ngày, trước khi bón
1 tuần thì bỏ phân lân vào bể ngâm. Khi bón phân bằng nước tưới, nước phân ngâm
phải pha loãng 1/10, một thùng tưới 10 lít thì đổ vào 1 lít nước phân ngâm đậm đặc.
Nếu cây bị vàng pha thêm 1% đạm Urê.
Sau khi tưới nước phân, dùng bơm phun thuốc phun 1 lần nước sạch để rửa lá cây,
tùy thời tiết mà xê dịch ngày tưới phân cho phù hợp, trời nắng tưới phân, trời mưa
ngừng tưới.Trong những ngày mưa nhiều, đất quá ẩm ướt không tưới nước phân được
thì thay thế một đợt phun phân bón lá lên cây ươm. Để vườm ươm đồng đều, những
luống cây xấu hơn, tăng thêm 2 -3 lần phun phân bón lá cho cây vượt lên nhanh.
− Xử lý ánh sáng vườn ươm: Giàn vườn ươm dùng phên nứa hoặc lau lách che lợp
thì điều chỉnh giàn che bằng cách dồn hở từng tấm hoặc từng rãnh sáng. Yêu cầu ánh
sáng như sau:
Trong 1 tháng tuổi, sau khi cấy, giãn độ che phủ vườn ươm 0,5 - 0,6. Phên nứa đan
hơi thưa.
Cây con sau 1 tháng - 3 tháng tuổi, độ che phủ 0,3 - 0,4. Cứ 3 tấm phên cất đi 1 tấm,
hoặc dồn lau lách lại còn 2/3 chiếu sáng.
Cây con sau 3 tháng - 5 tháng, chỉ yêu cầu che phủ khi trời nắng gắt nên có thể che
khoảng 10, hoặc có thể bỏ hẳn liếp che trên giàn để cây con hoàn toàn được chiếu
sáng. Khi cây con đã hoàn toàn chiếu sáng thì phải luôn chú ý tưới đủ nước, 1 - 2
ngày phải tưới 1 lần tuỳ theo thời tiết. Nhất thiết không để khô bầu.
Thời kỳ này chuẩn bị xuất cây đi trồng nên 1 tuần đến 10 ngày phun phân bón lá 1
lần và ngừng phun trước khi xuất 1 tuần.
− Đảo bầu, chọn cây, chuẩn bị xuất vườn:
Cây cao trên 20cm thì tiến hành đào bầu, chọn cây. Cách đào bầu theo từng luống
một. Trước tiên lấy ra khỏi luống 10 hàng bầu, sau đó chuyển cây từ hàng thứ 11 lên
hàng đầu của luống.
Trong quá trình chuyển bầu, cây tốt đồng đều xếp lại trong luống, cây xấu hơn để ra
ngoài để sắp vào luống khác, áp dụng chăm sóc đặc biệt để cây đuổi kịp thời gian
15

xuất vườn. Thường là đảo bầu phân ra làm 2 loại: một loại cây chuẩn bị xuất vườn
xếp vào 1 luống, còn loại kia chứa đủ tiêu chuẩn xếp vào 1 luống. Ngoại trừ những
cây quá xấu không thể xuất vườn trong kỳ chuyển sang chăm sóc riêng.
Đảo bầu, chọn cây đúng thời gian đem lại nhiều lợi ích:
Không để rễ cây ăn xuống đất sâu và nhiều, gây khó khăn khi xuất cây,
vừa xuất cây vừa đảo bầu cây dễ bị héo ngọn khi vận chuyển đi xa.
Chọn cây sắp luống đồng đều, khi xuất cây sẽ đơn giản, nhanh chóng,
đảm bảo chất lượng cây giống. Người mua cây yên tâm khi nhận cây trên luống ươm.
Đây cũng là biện pháp để phân loại chăm sóc cây giống trong vườn ươm,
làm tốt biện pháp này sẽ nâng cao tỷ lệ cây xuất vườn.
Xuất vườn cây giống Dó bầu tuy đơn giản nhưng khi xuất vườn cũng là cách xếp bầu
trên phương tiện vận chuyển. Vì vậy khi xuất vườn phải tưới cho bầu cây vừa ẩm,
không ướt quá, nhưng cũng không để bầu khô nẻ, dễ vỡ bầu.
Xếp bầu trên phương tiện vận chuyển yêu cầu phải xếp chặt, có thể xếp 5 - 7 lớp cây.
Khi xếp theo lớp, khi xuống cây cũng phải theo lớp mới đảm bảo không bị hỏng cây.
− Phòng trừ sâu bệnh trong vườn ươm: Cây Dó bầu trong vườn ươm dễ nhiễm các
loại bệnh hại sau đây:
Bệnh lở cổ rễ: cây con bị héo lá, đưa bầu lên quan sát thấy ở cổ rễ có một vòng vỏ
cây bị khô, đôi khi đụng phải dễ gãy. Cây đã bị bệnh sẽ chết khô. Bệnh này dễ bị lây
lan nên khi phát hiện có cây bị bệnh phải rút bầu ra khỏi luống, nhổ cây đốt loại bỏ
bầu bị bệnh, đem một bầu lành bệnh thay vào. Toàn bộ vườn ươm phải phun thuốc
phòng bệnh ngay:
Thuốc dùng: Benlat 0,1 %; Boocđo 0,5 %; hoặc dùng thuốc sinh học Ditacin 8 %L.
Phun 2 lần trong đợt, lần 2 cách lần 1 là 5 - 7 ngày. Chú ý phun vào gốc cây, mặt bầu.
Bệnh thối thân, nhũn rễ: Bệnh này bị hại từ rễ cây, khi nhổ cây lên thấy rễ bị thối
nhũn toàn bộ rễ con, nếu bị nặng rễ chính cũng thối nhũn, lan lên thối thân cây, cây
con bị chết gục. Bệnh này cũng dễ lây lan nên khi có cây bị bệnh phải rút bầu ra khỏi
luống, nhổ cây đem đốt và đưa bầu bị bệnh ra xa vườn ươm. Toàn bộ vườn ươm phun
thuốc phòng bệnh như áp dụng đối với bệnh lở cổ rễ. Sau khi phun thuốc phải tạm
16

ngừng tưới nước 3 - 4 ngày, khi nào thấy bầu bắt đầu cứng, cây có hiện tượng héo
ngọn mới tưới nước phục hồi cây.
Hai loại bệnh trên cần theo dõi ở 2 tháng đầu sau khi cấy cây con.
− Về sâu hại: cây con Dó bầu chưa thấy có loại sâu nào phá hại nguy hiểm. Thỉnh
thoảng có sâu ăn lá như sâu đo, sâu róm nhưng ít thành dịch. Để an toàn vườn ươm,
từ tháng thứ 3 nên phun phòng một lần thuốc trừ sâu sinh học Bitadin WP - 1 gói
thuốc pha trong 10 lít nước sạch phun cho 2 - 2,5 vạn cây con.
1.1.5.2. Kỹ thuật trồng
Cây Dó bầu không kén đất nhưng phải đạt được các tiêu chuẩn tối thiểu sau:
Đất có tầng mặt trên 40cm; Đất không bị đá ong hóa nặng; Địa hình đất không bị
ngập úng lâu dài do mưa lụt.
− Thời vụ trồng: Tùy thời tiết mà chọn thời vụ trồng cây Dó bầu phù hợp, tốt nhất
là trồng trước mùa mưa, đón các đợt mưa đầu vụ.
Các tỉnh miền Trung: trồng từ tháng 8 - tháng 12.
Các tỉnh miền Bắc: trồng từ tháng 5 - tháng 9.
Các tỉnh Tây Nguyên: trồng tháng 4 - tháng 8.
− Phương thức trồng:
Độc canh: Nếu trồng trên đất trang trại, đất rừng sau nương rẫy thì theo qui cách
cụm tam giác đều: cây cách cây 1,2- 1,5m; cụm cách cụm từ 2- 4m. Mật độ 1.600-
2.000 cây/1ha. Nếu trồng trên các loại đất rừng nghèo kiệt: cây cách cây 2m, hàng
cách hàng từ 10 -12,5m. Mật độ trồng từ 400-500 cây/ha.
Xen canh: Rất thích hợp vì cây Dó bầu chịu bóng râm, phát triển nhanh khi sống
chung với những cây khác. Vì thế trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng ta không
phải đốn bỏ những cây đã có sẵn mà xen vào vườn tiêu, điều, cà phê, chè, sa nhân,
các loại cây ăn trái hoặc cây ngắn ngày như thơm (dứa), cây họ đậu, bắp, dưa, ớt, vv..
Riêng cây cao su thì không nên trồng chung với cây Dó bầu vì nó phát triển nhanh và
có tán lớn.
Cụm tam giác: Nên trồng theo cụm tam giác đều, cây cách cây 1,2- 1,5m, cụm cách
17

cụm 2- 3m, hàng cách hàng 2- 4m.Đây là cách trồng giúp giảm thiểu chi phí khoan
cấy tạo Trầm sau này (bắc một giàn, khoan cả ba cây). Khi cây đã cấy chất xúc tác,
do có nhiều vết thương nên gió mạnh dễ làm gãy cây. Ta có thể niềng một cụm ba
cây: ngọn với ngọn - gốc với gốc vào nhau thành một khối để bảo vệ cho cây.
− Đào hố, bón phân lót: Tùy theo đất, phương thức trồng mà đào hố:
Đất cứng, có thực bì, băng trồng rừng thì đào hố 40 x 40 x 40cm. Bón phân lót :
Phân hữu cơ: 3kg/hố; Lân super: 0,2kg/hố
Đất tốt, đất được cày bừa sạch sẽ, đất vườn hộ thì đào hố 30 x 30 x30cm. Bón phân
lót : Phân hữu cơ: 2kg/hố; Lân Super: 0,2kg/hố
Tốt nhất là đào hố, lấp phân trước khi trồng 20 - 30 ngày. Nếu lấp phân mà trồng sau
vài ngày thì phải là phân hữu cơ hoai đã mục, không bón phân nửa hoai, khi phân giải
nhiệt độ trong hố nóng lên ảnh hưởng đến việc ra rễ và phục hồi cây mới trồng.
Kỹ thuật trồng cây Dó bầu phải đảm bảo:
− Cây con phải đủ tiêu chuẩn quy định.
− Cây không bị vỡ bầu trong quá trình vận chuyển. Nếu vận chuyển bị vỡ bầu thì
không trồng, đem về bỏ bầu chăm sóc ổn định mới đem trồng mới.
− Trồng cây phải đúng vị trí đã đào hố, thẳng hàng theo thiết kế.
− Cây trồng xuống mặt bầu thấp hơn mặt đất vài phân, không trồng sâu quá, cũng
không trồng nổi trên mặt đất.
− Cây trồng xuống phải đứng cây, không bị nghiêng ngả, đất lấp bầu ém chặt gốc mà
không làm vỡ bầu cây ngầm dưới đất. Nếu trồng xong đi kiểm tra lại mà thấy cây héo
ngọn, rũ lá thì có khả năng khi trồng đã làm vỡ ngầm bầu. Những cây này nếu không
trồng lại cây khác thì phải tưới nước 5 -7 lít/cây, nếu không cây sẽ chết sau vài ngày.
− Thao tác trồng cây như sau:
Trên hố đã lấp phân, cuốc một lỗ vừa đủ đặt bầu cây, bỏ vào hố phân một nắm phân
NPK (gọi là phân mồi).
Đặt bầu cây nằm ngang, xé túi bầu, rồi đặt bầu cây vào lỗ trồng, lấy đất đã cuốc từ
dưới hố lên, cho xuống xung quanh bầu, đứng cây. Khi ém đất chú ý nén từ trên ém
xuống mà không ém ngang bầu dễ làm vỡ bầu cây.
18

Cây được nén chặt gốc, cây đứng, xem như trồng xong, dùng tay vun đất vào gốc cây
cho ngang mặt bầu. Sau đó bẻ 3 que cắm chéo, dùng rác cỏ trùm lên để che nắng cho
cây mới trồng. Dưới gốc cây cũng tận dụng cỏ rác xung quanh vào gốc để giữ ẩm.
Sau khi trồng tưới cho mỗi cây 4 -5 lít nước là đảm bảo nhất.
Chăm sóc cây Dó bầu
− Kỹ thuật chăm sóc năm thứ nhất sau khi trồng: Thực hiện chăm sóc 2 đợt. Nếu
trồng vụ Xuân thì áp dụng năm trồng cũng là năm chăm sóc. Nếu trồng vụ Thu Đông
thì năm sau là năm chăm sóc thứ nhất.
Lần thứ nhất: sau khi trồng 3- 6 tháng, tức vào vụ Hè – Thu nếu cây trồng vào vụ
Xuân, thực hiện vào vụ Xuân năm sau nếu trồng vào vụ Thu - Đông năm trước.
Làm cỏ, xới và tủ gốc cho cây. Nếu trồng theo băng thì còn phải phát dọn những cây
dại, chồi tước, không để lấn át cây Dó bầu. Nếu là cây trồng xen thì chú ý tỉa cành
thông thoáng cây xen. Nếu là cây trồng phân tán, trồng trong vườn hộ có điều kiện
thì tưới cho cây 1 lần phân nước pha loãng hoặc hòa vào phân NPK, pha 0,5% để
tưới. Mỗi cây tưới 5 lít phân.
Lần thứ hai: sau khi trồng 8 - 10 tháng:
Làm cỏ, xới xáo, tủ gốc cho cây, phát dọn cành dại, mầm cây dại, dây leo.
Bón phân thúc lần 1: sau khi làm cỏ, xới gốc, kéo rác cỏ ra ngoài rồi rải phân chung
quanh gốc cây. Mỗi cây bón 0,2 - 0,3 kg NPK. Xới trộn phân xong, kéo rác có tủ
chung quanh gốc, kín phân, giữ ẩm.
Trong các vườn rừng, năm đầu cần trồng dặm những cây chết để đảm bảo mật độ.
− Kỹ thuật chăm sóc từ năm hai đến năm thứ năm:
Đây là thời kỳ cây Dó bầu phát triển nhanh nhất nên cũng đòi hỏi dinh dưỡng nhiều.
Nếu trồng cây Dó bầu như là cây rừng, mục đích là rừng phủ xanh, rừng bảo tồn thì
có thể người ta không áp dụng chăm sóc thâm canh. Biện pháp chủ yếu trong thời kỳ
này là phát dọn cây dại, cỏ dại xung quanh gốc cây Dó bầu.
Còn những diện tích trồng cây Dó bầu để kinh doanh, là vườn cây kinh tế thì phải
chăm sóc tốt. Sau đây là những biện pháp kỹ thuật chăm sóc cần áp dụng theo từng
năm trồng mới.
19

Năm thứ hai: Làm cỏ, phát dọn cây dại, tủ gốc. Xới xào chung quanh gốc rộng 0,7
- 0,8m đường bán kính quanh gốc, rồi vun gốc. Bón phân hóa học NPK 0,2 kg/cây,
rải đều quanh gốc thành vành khăn rộng 20 - 30cm, cách gốc 30cm. Một năm chăm
sóc 1 lần trước mùa mưa ở từng địa phương.
Năm thứ ba: Làm cỏ, xới xào, tủ gốc. Phát luống, diệt cây dại, dây leo.
Bón phân: năm thứ ba là năm sinh trưởng quan trọng của cây Dó bầu.
Lượng phân bón: Phân vi sinh: 0,3kg/cây ; NPK: 0,2kg/cây
Rải phân đều quanh gốc cây, xới trộn, vun gốc.
Thời vụ: thực hiện 1 lần vào đầu mùa mưa ở địa phương.
Năm thứ tư: Áp dụng như năm thứ hai.
Năm thứ năm: Áp dụng như năm thứ ba.
− Kỹ thuật chăm sóc từ năm thứ 6 đến năm thứ mười: Đây là thời kỳ cây Dó bầu đã
giao tán, là thời kỳ vừa chăm sóc, vừa thu hoạch, vừa sản xuất, vừa bảo tồn. Sẽ có
các loại hình vườn Dó bầu sau:
Vườn thu hoạch trắng 100%, bán cây cho mọi người chiết trầm, giải phóng đất,
chuẩn bị trồng đợt mới.
Vườn trồng theo mật độ 2 x 2,5m đông đặc, tiến hành tỉa thưa, vừa thu hoạch, vừa
giữ lại cây để tiếp tục chăm sóc tác động sản xuất Trầm Hương.
Rừng trồng thuần Dó bầu để bảo tồn nguồn gen hoặc trồng rừng bảo tồn, phủ xanh
thì áp dụng tỉa thưa, vừa thu hoạch cây vừa bảo tồn rừng trồng lâu dài.
Các loại hình trồng cây Dó bầu khác mang tính chất cây bóng mát, cây xanh lâu dài
tùy cách thức che bóng mà áp dụng có tỉa thưa hay không tỉa thưa.
Các biện pháp xử lý, chăm sóc, thu hoạch trong thời kỳ này:
Làm cỏ, phát dọn, diệt các loại dây leo, nói chung là phải làm sạch và thông thoáng
ở gốc cây Dó bầu mỗi năm 1 lần.
Thu hoạch tỉa thưa cây Dó bầu
Bón phân cho vườn Dó bầu kinh doanh và tạo Trầm hương:
Lượng phân bón: NPK 0,5 kg/cây.
20

Cách bón: xới xáo quanh gốc, cách gốc cây 1m, bón sâu 15 - 20cm rồi tủ rác. Ưu tiên
những cây xấu hơn để vườn cây đồng đều.
Bón phân đầu mùa mưa để phân mau chóng được cây sử dụng.
Bón vào năm thứ 7 (nếu tỉa thưa vào năm thứ 6) và bón vào năm thứ 8 (nếu tỉa thưa
vào năm thứ 7).
Tác động sinh học để tạo Trầm hương trong cây Dó bầu:
Theo kết quả nghiên cứu và thực nghiệm thì cây Dó bầu đạt 7 - 8 tuổi hoặc 9 tuổi
(nếu thiếu chăm sóc) thì người ta tác động vào cây một loại men vi sinh, kích thích
cây Dó bầu tích tụ chất Santalon. Sau khi tác động vi sinh 6 - 12 tháng thì quá trình
tích tụ Santalon được thực hiện trong cây Dó bầu. Tác động men vi sinh để tạo Trầm
hương chỉ thực hiện sau khi đã tỉa thưa cây, tạo mật độ cây ổn định.
1.2. TỔNG QUAN VỀ TRẦM
1.2.1. Định nghĩa
Trầm hương là phần gỗ của cây Dó bầu nhiễm dầu, trong quá trình sinh trưởng,
do những tác động nào đó, gây ra những "tổn thương hoặc nhiễm bệnh", lâu ngày cây
tích tụ một chất dạng nhựa (dầu), rồi lan dần ra, làm biến đổi các phân tử gỗ, tạo nên
nhiều màu sắc (đen, nâu, chàm, xám, … ), nhiều tính chất (cứng, mềm, dẻo, dòn …),
nhiều mùi vị (đắng, cay, chua, ngọt, … ), nhiều hình dáng (tròn, xoắn, nhọn, dài, …
), ở nhiều vị trí (thân, cành, rễ) trong cây Dó bầu.
Nói cách khác, sự tạo Trầm trong tự nhiên của cây Dó bầu là sự biến đổi của
các phần tử gỗ do tác động bệnh lý bởi vết nứt gãy, sự xâm nhập của các loài nấm vi
sinh… xảy ra một cách tự nhiên năm này sang năm khác. Cây Dó dưới ảnh hưởng
của các vi sinh vật và khoáng chất trong đất, sản sinh ra Trầm hương. Khi cây mới
bắt đầu kết Trầm, cần 1 thời gian dài để tạo Trầm lựợng tốt. Do điều kiện hình thành
phức tạp, nên không phải cây nào cũng tạo được Trầm. Khi bị nhiễm bệnh ở một
vùng nào đó cây sẽ tích tụ nhựa đến đây để tự băng bó vết thương, xem như một khả
năng tự đề kháng để chống lại bệnh nên tạo ra Trầm 1.
Nguồn gốc Trầm được chia làm 2 loại: Trầm sinh (Trầm lấy từ cây sống ) và
Trầm rục (Trầm lấy từ cây đốn hay cây đã chết lâu ngày). Trầm sinh lấy từ cây còn
21

sống thường có màu sáng, ngược lại Trầm rục được lấy từ cây có màu tối đen xì hay
màu cánh gián (thường người ta lấy Trầm rục từ gốc hoặc rễ của cây).
Đặc điểm nổi bật của Trầm hương là tỏa mùi thơm đặc biệt lúc đốt hoặc chưa
đốt. Khi hàm lượng dầu lớn hơn 25%, Trầm hương có thể chìm trong nước. Lọai trầm
hương cao cấp có thể đạt hàm lượng dầu 60 - 80%. Trầm hương xuất hiện ở: gốc rễ,
đoạn thân, cành ở độ cao 60 cm trở lên khó có khả năng tạo Trầm hoặc có ít Trầm
hương, phần nhiều Trầm hương nằm ở gốc đặc biệt là rễ. Chính vì vậy mà khi tìm
Trầm hương rễ mọc tới đâu người ta sẽ đào tới đó 1.
1.2.2. Phân loại
Phân thứ
Tên gọi Tính chất Phân loại
hạng
Cho nhiều dầu, nhẹ, Bạch kỳ: Sắc trắng ngà, xám
mềm, dẻo, nhuyễn, khi nhạt, vô cùng quý hiếm, ít khi
nếm có đủ vị chua, cay, có, đắt giá nhất.
đắng, ngọt; tỏa mùi Thanh kỳ: Sắc xanh xám, ánh
Hạng nhất
Kỳ Nam thơm tự nhiên, khi đốt lục, rất quý hiếm.
(loại Trầm
(hay còn hương thơm đặc biệt, Huỳnh kỳ: Sắc vàng sẩm,
có phẩm
gọi là khói xanh, bay thẳng và vàng nâu, quí hiếm.
chất cao
Kỳ) dài lên không trung Hắc kỳ: Sắc đen chàm, hắc ín,
nhất)
quý và đắt giá.
Sách xưa xếp loại Kỳ nam:
nhất Bạch, nhì Thanh, tam
Huỳnh, tứ Hắc.
Ít dầu, nặng, vị đắng, Loại 1, sắc sáp trắng,
hầu hết khi đốt mới tỏa Loại 2, sắc xanh đầu vịt
Hạng hai
mùi thơm, khói màu Loại 3, sắc sáp xanh
(loại trầm Trầm
trắng, bay quanh rồi tan Loại 4, sắc sáp vàng
ít dầu)
ngay Loại 5, sắc vằn lông hổ
Loại 6, sắc vàng đốm dầu
22

Sách xưa chia Trầm hương


thành 5 loại: Hoàng lạp trầm,
Hoàng trầm, Giác trầm, Tiến
hương, Kê cốt hương, trong
đó Hoàng lạp trầm là tốt nhất.
Tính chất thô sơ Tốc đỉa, là nhóm tốc có mức
Có mức nhiễm dầu ít độ nhiễm dầu nhiều trong các
hơn Trầm, chủ yếu là từ thớ gỗ, dạng nhỏ, cở ngón tay,
bên ngoài và dài theo đầu đũa con hoặc như con đỉa.
thớ gỗ Tốc dây, là nhóm tốc có mức
Nhựa
độ nhiễm dầu xen, tạo nhiều
hay Tốc
Hạng ba vòng giữa các thớ gỗ, thường
(phần gỗ
(mức có dạng tròn, dài, dáng rễ cây.
mới
nhiễm dầu Tốc hương, là nhóm tốc có
hình
ít hơn mức độ nhiễm dầu dạng
thành
Trầm) mảnh, mùi thơm nổi trội hơn
Trầm
các lọai tốc khác.
hương)
Tốc pi, là nhóm tốc có mức
độ nhiễm dầu mỏng, bao
quanh bên ngoài các thớ gỗ
theo dạng hình tháp, hình ống
lớn.
Hạng bốn Thường có dính một ít
(phần dát trầm hương nên được
gỗ xung Hương dùng làm nhang trầm,
quanh vị giai tuy nhiên thường thì
trí có người ta dùng cả cây để
Trầm) làm nhang
Bảng 1.1: Phân loại Trầm
23

1.2.3. Thành phần hóa học


1.2.3.1. Sesquiterpenoid:
Agarol là loại Sesquiterpen đầu tiên được định danh trong Trầm hương (được
đặt tên bởi Jain và Bhattacharya vào năm 1959).

Hình 1.8: Cấu trúc hóa học của Agarol

Hiện nay, hơn 30 loại hợp chất sesquiterpen trong Trầm đã được định danh.
1.2.3.2. Dẫn xuất Chromone:
Những chromone có thể là Agarotetrol hoặc Isoagarotetrol chứa nhiều nhóm
hydroxyl.

Hình 1.9: Cấu trúc của Chromone và dẫn xuất Agarotetrol


Ngoài ra, hiện nay có tới 88 hợp chất Chromone 2 - (2 - phenylethyl) mới đã được
phân lập từ cây Dó.
1.2.3.3. Các thành phần khác:
Ngoài Sesquiterpenoid và Chromone còn có các chất khác như: Benzylaceton,
p – Methoxylbenzylacetone, Hydrocinamic acid, p - Methoxyhydrocinamic acid,….
24

1.2.4. Công dụng


Trầm hương đã được sử dụng như một loại thuốc để an thần và giảm hưng phấn
ở Trung Quốc, Đông Nam Á và Trung Đông trong nhiều thế kỷ.
Tinh dầu trầm đặc biệt được sử dụng làm chất định hương (giữ cho hương thơm
lâu và đậm mùi) được sử dụng trong sản xuất các loại chất thơm, các loại nước hoa,
mỹ phẩm cao cấp đắt tiền và có tính chất huyền bí, linh thiêng đối với một số tôn
giáo, nhất là đối với Hồi Giáo 1.
Theo Y học cổ truyền Trầm hương có vị cay, đắng, tính ôn, có tác dụng giáng
khí, bình can, bổ thận khí, bổ nguyên dương, hạ đờm. Vì vậy, Trầm hương còn được
biết đến với các công dụng như bổ dạ dày, trấn tĩnh, giảm đau, điều trị cấm khẩu, khí
nghịch khó thở, nôn mửa, hen suyễn, thận hư, bí tiểu tiện, đau ngực, bụng và bệnh
nguy làm nấc cục liên miên. Theo quan niệm y học cổ truyền thì Kỳ nam có dược
tính tốt nhất trong các loại Trầm hương và còn được dùng điều trị các chứng phong
đàm bằng cách mài với nước rồi uống (hoặc đốt rồi xông hơi vào lỗ mũi).
Lưu ý: Người âm hư hỏa vượng và phụ nữ mang thai không nên dùng Trầm.
Phụ nữ mang thai rất kỵ Kỳ nam, khi uống hoặc đeo có thể dẫn đến sẩy thai.
Trong Tây Y Trầm hương có tính kháng, tạo kháng thể mạnh (diệt khuẩn, làm
lành vết thương). Có tác dụng chữa một số bệnh tim mạch (đau ngực, suy tim), bệnh
về đường hô hấp, đường tiêu hóa, bệnh đường tiết niệu và bệnh về thần kinh1.
1.2.5. Quy trình tạo Trầm trên cây Dó bầu
1.2.5.1. Bước đầu phương pháp tạo Trầm trên cây Dó bầu
− Xử lý cây trước khi tạo Trầm: Khi cây Dó bầu 7 – 8 năm tuổi trở lên, sẽ được xử
lý tạo Trầm nhằm nâng cao lợi ích kinh tế. Trước lúc tạo Trầm 7-10 ngày cần xử lý
qua 4 bước:
Bước 1: Xử lý nấm bệnh, vi khuẩn và diệt mối kiến:
Dùng thuốc diệt khuẩn, diệt mối và kiến phun trực tiếp thẳng vào gốc và thân cây
cách từ mặt đất trở lên khoảng 50cm. Phun ướt đều chung quanh đất gần gốc một
trong các loại thuốc sau :
25

Abatimec – Cyrus – BI.58 rải gốc Fungadan hoặc Basudin.


Mexyl MZ.72 – Ridomin Mz.72 – Borrdeau … ( theo liều lượng ).
Chú ý : Vì là thuốc sinh học, không có acid và chất độc hại nên khi kích thích tạo
trầm phải diệt mối, kiến. Nếu không chúng sẽ ăn hết thuốc khi ta vừa khoan lỗ bơm
thuốc xong.
Bước 2: Bón phân : Dùng một trong các loại phân sau : Lân Super – K2SO4
Bước 3: Phun trên lá
Dưỡng cây MKP 0-52-34 ( 1 kg/ 200 lít nước ).
Sâu ăn lá : Cyrux ( 100 cc/ 200 lít nước ).
Bước 4: Lá ngọn cây
Lá cây phải đủ già, xanh tốt. Cây đủ lá mới hấp thụ quang hợp và dưỡng khí. Bộ lá
của cây cũng chẳng khác gì lá phổi con người, cây Dó khi non hoặc sâu ăn lá trơ trụi
tuyệt đối không khoan lỗ bơm thuốc tạo Trầm.
Khi cây lá non và suy kiệt, khoan và bơm thuốc cây bị sốc phản ứng có thể chết.
Vì vậy, những cây sâu ăn trơ lá, chờ cây đủ bộ lá, lá đủ già mới tác động tạo Trầm.
− Kỹ thuật khoan cây Dó bầu để tạo Trầm:
Cách 1:
Khoan theo vòng tròn trên cây, mỗi cụm khoan 2 lỗ, lỗ cách lỗ 3cm theo chiều thẳng
đứng của cây, mũi khoan 9 ly. Khoảng cách của mỗi cụm tới lõi là 8cm, cụm cách
cụm 30cm theo chiều dọc của cây.
Khoan kín tròn chung quanh cây theo vòng tròn.
Khoan cách mặt đất 30 cm, để hạn chế vi khuẩn hay nấm bệnh xâm nhập.
Cây có đường kính nhỏ, khoảng từ 10 - 15 cm, khoan cụm cách cụm theo chiều dọc
của cây khoảng từ 15 - 20 cm cho mỗi cụm.
Chú ý : Khoan lệch tâm lõi của cây, để cây ko bị sốc thuốc. Mũi khoan trên nghiêng
khoảng 10 độ, mũi dưới nghiêng khoảng 20 độ.
26

Hình 1.10: Khoan theo vòng tròn trên cây


Cách 2:
Khoan theo hình tròn của cây, mỗi cụm khoan 2 lỗ, lỗ cách lỗ 3cm, mũi khoan 9 ly,
theo đường thẳng đứng của cây. Khoảng cách mỗi cụm cách lõi 8cm, cụm cách cụm
30 cm theo chiều dọc của cây.
Khoan kín tròn chung quanh cây theo vòng tròn.
Cây có đường kính nhỏ, khoảng 10 – 15 cm, khoan cụm cách cụm theo chiều thẳng
đứng của cây khoảng từ 20 cm cho mỗi cụm.

Hình 1.11: Khoan theo hình tròn của cây


27

− Khoan tạo Trầm chia làm 3 giai đoạn:


Giai đoạn 1: Khoan cách mặt đất lên 30cm, cụm cách cụm 30 cm thẳng theo chiều
dọc lên nửa cây (để cây thích nghi với chế phẩm lần đầu, đỡ bị sốc thuốc).
Giai đoạn 2: Khoảng 45 - 60 ngày sau lần một, khoan tiếp tục từ chỗ đã khoan trước
lên tới ngọn cây (chỗ nhỏ nhất khoảng 10cm).
Giai đoạn 3: Khi theo dõi cây đã ổn định hồi phục trở lại, tiếp tục khoan các cành
lớn để tận thu thêm. Khi khoan cành mỗi cụm chỉ khoan một lỗ mũi 8 ly, cụm cách
cụm 30 cm, khoan gần xuyên qua bên kia. Ngược lại, phần giữa khoảng 30cm
khoan xuyên gần đến vỏ cây phần đối xứng (khoan kiểu nanh sấu hoặc răng cưa).

Hình 1.12: Các giai đoạn khoan tạo Trầm


1.2.5.2. Phương pháp tạo Trầm trên cây Dó Bầu
Gồm 3 phương pháp:
− Vật lý: Đây là phương pháp gây vết thương cơ giới lên thân cây Dó bầu, gây tổn
thương trên cây để cây tiết ra kháng thể tạo chất Trầm. Cách thức này là điều kiện
tiên quyết để hình thành nên Trầm hương. Trầm thường xuất hiện nhiều ở các cây già
cỗi, u bướu hoặc có bệnh, thường ở gốc rễ và đoạn thân trên 3m. Vì vậy nhiều cây
Dó tốt vun vút nhưng không có trầm, nên phải tạo Trầm bằng phương pháp nhân tạo
bắt chước tự nhiên, tạo vết thương lên cây Dó. Theo đó, người trồng Dó bầu dùng
khoan gỗ khoan các lỗ có đường kính trên 1cm và giữ cho vết khoan không lành
28

miệng để vi khuẩn và nấm dễ dàng xâm nhập; hoặc lấy nêm sắt đã hoen gỉ đóng vào
thân cây Dó tạo vết thương, khoảng sau 3 năm sẽ có các tia Trầm hương (gọi là tóc
Trầm) xung quanh vết thương.
− Hóa học: Cũng là phương pháp gây vết thương cơ giới lên thân cây Dó nhưng sau
đó xúc tác hóa chất.
Sử dụng các acid, sau khi khoan bơm vào thân cây với nồng độ nhất định, mục đích
các acid làm chết các tế bào xung quanh lỗ đã khoan để đọng Trầm lại. Một vài hoá
chất sử dụng trong tạo Trầm như các loại muối hoặc acid có gốc là lưu huỳnh (S) như
acid sunfuaric (H2SO4)… Muối sunfat đồng (CuSO4)….Muối hoặc acid có gốc là
Clo (Cl) như acid Clohydric (HCl)…Muối Natriclorua (Nacl)… Một số ôxít có gốc
sắt (Fe)…như các loại Ôxit sắt (FeO2, Fe2O3….).
Chế phẩm có gốc là Sắt khi pha nước nhúng ngón tay vào ngửi thấy có mùi tanh, và
có váng màu nâu của gỉ sắt. Nếu là muối có gốc Đồng thì khi pha với nước có mùi
tanh của đồng và nước màu xanh, nếu có gốc là Lưu huỳnh như Sunfat đồng thì có
màu xanh nước biển.
− Vi sinh (phương pháp sinh học): Thực chất chỉ là phương pháp gây bệnh cho cây
bằng một loại nấm hoặc vi khuẩn nào đó đã được xác định. Gồm có 3 nhóm chế phẩm
được sử dụng hiện nay:
Nhóm 1: Chế phẩm được tạo thành từ các chất có nguồn gốc hữu cơ như nước dừa,
nước của một số loại cây như: nước lá chè, nước lá khoai, đường, mật, bột khoai, bột
sắn…các loại này nếu mới pha chế có thể nếm được. Nếu để lâu có thể bị lên men
như men dưa, có mùi chua hoặc thối.
Nhóm 2: Chế phẩm vi sinh:
Loại thứ nhất chỉ gồm các loại vi nấm kí sinh yếu như nấm Fusarium Oxysporum,
Cladosporrium, Phialophora sp… cộng với dung dịch dinh dưỡng như mật, đường…
Loại thứ hai gồm các loại vi nấm, trong đó có cả nấm hoại sinh như
Aspegilus , peniciline ….
Nhóm 3: Sử dụng dịch kiến (có chứa tinh chất do loài kiến cắt lá sản suất ra được gọi
là dịch kiến):
29

Loài kiến cắt lá (thuộc 2 chi Atta Fabricius và Acromyrmex Mayr có tên chung là kiến
cắt lá) được cho là đã tạo nên dịch kiến tạo Trầm hương. Một số kiến thợ đi tìm nguồn
lá và cắt lá, các kiến thợ cắt xé nhỏ lá đã cắt để vận chuyển về tổ, tại tổ là được nghiền
vụn ra và được trộn đều cùng với dịch kiến do kiến tiết ra, chứa enzyme bổ sung thêm
các vi khuẩn thường sống cộng sinh với kiến, sau đó các kiến thợ cấy lên đó những
sợi nấm được cất giữ từ trước, sau một thời gian, nấm mọc lên tạo thành một vườn
nấm (Gongylidia). Loại nấm do loài kiến này tạo ra có khả năng tạo Trầm trên cây
Dó bầu. Biết được tập quán sinh sống của kiến và điều kiện phát triển của kiến, người
nông dân đã thuần dưỡng kiến, làm chồng gỗ nuôi kiến, trồng cây lấy lá cho kiến ăn
và cho kiến uống nước dừa. Sau thời gian nuôi, thu hoạch nấm do kiến tạo ra
(Gongylidia), vắt ép là lọc để lấy mổ dung dịch đặc gọi tên llaf dịch kiến. Cứ mỗi lít
dịch thường ( gồm các chất dinh dương và điều hòa sinh trưởng nhưng không có acid
vô cơ) bổ sung thêm 10ml dịch kiến để làm thuốc cấy tạo Trầm.
− Định danh một số loài nấm có liên quan đến sự tạo Trầm:
Tên nấm Người tìm ra
Neurospor spp
Jaladaddin, 1970
Penicillium sp
Botrydiplodia sp Gibson, 1977
Cladosporium sp Blanchette, 2002
Rhizoctonia sp Gibson, 1977
Torula sp Blenchette 2002
Gongylidia Virginia E. Masiulionis và cộng sự, 2014
Fusarium spp Burgess, Sanzanne, Blulock, Blackhouse 1994
Bảng 1.2: Các loại nấm tạo Trầm 1,9.
1.2.5.3. Thu hoạch và bảo quản
Sau khoảng thời gian cây đã tạo Trầm (tùy theo thời gian của kỹ thuật mà ta
dùng để tạo Trầm), tiến hành chặt cây hoặc cưa nhánh cây để thu hoạch Trầm (lưu ý
khi chặt cây phải lấy luôn cả rễ cây vì Trầm vẫn có ở rễ cây – phần lớn là ở cây Dó
mọc tự nhiên).
30

Dùng cưa lốc cưa cây thành từng khúc ngắn phù hợp với nhu cầu thu hoạch, sau
đó dùng dụng cụ chuyên dụng loại bỏ phần gỗ không phải là Trầm để lấy Trầm.
Thường khai thác Trầm vào mùa nắng tùy thời điểm khi hậu của từng vùng
nhằm tránh nước mưa ảnh hưởng đến mùi thơm của Trầm. Sau khi khai thác có 4
cách chế biến Trầm:
− Gia công chế tác thành trầm miếng, trầm kiến hoặc cây trầm cảnh.
− Xay nhuyễn, ngâm ủ chưng cất để chiết xuất dầu hoặc tinh dầu Trầm hương.
− Xay nhuyễn chế tác thành nhang trầm hương.
− Sơ chế Trầm dùng trong các bài thuốc Y học cổ truyền.
1.2.5.4. Các sản phẩm từ Trầm
− Vòng tay, vòng cổ trầm hương phong thủy là một trong những trang sức phổ biến.
− Bột trầm hương được sử dụng trong những bài thuốc Đông y nhờ tính ôn, cay, ấm,
chữa trị các bệnh về đau nhức, khó thở, nôn mửa rất hiệu quả, làm nhang đốt, xông.
− Những đồ mỹ nghệ như: bút Trầm hương, quạt Trầm hương, nước hoa Trầm hương,
tượng trang trí….
1.2.6. Thực trạng việc nuôi trồng dược liệu tại Việt Nam
Quy hoạch trồng dược liệu gặp khó khăn do sự không thống nhất giữa điều tra
tài nguyên dược liệu (theo địa lý hành chính) với phân bố và phát triển của cây thuốc
(theo vùng sinh thái). Cây thuốc được trồng tự phát, phương pháp canh tác truyền
thống chưa thực hiện theo hướng dẫn GAPC-WHO do đó sản lượng và chất lượng
không ổn định, ảnh hưởng đến sản xuất công nghiệp, chất lượng thành phẩm không
ổn định. Khai thác dược liệu chưa có tổ chức, không có kế hoạch, không có hướng
dẫn khai thác gắn với bảo tồn, phát triển bền vững, dẫn đến một số loài cây thuốc có
nguy cơ cạn kiệt hoặc tiệt chủng. Đa số chưa có được sự hợp tác tốt giữa doanh
nghiệp, nhà khoa học, người nông dân và Nhà nước (4 nhà) trong suốt quá trình sản
xuất dược liệu: sản xuất giống, nuôi trồng, thu hái, chế biến, bảo quản. Chỉ một vài
cơ sở có tổ chức thành công mô hình hợp tác 4 nhà trong sản xuất và phát triển một
số dược liệu. Mặt khác, mối quan hệ quản lý giữa ngành với ngành (Công nghiệp,
Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Dược, Y...) với quản lý lãnh thổ chưa thỏa đáng, chưa có
31

sự tập trung và phối hợp đa ngành, Trung ương và địa phương, cơ quan quản lý, cơ
quan hoặc tổ chức khoa học.
Về cây Dó bầu, hiện nay vùng gây trồng cây Dó bầu nhiều nhất ở nước ta được
xác định là Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam
Bộ. Vùng Bắc Trung Bộ tập trung chủ yếu ở Hà Tĩnh, vùng Nam Trung Bộ chủ yếu
ở Quảng Nam, Tây Nguyên chủ yếu ở Kon Tum (gần đây là Đăk Lăk và Đăk Nông),
Đông Nam Bộ chủ yếu là Bình Phước, Tây Nam Bộ chủ yếu ở Kiên Giang và An
Giang. Hiện nay toàn quốc có 22 tỉnh trồng cây Dó bầu với diện tích hơn 18000 ha.
Những mô hình và phương thức trồng cây Dó bầu phổ biến hiện nay là trồng phân
tán, trồng xen trong với các lọai cây khác (phần lớn thuộc hộ gia đình, quy mô rất
nhỏ); trồng tập trung thuần lọai (phần lớn thuộc các Công ty tư nhân, chủ các trang
trại, quy mô từ 2ha trở lên). Các mô hình khác như trồng làm giàu rừng (phòng hộ,
sản xuất), hợp tác trồng giữa hộ gia đình với doanh nghiệp…,có nhưng chưa nhiều.
Thực tiễn cho thấy, phương thức trồng xen cây Dó bầu với cây lấy quả, cây lấy gỗ là
phù hợp nhất; trồng tập trung thuần loại chỉ nên áp dụng đối với những nơi có điều
kiện về nguồn nước tưới và vốn đầu tư nhiều.
1.2.7. Các đề tài nghiên cứu có liên quan
Ngoài nước:
− Tại chuỗi Hội nghị IOP: Khoa học và kỹ thuật vật liệu năm 2016. NY Lee và cộng
sự đưa ra đề tài nghiên cứu: “Chiết xuất và xác định các hợp chất hoạt tính sinh học
từ lá cây Trầm hương”. Kết quả báo cáo rằng dầu chiết xuất từ lá cây trầm hương có
chứa các hợp chất hoạt tính sinh học: phytol, squalene, axit n-hexadecanoic và axit
octadecatrienoic. Vì vậy, dầu chiết xuất từ lá cây Trầm hương có tiềm năng ứng dụng
trong các ngành công nghiệp thực phẩm, dược phẩm, dinh dưỡng và mỹ phẩm 11.
− Đề tài nghiên cứu: “Vi khuẩn nấm liên quan đến sự hình thành Trầm hương” của
Sangareswari và cộng sự (2016). Nghiên cứu cho thấy cây Trầm hương bị nhiễm các
loài Aspergillus, Lasiodiploidia, Chaetomium, Fusarium và Penicillium một cách tự
nhiên. Các nghiên cứu sâu hơn về các hoạt động của enzym liên quan đến quá trình
32

sinh bệnh cho thấy hoạt động cellulase, ligninolytic và laccase cao hơn ở Aspergillus
phân lập AR13 khi so sánh với các phân lập khác 12.
Trong nước:
− Đề tài nghiên cứu: “Quy trình phân lập và xác định hợp chất của tinh dầu Trầm
hương từ cây dó bầu được trồng ở ba địa điểm khác nhau ở Việt Nam” của Thủy và
cộng sự (2019). Các mẫu Trầm hương trong nghiên cứu này được chọn để đại diện
cho các sản phẩm có nguồn gốc từ A. crassna được trồng ở ba khu vực địa lý khác
nhau của Việt Nam, đó là tỉnh Bắc Giang, tỉnh Khánh Hòa và trên đảo Phú Quốc (tỉnh
Kiên Giang), là lần lượt nằm ở Bắc, Trung và Nam Việt Nam. Sản lượng tinh dầu thu
được sau khi chưng cất lần lượt là 0,32%, 0,27% và 0,25% ( w / w ) đối với các mẫu
Bắc Giang (BG), Khánh Hòa (KH) và Phú Quốc (PQ) 8.
− Đề tài nghiên cứu: “Khảo sát sơ bộ qui trình phân lập thành phần hóa học của lá
Cây Dó Bầu (Aquilaria crassna Pierre)” của Ngô Thị Châu (2020). Bài báo trình bày
về qui trình phân lập thành phần hóa học của lá cây Dó Bầu được hái ở tỉnh Bình
Phước. Qui trình thể hiện rõ từng giai đoạn của quá trình nghiên cứu từ xử lí lá tươi
đến khi thành cao. Từ 7kg lá tươi sau khi phơi khô và sấy thu được 2,5kg lá khô, trích
3 lần với metanol bằng phương pháp đun hoàn lưu, mỗi lần trích là 2giờ. Toàn bộ
dịch trích được đem cô quay áp suất thấp thu được cao metanol. Cao khô metanol
được trích với acetat etyl thu được cao acetat etyl. Từ cao acetat etyl thực hiện sắc kí
cột silicagel với nhiều hệ giải li thu được 5 phân đoạn từ C1- C5, sau đó sắc kí cột
phân đoạn C2 với nhiều hệ dung li khác nhau qua nhiều phân đoạn kế tiếp thu được
chất tinh khiết CC2 (5mg). Kết quả của thực nghiệm thu được một qui trình phân lập
thành phần hóa học của lá cây Dó Bầu qua từng giai đoạn. Dựa vào số liệu phổ 1H,
13C NMR, phổ 2D-NMR HSQC, HMBC kết hợp với tài liệu, cấu trúc hợp chất được
đề nghị là 7-O-metilapigenin 5-O-[β –D-xylopyranosyl-(1→6)-β-D-
glucopyranoside] 2.
33

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Cây Dó Bầu và Trầm hương
2.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Từ khi nuôi nguồn giống cho đến khi cây trưởng thành và tạo Trầm hương.
2.3. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU: Trường Đại học Duy Tân
2.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Vấn đề: Tìm hiểu quy trình nuôi trồng và tạo Trầm trên cây Dó bầu

Mục đích: Cung cấp thông tin về quy trình nuôi trồng và tạo Trầm

Mục tiêu 1: Quy trình nuôi Mục tiêu 2: Quy trình tạo
trồng cây Dó Bầu Trầm trên cây Dó Bầu
− Nguồn giống − Phương pháp tạo Trầm
− Kỹ thuật nuôi trồng − Thu hoạch và bảo quản

Kết quả và bàn luận

Kết luận và kiến nghị

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ nghiên cứu


2.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: trên cơ sở dữ liệu, thông tin có sẵn tại các văn
bản, tài liệu bằng thao tác tư duy logic để rút ra kết luận khoa học cần thiết cho vấn
đề nghiên cứu.
34

Chương 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN


3.1. KẾT QUẢ NUÔI TRỒNNG CÂY DÓ BẦU
Cây con tại vườn ươm Cây con trong phòng nuôi cấy
Nguyên liệu Hạt Hạt, cành
Thời gian ươm 4 tuần Hạt: 8 tuần
giống Cành: 12 tuần
Ưu điểm Chi phí tạo vườn ươm ít, dễ Tạo nguồn cây giống sạch bệnh
thiết lập, tận dụng vật liệu tại trong thời gian ngắn, đồng đều
chỗ, tự kiếm. về phẩm chất.
Cây giống thích ứng với điều Giữ được đặc tính quý của
kiện tự nhiên. nguyên liệu ban đầu.
Sản xuất cây giống số lượng Không phụ thuộc vào điều kiện
nhiều. tự nhiên cho nên có thể tiến
hành quanh năm để nhân giống
quy mô công nghiệp.
Chủ động kế hoạch sản xuất.
Nhược điểm Bị ảnh hưởng bởi điều kiện tự Chi phí cao so với vườn ươm
nhiên cho nên không tiến hành do: trang thiết bị và hóa chất.
quanh năm được. Cần thời gian thích ứng với điều
kiện tự nhiên.
Bảng 3.3: So sánh kết quả tạo cây giống
3.2. KẾT QUẢ TẠO TRẦM TRÊN CÂY DÓ BẦU
3.2.1. Các chế phẩm hóa học và sinh học sử dụng trong tạo Trầm
35

Chế phẩm Ưu điểm Nhược điểm


Sản suất đơn giản, gọn nhẹ, giá Không phải là Trầm sạch.
thành rất thấp, thời gian tạo Trầm Dùng nhiều sẽ ô nhiễm môi trường,
ngắn. có hại cho sức khoẻ con người.
Công tạo Trầm rất thấp, phù hợp Kết quả tạo Trầm không ổn định, có
với các trường hợp: cần thu hồi vốn nhiều trường hợp cây chết hàng loạt
gấp, thiếu vốn đầu tư, thu hoạch vì tác động của thuốc quá mạnh, vì
Hóa học nhanh để giải phóng mặt bằng, cây không thể chống đỡ nổi.
hoặc cung cấp cho nhu cầu chế tác Tạo Trầm bằng hoá chất không thể
hàng mỹ nghệ như hạt Trầm, cây để lâu và không thể tạo ra Trầm thứ
cảnh… hạng cao.
Phần gỗ chết xung quanh lỗ khoan
không bị phân huỷ, nên chi phí gia
công soi xỉa lớn.
Là trầm sạch, nếu để thời gian lâu Chi phí lớn, giá thành chế phẩm cao.
có thể tạo được Trầm thứ hạng cao. Thời gian tạo trầm lâu hơn hóa học.
Không làm ô nhiễm môi trường, có
lợi cho sức khoẻ con người, kết quả
tạo Trầm ổn định, không có trường
Sinh học
hợp cây bị chết hàng loạt, nên rủi
ro rất thấp.
Phần gỗ chết xung quanh lỗ khoan
đã tự phân huỷ nên chi phí chế tác
soi xỉa thấp.
Bảng 3.4: So sánh các chế phẩm tạo Trầm
36

3.2.2. Các phương pháp tạo Trầm từ cây Dó bầu


Các phương pháp Ưu điểm Nhược điểm
Kỹ thuật đơn giản, dễ Kỹ thuật này cho hiệu quả thấp.
thực hiện, máy móc đơn Vì vậy, để tăng tỉ lệ sản sinh Trầm
giản. của cây Dó, cần phải có các tác động
Phương pháp Vật lý
khác thông qua các vết thương như
(tác động cơ học)
chất hóa học hay men vi sinh gây
bệnh cho cây.

Phương pháp này rất hiệu Khi bơm các chất hóa học đó vào
quả, có thể tạo được nhiều thân cây, đến mùa khai thác có thể
Phương pháp hóa trầm trong khoảng thời sẽ dẫn đến việc tồn lại các thành
học gian rất ngắn. phần hóa chất độc hại trong Trầm
(sử dụng chế phẩm Bằng phương pháp này, như SO4, PO3, Cl, NO2,… Tất cả
hóa học sau khi tác khoảng hơn 1 năm sẽ xuất các loại này đều có màu và mùi đặc
động cơ học) hiện tóc trầm. trưng, có thể ở dạng lỏng hoặc dạng
bột.

Phương pháp này được sử Thường thì sau 24 – 48 tháng cây sẽ


dụng phổ biến bởi tỉ lệ xuất hiện tóc Trầm.
thành công cao. Bên cạnh Chi phí cao.
Phương pháp vi sinh
đó, khi thu hoạch không
(sử dụng chế phẩm
tồn đọng lại những chất
sinh học, hữu cơ sau
hóa học có hại.
khi tác động cơ
Riêng đối với cây Dó bầu
giới)
sử dụng dịch kiến tạo
Trầm có thể sau 1 năm là
đã hình thành Trầm.
Bảng 3.5: So sánh các phương pháp tạo Trầm
37

3.3. BÀN LUẬN


Cây Trầm hương được trồng và đã tạo ra Trầm, cho hiệu quả kinh tế cao, nhưng
đó mới là kết quả bước đầu, có tính chất tự phát, riêng lẻ. Để sản xuất Trầm hương
nhân tạo (trồng cây Dó, tạo Trầm hương, chế biến, xuất khẩu) trở thành ngành kinh
tế sản xuất hàng hóa hiệu quả cao dựa trên lợi thế so sánh của nước ta, phía trước còn
nhiều khó khăn, thách thức:
Thứ nhất là trồng cây Trầm hương có chu kỳ kinh doanh tương đối dài (khoảng
10 năm), vốn đầu tư lớn, sản phẩm chưa phải là mặt hàng nhu cầu thiết yếu cho sản
xuất và đời sống, nếu không có chính sách hỗ trợ của Nhà nước, nhất là về tín dụng
thì không dễ dàng gì phát triển nhanh được.
Thứ hai là về công nghệ tạo Trầm. Đây là khâu quyết định nhất, nhưng chưa tập
trung nghiên cứu, thực nghiệm một cách bài bản, chưa tạo ra sản phẩm đồng lọat,
chất lượng tương ứng và chuyển giao rộng rãi. Một thách thức khác cũng không kém
phần gay cấn là thông tin về thị trường còn bất cập, rời rạc, chưa được định lượng rõ
ràng (mới dựa theo số liệu thương mại lịch sử). Ngoài ra, còn những vấn đề khác như:
Chất lượng cây giống, các chỉ tiêu về lâm sinh đối với cây Dó, sự tương thích giữa
các cây trồng xen, bệnh của cây, tạo Trầm chất lượng cao, sự hiểu biết về tạo Kỳ nam
cũng như tổ chức hỗ trợ nghề nghiệp … đang đặt ra khá cơ bản và bức bách.
38

KẾT LUẬN
Diện tích gây trồng cây Dó bầu ở nước ta có khoảng từ 11.000 - 18.000ha, chủ
yếu là từ hạt. Phần lớn được trồng phân tán hoặc hỗn giao trong các vườn hộ hoặc
vườn rừng với mật độ khoảng 500-700cây/ha, mật độ trồng thuần loài từ 1100 - 2500
cây/ha. Khả năng sinh trưởng của cây Dó bầu nhanh nhất ở Bình Phước, tiếp đến
Quảng Nam và An Giang, chậm nhất ở Hà Tĩnh.
Chế phẩm kích cảm tạo trầm có 2 nhóm chính gồm chế phẩm hóa học
và chế phẩm sinh học; dù chế phẩm nào đều phải tác động cơ giới khoan sâu vào thân
cây rồi mới đưa chế phẩm vào lỗ khoan. Hầu hết các chế phẩm sinh học kết hợp với
biện pháp cơ giới cho kết quả rõ hơn các chế phẩm hóa học, hàm lượng hỗn hợp chứa
tinh dầu trong các mẫu gỗ được tác động có xu hướng cao hơn các mẫu gỗ không
được tác động. Hàm lượng hỗn hợp chứa tinh dầu sau chưng cất chưa phải là tinh
dầu, vì chúng chứa nhiều acid béo nên thường có dạng sáp đặc.
Hiện nay ở nước ta đã tìm thấy 4 loài dó có khả năng sinh trầm trong
thân cây, bao gồm: Dó bầu (A. crassna), Dó bà nà (A. banaensis), Dó gạch (A.
bailloni), và Dó quả nhăn (A. rugosa). Phần lớn diện tích được trồng hiện nay là loài
Dó bầu và một số diện tích rất nhỏ được trồng loài Dó quả nhăn ở Hòa Bình, Kon
Tum, Bắc Giang và Quảng Ninh 18.
39

KIẾN NGHỊ
Qua quá trình tìm hiểu quy trình nuôi trồng và tạo Trầm trên cây Dó bầu, chúng
em có một số kiến nghị như sau:
− Tiếp tục có những nghiên cứu sâu hơn về kỹ thuật tạo Trầm và các chế phẩm vi
sinh dùng để tạo Trầm nhân tạo.
− Tăng cường công tác tuyên truyền bảo vệ cây Dó bầu trong rừng tự nhiên để bảo
vệ nguồn giống.
− Tăng diện tích trồng cây Dó bầu trên cả nước nhằm tăng sản lượng Trầm trong
nước phục vụ cho việc xuất khẩu mang lại giá trị kinh tế cho đất nước và hướng tới
là một ngành mũi nhọn phát triển kinh tế.
− Mở rộng và phát triển quy mô nuôi cấy bằng phương pháp invitro.
40

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu Tiếng Việt
1. Vàng A, S. (2019). Định danh và phân lập một số loại nấm có khả năng tạo
Trầm Hương.
2. Ngô Thị Châu (2020), “Khảo sát sơ bộ qui trình phân lập thành phần hóa học
của lá cây Dó Bầu (Aquilaria crassna Pierre)”, tạp chí khoa học và công nghệ
(số 11), trang 52 – 55.)
3. Trương Thanh Khoan (16/06/2020), Phương pháp kích thích và chế phẩm vi
sinh kích thích cây dó để tạo trầm hương, Bộ Khoa học – Công nghệ (Cục sở
hữu trí tuệ) chứng nhận bằng độc quyền sáng chế.
4. Điền Linh (29/10/2020), Mô hình trồng cây Dó bầu, Bộ Nông nghiệp.
5. Phan Đức Nghiệm (2003), Kỹ thuật trồng cây Dó bầu, Nhà xuất bản Nghệ An,
trang 7 – 40.
6. Nguyễn Thế Nhã, Lê Bảo Thanh, Nguyễn Thành Tuấn, Hoàng Thị Hằng, Bùi
Văn Năng(2019), “Ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến quá trình hìng
thành Trầm hương trên cây Dó Bầu (Aquilaria crassna)”, Tạp chí khoa học và
công nghệ Lâm nghiệp (số 3), trang 113 – 120.
7. Nguyễn Thị Thơ, Phạm Thị Quỳnh, Nguyễn Thành Tuấn, Vũ Thị Phan, Bùi
Văn Thắng, Hà Văn Huân, Phạm Bích Ngọc, Nguyễn Thế Nhã (2018), “Nhân
giống in vitro một số loài Dó bầu (Aquilaria) ở Việt Nam” , Tạp chí khoa học
và công nghệ Lâm nghiệp (số 6), trang 24 – 31.
8. Thuy, DTT, Tuyen, TT, Thuy, TTT, Minh, PTH, Tran, QT, Long, PQ, ... &
Chien, NQ (2019). Quy trình phân lập và xác định hợp chất của tinh dầu trầm
hương từ cây dó bầu (Aquilaria crassna) được trồng tại ba địa điểm khác nhau
ở Việt Nam. Quy trình , 7 (7), 432.)
Tài liệu Tiếng Anh
9. Các chi minh họa của nấm không hoàn hảo của H.L: Bộ phận khoa học thực
vật Barnett Wets Đại học Virginia Morgantown West Virginia và Barry B.
Hunter Khoa sinh học California State College California, Pennsylvania)
41

10. Hashim YZ, Kerr PG, Abbas P, Mohd Salleh H. Aquilaria spp. (agarwood) as
source of health beneficial compounds: A review of traditional use,
phytochemistry and pharmacology. J Ethnopharmacol. 2016 Aug 2;189:331-
60. doi: 10.1016/j.jep.2016.06.055. Epub 2016 Jun 22. PMID: 27343768.
11. Lee, NY, Yunus, MAC, Idham, Z., Ruslan, MSH, Aziz, AHA, & Irwansyah,
N. (2016, tháng 11). Chiết xuất và xác định các hợp chất hoạt tính sinh học từ
lá cây trầm hương. Trong Chuỗi Hội nghị IOP: Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu
(Tập 162, Số 1, trang 012028). Xuất bản IOP.
12. Sangareswari, M., Parthiban, KT, Kanna, SU, Karthiba, L., & Saravanakumar,
D. (2016). Vi nấm liên quan đến sự hình thành trầm hương. Tạp chí Khoa học
Thực vật Hoa Kỳ , 7 (10), 1445.
13. Shimizu, T., Kawai, J., Ouchi, K., Kikuchi, H., Osima, Y., & Hidemi, R.
(2016). Agarol, an ergosterol derivative from Agaricus blazei, induces caspase-
independent apoptosis in human cancer cells. International journal of
oncology, 48(4), 1670-1678.
14. Wang, S., Yu, Z., Wang, C., Wu, C., Guo, P., & Wei, J. (2018). Thành phần
hóa học và hoạt tính dược lý của cây Trầm hương và cây Dó bầu. Phân
tử , 23 (2), 342.
15. Yang, DL; Li, W .; Đồng, WH; Wang, J .; Mei, WL; Dai, HF Năm
sesquiterpenes 5,11-epoxyguaiane mới trong trầm hương “qi-nan” từ Aquilaria
sinensis . Fitoterapia 2016 , 112 , 191–196.
16. Zhao, YM, Yang, L., Dong, WH, Li, W., Chen, HQ, Wang, H., ... & Dai, HF
(2019). Ba dẫn xuất chromone mới 2 - (2-phenylethyl) từ cây trầm hương thuộc
họ Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte (họ Thymelaeaceae) ở
Lào. Phytochemistry Letters , 32 , 134-137.
17. Các chi minh họa của nấm không hoàn hảo của H.L: Bộ phận khoa học thực
vật Barnett Wets Đại học Virginia Morgantown West Virginia và Barry B.
Hunter Khoa sinh học California State College California, Pennsylvania.
Tài liệu tham khảo trên mạng internet
42

18. Trang thông tin điện tử Viện khoa học nông lâm Việt Nam (2015), Nghiên cứu
đánh giá thực trạng và phát triển bền vững cây Dó bầu (Aquilarria spp), truy
cập ngày 27 tháng 3 năm 2015, tại trang web: http://vafs.gov.vn/vn/bao-cao-
ket-qua-de-tai-nghien-cuu-danh-gia-thuc-trang-va-phat-trien-ben-vung-cay-
do-tram-aquilarria-spp/.
19. Trang thông tin điện tử Dự án Trầm hương: https://www.international-
bioeconomy.org/Vietwood/trang_chu
20. Trang thông tin điện tử Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Kontum (06/06/2017), “Trầm
hương, thực trạng, lợi ích, thách thức và triển vọng của ngành lâm nghiệp”, tại
trang web: http://kiemlam.kontum.gov.vn/NewsDetail.aspx?id=592
21. Trang web: https://caythuoc.org/tram-huong-cay-gio-bau-va-duoc-tinh-trong-
y-hoc-co-truyen.html.
22. Cổng thông tin điện tử Trường đại học Nông lâm/Đại học Huế,
https://huaf.edu.vn/viet-nam-co-nhieu-kha-nang-phat-trien-cay-do-bau/
23. Cổng thông tin điện tử tạp chí khoa học Journals, tại web:
https://journals.qucosa.de/jve/article/view/77/76
43

LỜI CAM KẾT

Chúng em xin cam đoan đề tài: “TÌM HIỂU QUY TRÌNH NUÔI TRỒNG VÀ TẠO
TRẦM TRÊN CÂY DÓ BẦU” là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu khoa học
độc lập, nghiêm túc, không sao chép.
Các tài liệu trong đề tài là có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn và có kế thừa, phát
triển từ các tài liệu, tạp chí, các công trình nghiên cứu đã được công bố, các website…
Nhóm chúng em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về các thông tin trong đề tài của
mình.

Đà Nẵng, ngày 30 tháng 03 năm 2021.


1

You might also like