You are on page 1of 10

BỘ MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN ĐẤU THẦU QUỐC TẾ

Giảng viên: ThS. Nguyễn Thu Ngà Tel: 097.921.1199 Email: thunga@neu.edu.vn

1. Mô tả vắn tắt nội dung học phần


Học phần Đấu thầu quốc tế được xây dựng phục vụ cho việc giảng dạy sinh viên chuyên
ngành quản trị kinh doanh quốc tế thuộc các hệ đào tạo dài hạn tập trung, hệ vừa làm vừa học, hệ
văn bằng II ở các trường đại học kinh tế và kinh doanh.
Học phần Đấu thầu quốc tế đề cập đến những vấn đề cơ bản của hoạt động đấu thầu quốc tế
như khái niệm và phương thức đấu thầu quốc tế, sự cần thiết phải quản lý quá trình đấu thầu quốc
tế; những nội dung cụ thể của công tác quản lý hoạt động đấu thầu quốc tế.
Học phần Đấu thầu quốc tế có mối liên hệ với các học phần Kinh doanh quốc tế, Nghiệp
vụ ngoại thương.

2. Nhiệm vụ của sinh viên


Sinh viên cần thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
 Tham gia đầy đủ các buổi giảng, thảo luận
 Chuẩn bị đầy đủ các nội dung tham gia thảo luận và làm bài tập nhóm theo yêu cầu
của giáo viên;
 Làm bài thi hết học phần.

3. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên


Căn cứ đánh kết quả học tập của sinh viên:
 Tham dự đầy đủ các các buổi nghe giảng, thảo luận, bài tập trên lớp. Sinh viên vắng
mặt quá 20% số tiết lên lớp sẽ phải học lại học phần.
 Làm đầy đủ các bài kiểm tra, bài tập cá nhân, bài tập nhóm và bài thi kết thúc học
phần.
 Thái độ, chất lượng chuẩn bị và tham gia thảo luận hoặc chữa bài tập trên lớp.

1
4. Thang điểm
Cơ cấu tính điểm học phần (theo thang điểm 10):
 Điểm chuyên cần (phải đạt ít nhất là 5 điểm): chiếm 10% điểm cuối cùng của học
phần.
 Điểm bài tập cá nhân và bài tập nhóm: chiếm 30% điểm cuối cùng của học phần
o Điểm bài tập cá nhân (bao gồm các bài kiểm tra viết, bài luận hoặc bài tập trắc
nghiệm): chiếm 15% điểm cuối cùng của học phần.
o Điểm bài tập nhóm (các bài luận, thuyết trình): chiếm 15% điểm cuối cùng của
học phần.
 Điểm thi hết học phần (bài thi kết hợp các câu tự luận, trắc nghiệm và phân tích tình
huống): chiếm 60% điểm cuối cùng của học phần.
Trình bày nhóm
 Họ và tên các thành viên trong nhóm
 Tên người trình bày, ngày trình bày
 Cuối bài trình bày có đánh giá sự tham gia của các thành viên trong Nhóm
1. Không tham gia tích cực
2. Tạm chấp nhận được
3. Tham gia tốt theo đúng các cam kết trong nhóm
4. Tham gia rất tích cực
Gửi bài trình bày: LT1.2.3.4-N1T3.ppt hoặc TH8.9.10-N10T6.ppt

5. Mục tiêu của học phần


Sau khi học xong học phần Đấu thầu quốc tế, người học cần đạt được các mục tiêu sau đây:
 Có được hiểu biết sâu về bản chất của hoạt động đấu thầu quốc tế;
 Nắm bắt và vận dụng các bước phù hợp lên kế hoạch cho công tác đấu thầu quốc tế
trên giác độ của chủ đầu tư và nhà thầu;
 Biết cách chuẩn bị hồ sơ mời thầu, tham gia đấu thầu đứng trên giác độ của Nhà thầu;
 Biết cách quản lý đấu thầu, tìm kiếm nhà thầu tiềm năng, đánh giá các hồ sơ dự thầu
đứng trên giác độ của Chủ đầu tư;
 Nắm được các quy định quốc tế trong tổ chức đấu thầu quốc tế.

2
6. Nội dung chi tiết học phần
Học phần Quản lý đấu thầu quốc tế được xây dựng với kết cấu gồm các chương như sau:
CHƯƠNG 1 – KHÁI LUẬN CHUNG VỀ ĐẤU THẦU QUỐC TẾ
Chương này làm rõ các khái niệm cơ bản về đấu thầu, đấu thầu quốc tế, vai trò, nguyên tắc, các
lĩnh vực và trình tự thực hiện đấu thầu quốc tế.
1.1 Khái niệm, các phương thức, và nguyên tắc đấu thầu quốc tế
1.1.1 Khái niệm
1.1.2 Các phương thức tổ chức đấu thầu quốc tế
1.1.3 Các hình thức lựa chọn nhà thầu
1.1.4 Các nguyên tắc đấu thầu quốc tế
1.2 Các lĩnh vực đấu thầu quốc tế
1.2.1 Đấu thầu quốc tế về mua sắm hàng hoá
1.2.2 Đấu thầu quốc tế về xây lắp
1.2.3 Đấu thầu quốc tế về dịch vụ
1.3 Vai trò của đấu thầu quốc tế
1.3.1 Đối với chủ đầu tư
1.3.2 Đối với doanh nghiệp tham gia đấu thầu quốc tế (nhà thầu)
1.4 Trình tự của hoạt động đấu thầu quốc tế và công việc của các nhà quản lý
1.5 Các thuật ngữ cơ bản trong đấu thầu quốc tế
Tài liệu tham khảo
Phần các thuật ngữ và quy định trong các tài liệu sau:
 Luật đấu thầu & Nghị định hướng dẫn
 Hướng dẫn của ADB về mua sắm và tuyển chọn tư vấn

CHƯƠNG 2 – CHUẨN BỊ ĐẤU THẦU QUỐC TẾ


Chương này làm rõ các công việc cần thực hiện trong công tác chuẩn bị đấu thầu quốc tế từ sơ
tuyển đến chuẩn bị hồ sơ, mời thầu và dự thầu.
2.1 Sơ tuyển nhà thầu
2.1.1 Chuẩn bị của bên tổ chức đấu thầu
2.1.2 Chuẩn bị của nhà thầu
2.2 Hồ sơ mời thầu
2.2.1 Chuẩn bị của bên tổ chức đấu thầu
2.2.2 Chuẩn bị của nhà thầu
3
2.3 Mời thầu và dự thầu
2.3.1 Mời thầu
2.3.2 Dự thầu
Tài liệu tham khảo
Phần các công việc của Chủ đầu tư, Bên mời thầu trong các tài liệu sau:
 Luật đấu thầu & Nghị định hướng dẫn
 Hướng dẫn của ADB về mua sắm và tuyển chọn tư vấn
 Hướng dẫn mua sắm và tuyển chọn tư vấn của JBIC
 Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá

CHƯƠNG 3 – TỔ CHỨC ĐẤU THẦU QUỐC TẾ VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC HỒ SƠ DỰ THẦU


Chương này làm rõ các công việc trong công tác tổ chức đấu thầu quốc tế đối với Bên mời thầu
và nhà thầu; làm rõ các phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu và xử lý các tình huống trong đấu
thầu quốc tế.
3.1 Tổ chức đấu thầu quốc tế
3.1.1 Đối với bên tổ chức đấu thầu (phát hành hồ sơ, tổ chức và quản lý hồ sơ, mở thầu)
3.1.2 Đối với bên dự thầu (mua hồ sơ, hoàn chỉnh và nộp hồ sơ, tham gia mở thầu)
3.2 Đánh giá các hồ sơ dự thầu
3.2.1 Nguyên tắc đánh giá hồ sơ dự thầu
3.2.2 Trình tự đánh giá hồ sơ dự thầu
3.2.3 Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu
3.3 Xử lý tình huống trong quá trình tổ chức đấu thầu quốc tế
3.3.1 Hồ sơ dự thầu nộp muộn
3.3.2 Làm rõ hồ sơ mời thầu
3.3.3 Làm rõ hồ sơ dự thầu
3.3.4 Huỷ đấu thầu và loại bỏ hồ sơ dự thầu
Tài liệu tham khảo
Phần tổ chức đấu thầu quốc tế và xử lý các tình huống trong ĐTQT tại các tài liệu sau sau:
 Luật đấu thầu & Nghị định hướng dẫn
 Hướng dẫn của ADB về mua sắm và tuyển chọn tư vấn
 Hướng dẫn mua sắm và tuyển chọn tư vấn của JICA
 Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá

4
CHƯƠNG 4 – HỢP ĐỒNG GIỮA BÊN MỜI THẦU VỚI NHÀ THẦU TRÚNG THẦU
Chương này làm rõ cơ sở, nguyên tắc, nội dung và hình thức của hợp đồng giữa chủ đầu tư và
nhà thầu trúng thầu trong đấu thầu quốc tế.
4.1 Cơ sở đàm phán và ký kết hợp đồng
4.2 Nguyên tắc xây dựng hợp đồng
4.3 Nội dung và hình thức của hợp đồng
4.3.1 Nội dung của hợp đồng
4.3.2 Hình thức của hợp đồng
4.4 Ký kết, điều chỉnh và bảo đảm thực hiện hợp đồng
4.4.1 Ký kết hợp đồng
4.4.2 Điều chỉnh hợp đồng
4.4.3 Bảo điểm thực hiện hợp đồng (bảo đảm, giám sát, nghiệm thu và thanh lý hợp đồng)
Tài liệu tham khảo
Phần hợp đồng tại các tài liệu sau sau:
 Luật đấu thầu & Nghị định hướng dẫn
 Hiệp định về mua sắm của chính phủ trong khuôn khổ WTO
 Hướng dẫn của ADB về mua sắm và tuyển chọn tư vấn
 Hướng dẫn của WB về mua sắm và tuyển chọn tư vấn
 Hướng dẫn mua sắm và tuyển chọn tư vấn của JBIC
 Luật mẫu của UNCITRAL về mua sắm hàng hóa, xây lắp và dịch vụ
7. Phương pháp và lịch trình làm việc
Phương pháp làm việc
 Lớp chia thành 10 nhóm.
 Giáo viên cung cấp tài liệu cho SV (Tài liệu tham khảo bao gồm: đề cương chi tiết học
phần, các văn bản quy định về đấu thầu trong nước và quốc tế).
 Yêu cầu tất cả các nhóm đọc tài liệu và chuẩn bị các nội dung theo đề cương trước
mỗi buổi học (chuẩn bị cả bằng doc và ppt).
 Giáo viên chuẩn bị các vấn đề để sinh viên trình bày và thảo luận trên lớp trong từng
buổi gắn với các nội dung trong đề cương (xem Lịch trình giảng dạy).
 Trước mỗi buổi học (1 tuần), các nhóm sẽ gửi tài liệu chính thức của phần mình làm
trên lớp cho cả lớp tham khảo và làm tài liệu ôn tập (sử dụng Dropbox).

5
Lịch trình làm việc
Buổi Hoạt động Ghi chú
1 - Giới thiệu môn học Chia thành 10 nhóm làm
- Phương pháp và hình thức làm việc việc
- Cung cấp tài liệu cho SV
- Phân nhóm làm việc
2+3+4 - Các vấn đề chương 1 Lý thuyết: Nhóm 1,2,3,4,5
Thực tế: Nhóm 6,7
5 - Các vấn đề chương 1 (tiếp) Lý thuyết: Nhóm 10, 9
- Các vấn đề chương 2 Thực tế: Nhóm 8
- Giao BT nhóm và hướng dẫn thực hiện
6 - Các vấn đề chương 2 (tiếp) Chủ đề:
- Làm BT nhóm về xác định mục tiêu và nhu cầu của Vốn đầu tư:
Chủ đầu tư
7+8 - Công bố kế hoạch ĐT và thông báo mời thầu Các nhóm không được
- Lựa chọn nhóm làm công việc chính thức của bên chọn chuyển sang làm nhà
mời thầu thầu
9 - Các vấn đề chương 3 Lý thuyết: Nhóm 8,7
- Bên mời thầu công bố Hồ sơ mời thầu Thực tế: Nhóm 9,10,5,4,3
10 - Các vấn đề chương 3 (tiếp)
- Làm rõ Hồ sơ mời thầu
11 - Các vấn đề chương 4 Lý thuyết: Nhóm 6
- Làm việc nhóm về Hồ sơ dự thầu Thực tế: Nhóm 2,1
- Nộp hồ sơ dự thầu
- Mở thầu
12 - Các vấn đề chương 4 (tiếp)
- Công bố kết quả chấm thầu và Giải đáp
- Kiểm tra
13 - Công bố chính thức Bên trúng thầu
- Ký kết hợp đồng
- Ôn tập

Phân công các nhóm làm việc


Lý thuyết Nhóm Lý thuyết Nhóm Tình huống Nhóm Tình huống Nhóm
1-2-3-4 1 19-20 10 1-2 6 11-12-13 5
5-6-7-8-9-10 2 21-22-23 9 3 7 14-15 4
11-12-13 3 24-25-26 8 4-6 8 16-17-18-19 3
14-15 4 27-28-29 7 5-7 9 20-21 2
16-17-18 5 30-31-32 6 8-9-10 10 22-23-24 1
6
CÁC CÂU HỎI LÝ THUYẾT
(1-2-3-4), (5-6-7- 8-9-10), (11-12-13), (14-15), (16-17-18)
1. Đấu thầu quốc tế là gì? Phân biệt đấu thầu trong nước với đấu thầu quốc tế. Tại sao Chính phủ
cần quản lý hoạt động đấu thầu quốc tế?

2. So sánh đấu thầu quốc tế và đấu giá quốc tế.


3. Trình bày phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu ở Việt Nam.

4. Khi thực hiện đấu thầu có liên quan tới việc sử dụng các nguồn vốn ODA thì áp dụng các quy
định về đấu thầu quốc tế nêu ra tại Luật Việt Nam như thế nào?

5. Có mấy hình thức lựa chọn nhà thầu? Phân biệt đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế.
6. Đấu thầu rộng rãi là gì? Đấu thầu hạn chế là gì? Đấu thầu rộng rãi khác với đấu thầu hạn chế ở
những điểm nào?
7. Chỉ định thầu là gì? Mua sắm trực tiếp là gì? Nếu bạn là chủ doanh nghiệp tư nhân, bạn sẽ áp
dụng hình thức chỉ định thầu trong trường hợp nào? Phân biệt hình thức chỉ định thầu và hình
thức mua sắm trực tiếp.

8. Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hoá là gì? Phân biệt hình thức chào hàng cạnh tranh
và hình thức đấu thầu rộng rãi.

9. Hình thức tự thực hiện trong đấu thầu là gì? Nếu bạn là chủ doanh nghiệp tư nhân, bạn sẽ áp
dụng hình thức tự thực hiện trong trường hợp nào?

10. Đấu thầu một túi hồ sơ là gì? Đấu thầu hai túi hồ sơ là gì? Đấu thầu hai giai đoạn là gì? Phân
biệt đấu thầu một túi hồ sơ với đấu thầu hai túi hồ sơ và đấu thầu hai giai đoạn.

11. Phân biệt hai khái niệm chủ đầu tư và bên mời thầu. Nhà thầu chính là gì? Nhà thầu phụ là
gì? Nhà thầu liên danh là gì?

12. Giá gói thầu là gì? Giá dự thầu là gì? Giá đánh giá là gì? Giá đề nghị trúng thầu là gì? Giá
trúng thầu là gì?

13. Gói thầu là gì? Tại sao một dự án lại được phân chia thành các gói thầu khác nhau?
14. Trình bày các bước trong thực hiện đấu thầu (trình tự thực hiện đấu thầu)

15. Kế hoạch đấu thầu thường bao gồm những nội dung gì? Tại sao chủ đầu tư (cả nhà nước và tư
nhân) cần xây dựng kế hoạch đấu thầu?

16. Tại sao chủ đầu tư cần xác định rõ nhu cầu trước khi thực hiện các bước trong quy trình đấu
thầu quốc tế? Trình bày các cách xác định nhu cầu của chủ đầu tư.

17. Trình bày vai trò của đấu thầu quốc tế đối với chủ đầu tư. Chủ đầu tư phải thực hiện những
7
công việc gì trong quá trình đấu thầu? Bên mời thầu phải thực hiện những công việc gì trong quá
trình đấu thầu?

18. Trình bày vai trò của đấu thầu quốc tế đối với nhà thầu. Nhà thầu cần phải thực hiện những
công việc gì trong quá trình đấu thầu?

(19-20), (21-22-23)
19. Khi nào thì nên thực hiện sơ tuyển nhà thầu? Phân biệt hồ sơ mời sơ tuyển nhà thầu và hồ sơ
mời thầu.
20. Các nội dung chính trong Hồ sơ mời thầu bao gồm những gì? Nếu bạn là chủ doanh nghiệp tư
nhân, bạn sẽ yêu cầu nhân viên lưu ý những điểm gì khi chuẩn bị hồ sơ mời thầu?
21. Các đơn vị tư vấn báo cáo tiền khả thi; đơn vị phụ thuộc vào tổ chức, tài chính với chủ đầu tư
có được tham gia đấu thầu với tư cách là nhà thầu hay không? Tại sao?
22. Những thông tin nào không được tiết lộ trong quá trình tổ chức đấu thầu?

23. Bên mời thầu có được đưa ra yêu cầu về nhãn hiệu, xuất xứ hàng hoá cụ thể trong hồ sơ mời
thầu không? Nếu Có/Không thì tại sao?

(24-25-26), (27-28-29)
24. Mục đích của việc đánh giá hồ sơ dự thầu là gì? Hãy trình bày các phương pháp đánh giá hồ
sơ dự thầu.
25. Trình tự đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm những công việc gì? Thế nào là một hồ sơ dự thầu
không hợp lệ?
26. Đánh giá hồ sơ dự thầu được thực hiện thông qua các tiêu chuẩn nào? Việc đánh giá hồ sơ dự
thầu dựa trên việc so sánh với các tiêu chuẩn trong hồ sơ mời thầu hay giữa các hồ sơ với nhau?
27. Bảo đảm dự thầu là gì? Tại sao nhà thầu cần nộp bảo đảm dự thầu? Thông thường, bảo đảm
dự thầu sẽ có thời hạn bao lâu và nhà thầu sẽ được nhận lại bảo đảm dự thầu khi nào?
28. Làm rõ hồ sơ dự thầu là gì? Làm rõ hồ sơ mời thầu là gì? Phân biệt việc làm rõ hồ sơ dự thầu
và làm rõ hồ mời thầu.
29. Khi nào thì huỷ đấu thầu? Trách nhiệm về tài chính mà bên mời thầu cần thực hiện với các
nhà thầu là như thế nào sau khi huỷ đấu thầu?

30-31-32
30. Có mấy loại hình thức hợp đồng có thể áp dụng khi ký kết hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà
thầu trúng thầu? Hình thức hợp đồng trọn gói là gì? Hình thức hợp đồng theo đơn giá là gì? Hình
thức hợp đồng theo thời gian là gì?

8
31. Khi nào thì nhà thầu phải nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng? Bảo đảm thực hiện hợp đồng để
làm gì? Thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng nên đến khi nào/thời điểm nào
trong quá trình đấu thầu? Khi nào thì nhà thầu không được nhận lại bảo đảm thực hiện hợp đồng?
32. Thông thường, việc điều chỉnh hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu trúng thầu áp dụng cho
các loại hợp đồng nào? Trong những trường hợp nào thì nên điều chỉnh hợp đồng?

MỘT SỐ TÌNH HUỐNG TRONG ĐẤU THẦU QUỐC TẾ


1-2, 3
1. Công việc cần tiến hành khi Bạn – với tư cách là Giám đốc doanh nghiệp -quyết định doanh
nghiệp sẽ tự tổ chức đấu thầu để thực hiện dự án.

2. Công việc cần tiến hành khi Bạn – với tư cách là Giám đốc doanh nghiệp - quyết định doanh
nghiệp sẽ thuê một công ty tư vấn tổ chức đấu thầu để thực hiện dự án. Hãy nêu những công
việc mà công ty tư vấn cần tiến hành.
3. Công việc cần tiến hành khi Bạn – với tư cách là Giám đốc doanh nghiệp - quyết định tham
gia sơ tuyển cũng như tham gia những bước tiếp theo trong quá trình đấu thầu để thực hiện
dự án.

4-6, 5-7: Bạn sẽ làm gì khi gặp các trường hợp sau đây:
4. Hồ sơ dự thầu nộp muộn.

5. Tại thời điểm đóng thầu có ít hơn 3 nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu.
6. Đồng nghiệp/bạn bè/gia đình giới thiệu những nhà thầu tiềm năng.

7. Nhà thầu tiềm năng mời bạn đi ăn tối và đề nghị chiết khấu cho các hợp đồng sẽ trúng thầu.

8-9-10, 11-12-13, 14-15: Bạn sẽ làm gì khi gặp các trường hợp sau đây:
8. Đánh giá hồ sơ dự thầu trong trường hợp bên mời thầu cho phép nhà thầu được chào cho một
hoặc nhiều phần riêng biệt của gói thầu.

9. Giá đề nghị trúng thầu của các nhà thầu đều vượt quá giá gói thầu.
10. Chỉ có một hồ sơ dự thầu vượt qua bước đánh giá về mặt kỹ thuật.

11. Hai hồ sơ dự thầu tốt có giá đánh giá tốt ngang nhau.
12. Nhà thầu làm báo giá không đúng theo mẫu yêu cầu?

13. Trong Hồ sơ dự thầu, nhà thầu cung cấp những thông tin mà Bên mời thầu không yêu cầu.
14. Sau khi đã thông báo kết quả trúng thầu/nghiệm thu hợp đồng, nhà thầu trúng thầu gặp riêng
bạn (đại điện của Bên mời thầu) và đưa một phong bì cảm ơn vì bạn đã giúp đỡ họ trong thời
9
gian vừa qua.
15. Các nhà thầu không trúng thầu chất vấn bạn về tiêu chí và kết quả được công bố.

16-17-18-19: Bạn sẽ làm gì khi gặp các trường hợp sau đây:
16. Việc thương thảo, hoàn thiện hợp đồng với nhà thầu trúng thầu không đi đến việc ký kết
được hợp đồng trao thầu.
17. Các mục tiêu, phạm vi đầu tư được nêu ra trong hồ sơ mời thầu thay đổi.

18. Phát hiện ra các nhà thầu thông đồng với nhau.
19. Tất cả hồ sơ dự thầu về cơ bản không đáp ứng được các yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

20-21, 22-23-24
20. Ký hợp đồng theo hình thức nào với nhà thầu nếu (i) các công việc mà nhà thầu thực hiện
được xác định rõ về số lượng; hoặc (ii) khối lượng các công việc mà nhà thầu thực hiện chưa
được xác định rõ về số lượng, khối lượng; hoặc (iii) công việc mà nhà thầu thực hiện có tính
nghiên cứu phức tạp, liên quan đến các công việc về đào tạo, huấn luyện; hoặc (iv) các công
việc mà nhà thầu thực hiện là những công việc tư vấn thông thường.

21. Nhà thầu đã nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng nhưng từ chối thực hiện hợp đồng sau khi hợp
đồng có hiệu lực.

22. Sau khi trúng thầu, bạn yêu cầu nhà thầu nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, nhà
thầu cho rằng đối với lĩnh vực tư vấn mà nhà thầu sẽ cung cấp cho bạn không cần phải nộp
bảo đảm (theo quy định của pháp luật).
23. Hợp đồng đã ký kết theo hình thức trọn gói (đơn giá; thời gian) với nhà thầu trúng thầu. Sau
một thời gian thực hiện hợp đồng, nhà thầu trúng thầu yêu cầu điều chỉnh hợp đồng vì lý do
là khối lượng và số lượng tăng trong quá trình thực hiện hợp đồng.

24. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nhà thầu trúng thầu yêu cầu điều chỉnh hợp đồng vì phát
sinh những công việc ngoài phạm vi hồ sơ mời thầu.

10

You might also like