You are on page 1of 8

1.

Nguyên tố hóa học và nước


Câu 1. Bốn nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống là:
A. C, H, O, P. B. C, H, O, N. C. O, P, C, N. D. H, O, N, P.
Câu 2. Nguyên tố vi lượng là những nguyên tố có đặc điểm nào sau đây?
A. Có kích thước và khối lượng nhỏ hơn các nguyên tố khác.
B. Có hàm lượng chiếm dưới 10-5 khối lượng khô của cơ thể.
C. Có hàm lượng chiếm dưới 10-3 khối lượng khô của cơ thể.
D. Có hàm lượng chiếm dưới 10-4 khối lượng khô của cơ thể.
Câu 3. Số lượng nguyên tố hóa học cấu tạo nên cơ thể sống là:
A. 25. B. 60. C. 100. D. 105.
Câu 4. Nước đá có đặc điếm nào sau đây?
A. Các liên kết hiđrô luôn bị bẻ gãy và tái tạo liên tục.
B. Các liên kết hiđrô luôn bị bẻ gãy nhưng không được tái tạo.
C. Các liên kéí hiđrô luôn bền vững và tạo nên cấu trúc mạng tinh thể.
D. Không tồn tại các liên kết hiđrô.
Câu 5. Đối với sự sống, liên kếi hiđrô có những vai trò nào sau đây?
I. Quy định cấu hình không gian của các đại phân tử sinh học.
II. Đảm bảo cho nguyên tử hiđrô liên kết chặt với các phân tử hữu cơ.
III. Đảm bảo cho nguyên tử hiđrô liên kết chặt với các phân tử khác.
IV. Duy trì liên kết yếu giữa các phân tử phân cực với các phân tử nước.
A. I, II. B. I, III. C. I, IV. D. II, IV.
Câu 6. Cơ thể chỉ cần các nguyên tố vi lượng với một hàm lượng rất nhỏ là vì
A. phần lớn nguyên tố vi lượng đã có trong các hợp chất của tế bào.
B. chức năng chính của nguyên tố vi lượng là hoạt hoá các enzym.
C. nguyên tố vi lượng đóng vai trò thứ yếu đối với cơ thể.
D. nguyên tố vi lượng chỉ cần cho một vài giai đoạn sinh trưởng nhất định của cơ thể.
Câu 7. Trong các đặc tính sau đây của phân tử nước, đặc tính nào quy định các đặc tính còn lại?
A. Tính phân tán. B. Tính phân cực.
C. Tính dẫn nhiệt. D. Tính dễ hoà tan các chất khác.
Câu 8. Các nguyên tố hoá học cấu tạo nên tế bào của cơ thể sinh vật có các đặc điểm:
I. Là những nguyên tố có sẵn trong tự nhiên.
II. Là những nguyên tố không có trong các hợp chất vô cơ.
III. Tỷ lệ % của các nguyên tố không giống ở trong các chất vô cơ.
IV. Chỉ tham gia cấu tạo nên các đại phân tử sinh học.
A. I, III. B. I, IV. C. II, III. D. II, IV.
Câu 9. Ở cơ thể người, xét một số nguyên tố có tỉ lệ % so với chất khô như sau:
Nguyên tố Mn P Ca Mg Fe K
% khối lượng khô 0,0001 0,6 2,0 0,05 0,004 0,35
Những nguyên tố nào là nguyên tố vi lượng?
A. Mg, K, P, Ca. B. Ca, Mg, P. C. Ca, Mg, K, Fe, P. D. Mn, Fe.
Câu 10. Trong các vai trò sau đây, nước có những vai trò nào đối với tế bào?
I. Môi trường khuếch tán và vận chuyển các chất.
II. Môi trường diễn ra các phản ứng hoá sinh.
III. Nguyên liệu tham gia phản ứng hoá sinh.
IV. Tham gia cấu tạo và bảo vệ các cấu trúc của tế bào.
V. Cung cấp năng lượng cho tế bào hoạt động.
A. I, II, III, IV. B. I, II, III, V. C. I, III, IV, V. D. II, III, IV, V.
Câu 11. Ngoài chức năng bài tiết chất thải thì hiện tượng ra mồ hôi ở cơ thể người và động vật còn có ý nghĩa
A. giải phóng nhiệt. B. giảm trọng lượng cơ thể.
C. giải phóng nước. D. giải phóng năng lượng ATP.
Câu 12. Chất nào sau đây chiếm khối lượng chủ yếu của tế bào sống?
A. Prôtêin. B. Lipit. C. Nước. D. Hiđrat cacbon.
Câu 13. Cacbon là nguyên tố hoá học đặc biệt quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của các đại phân tử hữu
cơ. Nguyên nhân là vì:
A. Cacbon là một trong những nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống.
B. Cacbon chiếm tỷ lệ đáng kể trong cơ thể sống.
C. Cacbon có khối lượng phân tử là 12.
D. Cacbon có cấu hình điện tử vòng ngoài với 4 điện tử (cùng lúc tạo nên 4 liên kết cộng hoá trị với các nguyên
tử khác).
Câu 14. Có bao nhiêu loại phân tử sau đây được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân?
I. Prôtêin. II. Tinh bột. III. Glicogen. IV. Photpholipit.
V. Glucoza. VI. ADN.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 15. Khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ, các nhà khoa học trước hết tìm kiếm xem ở đó
có nước hay không, vì
A. nước được cấu tạo từ các nguyên tố đa lượng.
B. nước chiếm thành phần chủ yếu trong mọi tế bào và cơ thể sống, giúp tế bào tiến hành chuyển hoá vật chất
và duy trì sự sống.
C. nước là dung môi hoà tan nhiều chất cần thiết cho các hoạt động sống của tế bào.
D. nước là môi trường của các phản ứng sinh hoá trong tế bào.
Câu 16. Phân tử nước có tính phân cực, nguyên nhân là vì:
A. phân cực là một xu hướng của các phân tử nước.
B. khối lượng phân tử của oxi lớn hơn khối lượng phân tử của hiđrô.
C. cặp electrón trong mối liên kết O-H bị kéo về phía ôxi.
D. cặp electrón trong mối liên kết O-H bị kéo về phía hiđrô.
Câu 17. Khi nước bay hơi thì sẽ mang theo năng lượng. Nguyên nhân là vì quá trình bay hơi của nước thu năng
lượng vì lí do nào sau đây?
A. Bẻ gãy liên kết hoá học giữa O với H ở trong H2O.
B. Bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa các phân tử nước.
C. Tăng số liên kết hiđrô giữa các phân tử nước.
D. Làm giảm khối lượng của các phân tử nước.
Câu 18. Người ta khuyên thường xuyên thay đổi các món ăn và mỗi bữa nên ăn nhiêu món. Việc làm này có tác
dụng chính là
A. cung cấp đầy đủ các nguyên tố hoá học và các loại chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
B. cung cấp đầy đủ các nguyên tố đa lượng để cấu tạo nên tế bào.
C. cung cấp nhiều prôtêin và chất bổ dưỡng cho cơ thể.
D. tạo sự đa dạng về văn hoá ẩm thực và thay đổi khẩu vị của người ăn.
Câu 19. Các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyến cáo người dân phải tăng cường ăn rau xanh. Vai trò quan trọng
nhất của việc ăn rau xanh là
A. chống các bệnh về tim mạch và cao huyết áp. B. giúp cơ thể tiêu hoá thức ăn được tốt hơn.
C. cung cấp vitamin và các nguyên tố vi lượng. D. tiết kiệm về mặt kinh tê vì rau xanh có giá rẻ.
Câu 20. Ăn quả nhãn đã được để trong tủ lạnh thì ta có cảm giảc ngọt hơn so với quả nhãn mới hái từ trên cây.
Nguyên nhân là do ở trong tủ lạnh có nhiệt độ thấp nên
A. quá trình tổng hợp các chất diễn ra mạnh làm tăng lượng đường ở trong quả nhãn.
B. nước ở trong tế bào đóng băng làm tăng thể tích dẫn tới phá vỡ tế bào và giải phóng đường.
C. nước ở trong tế bào đóng băng làm cho nồng độ đường trong tế bào tăng lên.
D. tế bào quả nhãn bị co lại dẫn tới giải phóng các phân tử đường ra khỏi tế bào.
Câu 21. Khi bảo quản rau xanh trong tủ lạnh, người ta chỉ để trong ngăn mát mà không để trong ngăn đá. Nguyên
nhân là vì
A. Trên các lá rau có vi sinh vật nên nếu để trong ngăn đá thì rau sẽ làm hỏng tủ lạnh.
B. Ngăn đá có nhiệt độ thấp (dưới 0°C) nên các chất dinh dưỡng ở trong rau dễ bị phân hủy, làm giảm chất
lựợng rau.
C. Để trong ngăn đá sẽ làm cho vi sinh vật có trên bề mặt lá rau phát triển mạnh, làm cho rau nhanh hỏng.
D. Ngăn đá có nhiệt độ thấp (dưới 0°C) cho nên nước trong tế bào đóng băng, làm vỡ tế bào rau.
Câu 22. Chức năng nào sau đây không phải là chức năng của H2O?
A. Điều hòa thân nhiệt. B. Cung cấp năng lượng cho tế bào và cơ thể.
C. Nguyên liệu cho một số phản ứng. D. Dung môi hòa tan các chất.
Câu 23. Những nguyên tố nào sau đây thuộc nhóm nguyên tố đại lượng?
A. C, N, Co. B. Ni, P, S. C. H, K, S. D. Zn, Cu, Mo.
Câu 24. Liên kết giữa các phân tử H2O trong mạng lưới nước là loại liên kết nào sau đây?
A. Liên kết hóa trị. B. Liên kết hiđrô. C. Liên kết peptit. D. Liên kết tĩnh điện.
Câu 25. Nhóm nguyên tố nào sau đây vừa có nguyên tố đại lượng vừa có nguyên tố vi lượng?
A. Mn, Mo, P, S. B. N, P, S, Na. C. C, H, O, N. D. Fe, Mo, B, Cu.
Câu 26. Nhóm nguyên tố nào sau đây chỉ có các nguyên tố vi lượng?
A. F, Cu, Zn, B. B. Mg, Gi, S, Na. C. C, H, O, B. D. Fe, Ca, B, K.
2. Cacbohiđrat.
Câu 27. Chất nào sau đây không phải là đường đôi?
A. Saccarôzơ. B. Galactôzơ. C. Mantôzơ. D. Lactôzơ.
Câu 28. Các loại đường hecxôzơ, pentôzơ, triôzơ được gọi tên theo
A. Số đơn phân có trong phân tử. B. Cấu hình không gian của phân tử.
C. Khả năng tan của chúng trong nước. D. Số nguyên tố C có trong phân tử.
Câu 29. Khi nói về các loại đường glucôzơ, fructôzơ, galactôzơ, phát biểu nào dưới đây sai?
A. Chúng là các loại đường đơn.
B. Chúng khác nhau về công thức phân tử.
C. Chúng đều có 6 nguyên tử C trong phân tử.
D. Chúng khác nhau về cấu hình không gian và đồng phân cấu tạo.
Câu 30. Fructôzơ là đơn phân cấu tạo nên loại đường nào sau đây?
A. Saccarôzơ. B. Mantôzơ. C. Lactôzơ. D. Tinh bột.
Câu 31. Glucôzơ là đơn phân cấu tạo nên bao nhiêu loại đường sau đây?
I. Saccarôzơ. II. Mantôzơ. III. Lactôzơ.
IV. Tinh bột. V. Xenlulôzơ. VI. Glicogen.
A. 6. B. 5. C. 4. D. 3.
Câu 32. Những loại đường nào dưới đây trong phân từ có 5 nguyên tử C?
I. Galactôzơ. II. Lactôzơ. III. Ribôzơ.
IV. Triôzơ. V. Đeoxiribôzơ. VI. Fructôzơ.
A. I, II, IV, V. B. III, V, VI. C. IV, V. D. III, V.
Câu 33. Khi sắp xếp các loại đường theo thứ tự cấu trúc từ đơn giản đến phức tạp, trình tự nào sau đây đúng?
A. Đisaccarit, mônôsaccarit, Pôlisaccarit. B. Lactôzơ, Galactôzơ, Glicogen.
C. Fructôzơ, Đeoxiríbôzơ, Mantôzơ, Xenlulôzơ. D. Triôzơ, Glucôzơ, Saecarôzơ, tinh bột.
Câu 34. Loại đường nào sau đây không cùng nhóm với những chất còn lại?
A. Pentôzơ. B. Mantôzơ. C. Glucôza. D. Fructôzơ.
Câu 35. Chức năng chủ yếu của đường glulôzơ là
A. Tham gia cấu tạo thành tế bào. B. Cung cấp năng lượng cho họạt động tế bào.
C. Tham gia cấu tạo nhiễm sắc thể. D. Là thành phần của phân tử ADN.
Câu 36. Khi nói về xenlucôzơ, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Xenlulôzơ có vai trò cấu trúc nên thành tế bào thực vật.
II. Đơn phân cấu tạo xenlulôzơ là glucôzơ.
III. Xenlulôzơ có cấu trúc mạch thẳng.
IV. Xenlulôzơ là loại đường cùng nhóm với tinh bột, mantôzơ và glicozen.
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 37. Loại đường nào sau đây là thành phần cấu tạo nên ADN, ARN?
A. Pentôzơ. B. Mantôzơ. C. Glucôzơ. D. Fructôzơ.
Câu 38. Động vật dùng loại đường nào sau đây làm chất dự trữ?
A. Saccarôzơ. B. Kitin. C. Tinh bột. D. Glicôzen.
Câu 39. Xenlulôzơ, tinh bột, glicôgen đều có những đặc điểm chung nào sau đây?
I. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
II. Khi bị thuỷ phân thu được glucôzơ.
III. Có công thức tổng quát: (C2H12O6)n.
IV. Có thành phần nguyên tố gồm: C, R, O.
A. I, II, III. B. I, II, IV. C. I, III, IV. D. II, III, IV.
Câu 40. Hợp chất nào sau đây khi bị thuỷ phân thành các đơn phân thì chỉ thu được các đơn phân glucôzơ mà
không thu được loại đơn phân khác?
A. Lactôzơ. B. Xellulôzơ. C. Prôtêin. D. Saccarôzơ.
Câu 41. Để chia saccarit thành ba loại là đường đơn, đường đôi và đường đa, người ta dựa vào tiêu chí nào sau
đây?
A. Khối lượng của tử. B. Số loại đơn phân có trong phân tử.
B. Độ tan trong nước. D. Số lượng đơn phân có trong phân tử.
Câu 42. Cacbohiđrat không có chức năng nào sau đây?
A. Cấu tạo nên thành tế bào. B. Cấu tạo nên mành tế bào
C. Dự trữ chất dinh dưỡng. D. Điều hòa thân nhiệt.
Câu 43. Những chất nào sau đây thuộc nhóm đường đôi?
I. Glucôzơ. II. Kitin. III. Sacarôzơ. IV. Fructôzơ.
V. Tinh bột. VI. Mantôzơ. VII. Lactôzơ. VIII. Glicôgen.
A. I, II, III, IV, V. B. I, III, IV, VI, VII. C. III, VI, VII. D. II, III, V, VI, VIII.
Câu 44. Glicôgen là loại pôlisaccarit chủ yếu có ở tế bào của nhóm sinh vật nào sau đây?
A. Thực vật. B. Nấm. C. Động vật. D. Vi khuẩn.
Câu 45. Công thức tổng quát của hiđratcacbon được viết là:
A. Cn(HO)m. B. CxHyOz. C. (CH2O)n. D. (C6H10O5)n.
Câu 46. Hợp chất nào sau đây là đường đa?
A. Tinh bột. B. Glucôzơ. C. Saccarôzơ. D. Fructôzơ.
Câu 47. Khi nói về vai trò của saccarit, phát biểu nào sau đây sai?
A. Dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào.
B. Cấu trúc nên nhiều thành phần của tế bào.
C. Tham gia cấu trúc nên các enzym, hoocmôn.
D. Tham gia hình thành các thụ thể trên màng tế bào.
Câu 48. Những hợp chất nào sau đây khi bị thuỷ phân chỉ cho duy nhất một loại sản phẩm là glucôzơ?
I. Lactôzơ. II. Xellulôzơ. III. Kitin. IV. Saccarôzơ.
V. Mantôzơ. VI. Glicozen.
A. I, II, IV, V, VI. B. II, IV, V, VI. C. II, III, IV, VI. C. II, V, VI.
Câu 49. Về cấu tạo, các phân tử pôlisaccarit và prôtêin đều có đặc điểm giống nhau là
A. cấu tạo theo nguyên tắc bổ sung. B. được cấu tạo từ các nuclêôtit.
C. được cấu tạo từ hai mạch đơn. D. cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
Câu 50. Đường mía (saccarozơ) là loại đường đôi được cấu tạo bởi
A. hai phân tử glueozơ.
B. một phân tử glucozơ và một phân tử fructozơ.
C. hai phân tử fructozơ.
D. một phân tử glucozơ và một phân tử galactozơ.
Câu 51. Khái niệm nào sau đây chứa các khái niệm còn lại?
A. Tinh bột. B. Xenlulôzơ. C. Đường đôi. D. Cacbohyđrat.
Câu 52. Có bao nhiêu chất sau đây thuộc loại đại phân tử sinh học?
I. Nước. II. Prôtêin. III. Tinh bột. IV. Xenluioza.
V. Glucozơ. VI. ADN. VII. ARN.
A. 7. B. 5. C. 4. D. 6.
Câu 53. Điểm khác biệt cơ bản giữa các loại đường đa (pôlisaccarit) được thể hiện ở đặc điểm nào sau đây?
A. Khối lượng và kích thước của phân tử.
B. Thành phần và số lượng của đơn phân.
C. Cấu trúc và chức năng của các đơn phân.
D. Thành phần và cách thức liên kết của các đơn phân.
Câu 54. Đều được cấu tạo từ các đơn phân glucôzơ nhung tinh bột có dang lò xo còn xellulôzơ có dạng mạch
thẳng. Nguyên nhân chủ yếu là do
A. cách thức liên kết giữa các đơn phân khác nhau.
B. số lượng, khối lượng của đơn phân khác nhau.
C. trình tự sắp xếp giữa các đơn phân khác nhau.
D. chức năng của tinh bột khác với xellulôzơ.
Câu 55. Thuật ngữ nào sau đây bao gồm các thuật ngữ còn lại?
A. Đường đơn. B. Đường đa. C. Cacbohiđrat. D. Tinh bột.
Câu 56. Khi nói về sự khác nhau giữa glicozen và tinh bột, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tinh bột được cấu tạo từ glucôzơ còn glicozen cấu tạo từ fructôzơ.
B. Tinh bột và glicozen đều được đùng để dự trữ năng lượng trong tế bào động vật.
C. Tinh bột là đường đa còn glicozen là đường đơn.
D. Tinh bột và glicozen đều có cấu trúc mạch phân nhánh.
Câu 57. Cho bảng thông tin dưới đây:
Cột A: Các loại đường Cột B: Đặc điểm
I. Fructôzơ. 1. có 6 nguyên tử C.
II. Glicogen. 2. gồm 2 loại đơn phân.
III. Xenlulôzơ. 3. dự trữ năng lượng.
IV. Ribôzơ. 4. cấu trúc thành tế bào.
V. Saccarôzơ. 5. là một loại đường đơn.
Mỗi chất ở cột A được ghép tương ứng với một đặc điểm ở cột B. Cách ghép nối nào sau đây là hợp lí?
A. I – 5, II – 3, III – 4, IV – 1, V – 2. B. I – 1, II – 3, III – 4, IV – 5, V – 2.
C. I – 5, II – 4, III – 3, IV – 1, V – 2. D. I – 5, II – 3, III – 4, IV – 2, V – 1.
3. Lipit.
Câu 58. Testoteron là hoocmôn sinh dục có bản chất lipit. Loại lipit cấu tạo nên hoocmôn này là
A. stêrôit. B. phôtpholipit. C. dầu thực vật. D. mỡ động vật.
Câu 59. Nhóm vitamin nào sau đây tan trong dầu?
A. E, A, D. B. B1, K, D. C. A, B12, K. D. A, C, B6.
Câu 60. Loại lipit nào sau đây là thành phần chủ yếu cấu trúc nên màng tế bào?
A. Sáp. B. Phốtpho lipit. C. Cholesterol. D. Dầu mỡ.
Câu 61. Tất cả các loại lipit đều cổ đặc điểm chung là
A. có cấu trúc đa phân. B. do 3 loại nguyên tố C, H, O tạo nên.
C. không tan trong nước. D. cung cấp năng lượng cho tế bào.
Câu 62. Mỗi phân tử mờ động vật có thành phần cấu tạo gồm:
I. Axit béo. II. Glixêrol. III. Sterol. IV. H3PO4.
A. I, III. B. I, II. C. I, II, III. D. I, II, IV.
Câu 63. Trong các chất dưới đây, các chất có đặc tính kị nước là
A. tinh bột, glucozơ, mỡ, fructôzơ.
B. mỡ, xenlulôzơ, phốtpholipit, tinh bột.
C. sắc tố, vitamin, sterôit, phốtpholipit, mỡ.
D. vitamin, sterôit, glucozơ. cácbohiđrát.
Câu 64. Lipit không có chức năng nào sau đây?
A. Cấu tạo nên thành tế bào thực vật. B. cấu tạo nên màng sinh chất.
C. Dự trữ năng lượng cho tế bào. D. cấu tạo nên hoocmôn steroit.
Câu 65. Khi nói về trạng thái tồn tại của các phân tử phốtpholipit ở trong môi trường nước, những phát biểu nào
sau đây đúng?
I. Đầu ưa nước quay vào trong còn đuôi kị nước quay ra ngoài.
II. Đầu ưa nước quay ra ngoài còn đuôi kị nước quay vào trong.
III. Tạo ra các hạt mixen hoặc tạo ra màng kép có hai lớp phôtpholipit.
IV. Tạo ra màng tế bào bao bọc lấy các phân tử nước.
A. I, II. B. I, IV. C. II, III. D. II, IV.
Câu 66. Ở điều kiện thường, dầu thực vật có dạng lỏng. Nguyên nhân chủ yếu là vì:
A. Dầu thực vật được chiết xuất từ các loài thực vật.
B. Dầu thực vật không gây bênh xơ cứng động mạch.
C. Dầu thực vật được cấu tạo bởi glixerol và 3 gốc axit béo.
D. Trong thành phần cấu tạo có chứa axit béo không no.
Câu 67. Dạng hợp chất nào sau đây bao gồm hoặc chứa các hợp chất còn lại?
A. Axit béo. B. Nhóm photphat. C. Lipit. D. Photpholipit.
Câu 68. Trong các đặc điểm dưới đây, đặc điểm chung của các loại lipit là
A. có tính phân cực. B. cấu trúc theo nguyên tắc đa phân.
C. có tính kị nước. D. có tính axit.
Câu 69. Hợp chất nào sau đây không được cấu trúc theo nguyên tắc đa phân?
A. Tinh bột. B. Photpholipit. C. ARN. D. Glicozen.
Câu 70. Những thành phần nào sau đây cấu tạo nên photpholipit?
I. Axít béo. II. Glixêrol. III. Sterol. IV. H3PO4. V. Ancol.
A. I, III. B. I, II. C. I, II, III. D. I, II, IV, V.
Câu 71. Photpholipit có tính lưỡng cực vì
A. Trong cấu trúc có phần đầu phôtphat ưa nước, phần đuôi axit béo kị nước.
B. Trong cấu trúc có phần đầu phôtphat kị nước, phần đuôi axit béo ưa nước.
C. Trong cấu trúc có glixerol ưa nước, phần đuôi axit béo kị nước.
D. Trong cấu trúc có glixerol kị nước, phần đuôi axit béo ưa nước.
Câu 72. Loại lipit nào sau đây làm tăng tính ổn định cấu trúc màng tế bào?
A. Sáp. B. Phốtpho lipit. C. Cholesterol. D. Dầu mỡ.
Câu 73. Mỡ động vật có nhiệt độ đông đặc cao hơn dầu thực vật vì
A. Các phân tử glixerol liên kết lại với nhau gây hiện tượng vón cục.
B. Tỷ lệ axit béo no trong mỡ động vật cao hơn trong dầu thực vật.
C. Tỷ lệ axit béo không no trong mỡ động vật cao hơn trong dầu thực vật.
D. Các phân tử glixerol của phân tử này liên kết với nhóm photphat của phân tử khác gây hiện tượng đông
đặc.
4. Prôtêin.
Câu 74. Phân tử prôtêin được cấu trúc từ loại đơn phân nào sau đây?
A. axit amin. B. nuclêôtit. C. axit béo. D. glixeron.
Câu 75. Phân tử protein có cấu trúc không gian tối đa bao nhiêu bậc?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 76: Đơn phân cấu tạo nên protein được mô tả bằng công thức nào sau đây?
A. NH2 – R – COOH. B. R – CH2 – CH2 – OH.
C. R – CH – COOH. D. R – NH.
NH2 COOH
Câu 77. Đặc điểu khác nhau cơ bản giữa các loại axit amin là về
A. số nhóm NH2. B. số nhóm COOH. C. cấu tạo của gốc R. D. vị trí gắn của gốc R.
Câu 78. Hiện tượng nào sau đây được gọi là sự biến tính của prôtêin?
A. Khối lượng của prôtêin bị thay đổi.
B. Liên kết peptit giữa các axit amin của prôtêin bị thay đổi.
C. Trình tự sắp xếp của các axit amin bị thay đổi.
D. Cấu hình không gian của prôtêin bị thay đổi.
Câu 79. Prôtêin kháng thể có chức năng nào sau đây?
A. Điều hòa các quá trình sinh lí. B. Xúc tác cho các phản ứng.
C. Bảo vệ cơ thể. D. Xây dựng cấu trúc tế bào.
Câu 80. Prôtêin sẽ bị biến tính khi gặp bao nhiêu điều kiện nào sau đây?
I. Áp suất của môi trường tăng cao.
II. Chịu tác động của các loại hóa chất.
III. Nhiệt độ môi trường được tăng lên.
IV. Độ pH của môi trường thay đổi.
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.
Câu 81. Khi nói về prôtêin, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Prôtêin được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân và nguyên tắc bổ sung.
B. Prôtêin được cấu tạo từ một hoặc nhiều chuỗi pôlipeptit.
C. Prôtêin mang thông tin quy định tính trạng trên cơ thể sinh vật.
D. Prôtêin được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu của rARN.
Câu 82. Prôtêin là loại hợp chất hữu cơ có tính đa dạng cao nhất. Nguyên nhân là vì prôtêin có những đặc điểm
nào sau đây?
I. Cấu trúc đa phân và có nhiều loại đơn phân.
II. Cấu tạo từ một hoặc nhiều chuỗi polipeptit.
III. Cấu trúc không gian nhiều bậc.
IV. Nhiều chức năng quan trọng đối với cơ thể.
A. I, II, III. B. I, II, IV. C. I, III, IV. D. II, III, IV.
Câu 83. Độ pH của môi trường thay đổi thì sẽ làm biến tính prôtêin. Nguỵên nhân là vì sự thay đổi độ pH (nồng
độ ion H+) của môi trường đã tác động đến
A. các liên kết hiđrô dẫn tới làm thay đổi cấu trúc không gian.
B. các liên kết peptit ở trong .cấu trúc bậc một của prôtêin.
C. các chuỗi polipeptit làm cho chúng bám chặt vào nhau.
D. cấu trúc của axit amin, vì vậy làm cho prôtêin bị thay đổi.
Câu 84. Khi nói về cấu trúc của prôtêin, phát biểu nào sau đây sai?
A. Được cấu tạo theo ngụyên tắc đa phân mà đơn phân là các axit amin.
B. Mọi phân tử prôtêin đều có cấu trúc không gian 4 bậc.
C. Cấu trúc không gian được duy trì bằng các liên kết yếu.
D. Mỗi prôtêin được cấu tạo từ một hoặc nhiều chuỗi polipeptit.
Câu 85. Khi các liên kết hiđrô trong phân tử prôtêin bị phá vỡ, bậc cấu trúc nào sau đây của prôtêin ít bị ảnh
hưởng nhất?
A. Bậc 1. B. Bậc 2. C. Bậc 3. D. Bậc 4.
Câu 86. Glucagôn là hoocmôn được cấu tạo từ một chuỗi polipeptit. Số bậc cấu trúc không gian tối đa của
glucagôn có thể có là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 87. Prôtêin không có chức năng nào sau đây?
A. Cấu tạo nên chất nguyên sinh, các bào quan, màng tế bào.
B. Cấu tạo nên enzym, hóocmôn, thụ quan, kháng thể.
C. Thực hiện việc lưu trữ và truyền dạt thông tin di truyền.
D. Thực hiện việc vận chuyên các chât, cơ cở, thu nhậu thông tin.
Câu 88. Trong phân tử prôtêin, bậc cấu trúc nào sau dây không có liên kết hiđrô?
A. Bậc 1. B. Bậc 2. C. Bậc 3. D. Bậc 4.
Câu 89. Loại prôtêin nào sau đây làm nhiệm vụ điều hoà các quá trình trao đôi chất trong tế bào và cơ thể?
A. Prôtêin vận động. B. Prôtêin kháng thể. C. Prôtêin enzym. D. Prôtêin hoocmôn.
Câu 90. Loại prôtêin nào sau đây làm nhiệm vụ tiêu diệt các mầm bệnh, bảo vệ cơ thể?
A. Prôtêin vận chuyển. B. Prôtêin kháng thể.
B. Prôtêin enzym. D. Prôtêin hoocmôn.
Câu 91. Ở cấu trúc bậc một của phân tử prôtêin, các axit amin liên kết với nhau bằng loại liên kết nào sau đây?
A. Glicôzit. B. Peptit. C. Iôn. D. Hiđrô.
Câu 92. Khi nói về axit amin, phát biểu nào sau đây sai?
A. Mỗi axit amin có ít nhất một nhóm amin (NH2).
B. Mỗi axit amin chỉ có đúng một nhóm COOH.
C. Những axit amin cơ thể không tổng họp được gọi là axit amin không thay thế.
D. Axit amin là một chất lưỡng tính (vừa có tính axit, vừa có tính bazơ).
Câu 93. Axit amin là đơn phân cấu tạo nên hợp chất nào sau đây?
A. Prôtêin. B. ADN. C. ARN. D. Tinh bột.
Câu 94. Prôtêin không có chức năng nào sau đây?
A. Điều hòa thân nhiệt. B. Cấu trúc nên hệ thống màng tế bào.
C. Tạo nên kênh vận chuyển các chất qua màng. D. Cấu tạo nên một số loại hoocmôn.

You might also like