You are on page 1of 6

BÀI 1: THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ

I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM


Nguyên tử được cấu tạo gồm: vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử.
Vỏ nguyên tử gồm các electron mang điện tích âm, chuyển động xung quanh hạt nhân trong không
gian rỗng của nguyên tử.
Hạt nhân nguyên tử gồm proton (mang điện tích dương) và nơtron (không mang điện).
Khối lượng electron không đáng kể so với khối lượng proton, nơtron nên khối lượng nguyên tử hầu
như tập trung ở hạt nhân.
Khối lượng, kích thước và điện tích của electron, proton và nơtron đều vô cùng nhỏ.
Nguyên tử trung hòa về điện nên: Số proton = số electron
mnguyên tố  mp + mn = mhạt nhân
Vnguyên tố >> Vhạt nhân

SƠ ĐỒ HỆ THỐNG HÓA

Các electron (e) Mang điện âm


VỎ NGUYÊN TỬ

NGUYÊN TỬ
Proton (p) Mang điện dương

HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ

Nơtron (n) Không mang điện

II. CÁC DẠNG BÀI TẬP


Dạng 1: Bài toán về các loại hạt
Bài toán 1: Các loại hạt của nguyên tử
Phương pháp giải
Đối với nguyên tử X:
Gọi Z là số proton của X  số electron của X là Z.
Gọi N là số nơtron của X.
Tổng số hạt của nguyên tử X = Số p + Số n + Số e = 2Z + N
Số hạt mang điện của nguyên tử X = Số p + Số e = 2Z
Số hạt mang điện của hạt nhân nguyên tử X = Số p = Z
Số hạt không mang điện của X = Số n = N

Trang 1
Ví dụ vận dụng: Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 40. Trong đó số hạt mang điện nhiều
hơn số hạt không mang điện là 12. Nguyên tố X là
A. Al. B. Na. C. Ca. D. O.
Hướng dẫn giải
Nguyên tử X có tổng số hạt cơ bản là 40 nên ta có: P  N  E  2Z  N  40  *
Số hạt mang điện: 2Z
Số hạt không mang điện: N
Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12, nên ta có:
2 Z  N  12  **
Từ (*) và (*) ta có hệ phương trình:
2 Z  N  40  Z  13
 
2 Z  N  12  N  14
 Nguyên tố X là Al (nhôm).
 Chọn A.
Bài toán 2: Xác định số hạt khi chỉ biết tổng số hạt của nguyên tử
Phương pháp giải
Đối với các nguyên tố có số proton từ 2 đến 82  2  Z  82 

N
Luôn có: 1   1,5
Z
Ví dụ: X có tổng số hạt là x. Tìm khoảng xác định số proton của X theo x.
Hướng dẫn giải
Gọi Z là số proton của X  Số electron của X là Z. Gọi N là số nơtron của X.
 x  2 Z  N  N  x  2Z .
N
Ta có: 1   1,5
Z
x  2Z
1  1,5
Z
x x
 Z
3,5 3
 x x
Vậy, khoảng xác định số proton của X theo x là:  ; 
 3,5 3 
Kết luận rút ra từ bài toán

- Trong nguyên tử:  hat  Z   hat


3,5 3

Trang 2
Bài toán 3: Xác định số hạt của hợp chất
Phương pháp giải
Số hạt của hợp chất bằng tổng số hạt của các nguyên tử tạo thành hợp chất.
Ví dụ vận dụng 1: Xác định số proton, số electron, số nơtron của hợp chất M có công thức là X nYm .
Hướng dẫn giải
Số proton của M  n.Z X  m.ZY

Số electron của M  n.Z X  m.ZY

Số nơtron của M  n.N X  m.NY


Ví dụ vận dụng 2: Một oxit có công thức X2O có tổng số hạt trong phân tử là 66 và số hạt mang điện
nhiều hơn số hạt không mang điện là 22 hạt. Biết nguyên tử oxi có 8 proton và 8 nơtron. Số proton của X

A. 7. B. 6. C. 8. D. 9.
Hướng dẫn giải
Gọi Z X , N X lần lượt là số proton và số nơtron của X.
Trong X2O có tổng số hạt trong phân tử là 66 và số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là
22 hạt nên ta có:

2.  2 Z X  N X    2 Z O  NO   66
  *
4Z X  2Z O   2 N X  N O   22
Mặt khác: Nguyên tử oxi có 8 proton và 8 nơtron nên ta có:
ZO  NO  8  **
4 Z X  2 N X  42  Z X  7
Từ (*) và (**) suy ra:  
4 Z X  2 N X  14 NX  7
Bài toán 4: Các loại hạt của ion
‣ Phương pháp giải
Sự hình thành ion dương
M -ne → Mn+
Số e : Z Z- n
Số p: Z Z
Số n: N N
Số khối A A
Sự hình thành ion âm
X -ne → Xn-
Số e : Z Z- n
Số p: Z Z

Trang 3
Số n: N N
Số khối A A

Ví dụ: Xác định số proton, số electron, số nơtron của ion X n .


Hướng dẫn giải
Gọi Z là số proton của X.
 Số proton của X n  Z ;

Số electron của X   Z  n  .
n

Gọi N là số nơtron của X.


 Số nơtron của X n  N .
Ví dụ: Xác định số proton, số electron, số nơtron của ion X n .
Hướng dẫn giải
Gọi Z là số proton của X.
 Số proton của X n  Z

Số electron của X   Z  n  .
n

Gọi N là số nơtron của X.


 Số nơtron của X n  N .

Trang 4
BÀI TẬP RÈN LUYỆN
Câu 1. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 52. số hạt không mang điện
nhiều hơn số hạt mang điện là 1. Số proton của X là
A. 16. B. 18. C. 19. D. 17.
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................

Câu 2: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 115. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang
điện là 25. Số nơtron của X là
A. 45. B. 35. C. 80. D. 81.
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
Câu 3: Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong nguyên tử của nguyên tố X là 13. Tổng số proton và
nơtron của X là
A. 7. B. 8. C. 9. D. 10.
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
Câu 4: Nguyên tử của nguyên tố Y có tổng số hạt là 16. Số electron của nguyên tử Y là
A. 5. B. 6. C. 10. D. 11.
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
Câu 5: Một ion M 3 có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 79, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn

số hạt không mang điện là 19. Số electron của M 3 là

A. 26. B. 23. C. 30. D. 27.


..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................

Trang 5
Câu 6: Một ion X 2 có tổng số hạt cơ bản là 26, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang

điện là 10. Số electron của X 2 là

A. 9. B. 11. C. 8. D. 10.
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
Câu 7: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số các hạt p, e, n bằng 58. Số hạt proton chênh lệch với hạt
nơtron không quá 1 đơn vị. Số proton của X là
A. 17. B. 16. C. 19. D. 20.
Câu 8: Nguyên tử của một nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản (proton, nơtron, electron) là 82, biết số hạt
mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Tổng số proton và số nơtron của X là
A. 57. B. 55. C. 56. D. 58.
Câu 8: Nguyên tử R có tổng số các hạt là 46. Trong hạt nhân nguyên tử R, số hạt không mang điện nhiều
hơn số hạt mang điện là 1 hạt. Số proton của R là
A. 15. B. 16. C. 14. D. 17.
+
Câu 9: Tổng số hạt trong cation R là 57. Trong nguyên tử R, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không
mang điện là 18 hạt. số electron của R+ là
A. 19. B. 18. C. 20. D. 17.
3
Câu 10: Tổng số electron trong ion AB4 là 50. Số hạt mang điện trong nguyên tử A nhiều hơn số hạt
mang điện trong hạt nhân nguyên tử B là 22. Số proton của nguyên tử A, B lần lượt là
A. 16 và 7. B. 7 và 16. C. 15 và 8. D. 8 và 15.

Trang 6

You might also like