You are on page 1of 4

BÀI 2.

NGUYÊN TỬ
- Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện, cấu tạo nên các chất.
- Cấu tạo

Chú ý: Hidrogen là nguyên tử đặc biệt chỉ có duy nhất một hạt proton.
- Trong nguyên tử, các e chuyển động rất nhanh và sắp xếp thành từng lớp từ trong ra ngoài.
+ Lớp 1: có tối đa 2e
+ Lớp 2, 3, 4… tối đa 8e
- Khối lượng nguyên tử = số P + số N + số e = số P + số N (vì e có khối lượng rất nhỏ nên bỏ
qua).
Câu 1. Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là
A. electron và neutron. B. proton và neutron.
C. neutron và electron. D. electron, proton và neutron
Câu 2. (NB) Trong hạt nhân nguyên tử, hạt mang điện là
A. electron. B. proton. C. neutron. D. proton và electron.
Câu 3. (TH) Nguyên tử luôn trung hoà về điện nên
A. số hạt proton = số hạt neutron. B. số hạt electron = số hạt neutron.
C. số hạt electron = số hạt proton. D. số hạt proton = số hạt electron = số
hạt neutron.
Câu 4. (NB) Khối lượng nguyên tử bằng
A. tổng khối lượng các hạt proton, neutron và electron.
B. tổng khối lượng các hạt proton, neutron trong hạt nhân.
C. tổng khối lượng các hạt mang điện là proton và electron.
D. tổng khối lượng neutron và electron.
Câu 5.(TH) Nguyên tử X có 19 proton. Số hạt electron của X là
A. 17. B. 18. C. 19. D. 20.
Câu 6 (VD). Nguyên tử X có 11 proton và 12 neutron. Tổng số hạt trong nguyên tử X là
A. 23. B. 34. C. 35. D. 46.
Câu 7 (VD) . Nguyên tử X có tổng số hạt trong nguyên tử là 2. Biết số hạt proton là 1. Tìm số
hạt neutron?
A. 0. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 8 (VD). Nguyên tử X có tổng số hạt là 52, trong đó số proton là 17. Số electron và số
nơtron của X lần lượt là
A. 18 và 17. B. 19 và 16. C. 16 và 19. D. 17 và 18.
Câu 9 (TH). Số electron tối đa ở lớp electron thứ nhất là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 8.
Câu 10 (VD). Nguyên tử X có 9 electron, lớp ngoài cùng nguyên tử X có số electron là
A. 1. B. 2. C. 7. D. 8.
Câu 11. (NB)
Điền từ vào chỗ trống
a. …………………….. là hạt vô cùng nhỏ tạo nên các chất.
b. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích ………….. và vỏ nguyên tử mang điện tích
…………...
c. Nguyên tử …………………….. về điện nên tổng số hạt proton ………….. tổng số hạt
electron.
Câu 12. (NB) Cho sơ đồ một số nguyên tử sau:

+7 +12

Nitrogen Magnesium
Hãy chỉ ra: Số p trong hạt nhân, số e trong nguyên tử, số lớp electron và số e lớp ngoài cùng
của mỗi nguyên tử.

Số p trong hạt số e trong số lớp electron số e lớp ngoài


nhân nguyên tử cùng
Nitrogen
Magnesium
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
Câu 13. (TH) Vẽ sơ đồ cấu tạo các nguyên tử có số hạt mang điện tích dương trong hạt nhân
là 8, 13. Từ những sơ đồ đó có thể cho ta biết những thông tin gì về các nguyên tử đó?

Số p trong hạt số e trong số lớp electron số e lớp ngoài


nhân nguyên tử cùng
X
Y
Câu 14. (VD) Nguyên tử của một nguyên tố có tổng số các loại hạt là 34, trong đó số hạt mang
điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10. Xác định số p, số n, số e của nguyên tử nguyên
tố đó.
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
Câu 15. (VDC) Tổng số hạt proton, nơtron, electron của một nguyên tố X là 40, trong đó số
hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12. Xác định số p, số n, số e của X và vẽ
sơ đồ cấu tạo nguyên tử của nguyên tố X.
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
Câu 16. Cho các sơ đồ nguyên tử sau:

1. Dựa vào sơ đồ nguyên tử (I) cho biết:


- Số electron và proton trong hạt nhân nguyên tử
- Số lớp electron của nguyên tử
2. Dựa vào sơ đồ nguyên tử (II) cho biết:
- Số lớp electron và đisaccaritện tích của electron
- Lớp ngoài cùng có bao nhiêu electron.
3. Từ sơ đồ nguyên tử (III) cho biết:
- Số pronton, electron trong nguyên tử.
- Cho biết tên, kí hiệu hóa học và nguyên tử khối của nguyên tố ở sơ đồ (III).
Câu 17. Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào những câu sau:
1. Trong một…. gồm có ba loại hạt là: proton, nơtron, electron, trong đó hạt…. và
hạt……có số điện tích như nhau nhưng…., còn hạt….không mang điện.
2. Trong nguyên tử…..luôn chuyển động rất nhanh, sắp thành từng lớp gọi là….., hạt…..và
…..tạo thành hạt nhân nguyên tử.
Câu 18. Cho biết sơ đồ một số nguyên tử.
Hãy chỉ ra : số proton (p), số electron (e), số lớp electron của các nguyên tử ở sơ đồ (I) (II)
(III)
Câu 19. Cho biết sơ đồ một số nguyên tử.

Từ sơ đồ (I) (II) (III) hãy cho biết : số điện tích hạt nhân, số điện tích electron, số lớp electron
và số electron lớp ngoài cùng.
Câu 20. Giả sử có kí hiệu sau: aA , trong đó:
Thì những nguyên tử nào sau đây thuộc cùng một nguyên tố hóa học
aA; bC; aD; cE; aF; dG
DẠNG 1: BÀI TẬP TÍNH SỐ HẠT TRONG NGUYÊN TỬ
Các kiến thức cần có để giải dạng toán này:
 Số hạt mang điện là p và e, số hạt không mang điện là n
 Số khối A = p + n
 Tổng số hạt của nguyên tử: X = p + n + e, trong đó p = e
 Nên X = 2p + n
 Với a là số hạt nào đó (p, n, e), thì phần trăm số hạt a sẽ là:
Bài tập 1:
Nguyên tử Nhôm có điện tích hạt nhân là 13+. Trong nguyên tử nhôm, số hạt mang điện
nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt. Hãy cho biết số khối của nhôm.
Bài tập 2:
Biết nguyên tử B có tổng số hạt là 21. Số hạt không mang điện chiếm 33,33%. Xác định cấu
tạo của nguyên tử B.
Số hạt không mang điện chiếm 33,33% nghĩa là % n = 33,33; tổng số hạt là 21, tức X = 21.
Tìm p, e.

You might also like