Chuong 2-Bao Ve Qua Apqua Dong-Edit

You might also like

You are on page 1of 19

Chương 2: BẢO VỆ QUÁ ÁP, QUÁ DÒNG

Các phần tử trong mạch công suất sử dụng dụng cụ bán dẫn như BJT, FET, Thyristor
thường hay bị hỏng do các nguyên nhân quá áp,quá dòng. Để đảm bảo độ tin cậy trong hoạt
động và bảo vệ hệ thống khỏi sự cố phải có mạch bảo vệ quá áp, quá dòng.
Trong chương này, ta sẽ khảo sát các phương pháp bảo vệ quá áp quá dòng cho các phần
tử công suất sử dụng cụ bán dẫn và các mạch bảo vệ quá áp quá dòng điện tử sử dụng trong
công nghiệp.
2.1: Bảo vệ quá áp các phần tử công suất:
2.1.1: Các điều kiện quá áp:
Trong các mạch công suất, ngoài việc quá áp do nguồn cấp điện gây nên còn có các
nguyên nhân quá áp khác do bản thân hoạt động của mạch như: giao hoán biến áp, tắt của phần
tử công suất, giao hoán tải.
1- Giao hoán biến áp: là nguồn gây quá áp thường xảy ra đặc biệt khi mạch công suất chọn
cấp nguồn bằng biến áp. Các quá trình quá độ xảy ra trên thứ cấp khi dòng sơ cấp bị ngắt
hoặc đóng. Các quá độ xảy ra khi biến áp và tải bị ngắt nguồn cấp, do dòng từ hoá bên
trong biến áp. Khi nguồn cấp cho biến áp,dòng từ hoá sẽ gây nên quá áp gấp đôi so với
lúc xác lập. Điện dung ghép giữa sơ cấp và thứ cấp làm tăng quá áp thứ cấp nếu biến áp
có tỉ số vòng hạ áp lớn. Quá áp do giao hoán biến áp được minh hoạ ở hình 2.1, 2.2 và
2.3
Ep

SW mở

+
Im Im
Es
Ep

SW mở
-

L Es quá độ điện áp

Tải

Hình 2.1: Quá độ điện áp do ngắt dòng từ hoá biến áp

Hình 2.2: Quá độ điện áp do nạp năng lượng sơ cấp biến áp.

Giáo trình Điện Tử Ứng Dụng Lưu Phú 1


Hình 2.3: Quá độ điện áp do nạp năng lượng biến áp hạ áp

2- Tắt phần tử công suất: bất cứ khi nào phần tử công suất tắt khi làm việc với dòng điện
cao trong mạch điện cảm, sẽ có dòng ngược xuất hiện để xả điện tích tích trữ, gây nên
điện áp cao trên cuộn dây. Điện áp này áp ngược lên phần tử công suất đang tắt và phản
ánh lên phần tử công suất khác với cực tính ngược lại. (hình 2.4)

Hình 2.4: Quá độ áp do phục hồi ngược của SCR.


3- Giao hoán tải: xảy ra trong các mạch điện cảm được kết nối ở tải hay nguồn của mạch
điện. Cầu chì nổ hoặc cầu chì bảo vệ thích hợp cho trường hợp này. Năng lượng tích trữ
trong mạch điện cảm là E= ½ LI2 , với I là dòng đang chảy qua , cần phải được tiêu tán
trong các phần tử bảo vệ, để không gây ra quá áp. Nói chung, những dụng cụ hở mạch
chậm tiêu tán năng lượng này chậm tạo ra hồ quang, và những sw tốc độ nhanh (cầu chì
hay mạch bảo vệ) sẽ để lại phần lớn năng lượng này cho các phần tử khác hấp thụ. Điều
kiện giao hoán tải chủ yếu phụ thuộc vào đặc tính hở mạch của sw.
Hình 2.5 và hình 2.6 minh hoạ quá độ áp do giao hoán tải.

Giáo trình Điện Tử Ứng Dụng Lưu Phú 2


Hình 2.5: Quá độ áp do mạch giao hoán tải cảm ở ngõ vào.

Hình 2.6: Quá độ áp do giao hoán tải


Quá độ điện áp cũng xảy ra khi tải có mạch lọc LC (hình 2.7) và tải tái sinh (hình 2.8) như
động cơ.

Hình 2.7: Quá độ áp do mạch lọc LC với tỷ lệ L/C cao

Giáo trình Điện Tử Ứng Dụng Lưu Phú 3


Hình 2.8: Quá áp do tải tái sinh
2.1.2 : Bảo vệ quá áp:
Để bảo vệ các phần tử công suất, phải có mạch bảo vệ quá áp cho từng phần tử.Trước
tiên phải chọn linh kiện sao cho điện áp làm việc của nó phải gấp 1,5 ÷ 2 lần điện áp đỉnh làm
việc bình thường. Các mạch bảo vệ thường sử dụng như: mạch Snubber, các linh kiện phi tuyến,
mạch bảo vệ điện tử.
1- Mạch Snubber triệt dv/dt:
` Trong các mạch điện, mạch bảo vệ cần phải chống tốc độ biến thiên điện áp thuận dv/dt
ngang qua các phần tử công suất, có thể gây hỏng linh kiện. Việc gây ra dv/dt có thể từ việc
đóng nguồn ngoài hay bản thân hoạt động của mạch.
Mạch Snubber bao gồm điện trở nối tiếp tụ điện và mắc song song với phần tử công suất
như hình 2.9.Việc mắc song song C với phần tử công suất sẽ tạo một dòng điện C(dv/dt) qua tụ
điện.Điện cảm L hạn dòng qua tụ C nên cũng hạn chế dv/dt, Ngoài ra L còn hạn chế tốc độ biến
thiên dòng di/dt khi phần tử được kích dẫn.Mất mát do mạch Snubber rất bé có thể bỏ qua nhất
là ở f cao. i(t)
Dòng thyristor di/dt=E/L
I
L i(t)
t
0
Dòng snubber
+
+ R V(t)
E
- T
V(t) IR
C
- E
t
0
a) b)
Hình 2.9: a) Mạch Snubber với SCR b) dạng sóng phục hồi ngược
Trong hình 2.9a khi SCR T tắt xuất hiện xung dòng phục hồi ngược tăng đến giá trị đỉnh
trong thời gian tắt. Nếu không có mạch RC, dòng phục hồi ngược bị ngắt trong mạch điện cảm
sẽ tạo ra một quá độ điện áp L(di/dt) có thể làm hỏng phần tử công suất.
Nếu nối mạch Snubber RC song song với phần tử công suất, dòng phục hồi ngược có thể
đi qua mạch RC (hình 2.9b) Trên nhánh Snubber sẽ xuất hiện một dao động tắt dần tạo áp
ngược áp trên phần tử công suất. Giá trị RC thích hợp sẽ hạn chế điện áp ngược và tốc độ biến
thiên của nó.
Khi SCR T dẫn, tụ snubber C xả dòng qua T và R chống tăng dòng di/ti tại thời điểm dẫn.
Tuy nhiên khi T off, xuất hiện một điện áp thuận IR áp vào t. Điều này làm hạn chế việc giới hạn
dv/dt của mạch snubber.

Giáo trình Điện Tử Ứng Dụng Lưu Phú 4


Hình 2.10 minh hoạ mạch snubber có cực tính. R1 có giá trị
bé để cải thiện khả năng bảo vệ dv/dt thuận, R2 có giá trị lớn hơn
để giới hạn dòng xả khi SCR dẫn.
Trong các mạch cấp nguồn cho mạch công suất, mạch
snubber thường được nối vào đường cấp nguồn AC hay thứ cấp
biến áp để triệt các quá độ gây ra do bản thân mạch điện.
Tuy nhiên mạch snubber chỉ có hiệu quả phần nào, để đạt hiệu
quả cao hơn người ta sử dụng những phần tử phi tuyến triệt áp,
các phần tử này có mất mát nhỏ hơn trong điều kiện làm việc Hình 2.10: Mạch snubber
bình thường. có cực tính
 Thiết kế mạch snubber cho mạch dc:
Mạch snubber sử dụng trong mạch dc như hình 2.11. Trong thực tế nguồn dc được đóng
ngắt cấp cho SCR T, và tốc độ biến thiên dv/dt phải dưới giá trị điện áp tự kích T dẫn.
Khi S đóng, C xem như được ngắn mạch, SCR tắt xem như hở mạch.
RL là điện trở tải và L là điện cảm nguồn, ta có:
Edc  ( R  RL ).i  L.di / dt
Lời giải của phương trình trên:
i  I (1  e  t /  ) (2.1)
Với : I  Edc /( R  RL ) và   L /( R  RL )
t là thời gian đo từ lúc S đóng.
Vi phân (2.1) theo t:
di 1
 I .e t /   Hình 2.11: Mạch snubber
dt 
Edc R  RL t / 
  e
R  RL L
E
 dc e t / 
L
Giá trị di/dt max khi t=0:
di E
max  dc (2.2)
dt L
Edc
hay L (2.3)
(di / dt ) max
Điện áp trên SCR T:
v  R.i
dv di
R
dt dt
 dv   di 
   R 
 dt  max  dt  max
Thay (2.2) vào ,ta được:
L  dv 
R   (2.4)
Edc  dt  max
Các thông số L,RL,C được chọn sao cho mạch được đệm tới hạn. C phải tích điện đầy
trong thời gian ngắn nhất. Từ đó, theo phân tích trên ta có :
4L
( R  RL ) 2  0
C
L
R  RL  2 (2.5)
C

Giáo trình Điện Tử Ứng Dụng Lưu Phú 5


Sử dụng giá trị cho phép dv/dt và L, RL cho trước, ta có thể xác định được R và C từ (2.4)
và (2.5) .
Ví dụ 2.1: Mạch điện như hình 2.11.Điện áp cấp nguồn 400V,các thông số cho SCR
(di/dt)max=50A/μs và (dv/dt)max=200V/μs,RL=10Ω.Tính L để đảm bảo di/dt và R,C mạch snubber.
Giải: Tại thời điểm SW đóng,SCR chưa dẫn,C xem như ngắn mạch,áp trên SCR VAK áp toàn bộ
trên R.
Edc 400
Theo (2.3): L    8H
(di / dt ) max 50
L  dv  8  200
Theo (2.4): R      4
Edc  dt  max 400
4L 48
Theo (2.5) C  2
 2  0.16F
( R  RL ) 14
Nếu giá trị R bé,năng lượng tiêu tán cao và dòng xả từ C vào SCR khi SCR dẫn sẽ cao!
Giá trị R được chọn thường lớn hơn giá trị yêu cầu giới hạn dv/dt.
Giá trị C được chọn đủ nhỏ để tránh gây quá dòng cho SCR khi xả dòng vào SCR.
Thông thường người ta chọn giá trị tiêu biểu là R=10Ω,C=0,1μF.
Nếu chọn R=10Ω,giá trị L sẽ tăng để đảm bảo dv/dt cho phép:
Edc  R 400 10
Từ (2.4): L    20H
(dv / dt ) max 200
Giá trị L tính ở trên đủ để đảm bảo di/dt cho phép!
 Thiết kế mạch snubber cho mạch ac.
Các phương trình sau thường được sử dụng để tính toán:
VA 60
C  10 2  (2.6)
Vs f
C: giá trị C min cần thiết (µF)
VA: công suất biểu kiến biến áp
Vs: điện áp hiệu dụng thứ cấp
f: tần số làm việc
L
R  2 (2.7)
C
 : hệ số đệm, thường lấy khoảng 0,65
R: điện trở đệm mạch snubber
L: điệm cảm hiệu dụng
C: điện dung min cần thiết mạch snubber
Nếu cho giá trị max dv/dt, phương trình (2.6) có thể viết thành:
2
1  0,564 Em 
C   (2.8)
2 L  dv / dt 
Em là điện áp đỉnh dây/dây.
Ví dụ 2.2: Để bảo vệ dv/dt cho nhánh SCR trong mạch chỉnh lưu cầu 1 pha,tính mạch
snubber.SCR có (dv/dt)max=50V/μs.Điện áp đỉnh AC ngõ ra 380V và điện cảm nguồn 0,1mH.
Giải:
2 2
1  0,564 Em  1  0,564  380 10 6 
Từ (2.8): C        0,092F
2 L  dv / dt  2 10 4  50 
L 10 4
Từ (2.7): R  2  2  0,65  42,86
C 0,092  10 6
 Thiết kế mạch snubber DC bảo vệ BJT ,MOSFET:
Hình 2.11.1 minh họa hai mạch snubber DC bảo vệ MOSFET Q1.
Giáo trình Điện Tử Ứng Dụng Lưu Phú 6
Trong đó,R2,C2,D2 là mạch bảo vệ tăng vọt áp trên Q1 VD=Vout
khi Q1 off,R1,C1,D1 là mạch kẹp áp VD khi Q1 off.
 Mạch bảo vệ tăng vọt áp R2,C2,D2:
Khi Q1 off,dòng qua L1 bằng Ipk,VD tăng vọt lên cao hơn Vp.
Lúc này D2 on,C2 nhanh chóng nạp năng lượng do gai áp tạo
thành cho đến khi VD giảm trở về Vp.Khi Q1 on,D2 off,C2 xả qua
R2 vào Q1,R2 hạn dòng xả cho C2.Hay nói cách khác,mạch này
làm VD giảm về Vp trong thời gian dt mong muốn khi Q1 off.
Khi D2 on,dòng qua cuộn dây Ipk nạp cho C2:
dV I dt
I pk  C 2  C 2  pk (2.8.1)
dt Vp
Khi Q1 on,C2 xả qua R2 vào Q1,chọn thời hằng xả bằng
1/10 Ton(thời gian Q1 on),với Ton=DxT(D; hệ số chu kỳ nhiệm vụ) Hình 2.11.1
T DT
 2  R 2C 2  on  R 2  (2.8.2)
10 10C 2
Năng lượng tích trữ trong C2 hoàn toàn tiêu tán trên R2 trong một chu kỳ:
1
P  Ec f  C 2V p2 f (2.8.3)
2
 Nhận xét:
- Nếu các giá trị cố định,giảm C2 sẽ giảm dt và công suất tiêu tán trên R2 giảm,
nhưng năng lượng gai cao áp khó có thể hấp thụ hết!
- Thay đổi dt sẽ ảnh hưởng đến mức hấp thụ năng lượng mạch kẹp R1,C1,D1.
- D2 phải chịu được dòng đỉnh Ipk
- Các linh kiện phải chịu được điện áp đỉnh.
 Mạch kẹp áp R1,C1,D1:
Khi Q1 off,trên cực D sẽ có dao động tắt dần do điện cảm rò,tụ ngõ ra Q1 và tụ ký sinh L1
gây ra.Mạch R1,C1,D1 đóng vai trò như là mạch tách sóng đỉnh,lọc lấy bao hình biên độ
các dao động này và kẹp biến thiên điện áp dV trên cực D cho phép bảo vệ Q1 không bị
quá áp trên VDS.
Ban đầu trên C1 tích điện áp ngưỡng V cho trước.Khi Q1 off, VD tăng vọt lên làm D1 on,
dòng đỉnh Ipk nạp C1 lên thêm một lượng dV mong muốn.Sau đó C1 xả qua R1 tiêu tán
năng lượng nạp từ Ipk ban đầu.Như vậy năng lượng tích trữ trên C1 gồm năng lượng tích
trữ ban đầu với điện áp V và năng lượng xả từ L1:
2
C1V 2 L1I pk C1(V  dV ) 2
EC  EC 0  EL1   
2 2 2
2
L1I pk
Suy ra: C1  (2.8.4)
dV (dV  2V )
Chọn R1 sao cho thời hằng τ1=R1C1 đủ dài hơn chu kỳ xung:
10T
R1C1  10T  R1  (2.8.5)
C1
Công suất tiêu tán trên R1 bằng công suất tiêu tán do điện áp V và năng lượng xả từ L1:
2
V 2 L1I pk f
P  (2.8.6)
R1 2
 Nhận xét:
- Chọn D1 chịu được dòng đỉnh Ipk và có VR cao hơn các gai chồng lên nguồn Vp.
- Điện áp trên C1 gần như không đổi bằng V ,nếu áp trên C1 thay đổi là do chọn C1
quá bé hoặc D1 không tốt!
- Chọn áp chịu đựng cho C1 >V+dV
- Điều chỉnh điện áp kẹp V bằng cách thay đổi R1.
Giáo trình Điện Tử Ứng Dụng Lưu Phú 7
 Lưu ý quan trọng: Trong trường hợp L1 là biến áp xung,năng lượng nạp cho điện cảm sơ
cấp biến áp đã được hấp thụ bên tải ở thứ cấp,việc phát sinh gai vọt lố trên cực D khi Q1
off là do điện cảm rò của biến áp.Do đó các công thức (2.8.4) và (2.8.6) sẽ được thay L1
bằng điện cảm rò.
Ví dụ 2.2.1: Hình vd2.2.1 là mạch lái biến áp trong nguồn ổn áp xung flyback(xem chương 3).
Khi Q1 on,năng lượng được nạp cho
điện cảm sơ cấp Lp,lúc này D6 off.Khi Q1 off
điện áp trên cực D tăng vọt lên làm D6 on,năng
lượng nạp ban đầu được chuyển sang thứ cấp
nạp các tụ C10,C11 và cấp cho tải ngõ ra 5V.
Khi D6 on,điện áp trên cuộn thứ vs=V0+VD6=6V
phản ánh về sơ cấp vp=(Np/Ns).vs.Điện áp trên
cực D Q1 lúc này bằng VD=vp+Vp.
Cho Vp=300V,Ipk=1A,Np/Ns=10,điện cảm rò sơ cấp
biến áp Lplk=20μH,T=20μS,Ton=10μs.Tính các giá
trị cho các mạch snubber.
Giải:
 Tính mạch snubber chống vọt áp:
Chọn dt=1/50Ton=10/50=0.2μs
I dt 1 0.2  106
C 8  pk   666 pF  C 8  680 pF / 600V Hình vd2.2.1
Vp 300
DT 0.5  20 10 6
R11    1470  R11  1K 5
10C 8 10  680 1012
1
P  Ec f  C 8V p2 f  1 / 2  680  1012  300 2  50000  1.53W
2
Chọn R11=1K5/3W.
 Tính mạch snubber kẹp áp:
Khi Q1 off,điện áp phản ánh về trên cuộn sơ cấp vp=6x10=60V,chọn điện áp kẹp trên C9
V=60V.Điện áp trên cực D VD=300V+60V=360V.Giả sử điện áp chịu đựng của Q1
VDSS=500V,ta chỉ còn ngưỡng an toàn 140V.Như vậy ta chỉ có thể cho giới hạn gai điện
áp do điện cảm từ hóa dV=100V để tổng áp trên cực D khoảng 460V còn dự trữ 40V.
L ppk I 2pk 10  106  12
C9    454 pF  C 9  470 pF / 600V
dV (dV  2V ) 100(100  2  60)
10T 10  20 10 6
R12    425.5K  390 K
C9 470 10 12
2
V 2 L plk I pk f 602 10  10 6  12  50 103
P     0.25W
R12 2 3.9 105 2
Chọn R12=390K/0.5W.
Chọn D4,D5 là các diode xung có IFSM>1A và VR>600V.
 Mạch snubber không tiêu tán năng lượng:
Các mạch snubber trên đều tiêu tán năng lượng trên R,
nên sẽ giảm một phần hiệu suất phải chọn điện trở công suất lớn.
Hình 2.11.2 giới thiệu mạch snubber không tiêu tán năng lượng.
Khi Q1 off ,D1 on,năng lượng gai điện áp vọt lố được nạp vào C1.
Khi Q1 on,D2 on,L2 và C1 hình thành mạch dao động với tần số
f 0  1 /( 2 L2C1 ) .Trong bán kỳ đầu điện áp trên L2 âm,đến bán kỳ
sau điện áp trên L2 dương đến khi vượt qua Vp+2VD,D1 và D2
on,năng lượng sẽ được trả về nguồn.
Việc tính C1 và L2 như sau: Hình 2.11.2
Giáo trình Điện Tử Ứng Dụng Lưu Phú 8
Đầu tiên chọn C1 sao cho biên độ gai vọt lố là thấp nhất!Thường ta phải tiến hành thực
nghiệm vì không biết giá trị điện cảm rò.
Sau khi chọn C1 xong,tính L bằng cách chọn tần số dao động f0 sao cho chu kỳ dao động
nhỏ hơn Tonmin thời gian Q1 on bé nhất:
T2
L2  on min (2.8.7)
4C1

2- Dụng cụ phi tuyến triệt quá áp:


Các dụng cụ phi tuyến triệt quá áp có dạng đặc tuyến như hình 2.12. Ở điều kiện bình
thường, chỉ có một dòng điện bé qua nó.Nếu có đột biến điện áp, nó sẽ dẫn với dòng điện lớn
hơn rất nhiều lần và giới hạn hay kẹp điện áp ở một mức Vz nào đó. Các loại dụng cụ này gồm:
Varistor, diode selenium, diode zener (Avalanche).

Hình 2.12: Đặc tính dụng cụ phi tuyến triệt quá áp Hình 2.13: Ký hiệu MOV

 Varistor hay MOV (Metal Oxide Varistor)


Nguyên lý làm việc là điện trở thay đổi theo điện áp. Khi điện áp dưới giá trị ngưỡng, giá
trị điện trở rất lớn. Khi điện áp vượt qua giá trị ngưỡng, điện trở sẽ giảm nhanh và tạo dòng qua
MOV tăng vọt lên dẫn đến hạn chế điện áp ngang qua nó. Đặc tính của varistor như đặc tính
vùng phân cực nghịch của diode Zener nhưng làm việc ở cả hai chiều dòng điện.
Tham khảo data sheet file Littelfuse_Varistor_catalog hướng dẫn lắp đặt,lựa chọn MOV
theo yêu cầu thiết kế(trang 15 đến 19).
Ví dụ 2.3: Chọn MOV thích hợp bảo vệ nguồn DC 12V theo các yêu cầu sau:
- Điện áp DC max 12V +10%
- Dòng tiêu thụ danh định 2A
- Xung dòng đỉnh max gấp 5 lần dòng danh định
- Điện dung MOV <1000pF
Giải:
Để bảo vệ nguồn 12VDC ta lắp MOV giữa nguồn và GND
Tính các thông số chọn MOV:
- Điện áp DC max=1.1x12=13.2V≈14V
- Xung dòng đỉnh max=5x2=10A
- Mức năng lượng max với xung dòng đỉnh 10A 10/1000μs#T=1ms
W TM=1.4x14x10x0.001=0.196J
- CMOV<1000pF
Chọn series MLA: V14MLA0905N có:
- VM(DC)=14V
- ITM(xung 8/20μs)=120A
- W TM=0.300J
- C=360pF
Giáo trình Điện Tử Ứng Dụng Lưu Phú 9
 Diode Selenium:
Diode selenium(selen) là loại diode chỉnh lưu cao áp thường được
dùng trước kia. Tiếp xúc kim loại – selen có điện áp nghịch rất cao .
Diode selen làm việc như diode Zener như đặc tuyến hình 2.12, nó
có khả năng triệt áp quá độ gấp 2 lần điện áp làm việc bình thường.
Diode selenium có 2 loại: phân cực và không phân cực.
Loại phân cực sử dụng trong mạch dc và loại
không phân cực sử dụng trong mạch ac. Diode selen
gồm từng cell ghép lại với nhau, mỗi cell chịu điện áp Hình 2.14 a) Diode selen phân cực
RMS bình thường 25V và điện áp ghim khoảng 72V. b) Diode selen không phân cực
 Diode Zener:
Diode Zener cũng được sử dụng để triệt quá áp trong những mạch dc. Nó có khả năng
hấp thụ năng lượng lớn quá áp,tuy nhiên công suất tiêu tán tăng.
Các dụng cụ phi tuyến có ưu điểm hơn mạch snubber ở chỗ không phụ thuộc vào giá trị
điện cảm/dung trong mạch và triệt quá áp theo nguyên tắc ngắn mạch, khác với mạch snubber
cho áp dao động tắt dần nên hiệu quả bảo vệ cao hơn.
3. Mạch bảo vệ quá áp:
Nhờ vào đặc tính giao hoán nhanh của SCR, có thể sử dụng nó vào các mạch bảo vệ quá
áp do nguồn cấp điện hoặc hoạt động giao hoán gây ra .SCR được nối song song với tải.Khi có
điện áp vượt quá giá trị ấn định, SCR được kích dẫn tạo một dòng điện lớn từ nguồn đổ qua làm
giảm điện áp ra tải. Hình 2.15 minh hoạ một dạng mạch bảo vệ quá áp sử dụng SCR. Vì nguồn
cấp điện là xoay chiều nên có 2 SCR, 1 cho chiều dương và 1 cho chiều âm.Các mạch bảo vệ
quá áp điện tử sẽ được phân tích ở phần sau.
R1 hạn dòng ngắn mạch khi SCR dẫn. Dòng dẫn qua SCR đủ lớn để gây sụt áp
trên tổng trở nguồn Z làm giảm điện áp ra tải . Diode Zener DZ nối tiếp R1, R2 tạo mức ngưỡng
nhận dạng quá áp. Khi điện áp AC in đủ cao gây ra quá áp, Dz dẫn.

Hình 2.15: Mạch bảo vệ quá áp


Trong kỳ bán dẫn dương ,T1 phân cực thuận. Dòng kích cực G T1 từ L → Z→R1→D1→DZ
→R2→D3. Trong bán kỳ âm ,T2 phân cực thuận. Dòng kích G T2 từ N→D2→DZ→R2→D4.Khi điện
áp vào giảm trở về giá trị an toàn, DZ off cắt dòng kích cực G các SCR, các SCR tắt, mạch trở về
trạng thái bình thường.
2.1.3: Bố trí mạch bảo vệ quá áp:
Trong thực tế, người ta thường bố trí các mạch bảo vệ quá áp ở các vị trí nguồn vào,
phần tử công suất, ngõ ra tải. Chẳng hạn:
 Mạch các dụng cụ phi tuyến triệt áp ở ngõ cấp nguồn vào để chống quá áp gây ra bởi biến
áp , các điện cảm ngõ vào.
 Các phần tử công suất đều phải có mạch snubber để chống dv/dt .
 Mạch các dụng cụ phi tuyến triệt áp ở ngõ ra tải để chống quá áp gây ra do tải điện cảm.
Hình 2.16 minh hoạ sơ đồ bố trí chống áp quá tải tiêu biểu.

Giáo trình Điện Tử Ứng Dụng Lưu Phú 10


Hình 2.16: Mạch bảo vệ quá áp tiêu biểu.
2.2: Bảo vệ quá dòng:
2.2.1: Các điều kiện quá dòng:
Các trường hợp gây ra quá dòng:
- Ngắn mạch ngõ ra
- Sự cố trong mạch công suất
- Sự cố trong chuyển đổi nhánh dẫn của phần tử công suất
- Ngắn mạch giữa một pha và 1 nhánh cầu diode chỉnh lưu.
1- Ngắn mạch ngõ ra:
Trong bất kỳ hệ thống nào, việc ngắn mạch ngõ ra sẽ làm dòng tải hay dòng qua các phần
tử công suất tăng rất nhiều lần so với điều kiện bình thường. Dòng ngắn mạch lúc xác lập phụ
thuộc vào tổng trở của mạch:
Điện áp hở mạch
Dòng ngắn mạch xác lập =
Tổng trở mạch
Trong các mạch giao hoán cầu hoặc đẩy kéo, việc ngắn mạch xuất hiện khi 1 phần tử
chuyển từ dẫn sang tắt và 1 phần tử chuyển từ tắt sang dẫn.

Hình 2.17: Ngắn mạch ngõ ra do chuyển trạng thái dẫn giữa các phần tử công suất.
Trường hợp tải là động cơ cũng xảy ra ngắn mạch khi khởi động động cơ trong trường
hợp động cơ có đứng yên (và nhất là khi động cơ có gắn tải). Lúc đó sức điện động cảm ứng và
tổng trở tương đương của động cơ xem như bằng 0.
2- Sự cố trong mạch công suất:
Sự cố xảy ra khi phần tử công suất dẫn sai, có thể do xung kích sai hoặc xuất hiện dv/dt
vượt quá áp thuận cho phép, hoặc điện áp ngược cao quá mức cho phép.
3. Sự cố trong chuyển đổi nhánh dẫn của phần tử công suất:
Sự cố này có đề cập ở hình 2.17, khi một nhánh chuyển từ dẫn sang tắt và một nhánh
chuyển từ tắt sang dẫn mà không có thời gian trễ chuyển trạng thái.

Giáo trình Điện Tử Ứng Dụng Lưu Phú 11


Xem mạch cầu BJT như hình 2.18.Bình thường Q1Q4 dẫn, Q2Q3 tắt, dòng ghép ra tải theo
chiều Vcc→Q1→RL→Q4→GND. Khi đảo trạng thái Q1Q4 tắt, Q2Q3 dẫn, dòng ghép ra tải theo
chiều Vcc→ Q3→RL→Q2→GND.
Trường hợp xung kích sai hoặc tải mang tính cảm,
thời gian chuyển trạng thái dài dễ dẫn đến tình trạng ngắn
mạch do dẫn trùng Q1Q2 dẫn hoặc Q3Q4 dẫn làm quá dòng
và hỏng các phần tử công suất.

Hình 2.18:Mạch cầu BJT bị dẫn trùng Q1Q2 hoặc Q3Q4


do không có thời gian trễ chuyển trạng thái.

2.1.2: Bảo vệ quá dòng:


1- Cầu chì:
Để bảo vệ quá dòng cho các phần tử công suất, có thể sử dụng cầu chì đặt ở vị trí thích
hợp.Hình 2.19a đặt cầu chì ở ngõ vào AC là phương pháp đơn giản nhất. Trong hình 2.19b, đặt
cầu chì đồng hàng với phần tử công suất để bảo vệ cho từng phần tử một, cách này thường hay
sử dụng. Trong một số trường hợp, để giảm tốc độ biến thiên di/dt, người ta đặt thêm các cuộn
dây trên từng nhánh các phần tử công suất, tuy nhiên cuộn dây sẽ ảnh hưởng đến hoạt động
bình thường của mạch.

Hình 2.19: a) – Cầu chì bảo vệ đặt ở ngõ vào


b) – Cầu chì bảo vệ đặt đồng hàng với phần tử công suất
c) – Đặt các cuộn dây chống di/dt
Hình 2.20 minh hoạ cấu tạo cầu chì và hình 2.21 là đặc tính dòng điện của cầu chì.

Hình 2.20: Cấu tạo cầu chì

Giáo trình Điện Tử Ứng Dụng Lưu Phú 12


Hình 2.21: Đặc tính dòng điện cầu chì
Khi có dòng sự cố tăng, nhiệt độ cầu chì tăng cho đến khi t=tm, là thời gian chảy cầu chì
và hồ quang bắt đầu xuất hiện xuyên qua cầu chì. Do hồ quang, tổng trở của cầu chì tăng, làm
giảm dòng điện.
Tuy nhiên, nó sẽ tạo ra một điện áp hồ quang ngang qua cầu chì . Nhiệt phát ra làm bốc
hơi các phần tử cầu chì, làm tăng chiều dài hồ quang và giảm dòng điện. Quá trình này làm tắt
hồ quang trong thời gian ngắn. Khi hồ quang xuất hiện và tắt trong thời gian ta ,sự cố bị cắt. Thời
gian cắt cầu chì càng nhanh, điện áp hồ quang càng cao.
Thời gian cắt tc là tổng hai thời gian chảy tm và thời gian hồ quang ta,tm phụ thuộc vào
dòng tải và ta phụ thuộc vào hệ số công suất của mạch gây sự cố. Thông thường sự cố bị cắt
trước khi dòng sự cố đạt đến giá trị đỉnh đầu tiên. Dòng sự cố đạt đến giá trị cực đại nếu không
có cầu chì gọi là quá dòng đạt tới.
Hình 2.22 minh hoạ đặc tính dòng điện/ thời gian của phần tử công suất và cầu chì.

Hình 2.22 Đặc tính dòng điện /thời gian của dụng cụ và cầu chì
a) – Bảo vệ hoàn toàn
b) – Chỉ bảo vệ ngắn mạch
Trong hình 2.22a, đặc tính cầu chì luôn nằm phía dưới đặc tính dụng cụ nên cầu chì sẽ
bảo vệ dụng cụ trong toàn tầm làm việc. Trong hình 2.22b, cầu chì chỉ bảo vệ khi bắt đầu xảy ra
ngắn mạch, còn quá dòng bình thường sử dụng mạch cắt CB hoặc hạn dòng.
Nếu gọi R là điện trở mạch khi có sự cố và i là dòng sự cố tức thời trong khoảng thời gian
xảy ra sự cố đến lúc dập tắt hồ quang, năng lượng nuôi mạch:
We   Ri 2dt (2.9)
Nếu R = const, giá trị I2t tỉ lệ với năng lượng nuôi mạch. Giá trị I2t gọi là năng lượng cho qua và
đáp ứng với việc nóng chảy cầu chì.
Giả sử dạng sóng dòng cắt cầu chì hình 2.21 có dạng tam giác cân và tm=ta=tc/2.Dòng
đỉnh xuyên qua Ip.Từ (2.9),ta có:
Giáo trình Điện Tử Ứng Dụng Lưu Phú 13
tc / 2 2
 2I p  2 I2
2 2
I t   i dt  2    t dt  p tc
0  tc  3
2
3I t
Suy ra: I p2  (2.9a)
tc
Để chọn cầu chì thích hợp, trước tiên phải dự đoán dòng sự cố và thoả các điều kiện:
1- Cầu chì phải đảm bảo dẫn liên tục dòng định mức
2- Giá trị I2t của cầu chì trước khi dòng sự cố bị cắt phải nhỏ hơn giá trị định mức I2t của
dụng cụ.
3- Cầu chì phải chịu được điện áp sau khi dập tắt hồ quang
4- Điện áp hồ quang đỉnh phải nhỏ hơn giá trị định mức đỉnh của dụng cụ.
Ví dụ 2.4:
Chọn cầu chì bảo vệ SCR BT151 làm việc trong mạch chỉnh lưu có điều khiển với nguồn
vào 220VACRMS,dòng tải DC max=2A.
Giải:
- Nguồn AC in 220VAC RMS→ chọn cầu chì có điện áp làm việc 250VAC
- IDCmax=2A→IRMSmax=1.57x2=3.14A(chỉnh lưu bán kỳ)
→chọn cầu chì có Imax>3.14A
- BT151 có I2t(tp=10ms,sine wave pulse)=72A2s→chọn cầu chì có I2t<72A2t
Tra data sheet file Littelfuse_Fuse_218_Datasheet chọn cầu chì mã 3.15 có:
- Dòng cực đại : Imax=3.15A
- Điện áp cực đại: Vmax=250V
- Ngưỡng cắt cầu chì: 35A/250VAC
- Điện trở nguội: Rc=0.0173Ω
- Ngưỡng chảy danh định: I2t=38.15 A2s
- Rơi áp max ở dòng max: Vcmax=100mV
Từ công thức(2.9a) tính được dòng đỉnh Ip trong thời gian tc=10ms:
3  38.15
I 2p   11,445 A2
0.01
Suy ra Ip=107A<ITSM=120A(tp=10ms)

2.3: Bảo vệ quá áp&quá dòng sử dụng mạch điện tử:


Vi
2.3.1: Cảm biến quá áp&quá dòng:
1. Cảm biến áp:
 Điện trở: phương pháp thông dụng nhất là dùng điện trở
+
phân áp như hình 2.23.
Vc
R2
Vc  Vi (2.10) -
R1  R2
Chọn tỉ lệ R1,R2 để đạt hệ số phân áp như yêu cầu.
Lưu ý: tổng trở vào nhìn từ Vc là:
Hình 2.23: Cảm biến áp dùng điện trở phân áp.
Rc  R1 // R2 (2.11)

Tùy thuộc vào công suất và điện áp ngõ vào Vi,ta phải chọn công suất điện trở phù hợp để
đáp ứng công suất tiêu tán và điện áp chịu đựng trên điện trở.
Ví dụ 2.5: Vi=220V,Pi=10W,chọn cầu phân áp sao cho Vc=10V.
Giải:
P 10
Ta có: I i  i   45mA
Vi 220
Chọn dòng qua cầu phân áp cở 1mA để không ảnh hưởng công suất nguồn.
Giáo trình Điện Tử Ứng Dụng Lưu Phú 14
R2 10
Hệ số phân áp:   0,045
R1  R2 220
V 220
R1  R2  i  3  220 K
I c 10
Suy ra: R2  9,9 K , R1  210,1K
Công suất tiêu tán và điện áp trên điện trở:
PR1  210,1.10 3  0,21W ,VR1  210V
PR 2  10.103  0,01W , VR 2  10V
Tổng trở vào nhìn từ Vc:
Rc  R1 // R2  9, 45K
 Cảm biến áp bằng điện trở có thể sử dụng làm cảm biến áp dc hoặc ac.
 Biến áp: sử dụng biến áp chỉ cảm biến áp ac.
Ta có điện áp trên thứ cấp: + +
Ns
Vs   nV p (2.12)
Np Vp Vs

Ns: số vòng thứ cấp


Np: số vòng sơ cấp - -
Lưu ý đáp ứng tần số của biến áp và tránh để .
biến áp bão hòa từ. Hình 2.24: Biến áp cảm biến áp ac
2. Cảm biến dòng:
 Điện trở shunt: phương pháp này sử dụng cho dòng dc hoặc ac,chính xác với dòng
Ic bé và không cách ly với mạch điều khiển.
Vc  I c Rs (2.13) Ic +
Rs Vc
Có thể tạo điện trở shunt từ công thức tính điện trở dây quấn:
l
R (2.14) -
S
Hình 2.25: Cảm biến dòng bằng
điện trở shunt
 : điện trở suất của vật liệu làm điện trở(Ω.m)
l: chiều dài dây/thanh điện trở(m)
S: tiết diện ngang của dây/thanh điện trở(m2)
Thứ cấp
Ip Sơ cấp
Is
 Biến dòng: chỉ áp dụng cho cảm biến dòng ac.
Lưu ý: - Với biến dòng ký hiệu Ip/Is=200/5 chẳng hạn,
có nghĩa là nếu đặt dòng sơ cấp Ip=200A,ngắn mạch
thứ cấp sẽ có dòng thứ cấp Is=5A.
- Thứ cấp biến dòng có nội trở Ri từ vài đến vài chục Ω.
- Để cảm dòng thứ cấp,ta mắc điện trở Rs giữa hai đầu Hình 2.26: Cảm biến
thứ cấp biến dòng với điều kiện Rs<< Ri để đảm bảo dùng biến dòng
tỉ số biến dòng đúng.
 Không được để thứ cấp biến dòng hở mạch!Ngõ ra thứ cấp sẽ có xung áp rất cao có
thể làm hỏng mạch vào.
R1 R2
Ví dụ 2.6: Thiết kế mạch tạo áp ngõ ra từ 0÷5Vrms với
cảm biến dòng ngõ vào CT200:5 có điện trở cuộn thứ 10Ω. CT 200:5
-
Giải: Cs V0
Rs +
Hình vd2.6 là mạch thiết kế. TL071
- Chọn Rs=0.1Ω<<10Ω,ta có khi Ip=200A,Is=5A R3

Vậy Vs=0.1x5=0.5Vrms
Av=V0/Vs=5/0.5=10. Hình vd2.6
Giáo trình Điện Tử Ứng Dụng Lưu Phú 15
- Mạch KĐ không đảo Av=1+R2/R1
Suy ra : R2/R1=9
Chọn R1=1K,R2=9K(có thể chọn R2=VR10K để cân chỉnh đúng)
- Đây là mạch KĐAC nên không cần chọn R3 phải bằng R1//R2,chọn R3=10K>>Rs
- Cs ghép AC tín hiệu vào Vs tần số 50Hz,Chọn Zc=1/(2πfCs)<<R3
Chọn Zc=1/10R3,suy ra Cs=6.37μF.Chọn Cs=10μF NP(non polar)
- Điện áp đỉnh ngõ ra V0P=±5x1.4=±7V,phải cấp nguồn ±Vcc=±9V để không méo tín hiệu ra
- Độ nhạy của mạch Sv=5Vrms/200=25mVrms/1A

 Cảm biến dòng hiệu ứng Hall:


Hiện nay cảm biến dòng hiệu ứng Hall được sử dụng rất rộng rãi,với những ưu điểm
như sau:
- Cảm biến cả dòng dc và ac. Dây dẫn Ic
- Độ nhạy cao,tuyến tính trên tầm rộng.
- Đo dòng từ mA đến hàng trăm A.
- Cách ly giữa dòng cảm biến và mạch đo. Phần tử Hall
Nguyên lý cơ bản cảm biến dòng hiệu ứng Hall như Vc

hình 2.27.

Lõi sắt vật liệu từ mềm

Hình 2.27: Nguyên lý cảm biến dòng hiệu ứng Hall

Một lõi vòng kín là vật liệu từ mềm đặt gần hoặc bao bọc dây dẫn có dòng điện cần đo
Ic.Khi dòng Ic qua dây dẫn,lõi sinh ra từ trường tác động lên phần tử Hall đặt trong khe hở từ của
lõi ,làm xuất hiện điện áp trên phần tử Hall.Điện áp này rất bé nên cần được khuếch đại thêm.
Cảm biến Hall có 2 loại: hở mạch(open loop) và vòng kín(closed loop).
Loại hở mạch có độ tuyến tính phụ thuộc vào vật liệu lõi
và độ trôi phụ thuộc vào phần tử Hall,mạch khuếch đại.
Giá thành loại hở mạch thấp.
Trong loại cảm biến Hall vòng kín,điện áp Hall được
khuếch đại vc đưa về kích mạch lái dòng điện cấp cho cuộn
dây bù quấn trên lõi.Từ trường cuộn dây tạo ra cùng biên độ
nhưng ngược chiều với từ trường tạo bởi dòng sơ cấp Ic.
Kết quả là từ thông tổng trong lõi bằng 0.Điều này làm tăng
độ nhạy và tuyến tính của cảm biến. Hình 2.28: Cảm biến dòng Hall vòng kín
 Giới thiệu vi mạch cảm biến dòng hiệu ứng Hall ACS712(xem data sheet)
- Dạng SOIC 8 chân
- Đáp ứng ngõ ra 5μs
- BW=80Khz
- Tổng sai số ngõ ra 1,5%,Ta=250C
- Điện trở dẫn bên trong 1,2mΩ
- Cách điện min 2,1KVrms
- Cấp nguồn đơn 5V
- Độ nhạy ngõ ra 66-185mV/A
- Điện áp ra tỉ lệ với dòng dc/ac ngõ vào
Tầm dòng điện vào max: ±5 đến ±30A

Hình 2.29: Mạch ứng dụng tiêu biểu ACS712

Giáo trình Điện Tử Ứng Dụng Lưu Phú 16


Ví dụ 2.7: Thiết kế mạch cảm biến dòng dùng IC ACS712 với dòng vào Ip=0÷20A AC/50Hz cho
điện áp ngõ ra V0=0÷5V DC.
Giải:
Hình vd 2.7 là mạch thiết kế.
- Chọn IC ACS712ELCTR-20A-T có Ip=±20A,
độ nhạy S=100mV/A
- Chọn R1=100K lấy điện áp phân cực tĩnh Vi+
U1 0V.
- Chọn RF=10K hạn dòng ngõ ra và phân áp với
R1 a=10/11
- Chọn Cout ghép AC ZCout=1/(2πx5x10-6)=3183Ω
ZCout<<R1=100K.
- Khi Ip=20A,Voutp=0.1x20x10/11=20/11V
- Mạch KĐ chỉnh lưu chính xác bán kỳ(HWR)
Gồm U1,D1,R2,R3(xem mục 1.10) có HSKĐ:
Av=1+R3/R2 Hình vd2.7
- Để V0=5V DC khi Ip=20A: Av=V0/Voutp=5/20/11=2.75
Suy ra : R3/R2=1.75.
Chọn R2=R1=100K→R3=175K(chọn R3=VR200K để cân chỉnh đúng)
- C1 lọc gợn ngõ ra,khi ngõ vào bán kỳ âm ,D1 off,C1 xả qua R3 và R2.
Chọn thời hằng τ=C1(R2+R3)≥5x10ms=50ms→C1≥50ms/275K≈0.18μF
Chọn C1=0.2μF.
- Chọn U1=LM358 cấp nguồn đơn,VOH=Vcc-1.5V,VOLmax=20mV(xem data sheet LM358)
Do đó chọn Vcc=8V để Vomax=5V không bị bão hòa.VOLmax=20mV<S=100mA chấp nhận
được.
2.3.2: Mạch bảo vệ quá áp/dòng:
1. Sơ đồ nguyên lý:

Cảm biến Điều khiển


KĐ So sánh
áp/dòng (chỉnh lưu) đóng/cắt

Áp tham
chiếu

Hình 2.30: Sơ đồ khối nguyên lý mạch bảo vệ quá áp/dòng


Hình 2.30 minh họa sơ đồ nguyên lý chung của mạch bảo vệ quá áp/dòng.Tín hiệu từ cảm
biến áp/dòng được khuếch đại để tăng độ nhạy(có thể chỉnh lưu chính xác trong trường hợp cần
chuyển sang dc),sau đó đưa vào mạch so sánh để so sánh với tín hiệu tham chiếu.Điện áp tham
chiếu xác định mức/ngưỡng quá áp/dòng cần tác động.Ngõ ra mạch so sánh sẽ phát tín hiệu đến
mạch điều khiển đóng cắt để đóng cắt mạch cấp nguồn áp/dòng.Mạch điều khiển đóng cắt có thể
là BJT,FET công suất làm việc ở chế độ giao hoán hoặc thyristor.Độ nhạy và đáp ứng của mạch
bảo vệ được quyết định bởi mạch khuếch đại,so sánh và nhất là mạch điều khiển đóng cắt,phần
tử khóa cấp nguồn. +Vcc Q2 ≈ Vcc
2. Mạch bảo vệ quá áp cấp nguồn: +
R1
Xem mạch bảo vệ quá áp cấp nguồn như hình 2.31. Q1

Tải

Dz R2

Hình 2.31: Mạch bảo vệ quá áp cấp nguồn tiêu biểu

Giáo trình Điện Tử Ứng Dụng Lưu Phú 17


Khi áp cấp nguồn Vcc nhỏ hơn Vz+Vγ1(Vγ1: điện áp mở Q1),Q1 off,Q2 dẫn bão hòa,điện áp
cấp ra tải bằng Vcc-VCES2(VCES2: điện áp bão hòa CE Q2)  Vcc
Khi áp cấp nguồn Vcc vượt qua Vz+Vγ1,Q1 on làm giảm dòng IB2,Q2 dẫn yếu làm tăng
VCE2,điện áp ra tải sẽ giảm.Đến khi Q1 bão hòa,Q2 off cắt nguồn ra tải.
 IC bảo vệ quá áp NCP346

a)Dạng vỏ ngoài NCP346


SOT-23-5
b) Mạch tiêu biểu

Hình 2.32: IC bảo vệ quá áp NCP346

- Dạng vỏ ngoài SOT23 5 chân


- Điện áp chịu đựng cực đại Vccmax=30V
- Điện áp ngõ vào ngưỡng bảo vệ: Vth=4,45V(danh định)
- Hoạt động bình thường: Vin<Vth,CNTRL=0,OUT=0
- Hoạt động bảo vệ: Vin>Vth,CNTRL=0,OUT=1
hoặc CNTRL=1,OUT=1
- Thời gian ON/OFF <1μs
Xem thêm data sheet IC NCP346
3. Bảo vệ quá dòng tầng công suất đẩy kéo:

Hình 2.33: Mạch bảo vệ quá dòng tầng công suất đẩy kéo

Giáo trình Điện Tử Ứng Dụng Lưu Phú 18


Khi mới cấp nguồn,áp trên C1 bằng 0,DZ1 off,Q5,Q6off,rờ le K hở mạch.Nguồn +12V nạp
C1 qua R7 đến khi VC1 =8V,Q5 và Q6on làm rờ le K đóng.Đây là mạch tạo thời gian trễ đóng tải
vào tầng công suất để bảo vệ loa và loại vỏ tiếng bụp ở loa khi mới cấp nguồn.
Khi dòng điện qua cặp BJT đẩy kéo,cụ thể là Q2,vượt quá giới hạn,điện áp trên R2 vượt
quá Vγ làm Q3 on.C1 xả nhanh qua Q4 làm Q5,Q6 off cắt rờ le K hở mạch tải.
Điều kiện quá dòng:
R4 R4
VBE 3  Vs 2  R2 I 2  V (2.14)
R4  R3 R4  R3
V R4  R3
hay I2   (2.15)
R2 R4
Thay các giá trị vào:
0,5 5,6  15
I2    8,36 A
0,22 5,6

Bài tập chương 2

2.1: Phân tích các trường hợp quá áp do giao hoán biến áp.
2.2: Phân tích các trường hợp quá áp do nguồn hoặc tải có thành phần L.
2.3: Phân tich trường hợp quá áp do tải là động cơ.
2.4: Phân tích các trường hợp quá dòng do bản thân mạch điện gây ra.
2.5: So sánh hiệu quả của các mạch triệt quá áp sử dụng snubber,MOV,diode zener,diode
selenium.
2.6: Điều gì xảy ra khi di/dt áp vào phần tử công suất vượt quá giới hạn cho phép?Làm cách
nào để giới hạn di/dt trong mức cho phép?
2.7: Điều gì xảy ra khi dv/dt áp vào phần tử công suất vượt quá giới hạn cho phép?Làm cách
nào để giới hạn dv/dt trong mức cho phép?
2.8: Mạch snubber dc như hình 2.11.Cho Edc=300V,L=10μH,RL=10Ω,SCR có
(dv/dt)max=600V/μs.
a) Tính R,C mạch snubber.
b) Vẽ dạng sóng V trên SCR khi SCR tắt.
2.9: Thiết kế mạch snubber thỏa các điều kiện thông số như sau:
 Công suất nguồn cung cấp 5KVA,điện áp thứ cấp 120Vrms
 Tần số làm việc 400Hz
 Điện cảm mạch điện 100μH
   0,75
2.10: Sử dụng SCR 25TT08 trong mạch chỉnh lưu cầu có điều khiển,input=220Vac RMS/50Hz,
output V0=220VDC, ILmax=4A,L,RL=10Ω
a) Tính L để đảm bảo SCR chịu đựng di/dtmax và mạch snubber R,C bảo vệ SCR.
b) Đặt cầu chì bảo vệ ở ngõ vào,chọn cầu chì phù hợp.
2.11: Thiết kế mạch đo áp AC 50Hz,output từ 0-5VDC,tương ứng với input từ 0-250VAC.
2.12: Thiết kế mạch đo dòng AC 50Hz,output từ 0-5VDC,tương ứng với input từ 0-100A AC.
2.13: Sử dụng cảm biến dòng Hall ACS712,thiết kế mạch đo dòng cho output từ 0-5VDC,tương
ứng input từ 0-30A AC.
2.14: Thiết kế mạch bảo vệ quá áp,quá dòng cho mạng điện 1 pha 220VAC 50Hz.
 Điều kiện quá áp: Vqa=240VAC
 Điều kiện quá dòng: Iqd=100A AC
Mạch sẽ điều khiển cắt khởi động từ(contactor) khi xãy ra quá áp hoặc quá dòng.
2.15: Sử dụng IC NCP346,thiết kế mạch bảo vệ quá áp cấp nguồn cho tải với điều kiện:
 Điện áp cấp nguồn danh định 12V,không được cao quá 10%.
 Dòng cấp ra tải 1A(chọn MOSFET/BJT lái ngoài thích hợp)

Giáo trình Điện Tử Ứng Dụng Lưu Phú 19

You might also like