You are on page 1of 223

T R Ư Ờ N G Đ A I H Ọ C V HÀ NỘI

VIỆN ĐÀO TẠO RĂNG HÀM MẶT

PHỤC HỈNH RĂNG c ố ĐỊNH


(D Ù N G CH O S IN H V IÊ N R Ă N G HÀ M M Ặ T)

(Tái bàn lấn thứ nhất)

NHÀ XUẤT BÀN GIÁO DỤC VIỆT NAM


Chủ biên:

B S C K II. N G U Y Ễ N V Ã N BÀI

Tham gia biên soạn:

T hS. N G U Y Ễ N T H U H Ằ N G
T hS. N G U Y Ễ N PH Ú H O À
ThS. N G U Y Ễ N T H Ị T H U HƯƠNG
TS. T Ố N G M IN H SƠ N
T hS. N G U Y Ễ N T H Ị N H Ư T R A N G
ThS. Đ À M N G Ọ C T R Â M

T hu ký biên soạn:

T hS. Đ À M N G Ọ C T R Â M
LỜI GIỚI THIỆU

Nhàn kỹ niệm 110 năm thành lập Trường Đại học Y Hà Nội (1902 - 2012).
Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt đã tổ chức bièn soạn và cho ra mắt bộ sách 2Ĩáo khoa
dành cho sinh viên Rãng Hàm Mặt. Trong bộ sách, các tác giả biên soạn theo phương
chàm: kiến thức cơ bản. hệ thống, nội dung chính xác. khoa học. cập nhật các tiến bộ
khoa học. kỹ thuật hiện đại và thực tiền Việt Nam. Nội dung của bộ sách được biên
soạn dựa trên chương trình khuna Đào tạo bác sĩ Rãna Hàm Mặt của Bộ Y tế và Bộ
Giáo dục - Đào tạo.
Bộ sách là kết quả làm việc miệt mài. tận tụy. đầy trách nhiệm của tập thể giảng
viên Viện Đào tạo Rãna Hàm Mặt kể cả các siảna viên kiêm nhiệm. Chúna tòi đánh
giá rất cao bộ sách này.
Chúng tôi tràn trọng giới thiệu bộ sách này tới các sinh viên Rãna Hàm Mặt và
các đồns nghiệp cùna đòna đảo bạn đọc ưona và nsoài naành quan tâm.

PGS.TS. Nguyễn Đức Hinh


LỜI NÓI ĐẦU

Trong ngành Rãng Hàm Mặt. Phục hình răng là một chuyên ngành đặc biệt. \
mang tính y hạc. vừa mang tính nghệ thuật.
Các phái hiện ơ những ngói mộ cố từ 3000 - 4000 nãm trước Công nguyên c
ihấ\ lừ xa xưa loài người đã biết áp dụng những vật liệu sinh học tương thích đế li
rãng gia. Điéu đó vừa thê hiện mong ước cua loài người suốt bao ngàn năm: Mu
được phục hói những khuyết thiếu cua cơ thế đé đẹp hơn. hoàn thiện hơn. đổng tl
bước đáu the hiện ý thức trong việc điéu trị và phòng bệnh răng miệng.
Nguscn nhãn mất ràng rất đa dạng: Có thé đơn lẻ hoặc kéì hợp hai hay nhí
ngiụẽn nhán: Sáu ráng, viêm quanh rãng. chấn thương rãng hàm mặt. các bệnh
\ùng xương hàm. thiêu rãng bám sinh... Mất răng khóng những gáy hậu qua tại c
cho hệ thóng rãng \à lố chức nâng đỡ răng, khớp thái dương hàm. hình dáng khu
mật mà còn có thê gáy ra các hậu qua anh hương đến toàn thân: Tiêu hoá. phát á
tám K.... cho nén việc điéu trị phục hói lại tòn thương cua hệ thống rãna miệng
cán được chú irọng.
Có kiến thức rộng rãi vé các mòn học như vặt liệu, giai phẫu, khớp cán. chữa rãi
nha chu. phảu thuật trong miệng, phẫu thuật hàm mặt. cấm ghép implant và các lĩ
\ực hội họa. kiến trúc, nghệ thuật... sẽ đam bao cho sự thành cóng trọn vẹn trong đi
irị cua người bác sĩ phục hình răng.
Cùng với các bộ món khác trong Viện Đào tạo Rãng Hàm Mặt. Bộ món Ph
hình mong muón có bộ sách đá\ đu. giúp sinh viên Rãng Hàm Mật. bác sĩ đị
hướng và các đối lượng học viên khác cung cố kiến thức chinẽn món và hoàn thi
k\ nãns thực hành lãm >àns.
Biên bOạn \à cho ra mắt bộ sách cua Bộ món Phục hình là Phục hình ránụ
dịnil sã Phục lìiiìlì rán'Ị tháo lắp. Đá\ cũng là một món quà tri ân Nhãn dịp kv nit
110 nãm thanh lập Trường Đại học Y Hà Nội. Sons trons quá trình biên soạn khỏ
iránh khoi sai NÓt \à khiếm khuyết nhất định. Chúns tói rất mons nhận được V ki
góp < cua các đòng nghiệp và đóng đao bạn đọc irong và nsoãi nsành quan tàm
'.ách được hoan thiện hưn trong lán tái ban sau.
Nhan dip này, Ban biên soạn xin được gửi lời biết ơn sâu sắc đến các thầy cô
cac the hệ đi trước đ ã giảng dạy, truyền đạt rất nhiéu kiến thức, kinh nghiệm giúp
m ôn Phục hìn h ngày càng lớn m ạnh.
Xin trân trọng cảm ơn!

T h ay m ạt các tác giả


Chủ bién
B S C K II. N gu yễn Vãn B

6
MỤC LỤC

Lời giới thiệu.......................................................................................................................... 3


Lời nói đầu............................................................................................................................. 5
Bài 1. Giới thiệu môn phục hình răng và đại cương về phục hình rãng cố định................. 9
BSCKI Ị.Nguyễn Văn Bài
Bài 2. Dụng cụ mài cắt dùng trong phục hình cố định .................................................... 17
ThS. Đàm Ngọc Trâm
Bài 3. Các loại đường hoàn tất............................................................................................26
BSCKII. Nguyền Văn Bài
Bài 4. Inlay - onlay..............................................................................................................30
TlìS. Nguyễn Thu Hằng
Bài 5. Chụp từng phần......................................................................................................... 35
ThS. Nguyền Thu Hằng
Bài 6. Trụ răng (răng chốt).................................................................................................42
BSCKII. Nguyễn Vàn Bài
Bài 7. Bảo tồn sự sống răng trụ trong phục hình cố định................................................... 52
TS. Tống Minh Sơfì
Bài 8. Tái tạo cùi răng......................................................................................................... 56
ThS. Nguyễn Thu Hằng
Bài 9. Chụp kim loại toàn phần...........................................................................................65
TliS. Nguyền Thị Như Trang
Bài 10. Chụp Jacket............................................................................................................ 76
BSCKII. Nguyễn Văn Bài
Bài 11. Chụp hỗn hợp......................................................................................................... 82
BSCKII. Nguyễn Văn Bài
Bài 12. Đại cương về cầu răng.......................................................................................... 88
TS. Tống Minh Sơn
Bài 13. Cầu răng v ớ i..............................................................................................94
TS. Tống Minh Sơtì
Bài 14. Cầu rãng dán..............................................................................................97
TS. Tống Minh Sơìỉ
Bài 15. Cầu răng ngát lực..................................................................................... 102
TS. Tống Minh Sơìì

7
o a i lb . Minh thê nhịp c ầ u ........... 10'

TS. T ống M inli Sơn


Bài 17. Sự song song trong phục hình răng cố định và hướng lắp cùa cầu ră n g ................1V
TS. Tống M inli Sơn
Bài 18. Đánh giá, lựa chọn răng trụ và kiểu cầu răng............................................................. 11'
TS. Tống M inh Sơn
Bài 19. Điều chỉnh khoảng cách và lạo ảo ả n h ........................................................................ 12^
TS. Tống M inh Sơn
Bài 20. Chuyển động của răng trụ trong cầu răng cố đ ịn h ....................................................12'
TlìS. Nguyễn Phú Hòa
Bài 21. Ghi dấu khớp cắn và lên giá khớp bán điéu chình.................................................... 13C
TltS. Nguyễn Phú Hòa
Bài 22. Chọn màu răng trong phục hình cố đ ịn h ....................................................................141
TlìS. N guyễn T hị N h ư T ra n g
Bài 23. Các kỹ thuật lấy khuôn dùng Irong phục hình cố định............................................ 15C
TlìS. Đàm N gọc Trâm
Bài 24. Phục hình tạ m .................................................................................................................. 16Ễ
TliS. Đ àm N gọc Trám
Bài 25. Các kỹ thuật labo trong phục hình cố định - chụp kim loại đúc toàn p h ầ n .......174
TlìS. Đ àm N gọc Trâm
Bài 26. Các xi măng gắn trong phục hình cố đ ịn h ................................................................. 182
TliS. Đ àm N gọc Trâm
Bài 27. Hoàn tất và lắp cầu rã n g ................................................................................................197
TS. Tống Minli Sơn
Bài 28. Những thất bại cùa phục hình cố định, cách sửa chữa............................................ 203
TliS. Nguyễn T h ị Tlui Hương
Bài 29. Tháo phục hình cố đ ịn h ................................................................................................ 208
TliS. Nguyễn T hị T hu Hương
Bài 30. Phản ứng điện hoá học trong môi trường m iệ n g ......................................................212
TliS. N guyễn Tliị Thu Hương
Đáp á n ............................................................................................................................................. 21(

8
B ài 1

GIỚI THIỆU MÔN PHỤC HỈNH RĂNG VÀ


ĐẠI CƯƠNG VỀ PHỤC HỈNH RĂNG c ố ĐỊNH

MỤC TIÊU

1. Nêu được nguyên nhân, liậu quả do mất răng và mục riêu của diều I
phục hình.
2. Ké và mò lá được các loại phục hình răng c ố định.

1. L ỊC H S Ử P H Ụ C H ÌN H RẢNG
Hệ thống răng miệng có vai trò rất quan trọng, con người luòn mong muốn có
rãng hoàn thiện, đáp ứng chức năng ăn nhai, phát âm, thẩm mỹ. Tuy nhiên, trona t
trình sử dụng, mất răng là điểu khó tránh khỏi. Cách đây hàng naàn năm, người xưa
tìm mọi biện pháp và bằng mọi chất liệu đế phục hồi lại hệ thống răng miệna của mìnỉ
- Những răng giá xuất hiện đầu tiên là loại gán liền. Khoáng 3000 - 4000 n
trước Công nguyên, trong một ngôi mộ cổ người ta thấy có 6 ràng giả là răna ngi
được cắt chân răng, khoan lỗ và buộc vào rãng bên cạnh bằng chi vàng, chi bạc.
- Nãm 400 trước Công nguyên, ớ Mỹ đã biết buộc những răng lung lay vào rã
chác, kv thuật đó đến nay vẫn còn được sử dụng.
- Răng giá được đẽo gọt bằng xương hay ngà voi và buộc vào răng bên cạ
xuất hiện ỚTâv Ban Nha vào thế ký VI.
- Rãng giả được đẽo gọt bằng gỗ xuất hiện lần đầu tiên ờ Nhật giữa thế kỳ XVI
- Thế ký XVIII, Pierro Franchard, người được coi là cha đè của nghề răng :
cũng đã ứng dụng một sò' tiến bộ kỹ thuật đê làm răng giả. trong đó có kỹ thuật dù
trụ vặn vào chân răng đê giữ cầu.
- Năm 1788. nha sĩ Dubois de Chemant đà chế tạo thành còng răng sứ.
- Trước đây lấy khuôn răng già bằng thước, compa hoặc bìa carton, đến n.
1857 người ta đã hắt đầu sử dụng Stent lấy khuôn.
- Năm 1885. Aiauilhon de Sarran đã nghiên cứu và làm inlay.
- Năm 1906. Carmichael ư?» làm chụp hờ mạt ngoài, kiêu chụp nà} đòn nay\
còn được áp dụng.
- N ăm 1907, đ ã tìm ra phương pháp “Đ úc thay th ế sáp” .
- N ăm 1934, người M ỹ đã tìm ra nhựa acrylic.
— N ăm 1937, đ ã dùng thạch cao lấy khuôn.
— N ăm 1950, Skinner đã phát m inh ra alginate lấy khuôn.

Hình 1.2. Mài răng Hinh 1 -3- NhuPm ră" 9

10
\
r ê^
.» ■* 'ì

p
Hình 1.4. Trang trí, làm đẹp răng Hình 1.5. Hàm giả bằng gỗ

2. G IỚ I T H IỆ U M Ô N P H Ụ C H ÌN H RĂNG
2.1. Giới thiệu chuyên ngành Ràng Hàm Mặt
Là một ngành y học, khoa học và nghệ thuật thực hành, đem lại sự tốt đẹp ch
con người. Ngành bao gồm nhiều chuvên khoa với mục đích:
Điều trị các bệnh lý về Rãng Hàm Mặt.
Duy trì chức năng nhai.
- Phục hồi và cải thiện thẩm mỹ.
2.2. Nguvên nhân mất răng
Một cá nhân, dù được châm sóc rãng miệng tốt nhưng cùna với thời gian cũn
khó tránh khỏi tình trạng mất răng, đâv là một biến cố lớn trong cuộc sons. Naưc
bệnh mất răng do những nguyên nhàn sau:
- Sâu rãng.
Bệnh nha chu.
- Chấn thương.
Bệnh lý xương hàm.
- Nhố chú động.
'ITiiếu răng bẩm sinh.
2.3. Hậu quà do mát ràng
a) Tại chỗ:
Các rãng còn lại xô vào khoána mất rãng.
Đườna cong spee, đường cong Wilson và khớp cắn thay đối theo hướng xấu.
- Làm tãng nặng bệnh nha chu và sâu rãng nên mất răng càna nhanh.
Khuôn mặl bị thay đòi, biến dạng.
b) Toàn thân:
Án nhai không tốt ánh hường tới tiêu hoá và sức khoe toàn thân.
- Phát âm thay đổi.
- Đ au vùng khớ p thái dương hàm và cơ nhai do hội chứng rối loạn chức năn]
khớp thái dương hàm (H ội chức Costen hay S.A.D.A.M ).
- G ây tâm lý bi quan, chán nản, thiếu tự tin.
2.4. C ác lo ạ i p h ụ c h ìn h ràn g
a ) Pliục liình c ố đ ịnh :
Đ ỏ là những răng giả được cỡ định vào hệ thống răng thật của bệnh nhãn.
Bao gồm:
+ Inlay.
+ C hụp răng.
+ T rụ răng.
+ Cẩu răng.
b) P hục lùnlì th á o lắp:
Đ ó là những hàm ràng giả m à bệnh nhẫn có thể tự tháo lắp được.
Bao gồm :
+ H àm giả từng phần.
+ Hàm giả toàn phần (Trẽn hoặc dưới).
+ H àm già toàn bộ.

3 . Đ Ạ I C Ư Ơ N G V Ề P H Ụ C H ÌN H R Ă N G c ố Đ ỊN H
3 .1 . Đ ịn h n g h ĩa
Phục hình c ố định là những m ành bịt hoặc những răng giả làm bằng kim loại, sú
hoặc nhựa, d ù n g đ ể phục hổi các răng tổn thương hoặc thay th ế cho các răng đã mất
và được gắn lên trên các răng hoặc chân ràng còn lại.

3 .2 . M ụ c tiéu củ a p h ụ c h ìn h c ô định
Đ áp ứng 3 tiêu chí:
- Chức nâng: ăn nhai, thấm mỹ. phát âm
- Phòng bệnh.
- Bển vững.

3.3. C á c loại p h ụ c h ìn h rãn g cõ định

3.3.1. In la y
Inlay là những m ánh bit hay những bộ phận gia, nho bang: kim loại, sứ hoặc
nhựa nằm sâu ở Irong tổ chức cứng của răng đẽ’ phục hổi lại hình dáng cùa răng, có
thê nằm à m ặl nhai, m ặt bẽn, m ặt ngoài hoặc mặt trong cua rang.
i.flc Biến thê của inlay:
J
Onlay: Bao phú mặt nhai và hai mặt bcn gần - xa
Pinlay: Có thêm chốt gắn vào ngà răng (vùng răng hàm).
Pinlcdgc: Có thêm bậc và chốt gắn vào ngà rãng (vùng răng nanh và răng cửa)

Inlay sứ Inlay vàng


Hình 1.6. Inlay

3.3.2. Chụp răng: Là một vỏ bọc có hình dạng thân răng, nó phục hồi toàn bộ b
gần toàn bộ thân răng và được gắn chặt vào phần thân răng còn lại.
Các loại chụp răng:
a) Chụp kim loại toàn phần:
—Chụp đúc.
—Chụp dập.
—Chụp hai phần:
+ Chụp khâu uốn có mặt nhai đúc.
+ Chụp khâu uốn có mặt nhai dập.

Hình 1.7. Chụp kim loại toàn phần

b) Chụp kim loại ỉừiìiỊ pliần:


Chụp 3/4.
Chụp 4/5.
c) Chụp hỗn hợp:
Chụp kim loại thường, quý, bán quý cẩn nhựa hoặc sứ.
Chụp kim loại thường, quý. bán quý phú nhựa hoặc sứ.
Hình 1.8. Chụp hồn họp

d) C hụp Jacket:
- C hụp sứ toàn phần.
- C hụp nhựa toàn phần.

3.3.3. R ă n g trụ
L à m ột loại răng giả cô' định gồm m ột thân rãng đặc thay th ế răng thật và có chốt
kim loại nằm trong chân răng.
Các loại răng trụ:
- T r ụ Davis.
- Trụ R ichm ond.
- Trụ W ebb.
Trụ Davis được gọi là trụ đơn giản, trụ Richm ond và trụ W ebb gọi là trụ phức tạp.

3.3.4. Cẩu răng


a) Đ ịnli nghĩa: Cầu răng là những răng giả thay thế cho các răng đã m ất được
gắn chắc lên cung răng nhờ các răng giới hạn khoáng mất răng.

Hình 1.9. Cầu răng

b) C ấu tạo:
Trụ cầu là thân hơặc chân răng thật, nơi phẩn giữ gắn vào.
Phần giữ (M ố cầu) là thành phần của cầu răng gắn lên trụ câu, phân giữ có thế
là chụp, trụ răng hoặc inlay.
T hân cầu (N hịp cầu) là thành phần của cầu răng thay thê răng mất.
- Phần nối: là thành phần của cầu răng nối thân cầu với mố cầu, nó có thể cứn
chắc hay không cứng chắc (Cầu răng bán cố định).
c) Plìáìì loại:
- Phân loại theo cấu trúc:
+ Cầu rãng cố định thông thường.
+ Cầu đèo (cầu treo / cầu với).
+ Cầu răng bán cố định (cầu răng ngắt lực).
+ Cầu dán.
- Phân loại theo vật liệu:
+ Cầu sứ, nhựa toàn phần.
+ Cầu hỗn hợp.
+ Cầu kim loại toàn phần.
- Phân loại theo vị trí cầu răng:
+ Cầu răng trước.
+ Cầu răng sau.
+ Cầu răng hỗn hợp.
- Phân loại theo tương quan giữa trụ cầu và thân cầu:
+ Cầu thông thường.
+ Cầu với (cầu đèo hay cầu treo).

Hình 1.11. Cầu hỗn hợp

Hình 1.12. Cầu dán


Tự LƯỢNG GIÁ

C họn câu trả lời đ ú n g nhất cho các câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn và
chữ cái đầu câu

1. R ăng trụ phức tạp gồm :


A. T rụ D avis v à trụ R ichm ond.
B. Trụ W ebb và trụ R ichm ond:
c . T rụ D avis và trụ W ebb:
2. Răng chụp hỗn hợp gồm:
A. C hụp kim loại cẩn nhựa, cẩn sứ.
B. Chụp kim loại phủ nhựa, phủ sứ.
c. Cả 2 câu trên.
3. Chụp kim loại to àn phần gồm:
A. C hụp đ ú c, ch ụ p 3/4, chụp 4/5.
B. C hụp đú c, ch ụ p dập, chụp hỗn hợp.
c . C hụp đúc, ch ụ p dập, chụp hai phần.
Phán biệt đ ú n g sai các càu sau bàng cách đánh dấu X vào cột Đ cho cải
đúng và cột s ch o câu sai

TT Nội dung Đ s
4 O n lay là loại biến thể cùa inlay, nằm sâu trong tổ chức
của răng
5 P in lay là loại biến thê củ a inlay có thêm chốt gắn vào
n g à răng
6 C hụp jack et là loại chụp chỉ làm hoàn toàn bằng m ột loại
vạt liệu
7 Cẩu răng gổm có 4 Ihành phần

16
Bài 2

DỤNG c ụ MÀI CẮT DÙNG TRONG PHỤC HÌNH c ố ĐỊNH

MỤC TIÊU

ì. Phân loại dụng cụ mài cắt (lùiiiỊ trong phục hình.


2. Nêu dược chỉ dịnil và các nguyên tắc sử dụnq các cỉụng cụ mài cắt dùng
trong phục hình c ố định.

Dụng cụ mài cắt trong phục hình cố định dùng để mài tổ chức răng (men, ngà
răng) và mài các vật liệu: nhựa, sứ, hợp kim ...
Dụng cụ mài cắt dùng trong phục hình cố định được sử dụng cả với tay khoan có
tốc độ nhanh và tay khoan có tốc độ chậm.
Lực mài mòn của dụng cụ phụ thuộc vào các yếu tố:
- Thể tích các hạt mài.
- Độ dính của các hạt mài.
- Tốc độ mài sát.
- Diện tiếp xúc.
Nếu các hạt cấu trúc không kết dính với nhau tốt, thì đá mài chóng bị mòn, nhất
là ở tốc độ cao. Tuỳ loại đá mài có cấu tạo hạt khác nhau, tốc độ của máy mài khác
nhau nên phải có sự lựa chọn cho thích hợp.
Ví dụ:
- Viên đá carborundum có đường kính 2cm chỉ được dùng dưới tốc độ 30.000
vòng/phút (nghĩa là dưới 150km/giờ). nếu trên tốc độ này viên đá sẽ bị vỡ. có thê gày
ra tai nạn.
- Một viên đá carborundum đường kính lcm có thê’ chịu tới 90.000 vòng/phút,
trên tốc độ 100.000 vòng/phút viên đá sẽ bị vỡ.
- Một mũi đá chóp đường kính 2mm. có thế dùng ở tốc độ 300.000 vòng/ phút.
- Mũi chóp bằng cacbua tungsten có tốc độ thích hợp nhất cũna là 300.000 vòng/ phút.
Trona quá trình mài sửa soạn cùi răng trong miệng, theo cổ điển thì ihườns sừ
dụng dụng cụ mài răng với các cần quay có chế độ vòna quay là 36.000 - 90.000
vòng/phút, điều này đã phần nào nâng cao hiệu suất và bớt đau cho bệnh nhân. Tuy
nhiên, hiện nay sứ dụng tay khoan siêu tốc với tốc độ 350.000 - 4 00.000 vòng/phú
iưưng đưưng áp lực 1,8 - 2 k g /lc m 2 thuận lợi cho m ài m ố rãn g .
Diện liếp xúc đế m ài cũng cần thu hẹp lại vì nếu quá rộng tốc độ sẽ bị hãm bớ
lại nhưng cũng không thể làm m óng quá, diện mài sẽ trở thành lưỡi cắt.
Khi dùng với lay khoan có tốc độ nhanh thì lấy đi từng m ảng nhờ bộ phận sác
bón. còn tay khoan chậm thường là m ài: làm m òn bề m ặt do cọ xát.

1. PHẢN LOẠI DỤNG c ụ MÀI CAT THEO HÌNH DẠNG


M ỏi m ột hình d ạn g thì đểu có các kích thước và vật liệu c h ế tạo đa dạng
p h o n g phú.

1.1. H ìn h trụ

a)
I JL i
Hình trụ với đường kính thống nhất suốt
chiều dài mũi khoan thường có đáy bằng
b) Hình nón trụ đáu bằng c) Hinh chóp nhọr

Hình 2.1. M ột s ố hình ảnh của mũi khoan kim cưong hình trụ

• N goài ra còn có: H ình nón trụ đầu tròn, hình trụ đầu tròn.

1.2. C á c h ìn h d ạ n g k h á c

a)
i T ? T Hình quả trám, b)Hình bánh xe
hinh ngọn lửa cạnh tròn
c) Hình tròn d) Hình chóp cụt

Hình 2.2. M ột s ố hình ảnh các dạng mũi khoan

• Ngoài ra còn có hình quá trám.

1.3. C á c đ ĩa cắt d ù n g tron g tay khoan chậm


Khi sứ dụng các đĩa cắt này trong miệng thì không an toàn nên ngày nay hạn ché
sứ dụng chí dùng đê đánh bóng phục hình băng com posite, nhựa, sư.
Hav được sứ dụng tại labo đê hoàn thiện phục hình.
1.4. Các mũi khoan có các rãnh xoắn ở thán mũi khoan
Đa phần các mũi khoan ờ dạng này ỉà các mùi thép hoặc hợp kim khác.
Được sử dụng trong trường hợp sau:
- Sửa soạn các hốc. xoang ở rãng do sâu hoặc vỡ để phục hồi bằng inlay, onlay.
- Tạo ống mang chốt chân răng hoặc các răng trụ.
- Tạo lỗ hình trụ để cắm pin ngà.

2. PH Â N LOẠI D Ụ N G c ụ MÀI CAT THEO VẬT LIỆU C H Ế TẠO


2.1. Mũi khoan thép

Hình trụ đầu lẹm hai bên Hình trụ cho đường hoàn tất

Hình chuông
Hình trụ cho mặt trong răng cửa

Hình trụ rãnh nông đầu bằng

Hình ngọn lửa

Hình trụ đầu bằng

Hình chóp ngược


Hình nón trụ rãnh nông gần song song

Hình trứng
Hình trụ đầu tròn

Hinh trụ đầu thuôn b)


a)
Hình 2.3. Một số hình dạng mũi khoan thép
a) Các mũi khoan dùng để sửa soạn cho làm chụp và cầu răng;
b) Các mủi khoan dùng để mài hoàn thiện cho làm chụp và cầu răng

13
Phần m ũi kho an m an g m ột bộ bánh răng để lấy đi những m ảng trên bề m ặt. Có
m ũi khoan d ù n g ch o cả hai loại tốc độ tay khoan.
- Vật liệu thép: T hép pha với W olfram -V anadi: cứng và dẻo hoặc carbua tungsten.
+ Có hai loại rãnh trên m ũi khoan: rãnh dọc theo mũi khoan rãnh xoắn.
+ H ay được d ù n g nhất để m ài cắt kim loại phá chụp răng, lấy guttapercha tạo
hình ống m ang chốt, lạo lỗ hình trụ cắm pin ngà, ngoài ra có thể dùng để mài các
rãnh, sửa soạn các xoan g để phục hổi.
Cấu tạo m ũi sửa soạn ống tuỷ gồm cán hình trụ lắp vào tay khoan, thân hình xoắn
có 2 cạnh m ài sắc d ù n g để cắt và tạo đường thoát ra cho m ùn ngà và G.p, đầu mũi: có
tác dụng khoan tiếp hoặc không.

Hình 2.4. Đ ộ sâu rãnh cắt, hỉnh dạng rãnh cắt vả s ố lượng rãnh cắt
quyết định tính chất của mũi khoan

2 .2 . M ũ i k h o a n kim cư an g
Được tạo bởi lõi bằng thép crom m ạ kền phủ bên ngoài là tinh thể kim cương,
các tinh thể có cạnh sắc liên kết với nhau nhờ chất kết dính. K im cương là các bụi
thải công nghiệp.
M ũi khoan kim cương có nhiều hình dạng

Hình tròn Hình bánh xe

Chóp ngược Hình trụ đẩu bằng

Hình lưỡi dao Hình nón trụ

I
Hình bánh xe lớn Hình trụ đẩu tròn

Hình 2.5. Một số hình dạng mũi khoan kim cương

‘2 0
—ưu điểm cùa kim cương: độ cứng cao, độ tinh chất cao, hình 8 mặt tạo cạnh sắc,
có cấu trúc bể mặt giúp lưu giữ.
- Được d ù n g với tay khoan nhanh: chủ yếu được dùng trong mài sửa soạn cùi
răng, tạo inlay —onlay, đối với tạo hốc inlay - onlay là mũi nón cụt hoặc trụ. Ở mặt
nhai răng: hình quả trám, ngọn lửa, bánh xe, trụ. cắt kẽ răng: nón trụ nhọn sau đó là
trụ, bốn mặt răng: trụ có đường kính thống nhất, nón trụ với các đầu khác nhau dùng
đê hoàn thiện đường hoàn tất, ở gót các răng cửa dùng mũi trụ và mũi ngọn lừa.

IS m
Hình 2.6. Mũi trụ mài hướng dẫn Hình 2.7. Mũi trụ mài mặt Hình 2.8. Mũi ngọn lửa mài
mặt nhai hoặc mặt má, lưỡi của nhai, mặt má hoặc lưõi mặt nhai của cùi răng tạo

Hình 2.9. Mũi trụ đầu nhọn Hình 2.10. Mũi trụ đầu bằng Hình 2.11. Mũi ngọn lửa
dùng đê mài hai bên gần, xa dùng để mài đường hoàn tất dùng đê mài mặt trong
bờ vai răng cửa

+ Mũi kim cương được dùng với tay khoan chậm, cũng có các hình dạng khác
nhau; trụ đẩu bằng, tròn, hình nón trụ nhọn... Chủ yếu được dùng để hoàn thiện phục
hình sứ tại labo.
- Có ba loại kích thước hạt kim cương phù lên bề mặt mũi khoan:
+ Tinh thể lớn: 150micron: nó có khá năng lấy đi nhiều tổ chức mài. bền. nhưng
tạo bề mật nhám và gây rung.
+ Tinh thể truna binh: 90micron: nó gây rung rất nhẹ và tạo bề mặt mịn hơn.
+ Tinh thê mịn: 25mieron: không cám thấy rung, kém bền. độ mài mòn thấp hay
được sử dụng để hoàn thiện.
2.3. Đá nụ, đá mài, đĩa cát
2.3.1. Đá nụ, đá mài
Làm bằng cường thạch tinh luyện (sillicat kết tinh) hay carbua de silicium liên
kết nhau lại nhờ chất kết dính.
>_uuiig m ạcn linn luyẹn: tinh thê có góc bù có độ mài m òn ít dùng để m ài vật
liệu cứng.
C arbua de silicium : tinh thể có cạnh bén dễ vỡ
C hất kết dính: nhiều loại, có thể cứng hay mềm phân biệt được bằng m àu sắc:
đó, trắng, xanh!
T hường dùng để m ài nhựa
Cấu tạo: gồm phẩn cán làm bằng thép không gỉ và Ihân. Thân dính với cán theo
2 cách:
Cácli I T hân thường là hình trụ, tròn, ngọn lử a ... dính trực tiếp với cán trong quá
trình nung.
C ách 2: N hững hình khối thân khác nhau: khối trụ dẹt, tròn, nón ngược, lưỡi dao
m ả n h ... có lỗ ở giữa được lắp vào m ột cán có ốc (m ardrin và vis). Cán mang đá mài
thường bằng thép tôi hoặc m ạ crom , giữa đầu vít ốc cán m ang đá có thể có lót 1 lá
bằng dạ đê tránh cho đá m ài, đĩa cắt kẽ bằng carborundum khói bị vỡ khi bắt vít chặt.
C hiéu dày đá mài phái 2m m trớ lên, thường dùng ba loại có đường kính 16,19 và
22m m . Đ á nụ ihường gọi là các trụ M ile có đường kính đáy từ 6 - ]0m m.

Đĩa cắt không liên tục

Hình bánh xe bằng đá

o
Đĩa cắt 2 mặt
Hình bánh xe bằng cao su

Đĩa cắt đàn hồi toàn bộ


Hình lưỡi dao

Đĩa cắt đàn hồi phần ngoài


Hình nón ngược

Hình trụ
Đĩa cắt có khoảng cửa sổ

Hình 2.12. Các loai đĩa cắt kẽ Hình 2.13. Các loại đá mài

22
Tốc độ mài không được quá 30.000 đến 40.000 vòng/phút. Khi mài khô đá chóng
mòn hơn khi có tưới nước.
Lỗ bắt vít đá mài phải ở giữa tâm của viên đá, cán mang đá mài phải thật thẳng,
nếu không viên đá sẽ mòn không đều, đá sẽ rung, mài không chính xác và làm đau
răng bệnh nhân.
Hiện nay chủ yếu là dùng ngoài miệng.
2.3.2. Đĩa cắt
Đĩa kim cương có chiều dày từ 1 - l,5mm hoặc đĩa carborandum có chiều dày
0,5mm. Đường kính hay dùng là 19, 22 hoặc 25mm. Có 2 loại: loại một mặt nhám và
loại 2 mặt nhám.
Đĩa dùng để cắt, hay dùng ngoài miệng, chủ yếu dùng để tạo hình kẽ răng ở
cầu răng.

Hình 2.14. Đĩa cắt dùng để tạo hình vùng kẽ răng

2.4. Dụng cụ đánh bóng


Đài hoặc mũi cao su - silicone đé làm nhẵn cùi răng.
Bánh xe vải có dạng Iròn (bánh xe) có độ dày ít nhất 2m m cũng có lỗ ớ giữa
được bắl vít vào một cán (m ardrin và vis). Bánh xe vải thường dùng đế đánh bóng khi
hoàn thiện hàm.
Những lưu ý khi dùng d ụng cụ mài cát trong phục hình
Tuỳ theo tính chất hoá học, sinh học, cơ học cúa m ô vật liệu cắn m ài cắt mà lựa
chọn dụng cụ m ài cắt thích hợp.
Khi mài cắt sinh nhiệt, một phẩn nhiệt sẽ được hấp thụ bởi mô được mài cắt.

Áp lực mài cắl phụ thuộc chú yếu vào tốc độ quay.
Sự rung nhiéu hơn khi dụng cụ bị sai tâm , bị cong hay do không giữ được chặt.
Do đó cẩn kiếm tra trước khi sử dụng.
Khi m ài răng cần có vận tốc quay phù hợp, làm nguội với nước, loại bó sự
rung, giám áp lực, không m ài liên tục tại m ộl vị trí, dùng dụng cụ có đường kính
nhò an toàn.
T hao tác sử dụng dụng cụ mài cắt với m áy M icro m otor

Hình 2.16. a) c ầ m bằng lòng bàn tay; b) c ầ m giống cám bút

Tự LƯỢNG GIÁ

Chọn câu trá lời đúng cho các câu hỏi sau bàng cách khoanh tròn vào chữ
cái đầu cáu
]. Các hình dạng mũi khoan kim cương thường được sứ dụng để mài cầu, chụp rãng:
A. Hình Irụ.
B. Hình ngọn lứa, quả trám ,
c. Hình chóp nhọn.
D. 1lình tròn.
E. Cá 4 càu Ircn đều đúng.

21
2. Lực mài mòn của dụng cụ phụ thuộc vào yếu tố nào:
A. Thê’ tích các hạt mài.
B. Tốc độ mài cắt.
c . Loại máy nén khí.
D. Diện tiếp xúc.
3. Hiện nay đĩa cắt hay được sử dụng trong trường hợp nào nhất:
A. Tạo kẽ các phục hình ờ labo.
B. Mài mặt bên răng trụ trong miệng.
c . Sửa soạn xoang ở rãng để phục hình inlay - onlay.
D. Tạo sự song song của các cùi răng trụ trong phục hình cầu rãng ở trong miệng.
4. Hiện nay mũi khoan thép hay được sử dụng để:
A. Tạo hình dạng ống mang chốt răng, lấy guttapercha.
B. Tạo lỗ hình trụ cắm pin ngà.
c . Cắt kim loại phá chụp răng.
D. Sửa soạn xoang ở răng để phục hình inlav - onlay.
E. Cả 4 câu trên đểu đúng.
5. Các ỉưu ý khi dùng dụng cụ mài cắt trong phục hình:
A. Kiểm tra dụng cụ trước khi sử dụng đế đảm bảo độ sắc, không bị cong.
B. Một phần nhiệt sinh ra khi mài cắt sẽ được hấp thụ bời mò được mài cất.
c . Lựa chọn dụng cụ thích hợp.
D. Vật tốc quay phải phù hợp.
E. Cả 4 câu trên đều đúng.
B ài 3

CÁC LOẠI ĐƯỜNG HOÀN TẤT

MỤC TIÊU

1. N êu được vai trò của đường hoàn tất.


2. M ô lả và v ẽ được các loại đường hoàn tất.
3. N êu được các c h ỉ định và vị tri đường lioàn lất.

1. Đ ỊN H N G H ĨA
Đường hoàn tất là đường mài cuối cùng xung quanh m ỏm cụi thân răng, là nơi
rìa chụp ôm lấy thân răng mài.

1.1. V ai trò của đư ờng hoàn tất

1.1.1. Đ ối với ră n g m a n g c h ụ p
Rìa chụp sát khít với thân răng nên chụp thêm bền vững và răng không bị sâu
tái phát.

1.1.2. Đ ối với tổ ch ứ c n à n g đ ỡ răng


Đường hoàn tất góp phần giám thiểu tối đa các tác động có hại cùa phục hình lên
tố chức nâng đỡ răng.

1.1.3. VẾ th ẩ m m ỹ
Đường hoàn tất đúng giúp rìa chụp kết thúc hợp lý góp phẩn đảm báo thẩm mỹ
cùa phục hình.

1.2. C ác loại đường hoàn tất

1.2.1. B ừ x u ô i ự e a th e r edge)
Gồm hai loại:
- Feather edge:
Loại đường hoàn tất này mài rất ít m õ răng, mài thẳng hoặc cong theo hình dáng
răng thật, thường không phân biệt rõ ranh giới giữa phần mài và phẩn chưa m ài. nó
gần như liên tục với phần răng lành bên dưới.
- Knife/chisel edge:

26
Loại này tương tự như loại feather edge nhưng đường hoàn tất thấy rõ hơn do mặt
đứng cứa thân răng được mài nghiêng nhiều hơn.
ư u diêm: Loại đường hoàn tất này dễ thực hiện, tiết kiệm được mô rãng, khá
năng lưu giữ phục hình tốt.
Nhược diếm: Rìa chụp mỏng nên khó đúc và dễ biến dạng khi thứ chụp.
Chỉ (Ẩịnlì: Dùng trong các trường hợp làm chụp kim loại đúc, chụp dập, chụp
kim loại quý hai phần.
1.2.2. B ờ vai (shoulder edge)
Đường hoàn tất được mài như một bậc thang, mặt đáy thẳng góc với sườn của
móm cụt, loại này lấy đi nhiéu tổ chức cứng cúa rãng.
(Khi mặl đứng và mặt ngang không vuông góc với nhau mà làm thành một góc tù
thì đường hoàn lất đó gọi là bờ nghiêng. Nếu cuối phần nằm ngang của bờ vai được
mài vát, khi đó gọi là bờ vai vát).
Ưu diếm:
Đám báo Ihẩm mỹ.
Giúp lãng sự ốn định cứa phục hình.
Nhược diêm: lấy đi nhiều tổ chức cứng của răng.
Chỉ dịnh: Áp dụng cho các trường hợp làm chụp kim loại đúc cấn nhựa, cấn sứ
hoặc phú sứ, chụp Jacket.

Hình 3.1. a) Mô tả chiều dày tổ chức răng; b) Mô tả lực tác động lên răng

1.2.3. B ờ cong (champer)


Đường hoàn tất dạng bờ cong gồm ba loại:
Bờ cong sâu.
Bờ cong vừa.
Bờ cong nhẹ.

27
ư u điểm : tiết kiệm tổ chức cứng của răng hơn bờ vai.
Nhược điểm : phục hình không đẹp và ổn định bằng bờ vai.
Cliì định: làm chụp Jacket, chụp kim loại cẩn nhựa hoặc sứ.

Bờ nghiêng Bờ cong Bờ vai Bờ vai vát

Hình 3.2. Các mũi khoan mài dường hoàn tất

Hình 3.3. Vị trí của mũi khoan trẽn răng mài


1.3. Vị trí đường h oàn tất

1.3.1. Đ ường h o à n tấ t trên lọi


Đường hoàn tất trên lợi được thực hiện khi:
- T h ể trạng nhạy cảm với bệnh nha chu.
- Loại răng đề kháng với sâu răng tốt.
- Thân răng dài hoặc trung bình.
- Phục hinh cho răng phía trong hay mặt Irong các răng trước.
- C ổ rãng bị eo thắt.
- Răng bị nghiêng.
- Răng bị tụt lợi tới đường cổ răng hoặc dưới cổ răng.

1.3.2. Đ ường h o à n tấ t n g a n g lọi


Đường hoàn tất ngang lợi được thực hiện khi:

28
Bệnh nhân tré.
Rãnh lợi nông.
1.3.3. Đường hoàn tất dưới lợi
Đường hoàn tất dưới lợi được thực hiện khi:
Mô ràng ycu, dễ bị sâu.
Chiều cao thân răng thấp.
Phục hình rãng phía trước.
Rãng đã được điều trị tuý tốt.
Hình dáng và v ị trí răng bình thường.

Tự LƯỢNG GIÁ

1. Hãy mô tá các loại đường hoàn tất.


Chọn câu trá lời đúng cho các câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn vào chữ
cái đầu câu
2. Thực hiện đường hoàn tất dưới lợi khi nào?
A. Rãnh lợi nông.
B. Răng đã chữa tuý.
c. Thân răng ngắn.
D. Răng có cổ eo thắt.
1£. Bệnh nhân trẻ.
F. Thê trạng nhậy cám với bệnh nha chu.
3. Chụp kim loại toàn phần phù hợp với loại đường hoàn tất nào?
A. Bờ vai.
B. Bờ xuôi.
c. Bờ nghicng.
D. Bờ vai vát.

29
B ài 4

IN L A Y -O N L A Y

MỤC TIÊU

1. N êu được c h ỉ định và chống c h ỉ định của inlay - onlay.

2. M ài và sửa soạn được các hốc inlay - onlay.

1 . Đ ỊN H N G H ĨA
Inlay là một m ảnh bịt hay bộ phận giả nhỏ bằng kim loại, sứ hoặc nhựa để phục
hồi lại hình dáng của răng, nó có thể phục hồi m ột hay nhiều m ặt củ a thân răng.
Các biến thể của inlay:
- Onlay: Khi inlay bao phủ toàn bộ một hoặc nhiều m ặt của thân răng.
- Pinlay: Khi inlay có thêm các chốt lưu.
- Pinledge: Khi các onlay ờ mặt trong các răng cửa, răng nanh có bậc và chốt lưu.
Các vật liệu làm inlay:
- Hợp kim quý: vàng+bạc, vàng+bạc+đổng+platin.
- Hợp kim thường: crom +coban+titan.
- Nhựa.
-S ứ .

WWW inlay onlay overlay

Hình 4.1. Inlay và các biến thể

30
1.1. Chỉ định và chống chỉ định
ỉ . 1.1. C h ỉ định
- Dùng phục hồi thân răng bị sâu thay cho miếng hàn.
- Làm phần giữ cho cầu răng.
- Nên làm trên bệnh nhân có mô răng tốt, buồng tuỷ nhỏ, hình thể răng bình
thường về chiều cao và chiều ngoài trong.
- Bệnh nhân vệ sinh răng miệng tốt.
- Nêu răng sống nên làm inlay, nếu răng đã điều trị tuỷ nên làm onlay phủ mặt
nhai hoặc chụp toàn phần.
1.1.2. Chống ch ỉ định
- Buồng tuý rộng.
- Mô răng yếu, dễ bị sâu.
- Thân răng quá ngắn.
- Răng xoay.
- Vệ sinh răng miệng kém.
1.2. Ưu và nhược điểm
ưu điểm:
~ Là một miếng hàn răng bền, đẹp.
- Phục hồi hình thể giải phẫu của răng tốt hơn miếng hàn thông thường.
- Tiết kiệm mô răng hơn chụp răng.
- Bảo vệ bờ men tốt, nhất là inlay kim loại.
- Dễ kiểm soát tuỷ răng.
- Vệ sinh tốt, nhất là inlay mặt bên.
Nhược điểm:
- Đòi hỏi kỹ thuật và độ chính xác cao.
- Tốn nhiều mô răng hơn so với cách hàn răng thông thường.
- Sức giữ kém nhất trong số các loại trụ cầu.
1.3. Các bước làm inlay
Inlay thường được làm để thay thế cho miếng hàn trong điều trị và cũng hay được sử
dụng trong phục hình nhất là inlay mặt nhai và mặt bên để làm trụ cho cầu rãng.
1.3.1. Phương pháp tạo hốc inlay: v ề nguyên tắc, các thành của hốc inlaycàng gần
thẳng góc với đáy bao nhiêu thì inlay càng ổn định, khi không thể mài sâu thì cần đòi
hỏi sự song song của các thành và hốc inlay, phải có đường chéo lớn hơn chiều ngang

31
của miệng hốc inlay, tuy nhiên cần quan tâm tới phàn ứng cùa tuý răng trong SUỐI
quá trình mài răng.
Dưới đây là cách m ài m ột hốc inlay có hai mặt: m ặt nhai và m ặl bên.
a) M ài m ặt nhai (xoang pliụ):
Dùng mũi khoan hình nón cụt phá m en ở rãnh giữa rồi dùng m ũi khoan Irụ mờ
rộng về phía trũng bên và g ờ bên cả phía xa và phía gẩn. H oc inlay được m ờ theo các
rãnh cùa mặt nhai, các thành bên phài Ihoát và phân kỳ về phía m ặt nhai một góc 0 - 5",
phẩn cuối của hốc inlay nên tạo đuôi én để giúp lưu tốt. Đ áy hốc inlay được mài
phẳng và trũng xuống thành 2 bình diện để giúp inlay lưu tốt và phù hợp với hình
dáng trẩn buồng tuỷ, phía m ặt xa sát gờ bên dùng m ũi khoan hình nón trụ nhỏ tạo
một hố sâu l,5 m m để tăng thêm sức giữ của hốc inlay.
b) M ài m ặt bên (xoang chính):
Dùng m ũi khoan kim cương hình nón trụ phá gờ bên gần rồi m ài sâu xuống ngà
răng ờ mặt bên để tạo m ột hốc ở m ặt bên. Hốc này có các vách ngoài, vách trong,
vách tuỷ, vách lợi. Các vách n g oài-lrong hơi phân kỳ về phía m ặt nhai và sáu về phía
tuý 2mm và m ở rộng về phía ngoài-trong đến vùng chải rửa được của m ặt bẽn răng.
Vách tuý (vách trục) được mài cong theo hình dáng của thân răng và buồng tuỷ.
Vách lợi nằm sát đỉnh núm lợi, có bề m ặt phẳng và hợp với vách tuý m ột góc 45"
để tãng sức giữ cho inlay.
c) M ài vát b ờ cạnh hốc inlay:
Dùng mũi khoan m ài vát các vách đứng cho có góc, vạt bờ m iệng các thành hố'
inlay đẽ’ kim loại che phủ các trụ men.

Hinh 4.2. Mò tả cách tạo hốc inlay

32
1.3.2. Tạo mẫu sáp
Theo hai phương pháp:
a) Trực tiếp:
- Bôi vaselin vào thành và đáy hốc Inlay.
- Làm mềm sáp rồi nhồi nén cho đầy hốc.
- Cho bệnh nhân cắn chặt.
- Gạt bỏ sáp thừa và tạo hình mẫu sáp theo hình thể rãng.
- Cắm que đúc rồi gửi xuống labo để đúc inlay theo phương pháp "Đúc thay thế sáp".
b) Gián tiếp:
Lấy khuôn 2 hàm trên dưới rồi gửi xuống labo để gia công.
1.3.3. Đúc inlay: Được tiến hành tại labo (Có bài riêng).
1.3.4. T h ử và gắn inlay: Được thực hiện như làm một phục hình cố định.

Hình 4.3. Một vài hình ảnh về inlay

Tự LƯỢNG GIÁ

Chọn câu trả lời đúng cho các câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn vào chữ
cái đầu càu
1. Các biến thể của inlay gồm:
A. Onlay.
B. Pinlay.
c. Pinledge.
D. Cả 3 câu trên.
2. Khi tạo xoang phụ ch o m ạt nhai, cẩn m ài th àn h bên phân k ỳ về phía mặt nhai
m ột góc:
A. 0° - 5°.
B. 5 ° - 1 0 ° .
c. 10°-15".
Phân biệt đúng sai các câu sau bằng cách đánh dấu X vào cột Đ cho càu
đúng và cột s cho càu sai

TT Nội d u n g Đ s
3 Không nên phục hổi inlay m ặt bên vì khó thực hiện
4 Phục hình bằng inlay đòi hỏi kỹ thuật có độ chính xác cao và tốn
nhiều m ô răng hơn so với cách hàn thông thường
5 Khi tạo m ẫu sáp làm inlay theo lối trực tiếp, cần cắm que đúc
ngay sau khi nhồi nén sáp m ềm đẩy hốc inlay

34
Bài 5

CHỤP TỪNG PHẦN

MỤC TIÊU

ì. Nêu được chỉ định, chống chỉ định của chụp từrìg phần.
2. Mài sửa soạn được mỏm cụt cho chụp 3/4. 4/5.

1. Đ ỊN H NGH ĨA
Chụp từng phần là một loại chụp đúc bằng kim loại, chi bọc ba hoặc bốn mặt
thân răng, phần mô răng còn lại được giữ nguyên vẹn. Với răng cửa và răng nanh
thường làm chụp 3/4 còn với răng hàm thường làm chụp 4/5.
1.1. Chi định và chòng chí định
1.1.1. Chỉ định
- Cấu tạo mô răng và vệ sinh ràng miệng tốt.
- Thân răng có sự phát triển đầy đủ về chiều cao và chiều ngang để lưu chụp và
tạo điểu kiện thuận lợi trong việc tạo các rãnh lưu, hố lưu.
- Tuý rãng còn sống, mặt ngoài có men rãng khoẻ mạnh.
- Rãng có chiểu hướng và vị trí bình thường.
Vùng rãng cửa. nếu thân răng hình vuông chừ điền là thuận lợi nhất.
Làm trụ cho cầu răng.
- Làm nẹp (splint) liên kết răng hoặc làm chụp riêng lẻ để phục hồi các rãng bị
vờ múi.
- Thường làm trên các rãng cửa, răng nanh và răng hàm nhò. Hạn chế làm trên
các răng hàm lớn.
1.1.2. Chỏng chỉ định
Mô răng yếu, vệ sinh răng miệng kém.
Thân răng ngắn. mảnh.
Thân răng có hình tam giác hoặc bầu dục.
Thãn răng bị xoay, lệch.

35
- Răng chết tuỷ.
- Không làm trụ cho cầu quá dài.

1.2. ư u và nhược đ iểm

1.2.1. ư u điểm
- Tiết kiệm m ô rãng.
- v ẫ n giữ được m àu rãng tự nhiên.
- Dễ kiểm soát sự sát khít ở đường hoàn tất.
- Dễ kiểm soát tuỷ răng.
- ít kích thích m ô nha chu.

1.2.2. N hư ợc điểm
- Chí định hạn chế.
- Sức giữ tương đối kém .
- Kỹ thuật m ài răng khó.
- Phải làm bàng hợp kim cứng chắc.
- Đòi hòi kỹ thuật và trang thiết bị rất cao ờ lâm sàng và labo.
- Rìa cắn và mặt nhai dể lộ kim loại nhất là răng dưới.

1.3. C ác bước tiến hành: (làm chụp 3/4)

Rãnh bẽn Ị ~~ ■" 4 con9

Vùng mà Mệt trục đâ mài

m V ỵ ^ M ặ t trong lõm
Bờ vát —
cạnh cắn Cạnh cắn mài lồi

Hình 5.1. Mô tả cùi răng dược chuẩn bị để làm chụp 3/4 răng cưa

1.3.ỉ. Mài răng


Chụp 3/4 là loại chụp khó làm, đòi hỏi độ chính xác rất cao, vì vậy trước khi mài
cẩn quan sát kỹ m ẫu nghiên cứu, phim X quang để chọn hướng lắp, xác định giới hạn
mặt ngoài, vị trí và hướng các rãnh lưu, hô' lưu và ước lượng độ sâu cùa nó, hình dạng
và ranh giới đường hoàn tất.
Đường hoàn tất cho chụp 3/4 thường là bờ xuôi, bờ cong, bờ vai vát.

36
a) Mài rnặt bên:

Hình 5.2. Cắt khe mặt bên bằng bánh xe Kim cương

Dùng đĩa cắt phẳng bằng thép cắt khe răng, mặt nhám quay về phía răng cần mài.
Hai đường cắt hơi hội tụ về phía mặt trong và rìa cắn từ 2 - 3°, nếu hội tụ nhiều thì
lưu giữ kém. Nếu hội tụ ít hoặc song song theo chiều trên - dưới thì khó lắp, theo
chiều ngoài trong thì dễ lộ kim loại.
Yêu cầu của 2 đườtìg cắt:
- Cơ học: có khoảng hở với răng kế cận đủ độ dày cho kim loại không biến dạng
dưới lực nhai.
- Thẩm mỹ: giới hạn đường cắt ờ mặt ngoài phải đảm bảo thẩm mỹ, không lộ
kim loại.
- Vệ sinh: giới hạn đường cắt ở mặt ngoài phải nằm ngoài điểm chạm để dễ chải
răng vào nơi tiếp giáp giữa kim loại và mô răng.
b) Mài rìa cắn:

Thường dùng kim cương hình trụ hoặc bánh xe, mài 0.5mm theo chiểu gần xa,
tạo một mặt phẳng nghiêng về phía trong khoảng 45° so với trục răng, chiều rộng mặt

37
phẳng này khoảng l,5 m m . Khi m ài cần chú ý tới sự bao phủ của kim loại tại rìa cắn
để đảm bảo thẩm m ỹ nhưng vẫn lưu giữ tốt.
c) M ài m ặt trong:

Hỉnh 5.4. Mài m ặt trong theo 2 bậc bằng mũi khoan Kim cương

Dùng kim cương hình bánh xe, trụ hoặc nón trụ có đẩu tròn m ài m ặt trong làm
hai phần:
- Phẩn 1 từ rìa cắn đến dưới gót răng m ài cong theo hình dáng giải phẫu.
- Phần 2 từ gót răng đến cổ răng m ài thoát và song song với hướng lắp hàm.
Vùng cổ răng có đường hoàn tất dạng bờ cong (cham fer).
d) Tạo rãnh ở m ặt bên:

Hình 5.5. Tạo rãnh bẽn bằng mũi khoan

Rãnh ở mặt bên góp phần chính trong sự lưu giữ chụp răng. Dùng m ũi khoan kim
cương hình nón trụ có đường kính lm m , mài bắt đầu từ m ặt bên ngay giữa rìa cấn
mài về phía cổ răng theo hướng lắp đã định, rãnh sâu lm m và kết thúc ờ sát đường
hoàn tất. Hai rãnh bẽn sâu ờ phía rìa cắn nông dẩn về phía cổ răng và phải cùng nằm
trên một mặt phẳng.
e )T ạ o rãnli ở rìa cắn:
Rãnh ở rìa cắn có tác dụng nâng đỡ, tãng sức giữ và bảo vệ. Dùng m ũi khoan
hình trụ hoặc nón cụt mài rìa cắn thành rãnh dọc hình chữ V chạy theo chiểu gần-xa,

38
đường trũng giữa cùa rãnh chia rìa cắn làm 2 mặt phẳng, mặt phẳng phía ngoài gấp
đôi phía trong để tránh vỡ và lộ kim loại.

Hình 5.6. Tạo rãnh ở rìa cắn bằng mũi khoan và đá nụ Miller

Hình 5.7. Tạo rãnh bên bằng mũi khoan

f) Mài nhẵn và hoàn chinh mỏm cụt:


Dùng trụ kim cương mịn đê làm nhẵn và mài chinh các bờ cạnh, nơi kết thúc của
rìa chụp.
1.3.2. Lấy khuôn
Do mỏm cụt có nhiều chi tiết nhò nên việc lấy khuôn đòi hỏi độ chính xác rất
cao, thường lấy khuôn bằna khâu đồng với silicon.
1.3.3. Ghi dấu khớp cắn: Giống làm chụp kim loại toàn phần
1.3.4. Làm chụp tạm: (Có bài riêng)
1.3.5. Gia cóng chụp ỏ labo: (.Có bài riêng)
1.3.6. Thừ và gán chụp
Thừ và gắn chụp 3/4 cũng tiến hành các bước giông như làm các loại chụp khác.

39
Tuy nhiên, do rìa chụp dẽ cong vênh nên cẩn hết sức nhẹ nhàng, nếu thấy chua vào
hết cẩn tìm ra điểm vướng để chình sửa.

Hình 5.8. a) Mài m ặt nhai, b) Mài m ặt trong

Hình 5.10. Làm nhẵn m ặt bẽn và mặt trong

40
Tự LƯỢNG GIÁ

Chọn càu trả lời đúng cho các câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn vào chữ
cái đầu câu
1. Chỉ định chụp từng phần:
A. Tuỷ răng còn sống, mặt ngoài có men răng khoẻ mạnh.
B. Làm trụ cho cầu răng,
c . Răng chết tuỷ.
2. Khi mài cắt mặt bên, hai đường cắt nên hội tụ về phía mặt trong và rìa cắn 1 góc
A. 2 - 3°.
B. 5 - 7°.
c . 7 - 9°.
Phân biệt đúng sai các câu sau bằng cách đánh dấu X vào cột Đ cho câu
đúng và cột s cho câu sai

TT Nội dung Đ s
3 Khi mài rìa cắn cần tạo một mãt phẳng nghiêng về phía ngoài
khoảng 45° so với trục ràng
4 Khi mài rìa cắn cần tạo một mặt phẳng nghiêng về phía trong
khoảng 45" so với trục răng
5 Khi mài rìa cắn cần tạo một mặt phẳng nghiêng về phía trong
khoảng 15“ so với trục răng
B ài 6

RĂNG TRỤ (RĂNG CHỐT)

MỤC TIÊU

/. M ó lã dược các loại răng trụ.


2. K ế được c h ỉ định, chống chỉ định cùa răng trụ.
3. Thực hiện được các giai đoạn lâm sàng làm răng trụ đơn giản và răng trụ
phức tạp.
4. Thực hiện được các giai đoạn labo làm răng trụ đơn giản.

1. Đ ỊN H N G H ĨA
Răng trụ là m ột loại răng giả cố định nhằm thay thế m ột thân răng đã mất bằng
một thân rãng nhân tạo và được gắn vào chân răng còn lại bằng một trụ hoặc chói
kim loại.
Răng trụ gồm hai phẩn: Phần nằm trong chân rãng là trụ còn phẩn nằm ngoài
chân răng là thân răng giả. Trụ được làm bằng hợp kim cứng để không bị cong, gãy
dưới tác dụng cúa lực nhai và không có phản ứng hoá học trong môi trường miệng.
Thân răng được làm bằng nhựa, sứ, com posite toàn phẩn hoặc kết hợp với kim loại.
Răng trụ thường được làm cho các răng phía trước, đôi khi cũng được làm cho
các răng hàm nhỏ.

1.1. Phán loại

/ . / . / . T rụ D avis
Là loại răng trụ mà thân răng được làm hoàn toàn bằng nhựa, sứ, com posite được
gắn liền với một trụ kim loại làm sẵn hoặc đúc.

Hình 6.1. Minh hoạ trụ Davis

42
1.1.2. Trụ Richm ond
Là loại rãng trụ bao gồm một chốt dính liền với một chụp ngắn bằng kim loại
bọc và che phủ mặt chân rãng và một bợ kim loại ờ phía sau của thân răng giả, phía
trước được phủ một lớp nhựa hoặc sứ để đảm bảo thẩm mỹ.

Hình 6.2. Trụ Richmond, a) Phần chốt ở trong chân răng, b) Phần thân răng
1.1.5. Trụ Webb
Là một loại rãng trụ bao gồm một mâm kim loại che phủ móm cụt chân răng ở
giữa được nối liền với một trụ kim loại, phía sau thân rãng giả có một bợ kim loại còn
ờ phía trước được phủ một lớp nhựa hoặc sứ đê đảm bảo thẩm mỹ.
Trụ Davis được gọi là rãng trụ đơn giản còn trụ Richmond và trụ Webb được gọi
là răng trụ phức tạp.
1.2. Chi định và chòng chi định
1.2.1. C hỉ định
- Thân rãng bị tổn thương lớn do sâu không làm chụp loàn phần được.
Thân ràng bị gãy quá 1/2.
- Răng bị thiểu sản men, ngà hoặc mòn nhiều, không trám thẩm mỹ hoặc làm chụp
Jacket được.
- Răng quá lệch lạc không nắn chinh được.
Tuy nhiên, chi tiến hành điều trị khi bệnh nhân có đủ các điểu kiện sau:
- Chân rãna phát triển bình thường.
Đã được điều trị tuý tốt. không tắc.
- Tố chức nâng đỡ răng lành mạnh.
Các răng phía sau tốt hoặc đã được phục hồi tốt.
- Khớp cắn thăng bằng.
1.2.2. Chống chì định
ố n a tuý bị vôi hoá không nong được.
- Hình thể chân răng quá cong, quá ngắn, quá dẹt.
- Ống tuỷ quá rộng do sâu hay tự tiêu.
- Bề m ặt chân răng nằm quá sâu dưới rãnh lợi.
- Tổ chức cứng cùa chân răng quá m ềm yếu.
- Tuỷ chân răng và tổ chức nâng đỡ răng bị nhiễm trùng.
- Mất răng phía sau chưa được phục hồi.

1.3. Kỹ th u ật thự c h iện răn g trụ

1.3.1. L à m răng trụ đơ n giản với th á n ră n g n h ự a (T rụ D avis)


a) K ỹ tliuật lâm sàng (trên m iệng):
- M ài m ặt chân răng: M ặt chân răng được m ài thành hai m ặt phẳng hợp thành
một góc nhị diện (hình gáy cuốn sách mờ), đỉnh nhô về phía thân răng, mặt ngoài dài
hơn mặt trong và nằm dưới lợi, m ặt phẳng phía trong nằm trên đường viền lợi l,5mm
hoặc vừa tới đường viền lợi. Góc nhị diện (đỉnh gáy sách) chạy theo chiều gần xa, phần
cao nhất trùng với lỗ ống tuỷ.
- K hoan ống m ang trụ: Chiều dài của ống m ang trụ bằng 2/3 chiều dài chân
răng, đường kính của ống m ang trụ bằng 1/3 đường kính chân răng.
- Lấp th ử trụ thép: Chọn trụ răng bằng thép làm sấn sao cho vừa khít với óng
mang trụ. Phần trụ lộ ra ngoài m ỏm cụt chân răng có chiều dài bằng 2/3 chiều cao
của thân răng giả và cách răng đối diện 1,5 - 2mm .
- Lấy khuôn: Trụ hợp kim được cắm vào chân răng đúng vị trí, chọn và mài sửa
một khâu đổng sao cho vừa khít với m ỏm chân răng. Dùng cao su nặng hoặc KeiT,
Stent hơ m ềm cho vào khâu đồng để lấy khuôn m ỏm chân răng, lấy khuôn lại bằng
silicon nhẹ có lõi thép, sau đó lấy khuôn toàn hàm bằng algenate. Đ ổ m ẫu bằng thạch
cao cứng.
- L ấy dấu khớp cắn (dùng cho giá khớp bán lê'): D ùng m ột lá sáp cắn (bite wax)
hay sáp hồng dày khoảng 3m m hơ m ềm cắt theo hình dạng cung răng rồi đưa vào
miệng bệnh nhân, cho cấn đúng khớp trung tâm (centric occlusion) chờ sáp cứng rồi
gỡ ra nhẹ nhàng, chuyển xuống xưởng để lập lại khớp cắn trung tâm trên mẫu hàm
rồi cố định vào giá khớp bản lề.
- Chọn màu răng: theo nguyên tắc chung.
- Rửa sạch và hàn kín ống chân răng: Ong chân răng được rửa sạch băng côn
hoặc oxy già, thổi khô và hàn kín bằng eugenat.
- Lắp hàm tạm hoặc răng tạm cho bệnh nhân.
b) K ỹ thuật labo (dưới xưởiig):
- Đổ mẫu: Đ ổ m ỉu bằng thạch cao cứng trên m áy rung.

44
Vào càng cắn (giá khớp bản lề): (giống vào càng cắn cho hàm mất răng
từng phần).
- Tía rãng sáp (làm mẫu sáp thân răng): nên tỉa bằng sáp inlay trắng để thạch cao
múp không bị dính màu khi ép nhựa. Mẫu sáp phải sát khít với cổ răng, có điểm tiếp
giáp tốt với rãng kế cận và tiếp khớp tốt với răng đối diện, hình thể răng sáp phải cân
đối và hoà nhập tốt với các răng xung quanh.
- Vào múp: Vào múp là bước chuyển từ thân răng sáp sang thân rãng nhựa.
Cách vào múp:
Chuẩn bị múp cho phù hợp với mẫu. thường dùng múp nhỏ để tiết kiệm vật liệu.
Trộn thạch cao cứng, đổ bằng mặt múp dưới, khi thạch cao còn mềm đặt và ấn
nhẹ răng sáp vào bể mặt thạch cao múp dưới. Mẫu răng sáp có mặt ngoài hướng lên
trên, cổ rãng nằm dưới mặt thạch cao 1.5mm. bờ cạnh cắn nẳm ờ phân nửa mặt
thạch cao múp.
Khi thạch cao cứng, thoa một lớp vaseline lên mặt thạch cao. đặt nửa trên của múp
vào rồi trộn thạch cao cứng đổ đầy múp. Cần đổ trên máy runs để tránh bọng khí.
Khi thạch cao cứng hoàn toàn, tách nhẹ hai nứa múp rồi dội sáp, chờ khô, bôi
nước cách ly. dùng nước cách ly màu trắng và bôi khi múp còn nóng.
c) Ep nlìựa, luộc nhựa, làm nhẩn, đánh bóng:
Thoa nhựa lót vào mặt ngoài của chốt thép đê khòng bị ánh màu kim loại.
- Ép nhựa: Có ba cách ép nhựa:
+ Rắc bột nhựa màu cổ rãng vào khuôn răng rồi nhó nước nhựa cho đến khi đầy
khuôn. Rắc tiếp bột màu rìa cắn vào phía rìa cắn cúa khuôn, điều chình màu sắc theo
báng màu đã so. Khi nhựa dẻo. đặt giấy bóng kính (Cellophane) lẽn bể mặt nhựa rồi
ép lại. sau đó bò giấy ra. cắt bỏ nhựa thừa, điều chinh lại răn 2 rồi ép chặt lại (khoảng
80 - lOOkg/crĩT).
+ Nhựa màu cổ rãna được trộn naoài chén, để đến thể dẻo rồi cho vào múp, đặt
giấy bóng kính ẩm rồi ép lại lần 1. Gỡ múp. cất bò nhựa thừa và một phần nhựa nằm
giữa thăn rãng và rìa cần ớ mặt ngoài. Sau đó trộn nhựa màu giữa thân rãng và rìa
cán. đế déo rồi đặt lèn vùng vừa cất. đặt giấy bóng kính rồi ép múp lần 2. Gỡ múp. cắt
bo nhựa thừa, điều chinh màu sắc lần cuối rồi ép chật.
+ Trộn nhựa màu cổ ràng bẽn ngoài đến khi deo rồi cho vào múp ép. luộc trong
30 phút ỡ 60 độ. gỡ múp. dùng đá mài mài bớt một lớp nhựa ở 2/3 về phía rìa cắn,
trộn nhựa màu giữa thân rãng và rìa cắn. chờ dẽo cho vào múp ép lại.
Pha theo vi màu Hãng Spofa Dental: Hãng Spofa Dental đưa ra bảng màu nhựa
chuàn 2ổm các màu:

4n
Hình 6.3. Bảng m ẫu hãng Spofa Dental

- Trên thị trường hiện nay bán các m àu sau:


+ Màu cơ bản: 1, 5, 9, 37, 41, 45
+ Màu trong: 0
- Để có m àu theo bảng m àu m ẫu cần pha theo cách sau:

1 3 5 7 9
19 21 23 25 27
37 39 41 43 45

- Công thức pha màu:


+ Màu 1 = 1 /2 1 + 1/2 0
+ M àu 5 = 1 /2 5 + 1/2 0
+ M àu 3 = 1/4 1 + 1 /4 5 + 1/2 0
+ M àu 23 = 1/4 5 + 1/4 41 + 1/2 0
= 1/4 1 + 1/4 45 + 1/2 0
Tuy nhiên, gẩn đây các nhà sản xuất thường cho san nhựa trong vào nhựa màu cơ
bản, nếu dùng loại nhựa đó thì không cần cho thêm nhựa 0 nữa.
* Màu cho răng sứ: + So m àu theo bảng m àu V ita
Hãng V ita (G erm any) đưa ra bảng m àu sứ chuẩn gồm các m àu sau:

M àu A M àu B M àu c Màu D
AI A2 A3 A3,5 A4 BI B2 B3 B4 Cl C2 C3 C4 D2 D3 D4

+ So màu theo bảng so m ẫu 3D.


+ So màu bằng m áy.

46
Sau khi ép nhựa, cho múp vào quang múp rói luộc nhựa.
Luộc nhựa: có hai cách:
+ Luộc nhanh: Đặt múp vào nước, đun nóng đến 70°c (160°F), duy trì trong
1 giờ 30 phút rồi đun sôi nước trong 30 phút.
+ Luộc chậm: Đặt múp vào nước, đun nóng đến 70°c, duy trì nhiệt độ này trong
8 giờ rồi mới đun sôi.
- Làm nhẵn, đánh bóng.
Gỡ rãng khòi múp, làm sạch thạch cao, dùng đá mịn mài bớt nhựa thừa, lắp thử
trên mẫu đế điều chinh hình dáng và điểm chạm, dùng giấy ráp mịn để làm nhẵn.
Đánh bóng ướt bằng bánh xe vải với sáp đánh bóng Tripoli và cuối cùng là hỗn hợp
Carbonate de calcium (chalk) với nước.
d) Gắn răng trụ:
Rãng trụ làm xong được gắn thử vào chân răng, kiểm tra lại thẩm mỹ, điểm chạm
và tương quan khớp cắn rồi tiến hành gán răng.
- Dùng bông cô lập chân răng, làm sạch ống tuỷ bằng cồn, thổi khô.
- Dùng lentulo với tốc độ chậm và xuôi chiều để nhồi xi măng vào ống mang trụ,
phần xi măng còn lại gạt vào trụ thép, ấn nhẹ răng trụ theo trục răng, giữ chặt răng
giá trong vài phút đê răng khống bị đẩy ra do phản lực nén xi mãng hoặc bọng khí.
Sau 3 - 5 phút gạt bỏ xi măng thừa. Kiểm tra lại khớp cắn, hướng dẫn bệnh nhân cách
dùng và bảo quản răng giả.
1.3.2. Làm răng trụ R ichm ond đúc
a) Kỹ thuật lâm sàng:
* Mài mặt chân răng:
- Mài mặt chân răng thành 2 mặt phẳng như rãng chốt đơn giản nhưng không
mài quá ngán mỏm cụt.

Hình 6.4. Mô tả quá trình mài mỏm cụt trụ Richmond

Dùna mũi khoan kim cương hình trụ hay nón cụt nhỏ mài vách đứng vòn °
quanh móm cụt chân răng (giống như mài các vách đứng xung quanh của mỏm cut

47
cho chụp toàn phần), các vách này phải thoát, song song nhau và song song vói
hướng của ống m ang trụ. M ặt chân răng và vách đứng xung quanh tạo nên mội mỏm
cụt có chiểu cao rất thấp: 0,5 - l,5 m m để tiếp nhận m ột chụp kim loại m òng phủ lên.
Đường hoàn tất của m ỏm cụt là bờ xuôi.
- Với các răng phía trước hàm trên do yêu cầu thẩm m ỹ nên chì cần mài vách
đứng ở mặt bên và mặt trong để liếp nhận nửa chụp hoặc 3/4 chụp là được.
* Khoan ống m ang trụ: Ô ng m ang trụ cho răng R ichm ond được khoan tương tự
như cho trụ Davis, nhưng các vách xung quanh bên trong ống m ang trụ cần phẳng và
thoát hơn để m ẫu sáp của trụ sau này được gỡ ra dễ dàng. T iết diện cùa ống mang trụ
có thể hình tròn hoặc bẩu dục tuỳ trường hợp.

a) b)

Hình 6.5. a) Xác định hướng của trụ, b) Tạo ống mang trụ
Hình 6.7. Các cây thép dùng lấy khuôn ống mang chốt

Chất lấy khuôn

Khung lấy khuôn

Cấy thép tăng cường đẽ


lấy khuôn

Hình 6.8. Mô tả lấy khuôn răng trụ


* Làm mẫu sáp: có ba'phương pháp:
- Phương pháp trực tiếp:
+ Cô lập và làm khô ống chân rãng.
+ Thoa vaseline vào bề mặt và thành ống chân răng.
+ Hơ nóng sáp inlay, vê thành thỏi nhỏ hơn ống mang trụ rồi ấn sâu vào đáy ống
mang trụ.
+ Hơ nóng 1 que kim loại rồi ấn dọc theo ống mang trụ đã chứa đầy sáp. Sáp nóng
chảy dính vào que kim loại và sát khít thành ống mang trụ.
+ Chờ sáp nguội, nhó thêm sáp lèn mặt chân răng và xung quanh rồi tỉa mâm sáp
và chụp lứng.
+ Hơ mém một miếng sáp. gắn dính vào mặt trong của chụp rồi tạo hình bợ phía
sau. chiều dài của bợ vé phía rìa cắn phụ thuộc vào yêu cầu thấm mỹ.
+ Toàn bộ mẫu sáp vừa tia được gỡ ra gọn gàng và sửa lại lần cuối cho hoàn
chinh.

4Q
- P hươ ng p h á p nửa trực tiếp:
+ Làm trực tiếp m ỉu sáp trụ chân rãng rồi đặt chốt kim loại hoặc dùng trụ nhụa
có sẵn.
+ Dùng cao su hoặc alginate lấy khuôn toàn hàm có m ang m ỉu trụ sáp và cót
kim loại.
+ Đố mảu bằng thạch cao cứng.
+ Tia sáp phẩn m âm chụp và bợ phía sau trên m ẫu thạch cao.
- P hư ơ ng p h á p g ián tiếp:
+ Cô lập và làm khô ống chân rãng.
+ Trộn cao su lỏng và dùng ống bơm hoặc lentulo đẩy cao su vào đẩy ống mang
trụ rồi đặt 1 que kim loại vào giữa óng m ang trụ.
+ Lấy khuôn loàn hàm bằng cao su nặng.
+ Đổ mẫu bằng thạch cao và thực hiện toàn bộ m ẫu sáp tại labo.
b) K ỹ thuật labo: (Đ ọc thêm )
* Đ úc kim loại:
- Bôi dầu cách ly hoặc ngâm mẫu vào nước 10 phút trước khi tạo hình để khỏi dính.
- Tạo hình sáp phần trụ, chụp lửng và bợ phía sau (nếu làm trụ cẩn nhựa thì cẩn
tạo ihêm quai va ly hoặc rắc hạt lưu để nhựa không bong), cẩn chú ý sự tương quan
giữa ràng sáp với các rãng kế cận và các răng đối diện.
Gắn kim đúc: Kim đúc có thể bằng nhựa, sáp hoặc hợp kim có đường kính
1,3 - 3mm và dài 6 - 9m m . Cần gắn sao cho khi đúc, kim loại nóng cháy không bị
đổi hướng một cách đột ngột.
- Vào bột bao m ẫu sáp và vào ống đúc: Vào ống đúc sao cho khối sáp nằm giũa
ổng đúc, cách đ ế (nón đúc) 6 - 9m m , cách đẩu kia của ống đúc 5 - 6mm .
Đúc:
Đế chuyển m ỉu sáp thành kim loại thường dùng phương pháp đúc thay thế sáp
bầng cách nung cho sáp chảy và biến m ất để lại m ột khuôn rỗng trong ống đúc, sau
đó làm cháy kim loại và dùng lực ly tâm đế đẩy kim loại đã chảy lỏng vào khoảng
trống trong ống đúc. Sau khi đúc xong, m ặt kim loại phía sau của bợ cần đánh bóng,
các phần khác chí cần làm sạch.
* Cấn hoặc khảm m ặt ngoài:
Mặt ngoài của răng trụ cần có m àu như răng thật để đám bảo thẩm mỹ. phần
ihấm mỹ đó ihường được làm bẳng nhựa hoặc sứ.
Nếu cẩn nhựa: tạo hình mặt răng bằng sáp rồi vào múp, ép nhựa rồi trùng hợp nhựa.
Nếu cắn sứ: đắp dẩn và nướng từng lớp sứ trong lò nung sứ chán không.

50
c) Gắn ràng trụ:
Việc gắn trụ phức tạp cũng giống như gắn trụ đơn giản, tuy nhiên đòi hỏi độ chính
xác cao hơn và cần nhanh hơn.

Tự LƯỢNG GIÁ

1. Hãy kể tên các loại răng trụ.


2. Mô tả 3 phương pháp làm mẫu sáp trong kỳ thuật làm răng trụ Richmond.
3. Nêu các chỉ định và chống chỉ định của răng trụ.
Chọn câu trả lời đúng cho càu hỏi sau bằng cách khoanh tròn vào chữ cái
đầu càu
4. Chiều dài ống mang chốt:
A. Bằng 1/3 chiều dài chân răng.
B. Bằng 2/3 chiều dài chân răng,
c. Bằng 1/2 chiều dài chân răng.

51
B ài 7

BẢO TỒN Sự SỐNG RĂNG TRỤ


TRONG PHỤC HÌNH c ố ĐỊNH

MỤC TIÊU

1. N êu các Uu điểm của răng trụ được bảo tồn tuỷ.


2. Trình bày được các phương plìáp d ự p h òng và thực hiện đ ề bảo tồn sự sống
clio tuỷ răng trụ trong p h ụ c hình.

1. ƯU ĐIỂM KHI RÁNG TRỤ SỐNG


Trong phục hình c ố định, răng trụ có thể là răng sống hay răng đã được lấy tuỷ và
chữa nội nha. Răng trụ có tuỷ sống có nhiều thuận lợi vì những lý do sau:
- Tuỷ răng sống là yếu tô' góp phần vào sự khoẻ m ạnh và vững chắc cho m ô răng
và m ô nha chu của răng trụ, nhờ đó đem lại chức năng và bền vững cho phục hình.
- Răng sống không bị đổi m àu nên giữ được sự thẩm m ỹ trong trường hợp mang
chụp từng phẩn hay inlay.
- N ếu tuỷ bị tổn thương, sau khi làm phục hình m ột thời gian sẽ gây đau nhức
và những triệu chứng bệnh lý khác, cũng như gây khó khăn, tốn kém cho việc tái
điều trị.
- Việc chữa nội nha cho răng trụ không phải luôn luôn bảo đảm hoàn toàn sự
lành m ạnh và ổn định lâu dài cho m ô nha chu vì:
+ Phương pháp, phương tiện và kỹ thuật điều trị nội nha có thể sai sót.
+ Những bất thường về giải phẫu và sinh lý như: ống tuỷ cong, chân răng có ống
tuỷ phụ lớn v .v...

2. CÁC P H Ư Ơ N G P H Á P D ự P H Ò N G V À T H ự C H IỆ N đ Ể bảo ton

S ự SỐ N G CHO RĂ N G TR Ụ
Các kích thích có thể ảnh hưởng đến tuỷ có thê’ chia làm 4 nhóm chính:
- Cơ học: như chấn thương, lực nhai quá tải, m ài cùi không đúng kỹ thuật.
- Nhiệt: phát sinh trong SUỐI iúc mài cùi răng hay răng tiếp xúc những chất CC
nhiệt độ quá cao hay quá thấp.
- Hoá học: Một số chất sát khuẩn mạnh, thuốc, một số chất ưong thức ăn.
- Vi khuẩn: Xâm nhập ống ngà qua chỗ mài hay chỗ sâu răng.
2.1. Giai đoạn khám bệnh nhân
1. Tuổi bệnh nhân: để ước lượng kích thích, hình dạng buồng tuý (kết hợp phim
Xquang) để chọn kiểu phục hình thích hợp và có sự lưu ý ưong khi mài cắt cùi răng.
Bệnh nhân càng nhiều tuổi, xu hướng buồng tuỷ càng nhỏ lại.
2. Tinh trạng vệ sinh rãng miệng, tình trạng bệnh nha chu nếu có, xác định tình
trạng bệnh sâu răng để điều trị đúng mức, chọn kiểu phim chụp thích hợp và chỉ dẫn
vệ sinh răng miệng nhất là ở vùng có phục hình cố định.
3. Hình dạng giải phẫu và vị trí của răng trên cung rãng như: chiều cao, độ thắt
eo ở cổ răng, răng nghiêng, răng trồi, răng xoay để có phương hướng điều chỉnh nha
hoặc chọn hướng lắp, lựa chọn kiểu phục hình thích hợp, mài cùi không hại tuỷ răng.
4. Đánh giá tình trạng sâu răng, mòn răng và độ nhạy cảm của răng để chọn kỹ
thuật phục hồi răng và mài răng thích hợp.
5. Khám tình trạng khớp cắn, lập kế hoạch điểu chỉnh khớp cắn. Chọn số lượng,
vị trí răng trụ sẽ dùng để các lực tác động lên phục hình không gây chấn thương
răng trụ.
6. Khảo sát mẫu hàm nghiên cứu để bổ sung cho khám lâm sàng, chọn hướng lắp
thích hợp cho phục hình nhằm tiết kiệm mô răng.
2.2. Giai đoạn mài cùi răng
- Những kích thích trong giai đoạn mài cùi răng phần lớn do:
+ Sự phát sinh nhiệt khi mài cắt.
+ Kích thích cơ học trong lúc mài.
- Tuỷ răng có sức đề kháng đối với các kích thích và có khả năng hồi phục nếu
kích thích không vượt quá ngưỡng. Mặc dù, giới hạn chịu đựng nhiệt độ của tuỷ chưa
được xác định rõ rẹt. Có tác giả đã chứng minh rằng một răng có thể bị làm nóng lẽn
đến 600°F trong 10 giây, vẫn có sự hồi phục của tuỷ, chứng tỏ bằng sự thành lập ngà
thứ phát sau đó.
- Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng nhiệt độ khi mài răng:
+ Dụng cụ mài: độ sắc giảm thì thời gian mài sẽ kéo dài và có xu hướng áp lực
mũi mài tăng, Ngoài ra, đường kính của nó ảnh hường đến tốc độ mài.
+ Vận tốc quay của dụng cụ mài càng nhanh thì nhiệt độ phát sinh càng cao.
+ Áp lực mài tăng thì nhiệt sẽ tăng.
+ Độ rung của dụng cụ mài cắt sẽ gây chấn động cho răng và màng nha chu,
giảm hiệu quả mài cắt.
+ Khoảng thời gian mũi khoan tác dụng lên răng: mặc dù nhiệt độ được giữ thấp.
sự mài liên tục làm tuỷ bị tổn thương nhiều hơn là với nhiệt độ cao hơn nhưng thời
gian mài ngắn hơn.
- Vì vậy, để bảo vệ sự sống cho răng trụ ở giai đoạn này cần lưu ý và thực hiện
các biện pháp sau:
+ Mũi khoan, đá m ài phải có cạnh, sắc và có hình dạng, kích thước phù hợp cho
từng kiểu cùi răng để giảm thiểu lực đè và thời gian m a sát vào răng nhằm giám sụ
phát sinh nhiệt gây hại cho tuỷ.
+ Mũi khoan phải quay đổng tâm để Iránh chấn động khi m ài, sử dụng máy siêu
tốc phải cẩn thận hơn.
+ Mài gián đoạn, không đè m ạnh lên răng, quan trọng nhất là phải tưới nước làm
nguội. Nước sẽ làm phân tán nhiệt, trôi đi những m ảnh vụn m ô răng hoặc kim loại,
không cho bấm dính vào dụng cụ m ài làm tăng hiệu quả m ài cắt. Lượng nước tưới
dùng làm nguội khi m ài nên tối thiểu là l,5m L /phút.
Phun nước làm tăng hiệu quả m ài gấp 10 lần khi m ài m en so với việc không dùng
phương tiện làm mát.
- Swerdlow và Stanley cho biết, m ột sửa soạn trên ngà răng cách tuỷ 0,3mm
được làm nguội đúng mức sẽ không làm cho tuỷ bị tổn thương, trong khi nếu khoảng
cách gấp đôi m à không làm nguội sẽ làm tuỷ bị tổn thương.
- Nên gây té khi mài để giảm kích thích cho tuỷ, tránh sự khó chịu cho bệnh nhân.

2.3. G iai đoạn làm p h ụ c hình tạm


- Trong thời gian đợi phục hình, cùi răng phải được che chở bằng một phục hình
tạm để tránh những kích thích hoá học, nhiệt độ và vi khuẩn ở m ôi trường miệng.
- Phục hình tạm phải được làm tương đối chính xác, đúng dạng giải phẫu đẽ’ bào
đảm sự lành m ạnh cho m ô nha chu và gắn bằng loại xi m ăng gắn tạm.

2.4. G iai đoạn láp p h ụ c hình ch ín h thức


- Trước khi lắp vĩnh viễn phục hình chính thức lên cùi răng, cần gắn tạm khoảng
một tuần để theo dõi và phát hiện các dấu hiệu không tốt cho niêm m ạc, răng trụ, mõ
nha chu, khớp cắn, chức năng nhai đề điều chỉnh sửa chữa.
- Loại bỏ tất cả những điểm vướng của phục hình trong m ọi cử động của hàm
dưới. Một chấn thương cơ học lâu dài sẽ gây hỏng m àng nha chu và tuý răng bị ánh
hưởng.
- Mội điểm cần chú ý xem có xuất hiện hiện tượng điện hoá học giữa các kim
loại khác nhau không.
- Cùi răng trước khi lắp phải được làm sạch bằng cát đánh m ịn, rửa sạch, lau khô
bằng bông hoặc thổi nhẹ bằng hơi ấm. K hông được dùng chất sát trùng m ạnh d ỉ gáy
kích Ihích tuỷ.

54
- Xi măng phải trộn đúng tỷ lệ bột, nước, đúng kỹ thuật, có thể trộn trên một
miếng kính lạnh để làm giảm nhiệt phát sinh trong suốt lúc trộn để tăng thêm thời
gian làm việc. Nếu trộn nhiều chất lòng, lượng chất lỏng thừa sau khi xi măng kết
tinh sẽ bị hấp thu bởi tế bào chất của sợi ngà, gây thoái hoá tế bào tạo ngà.
2.5. Giai đoạn khám định kỳ
Việc tái khám định kỳ 6 tháng một lần giúp cho bác sĩ phát hiện điều trị sớm các
lệch lạc của hệ nhai, trong đó có phục hình nhằm bảo vệ sự sống cho răng trụ.
Khám định kỳ còn giúp chúng ta kiểm tra việc giữ vệ sinh răng miệng của bệnh
nhân nhất là ờ vùng có phục hình.

Tự LƯỢNG GIÁ

Chọn câu trả lời đúng cho các cảu hỏi sau bằng cách khoanh tròn vào chữ
cái đầu càu
1. Một số ưu điểm của răng trụ được bảo tồn tuỷ sống trong làm cầu răng:
A. Mô răng và mô nha chu của răng ưụ khoẻ mạnh.
B. Vật liệu làm răng giả bền hơn.
c . Không bị đổi màu nên giữ được sự thẩm mỹ trong trường hợp mang chụp từng
phần hay inlay.
2. Các phương pháp dự phòng và thực hiện để bảo tồn sự sống cho tuỷ răng trụ trong
giai đoạn mài răng:
A. Mũi khoan sắc.
B. Mũi khoan có hình dạng, kích thước phù hợp.
c . Mũi khoan phải quay đồng lâm.
D. Mài liên tục.
E. Nước làm mát phái đủ.
Bài 8

TÁI TẠO CÙI RĂNG

MỤC TIÊU

1. N êu dược c h i định, chống c lủ định của tái tạo cùi răng.


2. Nêu được các vật liệu dùng trong tái tạo cùi răng và ứng dụng của từng vật
liệu trong các trường hợp lăm sàng.
3. Các phương p h á p tái tạo cùi răng.

Tái tạo cùi răng là sự bổ sung những phẩn m ô răng bị m ất bằng các vật liệu thích
hợp để tạo sự vững chắc cho cùi răng sẽ chịu đựng phục hình c ố định bên trên.
Sự tái tạo cùi răng có thể gặp ờ mức độ từ ít đến nhiều:
- Một phần thân răng.
- Một phần thân răng với chân răng đã được hàn tuỷ.
- T o à n bộ phần thân.
- Đối với trường hợp m ột phần thân răng thường là hàn phục hổi có thể tàng
cường chốt ngà răng hoặc inlay - onlay.
- Đối với m ất một phần thân răng trên răng đã được điều trị tuý thì tái tạo chù
yếu dựa vào các chốt chân răng.
- Đối với mất toàn bộ thân răng tái tạo bằng cùi đúc hay vừa chốt vừa là chụp răng.

1. CHỈ ĐỊNH VÀ CHỐNG CHỈ ĐỊNH


1.1. C hỉ định
- Có thể được thực hiện trên răng sống và răng chết tuỷ.
- Phục hổi m õ răng để tạo sự thoát của cùi răng sau khi mài.
- Phục hồi m ô răng để tăng cường sự vững chắc cùa cùi răng.
- Phục hồi m ô răng để tãng thêm chiểu cao cho cùi răng, tạo sức giữ cho phục
hình bên trên.
- Phục hổi hoàn toàn thân răng.

56
1.2. Chống chỉ định
Chân răng còn lại có mô răng mủn, mềm, có hiện tượng nứt, gãy.
Chân răng nằm dưới đường rãnh lợi mà không thể thực hiện các biện pháp kéo
dài chân răng như: kéo lên bằng chỉnh nha, trượt vạt về phía cuống...
Răng chữa tuỷ không tốt: Trên phim Xquang thể hiện quá cuống hoặc cách chóp
1 - 2mm, có các bệnh lý: nang chân răng, u hạt không thể phẫu thuật được.
Vùng quanh răng không tốt: túi lợi sâu trên 3mm.

2. CÁC VẬT L IỆ U TÁI TẠO


2.1. Xỉ măng
Xi măng thuỷ tinh được gia cố kết hợp với nhựa hay amalgam.
Xi măng hàn phục hồi thuộc type II: Dentin Cement, Mừacle Mix (GC), Shcfu
Base (shofu), Chelon Silver (ESPE).
x ; măng gắn các chốt răng thuộc type VI: Fuji I, Fuji Plus.
2.2. Amalgam
Là vật liệu tái tạo tương đối tốt về lực, thông dụng, giá thành rẻ.
Quyết định sự cứng chắc của amalgam là quá trình nhồi, nén tốt.
Trường hợp răng mất nhiều mô răng cần nhồi nén có khuôn giữ: ống đồng (thường
để 12 giờ sau khi hàn).
Về mặt cơ học: Sự cứng chắc kém kim loại đúc.
Sự khít sát với mô răng tốt, nhưng hay làm đổi màu phần mô răng tiếp cận: đường
viền lợi hoặc niêm mạc má.
Màu sắc của amalgam ảnh hưởng tới phục hình bên ngoài nên ít được sử dụng tái
tạo răng trước.
Thường tái tạo bằng amalgam ưướe sau đó chờ ổn định sau 72 giờ mới làm bóng,
lấy khuôn làm phục hình răng giả.
Lito ý: Amalgam đối diện với răng mang chụp kim loại có thể gây phản ứng tạo
dòng điện sinh học (Galvanic).
2.3. Com posite
ưu điểm: Màu sắc thẩm mỹ, tiện lợi sau khi ưùng hợp có thể lấy khuôn làm phục
hình ngay, giá thành thấp.
Nơày nay nhiều loại composite đã tăng cường khả năng bám dính vào ngà tương
đương vào men răng.
Thường được tãng cường bằng chốt, pin ngà.
Lim ý: khỏna dùng các vật liệu bàng composite có chứa eugenol để gắn phục
hình tạm sau khi tái tạo thân răng.

KI
2.4. Kim loại đúc
Dặc tính t ơ học tốt nên dùng nhiều trong phục hồi tổn thương lớn ở thân răng.
Hợp kim vàng: tương hợp sinh học, m àu sáng, nhiệt độ nóng chảy thấp, ổn dinh
trong môi trường m iệng, cho các vật đúc chính xác, giá thành cao.
Ilựp kim bán quý: là hợp kim cứa bạc và palladium có m àu trắng dể sứ dụng
nhưng thường bị giòn khi nung ở nhiệt độ cao.
Hợp kim nickel-chrom e: giá thành ré, đúc chính xác nhưng độ cứng cao khó mài
mòn, khó sửa chữa trẽn miệng.
Hợp kim Titan: ngày nay được sứ dụng rộng rãi do đáp ứng đầy đú các yêu cẩu
VC tương hợp sinh học, độ bền, giá thành hợp lý.
Sứ: Thẩm mỹ nhưng giá thành cao, hay sử dụng cho rãng cửa.

2.5. C ác chôì

2.5.1. C hốt ngà răng


Được đúc sẵn bằng hợp kim thép không gi.
Đường kính nhỏ 0,5 - lm m .
Sứ dụng bằng cách vặn, đóng hoặc gắn dính.
Cắm chốt không được gần tuý rãng và thành ngoài cúa rãng.
Dùng trên răng tuý còn sống.

2.5.2. Chốt chân răng


Phân loại theo cách chế tạo: đúc sán hoặc được đúc sau khi lấy dấu khuôn, đổ mẫu.
Phàn loại iheo vật liệu ch ế tạo:
Có chốt sứ, hợp kim thường, hợp kim titan, kim loại quý, chốt sợi.

Bảng 8.1. Một sô loại chất và dộ dàn hối

Tên chốt Modul đàn hồi (Gpa)


C hốt sợi 90
Chốt N icke l-ch ro m e 230
Chốt titan 110
Chốt vàng 95
Men - ngà răng 90
Chốt sợi carbon 90
Chốt sợi thạch anh 75
Chốt SỢI thuỷ tinh 90

58
I
Thép không gỉ Chốt sợi carbon thẩm mỹ Chốt sợi carbon Sứ
Si
Hình 8.1. Một số loại chốt được tạo bởi các vật liệu khác nhau

Phân loại theo tác dụng lực:


+ Chốt thụ động: không có răng xoắn vặn, chốt cách chân răng một lớp chất gắn.
'Jo có thể có hình trụ, hình nón.
ưu điểm: dễ đặt, cứng chắc, không hoặc ít tạo lực trên răng, lưu giữ được.
Nhược điểm: có thể xoay nên yêu cầu phải đặt đúng kỹ thuật.
+ Chốt chủ động: có rãnh xoắn, cũng có hai hình dạng là trụ và nón.
Ưu điểm: dễ đặt, chắc, lực do bác sĩ đặt, có thể tháo ra được.
Nhược điểm: hình nón rất dễ gây nứt, gãy chân răng.

Dhốt chủ động hình trụ Chốt chủ động hình nón Chốt thụ động

Hình 8.2. Các chốt theo cơ chế tác dụng lực


Chốt chú động dùng cây tạo hình ống m ang chốt nhọn, chốt thụ động là cây có
đẩu từ.
- Phân loại theo phương thức ch ế tạo: chốt đúc sẵn và chốt đúc riêng cho từng
bệnh nhãn: chốt kèm cùi giả (post and core).
- Nếu sửa soạn ống m ang chốt có phần phía cổ răn g rộng và phía cuống răng
hẹp thì những chốt được ch ế tạo sẩn thường là ch ố t trực tiếp sê chỉ vừa ờ phía dưới
chân răng sửa soạn bằng m ũi khoan tạo hình ch ố t thông thường ờ 1/3 vé phía
cuống còn lại sẽ bị lỏng ờ phía cổ răng. T uy nhiên, các chốt đúc thường đúc riêng
cho lừng bệnh nhân nên có sự vừa khít suốt chiểu dài ống m ang chốt, nó sẽ tđl
hơn chốt trực tiếp.

Hinh 8.3. Kích thước giữa phẩn răng và ống m ang chốt

Đối với chốt đúc kèm tái tạo cùi thì góc chốt có thế phân đoạn, không giống như
đúc sẵn mộl khối. Góc giữa chốt và cùi răng giả cẩn thay đổi để phấn chốt thì theo
trục chân răng nhưng phần cùi thì lại thuận lợi cho chụp răng sau này.

- So sánh giữa chốt trực tiếp và gián tiếp: T rong phần lớn các trường hợp lâm
sàng sự lựa chọn giữa chốt trực tiếp và gián tiếp dựa vào chú yếu là các kinh nghiệm
lâm sàng, các nghiên cứu cũng chí ra, có sự khác biệt nhỏ về khá năng lưu giữ cùa
hai loại chốt

60
- Trong quá trình đúc những cùi răng tái tạo lớn so với chân nằm trong ống tuỷ
ìoặc phần chân chốt quá dài thì khi làm nguội và đúc sẽ có sự rỗ hoặc co ngót nhất
iịnh dẫn đến kém chính xác.

Hình 8.4. Hình ảnh bộ chốt chủ động và chốt thụ động, nhựa gắn Rely X

Hình 8.5. Hình ảnh cây lấy chất hàn tuỷ có đầu nhọn và đầu tù

3. TÁI TẠO CÙI RĂNG

3.1. Đối với mất một phần thân răng


Răng tuỷ còn sống:
- Nếu nhỏ thì hàn phục hồi.
- Lớn hơn: cắm pin ngà, inlay-onlay, đặc biệt có thể làm chụp từng phần hay
oàn bộ.
- Răng chết tuỷ: nếu các thành đều có độ cao trên 1/2 thân răng thì hàn.
3.2. Đối với răng mất nhiều thân rãng
Tính sô' thành còn lại để đưa ra chì định

61
(Yêu cầu được coi là thành khi chiều cao còn lại trên 1/3, độ dày trên lmm).

- Còn đủ 4 thành: hàn


- Còn 2 - 3 thành: cắm chốt và phục hổi.
- 0 - 1 thành: Đ úc liền m ột khối cả chốt và cùi giả.

Chốt và cùi răng

Hình 8.6. Các kích cỡ của chốt và cây vặn chốt của các hãng

1) I I
Hình 8.7. Mô tả cắm chốt và tái tạo cùi

Yêu cầu đặt chốt:


+ Sửa soạn ống tuý: T heo cổ điển: chiều dài chốt chiếm 2/3 chiều đài ống tuỷ,
đường kính chiếm 1/3 chân răng, ngày nay: chiều dài 1/2 chân răng dưới xương, níu
thân răng còn trên 1/2 chiều cao thân răng thì chiều dài chốt chỉ cần 1/3 chiều dài
thân răng.’
+ Chừa lại mô răng cao trên mặt chân răng 2m m không có nứt ngang, chất gắn
chốt trên rãnh lợi 1,5 - 2m m đảm bảo không tan chất gắn và chống viêm.

62
+ Quy trình dán: Làm sạch ống mang chốt bằng dụng cụ siêu âm và bơm rửa kỹ,
làm khỏ bằng cón giấy, dùng lentulo đưa xi mãng gắn vào trước, đưa chốt vào tiếp
theo. Nếu gắn dính bằng nhựa thì etching trong 30 giây, xịt hơi và nước trong 30
giây, bói primer trẽn bé mật chốt và ống mang chốt.
+ Chống xoay: Đối với mất toàn bộ thán răng, cần tăng cường bàng các pin
ngà đê chống xoay. Thông thường sử dụng bốn pin. ít nhất hai pin. một ờ phía gần
và mội ờ phía xa.
Pilpin (vivadent). Vật liệu chốt thường là Titan hoặc hợp kim Titan.
Pin không đặt song song, chốt song song với c h á và không đặt song song với nhau.
Tạo những lỗ tròn trẽn mặt chân răng sâu 1.5mm. đường kính nhỏ bang mũi
khoan 330.
Tạo rãnh trên mặt chân răng giống ngà răng.

3.3. Đối với rãng mất toàn bộ thán răng


Cùi đúc:
Cùi đúc: Đúc liền một khối trụ và tái tạo thân răng. Tuỳ theo chức năng ăn
nhai, thẩm mỹ mà ta chọn loại vật liệu: hợp kim. kim loại. sứ...
Rãng trụ: Cá trụ và rãng.

Hinh 8.8. Hình ảnh cùi đúc răng hàm lớn Hình 8.9. Hình ảnh cùi đúc răng cửa

Ò các ráng hàm theo quan niệm hiện đại khóng dùng từ chốt mà chi tăng cường
lưu giữ bằng các pin. Nếu lái tạo thán răng chi dùng cho chán xa đối với hàm dưới và
chán hàm ếch đối với hàm trén.

63
Tự LƯỢNG GIÁ
Chọn câu trả lời đúng nhất ch o các câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn vào
chữ cái đầu cáu
1. Chốt có mudul đàn hổi cao nhất:
A. Chốt sợi carbon.
B. Chốt vàng,
c. Chốt nickel.
D. Chốt Titan.
2. Đường kính chốt ngà răng:
A. 0,1 - lm m .
B. 0,5 - lm m .
c. 0,7- l, 2mm.
D. 1 - l,5m m .
3. Chỉ định tái tạo cùi răng:
A. Thực hiện được trên tất cả các răng đã chữa tuỷ.
B. Răng có túi lợi sâu 3 - 5mm.
c . Phục hồi m ô răng để tãng cường sự vững chắc của cùi răng.
D. Thực hiện được trẽn tất cả các răng đã chữa tuỷ tốt.
Phân biệt đúng sai các câu sau bằng cách đánh dấu X vào cột Đ cho càu
đúng và cột s cho câu sai

TT Nội dung Đ s
4 Chỉ định cắm chốt khi răng có các thành cao dưới 2/3
thân răng.

5 Răng còn 0 - 1 thành cẩn chỉ định cắm chốt chủ động và
phục hổi.

6 Tất cả các trường hợp chân răng nằm dưới đường rãnh lợi
đều chống chỉ định tái tạo cùi răng.
7 Chốt thụ động dễ gây nứt chân răng hơn chốt chù động.
8 Cần thêm các pin ngà chống xoay cho các trường hợp
răng chỉ còn 2 thành.

64
Bài 9

CHỤP KIM LOẠI TOÀN PHẦN

MỤC TIÊU

1. Nêu được chỉ định, chống chỉ đinh làm chụp kim ỉ oại toàn phần.
2. K ể được các bước mài răng làm chụp kim loại toàn phần.
3. Mô tả được các giai đoạn lấy khuôn bằng cao su, ghi dấu khớp cắn và
gắn chụp.
4. Mô tả được phương pháp co tách lợi bằng chỉ co lợi.

1. ĐỊN H NG H ĨA
Chụp kim loại toàn phần là loại chụp được làm hoàn toàn bằng kim loại, bao phủ
các mặt của răng, có hình dáng giải phẫu, có chức năng của răng đó và được gắn chắc
vào thân răng thật.
Các loại chụp kim loại toàn phần:
- Chụp đúc bằng kim loại thường hoặc kim loại quý.
- Chụp dập.
- Chụp khâu uốn:
+ Chụp khâu uốn có mặt nhai dập.
+ Chụp khâu uốn có mặt nhai đúc.

Hình 9.1. Chụp kim loại thường

65
Hinh 9.2. Chụp kim loại quý

2. Ư U V À N H Ư Ợ C Đ IỂ M
2.1. ưu điểm
- Bền vững, ổn định.
- Hiệu quả nhai tốt.
- Là loại m ố cầu bền vững nhất.

2.2. Nhược điểm


- Không thẩm mỹ.
- Dễ dẫn nhiệt, dẫn điện.
- Khó kiểm soát răng bên dưới nếu bị sâu.

3 . CH Ỉ Đ ỊN H V À C H Ố N G C H Ỉ Đ Ị N H
3.1. C hỉ định
- Răng đã được điều trị tuỷ.
- Răng vỡ lớn do sâu hoặc chấn thương, thành còn lại m ỏng hơn 2mm.
- Răng bị mẻ múi, không lưu được chất hàn.
- Mô răng yếu: rạn nứt, thiểu sản m en ngà.
- Phục hồi lại chiểu cao của tầng m ặt dưới.
- Tạo lại hình thể rãng, giúp m óc lưu giữ tốt.
- Làm trụ cho cầu rãng.
- Tạo phương tiện m ắc giữ cho hàm giả: chụp lổng, chụp có cựa, m ộng, chốt...

3.2. C hống ch ỉ định


- Răng bị sâu lớn hoặc vỡ quá 1/2 chiều cao thân răng.
- Răng mọc quá nghiêng.
- Răng bị bệnh quanh răng mà điều trị không kết quả.
- Các răng phía trước (vì thẩm mỹ).

66
- Răng đang trong giai đoạn phát triển hoạc ngĩm vôi.
- Rãng đang có bệnh của tuỳ, cuống răng hoặc sâu mà chưa được điều trị.

4. CÁC BƯỚC T IẾN HÀNH LÀM CH ỤP


4.1. Mài răng
Trong suổt quá trình mài răng cần chú ý che mõi má lưỡi cho bệnh nhân, muốn
vậy tay cầm khoan phải có điểm tỳ chắc chán trẽn tổ chức cứng và có sự phối hợp tốt
giữa bác sĩ điều trị và [rợ thù (điều trị 4 tay hoặc 6 tay).

Hình 9.3. Mài răng với sự trợ giúp của trợ thủ

4.1.1. Nguyên tắc mài răng mang chụp


Để chụp bền vững, bảo vệ tốt mỏm cụt và giữ cho tổ chức nâng đỡ răng lành
mạnh thì rìa chụp phải sát khít với cổ răng, muốn vậy trong quá trình mài cần làm
theo nguyên tắc saứ:
- Chu vi cổ răng lớn hơn chu vi mặt nhai.
- Các vách xung quanh phải song song hoặc hơi hội tụ về phía mật nhai tạo một
góc 2 - 5° so với trục của răng hoặc theo hướng lắp hàm.
- Các vách phải thoát.
- Tiết kiệm mô răng tối đa.

Hình 9.4. Đổ thị thể hiện mối liên quan giữa độ thuôn của răng vả lực lưu giữ(g/mm2)
Tuy nhiên cán lưu ý:
- Rãng sống bển hơn răng đã chữa tuỷ.
- Gây tê để mài răng chỉ là giải pháp cuối cùng.
- Tốc độ mài trên 10.000 vòng/phút phải phun nước.

4.1.2. Các bước m à i ră n g m ang ch ụ p


a )M ài m ột bên:
- Với tay khoan siêu tốc:
Dùng mũi khoan kim cương hình chóp nhọn đặt cùng trục với răng cẩn mài, cách
điểm chạm lm m về phía răng bệnh. Đưa m ũi khoan theo chiều ngoài trong cho
thông khe. Thay m ũi khoan trụ để m ài thêm sao cho sườn bên vừa tới đường viển lợi
và vách hội tụ về phía m ặt nhai 2 ° - 5° là được.

Hình 9.5. Mài mặt bên răng bằng tay khoan nhanh

- Với tay khoan chậm:


+ Dùng đĩa sắt cắt khe răng.
+ Dùng đĩa kim cương mài rộng khe cho tói khi cách điểm chạm lm m là được.

Hình 9.6. Dùng đĩa kim cương mài mặt bên với tay khoan chậm

68
b) Mài mặt nhai:
- Dùng mũi khoan kim cương hình trụ hoặc bánh xe.
- Tạo được khoảng hờ 1 - l,5mm với răng đối diện ở tất cả các tư thế chức năng
của hàm dưới.
- Mặt nhai nên mài theo các múi rãnh giải phẫu, không nên mài mặt nhai thành
một mặt phẳng.
- Nếu thân răng quá ngắn: mài mặt nhai thành hai bình diện hình chữ V để tăng
độ lưu giữ của phục hình.

a) b)

Hình 9.7. Mài mặt nhai


a) Mài định mức mặt nhai, b) Mài mặt nhai

c) Mài mặt ngoài, trong:


- Mài bằng đá mài kim cương hình trụ.
- Vùng 1/3 phía cổ răng ở mặt ngoài và 2/3 phía cổ răng ở mặt trong: nên mài
các vách song song.
- Phần thân răng còn lại: các vách hội tụ về phía mặt nhai một góc 2 - 5°.

Hình 9.8. Mài định hướng và mài chính thức

dì Mủi tròn các góc:


Bần« đá mài kim cương hình trụ để làm tròn tất cả các góc tạo bời năm mặt răng.

69
w *
I

Hỉnh 9.9. Mài tròn các góc

e) M ài chỉnli đường lioàn tất:


- Mài thực hiện đường hoàn tất bằng đá m ài kim cương hình ngọn lửa nhò vói
tay khoan siêu tốc.
- Đường hoàn tất thường là bờ xuôi.
f) Mái nhẵn m ỏm cụt:
- Mục đích để tăng cường sự sát khít giữa chụp răng và m ỏm cụt, tăng độ bền
của phục hình.
- Mài nhẫn mỏm cụt với đá kim cương m ịn và cao su.

Hinh 9.10. Mài nhẵn m ỏm cụt

2.4.2. Lấy kh u ô n
Muốn có một m ỏm cụt (cùi răng) rõ nét, trước khi lấy khuôn nên làm co tách lọ
xung quanh m ỏm cụt.
a) Co tách lợi:

Nhờ tính đàn hồi cùa lợi, người ta có thể m ờ rộng rãnh lợi giúp việc lấy khuô
đường hoàn tất d ỉ dàng hơn. Sau khi lấy khuôn m ột thời gian, đường viền lợi sẽ tr
lại vị trí ban đầu.

70
Có 4 cách làm co tách lợi, thông dụng và dễ làm nhất là phương nháp co tách lợi
bằng chỉ co lợi.
* Co tách lợi bằng chỉ co lợi: đây là cách thông dụng nhất.
Cách làm:
- Cô lập và làm khồ mỏm cụt.
- Đặt một đoạn chỉ co lợi quanh mỏm cụt, nhét dần chỉ vào khe lợi bằng cây
chuyên dùng hoặc que hàn nhỏ. Nếu bệnh nhân quá nhạy cảm nên gây tê. Chờ 10
phút để lợi tách ra và co xuống thì nhấc chỉ ra rồi lấy khuôn. Nếu khó thực hiện do
rãnh lợi quá nông có thể dùng phương pháp chỉ đôi:
+ Đặt chỉ co lợi nhỏ trước cho lợi co bớt.
+ Đặt sợi chỉ to hơn đè lên trên.
+ Chờ 10 phút lấy sợi chỉ to ra.
+ Lấy khuôn.
+ Lấy nốt sợi chỉ nhỏ ra.
ưu điểm: dễ làm, phù hợp với các loại rãnh lợi
Nhược điểm: bệnh nhân có thể khó chịu do đau hoặc chảy máu. Nên đặt chỉ nhẹ
nhàng với lực nén nhỏ hơn 1 N/mm2.

Hình 9.12. Vị trí chỉ co lợi tại rãnh lợi


* Làm co tách lợi bằng phục hình cô'định tạm thời:
Dùng phục hình tạm thời bằng nhựa hoặc nhôm để làm rộng rãnh lợi.
ư u điểm: Dễ làm nếu lợi dày, phục hình các răng có m ỏm cụt phức tạp.
Nhược điềm: Khó kiểm soát sự tụt lợi nếu lợi m ỏng hoặc trung bình.
* Làm co tách lợi bằng kliáu đồng:
Dùng khâu đổng bán sẩn điều chỉnh cho phù hợp với m ỏm cụt và đường viền cổ
răng để làm rộng rãnh lợi.
Ưu điếm: Phù hợp với các loại rãnh lợi.
Nhược (liếm: Làm lâu, nếu nén quá m ạnh có thể làm tổn thương đường viền lợi.
* Làm co lácli lợi bâng Expasyt:
Expasyl là loại bột nhão thành phần gồm 85% caolin và chlorure aluminium (Có
tác dụng làm co rút và cầm máu). Expasyl có độ nhớt cao như m ột cao su nặng. Bơm
Expasyl vào rãnh lợi để tách lợi ra khỏi răng. Nên bơm chậm để E xasyl lấp đầy rãnh
lợi, đường viền lợi chuyên dẩn thành màu trắng và tách ra khỏi răng. Sau 2 phút thổi
hơi và nước để loại bỏ dần Expasyl ra khỏi rãnh lợi rồi lấy khuôn.
Ưu điềm: Áp dụng cho tẫt cả các trường hợp lâm sàng, thuận lợi khi một lúc làm
nhiều răng.
Nliưực điểm: Không làm được nếu túi lợi viêm (do lấy vật liệu ra khó khăn).
b) Lấy kimôn:
* Lấy khuôn bung hydrocolloicl klìông pliục hồi (alginate): Thực hiện như lấy
khuôn đè làm phục hình thông thường, cần đánh thật mịn đê phản ánh đủ các chi tiêt
nhất là đường hoàn tất.
* Kỹ thuật lây khuôn bằng cao su:
• Dùng thìa thường: (Lấy khuôn hai hỗn hợp)
Lấy khuôn 1 thì hoặc 2 thì
- Phủ một lá sáp mềm lên mỏm cụt, trùm kín mỏm cụt và sang hai bên cho quá
1 2 răng (cũng có thể thay sáp bằng giấy thiếc).
Lấy khuôn bằng cao su có độ nhớt cao.
- Gỡ khuôn, bóc lớp sáp đệm (ta có 1 khoảng trống).
Bôi một lớp keo dính vào mặt trong lớp cao su nặng.
Trộn cao su nhẹ cho vào thìa khuôn, đồng thời bơm cao su nhẹ vào đường viền
lợi xung quanh và toàn bộ móm cụt.
- Đặt thìa khuôn vào miệng bệnh nhân cho đúng vị trí và giữ đểu tay.
- Chờ 3 - 5 phút cho cứng hoàn toàn rồi gỡ khuôn nhẹ nhàng theo trục của răng.

Hình 9.14. Lấy khuôn 2 hỗn hợp


• Dùng khâu đóng: Được trình bày kỹ trong bài lấy khuôn.
- Chọn khâu đồna và chinh sửa miệng khâu đồng cho sát khít với đườna viền cố
rãng. tránh làm tổn thương đường viển lợi và rãnh lợi. Đáy khâu đổns cao hơn rãn 2
thật 1 2mm. khoét hai lỗ ờ thành bèn khâu đồng gần phía đáy.
Thòi khò mỏm cụt thãn rãn 2.
- Trộn cao su nạng cho vào khâu rồi ấn khâu theo trục răng cho tới khi miệng
khâu đổng sát khít với cổ răng.
- Lấy khâu đổng ra và phủ ngay m ột lóp cao su nhẹ lên bé m ặt khâu rồi án lại
vào mỏm cụt, ấn đều.
• Dùng thìa cá nhân:
- Lấy khuôn thường.
- Đổ mẫu.
- Làm thìa cá nhân.
- Lấy khuôn thìa cá nhãn với silicon nhẹ.

2.4.3. G hi dấu kh ớ p cắn


Tuỳ sự phức tạp cùa khớp cắn, loại phục hình và điều kiện của labo m à người bác
sĩ điều trị quyết định lấy dấu khớp cắn cho giá khớp bản lé (càng cắn) hay giá khớp
bán điều chỉnh (càng nhai).
Nói chung, khi làm chụp răng, người ta thường lên giá khớp bản lề.

2.4.4. Gia công c h ụ p kim loại toàn phẩn


(Đọc thêm các tài liệu khác)
2.4.5. T h ủ và g ắn ch ụ p
a) Thử chụp:
- Chụp và m ỏm cụt được làm sạch rồi tiến hành thử chụp.
- Lắp thử chụp vào m ỏm cụt cho đúng vị trí và thật sát khít.
- Kiểm tra điểm chạm với các răng kế cận bằng chỉ nha khoa.
- Kiểm tra khớp cắn trung tâm , cắn lệch, cắn tới bằng giấy thử cắn.
- Đánh bóng lại chụp bằng giấy nhám và cao su.
b) Gắn chụp:
Chụp sau khi được thử xong có thể gắn chính thức (tuy nhiên, nếu thấy cần thiết
có thể gắn tạm, theo dõi thêm vài ngày).
- Chặn bông cô lập vùng làm việc.
- Sát trùng m ỏm cụt và răng chụp.
- Trộn xi m ăng gắn cho vào lòng chụp, tránh bọng khí.
- Lắp chụp vào m ỏm cụt cho đúng khớp trung tâm , có thê cho bệnh nhân cắn
thêm que nhựa hoặc que gỗ cho chụp thêm sát khít.
- Chờ xi m ăng khô, dùng thám trâm và chi nha khoa lấy bỏ hết xi măng thừa.
- Kiểm tra khớp cắn lần cuối.
- Hướng dần bệnh nhân cách dùng và bảo quản răng giả.

74
Tự LƯỢNG GIÁ

Chọn câu trả lời đúng cho các câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn vào chữ
cái đầu câu
1. ư u điểm của chụp kim loại toàn phần:
A. Bền vững.
B. Hiệu quả ăn nhai tốt nhất,
c . Thẩm mỹ cao.
D. Dễ dẫn nhiệt.
2. Chỉ định:
A. Răng đã được điều trị tuỷ.
B. Mô răng yếu.
c . Răng bị viêm quanh răng chưa được điều trị.
D. Các răng phía trước.
E. Tạo lại hình thể răng giúp móc lưu giữ tốt hơn.
3. Nguyên tắc mài răng mang chụp:
A. Chu vi cổ răng nhỏ hơn chu vi mặt nhai.
B. Các vách song song hoặc hội tụ về phía mặt nhai một góc 2 —5° so với trụ
của răng.
c . Tiết kiệm mô răng tối đa.
D. Các vách phải thoát.
4. Đường hoàn tất trong mài răng cho chụp kim loại toàn phần thường là
A. Bờ mi.
B. Bờ xuôi,
c . Bờ cong.
D. Tất cả các câu trên.
Bài 10

CHỤP JA C K E T

MỤC TIÊU

1. Nén được ch ỉ định và chống ch ỉ định của chụp Jacket.


2. M ài được m ột m ỏm cụt (cùi răng) đ ể làm chụp Jacket.
3. Thực hiện được m ột chụp Jacket nhựa ở labo.

Chụp Jacket !à loại chụp m ang lại thẩm mỹ cao nhất, tuy nhiên thẩm mỹ muổn
đảm bảo cần đáp ứng những tiêu chí chuẩn mực trên cung răng bệnh nhân như: màu
sắc, hình thể, kích thước và vị trí chuẩn mực theo giải phẫu của từng răng (Vị trí răng
theo 3 chiểu trong không gian). Tuy nhiên, đó chỉ là vẻ đẹp của cung răng. Chi khi
nào hình thể cung răng hài hoà với các chi tiết khác trên m ặt như m ũi, môi, má, mắt...
thì lúc đó hệ thống răng mới đem lại cho bệnh nhãn m ột khuôn m ặt đẹp và nụ cười
rạng rỡ.

1. Đ ỊN H N G H ĨA
Chụp Jacket là chụp toàn phần được làm hoàn toàn bằng sứ, nhựa, composite để
phục hồi riêng rẽ cho từng rãng và được cố định vào thân răng thật.

Hình 10.1. Chụp Jacket bằng sứ

76
. CHỈ Đ ỊN H V À CHỐNG CHỈ ĐỊNH
.1. Chỉ định
- Thân răng bị đổi màu không trám thẩm mỹ được.
- Thân răng vỡ nhiều, trám thẩm mỹ không bảo đảm.
- Thân răng có hình dáng bất thường.
- Răng bị thiểu sản men, ngà.
- Răng mọc lệch lạc mà không điều trị chỉnh nha được.
- Làm trụ cho cầu răng.
.2. Chống chỉ định
- Buồng tuỷ rộng.
- Thân răng quá ngắn.
- Thân răng quá mảnh.
- ỈLhớp cắn quá sâu.
- Răng có tổn thương tuỷ nhưng chưa được điều trị tốt.
- Tổ chức nâng đỡ răng quá nhạy cảm.
1.3. ư u và nhược điểm
Ưu điểm:
- Thẩm mỹ hoàn hảo.
- Bảo vệ tuỷ tốt do ít dẫn nhiệt, dẫn điện.
Nhược điểm:
- Sức chịu lực nhai yếu.
- Độ bền vững kém.
- Phải mài nhiều tổ chức răng.
1.4. Các bước làm chụp Jacket
ì.4.1. Chọn m àu ràng
Nguyên tắc:
- Phải đủ ánh sáng.
- Bộ so màu phải có vật liệu phù hợp với vật liệu phục hình.
- Không nhìn lâu quá 5 - 1 0 giây.
- Chọn màu trước khi mài răng.
- Bỏ kính và xoá bớt son môi trước khi chọn màu.
- Trước khi chọn màu phải làm sạch răng.
- Miệng bệnh nhân ngang tầm mắt bác sĩ.

77
- Lướt bộ so màu từ từ để chọn rồi lấy ra m àu giống nhất, thấm ướt rồi kiểm tia ụ .
- Nếu không có màu giống, chọn riêng m àu cổ răng, thân răng và rìa cấn.
- Các đặc điểm về m àu sắc được ghi trên sơ đổ.
- Tham khảo ý kiến bệnh nhân trước khi quyết định m àu.

2.4.2. K ỹ th u ậ t m à i m ỏ m cụt
Chụp Jacket là chụp toàn phần nên nguyên tắc m ài cũng giống như mài mỏm
cụt cho chụp kim loại toàn phần, tuy nhiên m ài m ỏm cụt cho chụp Jacket cán có
thêm bờ vai.
a ) M ài rìa cắn I M ặt nhai: Dùng viên kim cương hình bánh xe hoặc trụ với tay
khoan siêu tốc, mài sao cho có độ hờ 2m m so với rìa cắn răng dưới ở t ít cả các lư thí
chức năng.
b ) M ài m ặt bên: Dùng viên kim cương hình chóp nhọn đặt trùng với trục cùa
răng, cách điểm chạm lm m . Sau khi đã tạo khe mài thèm cho m ặt bên hơi hội tụ về
phía rìa cắn, kết thúc ở sát núm lợi.

Mài mặt bên chưa đúng

Hình 10.2. Mài mặt bên

c) M ài mật ngoài: Dùng viên kim cương hình bánh xe hoặc nón cụt, hoặc trụ mài
từ cổ răng tới rìa cắn sâu khoảng 1 - 1.5mm và cong lượn theo hình thể răng.

Hình 10.3. Mũi khoan mài định vị

d) M ài m ặt trong: Dùng viên kim cương hình bánh xe, trụ hoặc bẩu dục mài từ
cổ răng tới rìa cắn theo hình thể m ặt trong của răng, sâu khoảng lm m .

78
a) b)
Hình 10.4. a) Mũi bầu dục mài mặt trong, b) Mũi trụ đầu nhọn mài đường hoàn tất bờ cong

e) Mài tròn các góc: Dùng viên kim cương hình trụ hoặc nón cụt làm tròn các
c xung quanh và góc tạo bởi rìa cắn và mặt bên.
f) Mài đường hoàn tất: Dùng viên kim cương chuyên mài đường hoàn tất hoặc
ìn hình trụ có đầu tròn để mài đường hoàn tất. Mặt ngoài và mặt bên mỏm cụt mài
rói lợi, còn mặt trong có thể đặt ngang lợi. Mài xung quanh và sâu khoảng 1 - l,5mm
o lộ rõ bờ vai quanh mỏm cụt.
g) Làm nhẵn và hoàn chỉnh mỏm cụt: Dùng các viên kim cương mịn hình trụ để
ài hoàn chỉnh các mặt của răng cho thuôn, phẳng và có sức giữ. Có thể dùng thêm
a giấy nhám mịn hoặc đài cao su.
Chú ý:
- Cần mài sao cho bề dày của chụp phải tương đối đều nhau ở tất cả các mặt để
inh nứt, vỡ.
- Với răng sống cần hạn chế tối đa kích thích tuỷ.
- Với răng hàm (thường là răng hàm nhỏ với răng sứ) cần mài theo rãnh núm giải
lẩu để phục hình ổn định, tránh nứt vỡ.
- Mỏm cụt mài xong phải còn đủ mô răng để chịu được lực nhai tác động vào và
le chở cho luỷ răng.

a) b)
Hình 10.5. a) Mũi khoan đặt quá lẹm vùng cổ.
b) Mũi khoan đặt quá lẹm (nghiêng) vào phần mặt nhai: mỏm cụt sẽ bị thoát nhiều

79
2.4.3. L ấy k h u ô n : Giống làm chụp kim loại toàn phẩn.

2.4.4. G hi dấu kh ớ p cấn: Thường dùng cho càng cắn (giá khórp bản lề): Cho bệnh
nhân cắn một lá sáp m ềm dày 3mm cho đúng khớp căn trung tâm rổi gửi xuổog
xưởng răng giả.
2.4.5. L à m c h ụ p tạm : Chụp thường được làm bằng nhựa tự cứng hoặc chụp làm sáa

2.4.6. Gia công c h ụ p J a cke t n h ự a và s ứ ở labo: (Đ ọc thêm bài: Các kỹ thuật labo
trong phục hình rẫng cố định).

2.4.7. T h ủ và g ắn ch ụ p
- Lắp chụp vào đúng vị trí: kiểm tra m àu sắc, hình dáng, điểm chạm và khớp cắn-
kiểm tra tương quan của rìa chụp với đường viền lợi.
- Đánh bóng lại chụp lần cuối.
- Chọn màu xi m ăng gắn: trộn bột với glycerin hoặc nước để gắn thừ.
Nếu màu răng giả và răng thật giống nhau là được. Tuy nhiên, các loại chụp Jacket
hiện tại đã có vật liệu cản m àu nên không cần chọn m àu xi m ăng.
- Cô lập vùng làm việc, làm sạch, thổi khô m ỏm cụt và răng thật.
- Trộn xi m ăng cho vào đầy chụp, đặt chụp lên m ỏm cụt cho đúng chiéu, ấn cho
thật sát khít và giữ đều tay trong 2 - 3 phút.
- Khi xi m ăng vừa cứng, gạt bỏ xi m ăng thừa vùng đường viền lợi và khe răng
bằng thám trâm và chỉ co lợi.
- Hướng dẫn bệnh nhân cách dùng phục hình.

Hình 10.6. Chụp Jacket nhựa

80
ÍI2 Ỉ9 rio sl q ụ rio .T.Oh finiH

Tự LƯỢNG GIÁ

Chọn câu trả lời đúng cho các câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn vào chữ
cái đầu câu

1. Chỉ định của chụp Jacket:


A. Thân răng đổi màu không trám thẩm mỹ được.
B. Thân răng có hình dáng bất thường,
c. Răng bị thiểu'sản men, ngà.
D. Răng có buồng tuỷ rộng.
2. Ưu điểm của chụp Jacket:
A. Độ bền cao.
B. Chịu lực nhai tốt.
c. Thẩm mỹ cao.
D. ít dẫn nhiệt.
3. Kỹ thuật mài mỏm cụt ở răng cửa để làm chụp Jacket:
A. Rìa cắn mài ngắn 2mm.
B. Mặt ngoài mài 1 - l,5mm.
c. Mặt trong mài 2 - 2,5mm.
D. Mặt bên cách điểm tiếp giáp khoảng lmm.

81
Bài 11

CHỤP HỖN HỢP

MỤC TIÊU

1. Nêu được ch ỉ định, chống ch ỉ định làm chụp kim loại hai thành pliẩn.
2. Nêu dược những ưu, nhược điểm của loại chụp 2 thành phần (chụp hỗn hợp)
với loại chụp m ộl lliànlì phán (C hụp Jacket và chụp kim loại toàn phẩn).
3. M ài được mỏm cụt đ ể làm loại chụp này.

1. Đ ỊN H N G H ĨA
Chụp hỗn hợp là loại chụp toàn diện gồm m ột lớp kim loại bao bọc thân răng,
phía trên có một lớp nhựa hoặc sứ để bảo đảm thẩm m ỹ, chụp được gắn cố định vào
thân răng thật (vì có 2 loại vật liệu khác nhau nên còn gọi là chụp hai thành phần).
- Nếu chụp chì có sứ hoặc nhựa phủ m ặt ngoài gọi là chụp cẩn nhựa/sứ.
- Nếu có sứ hoặc nhựa phủ các mặt của răng gọi là chụp phủ nhựa/sứ.

Kim loại

Nhựa/sứ

Hinh 11.1. Chụp kim loại cẩn nhựa/sứ

Hình 11.2. Chụp kim loại phủ sứ

82
OHỈ Đ ỊN H VÀ CHỐ NG CHỈ ĐỊNH
Chụp hỗn hợp có những chì định và chống chi định phối kết hợp giữa chụp kim
i toàn phần và chụp Jacket.
. C hỉ địn h
- Thân răng bị sâu nhiều có nguy cơ nứt vỡ.
- Thân răng bị mòn, vỡ sườn, vỡ múi, mẻ mà không hàn phục hồi được.
- Thân răng bị nứt, rạn, đổi màu.
- Thân răng có hình dạng bất thường, răng xoay, lệch lạc.
- Làm phương tiện mắc giữ cho cầu răng.
- Làm cho răng cửa trên ở bệnh nhân có khớp cắn sâu hoặc đối đầu.
- Nâng cao khớp cắn.
Chống chỉ định
- Răiig có buồng tuỷ lớn.
- Thân răng quá ngắn.
- Răng cửa có kích thước ngoài trong quá mảnh.
- Vùng cuống răng và tổ chức nâng đỡ răng không ổn định.
I. Ưu và nhược điểm
.1. ư u điểm
- Bền vững hơn chụp Jacket.
- Thẩm mỹ hơn chụp kim loại toàn phần.
- Chỉ định được mở rộng cho cả răng sau và răng trước.
- Tiết kiệm mô răng hơn chụp Jacket.
- Dễ dàng chỉnh sửa màu nếu chưa vừa ý.
- Dễ tháo bỏ và dễ tạo sự song song cho trụ cầu hơn răng trụ.
1.2. Nhược điểm
- Thẩm mỹ không bằng chụp Jacket.
- Kỹ thuật gia công ở labo phức tạp hơn chụp Jacket.
- Mặt nhựa bên ngoài dễ vỡ, bong, mòn hoặc chuyển màu.
- Không tiết kiệm mô răng bằng chụp kim loại toàn phần.
Ị. Các bước tiến hành
u. M ài ráng
Phương pháp và kỹ thuật mài mỏm cụt: Nguyên tắc mài mỏm cụt làm chụp kim
loại mật nhựa (hoặc sứ) là sự kết hợp của việc m ài răng làm chụp Jacket và chụpkà
loại toan phần. Mặt ngoài cúa m ỏm cụt được mài giống chụp Jackei để thích ứng
2 lớp kim loại và nhựa, đường hoàn tất là bờ vai. M ặt trong và bên được mài giỉoỊ
chụp kim loại toàn phán, đường hoàn tất là bờ cong.

Bờ vát

Hình 11.3. a) Mô tả mỏm cụt là răng cửa, b) răng hàm nhỏ

Mài mặt nhai / rìa cắn:


+ Mài mặt nhai: giống như mài làm chụp kim loại toàn phần sao cho tạo khe hò
khoáng 2mm so với răng đối diện.
+ Mài rìa cắn: mài khoáng 2mm nghiêng theo hướng ngoài trong và từ dưới lên trên.

u
Hình 11.4. a) Mũi khoan và hình dáng rìa cắn, b) M ặt nhai sau khi mài

Mài mặt bên: Giống như mài m ặt bên đế làm chụp kim loại toàn phần, tuy
nhiên vùng răng cửa có thê mài nhiều hơn do cấu trúc cổ răng eo thắt.
Mài mặt ngoài: Dùng mũi khoan kim cương hình trụ m ài từ đường viển lợi đến
rìa cãn (hoặc mặt nhai) theo hình thê ngoài cúa răng, m ài sâu lm m , vùng rìa cắn có
the mài sâu hơn.
- Mài mặi trong: Răng cửa: mài từ 1/3 cổ răng phía dưới gót răng xuống đến rìa cắn.
mài cong theo hình thế răng cho tới khi hở 1mm so với răng đối diện ở tất cả các tư thế
chức năng cúa hàm dưới. Phía gót răng có thê mài vách đứng song song với trục răng.
Răng hàm: Mài giống chụp kim loại toàn phần.

84
Hình 11.5. Minh hoạ mài mặt trong răng cửa

- Mài tròn các góc: Mài tròn 4 góc ngoài-gần, ngoài-xa, trong-gần, trong-xa và
góc tạo bởi mặt nhai hoặc rìa cắn với các sườn bên. Dùng mũi khoan trụ mài tròn
góc cho thoát.
- Mài đường hoàn tất:
+ Mặt ngoài: Dùng mũi khoan kim cương hình trụ hoặc nón trụ. Mài đường hoàn
bờ vai đi từ điểm đụng của mặt bên gần đến điểm đụng của mặt bên xa. Bờ vai
1C mài sâu 1 — l,5m m ở dưới đường viền lợi. Mặt phẳng phía lợi của bờ vai
lgival plane) được mài gần vuông góc với mặt đứng.
Tuy nhiên, nếu buồng tuỷ rộng có thể thay thành. Vùng răng cửa dưới mảnh, yếu
không đòi hỏi thẩm mỹ nhiều có thể mài đường hoàn tất bờ cong nhẹ và kết thúc
ing đường viền lợi.
+ Mặt trong: Đường hoàn tất được mài theo dạng bờ cong hay bờ xuôi nối tiếp
đường hoàn tất bờ vai ở mặt ngoài. Việc nối tiếp an toàn nhất là đường hoàn tất
vai mỏng dần để nối tiếp với bờ cong hoặc bờ xuôi.
- Hoàn chỉnh và làm láng mỏm cụt: Dùng kim cương mịn hình trụ để sửa mỏm
cho phẳng, thoát sau đó có thể dùng cao su để mài chỉnh lần cuối.
.2. Lấy khuôn
- Ghi dấu khớp cắn.
- Làm chụp tạm.
- Chọn màu răng.
(Giống làm chụp Jacket)
.3. Gia công chụp tại labo
(Đọc thêm bài: Các kỹ thuật labo trong phục hình răng cố định)

.4. Gắn chụp


(Giống làm chụp Jacket)

85
Hình 11.6. Một vài hình ảnh về chụp kim loại m ặt sứ

Tự LƯỢNG GIÁ

Chọn câu trả lời đúng cho các cáu hỏi sau bằng cách khoanh tròn vào chữ
cái đầu cáu
1. Chỉ định làm chụp hỗn hợp:
A. Thân răng bị sâu có nguy cơ bị nứt vỡ.
B. Làm phương tiện mắc giữ cho cầu răng,
c. Răng có buồng tuỷ lớn.
D. Thân rãng có hình dạng bất thường.

86
hỉ định đường hoàn tất phía trong của dạng hỗn hợp:
A. Bờ vai.
B. Bờ cong,
c. Bờ xuôi.
D. Tất cả các câu trên.
ỉêu ưu và nhược điểm làm chụp hỗn hợp.

87
Bài 12

ĐẠI CƯƠNG VỀ CẦU RĂNG

MỤC TIÊU

1. Trình bày được các thàiilì pliần của m ột cẩu răng.


2. N êu được các c h ỉ định và chống c h ỉ địnli làm càu răng.

1. Đ Ạ I C Ư Ơ N G
- Cầu răng (a bridge, Fixed partial denture) là loại phục hình từng phần cố định
dùng để phục hồi một hay nhiều răng bằng cách dùng các răng k ế cận, các răng mất
làm trụ để mang các răng giả. Cầu rãng được gắn chặt vào các răng trụ bẳng xi mãng
và bệnh nhân không thể tự tháo ra được.
- Cầu răng có tác dụng duy trì sự ổn định cho cung răng và m ật phẳng nhai, phục
hổi chức năng nhai, phát âm và thẩm mỹ.
- Cầu ràng thẩm m ỹ không bằng phục hình tháo lắp nhất là trong trường hợp mát
răng lâu, tiêu xương nhiều.

Hỉnh 12.1. Cẩu rãng

2. CÁC THÀNH PHẦN CỦA CẦU RĂNG


2.1. R ăng trụ cầu
Là thân răng được m ài (răng sống, răng được tái tạo, cùi giả) hay chân răng,
dùng để chống đ ỡ cho cầu răng.
- Răng trụ tận cùng.
- Răng trụ trung gian.
H ìn h 12.2. T h à n h p h ầ n cầ u ră ng

I.2. Phần giữ


Là phần của cầu răng bám giữ trên rãng trụ.
Phần giữ có thể là inlay, onlay, pinlay, chụp từng phần, chụp toàn phần, răng chốt...
ỉự lưu của phần giữ rất quan trọng.

Hình 12.3. Cầu răng có phần giữ là inlay


2.3. Nhịp cầu
Nhịp cầu là phần treo của cầu rãng thay thế cho răng mất để phục hồi hình dạng
và chức năng cho răng mất, duy trì hình dạng cung răng. Nhịp cầu phải có dạng thích
lợp sinh học với lợi, niêm mạc.
2.4. P hần nôi
Phần nối là phần của cầu rãng nối liền phần giữ với nhịp cầu. Phần này có thể
:ứng chắc hoặc không cứng chắc (ngàm tựa, khoá ngàm).
- Phần nối cứng chắc trong trường hợp cầu rãng được hàn hoặc đúc nsuyên khối.
- Phần nối không cứng chắc khi nơi nối liền giữa phần giữ và nhịp cầu là một
nóc khoá cơ học hay ngàm tựa đơn giản hay phức tạp.
Cầu răng có phần nối không cứng chắc được 2ỌÌ là cầu răng ngắt lực.

89
Hình 12.4. Cẩu răng ngắt lực

3. NHỮNG ĐIỂU KIỆN CAN CÓ KHI LÀM CÀU RĂNG


- Bệnh nhân ở trong khoảng tuổi 20 - 50 (có thể tuổi cao hơn).
- Sức khoẻ chung của bệnh nhân tương đối tốt.
- Bệnh nhân giữ vệ sinh răng m iệng tốt.
- Bệnh nhân không có những thói quen xấu làm hại cầu răng: cắn vật cứng, ngậm
tẩu thuốc lá ...
- Bệnh nhân không có răng nhạy cảm quá mức.
- Bệnh nhân chấp thuận cho mài răng.
- Bác sĩ có khả năng chuyên môn.
- Có đủ các phương tiện, vật liệu lãm sàng và labo.

4. C H Ỉ Đ ỊN H
- Bệnh nhân có loại răng tương đối ít sâu răng.
- Khớp cắn thuận lợi, thăng bằng.
- Vị trí và số lượng cấc răng trụ phải tương xứng với các răng m ất ( Tổng số hệ
số nhai các răng trụ phải lớn hơn hoặc bằng lổng số hệ số nhai của các rãng được
phục hình).
- Răng trụ có tuỷ lành hoặc được chữa nội nha và tái tạo tốt. Răng có nha chu
lành mạnh.
- Ví trí và chiều hướng cùa rãng trụ có thể trờ nên song song sau khi mài cùi
răng, răng trụ không nghiêng quá 15“ theo chiéu gần xa.
- Chân răng có hình dạng thuận lợi cho sự cứng chắc trong xương hàm:
+ Hình dạng chân răng: cong, dị thường hay các chân răng phân kỳ.
+ Tiết diện chân răng rộng, hình bầu dục thuận lợi hơn hình tr ò n ...
- Tỷ lệ thân/chân nhỏ hơn hoặc bằng 1.

90
». CHỐ NG CH Ỉ Đ ỊN H
- Bệnh nhân bị đa sâu răng, chất lượng mô răng kém.
- Khớp cắn không thuận lợi, không có răng bên đối diện.
- Khoảng mất răng quá dài mà không đủ số răng trụ.
- Cẩu răng ờ vùng cung răng cong (tay đòn dài) mà không đủ răng trụ phía bên
lối kháng cân bằng.
- Răng trụ có thân răng ngắn, nhỏ.
- Răng nghiêng nhiều.
- Răng chết tuỷ chưa được chữa nội nha hay chưa tái tạo tốt.
- Răng có bệnh nha chu, lợi co nhiều, xương ổ răng tiêu nhiều: tỷ lệ thân/chân >1,
ộ vùng chẽ hai chân.

5. PH Â N LOẠI CẦU RÀNG


5.1. Phân loại theo hình dạng và tính chát
í.1.1. Cầu ráng cố định hay cầu răng thông thường
- Cầu răng có phần nối là cứng ờ 2 đầu nhịp cầu, được gắn vào các trụ cầu, bệnh
ìhân không tự tháo lắp được.
- Ưu điểm:
+ Độ bền và lưu giữ tối đa.
+Các răng trụ được liên kết với nhau, điều này có thể là ưu điểm khi răng trụ có
cương ổ răng bị tiêu.
+ Kiểu thiết kế này phù hợp nhất với cầu răng dài hơn khi có bệnh quanh răng.
+ Kỹ thuật làm cầu trong labo không phức tạp.
+ Có thể được chỉ định khoảng mất răng rộng.
- Hạn chế:
+ Các răng trụ phải song song nên phải mài răng nhiều khi các răng trụ không
;ong song và có thể ảnh hường đến tuỷ răng.
+ Khó mài để cho các răng trụ song song khi có nhiều trụ và ởnhiều vị trí. hoặc
:ó thể răng bị mài quá thoát làm cho sự lưu giữ cầu răng giảm.
+ Tất cả các phần giữ đểu là chính nên phải mài răng trụ nhiều.
+ Gắn cầu răng 1 khối nên khó hơn loại cầu ngắt lực.
'ì.1.2. Cầu răng với hay cầu răng đèo
Cầu rãng có nhịp cầu tận cùng ở ngoài răng trụ.
Hình 12.5. Cầu vài

6.1.3. Cẩu răng bán c ố định ha y cầu răng n g ắ t lực


Cẩu răng có m ột phần nối giữ a n h ịp cẩu và p h ần g iữ là k h ớ p nối (Phần nối
không cứng).

Hinh 12.6. Cẩu ngắt lực

6.1.4. Cấu răng can th iệp tối th iểu h a y cầu dán


Cầu răng dán là loại cầu răng có phần giữ là các cánh dán có hình dạng tương tự
như chụp từng phán và được gắn dính vào m en răng trụ bằng xi m ăng dán đặc biệt có
dùng kỹ thuật Etching men. Các rãng trụ được mài tối thiểu.

6.1.5. Cấu răng tháo lắp


- Cầu răng được giữ bằng các chụp, được nãng đỡ toàn bộ trên rãng và bệnh nhân
có thế tháo lắp.
- ư u điểm:
+ Dễ vệ sinh răng giả và răng trụ.
+ Có thể làm thêm lợi già phục hình vùng sống hàm tiêu nhiéu.

6.2. Phân loại theo vị trí


- Cẩu răng trước: từ rãng nanh Irở về trước.
- Cầu răng sau: từ răng sô 4 trở về sau.
- Cầu răng hỗn hợp: m ột bén hay toàn phần.

92
Ị LƯỢNG GIÁ
Chọn càu trả lời đúng nhất cho các câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn vào
lữ cái đầu cảu
Cầu răng có:
A. 1 thành phần.
B. 2 thành phần,
c . 3 thành phần.
D. 4 thành phần.
. Các chỉ định làm cầu răng:
A. Khớp cắn thuận lợi, thăng bằng.
B. Vị trí và số lượng các răng trụ phải tương xứng với các răng mất.
c . Tỷ lệ thân/chân lớn 1.
D. Vị trí và chiều hướng của răng trụ có thể trờ nên song song sau khi mài cùi
răng, răng trụ không nghiêng quá 15° theo chiều gần xa.
E. Răng chết tuỷ chưa được chữa nội nha hay chưa tái tạo tốt.
F. Răng có bệnh nha chu, lợi co nhiều, xương ổ răng tiêu nhiều, lộ vùng chẽ hai chân,
ỉ. Các chống chi định làm cầu răng:
A. Khớp cắn không thuận lợi, không có răng bên đối diện.
B. Khoảng mất răng quá dài mà không đủ sô' răng trụ.
c . Răng nghiêng nhiều.
D. Răng chết tuỷ chưa được chữa nội nha hay chưa tái tạo tốt.
E. Răng dự định làm trụ có tỷ lệ thân/chân nhò hơn 1.
Bài 13

CẦU RĂNG VỚI

MỤC TIÊU

1. Nêu được định nghĩa cấu ráng với.


2. N êu được những chì định của cầu răng với.

1. Đ Ạ I C Ư Ơ N G
- Cầu răng với (cantilever bridge) hay cẩu răng đèo là cẩu răng cố định có nhịp
cẩu với ra ngoài các răng trụ.
- Cầu răng với được làm với m ục đích tiết kiệm bớt răng trụ và nhịp cầu với chi
có tác dụng thấm mỹ, ổn định cung răng hơn là chức năng ăn nhai.
- Khi làm loại cẩu răng này cắn phải tôn trọng đúng chì định và đủ điều kiện,
nẽu không sê bị thất bại.

2. Ư U Đ IẾ M V À N H Ư Ợ C Đ IỂ M
2.1. Ưu đicm
- Tiết kiệm mỏ răng.
Chi có 1 răng trụ nên không cần m ài song song hoặc nếu có nhiéu rãng trụ
thường gần nhau nén mài dẻ song song hơn.
Chi định hợp lý trong trường hợp mất răng phía trước khi khớp cắn thích hợp và
ít nguy cơ gây nghiêng răng.

2.2. N hược điểm

Độ dài của câu răng hạn chế thường là một răng giả. Nếu nhiéu răng giả cắn
phai nhiêu rãng trụ và các ràng trụ phân bố rộng trẽn cung răng.
Cầu phái cứng đẽ tránh bị biến dạng.
Lực căn tác dụng vào răng giá của cẩu răng sau có xu hướng làm nghiêng răng
trụ, đặc biệt khi răng trụ ở phía xa so với nhịp cầu

94
Đ IỂU K IỆ N VÀ CHỈ Đ ỊNH
1 Bệnh nhàn tré hay trung niên.
2. Khoáng mất rãng nhỏ hay bình thường.
3. Khớp cắn thăng bằng.
4. Đối diện nhịp cầu với là hàm giả tháo lắp nhựa.
5. Rãng trụ có thân răng cao, chân răng bình thường.
6. Răng trụ sống hoặc được tái tạo tốt.
7. Mô nha chu lành mạnh, khống tiêu xương ổ rãng.
8. Đối với răng trước, nhịp với ờ phía gần hay xa.
Đối với rãng sau. nhịp với ờ phía gần tốt hơn nhưng cũng có thể đặt ờ phía xa.
9. Nhịp cầu với phải giảm nhiều kích thước ngoài - trong.

PHÀN LOẠI
1. Cầu với 1 trụ 1 nhịp
- Trụ răng số 1, nhịp răng số 2.
Trụ rãng số 4, nhịp răng số 3.
- Trụ rãng số 5, nhịp răng số 4.
Trụ răng số 6, nhịp răng số 5.
- Trụ rãng số 7, nhịp răng sô' 6 (khoảng cách thu hẹp nhiều).
2. C ảu với 2 tr ụ liên tiếp 1 nhịp
Trụ răng 4 và 5, nhịp răng 3.
Trụ rãng 6 và 5, nhịp răng 4.
- Trụ răng 1 và 2, nhịp rãng 1 bên kia.
- Trụ 2 răng 1. nhịp rãng 2.
3. Cầu với 2 trụ liên tiếp, 2 nhịp
Trụ 2 sô' răng 1. nhịp 2 rãng số hai hai bên.
- Trụ 2 răng 3 và 4, nhịp rãng 2 và răng 5 (khoảng răng 5 nhỏ).
4. C ầu vói 2 trụ xen kẽ, một nhịp
Trụ răng 7 và răng 5, nhịp răng với 4.
- Trụ rãng 6 và 4, nhịp răng với 3.
- Trụ rãng 3 và 1, nhịp với răng 1 bên kia.
- Trụ rãng 2, răng sô' 1 bên kia, nhịp với răng hai bên kia.

95
4.5. C ầu vói răng tron g có n h ịp cầu p h ía xa
Trường hợp đặc biệt, không có răng 8 và hoàn toàn còn răng, không thể làm hàm
tháo lắp để phục hình răng 7 đã m ất. Đ ể giữ cho ổn định cung răng, răng đói diện
không trồi, có thể làm cẩu với với 2 răng trụ 5 và 6 với phía xa là rãng số 7 nhưng Ihu
hẹp răng 7 chỉ đủ để giữ cho răng đối diện không trồi.

T ự LƯỢNG GIÁ

Chọn câu trả lời đúng nhất cho các câu hỏi sau bàng cách khoanh tròn vào
chữ cái đầu câu
1. Định nghĩa cầu răng với:
A. Là cầu răng cố định có số nhịp cầu nhiều hơn sô' răng trụ.
B. Là cầu rãng cố định có nhịp cầu vdi ra ngoài răng trụ.
c . Là cẩu răng cố định có số răng trụ nhiều hơn số nhịp cầu.
2. Chỉ định và điểu kiện làm cẩu răng với:
A. Khớp cắn thãng bằng.
B. Răng trụ có thân răng cao, chân răng bình thường,
c . Răng trụ lung lay độ I.
D. Mô nha chu lành m ạnh, không tiêu xương ổ răng.
E. Nhịp cẩu với có kích thước ngoài - trong rộng hơn bình thường.

96
Bài 14

CẦU RĂNG DÁN

MỤC TIÊU

ỉ. Nêu được các điều kiện và chỉđịnli cho cầu ráng dán.
2. Trình bày được phương cách sửa soạn cùi răng cho cầu răng dán.
3. Nêu được phương thức và cơ ch ế bám dính phần giữ cùa cầu dán vào
răng trụ.
4. K ể tên được vật liệu dán và kỹ thuật dán.

. ĐẠI CƯƠNG
- Cầu răng dán hay cầu răng can thiệp tối thiểu ( Minimal preparation bridge) là
oại cầu răng cố định bằng kim loại đúc có phần giữ với hình dạng tương tự như chụp
ừng phần và được gắn dính vào men răng trụ bằng xi măng dán riêng biệt.
- Ưu điểm của cầu răng dán so với cầu răng thông thường là can thiệp vào răng ít
lên tiết kiêm mô răng và ưánh nguy cơ ảnh hưởng tuỷ.

ỉ. CHỈ Đ ỊN H
- Bệnh nhân ít sâu răng và vệ sinh răng miệng tốt.
- Thay thế một hoặc hai răng mất cho vùng răng trước và một răng mất cho vùng
ăng sau.
- Thân răng trụ nguyên vẹn. cao và răng chắc.
- Khớp cắn không có điểm chạm sớm và điểm vướng.
- Bệnh nhân muốn mài răng ít.

t. CHỐNG CHỈ Đ ỊN H
- Bệnh nhân có sâu răng nhiều.
- Răng trụ nghiêng lệch.
- Thân răng ngắn.
- Bệnh nhân bị tật nghiến răng.
4. Ư U V À N H Ư Ợ C Đ IẺ M

4.1. ư u đ iểm
- Tiết kiệm m ò răng.
- ít kích thích tuỷ và lợi răng.
- Không đau.
- Giảm thời gian điều trị.
- Thẩm m ỹ cao.

4.2. N hược điểm


- Kích thước răng có thể tăng do cánh dán.
- Dễ tích tụ m ảng bám , cao răng và khó vệ sinh hơn so với cầu răng thông thường.
- Tương đối kém bền.
- Chi định hạn chế.

5. KỸ T H U Ậ T M À I S Ử A S O Ạ N R Á N G T R Ụ
- Cầu răng dán là cầu răng can thiệp tối thiểu nên thời kỳ đầu, mài rãng rát ít
nhưng sau vài năm, m ột số tác giả khuyên m ài răng nhiều hơn với các đường hoàn tấl
và các rãnh. Tuy nhiên, có rất ít bằng chứng cho thấy cầu dán tốt hơn khi mài nhiều
hơn và còn thấy có tác động ngược lại khi mài răng nhiều hơn. Khi cánh dán bị bong
một phẩn, cẩu răng vẫn được lưu giữ bởi phần giữ khác, răng dễ bị sâu ờ vị trí mài
răng nhiều hơn.
- Nguyên tắc chuấn bị răng trong làm cầu dán:
+ Diện tích m en răng để dán là tối đa.
+ Cầu răng sát khít với các rãng trụ.
+ Mài răng tạo đủ khoảng trống cho phẩn giữ có đủ độ dày trong những trường
hợp khớp cắn không thuận lợi.

5.1. R ãng trụ là răn g hàm


- Chọn hướng lắp để có mặt mài không quá nhỏ.
- Rửa sạch, thổi khô, cho cắn giấy xanh và đánh dấu các núm chức năng (hay
múi chịu) ở mặt nhai rãng trụ.
- Dùng tay khoan siêu tốc với mũi khoan kim cương thuôn mài m ặl dán ờ mặt
trong và mặt bên phía m ất răng.
- Dùng mũi khoan kim cương đầu tròn m ài ổ tựa ở m ặt nhai vùng gờ bén nối tiếp
với rãnh đứng.
- Để tăng thêm sự lưu giữ cho cùi răng, nên m ài thêm 1 rãnh đứng và 1 ổ tựa ò

98
ía mặt trong gần hoặc trong xa của cùi răng, hoặc mài một rãnh giữa trên mặt nhai
thực hiện một đà nối.
ĩ. Răng trụ là răng cửa và răng nanh
Chọn hướng lắp.
- Tạo khe hở khớp cắn bằng cách cho cắn giấy xanh và mài các điểm chạm.
- Mài mặt trong để tạo mặt thoát theo hướng lắp.
- Mài khấc tựa ở mặt trong bằng mũi khoan kim cương chóp cụt (có thể mài
rãnh bên thay cho khấc tựa). Ngoài ra, trường hợp răng có buồng tuý nhỏ, ta có thể
loan một hố khoảng 1.5mm để tạo sự lưu giữ cho cánh dán.

LẤY K H U Ô N
Lấy khuôn bằng silicone và đổ mẫu.

CÁC HỆ TH Ố NG LƯU G IỬ ở BỂ m ặ t k im l o ạ i

1. Hệ thông lưu giữ kích thước lớn (M acro-M echanical retentive)


- Trên cánh dán kim loại có các lỗ lưu giữ. Xi mãng dán (composite) sẽ chui vào
c lỗ này để lưu giữ cầu rãng (Cầu răng Rochette).
Loại lưu giữ này có kỹ thuật gắn đơn giản vì chi cần loại composite thông
ường. Tuy nhiên, sự lưu giữ này có xu hướng kém dần theo thời gian vài năm.
Ưu điểm của loại lưu giữ này là dễ tháo cầu răng, vì vậy cầu răng kiểu này vẫn
rợc sử dụng trong trường hợp các rãng trụ không tốt cần có những thay đổi sau một
ời gian ví dụ như làm rãng giả cho một răng cửa dưới mất do viêm quanh răng trong
li các rãng khác vẫn đang điều trị bệnh viêm quanh răng.
Hệ thống lưu giữ này còn được áp dụng cho làm răng tạm trong khi chờ ổ răng
nh thương.
2. Hệ thõng lưu giữ kích thước trung bình (M edium-M echanical retentive)
Lưu giữ là những lỗ hình ống không có lẹm kích thước khoảng 900|im nên lưu
ừ kém.
Hệ thống lưu giữ này có nhược điểm: lớp xi măng dày, cánh dán dày và lưu giữ
im nên hiện nay không sứ dụng nữa.
3. Hệ th òng lưu giữ kích thước nhò (M icro-M echanical retentive)
Lưu giữ được lạo trên cánh dán kim loại bằng điện phân ờ labo hoặc etching
ing acid hydrofluoric trong labo hoặc ò phòng răng. Các lưu giữ có lẹm, kích thước
loáng 90|im nên lưu giữ tốt nhất.
I lệ thống lưu giữ này có ưu điếm: cánh dán mòng, lớp xi măng mỏng và lưu giữ tốt.

QQ
Hình 14.1. Hinh ành bề mặt kim loại hệ thống lưu giữ kích thước nhỏ trên kinh hiển vi

8. KỶ T H U Ậ T D Á N C Ẩ U R Ă N G
8.1. G iai đoạn chuẩn bị
- Ngâm cầu răng vào cồn hoặc aceton rổi làm khô.
- Đặt đam cao su để cô lập răng.
- Làm sạch mặt rãng dán bằng hỗn hợp cát.

8.2. G iai đoạn dán


Các bước kỹ thuật dán làm theo hướng dẫn cùa nhà sản xuất xi măng dấn. Vậl
liệu dán thường có độ dính cao và thường là loại resin xi m ăng quang trùng hợp.
- Thổi khô răng trụ.
- Xói m òn m ạt m en răng dán bằng gel dung d ịch acid phosphoric 37% trong
20 giây.
- Dùng nước rửa sạch răng trong 1 phút cho mỗi răng.
- Dùng máy hút và thổi hơi để làm khô đam cao su và bể m ặt răng.
- Khi thấy bề mặt m en xói mòn rruunuing đục là có sự xói m òn tốt.
- Bôi silane vào mặt trong cánh dán.
- Bắt đầu trộn xi măng dán.
- Dùng chổi bôi 1 lớp m ỏng chất nối - keo dán vào m ặt trong cánh dán và mặl
dán của răng.
- Cho xi m ăng dán vào mặt trong của cánh dán.
- Đặt cầu răng vào đúng vị trí trên răng trụ và ép.

100
- Chiếu đèn quang trùng hợp thời gian ngắn để xi măng trùng hợp một phần.
- Dùng thám trâm lấy phần chất dán thừa bên ngoài bờ cạnh.
- Tiếp tục chiếu đèn quang trùng hợp đủ thời gian để xi măng trùng hợp hoàn toàn
heo hướng dẫn của nhà sản xuất).
- Tháo gỡ đam cao su.
- Dùng cây cạo cao răng lấy sạch phần chất dán còn thừa quanh răng.
- Dùng mũi cao su đánh bóng làm nhẵn bờ cạnh.
- Kiểm tra và điều chỉnh lại khớp cắn.

Ị LƯỢNG GIÁ

Chọn câu trả lòi đúng nhất cho các câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn vào
lữ cái đầu cảu
Các điều kiện và chỉ định cho cầu răng dán:
A. Bệnh nhân ít sâu răng và vệ sinh răng miệng tốt.
B. Thay thế vài răng mất.
c . Thân răng trụ nguyên vẹn và răng chắc.
D. Chiều cao thân răng ngắn.
E. Răng trụ nghiêng lệch.
F. Khớp cắn không có điểm chạm sớm và điểm vướng.
G. Bệnh nhân bị chứng nghiến răng.
. Ưu điểm của cầu dán:
A. Tiết kiệm mô răng.
B. ít kích thích tuỷ và lợi răng,
c . Giảm thời gian điều trị.
D. Độ bền cao.
E. Thẩm mỹ cao.
F. Chỉ định rộng rãi.
1
Bài 15

CẦU RĂNG NGẮT Lực

MỤC TIÊU

1. N êu được các điều kiện và c h i địnli đ ề làm cầu răng ngắt lực.
2. N êu được k ỹ thuật sửa soạn răng cho cầu răng ngắt lực.
3. Nêu được nhũng ưu, nhược điểm của cáu răng ngắt lực so với cáu răng cóđịnh

1. Đ Ạ I C Ư Ơ N G
- Cẩu răng ngắt lực là loại cầu ràng bằng kim loại đúc có các phần giữ được gắn
dính lên răng trụ bằng xi măng, có phần nối cứng chắc và phần nối không cứng (khớp)
giữa phần giữ và nhịp cầu.
- Cầu răng ngắt lực làm gián đoạn lực truyền từ răng trụ này đến răng trụ khác
nên làm giảm bớt nguy cơ bong phần giữ và di lệch răng trụ.

2 . H ÌN H D Ạ N G V À T H À N H P H A N
- Nhịp cầu.
- Phần giữ: chụp toàn bộ và chụp có ổ khớp.
- Phần nối:
+ Nối cứng: nối nhịp cầu với chụp toàn bộ.
+ Nối không cứng: khớp hay khoá ngàm được gắn với nhịp cầu - phẩn dương và
khớp vào ổ khớp - phần âm.

Hình 15.1. Cẩu răng ngắt lực

102
3. C H Ỉ Đ ỊN H
- Trường hợp mất răng hàm có khoảng mất răng nhỏ, có 2 răng trụ ở hai đầu.
- Trường hợp mất 2 rãng xen kẽ có 1 răng trụ trung gian ở giữa 2 trụ ở hai đầu.
- Trường hợp mất 1 răng sau và có 1 hoặc 2 răng trụ nghiêng lệch nhiều mà
không chỉnh hình được.
- Thân các răng trụ trung bình hoặc cao.
- Răng trụ mang phần giữ sẽ có khoá ngàm (ổ khớp-phần âm) có buồng tuỷ
tương đối nhỏ.
- Khớp cắn cân bằng, bình thường.
- Không có thói quen xấu như nghiến răng hay cắn vật cứng vùng sẽ phục hình.
- Phần giữ trên răng trụ có khoá ngàm có thể là inlay, onlay, chụp từng phần hay
chụp toàn phần kim loại.

4. CHỐNG CHỈ Đ ỊN H
- Khoảng mất răng dài.

5. ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM
5.1. Ưu điểm
- Tạo được một phần chuyển động riêng rẽ các răng trụ của cầu răng nên có sự
phù hợp với sinh lý của răng trên mô nha chu hơn với cầu răng cố định thông thường.
Các lực nhai tác động lên một đầu răng trụ không chuyển hoàn toàn đến răng trụ kế
tiếp nên làm giảm phần nào sự tiêu xương ở các răng trụ.
- Giảm bớt lực làm bật phần giữ phía trước hay phần giữ trên răng trụ trung gian
của cầu răng, nhất là khi phần giữ này là inlay do chuyển động của răng trong xương
ổ răng và chuyển động uốn cong của xương hàm dưới.
- Giải quyết được hướng lắp cho các răng trụ không song song mà không cần
mài răng trụ quá nhiều, nên tiết kiệm được mô răng và giảm nguy cơ ảnh hưởng tuỷ.
Nếu không làm cầu răng ngắt lực thì phải làm cầu răng cố định với chụp 1/2.
- Lắp cầu răng dễ hơn do lắp riêng từng phần của cầu răng.
- Tiết kiệm được mô răng và thẩm mỹ tự nhiên cho răng trụ nhờ có thể sử dụng
inlay, onlay làm phần giữ cho cầu răng.
5.2. Nhược điểm
- Chiều dài hạn chế đặc biệt khi răng trụ không chắc. Khớp nối ít khi rộng đù để
chông lại các lực bên tác động lên cầu răng mà chi chống lại được các lực tác động
theo trục răng trụ.

ma
- K ém bên vưng n o n c au ra n g t u UỊIHÌ.
Không phù hợp đối với cầu răng phía trước.
Cần sự khéo léo và đủ phương tiện để tạo sự chính xác ờ hệ thống khoá ngàn
trong labo.
- Khó làm cầu răng tạm.
Có thể vướng đọng m áng nhỏ thức ăn ờ vùng khoá ngàm .

6. CÁC KIÊU KHOÁ NGÀM TRONG CÀU RÁNG NGAT L ự c


6.1. Các kiểu khoá n gàm

6.1.1. K hoá n gàm h ìn h bán cầu hay ổ tựa n ô n g (S h a llo w D epression)


Là khoá ngàm đơn giản nhất, như m ột số ổ tựa chuyến động nhỏ nơi khoá
ngàm này khi lực nhai tác động lên cầu răng có thể theo chiểu trên dưới, gần xa,
ngoài ưong.
Thường chí định trong trường hợp nhịp cầu nhỏ và khoảng m ất răng ngắn.

6.1.2. Khoá n gàm rãnh h ìn h ổ k h o á th u ô n (T apered K e y h o le -sh a p e slot)


Chuyển động nhỏ nơi khoá ngàm này ít theo chiều đứng và không chuyển động
iheo chiều bên.
Thường chi định trong trường khoảng m ất răng dài hơn để’ chống lại các lục
bôn tác động vào nhịp cầu.

6.1.3. K hoá ngâm h ìn h đ uòi én (D ovetail)


Là khoá ngàm tốt và thông dụng. Dạng đuôi én hạn chế chuyển động nhố theo
chiều gần - xa, ngoài - trong, chí còn có thể chuyển động theo chiều trên - dưới.

6.2. Kỹ thuật tạo khoá ngàm

6.2.1. Khoá ngàm tự tạo trên m ặ t n h a i


Được thực hiện bằng cách điêu khấc trực tiếp trẽn m ẫu sáp rồi mài sứa hoàn
chính sau khi đúc bằng mũi khoan hoặc mài tạo ngàm trên kim loại sau khi đúc.
6.2.2. Khoá ngàm chê tạo sẵn
Khoá ngàm chế tạo sẩn bằng nhựa.
Khoá ngàm chế tạo sẩn bằng kim loại.

7. KỸ THUẬT THựC HIỆN CẦU RĂNG NGAT L ực VỚI KHOÁ NGÀM


T ự TẠO
7.1. L ãm sàn g

Nghicn cứu màu hàm và xác định hướng lắp cho các phần giữ và hệ thổng
khoá ngàm.

10-1
- Phải sửa soạn răng trụ theo hướng lắp riêng và theo hướng lắp của khoá ngàm.
& ” Lấy khuôn bằng silicone.
7.2. Labo
- Đổ mẫu có đai tháo lắp.
- Làm mẫu sáp phần giữ sẽ có khoá ngàm.
- Điều khắc ngàm trên phần giữ gấn theo hướng lắp của phần giữ kế cận sẽ mang
nhịp cầu có khoá. Kiểm tra sự song song của ngàm và cùi răng bằng song song kế.
- Đúc kim loại phần giữ có ngàm.
- Hoàn chỉnh phần giữ bằng đá mài và mũi khoan.
- Lắp phần giữ kim loại lên đai, thoa chất cách ly ở ngàm, làm mẫu sáp phần giữ
kế cận có nhịp cầu và khoá ăn khớp vào ngàm.
- Đúc kim loại mẫu sáp có khoá.
•> - Hoàn tất và lắp phần giữ có nhịp cầu và khoá lên cùi răng và có khoá ráp khớp
vào ngàin trên phần giữ đã làm.

Tự LƯỢNG GIÁ

Chọn câu trả lời đúng cho các càu hỏi sau bằng cách khoanh tròn vào chữ
cái đầu câu
1. Điều kiện và chỉ định để làm cầu răng ngắt lực:
A. Trường hợp mất 1 răng sau và có 1 hoặc 2 răng trụ nghiêng lệch nhiều mà
không chỉnh hình được.
B. Thân các răng trụ trung bình hoặc cao.
c . Khoảng mất răng dài.
D. Bệnh nhân có sức nhai mạnh.
E. Răng trụ mang phần giữ sẽ có khoá ngàm có buồng tuỷ tương đối nhỏ.
2. Ưu điểm của cầu răng ngắt lực:
A. Tạo được một phần chuyển động riêng rẽ của các răng trụ của cầu răng.
B. Giảm bớt lực làm bật phần giữ phía trước hay phần giữ trên răng trụ trung gian
của cầu răng.
c . Chỉ định rộng rãi hơn cầu răng cố định.
D. Bền vững hơn cầu rãng cố định.
E. Giải quyết được hướng lắp cho các răng trụ không song song.

105
Bài 16

HÌNH THỂ NHỊP CẦU

MỤC TIÊU

/. Plián loại được các nhịp cấu.

2. C h ỉ dịnli đúng các loại nhịp cấu.

1. Đ Ạ I C Ư Ơ N G
Nhịp cầu là phần Ireo cúa cẩu răng thay th ế cho rãng m ất, nối lién giữa các
phẩn giữ trên răng trụ cúa cẩu răng.
Nhịp cầu có thể được làm bằng kim loại, kim loại - sứ hoặc kim loại - nhựa, sứ
toàn bộ.
- Nhịp cẩu được thiết k ế nhằm phục vụ ba chức năng chính cùa cẩu răng:
+ Thầm mỹ: nhất là đối với cầu răng trước.

+ Ôn định khớp cắn.


+ Cái [hiện chức năng ăn nhai.
Nguyên tắc thiết k ế cùa một nhịp cầu:
+ Vệ sinh: thức ăn không bị đọng dưới nhịp cẩu, dễ chải rửa.
+ Thắm mỹ và có hình dạng giải phẫu chức năng.
+ Độ bền cao.

2. H ÌN H T H Ể N H Ị P C À U
Sự lựa chọn hình thể và vị trí nhịp cầu tuỳ thuộc vào:
Hình dạng cúa sống hàm.
- Độ cao của song hàm.
- Sự thẩm mỹ.

2.1. H ình thẽ nửa yen ngựa hay phủ sốn g hàm m ột p h ần hay hình g ờ T
Nhịp cáu liếp xúc với sống hàm một phần về phía ngoài, còn phía trong dê
trống. Cong lồi iheo chiều gần - xa giúp dễ vệ sinh hơn.

106
- Nhịp cầu có phần cổ răng tiếp xúc hoàn toàn với sống hàm ở mặt ngoài, mặt
trong của nhịp cầu được thu hẹp, chỉ còn một gờ ở giữa hợp với đường cổ răng thành
hình chừ T để giữ vệ sinh.
- Chỉ định:
+ Dùng trong trường hợp sống hàm tiêu nhiều ở mặt ngoài làm đỉnh sống hàm
lệch trong.
+ Khi chiều cao sống hàm thấp.
+ Vị trí yêu cầu thẩm mỹ cao: răng phía trước, răng hàm nhỏ và có thể ở một số
răng hàm lớn trên.
- ư u điểm:
+ Thức ăn không đọng lại dưới nhịp cầu.
+ Dễ làm vệ sinh mặt trong bằng bàn chải hay chỉ nha khoa.
+ Thu hẹp mặt nhai nên làm giảm lực tác động trên răng trụ.
- Nhược điểm:
+ Có cảm giác lạ khi mới lắp cầu răng.
+ Những mảnh thức ăn lớn hay vướng dưới nhịp cầu, cần hướng dẫn bệnh nhân
súc miệng sau khi ăn.


Hình 16.1. Nhịp cầu hình nửa yên ngựa

2.2. Hình nón hay hình trái tim


- Nhịp cầu tiếp xúc với sống hàm ngay đình sống hàm.
- Dùng cho sống hàm tiều đều ở ngoài, trong và dinh sống hàm hẹp. Không phù
hợp với trường sổng hàm rộng.
- Vi trí vùng răng hàm không yêu cầu Ihẩm mỹ.

107
- V ệ sinh de dang.
- Thẩm m ỹ kém.

Hình 16.2. Nhịp cầu hình nón

2.3. H ình trứng


- M ặt sống hàm (niêm m ạc) cùa nhịp cẩu cong lồi chìm sâu vào sống hàm. Sống
hàm phải được chuẩn bị khi nhổ răng hoặc phẫu thuật để tạo hình lõm.
- ư u điểm:
+ Thẩm m ỹ cao gẩn như răng thật.
+ Cẩu răng khoẻ do nhịp cẳu lồi.
+ Dùng ở nhóm răng trước và răng hàm nhỏ hàm trên.
- Hạn chế:
+ Có thể phải phẫu thuật tạo hình sống hàm nên tăng thêm chi phí.
+ Cần phải vệ sinh kỹ vì diện tiếp xúc niêm m ạc nhiều.

Hỉnh 16.3. Nhịp cầu hình trứng

108
.4. H ìn h yên ngựa
- Nhịp cầu bao trùm trên sống hàm. ôm sát sống hàm phía naoài và trong.
- ư u điểm: Tạo cảm giác tự nhiên, dễ chịu lúc ban đầu.
- Nhược điểm:
+ Thức ăn đọng giữa nhịp cầu và sống hàm.
+ Gây viêm lợi và niêm mạc sống hàm, hòng răng trụ.
+ Gây hôi miệng.
Hiện nay không sử dụng.

Hình 16.4. Nhịp cầu hình yên ngựa

. VỊ TR Í N H ỊP CẦU
.1. Nhịp cầu trèn nièm mạc
- Nhịp cầu nằm cách trên nièm mạc sống hàm khoảng 2mm - 3mm. Gầm cầu có
lể có hình lồi hoặc lõm theo chiều gần - xa.

109
- Chỉ định:
Sống hàm tiêu nhiều.
D ùng cho vùng răng hàm.
- ư u điểm : có chức nâng và vệ sinh.
- Nhược điểm : không thẩm mỹ.

Hình 16.5. Nhịp cầu trên niêm mạc

,3.2. N hịp cầu ch ạ m n iêm m ạc


- Nhịp cầu vừa chạm niêm m ạc ở m ặt ngoài hay đỉnh sống hàm . Diện chạm nên
có hình tam giác đáy ở phía ngoài.
- Nên gắn tạm cẩu răng để kiểm soát m ặt chạm .
- Chỉ định trong phần lớn các trường hợp.
- Khá thẩm mỹ.

4. K ÍC H T H Ư Ớ C N H Ị P C À U
4.1. M ặt nhai
- Có tương quan cắn khít thích hợp với hàm đối diện ỏ m ọi tư thế.
- Cần giảm bớt kích thước ngoài trong của nhịp cầu để giảm lực tác động lẽn
răng trụ: phần nửa ngoài của nhịp cẩu giữ nguyên theo cung răng, chỉ giảm ờ phần
nửa trong nhưng vẫn giữ hình thể giải phẫu (đường rãnh giữa không đổi, giảm bớt thể
tích các múi trong).
Trường hợp cần thiết để giảm tối đa lực tác động có thể bỏ bớt m úi trong của
nhịp cầu: răng hàm nhỏ được làm như răng nanh.
- Nếu không ihế giảm nhiều kích thước m ặt nhai thì làm thêm những rãnh phụ
trên mặt nhai để thức ăn có đường thoát dễ dàng.

110
- Đối với răng trong mà cẩn nhựa hoặc sứ, nếu mặt nhai hoàn toàn bàng kim loại,
răng giả sẽ bền hơn phủ sứ nhưng thẩm mỹ lại kém hơn.
4.2. Mặt ngoài
4.2.1. Chiều cao
- Hình dáng càng giống răng thật càng tốt.
- Đường cổ rãng phải làm cùng mức với các răng kế cận, phần trên đường cổ
răng hơi lõm vào giống như răng hơi bị co lợi.
- Trường hợp xương tiêu nhiều, sống hàm quá thấp thì làm phần trên đường cổ
răng bằng sứ hồng.
- Trường hợp nhịp cầu trên niêm mạc, hình dáng không thể giống răng thật
hoàn toàn.
4.2.2. Chiều gần xa
- Thu hẹp chiều gần xa ở 1/3 phía lợi của nhịp cầu để làm rộng khe hở tiếp cận,
dễ giữ vộ sinh.
- Trong trường hợp khoảng mất răng rộng hay hẹp hơn bình thường thì làm nửa
bên gần có kích thước bình thường, nửa bẽn xa thì rộng hay hẹp hơn.
4.3. M ặt tro n g : Thu nhỏ lại để mở rộng khe hở tiếp cận, nhẵn.
4.4. K he hở tiếp cận
- Cần mở rộng khe hở tiếp cận ngoài, trong và mặt phía lợi để dễ giữ vệ sinh.
- Ở nhịp cầu răng cửa, việc mở rộng khe hở tiếp cận ngoài bị hạn chế vì lý do
thẩm mỹ, bù lại thì mờ rộng nhiều khe hờ tiếp cận trong.
- Nếu đường môi thấp có thể mở rộng khe hở phía ngoài.
4.5. M ặt sông hàm
- Hình dạng sẽ theo các hình dạng nhịp cầu, có thể không tiếp xúc, tiếp xúc một
phần hoặc phủ lên toàn bộ sống hàm.
- Mặt tiếp xúc của nhịp cầu với niêm mạc sống hàm nên lồi và bằng kim loại hay
sứ thật nhẩn.

5. VẬT L IỆ U LÀM N H ỊP CÀU


1. Nhịp cầu bằng kim loại.
2. Nhịp cầu bằng kim loại - nhựa.
3. Nhịp cầu bằng kim loại - sứ.
4. Nhịp cầu bằng kim loại - composite.
5. Nhịp cầu bàng sứ toàn bộ.

111
Tự LƯỢNG GIÁ

Chọn càu trả lời đúng cho các càu hỏi sau bằng cách khoanh tròn vào chi
cái đáu câu
1. Sự lựa chọn hình thể và vị trí nhịp cầu tuỳ thuộc vào:
A. Hình dạng của sống hàm.
B. Đ ộ cao của sống hàm.
c . Nhu cầu về thẩm mỹ.
D. Vật liệu làm cẩu răng.
2. Nhịp cầu hay được chỉ định:
A. Hình yên ngựa.
B. Hình nửa yên ngựa,
c. Hình nón.

112
s ự SONG SONG TRONG PHỤC HÌNH RĂNG c ố ĐỊNH
VÀ HƯỚNG LẮP CỦA CẦU RĂNG

MỤC TIÊU

1. Xác địnlì được hướiig ìắp chung clio một cầu răng.
2. Nêu dược các phương pháp lạo sụ song song cho các răng trụ và kiểm tra
Sự song song.

1. ĐẠI CƯƠNG
- Trong thực tế lãm sàng, các răng trụ cùa cầu răng và các răng kế cặn trụ thường
không có vị trí và chiều hướng lý tường mà thường lệch lạc ít nhiều. Vì thế cán tạo sự
song song cho các răng trụ khi mài răng để có thể lắp được cầu.
- Kỹ thuật làm chụp và cầu răng đúc lại đòi hòi phải có sự song song cùa các
răng trụ mới có thể lắp cẩu răng khít sát được.
- Những kiểu phục hình cố định phức tạp đòi hòi phải có sự song song tuyệt đối
giữa các hố, rãnh, mặt cùi răng của các rãng trụ thì mới có thê’ lắp cầu răng xuóng
khít sát được.
- Để tạo sự song song giữa các răng cần phải có sụ luyện tập mắt và lay. Càng
nhiều răng trụ và các răng trụ có lệch lạc thì việc tạo song song càng khó. Trường hợp
cầu răng nhiéu trụ phức tạp và kiểu phục hình phức lạp thì cần phải nghiên cứu mẫu
trước bằng song song kế mới tạo được sự song song.
- Hướng lắp cùa cầu răng là hướng giúp đặt cầu răng vào các răng trụ cùng một
lúc và xuống khít sát đường hoàn lất mà không làm phát sinh lực xoắn hoặc lực
ngang tác động trên một răng trụ nào.
- Tương quan trục giữa các răng trụ và ràng kế cận răng trụ ảnh hường đến việc
chọn hướng lắp.
- Hướno lắp phải là hướng thích hợp nhấl cho trục của các răng liên quan và đòi
hỏi sự mài răng tối thiểu.

2. TÌM HƯỚNG LẮ P CHO CÀU RĂNG


Dùn" song song kế kháo sát màu hoặc Iheo kinh nghiệm.
2.1. H ướng th ă n g d ứ n g: lý tướng nhát
Các răng trụ và răn g k ế cận răng trụ có vị trí, chiểu hướng bình thường trên
cung răng.

2.2. H ướng n g h iên g


- Hướng nghiêng theo chiều xa - gần.
- Hướng nghiêng theo chiều trong - ngoài.
- Hướng nghiêng iheo chiều ngoài - irong.
Hướng lắp ph ụ thuộc vào các yểu lô:
- VỊ trí, chiều hướng răng trụ, răng k ế cận.
- Hình thể thân răng.
- Việc bảo vệ sự sống cho từng răng trụ.
- Vị trí đường hoàn tất.
Sau khi khám các răng trụ có đù điểu kiện để làm cẩu răng, chúng ta nên nghiên
cứu và lặp k ế hoạch can thiệp trên m ẵu hàm với song song k ế trước khi can thiộp
trong miệng.
Trong trường hợp làm các phục hình cố định phức tạp, có nhiều hố rãnh Ihì phải
dùng song song k ế m ới có thể tạo được sự song song.

3 . C Á CH T Ạ O S ự S O N G S O N G C H O C Á C R Ă N G T R Ụ
3.1. N g u y ên tắ c c ơ b ả n
- Hai m ặt phẳng cùng thẳng góc với m ặt phẳng thứ ba thì hai m ặt phẳng ấy song
song nhau.
- Hai mặt phảng cùng song song với cùng một m ặt phẳng thì hai mặt phang ây
song song nhau.

3.2. Phương pháp tạ o sự son g son g cá c răn g trụ


- Chọn mặt phẳng nhai làm chuẩn, từ đó m ài các răng thẳng góc với mặt phang
nhai Ihì các mặt răng đó sẽ song song nhau.
- Chọn một răng trụ làm chuẩn (thường là răng trước hoặc răng m ang chụp phức
tạp; chụp 3 /4 ...), các răng khác được m ài song song với răng chuẩn.
- T ịn h tiến:
Mài mặt phẳng chuẩn theo hướng lắp đã chọn, tịnh tiến m ũi khoan đến vị trí mặt
phảng khác để mài, phải có điểm tựa cho tay.

4. KIỂM TRA Sự SONG SONG


]. Dùng gương to phải nhìn được tất cả các răng trụ và nhìn bằng m ột mắt.

114
2. Dùng thám trâm thẳng kiểm tra trực tiếp bằng mắt trong miệng. Kỹ thuật này
p phát hiện vùng lẹm tại chỗ.
Các kỹ thuật trên cần bác sĩ có nhiều kinh nghiệm.
3. Lấy khuôn đổ mẫu bằng thạch cao nhanh đông để kiểm tra sự song song các
rằng bên ngoài miệng trước khi lấy khuôn sau cùng.
4. Dùng song song kế trong trường hợp phức tạp.

r LƯỢNG GIÁ
Chọn cảu trả ỉời đúng cho các câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn vào chữ
i đầu
câu
Hướng lắp phụ thuộc vào các yếu tố sau:
A. Vị trí, chiểu hướng răng trụ, rãng kế cận.
B. Hình thể thân răng,
c . Hình thể chân răng.
D. Việc bảo vệ sự sống cho từng răng trụ.
E. Vị trí đường hoàn tất.
Các phương pháp tạo sự song song:
A. Chọn mặt phẳng nhai làm chuẩn.
B. Chọn một răng trụ làm chuẩn.
c . Chọn hướng sống hàm vùng mất răng làm chuẩn.
B à i 18

ĐÁNH GIÁ, LỰA CHỌN RĂNG TRỤ


VÀ KIỂU CẦU RĂNG

MỤC TIÊU

1. N êu được các yếu tố, tiêu chuẩn đ ể có th ể đánh giá các răng trụ chuẩn bị
cho cáu răng.
2. Trình bày được các yếu t ố có liên quan đ ể chọn lựa s ố răng trụ và kiểu cảu
răng cho các trường hợp m ất răng lừng phân.

1. Đ Á N H G IÁ R Ă N G T R Ụ
Răng trụ và cầu răng phải gánh chịu lực tác động lên nhiểu hơn các răng riêng rẽ,
Do đó, răng trụ phải có m ô răng, vật liệu tái tạo nếu có và m ô nâng đỡ khoẻ mạnh vi
chắc chắn.
Các yếu tô' đánh giá răng trụ:

1.1. T u ỷ r ă n g

- Răng trụ có tuý sống tốt nhất vì răng sống có m ô răng và m ô nha chu cứng
chắc và khoẻ m ạnh hơn răng đã chết tuỷ.
- Nếu răng trụ có tổn thương gẩn tuỷ cẩn được điều trị và theo dõi đến khi tuj
răng thật sự lành m ạnh mới làm phục hình.
- Cẩn phải bảo vệ sự sống cho tuỷ răng trụ trong quá trình làm cầu rãng cũng
như khi hoàn tất và sử dụng cầu răng.
- Trường hợp răng bị tổn thương ờ tuỷ thì phải được điều trị nội nha tốt trước khi
làm cầu răng. Phải có phim X quang để đánh giá kết qu ả điều trị.

1.2. H ình d ạn g th â n răng


- Thán răng trụ cao tốt hơn thân răng trụ quá thấp.
- Thân răng bị những dị dạng hay quá dẹt theo chiều n g oài-trong đối với rãnị
cửa không thuận lợi cho sự lữu giữ răng trụ.
- Thân răng có dạng vuông thuận lợi cho việc thực hiện chụp từng phần 3/4, 4/.
hơn thân răng có dạng tam giác hay bầu dục.

116
- Sự xoay lệch nghiêng ngả của thân răng cũng ảnh hưởng không tốt đến sự bển
fng và thẩm mỹ của cầu ráng. Trong các trường hợp này, chỉnh răng cho thẳng sẽ
úp phục hình thuận lợi hơn.
3. Hình dạng chân răng
- Chân răng dài, to vững hơn chân răng ngắn, nhỏ.
- Chân răng có thiết diện dẹt, tam giác, bầu dục vừng chắc hơn chân răng thiết
ện tròn.
- Răng có nhiều chân, có các chân phân kỳ thì vững chắc hơn các chân răng hội
, dính liền hoặc có dạng hình nón.
- Các chân răng có dạng bất thường như cong, lưỡi lê, dùi trống thì cùng vững
lắc, nhưng bất lợi cho việc chữa nội nha.
4. Tỷ lệ th â n - ch ân răn g
- Là tỷ lệ giữa chiều dài của thân răng ngoài xương (từ mặt nhai đến đỉnh xương
răng) và chiểu dài của phần chân răng trong xương. Tỷ lệ này được đánh giá trên
lim Xqưang.
- Tỷ lệ thân - chân tốt nhất cho sự vững chắc là 1/2, trung bình là 2/3 và giới hạn
1/1 đối với răng một chân.
5. Bề mặt chân răng có hiệu quả
- Là bề mặt chân răng được bao phủ bởi dây chằng nha chu bám vào xương ổ
ng. Bề mặt chân răng hiệu quả càng lớn thì răng trụ càng vững chắc. Bề mặt chân
ng hiệu quả tuỳ thuộc vào thể tích chân răng, số lượng chân răng và mức độ của
rơng ổ răng.
- Định luật Ante (1926): Diện tích bề mặt hiệu quả các chân rãng trụ phải lớn
m hay bằng diện tích bề mặt các chân răng mất cần phục hình thì cầu răng mới
rợc vững chắc.

Diện tích bề m ặt chân răng

Hàm Diện tích mm2 Tỷ lệ% trong Va của 2 hàm răng

Răng số 1 204 10

2 179 9

3 273 14
Trên
4 234 12

5 220 11

6 433 22

7 431 22

1 17
Hàm Diện tích mm2 Tỷ lệ% trong Vi của 2 hàm Aig

Răng số 1 154 8

2 168 9

3 268 15

Dưới 4 180 10

5 207 11
! 6 431 24

7 426 23

- Định luật này chỉ có giá tị tương đối và chỉ chính xác khi răng có nha chu bint
thường. Trong trường hợp có tiêu xương ổ răng thì định luật này ít giá trị.
M ột số tác già nhận xét rằng: trong các trường hợp có tiêu xương ổ răng, nếu
kiểm soát tốt tình trạng nha chu, cầu ràng vẫn có kết q u ả khả quan đặc biệt là các
trường hợp khoảng m ất răng ngắn. Đ iều này có th ể được giải thích: ở các răng có
tình trạng nha chu không được hoàn toàn tốt, khi có lực tác động, cảm thu cùa vùng
nha chu sẽ cảm nhận và bộ m áy nhai sẽ có điều chỉnh để lực tải trẽn răng giảm so
với răng có vùng nha chu hoàn toàn bình thường. M ột ví dụ chứng m inh cho giải
thích trên: lực cắn giữa 2 hàm ở hàm g iả toàn bộ chỉ bằng 1/10 lực cắn 2 hàm rãng
tự nhiên.
- Dựa vào hệ số nhai: Tổng hệ số nhai của các răng trụ phải lớn hơn hav bằng
tổng hệ số nhai cùa các răng mất.
- Thực tế trên lâm sàng việc chọn lựa số rãng trụ cho cầu răng tuỳ thuộc nhiều
yếu tô' khác như:
+ Mức độ xương ổ răng thực sự.
+ Mức độ khoé m ạnh của m ô nha chu.

Hình 18.1. Cách khám độ lung lay răng

118
+ Tinh trạng răng đối diện (răng thật, cầu rãng. hàm khung, hàm già nhựa).
+ Kích thước nhịp cầu.
- Một trường hợp ngoại lệ: Cà hàm chỉ có 4 răng trụ, số răng trụ ít hơn số răng
mất nhưng phàn phối đối xứng ở hai bên cung răng nên cầu rãna vẫn vữna chác.

Hình 18.2. Cây đo độ sâu tú i lợi, thăm dò nha chu

1.6. Hình d ạn g cung răn g


- Hình dạns c u n s răng có ánh hườns đến các lực tác động vào cầu rãna. Nếu các
nhịp cầu nằm trên một đường cong, đinh đường cong cách trụ nối hai phun- giừa một
khoáns. thì nó tác độns như một đòn bẩy và gày nên chuyển độnơ xoay quanh trục
này làm bật cầu rãns hoặc chấn thương cho các răng trụ. đẽ giám bớt chuyên độns
này. cần phài thèm răng trụ đối kháng.
- Cầu răng ờ vị trí cun 2 răns có độ cong càng lớn thì cánh tay đòn bẩy càng lớn
đổne nghĩa các răng trụ chịu lực tác động xoay càng lớn.

2. C H Ọ N L ự A R Ă N G T R Ụ VÀ K IÊ U CÀU RĂNG
2.1. M ục tiêu
Mục tiêu cùa phục hình là:
- Phục hổi chức nàng.
- Phục hổi thám mỹ.
- Bền vừng.
- Tiết kiệm mò ràng.
- Vệ sinh, phòng bệnh.

no
z .z . I .a c tieu ch í đ ê lựa ch ọ n k iểu th iết k ế c ẩ u răn g

2.2.1. Răng trụ (tổ chức nâng đỡ và bảo tồn tổ chức)


Các yếu tô' để lựa chọn răng trụ:
- Tuỷ răng: sống hoặc đ ã lấy tuỷ.
- Thân răng:
+ Đ ộ cao.
+ Chiểu hướng.
+ Tổ chức cứng: nguyên vẹn hay m ất tổ chức cứng, kỹ thuât phục hồi, vật liệu
phục hổi.
- Chân răng:
+ Sô' lượng, hình thể.
+ Kết quả điều trị nội nha.
- M ô nha chu.
- Tỷ lệ thân chân.

2.2.2. K hớ p cắn
Các yếu tố cần xem xét:
- Đường cong Spee.
- Răng đói diện.
- Cung răng.
- Tươr.g quan khớp cắn.
- Khớp cắn khi làm cẩu răng.
2.2.3. Đ ộ dài k h o ả n g m ấ t răng
- Có thể thiết k ế bất cứ loại cầu nào cho trường hợp khoảng m ất răng ngắn ờ
vùng răng trước và răng hàm nhỏ, đơn giản như cầu với.
- Cầu với ờ phía sau chỉ nên giới hạn ờ trường hợp m ất 1 rãng và có khớp cắn
thuận lợi.
- Cầu răng ngắt lực chỉ nên được thiết k ế giới hạn ở 2 - 3 đơn vị có kích thước
răng hàm nhỏ. Nếu cầu răng dài hơn, chuyển động ờ khớp nối có thể quá mức.
- Cầu răng cố định có thể được thiết k ế với các trường hợp khoảng mất răng
rộng hơn.

2.2.4. S ố n g hà m vù n g m ấ t răng
- Hình dáng, độ cao sống hàm là m ột trong những yếu tố quvếl định kiểu nhịp
cầu và có ảnh hường đến thẩm mỹ.
- Cần đánh giá sống hàm có thuận lợi hay không và có cẩn can thiệp đê’ cải thiện
hay không?

120
2 2 5 . Thẩm m ỹ
Thẩm mỹ là một trong những yếu tố quan trọng để lựa trọn kiểu cầu răng và vật
liệu phục hình đặc biệt là ở các vùng răng lộ khi bệnh nhân cười, nói.
22.6. K hả năng vệ sinh
- Trong trường hợp có thể chọn được nhiều kiểu cầu răng đáp ứng được các yêu
cầu khác của cầu răng, khía cạnh vệ sinh sẽ giúp chọn kiểu cầu thích hợp nhất.
- Đối với các răng trụ ở phía trước, bệnh nhân dễ làm vệ sinh hơn.
23 . Thiết kế cầu răng
Dựa vào các yếu tố trẽn để thiết kế kiểu cầu rãng cho phù hợp:
- Cầu răng cố định: thông thường, cầu với, cầu dán.
- Cầu răng ngắt lực.
- Cầu răng tháo lắp.
- Cầu răng hỏn hợp.
- Kiểu phần giữ:
+ Chụp toàn bộ.
+ Chụp từng phần.
+ Inlay, onlay.
+ Răng chốt.
+ Cánh dán.
- Vật liệu: kim loại, kim loại sứ. kim loại nhựa, sứ toàn bộ.

Tự LƯỢNG GIÁ

Chọn cáu trả lời đúng cho các cảu hỏi sau bằng cách khoanh tròn vào chữ
cái đáu cảu
1. Các yếu tố. tiêu chưán để đánh giá các rãng trụ:
A. Tinh trạng tuỷ rãng.
B. Hình dạng thán rãng.
c . Hình dáng sống hàm.
D. Tỳ lệ thán - chân răng.
E. Bế mặt chân răng có hiệu quà.
F. Hình dạng chán răng.
G. Niêm mạc sống hàm.
2. M ục tiêu của việc iựa chọn răng trụ và kiểu cẩu răng:
A. Chức năng.
B. Thẩm mỹ.
c . Bền vững.
D. Tiết kiệm m ô răng.
E. Tiết kiệm thời gian làm phục hình.
F. Phòng bệnh.
G. Vệ sinh.
3. Các yếu tố đánh giá khớp cắn khi làm cầu răng:
A. Đường cong Spee.
B. Răng chồi,
c . Răng thòng.
D. Cung răng.
E. Răng nghiêng
F. Sống hàm vùng m ất răng.
G. Vị trí bám cùa dây chằng.
H. N gách lợi.

122
Bài 19

ĐIỀU CHỈNH KHOẢNG CÁCH VÀ TẠO Ả o ẢNH

MỤC TIẾU

1. Nêu được các nguyên tắc cơ bàn đ ể tạo ảo ảnh về kích thước răiìíỊ.
2. Trình bày được các phương pháp tạo ào ảnh kích thước rùng.

L. ĐẠI CƯ Ơ N G
- Vấn đề khó khăn về thẩm mỹ khi phải phục hình răng phía trước mà khoảng
rống mất răng lại không tương xứng với kích thước của nó đối với các rãng kế cận.
Sguyên nhân có thể là:
+ Mất răng quá lâu.
+ Rãng mọc xoay, lệch do không đủ chỗ. hay rãng có hình thể bất thườna mà khi
uất thân răng hoặc nhổ răng đi tạo nên khoáng trống hẹp hay rộng hơn bình thườna.
- Trong trường hợp này, chình nha đê’ tạo lại khoảng cách bình thường trước khi
làm phục hình là tốt nhất. Tuy nhiên, không ít các trường hợp bệnh nhân không được
:hỉnh nha mà bác sĩ vần cần làm phục hình răng.
Vấn đề đặt ra là làm sao đặt đúng số răng, đúng hình dáng, kích thước vào một
khoảng trống quá hẹp hay quá rộng. Bác sĩ phải vận dụng những đường nét hình học.
:ũng như tác dụng của quang học và màu sắc đối với mắt con người để tạo ra ảo ánh
về kích thước nhằm cải thiện phần nào sự thẩm mỹ cho hàm răng.
- Một số nguyên tắc:
+ Duy trì điểm tiếp xúc nếu có thể.
+ Nếu khoáng tròng rộng: loại bỏ các rãnh ngang và làm rõ các rãnh dọc trên
mặt răng.
+ Nếu khoána trốna hẹp: loại bỏ các rãnh dọc và làm rõ các rãnh ngang cùa ràng.
+ Vùns s á n g m à u k h i ế n m ắ t d ề c h ú V h ơ n v à v ù n g t ố i m à u ít đ ư ợ c đ ể V h ơ n .

2. TẠO ẢO Ả NH T R O N G T R Ư Ờ N G H Ợ P khoảng trống rộng

2.1. M át rán g cửa giữa hàm tròn


- Di chu\ến điếm tiếp X I ÌC về phía trong, trẽn mặt ngoài làm vát xuốna hai bẽn
phía gần xa.

193
T ạo m àu đậm hơn đê tạo bóng tõi ơ hai bẽn cạnn gán va xa, m ạt ngoai cua răng
sẽ hẹp hơn.
Góc xa được làm tròn hơn đê rìa cắn răng giả có kích thước bình thường của
rãng thật đối xứng.
Tạo các rãnh dọc ờ m ặt ngoài rõ và gẩn nhau hơn.
ớ gần cố răng, tạo các rãnh cong có độ cong nhiều hướng về phía chân rãng.

2.2. M ấ t r ă n g h à m n h ỏ th ứ h a i h à m tr ê n
Thông thường, chi phía gần mặt ngoài cùa răng này được nhìn thấy rõ còn phía
xa ít được thấy. Vì vậy, điều chinh kích thước m ặt ngoài phía gần sao cho phù hợp
nhất, phần thừa hoặc thiếu sẽ để lại cho phía xa m ặt ngoài.
Dịch đinh m úi của nhịp cầu về phía gần sao cho nửa gẩn m ặt ngoài tương xúng
với nửa gần cùa răng hàm nhỏ thứ nhất.

3 . TẠ O Ả O Ả N H T R O N G T R Ư Ờ N G H Ộ P kh o ảng trố ng h ẹp

3 .1 . M á t r ă n g c ử a g iữ a h à m t r ê n
Không tạo hai rãnh dọc để loại bỏ m úi giữa tạo ra một m ặt phẳng rộng cho sự
phản chiếu ánh sáng và không làm nổi rõ khía cạnh dọc cùa răng.
Tạo rãnh ngang ờ cổ răng có hình thẳng chứ không cong. Có thể thêm I - 2
rãnh ngang trén mặt ngoài để răng nhìn có vè ngắn hơn.
ơ 1/3 phía rìa cắn làm thêm một m ặt phẳng đế tạo hai m ặt phản chiếu ánh
sáng. Người ngoài nhìn vào chí thấy được m ột trong hai m ặt do sự phán chiếu ánh
sáng và sẽ thấy răng bớl dài.
Góc xa ít cong hơn. M ặt xa làm phảng hơn.
Có thổ làm lấn sang mạt ngoài răng bên cạnh một ít.

3 .2 . T r ư ờ n g h ợ p m ấ t r ă n g h à m n h ỏ t h ứ h a i h à m t r ê n

Thông thường, chi phía gẩn m ặt ngoài của răng này được nhìn thấy rõ còn phía
xa ít được thấy. Vì vậy, điểu chinh kích thước m ặl ngoài phía gán sao cho phù hợp
nhất, phần thừa hoặc thiếu sẽ đế lại cho phía xa mặt ngoài.
Tạo nhịp cầu có hình dạng phía ngoài gần tương xứng với nứa phía gần cùa
răng hàm nhó Ihứ nhất nứa phía xa cùa nhịp cầu sẽ hẹp hơn.

4. T Ạ O Ả O Ả N H T R O N G T R Ư Ờ N G H Ợ P S Ố N G H À M B Ị T I Ê U N H lỂ U
Rãng giá sẽ có chiéu dài dài hơn răng thật trong trường hợp sống hàm tiêu nhiều.
Giải pháp:
+ lạ o hình lại mặl ngoài răng phía cố. c ổ răng làm nghiêng về phía sau tiếp xúc
sồng hàm do sống hàm Ihường tiêu vào phía trong.

124
+ Tạo ranh giới men - xi măng tương tự răng thật có tiêu xương ổ răng, lợi co và
lở một phần chân rãng.
+ Đắp sứ hồng để tạo một phần lợi giả.
+ Trường hợp tiêu quá nhiều: ghép xương hoặc làm hàm giả tháo lắp.

rự LƯỢNG GIÁ

C h ọ n c â u tr ả lời đ ú n g ch o các c âu hỏi sau b ằ n g cách k h o a n h trò n vào c h ữ


:áỉ đ ầ u c âu
I. Các nguyên nhân làm cho kích thước khoảng trống mất răng quá rộng hoặc quá hẹp:
A. Mất răng quá lâu.
B. Sau nhổ răng mọc xoay, lệch do không đủ chỗ.
c. Sau nhổ răng có hình thể bất thường.
D. Cả A, B, c đều đúng.
I. Nguyên tắc cơ bản của tạo ảo ảnh kích thước răng:
A. Duy trì điểm tiếp xúc.
B. Nếu khoảng trống rộng: loại bỏ đường nét dọc, nhấn mạnh đường nét ngang
của răng.
c . Nếu khoảng trống hẹp: loại bỏ đường nét ngang và nhấn mạnh đường nét dọc
của răng.
D. Màu nhạt khiến mắt dễ chú ý hơn và màu sậm khiến cho vùng đó ít được để ý.

1o n
Bài 20

C H U Y Ể N Đ Ộ N G C Ủ A R Ă N G TRỤ
T R O N G CAU R ĂNG c ố Đ ỊN H

MỤC TIÊU

1. Phân tícli dược các cluiyển động có th ể có của cầu răng.


2. ứ n g dụng ỉrong tliực hiện cáu răng có khớp cân h ài hoà, chức năng tóir và
bền vững.

1. Đ Ạ I C Ư Ơ N G

- Mỗi răng đểu có những chuyển động riêng rẽ trong xương ổ răng khi có lực tác
động vào. Các lực này có thể là lực thẳng đứng, song song với trục răng, lực nghiêng
hay lực ngang.
- Các lực theo hướng thẳng đứng được coi là lực chức năng vì lực này tạo được
sự đáp ứng thuận lợi cùa các dãy chằng nha chu và xương ổ răng. Các dây chầng
xung quanh chân răng bị căng ra, các sợi ở chóp chân răng và ở vùng chẻ chán răng
răng bị ép lại.
- Các lực nghiêng hay các lực ngang tác động vào thân răng sẽ làm răng bị xoay
quanh một tám xoay ờ gẩn phía chóp chân răng (đối với răng 1 chân) và ở (rong
xương ổ, giữa m ào xương ổ và chóp răng (đối với răng hàm ). Các lực này tạo ra sự
căng ép các dây chẳng nha chu, dăn đến sự di chuyển của răng và có thể gãy lổn hại
đến nha chu nếu lực có cường độ m ạnh hoặc kéo dài.
- Khi có lực tác động, mỗi răng có thể chuyển động theo hướng lên xuống, ngoài
trong, gắn xa.
- Khi một răng trở thành rãng trụ cho một cáu răng c ố định, do được nối liền với
răng khác bằng nối, nó sẽ chịu tác động bời những lực phát sinh m ới từ những lực
nhai và các răng trụ sẽ bị chuyến động. Vì vạy, chuyển động của răng Irụ này sẽ ảnh
hường gián tiếp răng trụ khác.
- Các chuyển đ ộ n g do lực bất lợi có thể làm hỏng cầu răng hoặc lổn thương
nha chu.

126
CÁC C H U Y Ể N Đ Ộ N G CỦA CÀU RẢN G VÀ RẢN G T R Ụ
1. C huyên động lên xuống
Chuyến động này sinh ra do có điểm chạm sớm, do nhai thức ãn cứng hay dính
nọt răng trụ Irên cầu.
Nêu có một lực thẳng tác dụng đồng thời trên răng hàm nhỏ và rãng hàm lớn
rợc nối rán chác với nhau bằng một cầu. rãns sẽ bị ấn xuống phía chóp dẫn đến sự
ng cúa tất cá sợi nha chu. trừ những sợi ớ đinh chóp. Sự phân phối lực đồng bộ như
y ihường không xảy ra. Trong quá trình ãn nhai, rãng trụ thường phái chịu cả hai
ại lực tháng và ngang.
Khi có lực tác động lên một đầu rãng trụ thì toàn bộ cầu răng sẽ chuyển động
lanh một tâm xoay ớ vùng xương ò giữa hai răng trụ và ờ khoáng 1/3 giữa của chân
ng. Hậu quá là một răng trụ bị lún xuống và một rãng trụ kia bị trồi lên. Nếu phần
ữ không chắc trên các cùi răng thì chuyển động này sẽ làm bật một phần giữ khi lực
: động lên phần giữ bên kia.
2. C h u y c n đ ộ n g n g o à i tr o n g
Chuyến động này sinh ra do điểm vướng khi hàm dưới chuyển động bên. Điểm
rớng này có thể ỡ răng trụ hay ò nhịp cầu.
Trong trường hợp phần giữ dính chắc, các răns trụ sẽ chuyển động theo chiểu
)ng ngoài và có the dần đến tiêu xương ổ răng. Nếu phần giữ là các inlay có hố
>ng hoặc các vách quá thoát, phần giữ này sẽ dễ bật.
Đế phần inlav khỏi bật. hố phái đủ sâu. các vách má phải song sons trong
loảng 2 5" và mở rộna inlay hai mặt thành inlay ba mặt hoặc tạo đuôi én. Chụp
4 và chụp toàn diện chòng lại lực này tốt hơn inlay, nhưng các vách cùi răng phải
lông quá hội tụ vổ phía mặt nhai.
3. C h u y c n đ ộ n g xa g ầ n
Cũng tưưna tự như các hướng khác, răng trụ cũng có the chuyên động theo hướng
I gần.
Do hướng sáp xếp các răng trên cung hàm và cử động nhai tạo ra hợp lực
rớng về phía trước ncn hướna chuyên động này hay xảy ra hơn.
Khi chịu lực tác động theo hướng xa-gẩn. các răng trụ có thể bị nghiêng về
tía gần và xoay quanh làm xoay. Nếu cầu rãng có điểm tiếp giáp với răng kế cận tốt
cung răng sáp xốp tốt. cầu làm bằng hợp kim cứng chắc thì chuyến động này
lông xảy ra.
Trong trường hợp phần giữ cầu răng là các inlay, lực xa-gần làm cho răna trụ
:hièng 2ần. làm cho các bờ vật giữ phía xa bị hờ gãy sâu răng. Nếu các vách của
íc inlav quá thoát, cầu rãns có thè bị bong ra khỏi răng trụ.

197
Dựa trcn nguyên lý cùa chuyến động trẽn, không nên làm câu rãng:
+ Có vậl giữ là inlay hai mặt x a - mặt nhai ở răng trụ phía trước và inlay hai mậi
g ần -m ặt nhai ở răng trụ phía sau.
+ Có chụp 3/4 trên răng hàm nhỏ với inlay hai m ặt g ẩ n -m ật nhai ờ ráng hàm lớn.
+ Cầu ngắt lực có phẩn nối ở răng trụ phía sau, vì chuyển động nghiêng gẩn sẽ
làm cầu răng có nguy cơ bị bong.

2 .4 . C h u y ể n d ộ n g x o ắ n
Chuyển động xoắn thường sinh ra trong trường hợp cầu răng với trên răng trụ
mộl th â n khi có một lực ngang tác động vào nhịp cầu điển hình là cầu ờ răng truớe.
Hậu quá của chuyến động này làm rãng trụ bị xoay nếu răng trụ không đú chắc
hoặc phần giữ bị lóng.

2 .5 . C h u y ể n d ộ n g u ố n c o n g
C huyển động uốn cong phát sinh khi lực tác động lèn giữa các nhịp cùa cáu
răng làm bằng vật liệu, kích thước không dủ độ cứng hoặc cẩu răng có nhịp cẳu dài.
Nhịp cầu bị biến dạng cong xuống tạo nẽn lực kéo hai răng trụ nghiêng vào nhau.
Nếu các phần giữ không vững chắc thì sẽ bị bật lên làm cầu giám hoặc mất lưu giữ.

T ự LƯỢNG GIÁ
C h ọ n c â u t r ả lời đ ú n g c h o c á c c â u h ỏ i s a u b ằ n g c á c h k h o a n h tr ò n vào chữ
cái đầu câu
1 Các chuyến động có thể có của cầu răng:
A. Chuyển động lên xuống
B. Chuyến động xoắn
c . Chuyển động uốn cong
D. Chuyên động ngoài trong
E. Chuyến động xa gần
F. Tất cá các chuyền động trên
2. Nguyên nhân cùa chuyén động lên xuống:
A. Có điếm chạm sớm.
B. Do nhai thức ăn cứng ờ m ột răng trụ trên cầu.
c . Do nhai thức ăn dính ờ một răng trụ trên cầu.
D. Rãng giá không chạm khớp.
3. Nguyên nhân cùa chuyến động trong-ngoài:
A. Điếm vướng ớ răng trụ khi hàm làm cử động cắn lệch.
B. Điểm vướng ờ nhịp cầu khi hàm làm cứ động cắn lệch,
c . Do nhai thức ãn cứng.

128
B à i 21

GHI DẤU KHỚP CẮN


VÀ LÊN GIÁ KHỚP BÁN ĐIỂU CHỈNH

MỤC TIÊU

ỉ . Thực hiện được việc ghi dấu khớp cắn ở tương quan tâm và ở khớp cắn
trung tàm.
2. Sử dụng dược cung mặt trên bệnh nhân.
3. Lên giá khớp được hai mẫu hàm trên và dưới trên giá khớp bán điều chỉnh.

ĐẠ I CƯ ƠN G
Khi thực hiện một phục hình trên miệng bệnh nhân, các mẫu hàm bắt buộc phải
rợc lên giá khớp gần giống như khớp thái dương hàm của bệnh nhân. Do đó, cần sử
ìng các loại giá khớp bán điều chỉnh và cung mặt tương ứng. Cung mặt được dùng
l định vị mẫu hàm trên chính xác cả về chiều trước sau lẫn chiều ngang với khớp
ái dương hàm rồi chưyển vị trí này lên giá khớp. Sau đó, dùng dấu ghi tương quan
lớp cắn giữa hai hàm để lên giá khớp mẫu hàm dưới và điều chỉnh giá khớp.
Giai đoạn này không kém phần quan trọng để đưa đến một kết quả phục hình tốt,
tốn kém thời gian để điều chỉnh phục hình trước khi gắn vĩnh viễn.

G H I D ẤU T Ư Ơ N G Q U A N K H Ớ P CAN
1. V ật liệu ghi d ấu khớp qắn
- Thạch cao lấy khuôn.
- Sáp có chất độn.
- Sáp nhôm.
- Hợp chất nhiệt dẻo.
- Cao su độ nhớt cao, độ nhớt thấp.
- Zno, cugenol dạng paste.
Nhữnơ vật liệu ghi dấu khớp cắn cần có những đặc điểm sau:
- Dẻ sử dụng.

1 OQ
Chính xác.
Đủ vững chắc, không bị biến dạng trong lúc thao tác.
Có mật độ phù hợp với lực cắn để không phải gắng sức khi cắn khớp hai hàm.

2.2. P hư ơng p h áp gh i dấu khớp cán ở tuơ n g q u an tâm


Tương quan tàm là vị trí đóng cúa hàm dưới khi các cơ ở trạng thái giãn và các
lồi cẩu ờ vị trí cao nhất (lùi sau nhất và trên) trong hõm khớp.
Để đạt được tư th ế này có thể sử dụng thú thuật hai tay của Dawson.
Hệ cơ - thần kinh ghi nhận tất cả những dẫn truyền cảm giác từ răng và hàm, sau
đó cho một phán xạ đóng hàm ờ tư thế lồng múi tối đa sao cho nhận được càng ít kích
thích càng tốt. Nếu sự tiếp xúc đóng bị loại trừ trong m ột thời gian đú dài, phản xạ cũ
sẽ bị xoá.
Thủ thuật Dawson dựa trên cơ sờ này tiến hành như sau:
+ Bệnh nhân ngồi trẽn ghế, đẩu hơi nghiêng ra sau, cằm lên trên.
+ Cho bệnh nhãn cắn m ột cuộn gạc ở vùng răng trước với chi thị "cắn bằng các
răng sau" trong 5 phúl. Kiểm soát chắc chấn rằng không có tiếp xúc giữa các răng
sau. Sau Ihời gian này, ký ức về đóng hàm lồng múi của răng hoàn toàn biến mất,
hàm dưới có thể được đẩy dễ dàng ra sau về vị trí tối un.
+ Lấy gạc ra, Iránh cho bệnh nhân đóng chạm các răng vào nhau.
+ Bác sĩ đứng sau bệnh nhân, cố định đầu bệnh nhân giữa khung sườn và cánh
tay để đầu bệnh nhân không được di động khi hàm dưới của họ đang được điéu khiển.
Đặt bốn ngón tay cúa mỗi bàn tay trên bờ dưới hàm dưới, phải chắc chắn rằng các
đầu ngón tay chạm xương. Đặt hai ngón cái nhẹ trên rãnh cằm sao cho chúng chạm
nhau ờ đường giữa.
Bảo bệnh nhân m ở hàm nhỏ và hướng dẫn hàm dưới ra sau vào tương quan bản lể
cuối cùng với m ột cứ động nhẹ nhàng. Hàm dưới rơi về sau, m ở và đóng hàm mội
cung không quá 3mm.
Đật một lực nghiêng lên trên vào bờ dưới hàm dưới bằng các ngón và một lục
xuống dưới, hơi ra sau ờ vùng rãnh cằm bằng các ngón tay cái để giúp giữ lồi cầu C
phần sau trên của ổ cháo.
Với một lực nhẹ, một lần nữa đóng m ở hàm dưới tăng 1 - 2mm rồi từ từ đóng
hàm dưới đến điểm chạm đầu tiên của các răng. Tư th ế này gọi là tương quan tâm.
Dấu tương quan tâm chứng: nhẹ nhàng đặt tấm sáp xanh (sáp cắn 28 gauze;
trên cá hai bén hàm, đưa hàm vé vị trí tương quan tâm , cắn nhẹ các răng lại đến lút
thung sáp. Lấy lấm sáp ra và bảo quản trong ly nước lạnh.
Vật hướng dẫn cắn khít còn gọi là Jig được làm đế tạo điểm dừng cho việí
đóng hàm theo chiều dọc khi lồi cầu ờ vị trí tối ưu.

130
Làm mem 2 - 3cm que hợp chất nhiệt dẻo trong nước nóng, bẻ cong thành hình
lữ J rồi đặt ơ giữa hai răng cứa giữa hàm trên: phần ngắn ở mặt ngoài, phần dài ở
ặt trong.
Đặt ngón cái lên mặt ngoài que hợp chất nhiệt dẻo. ngón trỏ ở mặt trong. Ép chặt
li ngón tay vào mặt rãng đế hợp chất nhiệt déo in dấu hai rãng phía ngoài và trong,
ịnh nhân dùng ngón trỏ giữ Jig ở mặt ngoài đúng vị trí trong khi bác sĩ dùng hai tay
ía hàm dưới lùi về sau theo thủ thuật Dawson, hàm dưới đóng lại đến lúc răng cửa
lới in dấu lên hợp chất nhiệt dẻo mà các rãng sau phái hở nhau khoảng lmm.
ệnh nhân không được đóng hàm đến điểm chạm giữa hai hàm ở phía sau. Lặp lại
ệc đưa hàm dưới ra sau và đóng hàm nhẹ lại vẫn vào vị trí đúng trên Jig, không bị
ch hướng.
Làm lạnh que hợp chất nhiệt déo, lấy ra khỏi miệng.
Ghi dấu tương quan tâm:
+ Cắt tấm sáp hổng thành hình cung rãng. Làm mềm sáp trong nước nóng, đặt
n cun? răng trên, bờ viền sáp cách cung răng khoáng 6mm. Áp ngón tay nhẹ nhàng
cn miếng sáp để in dấu tất cả các đính múi rãng trên sáp. Điều chính tấm sáp cho
lích hợp với cung răng irên
+ Dùng dao cắt sáp từ bờ viền vào ở vị trí giữa răng số 2 và răng số 3 mỗi bên.
+ Gấp phần sáp từ phía xa vết cắt lên mặt ngoài cá hai rãng nanh. Phần này sẽ là
icm mốc để đặt lại tấm sáp đúng vị trí.
+ Lấy tấm sáp ra, kéo dài vết cắt ban đầu bằng kéo thành hình chêm và lấy nó ra.
hoáng trống nưi nàv dành chỗ cho Jig khi đặt lại tấm sáp trong miệng.
+ Cắt bó thèm phần sáp phía ngoài các đinh múi ngoài từ răng 7 đến răng 6.
ẩn thận giữ lại mánh gấp vào mật ngoài các rãng nanh. Loại bỏ phần sáp dư phía
à răng 7.
+ Lắp ráp lại các vật ghi dấu vào miệng: đặt Jig vào đúng vị trí, làm mềm lại tấm
ip và đặt nó vào miệng đúng theo điểm mốc là vạt sáp ớ răng nanh.
Hướng dẫn hàm dưới vào tư thế tương quan tâm cho dấu các răng hàm của hàm
LÍỚÌ in vào tấm sáp.
+ Nếu dấu in rãng hàm dưới vào sáp không rõ, nhỏ một lớp sáp nhôm lẽn mặt
líới tấm sáp rồi đưa hàm dưới vào vị trí tương quan tâm cho in dấu các rãng dưới lên
fp sáp nhòm.
+ Lấy tấm sáp ra, làm lạnh cho ổn định dấu rồi đặt lại trong miệng, kiêm soát lại
.n nữa xem dâu có bị biên dạng khòng?
.3. Ghi dáu ờ tư thế khớp cán trung tàm (tư thế lổng múi tôi đa)
Làm móm lấm sáp hổng, gấp vào đế lấp đầy khoáng trống giữa cùi răng và các
in« đòi diện (2 3 lần bề dày tấm sáp). Phần sáp này không được dài hơn kích thước

131
gần - xa của các cùi răng. Sáp ghi dấu không được bao phủ các răng không sửa soạn
vì sẽ làm hở khớp cắn, không chính xác khi lên giá khớp.
- Làm m ềm lại lớp sáp, đặt vào đúng vị trí và bảo bệnh nhân ngậm miệng ò tu
thê lồng m úi tối đa. D ùng hơi nén để làm nguội sáp. Khi sáp cứng lấy ra làm nguội
dưới vòi nước lạnh.

2.4. G hi d ấu k h ớp cấ n san g bên


- Hướng dẫn bệnh nhân cắn lệch hàm sang bên:
Dùng tay đặt vào cằm bệnh nhân cho hàm m ở nhẹ nhàng, hướng dẫn hàm dưới
đưa sang bên trái 8m m và đóng hàm đến khi chạm nhẹ các răng với nhau, lặp lại nhu
vậy với bèn phải. Đ ánh dấu trên răng hàm trên ờ điểm đối diện với đường giữa hàm
dưới khi bệnh nhân cắn lệch về phía trái hay vé phải.
Giải thích với bệnh nhân là chúng ta sẽ lặp lại việc này với m iếng sáp giữa hai
hàm răng của họ, chúng ta cần họ cắn lại cẩn thận đến khi ta bảo họ dừng lại.
- Đ ặt nhẹ tấm sáp m ềm lên các răng hàm trên cách bên trái khoảng 4mm. Dùng
tay nâng đỡ tấm sáp và hướng dẫn hàm dưới đưa sang trái. Bệnh nhân đóng hàm
giống như đã tập đến khi các răng in dấu trên sáp sâu khoảng lm m . Làm nguội và
cứng sáp bằng hơi nén, lấy ra khỏi m iệng và bảo quản nó trong chén nước lạnh.
- Lặp lại các bước với tấm sáp khác cho phía bên phải.

3 . L Ê N G IÁ K H Ớ P B Á N Đ I Ể U C H ỈN H
3.1. C u n g m ặt Q u ick M ou n t
Gồm:
- Nĩa cắn.
- Cung mặt - tai.
- Cãy tựa vào điểm mũi.
Có những ưu điểm : chính xác, dễ dùng, dẽ liên kết các thành phán lại với nhau.
* Cách sừ dụng cung m ặt Q uick M ount.
- Làm m ềm tấm sáp hồng rồi bao phủ quanh nĩa cắn.
- Đặt nĩa cắn vào m iệng, áp vào cung răng hàm trên, cán nĩa trùng với đường
giữa.
- Dùng tay giữ nĩa cắn rồi bảo bệnh nhân cắn nhẹ để in các đình múi răng vào
sáp. Làm nguội sáp và lấy nĩa cắn ra khỏi m iệng bệnh nhân.
- Cắt bỏ phẩn sáp dư, phần sáp in dấu mô m ềm trong m iệng.
- Đặt mẫu hàm trên lẻn dấu sáp trên nĩa cắn để xác định là m ẫu nằm trên dáu
vững chắc.

132
Nêu mẫu không khớp, đầu tiên kiểm tra các mặt nhai trên mẫu hàm có bị sai lệch
ì không?
- Đặt nĩa cắn vào miệng, bảo bệnh nhân cắn giữ chắc giữa hai hàm. Bảo bệnh
hân giữ chặt cung mặt bằng hai tay, đưa núm lỗ tai vào ống tai ngoài. Trong lúc bác
ĩ lắp cán nĩa vào chốt giữ dưới cung mặt. Vặn chặt 3 ốc lớn mặt trên cung mặt.
- Đặt cây tựa vào điểm Nasion trên nhánh ngang của cung mặt, kéo dài tay cầm
rong khi điều chỉnh cung mặt lên hay xuống. Miếng nhựa đầu cây phải tựa vào trung
Im điểm Nasion của bệnh nhân. Vặn chặt ốc lớn.
- Nâng cung mặt bằng một lực về phía irước, lướt chốt giữ cán nĩa cắn đến gần
ại, nhưng không chạm vào môi, vặn chặt ốc bằng vít 6 cạnh. Sau đó vặn chặt chốt
;iữ cành thẳng đứng.
Chú ý khi vặn chặt các chốt, ốc này, cung mặt vẫn phải ở đúng vị trí khống bị
;ê dịch.
- Ghi nhận ước lượng chiều rộng hai lồi cầu của bệnh nhân là nhỏ, trung bình
lay rộng (S,M,L) được chỉ thị trên cạnh trước của cung mặt. Ghi nhận vào bệnh án.
- Nới lỏng ốc lớn, lấy cây tựa vào điểm mũi ra.
- Nới rộng 1/4 vòng 3 ốc lớn trên cung mặt, khi bệnh nhân há miệng từ từ, lấy
oàn khối cung mặt ra khỏi đầu bệnh nhân.
- Kiểm soát lại và vặn chặt ốc bằng vít. Đôi khi khó vặn chặt đầy đủ các ốc này
;hi cung mặt còn trên đầu bệnh nhân.
Ỉ.2. Giá khớp
- Whip Mix
- Quick Master
Thuộc loại ARCON.
5.3. Lên giá khớp hàm trên (giá khớp Whip Mix)
1.3.1. Sửa soạn giá khớp đ ể nhận mẫu hàm
Trên mặt góc trên, hai bên phải và trái của cành dưới giá khớp có khắc các mẫu
ư s M L và 3 lỗ tương ứng với các mẫu tự đó. Vặn các lồi cầu vào lỗ tương ứng phù
ìỢp với chiều rộng của hai lồi cầu đã nhận trên cung mặt. Vặn cứng phần này bằng
;hìa khoá.
Nếu chiều rộng chỉ thị trên cung mặt ở vạch ngoài các mẫu tự thì điều chỉnh giá
chớn chiều rông hep hơn: Ví dụ như ở vách giữa M/L thì điều chỉnh giá khớp ờ M,
»iữa S/M thì điều chinh giá khớp s. Chiều rộng giữa hai lồi cầu hẹp hơn sẽ cho kết
juả là múi răng thấp hơn, ít điếm vướng hơn.
- Điểu chinh ở cành trên cùng một chiều rộng của hai lồi cầu bằng cách thêm
vào hay lấy ra những vật tăng khoảng trên tay cầm cùa hướng đ ạo lổi cầu. Mặt bằng
phảng của vật này áp vào hướng đạo lồi cầu, đường ngang trên nó phải thẳng hàng
với vạch ờ m ặt sau của hướng đạo lồi cầu. Sô' vật tăng khoảng cần dùng để điều chinh
kích thước hai lồi cầu như sau:
Nhỏ: 0 vật tăng khoảng
T rung bình: 1
- Điều chỉnh góc hướng dẫn lồi cẩu ở 30" để chuẩn bị gắn cung m ặt vào.
- Cố định các bộ phận gắn m ỉu (ring) sạch vào cành trên và dưới cùa giá khớp.
- Lấy cây hướng dẫn răng cửa ra.

3.3.2. G ắn c u n g m ặ t vào g iá khớ p


- Nới lỏng nhẹ 3 ốc lớn trên cung mặt.
- Giữ cung m ặt trong m ột tay, tay kia giữ phần trên giá khớp. Hướng dẫn lỗ ờ
mặt trong núm lỗ tai khớp vào gai nhô ra m ặt ngoài hướng đạo lồi cầu, giữ cung mặt
áp vào thân người khi làm việc này. Đ ể cho giới hạn trước của phần trẽn giá khớp
nằm trên cành ngang cùa m ặt. Khi cung m ặt áp chắc chắn vào phần trên giá khớp,
vặn chặt 3 ốc lớn trên cung mật.
- Đặt lại phần trên giá khớp và cung m ặt trên cành dưới gía khớp, chốt giữ nĩa
cắn đặt trên m ặt phẳng răng cửa.

3.3.3. L ên giá kh ớ p m ẫ u h à m trên


- Ngâm nước m ẫu hàm trên, chỉ ngâm phần đ ế m ẫu hàm.
- Đặt hàm trên lẽn dấu sáp ghi trên nĩa cắn cẩn thận. T rộn thạch cao đặc sệt.
Nâng cành trẽn giá khớp lên, cho m ột lượng thạch cao vừa gọn lén đ ế mẫu hàm.
Dùng một tay nâng để tránh bất kỳ m ột sự di động nào của cung m ặt, thạch cao sẽ len
vào Jig trên giá khớp. N ếu cần, thêm thạch cao vào các vùng trống của ring, bảo đảm
đủ giữ cho m ẫu hàm dính vào ring.
- Khi thạch cao cứng, lấy cung m ặt ra khòi giá khớp.

3.4. Lèn giá kh ớp m ẫu h àm dưới


Thay lại cây hướng dẫn răng cửa vào phẩn trên giá khớp với đầu tròn quay
xuống, điều chỉnh nâng lên 2m m (đặt ở vạch thứ hai phía trên đường vòng quanh cây
hướng dẫn). Đ iều chỉnh khối m ặt phảng răng cửa bằng nhựa về phía trung tâm để cây
hướng dẫn răng cửa ờ vào vách sau của trũng. V iệc này giúp cho phẩn lồi cầu ở tư thí
lùi về sau nhất khi lén giá khớp m ẫu hàm dưới.
- Điều chình m ặt hướng dẫn trượt sang bên đến vị trí cực âm (hướng ra ngoài
càng xa càng tốt) để khoá các lồi cầu vào tư th ế lùi và làm cho giá khớp tạm thời
íhành một khối duy nhất.
Lúc này đừng m ờ giá khớp quá mức sẽ gây ra hư hỏng nặng.

134
- Lật ngược cành trẽn giá khớp (có mẫu hàm trên) đặt lẽn bàn với cây hướng dẫn
răng cửa chạm cạnh trước bàn.
- Đặt dấu ghi tương quan tâm (hay cắn khít trung tâm) lên mẫu hàm trên. Các
răng phải hoàn toàn nằm trong dấu.
- Đặt mẫu hàm dưới lên dấu tương quan tâm, quan sát các răng đã vào chỗ.
Lấy mẫu hàm dưới ra và ngâm vào nước đế mẫu hàm, đặt mẫu vào chỗ trong
dấu ghi.
Trộn thạch cao, cho một lượng vừa đủ lên đế mẫu hàm. Áp phần dưới giá khớp
đã gắn ring xuống đến khi cây răng cửa chạm mặt phẳng răng. Giữ mẫu hàm bằng
các ngón tay cho vững trong dấu ghi đến khi thạch cao cứng hoàn toàn.
- Kiểm soát các điểm sau:
1. Mỗi lồi cầu phải chạm vào vách sau trên của hướng đạo lồi cầu.
2. Mẫu hàm trên và hàm dưới phải hoàn toàn định vị trong dấu ghi cắn khít.
3 Thạch cao phải đủ gắn dính các mẫu hàm.
Kiểm soát lại việc lên giá khớp ở tương quan tâm:
Sau khi thạch cao cứng hoàn toàn, mở giá khớp ra, lấy khuôn ghi tương quan tâm
ra, hạ cây hướng dẫn răng cửa xuống 2,5mm. Đặt băng giấy cắn đỏ giữa các răng sau
hai bên, cho cắn nhẹ hai cành giá khớp khi lồi cầu ở tư thế lùi sau nhất. Việc này để
lại các chấm đỏ trên mẫu hàm, đó là những điểm chạm răng ở tư thế tương quan tàm.
Đặt lại dấu tương quan tâm chứng lúc đầu (dấu trên tấm sáp xanh). Nếu thấy
những chấm đỏ xuyên qua lỗ thủng trên sáp thì việc lên giá khớp được chính xác.
Nếu chúng không được nhìn thấy qua lỗ thủng, kiểm tra lại thủ thuật và sửa chữa
sai lầm.
Cuối cùng hoàn tất việc lên giá khớp bằng công việc tháo ring có mẫu hàm ra
khỏi giá khớp, thêm thạch cao vào những chỗ trống giữa mẫu hàm và ring, dùng ngón
tay vuốt cho gọn và nhẵn mặt thạch cao. Chú ý không để thạch cao bám vào mặt ring
áp với cành giá khớp.
3.5. Điều chỉnh hướng đạo rãng sau
- Nới lỏn° cặp ốc lớn ở giữa trên mặt sau cành trên giá khớp. Điều chỉnh hai
hướng đạo lồi cầu ờ 0°.
- Nới lỏnơ cập ốc lớn hai bên ở phía sau cành trên giá khớp, điều chinh độ trượt
sang bên ở tư thế mở nhiều nhất là 45°.
- Nânơ cao hướna dẫn răng cửa cho không chạm vào mặt phảng nhựa ở bất kỳ tư
thế nào.
- Lât nơược phần trên giá khớp có gắn mẫu hàm trên, đặt dấu ghi cắn lệch sang
trái lên mẫu hàm trên, phải chắc chắn là các răng ở đúng vị trí trên dấu.

135
- Giữ phần trên giá khớp [rong tay trái, đặt phẩn lồi cẩu vào hướng đạo lồi cẩu trái
- Đ ặt m ẫu hàm dưới vào dấu ghi trên sáp đúng vị trí, giữ chặt giá khớp ớ tư Ihí
này với tay trái. Ghi nhận là lồi cẩu phải di chuyển xuống dưới, ra trước và vào trong
nó không chạm hướng đạo lồi cầu ở bất kỳ điểm nào (không chạm vách trẽn (A) hay
vách giữa (B) của hướng đạo lồi cầu).
+ Nới nhẹ bớt ốc giữa bên phải, quay hướng đạo xuống dưới đến khi vách trên
chạm vào lồi cẩu. V ặn chặt ốc lại.
+ Nới nhẹ bớt ốc ngoài bên phải, xoay m ặt hướng dẫn trượt sang bẽn đến khi
vách giữa vào lồi cầu. V ặn chặt ốc lại.
- Điều chỉnh hướng đạo lồi cầu trái bằng cách sừ dụng dấu ghi cắn lệch sang
phái giống như các bước trên. Ghi chép lại các góc độ điều chỉnh giá khớp vào bệnh
án đúng với mỗi bẽn để dùng lại với lần điều trị kế tiếp.
(Ví dụ: độ nghiêng lồi cầu 40", độ trượt sang bên 20“ - » ghi 40/20).

3.6. H ướng đ ạo ră n g trước

Ánh hường cù a các răng cửa và răng nanh (hướng đạo răng trước) trên khớp cắn
trong cử động lệch sang bên cũng được ghi nhận và chuyển vào giá khớp trẽn mặl
phảng răng cửa cù a giá khớp. N hất là trong Irường hợp làm phục hình các ráng
trước. Nếu không, phục hình được làm sẽ có giải phẫu m ặt trong hay chiểu cao không
thích hợp.
- M ỉu hàm nghiên cứu được lẽn giá khớp ở tương quan tám , loại bỏ các điểm
vướng nếu có. Q uan sát hướng đạo răng trước: bổ túc, tái tạo bằng sáp inlay hay các
răng giả trên m ẫu hàm những thiếu hống ở vùng răng trước.
- N âng cây hướng dẫn răng cửa lén (đầu tròn quay xuống) cách m ặt pháng nhựa
ít nhất lm m trong mọi hướng lệch.
- Cho 1 - 2 giọt nước nhựa lên m ặt phẳng nhựa. Trộn nhựa acylic, trong lúc nhựa
còn chảy, cho m ột ít lên m ặt phẳng răng cửa, k ế tiếp cho lên m ặt phẳng này đến khi
có một khối nhỏ trên m ặt phẳng.
- Bôi vaselin lên đầu tròn cày hướng dẫn răng cửa và các bề m ặt chức năng cùa
các răng Irước.
- Đóng giá khớp vào hoàn toàn đổ cây hướng dẫn tạo lỗ thùng trên nhựa còn mềm.
Di chuyển giá khớp lặp đi lặp lại lất cả các cừ động hàm dưới. Phài chắc chắn
rằng các răng trước vẫn giữ sự chạm nhau trong suôi lúc di chuyển giá khớp.
Đỉnh cây hướng dẫn răng cửa ghi dấu trên nhựa acrylic thích nghi với các cừ
động lệch sang bẽn. T iếp tục cử động giá khớp theo các hướng lệch đến khi nhựa
trùng hợp hoàn toàn. M ài bỏ nhựa dư sau khi cứng.

136
Cây hướng dẫn răng cứa đóng vai trò một cây kim ghi dấu hướng đạo răng trước,
ó có thê’ sao chép lại ảnh hường cùa hướng đạo răng trước trẽn mẫu làm việc sau này
ù các răng trước đã được sủa soạn, bờ cắn bị ngắn đi.

CÀ N G N H A I Q U IC K -M A S T E R S E R IE M
Càng nhai Quick master serie M là càng nhai bán thích loại Arcon (có lồi cầu
;ắn vào cành dưới). Càng nhai này cũng gồm cành trên, cành dưới, các dĩa gắn mẫu,
ây dỡ nĩa và cọc răng cửa tương tự như các càng nhai khác. Mâm răng cùa phẳng có
lình Iròn không có các cánh. Bộ phận điều chinh độ dốc lồi cáu nằm ờ cành trên và
:ó thế điéu chỉnh góc từ Ol,đến 70”. Hộp lồi cầu cũng được gắn với cành trên. Các góc
rhuyển động bên cùa lồi cầu (góc Bennett) được làm sẵn với các góc 0°, 10°, 15”, 20“
:ó thế lắp vào hoặc tháo ra khòi hộp lồi cầu. Cung mặt kèm theo loại càng nhai này
huộc loại có các điểm mốc trên mặt là hai lỗ ống tai ngoài và điểm mũi. Vì vậy, việc
:ồ định cung mặt dễ dàng hơn so với càng nhai Hanau.

Hình 21.1. C àn g n hai Q u ic k -m a ste r se rie M

Các bước kỹ thuật:


1. Chuẩn bị nĩa cắn tương tự nhu ờ các cung mặt khác.
2. Đặt nĩa cắn vào miệng bệnh nhân.
3. Lảp cung mặt vào nĩa và gắn hai mũ tai vào lỗ ống tai ngoài bệnh nhân.
4. Gắn que định vị điểm mũi vào cung mặt và cô' định tại điểm mũi. Như vậy,
cung mặl đã được định vị với 3 điểm mốc.
5 Vặn chạt các ốc cô’ định nĩa cắn với cung mặt.
6. Nới lỏng ốc ờ que định vị điểm m ui và tháo que này ra.
7. Nới lỏng 2 ốc ờ cung m ặt để m ở rộng cung m ặt và tháo cung m ặt có kèm tha
nĩa cắn ra khỏi bệnh nhân.
8. Càng nhai được tháo cọc hướng dẫn răng cửa và lắp cây nâng đỡ nĩa cắn và(
cành dưới.
9. Gắn cung m ặt cùng nĩa cắn vào càng nhai. M ở cành trên càng nhai và điềi
chỉnh cây nâng nĩa cắn sao cho cành ngang của cây này sát m ặt dưới nĩa cắn.
10. Đặt m ẫu hàm trên khớp với các dấu sáp in trên nĩa cắn.
11. Trộn thạch cao, đổ m ột ít thạch cao lên đ ế m ẫu và lên đĩa gắn mẫu ờ cành
trên càng nhai. G ấp cành trên càng nhai lại đến khi cành này chạm vào thanh ngang
của cung mặt. N hư vậy, m ẫu hàm trên đã được gắn vào cành trên càng nhai. Thác
cung mặt cùng nĩa cắn ra khỏi càng nhai.
12. T háo cây nâng đỡ nĩa cắn ra và lắp đĩa gắn m ẫu vào cành dưới càng nhai
Càng nhai được khoá ở tương quan trung tâm. Lắp cọc răng cửa vào và nâng cao cọc
này từ 1 - 3mm tuỳ theo độ dày của dấu ghi tương quan trung tâm .
13. Lật ngược càng nhai để cành trên xuống dưới, m ẫu hàm trên ngừa lên trên
Đặt khớp dấu ghi tương quan trung tâm lên m ẫu hàm trên rồi đặt khớp tiếp mẫu hàm
dưới lên dấu ghi tương quan.
14. Trộn thạch cao, đổ m ột ít thạch cao lên đ ế m ẫu hàm dưới và lên đĩa gán mẫu
ờ cành dưới càng nhai. G ấp cành dưới càng nhai lại đến m âm răng cửa chạm vào cọc
răng cửa. N hư vậy, m ẫu hàm dưới đã được gắn vào cành dưới càng nhai.
15. Lật càng nhai trở lại, bỏ dấu ghi tương quan trung tâm ra. Hạ thấp cọc răng
cửa về vị trí cũ. L úc này hai m ẫu hàm đã được gắn vào càng nhai và có thể tiến hành
làm răng giả.

Tự LƯỢNG GIÁ

Chọn câu trả lời đúng cho các câu hỏi sau bàng cách khoanh tròn vào chí
cái đầu câu
1. Các dấu cần ghi để lên giá khớp (càng nhai) trong làm cầu rãng:
A. Ghi dấu khớp cắn ở tương quan tâm.
B. Ghi dấu khớp cắn ở khớp cắn trung tám.
c . Ghi dấu khớp cắn ở chuyển động sang bên.
D. Ghi dấu khớp cắn ở chuyển động ra trước.
E. Ghi dấu khớp cắn ở chuyển động ra sau.

138
Thứ tự các bước lên giá khớp ( càng nhai):
A. Sửa soạn giá khớp - Gắn cung mặt vào giá khớp - Lên giá khớp mẫu hàm
dưới - Lên giá khớp mẫu hàm trên - Điều chỉnh hướng đạo răng sau - Hướng
đạo răng trước.
B. Sửa soạn giá khớp - Gắn cung mặt vào giá khớp - Lên giá khớp mẫu hàm trên
- Lên giá khớp mẫu hàm dưới - Điều chỉnh hướng đạo răng sau —Hướng đạo
răng trước.
c . Sửa soạn giá khớp - Lên giá khớp mẫu hàm trên - Gắn cung mặt vào giá khớp
- Lên giá khớp mẫu hàm dưới - Điều chỉnh hướng đạo răng sau - Hướng đạo
răng trước.
D. Sửa soạn giá khớp - Gắn cung mặt vào giá khớp - Lên giá khớp mẫu hàm
trên - Điều chỉnh hướng đạo răng sau - Lên giá khớp mẫu hàm dưới - Hướng
đạo răng trước.
Bài 22

CHỌN MÀU RĂNG TRONG PHỤC HÌNH c ố ĐỊNH

MỤC TIÊU

1. N êu được đặc điểm m àu sắc của răng.


2. N guyên tắc chung kh i chọn m àu răng.

1. K H Á I N IỆ M M À U V À Á N H S Á N G
K hông có ánh sáng thì m àu sắc không hiện hữu.
M ột vật thể có m àu vàng là nhờ nó có khả năng hấp thụ toàn bộ bước sóng cùa
các màu khác và phản x ạ lại bước sóng của m àu vàng.
Á nh sáng: là m ột phần của quang phổ điện từ, ánh sáng thấy được có bước sóng
380 - 750nm , bước sóng khác nhau làm m àu sắc khác nhau.
Sóng Sóng
Tia CƯC 1 Tia hổng |FM truyền 1 Sóng Sóng điện
biên tần
gam m a Tia X tím 1 ngoại Sóng rađa hình ngan

1ỌJ? — I<r* io-‘ IV ■ -Ir 10 ‘


I*'
Vùng ánh sáng

400 500 600 700


Độ dài bước sóng (đơn vị: nm)

Hình 22.1. Các bước sóng

Màu được cảm nhận bởi mắt và mô tả bời 3 đại lượng: sắc màu, độ bão hoà, độ sáng.
Màu ảnh hưởng bời:
- Đặc tính vật lý của vật.
- N g u ồ n sáng.
- Môi trường m àu xung quanh.
- Người quan sát.
- Có 3 m àu cơ bản: xanh nước biển, xanh be, đỏ. Pha trộn 3 m àu đó theo các tj
lệ khác nhau sẽ được các m àu, ví dụ:

140
+ 1 màu vàng cơ bản pha với một màu bổ sung sẽ được màu khác.
+ Màu cơ bản + màu bổ sung của chính nó = màu đen.
+ 3 màu cơ bản —» trộn với nhau ra màu trắng.

. ĐẶC Đ IỂ M M À U SẮ C CỦA RẢNG


- Răng nanh màu đậm nhất trong cả bộ răng.
- Ở tụpi cao: răng nhìn giảm nhiều màu xanh.
- Với cùng một răng thì thay đổi từ cổ đến rìa cắn do độ mỏng của thân răng.
- Các lớp của răng tự nhiên: lớp men dày trong suốt, màu sắc do lớp ngà quyết
Ịnh. Răng bao gồm cả độ trong suốt, độ trong mờ.
- Hiệu ứng opalescent^: khi có ánh sáng chiếu vào vật sẽ thay đổi màu. Men răng
ũng có những tinh thể —> cũng có hiệu ứng opalessence.
- Độ huỳnh quang:
+ Khi tia cực tím chiếu vào buổi trưa là nhiều nhất răng sẽ sáng hơn.
+ Lớp ngà sát tuỷ có độ huỳnh quang nhiều hơn. Có 8 lớp trong quá trình phát triển
ủa răng. Các nguồn sáng khác nhau tạo ra các màu sắc khác nhau của lớp cắt răng.
+ Sứ incerame không có tính huỳnh quang. Với những răng phục hình này khi ra
.nh sáng tự nhiên sẽ có màu xám hơn —>đắp sứ ở phía ngoài có độ huỳnh quang lớn.

- Hiệu ứng ngọc trai (nacre): lấp lánh giống viên ngọc.
- Tính chất bề mặt răng; bề mặt gồ ghề ờ răng người trẻ, khi vế già răng sẽ nhấn
lơn Sự phản sáng (reflexion lumineuse) trên bề mặt nhẵn khác bề mặt lồi.
- Đăc trưnơ của từng răng: là những đặc điểm riêng biệt của từng răng: nhiễm
nàu do tetracycline, amalgam, hoá chất, tổn thương sâu răng...
- Màu sắc răng gồm 3 yếu tố:
+ Sắc màu.
+ Đ ộ bão hoà m àu sắc.
+ Đ ộ sáng đi từ trắng đến đen từ cực bắc đến cực nam . Đ ộ sáng là quan trọng
liên quan m ật thiết đến phục hình, lỗi hay gặp là ở phần cổ răng do không đạl đuọẽ
độ sáng. Trong 5 m ức của vỉ so m àu thì m ỗi m ức có cùng m ột độ sáng: luminosite.

3. CÁC N G U Y Ê N TA C ch ung kh i ch ọ n m àu

- Phải đủ ánh sáng.


- Bộ so m àu phải có vật liệu phù hợp với vật liệu phục hình.
- Chọn m àu dưới ánh sáng tự nhiên, chọn m àu dưới nhiều nguồn sáng khác nhau
để kiểm tra.
- K hông nhìn lâu quá 5 giây - 10 giây.
- Làm sạch các răng còn lại, không để các vật c ó m àu sắc ngay gần răng ví dụ:
toan phủ ngực bệnh nhân, phòng điều trị nên có m àu trung tính. Bỏ kính của bác sĩ và
bệnh nhân, xoá bớt son m ôi.
-M iện g bệnh nhân ngang tầm m ắt của bác sĩ.
- Chọn m àu trước khi m ài răng.
- Nếu phục hình răng từng phẩn thì phụ thuộc vào răng bên cạnh, còn phục hình
toàn hàm thì phụ thuộc vào tuổi, giới tính, m àu da, m àu m ắt ...

4 . S O M À U T H E O B Ả N G V IT A P A L C L A S S IC A L
Theo bảng V ita phân thành 4 nhóm màu:
M àu A: T rắng sáng chuyển dẩn sang nâu đỏ.
M àu B: T rắng trong chuyển dần sang vàng đỏ.
M àu C: Trắng xám chuyển sang xám đậm dần.
M àu D: X ám đỏ có xu hướng đậm dần.

Hình 22.3. Bàng so màu Vitapal classical

142
Tiến hành: Nhìn nhanh quan sát các răng bên cạnh, chọn tông màu là A hay B
ay c hay D, nhìn 1/3 phía cổ răng là chính xác nhất. Sau đó mới chọn mức độ là
lấy trong số 1 đến 4.

. CHỌN M ÀU R ẢNG THEO BẢNG s o MÀU 3D VITA/M ASTER


Màu thể hiện theo 3 chiều trong không gian tương ứng với 3 yếu tố:
+ Sắc màu: xanh, đỏ, tím, vàng hoặc xám
Sắc màu được phân 4 nhóm A, B, c , D nếu theo vỉ so màu cũ.
A: Vàng ửng đỏ (yellow-red), có tác giả cho là nâu đỏ.
B: Vàng (yellow).
C: Xám (grey).
D: Xám ánh đỏ vàng (red-yellow-gray)

Hình 22.4. Bảng so màu 3D vita master

+ Đô bão hoà độ đậm nhạt: ví dụ cho túi trà vào cốc nước nhúng thì sẽ có độ
đậm dần dần.
Sự phân bố từ xanh lơ -> đỏ -> vàng -» xanh be: đi từ ngoài vào bên trong quả
cầu- Sự phân bô' từ trung tâm đến gần về màu nào dó chính là độ đậm nhạt. Độ bão
hoà: có 4 mức độ 1, 2, 3, 4.

143
Hình 22.5. Sự phàn bố màu sắc theo nguyên lý quả cầu

+ Đ ộ sáng - tối: quan trọng nhất của m àu sắc. Khi nhìn cách 3 - 4m thì thể hiện
rõ nhất là độ sáng. Đ ộ sáng phân bô' theo trục từ cực Bấc —> N am , từ trắng —> đen.
Độ sáng: trong nhất B l, đục nhất C4.
- Khi răng sáng thì không có hoặc rất ít m àu vàng, đỏ.
- Khi răng tối có m ột tỷ lệ nào đó màu vàng, đỏ.
- Nhóm 1: sắc m àu trung gian: không có m àu gì cả.
- Khi tắt đèn tối thì chỉ còn độ sáng: sáng hoặc tối, không còn sắc màu và độ bão
hoà nữa.
. * Các bước so màu:
Bước 1: Đầu tiên che ánh sáng chọn độ sáng.
- Giữ bộ so m àu gần răng bệnh nhân ở khoảng cách m ột cánh tay.
- Bắt đầu với nhóm đen nhất bên trái, có 5 nhóm độ sáng: 1, 2, 3, 4, hoặc 5.
Bước 2: Chọn độ bão hoà: Sau khi đã chọn độ sáng, xem ở ánh sáng tự nhiên hoặc
bật đèn chọn tiếp độ bão hoà trong nhóm độ sáng m à ta đ ã chọn, lấy ra thanh màu M
ở chính giữa của nhóm độ sáng, tách từng thanh m àu riêng lẻ, chọn m ột trong ba câ)
để xác định độ bão hoà cho răng thật ờ giá trị từ 1 - 3.

14 %
Hình 22.6. Chọn độ sáng

Hình 22.7. Chọn độ bão hoà

Hình 22.8. Chọn sắc màu

145
Bước 3: Q uan sát răng thật: răng có án h vàng: cây L , án h đỏ: cây R , ờ mức
giữ a là M.
- Khi kết thúc so m àu ta sẽ được kết quả gồm 3 giá trị ví dụ: 3M 2.

6. N G O À I R A CÓ B IỆ N P H Á P H ỗ TR Ợ
6.1. C ó n gu ồn sá n g ch u ẩn đ ể so m àu

Hình 22.10. Có nguõn sáng chuẩn để so màu bằng bảng so màu 3D vita m aster

6.2. C h ụ p ảnh

146
nna
ana
Hình 22.8. Máy chụp ảnh bệnh nhân -
Màu hiện ra sau khi chụp ảnh để kỹ thuật viên làm màu răng

6.3. M áy so m àu
Hiện nay đã có các máy so màu răng và cho các thông số về màu răng một cách
chính xác để kỹ thuật viên thực hiện.

Tự LƯỢNG GIÁ

Chọn câu trả lời đúng cho các càu hỏi sau bằng cách khoanh tròn vào chữ
cái đầu câu
1. Đặc điểm màu sắc của răng:
A. Tuổi cao thì răng có nhiều màu xanh.
B. Răng nanh ià răng có màu đậm nhất trong cả bộ răng,
c . Vào buổi trưa răng có màu tối hơn.
D. ổ người trẻ, răng có bề mặt gồ ghề nên màu tối hơn ở người cao tuổi.
E. Răng bị biến đổi màu do hàn amalgam.
F. Răng bị biến đổi màu khi có tổn thương sâu răng.
G. Với cùng một răng thì thay đổi từ cổ đến rìa cắn theo hướng màu giảm dần
(tối dần).
H. Các loại chụp kim loại - sứ, toàn sứ đều phản ánh màu trung thực của răng.
2. Nguyên tắc chung khi chọn màu:
A. Phải đủ ánh sáng.
B. Vật liệu so màu phải phù hợp với vật liệu phục hình,
c . Phải loại bỏ các yếu tố gây nhiễu xung quanh.
D. Chọn màu dưới ánh sáng tự nhiên.
E. Tất cả các câu trên đều đúng.

147
3. Thứ tự chọn m àu đúng khi so m àu bằng bảng so m àu V ita-m aster:
A. V alue —> C hrom a —> Hue.
B. V alue -> H ue —> Chrom a,
c. Hue -> C hrom a -» Value.
D. C hrom a -> H ue —►V alue.
4. Các yếu tố hỗ trợ so màu:
A. M áy chụp ảnh.
B. M áy so m àu.
c. N guồn sáng chuẩn.
D. Tất cả các câu trên đểu đúng.

148
Bài 23

CÁC KỸ THUẬT LẤY KHUÔN DÙNG


TRONG PHỤC HÌNH c ố ĐỊNH

MỤC TIÊU

ỉ . Cách làm thìa lấy khuôn cá nhân.


2. Vật liệu và dụng cụ lấy khuôn trong phục hình.
3. Các bước quá trình lấy khuôn: chụp răng, cầu răng và răng có chốt, inlay —onlay.

Trong phục hình cố định các chi tiết về mô cứng cần ghi dấu chính xác, không
quan tâm nhiều đến các chi tiết động (mô mềm).
Khi lấy khuôn cần giảm đến mức thấp nhất sự co rút vĩnh viễn của lợi quanh
cùi răng.
Khi cùi răng được chuẩn bị có đường hoàn tất dưới lợi thì cần phải làm tách rãnh
lợi để lấy khuôn chính xác đường hoàn tất.

1. CÁCH LÀM T H ÌA LAY K H U Ô N CÁ N HÂN


Phần lớn các trường hợp đều dùng thìa lấy khuôn được sản xuất sẵn có phần chứa
chất lấy khuôn, thìa lấy khuôn không tiếp xúc trực tiếp với răng, mô mềm. Thìa lấy
khuôn cá nhân chỉ được sử dụng trong trường hợp có nhiều chụp răng hay cung hàm
cùa bệnh nhàn không vừa với các thìa lấy khuôn chế tạo sẵn.
1.1. Yêu cầu của thìa láy khuôn cá nhân
- Đủ độ cứng.
- Không bị méo hay biến dạng khi đựng chất lấy khuôn hoặc đưa vào miệng. Khi
nối thìa yêu cầu vật liệu: nhựa đủ cứng hoặc hợp chất nhiệt dẻo, không dùng sáp.
- Tốn ít vật liệu lấy khuôn hơn thìa thòng thường.
1.2. Cách làm th ìa láy khuôn cá nhàn
- Trước đây người ta dùng tấm nhựa nhiệt dẻo mòn 2. nhưng nó khổng đủ cứng
và ổn định nên không dùng Rữa.
- Vật liệu dùng làm thìa cá nhân có thể là nhựa tự cứna hoặc nhựa trùns hợp

149
bằng ánh sáng hoặc nhiệt, nhựa tự cứng thì đơn giản không cần trang thiết bị hiện
đại, nhưng thao tác yêu cầu phải có kỹ năng tốt và kết quả không tốt như nhựa quang
trùng hợp. N hựa quang trùng hợp nhanh, d ỉ làm , yêu cẩu có buồng chiếu sáng để
trùng hợp nhựa. N hựa trùng hợp bởi nhiệt thì chính xác, nhưng nhiều công đoạn phức
tạp. Giá thành của thìa được làm từ hai loại này không khác nhau nhiều.
- Bước 1: Dùng chì vẽ đường giói hạn của thìa lấy khuôn trên m ẫu thạch cao:
Đường này cách đường lợi - cổ răng 5m m về phía tiền đình và uốn cong theo các dây
chằng phanh môi, m á, lưỡi để không cản trở hoạt động của chúng và không làm bệnh
nhân đau.
- Bước 2. T ạo m ột khoảng không giữa thìa và cung răng sau này bằng miếng sáp
có độ dày 3m m , chọn 3 điểm chặn ờ trên m ặt nhai của 3 răng (2 răng phía sau và
1 răng phía trước) để làm điểm chặn (stop-point) cho thìa tránh áp sát cùi răng định
làm phục hình. Sáp tạo khoảng không ở trên các điểm chặn được cắt bỏ.
- Bước 3: Phủ lên trên lớp sáp 1 m iếng giấy thiếc m ỏng (tinfoil) để sáp không
dính vào m ặt trong của thìa nhựa.
- Bước 4:
+ N ếu làm b ằn g nhựa tự cứng: T rộn bột và nước nhựa bằng cốc thuỷ tinh hoặc
sứ sạch và trải ra trên m ột đ ế phẳng đã thoa vaseline, khi nhựa đã trùng hợp cấn
nhựa thành m iếng phẳng, phủ trên bể m ặt sáp, dùng d ao cắt bỏ phần nhựa dư,
phần nhựa dư này ch u y ển ra phía trước làm cán thìa. K hi nhựa đã thật cứng gỡ ra
khỏi m ẫu hàm dùng đá m ài nhán bờ cạnh của th ìa và đục lỗ xuyên thùng nhựa ò
vùng m ặt nhai củ a các răng hàm cách răng được làm phục hình 3 - 4 răng theo cả
hai bên gẩn - xa. M ục đích cù a việc đục lỗ này để cho ch ất lấy dấu lưu giữ ở mặt
cắn các răng (form stops).

Hình 23.1. Thìa lấy khuôn cá nhân với các điểm chẹn

+ Nếu làm bằng nhựa quang trùng hợp: chỉ khác cách thức trùng hợp của nhựa.
Hình 23.2. Các bưóc làm thìa cá nhân bằng nhựa quang trùng hợp

Trước khi lấy khuôn để đảm bảo độ dính với vật liệu lấy khuôn có thể bôi keo
dán vào mặt trong thìa
Nhắc lại các vật liệu và dụng cụ lấy khuôn và chỉ định trong phục hình c ố định:

- Thạch cao

Hợp chất
compoud

Sáp

" Không đàn hồi _ Agar (phục hổi)


- Oxide kẽm
Vật Alginate (không
liệu lấy phục hồi)
khuôn “ Hydrocolloit
ưa nước
_ Polysulfid
. Đàn hổi

— Chất đàn hồi -S illicone


không ưa nước
-Polyether

Sơ đổ tổng quát vế vật liệu lấy khuôn

lõ l
1.3. C h ỉ đ ịn h
1.3 H ydrocolloid phục hồi và hydrocolloid không phục hổi: ít được sử dụng trong
phục hình c ố định d o không có khả năng đàn hổi, dẻ bị rách, độ ổn định kích thước
kém , không ghi được chính xác các chi tiết nhỏ.

Hỉnh 23.3. Lấy khuôn bằng sỉllicone với kỹ thuật 1 thì

* Chất đàn hổi không ưa nước:


- Tính chất chung: cao su tổng hợp gần giống cao su tự nhiên, trùng hợp theo
chuỗi dài hoặc các đường đan chéo.
- Cao su polysu lfil
Chỉ định lấy khuôn chụp răng và cầu răng, trong phục hình tháo láp lấy khuôn
m ô m ềm rất tốt.

Hình 23.4. Chất hay dùng trên thị trường là Perm lastỉc (Keer)

Hinh 23.5. Chất O MNIFLEX của hãng GC

152
Có khá năng kết dính tốt vào khay lấy khuôn nhưng ổn dịnh với lớp mỏng nên
dùng ớ thì 2 cúa lấy khuôn hai thì. Thời gian trộn: 1 phút, thời gian thao tác trong
miệng 8 - 10 phút.
Có đầy đủ ưu điểm cùa lấy khuôn hàm cố định, nhưng nhược điểm là độ ổn định
kích thước theo 3 chiều không gian kém, thời gian đông khô dài nên ít phổ biến.
— Cao su sillicone condensation
Cao su sillicone addition: chi định lấy khuôn chụp răng, cầu răng, tương quan
khớp cắn.
Các sản phẩm thường gặp:
Extrude (Kerr), Express (3M/ESPE), Aquasil (Dentsply Caulk), Genie (Sultan
Chemists), Virtual (Ivoclar Vivadent)
- Cao su polyether
Các sản phẩm: Impregum F (3M/ESPE), Permadyne (3M/ESPE), Pentamix
(3M/ESPE), P2 (Heraeus Kulzer), Polygel (Dentsply Caulk)

Hinh 23.6. Khuôn hâm trên bằng cao su

* Các độ nhớt cùa cao su lấy khuôn:


- Độ nhớl thấp.
- Độ nhớt trung bình.
- Độ nhớt cao.
Độ nhớt rất cao.
1.4. Các tinh ch ất cần có của chất lấy khuôn
In dấu chính xác được các chi tiết.
Ổn định kích thước.
Đề kháng được các lục làm biến đạng.
Kháng được sự xé.
Thích ứng sự ẩm.

153
- T hời gian làm việc dài.
- K hông m ùi vị khó chịu.
- Dỗ sử dụng.

1.5. C ác d ụ n g cụ d ù n g đ ể lấy k h u ôn
- Thìa lấy dấu cá nhân hoặc làm sẵn.
- Chỉ co lợi và cây nh ét chỉ.
- Các dụng cụ để thao tác với chất lấy dấu: bát cao su, bay đánh, giấy đánh sillicone
súng bơm sillicone...

2. C ác loại k h u ôn
- T u ỳ theo chức năng của m ình khuôn hàm được chia thành hai loại:
+ K huôn hàm làm việc: cho kỹ thuật viên tại labo chi tiết chính xác của m ỉu để
làm phục hình.
+ K huôn hàm trợ giúp: để có khớp đối hoặc m ẫu nghiên cứu.
- Tuỳ theo phương pháp ch ế tác phục hình khuôn hàm làm việc được phân làm
hai loại:
+ K huôn hàm giải phẫu.
+ K huôn hàm chức năng.
Các tiêu chuẩn của k h uôn hàm đã được lấy:
- Ghi dấu chính xác các đặc điểm giải phẫu của răng và niêm m ạc vùng làm việc
trong miệng.
- Lấy ra khòi m iệng d ễ và không bị biến dạng.
- K hông co giãn ờ nhiệt độ phòng trong thời gian làm việc.
- Có thể đổ m ẫu và m ẫu không bị biến dạng khi lấy ra khỏi mẫu.

3. C H U Ẩ N B Ị L Ấ Y K H U Ô N
Đầu tiên: Làm tách rãnh lợi nhd đặc tính đàn hổi của m ô lợi để m ở rộng rãnh lợi,
bộc lộ rõ đường hoàn tất dưới rãnh lợi để đảm bảo lấy khuôn được đầy đù chi tiết
đường hoàn tất.

3.1. P hương p h áp hoá h ọc h oặc cả hoá học - cơ học


- Phương p h á p lioá học: Các chất hoá học có tác dụng co m ạch, cầm m áu thường
được sử dụng ở d ạn g b ộ t nhão hoặc gel chỉ nên vừa làm tách rãnh lợi cơ học và
hoá học.
- H oá học - l ơ học: N hét vào rãnh lợi chỉ tẩm hoá chất hoặc các bột nhão có chứa
các hoá chất với m ục đích:

154
- Co mạch, làm khô.
- Cầm máu, co niêm mạc.
- Các hoá chất thường được dùng: dung dịch adrenaline, muối Fe, muối Ca,
chlorua Zn, acid tartric, dung dịch phosphat...
Bột nhão expasyl hoặc racegel:
Expasyl là loại bột nhão được bơm vào rãnh để tách rộng rãnh lợi. Thành phần
bao gồm caolin 85% và chlorure aluminium (muối nhôm). Chính vì vậy, expasyl ít
gây đen lợi còn racegel (cũng có tác dụng tương tự expasyl) chứa muối Fe (SO4) là
muối sắt nên gây đen lợi.
Khi sử dụng cần thổi khô rãnh lợi rồi bơm expasyl vào ngay sườn của răng phía
trên rãnh lợi. Bột nhão được bơm thật chậm, đường viền lợi chuyển dần thành màu
ưắng và tách ra khỏi răng. Expasyl dần dần lấp đầy rãnh lợi.
Sau 2 phút dùng hơi và nước thổi loại bỏ dần expasyl ra khỏi rãnh lợi và tiến
h^nh lấy khuôn.
- Ưu điểm: Áp dụng tốt cho tất cả các trường hợp lâm sàng, đơn giản dễ thao tác
nên rất thuận lợi khi lấy khuôn một lúc nhiều răng.
- Nhược điểm: không làm được khi có túi lợi viêm vì lấy expasyl ra khó khãn.

Hình 23.7. Expasyl, racegel

- Dùng chỉ co lợi: là phương pháp dùng chi đã được tẩm hoá chất đặt vào rãnh
lợi. Đây là kỹ thuật đơn giản, dễ làm, tuy nhiên sẽ gặp khó khăn nếu rãnh lợi quá
nông. Khi rãnh lợi nông có thể dùng biện pháp hỗ trợ để đặt chỉ như là chụp nhôm
tạm hoặc ống đồng.
+ ưu điểm: dễ làm, phù hợp với các loại rãnh lợi.
+ Nhược điểm: khó khăn khi làm nhiều răng do phải thao tác từng răng riêng lẻ.
Bênh nhân khó chịu do đau hoặc chảy máu, đặc biệt động tác đặt chi thô bạo sẽ làm
tổn thương mô liên kêt bám dính.

lõõ
+ T heo cấu tạo có: các loại chỉ co lợi có các kích thước khác nhau từ 5 / 10 - 8/
10mm, có các chất hoá học khác nhau, có cách ch ế tạo khác nhau: bện, đan. Kích
thước sợi chỉ phù hợp với độ rộng rãnh lợi, độ sâu rãnh lợi, vị trí răng.

Hình 23.8. Đ ặt chỉ co lợi bằng 2 cây đặt do rãnh lợi nông

+ Theo kỹ thuật đặt chỉ: K ỹ thuật đặt 1 sợi chỉ, kỹ thuật đặt 2 sợi chỉ:
• Sợi 1: Làm cho rãnh lợi tách ra theo chiều đứng.
• Sợi 2: Làm cho rãnh lợi tách ra m ở rộng theo chiều ngang.

+ Quy trình làm:


• Cách ly và thổi k hô cùi răng, rãnh lợi.
• Kỹ thuật đặt 1 sợi chỉ: cắt 1 đoạn chỉ co lợi đặt vòng quanh đường viển lợi cùa
cùi rãng rồi dùng cây đ ặt chi ép 1 lực khoảng 15 gam hay dưới 1N /m m và giữ trong
30 giây để sợi chỉ nằm hẳn trong rãnh lợi. Có thể dùng 1 cây đặt chì hoặc hai cây
song song. T rán h ấn quá m ạnh làm rách lợi và đứt dãy chằng gầy chảy m áu. N íu
bệnh nhân quá dau hoặc nhạy cảm thì phải gây tê. Chờ 10 phút để lợi tách ra và co
xuống thì nhấc chỉ ra rồi lấy khuôn. Để khắc phục tình trạng rãnh lợi đàn hổi lại
thường dùng kỹ thuật chì đôi.
• Kỹ thuật đặt 2 sợi chỉ:
Đầu tiên đặt vào rãnh lợi 1 sợi chi co lợi có kích thước nhỏ, sau đó đặt 1 sợi chỉ

156
to hơn đè lên sợi chỉ thứ nhất, việc đặt sợi chỉ này đơn giản do sợi chỉ thứ nhất đã làm
co lợi. Để 10 phút cho lợi co, lấy sợi chỉ to ra rồi lấy khuôn. Cuối cùng lấy nốt sợi chỉ
nhỏ ra.

Hình 23.9. Vị trí hai sợi chỉ trong rãnh lợi

- ƯU điểm: dễ làm, phù hợp với các loại rãnh lợi.


- Nhược điểm: bệnh nhân khó chịu do đau hoặc chảy máu, vì vậy việc đặt chỉ
phải hết sức nhẹ nhàng, lực nén ép vào đường viền lợi chỉ luôn nhỏ hơn lN/mm2.
Dụng cụ nhét chỉ co lợi vào rãnh lợi: các cây mảnh, có hình trụ hoặc đầu tròn, có
rãnh răng cưa hoặc không. Sử dụng dụng cụ đúng là khi dụng cụ ở giữa chỉ và răng
chứ không phải ở giữa chỉ và lợi.

Hình 23.10. Cách đặt chỉ co lợi với một sợi chỉ

157
Hình 23.11. Hình ảnh cây đặt chỉ co lợi

3.2. P h ư ơ n g p h á p c ơ h ọ c : tạo lực nén ép lên rãnh lợi, có thể trực tiếp hay gián tiếp.
3.2.1. Tác đ ộ n g trự c tiếp: có hiệu quả sau 24 - 48 giờ.
- Khâu đồng có cạnh nong đều lợi viền: dùng khâu đổng bán sẵn đã được điều
chinh cho phù hợp với đường viền cổ răng để làm rộng rãnh lợi
- ư u điểm : kỹ thuật này phù hợp với tất cả các loại đường viển lợi.
- Nliược điếm : làm lâu, dễ tổn thương đường viền lợi nếu nén ép mạnh.
- Chụp nhôm hay chụp tạm.
Dùng phục hình tạm thời bằng nhựa hoặc nhôm để làm rộng rãnh lợi.
- Ưu điểm : dễ làm trong trường hợp lợi dày, phù hợp khi làm phục hình cho các
răng có m ỏm cụt phức tạp.
- N hược điếm : khó kiểm soát sự tụt lợi trong trường hợp lợi m ỏng và trung bình.
3.2.2. Tác đ ộ n g g iá n tiếp: ống đồng hay chụp nhôm dùng đế’ đẩy và giữ chỉ có tẩm
hoá chấl hoặc không.

4. LẤY K H U Ô N
4.1. L ấ y k h u ô n m ộ t th ì
- Dùng lớp đệm là cao su có độ nhớt cao và phần ghi chi tiết là cao su có độ nhớt
thấp trong cùng m ột lẩn lấy dấu. Silicone có độ nhớt thấp (silicone nhẹ) được bơm
vào cùi răng hoặc chân rãng sửa soạn m ang chốt trước, sau đó silicone có độ nhớt cao
được cho vào ihìa lấy khuôn.
Chi định trong lấy dấu các răng trụ đã sứa soạn ống tuỷ m ang chốt để đúc chối -
cùi giá, 1 chụp đơn lẻ.
Hình 23.12. Mô tả thao tác lấy khuôn một thì

Khi lấy khuôn cầu răng và nhiều chụp liên tiếp vì nó có tính chất kỵ nước nên
thao tác bơm silicone có độ nhớt thấp không liên tục dễ gây bọt cho khuôn. Do đó,
trong trường hợp này nên lấy khuôn hai thì.
4.2. Lấy k h uôn hai th ì
Cách ỉ:
- Lần 1: Lấy khuôn bằng silicone có độ nhớt cao để được khung.
- Lần 2: Dùng cây chuyên dụng lấy bớt phần chất lấy khuôn ở các rãnh lợi,
đường cổ rãng, rãnh mặt nhai sau đó cho silicone có độ nhớt thấp vào thìa lấy khuôn.

Hình 23.13. Cây lấy chất lấy khuôn

Cách 2:
Phú một lá sáp mềm lên cùi rãng, trùm kín cùi rãng và sang hai bên cho quá
l - 2 rãng (cũng có thê thay sáp bằng giấy thiếc).
Lấy khuôn bằng cao su có độ nhớt cao.
- Gỡ khuôn, bóc lớp sáp đệm (ta có một khoảng trống).
Bôi l lớp keo dính vào mật trong lớp cao su nặng.
- Trộn cao su nhẹ cho vào thìa khuôn đồng thời bơm cao su nhẹ vào đường viền
lợi xung quanh và toàn bộ cùi răng.

159
- Đặt thìa khuôn vào m iệng bệnh nhẫn cho đúng vị trí và giữ đểu lay.
Chờ 3 - 5 phút cho cứng hoàn toàn rồi gỡ iíhuôn nhẹ nhàng theo trục của răng.

4.3. L ấ y k h u ô n b ằ n g k h â u đ ồ n g
Hiện nay ít được sừ dụng do tốn nhiều thời gian cho sứa chữa khâu đổng thích
hợp với bệnh nhãn và các chất lấy dấu mới ra đời đã đáp ứng tốt việc ghi dấu.
Lấy khuôn bầng khâu đồng sử dụng với chất nhiệt déo.
Ưu điếm của phương pháp này là lấy dấu với một chụp đơn lẻ chính xác, tốn ít
chất lấy khuôn nhưng không có các răng khác đế chình khớp cắn.

Hình 23.14. Q uy trình cho việc chuẩn bị và lấy khuôn vdi khâu đổng

Bước / . Chọn khâu đồng: chọn loại đủ mềm , chiều cao hơn thân răng 4m m , rộng
hơn cùi rãng 2/10 đến 3/ 10mm ờ phẩn cổ răng.
Bước 2: sử a khâu. Dùng kéo cắt đầu dưới của khâu cho khít với đường viền cổ
răng đã m ài, có thể dùng chi co lợi đặt trước để lợi co.
Bước 3: + Cách 1: Lấy khuôn bằng m ảnh K eer nhỏ. Làm m ém K eer trong nước
nóng 60 - 65"c. Cho chất nhiệt déo vào đẩy khâu, hơ lại trên ngọn lứa đèn cồn đầu
dưới cho m ém , ấn khâu theo lrục dọc của răng, ngón tay bịt đầu trên, sau đó dùng hơi
làm khô chất déo, lấy thám trâm dùng chất nhiệt déo thừa ờ phần cổ.
+ Cách 2:
Chọn khâu đồng và chỉnh sửa m iệng khâu đổng cho sát khít với đường viền cổ
răng, tránh làm tổn thương đường viền lợi và rãnh lợi. Đ ấy khâu đồng cao hơn rãng
ihật 1 - 2m m , khoét hai lỗ ờ thành bên khâu đổng gần phía đáy.
Thối khô cùi răng.

ìro
- Trộn cao su nặng cho vào khâu rồi ấn khâu theo trục răng cho tới khi miệng
khâu đồng sát khít với cổ răng.
- Lấy khâu đồng ra và phủ ngay một lớp cao su nhẹ lên bề mặt khâu rồi ấn lại
vào cùi răng, ấn đều.
Bước 4: Gỡ khâu, dùng kẹp furrer, kẹp ivory hoặc ít nhất là gắp precelle kẹp vào
2 lỗ ở đầu trên để lấy khâu ra.
Bước 5: Kiểm tra khuôn: đã đủ các chi tiết, rõ ràng.
4.4. L ấy k h uôn ống m an g chốt rãng: (Làm răng trụ chốt gián tiếp)
Công việc lấy khuôn ống mang chốt được thực hiện với các cây giống chốt có thể
tháo, lắp dễ dàng: chốt nhựa hình răng cưa, chốt thẳng hợp kim có đầu móc để lưu
giữ (cây làm khung để lấy khuôn ống).
Việc lấy khuôn các răng trụ đòi hỏi phải chính xác cả ống mang chốt, phần răng
liền kề, điểm tiếp xúc, mặt nhai của các răng, các răng còn lại trên cung răng (full arch)
đặc biệt quan trọng trong trường hợp phải vào càng nhai hoặc phục hình nhiều răng.
Thông thường để dễ dàng nên chọn lựa cách lấy khuôn ống mang chốt trước rồi
khi lắp cùi giả xong sẽ lấy dấu như cùi răng thông thường. Tuy nhiên, nếu kỹ thuật
viên tại labo không hình dung đầy đủ về mối quan hệ với răng bên, khoảng hở khớp
cắn với răng đối diện thì cũng không làm được cùi giả một cách chính xác. Nếu để
khoảng trống lên hàm nhiều sau lắp cùi giả sau này phần đắp sứ dày sẽ gây vỡ sứ nếu
cùi răng sát quá sẽ không đủ khoảng cho phục hình sau.
Vật liệu được dùng là chất đàn hồi bao gồm: silicone hoặc polyether và hydrocolloid
không phục hồi. Tuy nhiên hydrocolloid không đáp ứng được yêu cầu khuôn nên ít
sử dụng.
Hay dùng nhất là silicone: Đưa silicone nhẹ vào ống mang chốt bằng dũa letulo,
đưa dụng cụ giống chốt tiếp theo. Silicone nặng được đưa vào thìa lấy dấu. Đưa thìa
lấy khuôn vào miệng ấn đều áp lực ở cả hai bên cung răng cho đến khi chạm các
điểm chặn, giữ thìa đúng vị trí chờ khoảng 3 - 5 phút cho chất lấy khuôn khô rồi gỡ
ra khỏi miệng bệnh nhân.

Hình 23.15. Lấy khuôn ống mang chốt

161
N goài ra, cũng có thể dùng sáp dẻo thay th ế silicone nhẹ. Bói cách ly trong lòng
ống m ang chốt bằng vaselin.

4.5. L ấ y k h u ô n c h ụ p r ă n g đ ă đ ư ợ c tá i tạ o : (chốt trực tiếp)


Q uay trờ lại việc lấy khuôn cùi răng có thể dùng cách lấy 1 thì hoặc 2 thì tuỳ
theo chỉ định và ưu, nhược điểm của từng loại.

4.6. Lấy k h u ôn in la y - o n lay


Dùng khâu đồng để lấy khuôn hốc inlay. Chất lấy khuôn là K err hoặc silicone.
Tương tự như lấy khuôn của cùi rãng bằng khâu đồng.

4.7. L ấ y k h u ô n b ằ n g th ạ c h ca o
Trước đây hay dùng kỹ thuật làm chụp dập, chụp uốn thường sử dụng kỹ thuậl
lấy khuôn bằng thạch cao. T hạch cao được quấy mịn, dùng khay nứa cung hàm, giữ
yên thìa khuôn cho thạch cao rắn.

G h i d ấu kh ớ p cắn:
a) Glii dấu khớp cắn trực tiếp ngay khi lấy khuôn:
- Phương pháp này có thể dùng cho việc lấy dấu những chụp răng đơn lẻ. Để
thục hiện phương pháp này cần có thìa lấy khuôn không đáy để có thể lấy dấu đồng
thời cho cả hai hàm trong m ột lần lấy khuôn.

- Triple - tray đáp ứng yêu cầu đó tuy nhiên độ chính xác không cao nên ít được
sử dụng.
b) Glii dấu khớp cắn cho giá khớp bản lê:
Mục đích: duy trì tiếp xúc cắn khớp để chuyển từ trong miệng ra ngoài mẫu hàm.
Trước khi ghi dấu cắn tập cho bệnh nhân cắn ở khớp cắn trung tâm.
- Vật liệu sử dụng: không được quá m ềm vì hàm dưới cắn lại tương đối mạnh.
+ Sáp mỏng, m ềm , không gây kích ứng cho bệnh nhãn, dính ở một phía, nên dùng
m àu tối.
+ Silicone: với độ đ ô ng cứng nhanh hơn và ổn định tốt hơn sáp, nên hay được
sử dụng.

Hình 23.16. Ghi dấu khớp cắn bằng silicone

162

/
— Cách làm:
+ Đôi với sáp, hơ nóng miếng sáp, cuộn dày 3 - 4 lần cắt theo hình cung răng,
đặt miếng sáp vào miệng bệnh nhân, yêu cầu bệnh nhân cắn ở tư thế cắn khít trung
tâm, dùng hơi để làm nguội và cứng miếng sáp.
+ Đối với silicone: dùng silicone nặng tạo dạng dải tròn, đặt vào miệng bệnh
nhân, yêu cầu bệnh nhân cắn ờ tư thế cắn khít trung tâm.
Phương pháp này cũng nên dùng cho trường hợp mất răng đem lẻ.
c) Ghi dấu khớp cắn cho giá khớp điều chỉnh:
Tập cho bệnh nhàn cắn ở tư thế cắn khít trung tâm, cắn lệch hai bên. cắn chạm đầu.
Ghi lại các mối tương quan cắn khớp này của bệnh nhân bằng sáp.
Phủ một lớp sáp lên đĩa cứng của càng nhai cho bệnh nhân cắn và dùng cung mặt
để ghi lại tương quan giữa hai hàm của bệnh nhân.
Chuyển cung mặt và các dấu khớp cắn đến labo để kỹ thuật viên vào càng nhai.

Hình 23.17. Minh hoạ ghi dấu khớp cắn cho giá khớp bán điểu chỉnh

Tự LƯỢNG G IÁ

Chọn càu trả lòi đúng cho các càu hỏi sau bàng cách khoanh tròn vào chữ
cái đầu câu.
1. Các đặc tính cần có cùa vật liệu lấy khuôn:
A. In dấu chính xác được chi tiết.
B. Đề kháng được các lực làm biến dạng,
c. Thích ứng sự ám.
D. Kháng được sự xé.
E. Tất cà các càu trên đều đúng.

163
2. Yêu cầu của thìa lấy khuôn cá nhân:
A. Đ ủ đ ộ cứng.
B. T ốn ít vật liệu lấy khuôn hcm thìa thông thường,
c . K hông bị m éo hay biến dạng.
D. T ất cả các câu trên.
3. Các tiêu chuẩn củ a k h uôn hàm đã được lấy:
A. G hi dấu chính xác các địa điểm giải phẫu cùa răng và niêm mạc.
B. Lấy ra khỏi m iệng dễ.
c . K hông co giãn ỏ nhiệt độ phòng trong thời gian làm việc.
D. Thời gian đổ m ẫu tối đa là 24 giờ.
4. T rình tự chuẩn bị lấy khuôn 1 thì bằng silicone:
A. Silicone nặng —» S ilicone nhẹ.
B. H ỗn hợp cả hai slicone.
c . Silicone nhẹ - » Silicone nặng.
5. Dụng cụ lấy chất làm khuôn dùng trong giai đoạn nào trong lấy khuôn 2 thì:
A. Sau khi lấy khuôn lẩn 1.
B. Sau khi lấy khu ô n lần 2.
c. T ạo hình chất lấy khuôn lần 1 trước khi lấy khuôn.

164
B ài 24

PHỤC HÌNH TẠM

MỤC TIÊU

ỉ . Nêu được mục đích và công dụng của cầu - chụp răng tạm.
2. K ể tên được các loại cầu - chụp răng tạm.
3. Trình bày được kỹ thuật làm cầu - chụp răng tạm bằng nhựa tự cứng.

MỤC ĐÍCH VÀ CÔNG DỤNG CỦA CẦU - CHỤP RÀNG TẠM

Cầu - chụp răng tạm được sử dụng trong thời gian chờ lắp răng giả với các mục
đích sau đây:
- Bảo vệ cùi răng, tuỷ răng và mô nha chu trước các tác động có hại của môi
ứường miệng.
- Duy trì tạm chức năng thẩm mỹ, nhai và phát âm.
- Giữ ổn định vị trí của cùi răng và các răng kế cận.
- Giúp các vết thương ở lợi mau lành do răng tạm khôi phục lại hình dáng giải
phẫu của răng, ngăn thức ăn va chạm gây tổn thương lợi và bảo vệ mô lợi. Giữ vệ sinh
và bảo vệ mô nha chu.
- Hướng dẫn đường viền lợi. Lưu ý: Cạnh răng tạm không được làm kích thích
đường viền lợi, cạnh của chụp vừa hoặc cách đường viền lợi 0,5mm.
- Có độ lưu giữ và chắc chắn chịu được lực tác động mà không bị rơi.

1. CÁC LOẠI CẦU - CHỤP RÀNG TẠM VÀ PHƯƠNG PHÁ P TH ựC HIỆN


1.1. Chụp răng tạm chế sẵn
Các chụp được chế tạo hàng loạt theo các kích thước và vật liệu khác nhau.
1.1.1. Chụp kim loại hoặc nhôm
- Chụp nhôm:
+ Ưu điểm: dề uốn nắn. Dùng kéo cong cắt theo đường hoàn tất, dùng đĩa giấy
nhám mài nhẩn bờ cạnh, dùng kìm điều chỉnh điểm chạm và mặt nhai.
+ Nhược điểm của chụp nhôm là điểm tiếp xúc và mặt nhai khó thực hiện đúng,
nên chỉ có tác dụng che chở cùi răng là chính.

165
- Chụp kim loại: Đ ược làm bằng hợp kim thép, m ỏng để dẻ thao tác. Đ ộ dày
trung bình là 0.3m m . Q uy trình thử và lắp giống chụp nhôm tạm .
- p h ụ p răng tạm bằng kim loại hoặc nhôm được gắn bằng xi m ăng gắn tạm: xi
m ăng oxide kẽm có eugenol.

Hình 24.1. Bộ dụng cụ mài chỉnh chụp tạm Hinh 24.2. Thao tác m ài, đánh bóng
bằng kim loại hoặc nhõm đường hoàn tất

1.1.2. C h ụ p n h ự a
- Thường được sử dụng dưới dạng chụp m ột phần hay chính là các m ật dán, mặt
ngoài các răng cửa và răng hàm nhỏ. Các m ặt dán thường được ch ế tạo với các màu
cơ bản để làm phục hình tạm cho các bệnh nhân làm phục hình các răng cùa.
- Ngoài ra cũng có chụp nhựa toàn phần vùng răng cửa và hàm nhỏ.

Hinh 24.3. Các mặt dán tạm Hinh 24.4. Chọn các m ặt dán tạm với
các răng thích hạp

- Các bước tiến hành với chụp tạm là m ặt dán (chụp m ật ngoài)

Bước 1: L ấy khuôn, đổ m ẫu cùi răng ở Bước 2: Lựa chọn chụp tạm thích hợp với
giai đoạn mài thó chưa làm nhẫn. cùi răng, mài chỉnh bằng m ũi đá với tav
khoan chậm.

Bước 3: Chuẩn bị nhựa tự cứng, bôi chất cách ly, ngâm ướt m ẫu hàm .

166
Bước 4. Đặt nhựa tự cứng làm lõi Bước 5: Áp mặt dán vào bên ngoài, lấy phần
chụp, áp mặt dán vào bên ngoài. bà nhựa dư, hoàn thiện và đánh bóng chụp.
Bước 6: Gắn chụp bằng xi măng oxide kẽm không eugenol.
Chụp toàn phần vùng răng cửa và hàm nhỏ: ít làm.
• Lựa chọn chụp phù hợp.
• Mài chính, đánh bóng.
• Gắn bằng xi măng gắn tạm.
1.2. Các cầu - c h ụ p tạm cá nhân
Làm riêng cho từng bệnh nhàn.
1.2.1. Cầu - chụp bằng nhựa tự cứng
Chuẩn bị dụng cụ: mẫu hàm, sáp và dao sáp, thìa lấy khuôn, Algenate và thạch
cao loại đông nhanh, siỉlicone, nhựa đông nhanh, que và bát cao su trộn thạch cao,
dao mổ, chất cách ly và chổi bôi, nhựa tự cứng, ống hút nước nhựa, cốc trộn nhựa,
dây chun, dụng cụ làm nguội và đánh bóng.
Ưu điểm của chụp tạm bằng nhựa tự cứng là khít sát cùi răng, điểm tiếp xúc tốt,
mặt nhai có khớp cắn tốt, dễ điều chỉnh khe hở tiếp cận.
1.2.2. Làm cầu - chụp tạm bằng nhựa tự cứng ở trên mẫu
Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm, chi phí thấp.
Yêu cầu: Mẫu hàm có cùi răng đạt yêu cầu.
Chuẩn bị: Ngâm mẫu hàm vào nước hoặc bôi chất cách ly, nhựa tự cứng đến giai

a) b)
Hình 24 5 a) Đắp nhựa tự cứng vào cùi răng, b) Đợi nhựa trùng hợp xong, mài chỉnh và đánh bóng

Đôi với cầu răn2 tạm, 1'ăna siả được tạo hình theo siải phẫu và các răng liên quan.

167
1.2.3. K ỹ th u ậ t là m c h ụ p tạm trụ c tiếp tro n g m iệ n g b ện h n h ã n
Chỉ được chỉ định trong trường hợp răng bệnh nhân đã điều trị tuỷ, cách ly vùng
làm việc với m ôi trường m iệng được tốt.

Bước 1: Đ iêu khắc bằng tay chụp tạm Bước 2: L ấy chụp nhựa ra, m ài chỉnh
bằng nhựa trong m iệng bệnh nhân, hướng nhựa thừa và đánh bóng,
dẫn bệnh nhân cắn khớp.

Bước 3: L ắp chụp nhựa và chỉnh khớp


N íu khô n g phải phục hồi thân răng có thể lấy khuôn bằng silicone làm mẫu
thứ nhất.
Đ ối với cầu răn g tạm : không áp dụng vì thời gian thao tác trong m iệng lâu.

1.2.4. Kỹ thuật làm cầu - chụp tạm trực tiếp trên miệng bệnh nhăn qua khuôn lần 1
Chỉ định cho các răng đã điều trị tuỷ.

Bước 1: Lấy khuôn bằng silicone putty Bước 2: Chuẩn bị súng trộn và bơm nhựa,
trước khi mài sửa soạn cùi răng.

168
Bước 4: Áp khuón silicone có nhựa vào
cung rãns.
Bước 5: Lấy bỏ nhựa dư và áp lại khuón silicone.
Bước 6: Nhựa đã đóng cứns hoàn toàn thì lấy bo khuón silicone ra. lấy bò nhựa
dư. làm nhấn và đánh bóng rãng tạm. Gắn răng.
7.2.5. Kỹ thuật làm cấu - chụp tạm thõng qua khuón lán 1 ở trẽn mau 1
Áp dụng với các rãng chưa điéu trị tuỷ.

Bước ỉ : Lấy khuôn trước Bước 2: Lấy khuón sau Bước 3: Đổ mẫu cùi rãng.
khi mài. khi mài.

Bước 4: Chuán bị Bước 5: Qio nhựa đã đến Bước 6: Áp chật và


nhựa đúng yéu cầu. giai đoạn trùn 2 hợp vào nén mạnh mảu thạch
phán silicone. cao có phán cùi răns
đã được sửa soạn
vào mẫu silicone có
nhựa, đùns dáv chun
buộc chật.

169
Bước 7 ' T háo m ẫu hàm ra Bước 8: T háo răng tạm ra Bước 9: Hoàn thiện đánh
khỏi silicone khỏi m ẫu hàm . bóng răng tạm chuẩn bị gắn.

1.3. K ỹ th u ậ t làm cầu - c h ụ p tạm b à n g c o m p o site trên m ẫu h oặc trực tiếp


tro n g m iện g

Kỹ th u ậ t làm c h ụ p tạm Kỹ th u ậ t làm c h ụ p tạm


bằng co m p o sit trên m ẫu b ằng c o m p o sit tro n g m iệng

- Giống như làm chụp sẵn, sau đó dán dính - Thao tác trực tiếp trên miệng không dùng
chụp tạm vào cùi răng bằng xi măng gắn tạm. bond dán.
- Tiết kiệm thời gian và thao tác trong miệng - Đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề cao thì mới
Đòi hỏi cẩn thận và dán dính tốt. tạo hình nhanh.
- Dễ điều chỉnh hình dạng và màu sắc phù hợp
với bệnh nhân.

Đ ể tiết kiệm thời gian có thể làm lõi bằng com posite lỏng và đắp lớp bằng
com posite đặc ờ ngoài. Đ ối với những răng bị đổi m àu do nhiễm sắc tetracyclin thì
dùng lớp opaque cản m àu ờ trong cùng.

a) Chuẩn bị mẫu hàm b) Lớp m ột là com posite lỏng

c) Chiếu đèn để trùng hợp luôn lớp 1. d) Đắp lớp com posite đạc ;èn lóp 1

H lnh 24.6. Các g ia i đoạ n 'a m c h ụ p bằng c o m p o s ite trê n m ẫu

170
Hình 24.7. Đ án h b ó n g , h o àn th iện và lắp c h ụ p tạm

Các rãng mất ờ cầu - chụp tạm được tạo bằng composite đặc.
1.4. C ầ u - c h ụ p tạ m b à n g n h ự a tr ù n g h ợ p bởi n h iệ t
Bước ỉ: Lấy khuôn đổ mẫu.
Bước 2: Tạo hình chụp tạm bằng điêu khắc sáp.
Bước 3: Vào múp, ép nhựa, luộc nhựa.
Bước 4: Gỡ múp, mài nhựa dư, hoàn thiện chụp để lắp.
1.5. G ắn ch ụ p tạm
- Lắp răng tạm vào cùi ràng trong miệng, kiêm tra cắn khít bằng giấy cắn. loại bỏ
điểm chạm sớm, đánh bóng.
- Trộn xi măng gắn tạm, người ta thường gắn chụp tạm bằng các loại xi măng
chế sẵn không chứa eugenol vì ảnh hưởng đến sự gắn vĩnh viễn sau này.
- Cho xi măng vào lòng chụp, gắn đúng vị trí. Chờ xi măng khô lấy sạch xi
măng dư.

T ự LƯ ỢN G G IÁ
Chọn câu trả lời đúng cho các câu hỏi sau bàng cách khoanh tròn vào chữ
cái đầu câu
1. Vai trò của phục hình tạm:
A. Báo vệ cùi răng, tuỷ răng trước tác động có hại của môi trường.
B. Duy trì thám mv, phát âm cho bệnh nhân.
c . Là mẫr để bệnh nhàn so sánh phục hình vĩnh viễn.
2. Các vật liệu dùng để làm phục hình tạm:
A. Họp kim.
B. ComfV'iii
c. Sứ.
D. A m algam .
E. Nhựa.
3. Các bước làm phục hình tạm bằng nhựa trùng hợp:

A. Chuẩn bị m ẫu —» L àm sáp —> V ào m úp —> É p nhựa -> L uộc nhựa.

B. C huẩn bị m ẫu -> É p nhựa -> Luộc nhựa,


c . Chuẩn bị m ẫu -> L àm sáp —> L uộc nhựa.
D. Làm sáp -> V ào m úp -> É p nhựa -> Luộc nhựa.
4. Các bước làm chụp tạm thông qua m ẫu lần 1:
A. Lấy khuôn trước khi m ài - » Lấy khuôn sau m ài - * Đ ổ m ẫu cùi rãng —> Chuẩn
bị nhựa —> Á p chặt và nén m ẫu thạch cao có nhựa —» H oàn tất nhựa.

B. L ấy khuôn sau khi m ài —> Đ ổ m ẫu cùi răng - » Á p chặt và nén m ẩu thạch cao
có nhựa.
c . Lấy khuôn trước khi m ài - » Á p nhựa vào cùi răng —> H oàn tất nhựa.
5. Ưu điểm của chụp tạm bằng com posite.
A. Đơn giản, tiết kiệm thời gian.
B. M àu sắc phù hợp.
c . Cứng, độ liền cao.
D. Khó gỡ bỏ khi lấp phục hình vĩnh viễn.

172
Bài 25

CÁC KỸ THUẬT LABO TRONG PHỤC HÌNH c ố ĐỊNH -


CHỤP KIM LOẠI ĐÚC TOAN PHẦN

MỤC TIÊU

1. Mục đích và quy trình gắn kim đúc.


2. Nguyên nhân thất bại cùa vật đúc.

1. Đ ổ MẪU V Ớ I C Ù I R Ă N G TH Á O L A P
Ngay sau khi lấy khuôn cần kiểm tra xem khuôn đã đạt yêu cầu chưa và tốt nhít
nên tiến hành đổ mẫu ngay đối với chất lấy khuôn là alginate, sau tối thiểu 30 phút
với chất lấy khuôn là silicone.
1.1. Đ ạt chốt đai
Chốt đai được đặt chính giữa cùi rãng theo trục thẳng đứng (tốt nhất là xác định
với song song kế) và cố định chúng.

Hình 25.1. Đặt chốt đai và tạo lưu

1.2. Đổ m ảu b ằn g thạch cao


Trộn thạch cao cứng theo đúng tý lệ và đồ đến chiều cao cách đường hoàn tất
khoảno 5 - 6mm. Bể mặt thạch cao cán tương đối bằng phẳna.

173
N guyên tắc đổ thạch cao là gõ đều liên tục với lực nhẹ, thạch cao từ vùng cao đến
thấp từ vùng không làm việc sang vùng làm việc.

1.3. Đ ặt cá c v ậ t lưu g iữ và b ôi cách ly


Đ ặt các vật giữ hình tròn có răng cửa bằng kim loại ở hai bên cùi răng và m ột vài
điểm khác với m ục đích liên kết hai nửa thạch cao ở những vùng không cẩn cưa đai.
Khi lớp thạch cao ban đáu khô ta bôi cách ly lên những vùng sẽ cưa đai.

1.4. Đ ổ p h ần đ áy m ẫu
Dùng thạch cao cứng đổ nốt phần còn lại cùa m ẫu. Cần đổ đến độ cao vừa tới
chốt đai.
Khi mẫu đã đông cứng hoàn toàn ta gỡ m ẫu ra và m ài điều chình m ẫu hàm.

2. LÀM CÙI RĂNG


2.1. C ư a đai
Dùng bút chì đánh dấu đường cưa, sau đó cưa đai bằng cưa tay hoặc bằng tay
khoan thẳng với đ ĩa cưa chuyên dụng.
Dùng một mũi khoan trụ và búa gõ nhẹ vào phần dưới chốt đai để tháo cùi răng ra.
2.2. G ọ t r ã n h q u a n h đ ai
N hằm m ục đích bộc lộ rõ đường hoàn tất:
- Cắt bỏ bớt phần nướu rời xung quanh đai.
- Vẽ lại đường hoàn tất bằng bút chì.
- Dùng dao hoặc m ũi khoan tròn để gọt rãnh xung quanh đai.

Hình 25.2. Mô tả gọt rãnh quanh đai

3. L Ê N G IÁ K H Ớ P
- Nắm được các loại giá khớp thõng dụng và cách lên giá khớp.
- Thực hiện được việc lên các loại giá khớp.

174
3.1. L ẻn giá khớp bản lề
- Cố định lại hai hàm với nhau ở khớp cắn trung tâm bằng miếng sáp hoặc
silicone ghi dấu khớp cắn.
- Cách ly hai nhánh giá khớp.
- Điều chinh hai nhánh giá khớp cho tương xứng với chiều cao của mẫu hàm.
- Đổ thạch cao lên nhánh dưới của giá khớp rồi đặt mẫu hàm đã được cố định ở
khớ p c ắ n tr u n g t â m lê n .

- Đổ thạch cao lên nhánh trên của giá khớp.


- Miêt thạch cao nhẵn, đợi thạch cao khô, kiểm tra lại các ốc.
3.2. Lẽn giá khớp điều chỉnh
- Dán đai vào đ ế hàm.
- Đặt đĩa cắn và cung mặt vào giá khớp.
- Đặt mẫu hàm trên lên dấu cắn và cố định hàm trên.
- Lật ngược giá khớp và cố định hàm dưới.
- Chờ thạch cao khỏ điều chinh các ốc của giá khớp theo các dấu cản đà được ghi.

4. LÀM MẪU SÁ P
- Nắm được các phương pháp làm mẫu sáp và các giai đoạn thực hiện
- Tỉa sáp cho một chụp ràng theo phương pháp thêm sáp và phương pháp bót sáp.
Để làm một chụp răng kim loại ta cần phài tia sáp theo hình dạng giải phẫu của
răng lên trên cùi răng. Phần sáp này sẽ được thay thế bằng kim loại sau này.
4.1. C huẩn bị
- Đánh dấu đường hoàn tất bằng bút chì.
- Loại bò các phần lẹm.
- Bôi một lớp sơn mỏns lên cùi răng cách đường hoàn tất lmm để giữ chỗ cho xi
măng gắn sau này.
- Bôi chất cách ly lên cùi răng và vùng kế cận.
4.2. Các phương p h áp làm sáp
- Phương pháp cạo bớt sáp: làm sáp to hơn mẫu sáp rồi lấv bớt phần dư thừa.
- Phương pháp đắp thêm sáp: đắp sáp từna phần lên cùi rãns cho đến khi có được
hình dạng mong muốn

5. LÀM K H U Ô N Đ Ú C - GAN k im đ ú c v à b ộ t b a o m a u s á p

- Nắm được các giai đoạn và phương pháp làm khuôn đúc.
- Để chuyển được mẫu sáp thành chụp kim loại phài thực hiện quá trinh đúc.
G án kim đúc:
- M ục đích của gắn kim đúc: làm cho sáp có lối chảy ra, kim loại lòng chảy vàc
và là chỗ chứa kim loại để bù trừ cho sự co rút khi đông đặc.
- Các loại kim đúc: kim đúc bằng nhựa, bằng sáp, bằng kim loại không gì. Thông
thường dùng kim đúc bằng sáp để cùng nhiệt độ nóng chảy với m ẫu phục hình.
- Đường kính và vùng gắn kim đúc: kim đúc phải có đường kính thích hợp để
cho kim loại lỏng có thể chảy vào khuôn dẻ dàng, tuỳ theo loại và kích thước của
m ẩu sáp và loại m áy đúc m à người ta chọn đường kính kim đúc từ 1,3 - 3mm.

- K im đúc phải được gắn vào vùng dày nhất của m ẫu sáp trừ điểm đụng, gần
cạnh chụp răng để tránh cho m ẫu sáp khỏi bị biến dạng và đường kính kim đúc tương
đương với đ ộ dày này. T rường hợp hai vùng này bị ngăn cách bởi m ột vùng m òng thì
phải dùng kim đúc đ a nhánh. Ở chụp toàn diện thì phải gắn kim đúc vào sườn của
m úi to nhất không liên quan đến khớp cắn trung tâm (m úi ngoài răng hàm lớn hàm
trên và m úi trong răng hàm lớn hàm dưới).
- Hướng kim đúc: kim đúc phải được gắn như thế nào để khi đúc kim loại chảy
không bị đổi hướng m ột cách đột ngột nghĩa là tránh tạo góc nhọn. M ẫu sáp phải
luôn luôn ở trước kim đúc.
- Chiểu dài kim đúc: 6 - 9m m tính từ đ ế kim đúc, nếu ngắn quá lực ly tâm đẩy
kim loại có thể làm vỡ khuôn, dài quá kim loại có thể đặc trước khi vào hết khuôn.
- Kim đúc có thể có bầu dự trữ.
- Đ ế kim đúc dùng đ ể gắn m ẫu sáp, đ ế làm bằng nhựa, cao su m ềm hay kim loại,
hình nón, có nhiéu kích thước khác nhau để thích hợp những cỡ đúc.

- Ông đúc: dùng đ ể đựng bột đúc bao bọc m ẫu sáp làm bằng kim loại và có
đường kính, chiểu cao khác nhau.

Hình 25.3. Mô tả ràng sáp, kim đúc, bầu đúc, đê kim đúc

176
6. Đ Ú C KIM LOẠI - T H ự C H IỆN MỘT CH ỤP RÀNG KIM LOẠI ĐÚC
BẰNG PH Ư Ơ N G P H Á P GIÁN TIẾP
- Năm được các giai đoạn chuẩn bị và đúc kim loại.
- Đúc được một chụp kim loại toàn phần.
6.1. C ác giai đ o ạn đ ú c kim loại
6.1.1. Gỡ đè gắn kim đúc
6.1.2. Gỡ kim đúc
Nếu kim đúc bằng kim loại thì ta hơ nóng kim đúc cho sáp chảy ra rồi dùng kìm
rút kim ra. Nếu kim đúc bằng nhựa hoặc sáp thì không cần phải gỡ.
6.1.3. N ung ống đúc
Mục đích:
- Làm chảy sáp ra khỏi khuôn đúc.
- Làm khô bột bao.
- Nâng nhiệt độ của ống đúc để chuẩn bị đón nhận hợp kim đúc đã được nung chảy.
- Tạo sự giãn nở cần thiết để bù trừ sự co rút của kim loại.
Thời gian nung ống đúc cần tuân thủ tuyệt đối chỉ dẫn của nhà sản xuất bột đúc.
Thời gian nung thông thường như sau:
Cho ống đúc vào lò nung đã nung sẵn ở nhiệt độ 200(,c và để trong đó từ 30 - 60
phút tuỳ thuộc vào độ lớn của ống đúc.
Tăng nhiệt độ lên khoảng 900°c và để ống đúc ở đó từ 20 - 60 phút tuỳ thuộc vào
độ lớn của ống đức. Cứ.mỗi ống đúc cho thêm cần tãng thêm thời gian nung 20 phút.
6.2. Đúc kim loại
Cho kim loại vào nồi đúc và làm chảy bằng dòng điện cao tần hoặc đèn xì oxy-
axetylen. Khi kim loại đã chảy lỏng đổng nhất thì dùng lực quay ly tàm để đưa kim
loại vào trong ống đúc.
Chờ cho ốns đúc nguội ờ nhiệt độ phòng.
6.3. Gỡ ống đúc
Dùng búa gõ nhẹ quanh ô'n2 đúc, sau đó gõ lên phần đáy ống đúc để lấy vật đúc
ra. Dùno máy thổi cát thô để thổi bột bao dính ở vật đúc. Sau đó rửa sạch bằng máy
siêu âm.

7. LÀM N H A N VÀ Đ Á N H BÓN G
- Nám được các dụng cụ và vật liệu dùng đê’ đánh bóng thép.
- Thưc hiên đánh bóng cho một chụp kim loại toàn phần.

177
7.1. L àm nhẵn

7.1.1. D ụ n g cụ
- Đ ĩa cắt.
- Đ á m ài các loại.
- M ùi khoan tròn.
- G iấy ráp.
- Cao su.
- Bàn chải cước tròn.
- Bột đánh nhẩn.
- Bánh xe vải.

7.1.2. K ỹ th u ậ t tiến h à n h
- Cắt kim đúc.
- M ài nhẵn chỗ cắt.
- M ài chỉnh vậl đúc cho tới khi sát khít đường hoàn tất.
- Dùng đ á m ài m ịn m ài tất cả m ọi khía ngoài của vật đúc.
- Dùng m ũi khoan tròn nhỏ m ài rõ và nhẵn các rãnh trên m ặt nhai.
- Lắp vật đúc lên m ẫu hàm và giá khớp để chỉnh m ặt nhai.
- Dùng các loại bánh xe cao su để mài nhẩn vật đúc.

7.2. Đ án h bóng

7.2.1. D ụ n g cụ và vật liệu


- Bàn chải tròn nhỏ.
- Bánh xe nỉ.
- Các loại bột đánh bóng.
7.2.2. K ỹ th u ậ t tiến h à n h
Dùng bàn chải nhỏ cùng với các loại bột để đánh bóng bể m ặt của chụp, sau đó
đến các hố rãnh m ặt nhai, sau đó đánh bóng bằng bánh xe nỉ.

8. NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI CỦA VẬT ĐÚC


8.1. Vật đúc quá khít
- Tỷ lệ bột đúc không phù hợp.
- Bột đúc quá hạn sử dụng.
- Tỷ lệ bột đúc và nước không phù hợp.
- K hông lót lớp giấy thạch m iên trong ống đúc.
- Nhiệt độ nung ống đúc quá thấp.

178
8.2. Vật đúc thò ráp
- Làm sáp không tốt.
- Bôi quá nhiều chất giảm cãng.
- Tỷ lệ nước bột bao không thích hợp.
- Nhiệt độ nóng chảv sáp quá cao.
8 3. Vật đúc bị thiếu
- Nhiệt độ nung ống đúc quá thấp.
- Kim loại không nóng chảy hoàn toàn.
- Kim loại đẩy vào khuôn quá yếu (lực ly tám quá thấp).
- Mẫu sáp quá mỏng.
- Kỹ thuật cắm kim đúc sai.
8.4. V ật đúc có bọng to: có bọt khí khi vào ống Ợúc
8.5. Bề mặt vật đúc không nhản
- Trộn bột đúc khống đúng quy cách.
- Dùng bột đúc không phù hợp với kim loại.
- Không trộn máy chân không hoặc thời gian trộn không đủ.
- Đốt kim loại quá cao.
- Thoa chất giảm căng quá nhiều trên mẫu sáp.
- Dùng máv rung quá mạnh khi trộn bột đúc.
- Sáp hoặc cây đúc có tạp chất.
8.6. Vật đúc có vảy bám
- Tăng tỷ lệ nước/bột.
- Mẫu sáp nằm sát mép ống đúc.
- Nung ống đúc sớm (khi bột bao chưa khỏ hoàn toàn).
- Nung ống đúc lâu ờ nhiệt độ quá cao.
- Làm rơi ống đúc.

Hình 25.4. Vật đúc bị bọng, thiếu chi tiết

179
8.7. Vật đúc bị thủng
- M ẫu sáp quá m ỏng.
- N hiệt độ nung chưa đủ.
- Thao tác đúc quá chậm làm nguội ống đúc.

8.8. V ật đ ú c bị c h á y , nứt
- Cỡ hạt tinh thể kim loại không đồng đều.
- K im loại đốt quá nóng.
- V ùng kim loại m ỏng xen kẽ vùng kim loại dày.
- Làm nguội kim loại quá nhanh (cho vào nước ngay sau khi đúc).
- Lượng kim loại đúc quá nhiểu (cùi K L quá lớn).
- Đặt m ẫu sáp trong ố ng đúc không đúng vị trí.

Hình 25.5. Vật đúc bị lỗi

Tự LƯỢNG GIÁ

C h ọ n câ u t r ả lời đ ú n g ch o các c â u hỏi sa u b à n g cách k h o a n h tr ò n vào chữ


cái đ ầ u câu
1. N guyên tắc đố m ẫu thạch cao:
A. Gõ đều liên tục, lực nhẹ.

B. Thạch cao chảy từ vùng cao đến vùng thấp.


c . Thạch cao chảy từ vùng không làm việc đến vùng làm việc.
D. Chiều cao cùa đ ế thạch cao cách đường hoàn tất tối thiểu 5mm.
E. Tất cả các câu A, B, c , D đều đúng.
2. M ục đích cùa gọt rãnh quanh đai là:
A. Tháo lắp đai được dẻ dàng.

180
B. Thuận tiện cho việc chỉnh sửa chụp sau đúc.
c . Bộc lộ rõ đường hoàn tất.
D. Tạo sự kín khít của đường hoàn tất.
3. Dụng cụ nào dùng để mài nhẵn vật đúc:
A. Bánh xe nỉ.
B. Mũi kim cương,
c . Bánh xe cao su.
D. Đĩa cắt.
4. Các phương pháp làm nóng chảy kim loại đúc:
A. Đèn xì o x y - acetylene.
B. Điện cao tần với lò nung nhiệt độ cao.
c . Máy quay ly tâm.
D. Lò nung bằng các chất đốt, ga.
5. Yêu cầu của kim đúc:
A. Đường kính thích hợp từ 1,3 - 3mm.
B. Kim đúc được gắn vào phần dày nhất của mẫu sáp.
c. Ở chụp toàn diện thì gắn kim đúc vào sườn múi to nhất không liên quan khớp cắn.
D. Kim đúc có thể có bầu dự trữ.
E. Tất cả các câu A, B, c , D đều đúng.

181
B ài 26

CÁC XI MĂNG GẮN TRONG PHỤC HÌNH CÔ ĐỊNH


(Cements for perm anent and for tem porary cem entation, cim ents de scellem ent)

MỤC TIÊU

1. L iệt kê được các x i m ãng gắn dùng trong p h ụ c hình.


2. K ề được tính ch ấ t của x i m ăng gắn dính.
3. Kê’được các c h ỉ đ ịnh và cách sử dụng của xi m ăng gắn dính.

1. Đ Ạ I C Ư Ơ N G
Xi m ăng gắn dính dùng trong phục hình răng c ố định là vật liệu dùng đê’ lấp kín
các khoảng h ở giữa m ô răng và phục hình đổng thời tạo sự k ít dính cùa vật liệu phục
hình và m ô răng.
Sự kết dính của hai m ặt chất rắn bằng m ột chất lỏng ờ giữa có m ột cơ ch ế lý hoá
phức tạp.
Xi m ăng thường được đóng gói dưới dạng bột và nước riêng biệt và sử dụng khi
trộn bột và dung dịch theo đúng tỷ lệ của nhà sản xuất. Thời gian trộn xi mãng
thường từ 30 - 60 giây tuỳ theo nhà sản xuất và nguyên tắc trộn là chia nhỏ và thêm
phần bột từ từ. M ột dạng khác được đóng 2 type: m ột là chất nền (base), m ột là chất
xúc tác (catalyse hoặc acceleration).

a) b) c)
Hình 26.1. a) Bột xi măng đưạc chia thành các phần nhò, b) Trộn từng phần bột nhò vào nước
c) Hỗn hợp sau cùng phải có tính dẻo

Phán loại xi m ãng dựa trên chức năng của xi m ăng và dựa trên chất nền (dung
dịch) có đặc tính: nước, dầu, nhựa.
Các đặc tính của xi mãng:

182
1.1. N ăng lực bề m ặt
Là sức hút của các nguyên tử ở bề mặt cùa một tinh thể chất rắn. Năng lực này
tạo nên sức căng bề mặt và tạo nên sự kết dính hoá học với vật liệu khác.
1.2. Tính thấm ướt
Là khả năng của một chất lỏng trải ra trên bề mặt một chất rắn. Khả năng này tạo
ra sức căng bề mặt. Năng lực bề mặt chất rắn cao sẽ tạo nên sự thấm ướt dễ dàng, do
đó tạo sự kết dính tốt.
1.3. Sự kết dính với mò răng
Vật liệu dính vào mô răng bằng hai cách:
- Bám vào những ngàm nhỏ (cơ học) của bề mặt.
- Phản ứng hoá học với thành phần của mô răng: nối ion, càng cua. hydro, lực
hấp dẫn.

K hông thể kế t dinh được ỏ vùng g óc quá nhọn

'í * '

C hụp Rg

Hình 26.2. Lát cắt ngang qua ngà răng - cement - chụp răng, ở giữa các mặt tiếp xúc
đã chí ra sự đồng đều giữa 2 bề mặt tiếp xúc và các góc tạo nên sự cách biệt
trừ khi xi măng dược nén ép

Để có sự kết dính tốt, vật liệu dính phải có tính phân cực cao hơn nước đè’ kết hợp
với các nhóm protein đối cực trong ngà răng.

1S3
- Đ ộ dính: K hông có sự hút phân từ giữa cem ent và các m ô răng và các hợp kim
vàng m à chỉ là sự bám d ính cơ học do sự thâm nhập của xi m ãng vào các m ặt lồi lõm
của diện tiếp XÚG.
- Đ ộ xốp: xi m ăng là m ột vật liệu xốp tự nhiên do cấu trúc vật lý củ a nó, để hạn
ch ế nhược điểm này bâng cách đánh xi m ăng không để không k hí lọt vào.
- Sự thay đổi thể tích: xi m ăng co lại nhiều khi để ờ ngoài không khí. ờ trong
m iệng co không đáng kể.
- Sự chống đ ỡ cơ học: yếu, chịu kéo kém nhưng chịu nén tốt.

2 . T ÍN H C H Ấ T C Ầ N CÓ C Ủ A X I M Á N G G A N d ín h v ĩn h V lỄ N

2.1. Đ iều kiện sin h học


- V ô trùng.
- pH trung hoà hoặc acid yếu.
- Làm dịu đau.
- Che chờ m ô răng.
- K hông có độc tính.
- Kìm khuẩn.
- Chống sâu răng.

2.2. Đ iểu k iệ n lý h o á
- Đ ộ nhớt hơi thấp.
- Có khả năng thấm ướt tốt.
- Đ ông cứng nhanh và đồng nhất, không rối loạn bời độ ẩm xung quanh. Các
yếu tố ảnh hường đến đông đạc:
+ Thành phần ch ế tạo bột và nước xi măng.
+ Đ ộ lớn cùa hạt bột: hạt càng lớn, đông đặc càng chậm .
+ Nhiệt độ càng thấp: đông đặc càng chậm.
+ Kỹ thuật trộn: Nếu thêm từ từ bột và từng lượng nhỏ thì xi m ăng sẽ càng chậm rắn.
+ Thời gian đánh xi máng: càng đánh lâu đông đặc xảy ra càng chậm vì phá huỷ
những hạt tinh thể xuất hiện đầu tiên (là những hạt giữ vai trò hạt m au kết tinh).
+ Tỷ lệ nước và bột: hổn hợp càng loãng, sự đông đặc xảy ra càng chạm . K hông
được làm lạnh hồn hợp dưới độ ngưng tụ, ví dụ như cho thêm nước vào hồn hợp là xi
m ăng đông đặc ngay.
+ Vai trò cùa nước (H 20 ) trong xi mãng: Cần giữ đúng tỳ lệ nước trong nước xi
m ăno đã xác định cho từng loại xi măng. Nó có vai trò Irong sự tạo thành các acid và

184
hydrat. Nếu lọ nước xi măng để mở sẽ xảy ra sự bốc hơi khi đánh trộn sẽlàm thời
gian đông đặc của xi măng bị kéo dài.
- Không toả nhiệt.
- Dính tốt với mô răng và vật liệu phục hình.
- Độ xốp: xi măng là một vật liệu xốp tự nhiên do cấu trúc vật lý của nó, để hạn
chế nhược điểm này bầng cách đánh xi măng không để không khí lọt vào.
- Sự thay đổi thể tích: xi mãng co lại nhiều khi để ờ ngoài không khí, ở trong
miệng co không đáng kể.
- Sự chống đỡ cơ học: yếu, chịu kéo kém nhưng chịu nén tốt.
- Độ cứng không thay đổi.
- Kích thước ổn định.
- Độ hoà tan yếu trong dung dịch miệng.
- Không thấm nước và nhiễm trùng thứ cấp từ bờ cạnh.
- Màu sắc ổn định.
2.3. Điều kiện cơ học
- Độ ép mòng thấp (25 microns).
- Hạt mịn.
- Dễ trộn.
- Co rút yếu khi chuyển trạng thái.
2.4. Điếu kiện làm sàng
- Không mùi vị.
- Sửa soạn và gán dễ dàng.
- Cạy gỡ khỏi vật gắn, răng, mô mềm tương đối dễ.

3. CÁC LOẠI X I M ẢNG GAN d ín h v ĩn h V IE N


3.1. Xi m ăng p h o sphate kẽm
Được sử dụrm trẽn 100 nãm. Là xi măng lâu đời. Là muối của kẽm-phosphate.
Thành phán:
Bột: là kẽm oxide, có khi cho thêm magie oxv đế làm tăng sức bền của kẽm oxide
với tỷ lệ 1/9.
Dung mòi: là một dung dịch acid phosphoric trona nước. Ngoài ra, còn có alumin
phosphate, kẽm phosphate giữ vai trò chất đệm đè kéo dài thời gian đỏng đặc và cho
phép đánh trộn thành một khối quánh đổng nhất.

1S5
Sự đông đặc của xi m ăng: Khi trộn bột lẫn với nước m ột phản ứng hoá học sẽ xảy
ra tạo thành m ột phosphate kẽm ngậm nước phản ứng này sẽ toả nhiệt:
Z nO + H ,P 0 4 + 2 OH 2 Z n H P 0 4,3H20 .
Phản ứng cứ tiếp diễn trong thời gian đông đặc thứ phát của xi m ãng để tạo thành
m ột phosphate kẽm ngậm nước: Z n 3 ( P 0 4)24H 20 .
Magie oxide tác động tương tự và cho magie phosphate ngậm nước: M g ,(P 0 4)24H20 .
Các m uối này không tan trong nước.

3.1.1. T h à n h p h ẩ n c h ín h
- O xide kẽm
- O xide m agie
- A cid phosphoric

3.1.2. T ín h ch ấ t
- Đ ộ pH: 3,5 - 6,6
- Đ ộ ép m ỏng: 25 m icrons
- Đ ộ cứng cao: 60 knoop
- Chịu lực nén thấp: 98 - 133 M Pa
- Dẻ nứt gãy
- Độ nhớt trung bình, sức bền trung bình, tính axit trung bình.
- Sức bền nén kém xi m ăng thuỷ tinh, nhưng tương tự xi m ăng kẽm phosphat
eugenol.
- Đ ộ hoà tan cao.
- Dính cơ học vào m ô răng. K hông có sự hút phân tử giữa xi m ăng và các mô
răng và các hợp kim vàng m à chỉ là sự bám dính cơ học do sự thâm nhập cùa xi măng
vào các m ặt lồi lõm cùa diện tiếp xúc.
- Đ ộ hoà tan và phân huý: Mất 0,3 % trọng lượng sau khi ngâm m ẫu 07 ngày
trong nước cất. Ớ trong m iệng, độ hoà tan tăng lên vì có tác dụng làm tan xi măng
gây ra do sự phân huý của các m ành vụn thức ăn và sự m ài m òn cơ học. Do đó xi
măng kẽm phosphate thường dùng để gắn bán tạm thời.
- Trộn phải đúng kỹ thuật 1 phút 20 giãy với lượng bột chia nhiều phần.
- Thời gian làm việc có điều chình được. Thời gian đông đặc cần được kiếm tra
kỹ: nếu xi m ăng rắn lại quá nhanh sự tạo thành các tinh thé này sẽ bị vỡ nát Irong khi
trộn hoặc nhồi xi m ăng vào cùi răng và chụp răng. Thời gian đông đặc xáy ra trung
bình từ 4 - 10 phút, kể từ khi bắt đầu đánh xi m ăng đến cuối thời kỳ đông đặc.
- Ảnh hường cùa quá trình đánh xi m ãng kẽm phosphaie lên các đặc tính của
xi măng:

186
Sức bền Độ dày lớp xi Tính tan Thời gian
Quá trình thao tác Tính acid
nén măng gắn lúc đầu làm việc

Giảm tỷ lệ bộư nước Giảm Giảm Tăng Tăng Chậm hơn

Tăng tỷ lệ của bột Giảm Tăng Tăng Tăng Nhanh hơn


kết hợp

Tăng nhiệt độ trộn Giảm Tăng Tăng Tăng Nhanh hơn


xi măng

Dung môi bị nhiễm Giảm Tăng Tăng Tăng Nhanh hơn


bẩn

- Có thể gây quá cảm ngà sau khi gắn.


- Dễ loại bỏ xi măng dư sau khi gắn.
- Nhạy cảm khi tiếp xúc sớm với ẩm ướt.
3.1.3. Chỉ định
- Gắn vĩnh viễn vào chụp kim loại toàn phần, cùi răng tái tạo bằng kim loại.
- Chốt đúc hay chốt làm sẵn, cầu răng thông thường với chụp kim loại toàn phần.
3.1.4. Tên thương mại
-Tenacin (Caulk).
- Feck’s (Mizzylnc).
- Elite cement 100 (CG).
- Phospha cap (vivadent).
- Super cement (Shofu) CÓ fluor.
- Detreyzinc (Dentsply).
3.2. Xi mãng polycat'boxylate
3.2.1. Thành phần chính
- Oxide kẽm.
- Dung dịch: 40 - 50% poly acid: acid polycarboxylic. Chất trùng hợp thường là:
poly acrylic acid trong nước.
- Tỷ lệ bột - nước: 2,5 - 3/1.
- Cấu trúc của xi măng được nghiên cứu bằng quang phổ học đã chỉ ra rằng: các
ion thuần tuý không có tác động qua lại với nhóm carboxylate mà là các liên kvt kiẽu
càng cua.

187
Ạ A
(ỉ 'ệ

C) Liên kết chelate

B) Dạng liên kết cầu


c
\ ___ /
c H------c _

/
0 ọ
\ /
CH- Zn
c
\ 0 ----- Zn —
/
0
c

D)

Hinh 26.3. c ấ u trúc C helate (liên kết kiểu càng cua) ở cem ent carboxylate

3.2.2. T ín h ch ấ t
- Đ ộ pH: 6 , 2 0 - 7 .
- K hông kích thích tuỷ răng.
- Đ ộ ép m ỏng: 30 - 40 m icrons.
- Đ ộ cứng cao: 65 Knoop.
- Chịu lực nén thấp (cao hơn xi m ăng phosphate kẽm ): 80 - 100 MPa.
- Dẻ nứt gãy.
- Đ ộ nhớt trung bình, sức bền trung bình, tính acid trung bình.
- Sức bền nén kém xi m ăng thuý tinh nhưng tương tự xi m ăng kẽm phosphate
eugenol.
- D ính hoá học với m ô răng và hợp kim Crôm - Coban.
- Điều kiện cách ly không quá nghiêm ngặt như phosphat hoặc glassionom er,
trong thời gian dài khả năng tan lại cao, với chụp thật khít khao.
- Thời gian thao lác: 2,5 - 4 phút, [rong đó thời gian trộn: 30 - 60 giãy tuỳ theo
nhà sản xuất, thời gian đông sau trộn là 3 phút ờ 22"c.

3.2.3. C h ỉ đ ịnh
Gắn dính tốt trong trường hợp phục hình có độ khít sát cao.
Gắn vĩnh viễn chụp kim loại toàn phần, răng chốt, chụp toàn phán chụp sứ - kim
loại inlay kim loại onlay, cầu răng thông Ihường với các loại phán giữ trên, cùi ràng
tái tạo bằng kim loại.
Đ ôi khi gắn các phục hình tạm bằng nhựa acrylic trong thời gian đài.

188
2.4. Tên thương mại
- Licarbo (GC).
- Poly F (Densply).
- Carboxylon (3M).
- Durelon (Premier Dental).
- Hybondpolycarboxylate cement (Shofu).
- Bondalcap (Vivadent).
.3. Glass ionom er xi m ăng (xi m ãng thuỷ tinh)
Được dùng từ năm 1970.
.3.1. Thành phần chính
- Bột: Alumino silicate glass.
- Fluoride.
- Nước: Chất đồng trùng hợp polycarboxylate tan trong nước.
'.3.2. Tính chất
- Độ pH: 5,6 - 7.
- Không kích thích tuỷ răng.
- Độ ép mỏng: 22 microns.
- Độ cứng cao.
- Chịu lực nén thấp: trên 70 MPa.
- Độ hoà tan thấp.
- Dễ nứt gãy.
- Dung dịch có tính nhớt.
- Dính hoá học với mô răng.
- Phóng thích fluor.
- Thời gian làm việc ngắn.
- Màu hơi trong.
- Khó loại bỏ xi măng dư sau khi gắn.
- Thời gian làm việc: 2 phút ở nhiệt độ 22°c. Trong điều kiện lạnhcóthể tăng
[hời gian làm việc. Trong quá trình thao tác tránh tiếp xúc với nước,ximãng đặt
trong miệng sau khoảng 7 phút sẽ bắt đầu quá trình gắn kết.
3.3.3. Chỉ định
Gắn vĩnh viễn các loại chụp và cầu răng có kim loại (thích hợp cho cùi rãng sống,
nhạy cảm và cần dự phòng sâu răng do có phóng thích fluor).

189
3.3.4. T ên th ư ơ n g m ạ i
- Fugi I (GC).
- K etac - C em (Espe).
- A qua C em (D ensply).

3.4. X i m ă n g n h ự a (A d h e siv e resin cem en t)

3.4.1. T h à n h p h ấ n c h ín h
- Các đơn chất (m onom er): Bis - G M A , TEG D M A , U D M A .
- Các nhóm chức năng: 4 M ethacryoxyéthyl Trimélliate A nhydride 10 Methacryloxy-
decyđihydro phosphate (M D P), Bis P henolM ethacrylate (BPDM ).

3.4.2. T ín h c h ấ t
- Hơi kích thích tuỷ.
- Đ ộ ép m ỏng: 20 - 30 m icrons.
- Đ ộ cứng 70 K noop.
- Chịu lực nén rất cao: 160 - 320 M Pa.
- K hông nứt gãy.
- Dính hoá học với m e n -n g à , sứ, com posite, kim loại có bề m ặt đã được xử lý
nhưng gắn d ính kém .
- Lực dán dín h cao.
- N găn lan truyền đường nứt của sứ.
- K hông hoà tan trong m ôi trường m iệng.
- Khó loại bỏ xi m ăng dư sau khi gắn.
- H oá hoặc quan g trùng hợp hoặc lưỡng trùng hợp.
- Có các m àu sắc thích hợp với các phục hình sứ thẩm mỹ.
- Cách dùng: Đ ạt được hiệu quả gắn dính phải bao gồm cả 3 yếu tố: etching xói
m òn m en ngà thường là acid phosphoric 37% dưới dạng gel, yếu tố hoạt hoá: primer
và chất dính: adhesive. T uỳ theo th ế hệ m à có thể đóng gói riêng biệt (th ế hệ thứ 4:
A ll Bond 2), p rim er và adhesive cùng 1 gói: th ế hệ thứ 5: Bond - 1, O ne Step P lus...),
cả 3 yếu tô' đều chu n g m ột gói m à eching không cần rửa nước: (th ế hệ thứ 6 mới và
th ế hệ thứ 7: FI - Bond, G - Bond, I - B o n d ...)'

3.4.3. C h ỉ đ ịn h
- Dán vĩnh viền các phục hình dán: cầu răng dán sườn kim loại, chụp Jacket sứ,
inlay - onlay sứ, m ặt d án sứ, chụp Jacket com posite không kim loại, chốt bằng sợi
carbon, chốt sứ.
- K hông sử dụng cho chụp và cầu răng, chốt kim loại Ihông thường.

190
3.4.4. Tên thương mại
- Panavia21 (Morita).
- Variolink (Ivoclar).
- Enfoce (Densply).
- Scotchbond multipurpose plus (3 M).
- Nexus (kerr).
- ABC (Adhesive Bridge Cement) (Vivadent).
- c & B Metabond (Parkwell).
- c & B Lutting composite (Bisco).
- All Bond 2.
- Calibra (Densply).
- Dual cement (Ivoclar - Vivadent).
- Super bond (bayer).
- Impervadual (Shofu).
- Comspan (Densply).
- Rely X (3M).
- Một vài hình ảnh xi măng resine.
Hình 26.4. Một vài hình ảnh về các xi măng gắn

3.5. X i m ă n g lai: N h ự a - xi m ă n g tliu ỷ tinh

3.5.1. Thành phần chính


- M uối nhôm sillicat fluor.
- A cid carboxylic.
- A cid atric.
- M ethyl m eth acrylate và H ydroxym ethacrylate(H E M A ).

3.5.2. T ín h ch ấ t
- ft kích thích tuỷ.
- Đ ộ bền nứt cao, độ ép m ỏng 25 m icrons, chịu lực nén 70 M Pa.
- D ính hoá học.
- Phóng thích fluor.
- ít tan trong m ôi trường m iệng.
- K hông gây q u á cảm ngà.

3.5.3. C h ỉ đ ịn h
Gắn vĩnh viễn các loại chụp và cầu răng kim loại, chụp sứ — kim loại, inlay -
onlay kim loại, chốt đ ú c hoặc chốt làm sẩn, các dụng cụ chinh hình ráng (không chì
đ ịnh gắn inlay, onlay bằng sứ hoặc com posite, có thể được dùng gắn chụp Jacket sứ,
Jacket com posite).

3.5.4. T ên th ư ơ n g m ạ i
- D yract - C e m (D ensply).

192
- Fuji Duet (GC).
- Vitremer (3 M).
- Advance (Densply).
- GC Fuji plus (GC).
- Principle (Densply).
- Prote CEM (Vivadent).
- Fiji CEM (GC).

Hình 26.5. Xi măng gắn Fuji plus

4. XI MĂNG G Ắ N D ÍN H TẠM T H Ờ I
Tính chất:
- Đề kháng mài mòn thấp.
- Dễ hoà tan trong môi trường miệng.
- Khả năng bám dính kim loại thấp.
- Chậm đòng.
- Có tác dụng làm êm dịu tuỷ răng (nếu có eugenol).
4.1. Xi m ăng tạ m thời
4.1.1. Xi măng oxide kẽm có eugetiol
Tên thương mại:
- Tembond (Kerr).
- IRM (Caulk / Densply).

193
Hinh 26.6. Xi m ăng gắn tạm

4.1.2. Xi măng oxide kẽm không có eugenol


Tên thương m ại:
- T em bond (K err).
- F reegenolT em porarypack (GC).
- L ivcarbo (GC).
- Life (Keư).
- D ycal (L.D .C aulk).
- F erm it (3M ) quang trùng hợp.
- Provisonal (Cades).
- Z one (Cades)

Hình 26.7. Xi măng kẽm khòng có eugenol

194
4.2. Nhựa gán tạm thời (Resine de cementation temporaries)
Có thể tự trùng hợp hoặc quang trùng hợp
Tên thương mại: Provilink (Ivoclar)

Tự LƯỢNG GIÁ
Chọn câu trả lời đúng cho các câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn vào chữ
cái đầu cáu
1. Thành phần của xi măng phosphate kẽm:
A. Oxide kẽm.
B. Oxide magie.
c. Chất đồng trùng hợp polycarboxylate tan trong nước.
D. Acid phosphoric.
2. Khi giảm bớt lượng bột trong hỗn hợp trộn của xi măng phosphate kẽm thì điều gì
sẽ xảy ra:
A. Tính tan giảm.
B. Tăng tính bền.
c. Giảm độ mòng lớp xi măng.
D. Tăng thời gian làm việc.
3. Đâu là câu khảng định đúng về xi măng carboxylate:
A. Độ nhớt trung bình, sức bền trung bình, tính acid trung bình.
B. Phóng thích fluor.
c . Sức bền nén kém xi măng thuỷ tinh nhưng tương tự xi măng kẽm phosphate
eugenol.
D. ít nứt gãy.
4. Tính chất của xi măng thuỷ tinh:
A. Không kích thích tuý răng.
B. Độ ép mỏng: 22 microns,
c. Độ cứng thấp.
D. Chịu lực nén cao: trẽn 70 MPa.
5. Uu điểm của xi măng Resin:
A. Giá thành hạ.
B. Không kích thích tuỷ răng.
c. Độ cản quang tốt, phù hợp với gắn dính chụp toàn sứ.
D. Dễ loại bỏ xi măna dư sau khi gắn.
195
Bài 27

H O À N T Ấ T V À LẮP CẦU R Ă N G

MỤC TIÊU

1. T rình bày được các bước tliử và điều clủnli được cầu răng trên lâm sàng.
2. T rình b à y được cá c bước lắp cẩu răng.

1. C Á C G IA I Đ O Ạ N T H ự C H I Ệ N M Ộ T C À U R Ă N G
1.1. G ia i đ o ạ n lâ m sà n g 1
1. L ấy k h uôn và đ ổ m ẫu nghiên cứu.
2. M ài điều chỉnh khớp cắn nếu cần.
3. M ài cùi răng.
4. L ấy khuôn hàm làm cầu răng bằng th ìa làm sẵn hoặc thìa cá nhân và silicone
lấy khuôn, lấy khu ô n hàm đối diện.
5. G hi dấu tương quan khớp cắn.
6. Làm và lắp cầu răng tạm .
7. Chọn m àu răng.

1.2. G iai đ o ạ n la b o
1. Đ ổ m ẫu làm việc với đai tháo lắp.
2. Lên giá khớp.
3. Làm m ẫu sáp phẩn giữ và nhịp cẩu.
4. Gắn kim đ ú c và bao bột m ỉu sáp.
5. Đ úc kim loại.
- Làm chảy kim loại.
- Ly tâm .
6. Bó bột bao và lẩy cầu kim loại.
7. Làm nhẵn và lắp thử, điểu chỉnh trôn m ẫu hàm và đánh bóng.
8. L àm sáp m ặt ngoài và ép nhựa (hay nướng sứ).
9. Làm nguội và đánh bóng lại.

196
1.3. Giai đoạn lâm sàn g 2
1. Thư sươn: Trong trường hợp làm cầu rãng bằng sứ —kim loại hoặc sứ toàn bộ
có sườn.
2. Thử cầu răng trên miệng.
3. Lắp tạm cầu răng.
4. Lắp chính thức.
5. Hướng dẫn bệnh nhân.

2. HOÀN TẤ T VÀ L Ắ P CÀU RẢNG


2.1. T hử sườn cầu răn g
- Tháo cầu răng tạm.
- Đặt sườn cầu răng vào các cùi răng theo hướng lắp và dùng tav ấn xuốnơ.
- Nếu sườn cầu răng xuống không khít có thể do điểm vướng trong lòng chụp:
Dùng chất kiểm tra độ khít (Fit checker) hoặc cao su phết đều một lớp trong lòna các
phần giữ rồi lắp sườn cầu răng vào vị trí. Vị trí lớp cao su bị thủng là điểm vướng.
Điều chỉnh điểm vướng bằng đá mài hay mũi khoan thép.
- Nếu sườn cầu răng đã xuống khít sát, cần đánh giá các điểm sau:
+ Sự khít sát bờ của sườn phục hình với đường hoàn tất.
+ Khoảng hở dành cho đắp sứ.
- Khi sườn đạt được các yêu cầu, lắp lại răng tạm và gửi sườn lại labo đé đắp sứ.

2.2. T hử cầu ràn g


- Tháo cầu răng tạm bằng cây tháo chụp.
- Đặt cầu răng vào các cùi răng theo hướng lắp và dùng tay ấn xuống.
* Nếu cầu răng xuôhg không khít có th ể do:
a) Điểm vướng: hỏi cảm giác của bệnh nhàn có thấy căng, đau các răng kế cận
không?
Dùng chi nha khoa để kiểm soát vùng điểm tiếp giáp.
b) Có điểm vướng trong lòng chụp:
Dùng cao su phết đều một lớp trong lòng các phần giữ rồi lắp cầu răng vào vị trí.
Vị trí lớp cao su bị thủng là điểm vướng. Điều chỉnh điểm vướng bằng đá mài hay
mũi khoan thép.
c) HướỉìiỊ của các răng trụ không song song do bị di chuyển trong lúc chờ phục
hình, hay do có sai sót trong các giai đoạn thực hiện phục hình phải làm lại.
* Nếu cầu răng đã xuống khít sát, cần đánh giá các điểm sau:

197
2.2.1. S ự k h ít sá t b ờ p h ụ c h ìn h với đư ờ ng h o à n tất
- K iem tra b ăn g th am trâm đầu nhọn sắc ở m ãt ngoài và trong xem đư ờng hoàn
tất có liên tục với m ô răn g không?

- Đ ường hoàn tất ở p h ía gán và xa. Kiểm tra bằng chỉ n h a k h o a hay phim
X quang.
- Bờ phục hình dài sẽ đè ép lợi trắng ra phải m ài bớt.

- Đ ộ hở ch o p h ép dưới 3 0^ ni. N ếu hở nhiều hơn, cần kiểm tra xem còn điểm
vướng không. N ếu có vướng thì cần loại bỏ. N ếu không có, cần phải đ iêu chỉnh hoặc
lấy khuôn lại và làm lại.

2.2.2. Đ iểm tiếp g iá p


- D ùng chỉ nha k h o a để xem điểm tiếp giáp có tốt không? K hi đư a chỉ nha khoa
có tiếng kêu “ tá c h ” là đạt. N ếu chì không qua được thì tiếp g iáp q u á chặt cần phát
hiện điểm vướng bằng giấy cắn và m ài bớt rồi đánh bóng. N ếu chỉ q u a quá dễ hoặc
nhìn thấy khe hờ, tiếp g iáp không tốt, bị thiếu dễ gây m ắc thức ăn cần phải điều chỉnh
lại bằng đắp ihêm sứ hoặc hàn thêm kim loại (H ợp kim vàng).
- Lắp cầu răng rồi ấn m ột đầu, đẩu kia bặt lên, thì đầu kia có điểm tiếp giáp hờ.

2.2.3. G ờ b ê n
G ờ bên của các phần giữ phải ngang với các răng k ế cận là tốt nhất trong trường
hợp khớp cấn thuận lợi.

2.2.4. S ự ổ n đ ịn h c ủ a cầ u ră n g
- Cẩu răng phải ổ n định, sát khít với các cùi răng, không được bập bênh và xoay
khi có lực tác động.
- N ếu cầu răng không ổn định do phần thừa nhỏ lồi lên ờ m ặt trong thì dễ dàng
điều chỉnh, nếu d o biến dạng, phải làm lại.

2.2.5. C u n g ră n g và k h ớ p cán
a) Cẩn kiểm tra:
- VỊ Irí các m úi ngoài cùa răng trụ và nhịp cầu có nằm đúng cung răng không?
- Tương q u an giữa phần dưới nhịp cẩu với niêm m ạc sống hàm .
- Tương quan giữa m úi ngoài răng trên và múi ngoài răng dưới có đúng không để
tránh cắn m á hay m ôi.
- Tương quan khớp cắn các m úi răng bên làm việc và bên thăng bầng, khớp cắn
trung tâm , cắn hàm dưới đưa ra trước.
b) Đ ánh giá và đ iểu chỉnh khớp cắn:
Chi điều chỉnh khớp cắn trong trường hợp có những điểm chạm sớm. T rong Irường

198
hợp khớp cắn hở, nêu mặt nhai kim loại, phải làm lại và nếu mặt nhai là sứ, phải đắp
thêm sứ.
1. Đánh tình trạng khớp cắn ở các răng thật còn lại trước khi lắp cầu rãng.
2. Lắp cầu răng vào miệng bệnh nhân cho cắn và đánh giá lại tình trạng chạm
khớp. Nếu phát hiện sự bất hài hoà về khớp cắn, quyết định xem nên chỉnh trong
miệng hay gắn lại trên giá khớp để chinh.
3. Đánh dấu các điểm vướng khi bệnh nhân cắn bằng giấy cắn.
4. Mài chỉnh các điểm vướng bằng mũi mài kim cương hoặc đá trắng, cần kiểm
tra độ dày phục hình trước khi mài. Trong trường hợp cần mài chỉnh múi răng đối
diện thì cần phải giải thích cho bệnh nhân lý do hợp lý và nên mài ở giai đoạn mài
chỉnh khớp cắn và mài cùi.
5. Chú ý khi mài chỉnh không được để mất các điểm dấu chạm khớp. Điểm dấu
chạm khớp có quầng in màu giấy cắn xung quanh còn ở giữa sạch không in màu.
Điểm dấu chạm khớp giả nhìn như vết ố nhòe.
6. Dùng các màu giấy cắn khác nhau cho các tư thế chạm khớp khác nhau.
Các chuyển động bên và các điểm vướng được đánh dấu trước bằng 1 màu (xanh).
Sau đó giấy màu khác (đỏ) được sử dụng xác định chạm khớp ở khớp cắn trung
tâm. Các điểm vướng chuyển động bên (in màu xanh không có phủ màu đỏ) được
mài chỉnh.
7. Làm nhẩn (đánh bóng đối với sứ) các điểm mài chỉnh trên phục hình.
Kỹ thuật chỉnh khớp trên miệng có một số hạn chế:
1. Sự khác biệt các điểm chạm khớp ở khớp cắn trung tâm và khớp cấn ngoại tâm
là khó phân biệt.
2. Tốn nhiều thời gian trên ghế.
* Trường hợp cần chỉnh khớp nhiều hơn hoặc giảm thời gian trên ghê. thực hiện
chỉnh khớp trên càng nhai sưu khi gắn lợi mầu.

2.2.6. Thẩm mỹ
- Hình dạng, màu sắc và kích thước của cầu răng có phù hợp không? Đặc biệt
quan trọng đối với các răng trước.
- Tương quan cầu răng với cung răng, với răng đối diện, với sống hàm có phù
hợp không?
2.3. Láp cầu rãng

2.3.1. Lắp tạm


- Với một cầu răng thông thường, nên gắn tạm trong 1 tuần đè kiểm soát việc
nhét thức ăn, xáo trộn khớp cắn, tổn thương mô nha chu...

199
- L ấp bằng xi m ăn g gắn tạm .
- K ỹ thuật lắp tạm g iống như lắp chính thức cầu răng.
- Khi th ao câu răng có thê khó khăn rxiăc dù dùng xi m ăng gắn tạm . Đ ể th áo dê
hơn: trọn them m ơ —vaseline vào xi m ăng gắn tạm và chỉ cho xi m ãn g vào bờ cua
phục hình đ ể làm kín.

2.3.2. L ắ p c h ín h th ứ c
- T háo cầu răn g đ ã được lắp tạm , làm sạch lòng chu#p.
- L ắp th ử lại đ ể xem hướng lắp và m ức độ m a sát với cùi răng.
- L àm sạch và sát trùng cầu răng bằng cồn.
- C huẩn bị xi m ăn g gắn: chọn xi m ãng gắn phù hợp với loại phục hình và thao
tác theo hướng dẫn củ a nhà sản xuất.
- Cô lập thật kỹ nơi gắn cầu răng bằng bông cuộn, hút nước bọt. Đ am cao su chỉ
dùng khi phục h ình ở n goài vùng cổ răng.
- Rửa sạch răn g trụ và lau khô. T ránh dùng các chất sát trùng m ạnh.
- T rộn xi m ăn g ch o vào lòng chụp xung quanh cấc vách.
- Đ ặt cầu răn g lên các cùi răng, ấn xuống đồng thời th eo hướng lắp.
- D ùng g ỏ cắn ch o bệnh nhãn cắn tạo các lực lúc lắc động để ép cầu răng
xuố n g sát khít. Á p lực tĩn h có thể làm bó chặt phục hình làm ch o phục hình không
khít hoàn toàn.
- D ùng tay giữ cầu răng đúng vị trí cho đến khi xi m ăng cứng.
- D ùng th ám trám và chỉ nha khoa lấy sạch XX m ăng thừa.
- K iếm soát lại khớ p cắn bằng giấy cắn.

2.4. Sau k h i lá p cầ u ră n g
1. G iải th íc h c h o b ệ n h n h ân b iết tín h sinh h ọ c củ a cầu răn g , chí d ẫn cách
g iữ gìn p h ụ c h ìn h đ ặ c b iệt là vệ sin h kiểm so á t m ản g b ám ră n g , sự cần thiết của
việc tái k h ám đ ịn h k ỳ để đ iều ch in h k h ớ p cắ n nếu cầ n và c h ụ p p h im X quang để
kiếm tra.
2. Lưu giữ lại các tài liệu của bệnh nhân phục hình như bệnh án, phim Xquang,
m ẫu hàm nghiên cứu.
3. Tái khám sau 1 tuần kiểm tra lại:
Rãnh lợi có sạch k hông? Có còn xi m ăng thừa?
- K hớp cắn: c ó thế có m ộĩ vài điểu chỉnh nho.
4. Kiếm tra định kỳ: 6 tháng/ lần.

200
Tự LƯỢNG GIÁ

Chọn càu trả lời đúng cho các càu hỏi sau bằng cách khoanh tròn vào chữ
cái đầu câu
1. Các điểm cần kiểm soát sau khi cầu rãng đã xuống khít sát:
A. Đường hoàn tất.
B. Điểm tiếp giáp.
c. Gờ bên.
D. Cung răng và khớp cắn.
E. Răng trụ.
G. Sống hàm.
H. Thẩm mỹ.
2. Thứ các bước lắp cầu răng:
A. Rửa sạch răng trụ và lau khô - Trộn xi măng cho vào lòng chụp - Đặt cầu
răng lên các cùi răng, ấn xuống đồng thời theo hướng lắp - Giữ cầu răng đúng
vị trí - Kiểm soát lại khớp cắn bằng giấy cắn - Dùng thám trâm và chỉ nha
khoa lấy sạch xi măng thừa.
B. Rửa sạch răng trụ và lau khô - Trộn xi măng cho vào lòng chụp - Đặt cầu
răng lên các cùi răng, ấn xuống đồng thời theo hướng lắp - Giữ cầu răng đúng
vị trí - Dùng thám trâm và chỉ nha khoa lấy sạch xi măng thừa - Kiểm soát lại
khớp cắn bằng giấy cắn.
c . Rửa sạch răng trụ và lau khô - Trộn xi mãng cho vào lòng chụp - Giữ cầu
răng đúng vị trí - Đặt cầu răng lên các cùi rãng, ấn xuống đồng thời theo
hướng lảp - Dùng thám trâm và chì nha khoa lấy sạch xi măng thừa - Kiểm
soát lại khớp cắn bằng giấy cắn.
3. Lấy xi măng thừa ở vùng tiếp giáp bằng:
A. Thám trâm.
B. Chỉ tơ nha khoa,
c. Chi co lợi.
4. Kiểm tra điểm tiếp giáp bằng:
A. Bằng mất thường.
B. Thám trâm.
c . Chí tơ nha khoa.

201
Bài 28

NHỮNG THẤT BẠI CỦ A PHỤC HÌNH C Ô ĐỊNH


C ÁCH S Ử A CHỮA

MỤC TIÊU

1. T rình bày được các nguyên nliân thất bại của p h ụ c hình cô 'định.
2. N ê u các cách sửa chữa m ộ t s ố lỗi của phục hình.

1. Đ Ạ I C Ư Ơ N G
- T uổi thọ của cầu răng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và k h ó d ự đ o án chính xác.
Tuy nhiên, các ng h iên cứu gần đây cho thấy, khoảng 90% cầu rãn g lồn tại được lì
nhất là 10 năm .
- T hất bại củ a m ột phục hình c ố định có thể ở nhiều m ức độ và có thể sửa chữa
được hoặc th áo bỏ.
- N hữ ng thất bại bao gồm : Sự khó chịu, phục hình giảm hoặc m ất lưu giữ. sâu
răng tái phát, m ô nâng đ ỡ suy yếu, tuỷ răng thoái hoá, sườn kim loại bị gãy, phục
hình không còn chức n ăng và thẩm m ỹ.

2 . C Ầ U R Ă N G G IẢ M H O Ặ C M Ấ T L Ư U G IỮ

2.1. N g u y ên n h ã n
Cầu có thể bị giảm hoặc m ất lưu giữ do phẩn giữ bị bong. T hô n g thường, cầu
răng bong m ột lưu giữ ra khỏi răng trụ. N guyên nhân giảm h oặc m ất lưu giữ cầu ráng
có thể:

2.1.1 Sự ta n rã x i m ă n g
Có thể do:
- H ở cạnh chụp.
- Phần giữ bị biến dạng.
- C hụp bị thủng.
2.1.2. G á n x i m ă n g k h ô n g đảm bdo k ỹ th u ậ t
- R ăng trụ h o ặc m ặt trong phục hình không khô và sạch.
- X i m ăng trộn không đù và không đều, không đúng kỹ thuật.

202
2.1.3. Sáu ráng
Khi cầu răng không còn khít sát một phần hay hoàn toàn, sâu răng tiến triển phá
huỷ tổ chức cứng của răng.
2.1.4. Cùi răng không đủ sức giữ
Cùi răng quá ngắn, hoặc mài quá thuôn hoặc số lượng răng trụ không đủ.
2.1.5. Vật đúc không khít
Khi phần giừ không khít, lỏng, phục hình sẽ bị lỏng lẻo dưới lực nhai.
2.1.6. Thiếu sự che chở của kim loại trên mặt nhai
Mặt nhai ờ múi ngoài đôi khi không được phủ kim loại vì lý do thẩm mỹ, một lực
tác động ngay mặt men răng sẽ tách răng ra khỏi vật giữ.
Trừ trường hợp cầu răng quá ngắn, với phần giữ là một inlay và một mối ngắt lực
để cho phép răng chuyển động riêng rẽ, mặt nhai của răng trụ nên được phủ kim loại
để tiếp nhận và phân tán lực tác động vào.
2.1.7. Ngẫu lực xoắn
Do có điểm chạm sớm ở tư thế cắn lệch hay những bất thường khác của khớp cắn
làm tan rã xi măng và phần giữ bị lỏng.
2.2. Sửa chữa cầu rãn g bị giảm hoặc m ất lưu giữ
- Khi cầu răng bị bong phần giữ ở một răng trụ, thông thường phải tháo bỏ ngay
và làm lại. Trong một số trường hợp, có thể cắt bỏ một phần giữ biến thành cầu với
nếu các trụ còn lại vẫn đảm bảo chức năng.
- Trường hợp cầu răng bị bong hoàn toàn, đánh giá lại cầu răng và xác định
nguyên nhân bong. Nếu cầu răna còn đảm bảo kỹ thuật, các răng trụ còn đủ chức
năng và nguyên nhân bong cầu có thể khắc phục, cầu răng có thê được gắn lại.

3. SÂU RÁN G TÁ I P H Á T
a) Nguyền nhàn:
- Bờ chụp dài. hờ hoặc thiếu.
- Mòn mặt nhai.
- Phần giữ bị bong.
- Khôn2 có khe hở tiếp cận.
- Vệ sinh rãng miệna kém.
- Chi định kiểu vật aiữ sai.
b) Xi’í trí: Tuỳ ưường hợp. nếu lỗ sãu nhỏ ờ ngay bờ vật giữ. có thè hàn, nhung
thường phải tháo cầu ra. hàn lỗ sâu và làm lại phục hình.

203
4 . T IÊ U X Ư Ơ N G Ổ R Ă N G
- Cầu rãng bị q u á tải lực do:
+ N hịp cầu quá dài.
+ Sử dụng ít răng trụ.
+ Kích thước m ặt nhai quá lớn.
- H ình d án g khe h ờ tiếp cận không đúng.
- H ình d án g ngoài của phần giữ không đúng.
- M ài đường hoàn tất q u á sâu làm tổn thương dây chằng tròn củ a m àng nha chu.
- Sự tiêu xương có thể tránh được nếu chẩn đoán và lập k ế hoạch phục hình
đúng. N ếu k hoảng m ất răng quá dài hoặc không đủ răng thích hợp để làm răng trụ thì
không nên làm phục hình c ố định.
- Sự tiêu xương có th ể làm chậm lại hoặc loại trừ hẳn do điều trị nha chu, thăng
bằng khớp cắn.
- Trường hợp tiêu xương nhiều, răng trụ không còn đù chức năng, phục hình phải
làm lại.

5. TU Ỷ R Ã N G T H O Á I H O Á
- Tuý rãng có thế bị kích thích, nhiễm trùng do phương pháp m ài răng, do thiếu
sự bảo vệ cùi răng trong suốt quá trình làm phục hình. N ếu nhẹ sẽ hồi phục, nặng
hơn, tuỷ sẽ thoái hoá sau vài tháng lắp phục hình.
- N goài ra, tuỷ còn có thể thoái hoá do chấn thương khớp cắn hay sâu răng tiến
triển dưới vật giữ.
- Đ a số các trường hợp có thể chữa tuỷ m à không cần tháo cầu ra.

6. G Ã Y C Á C T H À N H P H A N của cầu r ă n g

- Sườn của cẩu răng gãy do:


+ Sai sót trong kỹ thuật đúc.
+ K hiếm khuyết nơi m ối hàn.
+ Hợp kim phải chịu lực nén quá mức với nhịp cầu dài, phẩn nôi quá nhỏ, làm
trung tám chỗ nối bị rạn nứt đưa đến việc gãy phục hình.
- Trường hợp này phải làm lại phục hình.

7. H Ỏ N G C Ủ A M Ặ T N H ự A H A Y s ứ
a) M ặt nhựa, sứ có tliê’b ị bong ra huy gãy, vỡ và đ ổi m àu, nguyên Iiliân:
- Q uá ít phẩn lưu.

204
Thieu kim loại chc chơ mạt nhai hâv bờ cãn. lưc từ múi răng đối diẽn sẽ làm vỡ
hay bong mặt nhựa hay sứ này.
- Biến dạng cùa hợp kim.
- Khớp cắn không hài hoà.
- Sai sót trong kỹ thuật nướng sứ.
b) Có th ể sửa cliữa bằng các cách sau:
- Đắp toàn bộ bằng composite.
- Dùng composite sửa chữa sứ để đắp vào những chỗ sứ. nhựa bị vỡ. mc.
- Thăng bằng khớp cắn, giảm lực tác động vào mặt sứ. nhựa.
c) Trường hợp không sửa được, phái làm lại.

8. GÃY C Ù I R Ả N G H O Ặ C CH Â N RĂNG
- Cùi rãng hoặc chân răng bị gãy có thể do sang chấn, lực tác động quá lớn. hoặc
kết hợp với cùi răng không đủ khoẻ.
-Thông thường, các trường hợp này phải tháo cầu răng xử lý cùi răna hoặc chân
răng và làm lại phục hình.

9. V IÊM M Ô M ỀM
-N guyên nhân thường do nhịp cầu:
+ Lợi, niêm mạc không còn lành mạnh vì bị ép. hay khó chải rừa ờ vùng nhịp cầu
do kiểu nhịp cầu làm không đúng.
+ Không có khoảng hờ tiếp cặn.
+ Hình dáng ngoài quá lồi hay quá phẳng.
- Bệnh nhân vệ sinh răng miệng không tốt. Cần kiểm soát tốt vệ sinh ràng miệng.
- Dị ứng với vật liệu.
-Thường phải tháo cầu răna đê làm lại trons các trường hợp làm sai kỹ thuật.

Tự LƯỢNG GIÁ

Chọn càu trả lời đúng cho các càu hỏi sau bằng cách khoanh tròn vào chữ
cái đáu càu
1. Các nauyên nhân thất bại của phục hình cố định:
A. Mất hoặc giảm lưu giữ cầu răng.
B. Sâu rãng.
c . Mòn răng đối diện.

205
D. Lung lay răn g đối diện.
E. Tiêu xương.
F. T hoái hoá tuỷ.
G. G ãy các thành phẩn cầu răng.
H. H ỏng m ặt sứ, nhựa.
2. N guyên nhân tan rã xi m ăng:
A. H ở cạnh chụp.
B. Phần giữ bị biến dạng,
c. C hụp bị thùng.
D. C hụp q u á dày.
3. N guyên nhân của gãy sườn cầu răng:
A. K hiếm khuyết nơi m ối hàn.
B. Sai sót trong kỹ thuật đúc.
c . H ợp kim phải chịu lục nén quá mức với nhịp cẩu dài.
D. Phẩn nối quá lớn.

206
B ài 29

THÁO PHỤC HÌNH c ố ĐỊNH

MỤC TIÊU

1. Nêu được các nguyên nhân phải tháo phục hình c ố định.
2. Trình bày được kỹ thuật tháo những phục hình c ố định bị hỏng.

1. ĐẠI CƯ ƠNG
Phục hình cố định sau một thời gian sử dụng trong miệng, có thể có những chỗ bị
hỏng ở chính phục hình hoặc trên răng trụ. Phần lớn các trường hợp này. phục hình
cần phải tháo ra và làm lại. Khi tháo phục hình cũng cần phải đúng kỹ thuật, nếu tháo
không đúng kỹ thuật có thể làm:
- Lung lay răng trụ.
-T ố n kém thời gian.
- Gây đau cho bệnh nhân.

2. NGUYÊN N H Â N T H Á O P H Ụ C H ÌN H
- Sâu răng ở bờ vật giữ hay xung quanh cạnh chụp.
- Răng trụ bị lung lay do nha chu viêm hay chịu quá nhiều lực.
- Phục hình cố định không đạt tiêu chuán, gây biến chứng mà khòng thể điều
chỉnh sửa chữa để tiếp tục sử dụng.
- Tháo gỡ để nhổ luôn răng trụ.
- Mòn, thủng mặt nhai, để lộ cùi răng nhiều.
- Điều trị nội nha không tốt, mà không thể điều trị lại.
- Răng chốt bị gãy, mòn, đổi màu mất thẩm mỹ.

3. THÁO C H Ụ P
3.1. Chụp jack et
- Dùng dụng cụ tháo chụp:
Đặt cây tháo chụp ở cạnh phía ngoài hay trong đê giật về phía mặt nhai. Nêu
chụp chắc không tháo được phải phá chụp.
207
- Phá chụp:
Dung m ui kho an trụ cãt ở giữa m ặt ngoài từ cạnh chụp đến bờ cắn cho đến khi
gạp CUI rang. D ung dao sap tách ra. Chú ý tránh tổn thương cùi ră n ° h ay cùi giả. N êu
còn chắc phải phá thêm m ặt trong hay m ặt bên.

3.2. C h ụ p k im lo ạ i, c h ụ p k im lo ạ i phủ sứ
- D ùng cây th áo ch ụp để ở cạnh chụp m ặt ngoài hay m ặt trong, hoặc góc gần, xa
gỡ giật lên. K hông nên dùng quá sức gây viêm khớp hay gãy cùi răng. N ếu chụp chắc
phải phá chụp.
- Phá chụp:
+ D ùng m ũi kho an chuyên dụng cắt kim loại, cắt 1 đường ngay giữa m ặt kim loại
ờ ngoài từ cạnh lén giữa m ặt nhai cắt đến khi lộ cem ent, chứng tỏ đ ã hết lớp kim loại,
chú ý tránh phạm cùi răng. K hi cắt kim loại, cần đeo kính b ảo vệ m ắt ch o cả bệnh
nhãn và bác sĩ.
+ T rường hợp ch ụ p kim loại phủ sứ: D ùng m ũi khoan kim cương cắl sứ sau đó
dùng m ũi cắt kim loại.
+ D ùng cây nạy tách bung hai bên đường cắt ra rồi dùng cây th áo chụp giật về
phía mặt nhai.
+ Nếu chụp vẫn còn chác phải cắt thêm có khi hết m ặt nhai, hoặc cắt vào mặt trong.

4. TH ÁO CẦU R Ă N G
- Trước tiên phải xác định có bao nhiêu răng trụ và kiểu phần giữ.
- N ếu m ột hay nhiều phần giữ là chụp toàn điện phải dùng m ũi khoan để cắt ờ
giữa m ặt ngoài từ rìa ch ụp lên đến m ặt nhai rồi dùng cây tháo chụp để lấy ra. Nếu
không được, phải cắt tiếp hết m ạt trong.
- Đối với cầu có vật giữ là inlay hoặc chụp 3/4, sau khi dùng thử cây tháo chụp
m à không ra phải cắt rời cầu răng ra khỏi vật giữ.
- Chỗ m ặt nhai đủ dày của vật đúc có thể làm bật ra bằng cách khoan lỗ nhỏ
xuyên qua m ặt nhai, sau đó vặn vào lỗ đó m ột ốc nhỏ, khi ốc vặn tới m ặt nhai của cùi
răng, vài vòng vặn thêm sẽ làm bật inlay ra khỏi cùi răng.
- T rường hợp cầu răng gồm nhiều răng trụ trung gian phải cắt rời ra làm 2 hoặc 3
phán trước khi tháo.
- T rường hợp cẩu dán hoặc cầu răng bị xi m ăng tan rã có thê’ tháo m à vẫn giữ
nguyên cả cầu.
- Khi cầu răng bị bong phần giữ ờ m ột răng trụ, thông thường phải tháo bỏ ngay
và làm lại. T rong m ột số trường hợp, có thể cắt bỏ m ột phần giữ biến thành cầu với
nếu các trụ còn lại vẫn đàm bảo chức nãng.

208
5. THÁO R A N G C H O T
5.1. Răng chốt đơn giản
- Dùng mũi khoan cắt phá nhựa hoặc sứ phần thân răng để lộ chốt ra rồi tháo
chốt bằng phương pháp sau:
+ Dùng dụng cụ tháo chốt: Dụng cụ gồm 2 bộ phận chính:
• Một tựa vào mặt chân răng để giữ vững chân rănơ.
• Một được xiết ốc để ôm chặt vào chốt.
Vặn một ốc khác để tạo một chuyển động gồm 2 lực:
Lực kéo chốt ra và lực ấn giữ chân răng vào, chốt sẽ được lấy ra khỏi chân răno
mà chân răng không bị chấn thương.
+ Dùng kìm: Dùng một kìm đầu phẳng kẹp và chốt lắc thử, nếu xi măng khòng
cứng, chốt nhúc nhích được thì xoay nhẹ để kéo chốt ra.
- Nếu chốt cứng khó tháo: Có thể dùng mũi khoan trụ thật nhỏ khoan rãnh quanh
chốt để phá bỏ xi măng quanh chốt hoặc khoan thẳng theo chốt để phá chốt.
- Dùng máy siêu âm: Đặt đầu máy lên phần thân chốt để rung mặt trong và ngoài.
- Nếu chốt không sát lắm, lớp xi mãng sẽ bị rạn nứt và chốt sẽ được rút ra dễ dàng.
5.2. Tháo chốt gãy sát m ặt chân răng
• Dùng dụng cụ:
- Chọn mũi khoan đặc biệt của bộ dụng cụ tháo chốt có kích thước phù hợp đường
kính của chốt để tạo một rãnh xoắn ốc xung quanh chốt.
- Dùng thanh nối phù hợp với kích thước của mũi khoan tạo răng xoắn ốc đê vặn
chặt vào chốt. Lắp bộ phận của dụng cụ để kéo thanh nối có kẹp chốt ra.
- Nếu không có dụng cụ tháo chốt, có thể dùng kỹ thuật sau:
+ Xác định phần mô răng còn nhiều, nếu mô răng còn nhiều ờ phía ngoài:
Dùng mũi khoan tròn nhỏ với tay khoan thẳng tựa sát chốt ở phía ngoài, khoan
một rãnh sâu khoảng lmm theo chiều gần xa. Luôn luôn sát mũi khoan vào chốt để
tránh phá nhiều mô răng hoặc thủng chân răng, sau khi đã tạo được một rãnh hẹp đầu
tiên theo hướng gần xa, thay mũi khoan lớn hơn để làm rộng rãnh. Sau đó lại dùng
mùi khoan nhỏ nhất đê khoan sâu thèm rãnh, rồi lại thay mũi lớn hơn đẽ làm rộng
rãnh. Khi mặt ngoài chốt lộ ra tối thiểu 2/3 chiều dài chốt nằm trong chân răng. Dùng
một lực nhẹ bẩy chốt từ phía trong để làm rạn nứt xi măng gắn. chốt sẽ chuyển động
về phía rãnh đã khoan, sau đó dùng kẹp gắp rút chốt ra.
+ Nếu mô răng xung quanh còn mỏn 2. khòns thế tạo rãnh xung quanh, phai dùng
mũi khoan siêu tốc phá huỳ hoàn toàn chốt.

209
5.3. C h ốt đ ú c liền cù i răn g
- Chốt đúc liền cùi răng có chụp răng:
+ Nếu hỏng chụp răng ở ngoài cùi răng: cắt chụp, giữ lại chốt và cùi ráng sau đó
làm lại chụp răng.
+ Nếu chốt lỏng: th áo chốt và đánh giá lại chân răng xem còn sử dụng được
không, sau đ ó có thể làm lại răng chốt hoặc nhổ chân răng.
- Chốt đúc liền răng giả: N ếu chân răng còn tốt, chốt còn chật và chi bị hỏng mạt
sứ hoặc nhựa: nếu th áo chốt khó khăn, có thể m ài phần rãng g iả tạo cùi răng làm
chụp răng mới.

Tự LƯỢNG GIÁ

C họn câu trả lời đ ú n g ch o các câu hỏi sau bằng cách k h oan h tròn vào chữ
cái đầu câu
1. M ột sô' nguyên nhân phải tháo phục hình c ố định:
A. Sâu rãng ở bờ vật giữ.
B. Sâu răng bên cạnh phục hình.
c . Phục hình c ố định không đạt tiêu chuẩn.
D. T háo g ỡ để nhổ luôn răng trụ.
E. M òn, thùng m ặt nhai, để lộ cùi răng nhiều.
F. Đ iều trị nội nha khô n g tốt.
G. R ăng chốt bị gãy, m òn, đổi m àu m ất thẩm mỹ.
H. R ăng Irụ bị lung lay quá nhiều.
2. Kỹ thuật tháo chụp kim loại:
A. Chì cẩn dùng cây th áo chụp để giật lên trong m ọi trường hợp.
B. Nếu chụp chắc phải phá chụp.
c . Cắt m ột đường ngay giữa m ặt ngoài từ cạnh lên giữa m ặt nhai đến khi cắt vào
m ột phần ngà răng.
D. D ùng cây nạy tách bung hai bèn đường cắt ra, rồi dùng cây tháo chụp giậl về
phía m ặt nhai.
E. Nếu chụp vẫn còn chắc phải cắt thêm.

210
B ài 30

PHẢN ỨNG ĐIỆN HOÁ HỌC


TRONG MÔI TRƯỜNG MIỆNG

MỤC TIÊU

1. Nêu được các hậu quả phán ímg điện hoá học trong môi trường miệng.
2. Nêu được các biện pháp dự phòng ăn mòn điện Itoá học trong phục hình răng.

1. ĐẠI CƯ ƠNG
- Trong miệng mà có những phục hồi làm bằng những vật liệu khác nhau, phản
ứng giữa kim loại trong mòi trường nước bọt sẽ phát sinh những dòng điện nhò. Hậu
quả của dòng điện này có thể biểu hiện khác nhau mà rõ rệt nhất là sự mòn - phá huỷ
từng phần kim loại. Ngoài ra, các dòng điện nàv còn gây rối loạn cho răng, mô mềm
và sức khoẻ chung của bệnh nhân.
- Bản chất phản ứng điện hoá học:
+ Thí nghiệm của Galvani: đặt trong một dung dịch điện giải (dung dịch acid,
dung dịch kiềm hay dung dịch muối) 2 kim loại khác nhau (ví dụ đồng và kẽm) sẽ có
hiện tượng hoà tan kim loại trong dung dịch. Lúc đó có sự phóna thích ion trên kim
loại có điện thế thấp hơn và điện tử của kim loại đó sẽ chạy về phía kim loại có điện
thế cao hơn. Sự ăn mòn kim loại trong đó phát sinh dòng điện (sự chuyên dời điện từ)
gọi là sự ăn mòn điện hoá học và tạo thành một pin Galvani.
+ Pin Galvani còn có thê sinh ra do sự không đồng nhất của một khối kim loại
hay hợp kim nhúng trong một dung dịch điện giải. Lúc đó ta có những vi pin Galvani
với nhữna mạch ngắn làm mòn không đồng nhất khối kim loại hay hợp kim này.
+ Ví dụ: Khi để một thanh kẽm (Zn) vào một dung dịch điện giải thì tuy mức độ
tinh khiết của thanh kim loại này chúng thiết lập một sô những vi pin Galvani. quan
sát sẽ thấy bọt khí thoát ra ở một vài điểm Ưên bề mặt của thanh Zn. Lúc đó có sự
hoà tan của anode tức kẽm và sự phóns thích hydrogen trên những cathodes tức tạp
chất. Hậu quả là nếu kẽm chứa nhiều tạp chất, sẽ hình thành một sỏ lớn những pin tại
chỗ và dẩn đến sự tan rã nhanh chóng thanh kẽm đó.

211
2. P H Ả N Ứ N G Đ I Ệ N H O Á T R O N G M Ô I T R Ư Ờ N G M IỆ N G
2.1. K im loại

- K im loại nào có điện th ế điện cực thấp hơn thì sẽ bị ãn m òn.


- T rong cùng m ột dung dịch và trong những điều kiện vât Ịỷ g iống nhau, điện thế
của các điện cực có thể thay đổi tới 4 volts, do bản chất củ a kim loại nhờ khả nãng
thụ động của chúng, d o vận tốc phóng thích ions hoặc khả năng thành lập các m àng
che chồ.
- Cấu trúc hợp kim càng đồng nhất, hợp kim càng để kháng với sự ăn m òn.
- Với hai kim loại k h ác nhau nếu m ặt anode (+) nhỏ hơn so với bề m ặt cathode
nó sẽ gây m ột sự ăn m òn lớn trên vùng anode. N gược lại, nếu bề m ặt anode lớn hơn
so với bề m ặt cathode, sự ăn m òn sẽ yếu.
- T rạng thái bề m ặt: Đ ộ nhẩn và sạch của m ặt kim loại có thể th ay đổi điện cực
từ vài phần m ười volt đến 1 volt do các hạt tinh thể và phần nối của hạt có m ức năng
lượng khác nhau.
- Các lớp che ch ở đầu tiên làm hạ thấp giá trị điện thế.
- Các nguyên từ k h í được hấp thu vào bề m ặt kim loại làm giảm d ần điện thế.
- Các xử lý nhiệt học, cơ học có thể thay đổi hình dạng hay kích thước hạt.

2.2. Nước bọt


- Nước bọt là m ột dung dịch gồm nước (chiếm 99,4% ), các chất khoáng và các
chất hữu cơ khác.
- Nước bọt là m ột chất điện giải phức tạp vì thường thay đổi thành phần cấu tạo,
pH trung bình là 7,07, thực tế thay đổi từ 6,1 và 7,95, tuỳ thuộc k h ả năng đệm của
nước bọt và sự trung hoà bởi các chất bicarbonate, những ion H +.
- Phản ứng điện hoá học tác động m ạnh khi nước bọt có pH acid, yếu khi môi
trường trung hoà và thay đổi ở môi trường kiềm.
- Nhiệt độ thay đổi 10"C, điện th ế cực có thể thay đổi vài phần m ười Volt, nhiệt
độ cũng có ảnh hưởng trên nồng độ của oxy trong dung dịch.
- Sự lưu thòng của nước bọt có thể kéo theo sự thay đổi của các ion khiến sự
phân cực thay đổi.

2.3. D ịch sin h lý


Các dịch m ô cùa lợi, niêm mạc, mô răng, m áu cũng có tác dụng như chất điện
giải trong phản ứng điện hoá học trong m iệng.

2.4. P hàn loại cá c pin tại chỗ


- Pin có các điện cực khác nhau vé mặt hoá học.

212
- Pin có điện cực với cấu tạo hoá học giống nhau, nhưng tính chít vật lý khác
nhau (sự biến dạng bề mặt).
- Pin được thành lập bởi các thành phần tại chỗ của chất điện giải khác nhau. Ví
dụ nhỏ một giọt nước muối trên hợp kim hay kim loại tinh khiết, nồng dộ của
oxygène trong giọt nước muối không đồng nhất, phần chu vi của giọt muối se là phần
thoáng khí hơn của kim loại đóng vai trò cathode, phần kém thoáng khí nằm ờ trung
tâm là anode.

3. HẬU QUẢ PH Ả N ỨNG Đ IỆ N HỌC


3.1. Hậu quả hoá học
Sự mờ trên mặt kim loại luôn luôn là dấu hiệu đầu tiên cùa sự oxide hoá. Thinh
thoảng có sự đổi màu nâu nhiều hay ít, cần phân biệt với sự đổi màu do những chất
bẽn ngoài bám vào (thuóc lá, màu của thức ăn,. ..).
3.2. H ậu q u ả lý cơ học
1. Ăn mòn đồng nhất: Bề dày kim loại bị giảm đồng đều, sụ ăn mòn này tiến
chậm vào chiều sâu.
2. Àn mòn có giới hạn: Sự ãn mòn hiện ra dưới dạng miếng hay những lỗ nhò.
Hai loại này chỉ khác nhau ờ độ tập trung tấn cống. Mòn dạng lỗ nhò chi là dạng tại
chỗ kích thước nhỏ'(0,2 - lmm).
3. Ăn mòn giữa tinh thể: Kim loại bị mòn sâu theo các đường nối giữa các hạt -
loại mòn này rất nguy hiểm vì làm yếu tính chất cơ học cùa kim loại mà mắt không
nhìn thíy.
4. Ăn mòn chọn lọc: Chỉ xảy ra trong trường hợp cùa hợp kim không đồng chát.
Ví dụ sự ăn mòn cùa hợp kim vàng - đổng do thành phắn đồng.

3.3. Hậu quà sinh học


3.3.1. Triệu chứng chủ quan
- Có vị kim loại vị chanh hay đồng ngay sau khi gắn phục hình, sau một thời
gian sẽ giảm hay biến mất. Theo Dechaume, nó xuất hiện nhiều nhất vào buổi sáng,
lúc thức dậy.
- Phản xạ tăng tiết nước bọt. Đôi khi, miệng lại bị khô.
- Cảm giác bỏng, lê hay bị châm chích gián đoạn, chủ yếu ờ trên bờ lưỡi, chỗ
tiếp xúc với phục hình, nhưng cũng cổ thể xảy ra ò bất kỳ đâu trẽn niêm mạc miộng.
- Đau răng kiểu cơn đau tuỷ xuất hiện khi hai răng đối diện phục hổi bằng hai
kim loại khác nhau chạm nhau khi cắn, hay khi miếng trán amalgam bị chạm bcti nia,
thìa irong bữa ăn, hay chạm phải thám trâm.

213
- Đ au thần kinh V - tam thoa.
- N hức đầu, ù tai.

3.3.2. T riệu c h ứ n g k h á c h q u a n
- V iêm hoặc loét lợi, lưỡi, má.
- Phì đại củ a gai lưỡi.
- X uất hiện bạch sản: thường chậm , sau vài năm.
- K im loại bị m ờ (ở vùng kẽ răng, vùng hàn).
- K im loại bị ăn m òn, thủng, gãy, nứt...
- Có thể có sự biến đổi củ a m áu do nuốt kim loại. L úc đó có nhữ ng triệu chứng
tổng quát như ăn khó tiêu , suy nhược thần kinh...

4. D ự P H Ò N G V À Đ IỂ U T R Ị

- H iện nay, m ặc d ù chúng ta có thể thực hiện được các phục h ổi bằng sứ hay
com posite, tuy nhiên chú n g vẫn không hoàn toàn thay th ế cho kim loại trong điéu trị
phục hồi răng m iệng.
- C húng ta có th ể hạn c h ế những tác hại do phản ứng điện h o á học gây ra bằng
cách:

4.1. Đối với bác sĩ điều trị


- Chọn kim loại đ ú n g q uy cách, nên dùng cùng m ột loại kim loại trong m iệng.
- H ạn c h ế sử d ụ n g am algam , nếu có phải đánh bóng k ỹ, phải th eo dõi và thay
th ế ngay những m iến g am algam trong trường hợp có hiện tượng đ iện hoá học rõ rệt
trong m iệng.
- K huyên bệnh nhân không nên dùng m ột số thức ăn như: thức ẫn q u á m ặn, có
m uối đồng v.v...
- K hông nên dùng các loại thuốc có chlore trong trường hợp có đ iện ho á học.
- Có thể cho bệnh nhân súc m iệng với các chất carbonate vì chúng có tác động
làm giảm dòng điện.

4.2. Đ ối với kỹ th u ậ t viên


- Thực hiện phục hình đúng tiêu chuẩn.
- N ên làm phục hình đúc nguyên khối.
- Khi nung chảy kim loại phải tránh sự oxide hoá.
- K im loại phải được đ ánh bóng tốt.

214
Tự LƯỢNG GIÁ

Chọn càu trả lời đúng cho các câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn vào chữ
cái đầu câu
1. Một số ưiệu chứng chủ quan có thể xảy ra do hậu quả của phản ứng điện hoá học:
A. Có vị kim loại vị chanh hay đồng.
B. Phản xạ tăng tiết nước bọt.
c. Cảm giác phỏng, tê ở ngoài mặt.
D. Đau thần kinh V.
E. Nhức đầu, ù tai.
F. Đau khớp thái dương hàm.
2. Một số biểu hiện ưên có thể có ưên miệng do hậu quả của phản ứng điện hoá học:
A. Viêm hoặc loét lợi, lưỡi, má.
B. Phì đại của gai lưỡi,
c. Xuất hiện bạch sản.
D. Răng thật bị ăn mòn, gãy.
3. Các biện pháp dự phòng phản ứng điện hoá học trong môi ưường miệng:
A. Chọn kim loại đúng quy cách, nên dùng cùng một loại kim loại ưong miệng.
B. Sử dụng phối hợp nhiều kim loại.
c . Nên làm phục hình đúc nguyên khối.
D. Khi nung chảy kim loại phải tránh sự oxide hoá.
E. Kim loại phải được đánh bóng tốt.

215
ĐÁP ÁN

Bài 1
Câu 1: B Câu 2: c Câu 3: c Câu 4: s
Câu 5: Đ C âu 6: s Câu 7: Đ

Bài 2
Câu 1 : E Câu 2: A, B, D Câu 3: A
Câu 4: E Câu 5: E

Bài 3
Câu 2: B, c C âu 3: B

Bài 4
Câu 1: D Câu 2: A Câu 3: s Câu 4: Đ Câu 5: s
Bài 5
Câu 1 : A, B Câu 2: A Câu 3: s Câu 4: Đ Câu 5: s

Bài 6
a u 4: B

Bài 7
Câu 1: A, c Câu 2: A, B, c, E
Bài 8
Câu 1: D Câu 2: B Câu 3: c Câu 4: s
Câu 5: s Câu 6: s Câu 7: s Câu 8: s

Bài 9
Câu 1: A, B Câu 2: A, B, E Câu 3: B, c, D Câu 4: B

Bài 10
Câu 1: A, B, c Câu 2: c, D Câu 3: A, B, D

Bài 11
Câu 1: A, B, D Câu 2: A

216
Bài 12
Câu 1: D Câu 2: A, B, D Câu 3: A, B, c, D

Bài 13
Câu 1: A Câu 2: A, B, D

Bài 14
Câu 1: A, c, F Cẫu 2: A, B, c, E

Bài 15
Câu 1: A, B, E Câu 2: A, B, E

Bài 16
Câu 1: A, B, c Cảu 2: B

Bài 17
Câu 1: A, B, D, E Câu 2: A, B

Bài 18
a u 1: A, B, D, E,F
Câu 2: A, B, c , D, F, G
Câu 3: A, B, c, D, E

Bài 19
Câu 1: D Câu 2: A, D

3ài 20
Câu 1: F Câu 2: A, B, c Câu 3: A, B

iài 21
Câu 1: A, B, c Câu 2: B

Bài 22
Câu 1: B, E, F Câu 2: E Câu 3: A Câu 4: D

lài 23
Câu 1: E Câu 2: D Cáu 3:A, B. c Càu 4: A Câu 5: A

lài 24
Câu 1: A, B Câu 2: B, c Câu 3: A Câu 4: A Câu 5: A, B

217
Bài 25
C â u l:E C âu 2: A, c Câu 3: c Câu 4: A, B Câu 5 : E

Bài 26
Câu 1: A, c, D Câu 2: c Câu 3: A Câu 4: A , B Câu 5: c

Bài 27
Câu 1: A , B, c, D, H Câu 2: B Câu 3: B Câu 4: c
Bài 28
Câu 1: A, B, E , F, G, H Câu 2: A, B, c Câu 3: A, B, c

Bài 29
Câu 1: A, c, D, E , F, G, H Câu 2: B, D, E

Bài 30
Câu 1: A, B, c, D, E Câu 2: A, B, c Câu 3: A, c, D, E

218
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Vũ Khoái: Hàm giả lắp dính, Răng hàm mặt lập I, Nhà xuấl bản Y học, 1969.
2. Vũ Khoái: Inlay - onìay, Răng hàm mặt tập I, Nhà xuất bản Y học, 1977.
3. Trẩn Thiên Lộc, Nguyễn Thị Kim Chung, Nguyễn Bích Thuỷ, Phục hình c ố dinh,
Nhà xuất bản Y học, 2011.
Tiếng Anh
1. Bernard G.N Smith “Planning and Making and Brindge”, 2007, Fourth Edition,
informa healthcare.
2. Carlos Eduardo Francischone “Metal Free Esthetic Restorations”, Second Edition,
Quintessence Publishing Co.
3. Galip Gurel “Science and Art of Porcelain laminate Veneers”, 2003, Quintessence
Publishing Co.
4. Gregory J. Tarantola “Clinical Cases in Restorative and Reconstructive Dentistry”
Wiley Blackwell.
5. Herbert T. Shillingburg “Fundamentals of Fixed Prosthodontics”, Third Edition,
Quintessence Publishing Co.
6. Mosco Ferrari “Fiber Posts and Endodontically Treated teeth : A Compendium of
Scientific and Ginical Perspectives”, MDM.
7. Ronald E. “Esthetics in Dentistry”, 2002, Volume 2, Goldstein BC Decker Inc.
8. Rosenstiel “Contemporary Fix Prosthodontics”, Fourth Edition, Mosby.
9. Shillmgburg. Jacobi, Brackett “Fundamentals of tooth preparations”. 1991. Quintessence
Publishing Co.
Tiếng Pháp
1. Bài giang “Esthetic prosihodontics Fixee”, Jean Lasser, 2010, Lớp Liên đại học
Pháp - Việt DIU.

219
Chịu ỉrách nhiệm xuất bân:
Chữ tịch Hội đổng Thành viên NGƯT. NGÔ TRAN ÁI
Tổng Giám đốc kiêm Tống biên tập GS.TS. v ũ VÃN HỪNG

Tô chức bản thảo và chịu trách nhiệm nội dung:


Phó Tống biên tập NGUYỄN ván tư

Giám dốc Cổng ty CP Sách ĐH DN NGÔ THỊ THANH BÌNH

Biên tập nội dung và sứa bán in:


BS. VŨ THỊ BÌNH - NGÔ THANH BÌNH

Trình bày bìa :


ĐINH XUÂN DŨNG

Ché bản:
TRỊNH THỤC KJM DUNG

Công ty CP Sách Đại học - Dạy nghề, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
giữ quyền công bố tác phẩm.

PHỤC HÌNH RÃNG cô' ĐỊNH


(Dùng cho sinh viên Răng hàm mặt)

Mã sô: 7K940y5-DAI
In 800 cuốn (QĐ in số : 04), khổ 19 X 27 cm.
In tại Xí nghiệp in - NXB Lao động xã hội.
Địa c h ỉ: s ố 36, ngõ Hòa Binh 4, Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Số đăng kí KHXB : 06 - 2015/CXB/41- 1949/GD.
Số QĐXB : 32/QĐ-GD ngày 08 tháng 01 năm 2015.
In xong và nộp lưu chiểu tháng 1 năm 2015.
wr

ÁNa

XsnjRj

• A.

, lé! Nam

You might also like