You are on page 1of 9

Băng tần sử dụng trong thông tin vệ tinh

Các nghiệp vụ thông tin vệ tinh được phân bổ các băng tần tuỳ theo tính chất dịch vụ.
Theo Thể lệ Vô tuyến điện (Radio Regulation) của Liên minh viễn thông quốc tế
(ITU), các nghiệp vụ thông tin vệ tinh được phân loại tuỳ theo mục đích sử dụng như
sau:

− Nghiệp vụ cố định qua vệ tinh (Fixed Satellite Service FSS): Nghiệp vụ cố định
qua vệ tinh FSS là dịch vụ thông tin giữa các điểm cố định trên bề mặt trái đất
thông qua một hoặc nhiều vệ tinh. Các hệ thống vệ tinh như INTELSAT,
INTERSPUTNIK được sử dụng cho viễn thông quốc tế. Còn các hệ thống như
EUTELSAT, CS của Nhật bản hay PALAPA của Indonesia được sử dụng cho
viễn thông khu vực hay nội địa.

− Nghiệp vụ di động qua vệ tinh (Mobile Satellite Service MSS): Nghiệp vụ di


động qua vệ tinh MSS là dịch vụ thông tin được sử dụng cho các trạm mặt đất di
động được gắn trên tàu biển, ô tô, máy bay hoặc mang, vác, di chuyển với mạng
viễn thông cố định. Hệ thống INMARSAT là một hệ thống quốc tế điển hình của
loại hình dịch vụ này.

− Nghiệp vụ quảng bá qua vệ tinh (Broadcasting Satellite Service BSS): Nghiệp vụ


quảng bá qua vệ tinh BSS là dịch vụ thông tin được dùng để phát các chương
trình phát thanh và truyền hình qua vệ tinh. Ngày nay dịch vụ này đang phát triển
hết sức mạnh mẽ, kể cả ở khu vực Châu Á - Thái Bình dương.

− Nghiệp vụ dẫn đường qua vệ tinh

− Nghiệp vụ thăm dò trái đất qua vệ tinh.

− Nghiệp vụ khí tượng thủy văn qua vệ tinh.

Hai loại nghiệp vụ FSS, BSS được phát triển rộng rãi và được áp dụng khắp nơi trên
thế giới, trong khi dịch vụ MSS cũng ngày càng phát triển. Xu hướng ngày nay các
nước phóng vệ tinh nội địa đa dịch vụ.
Các băng tần trong dải từ 300 Mhz đến 10 Ghz không bị ảnh hưởng lớn bởi các điều
kiện truyền sóng qua khí quyển rất phù hợp cho việc triển khai hệ thống thông tin vệ
tinh. Bởi vậy, trong những năm trước đây hệ thống vệ tinh sử dụng băng tần C được
hình thành và phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên với sự sự chật chội vị trí quỹ đạo và
việc phát triển nhanh chóng các công nghệ mới, dịch vụ mới, việc sử dụng các băng
tần cao hơn ngày càng trở nên phổ biến. Vì thế, một số năm gần đây các nước đã tích
cực triển khai hệ thống vệ tinh băng tần Ku và Ka.

Thống kê các băng tần do ITU phân bổ cho thông tin vệ tinh

Băng tần (GHz) Các ứng dụng điển hình

Băng tần Tuyến lên Tuyến xuống

5,925 - 6,425 3,7 - 4,2 Băng tần sử dụng rộng rãi nhất cho cả FSS
(500 MHz) (500 MHz) và BSS

5,725 - 6,275 3,4 - 3,9


INTERSPUTNIK
(575 MHz) (500 MHz)
6/4 GHz
3,4 - 4,2
(Băng C) 5,850 - 7,075
4,5 - 4,8 Băng tần C mở rộng
(1 225 MHz)
(1 100 MHz)

6,425 - 7,075 4,5 - 4,8


(300 MHz) (300 MHz)

Dùng cho thông tin chính phủ, quân sự;


8/7 GHz 7,925 - 8,425 7,25 - 7,75 ngày nay đã bắt đầu ứng dụng thương mại
(Băng X) (500 MHz) (500 MHz)

13/11 GHz 12,75 - 13,25 10,7 - 11,7


(Băng Ku) (500 MHz) (1 000 Mhz)

10,7 - 10,95
12,75 - 13,25
11,2 - 11,45 Băng tần mở rộng Ku
(500 MHz)
(500 MHz)

14/11 GHz 14 - 14,5 10,95 - 11,2 FSS, BSS


(Băng Ku) (500 MHz) 11,45 - 11,7
(500 Mhz)
14 - 14,5 11,7 - 12,2
14/12 GHz
14 - 14,25 12,5 - 12,75 FSS, BSS
(Băng Ku)
(500 MHz) (750 Mhz)

18/12 GHz 17,3 - 18,1


BSS feeder links
(Băng K) (800 Mhz)

30/20 GHz 27,5 - 31 17,7 - 21,2 ít sử dụng, sử dụng ở một số nước như Nhật
(Băng Ka) (3 500 MHz) (3 500 MHz) bản

Việc sử dụng hiệu quả băng tần dùng cho thông tin vệ tinh là rất quan trọng để mở rộng
dung lượng hệ thống và loại trừ can nhiễu. Có nhiều phương pháp để nâng cao hiệu quả
sử dụng băng tần như sử dụng lại tần số dùng:

• Sử dụng phân ly phân cực, phổ biến là phân cực tròn (INTELSAT Băng C –
tròn trái và tròn phải) và phân cực tuyến tính (các vệ tinh vùng, nội địa Băng
C và băng Ku – trái và phải)

• Sử dụng phân cách địa lý bằng các chùm tia khác nhau như chùm tia toàn cầu,
bán cầu, vùng và điểm.

Các vùng bao phủ của vệ tinh INTELSAT 705

Để sử dụng hiệu quả băng tần vệ tinh ngoài các phương pháp sử dụng lại tần số, việc
ứng dụng các phương thức điều chế và truy nhập vệ tinh cũng không kém phần quan
trọng.
Đầu năm 2008, Việt nam sẽ phóng vệ tinh Vinasat- vệ tinh đầu tiên của Việt nam.
Vệ tinh này sử dụng băng tần C và Ku. Sở hữu vệ tinh thể hiện sự hội nhập đầy đủ,
sâu rộng trong lĩnh vực thông tin truyền thông của nước ta, thể hiện ý trí và quyết
tâm của Đảng và Nhà nước trong việc trong việc đi tắt đón đầu khoa học, công nghệ
đưa nước đất nước phát triển mạnh mẽ dựa trên nguồn lực tri thức và công nghệ.

Ths. Nguyễn Huy Cương


CỤC TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN

Giấy phép số 407/GP - BC Ngày 20/9/2007


Người chịu trách nhiệm Ông Nguyễn Ngọc Lâm.Chức vụ: Phó Cục Trưởng Email: contact@rfd.gov.vn
Trụ sở chính: 115 Trần Duy Hưng, TP. Hà Nội. Điện thoại: (84-4) 3556 4919; Fax: (84-4) 3556 4930

Đặc điểm của các hệ thống vệ tinh trong các băng tần
Đầu năm 2008, Việt nam sẽ phóng vệ tinh Vinasat- vệ tinh đầu tiên của Việt nam
(vệ tinh này sử dụng băng tần C và Ku). Cùng với việc phóng vệ tinh Vinasat, các
tổ chức sẽ có nhu cầu thiết lập hàng loạt trạm mặt đất để triển khai hệ thống
thông tin qua vệ tinh. Do đó việc tìm hiểu các đặc điểm của các hệ thống vệ tinh
trong các băng tần sẽ đem lại nhiều lợi ích và phù hợp với tình hình phát triển
công nghệ thông tin vệ tinh của Việt nam hiện nay.

Đặc điểm của các hệ thống vệ tinh trong các băng tần
Trước đây các hệ thống vệ tinh chủ yếu sử dụng băng tần C và Ku. Ngày nay băng
tần Ka đã được đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển, do đó trong một số năm gần đây
các nước trong khu vực đã triển khai hoặc có kế hoặc triển khai các vệ tinh hoạt động
ở băng tần này.
Băng tần C
Băng tần C (6/4 GHz) được sử dụng phổ biến trong các mạng FSS vì điều kiện
truyền sóng thuận lợi (ít bị ảnh hưởng do mưa) và thiết bị dễ chế tạo.

Đặc điểm vệ tinh:

Các loại vệ tinh sử dụng băng tần C có dải rộng các đặc tính chính tuỳ thuộc vào
mức độ bao phủ trái đất.

Các tham số chính của vệ tinh trong băng tần C

Tham số Vùng phủ


Toàn cầu Khu vực Nội địa

Hệ số khuếch đại của anten (dBi)


Phát 16 - 25 23 – 26 28 - 32
Thu 16 - 25 21 - 25 22 - 30

EIRP (dBW) 22 - 29 25 - 35 25 - 39

Nhiệt độ tạp âm (0K) 800 - 2 000 800 - 2 000 800 - 2 000

G/T (dB/K) -16 tới -6 -14 tới -4 -21 tới 3

Đặc điểm trạm mặt đất

Khi mới phát triển các trạm mặt đất băng C có kích thước anten lớn. Các trạm mặt
đất hoạt động trong mạng lưới vệ tinh INTELSAT có kích thước từ 18 đến 32
mét, xu hướng phát triển ngày nay anten trạm mặt đất ngày càng nhỏ đi cùng với
việc công suất vệ tinh tăng lên như trong phủ sóng truyền hình hoặc VSAT.

Các tham số chính của trạm mặt đất trong băng tần C

Vùng phủ
Tham số
Toàn cầu Khu vực Nội địa

Kích thước anten 4,5 - 32 3 -13 1,2 – 30


(mét)

Hệ số khuếch đại của


anten (dBi) 47 - 64 42 - 56 36 - 63
Phát 43 - 61 39 - 53 33 - 60
Thu

Công suất phát (kW) 0,01 - 3 0,03 - 3 0,001 - 1,2


EIRP (dBW) 57 - 99 57 - 81 36 - 94

Nhiệt độ tạp âm (0K) 50 -150 50 - 150 50 - 150

G/T (dB/K) 23 - 41 22 - 38 11 - 41
Băng tần X 8/7 GHz

Băng tần X (7,9-8,4 GHz / 7,25-7,75 Ghz) được sử dụng nhiều cho các hệ thống
thông tin quân sự. Các đặc tính hệ thống vệ tinh ở băng tần này cũng có phạm vi
rộng như các hệ thống băng tần C kể trên.

Băng tần Ku 14/11 GHz hoặc 14/12 GHz

Ngày nay, việc sử dụng băng tần Ku đã phổ biến, đặc biệt phù hợp cho các ứng dụng
yêu cầu kích thước anten trạm mặt đất càng nhỏ càng tốt.

Đặc điểm chính của vệ tinh

Đặc điểm chính vệ tinh của các hệ thống sử dụng băng tần Ku thay đổi rộng tuỳ
thuộc vào ứng dụng.

Các tham số chính của vệ tinh băng tần Ku điển hình

Vùng phủ
Tham số
Toàn cầu Khu vực Nội địa

Hệ số khuếch đại của anten


(dBi) 29 – 37 24 - 29 28 - 35
Phát 28 – 36 23 - 28 28 – 38
Thu

EIRP (dBW) 38 - 48 35 - 52 44 – 53

Nhiệt độ tạp âm (0K) 800 - 2 000 800 - 2 000 800 - 2 000

G/T (dB/K) 0–3 -1 tới 11 -5 tới 9

Đặc điểm trạm mặt đất

EIRP của vệ tinh ở băng tần Ku cao cho phép sử dụng anten trạm mặt đất nhỏ, tới 1
mét hoặc nhỏ hơn nữa. Điều đó cho phép anten trạm đất có thể đặt ở nhà khách hàng,
giảm giá thành chi phí và tạo điều kiện phát triển các ứng dụng. Băng tần Ku vì thế
đặc biệt thích hợp cho các ứng dụng như phát thanh truyền hình quảng bá tới tận nhà
(Direct-To-Home) và dịch vụ VSAT cho các mạng thông tin thương mại.

Các tham số chính của trạm mặt đất băng tần Ku điển hình

Vùng phủ
Tham số
Toàn cầu Khu vực Nội địa

Kích thước anten (mét) 3,5 - 17 1 - 12 1 - 11

Hệ số khuếch đại của anten


(dBi) 52 - 65 42 - 62 42 - 61
Phát 50 - 63 40 - 59 40 - 58
Thu

Công suất phát (kW) 0,01 - 0,6 0,01 - 0,25 0,01 - 1


EIRP (dBW) 62 - 93 52 - 83 52 - 91

Nhiệt độ tạp âm (0K) 150 - 250 150 - 250 150 - 250

G/T (dB/K) 26 - 41 12 - 38 16 - 37

Băng tần Ka 30/20 GHz

Băng tần Ka được sử dụng rất hạn chế vì điều kiện truyền sóng rất khó khăn do bị
suy hao lớn vì mưa. Một số nước đang nghiên cứu thực nghiệm và triển khai tích cực
các ứng dụng trên băng tần này như Mỹ, Đức, Italy, Nhật bản, Hàn quốc.

Đặc điểm ở băng tần này là phổ tần của băng tần này rất lớn nên có thể dễ dàng sử
dụng lại băng tần nhiều lần bằng các chùm tia nhỏ. Tuy nhiên EIRP của cả vệ tinh
và trạm mặt đất phải rất lớn để bù lại suy hao do mưa.

Các đặc điểm của vệ tinh

Các tham số chính của vệ tinh băng tần Ka điển hình

Tham số Vùng phủ nội địa


Hệ số khuếch đại của anten (dBi)
Phát 25 - 50
Thu 25 - 50

EIRP (dBW) 37 - 56

Nhiệt độ tạp âm (0K) 1 300 - 1 600

G/T (dB/K) -5 tới 19

Các đặc điểm trạm mặt đất

Băng tần Ka cho phép sử dụng anten trạm mặt đất rất nhỏ. Tuy nhiên để đảm bảo
chỉ tiêu chất lượng của tuyến theo yêu cầu việc sử dụng kỹ thuật Điều khiển Công
suất Phát lên (Up-link Power Control UPC) và phân tập trạm mặt đất theo địa lý
là cần thiết.

Các tham số chính của trạm mặt đất băng tần Ka điển hình

Tham số Vùng phủ nội địa

Kích thước anten (mét) 1 - 13

Hệ số khuếch đại của anten (dBi)


Phát 45 – 66
Thu 42 – 61

Công suất phát (kW) 45 - 92


EIRP (dBW)

Nhiệt độ tạp âm (0K) 320 - 400

G/T (dB/K) 17 - 42

Hệ thống vệ tinh trong mỗi băng tần có các đặc điểm khác nhau, tham số khác nhau
do đó khi nghiên cứu, xây dựng và triển khai hệ thống vệ tinh cũng như hệ thống trạm
mặt đất cần thiết được tính toán trên các cơ sở, đặc điểm đó. Qua đó cũng có thể biết
được hệ thống vệ tinh của nhà khai thác, của nước nào có chất lượng tốt hơn, từ đó
liên hệ tới giá thành và chi phí. Vệ tinh Vinasat của Việt nam được đánh giá sẽ là vệ
tinh có chất lượng tốt, cung cấp các dịch vụ với chất lượng cao so với mặt bằng chung
của khu vực.

Ths. Nguyễn Huy Cương

You might also like