You are on page 1of 15

CÔNG TY TNHH HẢI THIÊN

Địa chỉ: 90-92 đường DC 11, Phường Sơn kỳ, Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08.62674783 – FAX: 08.62674782

HỒ SƠ ĐĂNG KÝ LƯU HÀNH


SẢN PHẨM XỬ LÝ, CẢI TẠO MÔI TRƯỜNG
DÙNG TRONG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

Tên sản phẩm đăng ký: MIX-301


Dạng sản phẩm: Bột

Hình thức đăng ký:


- Đăng ký lần đầu: X
- Đăng ký lại:

ĐƠN ĐĂNG KÝ THỨC ĂN THỦY SẢN VÀO DANH MỤC


TP. Hồ Chí Minh, Tháng 4/2017
CÔNG TY TNHH HẢI THIÊN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 01/2017/HT-ĐKLH TP. Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 04 năm 2017

ĐƠN ĐĂNG KÝ SẢN PHẨM XỬ LÝ, CẢI TẠO MÔI TRƯỜNG


DÙNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN ĐƯỢC PHÉP LƯU HÀNH
TẠI VIỆT NAM

Kính gửi: Tổng cục Thủy sản

- Tên cơ sở đăng ký: Công Ty TNHH Hải Thiên


- Địa chỉ: 90-92 đường DC 11, Phường Sơn kỳ, Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh.
- Điện thoại: 08.62674783 – FAX: 08.62674782
Đề nghị đăng ký sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản được
phép lưu hành tại Việt Nam như sau:

Số tiếp Ngày Cơ quan


Tên sản phẩm xử Ký mã hiệu Ký hiệu nhận tiếp tiếp
TT lý, cải tạo môi (tên thương tiêu chuẩn công bố nhận nhận
trường mại) cơ sở hợp công bố công bố
quy hợp quy hợp quy
Bổ sung khoáng
TCCS
1 chất, tăng cường MIX-301
01:2017/HT
hệ miễn dịch

Doanh nghiệp cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành có liên
quan về thức ăn chăn nuôi.

Giám đốc
(Ký tên và đóng dấu)
CÔNG TY TNHH HẢI THIÊN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: TCCS 01:20117/HT Cần Thơ, ngày 24 tháng 04 năm 2017

TIÊU CHUẨN CƠ SỞ
TCCS 01:2017/HT
Sản phẩm: MIX-301
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về chất lượng và an toàn vệ sinh áp dụng cho sản
phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản MIX-301 của nhà sản xuất
Công Ty TNHH Hải Thiên.
2. Căn cứ xây dựng tiêu chuẩn cơ sở: Tiêu chuẩn cơ sở được xây dựng dựa trên các kết
quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, tiến bộ kỹ thuật, kinh nghiệm, nhu cầu và khả năng
thực tiễn của cơ sở.
2.1 Dicalcium phosphate
Dicalcium phosphate là một dạng chất khoáng được bổ sung vào thức ăn và môi trường
nuôi để cung cấp Calcium (Ca) và Phospho (P) cho tôm giúp tôm cứng vỏ. Phospho là một
thành phần quan trọng của nucleic acid và màng tế bào, là một thành phần chính cấu tạo lên
xương và tham gia trực tiếp vào các phản ứng năng lượng của tế bào (NRC, 1993). Mức
Dicalcium phosphate trong thức ăn tôm nói chung rất khác nhau tùy theo mỗi loài, kích
thước, tốc độ tăng trưởng và điều kiện nuôi khác nhau. Ở các loài tôm được khuyến cáo
khoảng 20.000 – 200.000 mg/kg. Mặt khác, Dicalcium phosphate còn được phản ánh bởi khả
năng sử dụng và hấp thu Ca và P. Khả năng hấp thu này phụ thuộc vào dạng và hàm lượng Ca,
P và cấu trúc hệ thống tiêu hóa của động vật thủy sản. Dicalcium phosphate còn được dùng để
bổ sung vào môi trường ao nuôi nồng độ từ 0,5-2ppm giúp tảo phát triển, ổn định màu nước
(Trần Thị Thanh Hiền, 2004).
2.2 Cobalt (có trong Cobalt sulphate pentahydrate – CoSO4.7H2O)
Cobalt là một khoáng chất thiết yếu cần thiết trong một lượng rất nhỏ trong khẩu phần
ăn. Cobalt là một phần không thể tách rời trong thành phần của vitamin B12, Cobalt hỗ trợ
sản xuất tế bào hồng cầu và sự hình thành dây thần kinh myelin. Dấu hiệu khi thiếu Cobalt là
tôm, cá chậm lớn, số lượng hồng cầu giảm. Mức khuyến cáo sử dụng là 1-3kg/1.000 m 3 với
nồng độ 100 - 200 mg/kg để đáp ứng nhu cầu cho tôm (Võ Duy Giảng, 2006).
2.3 Copper (Có trong Copper Sulphate – CuSO4)
Là thành phần của nhiều enzyme có hoạt tính oxy hóa và có vai trò quan trọng trong sự
hô hấp, là thành phần của sắc tố đen (Melamin), kích thích quá trình sử dụng Fe và là chất xúc
tác cho việc tạo thành Hemoglobin (Hb). Cu đóng vai trò quan trọng trong sự hấp thu các
nguyên tố kim loại khác như Fe, Zn. Đối với giáp xác dấu hiệu thiếu Cu là tôm giảm sinh
trưởng, giảm hàm lượng Cu trong máu, gan tụy. Ở cá thiếu Cu cũng ảnh hưởng đến sinh
trưởng và dễ bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, Cu còn được khuyến cáo từ 6.000 – 12.000 mg/kg với
liều lượng sử dụng 2-5kg/1.000 m3 để gây màu nước (Trần Thị Thanh Hiền và ctv, 2009).
2.4 Choline
Choline thuộc nhóm vitamin tan trong nước. Choline có chức năng là thành phần
phosphotydylcholine tham gia vào cấu trúc màng sinh học và sử dụng lipid trong cơ thể. Đối
với giáp xác nhu cầu choline cao hơn các vitamin khác từ 600 mg/kg thức ăn, nhu cầu choline
trên cá cũng rất cao 1.500-2.000 mg/kg (cá chép). Ở các loài cá khác được khuyến cáo từ
3.000 – 7.000 mg/kg với liều lượng sử dụng 2-3 ppm. Dấu hiệu thiếu choline ở cá là giảm sinh
trưởng, sưng gan, xuất huyết ruột, thận. Ở giáp xác thì có dấu hiệu giảm sinh trưởng và tỷ lệ
sống giảm (Trần Thị Thanh Hiền và ctv, 2009).
2.5 Folic acid
Shiau và Shih (2001) đã tiến hành nghiên cứu nhu cầu Folic acid trong khẩu phần của
tôm giống Penaeus monodon . Các nồng độ axit folic (0, 1, 2, 5, 10, 15, 30, và 60 mg/kg)
được bổ sung vào thức ăn tương ứng 8 khẩu phần ăn trong thí nghiệm. Mỗi nghiệm thức lắp
lại 3 lần, sử dụng tôm trung bình 0,79 ± 0,01g trong 8 tuần. Nghiệm thức bổ sung acid folic 2
mg/kg có tăng trọng lớn hơn (P <0,05) và nồng độ folic tụy ở gan tôm cao hơn so với đối
chứng. Hiệu quả sử dụng thức ăn (FE) cao nhất ở tôm nuôi bổ sung ≧ 2 mg folic acid/kg
thức ăn, tiếp theo là nhóm ăn 1 mg/kg, sau đó là nhóm đối chứng. Chỉ số Hepatosomatic
Index (HSI) cao nhất trong tôm ăn đối chứng, tiếp theo là acid folic 1 mg/kg và thấp nhất
trong khẩu phần ăn bổ sung ≧ 2 mg folic acid/kg. Nồng độ axit folic hepatopancreatic và chỉ
số hepatosomatic của tôm phân tích bằng hồi quy chỉ ra rằng nồng độ axit folic chế độ ăn
uống đầy đủ trong phát triển tôm sú thích hợp nhất từ 1,9-2,1 mg/kg thức ăn. Nghiên cứu
cũng cho rằng khi bổ sung axit folic vào ao nuôi tôm sú với liều lượng 2-3ppm và nồng độ
120-160mg/kg giúp ổn định môi trường cho tôm phát triển tốt, tăng sức đề kháng.
2.6 Manganese (có trong Manganese sulphate – MgSO4)
Trần Thị Thanh Hiền và ctv (2009), nhận định rằng Manganese (Mn) là một thành phần
cần thiết của một số enzyme như pyruvate carboxylase, lipase hay là thành phần cấu thành
enzyme trong chuyển hóa protein, lipid và carbohydrate. Hàm lượng Mn đề nghị trong thức
ăn từ 12-20 mg/kg thức ăn và tùy thuộc vào loài và điều kiện nuôi. Đối với cá da trơn, nhu
cầu Mn thấp hơn 2,4 mg/kg thức ăn. Sự thiếu hụt Mn làm giảm tăng trưởng của cá, cá còi
cọc, dễ bị dị hình. Sự hấp thu Mn từ môi trường nước rất thấp. Khi bổ sung Manganese vào
môi trường ao nuôi với nồng độ 1.500 – 3.000 mg/kg với liều lượng sử dụng 3-5kg/1.000 m 3
giúp tạo thức ăn tự nhiên.

2.7 Selenium (từ Na2SeO3)


Trần Đức Diễn và ctv. (2013), khẳng định với khẩu phần thức ăn chứa Selenium đã cải
thiện tốc độ tăng trưởng, tăng tỷ lệ sống và khả năng kháng lại tác nhân gây bệnh Vibrio
parahaemolyticus trên cá chẽm (Lates calcarifer). Kết quả này cũng phù hợp với Sang và
ctv. (2015) trên cá chim vây vàng (Trachinotus blochii).
Nhu cầu Selenium của động vật thủy sản đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và rất
khác nhau tùy loài và điều kiện nuôi:
Nhu cầu Selenium ở tôm trẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) là 200-400 mcg/kg
(Trần Thị Thanh Hiền, 2004), cá da trơn là 0,25 mg/kg (Gatlin et al.,1984) và cá mú là 0,77
mg/kg (Lin & Shiau, 2005). Sritunyalucksana et al. (2011) đã chứng minh với thức ăn chứa
hàm lượng Selenium hữu cơ 0,3 mg/kg giúp cải thiện tỷ lệ sống, tăng tốc độ tăng trưởng và
khả năng chống chịu với virus gây hội chứng Taura trên tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus
vannamei), kết quả cho thấy Selenium có vai trò trong việc kích thích hệ miễn dịch ở động
vật thủy sản. Khi bổ sung Selenium vào môi trường ao nuôi với nồng độ 50 – 150 mg/kg với
liều lượng sử dụng 2-5 ppm giúp cải thiện môi trường ao nuôi cũng như tốc độ tăng trưởng,
tăng tỷ lệ sống và khả năng kháng lại tác nhân gây bệnh Vibrio.
2.8 Zinc (có trong ZnSO4)
Vai trò của Kẽm (Zinc) như một co-factor, trong hoạt động của nhiều enzyme liên quan
đến sự tiêu hóa và biến dưỡng. Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy: vai trò của Zinc, Se và Mn
trong việc bảo vệ hiện tượng oxy hóa ở cá hồi. Thức ăn thiếu Zinc sẽ dẫn đến hiện tuợng cơ
bị viêm chảy, cá chậm tăng trưởng và còi cọc. Cá có thể hấp thụ một phần Zinc từ môi
trường nước, nhưng thức ăn là nguồn cung cấp Zinc chính.
Sự hấp thụ Zinc trong ruột, lệ thuộc vào nhiều yếu tố liên quan đến thức ăn. Phosphate
hiện diện quá cao dưới dạng hyđroxyapatite trong bột cá hay phytate trong thực vật, sẽ giới
hạn khả năng hấp thụ Zinc từ thức ăn. Zinc được cung cấp chủ yếu trong premix dưới dạng
các muối Zinc. Liều lượng sử dụng thường dao động từ 1-10g/kg thức ăn tùy loài.
Kẽm là  thành phần cấu tạo enzyme Carbonicanhydrase (xúc tác phản ứng hydrat hoá)
làm  tăng khả năng vận chuyển CO 2. Ngoài ra Carbonicanhydrase còn kích thích tiết HCl
trong dạ dày. Khi thiếu Kẽm tôm cá giảm tăng trưởng và giảm sức sinh sản. Nhu cầu
kẽm Zinc trong thức ăn cho tôm, cá nói chung từ 15 mg/kg. Đối với tôm biển, nhu cầu
khoáng Zinc được đề nghị ở mức tối đa là 150mg/kg. Khi bổ sung Zinc vào môi trường ao
nuôi với nồng độ 8.000 – 20.000 mg/kg với liều lượng sử dụng 3-5 ppm nhằm cung cấp
khoàng chất cho tảo phát triển, ổn định môi trường.
2.9 Iron (có trong FeSO4)
Theo Trần Thị Thanh Hiền và ctv (2009) Fe giữ vai trò quan trọng trong quá trình hô
hấp. Thiếu Fe sẽ giảm lượng hồng cầu và gan vàng. Trong thức ăn có nguồn gốc động vật có
nhiều Fe thích hợp cho sự hấp thu của động vật thủy sản. Hàm lượng Fe được đề nghị bổ
sung vào thức ăn cho cá khoảng 60-150 mg/kg. Gatlin và Wilson (1986b) kết luận rằng nhu
cầu Fe tối thiểu cho cá da trơn là 20 mg/kg thức ăn giúp cá tăng trưởng tốt. Nghiên cứu cũng
cho rằng, khi bổ sung Iron vào môi trường ao nuôi với nồng độ 15.000 – 30.000 mg/kg và
liều lượng sử dụng 2-4 ppm tạo môi trường ổn định giúp cá tăng trưởng tốt.
2.10 Pantothenic acid
Pantothenic acid là một vitamin tan trong nước có chức năng như một phần của phân tử
coenzyme A. Pantothenic acid giữ vai trò quan trọng cho các chức năng sinh lý của cá. Nhu
cầu Pantothenic acid ở cá khoảng 30-50 mg/kg thức ăn. Ở tôm mức đề nghị là 70-75 mg/kg
thức ăn. Như vậy, cần bổ sung 63-82 g sản phẩm (hàm lượng Pantothenic acid là 1.100
mg/kg) cho 1kg thức ăn sẽ đáp ứng được nhu cầu 70-75 mg/kg thức ăn.
Những biểu hiện thường gặp trên các loài cá khi thức ăn thiếu Pantothenic acid lâu là
mang sần sùi, bỏ ăn, hoại tử, bỏ ăn chậm lớn; ở tôm tỉ lệ sống và sinh trưởng chậm (Trần Thị
Thanh Hiền và ctv, 2009).
Những nghiên cứu định lượng về nhu cầu sử dụng Pantothenic acid đã được nghiên cứu
trên một số loài cá. Ví dụ: 10 mg/kg, 30 mg/kg, 30-50 mg/kg và 40-50 mg/kg trên cá rô phi
(Roem et al., 1991; Soliman và Wilson, 1992), cá da trơn (Wilson et al., 1983), cá chép
(Ogino, 1967) và cá hồi (National Research Council, 1993).
Kanazawa (1985) đã báo cáo rằng, bổ sung vitamin và Pantothenic acid vào khẩu phần
ăn của tôm Penaeus japonius. Liu et al. (1995) đã khuyến cáo nên bổ sung Pantothenic acid
vào khẩu phần ăn của tôm Penaeus chinensis để đạt tăng trưởng tối ưu.
Một nghiên cứu của Shiau và Chung (1999), xác định nhu cầu Pantothenic acid tối thiểu
trên tôm sú giống (Penaeus monodon). Thí nghiệm được tiến hành với 7 nghiệm thức tương
ứng 7 khẩu phần (0, 20, 40, 60, 120, 240 và 480 mg/kg thức ăn) trên tôm sú có trọng lượng
(0,88 ± 0,01g) trong 8 tuần. Hiệu quả sử dụng thức ăn (FE) và tỷ lệ sử dụng protein hiệu quả
cao nhất trong khẩu phần bổ sung 120, 240 và 480 mg/kg, tiếp theo là 60 mg/kg sau đó 40
mg/kg và cuối cùng là đối chứng (P<0,05). Nghiên cứu cũng cho rằng, khi bổ sung
Pantothenic acid vào môi trường ao nuôi với nồng độ trên 1.000 mg/kg với liều lượng sử
dụng 2-5 ppm giúp cho tôm có nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào làm tăng tỷ lệ sống đáng kể.
2.11 Vitamin A
Số lượng 5.400 IU/kg Vitamin A được khuyến khích để bổ sung vào thức ăn của cá rô
phi (Oreochromis niloticus), giúp giảm căng thẳng khi nuôi mật độ cao, và tăng cường hệ
thống miễn dịch của cá nuôi (Daniela Ferraz Bacconi Campeche et al, 2009).
Theo Chen Siqing và Li Aijie (1994). Nghiên cứu ảnh hưởng của Vitamin A đến sự
tăng trưởng và cơ quan thị giác của tôm he (Penaeus chinensis). Thí nghiệm được thực hiện
trên tôm có kích cỡ 1g/tôm với liều dùng 18.000 IU/lít Vitamin A, cỡ 7g/tôm thì liều dùng là
12.000 IU/lít Vitamin A. Kết quả cho thấy các nghiệm thức có bổ sung Vitamin A thì cơ
quan thị giác bình thường, không dị tật, biến dạng; chiều dài và trọng lượng tôm tăng và hệ
số chuyển hóa thức ăn thấp hơn so với nghiệm thực không có bổ sung Vitamin A. Chế độ ăn
uống thiếu Vitamin A thường làm giảm tăng trưởng (Gouillou-Coustans & Guillaume, 2001). Cá
cho ăn Vitamin A nồng độ 50.000 IU/kg và bổ sung vào môi trường ao nuôi nồng độ 200.000-
300.000 UI/kg với liều lượng 2-5kg/1.000 m3 giúp cá tăng cường hệ miễn dịch và kéo dài thời kì
sinh sản (Furuita et al, 2003).
* Kết luận chung về việc lựa chọn công thức sản xuất:
- Về công dụng
Căn cứ vào các kết quả đã nghiên cứu cho thấy, sản phẩm bao gồm các thành phần là
Dicalcium phosphate, Cobalt, Copper, Choline, Folic acid, Manganese, Selenium, Zinc, Iron,
Pantothenic acid và Vitamin A giúp gây màu nước nhanh, ổn định và lâu dài, phục hồi lại môi
trường tự nhiên ban đầu sau khi sử dụng thuốc sát trùng nước nuôi tôm.
- Về hàm lượng và liều lượng:
Hàm lượng và liều lượng sử dụng của các chất rất khác nhau tùy theo điều kiện ao nuôi
khác nhau. Khi bổ sung hỗn hợp các khoáng chất với nồng độ: Dicalcium phosphate 20.000 –
200.000 mg/kg, Cobalt 100 - 200 mg/kg, Cu được khuyến cáo từ 6.000 – 12.000 mg/kg,
Choline được khuyến cáo từ 3.000 – 7.000 mg/kg, axit folic 120-160mg/kg, Manganese
1.500 – 3.000 mg/kg, Selenium 50 – 150 mg/kg, Zinc 8.000 – 20.000 mg/kg, Iron 15.000 –
30.000 mg/kg, Pantothenic acid trên 1.000 mg/kg, Vitamin A 200.000-300.000 mg/kg với liều
lượng 2-5kg/1.000 m3 giúp gây màu nước nhanh, ổn định môi trường cho tôm cá phát triển.
Căn cứ vào số liệu nghiên cứu của các tài liệu trên, công ty chọn hàm lượng các chất có
trong sản phẩm gồm: Dicalcium phosphate (130.000-150.000 mg/kg), Cobalt (có trong
CoSO4.7H2O): 100-120 mg/kg, Copper (có trong Copper sulphate): 8.000-10.000mg/kg,
Choline (4.000 mg/kg), Folic acid (140 mg/kg), Manganese (có trong Manganese sulphate):
1.600-2.000mg/kg, Selenium (có trong Na2SeO3): 80-100 mg/kg, Zinc (có trong ZnSO4):
9.000-11.000mg/kg, Iron (có trong FeSO4): 18.000-20.000mg/kg, Pantothenic acid (1.100
mg/kg) và Vitamin A (280.000 UI/kg) với liều lượng khuyến cáo sử dụng: 2-5kg/1.000m3
gây màu và ổn định màu nước.
3. Tài liệu viện dẫn
- DĐVN IV, Phương pháp thử cảm quan.
- TCVN 4325:2007 (ISO 6497:2002), Phương pháp lấy mẫu.
- TCVN 6952:2001 (ISO 6498:1998), Phương pháp chuẩn bị mẫu thử.
- DĐVN IV, Xác định độ ẩm.
- TCVN 9474:2012 (LOD = 0,005%), Xác định cát sạn.
- TCVN 1525:2001 (UV-Vis), Xác định Dicalcium phosphate.
- TCCS 180:2014/TTKNII (AAS), Xác định Cobalt.
- TCCS 048:2014/TTKNII (AAS), Xác định Copper.
- TCCS 089:2014/TTKNII, Xác định Choline.
- TCCS 012:2014/TTKNII (HPLC), Xác định Folic acid.
- TCCS 048:2014/TTKNII (ASS), Xác định Manganese.
- TCCS 180:2014/TTKNII (ASS), Xác định Selenium.
- TCCS 048:2014/TTKNII (ASS), Xác định Zinc.
- TCCS 048:2014/TTKNII (ASS), Xác định Iron.
- TCCS 012:2014/TTKNII (ASS), Xác định Pantothenic acid.
- TCCS 009:2014/TTKNII (HPLC), Xác định Vitamin A.
- AOAC 996.13 (HPLC, LOD = 2 ppm), Xác định Ethoxyquin.
4. Yêu cầu kỹ thuật
4.1. Yêu cầu về nguyên, phụ liệu đối với sản phẩm
STT Tên nguyên liệu Tiêu chuẩn
1 Dicalcium Phosphate Đạt tiêu chuẩn nhà sản xuất
Cobalt sulphate pentahydrate –
2 Đạt tiêu chuẩn nhà sản xuất
CoSO4.7H2O
3 Copper sulphate Đạt tiêu chuẩn nhà sản xuất
4 Choline Đạt tiêu chuẩn nhà sản xuất
5 Folic Acid Đạt tiêu chuẩn nhà sản xuất
6 Manganese sulphate Đạt tiêu chuẩn nhà sản xuất
7 Selenium (từ Na2SeO3) Đạt tiêu chuẩn nhà sản xuất
8 Zinc sulphate Đạt tiêu chuẩn nhà sản xuất
9 Iron sulphate Đạt tiêu chuẩn nhà sản xuất
10 Pantothenic Acid Đạt tiêu chuẩn nhà sản xuất
11 Vitamin A Đạt tiêu chuẩn nhà sản xuất
4.2. Chỉ tiêu chất lượng và phương pháp thử.
Các chỉ tiêu bắt buộc công bố khi xây dựng TCCS sản phẩm này dựa theo Mục 4 –
Phụ lục 1, Thông tư 50/2014/TT-BNNPTNT

TT Chỉ tiêu ĐVT Hình thức công bố Phương pháp thử


1. Lấy mẫu TCVN 4325 : 2007
Các chỉ tiêu cảm quan TCVN 1532 : 1993
Dạng bột, không có
2. Dạng sản phẩm - vật ngoại lai sắc Mô tả
cạnh
3. Màu sắc - Màu xám Mô tả
Mùi đặc trưng của
nguyên liệu phối chế,
4. Mùi vị - Mô tả
không có mùi men
mốc và mùi lạ khác
Các chỉ tiêu chất lượng chính
TT Chỉ tiêu ĐVT Hình thức công bố Phương pháp thử
Dicalcium Phosphate TCVN 1525:2001
5. mg/kg 130.000-150.000
(trong khoảng) (UV-Vis)
Cobalt (có trong TCCS
6. CoSO4.7H2O), (trong mg/kg 100-120 180:2014/TTKNII
khoảng) (ASS)
Copper (có trong TCCS
7. Copper sulphate), mg/kg 8.000-10.000 048:2014/TTKNII
(trong khoảng) (ASS)
TCCS
8. Choline, min mg/kg 4.000
089:2014/TTKNII
TCCS
9. Folic Acid, min mg/kg 140 012:2014/TTKNII
(HPLC)
Manganese (có trong TCCS
10. Manganese sulphate), mg/kg 1.600-2.000 048:2014/TTKNII
(trong khoảng) (ASS)
Selenium (có trong TCCS
11. Na2SeO3), (trong mg/kg 80-100 180:2014/TTKNII
khoảng) (ASS)
Zinc (có trong Zinc TCCS
12. sulphate), (trong mg/kg 9.000-11.000 048:2014/TTKNII
khoảng) (ASS)
Iron (có trong Iron TCCS
13. sulphate), (trong mg/kg 18.000-20.000 048:2014/TTKNII
khoảng) (ASS)
TCCS
14. Pantothenic Acid, min mg/kg 1.100 012:2014/TTKNII
(HPLC)
TCCS
15. Vitamin A, min UI/kg 280.000 009:2014/TTKNII
(HPLC)
Các chất khác
Cát sạn (khoáng không TCVN 9474:2012
16. % Không có
tan trong HCl), max: (LOD=0,005%)
17. Độ ẩm % 8 DĐVN IV
Theo các qui định
18. Chất mang (CaCO3) Kg Vừa đủ 1 kg
hiện hành
Các chỉ tiêu an toàn vệ sinh
AOAC 996.13
19. Ethoxyquin Ppm Không có (HPLC, LOD =
2ppm)
TT Chỉ tiêu ĐVT Hình thức công bố Phương pháp thử
Các loại hóa chất,
kháng sinh cấm sử
dụng, hạn chế sử dụng Theo các quy định
20. - Không có
theo quy định của Bộ hiện hành
Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn
4.3. Các chỉ tiêu chất lượng thành phần khác

 Độ hòa tan: Dễ hòa tan trong nước.


 Độ đồng nhất: Đạt yêu cầu.
 Định tính: Sản phẩm phải cho phản ứng với các thành phần nguyên liệu có trong sản phẩm.
 Định lượng: Hàm lượng các thành phần phải đạt mức tối thiểu so với hàm lượng ghi
trên nhãn.
5. Bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển
5.1 Bao gói

 Sản phẩm được đóng trong lon nhựa, lon giấy, lon kim loại, túi nhựa hoặc bao giấy
chì, bao PP. Bao bì đựng bền, kín, sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh và không làm ảnh hưởng
đến chất lượng sản phẩm.
 Khối lượng tịnh: Tùy vào quy cách đóng gói: 500g, 1 kg, 3 kg, 5 kg, 10 kg, 20 kg.
5.2 .Ghi nhãn

 Theo Phụ lục 2B, Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24/12/2014 của Bộ


trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn và đảm bảo nội dung đúng theo Nghị định
số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ.
 Đảm bảo đúng quy chế ghi nhãn hàng hóa chuyên ngành thủy sản.
 Có dòng chữ: Sản phẩm không chứa các chất cấm sử dụng trong sản xuất, kinh
doanh thủy sản theo các quy định hiện hành của BNN & PTNT.
5.3. Vận chuyển
Phương tiện vận chuyển sản phẩm phải khô, sạch, được che mưa nắng, không có
mùi lạ, không có chất độc hại và không làm ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm. Khi
bốc dỡ sản phẩm phải nhẹ nhàng, tránh va đập mạnh./.

GIÁM ĐỐC
NHÃN DỰ KIẾN
NHÃN MẶT TRƯỚC NHÃN MẶT SAU

MIX-301 Bản chất và Công dụng sản phẩm:


Gây màu nước nhanh, ổn định và lâu dài Gây màu nước nhanh, ổn định và lâu dài, phục
hồi lại môi trường tự nhiên ban đầu sau khi sử
Chỉ dùng trong nuôi trồng thủy sản
dụng thuốc sát trùng nước nuôi tôm.
“Sản phẩm không chứa các chất cấm sử
dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản Chỉ tiêu chất lượng trong 1 kg:
theo các quy định hiện hành của 1. Các chất chính:
BNN&PTNT”
- Dicalcium Phosphate (trong
khoảng): .................................. 130.000-150.000
Định lượng: (Trên nhãn chính thức) mg/kg
- Cobalt (có trong CoSO4.7H2O), (trong
CÔNG TY TNHH HẢI THIÊN khoảng):.................... 100-120 mg/kg
Đ/C: 90-92 đường DC 11, Phường Sơn kỳ, - Copper (có trong Copper sulphate), (trong
Quận Tân Phú, T.P. Hồ Chí Minh. khoảng): ……….................8.000-10.000 mg/kg
- Choline ........................................4.000 mg/kg.
ĐCSX: Số 26 đường 516, Ấp Bàu Chứa,
- Folic acid .........................................140 mg/kg
Xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí
- Manganese (có trong Manganese sulphate),
Minh.
(trong khoảng): …………...1.600-1.800 mg/kg
ĐT: 08.62674783 – FAX: 08.62674782 - Selenium (có trong Na2SeO3), (trong khoảng)
Số tiêu chuẩn công bố: TCCS 01:2017/HT …………………….....................80-100 mg/kg
- Zinc (có trong Zinc sulphate), (trong khoảng):
……………………............9.000-11.000 mg/kg
Số lô sản xuất: (Trên nhãn chính thức). - Iron (có trong Iron sulphate), (trong khoảng)
…………………............18.000-20.000 mg/kg
Ngày sản xuất: (Trên nhãn chính thức).
Pantothenic Acid ............................1.100 mg/kg
Hạn sử dụng: 2 năm kể từ ngày sản xuất Vitamin A ....................................280.000 UI/kg
Điều kiện bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng 2. Các chất khác:
mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Cát sạn …………………………không có
Độ ẩm ………………………………..8%
Chất mang vừa đủ:............................. 1 kg
3. Chất cấm: không có
Ethoxyquin (ppm):……….......... không có.
Kháng sinh:……………...…….. không có.
Nguyên liệu chính: Dicalcium phosphate,
CoSO4.7H2O, Copper sulphate, Choline, Folic
acid, Manganese sulphate, Na2SeO3, Zinc
sulphate, Iron sulphate, Pantothenic acid và
Vitamin A.
Hướng dẫn sử dụng:
Gây màu và ổn định màu nước: 2-5kg/1000m3.
Rãi trực tiếp đều khắp mặt ao, 7 -10 ngày dùng
một lần.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Căn cứ xây dựng tiêu chuẩn cơ sở (Mục 2 trong TCCS)
Kanazawa, A. (1985) Nutrition of prawns and shrimps. In: Proceedings of the First
International Conference on the Culture of Penaeid Prawns/Shrimps (Taki, Y.,
Primavera, J. H. & Liobrera, J. A., eds.), SEAFDEC Aquaculture Department Iloilo
City, Philippines, 99: 123–130.
Liu, T., Zhang, J. & Li, A. (1995) Studies on the optimal requirements of pantothenic acid,
biotin, folic acid and vitamin B12 in the shrimp Penaeus chinensis. J. Fish. China 2:48-
55.
Roem, A. J., Stickney, R. R. & Kohler, C. C. (1991) Dietary pantothenic acid requirement
of the blue tilapia. Prog. Fish-Cult. 53:216-219.
Soliman, A. K. & Wilson, R. P. (1992) Water-soluble vitamin requirements of tilapia: 1.
Pantothenic acid requirement of blue tilapia, Oreochromis aureus.Aquaculture 104:121-
126. 
Wilson, R. P., Bowser, P. R. & Poe, W. E. (1983) Dietary pantothenic acid requirement of
fingerling channel catfish. J. Nutr. 113:2224-2228.
National Research Council (1993) Coenzyme A, catalytic method with phosphate
acetyltransferase. Nutrient Requirements of Coldwater Fishes National Academy Press
Washington, DC.
Ogino, C. (1967) B vitamin requirements of carp-II: Requirements for riboflavin and
pantothenic acid. Bull. Jpn. Soc. Sci. Fish. 33:351-354.
Shiau A. Y. and Chung W. H., 1999. Dietary pantothenic acid requirement of juvenile Grass
shrimp, Penaeus monodon. The journal of Nutrition. Vol. 129 no 3, 718-721.
Berntssen, M. H., G., A. K. Lundebye and Maage, 1999. Effects of elevate dietary copper
concentration on growth, feed utilization and nutrition status of Atlantic salmon (Salmo
salar L.) fry. Aquaculture 174:167-181.
Gatlin, D. M., III, and R. P. Wilson. 1986a. Dietary copper requirement of fingerling
channel catfish. Aquaculture 54:31-36.
Gatlin, D. M., III, and R. P. Wilson. 1986b. Characterization of iron deficiency and the
dietary iron requirement of fingerling channel catfish. Aquaculture 52:191-198.
Julshamn, K., K. J. Adersen, O. Ringdal and J. Brenna, 1988. Effect of dieraty copper on the
hepatic concentration and subcellular distribution of copper and zinc in the rainbow
trout (Salmo gairdneri). Aquaculture 73:143-155.
Lin, Y. H., Y. Y. Shie and S. Y. Shiau, 2008a. Dietary copper requirement of juvenile
grouper, Epinephelus malabaricus. Aquaculture 274:161-165.
Lee, M. H. and S. Y. Shiau, 2002. Dietary copper requirement of juvenile grass shrimp,
Penaeus monodon, and effects on non-specific immune responses. Fish Shellfish
Immun. 13:259-270.
Ogino, C. and G. Y. Yang, 1980. Requirement of carp and rainbow trout for dietary
manganese and copper. B. Jpn. Soc. Sci. Fish. 46:455-458.
Shiau, S. Y. and S. Y. Huang, 2001. Dietary folic acid requirement determined for grass
shrimp, Penaeus monodon. Aquaculture. Vol. 200, Issue 3-4, 3:339-347.

Shiau, S. Y. and Y. C. Ning, 2003. Estimation of dietary copper requirement of juvenile


tilapia, Oerochromis niloticus x O. aureus. Anim. Sci. 77:287-292.
Daniela Ferraz Bacconi Campeche; Rodrigo Ramos Catharino; Helena Teixeira Godoy; José
Eurico Possebon Cyrino, 2009. Vitamin A in diets for Nile tilapia. Sci. agric.
(Piracicaba, Braz.) vol.66 no.6 Piracicaba Nov./Dec. 2009.
Gouillou-Coustans M.F. & Guillaume J. (2001) Vitamin nutrition. In: Nutrition and feeding
of fish and crustaceans. (ed. by J. Guillaume, S. Kaushiki, P. Bergot & R. Métailler),
pp. 145-167. Springer-Praxis, Chichester, UK.
Furuita, H. Tanaka, H. Yamamoto, T. Suzuki, N. & Takeuchi, T. (2003) Supplemental effect
of vitamin A in diet on the reproductive performance and egg quality of the Japanese
flounder Paralichthys olivaceus (T & S). Aquaculture Research 34, 461-467.
Shiau, S.Y. & Chen, Y. (2000) Estimation of dietary vitamin A requirement of juvenile grass
shrimp Penaeus monodon. Journal of Nutrition 130, 90-94.
Hernandez, H.L.H., Teshima, S.-I., Ishikawa, M., Koshio, S., Gallardo-Cigarroa, F.J., Uyan,
O. & Alam, M.S. (2009) Vitamin A effects and requirements on the juvenile Kuruma
prawn Marsupenaeus japonicus. Hidrobiologica 19, 217-223.
https://websrv1.ctu.edu.vn/coursewares/thuysan/dinhduong.../
Vũ Duy Giảng, 2006. Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản. Trường Đại học Nông
nghiệp Hà Nội. 132 trang.
CÔNG TY TNHH HẢI THIÊN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 01:2017/QĐ-TCCS TP. Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 04 năm 2017

QUYẾT ĐỊNH
V/v ban hành tiêu chuẩn chất lượng cơ sở hàng hoá chuyên ngành thủy sản

GIÁM ĐỐC
CÔNG TY TNHH HẢI THIÊN

Căn cứ Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 của Quốc hội nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI ngày 29/6/2006;
Căn cứ Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa số 05/2007/QH12 của Quốc hội nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI ngày 21/01/2007;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Thông tư số 21/2007/TT-BKHCN ngày 28/9/2007 của Bộ Khoa học và Công
nghệ hướng dẫn về xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn;
Xét đề nghị của Trưởng phòng Kỹ thuật - Công Ty TNHH Hải Thiên,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Nay ban hành kèm theo Quyết định này là Tiêu chuẩn cơ sở số TCCS 01:2017/HT
cho sản phẩm MIX-301 của nhà sản xuất Công Ty TNHH Hải Thiên.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3: Trưởng phòng Kỹ thuật, Trưởng phòng Kinh doanh và các cá nhân có liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

GIÁM ĐỐC
Nơi nhận :
- Như điều 3;
- Lưu.
CÔNG BỐ TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA

Cơ sở sản xuất /kinh doanh: CÔNG TY TNHH HẢI THIÊN


Địa chỉ: 90-92 đường DC 11, Phường Sơn kỳ, Quận Tân Phú, T.P. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08.62674783 – FAX: 08.62674782

CÔNG BỐ

Tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn cơ sở số TCCS 01:2017/HT


Áp dụng cho hàng hoá (tên, kiểu, loại, mã số hàng hoá):
Tên sản phẩm : MIX-301
Dạng : Bột
Loại : 500g, 1 kg, 3 kg, 5 kg, 10 kg, 20 kg.

Cơ sở cam kết sản xuất, kinh doanh hàng hóa theo đúng tiêu chuẩn công bố nêu
trên và chịu hoàn toàn trách nhiệm về những vi phạm đối với những tiêu chuẩn chất
lượng đã công bố.

Cần Thơ, ngày 24 tháng 04 năm 2017


Giám đốc

You might also like