You are on page 1of 109

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA ONG MẮT ĐỎ Trichogramma


chilonis Ishii (Hymenoptera: Trichogrammatidae) KÍ SINH
TRỨNG SÂU ĐỤC THÂN MÍA 4 VẠCH Chilo tumidicotalis
Hampson (Lepidoptera:Pyralidae)

NGÀNH : BẢO VỆ THỰC VẬT


KHÓA : 2012 - 2016
SINH VIÊN THỰC HIỆN : LÊ THỊ HẰNG

Tp Hồ Chí Minh tháng 9 năm 2015


ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA ONG MẮT ĐỎ Trichogramma
chilonis Ishii (Hymenoptera: Trichogrammatidae) KÍ SINH
TRỨNG SÂU ĐỤC THÂN MÍA 4 VẠCH Chilo tumidicotalis
Hampson (Lepidoptera:Pyralidae)

Tác giả

LÊ THỊ HẰNG

Khóa luận đƣợc đệ trình để đáp ứng yêu cầu


cấp bằng kỹ sƣ ngành Bảo vệ thực vật

GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN


TS. Lê Khắc Hoàng
KS Đặng Thiên Ân

Tp Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2015

i
LỜI CẢM ƠN

Con xin cảm ơn bố mẹ đã nuôi dạy và tạo mọi điều kiện cho con ăn học. Bố mẹ
là nguồn động lực lớn nhất trong cuộc đời con. Con sẽ cố gắng sống chân thành và
ngay thẳng theo lời dạy bảo của bố mẹ. Con sẽ cố gắng làm việc hết mình và sống thật
tốt để không phụ lòng bố mẹ đã kì vọng vào con. Cảm ơn em Hiên, em Đức đã động
viên tôi trong quá trình học tập và làm khóa luận.

Tôi cảm ơn chân thành đến TS. Lê Khắc Hoàng đã truyền đạt cho em những kinh
nghiệm quý báu, tạo điều kiện thật tốt để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến KS. Đặng Thiên Ân là ngƣời luôn bên
cạnh giúp đỡ và truyền đạt kinh nghiệm, nhiệt huyết và động viên tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài. Nhƣng hơn hết, em xin cảm ơn anh luôn bên cạnh giúp đỡ và
động viên khi em gặp khó khăn trong công việc và cuộc sống.

Đồng cảm ơn quý thầy cô khoa Nông học đã truyền đạt những kiến thức quý báu
cho tôi trên quãng đƣờng đại học.

Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Nông trƣờng mía Thành Long đã hỗ trợ
tôi trong quá trình thu mẫu.

Xin chân thành gửi lời cảm ơn đến bạn Đinh Thị Thu Hà, Trịnh Văn Cháng,
Thân Đức Duy (DH12BV) và bạn Hà Thế Lợi (DH12NH) đã giúp đỡ và đồng hành
cũng tôi trong suốt quá trình làm khóa luận tốt nghiệp. Đồng cảm ơn các bạn: Thế,
Phạm Anh, Nhi, Nguyên, Thắng, Hạnh, Đăng (DH12BV), các em: Hiếu, Trinh, Nhân,
Hùng, Phƣớc, Hƣng, Linh (DH13BV).

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 3/2016


Sinh viên

Lê Thị Hằng

ii
TÓM TẮT
LÊ THỊ HẰNG, Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, tháng 3/ 2016. đề tài:
“Đặc điểm sinh học của ong mắt đỏ Trichogramma chilonis Ishii
(Hymenoptera: Trichogrammatidae) kí sinh trứng sâu đục thân mía 4 vạch
Chilo tumidicotalis Hampson (Lepidoptera: Pyralidae)”.

Giảng viên hƣớng dẫn TS. Lê Khắc Hoàng, KS. Đặng Thiên Ân.

Đề tài “ Đặc điểm sinh học của ong mắt đỏ Trichogramma chilonis Ishii
(Hymenoptera: Trichogrammatidae) kí sinh trứng sâu đục thân mía 4 vạch Chilo
tumidicotalis Hampson (Lepidoptera: Pyralidae)” nhằm cung cấp cơ sở khoa học về ong
T. chilonis kí sinh trứng sâu đục thân mía C. tumidicostalis. Đề tài đƣợc thực hiện tại
phòng thí nghiệm côn trùng, bộ môn Bảo vệ Thực vật khoa Nông học, trƣờng Đại học
Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, nhiệt độ 28 ± 2oC ẩm độ 40 ± 5%, từ tháng 10 năm 2015
đến tháng 3 năm 2016.

Đề tài đã ghi nhận đƣợc một số kết quả:

Vòng đời ong T. chilonis kí sinh trên trứng sâu đục thân mía 4 vạch
C.tumidicostalis có vòng đời từ 9 đến 10 ngày

Xác định khả năng kí sinh của ong T. chilonis khi thay đổi số lƣợng ong kí
sinh trên cùng một trứng vật chủ không đổi cho thấy, khi tăng số lƣợng ong T.
chilonis lên thì tỉ lệ kí sinh trên trứng sâu đục thân mía 4 vạch C. tumidicostalis
cũng tăng lên. Nhƣng tỉ lệ kí sinh có mức độ tăng chậm (2,6 lần; 1,7 lần; 1,8 lần)
khi tăng đều số lƣợng ong từ 1 cặp ong lên 3 cặp ong; 5 cặp ong; 7 cặp ong. Mô
hình tƣơng quan giữa số lƣợng ong kí sinh (x) và tỉ lệ kí sinh đƣợc thiết lập bằng
phƣơng trình tƣơng quan hồi quy phi tuyến tính y = 48,852ln(x) + 2,6616 có hệ số
tƣơng quan R = 0,92 (R 1). Đồng thời khi tăng số lƣợng ong T. chilonis thì tỉ lệ
vũ hóa và tỉ lệ con cái cũng tăng. Mối tƣơng quan rất chặt giữa số lƣợng ong kí
sinh (x) và tỉ lệ vũ hóa (y) đƣợc biểu diễn bằng phƣơng trình y = 17,366ln(x) +
0,2773 có hệ số tƣơng quan R = 0,99 (R 1). Mối tƣơng quan giữa số lƣợng ong

iii
kí sinh (x) và tỉ lệ ong cái (y) đƣợc thể hiện qua phƣơng trình tuyến tính y =
58,565ln(x) + 9,8691 có hệ số tƣơng quan R = 0,9 (R 1). Nhƣ vậy số lƣợng ong
cái tăng đều thì tỉ lệ kí sinh, tỉ lệ vũ hóa, tỉ lệ con cái tăng nhƣng mức độ tăng
chậm lại.

Xác định khả năng kí sinh của 1 cặp ong T. chilonis khi thay đổi số lƣợng
ong kí sinh trên cùng một trứng vật chủ không đổi nhận thấy tỉ lệ kí sinh của 1
cặp ong khi thả 7 cặp ong là cao nhất (12,1%). Phƣơng trình tƣơng quan hồi quy
phi tuyến tính là y = 0,942ln(x) + 9,2515 với hệ số tƣơng quan R = 0,38 (R < 0,5)
thế hiện mối tƣơng quan không chặt giữa số lƣợng ong T. chilonis và tỉ lệ kí sinh
của 1 cặp (y). Nhƣng tỉ lệ vũ hóa của 1 cặp và tỉ lệ con cái của 1 cặp ong khi thả 3
cặp ong là cao nhất (4,4%; 23,2%). Số lƣợng ong T. chilonis (x) và tỉ lệ vũ hóa
của 1 cặp ong (y) có mối tƣơng quan chặt chẽ đƣợc thể hiện qua phƣơng trình
tƣơng quan hồi quy y = 2,4011ln(x) + 0,9423; với hệ số tƣơng quan hồi quy R =
0,73 R >0,5). Mối tƣơng quan không chặt giữa x ( số lƣợng ong T. chilonis) và y (
tỉ lệ con cái của 1 cặp) đƣợc thể hiện qua phƣơng trình tƣơng quan hồi quy y =
7,5593ln(x) + 5,769 có hệ số tƣơng quan R = 0,47 (R< 0,5). Nhƣ vậy, tỉ lệ kí sinh
của 1 cặp ong khi thả 7 cặp ong là cao nhất. Nhƣng tỉ lệ vũ hóa và tỉ lệ con cái của
1 cặp ong khi thả 3 cặp ong là cao nhất.

Xác định tuổi vật chủ trứng sâu đục thân mía 4 vạch C. tumidicostalis thích
hợp cho ong T. chilonis kí sinh trong điều kiện có sự lựa chọn vật chủ. Trứng sâu
đục thân mía 4 vạch C. tumidicostalis tuổi 1 là thích hợp nhất cho ong T. chilonis
kí sinh có tỉ lệ kí sinh (12,1%); tỉ lệ vũ hóa (3,4%); tỉ lệ con cái (11,9%) là cao
nhất. Trứng sâu đục thân mía C. tumidicostalis 1 ngày tuổi có tỉ lệ kí sinh cao
nhất trong điều kiện có sự lựa chọn vật chủ (9 %). Nhƣ vậy, khi thả 7 cặp ong kí
sinh trên trứng sâu đục thân mía có tỉ lệ kí sinh của 1 cặp ong (12,1%); tỉ lệ vũ
hóa của 1 cặp ong (3,4%); tỉ lệ con cái của 1 cặp ong (11,9%) rất thấp. Vì vậy,
ong T. chilonis không có khả năng kiểm soát và duy trì quần thể trong điều kiện
tự nhiên.

iv
Ong T. chilonis trƣởng thành phá vỡ vỏ trứng vũ hóa ra ngoài. Sau khi vũ
hóa ong hoạt động nhanh nhẹn, ong đực có thể giao phối ngay nếu gặp ong cái.
Sau đó ong cái tìm vật chủ để đẻ trứng. Ong cái T. chilonis sau khi vũ hóa có thể
kí sinh trong vòng 24h. Tỉ lệ kí sinh tập trung cao nhất là từ 8 – 10h sáng. Ong T.
chilonis có thể kí sinh ở bất kỳ vị trí nào trên trứng sâu đục thân mía C.
tumidicostalis bằng vòi đẻ trứng.

v
MỤC LỤC

Trang tựa.......................................................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii

TÓM TẮT...................................................................................................................... iii

MỤC LỤC ......................................................................................................................vi

DANH SÁCH BẢNG......................................................................................................x

DANH SÁCH ĐỒ THỊ ..................................................................................................xi

DANH SÁCH HÌNH ẢNH .......................................................................................... xii

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................. xiii

MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1

Đặt vấn đề ........................................................................................................................1

Mục đích ..........................................................................................................................3

Yêu cầu ..........................................................................................................................3

Giới hạn đề tài .................................................................................................................4

Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...............................................................................5

1.1 Một số nghiên cứu về thành phần loài và tình hình gây hại của nhóm sâu đục thân
mía ..........................................................................................................................5

1.2 Một số kết quả nghiên cứu về sâu đục thân mía 4 vạch Chilo tumidicostalis
Hampson (Lephidoptera: Pyralidae)................................................................................9

1.2.1 Phân bố và đặc điểm gây hại của sâu đục thân mía 4 vạch Chilo tumidicostalis ..9

1.2.2 Một số đặc điểm hình thái của sâu đục thân 4 vạch Chilo tumidicostalis............10

1.2.3. Một số đặc điểm sinh học của sâu đục thân mía 4 vạch Chilo tumidicostalis ....12

vi
1.3 Một số nghiên cứu về thiên địch của sâu đục thân mía 4 vạch Chilo
tumidicostalis Hampson (Lepidoptera: Pyralidae) .....................................................14

1.3.1 Thành phần côn trùng kí sinh sâu đục thân mía 4 vạch Chilo tumidicostalis .14

1.3.2. Một số nghiên cứu về một số loài côn trùng kí sinh của sâu đục thân mía Chilo
tumidicostalis .................................................................................................................15

1.3.2.1. Ong Cotesia flavipes Cameron (Hymenoptera: Braconidae) ...........................15

1.3.2.2 Ong Telenomus beneficens Zehntner (Hymenoptera: Scelionidae) ..................16

1.3.2.3 Ong nhỏ Tetrastichus howardi Olliff (Hymenoptera:Eulophidae) ...................17

1.4 Giới thiệu chung về giống ong kí sinh Trichogramma


(Hymenoptera:Trichogrammatidae) .................................................................................18

1.4.1 Thành phần loài và phân bố của nhóm ong kí sinh trứng Trichogrammatidae ...........18

1.4.2 Đặc điểm hình thái, sinh học của một số loài ong kí sinh thuộc họ
Trichogrammatidae ......................................................................................................19

1.4.2.1 Ong Trichogramma maxacalii (Hymenoptera: Trichogrammatidae) .........19

1.4.2.2 Ong Trichogramma bactrae ( Hymenoptera: Trichogrammatidae) ..................20

1.4.2.3 Ong Trichogramma japonicum (Hymenoptera: trichogrammatidae) ...............21

1.5 Một số kết quả nghiên cứu về ong mắt đỏ Trichogrmma chilonis ..........................23

1.5.1 Một số kết quả nghiên cứu nƣớc ngoài về ong Trichogramma chilonis ..............23

1.5.1.1 Một số kết quả nghiên cứu nƣớc ngoài về ong Trichogramma chilonis kí sinh
trứng ngài thóc Sitotroga cerealella Olivier (Lepidoptera: Gelechiidae) .....................23

1.5.1.2. Một số kết quả nghiên cứu nƣớc ngoài về ong Trichogramma chilonis kí sinh
trứng sâu đục thân mía Chilo infuscatellus (Lepidoptera: Pyralidae) ...........................23

1.5.2. Một số kết quả nghiên cứu trong nƣớc về ong Trichogramma chilonis .............25

vii
1.5.2.1 Một số kết quả nghiên cứu trong nƣớc về ong Trichogramma chilonis kí sinh
trứng ngài gạo Corcyra cephalonica Stain ( Lepidoptera: Pyralidae) ..........................25

1.5.2.2 Một số kết quả nghiên cứu trong nƣớc về ong Trichogramma chilonis kí sinh
trứng sâu đục thân mía...................................................................................................26

Chƣơng 2: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................29

2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...........................................................................29

2.2 Vật liệu và phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................29

2.2.1 Vật liệu nghiên cứu...............................................................................................29

2.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu: ....................................................................................29

2.2.2.1 Thu thập và nhân nuôi sâu đục thân mía Chilo tumidicostalis ..........................29

2.2.2.2 Thu thập và nhân nuôi ngài gạo ........................................................................31

2.2.2.3 Nhân nuôi ong mắt đỏ Trichogramma chilonis trong phòng thí nghiệm ..........33

2.2.2.4 Thí nghiệm xác định vòng đời của ong Trichogramma chilonis kí sinh trứng
sâu đục thân mía Chilo tumidicostalis ...........................................................................34

2.2.2.5 Khảo sát khả năng kí sinh của ong Trichogramma chilonis trên trứng sâu đục
thân mía Chilo tumidicostalis khi thay đổi số lƣợng ong kí sinh trên cùng một số lƣợng
trứng vật chủ ..................................................................................................................35

2.2.2.6 Thí nghiệm xác định tuổi vật chủ thích hợp cho 1 cặp ong Trichogramma
chilonis kí sinh trứng sâu đục thân mía 4 vạch Chilo tumidicostalis trong điều kiện
không có sự lựa chọn vật chủ ........................................................................................36

2.2.2.7 Thí nghiệm xác định tuổi vật chủ thích hợp cho ong Trichogramma chilonis kí
sinh trứng sâu đục thân mía 4 vạch Chilo tumidicostalis trong điều kiện có sự lựa chọn
vật chủ ........................................................................................................................37

2.2.2.8 Thí nghiệm xác định khả năng sinh sản của ong Trichogramma chilonis kí sinh
trứng sâu đục thân mía Chilo tumidicostalis .................................................................38

viii
2.2.2.9 Mô tả tập tính kí sinh của ong Trichogramma chilonis ....................................38

2.2.2.10 Phƣơng pháp xử lí số liệu ................................................................................38

Chƣơng 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .....................................................................39

3.1 Xác định vòng đời của ong Trichogramma chilonis kí sinh trứng sâu đục thân mía
Chilo tumidicostalis .......................................................................................................39

3.2 Khảo sát khả năng kí sinh của ong Trichogramma chilonis trên trứng sâu đục thân
mía Chilo tumidicostalis khi thay đổi số lƣợng ong kí sinh trên cùng một số lƣợng vật
chủ không đổi ................................................................................................................40

3.3 Ảnh hƣởng số lƣợng ong Trichogramma chilonis đến tỉ lệ kí sinh của một cặp ong
trên trứng sâu đục thân mía 4 vạch Chilo tumidicostalis ..............................................46

3.4 Tuổi vật chủ thích hợp cho ong Trichogramma chilonis kí sinh trứng sâu đục
thân mía 4 vạch Chilo tumidicostalis trong điều kiện không có sự lựa chọn vật chủ
........................................................................................................................53

3.5 Tuổi vật chủ thích hợp cho ong Trichogramma chilonis kí sinh trứng sâu đục
thân mía 4 vạch Chilo tumidicostalis trong điều kiện có sự lựa chọn vật chủ .........57

3.6 Khả năng sinh sản của ong Trichogramma chilonis ...............................................58

3.7 Tập tính kí sinh của ong mắt đỏ Trichogramma chilonis trên trứng sâu đục thân
mía 4 vạch Chilo tumidicostalis ....................................................................................59

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...........................................................................................61

Kết luận ........................................................................................................................61

Đề nghị ........................................................................................................................63

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................64

PHỤ LỤC ......................................................................................................................70

ix
DANH SÁCH BẢNG

Bảng 3.1 Kết quả vòng đời ong T. chilonis kí sinh trứng sâu đục thân mía 4 vạch
C. tumidicostalis ..........................................................................................................39

Bảng 3.2 Kết quả tỉ lệ ký sinh của ong T. chilonis với số lƣợng cặp ong khác nhau....40

Bảng 3.3 Kết quả tỉ lệ vũ hóa của ong T. chilonis kí sinh trứng sâu đục thân mía .......42

Bảng 3.4 Kết quả tỉ lệ con cái của ong T. chilonis kí sinh trứng sâu đục thân mía ......44

Bảng 3.5 Tỉ lệ kí sinh của 1 cặp ong T. chilonis khi kí sinh trứng sâu đục thân mía
4 vạch C. tumidicostalis ..............................................................................................46

Bảng 3.6 Tỉ lệ vũ hóa của 1 cặp ong T. chilonis khi kí sinh trứng sâu đục thân mía
4 vạch C. tumidicostalis ..............................................................................................48

Bảng 3.7 Tỉ lệ con cái của 1 cặp ong T. chilonis khi kí sinh trứng sâu đục thân mía
4 vạch C. tumidicostalis ..............................................................................................50

Bảng 3.8 Kết quả tỉ lệ kí sinh 1 cặp ong của ong T. chilonis kí sinh trứng sâu đục
thân mía 4 vạch C.tumidicostalis ................................................................................53

Bảng 3.9 Kết quả tỉ lệ vũ hóa của ong T. chilonis kí sinh trứng sâu đục thân mía 4
vạch C. tumidicostalis .................................................................................................54

Bảng 3.10 Tỉ lệ con cái của ong T. chilonis kí sinh trứng sâu đục thân mía 4 vạch
C. tumidicostalis ..........................................................................................................55

Bảng 3.11 Kết quả tuổi vật chủ sâu đục thân C. tumidicostalis thích hợp để ong T.
chilonis kí sinh trong điều kiện có sự lựa vật chủ.....................................................57

Bảng 3.12 Kết quả theo dõi khả năng sinh sản của 1 cặp ong T. chilonis kí sinh trứng
sâu đục thân mía 4 vạch C. tunidicostalis .....................................................................58

x
DANH SÁCH ĐỒ THỊ
Đồ thị 3.1 Kết quả tỉ lệ kí sinh của các cặp ong khác nhau ...........................................41

Đồ thị 3.2 Kết quả tỉ lệ vũ hóa của ong T. chilonis khi thay đổi số lƣợng cặp ong ......43

Đồ thị 3.3 Kết quả tỉ lệ con cái khi thay đổi số lƣợng ong T. chilonis ..........................45

Đồ thị 3.4 Ảnh hƣởng của số lƣợng ong kí sinh đến tỉ lệ kí sinh ..................................47

Đồ thị 3.5 Ảnh hƣởng của số cặp ong T. chilonis đến tỉ lệ vũ hóa ..........................49

Đồ thị 3.6 Kết quả tỉ lệ con cái của 1 cặp ong khi thay đổi số lƣợng ong T. chilonis...51

xi
DANH SÁCH HÌNH ẢNH

Hình 1.1 Ong C. flavifes ................................................................................................15

Hình 1.2 Ong T. beneficiens ..........................................................................................16

Hình 1.3 Ong nhỏ T. howardi ........................................................................................17

Hình 1.4 Ong T. bactrae ................................................................................................20

Hình 1.5 Ong T. japonicum ...........................................................................................21

Hình 2.1 Thu thập nguồn sâu đục thân mía ngoài tự nhiên...........................................30

Hình 2.2 Nhân nguồn sâu đục thân mía C. tumidicostalis trong phòng thí nghiệm .....30

Hình 2.3 Hộp nhựa lƣu giữ nhộng sâu đục thân mía C. tumidicostalis ........................31

Hình 2.4 Lồng đẻ trứng của ngài trƣởng thành C. tumidicostalis .................................31

Hình 2.5 Nhân nuôi ngài gạo trong thùng giấy A4. ......................................................32

Hình 2.6 Thu ngài và trứng ngài gạo nhân nguồn .........................................................32

Hình 2.7 Nhân nguồn ong mắt đỏ trên trứng ngài gạo ..................................................33

Hình 2.8 Nhân nguồn ong mắt đỏ T.chilonis ................................................................34

Hình 2.9 Thí nghiệm xác định ảnh hƣởng của số lƣợng ong T. chilonis đến tỉ lệ kí sinh
.......................................................................................................................................35

Hình 2.10 Thí nghiệm xác định tuổi vật chủ thích hợp trong điều kiện không có sự lựa
chọn vật chủ ...................................................................................................................37

Hình 3.1 Trứng sâu đục thân mía bị kí sinh ....................................................................44

Hình 3.2 Ong cái dùng râu dò tìm vị trí đẻ trứng ..........................................................59

Hình 3.3 Ong T. chilonis đang kí sinh trứng sâu đục thân mía C. tumidicostalis .........60

xii
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

OKS: Ong kí sinh

BVTV: Bảo vệ thực vật

NT: nghiệm thức

Tp: Thành phố

TB: trung bình

SD: độ lệch chuẩn

Ctv: cộng tác viên

xiii
MỞ ĐẦU

Đặt vấn đề

Năm 2014 sâu đục thân 4 vạch đầu nâu Chilo tumidicostalis Hampson
(Lepidoptera: Pyralidae) lần đầu tiên xâm nhập vào Việt Nam. Theo báo cáo mới
đây của sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Tây Ninh tháng 9/2014 thì
đã có 5065,41 hecta mía sắp thu hoạch đã bị nhiễm sâu đục thân mía 4 vạch đầu
nâu Chilo tumidicostalis. Trong đó có 32 hecta bị nhiễm nặng trên 50%, 424 hecta
bị nhiễm nặng ở mức 21 – 50%, (Viện nghiên cứu mía đƣờng, 2014). Tháng
10/2014, sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Tây Ninh đã công bố dịch
hại mía là do sâu đục thân Chilo tumidicostalis.

Hiện nay, việc phòng trừ sâu đục thân 4 vạch đầu nâu Chilo tumidicostalis đang
gặp phải nhiều khó khăn vì đây là một loài sâu mới xuất hiện và khả năng bùng phát
dịch nhanh. Đồng thời, cây mía lá một cây thâm canh trồng dày, cây cao, diện tích lớn,
lƣu gốc nhiều năm, cơ cấu mía phức tạp, địa hình trồng mía đa dạng và sâu đục thân
thƣờng ẩn nấp ở nhiều bộ phận khác nhau, gây khó khăn khi phun thuốc, khi thuốc
xâm nhập, tiếp xúc và gây độc đối với nhóm sâu đục thân mía này (Cao Anh Đƣơng,
2014). Sâu đục thân 4 vạch đầu nâu Chilo tumidicostalis có khả năng làm chết cây con
và gây thiệt hại 100% năng suất. Mỗi cây mía bị hại có 50 – 70 con sâu. Theo Cao
Anh Đƣơng (2014), khả năng gây hại của loài sâu Chilo tumidicostalis đạt đỉnh điểm
vào các tháng mùa mƣa, từ tháng 6 đến tháng 8 hằng năm. Hiện nay, biệp pháp quản lí
chính sâu đục thân mía 4 vạch đƣợc sử dụng rộng rãi là biện pháp hóa học. Nhƣng
biện pháp này rất khó áp dụng đối với loài sâu đục thân mía, do đa số sâu non gây hại
nằm sâu bên trong thân cây khi cây mía đã lớn. Việc phun thuốc với cƣờng độ và liều
lƣợng cao, diện tích rộng không đạt hiệu quả cao mà còn giết chết thiên địch, gây mất cân
bằng sinh thái, ảnh hƣởng đến sức khỏe của ngƣời nông dân và làm ô nhiễm môi trƣờng.

1
Trên thế giới đã có nhiều thành tựu trong phòng trừ sâu đục thân mía Chilo
tumidicostalis bằng côn trùng kí sinh. Các loài Trichogramma đã đƣợc coi là một
trong những ong kí sinh quan trọng nhất trong hơn 100 năm qua (Smith, 1996).
Trichogramma kiểm soát hiệu quả nhất sâu hại thuộc bộ Lepidoptera đặc biệt cho
các sâu đục thân mía (Metcalfe và Breniere, 1969; Nagarkatti và Nagaraja, 1977).

Ở Đài Loan, theo Cheng (1994), ong mắt đỏ Trichogramma chilonis Ishii
(Hymenoptera: Trichogrammatidae) là quan trọng và phổ biến nhất, kiểm soát sâu
hại thuộc bộ Lepidoptera, trong đó hiệu quả kiểm soát cao nhất trên các loài sâu
đục thân mía. Trichogramma chilonis đã đƣợc sử dụng để kiểm soát các loài sâu
hại trên nhiều loài cây trồng khác nhau nhƣ ngô, bông, rau và trái cây kể từ 20
năm qua. Rafique (2007) và Zia (2007), Trichogramma chilonis đã đƣợc sử dụng
thành công để kiểm soát sâu đục thân mía.

Tại Việt Nam, vấn đề nghiên cứu về ong mắt đỏ Trichogramma bắt đầu từ năm
1974, nhƣng việc áp dụng chúng ngoài đồng chỉ mới đƣợc nghiên cứu cụ thể vài năm
gần đây. Viện BVTV đã nhân nuôi và thả thành công ong mắt đỏ ngoài đồng để trừ
nhiều loại sâu trên lúa (Phạm Văn Lầm,1998). Ngoài ra còn có nhiều công trình
nghiên cứu về sử dụng ong mắt đỏ Trichogramma để phòng trừ sâu xanh trên cây
bông ở Trung tâm nghiên cứu cây Bông Nha Hố, trừ sâu đục thân mía ở Viện nghiên
cứu mía đƣờng Bến Cát và nhiều công trình ở Viện sinh học, Viện Khoa Học Nông
Nghiệp Việt Nam. Cao Anh Đƣơng (2014) đã có một số nghiên cứu cho biết ong mắt
đỏ Trichogramma sp. (Hymenoptera: Trichogrammatidae), ong kén trắng Cotesia
flavipes Cameron (Hymenoptera: Braconidae), ong Tetrastichus sp. (Hymenoptera:
Eulophidae), là các loài thiên địch rất có hiệu quả trong kiểm soát sâu đục thân mía
Chilo tumidicostalis. Nhƣng cho đến nay, chƣa có một nghiên cứu nào về việc nhân
mật số và phóng thích ong Trichogramma chilonis kiểm soát sâu đục thân mía 4 vạch
Chilo tumidicostalis. Trên cơ sở đó, đề tài nghiên cứu: “Đặc điểm sinh học của ong
mắt đỏ Trichogramma chilonis Ishii (Hymenoptera: Trichogrammatidae) kí sinh
trứng sâu đục thân 4 vạch Chilo tumidicotalis Hampson (Lepidoptera:
Pyralidae)” đƣợc thực hiện.

2
Mục đích

Đề tài nhằm cung cấp số liệu cơ bản về một số đặc điểm sinh học của ong mắt
đỏ Trichogramma chilonis kí sinh trứng sâu đục thân mía 4 vạch Chilo tumidicostalis
góp phần bổ sung cơ sở khoa học cho những nghiên cứu tiếp theo; đồng thời góp phần
xây dựng cơ sở dữ liệu để nhân mật số và phóng thích Trichogramma chilonis trong
quản lý sâu đục thân 4 vạch đầu nâu Chilo tumidicostalis và nhiều loài sâu đục thân
mía khác.

Yêu cầu

Xác định đƣợc vòng đời của ong Trichogramma chilonis kí sinh trứng sâu đục
thân mía Chilo tumidicostalis.

Xác định đƣợc ảnh hƣởng của số lƣợng ong Trichogramma chilonis kí sinh
trứng sâu đục thân mía 4 vạch Chilo tumidicostalis.

Xác định đƣợc ảnh hƣởng số lƣợng ong Trichogramma chilonis đến tỉ lệ kí
sinh của một cặp ong trên trứng sâu đục thân mía 4 vạch Chilo tumidicostalis

Xác định đƣợc tuổi vật chủ thích hợp để 1 cặp ong Trichogramma chilonis
kí sinh trứng sâu đục thân mía 4 vạch Chilo tumidicostalis trong điều kiện không
có sự lựa chọn vật chủ.

Xác định đƣợc tuổi vật chủ thích hợp để 1 cặp ong Trichogramma chilonis kí
sinh trứng sâu đục thân 4 vạch Chilo tumidicostalis trong điều kiện có sự lựa chọn
vật chủ.

Xác định đƣợc khả năng sinh sản của 1 cặp ong Trichogramma chilonis kí sinh
trứng sâu đục thân mía 4 vạch Chilo tumidicostalis.

Mô tả đƣợc tập tính kí sinh của ong Trichogramma chilonis kí sinh trứng sâu
đục thân mía 4 vạch Chilo tumidicostalis.

3
Giới hạn đề tài

Đề tài đƣợc thực hiện tại phòng thí nghiệm côn trùng của bộ môn Bảo Vệ
Thực vật, khoa Nông Học trƣờng Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, từ
tháng 10/2015 – 2/2016.

4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Một số nghiên cứu về thành phần loài và tình hình gây hại của nhóm sâu đục
thân mía

Sâu đục thân gây hại trên mía thƣờng đƣợc đánh giá là nhóm sâu hại nguy
hiểm. Sâu đục thân mía là các loài cánh vẩy thuộc họ ngài sáng (Pyralidae), họ ngài
đục gỗ (Cossidae) và họ ngài đêm (Noctuidae) (Metcalfe, 1969). Thành phần sâu đục
thân hại mía biến động rất lớn, thay đổi tùy thuộc vào điều kiện sinh thái của từng
vùng, từng quốc gia trên thế giới (Đỗ Ngọc Diệp, 2002).

Theo Hiệp hội kỹ thuật mía đƣờng Quốc tế (ISSCT), số loài sâu hại mía đƣợc
ghi nhận đến thời điểm tháng 2/1999 là 324 loài. Trong đó bộ cánh vẩy (Lepidoptera)
thuộc lớp côn trùng chiếm 35,8%. Trong bộ cánh vẩy (Lepidoptera), số loài hại lá
chiếm khoảng 0,6% tổng số loài; 49,7% là các loài hại thân (ISSCT, 1999).

Theo kết quả điều tra thành phần sâu hại ở Malaysia từ 1970 – 1978 của Lim
và Pan (1980), đã ghi nhận có khoảng 360 loài thuộc 98 họ côn trùng gây hại trên
mía, nhƣng chỉ có 32 loài đƣợc đánh giá là gây hại nặng trên cây mía. Trong số 360
loài đã phát hiện đƣợc, có 101 loài hại lá (chiếm 28% tổng số loài đã phát hiện)
thuộc 5 bộ và 37 họ côn trùng, 176 loài sâu chích hút (chiếm 48,9% tổng số loài đã
phát hiện), 58 loài côn trùng hại dƣới đất (chiếm 16,1% tổng số loài đã phát hiện)
thuộc 20 họ côn trùng và 25 loài sâu đục thân (chiếm 7,0% tổng số loài đã phát hiện).
Trong số 25 loài sâu đục thân mía đã phát hiện đƣợc ít nhất có 11 loài đƣợc xác định
là sâu hại quan trọng đối với cây mía, chiếm 34,4% tổng số loài sâu hại quan trọng
(11 loài trong 32 loài gây hại). Còn ở Ấn Độ đã phát hiện có 125 loài côn trùng gây
hại mía. Trong đó có 18 loài côn trùng gây hại mía chủ yếu và 21 loài gây hại thứ
yếu (David, 1977; Gupta, 1957; Hampson, 1984; Issac, 1941 và Kamakrisna, 1940).

5
Ở Indonesia thông báo có tới 109 loài sâu gây hại trên mía (Deputy, 1956).
Còn ở Đài Loan, phòng kiểm dịch thực vật (1965), Cheng (1994) đã ghi nhận có 263
loài côn trùng gây hại trên mía.

Theo Cheng (1994) đã ghi nhận nhóm sâu đục thân có 5 loài thuộc bộ cánh
vẩy thƣờng xuyên xuất hiện gây hại nặng cho cây mía là sâu đục thân mình vàng
Eucosma schistaceana (Lepodoptera: Tortricidae), sâu đục thân 4 vạch Proceras
venosatus (Lepidoptera: Pyralidae), sâu đục ngọn Scirpophaga nivella Fabrigius
(Lepidoptera: Crambidae), sâu đục thân 5 vạch Chilo infuscatellus (Lepidoptera:
Pyralidae) và sâu đục thân mình hồng Sesamia inferens (Lepidoptera: Noctuidae). Ở
Thái Lan có 5 loài sâu đục thân gây hại mía quan trọng là sâu đục thân C. tumidicostalis,
C. infuscatellus, C. sacchariphagus, S. inferens và Scripophaga excerptalis (Wiliam
và ctv, 2010).

Ở các nƣớc trong khu vực châu Á xung quanh Việt Nam nhƣ Ấn Độ,
Malaysia, Đài Loan, Indonesia, sâu đục thân mía luôn đƣợc đánh giá là đối tƣợng
gây hại nguy hiểm nhất. Tuy nhiên, thành phần sâu hại mía và mức độ gây hại rất
khác nhau tuy thuộc vào điều kiện sinh thái từng vùng, từng quốc gia (Đỗ Ngọc
Diệp, 2002).

Theo Solomon và ctv (2000) tổng kết, các loài sâu đục mầm có thể làm giảm
khoảng 26,65% mầm cấp 1; 6,4% mầm cấp 2; khoảng 27,1% mầm cấp 3 và khoảng
75% mầm cấp 4, làm giảm từ 22 – 30% năng suất mía và khoảng 12,5% hàm lƣợng
đƣờng. Avasthy và Tiwari (1986) cho rằng, sâu đục thân 5 vạch C. infuscatellus là
một trong những loài gây hại chủ yếu. Loài sâu này có thể gây hại mầm khoảng từ 30
– 75% ở các vùng mía khác nhau và cứ khoảng 5% số mầm bị loài sâu này gây hại
thì tƣơng đƣơng với việc mất đi khoảng 0,35 tấn đƣờng/ha.

Ở Medan trong vụ mía 1977 – 1978, tỷ lệ lóng mía bị hại bởi sâu đục thân
mình tím Phragmataecia castaneae (Lepidoptera: Cossidae) từ 17% – 48%
(Boedijono, 1980).

6
Ở Bangladesh, kết quả điều tra của Ataur và ctv (2013), hầu hết các địa điểm
điều tra đều xuất hiện sâu đục thân mía, trong đó loài chiếm ƣu thế là C. tumidicostalis,
tỷ lệ gây hại của loài sâu đục thân C. tumidicostalis tại các địa điểm từ 23% – 36%.

Nhóm chuyên gia nghiên cứu của Đài Loan (CTM, 1961), đã điều tra khảo sát
tình hình sâu hại trên các loại cây trồng. Kết quả thu đƣợc 45 loài côn trùng gây hại
trên cây mía, trong đó có 6 loài sâu đục thân gây hại ở các giai đoạn sinh trƣởng của
cây mía. Sâu đục thân mình tím P. castaneae. gây hại lóng là chủ yếu, ở giai đoạn làm
lóng, vƣơn cao, sâu non gây hại cả ngọn mía. Sâu đục thân mình vàng E. schistaceana
gây hại chủ yếu trên mầm mía, khi thuận lợi sâu non đục vào đỉnh sinh trƣởng của
mía non. Sâu đục thân 5 vạch C. infuscatellus gây hại chủ yếu trên lóng mía ở giai
đoạn vƣơn cao, đôi khi gây hại trên mắt mầm. Sâu đục thân 4 vạch P. venosatus gây
hại chủ yếu trên lóng mía, chồi non và ngọn cây mía ở giai đoạn vƣơn cao. Sâu đục
thân mình trắng Scirpophaga nivella Fabricius (Lepidoptera: Crambidae) đục chủ
yếu vào ngọn mía, khi mật độ cao gây hại cả trên cây mía non. Loài sâu đục thân
mình hồng S. inferens, gây hại chủ yếu trên lóng mía ở giai đoạn vƣơn cao và chồi non.

Nguyễn Văn Cẩm (1983) thông báo thành phần sâu hại mía ở Việt Nam là rất
phong phú. Đã ghi nhận có 122 loài côn trùng xuất hiện trên cây mía. Trong đó bao
gồm 61 loài côn trùng đƣợc xác định là gây hại trực tiếp trên mía.

Theo kết quả điều tra của các tác giả Lƣơng Minh Khôi (1963, 1998); Phạm
Bình Quyền và các cộng sự (1995) cho thấy ở Việt Nam thành phần côn trùng hại
mía có 27 loài trong đó nhóm sâu đục thân hại mía chỉ có 9 loài chiếm 33% tổng số
các loài đã xác định.

Ở miền Bắc Việt Nam, có 5 loài sâu đục thân thƣờng xuyên xuất hiện gây hại
mía là sâu đục thân mình vàng E. schistaceana, sâu đục thân 5 vạch C. infuscatellus,
sâu đục thân 4 vạch P. venosatus, sâu đục ngọn S. nivella và sâu đục thân mình hồng
S. inferens. Trong đó sâu đục thân mình vàng, sâu đục thân mình 4 vạch, sâu đục
ngọn là những loài phát sinh gây hại phổ biến nhất (Hồ Khắc Tín và ctv, 1982).

7
Trung tâm BVTV miền Trung (1995) báo cáo rằng, ở khu vực miền trung Việt
Nam, có 13 loài sâu hại mía, trong đó có 4 loài sâu đục thân, bao gồm sâu đục thân
mình vàng E. schistaceana, sâu đục thân 5 vạch C. infuscatellus, sâu đục thân mía
bốn vạch P. venosatus và sâu đục thân mình tím P. castaneae.

Ở Đông Nam Bộ Việt Nam, thành phần sâu đục thân mía bộ cánh vẩy
(Lepidoptera) bao gồm có 7 loài, thuộc 4 họ. Trong đó có 3 loài gây hại phổ biến
nhất là sâu đục thân 4 vạch C. sacchariphagus, sâu đục thân mình tím P. castaneae
và sâu đục thân mình hồng S. inferens. Loài sâu đục thân 4 vạch C. sacchariphagus
có tỷ lệ cây bị hại là cao nhất (14,2%), tiếp đến là sâu đục thân mình tím P.castaneae
(8,5%), loài sâu đục thân mình hồng S. inferens (2,1%). Trong các loài sâu đục thân
hại mía nêu trên có 3 loài đƣợc đánh giá là nguy hiểm nhất. Đó là sâu đục thân
mình hồng S. inferens, sâu đục thân mình tím P. castaneae và sâu đục thân 4 vạch
C. sacchariphagus (Đỗ Ngọc Diệp, 2003; Đỗ Ngọc Diệp và ctv, 1987; Cao Anh
Đƣơng và ctv, 1998; Vũ Hữu Hạnh và ctv 1995; Viện Nghiên cứu Mía đƣờng Bến
Cát, 1999).

Ở miền Tây Nam Bộ, những kết quả điều tra từ 1960 – 1961 đã xác định có
4 loài sâu đục thân thƣờng xuyên gây hại mía. Bao gồm sâu đục thân mình vàng
E. schistaceana, sâu đục thân 4 vạch P. venosatus, sâu đục thân mình trắng S. nivella
và sâu đục thân mình hồng S. inferens. Sâu đục thân mình tím P. castaneae và sâu
đục thân 5 vạch C. infuscatellus chƣa thấy xuất hiện ở vùng mía Tây Nam Bộ
(CTM, 1961).

Theo Cao Anh Đƣơng (09/2014), kết quả định danh của viện nghiên cứu
mía đƣờng, loài sâu đục thân mía 4 vạch mới này có tên khoa học là Chilo
tumidicostalis Hampson thuộc họ Ngài sáng (Pyralidae), bộ cánh vẩy
(Lepidoptera) là loài hoàn toàn mới ở Việt Nam, loài sâu này gây hại rất nghiệm
trọng, 1 cây mía bị hại có thể từ 5 – 7 con đến 50 – 60 con sâu non. Loài sâu này
có mặt từ lâu ở các nƣớc trồng mía xung quanh Việt Nam nhƣ Thái Lan,
Myanmar, Ấn Độ, Bangladesh.

8
1.2 Một số kết quả nghiên cứu về sâu đục thân mía 4 vạch Chilo tumidicostalis
Hampson (Lephidoptera: Pyralidae)

1.2.1 Phân bố và đặc điểm gây hại của sâu đục thân mía 4 vạch Chilo
tumidicostalis

Theo Bleszynski (1970), sâu đục thân mía bốn vạch C. tumicostalis là loài sâu
hại quan trọng trong khu vực Đông Nam Á và Đông Phi. Sâu đục thân mía 4 vạch
C. tumidicostalis phân bố ở Ấn Độ, Myanmar và Nepal.

Karim và Islam (1977), nhận thấy loài sâu đục thân mía C. tumidicostalis là một
loài côn trùng gây hại nghiêm trọng trên mía ở Bangladesh. Loài sâu này gây hại bắt
đầu từ cuối tháng 4 và kéo dài đến tháng 11, phá hại mạnh nhất từ tháng 6 đến tháng 9.

Loài sâu đục thân mía bốn vạch C. tumidicostalis là loài sâu hại quan trọng ở
vùng Đông Bắc Thái Lan (Suasaard và Allsopp, 2000).

Kết quả nghiên cứu của Siriwan (2003), mật độ loài C. tumidicostalis phát triển
cao trong các tháng 1, tháng 2, tháng 3, tháng 4, tháng 6, tháng 7, tháng 8, và tháng 11.
Sâu đục thân C. tumidicostalis gây hại mía từ khi trồng đến thu hoạch và tỷ lệ mía bị
hại bởi loài sâu đục thân C. tumidicostalis cao nhất vào tháng 8 là 12,47% và thấp nhất
là tháng giêng với tỷ lệ là 2,47% (Shashi và ctv, 2012).

Ở Thái Lan, Pitaksa và Prachuabmoh (1989) báo cáo rằng, loài C. tumidicostalis
gây hại trên mía ở giai đoạn vƣơn lóng, kết quả khảo sát tại các huyện Sam Chuk,
Song Phi Nong và U Thong, tỉnh Suphan Buri cho thấy tỷ lệ gây hại lần lƣợt là 0,68%,
3,94% và 1,98%.

Sâu non sâu đục thân mía C. tumidicostalis có tập tính sống và gây hại tập thể.
Mỗi cây mía bị hại có từ 50 đến 60 con sâu non sâu đục thân mía C. tumidicostalis.
Sâu đục thân mía có khả năng đục xuyên qua 3 – 5 lóng mía và ăn hết phần thịt lóng.
Sâu ăn phá làm cây bị chết khô nhanh chóng, có thể gây thiệt hại 100%. Mía ở giai
đoạn 5 – 6 tháng tuổi và ẩm độ không khí 70 – 80% là điều kiện thích hợp cho sâu đục
thân mía C. tumidicostalis phát sinh và gây hại nghiêm trọng. Mật số sâu đục thân mía

9
C. tumidicostalis trên đống ruộng bắt đầu từ tháng 3 và đạt đỉnh cao vào tháng 6, 7 và
8 hàng năm. Sau đó, mật số sâu đục thân mía C. tumidicostalis bắt đầu giảm, thấp nhất
vào tháng 1 và tháng 2 năm sau ( Cao Anh Đƣơng, 2014).

1.2.2 Một số đặc điểm hình thái của sâu đục thân 4 vạch Chilo tumidicostalis

Siriwan (2003) báo cáo rằng trứng của sâu C. tumidicostalis đẻ thành 2 – 3
hàng dọc trên cả hai mặt lá vào ban đêm. Trứng sâu C. tumidicostalis có dạng hình bầu
dục màu vàng sáng, trứng sắp nở có màu đỏ sẫm. Mỗi trứng sâu C. tumidicostalis
dài 1,59 ± 0,07 mm, rộng 0,9 ± 0,11 mm. Trung bình mỗi ổ trứng của sâu đục thân
C. tumidicostalis có 123,3 ± 70,89 trứng. Tùy vào nguồn thức ăn và điều kiện môi
trƣờng sống, sâu non C. tumidicostalis có 5 đến 7 tuổi. Trên mỗi cây mía bị hại, tìm
thấy hơn 100 sâu non sâu C. tumidicostalis. Sâu non sâu đục thân có 7 tuổi, qua 6
lần lột xác có kích thƣớc cơ thể và kích thƣớc vỏ đầu nhƣ sau: sâu non tuổi 1 dài
1,53 ± 0,12 mm, rộng 0,23 ± 0,05 mm. Sâu non tuổi 2 có chiều dài là 0,38 ± 0,46
mm, chiều rộng là 0,51 ± 0,01 mm. Sâu non tuổi 3 có chiều dài là 6,26 ± 0,46 mm,
chiều rộng là 1,00 ± 0,05 mm. Sâu non tuổi 4 có chiều dài là 8,71 ± 0,1 mm, chiều
rộng là 1,23 ± 0,05 mm. Sâu non tuổi 5 có chiều dài là 13,53 ± 0,91 mm, chiều rộng
là 2,29 ± 0,1 mm. Sâu non tuổi 6 có chiều dài 18,24 ± 0,26 mm, chiều rộng là 2,53 ± 0,05
mm. Sâu non tuổi 7 có chiều dài là 23,06 ± 1,05 mm, chiều rộng là 3,30 ± 0,22 mm.
Chiều rộng vỏ đầu của sâu non sâu đục thân từ tuổi 1 đến tuổi 7 có kích thƣớc lần lƣợt là
0,34 ± 0,02 mm; 0,38 ± 0,01 mm; 0,88 ± 0,10 mm; 1,31 ± 0,05 mm; 1,63 ± 0,1 mm; 1,98
± 0,05 mm; 2,07 ± 0,05 mm. Giai đoạn tiền nhộng của sâu non C. tumidicostalis co lại 1
– 2 ngày. Nhộng mới hình thành có màu vàng sáng, sau 1 – 2 ngày chuyển sang màu
nâu đỏ. Nhộng đực có chiều dài là 13,39 ± 0,77 mm, chiều rộng là 3,30 ± 0,21 mm và
nhộng cái có chiều dài là 17,17 ± 1,87 mm, chiều rộng là 4,24 ± 0,2 mm. Ngài
trƣởng thành hoạt động về đêm. Ngài đực, ngài cái có chiều dài lần lƣợt là 11,49 ±
0,30 mm; 12,70 ± 0,27 mm. Sải cánh của ngài đực và cái lần lƣợt là 24,58 ± 0,59
mm; 28,84 ± 0,5 mm.

Theo Huỳnh Vũ Linh năm 2015, trứng của sâu đục thân mía bốn vạch C.
tumidicostalis có hình bầu dục phẳng, các trứng xếp chồng chéo lên nhau tạo thành

10
hàng thẳng tuyến tính, mỗi ổ trứng có từ 2 đến 5 hàng. Mỗi trứng có chiều dài
1,53± 0,10 mm; chiều rộng 0,87 ± 0,07 mm. Trứng mới đẻ có màu trắng đục sau 2 – 3
ngày chuyển sang màu vàng, trắng có viền màu đỏ. Đến khi gần nở trứng chuyển sang
màu đen tối. Kích thƣớc sâu non sâu đục thân C. tumidicostalis lớn dần theo độ tuổi.
Sâu non sâu đục thân mía C. tumidicostalis có 7 tuổi. Sâu non tuổi 1 có chiều dài
2,52 ± 0,75 mm, chiều rộng 0,42 ± 0,04 mm. Sâu non tuổi 2 có chiều dài trung bình
là 3,84 ± 0,76 mm, chiều rộng 0,66 ± 0,10 mm. Sâu non tuổi 3 có chiều dài biến động
6,42 ± 0,95 mm, chiều rộng 1,02 ± 0,10 mm. Sâu non tuổi 4 chiều dài 9,93 ± 0,86
mm, chiều rộng 1,42 ± 0,23 mm. Sâu non tuổi 5 có chiều dài 13,14 ± 1,17, chiều
rộng 2,00 ± 0,33 mm. Sâu non tuổi 6 có chiều dài 16,27 ± 1,26 mm, chiều rộng
2,60 ± 0,19 mm. Sâu non tuổi 7 có chiều dài 19,1 ± 1,37 mm, chiều rộng 3,00 ± 0,20
mm. Sâu non C. tumidicostalis mới nở có màu trắng kem với nhiều u lông màu đen
trên cơ thể màu rất nhạt và đậm dần sau vài giờ, đầu màu nâu sẫm. Sâu non có 13 đốt
với 3 đốt ngực và 10 đốt bụng. Đốt ngực đầu tiên của sâu đục thân C. tumidicostalis có
màu nâu đen. Đốt thứ 2 và đốt thứ 3 có màu trắng đục với 3 u lông trên lƣng và 6 u lông
ở 2 bên đối xứng qua trục của cơ thể. Phần bụng sâu non sâu đục thân C. tumidicostalis
có 10 đốt màu trắng đục, trên mỗi đốt có 4 u lông trên lƣng và 2 u lông ở bên đối xứng
qua trục của cơ thể, các u lông màu đen tạo thành 4 vạch đen kéo dài từ đốt ngực thứ 2
đến cuối đốt bụng. Các u lông trên đốt ngực và đốt bụng tạo thành 4 đƣờng thẳng kéo dài
từ đốt ngực thứ 2 đến đốt cuối bụng. Giai đoạn tiền nhộng sâu đục thân C. tumidicostalis:
sâu non C. tumidicostalis co mình, cơ thể ngăn lại, các đốt bụng no tròn lên. Ở pha
nhộng sâu đục thân C.tumidicostalis, kích thƣớc nhộng đực nhỏ hơn nhộng cái. Chiều
dài nhộng đực 12,97 ± 0,77 mm, chiều rộng 2,43 ± 0,25 mm. Chiều dài nhộng cái
16,63 ± 1,10 mm, chiều rộng 3,24 ± 0,46 mm. Nhộng sâu đục thân C. tumidicostalis
mới hình thành có màu vàng nhạt. Sau 1 đến 2 ngày nhộng chuyển sang màu đỏ nâu,
sắp vũ hóa nhộng có màu đỏ nâu và phía đầu phần dƣới bụng có màu nâu đen. Phần
cuối bụng nhộng đực có vết lõm xuống nằm giữa 2 khối nhỏ u lên, trên 2 khối u có 2
vạch lõm tạo thành đƣờng thẳng. Ở nhộng cái, phần cuối đốt bụng nhộng cái phẳng,
các vân ở cuối bụng có hình bông mai. Đây là đặc điểm quan trọng để phân biệt
đƣợc nhộng đực và nhộng cái loài C. tumidicostalis. Ngài trƣởng thành sâu đục

11
thân C. tumidicostalis: kích thƣớc của ngài đực sâu đục thân C. tumidicostalis nhỏ hơn
ngài cái. Chiều dài cơ thể ngài đực 11,87 ± 0,73 mm, chiều rộng 2,57 ± 0,19 mm,
chiều dài sải cánh 24,93 ± 1,29 mm. Chiều dài cơ thể ngài cái 15,03 ± 1,27mm, chiều
rộng 3,56 ± 0,15 mm, chiều dài sải cánh 31,07 ± 2,36 mm.

1.2.3. Một số đặc điểm sinh học của sâu đục thân mía 4 vạch Chilo tumidicostalis

Theo Pitaksa (1999), thời gian sống ngài trƣởng thành sâu đục thân bốn vạch
C. tumidicostalis biến động từ 2 – 5 ngày, thời gian tiền đẻ trứng biến động từ 1 – 3
ngày. Ngài trƣởng thành thƣờng giao phối và đẻ trứng thành 2 – 3 hàng tuyến tính
dọc theo lá mía vào ban đêm. Theo Suasaard và Allsopp (2000), ngài trƣởng thành
C. tumidicostalis hoạt động giao phối và đẻ trứng vào hoàng hôn. Màu sắc chung của
cánh trƣớc màu nâu nhạt. Tuổi thọ của ngài trƣởng thành khoảng từ 5 – 7 ngày. Vòng
đời của loài C. tumidicostalis là 43,21 ngày.

Pitaksa (1999) cho rằng thời gian phát triển pha trứng của sâu đục thân mía
C. tumidicostalis là 9 ngày, tổng thời gian phát triển pha sâu non dao động từ 25 – 30
ngày, thời gian phát triển pha nhộng dao động từ 7 đến 10 ngày, thời gian sống của
ngài trƣởng thành dao động từ 3 đến 5 ngày, tổng vòng đời là dao động từ 46 – 49
ngày. Tỷ lệ nở trứng tự nhiên của loài sâu đục thân C. tumidicostalis là 96,96%.

Theo Huỳnh Vũ Linh năm 2015 ghi nhận, pha trứng sâu đục thân C. tumidicostalis
biến động từ 6 – 8 ngày. Sâu non sâu đục thân mía C. tumidicostalis có 7 tuổi biến
động từ 40 – 53 ngày. Thời gian tiền nhộng sâu đục thân C. tumidicostalis biến
động từ 1 – 2 ngày. Giai đoạn phát triển nhộng sâu đục thân C. tumidicostalis biến
động từ 7 – 9 ngày. Thời gian tiền đẻ trứng sâu đục thân C. tumidicostalis biến
động từ 2 – 3 ngày. Thời gian phát triển vòng đời của sâu đục thân C. tumidicostalis
biến động từ 59 – 70 ngày.

Theo Siriwan (2003), khi thực hiện nuôi sâu đục thân mía C. tumidicostalis
trong điều kiện phòng thí nghiện nhiệt độ 28 ± 2oC ẩm độ 75 ± 2% với thức ăn là mía
cắt lát thì sâu non có từ 5 – 7 tuổi. Với vòng đời sâu non có năm tuổi tổng thời gian
vòng đời biến động từ 37 – 39 ngày; sâu non có sáu tuổi, tổng thời gian phát triển vòng

12
đời biến động từ 49 – 64 ngày; sâu non có bảy tuổi thời gian phát triển vòng đời biến
động từ 54 – 63 ngày.

Theo Huỳnh Vũ Linh (2015), thực hiện nuôi sâu đục thân mía C. tumidicostalis
trong điều kiện phòng thí nghiệm nhiệt độ 28 ± 2oC và ẩm độ 40 ± 5% với thức ăn
là lóng mía và bắp thì sâu non có 7 tuổi. Với tổng vòng đời của sâu non biến động
từ 59 – 70 ngày.

Kết quả nghiên cứu khả năng đẻ trứng của ngài trƣởng thành sâu đục thân
mía C. tumidicostalis trong phòng thí nghiệm nhiệt độ 28 ± 2oC ẩm độ 75 ± 2%
bằng cách chọn các cặp ngài mới vũ hóa cho vào lồng lƣới 60 x 60 x 90 cm, bên
trong có chồi mía non đƣợc trồng trong chậu và cho ăn thêm mật ong thu đƣợc kết
quả nhƣ sau: số trứng trong một ổ biến động từ 5 đến 250 trứng, trung bình là
123,31 ± 70,89 trứng, tuổi thọ của ngài trƣởng thành biến động từ 3 đến 5 ngày,
nhƣng kết chƣa thấy đƣợc tỷ lệ mật ong nào là thích hợp cho ngài trƣởng thành và
cũng chƣa miêu tả đƣợc nhịp điệu đẻ trứng của ngài trƣởng thành cái (Siriwan, 2003).

Theo Huỳnh Vũ Linh (2015), bằng phƣơng pháp tiến hành thí nghiệm khả
năng đẻ trứng của sâu đục thân mía C. tumidicostalis của Siriwan (2003) trong
phòng thí nghiệm nhiệt độ 28 ± 2oC; ẩm độ 40 ± 5% và mật ong ăn thêm 50% thu
đƣợc kết quả nhƣ sau: số lƣợng trứng đẻ và hiệu suất đẻ trứng cao nhất lần lƣợt là
480,4 ± 45,78 trứng và 95 ± 3,96%; đƣợc đẻ thành từng ổ, mỗi ổ có từ 25 đến 200
trứng ở mặt dƣới của lá trong khoảng 3 ngày, đôi khi trứng còn đẻ ở mặt trên của
lá, trên thân cây mía; Tuổi thọ ngài cái 7,00 ± 1,00 ngày. Ngài trƣởng thành bắt đầu
đẻ trứng từ ngày thứ 2 kéo dài đến ngày thứ 5, tập trung vào ngày thứ 2 và ngày thứ
3 sau khi vũ hóa và tỷ lệ giảm dần về các ngày sau. Ngày thứ 2 sau vũ hóa ngài
trƣởng thành đẻ với tỷ lệ cao nhất 50% với số trứng trung bình là 240,3 ± 22,9
trứng và ngày thứ 3 sau vũ hóa đạt 30% với số trứng trung bình là 144,6 ± 13,9 trứng.

Siriwan (2003) nghiên cứu khả năng phát triển sau đẻ trứng của loài sâu đục
thân mía C. tumidicostalis bằng thức ăn là mía cắt lát trong điều kiện phòng thí
nghiệm nhiệt độ 28 ± 2oC ẩm độ 75 ± 2% cho kết quả nhƣ sau, tỷ lệ trứng nở là
97,54%, tỷ lệ hóa nhộng là 25,68%, tỷ lệ vũ hóa là 92,62% và tỷ lệ đực cái tƣơng

13
ứng là 1: 1,57. Còn Atuar và ctv (2013), thu nhộng từ ngoài đồng về nuôi đến khi
vũ hóa thì tỷ lệ đực cái tƣơng ứng là 1:1,42.

Theo Huỳnh Vũ Linh (2014), nghiên cứu khả năng phát triển sau đẻ trứng
của sâu đục thân mía C. tumidicostalis bằng thức ăn là mía và bắp trong điều kiện
phòng thí nghiệm nhiệt độ 28 ± 2oC; ẩm độ 40 ± 5% cho thấy kết quả nhƣ sau: tỷ lệ
trứng nở biến động từ 94,08 – 96,77%; Tỷ lệ vũ hóa biến động từ 85,56 – 88,19%;
Tỷ lệ phát triển thấp ở giai đoạn sâu non, tỷ lệ sâu chết biến động từ 59,00 –
67,06%; tỷ lệ hóa nhộng biến động từ 32,9 – 41,00%.

1.3 Một số nghiên cứu về thiên địch của sâu đục thân mía 4 vạch Chilo
tumidicostalis Hampson (Lepidoptera: Pyralidae)

1.3.1 Thành phần côn trùng kí sinh sâu đục thân mía 4 vạch Chilo
tumidicostalis

Ở Malaysia, theo Lim và Pan (1980), có 52 côn trúng kí sinh và 68 loài côn
trùng bắt mồi sâu đục thân mía. Trong đó, có một số loài mang tính phổ biến và có
ý nghĩa nhƣ ong mắt đỏ T. australicum và T. japonicum.

Ở Đài Loan, theo Cheng (1994), có 25 loài côn trùng kí sinh và 14 loài côn
trùng bắt mồi các loài sâu đục thân mía. Trong đó ong mắt đỏ T. chilonis là phổ
biến và quan trọng nhất.

Kết quả khảo sát của Siriwan (2003) về các loài thiên địch của sâu đục thân
C. tumidicostalis cho biết có thiên địch nhƣ: ong Cotesia flavipes (Hymenoptera:
Broconidae) kí sinh sâu non, Tetrastichus sp. (Hymenoptera: Eulophidae) kí sinh
nhộng, loài Telenomus sp. (Hymenoptera: Scelionidae) và Trichogramma chilonis
(Hymenoptera: Trichogrammatidae) là những loài kí sinh trứng sâu đục thân mía
C. tumidicostalis . Ong mắt đỏ T. Chilonis là một loài ký sinh trứng quan trọng
đƣợc sử dụng để kiểm soát sâu đục thân mía (Ashraf và Fatima, 1993).

14
1.3.2. Một số nghiên cứu về một số loài côn trùng kí sinh của sâu đục thân mía
Chilo tumidicostalis

1.3.2.1. Ong Cotesia flavipes Cameron (Hymenoptera: Braconidae)

Hình 1.1 Ong C. flavifes


a. Ong đực C. flavifes
b. Ong cái C. flavifes
(Nguồn: Nguyễn Việt Thắng, 2015)

Theo Nguyễn Việt Thắng (2015) nghiên cứu, ong kí sinh C. flavipes kí sinh sâu
non sâu đục thân mía C. tumidicostalis. Cho thấy tỉ lệ kí sinh của ong C. flavipes
trên sâu non tuổi 2 cao nhất là 48,00 ± 10,33%, khác biệt có ý nghĩa khi cho ong
C. flavipes kí sinh lên vật chủ là sâu non tuổi 3 và tuổi 4. Tỉ lệ kí sinh của sâu non tuổi
2 là cao nhất là do khả năng tự vệ của sâu non tuổi 2 còn kém, lớp da mỏng, nên ít ảnh
hƣởng đến sức khỏe của ong cái C. flavipes. Tỉ lệ kí sinh của ong C. flavipes trên
sâu non tuổi 4 thấp nhất là do cơ thể sâu non tuổi 4 đã lớn, khả năng tự vệ và phản
xạ nhanh hơn, lớp da cũng dày hơn sâu non tuổi 2, nên ong C. flavipes khó kí sinh
hơn. Trong đó, số kén ong C. flavipes hình thành từ sâu non tuổi 4 là cao nhất
57,30 ± 18,94 kén, khác biệt rất có ý nghĩa với nghiệm thức số kén ong C. flavipes
hình thành từ sâu non tuổi 2. Số kén ong hình thành trên sâu non tuổi 2 thấp nhất là
do sâu non ong C. flavipes trong cơ thể sâu non sâu đục thân tuổi 2 phát triển
không đồng đều. Sâu non ong C. flavipes phát triển vƣợt trội sẽ chui ra trƣớc,

15
những sâu non ong C. flavipes phát triển chậm hơn sẽ không chui ra và hóa
nhộng đƣợc, sẽ chết sau khi sâu non sâu đục thân tuổi 2 chết. Tỉ lệ vũ hóa của ong
C. flavipes cao nhất khi kí sinh lên sâu non tuổi 4 là 92,29 ± 5,58 %, do dinh dƣỡng
trong cơ thể sâu non tuổi 4 đáp ứng đủ cho sâu non ong C. flavipes phát triển.
Ngƣợc lại, tỉ lệ vũ hóa của ong C. flavipes trên vật chủ là sâu non tuổi 2 thấp nhất do
dinh dƣỡng trong cơ thể sâu non tuổi 2 không đủ cung cấp cho sâu non ong C. flavipes
phát triển đầy đủ nên sâu non ong C. flavipes hóa nhộng cƣỡng bức.

1.3.2.2 Ong Telenomus beneficens Zehntner (Hymenoptera: Scelionidae)

Hình 1.2 Ong T. beneficiens


(Nguồn: Tom, 2006)

Từ kết quả nghiên cứu của Khan (2014) cho thấy khi thả ong T. beneficiens
để kiểm soát sâu đục thân Scirpophaga excerptalis Walker (Lepidoptera:
Crambidae). Sau 2 tháng ghi nhận đƣợc tỉ lệ kí sinh của ong T. beneficiens trên sâu
đục thân S. excerptalis ở nghiệm thức 1; 2; 3; 4 lần phóng thích lần lƣợt là
16,78%; 24,81%;26,5%; 26,89%. Sau 5 tháng ghi nhận đƣợc tỉ lệ kí sinh của ong
T. beneficiens trên sâu đục thân S. excerptalis ở nghiệm thức 1; 2; 3; 4 lần phóng
thích lần lƣợt là 21,95 ± 2,98 %; 26,56 ± 3,72%; 41,38 ± 10,01%; 42,36 ± 10,83%.

16
1.3.2.3 Ong nhỏ Tetrastichus howardi Olliff (Hymenoptera:Eulophidae)

Hình 1.3 Ong nhỏ T. howardi


(Nguồn: Christopher, 2013)

Theo Cao Anh Đƣơng (2002), khi cho ong T. howardi 1 ngày tuổi kí sinh
nhộng ngài sáp Galleria mellonella Linnaeus (Lepidoptera: Pyralidae), ghi nhận đƣợc
2,3 nhộng bị kí sinh, số ong T. howardi trung bình trên 1 nhộng bị kí sinh là 74,7 ong,
tỉ lệ ong cái T. howardi là 81,3%. Khi cho ong T. howardi 2 ngày tuổi kí sinh nhộng
ngài sáp G. mellonella Linnaeus (Lepidoptera: Pyralidae), ghi nhận đƣợc số nhộng bị
kí sinh là 4,9 nhộng, số ong T. howardi trung bình trên 1 nhộng bị kí sinh là 81,6 ong,
tỉ lệ ong cái T. howardi là 77,4%.

Năm 2011, Cruz báo cáo rằng ong T. howardi kí sinh nhộng sâu đục thân
Diatraea saccharalis Fabr. (Lepidoptera: Pyralidae), có số lƣợng sâu non ong kí sinh
chui ra nhiều nhất vào ngày kí sinh đầu tiên là 66,4 ± 22,7 sâu non. Số lƣợng sâu
non ong kí sinh chui ra vào ngày kí sinh thứ 2; 3; 4 lần lƣợt là 36,0 ± 11,0 sâu non;
21,3 ± 12,3 sâu non; 47,7 ± 28,0 sâu non. 35% ong cái T. howardi kí sinh sau 24h
vũ hóa; 80% ong cái đẻ trứng sau 48h vũ hóa. Nhộng 6 ngày tuổi của sâu đục thân
D. saccharalis có số lƣợng sâu non ong kí sinh T. howardi chui ra nhiều nhất là
54,7 ± 12,0 sâu non, với nhộng 1; 2; 4 ngày tuổi của sâu đục thân D. saccharalis có số

17
lƣợng sâu non ong kí sinh chui ra lần lƣợt là 49,2 ± 13,0; 41,5 ± 11,3; 50,3 ± 12,5 sâu
non. Vòng đời của ong T. howardi từ lúc kí sinh trên sâu đục thân D. saccharalis đến
khi ong vũ hóa là 25,5 ± 3,2 ngày. Tuổi thọ của ong đực T. howardi là 4,3 ± 1,0 ngày
thấp hơn với tuổi thọ ong cái là 10,0 ± 1,0 ngày.

Từ kết quả nghiên cứu của Elizangela (2011) cho thấy vòng đời của ong T. howardi
khi cho kí sinh nhộng 1 và 2 ngày tuổi của sâu đục thân D. saccharalis là 23 ngày và
có tỉ lệ ong cái là 92,3%.

1.4 Giới thiệu chung về giống ong kí sinh Trichogramma


(Hymenoptera:Trichogrammatidae)

1.4.1 Thành phần loài và phân bố của nhóm ong kí sinh trứng Trichogrammatidae

Theo Doutt và Viggiani (1968), Trichogramma gồm 83 chi và 839 loài.


Hầu nhƣ tất cả các Trichogrammatidae là loài kí sinh chính trên trứng của đa số
các loài côn trùng, đặc biệt là những côn trùng trong bộ Lepidoptera, bộ cánh nửa
cứng, Coleoptera, Thysanoptera, Hymenoptera, Diptera và bộ cánh gân (Viggiani
và Laudonia, 1994). Nhiều loài Trichogramma đƣợc sử dụng rộng rãi trong kiểm
soát sinh học của côn trùng gây hại khác nhau vì tỉ lệ kí sinh thƣờng có thể lên
đến 90%, đặc biệt là Lepidoptera (Walter, 1983).

Ký sinh trứng thuộc họ Trichogrammatidae là một trong những tác nhân kiểm
soát sinh học sử dụng rộng rãi nhất. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 85 chi
(Viggiani, 2001), trong đó 26 chi đã đƣợc ghi nhận từ Ấn Độ (Yousuf và Shafee,
1987). Trong số này, có khoảng 250 loài phân bố trên toàn thế giới và là một trong
những loài quan trọng nhất. Ở Ấn độ có tới 12 loài ong mắt đỏ Trichogramma và
2 loài Trichigramma có thể sử dụng đƣợc trong phòng trừ các loài sâu hại cây
trồng (David và Easwaramoorthy, 1986).

Theo Trƣơng Xuân Lam và ctv (2011), Viện Sinh Thái và Tài nguyên Sinh vật,
ong mắt đỏ Trichogrammatidae là họ ong ký sinh trên trứng của nhiều loại côn trùng
có hại. Họ ong mắt đỏ gồm 70 chi, 400 loài, loài thƣờng đƣợc sử dụng trong công tác

18
BVTV ở nƣớc ta là các loài T. japonicum, T. chilonis, T. dendrolim, T. evanescens,
T. eaproctidis, T. embrypragum. Nhƣng trong đó, ong mắt đỏ gồm 3 loài phổ biến
(T. chilonis, T. japonicum, T. dendrolimi), đây là các loài kí sinh trứng đóng vai
trò quan trọng trong việc điều hòa số lƣợng sâu ngoài tự nhiên. Từ lâu ong mắt đỏ
đƣợc sử dụng nhƣ biện pháp chính để diệt trừ trứng của một số loài sâu hại nhƣ
sâu đục thân ngô, sâu cuốn lá lúa, sâu tơ, sâu róm thông… Trƣớc tiên ong mắt đỏ
đƣợc nhân nuôi trong phòng thí nghiệm sau đó đem thử ra ruộng và có khả năng
diệt sâu hại ngay từ giai đoạn trứng sâu với ƣu điểm tuyệt đối an toàn cho con
ngƣời, đặc biệt là môi trƣờng, hạn chế thấp nhất việc sử dụng thuốc trừ sâu trên
cánh đồng.

1.4.2 Đặc điểm hình thái, sinh học của một số loài ong kí sinh thuộc họ
Trichogrammatidae

1.4.2.1 Ong Trichogramma maxacalii (Hymenoptera: Trichogrammatidae)

T. maxacalii đã đƣợc thu thập từ trứng Euselasia apisaon (Lepidoptera:


Riodinidae) một động vật cánh phấn của bạch đàn, trong các đồn điền ở các bang São
Paulo (Oliveira, Zanuncio, Paratissoli, 2002). Minas Gerais, Brazil. Theo Corrigan và
Laing (1994) cho thấy Ong T. maxacalii đƣợc xem là loài ong kí sinh để quản lí:
Lambdina fiscellaria Guenée (Lepidoptera: Geometridae), Manduca sexta (L.)
(Lepidoptera: sphingidae), và Choristoneura fumiferana Clem (Lepidoptera:
Tortricidae). Tuổi thọ của ong T. maxacalii phụ thuộc vào dinh dƣỡng và khả năng kí
sinh. Theo Leatemia (1995) Báo cáo tuổi thọ của 2,64 ngày đối với không cho ăn mật
ong và 3,5 ngày đối với ong cho ăn mật ong.

Số lƣợng cá thể của T. Maxacalii trên mỗi trứng vật chủ A. Kuehniella đã đƣợc
tìm thấy là tƣơng tự nhƣ báo cáo của Stein và Parra (1987) cho Trichogramma spp.
trong trứng của Sitotroga cereallela Oliv và Plodia interpunctella Hueb (Lepidoptera:
Pyralidae). Tuy nhiên, tỉ lệ kí sinh là thấp hơn so với Lopes và Parra (1991) đã tìm
thấy số lƣợng cá thể ong T. galloi trong trứng của Diatraea saccharalis Fabr
(Lepidoptera: Pyralidae)

19
1.4.2.2 Ong Trichogramma bactrae ( Hymenoptera: Trichogrammatidae)

Hình 1.4 Ong T. bactrae


(Nguồn: Singh, 1994)

T. bactrae là một loài ký sinh trứng đƣợc phát hiện trên trứng của sâu đục quả
hồng Pectinophora gossypiella Saundres (Lepidoptera: Gelechiidae), đã đƣợc nghiên
cứu ở nhiệt độ không đổi và biến động của khu vực sản xuất bông sa mạc ở Arizona và
miền nam California. Lần phát triển từ trứng đến trƣởng thành dao động từ 7 đến hơn
11 ngày ở nhiệt độ trung bình 22,5 – 29,5oC. Kết quả tƣơng tự cũng đƣợc tìm thấy cho
Trichogramma pretiosum Riley (Hymenoptera: Trichogrammatidae), một loài đƣợc
tìm thấy ở phía nam Hoa Kỳ. Tuổi thọ trung bình của T. bactrae cái dao động từ 138h
ở 15oC liên tục đến 1,5h ở 40oC. Khả năng sinh sản đạt đỉnh ở 25oC (55 con/ mỗi con
ong cái trƣởng thành), nhƣng khả năng sinh sản giảm mạnh (14-23 con/ mỗi con ong
cái trƣởng thành) ở nhiệt độ từ 30 – 35oC. Khả năng đẻ trứng của ong cái trƣởng thành
đạt hiệu quả trong 24h đầu tiên khi tiếp xúc với trứng vật chủ và khả năng kí sinh đạt
trên 90% trong vòng 12h đầu tiên. Nhƣ vậy, ong kí sinh T. bavtrae kí sinh trứng sâu
đục quả hồng phụ thuộc vào nhiệt độ cao và yếu tố môi trƣờng (Bryan 1976; Legner
và Medved 1979; Gordh và Medved, 1986).

20
1.4.2.3 Ong Trichogramma japonicum (Hymenoptera: trichogrammatidae)

Hình 1.5 Ong T. japonicum


(Nguồn: Trinidad, 1979)

Theo Phạm Hữu Nhƣợng (1996), đã tìm thấy T. japonicum kí sinh trên trứng
sâu hại của 27 loài thuộc bộ Lepidoptera. Ở Việt nam, đã phát hiện 18 loài thuộc 8
giống và 7 họ bị ong T. japonicum. Trong ruộng lúa, loài ong này kí sinh trên 8 loài
sâu hại tập trung nhất trên hai loài là sâu đục thân lúa Trypolyza incerlulas
(Lepidoptera: Crambidae) và sâu cuốn lá nhỏ Cnaphalocrocis medinalis (Lepidoptera:
Crambidae). Chu kì phát triển của T. japonicum qua 4 pha: trứng, ong non, nhộng và
ong trƣởng thành. Tất cả các pha trƣớc trƣởng thành đều sống kí sinh trong trứng vật
chủ, ong trƣởng thành sống tự do.

Trứng ong T. japonicum hình bầu dục hơi thon, dài 0,053 – 0,1 mm; rộng
0,025 – 0,03mm sau khi đẻ khoảng 20 – 24h trứng phát triển thành ong non. Ấu
trùng ong T. japonicum ở nhiệt độ 27oC kéo dài từ 36 – 48h, và bao giờ cũng sử
dụng hết chất dinh dƣỡng trứng vật chủ. Ong mới nở dài khoảng 0,6mm và ở giai
đoạn đẩy sức dài tới 1,215mm. Tốc độ sinh trƣởng của ong phụ thuộc rất lớn vào

21
điều kiện dinh dƣỡng. Ấu trùng ong T. japonicum phát triển chậm và kém trong
điều kiện kí sinh kép. Khi ong non phát triển đẩy sức, ngừng dinh dƣỡng lột xác
và chuyển sang pha nhộng. Pha nhộng kéo dài từ 36 – 48h. Sau đó trƣởng thành
phá vỡ vỏ nhộng và vỏ trứng vật chủ vũ hóa ra ngoài. Ong vừa mới nở nằm trong
vỏ trứng vật chủ, cánh còn mềm và gập lại phía lƣng. Khoảng một ngày sau đó
ong mới có khả năng bay ra ngoài. Cơ thể ong màu đen ở bất cứ nhiệt độ nào.
Ong cái thƣờng to hơn ong đực, có máng đẻ trứng kéo dài ra phía sau và các lông
trên râu ngắn hơn ong đực. Sau khi vũ hóa ong hoạt động nhanh nhẹn, ong đực có
thể giao phối ngay nếu gặp ong cái. Sau đó ong cái tìm trứng vật chủ để đẻ trứng.
Tổng vòng đời của ong T. japonicum trong điều kiện thuận lợi kéo dài từ 148 – 192h
(khoảng 6 – 7 ngày). Thời gian để ong T. japonicum tiêu diệt trứng vật chủ xảy ra
trong khoảng 36 – 48h vì sau khi đẻ trứng khoảng một ngày thì ong non mới chui
ra khỏi vỏ trứng và sử dụng chất dinh dƣỡng trong trứng của vật chủ để hoàn
thành vòng đời.

T. japonicum có khả năng sinh sản lớn. Độ sinh sản trung bình 53 ± 0,86
trứng và phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ dinh dƣỡng của ong non và tuổi thọ của
ong trƣởng thành. Ong có tuổi thọ càng cao, khả năng kí sinh càng lớn. Ong sống
khoảng 4 ngày có khả năng kí sinh là 64 ± 5,6 trứng, ong sống 1 ngày khả năng đẻ
trứng biến động từ 24,6 ± 3,8 trứng. Nhịp điệu sinh sản của ong thay đổi rõ rệt
theo các giờ trong ngày và theo thời gian sống của ong. Ong đẻ vào ban ngày và
tập trung vào buổi sáng khoảng 6 – 8h. Trong 2 ngày đầu tiên nếu đủ số trứng
ong có khả năng đẻ đến 90% tổng số trứng. Khả năng kí sinh của ong trên trứng
vật chủ lớn nhất trong thời gian từ 1 – 5h sau khi vũ hóa và có thể đạt tới 65 ± 6
trứng/1 ong cái.

Trong khoảng ẩm độ tối thích là 70 – 90% tỉ lệ vũ hóa của ong đạt 78,8 – 87,1%; tỉ
lệ kí sinh của ong từ 59,5 – 70,8%. Khoảng nhiệt độ thích hợp là 25 – 30oC tỉ lệ vũ
hóa của ong đạt từ 75,44 – 92%; tỉ lệ kí sinh từ 69,2 – 74,4%; thời gian hoàn
thành vòng đời của ong từ 7 – 9 ngày.

22
1.5 Một số kết quả nghiên cứu về ong mắt đỏ Trichogrmma chilonis

1.5.1 Một số kết quả nghiên cứu nƣớc ngoài về ong Trichogramma chilonis

1.5.1.1 Một số kết quả nghiên cứu nƣớc ngoài về ong Trichogramma chilonis kí
sinh trứng ngài thóc Sitotroga cerealella Olivier (Lepidoptera: Gelechiidae)

Theo Sajid và ctv (2009), khi cho ong T. chilonis kí sinh trứng ngài thóc
S.cerealella ở nhiệt độ 28oC có tỉ lệ kí sinh, tỉ lệ vũ hóa, các giai đoạn phát triển cao
nhất lần lƣợt là 95,6 ± 0,85%; 98 ± 0,41%; 7,3 ngày. Ong T. chilonis kí sinh trứng ngài
thóc S. cerealella ở nhiệt độ 35oC thì tỉ lệ kí sinh, tỉ lệ vũ hóa, các giai đoạn phát triển
thấp nhất lần lƣợt là 60,1 ± 1,27%; 33,7 ± 1,3%; 7 ngày. Cho ong mắt đỏ T. chilonis kí
sinh trứng ngài thóc S. cerealella ở các mức nhiệt độ 20oC; 25oC; 31oC có tỉ lệ kí
sinh lần lƣợt là 89,1 ± 1,71%; 92,8 ± 1,45%; 85,9 ± 2,08 và tỉ lệ vũ hóa lần lƣợt là
90,4 ± 1,63%; 96,2 ± 0,72%; 89,3 ± 2,27% và cách giai đoạn phát triển lần lƣợt là
17,3 ngày; 8,3 ngày; 7,6 ngày. Ở điều kiện nhiệt độ 40oC thì ong mắt đỏ T. chilonis
không vũ hóa.

1.5.1.2. Một số kết quả nghiên cứu nƣớc ngoài về ong Trichogramma chilonis kí
sinh trứng sâu đục thân mía Chilo infuscatellus (Lepidoptera: Pyralidae)

T. Chilonis là hiệu quả nhất trong kiểm soát sâu hại thuộc bộ Lepidoptera đặc
biệt cho các sâu đục thân mía (Metcalfe và Breniere, 1969; Nagarkatti và Nagaraja,
1977). Các thí nghiệm đƣợc tiến hành bằng biện pháp sinh học để kiểm soát sâu hại
thuộc bộ Lepidoptera đang đƣợc thực hiện tại hơn 32 triệu ha mỗi năm trên thế giới
(Hassan, 1993). Việc phóng thích ong T. chilonis ở Trung Quốc, Thụy Sĩ, Canada và
Liên Xô cũ đã giảm gây thiệt hại lên đến 70 – 92% trên mía (Li 1994), trong khi ở
Châu Á, ong T. chilonis đã giảm tỷ lệ gây hại của sâu đục mía C. infuscatellus là
43 – 82% (Bharati, 2002). Rafique. (2007) báo cáo rằng T. chilonis cho kết quả rất tốt
đối với các sâu đục thân mía. Các ứng dụng của T. chilonis tại 60000 quả trứng làm
giảm các đợt sâu hại ở mức 83% so với các C. infuscatellus.

23
Zia (2007) báo cáo rằng T. chilonis chống sâu đục thân mía C. infuscatellus cho
thấy một mối tƣơng quan nghịch với sự gia tăng về số lƣợng trứng trong đó chỉ ra rằng
ong T. chilonis có thể đƣợc sử dụng thành công để kiểm soát sâu đục thân và làm giảm
sự phá hoại của sâu đục thân ở 2,74%.

Mustafa (2006), khi phóng thích ong T.chilonis ra ngoài đồng ruộng thì sự phá
hoại của sâu đục thân C. infuscatellus giảm 52,04% trong năm 2000; và 60,03%
trong năm 2001. Các thiệt hại dao động từ 3,9 – 10,5% ở nhóm thí nghiệm thả ong
T. chilonis và 9,6 - 18,6% ở những nhóm thí nghiệm không thả ong T. chilonis. Các
lóng hƣ hại giảm do Trichogramma kí sinh trứng dao động 28,6 – 59,7%. Shenhmar
(2003) báo cáo rằng T. chilonis đã đƣợc thả 50000 con tại mỗi mẫu Anh cho khoảng
thời gian 10 ngày kể từ tháng Bảy đến tháng Mƣời. Xét về sự phá hoại của sâu đục
thân, các lóng bị hƣ hại giảm 52,04% trong năm 2000 và 60,03% trong năm 2001; do
đó, các mục tiêu của nghiên cứu này là tìm ra hiệu quả của Trichogramma với hầu hết
điều kiện thích hợp chống lại sâu đục thân mía.

Rafique và Zia (2007), cho biết rằng khi thả 60000 quả trứng của Trichogramma
trên mỗi hecta đều giảm 83% mức độ gây hại của sâu đục thân C. infuscatellus và cho
thấy kết quả đúng với báo cáo trƣớc đó, mật số sâu đục thân C. infuscatellus giảm
mạnh tƣơng quan với sự gia tăng số lƣợng trứng ong mắt đỏ Trichogramma mà chỉ ra
rằng nó có thể đƣợc sử dụng thành công để kiểm soát nhóm sâu đục thân mía.

Ashraf (1993) và Mustafa (2006) báo cáo rằng bằng cách sử dụng
Trichogramma đã giảm đƣợc sự phá hoại của sâu đục thân đến 52,04 – 60,03% trong
2000 – 2001. Việc thả ong T. chilonis trên các khu vực thí nghiệm đã giảm thiệt hại
3,9 – 10,5% trong khu vực thí nghiệm và 9,6-18,6% ở những khu vực thí nghiệm
không thả ong T. chilonis. Các lóng hƣ hại giảm do thả Trichogramma dao động
28,6 – 57,9%. Những phát hiện đúng với trong báo cáo của Rajendran và Hanifa
(1996), Shenhmar. (2003), Nadeem và Hamed (2011) đã nói rằng Trichogramma là rất
hiệu quả đối với sâu đục thân mía.

24
Nadeem (2008) và Nadeem (2009) đã tiến hành thí nghiệm khi cho ong T. chilonis
ở các mức nhiệt độ lần lƣợt là 20, 25, 28, 31, 35 và 40°C trong vƣờn ƣơm. Đã ghi nhận
đƣợc các kết quả nhƣ sau: tỉ lệ ký sinh (95,6%), tỉ lệ nở (98,0%), giai đoạn phát triển
(7,3 ngày) và tuổi thọ của ong trƣởng thành (9.0 ngày) rất thuận lợi tại 28°C. Các kết
quả cũng đã đƣợc báo cáo rằng nhiệt độ 40°C và thấp 20°C không thuận lợi cho các
giai đoạn phát triển trong khi nhiệt độ ở 28°C là thuận lợi nhất cho các giai đoạn nhân
nuôi của T. chilonis.

1.5.2. Một số kết quả nghiên cứu trong nƣớc về ong Trichogramma chilonis

1.5.2.1 Một số kết quả nghiên cứu trong nƣớc về ong Trichogramma chilonis kí
sinh trứng ngài gạo Corcyra cephalonica Stain ( Lepidoptera: Pyralidae)

Theo Đặng Văn Mạnh (2004), khi trứng ngài gạo đã đƣợc nhiễm ong, thời gian
vũ hóa của ong T. chilonis phụ thuộc vào nhiệt độ phòng nuôi. Nhiệt độ phòng nuôi
cao, thời gian vũ hóa ngắn, ong vũ hóa sớm hơn so với nhiệt độ phòng nuôi thấp. Thời
gian phát dục của ong T. chilonis trong điều kiện bình thƣờng với nhiệt độ trung bình
28,8oC là 7 ngày; còn nếu nhiệt độ hạ thấp còn 27 – 28oC thì ong sẽ vũ hóa sau 8 – 9
ngày; nếu nhiệt độ hạ thấp còn 23oC thì sau 13 – 15 ngày sau nhiễm ong mới vũ hóa.

Đối với trứng ngài gạo bị ong T. chilonis kí sinh nếu đem giữ lạnh, sau 6 ngày
bị kí sinh thì thời gian vũ hóa sau khi ra lạnh sẽ phụ thuộc vào thời gian giữ lạnh, nhiệt
độ phòng nhân nuôi, nhiệt độ giữ lạnh. Giữ lạnh ở nhiệt độ 10 – 12oC, trƣớc khi ong
vũ hóa 1 ngày và nhiệt độ phòng nhân nuôi 30 – 32oC thì ong sẽ vũ hóa ngay sau khi
ra lạnh. Nếu giữ lạnh 7 – 8oC, thời gian giữ lạnh là 10 – 11 ngày và nhiệt độ phòng
nhân nuôi là 27 – 29oC thì ong sẽ vũ hóa ngay sau khi ra lạnh. Giữ lạnh ở nhiệt độ
10 – 12oC trƣớc khi ong vũ hóa 2 ngày và thời gian giữ lạnh 6 – 7 ngày, nhiệt độ
phòng nhân nuôi 30 – 32oC ong sẽ vũ hóa 1 ngày sau khi ra lạnh; và nếu giữ lạnh
11 – 12 ngày thì ong sẽ vũ hóa sau khi ra lạnh 1 – 2 giờ (hoặc ong vũ hóa ngay trong
tủ lạnh ở nhiệt độ tủ lạnh nếu nhiệt độ > 12oC). Còn nếu giữ lạnh ở nhiệt độ 10 – 12oC
trƣớc khi ong vũ hóa 2 ngày, nhiệt độ phòng nhân nuôi 27 – 29oC, thời gian giữ lạnh 9
– 10 ngày thì ong sẽ vũ hóa 1 ngày sau khi ra lạnh; 15 – 16 ngày thì ong sẽ vũ hóa sau

25
khi ra lạnh. Giữ lạnh ở nhiệt độ 10 – 12oC và trƣớc khi ong vũ hóa 3 ngày; nhiệt độ
phòng nhân nuôi 30 – 32oC, thời gian giữ lạnh 18 – 19 ngày thì ong sẽ vũ hóa 1 ngày
sau khi ra lạnh, 25 – 26 ngày thì ong sẽ vũ hóa sau khi ra lạnh ( Đặng Văn Mạnh, 2004).

Nhƣ vậy, qua quá trình nghiên cứu của Đặng văn Mạnh và ctv (2004) cho thấy
tỉ lệ vũ hóa của ong tùy thuộc vào thời gian bảo quản của trứng ngài gạo đã bị kí sinh
trong tủ lạnh. Giữ lạnh ở nhiệt độ 10 – 12oC và nhiệt độ khi ra lạnh 30 – 32oC, nếu
giữ lạnh trong khoảng thời gian 1 – 4 ngày thì tỉ lệ vũ hóa trên 95%, giữ lạnh thời
gian 5 – 12 ngày thì tỉ lệ vũ hóa 85%, giữ lạnh thời gian 13 – 21 ngày thì tỉ lệ vũ hóa
67%, thời gian giữ lạnh lâu hơn nữa thì tỉ lệ vũ hóa 27%, thời gian giữu lạnh sau 1
tháng thì tỉ lệ vũ hóa thấp hơn 10% và đến 38 ngày thì hầu nhƣ ong không vũ hóa.

Nhƣ vậy, thời gian vũ hóa của ong T. chilonis phụ thuộc lớn vào yếu tố nhiệt
độ. Nếu nhiệt độ cao 29 – 32oC thời gian phát dục sẽ ngắn 7 – 8 ngày, ong vũ hóa sớm.
Nhƣng nếu nhiệt độ hạ thấp 24 – 27oC thì thời gian phát dục kéo dài 9 – 13 ngày và
ong vũ hóa muộn hơn (Đặng Văn Mạnh, (2004).

1.5.2.2 Một số kết quả nghiên cứu trong nƣớc về ong Trichogramma chilonis kí
sinh trứng sâu đục thân mía

Từ kết quả nghiên cứu của Đỗ Ngọc Diệp (2002), khi thả ong mắt đỏ T. chilonis,
trên giống mía ROC10. Ở giai đoạn mía mầm, trứng của sâu đục thân 4 vạch
C.sacchariphagus và sâu đục thân 5 vạch C. infuscatellus bị kí sinh là 42,5% cao hơn
so với ruộng đối chứng không thả ong có tỉ lệ trứng của sâu đục thân
C.sacchariphagus và C. infuscatellus bị ong T. chilonis kí sinh là 14,9%. Ở giai đoạn
mía già, tỉ lệ trứng sâu đục thân C. sacchariphagus và C. infuscatellus bị kí sinh là
81,7% cao hơn so với với ruộng đối chứng không thả ong có tỉ lệ trứng sâu đục
thân C. sacchariphagus và C. infuscatellus bị kí sinh là 16,9%.

Theo Cao Anh Đƣơng, hàng năm có trung bình từ 16,2 – 20,9% số trứng sâu
đục thân mía bị kí sinh bởi các loài ong mắt đỏ và ong đen, Trong đó số trứng bị
ong mắt đỏ T. chilonis kí sinh luôn đạt mức cao nhất, chiếm tỉ lệ 7,0 – 9,8%. Tiếp
đến là loài ong đen T. beneficiens với 4,3 – 7,1% số trứng bị kí sinh trung bình

26
hàng năm. Theo quan sát cho thấy vị trí số lƣợng trứng sâu đục thân mía bị loài ong
T. chilonis kí sinh luôn đạt mức cao nhất, biến động từ 43,3 – 46,9%. Tiếp đến là vị
trí số lƣợng loài ong đen T. beneficiens kí sinh, chiếm tỉ lệ từ 26,1 – 33,8% số trứng
bị kí sinh. Vị trí số lƣợng trứng bị các loài ong khác kí sinh chiếm tỉ lệ thấp hoặc
rất thấp. Nhƣ vậy, trong nhóm côn trùng kí sinh trứng sâu đục thân mía đã đƣợc xác
định ở vùng Bến cát tỉnh Bình Dƣơng và phụ cận là loài ong T.chilonis giữ vai trò
quan trọng nhất. Tỷ lệ trứng sâu đục thân bị kí sinh và vị trí số lƣợng trứng sâu đục
thân bị T. chilonis kí sinh luôn đạt mức cao nhất.

Theo Phạm Bình Quyền và ctv (1995), sau 5 lần thả ong mắt đỏ T. chilonis với
tổng số 500000 ong/ha, tỷ lệ ký sinh trứng sâu đục thân bốn vạch cũ C. sacchariphagus
đã tăng lên 79,3%. Tƣơng tự, do thả ong mắt đỏ, tỷ lệ ký sinh trứng sâu đục thân bốn
vạch tăng lên khá cao đạt 89,7 – 32,9%, đồng thời mật độ sâu non giảm 22,1 – 30,5%
và tỷ lệ cây bị hại giảm 30,3 – 41,6% so với ruộng không thả ong (Lƣơng Minh Khôi,
1998). Trong điều kiện miền Đông Nam Bộ, tỷ lệ cây và lóng bị hại ở công thức có thả
ong mắt đỏ đã giảm tƣơng ứng từ 16,4 – 41,8% và 1,3 – 4,0%; mật độ sâu non giảm
52,8 – 127,1 con/100 m2 và tỷ lệ trứng sâu bị ký sinh tăng lên 20,3 – 64,8% so với lô
đối chứng không thả ong (Đỗ Ngọc Diệp, 2002). Theo Cao Anh Đƣơng (2003), thả
ong T. chilonis định kỳ 2 tuần/lần, với mật độ thả 50000 ong/ha/lần thả vào lúc mía
1 – 2 tháng tuổi và 5 – 10 tháng tuổi, kết hợp với 1 lần thả bọ đuôi kìm Euborellia
annulipes (Dermoptera: Anisolabididae) với mật độ thả 400 con/ha vào lúc mía 5
tháng tuổi cho hiệu quả phòng trừ sâu khá cao.

Theo Cao Anh Đƣơng (2012), vòng đời của ong T. chilonis và thời gian phát
dục của trứng sâu đục thân 4 vạch C. sacchariphagus dài hay ngắn phụ thuộc vào sự
thay đổi của nhiệt độ. Ở nhiệt độ 15oC, trứng sâu đục thân mía C. sacchariphagus
không phát triển, nhƣng trứng ong T.chilonis vẫn phát triển và có vòng đời kéo dài từ
12,33 ± 0,85 ngày. Ở nhiệt độ 20oC, trứng sâu đục thân có thời gian phát dục từ 17,67
± 0,65 ngày, còn vòng đời của ong mắt đỏ bắt đầu bị rút ngắn chỉ còn 9,11 ± 0,62
ngày. Tƣơng tự nhƣ vậy khi tăng nhiệt độ lên mức 25, 30 và 33oC, vòng đời ong T.
chilonis tiếp tục bị rút ngắn xuống lần lƣợt là 8,37 ± 0,56 ngày; 7,43 ± 0,49 ngày; 6,87

27
± 0,34 ngày; còn thời gian phát dục trứng sâu đục thân mía C. sacchariphagus lần lƣợt
là: 10,53 ± 0,62 ngày; 8,21 ± 0,30 ngày và 7,13 ± 0,26 ngày. Nhìn chung vòng đời của
ong T. chilonis ngắn, số lứa trong năm nhiều, phổ kí chủ rộng và ong có thể phát triển
đƣợc trong phạm vi biến động của nhiệt độ tƣơng đối rộng từ 15 – 33oC. Đây là đặc
điểm có ý nghĩa lớn khi sử dụng ong T. chilonis trừ sâu đục thân mía 4 vạch
C.sacchariphagus và các loài sâu đục thân mía khác. Khả năng kí sinh của ong
T.chilonis đạt mức cao nhất ở nhiệt độ 25oC với số trứng bị kí sinh trung bình/ong cái
là 39,3 quả và tỉ lệ trứng bị kí sinh là 73,7%, cao hơn rõ rệt so với các nhiệt độ 15,20
và 33oC.

Qua tổng quan tài liệu thấy rằng, nhóm sâu đục thân mía gây hại nghiêm trọng
làm giảm năng suất và chất lƣợng của cây mía. Trong đó, sâu đục thân mía 4 vạch
C.tumidicostalis là loài gây hại nghiêm trọng nhất mới xuất hiện và gây bùng phát dịch
ở tỉnh Tây Ninh vào tháng 10/2014. Trên thế giới đã có biện pháp quản lí sâu đục thân
mía thành công bằng biện pháp sinh học sử dụng các loài côn trùng kí sinh. Phổ biến
nhất là ong T. chilonis đã kiểm soát thành công sâu đục thân mía. Việt Nam đã có một
số nghiên cứu về ong T. chilonis nhƣng chƣa đạt kết quả mong muốn. Ong T. chilonis
có phổ kí chủ rộng, thời gian hoàn thành vòng đời nhanh, nên có tiềm năng kiểm soát
thành công sâu đục thân mía C. tumidicostalis.

28
Chƣơng 2:
VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Đề tài đƣợc thực hiện từ tháng 9/2015 đến 3/2016 tại phòng thí nghiệm côn
trùng bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, khoa Nông Học trƣờng Đại học Nông Lâm Tp. Hồ
Chí Minh.

2.2 Vật liệu và phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1 Vật liệu nghiên cứu

Vật liệu: sâu đục thân C. tumidicostalis đƣợc thu từ nông trƣờng mía Thành
Long (huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh), ong Trichogramma chilonis thu từ các
ruộng mía ở nông trƣờng mía Thành Long (huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh), ngài
gạo Corcyra cephalonica thu từ các nhà máy xay xát lúa gạo ( huyện Mộc Hóa, tỉnh
Long An).

Thiết bị: tủ định ôn (model: MLR–351H) duy trì ở 28 ± 2oC, ẩm độ 45 ± 5%,


12L:12D, kính lúp soi nổi, hộp nhựa (7 x 11 cm) và (4x3 cm) có lỗ lƣới, máy chụp
hình, thùng giấy A4, ống nghiệm (3 x 15 cm) và (1 x 5 cm), mật ong.

2.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu:

2.2.2.1 Thu thập và nhân nuôi sâu đục thân mía Chilo tumidicostalis

Phƣơng pháp thực hiện:

Sâu đục thân C. tumidicostalis đƣợc thu từ nông trƣờng mía Thành Long
(huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh).

29
Hình 2.1 Thu thập nguồn sâu đục thân mía ngoài tự nhiên
a: Ruộng mía bị nhiễm sâu đục thân mía
b: Cây mía bị nhiễm sâu đục thân mía

Phƣơng pháp nhân nuôi sâu đục thân mía C. tumidicostalis đƣợc tiến hành theo
phƣơng pháp của Huỳnh Vũ Linh (2015):

Tiến hành thu thập sâu đục thân mía C. tumidicostalis trên các ruộng mía bị hại.
Sau đó nuôi tiếp C. tumidicostalis trên lóng mía non trong hộp nhựa (25x17x8 cm).

Hình 2.2 Nhân nguồn sâu đục thân mía C. tumidicostalis trong phòng thí nghiệm

Khi sâu non hóa nhộng, tiến hành chuyển nhộng sang hộp nhựa, phía dƣới có
khăn giấy ẩm để giữ độ ẩm cho nhộng.

30
Hình 2.3 Hộp nhựa lƣu giữ nhộng sâu đục thân mía C. tumidicostalis

Khi nhộng vũ hóa, tiến hành thu ngài cho bắt cặp giao phối trong lồng đẻ trứng,
bên trong lồng có cắm giấy thấm mật ong 50% cho ngài ăn thêm. Cho ngài đẻ trứng
trên giấy A4 đã chuẩn bị trong lồng. Tiến hành thu trứng và thay thức ăn cho ngài.

Hình 2.4 Lồng đẻ trứng của ngài trƣởng thành C. tumidicostalis

Trứng thu đƣợc cho vào hộp nhựa hình trụ (đƣờng kính 11 cm, chiều cao 7 cm)
dƣới đáy hộp có giấy ẩm. Đến khi trứng sắp nở thì chuyển trứng qua hộp nhựa
(25x17x8 cm) có chứa lóng mía để nuôi sâu non, sau 7 ngày tiến hành thay mía 1 lần.

2.2.2.2 Thu thập và nhân nuôi ngài gạo

Phƣơng pháp thực hiện:

31
Tiến hành thu thập sâu non ngài gạo ở các vựa lúa gạo về nhân nuôi trên các
thùng giấy A4 bằng cám bắp trong điều kiện phòng thí nghiệm.

Hình 2.5 Nhân nuôi ngài gạo trong thùng giấy A4.

Khi ngài gạo vũ hóa, thu gom ngài vào hộp nhựa có lƣới phía trên nắp. Sau
đó cho các hộp nhựa vào thùng đậy nắp lại để tạo không gian tối cho ngài giao phối
và đẻ trứng.

Sau 24h tiến hành thu trứng ngài gạo, dùng cây cọ chải trứng ra khỏi mặt lƣới
trên nắp hộp nhựa. Làm sạch trứng ngài gạo. Tiến hành thu trứng ngài gạo trong 2 – 3
ngày liên tục, sau đó loại bỏ ngài cũ và thu gom lứa ngài mới.

Hình 2.6 Thu ngài và trứng ngài gạo nhân nguồn


a: Thu ngài gạo vào hộp nhựa
b: Trứng ngài gạo thu đƣợc chuẩn bị nhân nguồn ong

32
Trứng ngài gạo sau khi làm sạch đƣợc đem đi khử phôi dƣới đèn cực tím 32W
trong 20 phút. Sau đó dán trứng ngài gạo mới khử phôi xong trên giấy A4 cứng bằng
bột mì tinh. Cho bảng trứng ngài gạo vào lồng nhân nguồn ong T. chilonis.

2.2.2.3 Nhân nuôi ong mắt đỏ Trichogramma chilonis trong phòng thí nghiệm

Phƣơng pháp thực hiện

Thu thập trứng sâu đục thân mía bị côn trùng kí sinh ngoài đồng ruộng về để
thu ong T. chilonis. Mỗi bảng trứng đƣợc giữ trong từng ống nghiệm riêng biệt cho
đến khi ong vũ hóa.

Hình 2.7 Nhân nguồn ong mắt đỏ trên trứng ngài gạo
a: Ong T. chilonis đƣợc thu trên lá mía ngoài tự nhiên
b: Bảng trứng ngài gạo chuẩn bị cho ong mới vũ hóa kí sinh

33
Khi ong vũ hóa, cho ong ăn thêm mật ong 50%, bắt cặp và giao phối trong ống
nghiệm. Sau 2 – 3h, cho ong tiếp xúc với bảng trứng ngài gạo. Sau 24h, tiến hành thay
bảng trứng mới, bảng trứng cũ cho vào ống nghiệm chờ đến khi ong vũ hóa tiến hành
thí nghiệm.

Hình 2.8 Nhân nguồn ong mắt đỏ T.chilonis


a: Cho ong ăn thêm mật ong 50% trong ống nghiệm
b: Bảng trứng ngài gạo chuẩn bị vũ hóa

Ong T. chilonis dùng để tiến hành thí nghiệm đƣợc thu ở ngoài đồng về và nhân
nuôi một thế hệ trên trứng ngài gạo. Sau thế hệ F1 trên trứng ngài gạo, tiến hành nhân
nguồn ong lại trên trứng sâu đục thân mía.

2.2.2.4 Thí nghiệm xác định vòng đời của ong Trichogramma chilonis kí sinh
trứng sâu đục thân mía Chilo tumidicostalis

Phƣơng pháp thực hiện:

Ong mới vũ hóa, cho bắt cặp và ăn thêm mật ong 50% trong 24h. Sau đó cho 20
cặp ong (đực, cái) T. chilonis tiếp xúc với 70 trứng sâu đục thân mía và ăn thêm mật
ong 50%. Sau 24h thì lấy bảng trứng cũ ra. Giữ bảng trứng cũ lại để quan sát.

Chỉ tiêu theo dõi:

34
Vòng đời của ong T. chilonis kí sinh trứng sâu đục thân mía ( từ ong T. chilonis
kí sinh trứng sâu đục thân C. tumidicostalis đến giai đoạn ong vũ hóa).

2.2.2.5 Khảo sát khả năng kí sinh của ong Trichogramma chilonis trên trứng sâu
đục thân mía Chilo tumidicostalis khi thay đổi số lƣợng ong kí sinh trên cùng một
số lƣợng trứng vật chủ

Phƣơng pháp thực hiện:

Thí nghiệm đƣợc bố trí theo kiểu đơn yếu tố với 4 nghiệm thức và 10 lần lặp lại.

Nghiệm thức 1: 1 cặp ong mắt đỏ T. chilonis (đực, cái).

Nghiệm thức 2: 3 cặp ong mắt đỏ T. chilonis (đực, cái).

Nghiệm thức 3: 5 cặp ong mắt đỏ T. chilonis (đực, cái).

Nghiệm thức 4: 7 cặp ong mắt đỏ T. chilonis (đực, cái).

Hình 2.9 Thí nghiệm xác định ảnh hƣởng của số lƣợng ong T. chilonis đến tỉ lệ kí sinh

Ong mới vũ hóa, cho ong bắt cặp và ăn thêm mật ong 50% trong ống
nghiệm trong 24h. Sau đó, bắt lần lƣợt 1 cặp ong, 3 cặp ong, 5 cặp ong, 7 cặp ong
mắt đỏ T. chilonis cho vào từng ống nghiệm đã chuẩn bị sẵn 70 trứng sâu đục thân
mía 4 vạch C. tumidicostalis 1 ngày tuổi. Cho ăn thêm mật ong 50% và nƣớc cất. Sau
24h lấy bảng trứng ra khỏi ống nghiệm. Giữ các bảng trứng lại để quan sát.

35
Chỉ tiêu theo dõi:

Với x: là số lƣợng cặp ong T. chilonis thay đổi qua các nghiệm thức.

Tỉ lệ kí sinh (x) (%) = (số trứng bị kí sinh số trứng sử dụng) x 100

Tỉ lệ vũ hóa (x) (%) = (số trứng có ong vũ hóa/số trứng bị kí sinh) x 100

Tỉ lệ con cái (x) (%) = (số con cái vũ hóa/tổng số con vũ hóa) x 100

Tỉ lệ kí sinh/1 cặp ong (%) = Tỉ lệ kí sinh (x)/(x)

Tỉ lệ vũ hóa/1 cặp ong (%) = Tỉ lệ vũ hóa (x)/(x)

Tỉ lệ con cái/1 cặp ong (%) = Tỉ lệ con cái (x)/(x)

Xác định công thức kí sinh hiệu quả về mặt số lƣợng, xây dựng mô hình toán
học y = f(x), trong đó, y là: tỉ lệ kí sinh, tỉ lệ vũ hóa, tỉ lệ con cái; x là số lƣợng ong kí sinh.

2.2.2.6 Thí nghiệm xác định tuổi vật chủ thích hợp cho 1 cặp ong Trichogramma
chilonis kí sinh trứng sâu đục thân mía 4 vạch Chilo tumidicostalis trong điều kiện
không có sự lựa chọn vật chủ

Phƣơng pháp thực hiện:

Thí nghiệm đƣợc bố trí theo kiểu đơn yếu tố với 3 nghiệm thức và 10 lần lặp lại.

Nghiệm thức 1: 70 trứng sâu đục thân mía C. tumidicostalis 1 ngày tuổi

Nghiệm thức 2: 70 trứng sâu đục thân mía C. tumidicostalis 2 ngày tuổi

Nghiệm thức 3: 70 trứng sâu đục thân mía C. tumidicostalis 3 ngày tuổi

Ong mới vũ hóa, cho bắt cặp và ăn thêm mật ong 50% trong ống nghiệm
trong vòng 24h. Sau đó bắt 7 cặp ong T. chilonis cho vào từng ống nghiệm tiếp
xúc với trứng sâu đục thân 4 vạch 1 ngày tuổi, 2 ngày tuổi, 3 ngày tuổi. Cho ăn

36
thêm mật ong 50% và nƣớc cất. Sau 24h lấy bảng trứng ra khỏi ống nghiệm. Giữ
các bảng trứng cũ để quan sát.

Hình 2.10 Thí nghiệm xác định tuổi vật chủ thích hợp trong điều kiện không có sự lựa
chọn vật chủ

Chỉ tiêu theo dõi:

Tỉ lệ kí sinh (%) = (số trứng bị kí sinh/số trứng sử dụng) x 100

Tỉ lệ vũ hóa (%) = (số trứng có ong vũ hóa/số trứng bị kí sinh) x 100

Tỉ lệ con cái (%) = (số con cái vũ hóa/tổng số con vũ hóa) x 100

2.2.2.7 Thí nghiệm xác định tuổi vật chủ thích hợp cho ong Trichogramma
chilonis kí sinh trứng sâu đục thân mía 4 vạch Chilo tumidicostalis trong điều kiện
có sự lựa chọn vật chủ

Phƣơng pháp thực hiện:

Thí nghiệm đƣợc bố trí theo kiểu đơn yếu tố với 1 nghiệm thức và 10 lần lặp lại
gồm 7 cặp ong đực cái.

Ong mới vũ hóa, cho bắt cặp và ăn thêm mật ong 50% trong ống nghiệm trong
24h. Sau đó bắt 7 cặp ong T. chilonis đực cái cho vào từng ống nghiệm đã chuẩn bị 70
trứng sâu đục thân mía 4 vạch C. tumidicostalis 1 ngày tuổi, 70 trứng sâu đục thân mía

37
4 vạch 2 ngày tuổi, 70 trứng sâu đục thân mía 4 vạch 3 ngày tuổi. Cho ăn thêm mật
ong 50% và nƣớc cất. Sau 24h lấy bảng trứng cũ ra, giữ lại và quan sát.

Chỉ tiêu theo dõi:

Tỉ lệ kí sinh (%) = (số trứng bị kí sinh/số trứng sử dụng) x 100

2.2.2.8 Thí nghiệm xác định khả năng sinh sản của ong Trichogramma chilonis kí
sinh trứng sâu đục thân mía Chilo tumidicostalis

Phƣơng pháp thực hiện:

Thí nghiệm đƣợc bố trí theo kiểu đơn yếu tố với 1 nghiệm thức và 10 lặp lại,
mỗi nghiệm thức gồm 7 cặp ong đực cái.

Ong mới vũ hóa, tiến hành bắt 7 cặp ong T. chilonis đực cái cho vào từng ống
nghiệm đã chuẩn bị sẵn trứng sâu đục thân. Cho ăn thêm mật ong 50%. Sau 24h lấy
bảng trứng cũ ra, thay bằng bảng trứng mới. Giữ bảng trứng cũ để quan sát.

Chỉ tiêu theo dõi:

Tỉ lệ kí sinh (%) = (số trứng bị kí sinh/số trứng sử dụng) x 100

Tỉ lệ ong cái (%) = (số ong cái vũ hóa/tổng số ong vũ hóa) x 100

Tỉ lệ vũ hóa (%) = (số trứng có ong vũ hóa/số trứng bị kí sinh) x 100

2.2.2.9 Mô tả tập tính kí sinh của ong Trichogramma chilonis

Mô tả tập tính sống và kí sinh của ong mắt đỏ T. chilonis kí sinh trứng sâu đục
thân 4 vạch hại mía C. tumodicotalis.

2.2.2.10 Phƣơng pháp xử lí số liệu

Số liệu đƣợc nhập, chuyển đổi và vẽ đồ thị dựa vào phần mềm Excel (2010).

Trắc nghiệm phân hạng bằng phần mềm SAS 9.1.

38
Chƣơng 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 Xác định vòng đời của ong Trichogramma chilonis kí sinh trứng sâu đục thân
mía Chilo tumidicostalis

Kết quả theo dõi vòng đời của ong T. chilonis khi cho 20 cặp ong T. chilonis kí
sinh trên trứng sâu đục thân mía 4 vạch C. tumidicostalis đƣợc thể hiện trong bảng 3.1.

Bảng 3.1 Kết quả vòng đời ong T. chilonis kí sinh trứng sâu đục thân mía 4 vạch
C. tumidicostalis

Vòng đời ong mắt đỏ (ngày)


STT Ong mắt đỏ
Biến động TB ± SD Số ong vũ hóa

1 Ong đực 9 – 10 9,4 ± 0,5 7

2 Ong cái 9 – 10 9,4 ± 3,1 30

Ghi chú: STT: số thứ tự; TB: trung bình; SD: độ lệch chuẩn; nhiệt độ: 28 ± 2oC; ẩm
độ: 45% ± 5%.

Qua bảng 3.1 nhận thấy vòng đời ong T. chilonis biến động từ 9 đến 10 ngày,
vòng đời trung bình của ong cái là 9,4 ± 3,1 ngày, ong đực 9,4 ± 0,5 ngày.

Kết quả thí nghiệm cao hơn so với báo cáo của Nadeem (2008; 2009). Khi theo
dõi vòng đời của ong T. chilonis kí sinh trứng sâu đục thân mía C. infuscatelus trong điều
kiện nhiệt độ 28oC thì ong T. chilonis có vòng đời là 7,3 ngày (Nadeem; 2008; 2009).
Cũng cao hơn kết quả báo cáo của Cao Anh Đƣơng (2012) về vòng đời của ong T.
chilonis kí sinh trên trứng sâu đục thân mía 4 vạch C. sacchaphagus ở 30oC là 7,43 ±

39
0,49 ngày. Có sự khác biệt là do chịu ảnh hƣởng của nhiệt độ, độ ẩm và các vật chủ
khác nhau.

Nhƣ vậy, vòng đời ong mắt đỏ T. chilonis kí sinh trứng sâu đục thân mía 4 vạch
C. tumidicostalis biến động từ 9 ± 3,1 ngày dài hơn khi cho ong T.chilonis kí sinh
trứng sâu đục thân mía 4 vạch C. sacchaphagus là 7,43 ± 0,49 ngày. Tuy nhiên, vòng
đời ong T. chilonis cũng khá ngắn, ngắn hơn so với vòng đời của ong C. flavipes kí
sinh trứng sâu đục thân mía C. tumidicostalis là 20,18 ± 1,54 ngày (Nguyễn Việt
Thắng, 2015). Nhƣ vậy, thời gian hoàn thành vòng đời ong T. chilonis là một điều kiện
thuận lợi cho việc phóng thích và phát triển quần thể ong T. chilonis trên trứng sâu đục
thân mía trong thời gian ngắn.

3.2 Khảo sát khả năng kí sinh của ong Trichogramma chilonis trên trứng sâu đục
thân mía 4 vạch Chilo tumidicostalis khi thay đổi số lƣợng ong kí sinh trên cùng
một số lƣợng vật chủ không đổi

Kết quả khảo sát khả năng kí sinh của ong T. chilonis trên 70 trứng sâu đục thân
mía 4 vạch C. tumidicostalis khi thay đổi số lƣợng ong kí sinh trên cùng một số lƣợng
vật chủ không đổi đƣợc thể hiện trong bảng 3.2; 3.3 và 3.4.

Bảng 3.2 Kết quả tỉ lệ ký sinh của ong T. chilonis với số lƣợng cặp ong khác nhau

Số cặp ong Trung bình số lƣợng trứng bị


STT Tỉ lệ kí sinh (%)
(đực; cái) kí sinh/ 70 trứng

1 1 cặp 7,1 10,1 ± 1,2 d

2 3 cặp 18,3 26,1 ± 1,7 c

3 5 cặp 31,9 45,6 ± 1,9 b

4 7 cặp 59,3 84,7 ± 2,1 a

CV (%) 3,2 %

40
Ghi chú: TB: trung bình. SD: độ lệch chuẩn. STT: số thứ tự; nhiệt độ: 28 ± 2oC; độ
ẩm: 45 ± 5%. Số liệu % đã được chuyển đổi bằng arcsin√ trước khi xử lí thống kê.
Trong cùng một cột, các nghiệm thức có cùng kí tự thì có sự khác biệt không có ý
nghĩa về mặt thống kê ở mức 99%.

Số liệu bảng 3.2 cho thấy, khả năng kí sinh của các cặp ong T. chilonis trên 70
trứng sâu đục thân mía 4 vạch C. tumidicostalis 1 ngày tuổi giữa các nghiệm thức thả
1 cặp ong; 3 cặp ong; 5 cặp ong; 7 cặp ong có sự khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống
kê. Với số lƣợng 7 cặp ong T. Chilonis số lƣợng trứng bị kí sinh cao nhất (59,3 trứng),
tỉ lệ kí sinh cao nhất (84,7%). Khi số lƣợng ong cái tăng thì tỉ lệ kí sinh trên trứng vật
chủ cũng tăng. Tuy nhiên, khi tăng số lƣợng ong T. chilonis từ 1 ong cái lên 3 ong cái
thì tỉ lệ kí sinh tăng gấp 2,6 lần (10,1% – 26,1%). Tỉ lệ kí sinh tăng 1,7 lần khi tăng số
lƣợng ong từ 3 ong cái lên 5 ong cái (26,1 – 45,6%). Tỉ lệ kí sinh tăng 1,8 lần khi tăng
từ 5 ong cái lên 7 ong cái(45,6 – 84,7%). Tỉ lệ kí sinh tăng là do khi tăng số lƣợng ong
cái T. chilonis thì có sự trợ lực lẫn nhau giữa các cá thể ong cái trong quá trình kí sinh.
Ong cái có tập tính di chuyển cùng với nhau trong quá trình kí sinh. Nghĩa là hai con
ong cái có thể lần lƣợt kí sính trên cùng một trứng sâu đục thân mía C. tumisdicostalis.

Tỉ lệ kí sinh (%)
90
84,1
80
y = 48,852ln(x) + 2,6616
70
R² = 0,847
60
50
45,6 Tỉ lệ kí sinh (%)
40
30
26,1 Log. (Tỉ lệ kí sinh
20
(%))
10 10,1
0
1 3 5 7

Đồ thị 3.1 Kết quả tỉ lệ kí sinh của các cặp ong khác nhau

Tỉ lệ kí sinh của ong T. chilonis kí sinh 70 trứng sâu đục thân mía 4 vạch
C.tumisicostalis 1 ngày tuổi đƣợc minh họa qua phƣơng trình tƣơng quan phi tuyến

41
tính y = f(x) = 48,852ln(x) + 2,6616. Trong đó, hệ số tƣơng quan R = 0,92 (R 1)
thể hiện số lƣợng ong kí sinh (x) và tỉ lệ kí sinh (y) có sự tƣơng quan rất chặt chẽ với
nhau. Phản ánh khi lƣợng ong kí sinh gia tăng đều thì tỉ lệ trứng sâu đục thân mía 4
vạch C. tumidicostalis bị kí sinh cũng tăng nhƣng mức độ tăng không đều. Qua đồ thị
3.1 nhận thấy khi tăng đều số lƣợng ong kí sinh từ 1 cặp ong lên 3 cặp ong; 5 cặp ong
và 7 cặp ong thì tỉ lệ kí sinh cũng tăng nhƣng chỉ tăng thêm lần lƣợt là 2,6; 1,7; 1,8 lần.
Điều này chứng tỏ, khi tăng số lƣợng ong tới một số lƣợng nhất định nào đó thì tỉ lệ kí
sinh sẽ giảm do có sự cạnh tranh giữa các cá thể ong cái trong cùng một không gian và
số lƣợng trứng sâu đục thân mía không đổi.

Bảng 3.3 Kết quả tỉ lệ vũ hóa của ong T. chilonis kí sinh trứng sâu đục thân mía

STT Số cặp ong Số trứng vũ hóa/ 70 trứng Tỉ lệ vũ hóa(%)

1 1 cặp 00,0 – 00,0 00,0 ± 0,0 d

2 3 cặp 10,7 – 17,6 13,2 ± 2,5 c

3 5 cặp 15,2 – 23,3 18,8 ± 3,2 b

4 7 cặp 20,0 – 24,6 24,4 ± 1,7 a

CV (%) 8,6 %

Ghi chú: TB: trung bình. SD: độ lệch chuẩn. STT: số thứ tự; nhiệt độ: 28 ± 2oC;
độ ẩm: 45 ± 5%. Số liệu % đã được chuyển đổi bằng arcsin√ trước khi xử lí
thống kê. Trong cùng một cột, các nghiệm thức có cùng kí tự thì có sự khác biệt
không có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức 99%.

Khi tỉ lệ kí sinh tăng, tỉ lệ vũ hóa cũng tăng lên trong cùng một khoảng không
gian và số lƣợng vật chủ không đổi. Qua bảng 3.3 nhận thấy khi thay đổi số lƣợng ong
cái T. chilonis từ 1 cặp lên 3 cặp; 5 cặp; 7 cặp thì tỉ lệ vũ hóa có sự khác biết rất có ý
nghĩa về mặt thống kê. Khi thả 7 cặp ong T. chilonis tỉ lệ vũ hóa cao nhất (24,4 ±
1,7%) khác biệt rất có ý nghĩa so với nghiệm thức thả 1 cặp ong; 3 cặp ong và 5 cặp
ong. Tỉ lệ vũ hóa khi thả 1 cặp ong là thấp nhất (0%). Có sự khác biệt này là do số
lƣợng vật chủ lớn, khi thả 1 cặp ong thì ong cái có thể kí sinh tối đa trên vật chủ.

42
Nhƣng do quá trình hình thành phôi của sâu non sâu đục thân tuổi 1 và sự phát triển
của các pha phát dục diễn ra đồng thời nên có sự cạnh tranh dinh dƣỡng. Vì vậy khi
thả 1 cặp ong thì tỉ lệ kí sinh thấp không thể hoàn thành vòng đời trong trứng sâu đục
thân mía. Nhƣng sâu non sâu đục thân mía cũng không nở đƣợc (Xem hình 3.1b).
Nhƣng khi tăng đều số lƣợng ong T. chilonis kí sinh trên 70 trứng sâu đục thân mía
C. tumidicostalis 1 ngày tuổi từ 1 cặp lên 3 cặp; 5 cặp; 7 cặp thì tỉ lệ vũ hóa chỉ tăng
thêm lần lƣợt là 13,2; 1,4; 1,3. Điều này chứng tỏ khi tăng số lƣợng ong cái thì tỉ lệ vũ
hóa tăng do sự trợ lực giữa của các cá thể ong cái. Hiện tƣợng trợ lực kí sinh giữa các
cá thể ong cái này là do nhiều ong cái cùng kí sinh trên cùng một trứng. Dẫn đến sự
cạnh tranh dinh dƣỡng giữa nhiều sâu non ong T. chilonis và phôi của sâu non sâu đục
thân mía 4 vạch C. tumidicostalis tuổi 1 trong trứng sâu đục thân mía. Vì vậy một
trong số các sâu non T. chilonis có điều kiện hoàn thành vòng đời trong trứng sâu đục
thân mía C. tumidicostalis. Nhƣ vậy, khi tăng số lƣợng ong T. chilonis thì tỉ lệ vũ hóa
càng tăng do có sự trợ lực kí sinh giữa các cá thể ong cái.

Tỉ lệ vũ hóa (%)

30 y = 17,366ln(x) + 0,2773
R² = 0,9969
25 24,4
20 Tỉ lệ vũ hóa (%)
18,8
15
13,1 Log. (Tỉ lệ vũ hóa
10 (%))

0 0
1 3 5 7

Đồ thị 3.2 Kết quả tỉ lệ vũ hóa của ong T. chilonis khi thay đổi số lƣợng cặp ong

Phƣơng trình tƣơng quan hồi quy phi tuyến tính y = f(x) = 17,366ln(x) + 0,2773
có hệ số tƣơng quan R = 0,99 (R 1) thể hiện x là số lƣợng ong kí sinh và y là tỉ lệ vũ
hóa có mối tƣơng quan rất chặt chẽ với nhau. Nếu tăng số lƣợng ong T. chilonis thì tỉ

43
lệ vũ hóa cũng tăng theo. Tỉ lệ vũ hóa tăng khi tăng số lƣợng ong cái từ 1 cặp ong đến
7 cặp ong (0% – 24,4%). Nhƣng mức độ tăng của tỉ lệ vũ hóa lại giảm dần khi tăng số
lƣợng các cặp ong lần lƣợt là 13,2; 1,4; 1,3. Điều này là do số lƣợng vật chủ không đổi
còn số lƣợng cặp ong T. chilonis thay đổi nên gây ra hiện tƣợng cạnh tranh kí sinh
giữa các cá thể ong cái. Khi đó một vật chủ sẽ bị kí sinh bởi nhiều con ong cái dẫn đến
trứng sâu đục thân mía 4 vạch C. tumidicostalis bị kí sinh nhƣng không vũ hóa đƣợc.
Vì vậy mức độ tăng của tỉ lệ vũ hóa chậm dần.

Hình 3.1 Trứng sâu đục thân mía bị kí sinh


a: Trứng sâu đục thân mía bị kí sinh
b: Trứng sâu đục thân mía không vũ hóa đƣợc

Bảng 3.4 Kết quả tỉ lệ con cái của ong T. chilonis kí sinh trứng sâu đục thân mía

STT Số cặp ong Số con cái vũ hóa Tỉ lệ con cái (%)

1 1 00,0 – 00,0 00,0 ± 0,0 c

2 3 60,0 – 80,0 69,5 ± 7,4 b

3 5 70,0 – 81,8 75,9 ±3,6 a

4 7 73,7 – 88,2 80,2 ± 4,5 a

CV (%) 6,6 %

Ghi chú: TB: trung bình; SD: độ lệch chuẩn; STT: số thứ tự; nhiệt độ: 28 ± 2oC; độ
ẩm: 45 ± 5%. Số liệu % đã được chuyển đổi bằng arcsin √ trước khi xử lí thống kê.

44
Trong cùng một cột, các nghiệm thức có cùng kí tự thì có sự khác biệt không có ý
nghĩa về mặt thống kê ở mức 99%.

Qua bảng 3.4 nhận thấy khi thay đổi số lƣợng ong T. chilonis từ 1 cặp lên 3 cặp;
5 cặp; 7 cặp thì tỉ lệ con cái có sự khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống kê. Tỉ lệ con
cái không ghi nhận đƣợc khi thả 1 cặp ong T. chilonis. Tỉ lệ con cái cao nhất đƣợc ghi
nhận ở nghiệm thức thả 7 cặp ong là 80,2%. Khi tăng đều số lƣợng ong T. chilonis trên
cũng một vật chủ không đổi thì tỉ lệ con cái tăng nhƣng mức độ tăng biểu hiện chậm
dần. Cụ thể là khi tăng số lƣơng ong từ 1 cặp lên 3 cặp thì tỉ lệ kí sinh tăng 69,5 lần; số
lƣợng ong T. chilonis tăng lên 5 cặp thỉ tỉ lệ vũ hóa tăng 1,1 lần; tăng lên 7 cặp thì tỉ lệ
vũ hóa tăng 1 lần.

Phƣơng trình tƣơng quan hồi quy phi tuyến tính y = f(x) = 58,565ln(x) + 9,8691
có hệ số tƣơng quan R = 0,9 (R 1) nhận thấy khi tăng số lƣợng ong kí sinh (x) thì
tỉ lệ ong cái (y) cũng tăng. Thể hiện mối tƣơng quan rất chặt chẽ giữa số lƣợng ong
T. chilonis và tỉ lệ con cái.

Tỉ lệ con cái (%)


100 y = 58,565ln(x) + 9,8691
75,9 R² = 0,865
80 69,5
80,2
60 Tỉ lệ con cái (%)

40 Log. (Tỉ lệ con cái


(%))
20

0 0
1 3 5 7
Đồ thị 3.3 Kết quả tỉ lệ con cái khi thay đổi số lƣợng ong T. chilonis

Qua các bảng 3.2; 3.3; 3.4 nhận thấy khi tăng số lƣợng cặp ong T. chilonis kí
sinh trứng sâu đục thân mía C. tumidicostalis thì tỉ lệ kí sinh, tỉ lệ vũ hóa, tỉ lệ con cái
cũng tăng. Thể hiện mối tƣơng quan chặt chẽ giữa x (số lƣợng ong kí sinh) và y (tỉ lệ
kí sinh, tỉ lệ vũ hóa, tỉ lệ con cái). Tỉ lệ kí sinh, tỉ lệ vũ hóa, tỉ lệ con cái tăng là do khi
tăng số lƣợng ong cái kí sinh trên cùng một vật chủ không đổi, ong cái T. chilonis sẽ

45
trợ lực lẫn nhau trong quá trình kí sinh. Nhƣng mức độ tăng của tỉ lệ kí sinh và tỉ lệ vũ
hóa khi thay đổi số lƣợng ong kí sinh trên cùng một vật chủ không đổi có biểu hiện
tăng chậm. Điều này là do có sự cạnh tranh giữa các cá thể ong cái, khi đó trong quá
trình kí sinh nhiều con ong cái có thể kí sinh trên một trứng dẫn đến trứng sâu đục thân
mía bị kí sinh nhƣng không vũ hóa đƣợc. Hoặc có thể là do ong T. chilonis kí sinh
nhiều trên một trứng sẽ xảy ra hiện tƣợng cạnh tranh dinh dƣỡng của sâu non ong
T. chilonis trong trứng sâu đục thân mía. Vì vậy, khi số lƣợng ong cái T. chilonis
tăng đều, thì tỉ lệ kí sinh, tỉ lệ vũ hóa, tỉ lệ con cái cũng tăng nhƣng tăng với mức
độ chậm dần.

3.3 Ảnh hƣởng số lƣợng ong Trichogramma chilonis đến tỉ lệ kí sinh của một cặp
ong trên trứng sâu đục thân mía 4 vạch Chilo tumidicostalis

Kết quả khả năng kí sinh riêng biệt mà mỗi ong cái đạt đƣợc khi tiếp xúc với
một lƣợng vật chủ không đổi và có sự hiện diện của các cá thể ong kí sinh cùng loài
đƣợc thể hiện qua các bảng 3.5; 3.6 và 3.7.

Bảng 3.5 Tỉ lệ kí sinh của ong T. chilonis khi kí sinh trứng sâu đục thân mía 4
vạch C. tumidicostalis

Tỉ lệ kí sinh/ 1 cặp ong


STT Số cặp ong
Biến động TB ± SD

1 1 cặp 8,6 – 11,4 10,1 ± 1,2 b

2 3 cặp 8,1 – 9,5 8,7 ± 0,5 c

3 5 cặp 8,6 – 9,7 9,1 ± 0,4 c

4 7 cặp 11,8 – 12,7 12,1 ± 0,3 a

CV (%) 3,7%

Ghi chú: TB: trung bình; SD: độ lệch chuẩn; STT: số thứ tự; nhiệt độ: 28 ± 2oC; độ
ẩm: 45 ± 5%. Số liệu % đã được chuyển đổi bằng arcsin√ trước khi xử lí thống kê.

46
Trong cùng một cột, các nghiệm thức có cùng kí tự thì có sự khác biệt không có ý
nghĩa về mặt thống kê ở mức 99%.

Qua bảng 3.5 nhận thấy tỉ lệ kí sinh của một cặp ong khi thay đổi các cặp ong
T. chilonis kí sinh trên 70 trứng sâu đục thân mía 4 vạch C. tumidicostalis 1 ngày tuổi
giữa các nghiệm thức thả 1 cặp ong, 3 cặp ong, 5 cặp ong, 7 cặp ong kí sinh trên trứng
sâu đục thân mía 4 vạch C. tumidicostalis có sự khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống
kê. Tỉ lệ kí sinh của 1 cặp trong nghiệm thức thả 7 cặp ong là cao nhất 12,1%. Tỉ lệ kí
sinh của 1 cặp trong nghiệm thức 3 cặp là thấp nhất 8,7%. Khi tăng số lƣợng ong từ 1
cặp lên 3 cặp thì tỉ lệ kí sinh của 1 cặp ong giảm từ 10,1% xuống còn 8,7%. Điều này
là do khi tăng số lƣợng ong cái lên thì có sự cạnh tranh giữa các cá thể ong cái nên tỉ lệ
kí sinh của một cặp có khuynh hƣớng giảm. Nhƣng khi tăng số lƣợng ong lên 5 cặp và
7 cặp ong, thì tỉ lệ kí sinh của 1 cặp tăng lên 9,1% và 12,1%. Tỉ lệ kí sinh có sự khác
biệt này là do khi thả số lƣợng ong khác nhau trên cùng một trứng vật chủ và trong
cùng một khoảng không gian nhất định thì các cá thể ong cái T. chilonis có khả năng
phản ứng bằng cách cạnh tranh hoặc trợ lực lẫn nhau trong quá trình kí sinh.

Tỉ lệ kí sinh (%)/ 1 cặp


14
y = 0,942ln(x) + 9,2515
12 R² = 0.139
12,1
10
8 10,1 9,1 Tỉ lệ kí sinh (%)/ 1
8,7
cặp
6
Log. (Tỉ lệ kí sinh
4 (%)/ 1 cặp)
2
0
1 3 5 7

Đồ thị 3.4 Ảnh hƣởng của số lƣợng ong kí sinh đến tỉ lệ kí sinh

Tƣơng quan giữa số lƣợng ong kí sinh với tỉ lệ kí sinh đƣợc thể hiện qua
phƣơng trình tƣơng quan hồi quy phi tuyến tính y= f(x) = 0,942ln(x) + 9,2515 với x là
số lƣợng ong kí sinh (đƣợc quy về 1 cặp ong), y tỉ lệ kí sinh. Giữa hai biến x và y có

47
sự tƣơng quan không chặt chẽ với hệ số tƣơng quan R = 0,38 (R < 0,5); nên khi x là
số lƣợng ong kí sinh tăng thì y là tỉ lệ kí sinh của một cặp ong cũng tăng. Nhƣng tỉ lệ
vũ hóa của 1 cặp ong khi thả 1 cặp ong lên 3 cặp ong giảm 0,9 lần do có sự cạnh tranh
giữa các cá thể ong cái trong quá trình kí sinh. Vì vậy tỉ lệ kí sinh của 1 cặp ong có
chiều hƣớng giảm. Nhƣng khi tăng số cặp ong kí sinh lên 5 cặp và 7 cặp có sự trợ lực
kí sinh giữa các cá thể ong cái nên tỉ lệ kí sinh của 1 cặp tăng lên 1; 1,3 lần. Nhƣ vậy,
khi tăng số lƣợng ong cái trên cùng một khoảng không gian và số lƣợng vật chủ nhất
định thì các cá thể ong cái cạnh tranh hoặc trợ lực lẫn nhau trong quá trình kí sinh.

Bảng 3.6 Tỉ lệ vũ hóa của ong T. chilonis khi kí sinh trứng sâu đục thân mía 4
vạch C. tumidicostalis

Tỉ lệ vũ hóa (%)/ 1 cặp ong


STT Số cặp ong
Biến động TB ± SD

1 1 cặp 00,0 – 00,0 00,0 ± 0,0 c

2 3 cặp 10,5 – 17,6 4,4 ± 0,9 a

3 5 cặp 15,2 – 23,3 3,8 ± 0,7ab

4 7 cặp 20,0 – 25,0 3,2 ± 0,2b

CV (%) 8,9%

Ghi chú: TB: trung bình; SD: độ lệch chuẩn; STT: số thứ tự; nhiệt độ: 28 ± 2o C;
độ ẩm: 45 ± 5%. Số liệu % đã được chuyển đổi bằng arcsin√ trước khi xử lí
thống kê. Trong cùng một cột, các nghiệm thức có cùng kí tự thì có sự khác biệt
không có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức 99%.

Kết quả theo dõi tỉ lệ vũ hóa của 1 cặp khi thay đổi số lƣợng ong T. chilonis kí
sinh 70 trứng sâu đục thân mía 4 vạch C. tumidicostalis 1 ngày tuổi đƣợc thể hiện ở
bảng 3.6. Tỉ lệ ong T. chilonis vũ hóa cao nhất là 4,4% khi cho 3 cặp ong T. chilonis kí
sinh trứng sâu đục thân mía 4 vạch C. tumidicostalis, khác biệt rất có ý nghĩa về
mặt thống kê so với tỉ lệ vũ hóa của 1 cặp ong và 7 cặp ong. Khi tăng số lƣợng ong

48
T. chilonis từ 1 cặp lên 3 cặp thì tỉ lệ vũ hóa của 1 cặp tăng gấp 4,4 lần (0 – 4,4%). Tỉ
lệ vũ hóa của 1 cặp giảm dần ở các nghiệm thức thả 5 cặp (3,8%) và 7 cặp ong (3,2%).
Điều này là do sự cạnh tranh kí sinh giữa các cá thể ong cái trên cũng một số lƣợng vật
chủ không đổi, dẫn đến hiện tƣợng nhiều con ong cái kí sinh trên cùng một trứng
sâu đục thân C. tunidicostalis. Khi này, trong một trứng sâu đục thân mía có sự cạnh
tranh dinh dƣỡng của sâu non ong T. chilonis dẫn đến hiện tƣợng trứng sâu đục thân
mía bị kí sinh nhƣng tỉ lệ vũ hóa thấp hoặc không vũ hóa. Nhƣng ở nghiệm thức thả 1
cặp ong tỉ lệ kí sinh của ong T. chilonis là 10,1% nhƣng tỉ lệ ong vũ hóa ở nghiệm thức
này không ghi nhận đƣợc kết quả. Điều này là do số lƣợng vật chủ lớn, ong có khả
năng kí sinh tối đa nên tỉ lệ kí sinh khá cao (10,1%) nhƣng do có sự cạnh tranh dinh
dƣỡng của sâu non ong và phôi của sâu non tuổi một. Vì vậy trứng bị hƣ không nở ra
ong và cũng không nở ra sâu non sâu đục thân mía 4 vạch C. tumidicostalis.

Tỉ lệ vũ hóa (%)/ 1 cặp


5
4,4 y = 2,4011ln(x) + 0,9423
4.5 R² = 0,5412
3,8
4
3.5 3,2
3 Tỉ lệ vũ hóa (%)/ 1
2.5 cặp
2 Log. (Tỉ lệ vũ hóa
1.5 (%)/ 1 cặp)
1
0.5
0 0
1 3 5 7

Đồ thị 3.5 Ảnh hƣởng của số cặp ong T. chilonis đến tỉ lệ vũ hóa

Phƣơng trình hồi quy phi tuyến tính y = f(x) = 2,4011ln(x) + 0,9423; với hệ
số tƣơng quan hồi quy R = 0,73 (R < 1) thể hiện mối tƣơng quan chặt chẽ giữa x là
số lƣợng ong kí sinh và y là tỉ lệ vũ hóa của 1 cặp ong T. chilonis. Khi tăng số
lƣợng ong kí sinh (x) thì tỉ lệ vũ hóa của 1 cặp ong T. chilonis (y) cũng tăng. Tăng
số lƣợng ong T. chilonis lên 3 cặp thì tỉ lệ vũ hóa của 1 cặp tăng (0 – 4,4%). Nhƣng

49
khi số lƣợng ong T. chilonis tăng lên 5 cặp và 7 cặp ong thì tỉ lệ vũ hóa của 1 cặp
càng giảm xuống (3,8 – 3,2%). Điều này là do sự cạnh tranh dinh dƣỡng của các
sâu non ong T. chilonis trong trứng sâu đục thân mía 4 vạch C. tumidicostalis nên
ong không vũ hóa đƣợc. Vì vậy tỉ lệ vũ hóa của 1 cặp ong T. chilonis lúc đầu tăng
lên khi thay đổi số lƣợng ong lên 3 cặp; sau đó giảm dần khi tăng lên 5 cặp và 7 cặp.

Bảng 3.7 Tỉ lệ con cái của ong T. chilonis khi kí sinh trứng sâu đục thân mía 4
vạch C. tumidicostalis

Tỉ lệ con cái/ 1 cặp/70 trứng


STT Số cặp ong
Biến động TB ± SD

1 1 cặp 00,0 – 00,0 00,0 ± 0,0 d

2 3 cặp 20,0 – 26,7 23,2 ± 2,5 a

3 5 cặp 14,0 – 16,4 12,5 ± 0,5 b

4 7 cặp 10,5 – 12,6 11,4 ± 0,6 c

CV (%) 5%

Ghi chú: TB: trung bình; SD: độ lệch chuẩn; STT: số thứ tự; nhiệt độ: 28 ± 2o C;
độ ẩm: 45 ± 5%. Số liệu % đã được chuyển đổi bằng arcsin√ trước khi xử lí
thống kê. Trong cùng một cột, các nghiệm thức có cùng kí tự thì có sự khác biệt
không có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức 99%.

Kết quả theo dõi tỉ lệ con cái của 1 cặp ong T. chilonis kí sinh 70 trứng sâu
đục thân mía C. tumidicostalis 1 ngày tuổi đƣợc thể hiện ở bảng 3.7. Sự phân hóa
giới tính khi thay đổi số lƣợng ong T. chilonis kí sinh trên trứng sâu đục thân mía
C. tumidicostalis cũng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất P = 0,01.
Tỉ lệ con cái của 1 cặp ong không ghi nhận đƣợc khi thả 1 cặp ong T. chilonis kí
sinh trứng sâu đục thân mía C. tumidicostalis, cao nhất là 23,2% khi thả 3 cặp. Tỉ lệ
ong cái của 1 cặp ong T. chilonis giảm dần khi thả 5 cặp và 7 cặp ong (12,5 – 11,4%).
Điều này là do khi tăng số lƣợng ong cái kí sinh trên cùng một số lƣợng vật chủ
không đổi thì tỉ lệ kí sinh tăng nhƣng số lƣợng trứng không đủ để cung cấp cho ong

50
T. chilonis kí sinh, lúc này nhiều con ong cái sẽ cùng kí sinh trên một vật chủ. Khi đó trên
cùng một vật chủ xảy ra sự cạnh tranh dinh dƣỡng giữa các sâu non ong T. chilonis nên
ong không vũ hóa đƣợc hoặc tỉ lệ ong cái giảm dần do dinh dƣỡng không đủ cho
ong phát triển.

Tỉ lệ con cái (%)/ 1 cặp


25
23,2
y = 7,5593ln(x) + 5,769
20 R² = 0,2296

15 Tỉ lệ con cái (%)/


1 cặp
10 12,5 Log. (Tỉ lệ con cái
11,4
(%)/ 1 cặp)
5

0 0
1 3 5 7
Đồ thị 3.6 Kết quả tỉ lệ con cái của 1 cặp ong khi thay đổi số lƣợng ong T. chilonis

Phƣơng trình hồi quy phi tuyến tính y = f(x) = 7,5593ln(x) + 5,769 có hệ số
tƣơng quan R = 0,47 (R < 0,5) thể hiện mối tƣơng quan không chặt chẽ giữa số
lƣợng ong T. chilonis (x) và tỉ lệ con cái trên 1 cặp ong (y). Nhƣng qua phƣơng
trình hồi quy tuyến tính ta nhận thấy, khi tăng số lƣợng ong T. chilonis thì tỉ lệ con
cái của 1 cặp ong sẽ tăng đến một số lƣợng nhất định sẽ giảm xuống. Do số lƣợng
ong cái tăng trong khi số lƣợng vật chủ không đổi sẽ dẫn đến hiện tƣợng nhiều ong
cái kí sinh trên cùng một trúng. Khi đó dinh dƣỡng không đủ để ong phát triển hoặc
ong không vũ hóa đƣợc. Vì vậy, tỉ lệ con cái sẽ tăng lên khi số lƣợng ong là 3 cặp,
sau đó giảm khi số lƣợng ong tăng lên 5 cặp và 7 cặp.

Qua các bảng 3.5, 3.6 và 3.7 nhận thấy khi thay đổi số lƣợng ong T. chilonis
kí sinh trên 70 trứng sâu đục thân mía 4 vạch C. tumidicostalis 1 ngày tuổi có ảnh
hƣởng đến tỉ lệ kí sinh, tỉ lệ vũ hóa và tỉ lệ con cái của 1 cặp ong T. chilonis. Khi
tăng số lƣợng ong T. chilonis từ 1 cặp ong lên 3 cặp ong thì tỉ lệ kí sinh của 1 cặp

51
tăng, tỉ lệ vũ hóa và tỉ lệ con cái của 1 cặp tăng. Do khi tăng số lƣợng ong T. chilonis
thì có sự trợ lực kí sinh của các tỉ lệ cá thể ong cái nên tỉ lệ kí sinh tăng cao. Khi
này số lƣợng vật chủ đủ để cung cấp cho 3 cặp ong T. chilonis kí sinh nên sự cạnh
tranh kí sinh của các cá thể ong cái xảy ra ít. Nên sâu non ong có đầy đủ dinh
dƣỡng để phát triển và hoàn thành các pha phát dục của ong T. chilonis trong trứng
sâu đục thân mía C. tumidicostalis. Vì vậy tỉ lệ vũ hóa (4,4%), tỉ lệ con cái (23,2%)
của 1 cặp ong T. chilonis khi tăng số lƣợng ong cái lên 3 là cao nhất. Nhƣng khi
tăng số lƣợng ong T. chilonis lên 5 cặp và 7 cặp thì tỉ lệ kí sinh của 1 cặp cũng tăng
lên (9,1 – 12,1%); đặc biệt tỉ lệ kí sinh của 1 cặp ong khi thả 7 cặp ong (12,1%) cao
hơn tỉ lệ kí sinh của 1 cặp ong khi thả 1 cặp ong (10,1%). Có sự khác biệt này là do
có sự trợ lực hoặc cạnh tranh kí sinh giữa các cá thể ong cái. Nhƣng khi tăng lên 5
cặp và 7 cặp thì thì tỉ lệ vũ hóa của 1 cặp (3,8 – 3,2%) và tỉ lệ con cái của 1 cặp
(12,2 – 11,4%) giảm. Điều này là do khi tăng số lƣợng ong sẽ xảy ra sự cạnh tranh
giữa các cá thể ong cái, khi đó nhiều con ong cái sẽ cùng kí sinh trên một trứng vật
chủ làm cho ong không vũ hóa đƣợc hoặc tỉ lệ ong cái thấp do dinh dƣỡng không
đủ để cung cấp cho ong hoàn thành các pha phát dục trong trứng sâu đục thân mía.

Qua thí nghiệm xác định ảnh hƣởng số lƣợng ong T. chilonis đến tỉ lệ kí sinh
của 1 cặp ong trên trứng sâu đục thân mía 4 vạch C. tumidicostalis nhận thấy, tỉ lệ
kí sinh của 1 cặp ong khi thả 3 cặp ong thấp nhất (8,1%) nhƣng tỉ lệ vũ hóa và tỉ lệ
con cái của 1 cặp ong khi thả 3 cặp ong là cao nhất (4,4% và 23,2%). Do khi thả 3
cặp ong T. chilonis có sự cạnh tranh giữa các cá thể ong cái nên tỉ lệ kí sinh thấp, nhƣng
với số lƣợng vật chủ lớn đủ để cung cấp dinh dƣỡng cho sâu non ong T. chilonis hoàn
thành các pha phát dục của sâu non ong T. chilonis trong trứng sâu đục thân mía 4
vạch C. tumidicostalis nên tỉ lệ vũ hóa và tỉ lệ con cái của 1 cặp ong cao nhất.
Nhƣng so sánh với kết quả khả năng kí sinh của ong T. chilonis trên trứng sâu đục
thân mía C. tumidicostalis khi thay đổi số lƣợng ong kí sinh trên cùng một số lƣợng
trứng vật chủ không đổi ở bảng 3.2; 3.3; 3.4 thì tỉ lệ kí sinh, tỉ lệ vũ hóa, tỉ lệ con
cái cao nhất là ở 7 cặp ong (84,7%; 24,4%; 80,2%) khác biệt rất có ý nghĩa về mặt
thống kê so với tỉ lệ kí sinh, tỉ lệ vũ hóa, tỉ lệ con cái khi thả 3 cặp ong (26,1%;
13,2%; 69,5%) trên cùng một không gian và điều kiện vật chủ không đổi. Vì vậy,

52
tôi chọn 7 cặp ong T. chilonis để tiến hành các thí nghiệm tiếp theo, theo dõi các
chỉ tiêu tỉ lệ kí sinh, tỉ lệ vũ hóa, tỉ lệ con cái.

3.4 Tuổi vật chủ thích hợp cho ong Trichogramma chilonis kí sinh trứng sâu
đục thân mía 4 vạch Chilo tumidicostalis trong điều kiện không có sự lựa
chọn vật chủ

Tuổi vật chủ có vai trò quan trọng đến sự phát triển của sâu non ong T. chilonis.
Nếu dinh dƣỡng đầy đủ và phù hợp thì vòng đời của ong T. chilonis phát triển tốt
và ngƣợc lại. Xác định đƣợc tuổi vật chủ thích hợp giúp cho việc tính toán và xác
định đƣợc thời gian để thả ong T. chilonis ra ngoài tự nhiên kiểm soát sâu đục
thân mía C. tumidicostalis đạt hiệu quả cao và ít tốn kém nhất.

Kết quả khả năng kí sinh của 7 cặp ong T. chilonis kí sinh trên 70 trứng sâu
đục thân mía 1 ngày tuổi, 2 ngày tuổi, 3 ngày tuổi trong điều kiện không có sự lựa
chọn vật chủ đƣợc thể hiện qua các bảng 3.8; 3.9; 3.10.

Bảng 3.8 Kết quả tỉ lệ kí sinh của ong T. chilonis kí sinh trứng sâu đục thân
mía 4 vạch C.tumidicostalis

Tỉ lệ kí sinh/ 1 cặp
STT Trứng sâu đục thân mía
Biến động TB ± SD

1 Trứng 1 ngày tuổi 11,4 – 12,9 12,1 ± 0,5 a

2 Trứng 2 ngày tuổi 6,3 – 7,6 6,9 ± 0,5 b

3 Trứng 3 ngày tuổi 4,5 – 9,4 5,8 ± 1,5 b

CV (%) 6,6%

Ghi chú: TB: trung bình; SD: độ lệch chuẩn; STT: số thứ tự; nhiệt độ: 30 ± 2o C;
độ ẩm: 75 ± 5%. Số liệu % đã được chuyển đổi bằng arcsin√ trước khi xử lí
thống kê. Trong cùng một cột, các nghiệm thức có cùng kí tự thì có sự khác biệt
không có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức 99%.

53
Qua bảng 3.8 nhận thấy tỉ lệ kí sinh của 7 cặp ong T. chilonis trên 70 trứng
sâu đục thân mía 4 vạch C. tumidicostalis 1 ngày tuổi cao nhất là 12,1 ± 0,5 khác
biệt rất có ý nghĩa về mặt thống kê so với tỉ lệ kí sinh trên 70 trứng sâu đục thân
mía 4 vạch C. tumidicostalis 2 ngày tuổi và 3 ngày tuổi.

Tỉ lệ kí sinh của ong T. chilonis kí sinh trên trứng sâu đục thân mía
C.tumidicostalis cao nhất 12,1% là do trứng sâu đục thân 4 vạch C. tumidicostalis 1
ngày tuổi có lớp vỏ trứng mỏng và có đủ chất dinh dƣỡng nên thích hợp nhất cho
hoạt động kí sinh của ong T. chilonis. Trứng sâu đục thân mía 2 ngày tuổi và 3
ngày tuổi bắt đầu chuyển sang màu vàng có viền đỏ. Khi này trứng đã hình thành
phôi của sâu non tuổi 1 sâu đục thân mía C. tumidicostalis, vỏ trứng bắt đầu co lại
và dai hơn nên hoạt động kí sinh của ong T. chilonis trên trứng 2 ngày tuổi và 3
ngày tuổi khó hơn. Vì vậy, kết quả ghi nhận ong T. chilonis kí sinh trứng sâu đục
thân mía 4 vạch C.tumidicostalis 2 ngày tuổi và 3 ngày tuổi ít hơn.

Bảng 3.9 Kết quả tỉ lệ vũ hóa của ong T. chilonis kí sinh trứng sâu đục thân mía 4
vạch C. tumidicostalis

Tỉ lệ vũ hóa (%)/ 1 cặp ong


STT Trứng sâu đục thân mía
Biến động TB ± SD

1 Trứng 1 ngày tuổi 22,0 – 26,8 3,4 ± 0,2 a

2 Trứng 2 ngày tuổi 12,9 – 21,9 2,3 ± 0,4 b

3 Trứng 3 ngày tuổi 00,0 – 00,0 0,0 ± 0,0 d

CV (%) 7,6%

Ghi chú: TB: trung bình; SD: độ lệch chuẩn; STT: số thứ tự; nhiệt độ: 28 ± 2o C;
độ ẩm: 45 ± 5%. Số liệu % đã được chuyển đổi bằng arcsin√ trước khi xử lí
thống kê. Trong cùng một cột, các nghiệm thức có cùng kí tự thì có sự khác biệt
không có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức 99%.

54
Kết quả theo dõi tỉ lệ vũ hóa của 7 cặp ong T. chilonis kí sinh 70 trứng sâu
đục thân mía 4 vạch C. tumidicostalis 1 ngày tuổi, 2 ngày tuổi, 3 ngày tuổi đƣợc thể
hiện ở bảng 3.9. Tỉ lệ vũ hóa của ong T. chilonis kí sinh trên trứng sâu đục thân mía
4 vạch C. tumidicostalis 1 ngày tuổi cao nhất là 23,9% khác biệt rất có ý nghĩa về
mặt thống kê so với tỉ lệ vũ hóa trên trứng sâu đục thân mía 2 ngày tuổi và 3 ngày
tuổi (15,9%; 0%). Có sự khác biệt này là do trứng sâu đục thân mía 1 ngày tuổi đáp
ứng đầy đủ dinh dƣỡng cho sâu non ong phát triển và hoàn thành các pha phát dục
trong vật chủ. Trứng sâu đục thân mía 4 vạch C. tumidicostalis 3 ngày tuổi không
ghi nhận đƣợc tỉ lệ vũ hóa là do khi này phôi của sâu non tuổi 1 sâu đục thân mía 4
vạch C. tumidicostalis đã hình thành, dẫn đến sự cạnh tranh dinh dƣỡng giữa sâu
non ong T. chilonis và phôi của sâu non sâu đục thân tuổi 1. Lúc này dinh dƣỡng
trong trứng sâu đục thân mía 4 vạch C. tumididcostalis không đủ để cung cấp cho
sâu non ong phát triển và hoàn thành các pha phát dục trong trứng. Nhƣng lúc này
ong T. chilonis kí sinh trên trứng sâu đục thân mía 3 ngày tuổi làm cho trứng sâu
đục thân mía không thể nở đƣợc. Có ý nghĩa trong sự kiểm soát và làm giảm mật số
sâu đục thân mía C. tumidicostalis.

Bảng 3.10 Tỉ lệ con cái của ong T. chilonis kí sinh trứng sâu đục thân mía 4 vạch
C. tumidicostalis

Tỉ lệ con cái (%)/ 1 cặp ong


STT Trứng sâu đục thân mía
Biến động TB ± SD

1 Trứng 1 ngày tuổi 11,0 – 12,8 11,9 ± 0,6 a

2 Trứng 2 ngày tuổi 9,5 – 12,5 10,6 ± 0,8 b

3 Trứng 3 ngày tuổi 0,0 – 00,0 00,0 ± 0,0 c

CV (%) 3,8%

Ghi chú: TB: trung bình. SD: độ lệch chuẩn. STT: số thứ tự; nhiệt độ: 28 ± 2oC;
độ ẩm: 45 ± 5%. Số liệu % đã được chuyển đổi bằng arcsin√ trước khi xử lí

55
thống kê. Trong cùng một cột, các nghiệm thức có cùng kí tự thì có sự khác biệt
không có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức 99%.

Kết quả theo dõi tỉ lệ ong cái của ong T. chilonis kí sinh trứng sâu đục thân
mía 4 vạch C. tumidicostalis đƣợc thể hiện trong bảng 3.10. Sự phân hóa tỉ lệ giới
tính khi cho ong T. chilonis kí sinh trên các tuổi trứng sâu đục thân mía cũng khác
biệt khi phân tích thống kê ở mức xác suất P = 0,01. Tỉ lệ ong cái không ghi nhận
đƣợc ở trứng sâu đục thân mía 4 vạch C. tumidicostalis 3 ngày tuổi và tỉ lệ ong cái
ghi nhận cao nhất là 11,9 ± 0,6% khi cho ong T. chilonis tiếp xúc với trứng sâu đục
thân mía 4 vạch C.tumidicostalis 1 ngày tuổi. Do trứng sâu đục thân mía 1 ngày
tuổi có nguồn dinh dƣỡng tốt để ong phát triển và hoàn thành vòng đời tốt nên có tỉ
lệ ong cái ở trứng sâu đục thân mía 1 ngày tuổi cao.

Qua các bảng 3.8, 3.9, 3.10 nhận thấy tuổi vật chủ có ảnh hƣởng đến tỉ lệ kí
sinh, tỉ lệ vũ hóa, tỉ lệ con cái. Kết quả phân tích cho thấy trứng sâu đục thân mía 4
vạch C. tumidicostalis 1 ngày tuổi là thích hợp nhất cho ong T. chilonis kí sinh. Tỉ
lệ kí sinh, tỉ lệ vũ hóa, tỉ lệ con cái của ong T. chilonis kí sinh trứng sâu đục thân
mía 4 vạch C. tumidicostalis 1 ngày tuổi là cao nhất lần lƣợt là 12,1%; 23,9%;
11,9% cao hơn so với trứng sâu đục thân mía 2 ngày tuổi và trứng sâu đục thân mía
3 ngày tuổi. Do trứng sâu đục thân mía 1 ngày tuổi có vỏ trứng mỏng, nguồn dinh
dƣỡng đầy đủ để sâu non ong có thể phát triển và hoàn thành quá trình phát dục
trong trứng sâu đục thân mía.

Qua thí nghiệm xác định tuổi vật chủ sâu đục thân 4 vạch C. tumidicostalis
thích hợp để ong T. chilonis kí sinh trong điều kiện không có sự lựa vật chủ khi thả
7 cặp ong T. chilonis có tỉ lệ kí sinh của 1 cặp ong, tỉ lệ vũ hóa 1 cặp ong, tỉ lệ con
cái của 1 cặp ong cao nhất (12,1%; 23,9%; 11,9%). Nhƣng tỉ lệ kí sinh và tỉ lệ vũ
hóa thấp hơn rất nhiều so với tỉ lệ kí sinh của 1 cặp ong C. flavipes trên sâu non
tuổi 2 cao nhất là 48,00 ± 10,33% và thấp hơn tỉ lệ vũ hóa của 1 cặp ong C. flavipes
cao nhất khi kí sinh lên sâu non tuổi 4 là 92,29 ± 5,58 % (Nguyễn Việt Thắng,
2015). Nhƣ vậy, ong T. chilonis có khả năng kí sinh rất thấp trên trứng sâu đục thân
C. tumidicostalis, vì vậy ong T. chilonis không có khả năng kiểm soát sâu đục thân
mía 4 vạch C. tumidicostalis.

56
3.5 Tuổi vật chủ thích hợp cho ong Trichogramma chilonis kí sinh trứng sâu
đục thân mía 4 vạch Chilo tumidicostalis trong điều kiện có sự lựa chọn vật chủ

Kết quả khả năng kí sinh của 7 cặp ong T. chilonis kí sinh trên trứng sâu đục
thân mía điều kiện có sự lựa chọn vật chủ đƣợc thể hiện trong bảng 3.11.

Bảng 3.11 Đánh giá tuổi vật chủ sâu đục thân C. tumidicostalis thích hợp để
ong T. chilonis kí sinh trong điều kiện có sự lựa vật chủ

Tỉ lệ kí sinh/1 cặp
Lần lặp lại
Trứng 1 ngày tuổi Trứng 2 ngày tuổi Trứng 3 ngày tuổi

1 9,2 3,1 0,6

2 8,8 3,5 0,4

3 8,6 3,7 0,8

4 8,8 4,1 0,2

5 9,0 4,3 0,4

6 9,4 4,1 0,8

7 8,4 3,9 0,6

8 8,8 3,5 0,4

9 9,2 3,7 0,8

10 9,4 4,3 0,2

TB ±SD 9 ± 0,3a 3,8 ±0,4b 0,5 ± 0,2c

CV(%) 6,3%

57
Ghi chú: TB: trung bình; SD: độ lệch chuẩn; STT: số thứ tự; nhiệt độ: 28 ± 2o C;
độ ẩm: 45 ± 5%. Số liệu % đã được chuyển đổi bằng arcsin√ trước khi xử lí
thống kê. Trong cùng một cột, các nghiệm thức có cùng kí tự thì có sự khác biệt
không có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức 99%.

Từ kết quả bảng 3.11 cho thấy tỉ lệ kí sinh của 1 cặp ong T. chilonis kí sinh
trứng sâu đục thân mía 4 vạch C. tumidicostalis 1 ngày tuổi là cao nhất 9 ± 0,3%.
Kết quả thí nghiệm thấp hơn rất nhiều so với báo cáo của Đỗ Ngọc Diệp (2002),
khi thả ong mắt đỏ T. chilonis trên mía ở giai đoạn mía mầm, trứng của sâu đục
thân 4 vạch C.sacchariphagus và sâu đục thân 5 vạch C. infuscatellus bị kí sinh là
42,5%; và ở giai đoạn mía già, tỉ lệ trứng sâu đục thân C. sacchariphagus và
C.infuscatellus bị kí sinh là 81,7%.

Qua 2 thí nghiệm xác định tuổi trứng sâu đục thân mía thích hợp trong điều
kiện không có sự lựa chọn vật chủ và có sự lựa chọn vật chủ nhận thấy, ong T. chilonis
có tỉ lệ kí sinh rất thấp trên trứng sâu đục thân mía C. tumidicostalis. Nếu muốn có khả
năng kiểm soát sâu đục thân mía C. tumidicostalis bằng ong mắt đỏ T. chilonis thì phải
phòng thích với số lƣợng rất lớn ong T. chilonis ra ngoài tự nhiên để đạt hiệu quả kiểm
soát nhƣ mong muốn.

3.6 Khả năng sinh sản của ong Trichogramma chilonis

Bảng 3.12 Kết quả theo dõi khả năng sinh sản của ong T. chilonis kí sinh trứng sâu
đục thân mía 4 vạch C. tunidicostalis

STT Chỉ tiêu theo dõi Biến động TB ± SD

1 Tỉ lệ kí sinh 84,0 – 87,1 84,3 ± 2,6

2 Tỉ lệ vũ hóa 19,0 – 24,6 21,9 ± 2,2

3 Tỉ lệ con cái 82,4 – 89,5 85,8 ± 2,6

Ghi chú: TB: trung bình. SD: độ lệch chuẩn. STT: số thứ tự; nhiệt độ: 28 ± 2oC; độ
ẩm: 45 ± 5%. Số liệu % đã được chuyển đổi bằng arcsin√ trước khi xử lí thống
kê. Trong cùng một cột, các nghiệm thức có cùng kí tự thì cósự khác biệt không có
ý nghĩa về mặt thống kê ở mức 99%.

58
Kết quả khảo sát khả năng sinh sản của ong T. chilonis kí sinh trứng sâu đục
thân mía C. tumidicostalis đƣợc thể hiện ở bảng 3.12. Trong điều kiện thí nghiệm ở
nhiệt độ 30 ± 2oC, ẩm độ 45 ± 5%, tỉ lệ kí sinh trung bình của 7 cặp ong là 84,3 ± 2,6;
lớn nhất là 87,1%, thấp nhất là 84%. Tỉ lệ vũ hóa trung bình là 21,9 ± 2,2; lớn nhất là
24,6%, thấp nhất là 19%. Tỉ lệ con cái trung bình là 85,8 ± 2,6; lớn nhất là 89,5%, thấp
nhất là 82,4%.

3.7 Tập tính kí sinh của ong mắt đỏ Trichogramma chilonis trên trứng sâu đục
thân mía 4 vạch Chilo tumidicostalis

Ong T. chilonis kí sinh trứng sâu đục thân mía C. tumidicostalis và hoàn thành
các pha phát dục trong trứng sâu đục thân mía. Tốc độ sinh trƣởng của ong phụ thuộc
rất lớn vào điều kiện dinh dƣỡng. Sâu non ong T. chilonis phát triển chậm và kém
trong điều kiện kí sinh kép. Khi ong non phát triển đẩy sức, ngừng dinh dƣỡng lột xác
và chuyển sang pha nhộng. Pha nhộng kéo dài từ 36 – 48h. Sau đó ong trƣởng thành
phá vỡ vỏ trứng vũ hóa ra ngoài.

Hình 3.2 Ong cái dùng râu dò tìm vị trí đẻ trứng

Sau khi vũ hóa ong hoạt động nhanh nhẹn, ong đực có thể giao phối ngay nếu
gặp ong cái. Sau đó ong cái tìm trứng vật chủ để đẻ trứng. Ong cái T. chilonis sau
khi vũ hóa có thể kí sinh trong vòng 24h. Nhƣng tỉ lệ kí sinh tập trung cao nhất là từ 8
– 10h sáng. Ong cái T. chilonis dùng râu để dò tìm trứng sâu đục thân mía C.

59
tumidicostalis. Ong cái rung râu, di chuyển xung quanh trứng vật chủ để xác định
vị trí đẻ trứng. (Xem hình 3.2)

Ong T. chilonis có thể kí sinh ở bất kỳ vị trí nào trên trứng sâu đục thân mía
C. tumidicostalis bằng vòi đẻ trứng. Ong trƣởng thành kí sinh trong khoảng 30 –
60s. Sau khi kí sinh xong ong cái T. chilonis di chuyển tìm các trứng vật chủ khác
để thực hiện hoạt động kí sinh. (Xem hình 3.3).

Hình 3. 3 Ong T. chilonis đang kí sinh trứng sâu đục thân mía C. tumidicostalis

60
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Kết luận

Từ kết quả thu đƣợc rút ra kết luận sau:

Ong T. chilonis kí sinh trên trứng sâu đục thân mía 4 vạch C. tumidicostalis
có vòng đời từ 9 đến 10 ngày, tƣơng ứng với điều kiện nhiệt độ phòng thí nghiệm
30 ± 2 oC, ẩm độ 45 ± 5%.

Xác định khả năng kí sinh của ong T. chilonis khi thay đổi số lƣợng ong kí sinh
trên cùng một trứng vật chủ không đổi cho thấy, khi tăng số lƣợng ong T. chilonis lên
thì tỉ lệ kí sinh trên trứng sâu đục thân mía 4 vạch C. tumidicostalis cũng tăng lên.
Nhƣng tỉ lệ kí sinh có mức độ tăng chậm (2,6 lần; 1,7 lần; 1,8 lần) khi tăng đều số
lƣợng ong từ 1 cặp ong lên 3 cặp ong; 5 cặp ong; 7 cặp ong. Mô hình tƣơng quan
giữa số lƣợng ong kí sinh (x) và tỉ lệ kí sinh đƣợc thiết lập bằng phƣơng trình tƣơng
quan hồi quy phi tuyến tính y = f(x) = 48,852ln(x) + 2,6616 có hệ số tƣơng quan R
= 0,92. Đồng thời khi tăng số lƣợng ong T. chilonis thì tỉ lệ vũ hóa và tỉ lệ con cái
cũng tăng. Mối tƣơng quan rất chặt giữa số lƣợng ong kí sinh (x) và tỉ lệ vũ hóa (y)
đƣợc biểu diễn bằng phƣơng trình y = f(x) = 17,366ln(x) + 0,2773 có hệ số tƣơng
quan R = 0,99. Mối tƣơng quan giữa số lƣợng ong cái (x) và tỉ lệ ong cái (y) đƣợc
thể hiện qua phƣơng trình tuyến tính tính y = f(x) = 58,565ln(x) + 9,8691 có hệ số
tƣơng quan R = 0,9. Nhƣ vậy số lƣợng ong cái tăng đều thì tỉ lệ kí sinh, tỉ lệ vũ hóa,
tỉ lệ con cái tăng nhƣng mức độ tăng chậm lại.

Xác định khả năng kí sinh của 1 cặp ong T. chilonis khi thay đổi số lƣợng ong
kí sinh trên cũng một trứng vật chủ không đổi nhận thấy tỉ lệ kí sinh của 1 cặp ong
khi thả 7 cặp ong là cao nhất (12,1%). Phƣơng trình tƣơng quan hồi quy phi tuyến
tính là y = f(x) = 0,942ln(x) + 9,2515 với hệ số tƣơng quan R = 0,38 (R 0) thế

61
hiện mối tƣơng quan không chặt giữa số lƣợng ong T. chilonis và tỉ lệ kí sinh của 1
cặp (y). Nhƣng tỉ lệ vũ hóa của 1 cặp và tỉ lệ con cái của 1 cặp ong khi thả 3 cặp
ong là cao nhất (4,4%; 23,2%). Số lƣợng ong T. chilonis (x) và tỉ lệ vũ hóa của 1
cặp ong (y) có mối tƣơng quan tƣơng đối chặt đƣợc thể hiện qua phƣơng trình
tƣơng quan hồi quy y = f(x) = 2,4011ln(x) + 0,9423; với hệ số tƣơng quan hồi quy
R = 0,73. Mối tƣơng quan không chặt giữa x (số lƣợng ong T. chilonis) và y ( tỉ lệ con
cái của 1 cặp) đƣợc thể hiện qua phƣơng trình tƣơng quan hồi quy y = f(x) =
7,5593ln(x) + 5,769 có hệ số tƣơng quan R = 0,47. Nhƣ vậy, tỉ lệ kí sinh của 1 cặp
ong khi thả 7 cặp ong là cao nhất. Nhƣng tỉ lệ vũ hóa và tỉ lệ con cái của 1 cặp ong
khi thả 3 cặp ong là cao nhất.

Xác định tuổi vật chủ trứng sâu đục thân mía 4 vạch C. tumidicostalis thích
hợp cho ong T. chilonis kí sinh trong điều kiện có sự lựa chọn vật chủ. Trứng sâu
đục thân mía 4 vạch C. tumidicostalis tuổi 1 là thích hợp nhất cho ong T. chilonis kí
sinh có tỉ lệ kí sinh (12,1%); tỉ lệ vũ hóa (3,4%); tỉ lệ con cái (11,9%) là cao nhất.
Trứng sâu đục thân mía C. tumidicostalis 1 ngày tuổi có tỉ lệ kí sinh cao nhất trong
điều kiện có sự lựa chọn vật chủ (9 %). Nhƣ vậy khi thả 7 cặp ong kí sinh trên
trứng sâu đục thân mía có tỉ lệ kí sinh của 1 cặp ong (12,1%); tỉ lệ vũ hóa của 1 cặp
ong (3,4%); tỉ lệ con cái của 1 cặp ong (11,9%) rất thấp. Vì vậy, ong T. chilonis
không có khả năng kiểm soát và duy trì quần thể trong điều kiện tự nhiên.

Ong T. chilonis trƣởng thành phá vỡ vỏ nhộng và vỏ trứng vật chủ vũ hóa ra
ngoài. Ong vừa mới nở nằm trong vỏ trứng vật chủ, cánh còn mềm và gập lại phía
lƣng. Khoảng một ngày sau đó ong mới có khả năng bay ra ngoài. Sau khi vũ hóa
ong hoạt động nhanh nhẹn, ong đực có thể giao phối ngay nếu gặp ong cái. Sau đó
ong cái tìm vật chủ để đẻ trứng. Ong cái T. chilonis sau khi vũ hóa có thể kí sinh
trong vòng 24h. Tỉ lệ kí sinh tập trung cao nhất là từ 8 – 10h sáng. Ong T. chilonis
có thể kí sinh ở bất kỳ vị trí nào trên trứng sâu đục thân mía C. tumidicostalis bằng
vòi đẻ trứng.

62
Đề nghị

Không sử dụng ong T. chilonis để kiểm soát sâu đục thân mía 4 vạch
C.tumidicostalis.

63
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Cao Anh Đƣơng, 2002. Nghiên cứu một số loài thiên địch (côn trùng, kí sinh, bắt
mồi) và lợi dụng chúng trong phòng trừ tổng hợp sâu đục thân vùng Bến Cát,
tỉnh Bình Dương và vùng phụ cận. Luận án tiến sĩ nông nghiệp. Đại Học Nông
Nghiệp I. Trang 60, 162,163, 171,172. (Tài liệu chƣa xuất bản)

Đặng Văn Mạnh, 2004. Áp dụng ong mắt đỏ (Trichogramma sp.) phòng trừ sâu đục
thân mía, bắp tại Phú Yên. Luận văn thạc sĩ, Sở Khoa học và Công nghệ Phú
Yên: 12 – 16.

Đỗ Ngọc Diệp và Cao Anh Đƣơng, 2000. Đặc điểm sinh học sâu đục thân mình tím
(phragmataecia castaneae Hubner). Tạp chí Bảo vệ thực vật số 3/2000: 7 – 10.

Đỗ Ngọc Diệp, 2002. Nghiên cứu sâu đục thân mía và biện pháp phòng trừ chúng ở
miền Đông Nam Bộ. Luận án tiến sỹ Nông nghiệp, trƣờng Đại học Nông
nghiệp I, Hà Nội: 6; 65 – 143.

Huỳnh Vũ Linh, 2015. Đặc điểm hình thái và sinh học của sâu đục thân mía 4 vạch
Chilo tumidicostalis Hampson (Lepidoptera:Pyralidae)

Lê Đức Hoàng, 10/2014. Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Tây Ninh công bố dịch sâu đục thân
loài mới gây hại cây mía. Báo Tây Ninh ngày 2/10/2014: 6.

Lê Đức Hoàng, 10/2014. Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Tây Ninh công bố dịch sâu đục thân
loài mới gây hại cây mía. Báo Tây Ninh ngày 2/10/2014: 6.

Lƣơng Minh Khôi (1998), Kết quả phòng trừ bằng biện pháp sinh học đối với sâu hại
mía, Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Hà Nội.

Lƣơng Minh Khôi và Nguyễn Thị Diệp, 1996. Kết quả nghiên cứu sâu hại mía và
biện pháp phòng trừ 1992 – 1995. Tuyển tập công trình nghiên cứu Bảo vệ
thực vật 1990 – 1995, Viện Bảo vệ thƣc vật, Vxb Nông nghiệp, Hà Nội.

64
Nguyễn Đức Quang, 2003. Nghiên cứu sâu đục thân mình hồng Sesamia spp hại mía
và biện pháp phòng trừ chúng ở vùng Đông Nam Bộ. Luận án tiến sỹ Nông
nghiệp, trƣờng Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội:

Nguyễn Mạnh Tƣờng, 2009. Nghiên cứu tác hại, đặc điểm sinh học, sinh thái và biện
pháp phòng trừ sâu đục thân mía bốn vạch (Chilo sacchariphagus)tại vùng
Bến Cát, Bình Dương và phụ cận. Luận văn thạc sỹ Khoa học nông nghiệp
(chƣa xuất bản).

Nguyễn Việt Thắng (2015), Đặc điểm hình thái và sinh học của ong Cotesia flavipes
Cameron (Hymenoptera: Braconidae) kí sinh sâu non sâu đục thân 4 vạch
Chilo tumidicostalis Hampson (Lepidoptera: Pyralidae).

Phạm Bình Quyền (2002), Một số kế quả nghiên cứu sử dụng ong mắt đỏ phòng trừ
sâu hại cây trồng tại một số vùng sinh thái điển hình ở Việt Nam, Báo cáo Hội
nghị côn trúng học toàn quốc (lần thứ 4), Hà Nội, 11 – 12/04/2002, Nxb Nông
nghiệp, Hà Nội.

Phạm Hữu Nhƣợng (1996), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học, sinh thái và
biện pháp nhân nuôi ong mắt đỏ Trichogramma chilonis Ishii tại vùng Nha Hố
- Ninh Thuận, Luận án Phó tiến sĩ Nông nghiệp, Viện Khoa học kỹ thuật Nông
nghiệp Việt Nam, tr. 1 – 120.

Phạm Văn Lầm, Trần Thanh Tháp (2000), “ Sử dụng ong mắt đỏ (Trichogramma) trừ
trứng sâu hại trên một số cây trồng ở Quảng Nam năm 1997 – 1998, Tạp chí
Bảo vệ thực vật,.

Trƣơng Xuân Lam và ctv, Viện Sinh Thái và Tài nguyên Sinh Vật, Bảo quản các loài
ong mắt đỏ qua các thế hệ nhân nuôi, gìn giữ hoàn thiện quy trình sản xuất
ong mắt đỏ (Trichogramma spp.). Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của
các loài côn trùng ký sinh, bắt mồi và ứng dụng chúng trong phòng trừ một số
loài sâu hại nguy hiểm trong nông lâm nghiệp.

65
Ataur R.MD., Shibly N. MD., Abdul M. MD., Zinnatul A. MD., Sultana A. and
Chowdhury M.K.A., 2013. Identification and distribution of sugarcane stem
borer in Bangladesh, SAARC Agri, 11(2), page 103 – 116.

Avasthy P. N. and N. K. Tiwari (1986), “Minor moths borers” Sugar cane


entomology in India, Sugarcane Breeding Institute, Coimbatore., pp. 165 -
191.

Bleszynski, S.(1969), “The taxonomy of the Crambine moth borers of sugarcane”, In:
Pests of sugarcane( pp. 11-39), JR Williams, JR Metcalfe, RW Mugomery and
R Mathes (Eds). Elsevier Publishing company, Amsterdam.

Cheng, W. Y. (1994), “Sugarcane stem borer of Taiwan (Taiwan Sugarcane


Research Institute, Taiwan)”, Proc. Int. Soc. Sug. Cane Technol., 30 : 44 - 49.

CTM [Chinese Technical Mission](1961), “Annual work progress report on crop


improvement program of rice, sugarcane, vegetable and field crops”, (For the
period from July, 1960 to June, 1961), A cooperative project between the
Directorate of national agriculture and the Chinese technical mission to Viet
Nam on crop improvement, Department of rural affairs, Republic of Viet Nam.

David. H.(1977), Pests of sugarcane and their control, Pestol.,1: 15-19.

Deputy O.D, (1956), “A host list with notes on feeding habits of some Agricultural
Insect pests found in Indonesia”,International cooperation administration.

Ehsanul Haq, 2003. Biological Control of Sugarcane Borers by Trichogramma


chilonis ( Hymenoptera: Trichogrammatidae).

Goebel R. et al., 2001. Biological control of the sugarcane stem borer Chilo
sacchariphagus ( Lepydoptera: Pyralidae) in Resunion island: current and
future studies on the use of Trichogramma app.

ISSCT [International Society of Sugarcane Technologists], 1999. Proceeding XXIII


Congress, 22nd – 26th Feberuary 1999, New Delhi, India.

66
Metcalfe JR and, Breniere (1969). Egg parasites (Tr ichogramma spp)for the contr
ol of sugarc ane moth bor ers. Pests of Sug. Eldevier Publishing Company,
the Nether land. Pp. 81 – 115

Nagaraja H, Subha & Nagarkatti., S. 1977. Biosystematics of trichogramma and


Trichogrammatoidae specis. Ann. Rev. Ent.22: 157 – 176.

Nagaraja, H. & Nagarkatti, S. 1969. Three new species of Trichogramma (Hymenoptera:


Trichogrammatidae) from India. Entomophaga, 14 (4): 393-400.

Nagaraja, H. 1978. Studies on Trichogrammatoidea (Hymenoptera: Trichogrammatidae).


Oriental Insects, 12(4): 489-530.

Nagarkatti S. and Nagaraja H. (1977). Biosystematics of Trichogramma and


Trichogrammatoidea species. Annual Review of Entomology 22: 157-176.

Pitaksa, C and Prachuabmoh, O., 1989. The development of sugarcane moth borers.
Journal of Entomology and Zoology. 11(2): 87-88.

Pitaksa, C. 1999. Sugarcane moth borer. Journal of Entomology and Zoology. 21(3):
203-206.

Puneeth P. and Vijayan V. A., 2013. Biocontrol efficacy and viability of


Trichogramma chilonis on Corcyra cephalonica and Spodoptera litura under
laboratory conditions.

Rizwana Sultan, 2013. Biological parameters of Trichogramma chilonis Ishii (


Trichogrammatidae: Hymenoptera) feedinh on sitotroga cerealella eggs at
three constant temperatures.

Sajid Nadeem and Muhammad Hamed, 2011. Biological control of sugarcane borers
with inundative release of Trichogramma chilonis Ishii (Hymenoptera:
Trichogrammatidae) in farmer fields.

67
Sajid Nadeem and Muhammad Ashfaq, 2009. Comparative rearing of trichogramma
chilonis Ishii (Hymenoptera: Trichogrammatidae) at different temperature
conditions.

Shahbaz Ahmad, 2011. Potential of parasitoid Trichogramma chilonis (Ishii)


(Hymenoptera: Trichogrammatidae)against the sugarcane stem borer, Chilo
infuscatellus (Lepidoptera; Pyralidae) under field conditions

Smith SM (1996). Biological control with Trichogramma adances success and


potential of their use. Ann. Rev. Entomol. 41: 375-406.

Sriwan T., 2003. Ecological study of the sugarcane month borer, Chilo
tumidicostalis Hampson (Lepidoptera: Pyralidae) and its natural enemies.
Thesis. Kasetsart University, page 2, 14, 20, 39-42.

Suasa- ard, W. and P.G. Allsopp. 2002. Sugarcane Pest Management Strategies in the
New Millennium.Proceedings of the IV ISSCT Sugarcane Entomology Work
shop, Khob Kaen, 7-10 February 2000.

Sudha Nagarkatti and H. Nagaraja, 1979. The status of Trichogramma chilonis Ishii (
Hymenoptera: Pyralidae). 115 – 118.

Ullah et al., 2012. Efficacy of Trichogramma chilonis Ishii in comparison with two
commonly used insecticides against sugarcane stem borer Chilo infuscatellus
snellen (Lepidoptera: Pyralidae)

Vargas R. I. and Nishida T., 1982. Parasitization by Trichogramma chilonis Ishii


(Hymenoptera: Trichogrammatidae) of corn earworm eggs on sweet corn in
Hawaii

Williams, J.R. 1953. The larvae and pupae of some important Lepidoptera. Bull.
Ent.Res. 43: 691-701.

Lim G. T, Y. C. Pan(1980), “Entomofauna of sugarcane in Malaysia”, Proc. Int. Soc.


Sug. Cane Technol., 17, pp. 1658 - 1679.

68
Khan ZR, Listinger JA, Barrion AT, Villanueva FFD, Fermendez NJ, Taylo
LD.(1991), World bibliography of rice stem borer 1794-1990, Manila,
Philippines, International Rice Research Institute. 415pp.

Cao Anh Đƣơng, 2014. “Nguy cơ sâu đục thân mía 4 vạch lan rộng”. Báo Nông
nghiệp Việt Nam. Truy cập từ <http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-
vn/25/131682/thoi-vu-dich-benh/nguy-co-sau-duc-than-mia-4-vach-lan-
rong.html> ngày 28 tháng 8 năm 2015.

Trƣơng Xuân Lam Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (2013). Hơn 300 thế hệ ong mắt
đỏ ký sinh trứng sâu hại đƣợc lƣu giữ và bảo quản tại Phòng Côn trùng học thực
nghiệm (Viện Sinh thái vàTài nguyên sinh vật). Truy cập từ <http://iasvn.org/tin-
tuc/Hon-300-the-he-ong-mat-do-ky-sinh-trung-sau-hai-duoc-luu-giu-va-bao-quan-
tai-Phong-Con-trung-hoc-thuc-nghiem-(Vien-Sinh-thai-vaTai-nguyen-sinh-vat)-
4055.html> ngày 30/9/2015.

Oliveira, H. N. (2003). Biological characteristics of Trichogramma maxacalii


(Hymenoptera: Trichogrammatidae) on eggs of Anagasta kuehniella
(Lepidoptera: Pyralidae). Ngày truy cập
<http://www.scielo.br/scielo.php?pid=S1519-
69842003000400011&script=sci_arttext> ngày 29/9/2015

Cao Anh Đƣơng, Viện nghiên cứu mía Đƣờng (2014). Cần hành động khẩn trương
chống sâu đục thân mía 4 vạch. <http://nongnghiep.vn/can-hanh-dong-khan-
truong-chong-sau-duc-than-mia-4-vach-post131727.html >. Truy cập ngày
1/10/2015.

Trần Thị Cúc, đặc điểm hình thái sâu đục thân 4 vạch đầu nâu hại mía và biện pháp
phòng trừ <http://www.bvtvld.gov.vn/du-tinh-du-bao-dich-hai/sau-benh-hai-
quan-tam-trong-ky/988-dac-diem-hinh-thai-sau-duc-than-4-vach-dau-nau-hai-
mia-va-bien-phap-phong-tru.html>. Ngày 30 – 09 – 2014, 15:03 Ngày truy cập
29/9/2015.

69
PHỤ LỤC

Phụ lục 1

Kết quả ANOVA và trắc nhiệm phân hạng thí nghiệm khảo sát khả năng kí sinh
của ong T. chilonis trên trứng sâu đục thân mía C. tumidicostalis khi thay đổi
số lƣợng ong kí sinh trên cùng một số lƣợng trứng vật chủ

Tỉ lệ kí sinh

DON YEU TO HOAN TOAN NGAU NHIEN

The ANOVA Procedure

Class Level Information

Class Levels Values


nt 4 1 2 3 4

Number of Observations Read 40


Number of Observations Used 40
DON YEU TO HOAN TOAN NGAU NHIEN
The ANOVA Procedure

Dependent Variable: ns

Sum of
Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F

Model 3 12850.20075 4283.40025 2574.03 <.0001

Error 36 59.90700 1.66408

Corrected Total 39 12910.10775

R-Square Coeff Var Root MSE ns Mean


0.995360 3.249968 1.289994 39.69250

Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F


nt 3 12850.20075 4283.40025 2574.03 <.0001

Alpha 0.01
Error Degrees of Freedom 36
Error Mean Square 1.664083

Number of Means 2 3 4
Critical Range 1.569 1.636 1.681

Means with the same letter are not significantly different.

Duncan Grouping Mean N nt

A 67.0700 10 4

B 42.4300 10 3

C 30.7400 10 2

70
D 18.5300 10 1
Tỉ lệ vũ hóa

DON YEU TO HOAN TOAN NGAU NHIEN

The ANOVA Procedure

Class Level Information

Class Levels Values

nt 4 1 2 3 4

Number of Observations Read 40


Number of Observations Used 40
DON YEU TO HOAN TOAN NGAU NHIEN

The ANOVA Procedure

Dependent Variable: ns

Sum of
Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F

Model 3 4302.861000 1434.287000 519.51 <.0001

Error 36 99.390000 2.760833

Corrected Total 39 4402.251000

R-Square Coeff Var Root MSE ns Mean

0.977423 8.647284 1.661576 19.21500

Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F

nt 3 4302.861000 1434.287000 519.51 <.0001

Alpha 0.01
Error Degrees of Freedom 36
Error Mean Square 2.760833

Number of Means 2 3 4
Critical Range 2.021 2.107 2.165

Means with the same letter are not significantly different.

Duncan Grouping Mean N nt

A 28.2500 10 4

B 25.6700 10 3

C 21.1400 10 2

D 1.8000 10 1

71
Tỉ lệ con cái

DON YEU TO HOAN TOAN NGAU NHIEN


(
The ANOVA Procedure

Class Level Information

Class Levels Values

nt 4 1 2 3 4

Number of Observations Read 40


Number of Observations Used 40
DON YEU TO HOAN TOAN NGAU NHIEN

The ANOVA Procedure

Dependent Variable: ns

Sum of
Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F

Model 3 25940.97100 8646.99033 940.04 <.0001

Error 36 331.14800 9.19856

Corrected Total 39 26272.11900

R-Square Coeff Var Root MSE ns Mean

0.987395 6.637295 3.032912 45.69500

Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F

nt 3 25940.97100 8646.99033 940.04 <.0001

Alpha 0.01
Error Degrees of Freedom 36
Error Mean Square 9.198556

Number of Means 2 3 4
Critical Range 3.689 3.846 3.953

Means with the same letter are not significantly different.

Duncan Grouping Mean N nt

A 63.700 10 4

A 60.640 10 3

B 56.640 10 2

C 1.800 10 1

72
Kết quả ANOVA và trắc nhiệm phân hạng thí nghiệm xác định ảnh hƣởng số lƣợng
ong Trichogramma chilonis đến tỉ lệ kí sinh trứng sâu đục thân mía 4 vạch Chilo
tumidicostalis
Tỉ lệ kí sinh

DON YEU TO HOAN TOAN NGAU NHIEN

The ANOVA Procedure

Class Level Information

Class Levels Values

nt 4 1 2 3 4

Number of Observations Read 40


Number of Observations Used 40
DON YEU TO HOAN TOAN NGAU NHIEN

The ANOVA Procedure

Dependent Variable: ns

Sum of
Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F

Model 3 58.69800000 19.56600000 42.90 <.0001

Error 36 16.41800000 0.45605556

Corrected Total 39 75.11600000

R-Square Coeff Var Root MSE ns Mean

0.781431 3.668218 0.675319 18.41000

Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F

nt 3 58.69800000 19.56600000 42.90 <.0001

Alpha 0.01
Error Degrees of Freedom 36
Error Mean Square 0.456056

Number of Means 2 3 4
Critical Range .8213 .8564 .8801

Means with the same letter are not significantly different.

Duncan Grouping Mean N nt

A 20.3300 10 4

B 18.5300 10 1

C 17.6000 10 3

C 17.1800 10 2

73
Tỉ lệ vu hóa

DON YEU TO HOAN TOAN NGAU NHIEN

The ANOVA Procedure

Class Level Information

Class Levels Values

nt 4 1 2 3 4

Number of Observations Read 40


Number of Observations Used 40
DON YEU TO HOAN TOAN NGAU NHIEN

The ANOVA Procedure

Dependent Variable: ns

Sum of
Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F

Model 3 670.1247500 223.3749167 364.88 <.0001

Error 36 22.0390000 0.6121944

Corrected Total 39 692.1637500

R-Square Coeff Var Root MSE ns Mean

0.968159 8.878622 0.782429 8.812500

Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F

nt 3 670.1247500 223.3749167 364.88 <.0001

Alpha 0.01
Error Degrees of Freedom 36
Error Mean Square 0.612194

Number of Means 2 3 4
Critical Range 0.952 0.992 1.020

Means with the same letter are not significantly different.

Duncan Grouping Mean N nt

A 12.0100 10 2

B A 11.1300 10 3

B 10.3100 10 4

C 1.8000 10 1

74
Tỉ lệ con cái

DON YEU TO HOAN TOAN NGAU NHIEN

The ANOVA Procedure

Class Level Information

Class Levels Values

nt 4 1 2 3 4

Number of Observations Read 40


Number of Observations Used 40
DON YEU TO HOAN TOAN NGAU NHIEN

The ANOVA Procedure

Dependent Variable: ns

Sum of
Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F

Model 3 4048.754750 1349.584917 1582.94 <.0001

Error 36 30.693000 0.852583

Corrected Total 39 4079.447750

R-Square Coeff Var Root MSE ns Mean

0.992476 5.043585 0.923354 18.30750

Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F

nt 3 4048.754750 1349.584917 1582.94 <.0001

Alpha 0.01
Error Degrees of Freedom 36
Error Mean Square 0.852583

Number of Means 2 3 4
Critical Range 1.123 1.171 1.203

Means with the same letter are not significantly different.

Duncan Grouping Mean N nt

A 28.7400 10 2

B 22.9400 10 3

C 19.7500 10 4

D 1.8000 10 1

75
Kết quả ANOVA và trắc nghiệm phân hạng tuổi vật chủ sâu đục thân Chilo
tumidicostalis thích hợp để ong Trichogramma chilonis kí sinh trong điều kiện không
có sự lựa vật chủ

Tỉ lệ kí sinh

KIEU DON YEU TO HOAN TOAN NGAU NHIEN

The ANOVA Procedure

Class Level Information

Class Levels Values

nt 3 1 2 3

Number of Observations Read 30


Number of Observations Used 30
KIEU DON YEU TO HOAN TOAN NGAU NHIEN
The ANOVA Procedure

Dependent Variable: ns

Sum of
Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F

Model 2 230.9180000 115.4590000 96.25 <.0001

Error 27 32.3890000 1.1995926

Corrected Total 29 263.3070000

R-Square Coeff Var Root MSE ns Mean

0.876991 6.641960 1.095259 16.49000

Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F

nt 2 230.9180000 115.4590000 96.25 <.0001

Alpha 0.01
Error Degrees of Freedom 27
Error Mean Square 1.199593

Number of Means 2 3
Critical Range 1.357 1.415

Means with the same letter are not significantly different.

Duncan Grouping Mean N nt

A 20.3400 10 1

B 15.2200 10 2

B 13.9100 10 3

76
Tỉ lệ vũ hóa

KIEU DON YEU TO HOAN TOAN NGAU NHIEN

The ANOVA Procedure

Class Level Information

Class Levels Values

nt 3 1 2 3

Number of Observations Read 30


Number of Observations Used 30
KIEU DON YEU TO HOAN TOAN NGAU NHIEN

The ANOVA Procedure

Dependent Variable: ns

Sum of
Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F

Model 2 428.4906667 214.2453333 748.92 <.0001

Error 27 7.7240000 0.2860741

Corrected Total 29 436.2146667

R-Square Coeff Var Root MSE ns Mean

0.982293 7.626316 0.534859 7.013333

Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F

nt 2 428.4906667 214.2453333 748.92 <.0001

Alpha 0.01
Error Degrees of Freedom 27
Error Mean Square 0.286074

Number of Means 2 3
Critical Range .6628 .6912

Means with the same letter are not significantly different.

Duncan Grouping Mean N nt

A 10.6400 10 1

B 8.6000 10 2

C 1.8000 10 3

77
Tỉ lệ con cái
KIEU DON YEU TO HOAN TOAN NGAU NHIEN

The ANOVA Procedure

Class Level Information

Class Levels Values

nt 3 1 2 3

Number of Observations Read 30


Number of Observations Used 30
KIEU DON YEU TO HOAN TOAN NGAU NHIEN

The ANOVA Procedure

Dependent Variable: ns

Sum of
Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F

Model 2 2107.858667 1053.929333 3872.63 <.0001

Error 27 7.348000 0.272148

Corrected Total 29 2115.206667

R-Square Coeff Var Root MSE ns Mean

0.996526 3.826490 0.521678 13.63333

Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F

nt 2 2107.858667 1053.929333 3872.63 <.0001

Alpha 0.01
Error Degrees of Freedom 27
Error Mean Square 0.272148

Number of Means 2 3
Critical Range .6465 .6742

Means with the same letter are not significantly different.

Duncan Grouping Mean N nt

A 20.1600 10 1

B 18.9400 10 2

C 1.8000 10 3

78
Kết quả ANOVA và trắc nghiệm phân hạng tuổi vật chủ sâu đục thân Chilo
tumidicostalis thích hợp để ong Trichogramma chilonis kí sinh trong điều kiện có sự
lựa vật chủ

KIEU DON YEU TO HOAN TOAN NGAU NHIEN

The ANOVA Procedure

Class Level Information

Class Levels Values

nt 3 1 2 3

Number of Observations Read 30


Number of Observations Used 30
KIEU DON YEU TO HOAN TOAN NGAU NHIEN
(CO SU LUA CHON VAT CHU TI LE KI SINH)

The ANOVA Procedure

Dependent Variable: ns

Sum of
Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F

Model 2 905.1120000 452.5560000 953.49 <.0001

Error 27 12.8150000 0.4746296

Corrected Total 29 917.9270000

R-Square Coeff Var Root MSE ns Mean

0.986039 6.314699 0.688934 10.91000

Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F

nt 2 905.1120000 452.5560000 953.49 <.0001


KIEU DON YEU TO HOAN TOAN NGAU NHIEN
(CO SU LUA CHON VAT CHU TI LE KI SINH)

Alpha 0.01
Error Degrees of Freedom 27
Error Mean Square 0.47463

Number of Means 2 3
Critical Range .8538 .8903

Means with the same letter are not significantly different.

Duncan Grouping Mean N nt

A 17.4500 10 1

B 11.2700 10 2

C 4.0100 10 3

79
Phụ lục 2

Bảng số liệu trong thí nghiệm khảo sát khả năng kí sinh của ong T. chilonis
trên trứng sâu đục thân mía C. tumidicostalis khi thay đổi số lƣợng ong kí
sinh trên cùng một số lƣợng trứng vật chủ

Tỉ lệ kí sinh

STT Lần lặp lại Nghiệm thức Tỉ lệ kí sinh (%) Chuyển đổi arcsin √
1 1 1 11,4 19,7
2 2 1 11,4 19,7
3 3 1 8,6 17,1
4 4 1 10 18,4
5 5 1 10 18,4
6 6 1 8,6 17,1
7 7 1 11,4 19,7
8 8 1 10 18,4
9 9 1 8,6 17,1
10 10 1 11,4 19,7
11 1 2 24,3 29,5
12 2 2 27,1 31,4
13 3 2 25,7 30,5
14 4 2 28,6 32,3
15 5 2 25,7 30,5
16 6 2 27,1 31,4
17 7 2 28,6 32,3
18 8 2 24,3 29,5
19 9 2 24,3 29,5
20 10 2 25,7 30,5
21 1 3 44,3 41,7
22 2 3 42,9 40,9
23 3 3 48,6 44,2
24 4 3 44,3 41,7
25 5 3 47,1 43,3
26 6 3 45,7 42,5
27 7 3 42,9 40,9
28 8 3 45,7 42,5
29 9 3 47,1 43,3
30 10 3 47,1 43,3

80
31 1 4 84,3 66,7
32 2 4 85,7 67,8
33 3 4 84,3 66,7
34 4 4 81,4 64,5
35 5 4 85,7 67,8
36 6 4 88,6 70,3
37 7 4 87,1 69,0
38 8 4 82,9 65,6
39 9 4 84,3 66,7
40 10 4 82,9 65,6

81
Tỉ lệ vũ hóa

STT Lần lặp lại Nghiệm thức Tỉ lệ vũ hóa (%) Chuyển đổi arcsin √
1 1 1 0 1,8
2 2 1 0 1,8
3 3 1 0 1,8
4 4 1 0 1,8
5 5 1 0 1,8
6 6 1 0 1,8
7 7 1 0 1,8
8 8 1 0 1,8
9 9 1 0 1,8
10 10 1 0 1,8
11 1 2 11,8 20,1
12 2 2 15,8 23,4
13 3 2 11,1 19,5
14 4 2 15,0 22,8
15 5 2 11,1 19,5
16 6 2 10,5 18,9
17 7 2 15,0 22,8
18 8 2 17,6 24,8
19 9 2 11,8 20,1
20 10 2 11,1 19,5
21 1 3 16,1 23,7
22 2 3 23,3 28,9
23 3 3 17,6 24,8
24 4 3 16,1 23,7
25 5 3 21,2 27,4
26 6 3 15,6 23,3
27 7 3 233 28,9
28 8 3 18,8 25,7
29 9 3 21,2 27,4
30 10 3 15,2 22,9
31 1 4 22,0 28,0
32 2 4 20,0 26,6
33 3 4 23,7 29,1
34 4 4 22,8 28,5
35 5 4 25,0 30,0
36 6 4 22,6 28,4
37 7 4 24,6 29,7

82
38 8 4 20,7 27,1
39 9 4 22,0 28,0
40 10 4 20,7 27,1

83
Tỉ lệ con cái

STT Lần lặp lại Nghiệm thức Tỉ lệ con cái (%) Chuyển đổi arcsin √
1 1 1 0 1,8
2 2 1 0 1,8
3 3 1 0 1,8
4 4 1 0 1,8
5 5 1 0 1,8
6 6 1 0 1,8
7 7 1 0 1,8
8 8 1 0 1,8
9 9 1 0 1,8
10 10 1 0 1,8
11 1 2 75,0 60,0
12 2 2 60,0 50,8
13 3 2 60,0 50,8
14 4 2 66,7 54,8
15 5 2 80,0 63,4
16 6 2 62,5 52,2
17 7 2 75,0 60,0
18 8 2 77,8 61,9
19 9 2 66,7 54,8
20 10 2 71,4 57,7
21 1 3 75,0 60,0
22 2 3 81,8 64,7
23 3 3 72,7 58,5
24 4 3 70,0 56,8
25 5 3 76,9 61,3
26 6 3 77,8 61,9
27 7 3 80,0 63,4
28 8 3 72,7 58,5
29 9 3 75,0 60,0
30 10 3 76,9 61,3
31 1 4 88,2 69,9
32 2 4 81,0 64,2
33 3 4 80,0 63,4
34 4 4 80,0 63,4
35 5 4 79,2 62,9
36 6 4 77,8 61,9
37 7 4 85,7 67,8

84
38 8 4 80,0 63,4
39 9 4 73,7 59,1
40 10 4 76,5 61,0

85
Bảng số liệu trong thí nghiệm ảnh hƣởng số lƣợng ong Trichogramma chilonis
đến tỉ lệ kí sinh của một cặp ong trên trứng sâu đục thân mía 4 vạch Chilo
tumidicostalis

Tỉ lệ kí sinh của 1 cặp ong

STT Lần lặp lại Nghiệm thức Tỉ lệ kí sinh/ 1 cặp Chuyển đổi arcsin √
1 1 1 11,4 19,7
2 2 1 11,4 19,7
3 3 1 8,6 17,1
4 4 1 10,0 18,4
5 5 1 10,0 18,4
6 6 1 8,6 17,1
7 7 1 11,4 19,7
8 8 1 10,0 18,4
9 9 1 8,6 17,1
10 10 1 11,4 19,7
11 1 2 8,1 16,5
12 2 2 9,0 17,5
13 3 2 8,6 17,1
14 4 2 9,5 18,0
15 5 2 8,6 17,1
16 6 2 9,0 17,5
17 7 2 9,5 18,0
18 8 2 8,1 16,5
19 9 2 8,1 16,5
20 10 2 8,6 17,1
21 1 3 8,9 17,4
22 2 3 8,6 17,1
23 3 3 9,7 18,1
24 4 3 8,9 17,4
25 5 3 9,4 17,9
26 6 3 9,1 17,6
27 7 3 8,6 17,1
28 8 3 9,1 17,6
29 9 3 9,4 17,9
30 10 3 9,4 17,9
31 1 4 12,0 20,3
32 2 4 12,2 20,4
33 3 4 12,0 20,3

86
34 4 4 11,6 19,9
35 5 4 12,2 20,4
36 6 4 12,7 20,9
37 7 4 12,4 20,6
38 8 4 11,8 20,1
39 9 4 12,0 20,3
40 10 4 11,8 20,1

87
Tỉ lệ vũ hóa của 1 cặp

STT Lần lặp lại Nghiệm thức Tỉ lệ vũ hóa/ 1 cặp Chuyển đổi arcsin √
1 1 1 0 1,8
2 2 1 0 1,8
3 3 1 0 1,8
4 4 1 0 1,8
5 5 1 0 1,8
6 6 1 0 18
7 7 1 0 1,8
8 8 1 0 1,8
9 9 1 0 1,8
10 10 1 0 1,8
11 1 2 3,9 11,4
12 2 2 5,3 13,3
13 3 2 3,7 11,1
14 4 2 5,0 12,9
15 5 2 3,7 11,1
16 6 2 3,5 10,8
17 7 2 5,0 12,9
18 8 2 5,9 14,1
19 9 2 3,9 11,4
20 10 2 3,7 11,1
21 1 3 3,2 10,3
22 2 3 4,7 12,5
23 3 3 3,5 10,8
24 4 3 3,2 10,3
25 5 3 4,2 11,8
26 6 3 3,1 10,1
27 7 3 4,7 12,5
28 8 3 3,8 11,2
29 9 3 4,2 11,8
30 10 3 3,0 10,0
31 1 4 3,1 10,1
32 2 4 2,9 9,8
33 3 4 3,4 10,6
34 4 4 3,3 10,5
35 5 4 3,6 10,9
36 6 4 3,2 10,3
37 7 4 3,5 10,8

88
38 8 4 3,0 10,0
39 9 4 3,1 10,1
40 10 4 3,0 10,0

89
Tỉ lệ con cái của 1 cặp ong T. chilonis

STT Lần lặp lại Nghiệm thức Tỉ lệ con cái/1 cặp Chuyển đổi arcsin √
1 1 1 0 1,8
2 2 1 0 1,8
3 3 1 0 1,8
4 4 1 0 1,8
5 5 1 0 1,8
6 6 1 0 1,8
7 7 1 0 1,8
8 8 1 0 1,8
9 9 1 0 1,8
10 10 1 0 1,8
11 1 2 25,0 30,0
12 2 2 20,0 26,6
13 3 2 20,0 26,6
14 4 2 22,2 28,1
15 5 2 26,7 31,1
16 6 2 20,8 27,1
17 7 2 25,0 30,0
18 8 2 25,9 30,6
19 9 2 22,2 28,1
20 10 2 23,8 29,2
21 1 3 15,0 22,8
22 2 3 16,4 23,9
23 3 3 14,5 22,4
24 4 3 14,0 22,0
25 5 3 15,4 23,1
26 6 3 15,6 23,3
27 7 3 16,0 23,6
28 8 3 14,5 22,4
29 9 3 15,0 22,8
30 10 3 15,4 23,1
31 1 4 12,6 20,8
32 2 4 11,6 19,9
33 3 4 11,4 19,7
34 4 4 11,4 19,7
35 5 4 11,3 19,6
36 6 4 11,1 19,5
37 7 4 12,2 20,4
38 8 4 11,4 19,7
39 9 4 10,5 18,9
40 10 4 10,9 19,3

90
Bảng số liệu trong thí nghiệm Tuổi vật chủ sâu đục thân Chilo tumidicostalis
thích hợp để ong Trichogramma chilonis kí sinh trong điều kiện không có sự
lựa vật chủ

Tỉ lệ kí sinh của 1 cặp ong T. chilonis

STT Lần lặp lại Nghiệm thức Tỉ lệ kí sinh/ 1 cặp Chuyển đổi arcsin √
1 1 1 12,4 20,6
2 2 1 11,8 20,1
3 3 1 12,9 21,0
4 4 1 12,9 21,0
5 5 1 11,8 20,1
6 6 1 12,0 20,3
7 7 1 11,6 19,9
8 8 1 12,2 20,4
9 9 1 11,4 19,7
10 10 1 12,0 20,3
11 1 2 6,9 15,2
12 2 2 7,1 15,5
13 3 2 7,6 16,0
14 4 2 6,3 14,5
15 5 2 6,5 14,8
16 6 2 6,3 14,5
17 7 2 7,6 16,0
18 8 2 7,1 15,5
19 9 2 6,7 15,0
20 10 2 6,9 15,2
21 1 3 5,1 13,1
22 2 3 5,5 13,6
23 3 3 7,6 16,0
24 4 3 9,4 17,9
25 5 3 6,1 14,3
26 6 3 4,9 12,8
27 7 3 4,7 12,5
28 8 3 5,1 13,1
29 9 3 4,5 12,2
30 10 3 5,5 13,6

91
Tỉ lệ vũ hóa của 1 cặp ong T. chilonis

STT Lần lặp lại Nghiệm thức Tỉ lệ vũ hóa/ 1 cặp Chuyển đổi arcsin √
1 1 1 3,3 10,5
2 2 1 3,2 10,3
3 3 1 3,6 10,9
4 4 1 3,2 10,3
5 5 1 3,7 11,1
6 6 1 3,1 10,1
7 7 1 3,3 10,5
8 8 1 3,6 10,9
9 9 1 3,8 11,2
10 10 1 3,4 10,6
11 1 2 2,5 9,1
12 2 2 1,6 7,3
13 3 2 2,7 9,5
14 4 2 2,3 8,7
15 5 2 3,1 10,1
16 6 2 1,8 7,7
17 7 2 1,9 7,9
18 8 2 2,4 8,9
19 9 2 2,2 8,5
20 10 2 2,1 8,3
21 1 3 0 1,8
22 2 3 0 1,8
23 3 3 0 1,8
24 4 3 0 1,8
25 5 3 0 1,8
26 6 3 0 1,8
27 7 3 0 1,8
28 8 3 0 1,8
29 9 3 0 1,8
30 10 3 0 1,8

92
Tỉ lệ con cái của 1 cặp ong T. chilonis

STT Lần lặp lại Nghiệm thức Tỉ lệ kí sinh/ 1 cặp Chuyển đổi arcsin √
1 1 1 11,9 20,2
2 2 1 11,8 20,1
3 3 1 11,2 19,6
4 4 1 12,8 21,0
5 5 1 11,7 20,0
6 6 1 11,9 20,2
7 7 1 11,0 19,4
8 8 1 12,7 20,9
9 9 1 11,6 19,9
10 10 1 12,0 20,3
11 1 2 2,5 9,1
12 2 2 1,6 7,3
13 3 2 2,7 9,5
14 4 2 2,3 8,7
15 5 2 3,1 10,1
16 6 2 1,8 7,7
17 7 2 1,9 7,9
18 8 2 2,4 8,9
19 9 2 2,2 8,5
20 10 2 2,1 8,3
21 1 3 0 1,8
22 2 3 0 1,8
23 3 3 0 1,8
24 4 3 0 1,8
25 5 3 0 1,8
26 6 3 0 1,8
27 7 3 0 1,8
28 8 3 0 1,8
29 9 3 0 1,8
30 10 3 0 1,8

93
Bảng số liệu trong thí nghiệm tuổi vật chủ sâu đục thân Chilo tumidicostalis
thích hợp để ong Trichogramma chilonis kí sinh trong điều kiện có sự lựa vật
chủ

STT Lần lặp lại Nghiệm thức Tỉ lệ kí sinh/ 1 cặp Chuyển đổi arcsin √
1 1 1 9,2 17,7
2 2 1 8,8 17,3
3 3 1 8,6 17,1
4 4 1 8,8 17,3
5 5 1 9,0 17,5
6 6 1 9,4 17,9
7 7 1 8,4 16,8
8 8 1 8,8 17,3
9 9 1 9,2 17,7
10 10 1 9,4 17,9
11 1 2 3,1 10,1
12 2 2 3,5 10,8
13 3 2 3,7 11,1
14 4 2 4,1 11,7
15 5 2 4,3 12,0
16 6 2 4,1 11,7
17 7 2 3,9 11,4
18 8 2 3,5 10,8
19 9 2 3,7 11,1
20 10 2 4,3 12,0
21 1 3 0,6 4,4
22 2 3 0,4 3,6
23 3 3 0,8 5,1
24 4 3 0,2 2,6
25 5 3 0,4 3,6
26 6 3 0,8 5,1
27 7 3 0,6 4,4
28 8 3 0,4 3,6
29 9 3 0,8 5,1
30 10 3 0,2 2,6

94
Bảng số liệu trong thí nghiệm khả năng sinh sản của ong Trichogramma chilonis
kí sinh trứng sâu đục thân mía C. tumidicostalis

STT Lần lặp lại Tỉ lệ kí sinh/1 cặp Tỉ lệ vũ hóa/1 cặp Tỉ lệ con cái/ 1 cặp
1 1 20,3 10,1 20,2
2 2 20,4 9,8 21,0
3 3 20,3 9,5 20,6
4 4 19,9 10,5 20,3
5 5 20,4 10,9 20,1
6 6 20,9 10,3 20,7
7 7 20,6 10,8 20,4
8 8 20,1 9,5 20,9
9 9 19,7 10,5 20,1
10 10 20,1 10,0 20,6

95

You might also like