You are on page 1of 29

VẬT LÝ PHÂN TỬ

1
Cơ học cơ điển / cơ học Newton
• Cơ học cổ điển: xem xét các hiện tượng cơ học xảy ra
trong thế giới vĩ mô, nơi mà các định luật Newton
được áp dụng
• Trong cơ học cổ điển đối tượng được xem xét là vật
thể đặc trưng bởi khối lượng và sung lượng/năng
lượng, không xem xét kích thước của vật thể.
• Biểu thức năng lượng: E = U + V
• Các định luật Newton:
- Định luật 1, định luật quán tính (F = 0, v = const)
- Định luật 2: a = F/m
- Định luật 3, phản lực: FAB = - FBA

2
Các mốc quan trọng trong sự phát triển Vật lý
đầu thế kỉ XX (các giải Nobel)

 1901: Wilhelm Conrad Röntgen (Đức) “Phát hiện ra tia X”


 1908: Gabriel Lippmann (Luxembourg) “Tạo hình ảnh màu
bằng phương pháp giao thoa, chế tạo các tấm phim
Lippmann”
 1911: Wilhelm Wien (Đức) “Định luật bức xạ nhiệt”
Năng lượng bức xạ được phát ra không thể có các giá trị liên tục bất
kì mà bao giờ cũng là một bội số nguyên của một năng lượng cơ bản , được
gọi là lượng tử năng lượng
 1914: Max von Laue (Đức) “Phát hiện ra hiện tượng nhiễu xạ
tia X trên các vật rắn / tinh thể”

3
 1918: Max Planck (Đức) “Đề xuất lý thuyết lượng tử năng
lượng”
 1921: Albert Einstein (Đức) “Hiệu ứng quang điện”
 1922: Niels Bohr (Đan mạch) “Cấu trúc nguyên tử và các mức
năng lượng gián đoạn của nguyên tử”
Năng lượng bức xạ được phát ra không thể có các giá trị liên tục bất kì
mà bao giờ cũng là một bội số nguyên của một năng lượng cơ bản , được gọi
là lượng tử năng lượng
 1923: Robert Millikan (USA) “Đo chính xác điện tích của điện
tử và bản chất hiệu ứng quang điện”
 1927: Arthur Compton (USA) “Tìm ra hiệu ứng Compton”
 1928: Owen Willans Richardson (Anh) “Tìm ra Định luật
Richardson về phát xạ điện tử”
4
 1929: Louis de Broglie (Pháp) “Giả thuyết de Broglie về lưỡng
tính sóng - hạt của điện tử”
 1932: Werner Heisenberg (Đức) “Nguyên lý bất định
Heisenberg xây dựng cơ học lượng tử”
 1933: Erwin Schrödinger (Áo) và Paul Dirac (Anh) “Tìm ra
cách biểu diễn mới cho lý thuyết nguyên tử, đóng góp cho cơ
học lượng tử”
Phương trình Schrödinger (Phương trình cơ bản trong CHLT):
i
 Et
( x, y,z,t )  A.e .( x, y,z )
Hàm sóng có thể biểu diễn dưới dạng:
 i
 

 i


( r0 ,t )  A.exp   Et  p.r0   A.exp    Et  p.r0  
 
5
Chương 1. Cơ học lượng tử - Nội dung cơ bản về hạt vi mô

Lịch sử hình thành cơ học lượng tử

- Cơ học lượng tử được hình thành dựa trên hai ý


tưởng: Lượng tử hóa và lưỡng tính sóng - hạt của hạt
vi mô.

- Cơ học lượng tử là cơ học của thế giới vi mô, cơ học về


sự chuyển động của các vi hạt trong các trường nội
nguyên tử, phân tử và tinh thể.

6
Các mốc lịch sử trong sự hình thành ý tưởng cơ học lượng tử:
- Trong lí thuyết bức xạ nhiệt vào cuối thế kỷ 19, công
thức Rayleigh-Jeans dẫn đến "thảm hoạ vùng tử ngoại" làm
các nhà vật lí không thể giải thích được.
- Các hiệu ứng quang điện, hiệu ứng Compton cũng không thể
lí giải được bằng thuyết cổ điển. Vào năm 1900, Max Planck
xem xét lại các giả thiết trong lí thuyết bức xạ và lí thuyết
tương tác sóng điện từ và ông nghi ngờ về tính liên tục của
một số đại lượng vật lí mà lúc đó đã được thừa nhận.
- Một sự tương tự là trong điện học, điện tích đã được thừa
nhận có tính gián đoạn. Từ đây, Planck đã thành công để đặt
bước đầu tiên cho môn vật lí lượng tử. Về cơ bản, môn vật lí
lượng tử có thể được coi là môn nghiên cứu tính chất lượng tử
hoá của các đại lượng vật lí liên quan đến chuyển động vi mô
7
Thuyết lượng tử Planck:
- Planck nhận thấy rằng thất bại của công thức Rayleigh - Jeans
chính là ở chỗ thừa nhận rằng năng lượng phân phối cho mỗi dao
động tử có thể nhỏ chừng nào tuỳ ý. Planck cũng thấy rằng, mọi lí
thuyết xây dựng trên giả thuyết về sự liên tục của năng lượng dẫn
đến những bế tắc tương tự như lí thuyết Rayleigh. Lúc đó, Planck
đã đưa ra giả thuyết táo bạo rằng năng lượng cũng có các giá trị
gián đoạn như trong điện lượng. Thuyết lượng tử Planck được
phát biểu như sau:
- Năng lượng uν của một dao động tử không thể có giá trị bất kì,
mà là bội số nguyên của một năng lượng ε. Giữa lượng tử năng
lượng ε và tần số ν dao động tương ứng có mối quan hệ sau:
 = ℎ
với h là "hằng số vũ trụ mới”; Về sau h được gọi là hằng số
Planck.
8
Năm 1905, Einstein đã phát triển ý tưởng về sự lượng tử hóa
năng lượng và đã phát triển thuyết quang tử (photon) cho ánh
sáng.
- Ánh sáng bao gồm vô số các photon. Mỗi photon có động
lượng và năng lượng riêng. Giữa năng lượng E và khối lượng m
có hệ thức sau:
𝑬 = 𝒎𝒄𝟐 (1.1)
trong đó c là vận tốc của ánh sáng trong chân không. Trong
chân không, photon chuyển động với vận tốc c, vậy nó có động
lượng bằng:
𝒑 = 𝒎𝒄 (1.2)
Vì  = h, nên:
𝒉 𝒉
𝒑= 𝒄 = (1.3)
𝒄𝟐 𝒄

9
Theo thuyết tương đối, khối lượng của hạt chuyển động phụ thuộc
vào vận tốc:
𝑚𝑜
𝑚= (1.4)
𝑣2
1− 2
𝑐

Với photon, khối lượng dừng (nghỉ) m0 = 0, nên biểu thức (1.4)
vẫn có nghĩa, cả khi v = c.
Như vậy, ánh sáng vừa có tính chất sóng (là sóng điện từ, được
Maxwell xây dựng thành công từ trước đó), vừa có tính chất hạt
(là hạt photon). Nói cách khác, hạt photon vừa có tính chất sóng
vừa có tính chất hạt.
Về sau, De Broglie (Louis Victor De Broglie, 1924) còn cho thấy
các hạt vi mô nói chung đều được biểu diễn bằng hàm sóng, nay
gọi là hàm sóng De Broglie

10
Ông cho rằng
- Nếu như ánh sáng thể hiện có lúc như một sóng (sóng điện
từ), có lúc như một hạt (photon),
- Thì điện tử là một hạt cũng có lúc thể hiện như một sóng.
- Ông phát biểu giả thuyết của mình như một tiên đề: điện tử
chuyển động với vận tốc v (tức là với xung lượng p = mv) thì
có bước sóng λ được tính bằng:

h h
 
p m
Sóng De Broglie đã được thực nghiệm kiểm chứng bởi
Davisson – Germer và Thomson (1927). Sau những mốc cơ bản
này, cơ học lượng tử đã được hình thành và phát triển để trở
thành công cụ toàn năng mô tả thế giới vi mô của vật chất.

11
 Đặc điểm cơ bản thứ nhất của cơ học lượng tử là mang
tính thống kê: Chúng ta chỉ tính được xác suất của một giá
trị nào đó đối với một đại lượng vật lí xác định  nguyên
nhân là do thế giới vi mô có lưỡng tính sóng - hạt.
 Đặc điểm cơ bản thứ hai của thế giới vi mô là tính gián
đoạn của các đại lượng vật lí.
 Đặc điểm thứ ba là khi xây dựng cơ học lượng tử bao giờ
chúng ta cũng xuất phát từ cơ học cổ điển.

12
Hàm sóng De Broglie
 Khi phát triển thuyết photon của Einstein, để đến với sóng vật
chất De Broglie, chúng ta làm quen với tình huống tương tự
như ở ánh sáng.
 Trong thí nghiệm Davisson - Germer, có thể đo được bước
sóng của điện tử trong chùm hạt đó, mặc dù chưa biết sóng đó
là sóng gì? Cũng như Young đo được bước sóng ánh sáng vào
năm 1801, rồi Maxwell giải thích nó vào hơn 80 năm sau.
 Cũng giống như sóng ánh sáng, đại lượng mà sự biến thiên
của nó trong không gian và thời gian được biểu diễn theo
phương diện sóng của một hạt chuyển động, gọi là hàm sóng
của vật chất, thí dụ hàm sóng của điện tử. Mối liên quan
giữa hạt và sóng là ở chỗ: xác suất tìm thấy hạt ở một chỗ bất
kỳ tỉ lệ với bình phương biên độ hàm sóng chất hạt tại nơi đó.
Điều này cũng đã thu được tương tự từ thuyết photon của
Einstein.
13
Để phân tích tính chất và ý nghĩa của hàm sóng de
Broglie, chúng ta cần xét đến biểu thức của nó và phương
trình mà hàm sóng đó thoả mãn. Chúng ta lại bắt đầu từ sự
tương tự đã có ở photon: Photon được xét như một hạt có
khối lượng m, xung lượng p và cũng là một lượng tử của
sóng điện từ với năng lượng E, bước sóng  và tần số  xác
định. Mối liên hệ giữa các đại lượng này được biểu diễn
qua phương trình sau :

𝒉 𝒉
𝒑= = (1.5)
𝒄 

14
Hàm sóng De Broglie cho hạt tự do
Theo De Broglie, chuyển động của một hạt tự do với xung
lượng p = mv và năng lượng E được biểu diễn bằng một
sóng phẳng lan truyền theo phương chuyển động của hạt với
bước sóng là tần số được xác định thông qua quan hệ (1.5),
giống như ở photon.
Ở phần quang học - sóng điện từ, các biểu thức sóng (hàm
sóng) cho lượng tử ánh sáng- photon được mô tả bởi điện trường
hoặc từ trường là hàm cosin theo biến không gian và biến thời
gian, có thể viết cho điện trường:
𝑡 𝑥 1
£(x,t)=£0 cos 2π ( − ) hay £ x, t = £0 cos 2π[ (Et − px)
𝑇 𝜆 ħ
(1.6)

15
Với hàm sóng De Broglie, chúng ta kí hiệu là

 r,t 
có biên độ A, lan truyền với tần số ν và bước sóng là λ. Từ quan
hệ (1.6) chúng ta cũng mô tả sóng De Broglie dưới dạng tương tự
với hàm phức sau:

 i
   i 
( r0 ,t )  A.exp   Et  p.r0   A.exp    Et  p.r0  
   
(1.7)

Chỉ số 0 ở biến r để biểu thị cho hạt tự do khi trường lực ngoài
bằng 0. Có thể biểu diễn hàm sóng (1.7) dưới dạng toạ độ x,y,z
như sau:

16
 i 
i i
 px .x  p y .y  pz .z 
( x, y,z,t )  A.exp    Et  px .x  p y .y  pz .z    A.e .e
 Et
(1.8)
 

Hàm sóng De Broglie của hạt chuyển động trong


trường lực
Trường hợp tổng quát, hạt không tự do mà chuyển động
trong một trường lực, ví dụ điện tử trong nguyên tử,
chuyển động trong trường lực hút của hạt nhân. Hàm
sóng của hạt sẽ không còn là sóng phẳng mà có dạng
phức tạp.
Giới hạn ở các trường lực dừng (không phụ thuộc vào thời gian), ví dụ
như ở nguyên tử.

17
Do năng lượng của hạt được bảo toàn, chúng ta có thể
giữ lại dạng thành phần thời gian của biểu thức (1.8)
và chỉ có thành phần không gian là thay đổi theo từng
dạng cụ thể của trường dừng:

i
 Et
( x, y,z,t )  A.e .( x, y,z ) (1.9)

 Như vậy, chúng ta phải đi tìm thành phần không gian


trong (1.9). Nó sẽ thay đổi tuỳ thuộc vào trường lực cụ
thể. Muốn tìm nó chúng ta phải tìm một phương trình mô
tả quá trình biến đổi trạng thái của hạt theo không gian
và thời gian dưới tác dụng của trường lực đã cho, đó
chính là phương trình Schrödinger- phương trình cơ bản
của cơ học lượng tử. 18
Một số ví dụ về bước sóng vật chất

VD 1: Giả sử một con voi nặng 1000 kg, chạy với vận tốc 10
m/s sẽ có bước sóng De Broglie là bao nhiêu? Áp dụng công
thức đã biết:

h 6,63.1034 37
  3
 10 m
p 10 .10

Bước sóng này quá nhỏ, vì vậy chú voi không thể
hiện tính sóng của mình.

19
VD 2: Bước sóng De Broglie của một hạt bụi nặng 10-9 kg rơi
với vận tốc 0,020 m/s:

h 6,63.1034
   9  1023 m
p 10 .0,020

Một lần nữa, bước sóng này cũng quá nhỏ để có thể quan sát được.

VD 3: Một điện tử trong mạch điện hay trong nguyên tử có động


năng trung bình vào khoảng 1 eV, có bước sóng De Broglie:

h 6,63.1034
   1,6.109 m
2mK 2.9,31.1031.1, 6.1019
Bước sóng này vào cỡ kích thước của nguyên tử nên có thể quan
sát được. Qua các ví dụ trên đây, nhận thấy tính sóng của vật chất
bình thường là rất "yếu", không thể quan sát được, còn các hạt
vi mô thì thể hiện tính sóng rõ rệt hơn.
20
Hàm sóng của một hạt vi mô và phương trình vi phân
Biết rằng trong cơ học cổ điển, trạng thái của một hạt
được đặc trưng bằng tọa độ và vận tốc của hạt. Các đặc
trưng này thỏa mãn các định luật Newton được thừa nhận
như một tiên đề. Đối với các hạt vi mô, điều trên không
còn thích hợp nữa. Tính chất sóng của hạt vi mô được mô
tả bởi sóng De Broglie. Đây là một hàm của các toạ độ
không gian và thời gian.
 Cũng như các định luật Newton, phương trình Schrödinger
phải được thừa nhận như những tiên đề. Để có thể nhận thức
được tính đúng đắn của phương trình Schrödinger, chúng ta
xem lại cách diễn giải phương trình này.

21
Từ phương trình (1.8) nhận thấy:
𝝏𝟐 𝒊
= − 𝑬
𝝏𝒕 ħ

𝜕2 𝜕2 𝜕2 𝑝
2
+ 2
+ 2 = − 2 𝐸
𝜕𝑥 𝜕𝑦 𝜕𝑧 ħ
Chúng ta đã biết, năng lượng toàn phần E của hạt bằng tổng
động năng và thế năng của hạt:
p2
E U
2m
Nếu hạt tự do, tức là U=0, chúng ta thu được
phương trình Schrödinger:
   2  2  2  2
i    2  2   (1.18)
t 2m  x 2
y z  2m
22
Chương 2. Phương trình Schrodinger cho nguyên tử hidro

Trong nguyên tử hiđro, điện tử chuyển


động trong một trường xuyên tâm là
trường tĩnh điện của hạt nhân. Thế năng
tĩnh điện là một hàm phụ thuộc khoảng
cách từ hạt nhân đến điện tử. Chọn hệ toạ
độ cầu có gốc tại hạt nhân (coi như một
điểm), như trên hình bên. Phương trình
Schrödinger của điện tử là:
ħ2
[- Δ + U(r)].ψ(r,θ,φ) = Eψ(r,θ,φ) (2.1)
2𝑚

𝑍𝑒 2
trong đó: U(r)=- k ;
𝑟
1
k= , Z là nguyên tử số, Z = 1 23
4𝜋𝜀₀
Lời giải của phương trình Schrödinger

 Nghiệm tổng quát của phương trình Schrödinger (2.1) là tích


của một hằng số chuẩn hoá với các hàm R và Y:
𝝍𝒏𝒍𝒎 𝒓, 𝜽, 𝝋 = 𝑨. 𝑹𝒏.𝒍 (𝒓)𝑷𝒎 𝒍 . 𝒆 𝒊𝒎𝝋 (2.18)
A được xác định từ điều kiện chuẩn hoá.
 Tìm trị riêng của (2.1), hay chính là giá trị năng lượng ứng với
mỗi hàm sóng.
Giá trị của l trong biểu thức (2.17) bằng:
l = 0, 1, 2, 3, .... (n-1) gồm n giá trị; l < (n-1) là các số nguyên
dương n = 1, 2, 3, ...

24
Hàm (2.17) là nghiệm riêng của phương trình (2.16) với các trị
riêng tương ứng là các giá trị năng lượng En:
𝒌𝟐 𝒎𝒆 𝒆𝟒 𝒁𝟐
𝑬𝒏 = − ,𝒏 = 𝟏, 𝟐, 𝟑 … (2.19)
𝟐𝒏𝟐 ħ𝟐

Kết luận về các trạng thái của điện tử trong nguyên tử hidro:

 Hàm sóng ứng với các trạng thái dừng của điện tử chuyển
động trong nguyên tử hidro là
𝝍𝒏𝒍𝒎 𝒓, 𝜽, 𝝋 ~𝑹𝒏.𝒍 𝒓 𝑷𝒎 𝒍 . 𝒆 𝒊𝒎𝝋 (2.20)
Với: n = 1, 2, 3, …
l = 0, 1 , 2, ..., (n -1)
m = -l, -l+ 1, -l+ 2, . . .,0, . . ., (l- 1), l

 Năng lượng tương ứng với các trạng thái đó là En trong (2.19).
25
Ý nghĩa của các số lượng tử xuất hiện từ nghiệm của
phương trình Schrödinger:
a). Lượng tử số chính n.
Từ (2.20), giá trị của n xác định giá trị năng lượng, đúng như tiên
đề Bohr đã tiên đoán. Nguyên tử chỉ tồn tại ở những trạng thái
dừng có năng lượng xác định và gián đoạn. Thông số n cho
chúng ta đặc trưng quan trọng nhất của trạng thái, nên được gọi là
số lượng tử chính, chỉ số thứ tự của trạng thái dừng khả dĩ. Số
lượng tử chính n thể hiện tính chất lượng tử hoá của năng lượng.
n = 1, 2, 3, 4, ...
b). Lượng tử số quỹ đạo l
Số lượng tử l xuất hiện khi giải phương trình với điều kiện có
chuyển động xuyên tâm, còn theo lượng tử thì l xuất hiện trong
giá trị riêng của toán tử momen động lượng L (liên quan đến
chuyển động theo quỹ đạo) và có giá trị theo (2.14) là:
26
𝐿= ħ2 𝑙(𝑙 + 1) = ħ 𝑙(𝑙 + 1)

với l = 0, 1, 2, 3, …., n-1


Vì vậy, l được gọi là số lượng tử quỹ đạo. Với giá trị n đã cho,
nguyên tử chỉ có thể có n giá trị khả dĩ của momen động lượng
tính theo công thức trên. Điều này cho thấy momen động lượng
được bảo toàn và lượng tử hoá.
c). Lượng tử số từ m
Với giá trị l đã cho, vectơ momen động lượng có thể nhận tối đa
là 2l+1 phương khả dĩ thoả mãn điều kiện về hình chiếu Lz
xuống trục z như sau:
Lz = ħm; m = -l, -l +1, ...,0,1,..., l -1, l (2.21)

m gọi là số lượng tử từ. 27


Spin - momen động lượng riêng của điện tử. Momen từ riêng
1 1
sz=msħ, ms=s, s – 1= , - hay
2 2
1 1
ms = ,−
2 2
ms gọi là số lượng tử spin.
Spin là một trong các đặc trưng cơ bản của điện tử. Việc đưa
vào đại lượng spin của điện tử như vậy mới đầu không dựa
trên một lí thuyết nào, nhưng được thừa nhận. Về sau, năm
1932, Dirac (1902-1984) lần đầu tiên đã giải thích spin của
điện tử bằng cách kết hợp các nguyên lí của cơ học lượng tử
với thuyết tương đối trong lí thuyết cơ học lượng tử tương
đối tính. Khi đó sự xuất hiện số lượng tử spin của điện tử là
hoàn toàn tự nhiên. Không chỉ điện tử có spin mà tất cả các
hạt cơ bản khác cũng có spin
28
Kết luận về các trạng thái lượng tử. Ký hiệu trạng thái
của nguyên tử

Mỗi hàm sóng 𝜓𝑛𝑙𝑚𝑚𝑠 ứng với một mức năng lượng E(nlmms).
Giữa các số lượng tử n, l, m, ms này có mối liên hệ sau :

 n = 1, 2, 3, . . . là các số tự nhiên khác không.


 l = 0, 1, 2, 3 ..., n - 1, gồm n giá trị khác nhau từ 0 đến n-1
 m = -l, -l + 1, . . . ,0, . . ., l - 1 ,+l , gồm 2l + 1 giá trị khác
nhau từ -l đến + l.
𝟏 𝟏
 𝒎𝒔 = ,− gồm hai giá trị.
𝟐 𝟐

29

You might also like