You are on page 1of 2

Bài 1.

Khi va chạm với electron năng lượng cao tương đối tính, một photon có thể thu được năng lượng từ
electron năng lượng cao, tức là năng lượng và tần số của photon tăng lên nhờ va chạm. Đó chính là tán
xạ Compton ngược. Loại hiện tượng này rất quan trọng trong vật lý thiên văn, chẳng hạn, nó cung cấp
một cơ chế quan trọng để giải thích sự sinh ra các tia X và tia  trong vũ trụ.
1. Một electron năng lượng cao có năng lượng toàn phần E (động năng của nó cao hơn năng lượng
tĩnh) và một photon năng lượng thấp (năng lượng của nó nhỏ hơn năng lượng tĩnh của electron) có tần
số  chuyển động ngược hướng với nhau, và va chạm với nhau.
Như thấy ở hình vẽ, sự va chạm làm tán xạ photon, làm cho h 
photon bị tán xạ chuyển động theo một hướng lập một góc  với
hướng tới ban đầu (electron bị tán xạ không được vẽ trên hình).
Hãy tính năng lượng của photon bị tán xạ, biểu thị theo E,  ,   h
và năng lượng tĩnh E0 của electron. Hãy chỉ ra giá trị của  , mà ở
E,p
đó photon bị tán xạ có năng lượng lớn nhất, và giá trị của năng
lượng lớn nhất đó.
2. Giả sử rằng năng lượng E của electron tới lớn hơn rất nhiều so với năng lượng tĩnh của nó, mà ta
có thể viết E =  E0 ,  1 và rằng năng lượng của photon tới nhỏ hơn E0 /  rất nhiều, hãy cho biểu
thức gần đúng của năng lượng của electron bị tán xạ. Lấy  = 200 và bước sóng của photon tới thuộc
vùng ánh sáng khả kiến,  = 500 nm , hãy tính gần đúng giá trị của năng lượng cực đại và bước sóng
tương ứng của photon bị tán xạ.
Các tham số: Năng lượng tĩnh của electron là E0 = 0,511 MeV , hằng số Planck h = 6, 63 10 −34 J.s
và hc = 1, 24 103 eV.nm , với c là tốc độ ánh sáng trong chân không.
a) Một electron năng lượng cao, tương đối tính, có năng lượng toàn phần E và một photon chuyển
động ngược hướng nhau và va chạm với nhau. Hãy chỉ ra năng lượng của photon tới, sao cho photon
có thể thu được nhiều năng lượng nhất từ electron tới. Hãy tính năng lượng của photon bị tán xạ trong
trường hợp này.
b) Một electron năng lượng cao, tương đối tính, có năng lượng toàn phần E và một photon chuyển
động theo hướng vuông góc với nhau và va chạm với nhau. . Hãy chỉ ra năng lượng của photon tới, sao
cho photon có thể thu được nhiều năng lượng nhất từ electron tới. Hãy tính năng lượng của photon bị
tán xạ trong trường hợp này.
Bài 2.
1. Nguyên lý tương đối của Einstein có thể được phát biểu như sau: các định luật vật lý giống nhau
trong hệ quy chiếu có trường hấp dẫn và không có trường hấp dẫn nhưng chuyển động với gia tốc
thích hợp là như nhau. Ví dụ, xét hai trường hợp sau:
a) Trong phạm vi tương đối tính, khi một chùm ánh sáng được truyền từ nơi có thế năng hấp dẫn
nhỏ đến nơi có thế năng hấp dẫn lớn hơn thì bước sóng của chùm sáng đó tăng lên. Hiện tượng này
được gọi là dịch chuyển đỏ do hấp dẫn. Xét ánh sáng có bước sóng 0 được phát ra theo phương thẳng
đứng tại điểm A gần bề mặt của một thiên thể hình cầu có phân bố khối lượng đồng đều. Đặt một máy
thu cố định tại điểm B ở độ cao L so với A để đo bước sóng của ánh sáng nhận được. Biết khối lượng
và bán kính của thiên thể tương ứng là M và R ( R L ) ; trường hấp dẫn có cường
B
độ nhỏ có thể áp dụng được lý thuyết hấp dẫn của Newton; tốc độ ánh sáng trong
chân không là c và hằng số hấp dẫn là G. Tìm bước sóng   mà máy thu tại B nhận
được.
b) Người ta đặt một cái hộp có chiều dài L ở nơi không có trường hấp dẫn, một L
máy phát laser và một máy thu được đặt tương ứng ở đầu A và đầu B của hộp. Tại a
thời điểm t = 0 , hộp bắt đầu chuyển động với gia tốc không đổi a (với a.L c 2 )
dọc theo hướng AB như hình vẽ. Sau đó, máy phát laser tại đầu A phát ra bức xạ có
bước sóng 0 . Theo lý thuyết tương đối hẹp, bước sóng của chùm bức xạ máy thu A
nhận được tại B là   . Tìm   .

1
c) Áp dụng nguyên lý tương đương, so sánh kết quả ở a) và b) để tính độ lớn của gia tốc a trong b)?
2. Thí nghiệm đầu tiên kiểm chứng hiện tượng dịch chuyển đỏ do hấp dẫn được thực hiện nhờ máy
thu Mossbauer, một thiết bị có khả năng phân giải năng lượng của các photon gamma với độ chính xác
cực cao. Thí nghiệm được bố trí giống như câu hỏi 1. a): ở gần bề mặt Trái đất, một nguồn bức xạ
gamma được đặt cố định tại A, nguồn này phát ra bức xạ có tần số  0 , một máy thu Mossbauer được
đặt tại B nằm trên đường thẳng đứng phía trên A. Biết rằng máy thu chỉ có thể thu các photon có tần số
đúng bằng  0 trong hệ quy chiếu mà nó là mốc. Do đó, để phát hiện các photon gamma phát ra từ
nguồn tại A, máy thu Mossbauer phải chuyển động thẳng đứng hướng xuống. Trong giai đoạn 1960 –
1964, Pound, Rebka và Snyder đã sử dụng tòa tháp cao của phòng thí nghiệm Vật lý Jefferson ở Đại
học Harvard để thực hiện thí nghiệm này nhiều lần. Trong thí nghiệm, AB = L = 22, 6 m ; gia tốc trọng
trường ở gần bề mặt Trái đất g = 9,81 m/s 2 ; tốc độ ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s . Tìm tốc
độ chuyển động của máy thu Mossbauer trong thí nghiệm trên.

You might also like