You are on page 1of 2

ĐỀ KIỂM TRA ĐỘI TUYỂN VẬT LÝ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN


TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHOA HỌC TỰ NHIÊN Thời gian làm bài: 180 phút

Bài 1: Một hành tinh khối lượng 𝑚, chuyển động xung quanh Mặt trời có khối lượng
𝑀.
a. Chứng minh rằng vector
1
𝐴⃗ = 𝑣⃗ × 𝐿⃗⃗ − 𝑒⃗𝑟
𝐺𝑀𝑚
là một đại lượng không đổi trong suốt quá trình chuyển động.
b. Chứng minh rằng, nếu tịnh tiến tất cả các vector vận tốc
của hành tinh trên quỹ đạo về chung một điểm gốc, thì các đầu
vector sẽ vạch ra một đường tròn.
Bài 2:
a. Một giọt nước nằm trên một bề mặt chống thấm,
với góc dính ướt là 𝜑 (𝜑 > 90°). Tìm chiều cao lớn nhất
có thể của giọt nước, biết rằng nước có khối lượng riêng
là 𝜌 và hệ số căng bề mặt là 𝜎.
b. Một bong bóng xà phòng khối lượng 𝑀, có dạng hình cầu với bán kính là 𝑅. Vì một
tác động nhỏ nên bong bóng bị thủng một lỗ. Tìm thời gian từ khi xuất hiện lỗ thủng tới
khi bong bóng bị vỡ ra hoàn toàn, biết rằng sức căng bề mặt của màng xà phòng là 𝜎 và
quá trình vỡ của màng diễn ra một cách đối xứng trụ.
Bài 3: Một điện tích 𝑞 > 0, khối lượng 𝑚 được đặt cố định tại gốc tọa độ 𝑂. Một
lưỡng cực điện 𝑝⃗ có kích thước 𝑑, được tạo thành từ hai điện tích trái dấu có cùng khối
lượng 𝑀, chuyển động xung quanh điện tích 𝑞 với quỹ đạo tròn có bán kính 𝑅 ≫ 𝑑 sao
cho vector 𝑝⃗ nằm trong mặt phẳng quỹ đạo.
a. Tìm chu kì quay của lưỡng cực.
b. Giả sử lưỡng cực bị quay một góc nhỏ xung quanh trục
của nó theo phương nằm trong mặt phẳng quỹ đạo. Tìm chu
kì dao động nhỏ của lưỡng cực xung quanh vị trí cân bằng
ban đầu.
c. Lúc sau, lưỡng cực được cố định sao cho khối tâm của nó trùng với 𝑂, còn điện
tích 𝑞 chuyển động trong vùng rất xa so với khoảng cách 𝑑. Chứng minh rằng, trong suốt
quá trình chuyển động của điện tích, đại lượng
𝑞𝑚 𝑝⃗𝑟⃗
𝛽 = 𝐿2 +
2𝜋𝜀0 𝑟

là một hằng số, trong đó 𝐿⃗⃗ là moment động lượng của điện tích 𝑞 quanh điểm 𝑂.
Bài 4: Xét một vùng không gian với thể tích 𝑉, chứa đầy các bức xạ điện từ (hay còn
gọi là khí photon), được giới hạn trong một mặt kín có khả năng phản xạ hoàn toàn mọi
bức xạ chiếu tới nó.
a. Chứng minh rằng, áp suất của khí photon trong vùng không gian này được tính bởi
𝑝 = 𝑈/3𝑉, trong đó 𝑈 là tổng năng lượng bức xạ trong vùng không gian này.
b. Theo lí thuyết Big Bang, năng lượng bức xạ trong vũ trụ lúc đầu bị giam trong một
vùng không gian nhỏ, sau đó giãn nở đoạn nhiệt một cách đối xứng cầu. Biết rằng mật
độ năng lượng của bức xạ phụ thuộc nhiệt độ 𝑇 của khí photon theo hệ thức 𝑢 = 𝑎𝑇 4 ,
trong đó 𝑎 là hệ số tỉ lệ. Hãy tìm sự phụ thuộc giữa nhiệt độ 𝑇 và bán kính 𝑅 của vùng
không gian bức xạ.
Bài 5: Một cách tử nhiễu xạ cấu tạo từ 3𝑁 + 1 khe hẹp song song. Tâm các khe cách
đều nhau một khoảng 𝑑. Bề rộng của các khe liên tiếp giảm theo cấp số nhân với hệ số
𝑘 (𝑘 > 1). Chiếu một chùm sáng song song, đơn sắc, bước sóng 𝜆 đến cách tử theo
phương vuông góc với mặt cách tử. Một thấu kính hội tụ được đặt sau cách tử (để thu
chùm sáng nhiễu xạ) sao cho trục chính của thấu kính cùng phương với pháp tuyến của
mặt cách tử. Hình ảnh nhiễu xạ được quan sát trên màn đặt tại tiêu diện ảnh của thấu
kính.
1. Tìm sự phụ thuộc của cường độ sáng trên màn vào góc nhiễu xạ 𝜃 (là góc tạo bởi
tia nhiễu xạ và tia tới).
2. Nếu ta che các khe thứ 3, 6, 9, … ,3𝑁 của cách tử thì phân bố cường độ ánh sáng
thay đổi như thế nào? Xét cho trường hợp 𝑁 ≫ 1.
Cho công thức Euler: 𝑒 𝑖𝛼 = cos 𝛼 + 𝑖 sin 𝛼

You might also like