You are on page 1of 19

Chương 2.

Định luật Gauss


Nội dung
1. Thông lượng
2. Định luật Gauss
3. Các tính chất tĩnh điện của vật dẫn
1. Thông lượng
• Thông lượng Φ𝐸 của một
điện trường đều 𝐸 qua
mặt phẳng Δ𝑆 là tích vô
hướng của 𝐸 và Δ𝑆:
Φ𝐸 = 𝐸Δ𝑆Ԧ = 𝐸Δ𝑆𝑐𝑜𝑠𝛼
• Vector diện tích Δ𝑆 đối
với một bề mặt phẳng có
độ lớn bằng diện tích của
mặt và hướng vuông góc
với mặt đó
1. Thông lượng
• Thông lượng là đại lượng vô hướng.
• Δ𝑆𝑐𝑜𝑠𝛼 là hình chiếu của bề mặt lên mặt phẳng
vuông góc với 𝐸 và được xem như diện tích
hiệu dụng đối với thông lượng.
• Thứ nguyên: 𝑁𝑚2 /𝐶
• Đối với mặt kín, ta quy
ước chọn chiều của
vector diện tích Δ𝑆Ԧ
hướng ra khỏi mặt.
1. Thông lượng
Ví dụ: Một mặt có dạng hình nêm nằm trong
𝑁
miền của một trường đều 𝐸 = 600Ԧ𝑖 . (a) Xác
𝐶
định thông lượng điện đối với từng mặt nêm. (b)
Tìm thông lượng tổng cộng đi qua toàn bộ bề mặt
kín của nêm.
1. Thông lượng
Bài tập: Một hộp hình lập phương có cạnh 𝑙 chỉ
có năm mặt vì một mặt được gỡ bỏ. Xác định giá
trị thông lượng của một trường đều có độ lớn 𝐸0
qua mặt của hộp, khi: (a) Trường hướng song
song với pháp tuyến của mặt bị gỡ bỏ; (b) Trường
hướng vuông góc với pháp tuyến của mặt bị gỡ
bỏ.
1. Thông lượng
• Định nghĩa tổng quát
thông lượng điện trường:
- Bề mặt bất kỳ được chia
thành các phần tử mặt 𝑑𝑆Ԧ
đủ nhỏ.
- Thông lượng đi qua cả mặt bằng tổng của các
đóng góp từ mỗi phần tử mặt.
Φ𝐸 = lim ෍ 𝐸𝑖 Δ𝑆Ԧ = න 𝐸𝑑𝑆Ԧ = න 𝐸𝑐𝑜𝑠𝛼𝑑𝑆
Δ𝑆𝑖 →0
𝑖
1. Thông lượng
• Thông lượng Φ𝐸 của điện trường 𝐸 qua một
mặt 𝑆 bằng tích phân mặt của 𝐸 theo mặt này.
• Thường ta chỉ quan tâm đến thông lượng đi
qua một mặt kín nên
ΦE = ර 𝐸𝑑 𝑆Ԧ

• Ta thường sử dụng một mặt kín tưởng tượng


để tính thông lượng và mặt này được gọi là
mặt Gauss.
2. Định luật Gauss
• Định luật Gauss: Thông lượng đi qua một
mặt kín bất kì bằng tổng các điện tích được
mặt đó bao bọc chia cho 𝜖0 .
σ𝑞 σ𝑞
Φ𝐸 = ℎ𝑎𝑦 ර 𝐸𝑑 𝑆Ԧ =
𝜖0 𝜖0
2. Định luật Gauss
Ví dụ: Sử dụng định luật Gauss để tìm điện
trường tạo ra bởi điện tích điểm.
2. Định luật Gauss
• Chọn mặt Gauss là mặt cầu có bán kính 𝑟 và tâm
đặt tại điện tích điểm 𝑞.
• Do 𝐸 hướng từ điện tích 𝑞 dọc
theo bán kính ra bên ngoài nên
𝐸𝑑 𝑆Ԧ = 𝐸𝑑𝑆.
• Thông lượng qua mặt cầu:
ΦE = ර 𝐸𝑑 𝑆Ԧ = 𝐸 ර 𝑑𝑆 = 𝐸(4𝜋𝑟 2 )

• Theo định luật Gauss:


2
q 1 𝑞
ΦE = 𝐸 4𝜋𝑟 = ⇒𝐸=
𝜖0 4𝜋𝜖0 𝑟 2
2. Định luật Gauss
Ví dụ: Hãy cho biết thông lượng qua các mặt
cho ở hình bên dưới có giá trị dương hay âm hay
bằng không? Giải thích.
2. Định luật Gauss
Ví dụ: Tìm biểu thức của 𝐸 ở gần một dây thẳng
dài tích điện đều với mật độ điện tích dài là 𝜆 tại
điểm 𝑃 nằm cách xa hai đầu dây.
2. Định luật Gauss
Ví dụ: Tìm biểu thức của 𝐸 do một tấm phẳng
lớn tích điện đều với mật độ điện tích mặt 𝜎 gây
ra tại điểm nằm gần tấm phẳng nhưng ở xa các
mép của tấm.
2. Định luật Gauss
• Phương pháp sử dụng định luật Gauss để tính
điện trường:
- Lựa chọn mặt Gauss dựa trên tính đối xứng
của phân bố điện tích.
- Xác định điện tích được bao bọc bên trong mặt
Gauss theo mật độ điện tích.
- Áp dụng định luật Gauss.
2. Định luật Gauss
Bài tập: Mặt Gauss dạng lập phương liệu có thể
được dùng để tìm điện trường tại các điểm ở gần
điểm chính giữa của một dây dẫn dài tích điện
đều? Giải thích.
2. Định luật Gauss
Bài tập: Xác định 𝐸 tại các điểm nằm bên trong
và bên ngoài một phân bố điện tích cầu, đều, có
bán kính 𝑟0 và điện tích 𝑄. Phân bố điện tích này
là liên tục và đều trong khắp thể tích của quả
cầu.
3. Các tính chất tĩnh điện của vật dẫn
• Trong tĩnh điện học, ta khảo
sát vật dẫn (hay chất dẫn
điện) trong điều kiện các
phần tử tải điện không
chuyển động, tức 𝐸 = 0 bên
trong vật dẫn.
• Chọn mặt Gauss nằm trong vật dẫn. Thông
lượng qua mặt này bằng không do 𝐸 = 0 nên
điện tích trong vật dẫn bằng không.
• Điện tích trong vật dẫn nằm ở bề mặt.
3. Các tính chất tĩnh điện của vật dẫn
• Để xác định điện trường bên
ngoài vật dẫn, ta chọn mặt
Gauss là hình trụ như hình
bên.
• Điện trường được chia thành 2 thành phần: 1.
tiếp tuyến 𝐸𝑡 = 0 (do cân bằng tĩnh) và 2.
vuông góc 𝐸𝑛 .
• Thông lượng qua mặt đáy bên trong vật dẫn
bằng không.
𝜎
• Theo định luật Gauss: 𝐸𝑛 =
𝜖0

You might also like