You are on page 1of 2

ĐỀ KIỂM TRA ĐỘI TUYỂN VẬT LÝ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN


TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHOA HỌC TỰ NHIÊN Thời gian làm bài: 180 phút

Bài 1: Hai quả cầu 𝐴 và 𝐵 có cùng khối lượng 𝑚,


được nối với nhau bằng một sợi dây lí tưởng có chiều
dài 𝐿. Quả cầu 𝐴 được xâu vào một thanh cứng nằm
ngang và có thể trượt trên thanh, còn quả cầu 𝐵 được
giữ ở bên ngoài thanh (hình vẽ). Thả nhẹ quả cầu 𝐵 để
cả hệ bắt đầu chuyển động. Bỏ qua mọi ma sát và cho
rằng sợi dây không bị vướng vào thanh trong quá trình chuyển động của các quả cầu.
a. Hãy xác định quỹ đạo chuyển động của quả cầu 𝐵.
b. Tìm lực căng của sợi dây tại thời điểm quả cầu 𝐵 nằm ở vị trí thấp nhất trên quỹ
đạo.
Bài 2: Một turbine gió gồm một đầu vào và một
đầu ra như hình vẽ, bên trong là một bộ phận có thể
dùng để chuyển hóa động năng của gió thành các
dạng năng lượng khác. Vận tốc của luồng gió đi vào
turbine là 𝑣1 , diện tích của turbine là 𝑆 và khối lượng
riêng của không khí là 𝜌. Hãy chứng minh rằng công
của turbine gió không thể vượt quá một ngưỡng giá
trị xác định. Giá trị đó bằng bao nhiêu?
Bài 3: Một giọt mưa được hình thành và rơi trong đám mây chứa các hạt nước nhỏ li
ti phân bố đều. Trong quá trình rơi, giọt mưa tăng dần kích thước bằng cách nhập vào
những hạt nước nhỏ trên đường nó quét qua. Xem rằng đám mây chứa đầy hơi nước,
giọt mưa có kích thước ban đầu không đáng kể và luôn có dạng hình cầu. Khối lượng
riêng của giọt mưa và hơi nước trong đám mây lần lượt là 𝜌 và 𝜌0 , gia tốc rơi tự do tại
độ cao của đám mây là 𝑔.
a. Lập phương trình vi phân của bán kính giọt mưa theo thời gian.

b. Giả thiết nghiệm của phương trình trên có dạng 𝑟 = 𝐴(𝜌/𝜌0 )𝛼 𝑔𝛽 𝑡 𝛾 , trong đó
𝐴, 𝛼, 𝛽, 𝛾 là các hệ số không thứ nguyên và 𝐴 không phụ thuộc đại lượng vật lí nào. Hãy
xác định các giá trị của 𝐴, 𝛼, 𝛽, 𝛾.
c. Xác định gia tốc của giọt mưa khi rơi trong đám mây.
d. Tìm nhiệt lượng tỏa ra cho tới khi giọt mưa rơi được một quãng đường ℎ kể từ
thời điểm ban đầu.
Bài 4: Trong thí nghiệm tán xạ Rutherford, một chùm các hạt alpha (hạt nhân
4
2𝐻𝑒 ), khối lượng 𝑚 được bắn với cùng vận tốc đầu 𝑣 ⃗0 vào một lá vàng 197
79𝐴𝑢 rất mỏng.
Xem rằng với mô hình hành tinh nguyên tử, tương tác giữa đám mây electron và hạt
alpha là không đáng kể để thay đổi quỹ đạo của các hạt.
a. Xét một hạt alpha được bắn tới gần một hạt
nhân vàng với thông số va chạm 𝑏. Hãy tìm góc lệch
𝜃 của vận tốc hạt alpha sau khi bay ra xa khỏi hạt
nhân vàng. Xem rằng khối lượng của hạt nhân 𝐴𝑢 là
đủ lớn để hạt nhân 𝐴𝑢 không bị di chuyển đáng kể
trong quá trình tương tác.
b. Mật độ tiết diện tán xạ trong thí nghiệm được tính bởi |𝑑𝜎/𝑑Ω|, trong đó 𝑑𝜎 là
tiết diện của một chùm hạt alpha rất nhỏ bay tới gần hạt nhân 𝐴𝑢, và 𝑑Ω là góc khối tạo
bởi vận tốc của chùm hạt này sau khi tán xạ. Hãy tìm biểu thức của |𝑑𝜎/𝑑Ω| theo góc
lệch 𝜃 của chùm tia.
Bài 5: Một chùm sáng song song có bước sóng 𝜆, cường
độ 𝐼0 , chiếu tới một bản mỏng có chiết suất 𝑛, bề dày 𝑒 (vào
cỡ bước sóng ánh sáng) và hệ số phản xạ 𝑅. Góc tạo bởi
phương của chùm sáng và pháp tuyến của bản mỏng là 𝜃.
Các tia ló được chiếu qua một thấu kính hội tụ để thu được
ảnh rõ nét trên màn chắn.
Hãy tìm cường độ chùm sáng sau khi ló ra khỏi bản theo
góc 𝜃.
Bài 6: Một nguyên tố 𝐴 có thể phân rã thành nguyên tố 𝐵, sau đó nguyên tố 𝐵 có thể
phân rã thành nguyên tố 𝐶 (tỉ lệ các nguyên tử trước và sau phản ứng là 1: 1). Các hằng
số phân rã của phản ứng 𝐴 → 𝐵 và 𝐵 → 𝐶 lần lượt là 𝜆1 và 𝜆2 .
a. Tại thời điểm ban đầu, trong hệ chỉ có 𝑁0 nguyên tử 𝐴, hãy tìm số nguyên tử của
các nguyên tố 𝐴, 𝐵, 𝐶 theo thời gian.
b. Tại thời điểm nào số nguyên tử 𝐵 đạt giá trị cực đại? Giá trị đó bằng bao nhiêu?

You might also like