You are on page 1of 19

PHẦN 3: CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

CÂU HỎI LÝ THUYẾT

Câu 1: Phân tích hồi quy là gì? Cho 3 ví dụ minh họa.

Câu 2: Xét hàm hồi quy: Yi = β1 + β2 Xi + ui . Trình bày phương pháp OLS để ước lượng
β1 và β2 ?

Câu 3: Nêu các giả thiết của mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển (CLRM) ?

Câu 4: Xét hàm hồi quy E(Y|Xi) = β1 + β2 Xi. Nêu ý nghĩa của β1, β2 và E(Y|Xi)

Câu 5: Xét hàm sản xuất Cobb-Douglas dạng: Yi = A.X2iαX3iβeUi


Trong đó: Y là sản lượng, X2 là lượng lao động; X3 là lượng vốn; Ui là sai số ngẫu nhiên.
Hãy nêu ý nghĩa của các hệ số α, β, α + β

Câu 6: Xét mô hình sau: (Yi; Xi ≠ 0)

a) Đây có phải là mô hình hồi quy tuyến tính không


b) Trình bày phương pháp tổng quát ước lượng β1 và β2 từ mô hình này
c) Có nhận xét gì về Y khi X tiến tới vô cực

Câu 7: Sai số ngẫu nhiên phản ánh điều gì trong thực tế? Dấu của sai số ngẫu nhiên thể
hiện điều gì?

Câu 8: Cho biết sự khác nhau giữa quan hệ thống kê và quan hệ hàm số. Cho ví dụ ?

Câu 9: Định nghĩa hệ số xác định. Tại sao có thể dùng hệ số xác định để đánh giá mức
độ phù hợp của mô hình hồi quy mẫu?

Câu 10: Hệ số xác định R2 có cho biết ảnh hưởng của từng biến độc lập lên biến phụ
thuộc không?
Câu 11: Có thể so sánh R2 giữa các mô hình để chọn mô hình phù hợp không? Tại sao?

Câu 12: Hãy chứng minh R2 luôn lớn hơn hoặc bằng 0 trong khi R2 hiệu chỉnh có thể lớn
hơn hoặc nhỏ hơn 0.

1
Câu 13: Trình bày những điểm phân biệt giữa biến định lượng và biến định tính?

Câu 14: Nêu một số ví dụ minh họa biến định tính có hai phạm trù, ba phạm trù và bốn
phạm trù?

Câu 15: Biến giả là gì? Cho một số ví dụ minh họa?

Câu 16: Đa cộng tuyến là gì? Hậu quả của đa cộng tuyến?

Câu 17: Anh/chị hãy trình bày một số cách để phát hiện đa cộng tuyến trong mô hình hồi
quy bội?

Câu 18: Trình bày sự khác nhau giữa đa cộng tuyến hoàn hảo và không hoàn hảo.

Câu 19: Hậu quả và cách khắc phục đa cộng tuyến?

Câu 20: Có ý kiến cho rằng khi xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến, những thông tin về dự
báo không còn đáng tin cậy nữa, anh/chị nhận xét như thế nào về ý kiến này?

Câu 21: Hiện tượng phương sai thay đổi là gì? Nguyên nhân của phương sai thay đổi?
Câu 22: Anh/chị hãy trình bày một số cách để phát hiện phương sai thay đổi trong các
mô hình kinh tế lượng?
Câu 23: Tính chất của các ước lượng sẽ thay đổi như thế nào khi xảy ra hiện tượng
phương sai thay đổi?
Câu 24: Trong các phép kiểm định phương sai thay đổi, khi ta tăng hay giảm độ tin cậy,
kết luận có khác đi hay không, tại sao ?
Câu 25: Thế nào là mô hình hồi quy có hiện tượng tự tương quan, cho ví dụ?
Câu 26: Tại sao dữ liệu chuỗi thời gian thường dễ có xu hướng mắc hiện tượng tự tương
quan? Cho ví dụ minh họa.
Câu 27: Những hậu quả khi có hiện tượng tự tương quan?
Câu 28: Trình bày quy tắc kiểm định của Durbin-Watson?
Câu 29: Định nghĩa hệ số co dãn và nêu ý nghĩa của hệ số này.

Câu 30: Hãy cho biết các tiêu chuẩn của một mô hình tốt ?

2
BÀI TẬP

Bài 1: Tìm diện tích của đường cong chuẩn chuẩn hóa:
a) Bên trái điểm Z = 0,75
b) Bên phải điểm Z = - 0,40
c) Bên phải điểm Z = 1,50
d) Giữa Z= 0,60 và Z = 1,28
e) Giữa Z = - 0,52 và Z = 0,68

Bài 2: Biến ngẫu nhiên X tuân theo phân phối chuẩn với µ = 1200 và σ = 12.
a) Tìm xác suất để giá trị của X lớn hơn 2 lần độ lệch chuẩn so với trị trung bình.
b) Tìm xác suất để giá trị của X lớn hơn hoặc bằng 3 lần độ lệch chuẩn so với trị
trung bình.
c) Tìm xác suất để giá trị của X nằm trong khoảng lớn hơn và nhỏ hơn một lần độ
lệch chuẩn so với trị trung bình.
d) Tìm xác suất để cho X nằm trong khoảng 1050 đến 1350
e) Tìm xác suất để X bằng 1050

Bài 3: Bảng sau đây cho chuỗi thời gian về Mức tiêu dùng (Yi) và Thu nhập (Xi) tính
theo đầu người và tính theo giá cố định năm 1980 (đơn vị: 100.000 VNĐ) trong thời kỳ
1980-1989 ở một khu vực:
Năm 1980 1981 1982 1983 1984 1985 1986 1987 1988 1989
Yi 56.42 59.37 61.94 63.63 77.34 79.72 60.84 62.95 69.88 65.27
Xi 60.81 62.96 68.32 64.56 80.09 82.36 75.51 74.78 76.64 73.35

a) Hãy ước lượng hàm hồi quy tuyến tính: Yi = β1 + β2Xi + ei. Cho biết kết quả ước
lượng được có phù hợp với lý thuyết kinh tế không? Vì sao?

3
b) “Trong các thời kỳ trước người ta vẫn dùng 75% thu nhập để chi tiêu cho tiêu dùng”.
Bạn hãy nhận xét về ý kiến này (với độ tin cậy 95%).

c) Tính R2, nêu ý nghĩa R2 và đánh giá mức độ phù hợp của mô hình với độ tin cậy 99%?

d) Hãy kiểm định giả thiết sau với mức ý nghĩa 5%: “Hệ số hồi qui của biến X trong hàm
hồi qui tổng thể bằng không” và cho biết ý nghĩa của kiểm định?

e) Nếu thu nhập theo đầu người tại khu vực này tăng lên mức 8.5 triệu VNĐ/năm, hãy
dự báo mức tiêu dùng trung bình với độ tin cậy 95%.

f) Tính hệ số co giãn của Mức tiêu dùng (Y) theo Thu nhập (X) tại điểm (X*,Y*) và cho
biết ý nghĩa kinh tế.

Bài 4: Khảo sát tiền lương Yi (triệu đồng/ tháng) của các giảng viên tại một trường đại
học theo số năm công tác Xi (năm) và trình độ Di (D = 1 nếu là Tiến sĩ, D = 0 nếu là
Thạc sĩ). Ta có bảng số liệu như sau:

Yi 6 5.5 8 9 8 8.5 10 12 14 12
Xi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Di 1 0 1 1 0 0 1 1 1 0

a) Hãy ước lượng hàm hồi quy tuyến tính: Yi = β1 + β2Xi + ei . Hãy cho biết ý nghĩa của
các hệ số hồi quy vừa tìm được?

b) Xét xem số năm công tác có ảnh hưởng đến tiền lương của giảng viên hay không với
mức ý nghĩa α=1%?

c) Có người cho rằng: “Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi thâm niên công
tác của giảng viên tăng 1 (Một) năm, thì thu nhập của giảng viên sẽ tăng thêm trung bình
khoảng 450.000 đồng/tháng”. Theo anh/chị thì nhận định trên có đúng hay không với độ
tin cậy là 95% ?

4
Bài 5: Tiến hành chạy hồi quy tiền lương Yi với số năm công tác Xi và biến Di (bằng
phần mềm Eview), ta được kết quả như sau:
Y = 3,608122 + 0,850761*Xi + 1,687817*Di + ei
se (0,521994) (0,071310) (0,418092)
R2 = 0.956129

a) Hãy cho biết ý nghĩa của hệ số hồi quy đứng trước biến Di . Theo anh/chị thì tại trường
đại học này, biến trình độ có ảnh hưởng đến tiền lương của giảng viên hay không, với
mức ý nghĩa α=5% ?

b) Nêu ý nghĩa R2 và đánh giá mức độ phù hợp của mô hình với mức ý nghĩa α=5% ?

Bài 6: Cho biết lượng cam bán được Y (tạ) sẽ phụ thuộc vào giá cam X2 (ngàn đồng/kg)
và giá quýt X3 (ngàn đồng/kg). n = 10
Hồi quy Y theo lnX2 ta được kết quả:
Y = 16,3752 – 5,5296lnX2 R2 = 0,6758
t = (8,9649) (-4,0839)
a) Xét xem lnX2 có ảnh hưởng tới Y hay không với mức ý nghĩa 5%
b) Nêu ý nghĩa kinh tế của hệ số hồi quy đứng trước biến lnX2

Bài 7: Hồi quy Y theo X2 và X3 ta được kết quả:


Y = 14,243 – 1,9907X2 + 0,8244X3 R2 = 0,8447
se = (1,2465) (0,3231) (0,3122)
a) Xét xem giá quýt có ảnh hưởng đến lượng cam bán được hay không với mức ý nghĩa
1%
b) Để dự báo lượng cam bán được, chúng ta nên dùng mô hình nào?

Bài 8: Người ta cho rằng tổng vốn đầu tư Y (tỷ đồng) không chỉ phụ thuộc vào Lãi suất
ngân hàng X2 (%) mà còn phụ thuộc vào Tốc độ tăng trưởng GDP X3 (%). Với số liệu
gồm 20 quan sát, người ta ước lượng được mô hình:
Yi = 40,815 – 1,012X2i + 2,123X3i + ei
t = (2,748) (-2,842) (3,485)

5
R2 = 0.901
a) Hãy nêu ý nghĩa của các hệ số hồi quy gắn với biến độc lập và cho biết các ước lượng
này có phù hợp với lý thuyết kinh tế hay không, vì sao?
b) Tìm khoảng tin cậy của các hệ số hồi quy tổng thể với độ tin cậy 95%
c) Tính hệ số xác định có hiệu chỉnh R2
d) Kiểm định độ phù hợp của mô hình với mức ý nghĩa 5%

Bài 9: Từ một mẫu ngẫu nhiên 30 hộ gia đình tại Mỹ, nhóm nghiên cứu nhận được các
quan sát về số tiền gửi tiết kiệm (Y – USD/năm); thu nhập hàng năm (X2 – USD/năm); chi
tiêu hàng năm (X3 – USD/năm); và số năm đi học của chủ hộ (X4 – năm). Bằng phương
pháp OLS, người ta ước lượng được phương trình sau:
Ln(Y) = -4.331921 + 4.5992*Ln(X2) – 3.458178*Ln(X3) +
2
0.013391*X4; R = 0.557206
Se = (2.011252) (0.500113) (0.417553) (0.032982)
a) Nêu ý nghĩa kinh tế của các hệ số hồi quy gắn với biến độc lập trong mô hình hồi

quy. Kết quả này có phù hợp với lý thuyết kinh tế hay không?
b) Có người cho rằng: “Số năm đi học của chủ hộ không ảnh hưởng đến số tiền gửi

tiết kiệm hàng năm”. Theo anh/chị thì nhận định trên có đúng không với độ tin cậy
95%?

Bài 10: Người ta cho rằng tiền lương của nhân viên (Y – triệu đồng/tháng) sẽ phụ thuộc
vào kinh nghiệm làm việc (X – năm) và trình độ học vấn Z (Z=1 nếu đã tốt nghiệp đại
học, Z=0 nếu chưa tốt nghiệp đại học). Khảo sát ngẫu nhiên một số doanh nghiệp, ta có
bảng số liệu như sau :
Yi 3.0 3.1 3.9 4.0 4.2 5.3 5.5 5.7 6.6 7.1
Xi 2 3 3 4 4 4 5 6 6 7
Zi 1 0 1 0 1 1 1 0 1 0
Xét mô hình hồi quy tuyến tính: Yi = β1 + β2Xi + Ui (sau đây gọi là Mô hình 1)

6
a) Sử dụng phương pháp OLS, hãy ước lượng hàm SRF của Mô hình 1 và cho biết
ý nghĩa kinh tế của các hệ số hồi quy vừa tìm được?
b) Xét xem kinh nghiệm làm việc có ảnh hưởng đến tiền lương của nhân viên hay
không với mức ý nghĩa α=1%?
c) Tính R2, nêu ý nghĩa của R2 và đánh giá mức độ phù hợp của mô hình với mức ý
nghĩa α = 5%?

Bài 11: Sử dụng mô hình hồi quy dạng lin-log, với số liệu đã cho, người ta tìm được hàm
SRF như sau: (sau đây gọi là Mô hình 2)
Yi = 0.007129 + 3.406279*ln(Xi) + ei ; R2 = 0.855298
a) Hãy nêu ý nghĩa kinh tế của hệ số hồi quy đứng trước biến ln(Xi) ?
b) Chúng ta nên chọn Mô hình 1 hay Mô hình 2 để dự báo tiền lương, tại sao? Dự báo
tiền lương trung bình của nhân viên có 4 năm kinh nghiệm làm việc với độ tin cậy
95%.

Bài 12: Với số liệu đã cho ở Bài 10, tiến hành chạy hồi quy Yi theo Xi và Zi (bằng phần
mềm Eview), ta được kết quả như sau (sau đây gọi là Mô hình 3):
Dependent Variable: Y
Method: Least Squares
Date: 11/22/14 Time: 00:05
Sample: 1 10
Included observations: 10

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 0.350000 0.406202 0.861640 0.4174


X 0.925000 0.074162 12.47270 0.0000
Z 0.700000 0.226569 3.089572 0.0176

R-squared 0.957232 Mean dependent var 4.840000


Adjusted R-squared 0.945012 S.D. dependent var 1.414371
S.E. of regression 0.331662 Akaike info criterion 0.873927
Sum squared resid 0.770000 Schwarz criterion 0.964703
Log likelihood -1.369636 Hannan-Quinn criter. 0.774347
F-statistic 78.33636 Durbin-Watson stat 2.783279
Prob(F-statistic) 0.000016

a) Hãy tính hệ số hồi quy đứng trước biến Zi và cho biết ý nghĩa kinh tế của hệ số hồi
quy này ?
b) Tìm khoảng tin cậy của hệ số hồi quy đứng trước biến Xi với độ tin cậy 99% ?

7
c) Tính hệ số xác định có hiệu chỉnh (Adjusted R-square) của Mô hình 3 ?
d) Thực hiện một vài bài test để xem mô hình vừa ước lượng được có vi phạm một
trong các giả định cơ bản của mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển (CLRM) hay
không. Ta có kết quả kiểm định như sau:
Heteroskedasticity Test: White

F-statistic 0.464248 Prob. F(2,7) 0.6467


Obs*R-squared 1.171087 Prob. Chi-Square(2) 0.5568
Scaled explained SS 0.639345 Prob. Chi-Square(2) 0.7264

Ramsey RESET Test:

F-statistic 0.504566 Prob. F(2,5) 0.6315


Log likelihood ratio 1.838424 Prob. Chi-Square(2) 0.3988

Anh/chị hãy cho biết mục đích của kiểm định và kết luận của anh chị ?

Bài 13: Khảo sát doanh số bán của mặt hàng A (Y – triệu đồng/tháng) và chi phí quảng
cáo (X – triệu đồng/tháng) tại các khu vực bán hàng khác nhau (Z = 1 nếu ở thành phố, Z
= 0 nếu ở nông thôn). Ta có bảng số liệu như sau:
Yi 40 45 51 56 54 60 57 72 66 84 76 77
Xi 16 22 11 18 20 22 29 30 34 35 36 38
Zi 0 0 1 1 0 1 0 1 0 1 0 1

a) Sử dụng phương pháp OLS, hãy ước lượng hàm SRF của mô hình:
Yi = β1 + β2Xi + Ui (sau đây gọi là Mô hình 1)
Hãy cho biết ý nghĩa kinh tế của các hệ số hồi quy vừa tìm được?
b) Xét xem chi phí quảng cáo có ảnh hưởng đến doanh số bán của mặt hàng A hay
không với mức ý nghĩa α=1%?
c) Có người cho rằng: “Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, cứ 1(Một) đồng
chi phí quảng cáo tăng thêm sẽ đem lại 2(Hai) đồng doanh số bán hàng”. Theo
anh/chị thì nhận định trên có đúng hay không với độ tin cậy là 95% ?
d) Tính R2, nêu ý nghĩa của R2 và đánh giá mức độ phù hợp của mô hình với mức ý
nghĩa α = 5%?

8
_ _
e) Tính hệ số co dãn tại điểm (X,Y) và nêu ý nghĩa.

Bài 14: Với số liệu đã cho ở bài 13, nếu tiến hành chạy hồi quy Yi theo Xi và Zi (bằng
phần mềm Eview), ta được kết quả như sau (sau đây gọi là Mô hình 2):
Dependent Variable: Y
Method: Least Squares
Date: 05/04/14 Time: 04:13
Sample: 1 12
Included observations: 12

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 21.84205 4.702942 4.644337 0.0012


X 1.318138 0.163269 8.073422 0.0000
Z 10.99240 2.781832 3.951497 0.0033

R-squared 0.897716 Mean dependent var 61.50000


Adjusted R-squared 0.874986 S.D. dependent var 13.62151
S.E. of regression 4.816200 Akaike info criterion 6.194166
Sum squared resid 208.7621 Schwarz criterion 6.315392
Log likelihood -34.16499 Hannan-Quinn criter. 6.149283
F-statistic 39.49507 Durbin-Watson stat 2.006128
Prob(F-statistic) 0.000035

a) Theo anh/chị thì biến khu vực bán hàng Zi có ảnh hưởng đến doanh số bán hàng
hay không, với mức ý nghĩa α=5%?
b) Thực hiện một vài bài test để xem mô hình vừa ước lượng được có vi phạm một
trong các giả định cơ bản của mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển (CLRM) hay
không. Ta có kết quả kiểm định như sau:

Heteroskedasticity Test: White

F-statistic 1.061110 Prob. F(4,5) 0.4621


Obs*R-squared 4.591345 Prob. Chi-Square(4) 0.3319
Scaled explained SS 3.707145 Prob. Chi-Square(4) 0.4471

Ramsey RESET Test:

F-statistic 0.502281 Prob. F(2,7) 0.6254


Log likelihood ratio 1.609219 Prob. Chi-Square(2) 0.4473

Anh/chị hãy cho biết mục đích của kiểm định và kết luận của anh chị ?
c) Để dự báo Yi ta nên chọn Mô hình 1 hay Mô hình 2, tại sao ?

9
Bài 15: Kết quả hồi quy tuyến tính về các yếu tố ảnh hưởng đến điểm trung bình học tập
của 74 sinh viên được cho như sau:
Dependent Variable: DIEM
Method: Least Squares
Date: 05/04/14 Time: 04:13
Sample: 1 74
Included observations: 74

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 5.729045 4.702942 29.51623 0.0000


KHOANG_CACH -0.010191 0.015832 -0.643724 0.5219
TU_HOC 0.186606 0.057092 3.268493 0.0017
THU_VIEN HGHGHG 0.061147 4.670822 0.0000
DI_LAM 0.254260 0.144414 1.760624 0.0828
MAY_TINH -0.157488 0.119983 3.951497 0.1937

R-squared 0.528789 Mean dependent var 6.422703


Adjusted R-squared 0.874986 S.D. dependent var 0.698859
S.E. of regression 0.497054 Akaike info criterion 1.517370
Sum squared resid 16.80029 Schwarz criterion 1.704186
Log likelihood -50.14270 Hannan-Quinn criter. 6.149283
F-statistic 39.49507 Durbin-Watson stat 1.704267
Prob(F-statistic) 0.000000

Mô tả các biến:
+ DIEM : Điểm trung bình học kỳ 1 niên khoá 2014-2015
+ KHOANG_CACH : Khoảng cách đi học mỗi ngày (km)
+ TU_HOC : Thời gian tự học (giờ/ngày)
+ THU_VIEN : Thời gian học và đọc sách ở thư viện (giờ/ngày)
+ DI_LAM : 1: Có đi làm thêm; 0: Không có đi làm thêm
+ MAY_TINH : 1: Có máy vi tính; 0: Không có máy vi tính
a) Hãy điền số vào các vị trí còn trống ?
b) Viết phương trình hồi quy tuyến tính?
c) Giải thích ý nghĩa của hệ số xác định (R-squared)?
d) Với độ tin cậy 90%, biến KHOANG_CACH có ảnh hưởng đến điểm học tập
không? Vì sao?
e) Với độ tin cậy 95%, mô hình này phù hợp không? Vì sao?
f) Giải thích ý nghĩa của biến THU_VIEN trong mô hình?

10
g) Giải thích ý nghĩa của biến DI_LAM trong mô hình?
h) Có người cho rằng sinh viên có máy tính sẽ mê chơi game, nghe nhạc hoặc xem
phim nên ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập. Theo bạn, với độ tin cậy 95%, bạn có
đồng ý với nhận định đó hay không (sử dụng kết quả mô hình trên để giải thích)?
i) Theo bạn, để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến điểm học tập của sinh viên, ta
cần đưa vào những biến độc lập nào nữa (nếu có thể)? Hãy giải thích.

Bài 16: Kết quả hồi quy tuyến tính về các yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương của 35 công
nhân tại một doanh nghiệp được cho như sau:
Dependent Variable: WAGE
Method: Least Squares
Date: 07/01/15 Time: 06:15
Sample: 1 35
Included observations: 35

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 767.5716 513.6939 1.494220 0.1452


AGE -3.624412 10.29980 -0.351892 0.7273
EDUC 124.2512 44.01766 2.822759 0.0082
EXPER 15.82795 17.20317 2.663925 0.0121

R-squared 0.271605 Mean dependent var 1775.371


Adjusted R-squared 0.201115 S.D. dependent var 606.0181
S.E. of regression 541.6611 Akaike info criterion 15.53437
Sum squared resid 9095298 Schwarz criterion 15.71212
Log likelihood -267.8514 Hannan-Quinn criter. 6.149283
F-statistic 3.853114 Durbin-Watson stat 1.509535
Prob(F-statistic) 0.018767

Mô tả các biến:
+ WAGE : Tiền lương hàng tháng của công nhân (đvt: USD/tháng)
+ AGE : Tuổi của công nhân (đvt: tuổi)
+ EDUC : Số lớp đã đi học (đvt: năm)
+ EXPER : Số năm kinh nghiệm làm việc (đvt: năm)
a) Viết phương trình hồi quy tuyến tính?
b) Giải thích ý nghĩa của hệ số xác định (R-squared)?
c) Với độ tin cậy 95%, biến AGE có ảnh hưởng đến WAGE không? Vì sao?
d) Với độ tin cậy 95%, mô hình này phù hợp không? Vì sao?

11
e) Giải thích ý nghĩa của biến EDUC trong mô hình?
f) Có người cho rằng công nhân có nhiều năm kinh nghiêm thì sẽ nhận được mức
lương cao hơn. Theo bạn, với độ tin cậy 95%, bạn có đồng ý với nhận định đó hay
không (sử dụng kết quả mô hình trên để giải thích)?
g) Theo bạn, để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương WAGE, ta có thể
đưa vào những biến độc lập nào nữa (nếu có thể)? Giải thích.

Bài 17: Cho bảng dữ liệu lượng phân bón X (tấn/năm) và năng suất 1 loại nông sản Y
(tấn/ha):
Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Xi 6 10 12 14 16 18 22 24 26 32
Yi 40 44 46 48 52 58 60 68 74 80

Xét mô hình hồi quy: Yi = β1 + β2Xi + Ui


a) Ước lượng các hệ số bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất. Giải thích ý nghĩa các
ước lượng nhận được.
b) Với mức ý nghĩa 5%, lượng phân bón có ảnh hưởng đến năng suất nông sản không?
Hãng sản xuất phân bón cho rằng nếu tăng lượng phân bón thì năng suất sẽ tăng. Với
mức ý nghĩa 1%, bạn hãy đánh giá nhận định đó.
c) Tính hệ số xác định và kiểm định tính phù hợp của mô hình với mức ý nghĩa 1%
d) Nếu lượng phân bón tăng thêm 1 tấn mỗi năm thì năng suất trung bình thay đổi như
thế nào với mức ý nghĩa 5%
e) Hãy dự đoán giá trị cá biệt năng suất nông sản năm 2000 với lượng phân bón là 35 tấn.

Bài 18: Cho X là thu nhập của 1 người (triệu đồng/tháng) và Y là mức chi tiêu (triệu
đồng/tháng). Với kết quả ước lượng:
Yi = 3,091 + 0,594 Xi + ei n= 10
Se (1,311) (0,082) RSS = 17,588
Với α = 5%

12
a) Khi thu nhập tăng thì chi tiêu trung bình thay đổi như thế nào?
b) Khi thu nhập tăng 1 triệu đồng/tháng thì chi tiêu trung bình tăng trong khoảng bao
nhiêu? Khi không có thu nhập thì chi tiêu trung bình tối thiểu là bao nhiêu?
c) Tính hệ số xác định và kiểm định về sự phù hợp của hàm hồi quy ?
d) Dự báo chi tiêu trung bình khi thu nhập là 25 (triệu đồng/tháng) ?

Bài 19: Người quản lí của một công ty tư nhân tin rằng doanh thu của công ty (Y- triệu
đồng /tháng) có mối quan hệ tuyến tính với chi phí quảng cáo của tháng trước đó (X-triệu
đồng/tháng). Dưới đây là một phần kết quả hồi quy tuyến tính mà người quản lí tính được
từ các số liệu đã thu thập:

a) Bạn hãy giải thích ý nghĩa của các hệ số hồi quy ước lượng.
b) Hãy tính các số bị mất ở những chỗ có dấu chấm hỏi “?”.

Bài 20: Giả sử có mẫu thống kê của 10 tháng trong một năm như sau:

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Y 47 52 72 52 32 52 67 66 42 37
X2 58 57 56 59 58 58 57 57 59 60
X3 74 73 71 72 75 72 71 70 73 73

Trong đó: Y là lượng cà phê tiêu thụ của một cá nhân (tách/tháng)
X2 là giá bán lẻ trung bình của cà phê (ngàn đồng/kg)

13
X3 là giá bán lẻ trung bình của đường (ngàn đồng/kg)
Hồi quy Y theo X2 ta được kết quả cho ở bảng sau:

a) Hãy viết mô hình hồi quy tuyến tính mô tả quan hệ giữa lượng cà phê tiêu thụ của
một cá nhân theo giá cà phê. Nêu ý nghĩa kinh tế của hệ số góc được ước lượng.
b) Tìm khoảng tin cậy của hệ số góc với độ tin cậy 99%. Xét xem giá cà phê có ảnh
hưởng đến lượng cà phê được tiêu thụ hay không với mức ý nghĩa 1%
c) Dự đoán lượng cà phê tiêu thụ trung bình khi giá cà phê là 55 ngàn đồng/kg với độ
tin cậy 95%.
d) Hãy viết hàm hồi quy khi đơn vị tính của lượng cà phê tiêu thụ là tách/năm và giá
cà phê là đồng/kg
e) Xét tại mức giá 55 (ngàn đồng/kg). Hãy cho biết để tăng doanh thu thì nên tăng
hay giảm giá bán cà phê.

Câu 21: Với số liệu đã cho ở câu 20. Hồi qui Y theo X2 và X3 ta có kết quả cho ở
bảng sau:

a) Hãy viết kết quả hồi quy theo quy ước, nêu ý nghĩa của các hệ số hồi quy gắn với
biến độc lập.
b) Kiểm định sự phù hợp của mô hình với mức ý nghĩa 1%

14
c) Cho biết mô hình trên có xảy ra hiện tượng tự tương quan hay không?
d) Từ bảng kết quả dưới đây, bạn hãy cho biết mô hình vừa tìm được có hiện tượng
phương sai thay đổi hay không với mức ý nghĩa 5% ?

e) Theo bạn, có thể kết luận rằng mô hình hồi quy vừa tìm được đã bỏ sót biến thích
hợp hay không ?

15
Câu 22: Cho bảng số liệu về giá bán căn hộ, diện tích sử dụng và khu vực như sau:
Y 2.2 1.9 2.3 2 2.5 2.1 2.6 3 2.4 4
X 40 30 50 40 60 60 70 75 70 80
Z 1 1 0 1 0 0 1 1 0 1
Trong đó: Y là giá bán (tỷ đồng)
X là diện tích sử dụng (m2)
Z là khu vực (Z = 1 nếu ở trung tâm, Z = 0 nếu ở ngoại thành)

a) Viết hàm hồi quy mẫu và cho biết ý nghĩa kinh tế của hệ số góc vừa tìm được?
b) Cho biết diện tích sử dụng giải thích được bao nhiêu phần trăm sự biến thiên của
giá bán ?
c) Cho biết khi diện tích tăng thêm 1m2 thì giá bán trung bình thay đổi trong khoảng
nào, với độ tin cậy 95%?
d) Viết hàm hồi quy mới với đơn vị đo của Y là triệu đồng

16
Câu 23: Sử dụng bảng số liệu của câu 22, hồi quy Y theo X và Z thu được kết quả sau:

a) Viết hàm hồi quy tương ứng với bảng kết quả trên. Hệ số hồi quy của biết X*Z
cho ta biết thông tin kinh tế gì ?
b) Cho biết hàm hồi quy vừa tìm được có phù hợp với tổng thể không với mức ý
nghĩa 1% ?
c) Có ý kiến cho rằng khi diện tích tăng thêm 1 m2 thì giá bán trung bình tăng thêm
của căn hộ khu vực trung tâm sẽ cao hơn căn hộ khu vực ngoại thành . Với mức ý
nghĩa 10%, bạn có đồng ý với ý kiến đó không ?
d) Cho biết các kết quả kiểm định dưới đây dùng để làm gì và ý nghĩa của chúng, bạn
kết luận được gì từ mô hình vừa tìm được ?

17
t2
u
1 2
Bảng 2: Giá trị hàm tích phân Laplace:  0 (u ) 
2
e
0
dt

u 0,00 1 2 3 4 5 6 7 8 9
0.00 .0000 .0040 .0080 .0120 .0160 .0199 .0239 .0279 .0319 .0359
0.10 .0398 .0438 .0478 .0517 .0557 .0596 .0636 .0675 .0714 .0753
0.20 .0793 .0832 .0871 .0910 .0948 .0987 .1026 .1064 .1103 .1141
0.30 .1179 .1217 .1255 .1293 .1331 .1368 .1406 .1443 .480 .1517
0.40 .1554 .1591 .1628 .1664 .1700 .1736 .1772 .1808 .1844 .1879
0.50 .1915 .1950 .1985 .2019 .2054 .2088 .2123 .2157 .2190 .2224

0.60 .2257 .2291 .2324 .2357 .2389 .2422 .2454 .2486 .2517 .2549
0.70 .2580 .2611 .1642 .2673 .2704 .2734 .2764 .2794 .2823 .2852
0.80 .2881 .2910 .2939 .2967 .2995 .3023 .3051 .3078 .3016 .3133
0.90 .3159 .3186 .3212 .3238 .3264 .3289 .3315 .3340 .3365 .3389
1.00 .3413 .3438 .3461 .3485 .3508 .3531 .3554 .3577 .3599 .3621

1.10 .3643 .3665 .3686 .3708 .3729 .3749 .3770 .37790 .3810 .3730
1.20 .3849 .3869 .3888 .3907 .3925 .3944 .3962 .3980 .0997 .4015
1.30 .4032 .4049 .4066 .4082 .4099 .4115 .4131 .4147 .4162 .4177
1.40 .4192 .4207 .4000 .4236 .4251 .4265 .4279 .4292 .4306 .4319
1.50 .4432 .4345 .4357 .4370 .4382 .4394 .4406 .4418 .4429 .4441

1.60 .4452 .4463 .4474 .4484 .4495 .4505 .4515 .4525 .4535 .4545
1.70 .4454 .4564 .4573 .4582 .4591 .4599 .4608 .4616 .4625 .4633
1.80 .4641 .4649 .4656 .4664 .4671 .4678 .4686 .4693 .4699 .4706
1.90 .4713 .4719 .4726 .4732 .4738 .4744 .4750 .4756 .4761 .4767
2.00 .4772 .4778 .4783 .4788 .4793 .4798 .4803 .4808 .4812 .4817

2.10 .4821 .4826 .4830 .4834 .4838 .4842 .4846 .4850 .4854 .4857
2.20 .4861 .4864 .4868 .4871 .4875 .4878 .4881 .4884 .4887 4890
2.30 .4893 .4896 .4898 .4901 .4904 .4906 .4909 .4911 .4913 .4916
2.40 .4918 .4920 .4922 .4925 .4927 .4929 .4931 .4932 .4934 .4936
2.50 .4938 .4940 .4941 .4943 .4945 .4946 4948 .4949 .4951 .4952

2.60 .4953 .4955 .4956 .4957 .4959 .4960 .4961 .4962 .4963 .4964
2.70 .4965 .4966 .4967 .4968 .4969 .4970 .4971 .4972 .4973 .4974
2.80 .4974 .4975 .4976 .4977 .4977 .4978 .4979 .7979 .7980 .7981
2.90 .4981 .4982 .4982 .4983 .4984 .4984 .4985 .4985 .4986 .4986
3.00 .4987 .4987 .4987 .4988 .4988 .4989 .4989 .4989 .4990 .499

18
u Area
3.50 .49976737
4.00 .49996833
4.50 .49999660
5.00 .49999971

19

You might also like