You are on page 1of 12

1

CHUYÊN ĐỀ BÀO CHẾ ĐẶC BIỆT


VIÊN SỦI EFFERALGAN 500MG

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Xã hội ngày càng phát triển thì vấn đề sức khỏe con người ngày càng
được chú trọng. Chính vì thế mà sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức
khỏe của con người ngày càng được quan tâm. THUỐC được xem là một
mặt hàng đặc biệt như thế.
Là một người dược sĩ tương lai luôn hướng tới việc bệnh nhân sử dụng
thuốc như thế nào là “ an toàn, hiệu quả, hợp lý”. Bên cạnh đó việc lựa
chọn chế phẩm thuốc sao cho thuận tiện, giá cả hợp lý cũng là tiêu chí
trong việc lựa chọn thuốc.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều chế phẩm với các dạng bào chế khác
nhau: viên nén, viên nang, thuốc tiêm,... Ngày nay chế phẩm thuốc ở dạng
đặc biệt ngày càng được mở rộng và phát triển, nó đem lại hiệu quả cao.
Paracetamol là thành phần phổ biến trong các loại thuốc giảm đau trên thị
trường hiện nay. Paracetamol là hoạt chất có tác dụng giảm đau, hạ sốt và
được xếp vào nhóm thuốc không cần kê đơn. Rất nhiều công ty sản xuất
với các chế phẩm khác nhau: viên nén paracetamol, viên sủi paracetamol,
viên sủi hapacol, viên sủi efferagan,...Các chế phẩm này có rất nhiều hàm
lượng khác nhau, dành cho mọi lứa tuổi từ trẻ em đến người lớn.
Một tình huống đặt ra là bệnh nhân là trẻ em đang sốt rất cao việc sử
dụng viên nén paracetamol lúc này là không thuận tiện do trẻ khó nuốt,
quá trình hấp thu chậm nên không cắt được cơn sốt ngay. Trong trường
hợp này sẽ ưu tiên dùng chế phẩm ở dạng viên sủi chứa hoạt chất
paracetamol.
Bài báo cáo này em lựa chọn chế phẩm “ viên sủi efferagan” để tìm hiểu
và quy trình bào chế cũng như công dụng, cách dùng của thuốc.
2

II. TỔNG QUAN VỀ VIÊN SỦI BỌT

II.1 Định nghĩa


 Theo DĐVN IV: Viên sủi bọt là viên nén không bao, thường chứa tá
dược sủi bọt gồm các acid hữu cơ và muối cacbonat hoặc hydrocacbonat,
phản ứng khi có nước giải phóng khí carbon dioxyd. Viên được hòa tan
hoặc phân tán trong nước trước khi dùng.
Viên sủi bọt được dùng để pha thành dung dịch hoặc hỗn dịch với sự giải
phóng khí ( CO2 hoặc O2).
2.2 Ưu điểm
 Dùng thích hợp cho người khó nuốt viên nén: trẻ em, người cao tuổi,
người bị bệnh thực quản.
 Giảm kích ứng niêm mạc cho một số dược chất do pha loãng trc khi dùng.
 Tăng SKD: bỏ qua LD, uống cùng nhiều nước, tạo CO2 che dấu mùi vị,
làm tăng nhu động ruột, tăng hấp thu.
2.3Nhược điểm
 Bào chế và bảo quản tránh ẩm.
 Khá nhiều muối kiềm, không dùng cho người kiêng muối, bệnh nhân
suy thận. Trong một số trường họp gây kiềm hóa máu thay đổi hấp thu
một số DC uống kém.
2.4Thành phần

Dược chất: + giảm đau: paracetamol, codein, phosphate,…


+ kháng histamine
+ kháng acid
+ cung cấp vitamin, vi lượng,….

Tá dược: + TD sủi bot, TD dính , TD độn, TD rã, TD trơn, …


3

2.4.1 Tá dược sủi bọt ( tạo CO2)


- Ngày nay, BC viên sủi bọt lợi dụng acid dịch vị để bào chế viên sủi
bọt. Trong viên nén chỉ cần thành phần là tá dược tạo sủi là kiềm,
viên sẽ sủi bọt khi xuống dạ dày.
- Nhóm acid + nhóm carbonat CO2
+ Nhóm có tính acid:
 Acid citric: dễ tan, rất hút ẩm.
 Acid tartric: độ tan cao hơn, dễ hút ẩm hơn.
 Acid malic: acid yếu, mùi vị dịu.
 Các muối acid: natri hydro citrat,...

+ Nhóm cacbonat kiềm:
 Natri bicacbonat, natri cacbonat, ..
 Kali bicacbonat, kali cacbonat
 Natri glycin cacbonat
 Arginin carbonat
- Lượng tá dược sủi bọt đưa vào viên phải đáp ứng 2 yêu cầu sau:
+ Đảm bảo năng lực sủi bọt cho viên
+ Tạo ra PH thích hợp cho dung dịch hoặc hỗn dịch sau khi viên hòa
tan hay phân tán hoàn toàn.
Cần dựa vào yêu cầu của từng chế phẩm để xác định lược tá
Dược sủi bọt cho thích hợp.
2.4.2 Tá dược dính
- Mục đích: tạo độ liên kết của các tiểu phân, tạo độ chắc cho vien.
- Khó lựa chọn vì bất kì loại nào cũng làm chậm thời gian rã của viên.
- PVP thích hợp cho cả dính khô và dính lỏng.
- Nước là tá dược dính rất hiệu quả vì hòa tan được nhiều thành phần.
- Ethanol
2.4.3 Tá dược độn
- Chiếm tỉ lệ nhỏ vì các thành phần sủi bọt chiếm một tỉ lệ rất lớn.
- Tá dược độn trong viên sủi dùng với mục đích điều vị
- Đưa thêm Nahco3 cho hiệu quả tốt.
- Các tá dược độn nên dễ tan và chịu nén tốt.
2.4.4 Tá dược trơn
- Tá dược trơn nội: trộn với bột trước khi dập viên.
+ Loại không tan trong nước: magiê stearat, axit stearic dùng với tỷ lệ
nhỏ hơn 1%.
4

+ loại tan trong nước natri benzoat, PEG 8000, L-Leucin,.....


_ Tá dược trơn ngoài: làm trơn bề mặt viên trong quá trình dập do hiện
tượng rít chày cối.
Biện pháp khắc phục:
- Đánh bóng chày cối
- Phun sáp đun chảy vào trong cối khi dập
- Dập viên hai thì
2.5 Điều kiện bào chế
- Trong viên chứa lượng lớn axit hữu cơ và muối kiềm nên chất tạo ra ma
sát lớn giữa viên và thành cối nên xảy ra hiện tượng rít cối.
- Phải giải quyết chống ma sát:
+ Cối chày phải mạ phải đánh bóng rất kĩ
+ lựa chọn tá dược trơn
+ cách trộn tá dược trơn
- Viên sủi bọt hút ẩm rất mạnh nên sản suất trong điều kiện khí hậu khó
kiểm soát :
+ Độ ẩm tương đối không khí phải ≤ 25%
+ Nhiệt độ khoảng 20-25℃
+ Được đóng gói kín phải bảo quản: Tránh ẩm,thường đóng trong tuýp
polime,kèm theo silicagel chống ẩm hoặc vỉ xé dùng 2 lớp: màng nhôm tráng
polime.

2.5 Kĩ thuật bào chế

Phương pháp tạo hạt ướt

Phương pháp tạo hạt khô

Phương pháp dập thẳng


5

2.5.1 Phương pháp tạo hạt ướt

Dược chất Nghiền, rây

TD acid, kiềm, Trộn bột kép


độn, rã trong

TD Nhào khối ẩm dính

Xát hạt

Sấy hạt, sửa hạt

Trộn đều
TD trơn, rã ngoài

Dập viên

Đóng gói, dãn nhán

2.5.2 Phương pháp dập thẳng

Dược chất
Nghiền, rây

TD sủi, độn, dinh, trơn, màu Trộn bột kép

2.5.3 Phương pháp tạo hạt khô Dập viên

Đóng gói, dán nhãn


Nghiền,
Trộn bột kép rây
6

TD độn, rã trong
Acid, kiềm
Cán bánh

TD trơn

III. TỔNG QUAN VỀ CHẾ PHẨM VIÊN SỦI EFFERAGAN 500MG


III.1Giới thiệu chế phẩm
- Biệt dược: Efferagan 500mg
- Hoạt chất: Paracetamol – Hàm lượng:500mg
- Số đăng kí: VD-19069-15
- Dạng bào chế: Viên nén sủi bọt
- Công dụng: giảm đau, hạ sốt
- Tuổi thọ: 24 thing
- Công Ty sản xuất: Bristol Myers Squibb, Pháp
7

- Công Ty đăng kí: Công Ty TNHH DKSH Việt Nam


III.2Sơ bộ về hoạt chất Paracetamol
III.2.1Tính chất vật lý
- Paracetamol là một chất không mùi, có vị hơi đắng, tiny thể dạng bột
màu trắng .
- Hòa tan trong các dung môi hữu cơ như methanol và ethanol, ít tan
trong nước và ether.
- Dung dịch bão hòa có PH từ 5,5-6,5
- KLPT: 151,17 g/mol.
- Danh pháp IUPAC N-4 Hydroxyphenyl Acetamid.

III.2.2Dược lực học và cơ chế


- Paracetamol là thuốc giảm đau, hạ sốt, không có tác dụng chống
viêm.
- Không có tác dụng chống kết tập tiểu cầu.
- Có tác dụng hạ sốt khi cơ thể sốt do bất kì nguyên nhân nào. Thuốc
không gây hạ thân nhiệt ở người bình thường.
- Ở liều điều trị thuốc ít ảnh hưởng đến hệ tim mạch, hô hấp, không
làm thay đổi cân bằng acid, base, không gây kích ứng tiêu hóa.
III.2.3Dược động học
- Hấp thu: Hấp thu nhanh và hoàn toàn theo đường uống. Nồng độ đạt
đỉnh trong huyết tương từ 10-60 phút sau khi uống.
- Phân bố: + Phân bố nhanh và hầu hết vào các mô.
+ Ở người lớn thể tích phân bố khoảng 1-2 lít/ kg.Ở trẻ me
khoảng 0,7-1lít /kg.
+ Không gắn kết mạnh với protein huyết tương.
- Chuyển hóa: + Chuyển hóa ở gan theo 2 con đường chính là lion hợp
với acid glucuronic và acid sulfuric.
+ Nếu dùng lượng cao gây ngộ độc với gan.

- Thải trừ: + Chủ yếu thải trừ qua nước tiểu.


8

+ Ở người lớn khoảng 90% liểu dùng được bài tiết trong 24
giờ ở dạng liên hợp.
+ Thời gian bán thải trong huyết tương khoảng 2h.
III.3Công thức bào chế viên sủi efferagan
Thành phần Vai trò
Paracetamol – 500mg Dược chất
Acid citric khan Tá dược rã
Natri cacbonat khan TD rã
Natri hydrogen cacbonat TD rã
Sorbitol TD độn
Natri saccarin TD độn, điều vị
Natri docusate Chất diện hoạt và chất làm ẩm
Natri benzoat Chất bảo quản
Povidon TD dính
Nước Dung môi hòa tan

- Dược chất: paracetamol: giảm đau, hạ sốt.


- Acid citric khan: TD rã: dễ tan và rất hút ẩm .
- Natri cacbonat khan, natri hydrogen cacbonat: TD rã có tính kiềm .
- Sorbitol: TD độn:+ tan trong nước, ở dạng kết tinh và vô định hình
+ Háo ẩm, dễ gây nhuận tràng, tiêu chảy.
- Natri saccharin: TD độn, tạo vị ngọt cho viên.
- Natri docusate: + chất diện hoạt và chất làm ẩm.
+ là một chất rắn dẻo, giống sáp, màu trắng, vị chát,
mùi đặc biệt.
- Povidon: + TD dính cho viên.Bột mịn thân nước, màu trắng hay
trắng ngà. Tan nhiều trong nước và ethanol.
- Natri benzoat: là bột kết tinh, hạt Trang, hơi hút ẩm. Chất này không
có mùi,vị ngọt.

III.4Quy trình bào chế


- Phương pháp bào chế: phương pháp xát hạt ướt.
- Sơ đồ bào chế:
+ Nghiền paracetamol.
+ Hòa tan povidon với nước tạo TD dính.
9

Paracetamol Nghiền, rây

Rây 0,25
( acid citric khan, natri cacbonat,
Natri hydrocacbonat, sorbitol, Trộn bột kép
Natri saccharin)

Dung dịch povidon Nhào khối ẩm

Xát hạt( rây 0,6)

Sấy hạt, sửa hạt

Trộn đều
Natri bezoat, natri docusate

Dập viên

Đóng gói, dán nhãn

- Quy cách đóng gói: hộp 4 vỉ x 4 viên nén sủi bọt.


III.5chỉ định điều trị
10

- Điều trị các chứng đau hoặc sốt như đau đầu hoặc tình trạng cúm ,
đau răng, nhức mỏi cơ, đau bụng cơ.
III.6Cách dùng
- Dạng thuốc này chỉ dùng cho người lớn và trẻ em có cân nặng trên 17
kg.
- Đối với trẻ em:+ liểu dùng được tính theo cân nặng của trẻ.
+ khoảng 60 mg/kg/ngày, chia ra 4 hoặc 6 lần.
+ liều tối đa một ngày không quá 3 gam.
+ không uống nguyên viên thuốc, hòa tan hoàn toàn
viên thuốc trong một ly nước trước khi uống.
- Dùng đường uống. Hòa tan viên thuốc trong một cốc nước lớn và
uống.
- Nếu trẻ sốt trên 38.5 độ, làm thêm các bước sau để tăng hiệu quả:
+ Cởi bớt quần áo cho trẻ
+ Cho trẻ uống thêm chất lỏng
+ Không để trẻ ở nơi quá nóng
+ Nếu cần, tắm cho trẻ bằng nước ấm., có nhiệt độ thấp hơn 2 độ
so với thân nhiệt của trẻ.
- Thời gian điều trị: + 5 ngày nếu trường hợp đau
+ 3 ngày nếu trường hợp sốt
Nếu tình trạng đau và sốt kéo dài và nghiêm trọng hơn không nên
tiếp tục dùng thuốc mà nên đưa đến cơ sở y tế,.
III.7Chống chỉ định
- Dị ứng với paracetamol và các thành phần khác trong thuôốc.
- Người bệnh gan nặng.
III.8Tác dụng không mong muốn
- Giảm lượng tiểu cầu, bạch cầu trung tính, giảm bạch cầu, tiêu chảy,
đau bụng.
- Có thể bị dị ứng, mày đay, ban đỏ, phát ban hội chứng hoại tử da do
nhiễm độc, hạ huyết áp.
- Công thức bào chế có chứa sorbitol là chất háo ẩm nên có thể gây ra
tình trạng tiêu chảy cho bệnh nhân.
IV Kiểm nghiệm thành phẩm
4.1 Định tính
- Trong nước ấm viên hòa tan và sủi bọt mạnh, tạo thành dung dịch hơi độc.
11

- Phổ hấp thụ tử ngoại của dung dịch ở khoảng bước sóng từ 230-350 nm đạt cực
đại ở bước sóng 257 nm.
- Phương pháp sắc kí lớp mỏng: bản mỏng silicagel.
4.2 Độ rã
- Cho một viên vào cốc nước 250 ml ở 15 -25 độ phải có nhiều bọt khí bay ra. Viên
được coi là rã hết nếu hòa tan hoặc phân tán trong nước, không còn các hạt vón
cục. Thử với 6 viên chế phẩm phải đạt yêu cầu phép thử nếu mỗi viên rã trong vòng
5 phút , trừ khi có các chuyên luận riêng.
4.3 Định lượng và thử tạp chất
- Cân 20 viên , tính khối lượng trung bình của bột thuốc trong nang. Cân chính xác
một lượng bột viên tương ứng với khoảng 0.15 gam paracetamol cho vào bình định
mức 200ml, thêm 50ml dung dịch NaOH , thêm 100 ml nước và lắc kĩ.Thêm nước
đến định mức và lắc đều . Loại bỏ 20 ml dịch lọc đầu . Pha loãng 10 ml dung dịch
thành 100ml với nước.
- Lấy chính xác 10 ml dung dịch này cho vào bình dung tích 100 ml , thêm 10 ml
dung dịch NaOH . Pha loãng với nước đến định mức . Đo độ hấp thụ ánh sáng ở
bước sóng 257 nm.
4.4 Xác định lượng CO2 giải phóng ra
- Tiến hành trong một dụng cụ rieeng theo nguyên tắc: Cho CO2 giải phóng từ viên
tác dụng với bari hydroxyd 0.05 M. Sau đó định lượng bari hydroxyd bằng dung
dịch acid oxalic.Từ đó tính ra lượng CO2 tham Gia phản ứng.
Chú ý:Viên sủi bọt dễ hút ẩm . Khi có nước phản ứng sủi bọt xảy ra tức thời, làm
tuổi thọ của viên giảm nhanh. Do đó viên sủi bọt phải được đóng gói kín, bảo quản
tránh ẩm. Hiện nay người ta thường đóng trong các vỉ nhôm hàn kín hoặc đóng
tuýp chất nhựa có chất hút ẩm ở đầu.
V Kết luận
Viên sủi eferagan 500 mg hiện nay ở thị trường được bán khá phổ biến được
dùng chủ yếu trong điều trị các cơn đau thông thường hoặc được dùng để hạ sốt .
Chế phẩm ở dạng viên sủi thích hợp cho người già, trẻ nhỏ và bệnh nhân không
nuốt được. Khắc phục được những nhược Điểm của viên nén thông thường đem lại
hiệu quả cap trong dùng thuốc. Guy nhiên việc sử dụng chế phẩm cần cân nhắc và
sử dụng sao cho hợp lý nhất.
12

You might also like