You are on page 1of 3

Câu 1: Phân biệt chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong lịch sử :

Câu 2 : Kể ra các hình thức cơ bản của phép biện chứng lịch sử :

Phân biệt chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong lịch sử :
Chủ nghĩa duy vật Chủ nghĩa duy tâm
Nguồn Cái có trước : Vật chất, tồn tại, tự Cái có trước: ý thức, tư duy, tinh thần
gốc nhiên
Các Có 3 hình thức cơ bản : Chủ nghĩa Có 2 hình thức : chủ nghĩa duy tâm
hình duy vật cổ đại, chủ nghĩa duy vật chủ quan và chủ nghĩa duy tâm khách
thức,V siêu hình, chủ nghĩa duy vật biện quan
D chứng

VD Quan niệm của Talet, Heerracclit, Quan niệm cua Beccoly(CNDTCQ),


Đêmôcrit(CNDVCĐ), quan niệm quan nệm cả platon, Heeghen
của Niu tơn, Bê cơn và các nhà duy ( CNDTKQ)
vật Pháp thế kỷ XVIII( CNDVSH),
CNDVBC do C.Mac và Ăngghen
sáng lập
Chủ nghĩa duy vật :
- Chủ nghĩa duy vật cổ đại: mang tính chất phác, ngây thơ, xuất phát từ giới
tự nhiên để giải thích thế giới. Hạn chế của nó là còn mang tính trực quan,
trong khi thừa nhận tính thứ nhất của vật chất đã đồng nhất vật chất với một
hay một số chất cụ thể.

- Chủ nghĩa duy vật siêu hình: chịu sự tác động mạnh mẽ của phương pháp tư
duy siêu hình, máy móc - phương pháp nhìn nhận thế giới trong trạng thái
biệt lập, tĩnh tại. Tuy không phản ánh đúng hiện thực, nhung CNDV siêu
hình vẫn đóng vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh chống lại thế giới
quan duy tâm và tôn giáo.

- Chủ nghĩa duy vật biện chứng : không chỉ phản ánh đúng đắn hiện thực mà
còn là một công cụ hữu hiệu giúp các lực lượng tiến bộ trong xã hội cải tạo
hiện thực ấy.
Chủ nghĩa duy tâm :
- Chủ nghĩa duy tâm chủ quan : là thừa nhận tính thứ nhất của ý thức con
người . Trong khi phủ nhận sự tồn tại khách quan của hiện thực,chủ nghĩa
duy tâm chủ quan khẳng định mọi sự vật,hiện tượng chỉ là phức hợp của
những cảm giác
- Chủ nghĩa duy tâm khách quan: cũng thừa nhận tính thứ nhất của ý thức
nhưng coi đó là thứ tinh thần khách quan có trước và tồn tại độc lập với
con người. Thực thể tinh thần khách quan này thường được gọi bằng những
cái tên khác nhau như ý niệm,tinh thần tuyệt đối,lý tính thế giới...
 Giống nhau: Đều cs nguồn gốc xã hội và nguồn gốc nhận thức,
Kể ra các hình thức cơ bản của phép biện chứng lịch sử :
Phương pháp biện chứng : xem xét sự vật, hiện tượng trong :
- Các mối liên hệ phổ biến vốn có của nó. Đối tượng luôn trong trạng thái
ràng buộc, lệ thuộc, ảnh hưởng nhau, quy định lẫn nhau.
Ví dụ: Cỏ là thức ăn của thỏ, thỏ là thức ăn của cáo; xác chết của cáo là
thức ăn của vi khuẩn, vi khuẩn phân hủy các xác chết tạo thành các chất
đơn giản (chất vô cơ) trả lại cho môi trường.
- Trạng thái luôn vận động biến đổi nằm trong khuynh hướng của sự phát
triển . Quá trình vận động này thay đổi cả về lượng và chất của các sự vật
hiện tượng. Nguồn gốc của sự vận động, thay đổi đó là sự đấu tranh của các
mặt đối lập của mâu thuẫn nội tại của bản thân sự vật
Ví dụ: Tre già măng mọc
 Các hình thức của phép biện chứng trong lịch sử:
- Phép biện chứng cổ đại: Nhận thức đúng về tính biện chứng của thế giới
nhưng không phải dựa trên thành tựu của khoa học mà bằng trực kiến , trực
quan, là kết quả của sự quan sát trực tiếp.
-  Do đó, chưa đạt tới trình độ phân tích giới tự nhiên, chưa chứng minh
được mối liên hệ phổ biến nội tại của giới tự nhiên.
- Phép biện chứng duy tâm: Người khởi đầu là Canto và người hoàn thiện là
Hêghen . Là phép biện chứng được xây dựng trên lập trường duy tâm (duy
tâm khách quan) nên hệ thống lý luận này chưa phản ánh đúng đắn bức tranh
hiện thực của các mốì liên hệ phổ biến và sự phát triển trong tự nhiên, xã hội và
tư duy. Theo lý luận này, thế giới hiện thực chỉ là sự phản ánh biện chứng của ý
niệm
- Phép biện chứng duy vật: được C. Mác và Ph.Anggen xây dựng dựa trên việc kế
thừa những hạt nhân hợp lí trong phép biện chứng duy tâm để xây dựng phép biện
chứng duy vật với tính cách là học thuyết về mối liên hệ phổ biến và về sự phát
triển dưới hình thức hoàn bị nhất.
 Làm cho phép biện chứng trở thành phép biện chứng duy vật và chủ nghĩa duy
vật trở thành chủ nghĩa duy vật biện chứng

You might also like