You are on page 1of 60

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Khoa Thương Mại – Du Lịch


-------------------------
TIỂU LUẬN LẦN 2 NĂM HỌC 2021-2022
MÔN HỌC: KINH TẾ VĨ MÔ

ĐỀ TÀI : CÁC CHỈ SỐ KINH TẾ CƠ BẢN CỦA VIỆT NAM NĂM 2010-
2020

Giảng viên hướng dẫn: Huỳnh Quang Minh

Lớp HP: DHLH15A Mã HP: 420300095308 Nhóm: 4


Tên trưởng nhóm: Trần Quỳnh Dương
Mã số sinh viên: 20084641 SĐT: 0367093738
Tên các thành viên - Mã số sinh viên - SĐT
STT Tên các thành viên MSSV SĐT
1 Nguyễn Hiếu Nghĩa 20071971 0338808641
2 Trần Tấn Đạt 17020061 0856023196
3 Lê Thiện Phúc 20050291 0972448698
4 Võ Thị Hồng Hải 17109161 0385537868
5 Nguyễn Ngọc Như Quỳnh 20100861 0972498460
6 Mai Thị Mỹ Tiên 17030431 0792320213
7 Nguyễn Thị Kim Duyên 20107191 0334997024
8 Đinh Thị Phương Anh 20121301 0981230159
9 Phan Thị Ngọc Chi 20081341 0377857054
10 Nguyễn Hồng Bảo An 20102981 0868872907
11 Nguyễn Thị Quỳnh Nga 20100471 0777272427

TP HCM, THÁNG 08 NĂM 2021

1
DANH SÁCH, NHIỆM VỤ PHÂN CÔNG VÀ KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ
THÀNH VIÊN THEO NHÓM:
ST Họ và tên Mã số Nội dung Thời Kết quả Điểm
T SV phân công gian thực thực hiện THANG
hiện ĐIỂM 10
của nhóm
Trần Quỳnh Chu kì kinh 27/9- Hoàn 10
1 20084641
Dương tế 5/10 thành
2 Nguyễn 20071971 Giải thích 27/9- Hoàn 10
Hiếu Nghĩa vấn đề về 5/10 thành
kinh tế
( Lạm phát)
3 Trần Tấn 17020061 Vai trò và 27/9- Hoàn 10
Đạt hiểu quả của 5/10 thành
chính sách
tài khóa
4 Lê Thiện 20050291 Tổng sản 27/9- Hoàn 10
Phúc phẩm trong 5/10 thành
nước, biểu
đồ + word
5 Võ Thị 17109161 Khái niệm 27/9- Hoàn 10
Hồng Hải và chính 5/10 thành
sách của nhà
nước về tài
khóa
6 Nguyễn 20100861 Chỉ số và 27/9- Hoàn 10
Ngọc Như biểu đồ về 5/10 thành
Quỳnh thất nghiệp
7 Mai Thị Mỹ 17030431 Mục tiêu và 27/9- Hoàn 10
Tiên các dạng 5/10 thành
chính sách
tiền tệ của
nhà nước
8 Nguyễn Thị 20107191 Giải thích 27/9- Hoàn 10
Kim Duyên vấn đề về 5/10 thành
kinh tế
(GDP)
9 Đinh Thị 20121301 Khái niệm 27/9- Hoàn 10
Phương Anh và phân loại 5/10 thành

2
thất nghiệp
10 Phan Thị Các chỉ số 27/9- Hoàn 10
Ngọc Chi lạm phát và 5/10 thành
biểu đồ lạm
20081341 phát + pwp
11 Nguyễn Khái niệm 27/9- Hoàn 10
Hồng Bảo tiền tệ và 5/10 thành
An chính sách
của nhà
20102981 nước
12 Nguyễn Thị Định nghĩa, 27/9- Hoàn 10
Quỳnh Nga phân loại, 5/10 thành
lạm phát cầu
kéo và lạm
phát chi phí
20100471 đẩy

3
Mục lục
I. Chu kì kinh tế…………………………………………………………………………………..….6
1.1. Lý thuyết về chu kì kinh tế………………………………………………………….……6
1.2. Các giai đoạn của chu kì kinh tế và dấu hiệu nhận biết……………6
1.3. Nguyên nhân của chu kì kinh tế…………………….………………..7
II. Tổng sản phẩm trong nước………………………………………………………..……….9
2.1. Khái niệm………………………………………………………………………………………….9
2.2. Các chỉ số GDP Việt Nam giai đoạn 2010-2020……………………………….….9
2.3. Biểu đồ tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam 2010-2020……………………..10
III. Lạm phát và thất nghiệp……………………………………………………………………11
3.1. Lạm phát…………………………………………………………………………………..……..11
3.1.1. Định nghĩa lạm phát……………………………………………………………………...11
3.1.2. Phân loại lạm phát…………………………………………………………………………11
3.1.3. Lạm phát cầu kéo ………………………………………………………………………….12
3.1.4. Lạm phát chi phí đẩy…………………………………………………………..…………13
3.1.5. Các chỉ số lạm phát Việt Nam giai đoạn 2010-2020…………….…..……..15
3.1.6. Biểu đồ lạm phát Việt Nam 2010-2020…………………………………………..16
3.2. Thất nghiệp………………………………………………………………………………………18
3.2.1. Khái niệm thất nghiệp…………………………………………………………..……….18
3.2.2. Phân loại thất nghiệp…………………………………………………………….……….19
3.2.3. Các chỉ số về thất nghiệp Việt Nam 2010-2020………………..……………..21
3.2.4. Biểu đồ thất nghiệp Việt Nam…………………………………………………….….23
IV. Chính sách tài khóa…………………………………………………………………………….25
4.1. Khái niệm chính sách tài khóa…………………………………………………………..25
4.2. Vai trò của chính sách tài khóa trong nền kinh tế vĩ mô………………..…..25

4
4.3. Tranh luận về hiệu quả……………………………………………………………………..26
4.4. Chính sách của nhà nước………………………………………………………………….28
V. Chính sách tiền tệ………………………………………………………………………………..32
5.1. Khái niệm chính sách tiền tệ……………………………………………………………..32
5.2. Các dạng chính sách tiền tệ……………………………………………………………….33
5.3. Mục tiêu của chính sách tiền tệ…………………………………………………………34
5.4. Chính sách nhà nước ………………………………………………………………………..37
VI. Hiện tượng chu kì kinh tế Việt Nam 2010-2020……………………………………51
6.1. Biểu đồ (GDP và lạm phát)…………………………………………………………………51
6.2. Giải thích chu kì kinh tế về GDP ………………………………………………………...52
6.3. Giải thích chu kì kinh tế về lạm phát…………………………………………………..58
Tài liệu tham khảo…………………………………………………………………………………….59

5
I. CHU KÌ KINH TẾ
1. Lý thuyết chu kì kinh tế
Chu kỳ kinh tế là các biến động – sự tăng và giảm của GDP thực tế tạo nên sự luân
phiên của nền kinh tế theo trình tự ba giai đoạn lần lượt tà suy thoái, phục hồi và
hưng thịnh của một nền kinh tế xung quanh xu hướng tăng trưởng của nền kinh tế
đó.
Một cuộc suy thoái xem là bắt đầu khi một nền kinh tế trải qua hai quý liên tiếp với
tình trạng tăng trưởng GDP thực tế có giá trị âm
2. Các giai đoạn của chu kì kinh tế và dấu hiệu nhận biết.
- Giai đoạn hưng thịnh: hay gọi là các pha trong chu kỳ kinh tế, giai đoạn tăng
trưởng của nền kinh tế. Khi đạt được các mức tối ưu nhất trong quá trình sản xuất,
có sản lượng xuất ra ổn định, có nguồn tiêu thụ tốt, GDP tăng cao và tiếp tục tăng
cho đỉnh điểm.
- Giai đoạn suy thoái: Nền kinh tế đạt được đến mức đỉnh điểm của tăng trưởng sẽ
bắt đầu giảm xuống do nhiều nguyên nhân chung, giảm xuống đến đáy khi có dấu
hiệu sắp tăng trở lại.
- Giai đoạn phục hồi: là điểm bắt đầu đi lên của GDP khi kết thúc pha suy thoái để
chuẩn bị bước quay trở lại giai đoạn hưng thịnh.
Vòng lặp này đều diễn ra trên các nền kinh tế, sự khác nhau nằm ở thời gian thay
đổi trạng thái, các điểm đỉnh, đáy để thể hiện nền kinh tế khác nhau ở mỗi khu vực
Dấu hiệu nhận biết chu kì kinh tế
(https://www.google.com.vn/amp/s/topkinhdoanh.com/chu-ki-kinh-te-la-gi/)

6
Suy thoái Phục hồi Hưng thịnh
GDP GDP giảm GDP tăng trở lại bằng với GDP tăng mạnh hơn
thực mạnh mức ngay trước suy thoái so với GDP ở mức
tế suy thoái
Lạm Lạm phát Lạm phát tăng nhẹ Lạm phát tăng cao
phát giảm, tốc độ
chậm lại
Tình Cầu tiêu dùng Doanh nghiệp bắt đầu Doanh nghiệp tăng
hình giảm tuyển thêm nhân sự cường tuyển dụng
việc Sản xuất giảm Tỷ lệ thất nghiệp giảm nhân sự
làm Giảm đầu tư dần Tỷ lệ thất nghiệp
giảm
Các Doanh nghiệp Cầu tiêu dùng tăng chậm Xu hướng đầu tư và
hoạt giảm giờ làm Đầu tư, sản xuất, chi tiêu chi tiêu tăng cao, sản
độn việc,cắt giảm bắt đầu tăng nhưng với xuất tăng, cầu tiêu
g nhân sự tốc độ chậm dùng và lai suất tăng
kinh Tỷ lệ thất mạnh
tế nghiệp tăng

3. Nguyên nhân của chu kì kinh tế (https://stockfarmer.vn/gia-ca-phe-noi-


dia-viet-nam-dat-muc-thap-nhat-4-thang-qua/)
Chu kỳ kinh tế khiến cho kế hoạch kinh doanh của khu vực tư nhân và kế hoạch
kinh doanh của nhà nước gặp khó khắn. Việc làm và lạm phát cũng thường biến
đổi theo chu kỳ kinh tế. Đặc biệt trong những pha suy thoái, nên kinh tế và xã hội
phải chịu những tổn thất, chi phí khổng lồ. Vì thế, chống chu kỳ là nhiệm vụ mà
nhà nước ta đặt ra. Tuy nhiên, vì cách lý giải gây ra những trường phái kinh tế học
vĩ mô không giống nhau nên biện pháp chống chu kỳ mà họ đề ra cũng khác nhau

7
 Chủ nghĩa Keynes cho rằng Chu kỳ kinh tế hình thành do thị trường không
hoàn hảo, khiến cho tổng cầu biến động mà thành. Do đó, biện pháp chống
chu kỳ là sử dụng chính sách tổng cầu. Khi nền kinh tế thu hẹp,thì sử dụng
chính sách tài chính và chính sách tiền tệ nới lỏng. Khi nền kinh tế khuếch
trương thì lại chuyển hướng các chính sách đó sang thắt chặt. ( Hình 1 Minh
họa một sự suy thoái do tổng cầu giảm: tổng cầu dịch chuyển từ AD sang
AD’ khiến cho sản lượng giảm từ Q xuống Q’ và giá cả giảm từ P đến P’
( lạm phát giảm))
 Các trường phải theo chủ nghĩa tự do mớiThì cho rằng sở dĩ có chu kỳ là do
sự can thiệp của chính phủ hoặc do những cú shock cung ngoài dự tính. Thì
thế, không Xảy ra chu kỳ hoặc để nền kinh tế nhanh chóng điều chỉnh sau cú
shock cung, Chính phủ không nên can thiệp gì cả. (Hình 2 Minh họa một

trường hợp Suy thoái do tổng cung giảm: Vì lý do nào đó( ví dụ giá đầu vào
tăng đột biến) tổng cung giảm từ AS xuống AS’ khiến cho lượng giảm từ Q
xuống Q’ nhưng giá lại tăng P lên P’( lạm phát tăng))

II. Tổng sản phẩm trong nước (GDP)

8
1. Khái niệm
 Tổng sản phẩm nội địa, tức tổng sản phẩm quốc nội hay GDP (viết tắt của Gross
Domestic Product) là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối
cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ nhất định (thường là quốc gia)
trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).
2. Các chỉ số GDP Việt Nam 2010-2020

Năm Giá trị GDP Tăng trưởng


2010 115.931.749.697 6,42%
2011 135.539.438.560 6,24%
2012 155.820.001.920 5,25%
2013 171.222.025.117 5,42%
2014 186.204.652.922 5,98%
2015 193.241.108.710 6,68%
2016 205.276.172.135 6,21%
2017 223.779.865.815 6,81%
2018 245.213.686.369 7,08%
2019 261.921.244.843 7,02%
2020 271.158.442.059 2,91%

9
3. Biểu đồ tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam 2010-2020

III .Lạm phát và thất nghiệp

3.1. Lạm phát

3.1.1. Định nghĩa về lạm phát

10
+ Lạm phát được hiểu là sự gia tăng giá cả trong nền kinh tế. Tuy nhiên các nhà
kinh tế thích đo lường bằng những chỉ số cụ thể hơn, đó là chỉ số giá tiêu dùng
(CPI) và chỉ số điều chỉnh thu nhập quốc dân.

+ Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua
của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thě lạm phát là sự phá giá đồng
tiền nội tệ so với các loại tiền tệ khác.

+ Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ
theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Khi mức giá chung tăng
cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây,
do đó lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ.

3.1.2. Phân loại lạm phát

Có 3 mức độ lạm phát:

Lạm phát tự nhiên: 0 – dưới 10%

Lạm phát này làm cho giá cả biến động tương đối, nền kinh tế hoạt động bình thường, đời
sống của lao động ổn định biểu hiện qua việc giá cả tăng chậm, lãi suất tiền gửi vừa phải,
không xảy ra tình trạng mua bán và tích trữ hàng hóa với số lượng lớn. Trong thời gian
này, các hãng kinh doanh có khoản thu nhập ổn định, ít rủi ro nên sẵn sàng đầu tư cho sản
xuất, kinh doanh.

Lạm phát phi mã: 10% đến dưới 1000%

Lạm phát này xảy ra khi giá tăng tương đối nhanh với cả tỷ lệ 2 hoặc 3 con số một năm ở
mức phi mã. Lạm phát làm cho giá cả chung tăng lên nhanh chóng, gây biến động lớn về
kinh tế, các hợp đồng được chỉ số hoá. Lúc này người dân tích trữ hàng hoá, vàng bạc,
bất động sản và không bao giờ cho vay tiền ở mức lãi suất bình thường. Nếu lạm phát phi
mã trở nên vững chắc sẽ gây ra những biến dạng kinh tế nghiêm trọng.

11
Siêu lạm phát: trên 1000%

Khi lạm phát tăng lên một cách đột biến vượt qua lạm phát phi mã được gọi là siêu lạm
phát. Siêu lạm phát xảy ra sẽ dẫn đến việc tốc độ lưu thông tiền tệ tăng nhanh, giá cả tăng
nhanh không ổn định, tiền lương thực tế bị giảm mạnh, tiền tệ mất giá nhanh chóng thông
tin không cần chính xác, các yếu tố thị trường biến dạng và hoạt động kinh doanh lâm
vào tình trạng rối loạn ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế quốc gia. Nhưng điều này rất ít
khi xảy ra.

3.1.3. Lạm phát cầu kéo

Lạm phát do cầu kéo là sự gia tăng mức giá chung do tổng cầu vượt quá khả năng cung
ứng hàng hóa và dịch vụ cho nền kinh tế. Tại mức sản lượng tòan dụng, tình trạng dư cầu
đẩy giá lên cao trong khi khối lượng hiện vật không thay đổi. Theo lý thuyết tiền tệ, tình
trạng dư cầu có nguyên nhân là sự gia tăng cung tiền lên trên mức tăng tổng sản phẩm
quốc dân.

Thứ nhất, lạm phát có thể hình thành khi xuất hiện sự gia tăng đột biến trong nhu cầu về
tiêu dùng và đầu tư. Chẳng hạn, khi có những làn sóng mua sắm mới làm tăng mạnh tiêu
dùng, giá cả của những mặt hàng này sẽ tăng, làm cho lạm phát dâng lên và ngược lại.

Tương tự, lạm phát cũng phụ thuộc vào sự biến động trong nhu cầu đầu tư: sự lạc quan
của các nhà đầu tư làm tăng nhu cầu đầu tư và do đó đẩy mức giá tăng lên.

Thứ hai, trong nhiều trường hợp, lạm phát thường bắt nguồn từ sự gia tăng quá mức trong
các chương trình chi tiêu của chính phủ. Khi chính phủ quyết định tăng chi tiêu cho tiêu
dùng và đầu tư nhię̀u hơn vào cơ sở hạ tầng, thì mức giá sẽ tăng. Ngược lại, khi chính
phủ quyết định cắt giảm các chương trình chi tiêu công cộng, hoặc các công trình đầu tư
lớn đã kết thúc, thì mức giá sẽ giảm.

Thứ ba, lạm phát cũng có nguyên nhân từ nhu cầu xuất khẩu. Tuy nhiên, hàng xuất khẩu
tác động tới lạm phát trong nước theo một cách khác: khi nhu cầu xuất khẩu tăng, lượng
còn lại để cung ứng trong nước giảm và do vậy làm tăng mức giá trong nước.

12
3.1.4. Lạm phát chi phí đẩy

Chi phí đẩy của các doanh nghiệp bao gồm tiền lương, giá cả nguyên liệu đầu vào, máy
móc, thuế… Khi giá cả của một hoặc vài yếu tố này tăng lên thì tổng chi phí sản xuất của
các xí nghiệp cũng tăng lên, và thế mà giá thành sản phẩm cũng sẽ tăng lên nhằm bảo
toàn lợi nhuận. Mức giá chung của toàn thể nền kinh tế tăng lên được gọi là “lạm phát do
chi phí đẩy”.

Ba loại chi phí thường gây ra lạm phát là: tiền lương, thuế gián thu và giá nguyên
liệu nhập khẩu. 

- Tiền lương 

Khi công đoàn thành công trong việc đẩy tiền lương lên cao, các doanh nghiệp sẽ
tìm cách tăng giá và kết quả là lạm phát xuất hiện. Vòng xoáy đi lên của tiền lương
và giá cả sẽ tiếp diễn và trở nên nghiêm trọng nếu chính phủ tìm cách tránh suy
thoái bằng cách mở rộng tiền tệ.

- Thuế gián thu

Việc chính phủ tăng những loại thuế tác động đồng thời đến tất cả các nhà sản xuất
cũng có thể gây ra lạm phát. Ở đây, thuế gián thu (kể cả thuế nhập khẩu, các loại lệ
phí bắt buộc) đóng một vai trò đặc biệt quan trọng, vì chúng tác động trực tiếp tới
giá cả hàng hoá. 

Nếu so sánh với các nước phát triển là những nước có tỉ lệ thuế trực thu cao, chúng
ta có thể nhận định rằng ở các nước đang phát triển, nơi mà thuế gián thu chiếm tỉ
trọng lớn trong tổng nguồn thu từ thuế, thì thay đổi thuế gián thu dường như có tác
động mạnh hơn tới lạm phát.

- Giá nguyên liệu nhập khẩu

13
Đối với các nền kinh tế nhập khẩu nhiều loại nguyên, nhiên, vật liệu thiết yếu mà
nền công nghiệp trong nước chưa sản xuất được, thì sự thay đổi giá của chúng (có
thể do giá quốc tế thay đổi hoặc tỉ giá hối đoái biến động) sẽ có ảnh hưởng quan
trọng đến tình hình lạm phát trong nước. 

Nếu giá của chúng tăng mạnh trên thị trường thế giới hay đồng nội tệ giảm giá
mạnh trên thị trường tài chính quốc tế, thì chi phí sản xuất trong nước sẽ tăng mạnh
và lạm phát sẽ bùng nổ.

Những yếu tố nêu trên có thể tác động riêng rẽ, nhưng cũng có thể gây ra tác động
tổng hợp, làm cho lạm phát có thể tăng tốc. Nếu chính phủ phản ứng quá mạnh
thông qua các chính sách thích ứng, thì lạm phát có thể trở nên không kiểm soát
được, như tình hình của nhiều nước công nghiệp trong thập niên 1970 và đầu thập
niên 1980.

3.1.5. Các chỉ số lạm phát của Việt Nam (2010-2020)

Dưới đây là bảng thống kê chỉ số giá tiêu dùng CPI của Việt Nam năm 2010-2020:
Bảng 1: chỉ số giá tiêu dùng CPI và lạm phát cơ bản bình quân năm
(năm trước = 100, đơn vị tính:%)

14
NĂM CHỈ SỐ CPI LẠM PHÁT CƠ BẢN
2010 109.19 7.78
2011 118.58 13.62
2012 109.21 8.19
2013 106.6 4.77
2014 104.09 3.31
2015 100.63 2.05
2016 102.66 1.83
2017 103.53 1.41
2018 103.54 1.48
2019 102.79 2.01
2020 103.23 2.31

Nguồn số liệu: Tổng cục thống kê

Các Chỉ số giá tiêu dùng được liệt kê trong bảng trên là chỉ số giá tiêu dùng bình
quân của năm sau so với năm trước, chỉ số giá tiêu dùng của năm trước =100.
Mà tỷ lệ lạm phát (năm) là sự thay đổi của chỉ số CPI bình quân năm (áp dụng
công thức tính tỷ lệ lạm phát) nên suy ra tỷ lệ lạm phát của các năm giai đoạn 2010
– 2020 bằng chỉ số giá tiêu dùng năm sau trừ đi 100.
Ví dụ như năm 2020 có chỉ số giá tiêu dùng là 103.23 thì tỷ lệ lạm phát sẽ là
3.23%.
Vậy làm tương tự với các năm ta sẽ được bảng sau:
Bảng 2: Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2010-2020 (đơn vị tính:%)

15
NĂM TỶ LỆ LẠM PHÁT

2010 9.19

2011 18.58

2012 9.21

2013 6.6

2014 4.09

2015 0.63

2016 2.66

2017 3.53

2018 3.54

2019 2.79

2020 3.23

3.1.6. Biểu Đồ Lạm Phát Việt Nam Qua Các Năm Giai Đoạn 2010 -2020

Từ bảng thống kê tỷ lệ lạm phát qua các năm ở trên, chúng ta có biểu đồ lạm phát
của Việt Nam qua các năm trong giai đoạn 2010 – 2020 như sau:

16
20

18

16

14

12

10

0
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Biểu đồ: Lạm phát của Việt Nam qua các năm giai đoạn 2010-2020

Năm 2011 có tỷ lệ lạm phát là 18.58%, cao nhất trong giai đoạn 2010 – 2020 và
cao thứ 2 (chỉ sau năm 2008) trong giai đoạn 2000 – 2020.
Trong giai đoạn 2011 – 2015, nhờ việc áp dụng đồng bộ các chính sách tài khóa
và tiền tệ thắt chặt, đồng thời thúc đẩy việc sản xuất, gia tăng hàng xuất khẩu và
kiểm soát nhập siêu,… lạm phát có xu hướng giảm và đạt mức thấp kỷ lục 0.63%
vào năm 2015.
Trong giai đoạn từ năm 2016 – 2020 tỷ lệ lạm phát của Việt Nam luôn được giữ ổn
định ở mức 4%.
=> Tỷ lệ lạm phát một trong những Chỉ số kinh tế vĩ mô quan trọng. Nhờ việc theo
dõi và thống kê tỷ lệ lạm phát mà chúng ta có thể biết được tình hình nền kinh tế
và có chính sách phản ứng phù hợp để đảm bảo ổn định nền kinh tế vĩ mô.

17
3.2. Thất nghiệp
3.2.1. Thất nghiệp là gì?
Ở Pháp người ta cho rằng, thất nghiệp là không có việc làm, có điều kiện làm việc,
đang đi tìm việc làm.

Thái Lan, định nghĩa về thất nghiệp khẳng định: “Thất nghiệp là không có việc
làm, muốn làm việc, có năng lực làm việc”.

Trung Quốc định nghĩa về thất nghiệp như sau: “Thất nghiệp là người trong tuổi
lao động (dân thành thị) có khả năng lao động, chưa có việc làm, đang đi tìm việc
làm, đăng kí tại cơ quan giải quyết việc làm”.

Theo tổ chức Lao động quốc tế (ILO), “Thất nghiệp là tình trạng tồn tại một số
người trong lực lượng lao động muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm
ở mức lương thịnh hành”.

Ở Việt nam, thất nghiệp là vấn đề mới nảy sinh trong thời kì chuyển đổi nền kinh
tế cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường . Vì vậy, tuy chưa có văn
bản pháp qui về thất nghiệp cũng như các vấn đê có liên quan đến thất nghiệp,
nhưng có nhiều công trình nghiên cứu nhất định.

Những nghiên cứu bước đầu khẳng định thất nghiệp là những người không có việc
làm, đang đi tìm việc và sẵn sàng làm việc.

Theo quan điểm của tác giả tổng hợp được: “Thất nghiệp là những người trong độ
tuổi lao động, có khả năng lao động, có nhu cầu việc làm, đang không có việc làm,
đang đi tìm việc làm”.

18
3.2.2. Phân loại thất nghiệp
Thất nghiệp xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên dù nguyên nhân
nào thì đều sẽ gây bất lợi cho người lao động. Và đặc biệt là nền kinh tế bị giảm
sút. Hiện nay dựa vào các đặc điểm của thất nghiệp ta có thể phân loại thành các
loại thất nghiệp như sau:

Thứ nhất, theo đặc trưng của người thất nghiệp

Thất nghiệp là một gánh nặng, nhưng gánh nặng đó rơi vào đâu, bộ phận dân cư
nào, ngành nghề nào… Cần biết được điều đó để hiểu được đặc điểm, tính chất,
mức độ tác hại… của thất nghiệp trong thực tế. Với mục đích đó có thể dùng
những tiêu thức phân loại dưới đây:

– Thất nghiệp chia theo giới tính.

– Thất nghiệp theo lứa tuổi.

– Thất nghiệp chia theo vùng, lãnh thổ.

– Thất nghiệp chia theo ngành nghề.

– Thất nghiệp chia theo dân tộc, chủng tộc.

Thứ hai, phân theo lý do thất nghiệp

19
Trong khái niệm thất nghiệp, cần phân biệt rõ thất nghiệp tự nguyện và thất nghiệp
không tự nguyện. Nói khác đi là những người lao động tự nguyện xin thôi việc và
những người lao động buộc phải thôi việc. Trong nền kinh tế thị trường năng động,
lao động ở các nhóm, các ngành, các công ty được trả tiền công lao động khác
nhau (mức lương không thống nhất trong các ngành nghề, cấp bậc). Việc đi làm
hay nghỉ việc là quyền của mỗi người. Cho nên, người lao động có sự so sánh, chỗ
nào lương cao thì làm, chỗ nào lương thấp (không phù hợp) thì nghỉ. Vì thế xảy ra
hiện tượng:

Thất nghiệp tự nguyện: Là loại thất nghiệp mà ở một mức tiền công nào đó người
lao động khống muốn làm việc hoặc vì lý do cá nhân nào đó (di chuyển, sinh
con…). Thất nghiệp loại này thường là tạm thời.

Thất nghiệp không tự nguyện: Là thất nghiệp mà ở mức tiền công nào đó người lao
động chấp nhận nhưng vẫn không được làm việc do kinh tế suy thoái, cung lớn hơn
cầu về lao động…

Thất nghiệp trá hình (còn gọi là hiện tượng khiếm dụng lao động) là hiện tượng
xuất hiện khi người lao động được sử dụng dưới mức khả năng mà bình thường
người lao động sẵn sàng làm việc. Hiện tượng này xảy ra khi năng suất lao động
của một ngành nào đó thấp, thất nghiệp loại này thường gắn với việc sử dụng
không hết thời gian lao động.

20
3.2.3. Chỉ số về thất nghiệp của VN (2010-2020)
- Tổng cục Thống kê cho biết tỷ lệ thất nghiệp năm 2010 của lao động trong độ
tuổi là 2,88%, trong đó khu vực thành thị là 4,43% và khu vực nông thôn là 2,27%.
- Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2011 là 2,27%. Trong đó khu
vực thành thị là 3,6%, khu vực nông thôn là 1,71% . So với năm 2010, năm 2011
có giảm chút ít.
- Năm 2012, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi là 1,99%, giảm so với
mức 2,27% năm 2011. Trong đó, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi tại
khu vực thành thị là 3,25%, khu vực nông thôn là 1,42%.
- Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2013 ước tính là 2,2%, trong
đó khu vực thành thị là 3,58%; khu vực nông thôn là 1,58%.
- Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2014 là 2,08%,  trong đó khu
vực thành thị là 3,43%, khu vực nông thôn là 1,47%.
- Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2015 là 2,31%, trong đó khu
vực thành thị là 3,29%; khu vực nông thôn là 1,83%.
- Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2016 là 2,30%, trong đó khu
vực thành thị là 3,18%; khu vực nông thôn là 1,86%.
- Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2017 là 2,24%, trong đó khu
vực thành thị là 3,18%; khu vực nông thôn là 1,78%
-Tính chung cả năm 2018, tỷ lệ thất nghiệp chung cả nước là 2,0%, trong đó tỷ lệ
thất nghiệp khu vực thành thị là 2,95%; khu vực nông thôn là 1,55%. Tỷ lệ thất
nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2018 là 2,19%, trong đó khu vực thành thị
là 3,10%; khu vực nông thôn là 1,74%.
-Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của Việt Nam năm 2019 là 2,17%,
trong đó ở khu vực thành thị là 3,11%, khu vực nông thôn là 1,69%.

21
-  Trong năm 2020, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 2,48%; tỷ lệ thất
nghiệp khu vực thành thị là 3,88%; khu vực nông thôn là 1,75%.( Trích từ nguồn
Tổng cục thống kê &Tổng cục dân số)
Để thuận tiện cho việc so sánh, ta có bảng tỷ lệ thất nghiệp sau:

BẢNG TỶ LỆ(%) THẤT NGHIỆP NĂM 2010- 2020


Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Thàn 4,43 3,60 3,25 3,58 3,43 3,29 3,18 3,18 3,10 3,11 3,88
h thị
Nông 2,27 1,71 1,42 1,58 1,47 1,83 1,86 1,78 1,74 1,69 1,75
thôn
Cả 2,88 2,27 1,99 2,20 2,08 2,31 2,30 2,24 2,19 2,17 2,48
nước

3.2.4. Biểu đồ thất nghiệp của VN

22
Từ các số liệu ở phần 2.3 ta có biểu dồ thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2010-
2020 như sau:

BIỂU ĐỒ TỶ LỆ(%) THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM 2010-2020


Thành thị Nông thôn Cả Nước

2.88

2.48
2.27 2.2 2.31 2.3
2.08 2.24 2.19 2.17
2.27 1.99
1.75
1.71 1.58 1.83 1.86
1.47 1.78 1.74 1.69
4.43 1.42
3.88
3.6 3.58 3.43
3.25 3.29 3.18 3.18 3.1 3.11

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Từ năm 2010 đến năm 2011 tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng giảm mạnh. Cả nước
giảm từ 2,88% xuống còn 2,27%( giảm 0,61%), thành thị giảm từ 4,43% xuống
còn 3,6%( giảm 0,83%), nông thôn giảm từ 2,27% xuống còn 1,71%( giảm
0,56%).
Trong 9 năm từ năm 2011 đến năm 2019 tỷ lệ thất nghiệp biến động không
ngừng, có sự tăng giảm qua các năm nhưng không đáng kể.
Đến năm 2020 có thể được xem là năm có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất trong 10
năm qua từ năm 2011-2020. Do chịu ảnh hưởng bởi dịch covid-19, thực hiện giản
cách xã hội. Vị chuyên gia kinh tế lao động cũng đã bình luận rằng:
“Đại dịch đã làm suy giảm các hoạt động kinh tế tại một số lĩnh vực, như dịch
vụ, công nghiệp và xây dựng, xuống mức chưa từng có. Kết quả là, chúng tôi nhận

23
thấy rằng có những người lao động bị mất việc nhưng không tìm việc mới, có lẽ là
do không có nhiều cơ hội việc làm”.
( Trích nguồn báo Phát Luật)
Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động năm 2020 là 2,48%, cao hơn 0,31 điểm
phần trăm so với năm 2019. Dù tăng cao hơn năm trước nhưng tỷ lệ thất nghiệp
trong độ tuổi khu vực thành thị năm 2020 đã không vượt quá 4,0%, đạt muc tiêu
như Quốc hội đề ra tại Nghị quyết số 85/2019/QH-14 về Kế hoạch phát triển kinh
tế – xã hội năm 2020. 

IV. Chính sách tài khóa


4.1. Chính sách tài khoá

24
Chính sách tài khóa là các biện pháp can thiệp, quyết định của chính phủ đến hệ
thống thuế khóa và chi tiêu của chính phủ nhằm đạt được các mục tiêu của nền
kinh tế vĩ mô như tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm hoặc ổn định giá cả và
lạm phát. Nói đơn giản thì đây là công cụ của nền kinh tế vĩ mô, tác động đến quy
mô hoạt động kinh tế thông qua thay đổi chi tiêu, thuế của chính phủ.

Trong điều kiện kinh tế bình thường thì chính sách tài khoá sẽ tác động vào giúp
tăng trưởng kinh tế. Còn trong điều kiện khi nền kinh tế có dấu hiệu phát triển quá
mức hay suy thoái thì nó sẽ được dùng như công cụ đưa nền kinh tế trở lại trạng
thái cân bằng.

Chỉ có cấp chính quyền trung ương như chính phủ mới có quyền ban hành cũng
như thực thi chính sách tài khóa còn cấp chính quyền địa phương hoàn toàn không
có chức năng này.

4.2. Vai trò của chính sách tài khoá trong kinh tế vĩ mô
Trong kinh tế vĩ mô, chính sách tài khóa có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan
trọng. Theo đó:
– Chính sách tài khóa là công cụ giúp Chính phủ điều tiết nền kinh tế thông qua
chính sách chi tiêu mua sắm và thuế. Ở trong điều kiện bình thường, chính sách tài
khóa được sử dụng để tác động vào tăng trường kinh tế. Còn trong điều kiện nền
kinh tế có dấu hiệu suy thoái hay phát triển quá mức, chính sách tài khóa lại trở
thành công cụ được sử dụng để giúp đưa nền kinh tế về trạng thái cân bằng.
– Về mặt lý thuyết, chính sách tài khóa là một công cụ nhằm khắc phục thất bại
của thị trường, phân bổ có hiệu quả các nguồn lực trong nền kinh tế thông qua thực
thi chính sách chi tiêu của chính phủ và thu ngân sách (thuế).
– Chính sách tài khóa là một công cụ phân phối và tái phân phối tổng sản phẩm
quốc dân. Mục tiêu của chính sách là nhằm điều chỉnh phân phối thu nhập, cơ hội,

25
tài sản, hay các rủi ro có nguồn gốc từ thị trường. Tức là chính sách tài khóa nhằm
tạo lập một sự ổn định về mặt xã hội để tạo ra môi trường ổn định cho đầu tư và
tăng trưởng. 
– Chính sách tài khóa hướng tới mục tiêu tăng trưởng và định hướng phát triển.
Tăng trưởng (thu nhập), trực tiếp hay gián tiếp, đều là mục tiêu cuối cùng của
chính sách tài khóa.
Tuy nhiên bên cạnh đó, chính sách tài khóa cũng tồn tại một số hạn chế sau:
– Trễ về mặt thời gian: Theo đó, để nhận biết sự thay đổi của tổng cầu, Chính phủ
phải mất một thời gian nhất định để thống kê những số liệu đáng tin cậy về nền
kinh tế vĩ mô (có thể đến 6 tháng). Sau khi nhận biết, việc chính phủ đưa ra những
quyết định về chính sách cũng phải mất thêm một khoảng thời gian nữa. Và khi
chính sách được thực thi thì cũng cần phải có thời gian để tác động.
– Khi quyết định chính sách tài khoá, chính phủ luôn gặp hai vấn đề cơ bản: 
+ Chính phủ không biết được quy mô tác động cụ thể của việc điều chỉnh chi tiêu
lên các biến số kinh tế vĩ mô dự tính. 
+ Nếu có thể ước tính được về quy mô tác động, thì sự ước tính này cũng chỉ dựa
trên cơ sở số liệu quá khứ. Từ đó dẫn đến việc các chính sách tài khóa không được
như mong đợi. 
– Khi kinh tế suy thoái, nghĩa là sản lượng thực tế thấp xa so với sản lượng tiềm
năng và tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao, thì thâm hụt ngân sách thường lớn. Lúc này
việc tăng thêm chi tiêu của chính phủ sẽ làm cho thâm hụt ngân sách trở nên lớn
hơn, không chỉ dẫn đến nguy cơ gia tăng lạm phát mà còn làm gia tăng thêm nợ
của chính phủ. Từ đó có những tác động không thuận lợi đối với sự ổn định kinh tế
vĩ mô.
– Việc tăng hay giảm chi tiêu ngân sách luôn là một nhiệm vụ khó khăn vì nó ảnh
hưởng trực tiếp đến lợi ích của các tầng lớp dân cư.

26
Trong những năm gần đây, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia
có tốc độ phát triển kinh tế ổn định. Tuy chịu nhiều sự tác động của nền kinh bên
ngoài nhưng nền kinh tế của Việt Nam vẫn có nhiều chuyển biến nhất định. Đây là
kết quả của sự phối hợp giữa chính sách tài khóa với các chính sách khác của
Chính phủ.
4.3. Tranh luận về hiệu quả
Hiệu quả trong nền kinh tế mở
Trong nền kinh tế mở, hiệu quả của chính sách tài khóa phụ thuộc vào chế độ tỷ
giá hối đoái. Nếu là chế độ tỷ giá hối đoái cố định, chính sách tài chính sẽ phát huy
hiệu quả. Còn nếu là chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi, chính sách tài chính(chính sách
tài khóa) sẽ không có hiệu lực do những thay đổi tỷ giá gây ra bởi chính sách tài
chính sẽ triệt tiêu hiệu quả của chính sách.
Những trở ngại về chính trị
Ở nhiều nước, chính phủ muốn tiến hành đầu tư (chi tiêu chính phủ) thường phải
xin quốc hội phê duyệt. Khả năng bị quốc hội bác bỏ không phải là không có. Vì
thế, không phải cứ muốn thực hiện chính sách tài chính nới lỏng thông qua tăng chi
tiêu chính phủ là luôn có thể làm được. Mặt khác khi đã chi và tiến hành đầu tư rồi,
mà lại muốn thực hiện chính sách tài chính thắt chặt lại cũng khó khăn vì không
thể bỏ dở các công trình đầu tư đang triển khai được.
Thực hiện chính sách tài chính nới lỏng thông qua giảm thuế thì dễ. Nhưng khi
muốn thực hiện chính sách tài chính thắt chặt thông qua tăng thuế lại rất dễ bị
người dân phản đối.

4.4. Chính sách của nhà nước


a) Giai đoạn từ 2011 – 2015

27
Giai đoạn 2011-2015, chính sách tài khoá đã được điều chỉnh theo hướng thắt chặt
chi tiêu, cơ cấu lại các khoản chi. Trong khi đó các chính sách thuế được thực hiện
theo hướng miễn giảm, gia hạn một số sắc thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản
xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường.
Do nền kinh tế còn nhiều khó khăn, Quốc hội, Chính phủ đã thực hiện nhiều chính
sách giảm tỷ lệ động viên vào NSNN nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản
xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường thông qua các biện pháp miễn, giảm, gia hạn
thời gian nộp thuế. Từ ngày 01/01/2014 áp dụng giảm mức thuế suất thuế TNDN
phổ thông từ 25% xuống 22%. Riêng đối với doanh nghiệp có tổng doanh thu năm
không quá 20 tỷ đồng được áp dụng mức thuế suất 20% và thu nhập của doanh
nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư - kinh doanh nhà ở xã hội được áp dụng mức thuế
suất 10% từ ngày 01/7/2013. bổ sung ưu đãi thuế đối với đầu tư mở rộng thuộc lĩnh
vực, ngành nghề, địa bàn ưu đãi; nâng mức giảm trừ gia cảnh đối với cá nhân
người nộp thuế và người phụ thuộc từ ngày 01/7/2013.
Thực hiện gia hạn thời gian nộp thuế TNDN, thuế GTGT đối với một số doanh
nghiệp; giảm 30% số thuế TNDN phải nộp năm 2012 đối với một số doanh nghiệp
nhỏ và vừa, bao gồm cả hợp tác xã; miễn thuế khoán (thuế GTGT, thuế TNCN) và
thuế TNDN năm 2012 đối với hộ, cá nhân, tổ chức ; miễn thuế TNCN từ ngày
01/7/2012 đến hết ngày 31/12/2012 đối với một số đối tượng; giảm, gia hạn nộp
tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; miễn thuế môn bài năm 2012 đối với hộ đánh bắt
hải sản và hộ sản xuất muối… Gần đây, để tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân
và đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, Quốc hội đã ban hành
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế, trong đó mở rộng ưu đãi
thuế TNDN, miễn/điều chỉnh phương thức xác định một số khoản thuế TNCN,
thuế GTGT… theo hướng tạo thuận lợi cho người nộp thuế.
Thực hiện chủ trương tái cơ cấu đầu tư mà trọng tâm là đầu tư công, tỷ trọng vốn
đầu tư toàn xã hội so GDP đã giảm từ 38,7% giai đoạn 2001-2010 xuống còn

28
33,3% năm 2011, sau đó giảm tiếp xuống còn khoảng 30- 31% giai đoạn 2012-
2015. Tỷ trọng vốn đầu tư từ khu vực kinh tế Nhà nước trong tổng vốn đầu tư toàn
xã hội giai đoạn 2011-2014 cũng giảm xuống còn 40%, trong đó tỷ trọng vốn đầu
tư từ NSNN giảm xuống 19%, dự kiến năm 2015 tỷ trọng vốn đầu tư từ khu vực
kinh tế Nhà nước nói chung và từ NSNN nói riêng lần lượt là 37,6% và 14,5%.
Trong khi đó, việc huy động vốn đầu tư từ khu vực ngoài nhà nước đã thu được kết
quả nhiều hơn11, tỷ trọng vốn đầu tư từ khu vực tư nhân và khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài tăng tương ứng lên mức bình quân 38,5% và 22% giai đoạn 2011-
2015.

b) Giai đoạn từ 2016 – 2020


Hệ thống chính sách thu NSNN tiếp tục được điều chỉnh nhằm hỗ trợ cho đầu tư và
sản xuất kinh doanh như tiếp tục hạ thuế suất phổ thông thuế TNDN xuống còn
20% từ năm 2016; miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp; điều chỉnh một số
sắc thuế nhằm định hướng tiêu dùng và khai thác, sử dụng tiết kiệm tài nguyên,
thiên nhiên; giảm thuế suất thuế nhập khẩu để thực hiện các cam kết hội nhập.
Đồng thời, tiếp tục thực hiện hiện đại hóa công tác quản lý thu (mở rộng thực hiện
hóa đơn điện tử, khai thuế qua mạng cho các DN, triển khai dịch vụ nộp thuế điện
tử...), đơn giản thủ tục, vừa tạo thuận lợi tối đa cho người nộp thuế, vừa tập trung
đầy đủ, kịp thời nguồn thu vào NSNN. 
Tính chung cả giai đoạn 2016 - 2020, tổng thu NSNN đạt 6,89 triệu tỷ đồng, hoàn
thành vượt kế hoạch đề ra (100,4%), mức rất tích cực trong điều kiện thu NSNN
năm 2020 khó khăn, tăng trưởng kinh tế thấp hơn rất nhiều so dự kiến. Đồng thời,
ngành Tài chính đã cơ cấu lại một bước chi NSNN, ưu tiên dành nguồn lực tăng
chi đầu tư, ngay từ khâu dự toán, tỷ trọng chi đầu tư phát triển đã được bố trí tăng
từ mức 25,7% năm 2017 lên mức 26,9% năm 2020. Tỷ trọng chi đầu tư phát triển

29
thực hiện đạt 27 - 28% tổng chi - thấp hơn mục tiêu, là kết quả rất tích cực, nhất là
trong bối cảnh quy mô chi NSNN so với GDP giảm.
Cơ cấu lại NSNN được đẩy mạnh hướng đến bền vững tài khóa, đảm bảo an toàn,
an ninh tài chính quốc gia, nhờ đó góp phần hạn chế áp lực lên lãi suất và duy trì
ổn định kinh tế vĩ mô. Bội chi NSNN có xu hướng giảm, cơ cấu thu chi ngân sách
có sự thay đổi theo hướng bền vững hơn. Như phần trước đã chỉ ra, đóng góp vào
thu ngân sách hiện nay chủ yếu đến từ nguồn thu nội địa, tỷ trọng chi đầu tư có xu
hướng tăng, chi cho con người trong chi thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn. Nhờ đó,
tỷ lệ nợ công có xu hướng giảm, năm 2018 ở mức 58,4% GDP, thấp hơn các năm
2015-2017 và dưới ngưỡng 65% GDP mà Quốc hội cho phép. Những xu thế tích
cực này của CSTK không chỉ giúp giảm áp lực đối với lãi suất, tỷ giá mà còn góp
phần tạo niềm tin của người dân vào chính sách.
Năm 2020, dịch bệnh bùng nổ và gây ra nhiều tác động. Trên cơ sở định hướng chỉ
đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, chính sách tài khóa đã được điều hành chủ
động, linh hoạt, kịp thời có các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất,
kinh doanh, doanh nghiê ̣p và người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch, bảo đảm kinh
phí triển khai phòng, chống dịch bệnh, xử lý hậu quả thiên tai, hạn hán, bão lũ,...
Đến nay các chính sách tài khóa được Bộ Tài chính đề xuất áp dụng đã góp phần
hiện thực hóa mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế và đảm
bảo ổn định đời sống nhân dân, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phục hồi
kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. Nhà nước đã thực hiện gia hạn 5 tháng thời hạn
nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng và thu tiền
sử dụng đất cho các doanh nghiệp và hộ kinh doanh; gia hạn thuế tiêu thụ đặc biệt
đối với xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước; giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp
đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác; giảm 30%
thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay; giảm thuế thu nhập cá nhân thông
qua nâng mức giảm trừ gia cảnh; giảm thuế xuất, nhập khẩu; giảm 50% lệ phí

30
trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước; giảm 15% tiền thuê đất và cắt
giảm nhiều loại phí, lệ phí khác cho danh nghiệp. Kết quả thực hiê ̣n các chính sách
đến hết tháng 11-2020 đạt khoảng 103,2 nghìn tỷ đồng, trong đó: gia hạn thời hạn
nô ̣p thuế và tiền thuê đất khoảng 67,2 nghìn tỷ đồng; gia hạn thuế tiêu thụ đặc biệt
đối với xe ô-tô sản xuất, lắp ráp trong nước khoảng 16,5 nghìn tỷ đồng; miễn, giảm
các khoản thuế, phí, lê ̣ phí khoảng 19,5 nghìn tỷ đồng.
Đến hết tháng 11-2020, ngân sách đã chi hơn 17,9 nghìn tỷ đồng cho công tác
phòng, chống dịch và hỗ trợ cho trên 12,95 triệu người dân, hơn 30,3 nghìn hộ
kinh doanh gặp khó khăn do đại dịch COVID-19; ngân sách Trung ương đã sử
dụng hơn 4,54 nghìn tỷ đồng dự phòng để khắc phục hậu quả thiên tai, lũ lụt và
dịch tả lợn châu Phi. Bên cạnh đó, đã thực hiện xuất cấp khoảng 32,95 nghìn tấn
gạo dự trữ quốc gia để cứu trợ, cứu đói cho nhân dân, khắc phục hậu quả thiên tai
và giáp hạt đầu năm.

Có thể thấy giai đoạn 2016 – 2020, chính sách tài khóa đã được điều hành chặt
chẽ, linh hoạt, bám sát các chủ trương, nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Chính
phủ; qua đó, đã đạt được những kết quả hết sức tích cực, như: Huy động thu ngân
sách đạt 24% - 25% GDP (vượt kế hoạch là 23,5% GDP); cơ cấu thu chuyển dịch
tích cực, tỷ trọng thu nội địa tăng từ mức 68% giai đoạn 2011 - 2015, lên khoảng
85% năm 2020; tỷ trọng dự toán chi đầu tư phát triển tăng từ mức 26,2% dự toán
năm 2018, lên mức 26,9% dự toán năm 2020, thực hiện ước đạt trên 28% (vượt
mục tiêu là 25% - 26%); tỷ trọng dự toán chi thường xuyên giảm từ mức 61,8% dự
toán năm 2018, xuống còn 60,5% dự toán năm 2020; bội chi bình quân 5 năm
2016 - 2020 dưới 3,9% GDP, theo đúng mục tiêu giai đoạn; nợ công được cải
thiện, giảm từ mức 63,7% GDP năm 2016, xuống còn khoảng 55% - 56% GDP
năm 2020. Qua đó góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho doanh
nghiệp, thu hút các dòng vốn đầu tư mới, thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế, cải thiện

31
mạnh mẽ hạ tầng giao thông, thủy lợi, đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, đồng
thời mở rộng diện và nâng cao mức bảo đảm an sinh xã hội. Tình hình kinh tế - xã
hội trong nước ngày càng chuyển biến tích cực, toàn diện trên nhiều mặt và nâng
cao uy tín, tín nhiệm quốc gia của Việt Nam trên trường quốc tế. 

V. Chính sách tiền tệ

5.1. Khái niệm chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ là một chính sách kinh tế vĩ mô do Ngân hàng trung ương khởi
thảo và thực thi, thông qua các công cụ, biện pháp của mình nhằm đạt các mục
tiêu: ổn định giá trị đồng tiền, tạo công ăn việc làm, tăng trưởng kinh tế.

Tùy thuộc điều kiện kinh tế của mỗi quốc gia mà chính sách tiền tệ có thể được xác
lập theo hai hướng: Chính sách tiền tệ mở rộng (tăng cung tiền, giảm lãi suất để
thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giảm thất nghiệp nhưng lạm phát tăng – chính sách
tiền tệ chống thất nghiệp); hoặc chính sách tiền tệ thắt chặt (giảm cung tiền, tăng
lãi suất làm giảm đầu tư vào sản xuất kinh doanh từ đó làm giảm lạm phát nhưng
thất nghiệp tăng – chính sách tiền tệ ổn định giá trị đồng tiền).

5.2. Các dạng chính sách tiền tệ

32
Chính sách tiền tệ được chia làm 2 loại: Chính sách tiền tệ mở rộng và chính sách
tiền tệ thắt chặt.

Chính sách tiền tệ mở rộng

Chính sách tiền tệ mở rộng còn được gọi là chính sách tiền tệ nới lỏng, là chính
sách mà Ngân hàng Trung ương mở rộng mức cung tiền lớn hơn mức bình thường
cho nền kinh tế, làm cho lãi suất giảm xuống, qua đó làm tăng tổng cầu, sẽ tạo
được công ăn việc làm cho người lao động, thúc đẩy đầu tư mở rộng sản xuất kinh
doanh. Từ đó khiến quy mô của nền kinh tế được mở rộng, thu nhập tăng và tỷ lệ
thất nghiệp giảm. 

Để thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng, thông thường Ngân hàng Trung ương có
thể thực hiện 1 trong 3 cách sau đây:

 Mua vào trên thị trường chứng khoán

 Hạ thấp tỷ lệ dự trữ bắt buộc

 Hạ thấp mức lãi suất chiết khấu

Trong một số trường hợp có thể thực hiện đồng thời 2 hoặc 3 cách cùng một lúc. 

Trong nền kinh tế vĩ mô, chính sách tiền tệ nới lỏng được áp dụng trong điều kiện
nền kinh tế bị suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Bởi vậy cho nên chính sách mở
rộng tiền tệ đồng nghĩa với chính sách tiền tệ chống suy thoái.

Chính sách tiền tệ thắt chặt

Chính sách tiền tệ thắt chặt hay còn gọi là chính sách tiền tệ thu hẹp, là chính sách
mà Ngân hàng Trung Ương tác động nhằm giảm bớt mức cung tiền trong nền kinh
tế, qua đó làm cho lãi suất trên thị trường tăng lên. Từ đó thu hẹp tổng cầu, làm
mức giá chung giảm xuống. 

33
Thông thường chính sách tiền tệ thắt chặt được áp dụng khi nền kinh tế của một
quốc gia đã có sự phát triển thái quá, lạm phát ngày càng gia tăng. Cho nên chính
sách tiền tệ thắt chặt đồng nghĩa với chính sách tiền tệ chống lạm phát.

Để thực hiện chính sách tiền tệ này, Ngân hàng Trung ương thường sử dụng các
biện pháp làm giảm mức cung tiền qua các cách như:

 Bán ra trên thị trường chứng khoán

 Tăng mức dự trữ bắt buộc

 Tăng lãi suất chiết khấu, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động tín dụng…

Tùy vào tình hình hoạt động của nền kinh tế, các mục tiêu kinh tế vĩ mô theo từng
thời kỳ phát triển, Ngân hàng Trung ương có thể thực hiện một trong hai chính
sách tệ tiền nói trên để mang đến sự ổn định cho nền kinh tế của đất nước.

5.3. Mục tiêu của chính sách tiền tệ


Chính sách tiền tệ của các quốc gia thường tập trung vào các mục tiêu sau:

Ổn định giá cả:


Ổn định giá cả hay kiểm soát lạm phát là mục tiêu hàng đầu và là mục tiêu dài hạn
của chính sách tiền tệ. Các NHTW thường lượng hoá mục tiêu này bằng tốc độ
tăng của chỉ số giá cả tiêu dùng xã hội. Việc công bố công khai chỉ tiêu này là cam
kết của NHTW nhằm ổn định giá trị tiền tệ về mặt dài hạn. Điều này có nghĩa là
NHTW sẽ không tập trung điều chỉnh sự biến động giá cả về mặt ngắn hạn. Do
những biện pháp về chính sách tiền tệ tác động đến nền kinh tế có tính chất trung
và dài hạn, hơn nữa khó có thể dự đoán chính xác kết quả sẽ xảy ra vào thời điểm
nào trong tương lai, vì vậy sẽ là không khả thi đối với NHTW trong việc theo đuổi
để kiểm soát giá cả trong ngắn hạn.

34
Ổn định tỷ giá hối đoái:
Trong điều kiện mở cửa kinh tế, các luồng hàng hoá và tiền vốn vào ra một quốc
gia gắn liền với việc chuyển đổi qua lại giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Việc
ngăn ngừa những biến động mạnh, bất thường trong tỷ giá hối đoái sẽ giúp cho các
hoạt động kinh tế đối ngoại được hiệu quả hơn nhờ dự đoán được chính xác về mặt
khối lượng giá trị. Thêm vào đó, tỷ giá hối đoái còn ảnh hưởng tới khả năng cạnh
tranh của hàng hoá trong nước với nước ngoài về mặt giá cả. 
Ổn định lãi suất:
Lãi suất là một biến số kinh tế vĩ mô hết sức quan trọng trong nền kinh tế do nó
ảnh hưởng tới quyết định chi tiêu của các doanh nghiệp và hộ gia đình. Những biến
động bất thường trong lãi suất sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp và cá nhân
trong việc dự tính chi tiêu hay lập kế hoạch kinh doanh. Do đó ổn định lãi
suất cũng là một mục tiêu quan trọng mà các NHTW hướng tới nhằm góp phần ổn
định môi trường kinh tế vĩ mô.
Ổn định thị trường tài chính:
Thị trường tài chính được xem là nơi tạo ra nguồn vốn cho phát triển kinh tế. Nó
góp phần quan trọng trong việc điều hoà vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu vốn, giúp
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh tế. Với vai trò như vậy, sự ổn định
của thị trường tài chính có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế các quốc gia.
NHTW với khả năng tác động tới khối lượng tín dụng và lãi suất có nhiệm vụ đem
lại sự ổn định cho thị trường tài chính.
Tăng trưởng kinh tế:

Do chính sách tiền tệ có thể ảnh hưởng tới của cải và chi tiêu của xã hội nên có thể
sử dụng nó làm đòn bẩy kích thích tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế phải
được hiểu cả về khối lượng và chất lượng. Chính sách tiền tệ phải đảm bảo sự tăng
lên của GDP thực tế, tức là tỷ lệ tăng trưởng có được sau khi trừ đi tỷ lệ tăng giá

35
cùng thời kỳ. Chất lượng tăng trưởng được biểu hiện ở một cơ cấu kinh tế cân đối
và khả năng cạnh tranh quốc tế của hàng hoá trong nước tăng lên.
Một nền kinh tế phồn thịnh với tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định là nền tảng cho
mọi sự ổn định, là căn cứ để ổn định tiền tệ trong nước, cải thiện tình trạng cán cân
thanh toán quốc tế và khẳng định vị trí của nền kinh tế trên thị trường quốc tế
Giảm tỷ lệ thất nghiệp:

Tạo công ăn việc làm đầy đủ có ý nghĩa quan trọng bởi ba lý do:
 Chỉ số thất nghiệp là một trong những chỉ tiêu phản ánh sự thịnh vượng xã
hội vì nó phản ánh khả năng sử dụng có hiệu quả nguồn lực xã hội.
 Thất nghiệp gây nên tình trạng stress cho mỗi cá nhân và gia đình của họ và
là mầm mống của các tệ nạn xã hội. 
 Các khoản trợ cấp thất nghiệp tăng lên có thể làm thay đổi cơ cấu chi tiêu
ngân sách và làm căng thẳng tình trạng ngân sách.
Đảm bảo công ăn việc làm đầy đủ không có nghĩa là tỷ lệ thất nghiệp bằng 0 mà ở
mức tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên được cấu thành từ tỷ lệ
thất nghiệp tạm thời (những người đang tìm kiếm công việc thích hợp) và tỷ lệ thất
nghiệp cơ cấu (thất nghiệp bởi sự không phù hợp giữa nhu cầu về lao động và cung
của lao động). Mỗi quốc gia cần xác định được tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên một cách
chính xác để đạt được mục tiêu này.
5.4. CHÍNH SÁCH NHÀ NƯỚC 2011-2015

Điều hành lãi suất linh hoạt, bám sát mục tiêu bao trùm của CSTT, đảm
bảo là công cụ để neo kỳ vọng lạm phát, ổn định tỷ giá và hỗ trợ tăng
trưởng kinh tế

Một số thay đổi trong điều hành lãi suất những năm qua luôn tuân thủ nguyên tắc
không gây ra những cú sốc thị trường, đảm bảo tính ổn định và thực hiện các mục

36
tiêu kiểm soát lạm phát, tăng trưởng kinh tế. NHNN đã có những đánh giá, nhận
diện khá chính xác tình hình để có được hướng điều hành hợp lý nhất. Khi mặt
bằng lãi suất cho vay ở mức rất cao, có thời điểm đã vượt 20%/năm, NHNN đã
quyết định phải ổn định lại mặt bằng lãi suất thông qua áp dụng cơ chế kiểm soát
lãi suất trực tiếp (quy định trần lãi suất huy động và trần lãi suất cho vay). Việc áp
dụng trần lãi suất huy động đã giúp giảm động cơ cạnh tranh không lành mạnh
giữa các TCTD, hỗ trợ siết chặt kỷ luật thị trường. Trong khi đó, việc quy định trần
lãi suất cho vay, đặc biệt đối với lĩnh vực ưu tiên, góp phần gia tăng cơ hội tiếp cận
vốn cho các doanh nghiệp.

Bên cạnh những ứng biến linh hoạt trong việc sử dụng công cụ trần lãi suất, các
mức lãi suất chính sách cũng có những bước chuyển biến căn bản theo hướng chủ
động, dẫn dắt thị trường và được điều chỉnh linh hoạt trên cơ sở bám sát diễn biến
kinh tế vĩ mô và tiền tệ trong từng thời kỳ. Điều này đã góp phần quan trọng vào
việc thực hiện thành công nhiệm vụ giảm mặt bằng lãi suất để tháo gỡ khó khăn về
chi phí vay vốn cho doanh nghiệp, nhưng vẫn đảm bảo kiểm soát được lạm phát,
ổn định thị trường tiền tệ.

Điều hành tỷ giá ổn định, hỗ trợ tích cực cho công tác kiểm soát, kiềm chế lạm
phát

37
Hàng năm, NHNN đã chủ động công bố định hướng điều hành tỷ giá giao động
trong khoảng 1%-3% mỗi năm (mức điều chỉnh không quá 1% trong các tháng
cuối năm 2011, không quá 2%-3% trong năm 2012 và 2013; không quá 1%-2%
trong năm 2014, không quá 2% trong năm 2015) nhằm tăng cường tính minh bạch,
định hướng thị trường, đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động xây
dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh. Tần suất điều chỉnh tỷ giá cũng giảm dần so
với giai đoạn trước. Sau lần điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng
9,3%/năm vào giữa tháng 2/2011 (trong bối cảnh thị trường ngoại tệ căng thẳng
kéo dài do tác động của giá vàng thế giới và lạm phát tăng cao), mỗi năm tiếp theo
tỷ giá được điều chỉnh tăng nhẹ qua các năm (1%-2%/năm), ngoại trừ năm 2015
sau sự kiện phá giá đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc và kỳ vọng điều chỉnh tăng
lãi suất điều hành của Fed.

Trong quá trình điều hành, bên cạnh các biện pháp trực tiếp như công bố tỷ giá
giao dịch bình quân liên ngân hàng, các kỹ thuật can thiệp thị trường, NHNN đã
chủ động phối hợp đồng bộ với các công cụ điều tiết tiền tệ để hạn chế tối đa các
áp lực tác động đến ổn định của tỷ giá. Theo đó, NHNN đã chú trọng điều hành
công cụ lãi suất, gồm cả lãi suất nội tệ và lãi suất ngoại tệ phù hợp với diễn biến
của kinh tế vĩ mô, đảm bảo lợi ích nắm giữ đồng nội tệ, khuyến khích công chúng
chuyển từ nắm giữ USD sang VND.

Ngoài ra, NHNN cũng tích cực sử dụng công cụ nghiệp vụ thị trường mở (OMO)
trong việc điều tiết mức cung tiền một cách nhịp nhàng để hỗ trợ và đảm bảo thanh
khoản hợp lý, nhằm hạn chế sự dịch chuyển của dòng tiền, đặc biệt vào thời điểm
tỷ giá có biến động và thanh khoản hệ thống dư thừa.

Tăng cường vai trò quản lý nhà nước trong hoạt động kinh doanh và đầu tư
vàng, tạo điều kiện cho thị trường hoạt động thông suốt

38
NHNN đã nỗ lực trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý điều tiết hoạt động kinh
doanh và đầu tư vàng, trong đó ghi dấu ấn quan trọng nhất là việc tham mưu cho
Chính phủ ban hành khuôn khổ pháp lý mới về quản lý hoạt động kinh doanh vàng
(Nghị định 24/2012/NĐ-CP, ngày 03/04/2012 để thay thế Nghị định 174 về quản
lý thị trường vàng). Nghị định 24 đã tạo lập khuôn khổ pháp lý mới nhằm tổ chức,
sắp xếp lại thị trường vàng, giao cho NHNN cấp phép đối với hoạt động kinh
doanh mua, bán vàng miếng; tổ chức sản xuất vàng miếng; tổ chức xuất khẩu vàng
nguyên liệu, nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng và tổ chức huy
động và mua, bán vàng miếng.

Những thay đổi về mặt pháp lý như trên đã đáp ứng sự thay đổi của thực tiễn, tăng
cường hiệu quả quản lý nhà nước, hạn chế tác động bất lợi của hoạt động kinh
doanh vàng đến CSTT, tỷ giá, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân và
đó cũng chính là bước tiến quan trọng trong lộ trình chống vàng hóa trong nền kinh
tế.

39
Trên cơ sở pháp lý mới ban hành, NHNN cũng đẩy nhanh việc chuyển quan hệ huy
động-cho vay vàng sang quan hệ mua, bán vàng trên thị trường, đấu thầu vàng
thông qua việc chỉ đạo đẩy nhanh việc tất toán số dư huy động vàng và giảm số dư
cho vay vốn bằng vàng; giám sát chặt chẽ việc TCTD thực hiện lộ trình tất toán số
dư cho vay vốn bằng vàng. Nhờ vậy, thị trường vàng ngày càng đi vào ổn định, tự
điều tiết theo quy luật cung cầu; không còn các “cơn sốt” vàng gây bất ổn kinh tế
ngay cả khi giá vàng thế giới có biến động, tình trạng “vàng hóa” từng bước được
ngăn chặn, qua đó góp phần ổn định thị trường ngoại hối và kinh tế vĩ mô.

Đến tháng 4/2015, các TCTD đã giảm dần số dư cho vay bằng vàng, dư nợ cho vay
vàng của toàn hệ thống (giảm 90% so với ngày 30/4/2012). Điều đó đã loại bỏ toàn
bộ rủi ro liên quan đến sự biến động giá vàng và chấm dứt tình trạng vàng hóa
trong hệ thống TCTD.

Chính sách tín dụng theo hướng tháo gỡ khó khăn cho khu vực sản xuất, kinh
doanh, hỗ trợ đắc lực chuyển dịch cơ cấu và chuyển đổi mô hình tăng trưởng

Trong vòng 2 năm 2010, 2011, trước hai thách thức lớn của nền kinh tế là lạm phát
cao và khu vực sản xuất gặp nhiều khó khăn, NHNN đã mạnh dạn áp dụng cơ chế
điều hành mới là xây dựng và công bố chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng hàng năm thay
cho việc các TCTD sẽ tự quyết trong giai đoạn trước. Cơ chế quản lý này đã góp
phần kiểm soát mức tăng trưởng tín dụng phù hợp với quản lý kinh tế vĩ mô, hỗ trợ
tích cực cho mục tiêu kiềm chế và kiểm soát lạm phát. Đồng thời, chính sách này
cũng phù hợp với năng lực của từng TCTD để vừa có thể đảm bảo an toàn của hệ
thống các TCTD, vừa từng bước tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong nền
kinh tế.

Để có thể tập trung vốn cho những khu vực quan trọng, hạn chế vốn chảy vào các
khu vực “bong bóng”, NHNN đã thay đổi và có cách tiếp cận mới đối với thị

40
trường tín dụng. Cụ thể, NHNN đã quy định rõ những lĩnh vực không khuyến
khích và các lĩnh vực ưu tiên để các TCTD chủ động kế hoạch cung ứng vốn cho
phù hợp. Đó là việc đưa lĩnh vực bất động sản và cho vay tiêu dùng ra khỏi danh
mục của nhóm lĩnh vực không khuyến khích. Điều này tạo cơ sở quan trọng để
phục hồi thị trường bất động sản, là “phao cứu trợ” cho các doanh nghiệp hoạt
động trong các lĩnh vực sản xuất liên quan đến bất động sản và làm hồi sinh trở lại
dòng vốn của ngân hàng vào khu vực này.

Ngoài ra, NHNN cũng định hướng các TCTD xây dựng chính sách phải hướng tới
khách hàng của mình nhiều hơn, phải có các chính sách tín dụng mang tính tổng
thể, phù hợp với từng lĩnh vực ngành nghề sản xuất. Chính vì thế, giai đoạn vừa
qua đã chứng kiến sự ra đời của nhiều chính sách tín dụng mang tính đặc thù, như
“gói” tín dụng cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ;
chính sách tín dụng đặc thù đối với các ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ lực của nền
kinh tế hoặc có liên quan đến đời sống của người dân (chương trình cho vay tạm
trữ lúa gạo, chương trình cho vay theo vụ mùa, chương trình tín dụng dành cho cá
tra, tôm, cho vay tái canh cây cà phê giai đoạn 2014–2020; cho vay đóng mới và
nâng cấp tàu khai thác hải sản xa bờ,…); triển khai chương trình thí điểm cho vay
đối với mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp...

Ngoài ra, để tháo gỡ khó khăn cho khu vực sản xuất kinh doanh, NHNN đã chỉ đạo
các TCTD xem xét cơ cấu lại nợ, miễn giảm lãi suất cho khách hàng, tiếp tục cho
vay mới để có vốn tiếp tục sản xuất, vượt qua khó khăn. Đây là những hỗ trợ hết
sức cần thiết và kịp thời để giúp doanh nghiệp giảm áp lực trả nợ và có nguồn lực
tài chính cho chu kỳ sản xuất mới.

Và những tác động đến nền kinh tế

41
Với các giải pháp điều hành tiền tệ thận trọng, linh hoạt và có nhiều đổi mới sáng
tạo, chính sách của NHNN đã truyền dẫn hiệu quả đến nền kinh tế. Kết quả đó
được thể hiện rõ nét qua từng năm với những dấu ấn đáng ghi nhận, cụ thể:

Tỷ lệ lạm phát được kiềm chế, giảm đều và hiện đang ở mức thấp

Tỷ lệ lạm phát sau khi tăng cao trong nửa đầu năm 2011 đã giảm xuống và diễn
biến ổn định cho tới nay. Cụ thể, từ mức đỉnh 18,13% năm 2011 xuống còn 6,81%
năm 2012, 6,04% năm 2013 và dưới 2% giai đoạn 2014-2015. Ngoài ra, tăng
trưởng cung tiền và tín dụng kể từ năm 2012 đến nay không tạo áp lực tăng lạm
phát như những thời kỳ trước đó do đã được tập trung hướng vào các lĩnh vực sản
xuất trọng tâm của nền kinh tế.

Lãi suất nhanh chóng hạ nhiệt, hỗ trợ hợp lý cho khu vực sản xuất

Tính cho đến thời điểm hiện tại, mặt bằng lãi suất cho vay trung và dài hạn bằng
khoảng 47% so với cuối năm 2011 và tương đương mức lãi suất của giai đoạn
2005-2006 (giai đoạn kinh tế phát triển ổn định), góp phần hỗ trợ giảm chi phí vốn
vay của doanh nghiệp và hộ dân. Với những nỗ lực trong công tác điều hành lãi
suất, chỉ trong thời gian ngắn, lãi suất cho vay đã giảm hơn một nửa, từ 20%/năm
(thậm chí 24%/năm) xuống chỉ còn 9%-11% và còn khoảng 6,5%/năm đối với các
lĩnh vực ưu tiên.

Bên cạnh các khoản vay mới với lãi suất thấp, NHNN cũng yêu cầu các TCTD đưa
lãi suất của các khoản vay cũ về mức 15%/năm và sau đó là 13%/năm, góp phần
tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và tạo điều kiện giải phóng kênh tín dụng.

Bên cạnh đó, lãi suất cho vay USD cũng được điều hành giảm ổn định theo hướng
không để tồn tại khoảng cách chênh lệch đáng kể với lãi suất cho vay VND, hiện
lãi suất cho vay USD ngắn hạn ở mức 3%-5,5% và dài hạn từ 5,5%-6,7%.

42
Có thể nói, với mặt bằng lãi suất hiện nay đã góp phần làm giảm giá thành sản
phẩm, tăng thêm khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp trên thị
trường và bước đầu đã tháo gỡ hàng tồn kho để chuẩn bị chu kỳ sản xuất mới.

Tăng trưởng tín dụng hợp lý, đạt được mục tiêu điều hành, phù hợp với tốc độ
tăng trưởng kinh tế hàng năm.

Nếu như trong năm 2011, NHNN phải nhanh chóng áp dụng các chính sách chặt
chẽ để kiềm chế tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức cao trên 30% xuống còn trên
14% để hỗ trợ công tác kiểm soát lạm phát, thì ngay trong năm 2012 khi tăng
trưởng tín dụng có dấu hiệu "ngưng trệ" ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế, NHNN
đã nhanh chóng thay đổi mục tiêu điều hành theo hướng tăng trưởng tín dụng
nhưng thận trọng. Điều này nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế, song phải
theo nguyên tắc đảm bảo chất lượng tín dụng, hạn chế phân bổ vốn vào khu vực
không khuyến khích có nguy cơ gây ra lạm phát cao và tăng trưởng thiếu bền vững
trong tương lai. Nhờ đó, tăng trưởng tín dụng đã có sự phục hồi qua các năm, cụ
thể: năm 2012 là 8,85%; năm 2013 là 12,51%; năm 2014 là 14,16%; 6 tháng đầu
năm 2015 tăng 7,83%. Trong giai đoạn này, tín dụng tăng bình quân khoảng
13%/năm, thấp hơn so với mức tăng bình quân 33,3%/năm giai đoạn 2006-2010,
nhưng tăng trưởng kinh tế vẫn đạt mức hợp lý.

Ngoài ra, cơ cấu tín dụng có sự chuyển hướng tích cực sang các lĩnh vực ưu tiên
theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, tốc độ tăng trưởng tín dụng trong các lĩnh vực
ưu tiên trong giai đoạn 2012–2015 nhìn chung cao hơn so với tốc độ tăng trưởng
chung của toàn ngành, như: nông nghiệp nông thôn có tốc độ tăng trưởng bình
quân tín dụng giai đoạn 2011–2014 đạt 15%/năm; Doanh nghiệp ứng dụng công
nghệ cao, tăng trên 20%/năm; Công nghiệp ưu tiên phát triển tốc độ, tăng xấp xỉ

43
12%. Sự chuyển hướng tích cực của cơ cấu tín dụng như vậy đã góp phần quan
trọng vào việc thực hiện mục tiêu đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế .

Tỷ giá và thị trường ngoại hối ổn định góp phần cải thiện cán cân thanh toán tổng
thể, tăng dự trữ ngoại hối nhà nước, nâng cao vị thế đồng tiền Việt Nam, hỗ trợ
tích cực cho lộ trình chống đô la hóa

Nhu cầu ngoại tệ hợp lý, hợp pháp của doanh nghiệp và cá nhân được các TCTD
đáp ứng đầy đủ do các nguồn ngoại tệ được tập trung vào hệ thống các TCTD. Nếu
như trước đây tỷ giá thường xuyên biến động, ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của
các nhà đầu tư trong và ngoài nước, thì từ cuối năm 2011 đến nay, điều hành tỷ giá
đã luôn nằm trong định hướng chỉ đạo của NHNN. Chênh lệch tỷ giá của thị chính
thức và thị trường tự do thu hẹp đáng kể. Trong diễn biến của thị trường, những
xáo trộn xuất hiện chủ yếu do yếu tố tâm lý và đã nhanh chóng ổn định sau các
biện pháp đồng bộ của NHNN, vị thế và lòng tin vào đồng Việt Nam ngày càng
được củng cố.

Đáng kể là tình trạng đô la hóa đã giảm mạnh, tỷ lệ giữa tiền gửi ngoại tệ/tổng
phương tiện thanh toán giảm từ trên 30% trong những năm 1990 xuống 15,8% cuối
năm 2011, đến nay còn khoảng 12%; Cán cân thanh toán tổng thể, đặc biệt là các
cân thương mại đã thặng dư trở lại sau nhiều năm nhập siêu; Lượng kiều hối gia

44
tăng mạnh trở lại từ cuối năm 2011; Dự trữ ngoại hối nhà nước gia tăng; NHNN đã
mua được một lượng lớn ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước, góp phần
tăng tiềm lực tài chính và uy tín của quốc gia trên trường quốc tế. Bên cạnh đó,
diễn biến lạm phát có xu hướng giảm tốc đã giúp ổn định tâm lý thị trường, kỳ
vọng về sự giảm giá VND được hạn chế, khắc phục phần nào hiện tượng găm giữ
đầu cơ ngoại tệ trong giai đoạn trước.

CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC 2016-2020


Thứ nhất, phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng các công cụ CSTT để kiểm soát tiền tệ,
thực hiện mục tiêu lạm phát đặt ra 
 
Thực hiện Luật NHNN năm 2010, NHNN kiên định đề xuất chỉ tiêu lạm phát hàng
năm để Chính phủ trình Quốc hội thông qua, ở mức khoảng 4% nhằm đảm bảo ổn
định, neo giữ kỳ vọng lạm phát. Các công cụ CSTT được điều hành chủ động, linh
hoạt, phối hợp nhịp nhàng trong kiểm soát tiền tệ; CSTT phối hợp chặt chẽ với các
chính sách vĩ mô khác để điều tiết thanh khoản, điều chỉnh các mức giá do Nhà
nước quản lý nhằm đạt được mục tiêu lạm phát đặt ra. Kết quả cho thấy, tổng
phương tiện thanh toán (M2) giai đoạn này được kiểm soát hợp lý, hàng năm chỉ
tăng trong khoảng 12,21 - 15%, qua đó ổn định lạm phát cơ bản trong khoảng 1,41
- 2,31%, tạo dư địa để Chính phủ điều chỉnh giá các mặt hàng và dịch vụ Nhà nước
quản lý mà vẫn nằm trong mục tiêu kiểm soát lạm phát Quốc hội đặt ra.
 
Thứ hai, đảm bảo cung ứng đủ tín dụng an toàn, hiệu quả cho tăng trưởng kinh
tế nhưng không chủ quan với lạm phát, kịp thời thực hiện các giải pháp tháo gỡ
khó khăn cho người vay vốn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19
 

45
Hàng năm, căn cứ mục tiêu tăng trưởng và lạm phát do Quốc hội đặt ra, NHNN
xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng định hướng, có điều chỉnh phù hợp với diễn
biến và tình hình thực tế; thông báo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với từng
TCTD và linh hoạt rà soát, điều chỉnh chỉ tiêu đã giao trên cơ sở tình hình tài
chính, khả năng mở rộng tín dụng lành mạnh; chỉ đạo các TCTD kiểm soát chặt
chẽ việc cấp tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng
khoán. Kết quả, tăng trưởng tín dụng đã đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế và
phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát, hiệu quả tín dụng cải thiện. 
 
Giai đoạn 2016 - 2019, tăng trưởng tín dụng chậm lại từ mức 18,25% xuống
13,65%, trong khi tăng trưởng kinh tế được đẩy mạnh tương ứng từ 6,21% lên trên
7% năm 2018 và 2019. Các chương trình, chính sách tín dụng ngành, lĩnh vực tiếp
tục đạt kết quả tốt, trong đó có các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ
như nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu,...; tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro
được kiểm soát phù hợp, tích cực đóng góp cho phát triển kinh tế bền vững (Đồ thị
1).
 

46
 
Năm 2020, NHNN đã khẩn trương triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ
trợ nền kinh tế khắc phục tác động của đại dịch Covid-19 với việc kịp thời ban
hành Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 tạo hành lang pháp lý, cơ
chế đột phá để TCTD tháo gỡ khó khăn về vốn vay cho khách hàng (cơ cấu lại nợ
gốc và lãi, không chuyển nợ xấu, không tính lãi phạt; miễn giảm lãi, phí); đồng
thời, liên tục tổ chức Hội nghị kết nối ngân hàng - doanh nghiệp trên toàn quốc,
khảo sát thực địa, tiếp nhận và giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc của người
dân, doanh nghiệp. Đến ngày 28/12/2020, tín dụng tăng 11,08% so với cuối năm
trước và tăng 11,65% so với cùng kỳ 2019, hỗ trợ tích cực cho sự phục hồi kinh tế
trong đại dịch.
 
Thứ ba, điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến vĩ mô, lạm phát, hài hòa lợi
ích của doanh nghiệp và người gửi tiền
 
Mặt bằng lãi suất trong nước dễ có áp lực gia tăng do nhu cầu vốn của nền kinh tế
tập trung chủ yếu tại hệ thống ngân hàng, đồng thời dễ bị tác động bởi sự biến

47
động phức tạp của thị trường tài chính - tiền tệ thế giới. 
 
Giai đoạn 2016 - 2018, xu hướng lãi suất thế giới tăng mạnh, dẫn đầu là Fed với
chu kỳ “bình thường hóa CSTT”, tăng lãi suất liên tục (Đồ thị 2), nhưng mặt bằng
lãi suất trong nước vẫn tương đối ổn định. Điều này là nhờ nền tảng kinh tế vĩ mô
được giữ ổn định, NHNN kiên định thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát thông
qua kiểm soát M2, tín dụng phù hợp, ổn định các mức lãi suất điều hành. 
 

 
Từ nửa cuối năm 2019 và năm 2020, căng thẳng thương mại giữa các quốc gia lớn
tác động tiêu cực lên triển vọng kinh tế toàn cầu và dưới tác động của đại dịch
Covid-19, NHNN đã chủ động, kịp thời 04 lần giảm liên tục các mức lãi suất điều
hành, tổng mức giảm 1,75 - 2,25%/năm nhằm chia sẻ khó khăn với khách hàng
vay. Giải pháp điều hành lãi suất thực hiện song song với việc đảm bảo thanh
khoản cho các TCTD và ổn định thị trường tiền tệ; định hướng các TCTD rà soát,
cân đối khả năng tài chính để áp dụng mức lãi suất cho vay hợp lý đảm bảo an toàn
hoạt động, đẩy nhanh xử lý nợ xấu để giảm chi phí. 
 

48
 Những giải pháp đồng bộ này giúp lãi suất nước ta hiện nay chỉ bằng khoảng 40%
so với mức lãi suất nửa cuối năm 2011 (Đồ thị 3). Thống kê của Quỹ Tiền tệ quốc
tế (IMF) cho thấy, so với các nước láng giềng ASEAN có trình độ phát triển tương
đồng, lãi suất cho vay bình quân của Việt Nam ở mức trung bình4.
 

 
Thứ tư, điều hành ổn định tỷ giá và thị trường ngoại tệ nhằm ổn định niềm tin
của nhà đầu tư và người dân, chống đô-la hóa, nâng cao uy tín quốc gia
 
Từ năm 2016, NHNN bắt đầu thực hiện cách thức điều hành tỷ giá mới theo cơ chế
tỷ giá trung tâm biến động hàng ngày bám sát diễn biến thị trường và mục tiêu
CSTT là đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, củng cố niềm tin vào VND, thực hiện chủ
trương của Chính phủ về chống đô-la hóa nền kinh tế. Điều hành linh hoạt tỷ giá
trung tâm kết hợp với mua, bán can thiệp ngoại tệ phù hợp với điều kiện thị
trường; chủ động truyền thông dưới nhiều hình thức để định hướng, ổn định tâm lý
thị trường khi có áp lực bất lợi; phối hợp chặt chẽ với các công cụ CSTT khác
(thanh khoản VND, lãi suất, tín dụng…). 
 

49
Nhờ kinh tế vĩ mô ổn định cùng với các biện pháp điều hành chủ động, linh hoạt,
thị trường ngoại tệ những năm vừa qua nhìn chung ổn định, thanh khoản ngoại tệ
thông suốt, nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của doanh nghiệp và người dân được đáp
ứng đầy đủ, kịp thời. Tỷ giá VND/USD cơ bản ổn định mặc dù thị trường tiền tệ
thế giới biến động mạnh, là tiền đề để người dân giảm mạnh nắm giữ ngoại tệ, qua
đó chuyển hóa nguồn lực ngoại tệ thành VND để phát triển kinh tế, phù hợp với
chủ trương chống đô-la hóa (tiền gửi ngoại tệ của dân cư tại hệ thống ngân hàng
ngày 28/12/2020 giảm gần 40% so với cuối năm 2015). Dự trữ ngoại hối Nhà nước
được củng cố đáng kể, góp phần nâng cao tiềm lực tài chính và uy tín quốc gia,
năm 2020 ước khoảng 4 tháng nhập khẩu.
 

VI. Hiện tượng chu kì kinh tế của Việt Nam Giai đoạn (2010-2010)
6.1. Biểu đồ (GDP và lạm phát)

50
BIỂU ĐỒ TỈ LỆ LẠM PHÁT VÀ GDP 2010-2020 ( %)
20

18

16

14

12

10

0
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Lạm phát GDP

6.2. Giải thích chu kì kinh tế

51
Giải thích chu kỳ kinh tế về GDP của Việt Nam.
Biểu đồ: tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2010-2020.
Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2010-2020 có sự
biến động cụ thể:

52
-Giai đoạn 2010-2012 tốc độ tăng trưởng GDP có sự suy giảm
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Việt Nam năm 2010 ước tính là 6.78% tăng
so với 2009, trong đó quý I tăng 5,84%; quý II tăng 6,44%; quý III tăng 7,18% và
quý IV tăng 7,34%. Đây là mức tăng khá cao so với mức tăng 6.31% của năm
2008 và cao hơn hẳn mức 5,32% của năm 2009 vượt mục tiêu đề ra là 6.5%. Đến
năm 2011, GDP của Việt Nam giảm ở mức 6.24% so với 2010 bởi giai đoạn này
trong điều kiện tình hình sản xuất rất khó khăn và cả nước tập trung ưu tiên kiềm
chế lạm phát, ổn định chính trị thì mức tăng trưởng trên là khá cao và hợp lý. Kết
quả trên khẳng định tính đúng đắn, kịp thời, phù hợp và hiệu quả của các biện pháp
và giải pháp ngăn chặn suy giảm kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô được Chính phủ
ban hành và chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành, các địa phương cùng thực hiện.
Năm 2012 GDP của Việt Nam là 5,25% vẫn thấp hơn mức tăng của năm 2011
nhưng cũng đang trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp khó khăn, cả nước tập trung
thực hiện mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế.
-Giai đoạn 2012-2015 tốc độ tăng trưởng bắt đầu tăng và phục hồi
Năm 2013, tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam ước tính tăng 5,42% so với
năm 2012. Mức tăng trưởng năm 2013 tuy thấp hơn mục tiêu tăng 5,5% đề ra
nhưng cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2012 và có tín hiệu phục hồi. Trong bối
cảnh kinh tế thế giới những năm có nhiều bất ổn, sản xuất trong nước gặp khó
khăn, lạm phát tăng cao, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo quyết liệt các ngành, các
cấp thực hiện ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định được kinh tế. Đến năm 2014
GDP tăng 5.98% so với 2 năm trước đó cho thấy được dấu hiệu tích cực của nền
kinh tế. Năm 2015 tỷ lệ tăng trưởng GDP là 6,68%, mức tăng trưởng này cao hơn
mục tiêu 6,2% đề ra và cao hơn mức tăng của các năm 2010-2014, như vậy nền
kinh tế đã phục hồi rõ nét.
-Giai đoạn 2015-2016 tốc độ tăng trưởng GDP có sự suy giảm: Theo số liệu được
Tổng cục Thống kê công bố cho thấy, GDP năm 2016 ước tính tăng 6,21%. Mức

53
tăng này thấp hơn 6,68% của năm 2015 và không đạt mục tiêu đề ra là 6,7%. Tuy
nhiên, nếu xét trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới năm 2016 không thuận lợi,
giá cả và thương mại toàn cầu giảm, trong nước gặp nhiều khó khăn do thời tiết,
môi trường biển diễn biến phức tạp, đây cũng là năm chuyển giao thế hệ lãnh đạo,..
thì việc tăng trưởng như trên cũng là một thành công.
-Giai đoạn 2016-2019: nền kinh tế có sự tăng trưởng trở lại
Năm 2017 tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 6,81% so với năm 2016, vượt
mục tiêu đề ra 6,7% và cao hơn mức tăng của các năm 2011-2016. Quy mô nền
kinh tế Việt Nam năm 2017 theo giá hiện hành đạt 5.007,9 tỷ đồng. GDP bình
quân đầu người 2017 ước tính đạt 53,5 triệu đồng, tương đương 2.385 USD, tăng
170 USD so với năm 2016. Khẳng định tính kịp thời và hiệu quả của các giải pháp
được Chính phủ ban hành, chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành, các địa phương
cùng nỗ lực. Đến năm 2018, GDP Việt Nam tăng trưởng 7,08% là mức tăng cao
nhất kể từ năm 2008 trở về đây. Mức tăng này vượt mục tiêu 6,7% đặt ra. Quy mô
nền kinh tế ngày càng được mở rộng nhờ duy trì tốc độ tăng trưởng khá. GDP Việt
Nam theo giá hiện hành năm 2018 đạt 5.535,3 nghìn tỷ đồng, gấp 2 lần quy mô
GDP năm 2011. GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2018 ước tính đạt
58,5 triệu đồng, tương đương 2.587 USD, tăng 198 USD so với năm 2017. Có thể
thấy, cơ cấu kinh tế Việt Nam 2018 tiếp tục chuyển dịch tích cực theo xu hướng
giảm tỉ trọng nông, lâm ngư nghiệp và thủy sản; tăng tỉ trọng ngành công nghiệp,
xây dựng và ngành dịch vụ. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Việt Nam năm
2019 đạt kết quả ấn tượng với tốc độ tăng 7,08%, vượt mục tiêu của Quốc hội đề ra
từ 6,6%-6,8%. Động lực chính của tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2019 là tiếp
tục ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và các ngành dịch vụ. Sự tăng trưởng
trong giai đoạn này là kết quả sự điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ và nỗ lực của các cấp, các ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp
và nhân dân cả nước.

54
-Giai đoạn 2019-2020: giai đoạn của sự suy thoái về tăng trưởng GDP.
Năm 2020 được xem là một năm của những khó khăn và thách thức lớn đối với
nền kinh tế thế giới nói chung, trong đó có Việt Nam. Kinh tế thế giới được dự
đoán suy thoái nghiêm trọng nhất lịch sử, tăng trưởng của các nền kinh tế lớn đều
giảm sâu do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt
Nam vẫn duy trì tăng trưởng với tốc độ tăng GDP ước tính đạt 2,91%. Với những
giải pháp quyết liệt và hiệu quả trong việc thực hiện mục tiêu kép “vừa phòng
chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội”, kinh tế Việt Nam vẫn đạt kết quả
tích cực với việc duy trì tăng trưởng. Mặc dù tăng trưởng GDP năm 2020 đạt thấp
nhất trong giai đoạn 2010-2020 nhưng trước những tác động tiêu cực của đại dịch
Covid-19 thì đó là một thành công của nước với tốc độ tăng thuộc nhóm cao nhất
thế giới.
6.3. Giải thích chu kì kinh tế về lạm phát
Chu kỳ kinh tế có thể hiểu như sự chuyển động lên xuống của GDP, yếu tố quyết
định sự tăng trưởng dài hạn tổng thể của mọi nền kinh tế. Về cơ bản, GDP, lãi suất,
lạm phát, tỷ lệ công ăn việc làm hay chi tiêu tiêu dùng… đều là những chỉ báo giúp
chúng ta đánh giá và hiểu rõ hơn về nền kinh tế đang ở giai đoạn nào.

55
Về lạm phát:

Suy thoái Phục hồi Hưng thịnh


Lạm phát Lạm phát giảm Lạm phát tăng Lạm phát tăng
tốc nhưng có độ nhẹ cao
trễ

Năm 2010 , nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục đà hồi phục của năm 2009 và có tốc
độ tăng trưởng cao hơn năm trước. Nhưng mặt trái của chính sách kích cầu cũng đã
dần bộc lộ khiến cho nền kinh tế đứng trước một số nguy cơ mất ổn định, như: lạm
phát cao, thâm hụt thương mại lớn, thị trường tài chính tiền tệ diễn biến phức tạp.
Năm 2011 có tỷ lệ lạm phát là 18.58%, cao nhất trong giai đoạn 2010 – 2020 và
cao thứ 2 (chỉ sau năm 2008) trong giai đoạn 2000 – 2020.

56
Nguyên nhân lạm phát cao là do giá cả nguyên liệu đầu vào sản xuất như xăng,
dầu(+20%), điện (+15,28%) tăng cao, tỷ giá USD/VND tăng mạnh (+9,3%), điều
chỉnh lãi suất liên ngân hàng, khiến cho CPI tháng 4 so với tháng trước đạt mức kỷ
lục 3,32% và CPI tháng 8 so với cùng kỳ năm trước đạt mức cao nhất (23,02%).

Năm 2012 và 2013 nhờ chính sách tiền tệ thắt chặt của Chính phủ, tỷ lệ lạm phát
liên tục giảm. Lạm phát được giảm xuống hơn 2,5 lần, chỉ còn 6,81% năm 2012,
và giảm 3 lần xuống còn 5,92% trong 10 tháng năm 2013 và dự báo cả năm 2013
chỉ ở mức 6,5-7,0%.

Năm 2014 , lạm phát Việt Nam chỉ tăng 1,84% so với năm 2013, trong đó, giáo
dục có mức tăng cao nhất 8,25%, riêng dịch vụ giáo dục tăng 8,96%, các nhóm
hàng hoá khác đều có mức tăng khá thấp (khoảng 1 - 2%), riêng hai nhóm hàng
hoá có tỷ trọng lớn trong CPI là giao thông và nhà ở - vật liệu xây dựng là giảm giá
(giảm 5,57% và 1,95%).

Năm 2015, lạm phát cơ bản tháng 12/2015 tăng 0,11% so với tháng trước và tăng
1,69% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân năm 2015 tăng
2.05% so với năm trước.

Trong giai đoạn từ năm 2016 – 2020 tỷ lệ lạm phát của Việt Nam luôn được giữ
ổn định ở mức 4%.Covid-19 bùng nổ đã kéo năm 2020 xuống đáy của một chu kỳ
kinh tế khi tăng trưởng của cả năm nay chỉ đạt 2,91% - mức thấp nhất một thập kỷ.

57
Tài liệu tham khảo

https://www.gso.gov.vn/wp-content/uploads/2019/03/Chuyen-de-3.pdf
https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2019/07/bao-cao-tinh-hinh-
kinh-te-xa-hoi-nam-2015/
https://vnexpress.net/lam-phat-nam-2015-thap-nhat-trong-15-nam-3332759.html
https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/01/kinh-te-viet-nam-
2020-mot-nam-tang-truong-day-ban-linh/
http://duanbietthuchungcu.com/wp-content/uploads/2017/06/vnindex-se-the-nao-
neu-loai-tru-yeu-to-lam-phat-

58
1467958874193.jpghttps://www.bing.com/images/search?
view=detailV2&ccid=sOYt1Ee1&id=C5AA75F412E61FA2CB14F6E15F0E0679
B55CEEF7&thid=OIP.sOYt1Ee1GsHN6Tcz4XzV7gHaFQ&mediaurl=https://th.bi
ng.com/th/id/R.b0e62dd447b51ac1cde93733e17cd5ee?rik=9%2b5ctXkGDl
%2fh9g&riu=http%3a%2f%2fvaytinchapdng.com%2fwp-content%2fuploads
%2f2015%2f10%2flam-phat.jpg&ehk=5kPhsfJT%2ffvi723UrL
%2buscU5%2b8Qhts6%2bFNHo816u8R8%3d&risl=&pid=ImgRaw&r=0&exph=
284&expw=400&q=lạm+phát&simid=608047226142154553&form=IRPRST&ck
=B67B671BC787A1712B7FC4F4AF8E1E38&selectedindex=3&adlt=demote&sht
p=GetUrl&shid=49c29e3e-0791-4de2-a780-
76c6fc396a55&shtk=TOG6oW0gcGjDoXQgLSBWYXkgdMOtbiBjaOG6pXAgxJ
DDoCBO4bq1bmc
%3D&shdk=VMOsbSB0aOG6pXkgdHLDqm4gQmluZyB04burIHZheXRpbmNo
YXBkbmcuY29t&shhk=uNvz
%2F7MbiAyvJZRvSdCFi1tI03rEO1hr9VTpGV1dXNY
%3D&shth=OIP.sOYt1Ee1GsHN6Tcz4XzV7gHaFQ

https://www.bing.com/images/search?
view=detailV2&ccid=xUPHa+Gp&id=05DE207D74217E11D6531262B3BCE48F
12CC999C&thid=OIP.xUPHa-
GpDweFfViF5TYHOAHaE8&mediaurl=https://vnreport.vn/wp-
content/uploads/2021/07/lam-
phat.jpg&cdnurl=https://th.bing.com/th/id/R.c543c76be1a90f07857d5885e536073
8?rik=nJnMEo
%2fkvLNiEg&pid=ImgRaw&r=0&exph=1000&expw=1500&q=lạm+phát&simid
=608005753945397673&form=IRPRST&ck=322025CD55C71915C9139B08CC9
56CC1&selectedindex=9&ajaxhist=0&ajaxserp=0&vt=0&sim=11&adlt=demote&
shtp=GetUrl&shid=597280d4-fbde-401e-9b02-
011a60bdb97e&shtk=bOG6oW0gcGjDoXQgLSBWTlJlcG9ydA%3D
%3D&shdk=VMOsbSB0aOG6pXkgdHLDqm4gQmluZyB04burIHZucmVwb3J0L
nZu&shhk=XgH5a8Ycbtt61LRrJ8gLYRjHxBtFUibbVqN7x16wC9I
%3D&shth=OIP.xUPHa-GpDweFfViF5TYHOAHaE8

https://www.bing.com/images/search?
view=detailV2&ccid=Zw6GevGj&id=15E19F92A2ABC1B95F5C131E5BC1EE4
F9BB6A65E&thid=OIP.Zw6GevGjHlPuMemTIE02CgHaE8&mediaurl=https://th.

59
bing.com/th/id/R.670e867af1a31e53ee31e993204d360a?
rik=Xqa2m0%2fuwVseEw&riu=http%3a%2f%2fcafebiz.cafebizcdn.vn%2fk
%3athumb_w%2f640%2f2016%2fviet-nam-dat-ky-luc-lam-phat-trong-khu-vuc-3-
1471519045103%2fhihoavietnamthuongdoilamphatlaytangtruongvadakhongitland
oiquada.jpg&ehk=5ls2BgPE4B8ocWsjI1bFiqJJeeWLpyNF9w69in8btmA
%3d&risl=&pid=ImgRaw&r=0&exph=427&expw=640&q=lạm+phát+việt+nam+
vŕo+những+năm+1986&simid=608039572516188842&form=IRPRST&ck=550C
478E0FA6AF35B41574521377C20E&selectedindex=9&adlt=demote&shtp=GetU
rl&shid=c0d8e785-7946-43c5-a990-
db33e99d3b19&shtk=W0jDrSBo4buNYV0gVmnhu4d0IE5hbSB0aMaw4budbmc
gxJHhu5VpIGzhuqFtIHBow6F0IGzhuqV5IHTEg25nIHRyxrDhu59uZywgdsOgIC
4uLg%3D
%3D&shdk=VMOsbSB0aOG6pXkgdHLDqm4gQmluZyB04burIGNhZmViaXoud
m4%3D&shhk=usCLRian77dI

https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Luat-thue-thu-nhap-doanh-
nghiep-sua-doi-2013-197250.aspx
https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Doanh-nghiep/Cong-van-4064-TCT-CS-gia-
han-nop-thue-theo-Thong-tu-83-2012-TT-BTC-151780.aspx
https://luatminhkhue.vn/cong-van-8443-ct-ttht-2012-giam-30--thue-thu-nhap-
doanh-nghiep-nam-2012-ho-chi-minh.aspx
http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?
class_id=1&mode=detail&document_id=162596
http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/nhip-song-tai-chinh/2021-03-24/cong-tac-
tai-chinh-ngan-sach-nha-nuoc-giai-doan-2016-2020-thanh-cong-noi-bat-tu-quyet-
tam-cao-no-luc-lon-101451.aspx
https://dangcongsan.vn/kinh-te/chinh-sach-tai-khoa-gop-phan-hien-thuc-hoa-muc-
tieu-kep-582000.html
https://thebank.vn/blog/19118-chinh-sach-tien-te-la-gi-vai-tro-cua-chinh-sach-tien-
te-doi-voi-nen-kinh-te.html
https://phantichtaichinh.com/muc-tieu-cua-chinh-sach-tien-te/
https://www.gso.gov.vn/wp-content/uploads/2019/03/Chuyen-de-3.pdf
https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2019/07/bao-cao-tinh-hinh-
kinh-te-xa-hoi-nam-2015/
https://vnexpress.net/lam-phat-nam-2015-thap-nhat-trong-15-nam-3332759.html

60

You might also like