You are on page 1of 33

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

KHOA CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU

BỘ MÔN VẬT LIỆU NĂNG LƯỢNG & ỨNG DỤNG

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN

Tên đề tài:

THIẾT KẾ HỆ MÔ PHỎNG ĂN MÒN TRONG


MÔI TRƯỜNG SƯƠNG MUỐI

SVTH: MSSV:

TRẦN NGỌC BÁCH 1710572

NGUYỄN THỊ NGỌC HÀ 1711148

GVHD: TS. VŨ ANH QUANG

Thành Phố Hồ Chí Minh, tháng 1/2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

KHOA CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU

BỘ MÔN VẬT LIỆU NĂNG LƯỢNG & ỨNG DỤNG

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN

Tên đề tài:

THIẾT KẾ HỆ MÔ PHỎNG ĂN MÒN TRONG


MÔI TRƯỜNG SƯƠNG MUỐI

SVTH:

TRẦN NGỌC BÁCH 1710572

NGUYỄN THỊ NGỌC HÀ 1711148

GVHD: TS. VŨ ANH QUANG

i
ii
MỤC LỤC

Danh mục hình ảnh.......................................................................................................iv

Danh mục bảng biểu......................................................................................................v

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU.................................................................................................1

1.1. Đặt vấn đề...............................................................................................................1

1.2. Tình hình nghiên cứu..............................................................................................2

1.3. Mục tiêu của đề tài..................................................................................................3

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT..............................................................................4

2.1. Ăn mòn kim loại.....................................................................................................4

2.1.1. Định nghĩa............................................................................................................4

2.1.2. Phân loại ăn mòn kim loại....................................................................................4

2.1.3. Các dạng ăn mòn..................................................................................................6

2.2 TÍNH CHẤT ĂN MÒN DO KHÔNG KHÍ ẨM....................................................14

2.3. ĂN MÒN KIM LOẠI TRONG NƯỚC MUỐI.....................................................15

2.4. GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG THỬ NGHIỆM SƯƠNG MUỐI.........................16

2.4.1. Một số tiêu chuẩn áp dụng cho thiết bị thử nghiệm sương muối........................16

2.4.2. Cấu tạo...............................................................................................................17

2.4.3. Nguyên lý hoạt động..........................................................................................18

2.4.4. Một số sản phẩm thương mại.............................................................................19

CHƯƠNG 3: KẾ HOẠCH THỰC NGHIỆM..............................................................22

Tài liệu tham khảo........................................................................................................vi

iii
DANH MỤC HÌNH

Hình 2. 1: Các giai đoạn phản ứng của cơ chế ăn mòn điện hóa. ..................................5

Hình 2. 2: Các dạng ăn mòn trên kim loại. ...................................................................6

Hình 2. 3: Chi tiết kim loại bị ăn mòn đều (Nguồn: nace.org)...................................... 7

Hình 2. 4: Ăn mòn Galvanic (Nguồn: quora.com)........................................................ 8

Hình 2. 5: Hình dạng ăn mòn lỗ trên vật liệu. ...............................................................9

Hình 2. 6: Cơ chế ăn mòn khe (Nguồn: nace.org)....................................................... 10

Hình 2. 7: Mô tả hình thái ăn mòn khử kẽm. ..............................................................11

Hình 2. 8: Vật liệu bị ăn mòn khử kẽm (a) và ăn mòn graphit (b) ..............................11

Hình 2. 9: Ăn mòn trên đường biên hạt (Nguồn: researchgate.net). ............................12

Hình 2. 10: Ăn mòn do mài mòn trên chân vịt tàu thủy (Nguồn: nanoprotech.vn). ....13

Hình 2. 11: Bề mặt kim loại bị nứt do ứng suất gây nên .............................................14

Hình 2. 12: Cấu tạo hệ thống tủ phun sương muối. .....................................................17

Hình 2. 13: Tủ phun sương muối Cofomegra .............................................................19

Hình 2. 14: Tủ phun sương muối Visiontec................................................................ 20

Hình 2. 15: Thiết bị tủ phun sương muối QC–711L ...................................................21

iv
DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 So sánh các tiêu chuẩn của thiết bị thử nghiệm sương muối.....................16

Bảng 2.2 Thông số kỹ thuật của tủ phun sương muối Cofomegra...........................19

Bảng 2.3 Thông số kỹ thuật của bồn phối trộn........................................................18

Bảng 3.1 Dự kiến các nội dung công việc cần thực hiện..........................................22

Bảng 3.2 Đề xuất thời gian hoàn thành thành khóa luận..........................................24

v
Chương 1

MỞ ĐẦU

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong bối cảnh thế giới còn chịu ảnh hưởng lớn do dịch bệnh và biến đổi khí hậu thì
tình hình phát triển của nền kinh tế Việt Nam không chỉ đứng vững mà còn cho thấy nhiều
dấu hiệu tích cực. Theo Ngân hàng Thế giới, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm
2020 đạt 2.9%, qua đó đưa Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng
nhanh nhất Thế giới [1]. Sự phát triển của nền kinh tế của Việt Nam trong năm qua không
chỉ nhờ vào các chính sách định hướng và quản lý của nhà nước cũng như nguồn tài nguyên
thiên nhiên mà còn là kết quả của quá trình quan tâm và đầu tư lớn đến cơ sở hạ tầng, đường
xá, công trình… các hệ thống máy móc thiết bị hiện đại phục vụ sản xuất. Trong đó, vật liệu
kim loại với các tính chất ưu việt hơn các loại vật liệu khác đã được sử dụng rất nhiều trong
các lĩnh vực của đời sống và sản xuất. Tuy nhiên, đi kèm với những tính năng ưu việt như
khả năng dẫn điện, dẫn nhiệt, độ bền cơ học cao, độ bền nhiệt cao… thì vật liệu kim loại rất
dễ bị suy giảm tính chất do ăn mòn gây ra. Sự ăn mòn kim loại là nguyên nhân làm thay đổi
tính chất của sản phẩm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ tính cũng như tuổi thọ của
công trình, thiết bị. Ăn mòn kim loại gây tổn thất lớn cho nền kinh tế, ước chừng khoảng
15% tổng lượng thép sử dụng trên thế giới bị phá hủy do ăn mòn. Với hơn 80% lượng kim
loại, thiết bị, công trình được khai thác, sử dụng trong môi trường không khí, thiệt hại kinh
tế do ăn mòn và phá hủy vật liệu trong môi trường là một con số khổng lồ, lên đến hàng
nghìn tỷ USD/năm. Từ những năm 70 của thế kỷ trước tổn thất ăn mòn hàng năm ở Mỹ là
300 tỷ USD (1994), Đức – 117 tỷ DM (1994), Canada – 10 tỷ USD (1979)... Tại hội nghị
Corrosion 2016 ở Vancouver, NACE International đã công bố nghiên cứu “Các biện pháp
quốc tế về phòng ngừa, ứng dụng và kinh tế của công nghệ ăn mòn (IMPACT)”, trong đó
ước tính chi phí ăn mòn toàn cầu là 2,5 nghìn tỷ USD, tương đương 3,4% tổng sản phẩm
quốc nội toàn cầu (GDP) [2]. Quá trình ăn mòn không chỉ gây tổn thất về kinh tế mà còn
gây ô nhiễm môi trường do các sản phẩm ăn mòn hoặc các vật liệu bảo vệ bị phá hủy và rửa

Trang 1 / 36
SVTH: Trần Ngọc Bách và Nguyễn Thị Ngọc Hà

trôi theo mưa, bị hòa tan và ngấm và đất, nước... gây tác hại đến môi trường sinh thái và sức
khỏe con người. Không chỉ vậy, sự ăn mòn hay suy giảm vật liệu còn dẫn đến sự hỏng hóc,
nứt gãy chi tiết thiết bị, nhẹ thì làm đình trệ sản xuất, thay thế; nặng thì gây nên sự cố, tai
nạn thảm khốc, gây tổn hao về người và của.

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều. Độ ẩm
không khí trung bình trên dưới 80%, lượng mưa trung bình hàng năm từ 1500 đến 2000 mm
[3]. Lượng mưa lớn là một yếu tố góp phần tăng độ ẩm không khí và gia tốc ăn mòn. Ngoài
ra, Việt Nam là một quốc gia giáp biển với hơn 3000 km đường bờ biển. Môi trường biển
với nồng độ muối trong không khi cao góp phần làm gia tăng quá trình ăn mòn kim loại ở
nước ta. Bên cạnh đó, Việt Nam là nước đang phát triển với tốc độ công nghiệp hóa cao
khiến cho không khí bị ô nhiễm. Do đó, ăn mòn kim loại có rất nhiều cơ sở để phát triển và
gây ra nhiều những thiệt hại làm tổn thất đến kinh tế ở nước ta là không hề nhỏ [4]. Chính vì
vậy, vấn đề được đặt ra ở đây là cần phải đẩy mạnh nghiên cứu cơ chế chống ăn mòn và các
phương pháp bảo vệ chống ăn mòn dưới tác động của điều kiện tự nhiên nhất là ăn mòn do
độ ẩm không khí gây ra. Nghiên cứu về đề tài “Thiết kế hệ thống mô phỏng ăn mòn trong
môi trường sương muối” chính là chìa khóa giúp giải quyết những khó khăn bất cập, cũng
như đưa ra các nhận định thực tế và chính xác hơn cho quá trình nghiên cứu ăn mòn kim
loại.

1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Nhận thấy tác động nghiêm trọng của ăn mòn kim loại lên nền kinh tế, các quốc gia
phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Đức... đã từ lâu tập trung nghiên
cứu và phát minh ra các phương pháp, sản phẩm chuyên dụng chống ăn mòn kim loại. Các
hệ thống mô phỏng cũng được nghiên cứu và sử dụng như một công cụ hỗ trợ tuyệt vời giúp
khảo sát hiệu quả cơ chế của các quá trình ăn mòn. Một số thiết bị giả lập môi trường được
thương mại hóa và có thể dễ dàng tiếp cận được.

Tại nước ta, các đề tài nghiên cứu về ăn mòn, các hệ thống thử nghiệm được quan tâm
và đầu tư từ lâu. Các nhà khoa học đã nghiên cứu về cơ chế ăn mòn, phương pháp chống ăn
mòn của thép và các hợp kim ở các điều kiện môi trường thực tế khác nhau. Nhóm nghiên
cứu Lê Thị Hồng Liên công bố nghiên cứu về ăn mòn và phá hủy vật liệu trong môi trường
nhiệt đới Việt Nam [5]; Luận án Tiến sỹ Khoa học Kỹ thuật với đề tài Nghiên cứu ăn mòn

Trang 2 / 36
SVTH: Trần Ngọc Bách và Nguyễn Thị Ngọc Hà

của các lớp phủ kẽm trong môi trường khí quyển Việt Nam của PGS. TS Lê Thị Hồng Liên;
Nhóm tác giả Nguyễn Nhị Trự đã khảo sát hàm lượng muối và tốc độ ăn mòn của thép
cacbon trong môi trường khí quyển thành phố Nha Trang [6]...

Quá trình nghiên cứu ăn mòn thường gặp nhiều vấn đề khó khăn trong việc xác định
chính xác tác nhân ăn mòn, tốc độ và hình thái ăn mòn theo thời gian... Hệ thống mô phỏng
ăn mòn có thể giúp quan sát, nghiên cứu các hiện tượng ăn mòn xảy ra, khống chế một hoặc
một vài tác nhân ăn mòn ngoài thực tế, đồng thời có khả năng dự báo kết quả thử nghiệm
thực tế dài hạn... giúp định hướng và điều chỉnh nghiên cứu phù hợp, rút ngắn thời gian thử
nghiệm. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng, vật liệu nhất là vật liệu kim loại phục
vụ xây dựng, và trong lĩnh vực sản xuất sơn bảo vệ, sơn chống ăn mòn... là những đơn vị có
như cầu rất lớn trong việc sử dụng các hệ mô phỏng và giả lập ăn mòn để đánh giá sản phẩm
mới, xác định độ bền, tuổi thọ sản phẩm... từ đó đưa ra các kết luận về chất lượng của sản
phẩm.

1.3. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

Nhằm giải quyết và nâng cao khả năng khảo sát ăn mòn trong điều kiện thực tế, mục
tiêu của đề tài “Thiết kế hệ thống mô phỏng ăn mòn trong môi trường sương muối” cụ
thể là:

 Thiết kế hệ đáp ứng được những yêu cầu kỹ thuật của hệ thống mô phỏng ăn mòn.
Hệ có tính ứng dựng cao, phù hợp với nhiều tiêu chuẩn thử nghiệm

 Sử dụng được cho nhiều loại mẫu đa dạng về hình dáng, kích thước đáp ứng quy mô
khảo sát trong phòng thí nghiệm cũng như trong công nghiệp.

 Thử nghiệm khả năng hoạt động của hệ thông qua vận hành trên một vài loại mẫu
thử trong các khoảng thời gian thử nghiệm.

Trang 3 / 36
Chương 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. ĂN MÒN KIM LOẠI

2.1.1. Định nghĩa [7]

Ăn mòn kim loại là một quá trình xảy ra các phản ứng oxi hóa khử trên mặt giới hạn
tiếp xúc giữa kim loại và môi trường chất điện li, nó gắn liền với sự chuyển kim loại thành
ion kim loại đồng thời kèm theo sự khử một thành phần môi trường và sinh ra dòng điện .

Theo ISO 8044:2012 [8] ăn mòn kim loại là tương tác hóa lý giữa kim loại và môi
trường gây nên sự biến đổi tính chất kim loại và có thể dẫn đến sự suy giảm đáng kể chức
năng kim loại, môi trường hay hệ thống kỹ thuật mà chúng cấu thành.

Định nghĩa thông dụng: Ăn mòn là quá trình tự nhiên làm biến đổi kim loại thành
dạng bền vững hơn (oxit, hydroxit); là quá trình phá hủy vật liệu (thường là kim loại) do
phản ứng hóa học với môi trường.

2.1.2. Phân loại ăn mòn kim loại [7]

Ăn mòn kim loại thường được phân chia dựa trên các yếu tố: môi trường ăn mòn, cơ
chế ăn mòn, hình thái ăn mòn. Dựa trên cơ chế, ăn mòn được phân làm hai loại: ăn mòn hóa
học và ăn mòn điện hóa.

a) Ăn mòn hóa học

Ăn mòn hóa học là dạng ăn mòn xảy ra trong môi trường không dẫn điện, phá hủy
kim loại bằng phản ứng hóa học dị pha. Ăn mòn hóa học có thể chia làm hai loại là: ăn mòn
khí do tương tác của khí (O2, H2, Cl2...) với kim loại ở nhiệt độ cao và ăn mòn hóa học của
kim loại trong môi trường chất lỏng không dẫn điện (do tương tác giữa kim loại với các
dung môi hữu cơ không phân cực hoặc kém phân cực như xăng, dầu, chất béo, dung môi có
vòng benzen...).

Trang 4 / 36
SVTH: Trần Ngọc Bách và Nguyễn Thị Ngọc Hà

Trong quá trình ăn mòn hóa học không xuất hiện dòng điện, hai quá trình oxi hóa và
khử cùng xảy ra tại một vị trí cùng một giai đoạn và sản phẩm tạo thành trực tiếp trong vùng
phản ứng trên giao diện kim loại – môi trường.

Cơ chế của ăn mòn hóa học:

Ở nhiệt độ cao, phản ứng oxy hóa kim loại M xảy ra như sau:

xM + ½ y O2 → MxOy

xM + y H2O → MxOy +yH2

Trong quá trình oxi hóa kim loại M còn xuất hiện hiện tượng giòn hydro do carbon
tạo ra carbide:

xM + y CO2 → MxOy + yCO

xM + y CO → MxOy +yC

b) Ăn mòn điện hóa

Ăn mòn điện hóa là quá trình tương tác của bề mặt kim loại với môi trường xung
quanh trong dung môi dẫn điện (nước, dung dịch, màng ẩm bề mặt...), tuân theo các quy
luật của động học điện hóa. Ăn mòn điện hóa học xảy ra kèm theo sự xuất hiện dòng điện
hóa học, bề mặt kim loại hình thành vùng anode và vùng cathode.

Ăn mòn điện hóa là dạng ăn mòn nguy hiểm phổ biến trong trong sản xuất và đời
sống với tốc độ ăn mòn rất cao.

Hình 2. 1: Các giai đoạn phản ứng của cơ chế ăn mòn điện hóa.

Trang 5 / 36
SVTH: Trần Ngọc Bách và Nguyễn Thị Ngọc Hà

Cơ chế ăn mòn điện hóa được biểu diễn qua các giai đoạn như hình 2.1.

 Giai đoạn I: Chất oxi hóa khuếch tán từ dung dịch đến bề mặt của điện cực do chênh
lệch nồng độ;
 Giai đoạn II: Chất oxi hóa ở sát bề mặt điện cực trao đổi điện tử với điện cực tạo
thành chất khử – giai đoạn chuyển điện tích;
 Giai đoạn III: Chất khử tích tụ ở bề mặt điện cực khuếch tán vào trong lòng dung
dịch.

2.1.3. Các dạng ăn mòn [7]

Hình 2. 2: Các dạng ăn mòn trên kim loại.

a) Ăn mòn đều:

Ăn mòn đều là dạng ăn mòn xảy ra đồng đều trên một diện tích khá lớn của bề mặt
kim loại, sự ăn mòn đều có thể bị thay đổi khi bề mặt kim loại chuyển từ thụ động sang hoạt
động do ảnh hưởng cơ hoặc sự thay đổi hóa học trong môi trường. Lớp sản phẩm ăn mòn
thường mỏng và bám đều lên bề mặt. Ăn mòn đều ít gây thiệt hại do có thể dự đoán được
khi thiết kế thiết bị.

Trang 6 / 36
SVTH: Trần Ngọc Bách và Nguyễn Thị Ngọc Hà

Hình 2. 3: Chi tiết kim loại bị ăn mòn đều (Nguồn: nace.org).

b) Ăn mòn Galvanic:

Ăn mòn Galvanic hay còn gọi là ăn mòn tiếp xúc là trường hợp ăn mòn xảy ra do hai
kim loại hoặc hợp kim có điện thế khác nhau tiếp xúc với nhau trong môi trường điện li.
Trong đó, kim loại có thế điện cực âm hơn sẽ đóng vai trò là cực dương, bị ăn mòn nhanh
hơn kim loại có thế điện cực dương hơn.

Trang 7 / 36
SVTH: Trần Ngọc Bách và Nguyễn Thị Ngọc Hà

Hình 2. 4: Ăn mòn Galvanic (Nguồn: quora.com).

c) Ăn mòn lỗ:

Ăn mòn lỗ là ăn mòn cục bộ tạo thành các lỗ xuất hiện trên diện tích rất nhỏ với tốc
độ rất lớn. Các lỗ phát triển từ bề mặt xuyên sâu vào lòng kim loại. Đây là dạng ăn mòn khó
phát hiện do lượng kim loại mất đi không đáng kể nhưng tốc độ rất nhanh. Ăn mòn lỗ cũng
là nguyên nhân gây ra ăn mòn ứng lực làm xuất hiện các vết nứt và gẫy đứt vật liệu.

Quá trình ăn mòn lỗ xảy ra gồm quá trình oxy hóa bên trong lỗ và quá trình khử bên
ngoài bề mặt lỗ, các lỗ xuất hiện trên các vết trầy xước, khuyết tật bề mặt. Ăn mòn lỗ xảy ra
trên hầu hết vật liệu đặc biệt là thép dụng cụ, đồng và hợp kim đồng, lớp phủ kẽm...

Các lỗ ăn mòn phát triển theo những hình dạng khác nhau, rất khó quan sát từ bề mặt
mang lại nguy cơ hư hỏng vật liệu rất lớn. Đây là kiểu ăn mòn nguy hiểm nhất cho các kết
cấu xây dựng kín như đường ống và các máy sản xuất hóa chất.

Trang 8 / 36
SVTH: Trần Ngọc Bách và Nguyễn Thị Ngọc Hà

Hình 2. 5: Hình dạng ăn mòn lỗ trên vật liệu.

d) Ăn mòn khe:

Ăn mòn khe là ăn mòn cục bộ xay ra mãnh liệt trong các khe do cấu tạo của các chi
tiết thiết bị. Các khe phải đủ rộng để dung dịch có thể thâm nhập nhưng phải đủ hẹp để dung
dịch đọng lại. Ví dụ như các mối đinh tán, giữa bulong và miếng đệm…

Trang 9 / 36
SVTH: Trần Ngọc Bách và Nguyễn Thị Ngọc Hà

Hình 2. 6: Cơ chế ăn mòn khe (Nguồn: nace.org).

Nguyên nhân xảy ra ăn mòn khe là do sự chênh lệch nồng độ giữa các vùng trên tấm
kim loại trong dung dịch điện giải thiếu oxy hòa tan. Quá trình ăn mòn xảy ra ở vùng có
nồng độ thấp hơn.

e) Ăn mòn chọn lọc:

Ăn mòn chọn lọc là sự oxi hóa một thành phần của hợp kim và thường tạo ra một cấu
trúc kim loại xốp. Hai dạng ăn mòn chọn lọc điển hình nhất, làm suy giảm và hư hỏng cấu
trúc vật liệu là ăn mòn là “khử kẽm – dezincification và ăn mòn graphit – graphitization
corrosion.

Ăn mòn khử kẽm thường gặp trong đồng thau hoặc các hợp kim đồng-kẽm chứa hơn
15% kẽm, ăn mòn khử kẽm xảy ra khi có mặt hơi ẩm và oxi. Khi đó,cả đồng và kẽm đều tan
vào dung dịch nhưng đồng kết tủa còn kẽm ở lại dung dịch. Vật liệu trở nên xốp, giàu đồng,
cơ tính giảm và chuyển từ màu vàng thau sang màu đỏ.

Trang 10 / 36
SVTH: Trần Ngọc Bách và Nguyễn Thị Ngọc Hà

Hình 2. 7: Mô tả hình thái ăn mòn khử kẽm.

Ăn mòn graphit xảy ra đối với gang xám khi nguyên tử sắt bị loại bỏ chỉ còn lại các
hạt graphit và lớp bề mặt có thể cắt dễ dàng. Lúc này, gang bị mất sức bền và tính chất vốn
có của nó. Sự graphit hóa xảy ra chậm, trong môi trường ăn mòn mạnh thì toàn bộ bề mặt
gang xám bị ăn mòn đều.

Tổn hại do ăn mòn chọn lọc rất nguy hiểm, làm giảm cơ tính vât liệu, gây đứt gẫy chi
tiết, công trình. Vì ăn mòn chọn lọc diễn ra từ từ nên kim loại bị ăn mòn trở nên dòn, dễ
bong tróc, dễ vỡ.

Hình 2. 8: Vật liệu bị ăn mòn khử kẽm (a) và ăn mòn graphit (b)

(Nguồn: nace.org).

Trang 11 / 36
SVTH: Trần Ngọc Bách và Nguyễn Thị Ngọc Hà

f) Ăn mòn tinh giới:

Ăn mòn tinh giới hay còn gọi là ăn mòn biên hạt xảy ra do sự hòa tan lựa chọn của
những pha khác nhau dọc theo biên hạt.

Kiểu ăn mòn này thường xảy ra đối với thép không gỉ tại pha cacbit trên biên hạt và
ăn mòn tách lớp đối với kim loại nhôm. Ăn mòn tinh giới rất khó để phát hiện sớm vì sự tổn
hao vật liệu ít nhưng biên hạt bị yếu dần làm cho cơ tính vật liệu bị giảm.

Hình 2. 9: Ăn mòn trên đường biên hạt (Nguồn: researchgate.net).

g) Ăn mòn do mài mòn:

Ăn mòn mài mòn là sự phá hủy kim loại do bề mặt kim loại tiếp xúc với dòng chảy ở
tốc độ cao. Đặc điểm bên ngoài của ăn mòn mài mòn là có xuất hiện các rãnh, vết xước có
hướng trên bề mặt kim loại. Dạng ăn mòn này phổ biến trên các vật liệu mềm như đồng,
nhôm, kẽm… Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến ăn mòn mài mòn như:

-Ảnh hưởng của màng bề mặt

-Ảnh hướng của tốc độ dòng chảy

-Ảnh hướng của dòng chảy xoáy

-Do bản chất kim loại hoặc hợp kim

Trang 12 / 36
SVTH: Trần Ngọc Bách và Nguyễn Thị Ngọc Hà

Ăn mòn - mài mòn được chia thành hai dạng là ăn mòn mài mòn do dòng chảy và ăn
mòn mài mòn do đọng bọt khí.

Hình 2. 10: Ăn mòn do mài mòn trên chân vịt tàu thủy (Nguồn: nanoprotech.vn).

h) Ăn mòn do ứng suất:

Ăn mòn ứng suất là sự gẫy do sự tác động kết hợp của ứng suất kéo và môi trường ăn
mòn lên vật liệu đặc biệt trong điều kiện nhiệt độ cao.

Ăn mòn ứng suất rất nguy hiểm vì nó xảy ra âm ỉ bên trong kim loại và khó phát hiện.
Nhưng khi sự ăn mòn có thể thấy được thì quá trình ăn mòn sẽ xảy ra rất nhanh.

Hầu hết các thiết bị công nghiệp hoặc các chi tiết công trình bị chịu tải trọng lớn đều
xày ra ứng suất kéo hoặc ứng suất dư, bên cạnh đó kết hợp với điều kiện ăn mòn từ môi
trường sẽ gây ra ăn mòn ứng suất gây ra nhiều sự cố thảm khóc như đổ vỡ thiết bị, sập công
trình,… Ăn mòn ứng suất có thể bắt đầu từ đáy các lỗ ăn mòn trong điều kiện khắc nghiệt,
còn trong điều kiện ổn định sẽ bắt đầu từ vị trí ăn mòn khe.

Trong thực tế, bằng mắt thường ta có thể nhìn thấy được vết nứt ăn mòn ứng suất có
hình nhánh cây do sự lan truyền vết nứt theo biên hạt hoặc xuyên hạt tùy vào điều kiện môi
trường. Hình ảnh bề mặt kim loại bị gãy, nứt quan sát được trên kính hiển vi điện tử quét.

Trang 13 / 36
SVTH: Trần Ngọc Bách và Nguyễn Thị Ngọc Hà

Hình 2. 11: Bề mặt kim loại bị nứt do ứng suất gây nên

(Nguồn: researchgate.net).

2.2. TÍNH CHẤT ĂN MÒN DO KHÔNG KHÍ ẨM [9]

Thời gian lưu ẩm và độ ẩm không khí là những yếu tố cần quan tâm nhất trong nghiên
cứu ăn mòn điện hóa. Thời gian lưu ẩm (Time of Wetness – TOW) là khái niệm được sử
dụng rất phổ biến trong nghiên cứu ăn mòn kim loại. TOW được tính là thời gian mà trên bề
mặt kim loại tồn tại một màng dung dịch điện ly đủ mỏng – đủ ướt để cho các pin ăn mòn
hoạt động và quá trình ăn mòn kim loại xảy ra.

Theo ISO 9223, TOW được định nghĩa là khoảng thời gian mà không khí có nhiệt độ
> 0 ºC và độ ẩm tương đối RH > 80%, khi đố sự ngưng tụ bắt đầu, đó chính là điều kiện để
quá trình ăn mòn xảy ra ngay cả trong khí quyển sạch.

Trang 14 / 36
SVTH: Trần Ngọc Bách và Nguyễn Thị Ngọc Hà

Khi RH > 90% và T < 25 ºC có thể quan sát được ẩm ngưng tụ trên bề mặt kim loại.
TOW được sử dụng như một thông số khí hậu chính để giải thích quá trình ăn mòn kim loại
trong điều kiện môi trường khí quyển. Khi lớp ẩm hấp phụ mỏng hơn tạo thành bởi những
sự ngưng tụ ẩm đầu tiên sẽ dễ dàng bão hòa oxi, do đó tốc độ ăn mòn kim loại trong trường
hợp này sẽ lớn hơn so với trường hợp trên bề mặt kim loại tạo thành một lớp màng mỏng ở
RH cao hơn.

Trên thực tế, khi không khí bị ô nhiễm hoặc trong không khí biển thì quá trình sa lắng
các tạp chất hút ẩm trên bề mặt kim loại như SO x, NOx, NaCl, MgCl2, MgSO4... giá trị độ
ẩm tới hạn sẽ giảm xuống, khi đó ăn mòn kim loại xảy ra thậm chí cả khi độ ẩm tương đối
của không khí chỉ khoảng 40 –50% [5.2].

Thời gian lưu ẩm có quan hệ chặt chẽ tới nhiệt độ và độ ẩm tương đối của không khí,
TOW tăng tỷ lệ thuận với RH, tuy nhiên nó phụ thuộc vào nhiệt độ theo hai chiều khác
nhau: TOW tăng theo nhiệt độ đến khoảng 9 – 10 ºC, ở nhiệt độ cao hơn, giá trị của TOW
giảm do độ ẩm tương đối giảm cùng với sự tăng nhiệt độ [5.3].

So với nhiệt độ thì ảnh hưởng của độ ẩm tương đối của không khí đến TOW đơn giản
hơn, ở nhiệt độ > 0 ºC sự tăng RH làm tăng TOW, ở vùng nhiệt độ âm, RH không ảnh
hưởng đến TOW.

2.3. ĂN MÒN KIM LOẠI TRONG NƯỚC MUỐI [10]

Các tiêu chí ảnh hưởng lớn đến quá trình ăn mòn kim loại trong môi trường sương
muối là độ dẫn điện, độ mặn của nước muối, nhiệt độ, độ pH của dung dịch nước muối…

Độ dẫn điện được định nghĩa là khả năng tạo thành dòng điện tích trong dung dịch.
Dung dịch nước muối có khả năng dẫn điện do các thành phần của nước muối có chứa ion
Cl- và ion Na+. Sự tồn tại của các ion này tương tự các điện tích tự do và linh động tham gia
vào quá trình dẫn điện. Đơn vị đo độ dẫn thường là micro siemen (µS) với Siemen chính là
nghịch đảo của Ohm.

Độ mặn (được ký hiệu là S‰) được định nghĩa là tổng khối lượng của chất rắn hòa
tan, tính theo gram chứa trong 1 kilogram của dung dịch nước muối. Độ mặn trung bình của
nước biển là 3.5% với thành phần chủ yếu là muối NaCl.

Trang 15 / 36
SVTH: Trần Ngọc Bách và Nguyễn Thị Ngọc Hà

Khi nhiệt độ tăng có thể làm tăng hoặc giảm tốc độ ăn mòn kim loại do hai hiệu ứng
trái ngược nhau: nhiệt độ tăng làm tăng tốc các phản ứng điện hóa dẫn đến tốc độ ăn mòn
tăng, làm tách các khí hòa tan đặc biệt là oxy ra khỏi môi trường và xúc tiến quá trình ngưng
tụ tạo thành lớp muối bám trên bề mặt vật liệu gây cản trở ăn mòn.

Sự thay đổi của pH trong dung dịch nước muối tác động đến sự tạo thành muối trên bề
mặt vật liệu ảnh hưởng đến quá trình ăn mòn.

2.4. GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG THỬ NGHIỆM SƯƠNG MUỐI

Các sản phẩm tủ sương muối thử nghiệm ăn mòn là thiết bị kiểm tra, đánh giá khả
năng chống ăn mòn của vật liệu, qua đó giúp đơn vị sản xuất lựa chọn được vật liệu và cách
thức bảo vệ tối ưu.

2.4.1. Một số tiêu chuẩn áp dụng cho thiết bị thử nghiệm sương muối [11] [12] [13]
[14] [15] [16]

Tùy theo từng điều kiện khảo sát và nghiên cứu ăn mòn kim loại khác nhau mà các
tiêu chuẩn được áp dụng cho các thiết bị hệ thống thử nghiệm sương muối trong ăn mòn
kim loại là không giống nhau. Một số tiêu chuẩn nổi bật như ASTM B117, B287, B368;
ISO 9227; TCVN 8792:2011; IEC 60028-2-11KA…

Tiêu chuẩn kiểm tra ăn mòn: sương muối chua (CASS, pH: 3.0 ~ 3.2), sương muối
trung tính (NSS, pH: 6.5 ~ 7.2).

Bảng 2.1: So sánh các tiêu chuẩn của thiết bị thử nghiệm sương muối

Tiêu chuẩn ASTM B117 ASTM B287 ASTM B368

Điều kiện
Loại muối Natri clorua với Muối axit acetic Natri clorua và
tổng tạp chất đồng clorua
không quá 0,3%
khối lượng
Nồng độ dung 5±1% Natri clorua 5%
dịch muối về khối lượng và
thêm 0,25g đồng
clorua vào mỗi lít

Trang 16 / 36
SVTH: Trần Ngọc Bách và Nguyễn Thị Ngọc Hà

dung dịch muối


Độ pH của dung 6,5-7,2 3,1-3,3 3,1-3,3
dịch muối
Nhiệt độ buồng 25±2 25±2 25±2
phun (°C)
Thời gian trong Là bội số của 24 22
buồng phun (h) giờ
2.4.2. Cấu tạo [17]

Cấu tạo của một hệ thống tủ thử nghiệm sương muối cơ bản như hình 2.12

Hình 2. 12: Cấu tạo hệ thống tủ phun sương muối.

Trong đó, các chi tiết bao gồm:

- Spray device: thiết bị phun

- Spray chamber: Buồng phun

- Test specimen: mẫu thử

- Venilation device: thiết bị thông gió

- Test specimen holder: Giá đỡ mẫu thử

- Spray liquid collection container: buồng chứa chất lỏng

- Testing salt water reservoir: Bồn kiểm tra nước muối

Trang 17 / 36
SVTH: Trần Ngọc Bách và Nguyễn Thị Ngọc Hà

- Spray chamber heater: Bộ gia nhiệt buồng phun

- Water tank: Bể nước

- Water drain: Ống thoát nước

- Salt water supply tank: bể cung cấp nước muối

- Temperature indicator: đồng hồ đo nhiệt độ

- Temperature controller: thiết bị điều khiển nhiệt độ

- Pressure gauge: đồng hồ đo áp suất

- Air purifier: máy lọc không khí

- Air saturator: Máy bão hòa không khí

- Temperature sensor: cảm biến nhiệt độ

- Mist generation regulator: Bộ điều chỉnh tạo sương mù

- Spray nozzle: Vòi phun

- Testing salt water supply port: Bộ kiểm tra cổng cấp nước muối

2.4.3. Nguyên lý hoạt động

Trong buồng thử nghiệm, nhiệt độ được duy trì cố định, dung dịch nước muối được
phun thành dạng sương dưới tác dụng của khí nén với lượng nhất định. Mẫu được sắp xếp
trên các thanh chắn ngang trong buồng thử nghiệm, mẫu được phun bề mặt, sau đó để khô.
Quan sát, kết luận.

2.4.4. Một số sản phẩm thương mại

a) Tủ phun sương muối Cofomegra [18] – hình 2.13: Tủ phun sương muối Cofomegra
cho phép thực hiện các phép thử sau: thử ăn mòn sương muối, thử ăn mòn ngưng tụ, thử ăn
mòn tuần tự (cyclic corrosion test). Tủ phun sương muối Cofomegra đáp ứng hầu hết các
tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế về thử nghiệm ăn mòn như ISO 9227 AASS và CASS.

Trang 18 / 36
SVTH: Trần Ngọc Bách và Nguyễn Thị Ngọc Hà

Hình 2. 13: Tủ phun sương muối Cofomegra


Cấu trúc buồng thử làm bằng nhựa PP dày 10 mm hoặc có thể tùy chọn thêm nhựa
PPS nhằm đáp ứng yêu cầu của CSA. Bảng điều khiển và thiết bị kiểm soát thiết kế ở vị trí
phù hợp. Các thành phần khác được thiết kế sao cho dể tiếp cận và bảo trì nhanh chóng. Các
thông số kỹ thuật của tủ phun sương muối Cofomega bảng 2.2:

Bảng 2.2: Thông số kỹ thuật của tủ phun sương muối Cofomegra

Tiêu chuẩn kỹ thuật Model 600L Model 1000L


Kích thước tổng (W×D×H) 2010×760×1400 mm 2400×1000×1365 mm
Kích thước buồng thử, (W×D×H) 1300×650×700 mm 1690×890×700 mm
Thể tích buồng thử 600 lít 1050 lít
Trọng lượng 300 kg 400 kg
Dung tích buồng chứa muối 130 lít 160 lít
Dòng nước cho tháp tạo ẩm 2 ~ 4 bar, 3 lít/ngày
Nguồn khí nén (qua lọc, không
4 ~ 6 bar, 5 ~ 8 Nm3/giờ
dầu)
Thanh treo mẫu 4 6
Giá để mẫu 3 4
Thang nhiệt độ buồng thử Amb ~ 50 ºC
Thang nhiệt độ tạo ẩm Amb ~ 70 ºC
b) VISIONTEC (Hàn Quốc) [19] – hình 2.14: thiết bị phun sương muối kiểm tra độ
ăn mòn với kích thước nhỏ, dễ di chuyển. Đáp ứng các tiêu chuẩn như KS D9502, JIS Z

Trang 19 / 36
SVTH: Trần Ngọc Bách và Nguyễn Thị Ngọc Hà

2371, ASTM B-117, DIN50 021… Ứng dụng trong ngành sản xuất ô tô, xe máy, hàng
không vũ trụ, kiểm tra lớp phủ bề mặt, lớp mạ, sơm màu vật liệu…

Hình 2. 14: Tủ phun sương muối Visiontec


Tính năng: dựa trên công nghệ đơn khối tiên tiến, buồng phun của tủ sương muối
VISIONTEC được thiết kế nhằm đảm bảo thuận tiện cho công tác vận hành và bảo trì máy.
Bảng điều khiển trên thiết bị được bố trí đảm bảo thuận tiện cho người sử dụng. Khung của
buồng phun được làm bằng vật liệu chống ăn mòn như thép không gỉ SUS 304 và nhựa
PVC hoặc PP được gia công với bề mặt nhẵn bóng nhằm đảm bảo độ bền và diện tích nhỏ
gọn. Phần nóc của buồng phun được làm bằng nhựa trong suốt để đảm bảo dễ dàng quan sát
quá trình thực nghiệm. Thanh và giá đỡ mẫu được làm từ nhựa PVC hoặc PP chịu nhiệt,
chịu ăn mòn cao, đảm bảo độ cứng vững khi đặt mẫu.

c) Tủ thử nghiệm sương muối Cometech (Đài Loan) [20]

Trang 20 / 36
SVTH: Trần Ngọc Bách và Nguyễn Thị Ngọc Hà

Hình 2. 15: Thiết bị tủ phun sương muối QC–711L


Nguyên lý làm việc của thiết bị phun sương muối QC – 711 L: trong buồng thử
nghiệm, tủ phun sương muối sẽ duy trì một nhiệt độ nhất định, sau đó phun nước muối dạng
sương với dung tích 1~2 mm/phút. Mẫu sẽ được đặt nghiêng để đảm bảo được phun hết tất
cả các mặt. Sau đó kiểm tra độ ăn mòn sau khi phun sương muối và để yên một thời gian.

Trang 21 / 36
Chương 3

KẾ HOẠCH THỰC NGHIỆM


Mục tiêu dự kiến của khóa luận lần này là chế tạo hệ thống tủ thử nghiệm sương muối
và khảo sát ăn mòn của mẫu. Sau quá trình tìm hiểu về các tài liệu liên quan đến đề tài cũng
như yêu cầu của giảng viên, chúng em đã đề xuất các công việc cần thực hiện trên bảng 3.1
và bảng 3.2 đề xuất thời gian hoàn thành chi tiết cho từng công việc.

Bảng 3.1: Dự kiến các nội dung công việc cần thực hiện

STT Nội dung Kết quả cần đạt


Nội dung 1 Tìm kiếm tài liệu tham khảo
Công việc 1.1 Tham khảo các tài liệu liên quan đến Danh sách tài liệu tổng hợp,
đề tài như: các tác động của sương phân tích và tổng hợp các tài
muối đến ăn mòn kim loại, các sản liệu. Báo cáo kết quả.
phẩm thử nghiệm sương muối, các
tiêu chuẩn…
Công việc 1.2 Phân tích các số liệu đã được tổng Báo cáo thuyết minh đề tài và
hợp và yêu cầu của đề tài để về loại đề ra mục tiêu cần thực hiện
mẫu, số lượng, kích thước…, xác của đề tài
định các yêu cầu kỹ thuật cơ bản của
hệ thử nghiệm.
Công việc 1.3 Viết tổng quan cho luận văn tốt Hoàn thiện phần tổng quan
nghiệp. của luận văn.
Nội dung 2 Thiết kế hệ thử nghiệm
Công việc 2.1 Thực hiện bản vẽ hệ thử nghiệm, các Các bản vẽ thể hiện được các
bản vẽ chi tiết của các bộ phận. yêu cầu kỹ thuật của hệ thử
nghiệm.
Công việc 2.2 Chọn vật liệu cho từng chi tiết, tiến Hệ thống được hoàn thiện
hành gia công, lắp ráp hệ thử chắc chắn.
nghiệm. Chuẩn bị hóa chất.
Công việc 2.3 Chạy thử mô hình, kiểm tra quy trình Báo cáo lại các lần chạy thử,

Trang 22 / 36
SVTH: Trần Ngọc Bách và Nguyễn Thị Ngọc Hà

vận hành của thiết bị. Nếu có vẫn đề độ ổn định, số lượng mẫu cần
phải khắc phục ngay. chuẩn bị.
Công việc 2.4 Tiến hành chuẩn bị các mục trong Hoàn tất các nội dung liên
phần thực nghiệm của báo cáo. quan đến phần thiết kế, gia
công và hoàn thiện hệ.
Nội dung 3 Vận hành thử nghiệm hệ thống mô
phỏng ăn mòn trong môi trường
sương muối.
Công việc 3.1 Thu thập các thông số ban đầu của Báo cáo kết quả thống kê các
mẫu thử nghiệm (hình thái, khối số liệu.
lượng, độ dày…) trước khi thử
nghiệm để làm cơ sở so sánh.
Công việc 3.2 Chuẩn bị mẫu, xử lý mẫu theo tiêu Đảm bảo các mẫu sau xử lý
chuẩn trước khi tiến hành thí nghiệm. phải tương đương nhau.
Công việc 3.3 Đưa mẫu vào hệ thử nghiệm, sau số Đưa sản phẩm ăn mòn ra phân
lượng chu kỳ nhất định, mang sản tích và ghi nhận kết quả.
phẩm ra phân tích
Công việc 3.4 Viết các phần thực nghiệm của luận Hoàn thiện phần thực nghiệm
văn tốt nghiệp của luận văn.
Nội dung 4 Đánh giá và biện luận
Công việc 4.1 Tổng hợp tất các số liệu và hình ảnh Báo cáo kết quả số liệu của
đã thu được trong quá trình vận hành các mẫu đã tiến hành thao tác.
thử nghiệm.
Công việc 4.2 Biện luận về kết quả thu được, đưa ra Báo cáo phân tích kết quả và
nhận xét đưa ra nhận xét.
Công việc 4.3 Viết phần kết quả và đánh giá của Hoàn thiện phần kết quả và
luận văn tốt nghiệp. thảo luận của luận văn.
Nội dung 5 Báo cáo tổng kết
Công việc 5.1 Tổng hợp các kết quả đã thu được từ Báo cáo kết quả và kết luận
các nội dung 1,2,3,4. Đưa ra kết luận
về hệ thử nghiệm đã được thiết kế và

Trang 23 / 36
SVTH: Trần Ngọc Bách và Nguyễn Thị Ngọc Hà

quá trình thực nghiệm đánh giá.


Công việc 5.2 Hoàn thiện phần báo cáo khóa luận Báo cáo hoàn chỉnh
tốt nghiệp.
Bảng 3.2: Đề xuất thời gian hoàn thành thành khóa luận

Tuần
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
Nội dung
Nội dung 1 x x x
Công việc 1.1 x
Công việc 1.2 x x
Công việc 1.3 x x x
Nội dung 2 x x x x x
Công việc 2.1 x x
Công việc 2.2 x x x
Công việc 2.3 x
Công việc 2.4 x x
Nội dung 3 x x x x x x
Công việc 3.1 x
Công việc 3.2 x
Công việc 3.3 x x x x x x
Công việc 3.4 x x x x x
Nội dung 4 x x
Công việc 4.1 x x
Công việc 4.2 x x
Công việc 4.3 x
Nội dung 5 x x x
Công việc 5.1 x x x
Công việc 5.2 x x

Trang 24 / 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] World Bank: Tổng Quan về Việt Nam (1/2021)

https://www.worldbank.org/vi/country/vietnam/overview

[2] NACE International: Assessment of the global cost of corrosion (1/2021)

http://impact.nace.org/economic-impact.aspx

[3] Một số thông tin về địa lý Việt Nam, Tổng cục thống kê

[4] Min Du – Corrosion Behavior of a Low-Carbon Steel in Simulated Marine Splash


Zone, Acta Metallurgica 30 (2017) 585–593

[5] T. H. L. Lê – Ăn mòn và phá hủy kim loại trong môi trường nhiệt đới Việt Nam, Tạp
chí Khoa học và Công nghệ 50 (6) (2012) 695-823

[6] B.V. Thảo, V. Đề, N.Q. Tân, N.H. Tân, N.N. Trự – Khảo sát về hàm lượng muối và
tốc độ ăn mòn của thép cacbon trong môi trường khi quyển thành phố Nha Trang.
Science & Technology Development 13 (2010)

[7] T.X. Sén – Ăn mòn và bảo vệ kim loại, NXB Đại học quốc gia Hà Nội (2006)

[8] ISO 8044:2015 – Corrosion of metals and alloys –Basic terms and definitions

[9] Christofer Leygraf, Thomas Graedel – Atmospheric corrosion, A John Wiley and
Sons, Inc., 2000

[10] Trần Thu Thủy – Nghiên cứu sự ăn mòn của thép carbon thấp trong điều kiện giả lập
thủy triều, Đại học Bách Khoa – ĐHQG TPHCM.

[11] ASTM B117 – Salt Fog Testing

[12] ISO 9227:2017 – Corrosion tests in artificial atmospheres – Salt spray tests

[13] ASTM B368 – Standard Test Method for Copper-Accelerated Acetic Acid-Salt Spray
(Fog) Testing (CASS Test)

[14] ASTM B287 – Method of Acetic Acid-Salt Spray (Fog) Testing

[15] TCVN 8792:2011 – Sơn và lớp phủ bảo vệ kim loại – Phương pháp thử mù muối

vi
[16] IEC 60068-2-11:1981 – Basic environmental testing procedures – Part 2-11: Tests –
Test Ka: Salt mist

[17] HUST: Máy phun sương muối, máy phun nước muối hay là máy phun muối ? (1/2021)

https://hust.com.vn/may-phun-suong-muoi-may-phun-nuoc-muoi-hay-la-may-phun-
muoi.html

[18] COFOMEGRA CORROSIONBOX PRODUCT: NSS SALT SPRAT TEST

https://cofomegra.it/corrosionbox-h/

[19] COMETECH: SALT SPRAY TESTER (1/2021)

https://www.cometech.com.tw/temperature-testing-equipment/QC-711ML-2.html

[20] VISION TEC: SALT WATER SPRAY TEST (1/2021)

http://www.visiontec21.co.kr/eng/bbs/board.php?
bo_table=product_eng&sca=salt_water_spray_tester

vii

You might also like