You are on page 1of 3

Đại học Kinh tế quốc dân - NEU

Họ và Tên : Nguyễn Văn Thủy


QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CHIẾN LƯỢC MSV: 11154354
Bài tập cá nhân Quản trị nhân lực 57A
BÀI LÀM

Phần A:

Câu 1: Phân tích vai trò của chiến lược thu hút nguồn nhân lực và quản lý thực hiện
công việc đối với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp theo cách tiếp cận của mô
hình về sự phù hợp (best-fit). Lấy ví dụ minh họa.

Đối với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, thì chiến lược thu hút nguồn nhân lực
là một phần của chiến lược chung của tổ chức và phục vụ định hướng chiến lược của tổ
chức. Dựa vào chiến lược thu hút nguôn nhân lực mà xác định được số lượng và chủng
loại lao động cần thiết để thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh. Từ chiến lược kinh
doanh của doanh nghiệp ta có thể xây dựng được chiến lược nguồn nhân lực. Chiến lược
nguồn nhân lực và quản lí thực hiện công việc phục vụ và hỗ trợ chiến lược kinh doanh.
Mô hình về sự phù hợp (“ Best- Fit”) chỉ ra rằng: Chiến lược nguồn nhân lực phải phù
hợp với chiến lược sản xuất kinh doanh, với môi trường bên trong và bên ngoài của tổ
chức,cần phù hợp với vận dụng linh hoạt được các tình huống và hoàn cảnh.

Quản lý thực hiện công việc là công cụ gắn liền với chiến lược của doanh nghiệp. Nó
cung cấp các công cụ như BSC, KPIs để người lao động thực hiện theo định hướng của
doanh nghiệp. Đánh giá thực hiện công việc sẽ hỗ trợ cho việc nhìn nhận của tổ chức về
người lao động từ đó có chiến lược nhân lực phù hợp để hoàn thiện người lao động theo
mục đích kinh doanh của doanh nghiệp

Ví dụ về chiến lược của công ty CPCN lạnh Nam Phú Thái

- Chiến lược kinh doanh tập trung vào đội ngũ nhân viên kinh doanh phục vụ cho
chiến lược tăng trưởng nhanh của công ty. Kéo theo chiến lược nguồn nhân lực

1
Đại học Kinh tế quốc dân - NEU

phải thu hút đủ số lượng nhân viên kinh doanh đat đủ yêu cầu năng lực đã đề ra để
giúp tổ chức tăng trưởng.
- Áp mục tiệu doanh số và KPIs và BSC của doanh ngiệp, đánh nhân sự trên khía
cạnh lợi ích đem đến cho doanh nghiệp.

Phần B:

Phân tích mối quan hệ giữa phát triển tổ chức, phát triển nguồn nhân lực và quản lý
thực hiện công việc trong quá trình quản lý nhân tài.

Đầu tiên ta cần hiểu các định nghĩa

Phát triển tổ chức là sự thay đổi có hệ thống và có kế hoạch khiến tổ chức hoạt
động hiệu quả hơn để đạt được mục tiêu của tổ chức.

(slide: Phát triển NNL: GV.Hoàng Thị Huệ)

Phát triển nguồn nhân lực là một hệ thống và quy trình bao gồm đào tạo và phát
triển, phát triển sự nghiệp và phát triển tổ chức để nâng cao hiệu quả của cá nhân và tổ
chức.

(slide: Phát triển NNL: GV.Hoàng Thị Huệ)

Quản lý thực hiện công việc là một quá trình gồm các bước từ xác định nội dung,
mục tiêu công việc đến theo dõi, kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện giữa người quản
lý và nhân viên nhằm đảm bảo các nhiệm vụ và mục tiêu công việc thực hiện thành công,
đóng góp vào mục tiêu chung của Công ty.

(Slide: PT&QLTHCV: PGS TS. Phạm Thúy Hương)

Quản trị nhân tài là quá trình tổ chức trong việc tuyển dụng, duy trì và phát triển
đội ngũ nhân viên tài năng và cao cấp nhất có thể.

2
Đại học Kinh tế quốc dân - NEU

Dựa theo khái niệm đã có, chúng ta có thể thấy sự tương tác qua lại giữa những
chức năng phát triển tổ chức, phát triển nguồn nhân lực, quản lý thực hiện công việc đối
với quản lý nân tài.

Thứ nhất, phát triển nhân tài là cơ sở để tạo nên sự phát triển cho tổ chức. Thực tế,
một tổ chức muốn phát triển nhất thiết cần phải có những nhân tài cốt lõi dẫn dắt tổ chức
đi lên. Ngược lại, những định hướng phát triển tổ chức của cán bộ lãnh đạo cấp cao sẽ là
cơ sở cho việc lựa chọn loại nhân tài mà tổ chức cần thu hút, giữ chân và phát triển.

Thứ hai, phát triển nguồn nhân lực đóng góp hệ thống và quy trình được thiết kế ra
để hỗ trợ và thực hện việc phát triển nhân tài. Hơn nữa, quản lý nhân tài làm nòng cốt cho
các chương trình đào tạo, chương trình phát triển cá nhân của tổ chức.

Thứ ba, quản lý thực hiện công việc cung cấp giải pháp hướng dẫn giúp nhân viên
nhân tài làm việc tốt hơn và đánh giá tiềm năng để nhận biết nhân tài. Ngược lại, chiến
lược phát triển nhân tài là một cơ sở để xây dựng chương trình quản lý thực hiện công
việc, xây dựng BSC, KPIs, hệ thống bản mô tả công việc và chứng danh.

You might also like