You are on page 1of 28

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

KHOA NGÔN NGỮ ANH

-----------------------------

TIỂU LUẬN MÔN

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

HÀ NỘI – NĂM 2021

1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

KHOA NGÔN NGỮ ANH

-----------------------------

TÊN ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU TIẾNG LÓNG (SLANG) CỦA HỌC SINH, SINH


VIÊN TRONG TIẾNG VIỆT HIỆN NAY

Họ và tên: Trần Thị Mỹ Lệ

Ngày sinh: 20/08/2001

Mã sinh viên: 19120408

Lớp: TA24.08

Khóa học: Khóa 24

HÀ NỘI – NĂM 2021


MỤC LỤC

A. PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài...................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu............................................................................................1
3. Nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................................................2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................3

B. PHẦN NỘI DUNG...................................................................................................4


CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI..............4
1.1. Khái niệm về tiếng lóng....................................................................................4
1.2. Quá trình phát triển của tiếng "lóng".................................................................5
1.3. Mối quan hệ giữa tiếng lóng với phương ngữ xã hội........................................6
1.4. Phân biệt tiếng lóng với biệt ngữ, từ nghề nghiệp , thuật ngữ, từ địa phương..6
Tiếng lóng với biệt ngữ ...........................................................................10
Tiếng lóng với từ nghề nghiệp.................................................................11
Tiếng lóng với thuật
ngữ..........................................................................11
Tiếng lóng với từ địa phương..................................................................11

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM TIẾNG LÓNG CỦA GIỚI TRẺ....................................8


2.1. Tổng quan về ngôn ngữ của giới trẻ trên các trang mạng điện tử.....................8
BẢNG 2.1 THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG CÁC HÌNH THỨC THỂ HIỆN NGÔN
NGỮ CỦA GIỚI TRẺ........................................................................................8
2.2. Đặc điểm một số hình thức ngôn ngữ giới trẻ...................................................9
2.2.1. Chêm xen Tiếng Anh................................................................................9
2.2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa...............................................................................11
*Về trường nghĩa...............................................................................................16

BẢNG 2.2 PHÂN BỐ TỪ NGỮ TIẾNG ANH THEO NGỮ


NGHĨA...............16

*Về ý nghĩa.........................................................................................................16

2.2.3 Đặc điểm tiếng “ lóng “ của giới trẻ......................................................14


2.2.4. Đặc điểm về kết cấu mới lạ trong ngôn ngữ giới trẻ.............................18

BẢNG 2.3. KẾT CẤU MỚI LẠ CỦA GIỚI TRẺ..............................................23

2.3. Tiểu kết............................................................................................................20

C. PHẦN KẾT LUẬN................................................................................................22

TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................23


A. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài.

Hiện nay, ngôn ngữ rất là phổ biến, nó là phương tiện giao tiếp phổ biến nhất
của con người. Cùng với nó, sự biến đổi về mặt khoa học, văn hóa xã hội, ngôn ngữ
cũng không ngừng biến đổi theo để phục vụ con người. Ngôn ngữ nhằm phục vụ công
tác, chuẩn hóa, giao tiếp. Nhằm phù hợp với từng giai đoạn của xã hội. Trong bối
cảnh hòa nhập hiện nay, một trong những kiểu ngôn ngữ nổi bật là ngôn ngữ giới trẻ.
Nó được gọi là tiếng “ lóng “ . Giới trẻ là một tầng lớp đông đảo trong xã hội, thích
khám phá, nhanh học hỏi với những điều mới, luôn là những người tiên phong những
trào lưu trên mạng xã hội trong đó có ngôn ngữ. Ngôn ngữ giới trẻ Việt Nam hiện
nay đang lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội, nó đang tạo ra hai hướng trái chiều.
Xuất phát từ những thực tiễn này, tôi xin chọn đề tài số 2 này để nghiên cứu về những
ngôn từ “ lóng “ của giới trẻ hiện nay và góp phần làm sáng tỏ những vấn đề về lý
thuyết cũng như những thực tiễn về những từ “ lóng “ mà giới trẻ nhận diện. Nó có
những tác động sâu sắc đến diện mạo của Tiếng Việt trong bối cảnh hòa nhập văn hóa
xã hội mới của các quốc gia, nó cũng làm biến đổi và sự phát triển của Tiếng Việt. Vì
vậy, đây là một trong những nghiên cứu và nhiệm vụ cấp thiết để giáo dục ngôn ngữ
giới trẻ có nhận thức đúng đắn về vấn đề này.

2. Mục đích nghiên cứu.

Nghiên cứu về ngôn ngữ của giới trẻ qua phương tiện truyền thông, qua thực
tiễn mà tôi được chứng kiến nhằm góp phần giải quyết những vấn đề về ngôn ngữ.

1
Về phương diện lý luận, góp phần nghiên cứu, bổ sung lý luận về ngôn ngữ
học ở xã hội Việt Nam hiện nay trong bối cảnh toàn cầu hóa và những tác động của
truyền thông, mạng xã hội. Những vấn đề lựa chọn và cách sử dụng ngôn ngữ của
giới trẻ, sự biến đổi và phát triển của Tiếng Việt trong giai đoạn hiện nay.

Về phương diện thực tiễn, góp phần xây dựng, giữ gìn, bảo vệ Tiếng Việt
trong giai đoạn mới hiện nay, thực hiện chính sách giáo dục ngôn ngữ, đặc biệt là cho
giới trẻ học sinh, sinh viên Việt Nam và định hướng thái độ ngôn ngữ chung cho cộng
đồng.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu.

Bài tiểu luận tập trung giải quyết những vấn đề như sau :

- Khảo sát qua những ngôn ngữ “ lóng “ qua phương tiện truyền thông mạng
xã hội, cụ thể là qua báo mạng điện tử dành cho giới trẻ.
- Mô tả, phân tích rõ đặc điểm của từ “ lóng “ mà giới trẻ ngày này dùng để
giao tiếp xã hội.
- Điều tra, phân tích việc sử dụng ngôn ngữ của giới trẻ, nghiên cứu lý giải sự
lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ.
- Đưa ra những giải pháp về cách sử dụng, đánh giá hiện tượng ngôn ngữ
giới trẻ trong cách sử dụng Tiếng Việt hiện nay.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

- Đối tượng nghiên cứu của luận án là ngôn ngữ từ “ lóng “ của giới trẻ, tiêu
biểu là học sinh, sinh viên Việt Nam.

- Phạm vi nghiên cứu:

2
+ Qua phương tiện truyền thông-internet, tham gia các diễn đàn này phần
đông là giới trẻ nên việc sử dụng tiếng lóng khá phổ biến và có xu hướng ngày
càng tăng.

+ Các bạn sinh viên theo học tại trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà
Nội.

5. Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu, bài tiểu luận chủ yếu sử dụng các phương
pháp nghiên cứu như sau:

- Phương pháp điều tra xã hội học.

- Phương pháp thống kê, phân loại

- Phương pháp miêu tả

- Phương pháp so sánh

- Phương pháp phân tích tổng hợp

3
B. PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ


TÀI

Bài luận nghiên cứu về các đặc điểm ngữ âm, từ vựng, ngữ nghĩa và ngữ
pháp. Bài luận sử dụng lý luận là quan niệm về đơn vị từ vựng ( bao gồm từ và
ngữ ) và xác định từ theo từ điển Tiếng Việt, đặc điểm ngữ pháp ( từ loại và kết
cấu từ ). Đây là những lý luận để bài luận nhận diện, phân tích các đặc điểm
ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp của ngôn ngữ “ lóng “ từ bình diện cấu trúc.

1.1. Khái niệm về tiếng lóng

Tiếng lóng là một hình thức phương ngữ xã hội không chính thức của một ngôn
ngữ, thường được sử dụng trong giao tiếp thường ngày, bởi một nhóm người. Tiếng
lóng ban đầu xuất hiện giữa những người thuộc tầng lớp dưới của xã hội, nhằm mục
đích che giấu ý nghĩa diễn đạt theo quy ước chỉ những người nhất định mới hiểu.
Tiếng lóng thường không mang ý nghĩa trực tiếp, nghĩa đen của từ phát ra mà
mang ý nghĩa tượng trưng, nghĩa bóng.Đa số các từ lóng có nguồn gốc và được sử
dụng tại một địa phương nhất định, đặc biệt là giữa các miền Bắc, Trung, Nam. Nhiều
từ có từ rất lâu đời. Một số từ mới bắt đầu xuất hiện trong vài chục năm trở lại, thậm
chí chỉ vài năm.
Đỗ Hữu Châu đã đưa ra nhận xét: “Hiện tượng tiếng lóng là phổ biến với mọi
tập thể xã hội. Hầu như tất cả tập thể xã hội nào đã có cái gì chung về sinh hoạt hay
sản xuất thì đều có những tiếng lóng của riêng mình.” Cách nói lóng nói chung và từ
ngữ lóng nói riêng là do các nhóm xã hội “tạo ra” và chỉ các thành viên trong nhóm

4
xã hội đó biết sử dụng: giao tiếp với nhau và hiểu được nhau, tất nhiên là có giới hạn
về mặt thời gian.
Có thể hiểu rằng: Tiếng lóng là một hình thức phương ngữ xã hội không chính
thức của một ngôn ngữ, thường được sử dụng trong giao tiếp thường ngày, bởi một
nhóm người. Cùng với sự phát triển của ngôn ngữ, tiếng lóng mới cũng xuất hiện khá
phổ biến theo thời gian. Tuy nhiên, do tính chất chỉ sử dụng bởi một lượng cá nhân
giới hạn nên khi một từ được phổ biến thì sẽ nhanh chóng bị loại bỏ hoặc thay thế
bằng một từ lóng khác.

1.2. Quá trình phát triển của tiếng "lóng"

Sự phát triển ngôn ngữ lóng trong tiếng Việt vô cùng thú vị và phong phú. Chỉ
trong vòng 20 năm qua ít nhất có khoảng năm nghìn từ-ngữ lóng xuất hiện. Nếu bạn
biết rằng tiếng Việt phát triển hết sức chậm rãi và “điềm đạm” thì con số đó sẽ gây
sửng sốt không kém sự kiện 11/9. Thật tiếc là ở Việt Nam từ trước đến thời điểm gần
đây, chưa có ai đi sâu nghiên cứu về lĩnh vực này vì nhiều lí do. Nhất là trong “ý
thức” của trí giới ở đây, tiếng lóng là thứ ngôn ngữ bẩn thỉu không đáng quan tâm.
Thật là một sai lầm vô cùng to lớn. Tiếng lóng thực sự là nỗi lòng của con người,
phản ánh thực trạng ngột ngạt của xã hội và sự cứng nhắc vô nhân tính của luật pháp.
Tiếng lóng là tinh thần phản kháng lúc công khai lúc bí mật, là tiếng nói tâm tình, là
tinh thần trào lộng, là khí phách, là sáng tạo, là trí tuệ, là đạo đức, là văn minh…
Tiếng lóng ra đời và phát triển như một phương tiện giao tiếp có tính riêng
biệt, thường được sử dụng trong các nhóm xã hội có cùng mục đích hoạt động như tội
phạm, dân chơi, buôn bán (chân chính/gian lận), lính tráng, sinh viên học sinh (nói
chung/từng ngành). Dần dần, tùy từng trường hợp, những tiếng lóng có thể mất dần
hay ngược lại, nó lại thâm nhập sâu rộng hơn vào ngôn ngữ chung của xã hội. Những
từ lóng được hộc sinh sinh viên sử dụng rất nhiều như: “thượng đế” (khách hàng),
“gấu’’ (người yêu), “thả thính’’(tán tỉnh), “toang” (ám chỉ một sự việc nào đó đã bị đổ
5
vỡ, không còn cứu vãn được nữa), “thủy quái” (bọn trộm cướp trên sông nước), xuất
thân giang hồ nay đã vào ngồi trên báo đảng và các văn bản chính thức khác của nhà
nước. Có những khi các từ ngữ trong ngôn ngữ chính thống lại trở thành tiếng lóng do
những đặc thù về ngữ nghĩa có tính thời sự hay trớ trêu.
Hơn nữa, đối tượng sử dụng và tiếp nhận thông tin từ các phương tiện truyền
thông chủ yếu là giới trẻ. Đó chính là lý do để từ lóng của giới học sinh – sinh viên
phổ biến, chiếm tỉ lệ gần như tuyệt đối trong kết quả khảo sát. Những từ lóng khảo sát
được hầu như xoay quanh các chủ đề như: học hành, thi cử, kiểm tra; đánh giá về trí
tuệ, tính tình; tình bạn, tình yêu lứa tuổi học trò…

1.3. Mối quan hệ giữa tiếng lóng với phương ngữ xã hội

Phương ngữ và tiếng lóng là hai thuật ngữ quan trọng trong ngôn ngữ. Phương
ngữ đề cập đến một loạt các ngôn ngữ được nói trong một khu vực địa lý nhất định
hoặc được nói bởi một nhóm người cụ thể. Tiếng lóng là một loạt các bài phát biểu
không chuẩn không chính thức bao gồm các từ và cụm từ mới được đặt ra và thay đổi
nhanh chóng. Như vậy tiếng lóng và phương ngữ xã hội có mối quan hệ mật thiết với
nhau.

1.4. Phân biệt tiếng lóng với biệt ngữ, từ nghề nghiệp , thuật ngữ, từ địa phương

Giữa tiếng lóng và các thuật ngữ trên đôi lúc gây nhầm lẫn cho người khác vậy
nên việc phân biệt chúng là rất cần thiết.

- Tiếng lóng với biệt ngữ : Biệt ngữ là một loại ngôn ngữ cụ thể được sử dụng
bởi những người tham gia vào một nghề nghiệp hoặc hoạt động cụ thể.Ngoài ra, biệt
ngữ có thể được sử dụng trong cả bối cảnh bằng văn bản và nói. Và cuối cùng biệt
ngữ không chính thức và có thể được sử dụng trong bối cảnh chuyên nghiệp. Còn

6
tiếng lóng là một loại ngôn ngữ bao gồm các từ và cụm từ được coi là rất không chính
thức. Thứ tiếng lóng chỉ được sử dụng trong ngôn ngữ nói. Thứ 3 tiếng lóng là
không chính thức và không thể được sử dụng trong một bối cảnh chuyên nghiệp.

- Tiếng lóng với từ nghề nghiệp : Mặc dù cùng là những từ ngữ được dùng
hạn chế trong từng nhóm, từng tầng lớp người, nhưng tiếng lóng và từ nghề nghiệp
căn bản khác nhau. Từ nghề nghiệp dùng để gọi tên cho những đối tượng có trong
nghề. Nó không có tên gọi tương ứng trong từ vựng chung. Như vậy, ứng xử ngôn
ngữ của từ nghề nghiệp và tiếng lóng là khác nhau. Tính chất hạn chế trong sử dụng
của hai loại từ này này cũng khác nhau: Tiếng lóng được dùng để giữ bí mật, vui đùa
một cách cố ý. Mặt khác, đôi khi cũng còn phải tính đến cả yếu tố mốt của tiếng lóng
nữa. Chính vì vậy, khi tính bí mật của một từ tiếng lóng bị giải toả, tính chất mốt của
nó mất đi, thì nó cũng bị xoá bỏ. Tiếng lóng rất ít khi đi vào vốn từ vựng chung,
nhưng từ nghề nghiệp thì ngược lại.

- Tiếng lóng với thuật ngữ : Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm
khoa học và công nghệ thường được sử dụng trong các văn bản khoa học, công nghệ.
Và điều đặc biệt thuật ngữ khác với từ ngữ phổ thông mỗi một thuật ngữ đều sử dụng
trong từng lĩnh vực với từng biểu thị một khái niệm khác nhau. Thuật ngữ không có
tính biểu cảm. Còn tiếng lóng là một loạt các ngôn ngữ thông tục được sử dụng trong
các tình huống không chính thức. Nó luôn được sử dụng với những người có chung
nền tảng xã hội và nhóm tuổi. Điều này không được sử dụng trong ngôn ngữ viết.

- Tiếng lóng với từ địa phương : Những từ thuộc một phương ngữ (tiếng địa
phương) nào đó của ngôn ngữ dân tộc và chỉ phổ biến trong phạm vi lãnh thổ địa
phương đó, thì được gọi là từ địa phương còn tiếng lóng được sử dụng rộng rãi trong
phạm vi hoặc lãnh thổ.

7
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM TIẾNG LÓNG CỦA GIỚI TRẺ

2.1. Tổng quan về ngôn ngữ của giới trẻ trên các trang mạng điện tử

Qua thu thập ngữ liệu ở 300 bài báo mạng điện tử tiếng Việt dành cho giới trẻ
như Hoa Học Trò, Sinh viên Việt Nam, Facebook, Instagram, Kênh 14, Zing.vn…,
chúng tôi nhận thấy ngôn ngữ giới trẻ có những đặc điểm nổi bật, thể hiện ở nhiều cấp
độ và hình thức khác nhau. Trong phạm vi của luận án, chúng tôi tập trung nghiên
cứu ba hình thức tiêu biểu của ngôn ngữ giới trẻ: chêm xen tiếng Anh vào lời nói
tiếng Việt, sử dụng tiếng lóng giới trẻ, sử dụng kết cấu mới lạ giới trẻ.

Kết quả thống kê cho thấy, có 430 đơn vị từ vựng tiếng Anh được chêm xen
với 5412 lượt xuất hiện; có 130 từ ngữ lóng và 79 kết cấu mới lạ của giới trẻ. Đây là
cơ sở để luận án tiến hành miêu tả đặc điểm ngôn ngữ giới trẻ trong tiếng Việt hiện
nay.

BẢNG 2.1 THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG CÁC HÌNH THỨC THỂ HIỆN NGÔN
NGỮ CỦA GIỚI TRẺ

Hình thức thể Ví dụ Ngữ liệu Số lượng


hiện
Chêm xen từ ngữ Showbiz, hotgirl, hotboy, Anh kia nhìn 430
Tiếng Anh. cute, pro, cool,.. cool ngầu.
Từ ngữ “ lóng “ Vãi chưởng, soái ca, thánh Soái ca của ta 130
soi, viêm túi, gạch đá,… đây rồi.

Kết cấu mới lạ Ảo tưởng sức mạnh, chán Thằng này bị 79


như con gián, buồn như ảo tưởng sức
con chuồn chuồn,… mạnh à, nó
nghĩ nó là ai?
8
2.2. Đặc điểm một số hình thức ngôn ngữ giới trẻ

2.2.1. Chêm xen Tiếng Anh

Tiếng Anh là công cụ giao tiếp thông dụng, phổ biến trên phạm vi toàn cầu.
Đặc biệt là Anh ngữ của các thành viên trong xã hội, nhất là tầng lớp thanh niên ngày
càng được nâng cao. “Các từ mượn từ biến thể tiếng Anh trong tiếng Anh – Mỹ là nét
nổi bật nhất trong quá trình phát triển ngôn ngữ của chúng ta ngày nay”. [30] Cùng
chung dòng chảy này, hiện tượng chêm xem các đơn vị từ vựng tiếng Anh vào lời nói
tiếng Việt trở thành đặc điểm nổi trội của giới trẻ. Bài Luận sử dụng thuật ngữ “chêm
xen” nhằm mô tả việc giới trẻ sử dụng những đơn vị có nguồn gốc tiếng Anh trong
giao tiếp bằng tiếng Việt. Hiện tượng chêm xen tiếng Anh của giới trẻ Việt từ bình
diện cấu trúc, nhằm mô tả đặc điểm ngữ âm, cấu tạo lẫn ngữ nghĩa của các đơn vị
tiếng Anh được chêm này.

Như vậy, giới trẻ Việt khi chêm xen từ ngữ tiếng Anh vào giao tiếp tiếng Việt
thường sử dụng hình thức nguyên dạng chuẩn của tiếng Anh.

Ví dụ: Mọi người cứ make it complicated nhưng mình cứ enjoy cái moment này
thôi.

Ở dạng thứ hai, các từ ngữ tiếng Anh được viết theo cách phát âm của người
Việt, tạo thành những từ tuy có nguồn gốc tiếng Anh nhưng lại sai khác về hình thức
chữ viết so với từ gốc.

Ví dụ: Bây giờ công nghệ hiện đại, cứ lên gu gồ mà tìm, cái gì cũng có.

Kết quả thống kê cho thấy hình thức phỏng âm này rất ít, chỉ chiếm thế yếu
trong thực tế vì nhiều mục đích sử dụng khác nhau.

9
Như vậy, qua số liệu đối chiếu, có thể thấy trong cùng một số trường hợp, nếu
ngôn ngữ giới trẻ chọn chêm xen tiếng Anh nguyên dạng. Việc sử dụng nguyên dạng
hình thức từ ngữ như trong tiếng Anh đang dần được chấp nhận rộng rãi, tiến dần đến
hình thành một chuẩn mực mới trong tiếng Việt hiện đại, mà bắt nguồn từ ngôn ngữ
giới trẻ. Cách viết theo dạng phỏng âm ngày càng hiếm hoi và trở nên lạc lõng.

Một đặc điểm hình thức chữ viết tiếng Anh đáng chú ý, tiêu biểu cho đặc điểm
biểu tượng ngôn ngữ giới trẻ là dạng viết tắt, rút gọn chữ viết thành các con số theo
nguyên tắc đồng âm hoặc gần âm của tiếng Anh… tạo ra những đơn vị có hình thức
mới lạ, độc đáo: 2hand (secondhand), 4u (for you), g9 (goodnight), FA (forever
alone)…Ví dụ :

- Hôm qua mình mới mua được một chiếc 2hand hang xịn lắm.

- Trời cứ lạnh thế này thì chỉ có dân FA là khổ thôi.

- Thôi, cũng muộn rồi. G9 bạn nha.

Đa số hiện tượng này đều xuất phát từ cách phát âm của giới trẻ Việt ngữ. Thói
quen ngữ âm này khiến cho giới trẻ tìm thấy sự giống nhau trong các âm tiết trên.
Hiện tượng viết tắt phỏng âm như thế này xuất phát từ cách phát âm lệch chuẩn của
người Việt. Vì vậy, hình thức phỏng âm này của tiếng Anh chỉ xuất hiện trong tiếng
Việt, cũng chính là đặc điểm riêng về hình thức thể hiện từ ngữ tiếng Anh của giới trẻ
Việt. Những đơn vị tiếng Anh này cũng có thể được xem là tiếng lóng của giới trẻ,
được giới trẻ tạo ra và sử dụng trong nhóm mình.

Khác với cách viết tắt mang đậm màu sắc giới trẻ Việt như trên, trong hệ thống
các từ ngữ tiếng Anh giới trẻ Việt sử dụng trong tiếng Việt, có thể bắt gặp một hình
thức quen thuộc là dạng viết tắt: MC, CEO, VIP, USB, IT, LGBT... Ví dụ:

- Nữ DJ xinh đẹp này tên mà DJ Mia.

- Cách PR này sẽ làm cho bạn thêm nổi tiếng.

10
- Làm CEO sẽ kiếm được rất nhiều tiền.

Ngoài cách viết tắt, từ tiếng Anh còn được giới trẻ dùng theo kiểu rút gọn âm
tiết: mem (member), pro (professional), hi tech (high technology), pass (password),
comt (comment), auth (authentic), Kpop (Korean pop)… Ví dụ :

- Đã ăn chơi thì phải chơi hàng auth, đừng có chơi hàng fake

- Bạn có biết nhảy Kpop không?

- Đúng là dân pro, cái gì cũng biết.

Cách dùng các từ viết tắt hoặc rút gọn từ ngữ tiếng Anh của giới trẻ Việt như
thế này thực chất cũng được xem như sử dụng hình thức từ ngữ tiếng Anh nguyên
dạng, vì những cách viết tắt này vốn xuất phát từ bản ngữ, được dùng phổ biến hiện
nay trên khắp thế giới chứ không phải là cách riêng của giới trẻ Việt Nam. Điều này
cho thấy ngôn ngữ giới trẻ là biến thể ngôn ngữ xã hội đi đầu trong xu hướng phát
triển ngôn ngữ toàn dân nói chung, đặc biệt ở mảng từ ngoại lai gốc tiếng Anh. Có lẽ
hiện tượng này phản ánh trình độ ngoại ngữ cũng như chuẩn mực sử dụng tiếng Anh
của giới trẻ trong bối cảnh ngôn ngữ mới. Ngay cả những từ tiếng Anh được dịch
thành tiếng Việt tương đối sát nghĩa cũng khó trở thành thuật ngữ chung như: đám
mây, tường lửa... nếu người tiếp nhận không biết đến những thuật ngữ nguyên gốc
tiếng Anh như icloud, firewall. Chính vì thế, đối với biểu tượng ngôn ngữ giới trẻ,
hình thức giữ nguyên dạng tiếng Anh được ưa chuộng và xuất hiện phổ biến hơn vì
tính quốc tế, hiện đại và cập nhật.

2.2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa

Ngữ nghĩa của từ ngữ tiếng Anh được giới trẻ sử dụng trong tiếng Việt, bài
luận tập trung làm rõ hai đặc điểm sau: (1) đặc điểm về trường nghĩa; (2) đặc điểm về
cấu trúc nghĩa và sự biến đổi nghĩa của từ.
11
*Về trường nghĩa: Kết quả khảo sát theo chuyên mục nội dung cho thấy có sự
phân bố không đồng đều các từ ngữ tiếng Anh trong từng lĩnh vực.

BẢNG 2.2 PHÂN BỐ TỪ NGỮ TIẾNG ANH THEO NGỮ NGHĨA

Chuyên mục Số lượng Tần số Tỉ lệ (%/bài)


Chính trị xã hội 86 320 2.33
Giáo dục 442 584 6.45
Văn hóa giải trí 331 3212 9.54
Đời sống 432 3264 9.46
Công nghệ 223 2121 9.22

Nhóm thấp (sử dụng ít từ ngữ tiếng Anh, dưới 3 lượt từ/bài) gồm 2 chuyên
mục: Chính trị xã hội và giáo dục. Nhóm cao (sử dụng nhiều từ, tần số xuất hiện lớn,
trên 7 lượt từ/bài) gồm: Đời sống giới trẻ, Văn hóa giải trí và Công nghệ.

*Về ý nghĩa:

Các từ tiếng Anh công nghệ thường mang những khái niệm mới, phản ánh
những thành tựu, sản phẩm mới của thời đại mới. Cùng với sự du nhập của hạ tầng kỹ
thuật công nghệ, những từ ngữ tiếng Anh công nghệ này được giới trẻ sử dụng mang
tính thuật ngữ cao: Internet, website, wifi, online, ofline, status, like, comment, share,
view, post, jailbreak, hack, hacker, virus, lag; camera, DSLR, len, kit, filter, macro,
micro, flash, tele, zoom, tripod, monopod, super wide, fisheye...

- Bật wifi lên, cho mình bắt nữa.

- Mình là hacker số một của trường

- Bật camera lên để học bài.

12
Các từ ngữ tiếng Anh thuộc trường nghĩa văn hóa giải trí như âm nhạc, phim
ảnh, thể thao: showbiz, clip, album, cover, hit, fan, liveshow, MC, single, solo,
fanclub, dance, idol, trailer, videoclip, antifan, diva, live, DJ…

- Bạn có biết cover bài này không?

- Gửi cho mình clip này đi.

- Mình là dancer của nhóm này.

Các từ ngữ tiếng Anh thuộc trường nghĩa trang phục, thời trang: trendy, baggy,
item, mix, sneaker, peplum, suit, maxi, backpack, jumpsuit, cardigan, bratop,stylist,
vintage, street style, color block, freesize, oversize, mint, coban, layers, Denim, fake,
sneaker, match…

- Mình bán giày sneaker nha, ai mua thì gọi cho mình.

- Bạn có bán áo oversize không ạ?

- Mình muốn tạo tóc layer.

Có thể nhận thấy, tập hợp các từ thuộc trường nghĩa công nghệ chiếm số lượng
lớn nhưng không phải là đặc trưng tiêu biểu của giới trẻ. Vì đây là hiện tượng có thể
nói là có tính quy luật chung của tiếng Việt và nhiều ngôn ngữ khác trên toàn cầu chịu
ảnh hưởng của các trào lưu công nghệ hiện đại. Xu hướng chung của các ngôn ngữ là
sử dụng nguyên xi không qua dịch nghĩa các từ ngữ chỉ sản phẩm, hoạt động công
nghệ nhằm cập nhật kịp thời những sản phẩm mới nhất trên toàn cầu. Các từ ngữ
tiếng Anh thuộc nhóm các trường nghĩa văn hóa giải trí như âm nhạc, thời trang, đặc
biệt là nhóm các từ chỉ về giới trẻ, các hiện tượng thuộc đời sống tâm lí giới trẻ như:
teen, hot teen, teenager, hot girl, hot boy, bad boy, baby, love, cool, shock, hot,
hippie, lesbian, gay, shock… mới phản ánh đặc trưng nổi bật của giới trẻ. Số lượng
13
những từ này tuy không nhiều bằng trường công nghệ nhưng chúng có tần số xuất
hiện lớn, lặp đi lặp lại như một tín hiệu đặc trưng của giới trẻ trong giao tiếp. Như
vậy, việc chêm xen từ ngữ tiếng Anh vào lời nói tiếng Việt là hiện tượng chung của
tiếng Việt hiện nay. Nhưng sử dụng với số lượng, tần suất lẫn tỉ lệ cao thì phải nói đến
ngôn ngữ của giới trẻ.

2.2.3 Đặc điểm tiếng “ lóng “ của giới trẻ

Ngôn ngữ giới trẻ là phương ngữ xã hội của nhóm giới trẻ. Đặc trưng của ngôn
ngữ nhóm là tiếng lóng. Tương ứng với mỗi loại ngôn ngữ nhóm, sẽ có những loại
tiếng lóng khác nhau. Tiếng lóng giới trẻ là sản phẩm đặc thù của BTNNGT, là một
phần của phương ngữ xã hội giới trẻ, trong đó, từ ngữ lóng là “vật liệu” tạo nên tiếng
lóng. Trong luận án, trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết về tiếng lóng, chúng tôi xác định
tiếng lóng giới trẻ là những đơn vị từ ngữ khác biệt với biến thể chuẩn, được giới trẻ
sử dụng trong nội bộ nhóm là chủ yếu, thể hiện đặc trưng phong cách và ngôn ngữ
của giới trẻ.

Tương ứng với mỗi cách thức cấu tạo đó, tiếng lóng giới trẻ có những đặc điểm
về hình thức ngữ âm khác nhau. Một bộ phận tiếng lóng giới trẻ được tạo nên từ con
đường vay mượn các đơn vị từ vựng lẫn cách thức cấu tạo từ ngoại lai. Các từ này
xuất hiện trong tiếng Việt gắn liền với những trào lưu, hiện tượng của đời sống giới
trẻ. Ví dụ : X là một kí hiệu viết tắt trong tiếng Anh, chỉ một loại phim dành riêng cho
người lớn, xx hay xxx chỉ mức độ tăng tiến của độ nhạy cảm. Trong ngôn ngữ giới
trẻ, xxx được dùng như là một từ lóng, để chỉ hoạt động tình dục hoặc những thứ liên
quan đến hành vi tình dục.

- Hôm qua mày xem phim xxx à?

- Mình thề mình không biết phim xxx là phim gì…

14
Nếu các từ trên mượn từ Phương Tây thì từ soái ca là một hiện tượng hiếm
được lóng hóa từ tiếng Hán hiện đại. Soái ca là hình tượng nhân vật nổi bật trong tiểu
thuyết ngôn tình Trung Quốc hiện đại với mô típ đặc trưng: anh chàng đẹp trai, giàu
có, quyền lực, tài năng, lãng tử, si tình, thủy chung được các cô gái hâm mộ. Từ lóng
này đã trở thành hiện tượng ngôn ngữ cùng với cơn sốt truyện ngôn tình Trung Quốc
của giới trẻ Việt Nam hiện nay. Soái ca trở thành một từ lóng tiêu biểu của giới trẻ
Việt Nam năm 2015. Thậm chí từ này còn xuất hiện trong chương trình Gặp Nhau
Cuối Năm trên kênh VTV1. Ví dụ:

Trời ơi! Anh ấy là soái ca của đời tao.

Các từ lóng được vay mượn từ nguồn gốc nước ngoài này tuy số lượng không
nhiều nhưng có tần số xuất hiện lớn trong giới trẻ, trở thành tín hiệu đặc trưng cho
biến thể ngôn ngữ này.

- Phượt là một từ lóng rất thịnh hành của giới trẻ, chỉ một trào lưu và thú vui
đang gây sốt trong đời sống thanh niên. Có thể hiểu phượt là du lịch, nhưng có thêm
nét nghĩa tự do, ít tiền, không cầu kì việc ăn ở, có thể chinh phục thử thách, nguy
hiểm. Phượt cũng là một từ lóng năng sản, có tư cách vừa là từ vừa là yếu tố cấu tạo
từ, tạo nên nhiều từ ghép hoặc cụm từ mới cho ngôn ngữ giới trẻ: phượt thủ, tay
phượt, chủ nghĩa phượt, xe ôm phượt, cà phê phượt, diễn đàn phượt, shop phượt...

Ê, chủ nhật này đi phượt một vòng Hà Nội với mình không?

- Quẩy cũng là một từ lóng mới của giới trẻ, chỉ việc vui chơi hết mình. Từ
lóng này thường xuất hiện kết hợp với các tính từ như quẩy nhiệt tình, quẩy tưng
bừng, quẩy thả ga, quẩy tẹt ga... Vốn xuất phát ban đầu “quẩy” là hành động ăn chơi ở
quán bar, vũ trường, có ý nghĩa tiêu cực nhưng hiện nay “quẩy” đã trở thành tiếng
lóng của học sinh sinh viên với ý nghĩa chung chỉ việc vui chơi hoặc tham gia các
hoạt động phong trào hết mình, mất dần ý nghĩa tiêu cực ban đầu của giới ăn chơi.

Bạn có biết quẩy giống anh Khá Bảnh không?


15
Tuy số lượng rất ít nhưng những từ lóng tạo mới này được dùng rất phổ biến trong
ngôn ngữ giới trẻ và chúng đang dần được mở rộng phạm vi lẫn đối tượng sử dụng,
hứa hẹn cũng là một con đường và cách thức tạo từ mới cho từ vựng tiếng Việt hiện
đại.

- GATO là từ lóng được viết tắt của thành ngữ Ghen ăn tức ở, Mackeno là Mặc
kệ nó... Từ nguyên liệu sẵn có trong tiếng Việt, giới trẻ đã lạ hóa bằng kiểu viết tắt
này, tạo thành những từ lóng rất đặc trưng của giới trẻ, vừa quen lại vừa lạ.

Mặc đẹp thế này, chắc các bạn GATO lắm nhỉ?

Những từ lóng tạo mới này tuy không nhiều nhưng là sản phẩm sáng tạo riêng
của giới trẻ, có hình thức ngữ âm cũng như cấu tạo khác lạ so với các từ của tiếng
Việt, là những từ lóng tiêu biểu, đặc sắc của giới trẻ.

Cũng như đồng âm, nói lái là một hình thức tạo từ mới bằng cách chơi chữ rất
quen thuộc của tiếng Việt. Giới trẻ ngày nay vận dụng hình thức này để tạo ra những
từ lóng quen thuộc cho giới mình, tạo ra sắc thái hóm hỉnh, tươi vui, mới mẻ của lời
nói. Trong các bài báo Hoa học trò, từ lóng “bật mí” được dùng thay thế từ “bí mật”
trong hầu hết các ngữ cảnh. Cũng như truyền thống tiếng Việt, giới trẻ thường chọn
những từ tiêu biểu, khi nói lái vẫn có nét nghĩa gì đó liên quan một cách hóm hỉnh với
từ gốc chứ không sử dụng những cách nói lái tạo ra từ mới vô nghĩa: lấy chồng –
chống lầy, bí mật – bật mí, hiện đại – hại điện... Tình trạng ế chồng được nhiều người
Việt xem như trạng thái “lầy, lầy lội” thì lấy chồng như là cách “chống lầy”, hoặc bật
mí là hành động trưng ra cho mọi người biết, trái nghĩa với bí mật, giữ kín không cho
người khác biết.

Hôm này tôi sẽ bật mí cho các bạn biết một sự thật vô cùng bất ngờ.

- Núi đôi và màn hình phẳng đều được ẩn dụ để chỉ bộ ngực và hình dáng,
tính chất của bộ ngực phụ nữ, dựa trên sự giống nhau về đặc điểm hình dáng. Màn
hình phẳng vốn là thuật ngữ chỉ công nghệ màn hình của tivi, đi vào BTNNGT, màn
16
hình phẳng được ẩn dụ hình thức, với nét nghĩa chung là mỏng, lép để chỉ những cô
gái có bộ ngực nhỏ, lép

Màn hình phẳng thì không nên mặc áo ngực.

Từ quan niệm này, tiếng lóng thường bị gán với ngôn ngữ của những đối tượng
bất chính trong xã hội như lưu manh, trộm cắp, buôn lậu. Đây cũng là thực tế trong
lịch sử tiếng Việt, khi tiếng lóng ra đời thường tập trung vào các nhóm xã hội hoạt
động bất hợp pháp và trái với đạo lí người Việt. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy rằng,
tiếng lóng trong phương ngữ xã hội giới trẻ hoàn toàn không có tính bí mật, giấu
diếm.

Đặc biệt, trong thời đại công nghệ số hiện nay, phạm vi giao tiếp thường xuyên
được mở rộng, ngôn ngữ giới trẻ được sử dụng rộng rãi, phổ biến và công khai trên
các phương tiện điện tử. Do đó, bí mật, hạn chế, giấu diếm không phải là đặc trưng
của tiếng lóng giới trẻ. Ngữ liệu của chúng tôi thể hiện, tiếng lóng giới trẻ có sự tương
đồng và khác biệt với tiếng lóng các nhóm xã hội khác. Tiếng lóng giới trẻ cũng như
tiếng lóng các nhóm xã hội khác, đều được sử dụng chủ yếu trong nội bộ nhóm, có
tính nội bộ. Vì vậy, tiếng lóng của các phương ngữ xã hội khác nhau sẽ có màu sắc
nhóm khác nhau.

Theo đó, màu sắc nhóm nổi bật của tiếng lóng giới trẻ là ý nghĩa biểu thái vui
tươi, hài hước, dí dỏm; gắn liền với đặc điểm tâm lí tính cách của giới trẻ. Sự hài
hước, dí dỏm trong tiếng lóng giới trẻ được tạo ra vì nhiều lí do. Cho nên, tiếng lóng
giới trẻ không tồn tại trên cơ sở tính bí mật, mờ ám nội bộ mà chỉ là cách nói mới lạ,
thể hiện sự hài hước, dí dỏm, thông minh của lớp thanh niên trẻ mà thôi. Đây là đặc
điểm ngữ nghĩa quan trọng, cốt lõi của từ ngữ lóng giới trẻ hiện nay. Tiếng lóng giới
trẻ hiện nay cũng có sự khác biệt sâu sắc với tiếng lóng những năm cuối thế kỷ 20. Đó
là sự xuất hiện những đơn vị lóng có tính công nghệ như: màn hình phẳng, bác Gúc,
bác Phây, tự sướng... chưa xuất hiện vào thời điểm trước. Đây là sự phản chiếu hiện

17
thực đời sống công nghệ vào tiếng lóng giới trẻ, thể hiện tính thời thượng, sành điệu
của thời đại mới.

Như vậy, có thể khẳng định, tiếng lóng giới trẻ ngày nay không phải là một
hiện tượng đột biến, cá biệt. Trong quá trình phát triển của tiếng Việt, tiếng lóng giới
trẻ đã kế thừa những đơn vị có sẵn trong tiếng Việt toàn dân cũng như có sẵn trong
tiếng lóng Việt Nam, từ đó sáng tạo ra những đơn vị mới, những nét nghĩa mới phù
hợp với nhu cầu giao tiếp và hiện thực đời sống xã hội. Tiếng lóng giới trẻ vì vậy
thường xuyên vận động, biến đổi và phát triển, gắn bó chặt chẽ với từng giai đoạn xã
hội. Trong đó có những đơn vị lóng được tạo mới, nở rộ trong một số thời điểm hiện
nay như thả thính, 500 anh em, tự sướng…; đồng thời cũng có những từ ngữ lóng dần
mở rộng phạm vi hoạt động ra các nhóm xã hội khác như: bom tấn, gạch đá, lầy,
phượt, trẻ trâu... Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật biến đổi và phát triển
chung của ngôn ngữ.

2.2.4. Đặc điểm về kết cấu mới lạ trong ngôn ngữ giới trẻ.

“Kết cấu mới lạ” để chỉ một hình thức biểu hiện độc đáo, đặc sắc của giới trẻ.
Chúng có tư cách là những cụm từ (còn được gọi là ngữ). Ngữ là một tổ hợp các từ
theo một quan hệ ý nghĩa và quan hệ ngữ pháp nhất định, nằm trong giới hạn một câu,
đảm nhiệm chức năng một thành phần cú pháp trong câu. Khái niệm “kết cấu mới lạ”
nhằm nhấn mạnh đến quy tắc tổ chức và quan hệ kết hợp của những đơn vị này. Sở dĩ
gọi chúng là “mới lạ” vì sự xuất hiện mới mẻ của chúng trong giao tiếp so với các đơn
vị tiếng Việt chuẩn. Tính mới lạ của các kết cấu này được chúng tôi làm rõ ở cả bình
diện phương thức cấu tạo lẫn đặc điểm ý nghĩa biểu hiện trong sự so sánh với các kết
cấu truyền thống, chính là các ngữ cố định của tiếng Việt. Dù có tư cách mới lạ,
nhưng những kết cấu này được tổ chức tương đối cố định, theo một số phương thức

18
đặc thù, có tính lặp lại rõ nét trong ngữ liệu khảo sát. Với những đặc điểm như trên,
trong luận án chúng tôi tạm gọi chúng là các “kết cấu mới lạ” của giới trẻ.

BẢNG 2.3 KẾT CẤU MỚI LẠ CỦA GIỚI TRẺ

Được voi đòi tiên Nhỏ mà có võ

Hồng nhan bạc phận Gà thì đừng có mà gáy

Ăn chơi không sợ mưa rơi Bó tay chấm com

Chuẩn không cần chỉnh Anh hung bàn phím


Đẹp trai có gì là sai Chán như con gián

Những kết cấu mới lạ này phản ánh một cách sinh động và trực tiếp nhất đặc
điểm giới trẻ, vừa đa dạng, phức tạp, đầy biến động lại vừa hóm hỉnh, dí dỏm, hài
hước. Chúng là đối tượng được bàn cãi nhiều nhất, gây ra nhiều tranh luận trái chiều
nhất trong các hình thức biểu hiện của ngôn ngữ giới trẻ. Theo Phạm Văn Tình “Việc
xới lên một mảng ngôn từ giới trẻ để làm sáng rõ hơn bức tranh ngôn ngữ tiếng Việt
là cần thiết và tiếp tục cần thiết. Tiếng Việt sẽ phong phú thêm, giàu thêm, đẹp thêm
chính từ những chắt lọc, bồi đắp ngôn từ theo dòng chảy lịch sử”. Nguyễn Văn Khang
thì nhận định: “ngôn ngữ tuổi teen – thứ ngôn ngữ được cả xã hội quan tâm... đã du
nhập vào tiếng Việt mang đến cho tiếng Việt những nét mới...”

Có thể bắt gặp những kết cấu mới lạ sử dụng lại gần như nguyên xi thành ngữ
truyền thống, chỉ thay đổi một yếu tố rất nhỏ: hồng nhan bạc tỉ, anh hùng bàn phím, di
chuột ngày đàng học một sàng khôn…

Trên mạng xã hội bây giờ toàn là anh hùng bàn phím thôi.

19
Anh hùng bàn phím là một kết cấu mới lạ trong tiếng Việt, xuất hiện vào thời
kỳ nổi trội của văn hóa mạng hiện nay, trước đây chưa hề có. Tuy nhiên, kết cấu này
không phải do giới trẻ sáng tạo ra mà hồn cốt của nó xuất phát từ thành ngữ anh hùng
rơm vốn có trong tiếng Việt. Hay hồng nhan bạc tỉ là kết cấu mới lạ của giới trẻ,
được cải biên từ thành ngữ hồng nhan bạc phận/hồng nhan bạc mệnh. Kết cấu mới lạ
chỉ thay một từ, thậm chí một từ tố của thành ngữ truyền thống, nhưng yếu tố cải biên
mang giá trị thông tin chính của cả kết cấu. Vì vậy, ý nghĩa của cả kết cấu cũng hoàn
toàn thay đổi so với gốc.

Về ý nghĩa, một trong những đặc điểm quan trọng của kết cấu mới giới trẻ là
tính biểu thái, là sự thể hiện thái độ, cảm xúc, sự đánh giá, kèm theo nhiều sắc thái ý
nghĩa khác nhau trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của giới trẻ: Anh hùng bàn phím là
một kết cấu mới của giới trẻ bộc lộ thái độ phê phán, đả kích ngữ những người bất tài,
vô dụng, chỉ biết lên án, soi mói người khác mà không làm được điều gì có ích. Được
cải biên từ ngữ cố định truyền thống anh hùng rơm, kết cấu anh hùng bàn phím là sản
phẩm ngôn ngữ của đời sống kỹ thuật số hiện đại. nhiều ý kiến phê phán các kết cấu
mới giới trẻ là “dễ dãi, vô nghĩa, dung tục, đang phá hủy sự trong sáng của tiếng
Việt”.

Tuy nhiên, theo thống kê của chúng tôi trên báo mạng điện tử, hệ thống các kết
cấu mới này tương đối thuần nhất, ít hoặc hầu như không chứa các yếu tố dung tục, dễ
dãi như dư luận phê phán. Có thể có nhiều kết cấu còn lỏng lẻo, chưa có giá trị ý
nghĩa hoặc biểu trưng cao, chỉ là những mô típ nói năng thời thượng theo các trào lưu
xã hội như đắng lòng thanh niên, thảm họa Lệ Rơi, năm trăm anh em, dậy thì thành
công… Các kết cấu kiểu này chỉ đáp ứng được nhu cầu nói năng sành điệu của giới
trẻ, không có giá trị ngữ nghĩa cao, có thể sẽ bị rơi vào quên lãng theo các trào lưu mà
nó ăn theo. Còn lại, có những kết cấu mới xét về ý nghĩa thực sự thể hiện được thông
điệp của giới trẻ trong bối cảnh xã hội mới, rất có thể sẽ được phát triển và trở thành
nguồn làm giàu cho ngữ cố định tiếng Việt thời hiện đại.

20
2.3. Tiểu kết

Trong chương 2, bài luận đã khảo sát sự thể hiện của ngôn ngữ giới trẻ qua báo
mạng điện tử bằng phương pháp thu thập ngữ liệu, luận án đã xác định ba hình thức
thể hiện nổi bật của biểu tượng ngôn ngữ là: chêm xen từ ngữ tiếng Anh, sử dụng
tiếng lóng và các kết cấu mới lạ. Đối với hiện tượng chêm xen từ ngữ tiếng Anh vào
tiếng Việt, số lượng đơn vị chêm xen tương đối lớn với tần số xuất hiện cao trong
ngôn ngữ giới trẻ.

Hình thức nguyên dạng chiếm đến 95.4% cho phép luận án đi đến khẳng định
chuẩn mực mới của giới trẻ là sử dụng hình thức nguyên dạng chuẩn của tiếng Anh
khi chêm xen vào tiếng Việt. Hình thức Việt hóa ngữ âm, chữ viết (phỏng âm) rất ít,
chỉ 4.6%, chiếm thế yếu trong ngôn ngữ giới trẻ. Về ngữ pháp, việc chêm xen tiếng
Anh của giới trẻ diễn ra chủ yếu ở cấp độ từ (chiếm 78.8%), cụm từ chiếm 19.6% và
rất hiếm đơn vị câu (chiếm 1.7%).

Đặc biệt, có những từ tiếng Anh được giới trẻ sử dụng với tần số xuất hiện lớn,
lặp đi lặp lại trong nhiều bài báo như: teen, hot, online, clip, cool… Đối với hiện
tượng tiếng lóng giới trẻ, sự chuyển nghĩa từ nghĩa gốc sang nghĩa lóng diễn ra bằng
các phương thức chuyển nghĩa phổ biến như ẩn dụ, hoán dụ, tạo ra tầng nghĩa lóng
chồng lên nghĩa gốc vốn có của từ. Đặc điểm ý nghĩa chung của tiếng lóng giới trẻ là
tính biểu thái vui tươi, hài hước, dí dỏm, phản ánh đặc trưng của giới trẻ chứ không
phải là tính bí mật nội bộ nhóm như tiếng lóng của các nhóm xã hội khác. Đối với
hiện tượng các kết cấu mới lạ, luận án tiếp cận chúng như là một đơn vị trung gian,
lớn hơn từ nhưng bé hơn câu trong ngôn ngữ giới trẻ. Chúng là những cụm từ được tổ
chức tương đối cố định, có tính lặp lại rõ nét.

21
C. PHẦN KẾT LUẬN

Giới trẻ ngày nay đang sống trong mô ̣t xã hô ̣i hiê ̣n đại với nhịp sống hối hả,
năng đô ̣ng.  Viê ̣c mô ̣t bô ̣ phâ ̣n giới trẻ có những “sáng tạo” riêng khi sử dụng ngôn
ngữ trong quá trình giao tiếp để viê ̣c giao tiếp sinh đô ̣ng hơn cũng là điều dễ hiểu.
 Mă ̣c dù vâ ̣y, tình trạng giới trẻ sử dụng tiếng lóng tràn lan, vô tô ̣i vạ, mọi lúc, mọi
nơi, không phù hợp với hoàn cảnh và môi trường giao tiếp là vấn đề cần được quan
tâm. Suy cho cùng, chúng ta không chắc chắn được rằng người trẻ sử dụng từ lóng là
những người thiếu văn hóa. Bởi lẽ, ở mỗi thế hệ sẽ có cách nhìn nhận và đánh giá về
mặt văn hóa khác nhau. Sử dụng từ lóng không xấu, nhưng chúng ta cần sử dụng
đúng nơi, đúng chỗ và đúng lúc. Vì thế, là một người trẻ, là công dân của thế hệ
“Everything”, chúng ta hãy phát ngôn một cách văn hóa và thận trọng.

Tiếng lóng giới trẻ là sản phẩm ngôn ngữ đặc thù do giới trẻ tạo ra, có phạm vi
sử dụng chủ yếu trong nội bộ giới trẻ, mang màu sắc ngữ nghĩa độc đáo, vui tươi, dí
dỏm, thể hiện bản sắc nhóm giới trẻ. Tiếng lóng giới trẻ được tạo ra bằng các con
đường chủ yếu là: vay mượn ngoại lai, tạo từ mới và biến đổi những đơn vị sẵn có của
tiếng Việt. Trong đó, biến đổi những đơn vị sẵn có của tiếng Việt là cách thức tạo từ
lóng giới trẻ phổ biến nhất. Tiếng lóng giới trẻ chỉ có tính nội bộ mà không có tính bí
mật. Đặc điểm ngữ nghĩa cốt lõi của tiếng lóng giới trẻ là tính hài hước, dí dỏm, phản
ánh tính cách sôi nổi, năng động, trẻ trung, sáng tạo của thanh niên trong thời hiện
đại. Ngôn ngữ giới trẻ là một phương ngữ xã hội luôn vận động và biến đổi, như một
dòng chảy cuồn cuộn trong lòng tiếng Việt đương đại, hàm chứa nhiều vấn đề thú vị
lẫn phức tạp, hỗn lai. Trong phạm vi nghiên cứu luận án, chúng tôi chưa đủ sức khái
quát toàn bộ đặc điểm ngôn ngữ giới trẻ. Chúng tôi thiết nghĩ nếu có thể miêu tả ngôn
ngữ giới trẻ ở cấp độ câu và văn bản, chắc chắn biến thể này sẽ bộc lộ thêm nhiều đặc
điểm mới mẻ, thú vị. Những khuyết thiếu của luận án sẽ được chúng tôi tiếp tục mở

22
rộng nghiên cứu về sau nhằm mục đích miêu tả toàn diện, sâu sắc hơn ngôn ngữ giới
trẻ trong tiếng Việt.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Diệp Quang Ban, “Ngữ pháp tiếng Việt”, Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2005.

2. Đỗ Hữu Châu, Đỗ Hữu Châu tuyển tập, “Tập 1 Từ vựng ngữ nghĩa”, Nhà xuất
bản Giáo dục, năm 2005

3. Đỗ Hữu Châu, Đỗ Hữu Châu tuyển tập, “Tập 2 Đại cương- Ngữ dụng học – Ngữ
pháp văn bản”, Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2005.

4. Hoàng Anh, “Hoạt động – Giao tiếp – Nhân cách”, Nhà xuất bản Đại học Sư
phạm, năm 2007.

5. Nguyễn Văn Hiệp, Đinh Thị Hằng, “Thực trạng sử dụng tiếng Việt “phi chuẩn”
của giới trẻ hiện nay nhìn từ góc độ ngôn ngữ học xã hội”, Tạp chí Ngôn ngữ & Đời
sống, Số 5-2014, năm 2014.

6. Nguyễn Văn Khang, “Tiếng lóng Việt Nam”, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội,
năm 2001.

7. “Tiếng lóng trên các phương tiện truyền thông hiện nay", (khoavanhoc-
ngonngu.edu.vn).
8. Trần Thị Ngọc Lang, “Một số vấn đề về phương ngữ xã hội”, Nhà xuất bản
Khoa học Xã hội, tr. 175-182, năm 2005.

23
24

You might also like