You are on page 1of 8

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA HÓA HỌC




Học phần: CƠ SỞ LÝ THUYẾT HOÁ HỌC VÔ CƠ

Seminar
NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA PIN MẶT TRỜI
CÓ DÙNG DYE NHẠY QUANG

GVHD: Ths. Trần Bửu Đăng


Nhóm sinh viên thực hiện:
Trương Thành Đạt 4501201009 Quan Nam Phong 4501201040
Lê Đức Hải 4501201011 Nguyễn Thị Dịu Quỳnh 4501201042
Đào Thị Mai 4501201022 Trần Hồng Tân 4501201043
Lê Thị Mai 4501201023 Vương Lâm Thanh Thảo 4501201049
Đặng Thị Thu Ngân 4501201028 Phạm Thị Hải Yến 4501201059
Nguyễn Thị Kim Nguyên 4501201032

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2021


1
MỤC LỤC
I. GIỚI THIỆU ................................................................................................................................................................ 3
II. CẤU TẠO PIN MẶT TRỜI CÓ SỬ DỤNG DYE NHẠY QUANG ............................................................................ 3
1. Điện cực anode (Working Electrode) ........................................................................................................................... 3
2. Chất nhạy quang (Dye-sensitized) ................................................................................................................................ 3
3. Chất điện ly (Electrolyte) ............................................................................................................................................. 4
4. Điện cực phụ (Counter Electrode) ................................................................................................................................ 4
III. NGUYÊN LÍ HOẠT ĐỘNG PIN MẶT TRỜI CÓ SỬ DỤNG DYE NHẠY QUANG ................................................ 4
IV. ƯU ĐIỂM, HẠN CHẾ VÀ ỨNG DỤNG ................................................................................................................... 6
1. Ưu điểm....................................................................................................................................................................... 6
2. Hạn chế ....................................................................................................................................................................... 6
3. Một số ứng dụng .......................................................................................................................................................... 6
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................................................ 7

DANH MỤC HÌNH ẢNH


Hình 1: Sơ đồ cấu tạo và hoạt động của pin DSSC

2
I. GIỚI THIỆU
Nguồn năng lượng hóa thạch ngày càng cạn kiệt, các khí thải gây ô nhiễm môi trường, do đó tìm hiểu và sử dụng các nguồn
năng lượng tái tạo đang là xu hướng phát triển bền vững. Pin năng lượng mặt trời sử dụng nguồn năng lượng tái tạo là ánh
sáng mặt trời để tạo ra điện năng. Loại pin thông dụng trên thị trường được làm từ silicone - chất bán dẫn. Tuy nhiên,
silicone đòi hỏi sự tinh khiết, thu được ở nhiệt độ và áp suất cao nên đắt tiền1. Những hạn chế này đã thúc đẩy sự phát triển
của các công nghệ quang điện (PV) dựa trên sự gia công và vật liệu chi phí thấp 1.

Pin DSSC (dye-sensitized solar cells) do hai nhà khoa học là Michael Grätzel và Brian O’Regan phát minh năm 1991, do
vậy loại pin này còn có tên gọi là pin Grätzel1. Giáo sư Michael Grätzel cũng là nhà khoa học giành được giải thưởng Công
nghệ thiên niên kỷ năm 2010 (2010 Millennium Technology Prize) cho công trình phát minh ra loại pin này2. DSSC là một
phương pháp rẻ tiền nhưng hiệu quả để thu ánh sáng mặt trời. Ngoài giá thành rẻ, DSSC còn thân thiện với môi trường, cấu
trúc của màng mỏng tương thích với ánh sáng trong quá trình sản xuất tự động. DSSC là một thiết bị pin mặt trời hoạt động
bằng cách sử dụng nguyên tắc điện hóa 3.

II. CẤU TẠO PIN MẶT TRỜI CÓ SỬ DỤNG DYE NHẠY QUANG
Cấu tạo DSSC gồm: Điện cực anode, chất nhạy quang (dye-sensitized), chất điện ly và điện cực phụ.4

1. Điện cực anode (Working Electrode)


Các cực anode được chuẩn bị bằng cách lắng đọng một lớp mỏng vật liệu bán dẫn oxide như TiO 2, Nb2O5, ZnO, SnO2 (loại
n) và NiO (loại p) trên tấm kính dẫn điện trong suốt làm bằng FTO hoặc ITO5. Chất bán dẫn có thể là kiểu n hoặc kiểu p,
tuy nhiên kiểu n được sử dụng nhiều do hiệu quả cao hơn6.

2. Chất nhạy quang (Dye-sensitized)


Chất nhạy quang được dùng để hấp thụ tối đa ánh sáng tới5. Chất màu nhạy quang thường là phức ruthenium(II), chấm
lượng tử (CdSe, PbS), hợp chất có nguồn gốc từ tổng hợp hữu cơ, hay chiết xuất từ thiên nhiên. Một số chất màu nhạy
quang thường sử dụng: N3; N749; N719; Z907; K19; YD2-o-C8; D205; blackberry anthocyanin6.
Bất kỳ chất nhạy quang nào cũng phải có các đặc tính quang lý và điện hóa sau5:
- Đầu tiên, chất nhạy quang phải phát quang.
- Thứ hai, phổ hấp thụ của chất nhạy quang phải bao phủ các vùng có thể nhìn thấy tia cực tím (UV-vis) và vùng cận
hồng ngoại (NIR).
- Quỹ đạo phân tử chiếm cao nhất (HOMO) nên nằm xa bề mặt vùng dẫn của TiO 2 và quỹ đạo phân tử thấp nhất
không bị trống (LUMO) nên được đặt càng gần bề mặt của TiO2, và sau đó sẽ cao hơn đối với TiO2 thế vùng dẫn.
- HOMO nên nằm thấp hơn so với các chất điện giải oxy hóa khử.
- Vùng ngoại vi của chất nhạy quang nên tránh nước để tăng cường tính ổn định lâu dài của tế bào, vì nó dẫn đến
giảm thiểu sự tiếp xúc trực tiếp giữa chất điện ly và anode; nếu không, sự biến dạng do nước gây ra của chất nhạy
quang từ bề mặt TiO2 có thể làm giảm sự ổn định của tế bào.
- Để tránh sự kết tụ của chất nhạy quang trên bề mặt TiO2, chất đồng hấp thụ như chenodeoxycholic acid và các
nhóm neo như alkoxy-silyl7, phosphoric acid8, và nhóm carboxylic acid9,10 được đưa vào giữa chất nhạy quang và
lớp màng TiO2, ngăn chặn việc kết tụ của chất nhạy quang, hạn chế phản ứng tái hợp11 giữa các ion trong dung dịch
chất điện ly và các electron trên lớp màng nano TiO2 và tạo được liên kết bền vững giữa chất nhạy quang và TiO2.

3
3. Chất điện ly (Electrolyte)
Chất điện phân về cơ bản chứa chất trung gian oxy hóa khử trong chất nền hữu cơ. Những cặp chất điện ly thường được sử
dụng trong DSSC bao gồm: I-/I3-, Br-/Br2, Co(II)/Co(III), SCN-/SCN2. Tác dụng của chất điện ly thường là phục hồi các chất
nhạy quang sau quá trình oxi hóa các phân tử của nó.

Cặp chất điện ly được sử dụng nhiều trong các loại pin năng lượng có dye phát quang thường là I-/I3- do có nhiều ưu điểm
về tốc độ khuếch tán cao, chi phí thấp, dễ điều chế, có lợi cho ứng dụng thực tế. Tuy nhiên nó có tính ăn mòn, dễ bay hơi,
làm ảnh hưởng khá lớn đến khả năng phân hủy quang học cũng như giải hấp phụ của chất nhạy quang4. Để khắc phục vấn
đề này người ta thường dùng thêm acetonitrile, N-methylpyrrolidine và những dung môi có hằng số điện môi cao như 4-
tert-butylpyridine.

4. Điện cực phụ (Counter Electrode)


Điện cực phụ (điện cực cathode) trong DSSC hầu hết được điều chế bằng cách sử dụng platinum hoặc carbon. Điện cực
phụ hoàn thành mạch bên ngoài của tế bào, bên cạnh đó đóng vai trò là chất xúc tác để khử cặp oxi hoá khử6. Do platinum
chi phí sử dụng cao và ít đa dạng nên có thể dùng carbon, carbonylsulfide (OCS), Au/GNP, các điện cực phụ hợp kim như
FeSe để thay thế Pt trong DSSC5.

III. NGUYÊN LÍ HOẠT ĐỘNG PIN MẶT TRỜI CÓ SỬ DỤNG DYE NHẠY QUANG
Hiệu quả của DSSC phụ thuộc vào các tiêu chí: các orbital phân tử của dye (tức là orbital phân tử có mức năng lượng cao
nhất chứa electron (HOMO) và orbital phân tử có mức năng lượng thấp nhất không chứa electron (LUMO) có mức năng
lượng cao hơn so với vật liệu bán dẫn và thế oxy hóa khử của chất điện ly12.

Hình 1: Sơ đồ cấu tạo và hoạt động của pin DSSC


Khi các phân tử màu hữu cơ được hấp phụ trên TiO2 tiếp nhận ánh sáng có bước sóng thích hợp (có năng lượng thích hợp)
sẽ bị kích thích, chuyển từ trạng thái cơ bản HOMO (S0) sang trạng thái kích thích LUMO (S*) và phóng thích ra 1
electron13,14.

Electron của phân tử màu đang ở trạng thái kích thích có năng lượng cao hơn năng lượng của TiO2 nên electron này bị rơi
vào vùng dẫn của TiO214. Electron này lan truyền theo các tinh thể trong lớp màng TiO2 đến lớp màng trong suốt dẫn điện
theo cơ chế khuếch tán và được dẫn ra mạch ngoài.

4
Phân tử màu bị mất đi electron trở thành chất bị khử S+, cần được nhanh chóng cung cấp lại electron để hoàn nguyên lại
trạng thái ban đầu. Chất điện ly có trong pin thực nhiệm vụ chuyển electron từ điện cực đối về các phân tử màu bằng cách
thực hiện phản ứng oxi hóa khử tại điện cực đối với sự hỗ trợ của chất xúc tác12.

Cơ chế13,14:

TiO2 /S + hν → S∗ (Quá trình khích thích)

TiO2 ⁄S∗ + TiO2 → TiO2 ⁄ S + + e−


(CB) (Quá trình phóng electron)

TiO2 ⁄2S+ + 3I− → TiO2 ⁄2S + I3− e−


(CE) (Quá trình tái tạo)

I3− + 2e− → 3I − (Quá trình khử)

TiO2 ⁄S + + e−
(CB) → TiO2 ⁄S (Quá trình tái tổ hợp)

Sau khi được hoàn nguyên lại trạng thái ban đầu, các phân tử màu sẵn sàng nhận năng lượng ánh sáng kích thích để tiếp
tục công việc chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng điện12.

Điểm khác biệt chính giữa DSSC và các loại pin mặt trời khác là vật liệu đảm nhận nhiệm vụ hấp thu năng lượng photon
và chuyển hóa thành năng lượng điện (giải phóng electron) là các phân tử màu hữu cơ. Khi hấp thu photon có năng lượng
thích hợp, electron trong phân tử chất màu bị kích thích và di chuyển từ vân đạo HOMO – LUMO có năng lượng cao hơn,
cơ chế này làm tách rời điện tử và lỗ trống còn gọi là “electron injection”, đây chính là điểm khác biệt về cơ chế tạo điện
tử14.

Chất bán dẫn được sử dụng là TiO2 có độ tinh khiết vừa phải, không đòi hỏi độ tinh khiết cao như nguyên liệu của các pin
mặt trời khác, như đĩa bán dẫn… Đồng thời thiết bị và công nghệ chế tạo cũng đơn giản hơn, nhờ đó pin DSSC có giá thành
chế tạo thấp hứa hẹn tính kinh tế và phổ cập. Hơn nữa, nguyên liệu sử dụng trong pin DSSC là TiO2 thân thiện với môi
trường15.

Sự truyền điện tích trong pin DSSC

a. Truyền điện tích trong TiO2

Cơ chế của sự truyền điện tích trong lớp màng TiO2 là sự khuếch tán electron từ nơi có mật độ điện tích cao đến nơi có mật
độ điện tích thấp.

b. Truyền ion trong dung dịch điện ly

Pin DSSC hoạt động liên tục được là nhờ vào việc các phân tử chất màu nhạy quang S sau khi bị photon ánh sáng có năng
lượng thích hợp kích thích, phóng thích ra 1 electron vào bán dẫn TiO2 và trở thành S+, nhưng ngay sau đó nó luôn được hệ
điện ly cung cấp 1 electron để hoàn nguyên lại và sẵn sàng để nhận năng lượng kích thích từ một photon ánh sáng. Vai trò
vận chuyển electron trong dung dịch điện ly do các ion I- và I3- đảm nhiệm16.

5
IV. ƯU ĐIỂM, HẠN CHẾ VÀ ỨNG DỤNG

1. Ưu điểm
- Chất màu nhạy quang dùng trong DSSC có thể hấp thụ ánh sáng huỳnh quang. Nên DSSC có thể hoạt động ở ánh
sáng trong nhà/nhân tạo, nơi những loại pin mặt trời khác không thể hoạt động17. Do đó DSSC có thể sử dụng trong

các thiết bị điện tử không dây trong nhà và ứng dụng mạng lưới thiết bị kết nối internet17.
- Không gây ô nhiễm môi trường. DSSC sử dụng nguyên liệu TiO2 thân thiện với môi trường và quy trình hoạt động
biến đổi ánh sáng mặt trời thành sức điện động hoặc điện năng18 để sử dụng, không thải ra khí độc hại gây ô nhiễm
môi trường.
- Hiệu suất cao. Bởi TiO2 là một quang điện tử có khả năng hấp phụ chất màu nhạy quang tốt và chất pha tạp với
TiO2 làm giảm kích thước tinh thể của TiO2 giúp tăng diện tích bề mặt dẫn đến hấp phụ nhiều phân tử chất màu
nhạy quang hơn và do đó làm tăng khả năng hấp thụ ánh sáng cao hơn19.

2. Hạn chế
- Hiệu suất chuyển đổi năng lượng bị suy giảm nhanh theo thời gian. Do sự phân hủy nhiệt của các chất màu nhạy
quang đã làm giảm tốc độ tái sinh chúng, tác động làm giảm dòng quang điện và giảm hiệu suất19.
- Tính không ổn định của dung dịch chất điện ly: có thể đóng băng ở nhiệt độ thấp hơn và có thể giãn nở ở nhiệt độ
cao hơn20.

3. Một số ứng dụng


- Cung cấp năng lượng cho vùng xa.
- Tạo ra điện năng thân thiện với môi trường.
- Bàn phím năng lượng mặt trời không dây (wireless solar powered keyboard), đã được chứng minh là không cần
pin sạc, tiết kiệm thời gian hoặc chi phí sạc và thay thế pin20.
- Sử dụng như vật liệu ốp trong nhà kính. Do khả năng bán trong suốt vốn có, tính linh hoạt, hiệu suất tốt hơn trong
điều kiện ánh sáng khuếch tán, vật liệu chi phí thấp21.
- Xây dựng hệ thống quang điện để tích hợp tòa nhà (BIPV), DSSC áp dụng làm hệ thống cửa sổ22. Bởi khả năng
sử dụng năng lượng xanh, tái tạo thiết bị và tính trong suốt.
- Ứng dụng trong lĩnh vực dệt may điện tử23 bởi trọng lượng nhẹ, khả năng hấp thụ năng lượng ở nơi có ánh sáng
mặt trời yếu hoặc ánh sáng trong nhà.

6
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Carella, A., Borbone, F. & Centore, R. Research Progress on Photosensitizers for DSSC. Front. Chem. 0, 481
(2018).

2. Michael Graetzel wins the Millennium Technolo | EurekAlert! https://www.eurekalert.org/news-releases/694205.

3. Trihutomo, P., Soeparman, S., Widhiyanuriyawan, D. & Yuliati, L. Performance improvement of dye-sensitized
solar cell- (DSSC-) based natural dyes by clathrin protein. Int. J. Photoenergy 2019, (2019).

4. Jihuai Wu et al. Counter electrodes in dye-sensitized solar cells. Chem. Soc. Rev. 46, 5975–6023 (2017).

5. Sharma, K., Sharma, V. & Sharma, S. S. Dye-Sensitized Solar Cells: Fundamentals and Current Status. Nanoscale
Res. Lett. 2018 131 13, 1–46 (2018).

6. Saranya, K., Rameez, M. & Subramania, A. Developments in conducting polymer based counter electrodes for
dye-sensitized solar cells – An overview. Eur. Polym. J. 66, 207–227 (2015).

7. Fung, A. K. M., Chiu, B. K. W. & Lam, M. H. W. Surface modification of TiO2 by a ruthenium(II) polypyridyl
complex via silyl-linkage for the sensitized photocatalytic degradation of carbon tetrachloride by visible
irradiation. Water Res. 37, 1939–1947 (2003).

8. Arie Zaban, *,†, Suzanne Ferrere, and & Gregg*, B. A. Relative Energetics at the Semiconductor/Sensitizing
Dye/Electrolyte Interface. J. Phys. Chem. B 102, 452–460 (1998).

9. Nazeeruddin, M. K. et al. Conversion of light to electricity by cis-X2bis(2,2’-bipyridyl-4,4’-


dicarboxylate)ruthenium(II) charge-transfer sensitizers (X = Cl-, Br-, I-, CN-, and SCN-) on nanocrystalline
titanium dioxide electrodes. J. Am. Chem. Soc. 115, 6382–6390 (2002).

10. Hagberg, D. P. et al. Molecular Engineering of Organic Sensitizers for Dye-Sensitized Solar Cell Applications. J.
Am. Chem. Soc. 130, 6259–6266 (2008).

11. Nathan R. Neale, †, Nikos Kopidakis, †, Jao van de Lagemaat, †, Michael Grätzel, ‡ and & Arthur J. Frank*, †.
Effect of a Coadsorbent on the Performance of Dye-Sensitized TiO2 Solar Cells:  Shielding versus Band-Edge
Movement. J. Phys. Chem. B 109, 23183–23189 (2005).

12. Karthick, S. N. et al. Dye-Sensitized Solar Cells: History, Components, Configuration, and Working Principle.
Interfacial Eng. Funct. Mater. Dye. Sol. Cells 1–16 (2019) doi:10.1002/9781119557401.CH1.

13. Kumara, N. T. R. N., Lim, A., Lim, C. M., Petra, M. I. & Ekanayake, P. Recent progress and utilization of natural
pigments in dye sensitized solar cells: A review. Renew. Sustain. Energy Rev. 78, 301–317 (2017).

14. Ezema, F. Dyed sensitized solar cells: A technically and economically alternative concept to pn junction
photovoltaic devices.

15. Jiao, Y., Zhang, F. & Meng, S. Dye Sensitized Solar Cells Principles and New Design. Sol. Cells - Dye. Devices
7
(2011) doi:10.5772/21393.

16. Tian, H. et al. A triphenylamine dye model for the study of intramolecular energy transfer and charge transfer in
dye-sensitized solar cells. Adv. Funct. Mater. 18, 3461–3468 (2008).

17. Hiep Nguyen Phuoc. Nghiên cứu chế tạo pin mặt trời DSSC nền polymer sử dụng chất điện ly gel.
http://mientayvn.com/Cao hoc quang dien
tu/Tai_lieu_cua_BMVLUD/Quang_hoc_ung_dung/PMT/LUAN_VAN_DSSC_HIEP_FINAL.pdf.

18. Aslam, A. et al. Dye-sensitized solar cells (DSSCs) as a potential photovoltaic technology for the self-powered
internet of things (IoTs) applications. Sol. Energy 207, 874–892 (2020).

19. Raguram, T. & Rajni, K. S. Influence of boron doping on the structural, spectral, optical and morphological
properties of TiO2 nanoparticles synthesized by sol–gel technique for DSSC applications. Mater. Today Proc. 33,
2110–2115 (2019).

20. Shakeel Ahmad, M., Pandey, A. K. & Abd Rahim, N. Advancements in the development of TiO2 photoanodes
and its fabrication methods for dye sensitized solar cell (DSSC) applications. A review. Renew. Sustain. Energy
Rev. 77, 89–108 (2017).

21. Chalkias, D. A., Charalampopoulos, C., Andreopoulou, A. K., Karavioti, A. & Stathatos, E. Spectral engineering
of semi-transparent dye-sensitized solar cells using new triphenylamine-based dyes and an iodine-free electrolyte
for greenhouse-oriented applications. J. Power Sources 496, 229842 (2021).

22. Yoon, S. et al. Application of transparent dye-sensitized solar cells to building integrated photovoltaic systems.
Build. Environ. 46, 1899–1904 (2011).

23. Liu, J., Li, Y., Arumugam, S., Tudor, J. & Beeby, S. Screen Printed Dye-Sensitized Solar Cells (DSSCs) on
Woven Polyester Cotton Fabric for Wearable Energy Harvesting Applications. Mater. Today Proc. 5, 13753–
13758 (2018).

You might also like