You are on page 1of 4

NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH

I. Giới thiệu
- giới thiệu nhóm 6
- giới thiệu chủ đề 6 case study “Crisis planning at Livestrong foundation”
- giới thiệu thành viên nhóm
II. Phân tích về case study “Crisis planning at Livestrong foundation”
III. Trả lời các câu hỏi
8-14. Một tổ chức có thể lập kế hoạch cho loại tình huống này không? Nếu có, làm
thế nào? Nếu không, tại sao không?
Vụ bê bối của Lance Armstrong bị kết tội sử dụng doping được nhiều người
biết đến và sẽ khiến nhiều người nghi ngờ quỹ Livestrong dẫn đến doanh nghiệp
đứng trên bờ vực phá sản. Ngay bây giờ việc lập kế hoạch là một điều vô cùng cần
thiết để giúp tổ chức vượt qua khủng hoảng và tiếp tục hoạt động.

Tổ chức cần:

- Xác định mục tiêu là vượt qua khủng hoảng

- Xây dựng một chiến lược tổng thể để đạt được mục tiêu

- Xây dựng kế hoạch chi tiết cho hoạt động của tổ chức

Xác định mục tiêu là xác định hướng đi chung của tổ chức. Để có thể đưa ra
chiến lược phù hợp giúp đạt được mục tiêu thì nhà quản trị cần đánh giá được hiện
tại tổ chức đang đối mặt với vấn đề như thế nào và mức độ của vấn đề đó. Vấn đề
hiện tại của Livestrong là làm thế nào để vượt qua khủng hoảng và giữ cho nền
tảng này tiếp tục hoạt động. Sau đó xây dựng kế hoạch chi tiết để thực hiện.

8-15. Mục tiêu sẽ hữu ích như thế nào trong loại tình huống này? Những loại mục
tiêu nào có thể cần thiết?
Đặt ra mục tiêu nhằm để cung cấp hướng đi hữu ích trong tình huống này. Đầu
tiên cần đặt ra mục tiêu cụ thể phù hợp với vấn đề đang phát sinh và phải phù hợp
với tổ chức. Tiếp theo xây dựng kế hoạch cho mục tiêu đảm bảo mỗi thành viên
đều được phân công nhiệm vụ và biết được trách nhiệm của mình. Sau đó cần kiểm
tra kế hoạch cẩn thận để tiếp đến hoàn thành mục tiêu.

Những mục tiêu cần thiết cho quỹ là mục tiêu chiến lược (Strategic Goals)
nhằm đề ra các chiến lược giúp tổ chức vượt qua khó khăn; mục tiêu tuyên bố để
tuyên bố (Stated Goals) với công chúng về những kế hoạch, sự kiện liên quan đến
tổ chức ví dụ như vụ việc của Armstrong và sự khẳng định với mọi người
Livestrong sẽ sống sót; mục tiêu thực sự là mục tiêu cho những gì thực sự diễn ra
trong tổ chức.

Thực tế:
o Nhóm Livestrong Foundation đã tham gia vào tất cả quá trình của kế hoạch
truyền thông khủng hoảng. Chỉ có một tin nhắn được nói liên tục bởi mọi
người liên quan đến tổ chức.
o Theo Ulman trong O’Connell (2013),việc chữa bệnh phải bắt đầu từ bên
trong. Các cuộc họp của nhân viên đã diễn ra từ một tháng một lần đến hơn
một lần mỗi tuần. Có những cuộc họp ngắn và dài hơn để mọi người cùng
nhau thường xuyên để mọi người nói chuyện, đặt câu hỏi, chia sẻ cảm xúc
của họ.
o Truyền thông nội bộ giữ cho nhóm tập trung và đoàn kết và các nhân viên
sẵn sàng tham gia vào các video được đăng trên blog Foundation, tuyên bố
tình yêu của họ cho sự nghiệp và cho Quỹ Livestrong
8-16. Những loại kế hoạch nào sẽ hữu ích cho Livestrong? Giải thích lý do tại sao
bạn nghĩ rằng những kế hoạch này sẽ quan trọng.
Những kế hoạch hữu ích cho Livestrong: kế hoạch hành động (Operational
plans), kế hoạch ngắn hạn (Short-term plans), kế hoạch cụ thể (Specific plans) và
kế hoạch dùng một lần (Single-use plan).

Những kế hoạch này đầu tiên giúp Livestrong đưa ra được hướng đi cụ thể để
đạt được mục tiêu, tìm ra những phương án tối ưu nhất để đối phó với khủng
hoảng. Những kế hoạch này là công cụ có vai trò quan trọng trong việc phối hợp
giữa các nhân viên cũng như nhà quản trị Livestrong. Kế hoạch cho biết mục tiêu
và cách thức để đạt được mục tiêu. Khi tất cả nhân viên được biết tổ chức sẽ bước
đi như thế nào và họ cần đóng góp gì để đạt được mục tiêu thì chắc chắn họ sẽ cố
gắng phối hợp.

8-17. Các nhà quản lý có thể rút ra bài học gì về việc lập kế hoạch từ những gì
Livestrong đã phải chịu đựng?
Để lãnh đạo một doanh nghiệp hay tổ chức nhà quản trị cần phải lập kế hoạch
và xác định mục tiêu cần đạt được. Kế hoạch như một tấm bản đồ chỉ đường cho
doanh nghiệp để tránh những sự cố không nên xảy ra. Mục tiêu để cung cấp hướng
đi và các tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả công việc.

Một tập thể có thể phát triển bền vững cần đến những hệ thống quy tắc và cách
ứng xử phù hợp. Quy tắc làm việc là yếu tố then chốt để vận hành tốt một doanh
nghiệp, tổ chức.

Với tốc độ lan truyền của internet hiện nay, các nhà quản trị cần phải xây dựng
thêm một kĩ năng là kĩ năng đối phó với truyền thông. Khủng hoảng truyền thông
được ví như như đám cháy và tiếng nói của dư luận như đổ thêm dầu vào đám cháy
đang bùng phát đó. Việc xử lí và kiểm soát dư luận để tìm ra cách ứng phó khéo
léo nhất để tránh đánh mất danh tiếng và uy tín của doanh nghiệp là điều vô cùng
cần thiết.
IV. Kêt luận

You might also like