You are on page 1of 114

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀ NH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA ĐÀ O TẠO CHẤT LƯỢNG CAO

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ CUNG CẤP ĐIỆN CHO PHÂN XƯỞNG


CƠ KHÍ

GVHD : PGS.TS. QUYỀN HUY ÁNH


SVTH : TRỊNH VĨNH AN MSSV: 12142350
TRẦN ĐÌNH QUỐC THẢO MSSV: 12142244
KHÓA: 2012
NGÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀ NH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀ O TẠO CHẤT LƯỢNG CAO

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ CUNG CẤP ĐIỆN CHO PHÂN XƯỞNG


CƠ KHÍ

GVHD : PGS.TS. QUYỀN HUY ÁNH


SVTH : TRỊNH VĨNH AN MSSV: 12142350
TRẦN ĐÌNH QUỐC THẢO MSSV: 12142244
KHÓA: 2012
NGÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2018


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----***----

Tp. Hồ Chí Minh, ngày ….. tháng 1 năm 2018

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


Họ và tên sinh viên : Trịnh Vĩnh An MSSV : 12142350
Trần Đình Quốc Thảo MSSV : 12142244
Ngành : Công nghệ kỹ thuật Điện – Điện tử Lớp : 12142CLC
Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS.Quyền Huy Ánh ĐT : 0913755035
Ngày nhận đề tài: Ngày nộp đề tài :

1. Tên đề tài : “THIẾT KẾ CUNG CẤP ĐIỆN CHO PHÂN XƯỞNG CƠ KHÍ”
2. Các số liệu, tài liệu ban đầu : ..................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
3. Nội dung thực hiện đề tài : ......................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
4. Sản phẩm : ...............................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
TRƯỞNG NGÀNH GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----***----

PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN


Họ và tên Sinh viên: ............................................................ MSSV: ..........................
............................................................................................. MSSV: ..........................
Ngành: .........................................................................................................................
Tên đềtài: .....................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Họ và tên Giáo viên hướng dẫn: .................................................................................
.....................................................................................................................................

NHẬN XÉT
1. Về nội dung đề tài & khối lượng thực hiện:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
2. Ưu điểm:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
3. Khuyế t điểm:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
4. Đề nghi ̣cho bảo vệ hay không?
.....................................................................................................................................
5. Đánh giá loại:
.....................................................................................................................................
6. Điểm: ............................. (Bằ ng chữ: .......................................................................
.....................................................................................................................................
Tp. Hồ Chí Minh, ngày ......... tháng 01 năm 2018

Giáo viên hướng dẫn


(Ký và ghi rõ họ tên)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----***----

PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN


Họ và tên Sinh viên: ............................................................ MSSV: ..........................
............................................................................................. MSSV: ..........................
Ngành: .........................................................................................................................
Tên đềtài: .....................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Họ và tên Giáo viên phản biện: ...................................................................................
.....................................................................................................................................

NHẬN XÉT
1. Về nội dung đề tài & khối lượng thực hiện:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
2. Ưu điểm:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
3. Khuyế t điểm:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
4. Đề nghi ̣cho bảo vệ hay không?
.....................................................................................................................................
5. Đánh giá loại:
.....................................................................................................................................
6. Điểm: ............................. (Bằ ng chữ: ......................................................................
.....................................................................................................................................
Tp. Hồ Chí Minh, ngày ......... tháng 01 năm 2018

Giáo viên phản biện


(Ký và ghi rõ họ tên)
Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

LỜI CẢM ƠN
Để luận văn này đạt kết quả tốt đẹp, chúng em đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của
nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân. Với tình cảm sâu sắc, chân thành, cho phép chúng em được
bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả các cá nhân và cơ quan đã tạo điều kiện giúp đỡ trong
quá trình học tập và nghiên cứu đề tài. Trước hết em xin gửi tới các thầy cô khoa Đào tạo
Chất Lượng Cao trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật lời chào trân trọng, lời chúc sức khỏe và
lời cảm ơn sâu sắc. Với sự quan tâm, dạy dỗ, chỉ bảo tận tình chu đáo của thầy cô, đến nay
chúng em đã có thể hoàn thành luận văn, đề tài: “Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng
Cơ Khí”.
Đặc biệt chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy – PGS.TS Quyền Huy
Ánh đã quan tâm giúp đỡ chúng em hoàn thành tốt luận văn này trong thời gian qua. Thầy đã
trực tiếp theo sát, tận tình chỉ bảo và hướng dẫn cho chúng em, cũng như tạo mọi điều kiện
thuận lợi nhất giúp chúng em vượt qua được rất nhiều trở ngại trong suốt quá trình thực hiện
đồ án. Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy.
Chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn đến lãnh đạo Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật
TP.HCM, các Khoa Phòng ban chức năng đã trực tiếp và gián tiếp giúp đỡ chúng em trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của một sinh viên, luận văn
này không thể tránh được những thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng
góp ý kiến của các thầy cô để chúng em có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức của mình,
phục vụ tốt hơn công tác thực tế sau này.
Cuối cùng, là lời cám ơn với những lớp anh chị đi trước, những người đồng hành đã
chia sẻ, trao đổi kiến thức cũng như những kinh nghiệm đã giúp đỡ chúng em trong suốt khoá
học và trong quá trình thực hiện đồ án này.

Xin chân thành cám ơn! Nhóm sinh viên thực hiện

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 1


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

MỤC LỤC
Lời cảm ơn……………………………………………………………………………………..1
Mục lục…………………………………………………………………………………...........2

PHẦN I MỞ ĐẦU 4
1.1. Đặt vấn đề………………………………………………………………………………....5
1.2. Mục đích nghiên cứu……………………………………………………………………...5
1.3. Nội dung nghiên cứu……………………………………………………………………...5
1.4. Giới hạn đồ án………………………………………………………………………….....6
1.5.Tổng quan dự án…………………………………………………………………………...6

PHẦN II PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ 7


CHƯƠNG 1 TÍNH TOÁN PHỤ TẢI 8
1.1. Các số liệu ban đầu………………………………………………………………………..9
1.2. Phân nhóm phụ tải……………………………………………………………………….10
1.3. Xác định phụ tải tính toán………………………………………………………………..10
CHƯƠNG 2 VẠCH PHƯƠNG ÁN CUNG CẤP ĐIỆN 16
2.1.Vạch phương án………………………………………………………………………......17
2.2. Sơ đồ nguyên lí hệ thống cung cấp điện………………………………………………....17
CHƯƠNG 3 LỰA CHỌN PHẦN TỬ CỦA SƠ ĐỒ CẤP ĐIỆN 19
3.1. Chọn máy biến áp………………………………………………………………………..20
3.2. Chọn máy phát điện dự phòng…………………………………………………………...22
3.3. Chọn dây dẫn/cáp và thiết bị đóng cắt bảo vệ…………………………………………...22
3.4. Chọn tủ phân phối hạ thế………………………………………………………………...34
CHƯƠNG 4 THIẾT KẾ CHIẾU SÁNG CHO PHÂN XƯỞNG 37
4.1. Phương pháp thiết kế chiếu sáng ………………………………………………………..38
4.2. Thiết kế mạng chiếu sáng………………………………………………………………..41
CHƯƠNG 5 LỰA CHỌN TỤ BÙ ĐỂ NÂNG CAO HỆ SỐ CÔNG SUẤT 45
5.1. Xác định dung lương bù…………………………………………………………………46
5.2. Lựa chọn thiết bị bù công suất…………………………………………………………..46
5.3. Vị trí đặt tụ bù…………………………………………………………………………...47

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 2


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

CHƯƠNG 6 THIẾT KẾ NỐI ĐẤT 48


6.1. Mục đích và yêu cầu của hệ thống nối đất………………………………………………49
6.2. Vật liệu thực hiện………………………………………………………………………..49
6.3. Các hệ thống nối đất chuẩn……………………………………………………………...50
6.4. Công thức tính toán ……………………………………………………………………..50
CHƯƠNG 7 THIẾT KẾ CHỐNG SÉT 52
7.1. Phương án chông sét…………………………………………………………………….53
7.2. Kỹ thuật thu sét tại điểm định trước……………………………………………………..53
7.3. Dây thoát sét……………………………………………………………………………..55
7.4. Thiết kế nối đất cho hệ thống chống sét…………………………………………………57
CHƯƠNG 8 THIẾT KẾ CẤP ĐIỆN CHO PHÂN XƯỞNG 58
8.1. Tính toán phụ tải…………………………………………………………………….......59
8.2. Vạch phương án cung cấp điện………………………………………………………….65
8.3. Lựa chọn phần tử của sơ đồ cấp điện……………………………………………………65
8.4. Thiết kế chiếu sáng……………………………………………………………………....80
8.5. Lựa chọn tụ bù để nâng cao hệ số công suất…………………………………………….90
8.6. Thiết kế nối đất…………………………………………………………………………..91
8.7. Thiết kế chống sét………………………………………………………………………..93

PHẦN III LẬP BẢNG DỰ TOÁN 94

PHẦN IV TỔNG KẾT 95


1. Những nội dung đã thực hiện trong đề tài…………………………………………………96
2. Những khuyết điểm của đề tài……………………………………………………………..96
3. Hướng phát triển đề tài…………………………………………………………………….96

PHẦN V PHỤ LỤC 97


Danh sách bảng kết quả tính toán……………………………………………………………98
Tài liệu tham khảo……………………………………………………………………………99
Danh sách bản vẽ……………………………………………………………………………100

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 3


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

PHẦN I
MỞ ĐẦU

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 4


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

1. Đặt vấn đề
Hiện nay trong quá trình đổi mới công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, yêu cầu được
đặt ra cho các cơ sở, phân xưởng sản xuất là phải trang bị một hệ thống cơ cấu trang thiết bị
hiện đại. Bên cạnh việc trang bị các hệ thống máy móc và công cụ thì việc thiết kế cung cấp
điện luôn giữ một vai trò rất quan trọng.
Do đó, thiết kế cung cấp điện cho phân xưởng cơ khí cũng không ngoại lệ, các giải
pháp cung cấp điện tốt sẽ giúp tiết kiệm năng lượng điện tiêu thụ và đảm bảo an toàn cho
phân xưởng. Thiết kế cung cấp điện phân xưởng cơ khí bao gồm: thiết kế hệ thống mạng điện
động lực, thiết kế hệ thống chiếu sáng, hệ thống chống sét và nối đất an toàn cho phân xưởng.
Việc thiết kế phải đảm bảo yêu cầu về kinh tế và kỹ thuật, tức là đáp ứng tốt việc tiết
kiệm chi phí về mặt kinh tế nhưng vẫn đảm bảo hội tụ đầy đủ về mặt kỹ thuật.
Trên tinh thần đó, nhóm sinh viên thực hiện đề tài “Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân
Xưởng Cơ Khí”.
2. Mục đích nghiên cứu
▪ Đề xuất phương án cung cấp điện hợp lí cho phân xưởng đạt các yêu cầu về kinh tế và
kỹ thuật.
▪ Củng cố lại những lý thuyết đã được học, áp dụng được những điều đã được học vào
thực tế, làm quen với công việc thiết kế sau này.
▪ Lĩnh hội được kinh nghiệm và những kiến thức quý báu từ giáo viên hướng dẫn trong
quá trình làm đồ án.
3. Nội dung nghiên cứu
Đồ án tập trung vào những vấn đề sau:
▪ Xác định phụ tải tính toán của phân xưởng.
▪ Tính chọn trạm biến áp cho phân xưởng (15-22kV/0,4kV).
▪ Lựa chọn máy phát điện dự phòng cho phân xưởng (15-22kV/0,4kV).
▪ Chọn cáp, dây dẫn và các phần tử đóng cắt, bảo vệ hạ thế.
▪ Tính toán và lựa chọn tụ bù, bộ điều khiển tụ bù để nâng cao hệ số công suất cho phân
xưởng.
▪ Thiết kế hệ thống chiếu sáng cho phân xưởng.
▪ Thiết kế hệ thống nối đất, chống sét cho phân xưởng.
▪ Lập dự toán.

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 5


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

4. Giới hạn đồ án
Do thời gian có hạn, nên sinh viên chỉ trọng tâm nghiên cứu những vấn đề quan trọng
trong thiết kế cấp điện cho phân xưởng.
5. Tổng quan dự án
5.1. Mô tả công trình
Dự án “Phân Xưởng Cơ Khí” thuộc Khoa Cơ Khí Chế Tạo Máy của trường Đại học Sư
Phạm Kỹ Thuật Tp Hồ Chí Minh, tọa lạc số 01-Võ Văn Ngân-Linh Chiểu-Thủ Đức-Tp Hồ
Chí Minh.
Phân xưởng cơ khí chuyên gia công, chế tạo các dụng cụ , thiết bị cơ khí nhằm phục vụ
cho nhu cầu giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên trong trường.
Phân xưởng có chiều dài 30m, chiều rộng 10m, chiều cao 8m (tính từ sàn) với tổng diện
tích tổng thể 300m² gồm 272m² khu vực sản xuất và 28m² phòng kĩ thuật giám sát được bố
trí ở giữa phân xưởng.
5.2. Yêu cầu kỹ thuật
Hệ thống điện cho công trình chủ yếu phục vụ cho nhu cầu chiếu sáng, cung cấp nguồn
cho các thiết bị điện. Hệ thống này cần phải đảm bảo các yêu cầu như sau:
▪ Đảm bảo an toàn, đúng tiêu chuẩn, đúng kỹ thuật.
▪ Đảm bảo tính cung cấp nguồn liên tục và ổn định.
▪ Tiết kiệm nguồn năng lượng điện tiêu thụ.
▪ Dễ dàng kiểm soát, bảo trì hệ thống khi hoạt động.
▪ Giảm chi phí cho việc vận hành và bảo trì hệ thống.

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 6


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

PHẦN II
PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 7


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

CHƯƠNG 1
TÍNH TOÁN PHỤ TẢI

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 8


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

1.1. CÁC SỐ LIỆU BAN ĐẦU


1.1.1. Đặc điểm của phân xưởng
Các đặc điểm của phân xưởng là cơ sở để xác định phương án thiết kế cấp điện cho phân
xưởng.
Các đặc điểm chính của phân xưởng bao gồm:
1. Kích thước của phân xưởng: chiều dài, chiều rộng, chiều cao, diện tích.
2. Kết cấu xây dựng của phân xưởng: đặc điểm về trần xưởng, tường, nền…
3. Môi trường làm việc trong phân xưởng: bụi nhiều hay ít, khô ráo hay ẩm ướt, nhiệt độ
trung bình hàng năm nơi đặt phân xưởng, các yêu cầu về chống cháy, nổ…
4. Chế độ làm việc của phân xưởng: số ca làm việc trong một ngày.
5. Quy mô sản xuất, sản phẩm của phân xưởng: qui mô của phân xưởng lớn, nhỏ hay vừa,
sản phẩm chủ yếu của phân xưởng.
6. Xác định yêu cầu về độ tin cậy cung cấp điện: loại hộ tiêu thụ điện, nguồn điện cung
cấp, nguồn dự phòng.
7. Đặc điểm của phụ tải tiêu thụ điện trong phân xưởng: loại và công suất của các động cơ,
động cơ có công suất lớn nhất, số lượng động cơ...
1.1.2. Thông số và sơ đồ mặt bằng phụ tải điện của phân xưởng
Với đề tài “Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí”, thông số thiết bị và sơ
đồ mặt bằng phụ tải điện của phân xưởng là số liệu quan trọng và cũng là đề tài do giảng viên
hướng dẫn giao cho sinh viên thực hiện.
Sơ đồ mặt bằng phụ tải điện trình bày vị trí của các thiết bị trên toàn bộ mặt bằng phân
xưởng.
Các thông số phụ tải điện của phân xưởng được cho dưới dạng bảng bao gồm: tên thiết
bị, mã hiệu, số lượng thiết bị, công suất tác dụng định mức Pn (kW) và công suất biểu kiến của
từng thiết bị Sn (kVA), hệ số công suất cos φ, hệ số sử dụng của từng thiết bị ku, hiệu suất sử
dụng của máy η…
Bảng 1.1 Thông số phụ tải điện của phân xưởng
TT Tên thiết bị Mã hiệu Số lượng Pn(kW) cos Sn(kVA) η ku Ghi chú
1 Máy tiện ren IA616 2 7,0 0,65 13,5 0,8 0,8
2 Máy mài thô 3M634 1 2,8 0,6 5,8 0,8 0,8
3 Máy hàn 1 0,6 0,2  = 25%
4 ……

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 9


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

Trường hợp đề tài không cho sẵn thì hệ số công suất cos φ và hệ số sử dụng ku có thể tra ở
[TLTK3].
1.1.3. Đồ thị phụ tải đặc trưng của phân xưởng cơ khí
Đồ thị phụ tải đặc trưng của phân xưởng cơ khí trình bày ở Hình 1.1.

Hình 1.1 Đồ thị phụ tải công suất biểu kiến.


1.2. PHÂN NHÓM PHỤ TẢI
Phân nhóm phụ tải dựa trên các yếu tố sau:
▪ Phân nhóm theo chức năng: các thiết bị trong cùng một nhóm nên có cùng chức năng.
▪ Phân nhóm theo vị trí: các thiết bị cùng một nhóm có vị trí gần nhau.
▪ Phân nhóm có chú ý phân đều công suất cho các nhóm.
▪ Dòng định mức của nhóm phù hợp với dòng định mức của các CB chuẩn.
▪ Số nhóm tùy thuộc vào qui mô của phân xưởng nhưng không nên quá nhiều, thường
số nhóm không lớn hơn 5.
1.3. XÁC ĐỊNH PHỤ TẢI TÍNH TOÁN
Xác định phụ tải tính toán làm cơ sở cho việc lựa chọn dây dẫn, cáp và các thiết bị trong
mạng điện như: CB, cầu chì, tủ phân phối chính, tủ phân phối,…
Tiêu chuẩn áp dụng
❖ TCVN 7447-1-2004 (IEC 603642-1-2001): Hệ thống lắp đặt điện của các tòa nhà-
Nguyên tắc cơ bản đánh giá các đặc tính chung, định nghĩa.
❖ TCVN 7447-2010: Hệ thống lắp đặt điện hạ áp.

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 10


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

❖ TCVN 9206-2012: Đặt thiết bị trong nhà ở và công trình công cộng - Tiêu chuẩn thiết
kế.
❖ QCVN 12-2014 BBXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống điện của nhà ở và
nhà công cộng.
1.3.1. Xác định phụ tải tính toán cho từng nhóm thiết bị
a. Thông số phụ tải điện của các nhóm thiết bị
Thông số phụ tải điện của các nhóm thiết bị chính là thông số phụ tải điện của phân
xưởng nhưng được trình bày theo từng nhóm riêng biệt.
Bảng 1.2 Thông số phụ tải điện của các nhóm thiết bị
Tên nhóm và thiết Mã hiệu Kí hiệu trên Số Sn η cos /tg ku
bị điện mặt bằng lượng (kVA)
Nhóm 1
Máy tiện ren IA616 1 2 13,5 0,8 0,65/1,17 0,8
Máy mài thô 3M634 2 1 5,8 0,8 0,6/1,33 0,8
Tổng 3 19,3
Nhóm 2
Máy khoan đứng 2A125 4 1 5,8 0,8 0,6/1,33 0,8
Máy bào ngang 7A36 6 1 17,9 0,8 0,7/1,02 0,8
Tổng 23,7
b. Các phụ tải tính toán cần xác định cho mỗi nhóm thiết bị
Các phụ tải tính toán cần xác định cho mỗi nhóm thiết bị bao gồm:
▪ Công suất tác dụng tính toán của nhóm Pc (kW).
▪ Công suất biểu kiến tính toán của nhóm Sc (kVA).
▪ Dòng điện tính toán của nhóm Ic (A).
Thông thường, chỉ cần trình bày trình tự xác định phụ tải tính toán cho một nhóm thiết bị
điển hình, các nhóm khác tính tương tự, kết quả được trình bày ở Bảng.
c. Trình tự xác định phụ tải tính toán cho một nhóm thiết bị điển hình
Tùy theo sự chênh lệch về việc thay đổi hệ số công suất (cosφ) của các thiết bị phụ tải,
cần phân chia thành các trường hợp sau:
c.1. Trường hợp cosφ chênh lệch khá nhiều
Các bước được tiến hành như sau:
Bước1. Quy đổi công suất định mức của các thiết bị làm việc ở chế độ ngắn hạn lặp lại
và thiết bị một pha.
+ Nếu trong nhóm có thiết bị làm việc ở chế độ ngắn hạn lặp lại thì công suất định mức
được tính toán phải qui đổi về công suất định mức ở chế độ làm việc dài hạn.

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 11


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

Công thức qui đổi như sau:


Pqđ  Pn   n (1.1)

Ở đây:  n là hệ số đóng điện tính theo phần trăm.


+ Nếu trong nhóm có thiết bị một pha nối vào điện áp dây hoặc điện áp pha của mạng điện
thì cần phải qui đổi công suất về ba pha trước khi tính toán [TLTK1].
Bước 2. Xác định công suất tính toán của nhóm
Công suất tác dụng tính toán Pcj của nhóm thiết bị thứ j được xác định theo công thức

sau:
nj
Pcj  k sj . kui Pni (1.2)
i 1

Ở đây: k sj là hệ số đồng thời của nhóm thứ j được tra ở [TLTK4]; kui là hệ số sử dụng

của thiết bị thứ i; Pni là công suất định mức của thiết bị thứ i; n j là số thiết bị của nhóm thứ j.

Công suất phản kháng tính toán Qcj của nhóm thiết bị thứ j xác định theo biểu thức sau:

Qcj  Pcj  tg j (1.3)

Hệ số công suất trung bình của nhóm thiết bị thứ j:


nj

 cos  i  Pni
cos  j  i 1
nj
(1.4)
P
i 1
ni

Ở đây: cos là hệ số công suất của thiết bị thứ i.

Công suất biểu kiến tính toán của nhóm thiết bị thứ j:

S cj  P 2
cj  Qcj2  (1.5)

Dòng điện tính toán của nhóm thiết bị thứ j:


S cj
I cj  (1.6)
3 U n

Bước 3. Thống kê kết quả tính toán cho các nhóm máy
Kết quả xác định phụ tải tính toán được thống kê lại và trình bày ở Bảng 1.3.

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 12


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

Bảng 1.3 Kết quả xác định công suất tính toán cho các nhóm máy
Tên nhóm ksj cosj/tgj Pcj Scj Icj
(kW) (kVA) (A)
Nhóm 1
Nhóm 2
……
c.2. Trường hợp cosφ chênh lệch ít, không nhiều.
Trong trường hợp các thiết bị trong nhóm có cosφ chênh lệch không nhiều thì công suất
tính toán biểu kiến của nhóm thiết bị có thể xác định theo biểu thức:
n
S cj  k sj . .k ui .S i (1.7)
i 1

Ở đây: ksj là hệ số đồng thời của nhóm thiết bị thứ j; kui là hệ số sử dụng của thiết bị thứ
j; Si là công suất biểu kiến của thiết bị thứ i trong nhóm thiết bị thứ j[TLTK4].
1.3.2. Xác định công suất tính toán của tủ phân phối
Phụ tải tính toán của tủ phân phối thứ m:
m
Pcm  k sm   Pcj (1.8)
j 1

m
Qcm  k sm   Qcj (1.9)
j 1

m
S cm  k sm . S cj
j 1 (1.10)
Scm
I cm  (1.11)
3  Un

Ở đây: k sm là hệ số đồng thời của tủ phân phối thứ m; Pcj và S cj là công suất tác dụng tính

toán và công suất biểu kiến tính toán của nhóm thiết bị thứ j; m là số nhánh phân phối của tủ
phân phối thứ m.
1.3.3. Xác định phụ tải chiếu sáng của phân xưởng
Phụ tải chiếu sáng của phân xưởng được xác định sơ bộ theo phương pháp suất chiếu
sáng trên một đơn vị diện tích.
Công suất tác dụng tính toán của hệ thống chiếu sáng:
Pcs  P0  F
(1.12)
Công suất biểu kiến của hệ thống chiếu sáng:

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 13


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

Pcs
S cs 
cos  (1.13)
Ở đây: P0 là suất chiếu sáng trên một đơn vị diện tích (kW/m²); F là diện tích của phân
xưởng (m²); cosφ là hệ số công suất của đèn.
cos  cs của một số đèn như sau:

- Đối với đèn nung sáng: cos  =1


- Đối với đèn huỳnh quang:
+ cos  = 0,6 khi không có tụ bù cos  .
+ cos  = 0,86 nếu có tụ bù cos (đèn đơn hoặc đôi).
+ cos  = 0,96 nếu dùng ballast điện tử.
- Đối với đèn phóng điện: cos  = 0,8.
1.3.4. Xác định công suất tính toán của tủ phân phối chính
Phụ tải tính toán của tủ phân phối chính thứ k:
k
Pck  k sk   Pcm (1.14)
i 1

k
Qck  k sk   Qcm (1.15)
i 1

k
S ck  k sk   S cm
i 1
(1.16)
S ck
I ck  (1.17)
3 U n

Ở đây: k sk là hệ số đồng thời của tủ phân phối chính thứ k; Pck và S ck là công suất tác
dụng tính toán và công suất biểu kiến tính toán của tủ phân phối phụ thứ m; k là số nhánh
phân phối của tủ phân phối chính thứ k.
Hệ số k sk có thể chọn theo Bảng 1.4 hay Bảng 1.5.
Bảng 1.4 Hệ số đồng thời cho tủ phân phối.
Bảng giá trị hệ số đồng thời của mạch cho những tủ phân phối
Số mạch Hệ số đồng thời ks
2 và 3 Tủ được kiểm nghiệm toàn bộ 0.9
4 và 5 0.8
6 và 9 0.7
10 và lớn hơn 0.6
Tủ được kiểm nghiệm từng phần trong mỗi trường hợp 1

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 14


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

Nếu mạch chủ yếu là chiếu sáng thì có thể coi k s gần bằng 1.
Bảng 1.5 Hệ số đồng thời theo chức năng của mạch.
Bảng giá trị hệ số đồng thời theo chức năng của mạch
Chức năng mạch Hệ số đồng thời ks
Chiếu sáng 1
Sưởi và máy lạnh 1
Các ổ cắm 0.1  0.4
Động cơ và thang máy Motor có công suất lớn thứ nhất 1
Motor có công suất lớn thứ hai 0.75
Các động cơ khác 0.6

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 15


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

CHƯƠNG 2
VẠCH PHƯƠNG ÁN CUNG CẤP ĐIỆN

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 16


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

2.1. VẠCH PHƯƠNG ÁN CUNG CẤP ĐIỆN CHO PHÂN XƯỞNG


Phương án cung cấp điện điển hình của phân xưởng cơ khí như sau:
1. Xây dựng trạm biến áp riêng cho phân xưởng dựa vào các chỉ dẫn sau:
- Nếu công suất của trạm biến áp xí nghiệp đủ cung cấp cho phân xưởng thì không cần xây
dựng trạm biến áp phân xưởng, chỉ cần dùng đường cáp dẫn điện từ trạm biến áp xí nghiệp về
cấp điện cho phân xưởng.
- Nếu công suất của trạm biến áp xí nghiệp không đủ cung cấp cho phân xưởng hoặc vị trí
trạm biến áp xí nghiệp xa phân xưởng thì cần xây dựng trạm biến áp phân xưởng.
- Nếu sử dụng phương án cung cấp điện kiểu dẫn sâu thì đặt trạm biến áp cho từng phân
xưởng hay từng nhóm phân xưởng (khi phân xưởng có công suất nhỏ).
2. Sử dụng tủ phân phối chính nhận điện từ trạm biến áp phân xưởng và cấp điện cho các
tủ phân phối, tủ chiếu sáng. Mỗi tủ phân phối điều khiển cấp điện cho một nhóm phụ tải.
3. Sử dụng CB (hoặc cầu chì) đặt tại các lộ vào và lộ ra của tủ phân phối chính và tủ phân
phối để điều khiển đóng cắt / bảo vệ.
4. Phương án nối dây mạng điện phân xưởng:
- Từ tủ phân phối chính đến các tủ phân phối thường sử dụng phương án đi dây hình tia.
- Từ tủ phân phối đến các thiết bị thường dùng sơ đồ hình tia cho các thiết bị có công suất
lớn, và sơ đồ phân nhánh cho các thiết bị có công suất nhỏ.
- Các nhánh đi từ phân phối không nên quá nhiều (thường nhỏ hơn 10), và tải của các
nhánh này nên có công suất gần bằng nhau.
- Khi phân tải cho các nhánh nên chú ý đến dòng định mức của các CB chuẩn.
2.2. SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ HỆ THỐNG CẤP ĐIỆN
Sơ đồ nguyên lý hệ thống cấp điện điển hình cho phân xưởng được trình bày ở Hình 2.1.

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 17


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

Hình 2.1 Sơ đồ nguyên lý hệ thống cấp điện cho phân xưởng


Chú thích
DT (Distribution Transformer): Máy biến áp phân phối
G (Generator): Máy phát dự phòng
MCCB (Moulded Case Circuit Breaker): Máy cắt loại khối
MDB (Main Distribution Board): Tủ phân phối chính
DB (Distribution Board): Tủ phân phối
DLB (Distribution Lighting Board): Tủ chiếu sáng
MCB (Miniature Circuit Breaker): Máy cắt loại tép

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 18


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

CHƯƠNG 3
LỰA CHỌN CÁC PHẦN TỬ CỦA SƠ
ĐỒ CẤP ĐIỆN

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 19


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

3.1. CHỌN MÁY BIẾN ÁP


Tiêu chuẩn áp dụng

❖ TCVN 6306-1:2015 (IEC 60076-1:2011): Máy biến áp điện lực - Phần 1: Qui định
chung.
❖ IEC 60076-7: Power transformers – Loading guide for oil-immersed power
transformers (Máy biến áp điện lực – Hướng dẫn mang tải đối với máy biến áp ngâm
trong dầu).
❖ TCVN 8525- 2015: Máy biến áp phân phối - Mức hiệu suất năng lượng tối thiểu và
phương pháp xác định hiệu suất năng lượng.
❖ QCVN 12-2014 BBXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống điện của nhà ở và
nhà công cộng.
3.1.1. Xác định vị trí trạm biến áp phân xưởng
Khi chọn vị trí đặt trạm biến áp phân xưởng cần phải xem xét đến các yếu tố sau:
- Đảm bảo tính an toàn.
- Thao tác vận hành, sửa chữa, quản lý và lắp đặt dễ dàng.
- Đặt ở nơi thông thoáng phòng nổ, cháy, bụi bặm và khí ăn mòn.
- Thuận lợi cho đường dây vào ra.
Vị trí đặt trạm biến áp có thể ở bên ngoài, liền kề hoặc bên trong phân xưởng:
- Trạm xây dựng bên ngoài được dùng khi trạm cung cấp cho nhiều phân xưởng, hoặc
khi cần tránh các nơi bụi bặm, có khí ăn mòn hoặc rung động.
- Trạm xây dựng liền kề được dùng phổ biến hơn cả vì tiết kiệm về xây dựng và ít ảnh
hưởng đến các công trình khác.
- Trạm xây dựng bên trong được dùng khi phân xưởng rộng có phụ tải lớn. Khi sử dụng
loại trạm này cần đảm bảo tốt điều kiện phòng nổ, cháy cho trạm.
Các vị trí đặt trạm biến áp phân xưởng được trình bày ở Hình 3.1.

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 20


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

1.Xây dựng bên ngoài; 2. Xây dựng liền kề; 3. Xây dựng bên trong
Hình 3.1 Vị trí đặt trạm biến áp phân xưởng.
3.1.2. Xác định số lượng, dung lượng máy biến áp trong trạm
Trình tự tiến hành như sau:
Bước 1. Xác định tổng công suất tính toán toàn phân xưởng: S c
Bước 2. Chọn số lượng máy biến áp đặt trong trạm: n
Vì tổng công suất tiêu thụ của phân xưởng cơ khí thường không quá lớn nên số lượng
máy biến áp thường không chọn quá hai để đơn giản trong vận hành. Trường hợp trạm có
nhiều máy biến áp thì nên chọn cùng chủng loại và cùng dung lượng máy biến áp để đơn giản
trong lắp đặt và dự phòng.
Bước 3. Xác định công suất máy biến áp: ST
Công suất định mức của máy biến áp được chọn theo điều kiện quá tải lúc bình thường
cho trạm có một máy biến áp và chọn theo điều kiện quá tải lúc sự cố cho trạm có nhiều máy
biến áp.
- Chọn theo điều kiện quá tải lúc bình thường:
Sc
ST (3.1)
n  k qtbt

k đk là hệ số điền kín phụ tải, xác định từ đồ thị phụ tải ngày:

k dk 
S i  ti
24  S max (3.2)
k qtbt là hệ số quá tải lúc bình thường, xác định theo qui tắc quá tải 3%:

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 21


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

k qtbt  1  0,3  1  K dk  (3.3)

Ghi chú: Để đạt độ chính xác cao hơn có thể lựa chọn công suất máy biến áp theo phương
pháp đồ thị phụ tải đẳng trị hai bậc [TLTK1].
- Chọn theo điều kiện quá tải lúc sự cố khi (n  2):
Sc
ST 
k  ( n  1)
sc
qt
(3.4)
Ở đây: k qtsc là hệ số quá tải sự cố.

k qtsc = 1.3 đối với máy biến áp chế tạo theo tiêu chuẩn IEC.[TLTK4]

k qtsc = 1.4 đối với máy biến áp chế tạo theo tiêu chuẩn LX.

Công suất của máy biến áp được chọn theo giá trị định mức theo điều kiện (3.1) hay (3.4).
3.2. CHỌN MÁY PHÁT ĐIỆN DỰ PHÒNG
Tiêu chuẩn áp dụng
❖ TCVN 9729-2013 (ISO 8528-2:2005): Tổ máy phát điện xoay chiều dẫn động bởi động
cơ đốt trong kiểu piston- Phần 2: Động cơ.

❖ TCVN 6627-1:2014 (IEC 60034-1:2010) về Máy điện quay - Phần 1: Thông số đặc
trưng và tính năng.

❖ QCVN 12-2014 BBXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống điện của nhà ở và
nhà công cộng.
3.2.1. Phương pháp lựa chọn
Chủng loại: máy phát điện diesel có bình dầu đặt dưới đế máy.
Khi phụ tải yêu cầu liên tục cung cấp điện, cần xem xét phương án cấp nguồn dự phòng.
Nguồn dự phòng có thể là đường dây cấp nguồn từ trạm biến áp lân cận hay máy phát điện dự
phòng. Trường hợp sử dụng máy phát điện dự phòng, công suất định mức dự phòng của máy
phát phải thoả điều kiện:

S F  ST .k % (3.5)
Ở đây: S F là công suất định mức dự phòng của máy phát điện (kVA), ST là công suất
cực đại của phụ tải (kVA); Hệ số k% phụ thuộc vào suất đầu tư và loại hộ tiêu thụ. [TLTK4].
3.2.2. Cách lắp đặt
Phòng máy phát được thiết kế thông thoáng, vị trí lắp đặt ngoài phân xưởng. Nếu máy
phát đặt trong hay liền kề phân xưởng thì phòng máy phát sẽ được thiết kế cách âm, đảm bảo

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 22


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

đạt tiêu chuẩn về độ ồn (cách 4m, độ ồn ≤ 75dB). Ống khói máy phát được thiết kế đi cao qua
khỏi các công trình lân cận đảm bảo đúng yêu cầu về môi trường.
Máy phát điện Diesel dự phòng phải tự động khởi phát trong trường hợp mất điện máy
biến áp hoặc mạng lưới thành phố nhờ vào các relay kiểm tra mạng điện tại tủ điện chứa bộ
phận chuyển nguồn tự động ATS.
3.3. CHỌN DÂY DẪN, CÁP VÀ THIẾT BỊ ĐÓNG CẮT BẢO VỆ
3.3.1. Phương pháp xác định kích cỡ của dây dẫn/cáp và thiết bị đóng cắt bảo vệ
mạng động lực phân xưởng
Lưu đồ lựa chọn tiết diện dây dẫn, cáp kết hợp với thiết bị đóng cắt bảo vệ được trình
bày ở Hình 3.2.

Hình 3.2 Lưu đồ lựa chọn tiết diện dây dẫn, cáp kết hợp với thiết bị bảo vệ
3.3.2. Trình tự chọn dây dẫn/cáp cho mạng điện động lực phân xưởng
Tiêu chuẩn áp dụng

❖ TCVN 9207:2012: Đặt đường dây điện trong nhà ở và công trình công cộng - Tiêu
chuẩn thiết kế.
❖ TCVN 9208:2012: Lắp đặt cáp và dây dẫn trong các công trình công nghiệp.

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 23


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

❖ IEC 60364-5-52-2012: Lắp đặt thiết bị điện - Lựa chọn và lắp đặt thiết bị điện - Hệ
thống dây điện.
❖ QCVN 12-2014 BBXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống điện của nhà ở và
nhà công cộng.
1. Xác định kích cỡ và phương thức lắp đặt dây dẫn/cáp
Đối với mạng điện phân xưởng có thể chọn loại dây dẫn/cáp dẫn điện và phương thức
lắp đặt dây như sau:
- Tuyến dây từ trạm biến áp đến tủ phân phối chính:
Vì đây là tuyến dây chính chịu dòng tải lớn nên thường dùng cáp đồng đơn lõi bọc PVC
cách điện XLPE (thường là 3 cáp dây pha và 1 cáp trung hòa). Phương án lắp đặt có thể đi
nổi trên khay cáp và máng cáp.
- Tuyến dây từ tủ phân phối chính đến tủ phân phối:
Thường dùng cáp đồng đơn lõi hay đa lõi bọc PVC, cách điện PVC, phương án lắp đặt
có thể đi nổi trên khay cáp và máng cáp.
- Tuyến dây từ tủ phân phối đến các động cơ:
• Nếu phụ tải là tải 3 pha đối xứng (thường là động cơ) công suất nhỏ thì có thể sử dụng
cáp đồng 3 lõi, cách điện bằng PVC. Cáp có thể đi trong ống PVC hay ống kim loại chôn
ngầm (nếu vị trí phụ tải là cố định) hay đi trên khay cáp nếu vị trí phụ tải có thể thay đổi theo
qui hoạch của phân xưởng hay đổi mới công nghệ, dây chuyền sản xuất.
• Nếu phụ tải là tải 3 pha đối xứng công suất lớn thì có thể sử dụng cáp đồng đơn lõi cách
điện bằng XLPE hay PVC cho mỗi pha để thuận lợi trong lắp đặt. Cáp có thể đi nổi trên khay
cáp và máng cáp.
• Nếu phụ tải là 3 pha không đối xứng hay phụ tải 1 pha thì có thể sử dụng cáp đồng đa
lõi cho tải nhỏ và cáp đơn lõi cho tải lớn.
Tùy thuộc vào công trình, phụ tải tiêu thụ điện mà việc lựa chọn phương thức lắp đặt,
chủng loại cáp tùy thuộc vào thiết kế, tính toán [TLTK4].
Thông số dạng dây/ cáp dẫn, chủng loại, phương thức lắp đặt được trình bày ở Bảng 3.1;
Bảng 3.2; Bảng 3.3.

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 24


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

Bảng 3.1 Mã chữ cái phụ thuộc vào dạng dây và cách lắp đặt
Dạng của dây Cách lắp đặt Chữ cái
Dây 1 lõi và nhiều lõi - Dưới lớp nắp đúc, có thể lấy ra được hoặc không, bề mặt đổ B
lớp vữa hoặc nắp bằng
- Dưới sàn nhà hoăc sau trần giả
- Trong rãnh hoặc ván lót chân tường

- Khung treo có bề mặt tiếp xúc với tường hoặc trần C


- Trên những khay cáp không đục lỗ

Cáp có nhiều lõi - Thang cáp, khay có đục lỗ hoặc trên congxom đỡ E
-Treo trên tấm chêm
- Cáp móc xích tiếp nối nhau

Cáp 1 lõi F
Bảng 3.2 Lựa chọn hệ thống dây dẫn/cáp
CÁCH LẮP ĐẶT
Gắn Gắn cố Đường Đường Máng Thang cáp, Trên Dây
TÌNH TRẠNG không cố định ống dẫn (treo cáp khay cáp, sứ đỡ
định trực tiếp trên mái congxom
nhà) cáp
Dây trần - - - - - - + -
Dây bọc cách điện - - + + + - + -
Cáp đa lõi + + + + + + 0 +
Cáp 1 lõi 0 + + + + + 0 +
Ghi chú: (+) Cho phép. (-) Không cho phép. (0) Không dùng.
Bảng 3.3 Các cách thức lắp đặt dây dẫn/cáp
Ví dụ Mô tả
(1) (2) (1) Dây bọc trong ống dẫn trong tường
cách điện
(2) Cáp đa lõi đăt trong ống chôn trong
tường cách điện
(1) (2)
(1) Dây cách điện đặt trong ống treo
(2) Cáp 1 hoặc đa lõi đặt trong ống treo
Dây cách điện đặt trong máng cáp treo
trên tường
Cáp đặt trong máng cáp treo trên tường
(1) (2) (1) Dây cách điện đặt trong ống chôn
ngầm dưới đất
(2) Cáp cách điện đặt trong ống chôn
ngầm dưới đất

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 25


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

Cáp bọc vỏ hoặc giáp:


Trên tường

Trên trần

Trên khay không lõi, có lõi, congxom

Trên cái chêm nằm cách tường hoặc trần

Trên thang

Cáp treo trên dây đỡ

Dây trần hoặc dây bọc đặt trên sứ

2. Xác định các hệ số hiệu chỉnh


- Đối với dây dẫn/cáp đi nổi: K= K1 .K2 .K3
- Đối với dây dẫn/cáp đi ngầm: K= K4 .K5 .K6 .K7
Đặc tính và cách xác định các hệ số hiệu chỉnh K1  K7 trình bày trong Bảng 3.4.
Bảng 3.4 Đặc tính và cách xác định các hệ số hiệu chỉnh.
Hệ số Thể hiện ảnh hưởng của Tra trong
K1 Cách thức lắp đặt
K2 Số mạch cáp đặt kề nhau
K3 Nhiệt độ tương ứng với dạng cách điện
K4 Cách lắp đặt [TLTK4]
K5 Số dây đặt kề nhau
K6 Đất chôn cáp
K7 Nhiệt độ của đất

3. Xác định tiết diện dây dẫn/cáp


a. Chọn cáp cho dây pha (P)

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 26


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

Xác định tiết diện trên các tuyến dây:


- Từ trạm biến áp về tủ phân phối chính.
- Từ tủ phân phối chính đến từng tủ phân phối phụ .
- Từ tủ phân phối phụ đến từng động cơ trong nhóm.
Trình tự xác định tiết diện dẫy dẫn/cáp được trình bày ở Hình 3.4 như sau:

Hình 3.4. Trình tự xác định tiết diện cho phép nhỏ nhất của dây dẫn
a.1. Từ tủ phân phối phụ đến từng động cơ trong nhóm.
Bước 1. Xác định dòng làm việc max đi trong dây dẫn/cáp:
Sc
IB  ( A)
3U n (3.6)

Ở đây: S c là công suất của cụm động cơ trong nhóm (kVA); U n là điện áp dây định
mức (kV).
Bước 2. Chọn dòng định mức của CB bảo vệ không nhỏ hơn giá trị của dòng I B :
I nCB  I cp (A)

Khi đó lựa chọn dòng cho phép Iz của dây dẫn/cáp mà CB bảo vệ có khả năng bảo vệ:
I z  I nCB (A)

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 27


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

Bước 3. Xác định dòng cho phép của dây dẫn/ tính đến các hệ số hiệu chỉnh:
Xác định các hệ số hiệu chỉnh K1  K7, từ đó tính được hệ số K.
Dòng cho phép của dây dẫn/ tính đến các hệ số hiệu chỉnh K:
Iz
I z'  ( A)
K (3.7)
Bước 4. Chọn tiết diện dây dẫn/cáp:
Chọn dây dẫn/cáp có tiết diện F với dòng cho phép tiêu chuẩn: I zcp  I z
' '

a.2. Từ tủ phân phối chính đến từng tủ phân phối phụ thứ i
Các bước xác định tương tự như trên.
Chọn dây dẫn/cáp có tiết diện F với dòng cho phép tiêu chuẩn: I zicp  I zi
' '

a.3. Từ trạm biến áp về tủ phân phối chính


Xác định dòng làm việc max đi trong dây dẫn/cáp:
ST
I BTr  ( A)
3.U n (khi trạm có 1 máy biến áp) (3.8)

1,4S T
I BTr  ( A)
3.U n (khi trạm có 2 máy biến áp trở lên) (3.9)

Ở đây: ST là công suất biểu kiến của máy biến áp khi đầy tải (kVA); U n là điện áp dây
định mức(kV).
Các bước xác định tương tự như trên.
Chọn dây dẫn/cáp có tiết diện F với dòng cho phép tiêu chuẩn: I zcpTr  I zTr
' '

Chọn Tiết diện của dây dẫn / cáp cho mạng đông lực tham khảo ở [TLTK6].
b. Chọn cáp cho dây trung tính (N)
- Chủng loại cáp: cùng loại với dây pha tương ứng.
- Tiết diện cáp: cáp được chọn theo điều kiện sau:

FP  16mm2 ; FN  FP

1
FP  16mm2 ; FN  FP
2
Ở đây: FP là tiết diện dây pha; FN là tiết diện dây trung tính [TLTK4].
c. Chọn cáp cho dây bảo vệ nối đất (PE)

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 28


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

- Chủng loại cáp: dây Pe thường có màu xanh sọc vàng, đi cùng với dây pha trong ống
luồn dây hay khay cáp, máng cáp

- Tiết diện cáp: được chọn theo điều kiện sau:

FP  16mm2 ; FPE  FP

16  FP  35mm2 ; FPE  16

FP
35  FP  400mm2 ; FPE 
2
Ở đây: FP là tiết diện dây pha; FPE là tiết diện dây bảo vệ nối đất [TLTK4].
4. Kiểm tra sụt áp từ nguồn tới phụ tải xa nhất
Kiểm tra dây dẫn/cáp đã chọn theo điều kiện tổn thất điện áp cho phép, nếu tổn thất điện
áp vượt quá mức cho phép thì tăng tiết diện dây lên một cấp rồi tiến hành kiểm tra lại.
Thường độ sụt áp cho phép Ucp đối với mạng động lực là 5% Un.
Các công thức tính sụt áp trình bày ở Bảng 3.5.
Bảng 3.5 Công thức tính sụt áp
Sụt ápU
Mạch U U%
1 pha: pha/pha U  2I B ( R cos   X sin  )
1 pha: pha/trung tính U  2I B ( R cos  X sin  ) 100U
3 pha cân bằng: (3 pha có U  3I B ( R cos   X sin  ) Un
hoặc không có trung tính)
a. IB là dòng làm việc cực đại (A) (khi tính sụt áp dòng này không tương đương với
dòng phụ tải tính toán), xác định như sau:
- Với dây dẫn/cáp cung cấp cho từng thiết bị riêng lẻ thứ i:
k ui .S i
I Bi  ( A) (3.10)
3. i . cos  i .U n

Ở đây: kui là hệ số sử dụng của thiết bị thứ i; S i là công suất biểu kiến của thiết bị thứ i
(kVA);  i là hiệu suất sử dụng của thiết bị thứ i; cos là hệ số công suất của thiết bị thứ i; U n
là điện áp định mức của mạng điện (kV).
- Với dây dẫn/cáp cung cấp cho từng nhóm máy:
n
I B   k s   I Bi ( A)
i 1
(3.11)

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 29


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

Ở đây: k s là hệ số đồng thời xác định theo Bảng 1.5 và Bảng 1.6; n là tổng số động cơ
của nhóm; I Bi là dòng làm việc cực đại cung cấp cho từng thiết bị thứ i (A).
- Với dây dẫn/cáp dẫn điện từ trạm biến áp về tủ phân phối chính:
k qt S T
IB  ( A) (3.12)
3 U n

Ở đây: k qt hệ số quá tải cho phép của máy biến áp qui định bởi nhà chế tạo (k qt max  1,3) ;

S T là công suất đầy tải của máy biến áp phân xưởng (kVA); U n là điện áp định mức của

mạng điện (kV).


Nếu trong trường hợp phân xưởng không xây dựng trạm biến áp riêng, mà dùng đường
cáp dẫn điện từ trạm biến áp xí nghiệp về cấp điện cho phân xưởng thì dòng I B được lấy
bằng dòng làm việc cực đại chạy trên tuyến dây đó.
b. R, X là trở kháng và điện kháng của đường dây:
R = r0 . L
X = xo . L
Ở đây: L là chiều dài đường dây (km); r0 , x0 là trở kháng và điện kháng của đường dây
trên một ki lô mét (m  /km).
22,5
r0  (m  /km), cho dây dẫn/cáp đồng với F là tiết diện dây (mm²).
F
36
r0  (m  /km), cho dây dẫn/cáp nhôm với F là tiết diện dây (mm²).
F
x0 = 0,08 (mΩ/km) đối với đường dây cáp.

x0 = 0.25 (mΩ /km) đối với đường dây hạ áp trên không.

Trong trường hợp không cần độ chính xác cao, r0 được bỏ qua cho dây có tiết diện lớn
hơn 500 mm² và x0 được bỏ qua cho dây có tiết diện nhỏ hơn 50 mm².
c. Góc pha giữa điện áp và dòng trong dây φ:
Hệ số cos φ trung bình của vài thiết bị phổ biến, tham khảo thêm ở [TLTK4].
- Đèn chiếu sáng:
+ Đèn dây tóc: cosφ=1,0
+ Đèn huỳnh quang (không có tụ): cosφ= 0,5
+ Đèn huỳnh quang có bù: cosφ= 0,93

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 30


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

+ Đèn phóng điện: cosφ= 0,4-0,6


- Động cơ không đồng bộ mang tải thông thường:
+ Khi khởi động 0%: cosφ= 0,17
+ Khi khởi động 25%: cosφ= 0,55
+ Khi khởi động 50%: cosφ= 0,73
+ Khi khởi động 75%: cosφ= 0,80
+ Khi khởi động 100%: cosφ= 0,85
3.3.3. Chọn thiết bị đóng cắt bảo vệ CB
Tiêu chuẩn áp dụng
❖ TCVN7447-4-43-2004: Hệ thống lắp đạt điện của các tòa nhà: Bảo vệ an toàn- Bảo vệ

chống quá dòng.


❖ TCVN 6592-2009: (IEC 60947:2009) Thiết bị đóng cắt và điều khiển hạ áp.
❖ TCVN 6434-2008: (IEC 60898: 2002) Khí cụ điện - Aptomat bảo vệ quá dòng dùng
trong gia đình và các hệ thống lắp đặt tương tự.
❖ TCVN 7447-5-53:2005 (IEC 60364-5-53:2002): Hệ thống lắp đặt điện tòa nhà . Phần
5-53: Lựa chọn và lắp đặt thiết bị điện . Cách ly , đóng cắt và điều khiển.
1. Sơ đồ tính toán ngắn mạch
Tính toán dòng ngắn mạch cho CB bảo vệ dựa theo sơ đồ nguyên lí hệ thống cấp điện
được trình bày ở Hình 3.5.

Hình 3.5 Sơ đồ nguyên lí hệ thống cấp điện cho phân xưởng


2. Xác định tổng trở của các phần tử trong mạng điện

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 31


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

Biểu thức xác định trở kháng, điện kháng của các phần tử trong mạng điện được trình
bày ở Bảng 3.6.
Bảng 3.6 Trở kháng, điện kháng của các phần tử trong mạng điện
Các phần tử Trở kháng R (m  ) Điện kháng X (m  )
Phía nguồn (1) RS  0,15  X s U 02
𝑈0 (V) X S  Zs 
SN
ZS (mΩ)
𝑆𝑁 (MVA)
Máy biến áp (2) Pcu  10 3 X tr  Z tr2  Rtr2 với
Str ( kVA) Rtr 
3I n2 2
U20 (V) U 20 U
(Rtr thường được bỏ qua so với Xtr cho Tổng trở: Z tr   SC
USC (%) Pn 100
Pcu (W) biến áp lớn hơn 100 kVA).
In (A)
CB (3) Điện trở của CB được bỏ qua: RCB =0 Giá trị điện kháng có thể lấy:
X CB  0,15  RCB
Đường dây (4) L X L  x0  L
L(m) RL  r0  L  
F (với x0 = 0,08m/km )
F(mm²)
Ở đây:
(1) U0 là điện áp dây thứ cấp khi không tải (V); ZS là tổng trở của hệ thống phía sơ cấp
nguồn (mΩ); SN là công suất ngắn mạch phía nguồn 250 MVA.
(2) USC % là điện áp ngắn mạch phần trăm của máy biến áp; Pcu là tổn thất công suất ngắn
mạch của máy biến áp (W); In là dòng điện định mức của máy biến áp (A).
(4)  là điện trở suất của dây ở nhiệt độ bình thường:  = 22,5m  .mm²/m (dây dẫn/cáp
đồng);  = 36m  .mm²/m (dây dẫn/cáp nhôm).
3.Trình tự chọn CB
Bước 1. Xác định dòng làm việc cực đại I B
Bước 2. Tính dòng ngắn mạch ba pha I SC với điểm ngắn mạch ngay sau nơi đặt CB.
Dòng ngắn mạch 3 pha I SC được xác định theo phương pháp tổng trở:

I SC 
U 20
(kA) với Z T  R 2
T  X T2  (3.13)
3  ZT

Ở đây: I SC là dòng ngắn mạch ba pha tại điểm tính toán (kA); U 20 là điện áp dây phía
thứ cấp máy biến áp khi không tải(V); Z T là tổng trở kháng mỗi pha tính tới điểm ngắn mạch
(mΩ); RT là tổng trở kháng của hệ thống tính tới điểm ngắn mạch (mΩ); X T là tổng điện
kháng của hệ thống tính tới điểm ngắn mạch(mΩ).

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 32


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

Bước 3. Chọn CB thoả các điều kiện sau:


- Điện áp định mức U nCB  U n
Ở đây: U nCB là điện áp định mức của CB (V); 𝑈𝑛 là điện áp dây định mức của mạng điện (A).
- Dòng điện định mức: I nCB  I B
Ở đây: I nCB là dòng định mức của CB (A); I B là dòng điện làm việc cực đại (A).
IB
- Xác định hệ số hiệu chỉnh phần tử bảo vệ quá tải của CB: K r 
I nCB

Ở đây: Kr = (0,8  1) đối với phần tử bảo vệ quá tải kiểu lưỡng kim nhiệt.
K r = (0,4  1) đối với phần tử bảo vệ quá tải kiểu điện tử.

- Khả năng cắt dòng ngắn mạch I cu  I SC [TLTK4]


Ở đây: I cu là dòng cắt ngắn mạch của CB (kA); I SC là dòng ngắn mạch ba pha tại điểm
ngay sau nơi đặt CB (kA)
- Chọn đặc tuyến bảo vệ phù hợp với tính chất tải: B, C, D, K, MA.
- Số cực: 1, 2, 3 hay 4 cực.
- Các yêu cầu đặc biệt: bảo vệ quá áp, đóng cắt từ xa, đo lường, kiểm tra, hiển thị,..
3.3.4. Thống kê kết quả chọn dây dẫn, cáp và CB
Kết quả tính toán chọn dây dẫn, cáp và CB được trình bày ở các Bảng 3.7; Bảng 3.8;
Bảng 3.9 như sau:
Bảng 3.7 Kết quả chọn cáp cho dây pha (P)
Icp K Iz I’z Dây dẫn
Tuyến dây (A) (A) (A)
Số sợi -Mã hiệu F(mm2) I’zcp(A)
TBA – MDB
MDB – DB1
MDB – DB2
……
Từ DB1 đến:
Máy tiện ren
Máy tiện ren
……
Từ DB2 đến:
Máy mài trong
Máy xọc
……

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 33


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

Bảng 3.8 Kết quả cho cáp cho dây trung tính (N) và dây bảo vệ nối đất (PE)
Nhánh Dây pha Dây N Dây PE
Số sợi -Mã hiệu F(mm²) Số sợi -Mã hiệu F(mm²) Số sợi –Mã hiệu F(mm²)
Từ DB1 đến
Nhánh 1.1
Nhánh 1.2

Từ DB2 đến
Nhánh 2.1
Nhánh 2.2

Bảng 3.9 Kết quả chọn CB
Vị trí Kí hiệu IB ISC CB
đặt CB trên sơ đồ (A) (kA) Mã Un Ui Uimp In Icu Số Đặc
cấp điện hiệu (V) (V) (kV) (A) (kA) cực tuyến
Đặt MCCB7
trong MCCB4
MDB ……..
Đặt MCCB1
trong MCB1.1
DB1 MCB1.2
………
Đặt MCCB2
trong MCB2.1
DB2 MCB2.2
……..

3.4. CHỌN TỦ ĐIỆN PHÂN PHỐI CHO HỆ THỐNG ĐIỆN HẠ THẾ


Tiêu chuẩn áp dụng
❖ TCVN 7447-5 (IEC 60364-5), Hệ thống lắp đặt điện hạ áp - Phần 5: Lựa chọn và lắp
đặt thiết bị điện.
❖ TCVN 7994-1:2009 (IEC 60439-1: 2004) về Tủ điện đóng cắt và điều khiển hạ áp -
Phần 1: Tủ điện được thử nghiệm điển hình và tủ điện được thử nghiệm điển hình từng
phần.
❖ TCVN 4255-2008: Cấp bảo vệ bằng vỏ ngoài (mã IP).
3.4.1. Phương pháp lựa chọn
Tùy theo yêu cầu của tải, sẽ quyết định loại tủ phân phối được dùng. Thông thường tủ
phân phối được phân biệt thành ba loại: tủ đóng cắt chính (EMSB); tủ phân phối chính
(MDB) và tủ phân phối (DB).

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 34


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

Tủ phân phối là nơi nguồn cung cấp đi vào và được chia ra thành các mạch nhánh, mỗi
mạch được điều khiển và bảo vệ bởi cầu chì hoặc CB. Điện nguồn được nối vào thanh cái
qua một thiết bị đóng cắt chính (CB hoặc bộ cầu dao-cầu chì).
Tủ đóng cắt chính nhận điện từ trạm biến áp và cấp điện cho tủ phân phối. Tủ phân phối
chính nhận điện từ tủ đóng cắt chính. Tủ phân phối nhận điện từ tủ phân phối chính và cấp
điện trực tiếp cho tải. Tủ phân phối thường được dùng cho những ứng dụng đặc thù như: tủ
điều khiển động cơ, tủ chiếu sáng…
Các thiết bị điện lực như CB và cầu chì thường nằm trên một giàn khung lui về phía sau
của tủ. Các thiết bị hiển thị và điều khiển (đồng hồ đo, đèn, nút nhấn...) được lắp ở mặt trước
của tủ.
Tủ thường được bọc vỏ bằng kim loại nhằm để bảo vệ các phần tử bên trong như: máy
cắt, đồng hồ chỉ thị, rơle, cầu chì, chống va đập cơ học, rung và những tác động ngoại lai có
thể ảnh hưởng đến hoạt động của hệ (nhiễm điện từ, bụi, ẩm…), đồng thời bảo vệ người tránh
điện giật.
Tủ điện được lựa chọn theo các thông số sau[TLTK6]:
▪ Chức năng tủ.
▪ Sơ đồ bố trí các thiết bị trong tủ.
▪ Điện áp cách điện.
▪ Số ngõ ra.
▪ Điện áp hoạt động của các thiết bị đóng cắt.
▪ Dòng định mức của các thiết bị đóng cắt.
▪ Khả năng chứa CB.
▪ Phụ kiện kèm theo.
▪ Độ kín của tủ thông qua chỉ số bảo vệ IP.
▪ Kích thước tủ: chiều dài, chiều rộng, chiều cao.
Độ kín của tủ thông qua chỉ số bảo vệ IP đối với môi trường bên ngoài như: bảo vệ sự
tiếp cận của người đến các phần tử mang điện, bảo vệ sự thâm nhập của các vật cứng, chống
bụi, chống thấm, bảo vệ sự thâm nhập của nước vào các thiết bị bên trong tủ điện. Chỉ số bảo
vệ IP càng cao thì càng kín [TLTK4].
3.4.2. Cách lắp đặt

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 35


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

- Tủ đóng cắt chính (ESMB) được lắp đặt gần trung tâm phụ tải phân xưởng, gần cửa ra
vào.
- Tủ điện chính (MDB) được lắp đặt gần tâm phụ tải nhóm, nơi đặt nhiều máy.
- Tủ phân phối (DB) được lắp đạt cho nhóm ít máy.

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 36


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

CHƯƠNG 4
THIẾT KẾ CHIẾU SÁNG

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 37


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

4.1. PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ CHIẾU SÁNG


Tiêu chuẩn áp dụng
❖ TCVN 3743-1983: Chiếu sáng nhân tạo nhà công nghiệp và các công trình công
nghiệp.
❖ TCVN 7114-1-2008: Ecgônômi - Chiếu sáng nơi làm việc - Phần 1: Trong nhà.
❖ TCVN 7114-3-2008: Ecgônômi - Chiếu sáng nơi làm việc - Phần 3: Chiếu sáng an
toàn & Bảo vệ tại những nơi làm việc ngoài nhà.
❖ TCVN 4400-1987: Kỹ thuật chiếu sáng - Thuật ngữ định nghĩa.
❖ TCXDVN 259-2001: Lắp đặt thiết bị chiếu sáng cho các công trình công nghiệp -Yêu
cầu chung.
4.1.1. Yêu cầu chung khi thiết kế chiếu sáng cho phân xưởng
Trong phân xưởng ngoài chiếu sáng tự nhiên cần phải dùng chiếu sáng nhân tạo. Thiết
kế chiếu sáng cho phân xưởng cần phải đáp ứng yêu cầu về độ rọi và hiệu quả của chiếu sáng
đối với thị giác.
Ngoài ra, cần quan tâm đến màu sắc, lựa chọn các chao, chụp đèn, bố trí các đèn để đảm
bảo tính kinh tế, kỹ thuật, và tính mỹ quan.
Các yêu cầu khi thiết kế chiếu sáng cho phân xưởng như sau:

▪ Độ rọi tại các điểm kiểm tra phải bằng hay lớn hơn độ rọi yêu cầu.
▪ Không gây chói do các tia sáng chiếu trực tiếp từ đèn đến mắt.
▪ Không gây chói do các tia phản xạ từ các vật xung quanh.
▪ Phân bố độ rọi phải đồng đều để khi quan sát từ vị trí này sang vị trí khác để mắt
người không phải điều tiết quá nhiều gây mỏi mắt.
▪ Màu sắc phù hợp với tính chất công việc.

4.1.2. Trình tự thiết kế chiếu sáng cho phân xưởng

Hệ thống chiếu sáng chung cho phân xưởng có được tính toán theo phương pháp hệ số
sử dụng.
Trình tự tính toán chiếu sáng cho phân xưởng theo phương pháp này bao gồm các bước
sau đây:
Bước 1. Xác định số liệu ban đầu
- Kích thước phân xưởng: dài×rộng×cao(m).
- Chức năng phân xưởng: sản xuất chế tạo

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 38


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

- Môi trường làm việc: ít/nhiều bụi


- Chiều cao mặt phẳng làm việc.
- Các yêu cầu khác: tiết kiệm điện, nhiệt độ màu, chống cháy nổ, điều khiển tự động,…
Bước 2. Xác định các hệ số phản xạ của tường, trần và sàn [TLTK1].
Các hệ số phản xạ của trần, tường vàsàn trong thiết kế sơ bộ có thể chọn theo Bảng 4.1.
Bảng 4.1 Các hệ số phản xạ
Các hệ số phản xạ Thương nghiệp Công nghiệp nhẹ Công nghiệp nặng
Trần 80% 50% 0%
Tường 50% 30% 30%
Sàn 20% 10% 10%
Bước 3. Chọn bộ đèn [TLTK1]
• Chọn bộ đèn theo các hướng dẫn sau:
1. Nếu khu vực cần chiếu sáng có trần thấp (khoảng cách từ đáy dưới đèn đến sàn nhỏ
hơn 6m) thì nên chọn các bộ đèn có kiểu phân bố ánh sáng rộng và có chóa đèn giảm chói.
- Đèn HID có phân bố ánh sáng rộng giúp cải thiện độ rọi theo hướng dọc và cho phép
tăng khoảng cách giữa các đèn đạt đến 2 lần khoảng cách treo đèn.
- Đèn huỳnh quang có thể là một lựa chọn tốt cho chiếu sáng trần thấp do độ đồng đều của
chúng và ánh sáng tập trung.
2. Nếu khu vực cần chiếu sáng có trần cao (khoảng cách từ đáy dưới đèn đến sàn vượt
quá 6m) thì nên chọn các bộ đèn có kiểu phân bố ánh sáng tập trung và bán tập trung có chóa
chiếu sâu. Trong trường hợp này, thường sử dụng đèn HID và đèn huỳnh quang công suất
lớn.
• Chọn bộ đèn:
- Kiểu chóa đèn: phụ thuộc vào yêu cầu của đối tượng chiếu sáng, đặc điểm về cấu trúc của
nơi chiếu sáng, sự phân bố các thiết bị,…
- Loại bóng đèn, công suất Pđ (W) và quang thông  đ (lm) của bóng đèn.
- Số bóng trong bộ đèn: tùy thuộc vào yêu cầu cần chiếu sáng và đặc điểm của bộ đèn mà
chọn số bóng trong bộ đèn.
- Tính quang thông và công suất của bộ đèn:
bđ   đ . (Số bóng trong bộ đèn), (lm).

Pbđ  Pđ . (Số bóng trong bộ đèn), (W).

Bước 4. Chọn độ cao treo đèn H đ (m) [TLTK5]

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 39


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

Độ cao treo đèn ở đây được định nghĩa là khoảng cách từ đáy dưới đèn đến mặt phẳng
làm việc. Tùy theo các loại đèn, công suất đèn, loại chóa đèn thì độ cao treo đèn có thể được
chọn theo chỉ dẫn trình bày ở Bảng 4.2.
Bảng 4.2 Độ cao treo đèn
Công suất bóng đèn Pđ (W) Độ cao treo đèn H đ (m)
Đèn HID Pđ  75 1,5  H đ  3
75 < Pđ  150 3 < H đ  4,5
150 < Pđ  250 4,5 < H đ  6
250 < Pđ  400 6 < H đ  12
400 < Pđ  1000 12 < H đ  13,5
Pđ > 1000 H đ > 13,5
Đèn huỳnh Pđ  20 1,5 < H đ  3,5
quang 20 < Pđ  65 3,5 < H đ  6,5
Pđ > 65 H đ > 6,5
Bước 5. Xác định hệ số sử dụng đèn CU
Hệ số sử dụng đèn phụ thuộc vào:
- Loại nguồn sáng (đèn + chóa)
- Các hệ số phản xạ tường, trần, sàn.
- Chỉ số phòng i, xác định theo công thức sau:
a b
i (4.1)
H d  ( a  b)

Xác định hệ số sử dụng đèn CU [TLTK1].


Bước 6. Xác định hệ số mất ánh sáng LLF (Light Loss Factor)
Hệ số LLF phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loại đèn, môi trường sử dụng nhiều bụi hay
ít bụi, chế độ bảo trì đèn (số lần lau bóng trong tháng), thời gian sử dụng đèn…
Xác định hệ số LLF [TLTK1].
Bước 7. Chọn độ rọi yêu cầu E yc (lux)

Tùy thuộc vào loại công việc, kích thước của vật cần phân biệt, mức độ căng thẳng của
công việc, lưá tuổi người lao động… mà cần chọn độ rọi yêu cầu phù hợp.
Xác định độ rọi yêu cầu E yc [TLTK5].

Bước 8. Xác định số bộ đèn


Số bộ đèn được xác định theo biểu thức sau:

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 40


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

Emin  S
N bd  (4.2)
 bd  CU  LLF
Bước 9. Phân bố các bộ đèn
• Dựa trên các yếu tố sau:
- Đặc điểm kiến trúc của phân xưởng và sự phân bố thiết bị.
- Đảm bảo độ rọi đồng đều và tránh chói bằng cách phân bố đèn sao cho thỏa mãn các
yêu cầu về khoảng cách tối đa giữa các đèn và giữa đèn với tường.
• Tiêu chuẩn kiểm tra độ đồng đều:
- Nếu L là khoảng cách giữa 2 đèn, H đ là chiều cao treo đèn hiệu dụng, Dt là khoảng
cách giữa đèn và tường thì để đảm bảo tính đồng đều, cần kiểm tra các tỉ số sau:
L
+ Tỉ số   nên lấy trong phạm vi:
Hd

  1,5 (Huỳnh quang không âm tường),   0,8 (Huỳnh quang âm tường).

  0,8  1,8 (HID – trần cao)

  2  2,6 (HID – trần thấp)

Dt
+ Tỉ số =  nên lấy trong phạm vi:   0,3  0,5
L
- Nếu các điều kiện nêu trên không thoả thì điều chỉnh khoảng cách giữa 2 đèn, độ cao
treo đèn, hoặc thay đổi công suất đèn để đạt được tính đồng đều.
4.2. THIẾT KẾ MẠNG ĐIỆN CHIẾU SÁNG CHO PHÂN XƯỞNG
4.2.1. Vạch phương án đi dây mạng điện chiếu sáng
1. Mạng điện chiếu sáng cho phân xưởng được thiết kế theo mạng riêng (đường dây
riêng, tủ chiếu sáng riêng nếu phân xưởng có diện tích rộng), tránh việc đóng mở động cơ
làm dao động điện áp lớn trên cực đèn.
2. Tủ chiếu sáng và các bảng điện điều khiển nên đặt gần cửa ra vào của phân xưởng,
phòng sinh hoạt chung.
3. Trong tủ chiếu sáng đặt một CB tổng 3 pha nhận điện từ tủ phân phối chính và các
CB nhánh 1 pha điều khiển cấp điện cho một dãy đèn.
4. Sơ đồ nguyên lý mạng điện chiếu sáng điển hình cho phân xưởng được mô tả ở Hình
4.1.

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 41


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

Hình 4.1 Sơ đồ nguyên lý mạng điện chiếu sáng phân xưởng


4.2.2. Chọn dây dẫn/cáp và CB bảo vệ cho mạng điện chiếu sáng
Cần chọn dây dẫn/cáp và CB trên các tuyến dây từ tủ phân phối đến tủ chiếu sáng và từ
tủ chiếu sáng đến các dãy đèn. Trình tự chọn dây dẫn/cáp và CB cho mạng điện chiếu sáng
tương tự như chọn dây dẫn/cáp và CB cho mạng điện động lực phân xưởng.
1. Chọn dây dẫn/cáp
Bước 1. Xác định dòng cho phép của dây dẫn/cáp:
- Xác định dòng tính toán Icp
• Tuyến dây từ tủ chiếu sáng đến từng dãy đèn:
+ Trường hợp đèn trên một dãy phân bố trên cùng một pha:
Pnđ
I cp  ( A) (4.3)
U fn  cos  đ

+ Trường hợp các đèn trên một dãy được phân bố đều trên cả ba pha:

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 42


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

Pnđ
I cp  ( A) (4.4)
3U n  cos  đ

Ở đây: Pnđ là công suất chiếu sáng tính toán của một dãy đèn (kW); U fn là điện áp pha

định mức (kV); U n là điện áp dây định mức (kV); cos đ là hệ số công suất của loại đèn được
sử dụng.
• Tuyến dây từ tủ phân phối đến tủ chiếu sáng (trường hợp đèn phân bố đều trên 3 pha):
n
I cp  k s  I cpi ( A) (4.5)
i 1

Ở đây: k s là hệ số đồng thời của tủ chiếu sáng; I cpi là dòng tính toán của nhánh đèn thứ i

(A).
- Dòng định mức của CB bảo vệ cho dây được chỉnh định đến giá trị không nhỏ hơn dòng
I cp : I nCB  I cp

- Khi đó lựa chọn dòng I z của dây dẫn/cáp mà CB có khả năng bảo vệ: I z  I nCB
Bước 2. Chọn loại dây dẫn/cáp, cách lắp đặt dây và xác định các hệ số hiệu chỉnh:
Đối với mạng điện chiếu sáng phân xưởng có thể chọn loại dây dẫn/cáp dẫn điện và
phương cách lắp đặt dây như sau:
- Tuyến dây từ tủ phân phối đến tủ chiếu sáng: thường dùng cáp đồng đơn lõi, bọc cách
điện PVC/PVC, phương án lắp đặt có thể đi nổi trên khay cáp và máng cáp.
- Tuyến dây từ tủ chiếu sáng đến các dãy đèn: thường dùng cáp đồng đơn lõi bọc cách điện
PVC, phương án lắp đặt thường đi nổi trên khay cáp và máng cáp, hoặc sử dụng các thanh
dẫn cung cấp cho các đèn.
Xác định các hệ số hiệu chỉnh K1 ÷ K3 , từ đó tính được hệ số K.
- Dòng cho phép của dây dẫn/cáp khi tính đến các hệ số hiệu chỉnh K:
Iz
I 'z  ( A) (4.6)
K
Bước 3. Chọn tiết diện dây dẫn/cáp
'
- Chọn dây dẫn/cáp có tiết diện F với dòng cho phép tiêu chuẩn: I zcp  I z' [TLTK6].

Bước 4. Kiểm tra sụt áp đối với dây dẫn/cáp vừa chọn.
Kiểm tra điều kiện tổn thất điện áp (Bảng 3.6, công thức mạch 1 pha và mạch 3 pha), nếu
không thỏa cần tăng tiết diện dây lên một cấp rồi tiến hành kiểm tra lại [TLK4].

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 43


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

2. Chọn CB
• Chọn CB tổng điều khiển cấp điện cho tủ chiếu sáng.
• Chọn các CB nhánh điều khiển cấp điện cho các dãy đèn.
Trình tự chọn CB:
Bước 1. Tính dòng làm việc cực đại I B của CB được lắp đặt:
I B  I cp ( A)

Bước 2. Tính dòng ngắn mạch ba pha I SC (A) với điểm ngắn mạch ngay sau nơi đặt CB.
(công thức tính toán xem lại CHƯƠNG 3, mục 3.3.3).
Bước 3. Chọn CB thoả các điều kiện sau:
- Điện áp định mức và dòng định mức của CB: U nCB  U n ; I nCB  I B

Ở đây: U n là điện áp định mức của dây pha (V); I B là dòng làm việc cực đại (A).
- Khả năng cắt dòng ngắn mạch I cu  I SC [TLTK4].
Ở đây: I cu là dòng cắt ngắn mạch của CB (kA); I SC là dòng ngắn mạch 3 pha tại điểm
tính toán (kA).
- Chọn đặc tuyến bảo vệ: B, C.
- Số cực: 1, 2, 3 hay 4 cực.

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 44


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

CHƯƠNG 5
LỰA CHỌN TỤ BÙ ĐỂ NÂNG CAO
HỆ SỐ CÔNG SUẤT

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 45


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

5.1. XÁC ĐỊNH DUNG LƯỢNG BÙ CHO PHÂN XƯỞNG


Trong thực tế các xí nghiệp công nghiệp thường sử dụng dãy các tụ điện để hiệu chỉnh
hệ số công suất. Phân xưởng cơ khí thường có hệ số công suất thấp do đó cần lắp đặt tụ bù để
nâng cao hệ số công suất.
Phương pháp xác định dung lượng tụ bù:
- Công suất biểu kiến của máy biến áp: ST (kVA)
- Công suất tác dụng của MBA khi đầy tải:
PT  cos .ST (kW ) (5.1)
Ở đây: PT là công suất tác dụng của máy biến áp khi đầy tải (kW); ST là công suất biểu
kiến của máy biến áp (kVA); cos là hệ số công suất trước khi bù tại thanh góp hạ áp TBA
(thường được chọn từ 0,8÷0,85).
Tổng dung lượng cần bù cho phân xưởng để nâng hệ số công suất từ cos1 lên cos 2
được xác định theo công thức sau[TLTK4]:
Qb  PT .(tg1  tg2 )( kVAr) (5.2)
5.2. LỰA CHỌN THIẾT BỊ BÙ CÔNG SUẤT
Tiêu chuẩn áp dụng

❖ IEC 60831- 2014: TCVN 8083-2:2013 (IEC 60831-2:1995) Tụ điện công suất nối
song song loại tự phục hồi dùng cho hệ thống điện xoay chiều có điện áp danh định
đến và bằng 1000V - Phần 2: Thử nghiệm lão hóa, thử nghiệm tự phục hồi và thử
nghiệm phá hủy.
❖ IEC 60255- 2013: Measuring relays and protection equipment ( Relay và thiết bị bảo
vệ).
❖ IEC 60068-2013: Environmental testing (Môi trường thử nghiệm).
Thiết bị bù công suất cho mạng điện hạ áp (cụ thể là mạng điện phân xưởng) có thể là bộ
tụ bù với thiết bị điều chỉnh bù tự động cho phép điều chỉnh hệ số công suất theo yêu cầu .
5.2.1. Tụ bù nền
Bố trí bù gồm một hoặc nhiều tụ tạo nên lượng bù không đổi. Việc điều khiển có thể
thực hiện:
- Bằng tay: dùng CB hoặc LBS (Load Break Switch).
- Bán tự động: dùng Contactor.
- Mắc trực tiếp vào tải và đóng điện cho mạch bù đồng thời khi đóng tải.

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 46


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

Các tụ điện được lắp đặt:


- Tại vị trí đấu nối của thiết bị tiêu thụ điện có tính cảm (động cơ điện và máy biến áp).
- Tại vị trí thanh góp cấp nguồn cho nhiều động cơ nhỏ và các phụ tải có tính cảm kháng.
5.2.2. Bộ tụ bù điều khiển tự động (bù ứng động)
Bù ứng động thường được thực hiện bằng các phương tiện điều khiển đóng ngắt từng bộ
tụ công suất.
Thiết bị này cho phép điều khiển bù công suất một cách tự động, giữ hệ số công suất
trong một giới hạn cho phép chung quanh giá trị hệ số công suất được chọn.
Thiết bị này được lắp đặt tại các vị trí mà công suất tác dụng và (hoặc) công suất phản
kháng thay đổi trong phạm vi rất rộng. Thường đặt tại:
- Thanh góp của tủ phân phối chính.
- Đầu nối của các cáp trục chịu tải lớn.
5.2.3. Chỉ dẫn chọn thiết bị bù:
- Nếu dung lượng của bộ tụ bù nhỏ hơn hoặc bằng 15% công suất định mức của máy biến
áp cấp nguồn, hay công suất phản kháng ít thay đổi theo thời gian thì sử dụng bù nền (bù cố
định).
- Nếu dung lượng bù ở mức trên 15%, hay công suất phản kháng thay đổi nhiều thoe thời
gian thì có thể sử dụng bù điều khiển tự động (bù ứng động).
Khi tính được dung lượng cần bù cho phân xưởng, căn cứ vào dung lượng bù để chọn
thiết bị bù [TLTK6].
5.3. XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ ĐẶT TỤ BÙ
Vị trí lắp đặt tụ bù cho mạng điện phân xưởng có 3 cách: bù tập trung, bù nhóm, hoặc bù
riêng lẻ.
- Bù tập trung được dùng khi phụ tải của phân xưởng ổn định và liên tục. Khi đó bộ tụ
được đấu vào thanh góp hạ áp của trạm biến áp hay tủ phân phối chính và được đóng trong
thời gian tải hoạt động.
- Bù nhóm (bộ tụ bù được đặt riêng cho từng nhóm động cơ) nên sử dụng khi mạng điện
phân xưởng quá lớn và công suất tiêu thụ theo thời gian của các nhóm động cơ thay đổi nhiều
và khác nhau.
- Bù riêng: việc bù riêng lẻ được xét đến khi công suất của động cơ là đáng kể so với
công suất của mạng điện. Khi đó bộ tụ được mắc trực tiếp vào đầu dây nối của động cơ.

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 47


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

CHƯƠNG 6
THIẾT KẾ NỐI ĐẤT

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 48


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

Tiêu chuẩn áp dụng


❖ TCVN 9358-2012: Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho công trình công nghiệp-
Yêu cầu chung.
❖ TCVN 7447-5-54-2005 (IEC 60364-5-53): Hệ thống lắp đặt điện của các tòa nhà.
Phần 5-54: Lựa chọn và lắp đặt các thiết bị điện. Bố trí nối đất, dây bảo vệ và dây
liên kết bảo vệ.
❖ TCVN 4756-1989: Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện.

6.1. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA HỆ THỐNG NỐI ĐẤT


6.1.1. Mục đích
Việc lựa chọn các biện pháp bảo vệ chống điện giật, chống cháy nổ hợp lí liên quan trực
tiếp đến quy cách nối đất của hệ thống cung cấp điện.Việc thiết kế hệ thống nối đất chuẩn sẽ
hạn chế sự cố cho hệ thống điện cũng như hư hỏng của thiết bị.
Thực hiên hệ thống nối đất an toàn còn trực tiếp giảm điện áp tiếp xúc đặt lên người khi
thiết bị rò điện ra vỏ nhằm đảm bảo an toàn cho người
6.1.2. Yêu cầu
- Giá trị điện trở nối đất Rđ  4 [TLTK3].
- Bảo vệ an toàn cho người và thiết bị khỏi nguy hiểm do điện áp bước.
- Tuổi thọ của hệ thống nối đất lớn hơn hoặc bằng tuổi thọ của công trình.
- Vỏ của các thiết bị được nối với bản đồng tiếp đất gần nhất.
- Dây nối từ bản đồng nối đất đến vỏ thiết bị phải đảm bảo độ bền cơ.
- Độ tin cậy làm việc cao và hạn chế bảo trì.
- Duy trì chức năng vận hành của hệ thống điện.
6.2. VẬT LIỆU THỰC HIỆN HỆ THỐNG NỐI ĐẤT
- Cọc nối đất: cọc lõi thép bọc đồng có chiều dài 2,4; 3(m), đường kính Φ= 16mm.
- Cáp đồng trần liên kết các cọc có tiết diện S ≥ 25mm² đối với nối đất trung tính MBA
hay nối đất an toàn; S ≥ 25mm² đối với nối đất chống sét.
- Liên kết cọc và cáp đồng dùng mối hàn hóa nhiệt CAPWELD hay ốc xiết cáp.
- Bản đồng tiếp đất có từ 2, 4, 6, 8, 12… ngõ ra tuỳ theo yêu cầu liên kết trong thực tế.
- Hộp kiểm tra nối đất (PEC) bằng nhựa tổng hợp.
- Dùng hóa chất giảm điện trở đất, không ăn mòn điện cực, ổn định điện trở đất,...ở những
nơi có điện trở suất của đất cao hay hạn chế về diện tích triển khai hệ thống nối đất.

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 49


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

Các thông số vật liệu trong hệ thống nối đất có thể tra ở [TLTK3].
6.3. CÁC KIỂU NỐI ĐẤT
Tùy theo cách bố trí điện cực nối đất mà phân biệt nối đất tập trung hay nối đất mạch
vòng.
- Nối đất tập trung: thường dùng nhiều cọc nối đất và nối với nhau bằng các thanh ngang
hay cáp đồng trần. Khoảng cách giữa các cọc thường bằng hai lần chiều dài cọc để loại trừ
hiệu ứng màn che. Nối đất tập trung thường chọn nơi đất ẩm, điện trở suất thấp, ở xa công
trình.
- Nối đất mạch vòng: các điện cực nối đất đặt theo chu vi công trình cần bảo vệ (cách
móng từ 1-1,5m) khi phạm vi công trình rộng.
6.4. CÔNG THỨC TÍNH TOÁN TRỊ SỐ ĐIỆN TRỞ NỐI ĐẤT
Điện trở suất của đất tùy thuộc chủ yếu vào loại đất và độ ẩm của đất, giá trị điện trở
suất tính toán được xác định theo biểu thức:
 tt  K m   đ (6.1)
Ở đây:  đ là trị số điện trở suất của đất (Ωm) tra trong [TLTK3]; Km hệ số thay đổi điện
trở suất đất theo mùa được tra theo Bảng 6.1.
Bảng 6.1 Hệ số thay đổi điện trở suất của đất theo mùa Km
Hình thức nối đất Độ sâu đặt bộ phận Hệ số thay đổi điện Ghi chú
nối đất(m) trở suất
Tia (thanh) đặt nằm 0,5 1,4-1,8 Trị số ứng với loại đất
ngang 0,8-1 1,25-1,45 khô (đo vào mùa khô)
Cọc đóng thẳng đứng 0,8 1,2-1,4 Trị số ứng với loại đất
ẩm (đo vào mùa mưa)
- Điện trở của một cọc chôn thẳng đứng trong đất, chôn sâu h (m):
 tt 4 Lc 2h  Lc
rc  [ln( )]. () (6.2)
2Lc 1.36 * d 4h  Lc

Ở đây: tt : điện trở suất của đất ( m ); Lc : chiều dài cọc (m); d: đường kính ngoài của
cọc (m); h: độ chôn sâu của cọc tính từ mặt đất đến điểm giữa của cọc (m).[TLTK3]
- Điện trở của thanh/cáp nối cọc, chôn sâu h (m):
 tt 4 Lt
rt  [ln( )]( ) (6.3)
Lt hd

Ở đây: tt : điện trở suất của đất ( m ); Lt : chiều dài của thanh/cáp nối (m); d: đường
kính của thanh /cáp nối (m); h: độ chôn sâu của thanh/cáp nối so với mặt đất (m) [TLTK3]

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 50


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

- Điện trở của bộ phận nối đất gồm các cọc chôn thẳng đứng:
rc
Rc  () (6.4)
c  n
Ở đây: n là số lượng các cọc chôn thẳng đứng; c : hệ số sử dụng của các cọc chôn
thẳng đứng. Chọn hệ số tùy theo cách bố trí các cọc thành dãy hay chu vi mạch vòng và tỉ số
a/L (a: khoảng cách giữa các cọc; L: chiều dài cọc)[TLTK3].
- Điện trở của một bộ phận nối đất gồm các thanh/cáp đặt nằm ngang chôn trong đất:
rt
Rt  () (6.5)
t
Ở đây: rt là điện trở các thanh/cáp nối cọc (Ω);  t là hệ số sử dụng của thanh nằm ngang
nối các cọc. Chọn hệ số tùy theo cách bố trí các cọc thành dãy hay chu vi mạch vòng và tỉ số
a/L (a: khoảng cách giữa các cọc; L:chiều dài cọc) [TLTK3].
- Điện trở nối đất của hệ thống nối đất được xác định theo biểu thức
Rc. Rt
RHT  ()
Rc  Rt

(6.6)
Ở đây: RHT : điện trở toàn hệ thống nối đất được tính toán đảm bảo theo yêu cầu (Ω):
RHT  4

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 51


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

CHƯƠNG 7
THIẾT KẾ CHỐNG SÉT

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 52


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

Tiêu chuẩn áp dụng.


❖ TCXDVN 9385-2012: Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế, kiểm
tra và bảo trì hệ thống.
❖ NFPA780: Tiêu chuẩn lắp đặt các hệ thống chống sét.
❖ NFC 17- 102- 1995: Tiêu chuẩn chống sét.

7.1. CÁC PHƯƠNG ÁN CHỐNG SÉT


Để chống sét đánh trực tiếp có thể sử dụng kim thu sét cổ điển Franklin (cho các công
trình có qui mô nhỏ, ít quan trọng, hay hạn chế về vốn đầu tư) hay sử dụng kim thu sét hiện
đại phóng điện sớm ESE (cho các công trình có qui mô lớn, quan trọng, tập trung nhiều thiết
bị điện tử nhạy cảm, nơi tập trung đông người,...)
Để hệ thống chống sét hoạt động có hiệu quả, hệ thống này cần được nối với hệ thống
nối đất có giá trị điện trở nối đất nhỏ (theo các tiêu chuẩn trong và ngoài nước, giá trị này
không được vượt quá 10  ) với đường dẫn ngắn nhất như có thể.
7.2. KĨ THUẬT THU SÉT TẠI ĐIỂM ĐỊNH TRƯỚC
Kỹ thuật thu sét tại điểm định trước nhằm tạo ra điểm chuẩn để sét đánh vào chính nó
mà không đánh vào điểm khác trong khu vực cần bảo vệ, và như vậy có thể điều khiển được
đường dẫn của sét.
7.2.1 Kim Franklin
Kim thu sét Franklin lợi dụng mũi nhọn để chống sét đánh trực tiếp; kim được đặt trên
một đế kim loại để hút và chuyển năng lượng dòng sét xuống đất
Sử dụng kim chống sét Franklin (thường là kim thép bọc đồng với chiều cao hiệu dụng
của kim L= 0,6; 1,5; 2,4; 3(m) và đường kính kim D= 16 mm) là giải pháp chống sét trực tiếp
cổ điển tuy đơn giản và tiết kiệm về chi phí nhưng chỉ phù hợp cho công trình nhỏ vì thời
gian trễ của kim có thể tới 500μs và không chịu được biên độ dòng sét lớn. Hơn nữa việc bố
trí kim với số lượng nhiều có thể làm mất vẻ mỹ quan cho công trình.
Vùng bảo vệ kim có thể được xác định phương pháp hình nón,phuơng pháp quả cầu lăn
hay phương pháp lưới bảo vệ. Hình thức bố trí các kim, xác định vùng bảo vệ có thể tham
khảo ở các tài liệu về chống sét và cung cấp điện liên quan [TLTK3].
7.2.2. Kim phóng điện sớm ESE
1. Nguyên lý làm việc

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 53


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

Kim phóng điện sớm ESE (Early Streamer Emission) được nghiên cứu từ thập niên 70
và phát triển từ năm 1985. Nguyên lý của kim phóng điện sớm là tạo ra tia phóng điện đi lên
sớm hơn bất kỳ điểm nào trong khu vực được bảo vệ, từ đó tạo nên điểm chuẩn để sét đánh
vào chính nó và như vậy là kiểm soát được đường dẫn sét và bảo vệ được công trình (Hình
7.1).

Hình 7.1 Bán kính bảo vệ của kim phóng điện ESE và của kim thu sét Franklin.
Hiện nay, có nhiều hãng chế tạo kim phóng điện sớm ESE như: EricoLightning
Tenologies ( Australia); Dynasphere và Interceptor, Prevectron (France); Satelic, EFI
(Witzerland)…
2. Xác định bán kính bảo vệ
Bán kính bảo vệ cảu kim thu sét phát tia tiên đạo (E.S.E) phụ thuộc vào độ cao h của
kim so với mặt phẳng cần được bảo vệ:
▪ Với h<5m: Dùng phương pháp đồ thị theo mục 2.2.3.3.a.b và c của tiêu chuẩn NFC
17-102.
▪ Với h>5m: Áp dụng công thức:
R p  h2 D  h   L2 D  L 
(7.1)
Ở đây: Rp: là bán kính bảo vệ (m);h: là độ cao tính từ đầu kim thu sét tới mặt phẳng cần
được bảo vệ (m);D=10.I2/3 (m) là khoảng cách phóng điện, với I là biên độ dòng sét cực đại
(kA), tương ứng với mức bảo vệ yêu cầu (trình bày ở Bảng 7.1).

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 54


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

Bảng 7.1 Quan hệ giữa biên độ dòng sét và mức bảo vệ


Mức bảo vệ I(kA) Xác suất xuất hiện dòng sét có biên độ
vượt quá giá trị I(%)
Rất cao 3 99
Cao 6 98
Trung bình 10 93
Tiêu chuẩn 15 85
- ∆L=V×∆T với V (m/μs) là tốc độ phát triển của tia tiên đạo đi lên (1,1m/μs), ∆T (μs) là
thời gian phóng điện sớm-tùy thuộc loại đầu kim có các giá trị ∆T như 10μs; 25μs; 40μs;
50μs và 60μs.
▪ Có 3 cấp bảo vệ chính tương ứng là I (20m), II (45m), III (60m).
▪ Trong 1 số trường hợp người ta chia làm 4 cấp (20, 30, 45, 60).
Bán kính vùng bảo vệ của kim phóng điện được trình bày như Hình 7.2.

Hình 7.2 Bán kính vùng bảo vệ của kim ESE (kim Prevestron)
7.3. DÂY THOÁT SÉT
Theo các tiêu chuẩn chống sét trong và ngoài nước, tiết diện cáp thoát sét không được
nhỏ hơn 50mm².
7.3.1. Cáp đồng trần

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 55


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

Sử dụng thanh đồng làm dây dẫn sét , thường sử dụng trong các công trình có độ cao
vừa phải (h<60m), không có các thiết bị viễn thông hay thiết bị điện tử nhạy cảm với xung
sét, mức yêu cầu về thẩm mỹ và tính an toàn không quá cao.
Khi sử dụng cáp đồng trần cần đảm bảo yêu cầu như sau:
▪ Dây dẫn sét đặt ngoài công trình.
▪ Phải sử dụng 2 dây dẫn sét khi đầu thu sét được lắp trên công trình có độ cao trên
28m.
▪ Dây dẫn sét không đi dọc theo dây điện lực.
▪ Bán kính đoạn uốn cong không nhỏ hơn 20cm.
▪ Dây dẫn sét trước khi tiếp xúc với hệ thống nối đất phải bọc vỏ vật liệu chịu nhiệt cao
khoảng 2m kể từ mặt đất.

7.3.2. Cáp chống nhiễu Erico


Đối với các công trình trọng điểm, dễ nổ, dễ cháy, nhiều thiết bị điện tử nhạy cảm sử
dụng cáp chống sét chống nhiễu Erico có cấu tạo 7 lớp (tham khảo ở [TLTK3]).
Cáp Erico được chế tạo đặc biệt cho mục đích tản dòng sét gồm 2 loại E1sử dụng khi
chiều dài tản sét dưới 60m và loại E2 được sử dụng khi chiều dài tản sét trên 60m. Để đảm
bảo an toàn cho người, 3m cáp tính từ mặt đất được bọc trong ống PVC.
Cáp Erico có các ưu điểm vượt trội như sau:
▪ Tản dòng sét hiệu quả và an toàn hơn cáp đồng trần.
▪ Không gây hiện tượng sét đánh tạt ngang trong quá trình dẫn sét.
▪ Có thể đi gần khu vực thiết bị điện nhạy cảm, dây điện lực , kết cầu kim loại, khu vực
có người làm việc.
▪ Thường chỉ cần 1 cáp thoát sét cho công trình.
▪ Dễ dàng lắp đặt và ít bảo trì.

Đặc tính của cáp thoát sét Erico được trình bày ở Bảng 7.3.

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 56


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

Bảng 7.2 Đặc tính cáp thoát sét Erico


Đặc tính Cáp Erico
Tổng trở đặc tính(Ω) 4,5
Điện kháng(nH/m) 22
Điện dung(pF/m) 1100
Tiết diện mặt cắt ngang(mm²) 50
Điện trở(mΩ/m) 0,5
Khả năng chịu quá áp(kV) 200
Đường kính(mm) 36
Trọng lượng(kg/m) 1,8
7.4. THIẾT KẾ NỐI ĐẤT CHO HỆ THỐNG CHỐNG SÉT
Giá trị của điện trở nối đất cho hệ thống chống sét được thiết kế theo tiêu chuẩn:
Rnđ  10 [TLTK3].

Trình tự các bước thiết kế hệ thống nối đất tương tự như nội dung đã trình bày ở
CHƯƠNG 6.

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 57


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

CHƯƠNG 8
THIẾT KẾ CUNG CẤP ĐIỆN CHO
PHÂN XƯỞNG CƠ KHÍ

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 58


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

8.1. TÍNH TOÁN PHỤ TẢI


8.1.1. Các số liệu ban đầu
1. Đặc điểm của phân xưởng
• Kích thước:
- Chiều dài: 30m
- Chiều rộng: 10m
- Chiều cao: 8m
- Diện tích: 300m²
• Kết cấu xây dựng: Thiết kế theo dạng nhà lắp ghép, kết cấu khung sắt có tường bao
quanh, mái tole tráng kẽm, nền nhà lót bê tông chịu lực.
• Môi trường làm việc trong phân xưởng: sạch, ít bụi, khô ráo, và thông gió. Nhiệt độ
trung bình của phân xưởng 35ºC.
• Chế độ làm việc: phân xưởng làm việc 3 ca trong một ngày.
• Quy mô sản xuất, sản phẩm của phân xưởng: quy mô của phân xưởng trung bình, chủ
yếu sản xuất và sửa chữa mặt hàng cơ khí cung cấp cho thị trường trong nước.
• Yêu cầu về độ tin cậy cung cấp điện: Phân xưởng thuộc hộ tiêu thụ điện loại 2, lấy điện
trực tiếp từ đường dây trung thế 22kV. Phân xưởng được cung cấp nguồn dự phòng là máy
phát điện diesel.
• Đặc điểm của phụ tải tiêu thụ điện trong phân xưởng: phụ tải của phân xưởng chủ yếu là
máy cắt gọt kim loại có điện áp định mức là Un=0,38kV, công suất trung bình và nhỏ. Hệ số
cos tương đối thấp, động cơ có công suất lớn nhất là 22kW.
• Phân xưởng được cấp điện từ nguồn có công suất ngắn mạch là SN =250MVA.
2. Thông số và sơ đồ mặt bằng phụ tải điện
Công suất biểu kiến của thiết bị được xác định theo biểu thức:
Pn
Sn 
 . cos 

Ở đây: Pn là công suất tác dụng của thiết bị điện (kW); Sn là công suất biểu kiến (kVA);
η là hiệu suất sử dụng máy; cos là hệ số công suất.
Thông số phụ tải điện của phân xưởng trình bày ở Bảng 8.1

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 59


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

Bảng 8.1 Thông số phụ tải điện của phân xưởng


Số Pn cos  Sn Ghi
STT Tên thiết bị η ku
lượng (kW) tg (kVA) chú
1 Máy bào 3 15 0,8/0,75 0,8 23,4 0,8 3 pha
2 Máy tiện 3 7,5 0,8/0,75 0,8 11,7 0,8 3 pha
3 Máy tiện 5 22 0,8/0,75 0,8 34,4 0,8 3 pha
4 Máy doa 3 10 0,8/0,75 0,8 15,6 0,8 3 pha
5 Máy phay 5 10 0,8/0,75 0,8 15,6 0,8 3 pha
6 Máy tiện CNC 1 11 0,8/0,75 0,8 17,2 0,8 3 pha
7 Máy tiện CNC 2 18,5 0,8/0,75 0,8 28,9 0,8 3 pha
8 Máy khoan 3 7,5 0,8/0,75 0,8 11,7 0,8 3 pha
9 Máy doa CNC 3 11 0,8/0,75 0,8 17,2 0,8 3 pha
10 Máy phay CNC 3 15 0,8/0,75 0,8 23,4 0,8 3 pha
11 Máy bào CNC 2 22 0,8/0,75 0,8 34,4 0,8 3 pha
12 Máy công cụ 2 15 0,8/0,75 0,8 23,4 0,8 3 pha
13 Ổ cắm 16 2,82 0,8/0,75 1 2,82 0,2 1pha
Sơ đồ mặt bằng phụ tải điện của phân xưởng được trình bày ở bản vẽ BV1.
8.1.2. Phân nhóm phụ tải
Căn cứ vào vị trí của các thiết bị trên mặt bằng phân xưởng, công suất của từng thiết bị
và chủng loại thiết bị, các thiết bị của phân xưởng được chia thành hai nhóm được trình bày ở
Bảng 8.2.
8.1.3. Xác định phụ tải tính toán cho phân xưởng
1. Xác định phụ tải tính toán cho từng nhóm thiết bị
a. Thông số phụ tải của các nhóm thiết bị
Bảng 8.2 Thông số phụ tải điện của các nhóm thiết bị
Tên nhóm Ký hiệu Số Sn cos 
η ku
và thiết bị điện trên mặt bằng lượng (kVA) tg
Nhóm 1
Máy tiện 3 2 34,4 0,8 0,8/0,75 0,8
Nhánh 1.1
Máy tiện CNC 6 1 17,2 0,8 0,8/0,75 0,8
Máy tiện 2 1 11,7 0,8 0,8/0,75 0,8
Nhánh 1.2
Máy doa 4 3 15,6 0,8 0,8/0,75 0,8
Máy bào 1 3 23,4 0,8 0,8/0,75 0,8
Nhánh 1.3
Máy phay 5 2 15,6 0,8 0,8/0,75 0,8
Máy tiện 2 2 11,7 0,8 0,8/0,75 0,8
Nhánh 1.4
Máy tiện 3 3 34,4 0,8 0,8/0,75 0,8

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 60


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

Máy khoan 8 1 11,7 0,8 0,8/0,75 0,8


Nhánh 1.5 Ổ cắm 13 3 2,82 1 0,8/0,75 0,2
Tổng 21 392,7
Nhóm 2
Máy phay CNC 10 1 23,4 0,8 0,8/0,75 0,8
Nhánh 2.1
Máy phay 5 3 15,6 0,8 0,8/0,75 0,8
Nhánh 2.2 Máy doa CNC 9 3 17,2 0,8 0,8/0,75 0,8
Máy tiện CNC 7 2 28,9 0,8 0,8/0,75 0,8
Nhánh 2.3
Máy công cụ 12 2 23,4 0,8 0,8/0,75 0,8
Máy bào CNC 11 2 34,4 0,8 0,8/0,75 0,8
Nhánh 2.4 Máy khoan 8 2 11,7 0,8 0,8/0,75 0,8
Máy phay CNC 10 2 23,4 0,8 0,8/0,75 0,8
Nhánh 2.5 Ổ cắm 13 3 2,82 1 0,8/0,75 0,2
Tổng 20 373,9
b. Xác định phụ tải tính toán cho các nhóm
- Nhóm 1
• Công suất biểu kiến tính toán trên từng nhánh:
+ Nhánh 1.1

3
S c1.1  k s1.1   k ui  S ni  0,9(0,8.2.34,4  0,8.17,2)  61,9kVA
i 1

+ Nhánh 1.2

4
S c1.2  k s1.2   k ui  S ni  0,9(0,8.11,7  0,8.15,6.3)  42,1kVA
i 1

+ Nhánh 1.3

5
S c1.3  k s13   k ui  S ni  0,9(0,8.23,4.3  0,8.15,6.2)  73kVA
i 1

+ Nhánh 1.4

6
S c1.4  k s1.4   k ui  S ni  0,9(0,8.2.11,7  0,8.33,4.3  0,8.11,7)  99,5kVA
i 1

+ Nhánh 1.5

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 61


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

3
S c1.5  k s1.5   k ui  S ni  0.2.3.2,82  1,69kVA
i 1

• Công suất biểu kiến của nhóm 1:

5
S c1  k s1   S c 2.i  0,8(61,9  42,1  73  99,5  1,69)  222,5kVA
i 1

• Dòng tính toán của nhóm 1:


S c1 222,5
I c1    338 A
3 U n 3  0,38

- Nhóm 2
• Công suất biểu kiến tính toán trên từng nhánh:
+ Nhánh 2.1

4
S c 2.1  k s 2.1   k ui  S ni  0,9(0,8..23,4  0,8.15,6.3)  50,5kVA
i 1

+ Nhánh 2.2

3
S c 2.2  k s 2.2   k ui  S ni  0,9(0,8.17,2.3)  37,2kVA
i 1

+ Nhánh 2.3

4
S c 2.3  k s 23   k ui  S ni  0,9(0,8.23,4.2  0,8.28,9.2)  75,3kVA
i 1

+ Nhánh 2.4

6
S c 2.4  k s 2.4   k ui  S ni  0,9(0,8.2.11,7  0,8.33,4.2  0,8.23,4.2)  100,1kVA
i 1

+ Nhánh 2.5

3
S c 2.5  k s 2.5   k ui  S ni  0.2.3.2,82  1,69kVA
i 1

• Công suất biểu kiến của nhóm 2:

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 62


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

5
S c 2  k s 2   S c 2.i  0,8(50,5  37,2  75,3  100,1  1,69)  211,8kVA
i 1

• Dòng tính toán của nhóm 2:


Sc2 211,8
I c2    321,8 A
3 U n 3  0,38

Kết quả xác định phụ tải tính toán cả 2 nhóm trình bày ở Bảng 8.3 & Bảng 8.4.
Bảng 8.3 Công suất biểu kiến tính toán của các nhánh
Tên nhóm ks S(kVA) Tên nhóm ks S(kVA)
Nhóm 1 Nhóm 2
Nhánh 1.1 0,9 61,9 Nhánh 2.1 0,9 50,5
Nhánh 1.2 0,9 42,1 Nhánh 2.2 0,9 37,2
Nhánh 1.3 0,9 73 Nhánh 2.3 0,9 75,3
Nhánh 1.4 0,9 99,5 Nhánh 2.4 0,9 100,1
Nhánh 1.5 1 1,69 Nhánh 2.5 1 1,69
Bảng 8.4 Công suất biểu kiến của các nhóm máy
Tên nhóm ks Sn (kVA) In (A)
Nhóm 1 0,8 222,5 338
Nhóm 2 0,8 211,8 321,8
2. Xác định phụ tải chiếu sáng của phân xưởng
- Diện tích phân xưởng: F=30.10= 300 m².
- Diện tích phòng làm việc: F2 =7.4= 28m².
- Diện tích khu vực sản xuất: F1= F– F2=300-28= 272m².
• Chọn đèn Metal Halide để chiếu sáng khu vực sản xuất: cos= 0,8; tan = 0,75.
- Chọn suất chiếu sáng: P0 =14W/m².
- Công suất tác dụng tính toán của hệ thống chiếu sáng khu vực sản xuất:
Pcs1  P0 .F1  14.272  3,8kW

- Công suất biểu kiến của hệ thống chiếu sáng khu vực sản xuất:
Pcs1 3,8
S cs1    4,75kVA
cos 1 0,8

• Chọn đèn Standard Flourecescent Lamp để chiếu sáng phòng làm việc:
cos= 0,6; tan = 1,3.
- Chọn suất chiếu sáng: P0 =14W/m².

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 63


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

- Công suất tác dụng tính toán của hệ thống chiếu sáng khu vực sản xuất:
Pcs 2  P0 .F2  14.28  0,39kW

- Công suất biểu kiến của hệ thống chiếu sáng khu vực sản xuất:
Pcs 2 0,39
S cs 2    0,65kVA
cos  2 0,6

Vì giá trị cos không chênh lệch nhiều nên có thể xác định công suất biểu kiến của hệ
thống chiếu sáng toàn phân xưởng một cách gần đúng:
S cs  k s .(S cs1  S cs 2 )  1.(4,75  0,65)  5,4kVA

3. Xác định công suất biểu kiến của tủ phân phối chính
3
S c  k s   S cj  0,9  (222,5  211,8  5,4)  395,7 kVA
i 1

Sc 395,7
Ic    601,2 A
3 U n 3  0,38

8.2. VẠCH PHƯƠNG ÁN CUNG CẤP ĐIỆN CHO PHÂN XƯỞNG


1. Vì phân xưởng có công suất tương đối lớn, để giảm tốn thất nên sử dụng phương
án cung cấp điện kiểu dẫn sâu, tức là xây dựng trạm biến áp riêng cho phân xưởng
- Vị trí máy biến áp cạnh phân xưởng cách xa cửa ra vào. Để đảm bảo độ ổn định và an
toàn, lựa chọn trạm biến áp kiểu giàn.
- Đặt tủ phân phối chính để nhận điện từ trạm biến áp phân xưởng về cung cấp cho hai tủ
phân phối phụ và một tủ chiếu sáng. Mỗi tủ phân phối điều khiển cấp điện cho một nhóm phụ
tải.
- Vị trí đặt tủ phân phối chính, hai tủ phân phối phụ và một tủ chiếu sáng được lực chọn
sao cho thuận lợi cho quan sát phân xưởng, toàn nhóm máy; thuận tiện cho thao tác,…Vị trí
đặt các tủ phân phối chính và tủ phân phối phụ trình bày ở bản vẽ BV2.
- Sử dụng CB đặt tại các lộ vào và lộ ra của tủ phân phối chính và các tủ phân phối phụ
để điều khiển đóng cắt bảo vệ.
2. Phương án nối dây mạng điện phân xưởng
- Từ tủ phân phối chính đến các tủ phân phối và tủ chiếu sáng dùng phương án đi dây
hình tia .
- Từ tủ phân phối đến các động cơ dùng sơ đồ hình tia cho các động cơ có công suất lớn
và sơ đồ phân nhánh cho các động cơ có công suất nhỏ.

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 64


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

- Sơ đồ đi dây mạng điện động lực phân xưởng trình bày bản vẽ BV2.
8.3. LỰA CHỌN CÁC PHẦN TỬ CỦA SƠ ĐỒ CUNG CẤP ĐIỆN
8.3.1. Xác định vị trí đặt trạm biến áp phân xưởng và số lượng, dung lượng máy biến
áp trong trạm
1. Chọn vị trí đặt trạm biến áp phân xưởng
Trạm biến áp phân xưởng được xây dựng cạnh phân xưởng (cách mép tường phân
xưởng 1m) để tiết kiệm mặt bằng trong phân xưởng, đồng thời được đặt ở nơi khô ráo, thuận
tiện trong lắp đặt ít người qua lại nhằm đảm bảo tính an toàn .
Sơ đồ bố trí trạm biến áp phân xưởng được trình bày ở Hình 8.1.

Hình 8.1 Vị trí đặt trạm biến áp phân xưởng


2. Xác định số lượng, dung lượng máy biến áp trong trạm
• Tổng công suất tính toán phân xưởng: Sc=395,7kVA
• Chọn số lượng máy biến áp trong trạm.
Vì tổng công suất tiêu thụ của phân xưởng không quá lớn và phân xưởng được xếp
vào hộ loại hai nên chọn một máy biến áp: n=1
• Xác định công suất máy biến áp ST theo phương pháp hệ số quá tải 3% với
đồ thị phụ tải ngày theo công suất biểu kiến của phân xưởng trình bày ở Hình 8.2.

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 65


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

Hình 8.2 Đồ thị phụ tải công suất biểu kiến


- Hệ số điền kín phụ tải:

k dk 
S i  ti

(197,9.8  395,7.2  356.2  277.2  356.2  316,6.2  356.2  395,7.2  277.2
 0,74
24  S max 24.395,7

- Hệ số quá tải lúc bình thường:


k qt  1  0,3  (1  k dk )  1  0,3(1  0,74)  1,078

- Chọn công suất máy biến áp theo điều kiện quá tải lúc bình thường:
Sc 395,7
ST =  367(kVA)
k qt 1,078

- Chọn máy biến áp dầu 3 pha ONAN-400 do THIBIDI chế tạo có các thông số kĩ thuật
sau:
▪ Công suất định mức (kVA): 400
▪ Điện áp (kV): 22±2.2,5% -22/0,4
▪ Dòng điện (A): 10,5-15,4/557,4
▪ Tần số (Hz): 50
▪ Tổn hao ngắn mạch: Pk (W)= 4600 (ở 75ºC)
▪ Tổn hao không tải: P0 (W)= 900
▪ Điện áp ngắn mạch: Un (%)= 4
▪ Dòng điện không tải: I0 (%)= 2

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 66


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

8.3.2. Chọn máy phát điện dự phòng


Do phân xưởng yêu cầu làm việc liên tục, nên chọn máy phát điện dự phòng thoả điều
kiện:
SF= ST = 400kVA
Chọn máy phát điện dự phòng Cummins 400kVA 3 pha chạy dầu diesel có các thông số
kỹ thuật như sau:
▪ Model: CDS-440KT
▪ Kiểu động cơ: NTAA855G7A
▪ Kiểu đầu phát: HCI-444F1
▪ Công suất dự phòng: 440kVA
▪ Công suất chính: 400kVA
▪ Dung tích: 14 lít, số xy lanh: 6
▪ Tiêu hao dầu 100%: 60 lít/giờ
▪ Ống xả: 160mm
▪ Kích thước: dài: 4100mm, rộng: 1400mm, cao: 2100mm
▪ Trọng lượng: 7650kg
8.3.3. Chọn cáp và CB bảo vệ cho mạng động lực phân xưởng
1. Chọn cáp
1.1. Chọn cáp cho dây pha
Lựa chọn tiết diện cáp được chọn theo phương pháp phát nóng kết hơp với thiết bị bảo vệ
với lưu ý về ràng buộc tiết diện tối, độ sụt áp cho phép thiểu cho phép.

a. Cáp từ tủ phân phối 1 tới các nhánh


➢ Chủng loại cáp: Cáp điện CVV/WA, ruột đồng, 1 lõi, cách điện PVC, vỏ PVC có
giáp bảo vệ.
➢ Cách lắp đặt: cáp đi trong ống đơn tuyến chôn trong đất; Nhiệt trở suất của đất:
1,2ºC/W; Nhiệt độ đất: 15ºC; Độ sâu chôn cáp: 0,5m; Nhiệt độ làm việc tối đa của ruột
dẫn: 70ºC.
➢ Tiết diện cáp:
• Từ tủ phân phối 1 tới nhánh 1.1

- Xác định dòng làm việc cực đại đi trong dây dẫn /cáp:

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 67


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

Sc1.1 61,9
I B1.1    94 A
3 U n  3  0,38

- Chọn CB bảo vệ với dòng định mức: InCB1.1= 100A


- Chọn Iz1.1= InCB1.1= 100A
- Xác định hệ số hiệu chỉnh K:
K4= 0,8 (đặt trong ốngPVC chôn ngầm dưới đất)
K5= 1 (có một mạch cáp đặt trong ống PVC chôn ngầm dưới đất)
K6= 1,05 (đất ẩm)
K7= 1,05 (dây dẫn có cách điện PVC, nhiệt độ của đất 15ºC)
K= K4 .K5 .K6 .K7= 0,8.1.1,05.1,05= 0,88
- Dòng cho phép của dây dẫn khi tính tới hệ số hiệu chỉnh:
I z1.1 100
I z' 1.1    113,6 A
K 0,88

- Chọn: I´zcp1.1= 139A; F= 25mm².


Tính toán tương tự cho các nhánh 1.2, nhánh1.3, nhánh 1.4 và nhánh 1.5, kết quả trình
bày ở Bảng 8.5 và Bảng 8.6.
b. Cáp từ tủ chính đến tủ phân phối và cáp từ trạm biến áp đến tủ chính
➢ Chủng loại cáp: Cáp điện CXV, ruột đồng, 1 lõi, cách điện XLPE, vỏ PVC, không
giáp bảo vệ.
➢ Cách lắp đặt: đi trên khay cáp không đục lỗ; Nhiệt độ không khí 30ºC; Nhiệt độ làm
việc tối đa của ruột dẫn khi cáp tải dòng điện định mức: 90ºC.
➢ Tiết diện cáp:
• Chọn cáp từ tủ phân phối chính (MDB) tới tủ phân phối 1(DB1)
- Xác định dòng làm việc cực đại đi trong dây dẫn /cáp:IB1=338A
- Chọn CB bảo vệ với dòng định mức: InCB1=400A
- Chọn Iz1= InCB1=400A
- Xác định hệ số hiệu chỉnh K
K1 =1 (cáp đi nổi trên khay cáp không đục lỗ)
K2=1 (đi mạch đơn trên khay cáp không đục lỗ)
K3=1 (cáp có cách điện XLPE, nhiệt độ môi trường làm việc 30ºC)
K= K1 .K2 .K3 = 1.1.1= 1

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 68


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

- Dòng cho phép của dây dẫn khi tính tới hệ số hiệu chỉnh:
I z1 400
I z' 1    400 A
K 1
- Chọn: I´zcp1=443A; F=150mm².
• Chọn cáp từ trạm biến áp (MBA) đến tủ phân phối chính (MDB)
- Xác định dòng làm việc cực đại đi trong dây dẫn /cáp:
ST 400
I BTr    577,4 A
3 Un 3  0,4

- Chọn CB bảo vệ với dòng định mức: InCBTr= 630A.


- Chọn IzTr= InCBTr= 630A.
- Xác định hệ số hiệu chỉnh K:
K1= 1 (cáp đi nổi trên khay cáp không đục lỗ)
K2= 0,8 (đi mạch đôi trên khay cáp không đục lỗ)
K3= 1 (cáp có cách điện XLPE, nhiệt độ môi trường làm việc 30ºC)
K= K1 .K2 .K3 = 1.0,8.1= 0,8
- Dòng cho phép của dây dẫn khi tính tới hệ số hiệu chỉnh:
I zTr 630
'
I zTr    787,5 A
K 0,8

- Chọn số mạch cáp trong 1 pha: n= 2; Chọn: I´zcpTr= 443A; F= 150mm².


Tính toán tương tự cho nhóm 2, kết quả chọn cáp trình bày ở Bảng 8.5 và 8.6
Bảng 8.5 Kết quả chọn cáp liên kết giữa trạm biến áp và các tủ phân phối
Cáp
Tuyến dây IB (A) K Iz (A) I´z(A)
Số sợi –Mã hiệu F(mm²) I´zcp (A)
TBA-MDB 577,4 0,8 630 787,5 3×(2CXV) 2×150 2×443
MDB-DB1 342,3 1 400 400 3×(1CXV) 150 443
MDB-DB2 325,8 1 400 400 3×(1CXV) 150 443
Bảng 8.6 Kết quả chọn cáp từ tủ phân phối đến các nhánh động cơ
Nhánh Cáp
IB (A) K Iz(A) I´z(A)
Số sợi –Mã hiệu F(mm²) I´zcp (A)
Từ DB1 đến
Nhánh 1.1 94 0,88 100 113,6 3×(1CVV/WA) 25 139
Nhánh 1.2 64,3 0,88 80 91 3×(1CVV/WA) 16 107
Nhánh 1.3 111 0,88 125 142 3×(1CVV/WA) 35 168
Nhánh 1.4 151,2 0,88 160 181,8 3×(1CVV/WA) 50 199
Nhánh 1.5 7,7 0,88 20 22,7 3×(1CVV/WA) 2,5 35

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 69


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

Từ DB2 đến
Nhánh 2.1 76,7 0,88 80 91 3×(1CVV/WA) 16 107
Nhánh 2.2 56,5 0,88 63 71,6 3×(1CVV/WA) 10 84
Nhánh 2.3 114,4 0,88 125 142 3×(1CVV/WA) 35 168
Nhánh 2.4 152 0,88 160 181,8 3×(1CVV/WA) 50 199
Nhánh 2.5 7,7 0,88 20 22,7 3×(1CVV/WA) 2,5 35
1.2. Chọn cáp cho dây trung tính N
- Chủng loại cáp: cùng loại với dây pha tương ứng.
- Tiết diện cáp: cáp được chọn theo điều kiện sau:

FP  16mm2 ; FN  FP

1
FP  16mm2 ; FN  FP
2
Trongđó: FP là tiết diện dây pha; FN là tiết diện dây trung tính (N)
Kết quả chọn cáp dây N trình bày ở Bảng 8.7 và 8.8
1.3. Chọn cáp cho dây bảo vệ nối đất PE

- Chủng loại cáp: Cáp CV-1X 1 lõi, ruột đồng, cách điện PVC, màu xanh sọc vàng.

- Tiết diện cáp: được chọn theo điều kiện sau:

FP  16mm2 ; FPE  FP

16  FP  35mm2 ; FPE  16

FP
35  FP  400mm2 ; FPE 
2
Trong đó: FP là tiết diện dây pha; FPE là tiết diện dây bảo vệ nối đất (N)
Kết quả chọn cáp cho dây PE trình bày ở Bảng 8.7 và Bảng 8.8.
Bảng 8.7 Kết quả chọn cáp từ trạm biến áp đến các tủ phân phối
Tuyến dây Dây Pha Dây N Dây PE
Số sợi-Mã hiệu F(mm²) Số sợi-Mã hiệu F(mm²) Số sợi-Mã hiệu F(mm²)
TBA-MDB 3×(2CXV) 2×150 2×(1CXV) 2×70 2×(1CV-1X) 2×70
MDB-DB1 3×(1CXV) 150 1×(1CXV) 70 1×(1CV-1X) 70
MDB-DB2 3×(1CXV) 150 1×(1CXV) 70 1×(1CV-1X) 70

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 70


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

Bảng 8.8 Kết quả chọn cáp từ tủ phân phối đến các nhánh động cơ
Nhánh Dây Pha Dây N Dây PE
Số sợi-Mã hiệu F(mm²) Số sợi-Mã hiệu F(mm²) Số sợi-Mã hiệu F(mm²)
Từ DB1 đến
Nhánh 1.1 3×(1CVV/WA) 25 1×(1CVV/WA) 10 1×(1CV-1X) 16
Nhánh 1.2 3×(1CVV/WA) 16 1×(1CVV/WA) 16 1×(1CV-1X) 16
Nhánh 1.3 3×(1CVV/WA) 35 1×(1CVV/WA) 16 1×(1CV-1X) 16
Nhánh 1.4 3×(1CVV/WA) 50 1×(1CVV/WA) 25 1×(1CV-1X) 25
Nhánh 1.5 3×(1CVV/WA) 2,5 1×(1CVV/WA) 2,5 1×(1CV-1X) 2,5
Từ DB2 đến
Nhánh 2.1 3×(1CVV/WA) 16 1×(1CVV/WA) 16 1×(1CV-1X) 16
Nhánh 2.2 3×(1CVV/WA) 10 1×(1CVV/WA) 10 1×(1CV-1X) 10
Nhánh 2.3 3×(1CVV/WA) 35 1×(1CVV/WA) 16 1×(1CV-1X) 16
Nhánh 2.4 3×(1CVV/WA) 50 1×(1CVV/WA) 25 1×(1CV-1X) 25
Nhánh 2.5 3×(1CVV/WA) 2,5 1×(1CVV/WA) 2,5 1×(1CV-1X) 2,5
• Kiểm tra sụt áp từ nguồn tới phụ tải xa nhất
- Xét tuyến dây từ trạm biến áp đến một nhánh thiết bị xa nhất, có công suất lớn nhất nếu
thỏa thì các nhánh còn lại sẽ thỏa điều kiện về tổn thất điện áp.
- Gỉa sử dòng trên nhánh từ thiết bị đầu đến thiết bị cuối là như nhau (dòng này lớn hơn
dòng tực tế), nếu dòng này đạt ở điều kiện thực tế cũng đạt về tổn thất điện áp.
- Dựa vào các điều kiện đã xét ở trên, xét tổn thất điện áp trên tuyến dây từ trạm biến áp
đến tủ phân phối chính, tủ phân phối 1 và nhánh 1.4.
Từ trạm biến áp về tủ phân phối chính:
Chiều dài dây dẫn: L  6  10 3 km
22,5 22,5
r0    0,075 / km
F 300
 R  r0 .L  0,075.6.10 3  0,45.10 3 
x0  0,08 / km

 X  x0 .L  0,08.6.10 3  0,48.10 3 

cos   0,8  sin = 0,6

Kiểm tra sụt áp:


ST 400
IT    577,4 A
3.U n 3.0,4

U  3I T ( R cos   X sin  )  3.577,4.(0,45.0,8  0,48.0,6) 10 3  0,65V


100U 100  0,65
U%    0,16%
Un 400

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 71


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

Từ tủ phân phối chính đến tủ phân phối 1: I1  338 A


Chiều dài dây dẫn: L  17  10 3 km
22,5 22,5
r0    0,15 / km
F 150
 R  r0  L  0,15  17  10 3  2,6  10 3 

x 0  0,08 / km

 X  x0  L  0,08  17.10 3  1,36  10 3 

cos   0,8  sin = 0,6

Kiểm tra sụt áp:


U  3I1 ( R cos   X sin  )  3  338.(2,6  0,8  1,36  0,6) 10 3  1,7V
100U 100 1,7
U%    0,45%
Un 380

Từ tủ phân phối 1 đến nhánh 1.4: I 1.4  151,2 A

Chiều dài dây dẫn: L  33  103 km


22,5 22,5
r0    0,24 / km
F 95
 R  r0  L  0,24  33  10 3  7,92  10 3 
x 0  0,08 / km

 X  x 0  L  0,08  33  10 3  2,64  10 3  cos   0,8  sin = 0,6

Kiểm tra sụt áp


U  3I1.4 ( R cos  X sin  )  3 151,2  (7,92  0,8  2,64  0,6) 10 3  2,07V

100U 100  2,07


U%    0,54%
Un 380

- Tổn thất điện áp trên toàn tuyến dây:


U  0,65  1,7  2,07  4,4V

100U 100  4,4


U%    1,2%  5%
Un 380

Vậy dây dẫn được chọn thỏa điều kiện tổn thất điện áp.

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 72


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

Tương tự, tổn thất điện áp trên tuyến dây từ trạm biến áp đến tủ phân phối chính, tủ
phân phối 2 và nhánh 2.4:
U  0,65  2,2  1,9  4,75V

100U 100  4,75


U%    1,25%  5%
Un 380

Vậy dây dẫn được chọn thỏa điều kiện tổn thất điện áp.
Kết quả kiểm tra sụt áp trên các tuyến dây được trình bày ở Bảng 8.9.
Bảng 8.9 Kết quả kiểm tra sụt áp trên các tuyến dây từ nguồn đến phụ tải xa nhất
L r0 x0 R X U
Tuyến dây U%
(km) (/km) (/km) () () (V)
TBA – MDB 6.10-3 0,075 0,08 0,45.10-3 0,48.10-3 0,65 0,16
Tuyến 1 MDB – DB1 17.10-3
0,15 0,08 2,6.10-3
1,36.10 -3
1,7 0,45
DB1 – nhánh 1.4 33.10-3 0,24 0,08 7,92.10-3 2,64.10-3 2,07 0.54
Tổng 4,4 1,2
TBA – MDB 6.10-3 0,075 0,08 0,45.10-3 0,48.10-3 0,65 0,16
Tuyến 2 MDB – DB2 22.10-3 0,15 0,08 3,3.10-3 1,76.10-3 2,2 0,58
DB2 – Nhánh 2.4 30.10-3
0,24 0,08 7,2.10-3
2,4.10 -3
1,9 0,5
Tổng 4,75 1,25
Sơ đồ đi dây mạng động lực phân xưởng được trình bày ở Bản vẽ BV2.
2. Chọn CB
2.1. Chọn CB tổng và các CB nhánh đặt trong tủ phân phối chính
• Chọn MCCB7:
22kV

+ Tổng trở ngắn mạch phía nguồn: RS


2 2
U0 420
ZS    0,71m XS
SN 250.10 3
RT
Điện trở ngắn mạch phía nguồn:
XT
RS  0,15. X S  0,15.0,71  0,106m
RL
Điện kháng ngắn mạch phía nguồn:
XL
X S  Z S  0,71m
0,4kV
+ Tổng trở ngắn mạch máy biến áp:
Chọn máy biến áp có công suất là 400 kVA có các thông số sau:
- Tổn hao không tải: PCu= 900W
- Tổn hao ngắn mạch: PN= 4600W

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 73


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

- Điện áp ngắn mạch: UN= 4%


Tổng trở Ztr của máy biến áp từ phía thanh cái thứ cấp sẽ được cho:
2
U 20 U SC 420 2 4
Z tr      17,7m
Pn 100 400 100

Dòng điện làm việc cực đại của máy biến áp:
ST 400
IT    1,4.ST  577 A
3U LV 3.0,4

Trở kháng Rtr và điện kháng Xtr của các cuộn dây có thể tính theo tổn thất công suất:
PCu .10 3 900.10 3
Rtr  2
  5,1m
3I n 3.577 2

X tr  Z tr  Rtr  17,7 2  5,12  16,9m


2 2

+ Tổng trở ngắn mạch CB:


Vì giá trị điện trở của CB (RCB= 0), giá trị điện kháng của CB rất nhỏ (XCB= 0,15 RCB)
nên có thể bỏ qua.
+ Tổng trở ngắn mạch đường dây:
Khoảng cách từ trạm biến áp đến tủ phân phối chính L = 6m.
RL  r0 .L  0,075.6  0,45m

X L  x0 .L  0,08.6  0,48m

+ Tổng trở ngắn mạch tổng:


Điện trở ngắn mạch tại điểm đặt MCCB7:
RN 7  RS  Rtr  RL  0,106  5,1  0,45  5,66m

Điện kháng ngắn mạch tại điểm đặt MCCB7:


X N 7  X S  X tr  X L  0,71  16,9  0,48  18,1m

Dòng điện ngắn mạch ba pha tại điểm đặt MCCB7:


U 20 420
I SC 7    12,8kA
3  R N2 7  X N2 7 3. 5,66 2  18,12

Với dòng làm việc cực đại IB = 577A, chọn MCCB7 cho tủ phân phối loại NF630-CW
do hãng Mitshubishi sản xuất có các thông số sau:
- Điện áp định mức hoạt động: Un= 415V
- Điện áp cách điện định mức: Ui= 690V

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 74


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

- Xung điện áp chịu đựng: Uimp= 8kV


- Dòng điện định mức: In= 630A
- Dòng cắt ngắn mạch: Icu=18 kA
- Số cực: 3
- Đặc tuyến bảo vệ: loại C
• Chọn MCCB4:
Dòng điện làm việc cực đại bằng với dòng làm việc của nhóm 1: IB=I1=338A.
Bỏ qua điện trở, điện kháng của thanh góp, dòng điện ngắn mạch ba pha tại điểm đặt
MCCB4: I SC 4  I SC 7  12,8kA
Với dòng làm việc cực đại I1=338A, chọn MCCB4 cho tủ phân phối loại NF400-CW do
hãng Mitshubishi sản xuất có các thông số sau:
- Điện áp định mức hoạt động: Un= 415V
- Điện áp cách điện định mức: Ui= 690V
- Xung điện áp chịu đựng: Uimp= 8kV
- Dòng điện định mức: In= 400A
- Dòng cắt ngắn mạch: Icu=18 kA
- Số cực: 3
- Đặc tuyến bảo vệ: loại C
• Chọn MCCB1 cho tủ phân phối 1
Dòng làm việc cực đại bằng với dòng làm việc của nhóm 1: IB=I1=338A.
+ Tổng trở ngắn mạch đường dây:
Khoảng cách từ tủ phân phối chính đến tủ phân phối 1: L = 17m. 22kV

RS
RL  r0 .L  0,15.17.10 3  2,6m
XS
3
X L  x0 .L  0,08.17.10  1,36m RT

Điện trở ngắn mạch tại điểm đặt MCCB1


XT

RL
RN1  RN 7  RL  5,66  2,6  8,26m
XL

Điện kháng ngắn mạch tại điểm đặt MCCB1 MDB 0,4kV

X N1  X N 7  X L  18,1  1,36  19,46m RL

XL
Dòng điện ngắn mạch ba pha tại điểm đặt MCCB1
DB

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 75


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

Un 380
I SC1    10,4kA
3 R 2
N1 X 2
N1 3. 8,26 2  19,46 2

Với dòng làm việc cực đại IB=I1=338A, chọn MCCB1 cùng loại với MCCB4.
2.2. Chọn CB cho các nhánh động cơ đặt trong các tủ phân phối 1.
• Chọn MCCB1.1 cho nhánh 1.1
Dòng điện ngắn mạch ba pha tại điểm đặt MCCB1.1: I SC1.1  I SC1  10,4kA
Dòng làm việc cực đại bằng với dòng làm việc của nhánh : IB=I1.1= 94A, chọn MCCB1.1
cho tủ phân phối loại NF125-SW do hãng Mitshubishi sản xuất có các thông số sau:
- Điện áp định mức hoạt động: Un= 415V
- Điện áp cách điện định mức: Ui= 690V
- Điện áp xung định mức: Uimp= 8kV
- Dòng điện định mức: In= 100A
- Dòng cắt ngắn mạch: Icu= 15kA
- Số cực: 3
- Đặc tuyến bảo vệ: loại C
• Chọn MCCB1.2 cho nhánh 1.2
Dòng điện ngắn mạch ba pha tại điểm đặt MCCB1.2: I SC1.2  I SC1  10,4 kA
Dòng làm việc cực đại bằng với dòng làm việc của nhánh: IB=I1.2= 64,3A, chọn
MCCB1.2 cho tủ phân phối loại NF125-HW do hãng Mitshubishi sản xuất có các thông số
sau:
- Điện áp định mức hoạt động: Un= 415V
- Điện áp cách điện định mức: Ui= 690V
- Điện áp xung định mức: Uimp= 8kV
- Dòng điện định mức: In= 80A
- Dòng cắt ngắn mạch: Icu= 15kA
- Số cực: 3
- Đặc tuyến bảo vệ: loại C
• Chọn MCCB1.3 cho nhánh 1.3
Dòng điện ngắn mạch ba pha tại điểm đặt MCCB1.3: I SC1.3  I SC1  10,4kA

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 76


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

Dòng làm việc cực đại bằng với dòng làm việc của nhánh : IB=I1.3= 111A, chọn
MCCB1.3 cho tủ phân phối loại NF160-SW do hãng Mitshubishi sản xuất có các thông số
sau:
- Điện áp định mức hoạt động: Un= 415V
- Điện áp cách điện định mức: Ui= 690V
- Điện áp xung định mức: Uimp= 8kV
- Dòng điện định mức: In= 125A
- Dòng cắt ngắn mạch: Icu= 15kA
- Số cực: 3
- Đặc tuyến bảo vệ: loại C
• Chọn MCCB1.4 cho nhánh 1.4
Dòng điện ngắn mạch ba pha tại điểm đặt MCB1.4: I SC1.4  I SC1  10,4 kA
Dòng làm việc cực đại bằng với dòng làm việc của nhánh : IB=I1.4= 151,2A chọn
MCCB1.4 cho tủ phân phối loại NF160-HW do hãng Mitshubishi sản xuất có các thông số
sau:
- Điện áp định mức hoạt động: Un= 415V
- Điện áp cách điện định mức: Ui= 690V
- Điện áp xung định mức: Uimp= 8kV
- Dòng điện định mức: In= 160A
- Dòng cắt ngắn mạch: Icu= 15kA
- Số cực: 3
- Đặc tuyến bảo vệ: loại C
• Chọn ELCB1.5 (máy cắt dòng rò) cho ổ cắm nhánh 1.5
Dòng làm việc cực đại bằng với dòng làm việc của nhánh: IB=I1.1= 7,7A, chọn ELCB
cho tủ phân phối loại NV32-SW do hãng Mitshubishi sản xuất có các thông số sau:
- Điện áp định mức hoạt động: Un= 230V
- Điện áp cách điện định mức: Ui= 440V
- Dòng định mức: In= 16A
- Định dòng chính xác: I∆n= 30mA
- Số cực: 3
- Đặc tuyến bảo vệ: loại C

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 77


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

Để lắp đạt ELCB cho ổ cắm phía trước nhánh cần lắp đặt MCB; chọn MCB1.5 cho
nhánh loại BH-D6 do hãng Mitshubishi sản xuất có các thông số sau:
- Điện áp định mức hoạt động: Un= 230VAC
- Dòng điện định mức: In= 16A
- Dòng cắt ngắn mạch: Icu= 6kA
- Số cực: 3
- Đặc tuyến bảo vệ: loại C
Tính toán tương tự cho nhóm 2, kết quả chọn CB được trình bày ở Bảng 8.10.
Bảng 8.10 Kết quả chọn CB
Vị trí Kí hiệu IB ISC CB
đặt CB trên sơ đồ (A) (kA) Mã hiệu Un Ui Uimp In Icu Số cực Đặc
cấp điện (V) (V) (kV) (A) (kA) tuyến
Đặt MCCB7 557 12.8 NF630-CW 415 690 8 630 18 3 C
trong MCCB4 338 12,8 NF400-CW 415 690 8 400 18 3 C
MDB MCCB5 321,8 12,8 NF400-CW 415 690 8 400 18 3 C
MCCB1 338 10,4 NF400-CW 415 690 8 400 18 3 C
MCCB1.1 94 10,4 NF125-SW 415 690 8 100 15 3 C
Đặt MCCB1.2 64,3 10,4 NF125-SW 415 690 8 80 15 3 C
trong MCCB1.3 111 10,4 NF160-SW 415 690 8 125 15 3 C
DB1 MCCB1.4 151,2 10,4 NF160-SW 415 690 8 160 15 3 C
MCB1.5 12,4 3,5 BH-D6 230 16 6 3 C
ELCB1.5 7,7 10,4 NV32-SW 230 440 16 3 C
MCCB2 321,8 10,4 NF400-CW 415 690 8 400 18 3 C
MCCB2.1 76,7 10,4 NF125-SW 415 690 8 80 15 3 C
Đặt MCCB2.2 56,5 10,4 NF125-SW 415 690 8 63 15 3 C
trong MCCB2.3 114,4 10,4 NF160-SW 415 690 8 125 15 3 C
DB1 MCCB2.4 152 10,4 NF160-SW 415 690 8 160 15 3 C
MCB2.5 12,4 3,5 BH-D6 230 16 6 3 C
ELCB2.5 7,7 10,4 NV32-SW 230 440 16 3 C
8.3.4. Chọn tủ phân phối chính, tủ phân phối phụ và tủ chiếu sáng
1. Tủ phân phối chính
Thông số kĩ thuật tủ phân phối chính MDB được trình bày trong Bảng 8.11.
Bảng 8.11 Thông số kĩ thuật tủ điện tổng MDB
STT Hạng mục Đơn vị Yêu cầu
1 Mã sản phẩm DF 630A
2 Tiêu chuẩn áp dụng IEC 61439-1
3 Dòng điện định mức A 630
4 Điện áp cách điện định mức Ui VAC 1000
5 Điện áp hoạt động định mức VAC 690
6 Ngõ vào MCCB 630AF-3P
7 Ngõ ra 4 ways MCCB 400AF-3P
8 Tần số Hz 50/60

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 78


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

9 Form tủ 2b
10 Loại Tủ đứng sử dụng trong nhà
11 Cấp độ bảo vệ (IP) IP 30/31/42/54
Tôn tấm tráng kẽm nhập khẩu đảm bảo tiêu chuẩn
12 Vật liệu
công nghiệp.
13 Vỏ tủ Thép tấm có độ dày 1,5mm
14 Bề mặt Mạ kẽm hoặc sơn tĩnh điện RAL 7032, RAL 7035
Cao: 1850
15 Kích thước mm Rộng: 400
Sâu: 650
2. Tủ phân phối phụ:
Thông số kĩ thuật tủ phân phối phụ DB được trình bày trong Bảng 8.12.
Bảng 8.12 Thông số kĩ thuật tủ phân phối phụ DB
STT Hạng mục Đơn vị Yêu cầu
1 Mã sản phẩm SDB400B
2 Tiêu chuẩn áp dụng IEC 60439-1
3 Điện áp định mức VAC 400
4 Điện áp cách điện VAC 690
5 Tần số Hz 50/60
6 Dòng điện định mức A 400
7 Ngõ vào MCCB 400AF-3P
8 Ngõ ra 6 ways MCCB 100AF-3P
9 Form tủ 2b
10 Loại Treo tường hoặc đứng sàn.
11 Cấp độ bảo vệ (IP) IP 40/IP54
Tôn tấm tráng kẽm nhập khẩu đảm bảo tiêu chuẩn
12 Vật liệu
công nghiệp.
13 Vỏ tủ Thép tấm có độ dày 1,5mm
14 Bề mặt Mạ kẽm hoặc sơn tĩnh điện RAL 7032, RAL 7035
Cao: 700
15 Kích thước mm Rộng: 700
Sâu: 200
3. Tủ chiếu sáng:
Thông số kĩ thuật tủ chiếu sáng DLB được trình bày trong bảng 8.13.
Bảng 8.13 Thông số kĩ thuật tủ điện chiếu sáng DLB
STT Hạng mục Đơn vị Yêu cầu
1 Tiêu chuẩn IEC 60439-1
2 Điện áp định mức VAC 220
3 Dòng điện định mức A 16
4 Tần số Hz 50/60
5 Cấp bảo vệ IP42/IP54
6 Form tủ 2b
7 Loại Tủ đứng sử dụng trong nhà
Tôn tấm tráng kẽm nhập khẩu đảm bảo tiêu chuẩn
8 Vật liệu
công nghiệp.
9 Vỏ tủ Thép cán, tráng kẽm, inox dày 2-3mm

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 79


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

10 Bề mặt Mạ kẽm hoặc sơn tĩnh điện RAL 7032, RAL 7035
11 Lắp đặt Treo tường hoặc đứng sàn.
Cao: 250
12 Kích thước mm Rộng:500
Sâu: 140
Sơ đồ nguyên lí tủ phân phối chính MDB được trình bày ở Bản vẽ BV3 và các tủ phân
phối phụ DB1 & DB2 được trình bày ở Bản vẽ BV4.
8.4. THIẾT KẾ CHIẾU SÁNG
8.4.1. Thiết kế chiếu sáng cho phân xưởng
1. Tính toán chiếu sáng
• Kích thước của phân xưởng:
- Chiều dài : a= 30m
- Chiều rộng : b= 10m
- Diện tích : S= 300 m 2
- Chiều cao : h= 8m
• Các hệ số phản xạ:
- Hệ số phản xạ của trần: tr = 50%
- Hệ số phản xạ của tường:  t = 30%
- Hệ số phản xạ của sàn:  s = 10%
• Chọn bộ đèn:
- Vì phân xưởng có trần cao (h = 8m), chọn bộ đèn có kiểu chiếu sáng trực tiếp và chóa
phản xạ tròn (Round Reflector).
- Chọn bóng đèn Metal Halide có công suất: Pđ = 250W; quang thông:  đ =20000 lm.
- Chọn số bóng trong bộ đèn: 1 bóng.
- Công suất một bộ đèn:
Pbđ = Pđ . (Số bóng trong bộ đèn) = 250.1= 250W

- Quang thông của bộ đèn:


bđ =  đ . (Số bóng trong bộ đèn) = 20000.1= 20000 lm

• Chọn độ cao treo đèn: H đ = 6m.


• Xác định hệ số sử dụng đèn CU:
Chỉ số phòng i:

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 80


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

a b 30  10
i   1,25
H d  (a  b) 6  (30  10)

Căn cứ vào kiểu chiếu sáng của bộ đèn, các hệ số phản xạ và chỉ số phòng i, xác định hệ
số sử dụng đèn CU= 0,74.
• Xác định hệ số mất ánh sáng LLF:
Môi trường làm việc trong phân xưởng sạch, chế độ bảo trì là 12 tháng: LLF= 0,65.
• Chọn độ rọi theo tiêu chuẩn: Emin = 300 lux.
• Xác định số bộ đèn:
Tổng số bộ đèn cần thiết:
E min  S 300  300
N bd    9 (bộ đèn)
 bd  CU  LLF 20000  0,74  0,65

• Phân bố các bộ đèn:


Căn cứ vào chiều dài và chiều rộng của phân xưởng, đồng thời phân bố các bộ đèn sao
cho đảm bảo độ rọi được phân bố đồng đều trên toàn bộ mặt bằng phân xưởng, tiến hành
phân bố các bộ đèn như sau:
+ Các bộ đèn được bố trí thành 2 nhóm, một nhóm 5 bộ đèn và một nhóm 4 bộ đèn.
+ Khoảng cách giữa các bộ đèn theo chiều rộng là 5m, theo chiều dài là 6m; cách tường
theo chiều rộng là 2,5m, theo chiều dài là 3m.
• Kiểm tra độ đồng đều:
Gọi: La là khoảng cách giữa 2 bộ đèn theo chiều dài; Lb là khoảng cách giữa 2 bộ đèn
theo chiều rộng; Dt là khoảng cách giữa bộ đèn và tường.

La 6 L 5
  1 ; b   0,8
Hd 6 Hd 6
Dt 3 D 2,5
  0,5 ; t   0,5
La 6 Lb 5

Các tỉ số thỏa mãn điều kiện, do đó phân bố đèn đạt được độ đồng đều.
2. Chọn cáp cho mạng điện chiếu sáng
Lựa chọn tiết diện cáp được chọn theo phương pháp phát nóng kết hơp với thiết bị bảo
vệ với lưu ý về ràng buộc tiết diện tối, độ sụt áp cho phép thiểu cho phép.
➢ Chủng loại cáp: Cáp điện lực CV, ruột đồng, 1 lõi, cách điện PVC, vỏ PVC.

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 81


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

➢ Cách lắp đặt: Nhiệt độ không khí 30ºC; Nhiệt độ làm việc tối đa của ruột dẫn khi cáp
tải dòng định mức 70ºC/90ºC.
+ Cáp dẫn điện từ tủ phân phối đến tủ chiếu sáng được đi trên khay cáp không đục lỗ gắn
trên tường.
+ Cáp dẫn điện từ tủ chiếu sáng đến các dãy đèn được đi dây trên khay cáp treo, đèn trên
một dãy phân bố trên cùng một pha.
➢ Tiết diện cáp:
• Chọn cáp từ tủ chiếu sáng đến nhóm đèn 1:
- Công suất chiếu sáng tính toán của nhóm đèn:
Pnđ 1 = Pbđ .(số bộ đèn của 1 nhóm)= 250W.5= 1,25kW

- Xác định dòng cho phép của dây dẫn:


Pnđ 1 1,25
I cp 3.1  k s  1.  7,1A
U f . cos  0,22  0,8

- Chọn CB bảo vệ với dòng định mức: I nCB 3.1 = 10A.

- Chọn I z 3.1  I nCB3.1  10 A


- Xác định hệ số hiệu chỉnh K:
K1= 1 (Cáp đi nổi trên khay cáp treo)
K2= 1 (Đi mạch đơn trên khay cáp treo)
K3= 1 (Dây có cách điện PVC, nhiệt độ môi trường 30ºC)
K = K1.K2.K3= 1.1.1= 1
- Dòng cho phép của dây dẫn khi tính đến các hệ số hiệu chỉnh:
I z 3.1 10
I z' 3.1    10 A
K 1
- Chọn: I´zcp3.1= 27A; F= 2,5mm².
- Kiểm tra sụt áp
Chiều dài dây dẫn: L  36.10 3 km
22,5 22,5
r0    9 / km
F 2,5

 R  r0 .L  9.36.10 3  324.10 3 

x0  0,08 / km
 X  x0 .L  0,08.36.10 3  2,88.10 3 

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 82


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

Coscs  0,8  Sin  cs  0,6

U  2 I 3.1 ( R cos   X sin  )  2  7,1 (324  0,8  2,88  0,6) 10 3  3,7V

100U 100  3,7


U%    1,7%  5 0 0
Uf 220

Vậy tiết diện dây dẫn được chọn thỏa mãn điều kiện tổn thất điện áp.
• Chọn cáp từ tủ chiếu sáng đến nhóm đèn 2
- Công suất chiếu sáng tính toán của nhóm đèn:
Pnđ 2 = Pbđ .(số bộ đèn của 1 nhóm) = 250W.4 = 1kW

- Xác định dòng cho phép của dây dẫn:


Pnđ 2 1
I cp 3.2  k s  1.  5,7 A
U f . cos  0,22  0,8

- Chọn CB bảo vệ với dòng định mức: I nCB3.2 = 10A


- Chọn I z 3.2  I nCB3.2  10 A
- Xác định hệ số hiệu chỉnh K: xác định tương tự như trên K= 1.
- Dòng cho phép của dây dẫn khi tính đến các hệ số hiệu chỉnh:
I z 3.2 10
I z' 3.2    10 A
K 1
- Chọn: I´zcp3.2= 27A; F= 2,5mm².
- Kiểm tra sụt áp:
Chiều dài dây dẫn: L  28 10 3 km
22,5 22,5
r0    9 / km
F 2,5

 R  r0  L  9  28 10 3  252 10 3 

x 0  0,08 / km

 X  x0  L  0,08  28.10 3  2,24 10 3 

Cos cs  0,8  Sincs  0,6

U  2 I 3.2 ( R cos   X sin  )  2  5,7  (252  0,8  2,24  0,6) 10 3  2,3V

100U 100.2,3
U%    1,1%  5 0 0
Uf 220

Vậy tiết diện dây dẫn được chọn thỏa mãn điều kiện tổn thất điện áp.

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 83


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

8.4.2. Thiết kế chiếu sáng cho văn phòng làm việc


1. Tính toán chiếu sáng
• Kích thước của phân xưởng:
- Chiều dài: a = 7m
- Chiều rộng: b = 4m
- Diện tích: S = 28m²
- Chiều ca: h = 4m
• Các hệ số phản xạ:
- Hệ số phản xạ của trần: tr = 80%
- Hệ số phản xạ của tường:  t = 50%
- Hệ số phản xạ của sàn:  s = 10%
• Chọn bộ đèn:
- Vì văn phòng có trần cao 4m, chọn bộ đèn có kiểu chiếu sáng trực tiếp và có ánh sáng
màu trắng.
- Chọn Đèn huỳnh quang tiêu chuẩn (Standard Flourescent lamps) có công suất: Pđ =
20W; chiều dài lđ = 0,59m; quang thông:  đ = 1050lm.
- Chọn số bóng trong bộ đèn: 3 bóng
- Công suất một bộ đèn:
Pbđ = Pđ .(Số bóng trong bộ đèn) = 20.3= 60W

- Quang thông của bộ đèn:


Pbđ = Pđ .(Số bóng trong bộ đèn) = 1050.3= 3150lm

• Chọn độ cao treo đèn: H đ = 3m.


• Xác định hệ số sử dụng đèn CU
Chỉ số phòng i:
a b 74
i   0,85
H d  (a  b) 3  (7  4)

Căn cứ vào kiểu chiếu sáng của bộ đèn, các hệ số phản xạ và chỉ số phòng i, xác định hệ
số sử dụng đèn CU= 0,68.
• Xác định hệ số mất ánh sáng LLF:
Môi trường làm việc trong văn phòng rất sạch, chế độ bảo trì là 12 tháng: LLF= 0,74.

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 84


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

• Chọn độ rọi theo tiêu chuẩn: Emin = 300 lux.


• Xác định số bộ đèn:
Tổng số bộ đèn cần thiết:
E min  S 300  28
N bd    6 (bộ đèn)
 bd  CU  LLF 3150  0,68  0,74

• Phân bố các bộ đèn:


Căn cứ vào chiều dài và chiều rộng của phân xưởng, đồng thời phân bố các bộ đèn sao
cho đảm bảo độ rọi được phân bố đồng đều trên toàn bộ mặt bằng phân xưởng, tiến hành phân
bố các bộ đèn như sau:
+ Các bộ đèn được bố trí thành 2 dãy, mỗi dãy 3 bộ đèn.
+ Khoảng cách giữa các bộ đèn theo chiều rộng là 1,4m, theo chiều dài là 2,5m; cách
tường theo chiều rộng là 0,6m, theo chiều dài là 1,2m.
• Kiểm tra độ đồng đều:
Gọi: La là khoảng cách giữa 2 đèn theo chiều dài; L b là khoảng cách giữa 2 đèn theo
chiều rộng; Dta là khoảng cách giữa đèn và tường theo chiều dài; Dtb là khoảng cách giữa đèn
và tường theo chiều rộng.
La 2,5 L 1,4
  0,83 ; b   0,47
Hd 3 Hd 3

Dta 1,2 D 0,6


  0,48 ; tb   0,43
La 2,5 Lb 1,4

Các tỉ số thỏa mãn điều kiện, do đó phân bố đèn đạt được độ đồng đều.
2. Chọn cáp cho mạng chiếu sáng
Lựa chọn tiết diện cáp được chọn theo phương pháp phát nóng kết hơp với thiết bị bảo
vệ với lưu ý về ràng buộc tiết diện tối, độ sụt áp cho phép thiểu cho phép.
➢ Chủng loại cáp: Cáp điện lực CV/CX, ruột đồng, 1 lõi, cách điện PVC/XLPE, vỏ
PVC.
➢ Cách lắp đặt: Nhiệt độ không khí 30ºC; Nhiệt độ làm việc tối đa của ruột dẫn khi cáp
tải dòng định mức 70ºC/90 ºC.
+ Cáp dẫn điện từ tủ phân phối đến tủ chiếu sáng được đi trên khay cáp không có lỗ
gắn trên tường.
+ Cáp dẫn điện từ tủ chiếu sáng đến các dãy đèn được đi dây trên khay cáp treo.

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 85


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

➢ Tiết diện cáp:


• Chọn dây dẫn từ tủ chiếu sáng đến nhóm đèn 3
- Công suất chiếu sáng tính toán của nhóm đèn:
Pnđ 3 = Pbđ .(số bộ đèn của 1 nhóm) = 60W. 6 = 0,36kW

- Xác định dòng cho phép của dây dẫn:


Pnđ 3 0,36
I cp 3.3  k s  1.  2,7 A
U f . cos  0,22  0,6

- Chọn CB bảo vệ với dòng định mức: I nCB3.3 = 6A


- Chọn I z 3.3  I nCB3.3  6 A
- Xác định hệ số hiệu chỉnh K:
K1= 1 (Cáp đi nổi trên khay cáp treo)
K2= 1 (Đi mạch đơn trên khay cáp treo)
K3= 1 (Dây có cách điện PVC, nhiệt độ môi trường 30ºC)
K = K1.K2.K3= 1.1.1= 1
- Dòng cho phép của dây dẫn khi tính đến các hệ số hiệu chỉnh:
I z 3.3 6
I ' z 3 .3    6A
K 1
- Chọn: I´zcp3.3= 27A; F= 2,5mm².
- Kiểm tra sụt áp:
Chiều dài dây dẫn: L  22 10 3 km
22,5 22,5
r0    9 / km
F 2.5
 R  r0  L  9  22 10 3  198 10 3 

x 0  0,08 / km

 X  x0  L  0,08  22.10 3  1,76 10 3 

Cos cs  0,6  Sin cs  0,8

U  2 I 3.3 ( R cos   X sin  )  2  2,7  (198  0,6  1,76  0,8).10 3  0,65V

100U 100  0,65


U %    0,3%  5 0 0
Uf 220

Vậy dây dẫn được chọn thỏa mãn điều kiện tổn thất điện áp.
• Chọn cáp từ tủ phân phối chính (MDB) đến tủ chiếu sáng (DLB)

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 86


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

- Xác định dòng cho phép của cáp:


Icp3= ks(Icp3.1+Icp3.2+Icp3.3)= 1.(7,1+5,7+2,7)= 15,5A
- Chọn CB bảo vệ với dòng định mức: I nCB3  16 A
- Chọn I z 3  I nCB3  16 A

- Xác định hệ số hiệu chỉnh K:


K1= 1 (Cáp đi nổi trên khay cáp không đục lỗ)
K2= 1 (Đi mạch đơn trên khay cáp không đục lỗ)
K3= 1 (Dây có cách điện XLPE, nhiệt độ môi trường 30ºC)
K = K1.K2.K3= 1.1.1= 1
- Dòng cho phép của dây dẫn khi tính tới hệ số hiệu chỉnh:
I z 3 16
I z' 3    16 A
K 1
- Chọn: I´zcp3= 36A; F= 2,5mm².
- Kiểm tra sụt áp trên dây:
Chiều dài dây dẫn: L  6.103 km
22,5 22,5
r0    9 / km
F 2,5

 R  r0 .L  9.6.10 3  54.10 3 

x0  0,08 / km

 X  x0 .L  0,08.6.10 3  0,48.10 3 

Cos cs  0,8  Sin  cs  0,6

U  3.I 3 ( R cos   X sin  )  3  8,2  (54  0,8  0,48  0,6) 103  0,62V

100U 100  0,62


U%    0,28%  5%
Uf 220

Vậy dây dẫn được chọn thỏa mãn điều kiện tổn thất điện áp.
8.4.3. Chọn thiết bị bảo vệ cho mạng chiếu sáng
1. Chọn CB tổng cho tủ chiếu sáng DLB
• Chọn MCB3
Dòng điện làm việc cực đại: I B  I 3  15,5 A

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 87


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

Đường dây: khoảng cách từ tủ phân phối đến tủ chiếu sáng L= 6m.
RL  r0 .L  9.6  54m

X L  x0 .L  0,08.6  0,48m

Điện trở ngắn mạch tại điểm đặt MCB3:


RN 3  RN 7  RL  5,66  54  59,66m

Điện kháng ngắn mạch tại điểm đặt MCB3:


X N 3  X N 7  X L  18,1  0,48  18,58m

Dòng điện ngắn mạch ba pha tại điểm đặt MCB3:


Un 380
I SC 3    3,5 kA
3  RN2 3  X N2 3 3. 59,662  18,582

Với dòng làm việc cực đại bằng với dòng lảm việc của tủ: I B  I 3 = 15,5A, chọn MCB3
cho tủ phân phối loại BH-D6 do hãng Mitshubishi sản xuất có các thông số sau:
- Điện áp định mức hoạt động: Un= 230VAC
- Dòng điện định mức: In= 16A
- Dòng cắt ngắn mạch: Icu= 6kA
- Số cực: 3
- Đặc tuyến bảo vệ: loại C
• Chọn MCB6:
Dòng điện làm việc cực đại: IB=I3=15,5A
Bỏ qua điện trở, điện kháng của thanh góp, dòng điện ngắn mạch ba pha tại điểm đặt
MCB6: I SC 6  I SC 3  3,5kA
Với dòng làm việc cực đại IB= 15,5A, chọn MCB6 cùng loại với MCB3.
2. Chọn CB nhánh cho nhóm đèn
• Chọn MCB3.1 cho nhóm đèn 1: I 3.1 = 7,1A.
Dòng điện ngắn mạch ba pha tại điểm đặt MCB3.1: I SC 3.1  I SC 3  3,5kA

Với dòng làm việc cực đại I B =7,1A, chọn MCB3.1cho nhánh đèn loại BH-D6 do hãng
Mitshubishi sản xuất có các thông số sau:
- Điện áp định mức hoạt động: Un= 230VAC
- Dòng điện định mức: In= 10A
- Dòng cắt ngắn mạch: Icu= 4,5kA

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 88


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

- Số cực: 2(1+N)
- Đặc tuyến bảo vệ: loại C
• Chọn MCB3.2 cho nhóm đèn 2: I 3.2 = 5,7A.
Dòng điện ngắn mạch ba pha tại điểm đặt MCB3.2: I SC 3.2  I SC 3  3,5 kA
Với dòng làm việc cực đại I 3.2 = 5,7A, chọn MCB3.2 cùng loại với MCB3.1.
• Chọn MCCB3.3 cho nhóm đèn 3: I 3.3 = 2,7A.
Dòng điện ngắn mạch ba pha tại điểm đặt MCB3.3: I SC 3.3  I SC 3  3,5 kA
Với dòng làm việc cực đại I 3.3 = 2,7A, chọn MCB3.3 cùng loại với MCB3.1.
Kết quả lựa chọn cáp và CB của mạng chiếu sáng được trình bày ở Bảng 8.14 và
Bảng 8.15.
Bảng 8.14 Kết quả chọn cáp của mạng chiếu sáng
Tuyến dây Icp Iz I´z Cáp
K
(A) (A) (A) Số sợi –Mã hiệu F(mm²) I’zcp(A)
MDB- DLB 15,5 1 16 16 1×(1CX) 2,5 36
DLB- nhóm đèn 1 7,1 1 10 10 1×(1CV) 2,5 27
DLB- nhóm đèn 2 5,7 1 10 10 1×(1CV) 2,5 27
DLB- nhóm đèn 3 2,7 1 6 6 1×(1CV) 2,5 27
Bảng 8.15 Kết quả chọn CB của mạng chiếu sáng
Vị trí Kí hiệu Icp ISC CB
đặt CB trên sơ đồ (A) (kA) Mã hiệu Un In Icu Số cực Đặc tuyến
cấp điện (V) (A) (kA)
MDB MCB6 15,5 6 BH-D6 230 16 6 3 C
MCB3 15,5 6 BH-D6 230 16 6 3 C
DLB MCB3.1 7,1 3,5 BH-D6 230 10 4,5 2(1+N) C
MCB3.2 5,7 3,5 BH-D6 230 10 4,5 2(1+N) C
MCB3.3 2,7 3,5 BH-D6 230 6 4,5 2(1+N) C
Sơ đồ đi dây mạng điện chiếu sáng toàn phân xưởng được trình bày ở Bản vẽ BV5.
Sơ đồ phân phối tủ chiếu sáng DLB được trình bày ở bản vẽ BV4.
8.5. LỰA CHỌN TỤ BÙ ĐỂ NÂNG CAO HỆ SỐ CÔNG SUẤT
8.5.1. Chọn dung lượng tụ bù
Tổng công suất biểu kiến khi máy biến áp đầy tải: ST= 400kVA
Với công thức tính toán:
PT
ST 
cos 

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 89


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

Ở đây: PT là công suất tác dụng của máy biến áp khi đầy tải (kW); ST là công suất biểu
kiến cuả máy biến áp khi đầy tải (kVA); cos là hệ số công suất.
Suy ra : PT  cos .ST  0,8.400  320kW
Dung lượng cần bù cho phân xưởng để nâng hệ số công suất của phân xưởng từ cos 1  0,8
( tg1  0,75 ) lên đến trị số cos  2  0,95 ( tg 2  0,33 ):
Qb  Pn (tg1  tg 2 )  320.(0,75  0,33)  134,4kVar

Chọn tủ tự động bù hệ số công suất hiệu VECTOR có các thông số kỹ thuật:


▪ Model: MOEL VCB-2 MINI SERIES
▪ Mã: VCB-240150
▪ Dung lượng: 150 kVar
▪ Điện áp: 400/440V
▪ Số cấp: 6.(6×25)
▪ Kiểu lập trình là 1:1:1
▪ Kích thước: Indoor: H= 1400mm; W= 600mm; D= 500mm
Outdoor: H= 1400mm; W= 600mm; D= 600mm
Phụ tải của phân xưởng ổn định và liên tục, do đó bộ tụ bù được đặt tập trung tại thanh
góp hạ áp của tủ phân phối chính nhằm gia tăng khả năng mang tải cho máy biến áp.
8.5.2. Chọn bộ điều khiển hệ số công suất PFC (Power Factor Controller)
Chọn bộ điều khiển PFC hiệu MIRKO có các thông số kĩ thuật như sau:
▪ Model: PFR60-415-50 (6 cấp).
▪ Sử dụng bộ vi xử lí điều khiển đóng ngắt tự động thông minh.
▪ Tự động xác lập hệ số C/K hoặc cài đặt bằng tay.
▪ Tự động diều chỉnh cực tính của biến dòng (CT) nếu đấu ngược.
▪ Thông số hiển thị: hệ số cos, dòng thứ cấp và báo lỗi.
▪ Hiển thị số bằng LED 7 đoạn.
▪ 4 chế độ cài đặt đóng ngắt: Auto/ Auto Rotate/ 4-quadrant/ Manual.
▪ Cấp cuối cùng có thể cài đặt thành: tiếp điểm cảnh báo khi có sự cố (Alarm) hoặc tiếp
điểm cho quạt (Fan) làm mát.
▪ Nguồn điện điều khiển: 220VAC-240VAC / 380VAC-415VAC.
▪ Kích thước: 144×144×90mm

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 90


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

▪ Trọng lượng: 0,6kg

8.6. THIẾT KẾ NỐI ĐẤT


Thiết kế nối đất bên ngoài phân xưởng, điện trở nối đất cho phép đối với trạm biến áp là
Rđ ≤4Ω.
Điện trở suất của đất: ρ=150Ωm (loại đất pha cát); hệ số mùa: Km =1,4 (đo vào mùa
khô).
Chọn cọc nối đất loại tròn lõi thép bọc đồng có chiều dài Lc= 2,4m; đường kính
dc= 16mm, đặt dọc theo chu vi của phân xưởng cách mép phân xưởng 2,5m . Cọc được chôn
sâu cách mặt đất h= 0,5m.
Chọn dây cáp đồng trần liên kết cọc có tiết diện F= 50mm², đường kính dt = 8mm với
tổng chiều dài: Lt= (2×15)+(2×35)=100m.
Với tổng chiều dài Lt =100m, chọn khoảng cách trung bình giữa các cọc là a= 5m. Số
lương cọc cần dùng là n= 20 cọc.
Thiết kế nối đất bằng cọc thẳng đứng đóng xung quanh xưởng theo chu vi mạch vòng,

xét tỉ số a  5  2 ; chọn hệ số sử dụng của cọc và hệ số sử dụng thanh nối các cọc lần lượt
Lc 2,4

là:  c  0,65 và t  0,34


- Điện trở suất tính toán của đất:
 tt  K m    1,4.150  210m

- Điện trở nối đất của một cọc:


 tt 4.Lc 2h  Lc 210 4.2,4 2.0,5  2,4
rc  .[ln( )].  [(ln )].  65,5
2 .Lc 1,36.d c 4h  Lc 2 .2,4 1,36.16.10 3
4.0,5  2,4

- Điện trở nối đất của hệ thống n cọc (xét hệ số sử dụng cọc):
rc 65,5
Rc    5
n. c 20.0,65

- Điện trở nối đất của thanh/cáp nối cọc:


 tt 4.Lt 210 4.100
rt  .[ln( )  1]  [(ln )  1]  5,2
 .Lt h.d c  .100 0,5.8.10 3

- Điện trở nối đất của thanh/cáp nối cọc (xét hệ số sử dụng thanh):
rt 5,2
Rt    15,3
t 0,34

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 91


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

- Điện trở nối đất toàn hệ thống:


Rc .Rt 5.15,3
Rht    3,8  4
Rc  Rt 5  15,3

Giá trị điện trở nối đất tính toán đạt yêu cầu.
Để thuận tiện cho việc nối vỏ thiết bị với hệ thống nối đất, sử dụng 4 bản đồng nối đất.
mỗi bản đồng có chiều dài 300mm, rộng 50mm, dày 5mm, có 5 đầu nối dây. Các bản đồng
được bố trí dọc theo chu vi phân xưởng và được nối với hệ thống nối đất bằng cáp đồng trần
F=50mm². Các vỏ thiết bị nối với bảng đồng gần nhất bằng cáp đồng bọc PVC, F= 16mm².
Liên kết các bộ phận nối đất với nhau bằng công nghệ hàn hóa nhiệt CADWELD, đảm
bảo chất lượng mối nối giữa các phân tử mà không cần năng lượng ngoài hay nguồn nhiệt.
Sơ đồ bố trí cọc nối đất và mặt cắt chôn cọc được trình bày ở bản vẽ BV6, BV7.
8.7. THIẾT KẾ CHỐNG SÉT
Phân xưởng có chiều cao 8m và là nơi tập trung đông công nhân, do đó để chống sét
đánh trực tiếp, sử dụng kim phóng điện sớm ESE (Early Streamer Emission).
Kim được đặt trên cột đỡ bằng nhôm có đường kính Φ60, chiều dài h= 2m,chính giữa
mái phân xưởng, chọn mức bảo vệ 2 tương ứng biên độ dòng sét cực đại I= 6kA; khoảng
cách phóng điện tương ứng: D  10.I 2 / 3  10.6 2 / 3  33m
Chọn kim Prevectron (France) có cấp độ bảo vệ III (D= 45m) mã hiệu S3.40; loại 3 tia;
có thời gian phát tia tiên đạo ∆T=40μs; chiều dài kim 0,385m; bán kính bảo vệ Rp=84m.
Thiết kế nối đất cho hệ thống chống sét có điện trở nối đất yêu cầu Rđ <10Ω.
Chọn điện trở suất của đất: ρ=150Ωm (loại đất pha cát); hệ số mùa: Km =1,4.
Sử dụng 5 cọc nối đất loại tròn lõi thép bọc đồng có chiều dài Lc= 2,4m; có đường kính
dc= 16mm, được chôn sâu cách mặt đất h= 0,5m.
Chọn cáp thoát sét chống nhiễu cho hệ thống, sử dụng cáp thoát sét chống nhiễu Erico
loại E2 với chiều dài tản sét lớn hơn 60m (tính theo bán kính bảo vệ kim ESE) với chiều dài
16,5m.
Thiết kế nối đất bằng cọc thẳng đứng đóng thành dãy cách nhau 5m và cách hông phân

xưởng 3m theo chiều dài, xét tỉ số a  5  2 ; chọn hệ số sử dụng của cọc và hệ số sử dụng
Lc 2,4

thanh nối các cọc lần lượt là: c  0,81 và t  0,86

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 92


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

Chọn dây cáp đồng trần liên kết cọc có tiết diện F= 50mm², đường kính dt = 8mm với
tổng chiều dài: Lt= 4×5=20m.
- Điện trở suất tính toán của đất:
tt  K m    1,4.150  210m

- Điện trở nối đất của một cọc:


 tt 4.Lc 2h  Lc 210 4.2,4 2.0,5  2,4
rc  .[ln( )].  [(ln )].  65,5
2 .Lc 1,36.d c 4h  Lc 2 .2,4 1,36.16.10 3
4.0,5  2,4

- Điện trở nối đất của hệ thống n cọc (xét hệ số sử dụng cọc):
rc 65,5
Rc    16,2
n. c 5.0,81

- Điện trở nối đất của thanh/cáp nối cọc:


 tt 4.Lt 210 4.20
rt  .[ln( )  1]  [(ln )  1]  20,5
 .Lt h.d c  .20 0,5.8.10 3

- Điện trở nối đất của thanh/cáp nối cọc (xét hệ số sử dụng thanh):
rt 20,5
Rt    23,8
t 0,86

- Điện trở nối đất toàn hệ thống:


Rc .Rt 16,2.23,8
Rht    9,6
Rc  Rt 16,2  23,8

Giá trị điện trở nối đất tính toán đạt yêu cầu.
Sơ đồ bố trí kim chống sét và chi tiết kim chống sét được trình bày ở bản vẽ BV8.

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 93


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

PHẦN III
LẬP BẢNG DỰ TOÁN

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 94


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

PHẦN IV
TỔNG KẾT

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 95


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

1. Những nội dung đã thực hiện trong đề tài


Qua quá trình được tham gia thảo luận và thực hiện nội dung đồ án trên, nhóm sinh viên
tự nhận thấy các mặt đã hoàn thành là:
▪ Củng cố được kiến thức về thiết kế điện động lực, chiếu sáng, nối đất, chống sét,…
▪ Thiết kế sơ bộ cho phần điện động lực của công trình.
▪ Thiết kế hệ thống chiếu sáng.
▪ Tính toán hệ thống nối đất.
▪ Thiết kế hệ thống chống sét.
▪ Trình bày thông số kỹ thuật của một số thiết bị điện trong công trình.
▪ Trình bày hoàn chỉnh một văn bản thuyết minh thiết kế.
▪ Đọc hiểu một số tiêu chuẩn thiết kế điện trong nước và quốc tế, áp dụng một số tiêu
chuẩn vào đồ án.
2. Những khuyết điểm của đề tài
Thời gian qua tuy đã rất cố gắng, cùng với sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng
dẫn nhưng cũng không thể nào tránh khỏi thiếu sót, một số vấn đề nhóm sinh viên cảm thấy
chưa đạt được trong đồ án là:
▪ Tính toán, số liệu tương đối cụ thể các thiết bị điện nhẹ và nặng có trong công trình.
▪ Bản vẽ trên phần mềm chỉ dựa vào bố trí sơ bộ thiết bị và tính toán số liệu tương đối nên
có thể chưa chính xác một cách chi tiết.
▪ Dự toán khối lượng công trình chỉ thực hiện trọng tâm cho các thành phần chính của
công trình, đơn giá vật tư và chi phí nhân công mang tính tương đối.
3. Hướng phát triển đề tài
Dựa vào những nền tảng đạt được, một số yếu tố được sinh viên chú ý để phát triển đồ
án là:
▪ Thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy cho công trình.
▪ Hệ thống camera an ninh và giám sát.
▪ Hệ thống quản lý năng lượng.

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 96


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

PHẦN V
PHỤ LỤC

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 97


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

DANH SÁCH BẢNG KẾT QUẢ


TÍNH TOÁN
Bảng 8.1 Thông số phụ tải điện của phân xưởng…………………………………………….60
Bảng 8.2 Thông số phụ tải điện của các nhóm thiết bị……………………………………….61
Bảng 8.3 Công suất biểu kiến tính toán của các nhánh………………………………………63
Bảng 8.4 Công suất biểu kiến của các nhóm máy……………………………………………64
Bảng 8.5 Kết quả chọn cáp liên kết giữa trạm biến áp và các tủ phân phối…………………70
Bảng 8.6 Kết quả chọn cáp từ tủ phân phối đến các nhánh động cơ…………………………70
Bảng 8.7 Kết quả chọn cáp từ trạm biến áp đến các tủ phân phối…………………………....71
Bảng 8.8 Kết quả chọn cáp từ tủ phân phối đến các nhánh động cơ…………………………71
Bảng 8.9 Kết quả kiểm tra sụt áp trên các tuyến dây từ nguồn đến phụ tải xa nhất…………73
Bảng 8.10 Kết quả chọn CB………………………………………………………………….78
Bảng 8.11 Thông số kĩ thuật tủ điện tổng MDB……………………………………………..79
Bảng 8.12 Thông số kĩ thuật tủ phân phối phụ DB…………………………………………..79
Bảng 8.13 Thông số kĩ thuật tủ điện chiếu sáng DLB………………………………………..80
Bảng 8.14 Kết quả chọn cáp của mạng chiếu sáng…………………………………………...89
Bảng 8.15 Kết quả chọn CB của mạng chiếu sáng…………………………………………...90

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 98


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng việt

1. “Giáo trình Cung cấp Điện”, PGS.TS. Quyền Huy Ánh, Đại Học Sư phạm Kỹ Thuật
TpHCM, 2014.

2. “Giáo trình Cad trong Kỹ thuật điện”, PGS.TS. Quyền Huy Ánh, Nhà Xuất Bản Đại
Học Quốc Gia TpHCM, 2011.

3. “Giáo trình An toàn điện”, PGS.TS. Quyền Huy Ánh, , Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc
Gia TpHCM, 2011.

4. “Hướng dẫn thiết kế lắp đặt điện theo tiêu chuẩn IEC”, Nhà Xuất Bản Khoa Học Kĩ
Thuật, Hà Nội, 2006.

5. “ Sổ tay 1 Tiêu chuẩn Thiết kế M&E”, PGS.TS. Quyền Huy Ánh, Đại Học Sư phạm
Kỹ Thuật TpHCM, 2016.

6. “ Sổ tay 2 Thiết kế Điện hợp chuẩn”, PGS.TS. Quyền Huy Ánh, Đại Học Sư phạm Kỹ
Thuật TpHCM, 2013.

7. “Thiết kế điện hợp chuẩn – Bản vẽ: Tập 1”, Đại Học Sư phạm Kỹ Thuật TpHCM,
2016.

8. “Thiết kế điện hợp chuẩn – Bản vẽ: Tập 3”, Đại Học Sư phạm Kỹ Thuật TpHCM,
2016.

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 99


Thiết kế Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Cơ Khí GVHD:PGS.TS.Quyền Huy Ánh

DANH SÁCH BẢN VẼ


1. Bản vẽ 1 (BV1): Sơ đồ Mặt Bằng Phân Xưởng.
2. Bản vẽ 2 (BV2): Sơ đồ Đi Dây Mạng Điện Phân Xưởng.
3. Bản vẽ 3 (BV3): Sơ đồ Nguyên Lí Tủ Điện Chính Hệ Thống Điện Hạ Thế.
4. Bản vẽ 4 (BV4): Sơ đồ Nguyên Lí Tủ Điện Phân Phối Hệ Thống Điện Hạ Thế.
5. Bản vẽ 5 (BV5): Sơ đồ Mạng Chiếu Sáng Toàn Phân Xưởng.
6. Bản vẽ 6 (BV6): Sơ đồ Mặt Cắt Bố Trí Cọc Tiếp Đất Cho Phân Xưởng.
7. Bản vẽ 7 (BV7): Sơ đồ Bố Trí Cọc Tiếp Đất Ngoài Phân Xưởng.
8. Bản vẽ 8 (BV8): Sơ đồ Mặt Cắt Đứng Bố Trí Kim Chống Sét.

SVTH: Trịnh Vĩnh An - Trần Đình Quốc Thảo 100

You might also like