You are on page 1of 1

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KỲ-HKI-(2021-2022)

MÔN KHTN 6 – PHÂN MÔN:SINH VÀ HÓA


PHÂN MÔN SINH
Bài 1: Giới thiệu về KHTN
-Phân biệt hoạt động nghiên cứu khoa học và hoạt động tự nhiên.(Bài tập1-2/trang 7)
-Vai trò của KHTN trong cuộc sống.
-Kể tên một số hoạt động trong thực tế có đóng góp vai trò của KHTN.
Bài 2: Các lĩnh vực chủ yếu của KHTN
-Nêu được một số ứng dụng liên quan đến những lĩnh vục của KHTN.
-Phân biệt vật sống và vật không sống.
-Vật sống có những biểu hiện như thế nào ?
Bài 3: Quy định an toàn trong phòng thực hành. Giới thiệu một số dụng cụ đo-Sử
dụng kính lúp và kính hiển vi quang học.
-Phân biệt được các kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành.(bài tập1,2,3/17)
-Nêu một số dụng cụ đo và cách sử dụng.
-Cách sử dụng kính lúp.
-Cách sử dụng kính hiển vi quang học.
Bài 17: Tế bào
-Nêu hình dạng và kích thước của tế bào.
-Nhận biết các thành phần có cả ở tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
-Chỉ ra những điểm khác biệt giữa tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ.
-Thành phần nào có trong tế bào thực vật mà không có trong tế bào động vật?
-Tính số tế bào con tạo ra ở lần sinh sản thứ 1-2-3.
-Vì sao khi thằn lằn bị đứt đuôi, đuôi của nó có thể được tái sinh?
-Em bé sinh ra nặng 3kg, khi trưởng thành có thể nặng 50kg, theo em sự thay đổi này do
đâu?
PHÂN MÔN HÓA
Bài 8: Sự đa dạng và các thể cơ bản của chất-Tính chất của chất
-Phân biệt vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo.
-Nhận biết được một số thể của chất.
-Nêu được một số tính chất vật lí, tính chất hóa học.
-Đưa ra được một số ví dụ về một số đặc điểm cơ bản ba thể của chất.
-Nêu được khái niệm về sự: nóng chảy; sự sôi; sự bay hơi; sự ngưng tụ; sự đông đặc.
-Trình bày được quá trình diễn ra sự chuyển thể (nóng chảy, đông đặc, bay hơi, ngưng tụ)
Bài 9: Oxygen
-Tính chất của oxygen (trạng thái, màu sắc, tính tan...)
-Tại sao trong bể nuôi cá cảnh thường lắp máy bơm nước nhỏ để bơm nước liên tục đồng
thời trồng thêm cây thủy sinh ?

You might also like