You are on page 1of 3

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC

CHƯƠNG II. CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO


CHƯƠNG III. TRAO ĐỔI VẬT CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG
TRONG TẾ BÀO

+ Thời gian thực hiện: 25/7 – 10/8/2023 ; chia làm 2 giai đoạn (chương II từ 25/7 –
01/8; chương III từ 01/8 – 10/8)
+ Yêu cầu bắt buộc: HS tự nghiên cứu giáo trình, ghi nội dung nghiên cứu ra vở
chuyên đề; nộp bài theo giai đoạn.
+ Khuyến khích: Hai bạn Nguyên Long, Gia Bảo chia đơn vị kiến thức, giao cho các
nhóm. Khi thấy cần thiết, cô có thể chuyển 1 số nội dung sang hình thức yêu cầu.

CHƯƠNG II. CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO

- Nêu những nội dung chính của học thuyết tế bào


1. Tế bào nhân sơ
- Trình bày đặc điểm chung của tế bào nhân sơ
- Giải thích được mối liên hệ giữa cấu trúc và chức năng của các thành phần cấu tạo
chính của vi khuẩn.
- Phân biệt được cấu tạo của vi khuẩn gram dương và vi khuẩn gram âm. Từ đó, giải
thích được tác động của một số loại thuốc kháng sinh.
- Trình bày được cấu tạo và chức năng của các thành phần trong hệ thống nội màng.
2. Tế bào nhân thực
- Trình bày đặc điểm chung của tế bào nhân thực. Phân biệt TB nhân sơ và TB nhân
thực; TB thực vật và TB động vật.
- Phân tích được mối liên hệ giữa cấu trúc và chức năng của các thành phần cầu tạo
chính, các bào quan của TB nhân thực (lập bảng)

TT Tên thành phần Cấu trúc Chức năng

3
- Giải thích được các bước trong quá trình vận chuyển protein từ lưới nội chất. Phân
tích được vai trò của lưới nội chất và bộ máy Golgi trong quá trình này.
- Phân tích được mối liên quan giữa cấu trúc và chức năng của các thành phần cấu tạo
của bộ khung tế bào.
- Thực hành sử dụng kính hiển vi để quan sát mẫu vật ở các độ phóng đại khác nhau.

CHƯƠNG III. TRAO ĐỔI VẬT CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG
TRONG TẾ BÀO

I. Màng sinh chất và sự vận chuyển các chất qua màng


- Trình bày được các thành phần hoá học cấu tạo nên màng sinh chất, sự sắp xếp trên
màng và vai trò của chúng trong việc thực hiện chức năng của màng sinh chất.
- Giải thích được tính thấm chọn lọc, tính lỏng, tính tự khép kín của màng sinh chất.
- Nêu được ảnh hưởng của một số yếu tố đến sự khuếch tán của các chất qua màng
sinh chất.
- Giải thích được sự di chuyển của nước giữa tế bào và môi trường bên ngoài theo thế
nước.
- Giải thích sự khác nhau về tác động của nước đến tế bào động vật và tế bào thực
vật. - Phân biệt sự khuếch tán qua protein kênh và protein mang. Lấy được ví dụ
minh hoạ. - Giải thích được sự vận chuyển chủ động sử dụng trực tiếp ATP và sự
đồng vận chuyển. Trình bày được ý nghĩa của sự vận chuyển chủ động, lấy ví dụ
trong tế bào và cơ thể. Phân biệt được các hình thức vận chuyển các chất vào tế bào
bằng cách biến dạng màng và ý nghĩa của chúng đối với tế bào.
II. Enzyme
- Trình bày được các thành phần cấu tạo của enzyme (protein, cofactor). Giải thích
được cấu tạo và vai trò của trung tâm hoạt động.
- Vẽ được sơ đồ và giải thích được cơ chế tác động của enzyme (thuyết Chìa khóa - ổ
khóa và thuyết Khớp cảm ứng). Giải thích được tính đặc hiệu của enzyme. Giải thích
được vai trò của một số enzyme trong tiêu hoá và chế biến thực phẩm.
- Phân biệt được tác động của chất ức chế cạnh tranh và không cạnh tranh đến hoạt
động xúc tác của enzyme. Giải thích được cơ chế ức chế ngược trong điều hoà trao
đổi chất ở tế bào.
III. Hô hấp tế bào
- Trình bày khái niệm và phương trình tổng quát của hô hấp tế bào.
- Trình bày cách tính hệ số hô hấp và cho ví dụ minh hoạ với một số cơ chất khác
nhau. - Phân tích được mối quan hệ giữa cấu trúc và chức năng của ti thể liên quan
đến hô hấp tế bào.
- Phân biệt được phân giải hiếu khí và phân giải kị khí (lên men) glucose: điều kiện
O2, các giai đoạn, hiệu quả năng lượng (lượng ATP).
- Trình bày được các giai đoạn của quá trình đường phân, chuyển hoá pyruvate, chu
trình citric acid (Krebs) và các sản phẩm chính.
- Giải thích được quá trình phosphoryl hoá oxy hoá (chuỗi vận chuyển điện tử đến O2
và sự tổng hợp ATP).
- Vai trò của hô hấp tế bào
IV. Quang hợp
- Trình bày khái niệm và phương trình tổng quát của quá trình quang hợp.
- Vai trò của quá trình quang hợp
- Phân tích được mối quan hệ giữa cấu trúc và chức năng của lục lạp liên quan đến
quang hợp.
- Trình bày chi tiết 2 pha của quá trình quang hợp; mối liên quan giữa 2 pha. Phân
biệt được quá trình quang phosphoryl hoá vòng và không vòng.
- Giải thích được nguồn gốc và vai trò của H2O trong quá trình quang hợp. Phương
pháp xác định nguồn gốc của O2 được giải phóng ra trong QT quang hợp.
- Phân tích được 3 giai đoạn của chu trình Calvin.

You might also like