You are on page 1of 3

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP GIỮA KÌ I

NĂM HỌC 2022 - 2023


MÔN: SINH HỌC 9
I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
CHƯƠNG I: TẾ BÀO

- Mô tả được các đặc điểm của cơ thể sống bằng cách định nghĩa được các thuật ngữ: sự
vận động, sự hô hấp, sự cảm ứng, sự sinh trưởng, sự sinh sản, sự bài tiết, sự dinh
dưỡng.
- Trình bày được mối quan hệ giữa cấu trúc của các tế bào khác nhau với chức năng
của chúng.
- Mô tả và so sánh được cấu tạo của một tế bào thực vật với một tế bào động vật khi
nhìn dưới kính hiển vi quang học.
- Vẽ lại được rõ ràng hình ảnh của một mẫu vật, tính toán được độ phóng đại.

CHƯƠNG II: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT VÀO VÀ RA KHỎI TẾ BÀO

- Trình bày được các chất đi vào và ra khỏi tế bào bằng cơ chế khuếch tán qua màng bán
thấm.
- Trình bày được nước di chuyển qua các màng bán thấm bằng cơ chế thẩm thấu.
- Khảo sát và mô tả được các ảnh hưởng tới mô thực vật khi ngâm chúng trong các dung
dịch có nồng độ khác nhau.
- Giải thích được tác động đối với các mô thực vật khi ngâm chúng trong các dung dịch
có nồng độ khác nhau, sử dụng được các thuật ngữ turgid (trương nước), áp lực turgor
(áp suất trương nước), plasmolysis (co nguyên sinh) và flaccid (mềm).
- Giải thích được tầm quan trọng của thế nước và sự thẩm thấu đối với tế bào và mô động
vật.
- Giải thích được tầm quan trọng của thế nước và sự thẩm thấu trong quá trình hút nước
của thực vật.

CHƯƠNG III: CÁC PHÂN TỬ SINH HỌC

- Trình bày được cấu tạo và vai trò của nước, của các đại phân tử (carbohydrate, chất
béo, protein) đối với cơ thể sống.
- Liệt kê được các nguyên tố hóa học cấu tạo nên: carbohydrate, chất béo, protein.
- Mô tả được công dụng của: dung dịch iodine; dung dịch benedict, cồn, dung dịch
biuret trong việc kiểm tra sự có mặt của tinh bột, đường, chất béo, protein của thực
phẩm.

II. BÀI TẬP

- Dạng 1: Bài tập với biểu đồ, bảng biểu, đồ thị (quan sát biểu đồ, hoàn thiện bảng biểu,
vẽ đồ thị, đọc đồ thị và biểu đồ, trả lời các câu hỏi liên quan,…).
- Dạng 2: Thí nghiệm (quan sát hình ảnh, mô tả các bước thực hành, mô tả thí
nghiệm, kết quả thí nghiệm thu được, giải thích hiện tượng, phán đoán,….).
- Dạng 3: Vận dụng lí thuyết để giải thích hiện tượng.

3. Bài tập minh họa

- Các bài ôn tập chương B1, B2, B3 SGK.

- B1.02 (SBT/T11); B1.04 (SBT/T15).

- B2.01 (SBT/T16); B2.03 (SBT/T19).

- B3.01 (SBT/T23); B3.02 (SBT/T24); B3.04 (SBT/T26).


----- HẾT -----
Trang 1/3

You might also like