You are on page 1of 7

TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I –NĂM HỌC 2022-2023


MÔN: SINH HỌC 9

CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC CƠ BẢN


Chương I- CÁC THÍ
NGHIỆM CỦA
MENDEN
- Nêu được mục đích , nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền
Bài 1. Menden và di học.
truyền học - Nêu được pp phân tích các thế hệ lai của Menđen.
- Trình bày được một số thuật ngữ , kí hiệu trong DT học

Bài 2. Lai một cặp tính - Trình bày được thí nghiệm lai một cặp TT của Menđen.
trạng - Phân biệt được kiểu gen với kiểu hình, thể đồng hợp với
thể dị hợp.
- Phát biểu được nội dung định luật phân li.
- Giải thích được kết quả thí nghiệm của Menđen
Bài 3. Lai một cặp tính - HS hiểu và trình bày được nội dung, mục đích và ứng
trạng dụng của phép lai phân tích.
- Hiểu và giải thích được vì sao quy luật phân li chỉ nghiệm
đúng trong những đk nhất định
- Nêu được ý nghĩa của quy luật phân li đối với lĩnh vực sản
xuất

Bài 4. LAI HAI CẶP - Trình bày được thí nghiệm lai hai cặp TT của Menđen.
TÍNH TRẠNG - Giải thích được kết quả thí nghiệm lai hai cặp TT của
Menđen.
- Phát biểu được nội dung quy luật phân li độc lập của
Menden và khái niệm biến dị tổ hợp
Bài 5. LAI HAI CẶP - Giải thích được kết quả thí nghiệm lai hai cặp TT của
TÍNH TRẠNG (tt) Menđen.
- Trình bày được quy luật phân li độc lập.
- Phân tích được ý nghĩa của quy luật phân li độc lập đối
với chọn giống và tiến hoá
Bài 7. BÀI TẬP -Củng cố khắc sâu và mở rộng nhận thức về các qui luật di
CHƯƠNG I truyền
-Biết vận dụng lý thuyết để giải các bài tập
Bài 8. NHIỄM SẮC - Nêu được tính đặc trưng của bộ NST ở mỗi loài
THỂ - Mô tả được cấu trúc hiển vi điển hình của NST ở kì giữa
của nguyên phân.
- Xác định được chức năng của NST đối với sự di truyền
các tính trạng
Bài 9. NGUYÊN PHÂN -Trình bày được những diễn biến cơ bản của NST qua các
kì của quá trình nguyên phân.
-Phân tích được ý nghĩa của nguyên phân đối với sự sinh
trưởng vàphát triển của sinh vật.

Bài 10. GIẢM PHÂN -Nêu được những diễn biến cơ bản của NST qua các kì của
giảm phân I và giảm phân II.
-Nêu được những điểm khác nhau cơ bản trong từng kì của
giảm phân I và giảm phân II.
-Thấy được những sự kiện quan trọng có liên quan tới các
cặp NST tương đồng
Bài 11. PHÁT SINH -Nêu được quá trình phát sinh giao tử ở động vật.
GIAO TỬ VÀ THỤ -Xác định được bản chất của quá trình thụ tinh .
TINH - Phân tích được ý nghĩa của quá trình giảm phân và thụ
tinh về mặt di truyền và biến dị
Bài 12. CƠ CHẾ XÁC -Mô tả được một số đặc điểm của NST giới tính.
ĐỊNH GIỚI TÍNH -Trình bày được cơ chế xác định giới tính ở người.
- Phân tích được ảnh hưởng của các yếu tố môi trường
trong và ngoài đến sự phân hoá giới tính.

Bài 13 : DI TRUYỀN -Hiểu được những ưu thế của ruồi giấm đối với nghiên cứu
LIÊN KẾT di truyền.
- Mô tả và giải thích được thí nghiệm của Moocgan.
- Nêu được ý nghĩa của di truyền liên kết, đặc biệt trong
lĩnh vực chọn giống
Bài 14 : THỰC HÀNH Nhận dạng được NST ở các kì phân bào
QUAN SÁT HÌNH THÁI
NHIỄM SẮC THỂ
BÀI LUYỆN TẬP Củng cố, khắc sâu và mở rộng nhận thức về các NST,
nguyên phân, giảm phân và sự phát sinh giao tử, quá trình
thụ tinh.
- Biết vận dụng lí thuyết vào giải các bài tập.

Chương III. ADN VÀ


GEN -Xác định được thành phần hoá học của ADN.
Bài 15. ADN -Nêu được tính đặc thù và đa dạng của ADN.
- Mô tả được cấu trúc không gian của ADN
Bài 16. ADN và BẢN -Trình bày được các nguyên tắc của sự tự nhân đôi ở ADN.
CHẤT CỦA GEN -Nêu được bản chất hoá học của gen.
-Phân tích được các chức năng của ADN
Bài 17. MỐI QUAN HỆ -Mô tả được cấu tạo sơ bộ và chức năng của ARN.
GIỮA GEN và ARN -Biết xác định những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa
ARN và ADN.
- Trình bày được sơ bộ qúa trình tổng hợp ARN , đặc biệt là
nêu được nguyên tắc của quá trình này
Bài 18. PROTEIN -Nêu được thành phần hoá học của Pr.
-phân tích được tính đặc thù vđa dạng của nó.
-Mô tả được các bậc cấu trúc của Pr và hiểu được vai trò
của nó.
-Trình bày được các chức năng của Protein
Bài 19. MỐI QUAN HỆ -Hiểu và trình bày được mối quan hệ giữa ARN và Pr nhở
GIỮA GEN VÀ TÍNH sự hình thành chuỗi a.a
TRẠNG -Nêu lên được mối quan hệ giữa ARN và prôtêin thông qua
việc trình bày được sự hình thành chuỗi a.a
-Giải thích được mối quan hệ giữa gen mARN prôtêin
tính trạng
Bài 20. THỰC HÀNH -Củng cố kiến thức về cấu trúc không gian của phân tử
QUAN SÁT VÀ LẮP ADN
RÁP MÔ HÌNH ADN
BÀI LUYỆN TẬP -Củng cố, luyện tập, vận dụng, rèn luyện kỹ năng kĩ xảo
trong giải các BT ADN.

CHƯƠNG IV : BIẾN DỊ
Bài 21. ĐỘT BIẾN -Trình bày được khái niệm và nguyên nhân phát sinh đột
GEN biến gen.
-Trình bày được tính chất biểu hiện và vai trò của đột biến
gen đối với sinh vật và con người.

Bài 22. ĐỘT BIẾN CẤU - Trình bày được khái niệm và một số dạng ĐB cấu trúc
TRÚC NHIỄM SẮC NST.
THỂ - Giải thích được nguyên nhân và nêu được vai trò
của ĐB cấu trúc NST đối với bản thân sinh vật và con
người.

Bài 23. ĐỘT BIẾN SỐ - Trình bày được các biến đổi số lượng thường thấy ở một
LƯỢNG NHIỄM SẮC cặp NST.
THỂ - Giải thích được cơ chế hình thành thể ( 2n + 1) và
thể ( 2n – 1).
- Nêu được hậu quả của biến đổi số lượng ở từng cặp
NST .

Bài 24. ĐỘT BIẾN SỐ -Biết các dấu hiệu nhận biết thể đa bội bằng mắt thường và
LƯỢNG NHIỄM SẮC cách sử dụng các đặc điểm của thể đa bội trong chọn giống.
THỂ (tt) -Thể đa bội là gì?

Bài 25. THỰC HÀNH -HS nhận biết được một số ĐB hình thái ở thực vật và phân
NHẬN BIẾT MỘT VÀI biệt được sự sai khác về hình thái của thân ,lá ,hoa , quả ,hạt
DẠNG ĐỘT BIẾN giữa thể lưỡng bội và thể đa bội trên tranh ảnh..
-Nhận biết được hiện tượng mất đoạn NST trên ảnh chụp
hiển vi hoặc trên tiêu bản.

Bài 26. THƯỜNG BIẾN -Hs trình bày được khái niệm thường biến.
-Phân biệt sự khác nhau giữa TB và ĐB về 2 phương diện
khả năng DT , sự biểu hiện kiểu hình và ý nghĩa.
-Nêu được khái niệm mức phản ứng và ý nghĩa của nó
trong chăn nuôi và trồng trọt.
-Nêu được mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu
hình; phân tích ví dụ cụ thể
-Trình bày được ảnh hưởng của môi trường đối với TT số
lượng và mức phản ứng của chúng trong việc nâng cao
năng suất vật nuôi và cây trồng.
Bài 27. THỰC HÀNH -HS nhận biết được một số thường biến phát sinh ở các đối
QUAN SÁT THƯỜNG tượng trước tác động trực tiếp của điều kiện sống.
BIẾN -Phân biệt được sự khác nhau giữa TB và ĐB.
-Qua tranh ảnh và vật mẫu rút ra được :
 Tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào
kiểu gen.
 Tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng của môi
trường.
Chương V. DI TRUYỀN
HỌC NGƯỜI
Bài 28. PHƯƠNG -HS hiểu và sử dụng pp nghiên cứu phả hệ để phân tích một
PHÁP NGHIÊN CỨU vài TT hay đột biến ở người.
DI TRUYỀN NGƯỜI -Phân biệt được hai trương hợp : Sinh đôi cùng trứng và
khác trứng.
-Hiểu được ý nghĩa của pp nghiên cứu trẻ đồng sinh trong
nghiên cứu di truyền , từ đó giải thích được một số trường
hợp thường gặp
Bài 29. BỆNH VÀ TẬT  Hs trình nhận biết bệnh Đao và bệnh nhân Tơcnơ
DI TRUYỀN Ở NGƯỜI qua các đặc điểm hình thái.
 Trình bày được đđ di truyền của bệnh bạch tạng ,
bệnh câm điếc bẩm sinh và tật 6 ngón tay.
 Nêu được nguyên nhân của các tật , bệnh DT và đề
xuất được một số biện pháp hạn chế phát sinh
chúng.

I. Trắc nghiệm
Câu 1: Các nguyên tố hoá học tham gia trong thành phần của phân tử ADN là:
A. C, H, O, Na, S B. C, H, O, N, P C. C, H, O, P D. C, H, N, P, Mg
Câu 2: Tính đặc thù của ADN mỗi loài được thể hiện ở
A. Số lượng ADN.
B. Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nucleotit.
C. Tỉ lệ (A+T)/(G+X).
D. Chứa nhiều gen.
Câu 3: Một phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có số nuclêôtit loại X chiếm 15% tổng số
nuclêôtit. Hãy tính tỉ lệ số nuclêôtit loại T trong phân tử ADN này.
A. 35% B. 15% C. 20% D. 25%
Câu 4: ARN được tổng hợp theo mấy nguyên tắc? Đó là những nguyên tắc nào?
A. 2 nguyên tắc: nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc khuôn mẫu
B. 2 nguyên tắc: nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn
C. 2 nguyên tắc: nguyên tắc khuôn mẫu và nguyên tắc bán bảo toàn
D. 3 nguyên tắc: nguyên tắc bổ sung, nguyên tắc khuôn mẫu và nguyên tắc bán bảo toàn
Câu 5: Hội chứng Đao ở người là dạng đột biến:
A. Dị bội xảy ra trên cặp NST thường B. Đa bội xảy ra trên cặp NST thường
C. Dị bội xảy ra trên cặp NST giới tính D. Đa bội xảy ra trên cặp NST giới tính
Câu 6: Người bị hội chứng Đao có số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng bằng
A. 46 chiếc B. 47 chiếc C. 45 chiếc D. 44 chiếc
Câu 7: Kí hiệu NST của người bị bệnh Tơcnơ là:
A. XXY B. XXX C. XO D.
Câu 8: Đặc điểm khác biệt của ARN so với phân tử ADN là:
A. Đại phân tử B. Có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân
C. Chỉ có cấu trúc một mạch D. Được tạo từ 4 loại đơn phân
Câu 9: Nếu bố và mẹ có kiểu hình bình thường nhưng đều có mang gen gây bệnh câm điếc
bẩm sinh thì xác suất sinh con mắc bệnh nói trên là:
A. 25% B. 50% C. 75% D. 100%
Câu 10: Trong 3 cấu trúc: ADN, ARN và prôtêin thì cấu trúc có kích thước nhỏ nhất là:
A. ADN và ARN B. Prôtêin C. ADN và prôtêin D. ARN
Câu 11: Thành phần nào sau đây không tham gia trực tiếp trong quá trình dịch mã?
A. mARN. B. tARN. C. ADN. D. Ribôxôm.
Câu 12: Nguyên nhân có thể dẫn đến các bệnh di truyền và tật bẩm sinh ở người là do:
A. Các tác nhân vật lí, hoá học trong tự nhiên B. Ô nhiễm môi trường sống
C. Rối loạn hoạt động trao đổi chất bên trong tế bào D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 13: Biến dị bao gồm
A. Biến dị di truyền và biến dị không di truyền. B. Biến dị tổ hợp và đột biến.
C. Đột biến và thường biến. D. Đột biến gen và đột biến NST.
Câu 14: Ở người, tính trạng nào sau đây di truyền có liên quan đến giới tính?
A. Tầm vóc cao hoặc tầm vóc thấp B. Bệnh bạch tạng
C. Bệnh máu khó đông D. Tất cả các tính trạng nói trên
Câu 15: Kí hiệu của phân tử ARN thông tin là:
A. mARN B. rARN C. tARN D. ARN
Câu 16. Ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 8. Hãy xác định số lượng nhiễm sắc
thể trong tế bào sinh dưỡng của thể tam bội?
A. 8 NST B. 16 NST C. 12 NST D. 24 NST
Câu 17: Có 1 phân tử ADN tự nhân đôi 3 lần thì số phân tử ADN được tạo ra sau quá trình
nhân đôi bằng:
A. 5 B. 6 C. 7 D. 8
Câu 18: Mỗi vòng xoắn của phân tử ADN có chứa:
A. 20 cặp nuclêôtit B. 20 nuclêôtit C. 10 nuclêôtit D. 30 nuclêôtit
Câu 19: Quá trình tái bản ADN dựa trên nguyên tắc nào?
A. Nguyên tắc bổ sung. B. Nguyên tắc bán bảo toàn.
C. Nguyên tắc bảo toàn. D. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
Câu 20: Một gen có chiều dài 3570 Å. Hãy tính số chu kì xoắn của gen.
A. 210 B. 119 C. 105 D. 238
II. Tự luận
Câu 1. So sánh sự khác nhau trong cấu tạo của ADN và ARN. Khác nhau
Đặc điểm ADN ARN
Cấu trúc Chuỗi xoắn kép Chuỗi xoắn đơn
Cấu tạo Từ 4 loại đơn phân: A, T, G, X Từ 4 loại đơn phân: A, U, G, X
Kích thước Rất lớn gồm hàng triệu đơn phân(lớn Nhỏ hơn ADN rất nhiều, gồm từ vài
hơn rất nhiều so với ARN) trăm đến hàng nghìn đơn phân.
Chức năng Lưu trữ và truyền đạt thông tin di - Truyền đạt thông tin di truyền
truyền - Vận chuyển axit amin
- Tham gia cấu trúc ribôxôm

Câu 2. Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật? Giải thích cơ chế hình thành
thể 3 nhiễm và thể 1 nhiễm, từ đó áp dụng lập sơ đồ minh họa cơ chế hình thành bệnh Đao ở
người?
Trả lời:
- Đột biến gen thể hiện ra kiểu hình thường có hại cho bản thân sinh vật vì chúng phá vỡ sự
thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên,
gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp protein.
* Cơ chế hình thành thể 3 nhiễm và 1 nhiễm
- Trong giảm phân tạo giao tử : do tác động của các tác nhân gây đột biến làm cho một cặp
NST nào đó trong tế bào sinh giao tử của bố ( hoặc mẹ ) không phân li dẫn đến tạo 2 loại giao
tử dị bội n + 1 và giao tử n – 1 . Tế bào sinh giao tử của giới còn lại giảm phân bình thường
tạo giao tử đơn bội
- Trong thụ tinh tạo hợp tử : Giao tử dị bội n + 1 kết hợp với giao tử bình thường n tạo hợp tử
ở thể 3 nhiễm 2n + 1 . Giao tử dị bội n - 1 kết hợp với giao tử bình thường n tạo hợp tử ở thể 1
nhiễm 2n – 1.
S ơ đ ồ :

Tế bào sinh giao tử : 2n = 46 x 2n = 46

đột biến bình thường

Giao tử : n + 1 = 24 n – 1 = 22 n = 23

Hợp tử : 2n + 1 = 47 2n – 1 = 45

(Hội chứng Đao)

Câu 3. Thường biến là gì? Phân biệt thường biến với đột biến?
Trả lời: thường biến là những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen phát sinh trong
đời sống cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường

Thường biến Đột biến


1.Là những biến đổi kiểu hình không biến 1. Là những biến đổi kiểu hình, biến đổi
đổi cơ sở vật chất di truyền cơ sở vật chất di truyền( AND, NST)

2. không di truyền được 2. Di truyền được

3.diễn ra đồng loạt có định hướng. 3. Biến đổi riêng lẻ, từng cá thể, gián
đoạn, vô hướng.

4. Thường có lợi cho sinh vật 4. Đa số có hại

Câu 4. Nêu các nguyên nhân phát sinh các tật, bệnh di truyền ở người và một số biện pháp
hạn chế phát sinh các tật, bệnh đó? (Hs tự trả lời)
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..

BÀI TẬP
Câu 1. Một đoạn gen có 4080 A0 trong đó có A - G = 450.
a. Tính N, số vòng xoắn và khối lượng của phân tử ADN
b. Tính số lượng, % từng loại Nucleotit.
Câu 2. Một gen có tổng số 1500 cặp nucleotit và 3900 liên kết hidro. Hãy xác định:
a. Tính chiều dài, chu kì vòng xoắn của gen
b. Số Nucleotit mỗi loại và tỉ lệ % mỗi loại nucleotit của gen.
c. Gen nhân đôi 3 lần, tính số nucleotit mỗi loại sau khi gen nhân đôi?
Câu 3: Một gen có có khối lượng 540.000 đvC và có số hiệu giữa A và G bằng 10% tổng số
nucleotit của gen.
a. Tính N, Chiều dài của gen.
b. Tính tỉ lệ %, số lượng từng loại nucleotit của gen
c. Khi gen bị đột biến thay cặp A-T bằng cặp G-X, tính số nucleotit sau khi gen bị đột biến.

......... Hết.........

You might also like