You are on page 1of 14

MA TRẬN BÀI TRA CUỐI HỌC KÌ I - MÔN SINH HỌC 11 – NĂM HỌC 2023-2024

THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT


Mức độ nhận thức Tổng Tổng
TT Nội dung kiến Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Số CH Thời điểm
thức gian
Số Thời Số Thời Số Thời Số Thời TN TL
CH gian CH gian CH gian CH gian
1 Khái quát trao đổi 1 1,0 1 1,0 0,25
chất và chuyển
hóa năng lượng.
2 Trao đổi nước và 1 1,0 1 1,0 0,25
khoáng ở thực
vật, các nhân tố
ảnh hưởng.
3 Quang hợp ở thực 1 1,0 1 1,0 0,25
vật
4 Hô hấp ở thực vật 1 1,0 1 1,0 0,25
5 Dinh dưỡng và 4 4,0 3 3,0 7 7,0 1,75
tiêu hóa ở động
vật
6 Hô hấp ở động vật 3 3,0 2 2,0 1 5,0 5 1 10,0 2,25
7 Hệ tuần hoàn ở 4 4,0 3 3,0 1 7,0 7 1 14,0 2,75
động vật
8 Miễn dịch ở người 3 3,0 2 2,0 1 5,0 5 1 10,0 2,25
và động vật
Tổng 16 16,0 12 12,0 2 10,0 1 7,0 28 3 45,0 10,0
Tỉ lệ (%) 40 30 20 10 100
Tỉ lệ chung (%) 70 30 100
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I - MÔN SINH HỌC 11 – NĂM HỌC 2023-2024
THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT
Nội dung Mức độ Mức độ kiểm tra, đánh giá Số câu hỏi theo mức độ
kiến thức đánh giá nhận thức
Biết Hiểu VD VDC
1. Khái Nhận biết - Nêu được các dấu hiệu đặc trưng của trao đổi chất và chuyển hóa năng 1
quát trao lượng đối với sinh vật.
đổi chất và - Nêu được 3 giai đoạn chuyển hóa năng lượng (tổng hợp, phân giải và huy
chuyển hóa động năng lượng). (TN-01)
năng - Nêu được các phương thức trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở cấp
lượng. tế bào và cơ thể.
- Nêu được khái niệm tự dưỡng và dị dưỡng. Lấy ví dụ.
Thông hiểu - Phân tích được vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với
sinh vật.
- Trình bày được mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng
ở cấp tê bào và cơ thể.
- Phân tích được vai trò của sinh vật tự dưỡng trong sinh giới.
2. Trao đổi Nhận biết - Trình bày được vai trò của nước và chất khoáng đối với thực vật. (TN-01) 1
nước và - Nêu được sự vận chuyển các chất trong cây theo 2 dòng mạch gỗ và mạch
khoáng ở rây.
thực - Nêu được vai trò của sự vận chuyển các chất hữu cơ trong mạch rây.
vật, các - Nêu được khái niệm dinh dưỡng ở thực vật và vai trò sinh lí của một số
nhân tố nguyên tố khoáng đa lượng và vi lượng đối với thực vật. Quan sát và nhận
ảnh biết được một số biểu hiện của cây do thiếu khoáng.
hưởng. - Trình bày được vai trò của quá trình thoát hơi nước và nêu được cơ chế
đóng mở khí khổng.
- Nêu nguồn cung cấp nitrogen cho cây. Trình bày được quá trình hấp thụ
và biến đổi nitrate và ammonium ở thực vật.
Thông hiểu - Trình bày được cơ chế hấp thụ nước và khoáng ở tế bào lông hút của rễ.
- Trình bày được vai trò của quá trình thoát hơi nước và nêu được cơ chế
đóng mở khí khổng.
- Phân tích được một số nhân tố ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nước và
quá trình dinh dưỡng khoáng ở thực vật.
Vận dụng - Giải thích được sự cân bằng nước và tưới tiêu hợp lí, phân tích được vai
trò của phân bón đối với năng suất cây trồng.
- Giải thích tại sao cây phải có quá trình khử nitrate.
- Giải thích vì sao chu trình Krebs bị ngừng thì cây sẽ ngộ độc NH3
3. Quang Nhận biết - Phát biểu được khái niệm quang hợp ở thực vật. Viết được phương trình 1
hợp ở thực quang hợp.
vật - Nêu được sản phẩm của pha sáng hoặc pha tối.
- Nêu được vai trò quang hợp ở thực vật.
- Nêu các sản phẩm của quá trình biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng
lượng hóa học (ATP và NADPH)
- Nêu được các con đường đồng hóa carbon trong quang hợp.
- Nêu được ảnh hưởng của các điều kiện bên ngoài đến quan hợp.
Thông hiểu - Trình bày được vai trò của sắc tố trong việc hấp thu ánh sáng. (TN-01)
- Trình bày được các diễn biến trong pha sáng và pha tối của quá trình
quang hợp.
- Chứng minh được sự thích nghi của thực vật C4 và CAM trong điều kiện
môi trường bất lợi.
- Trình bày được vai trò của sản phẩm quang hợp trong tổng hợp chất hữu
cơ đối với cây và đối với sinh giới.
Vận dụng - Phân tích được mối quan hệ giữa quang hợp và năng suất cây trồng.
- Đặc điểm cấu trúc của lục lạp thích ứng với việc thực hiện hai pha quá
trình quang hợp.
- Vận dụng hiểu biết về quang hợp để giải thích được một số biện pháp kĩ
thuật và công nghệ nâng cao năng suất cây trồng.
4. Hô hấp Nhận biết - Nêu được khái niệm hô hấp và các bào quan thực hiện quá trình hô hấp ở
ở thực vật thực vật.
- Phân tích được vai trò của hô hấp ở thực vật.
- Nêu được nơi diễn ra quá trình đường phân.
- Nêu được quá trình hô hấp sáng xảy ra ở thực vật C3.
Thông hiểu - Trình bày được sơ đồ các giai đoạn của hô hấp ở thực vật. 1
- Giải thích được tác hại của hô hấp trong bảo quản nông sản.(TN-01)
- Trình bày được mối quan hệ giữa hô hấp và quá trình trao đổi khoáng
trong cây.
Vận dụng - Phân tích được ảnh hưởng của các điểu kiện về môi trường ảnh hưởng đến
hô hấp ở thực vật. Vận dụng được những hiểu biết về hô hấp để giải thích
các vấn đề thực tiễn.
- Phân tích được mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp.
Vận dụng - Phân tích được ảnh hưởng của các điểu kiện về môi trường ảnh hưởng đến
cao hô hấp ở thực vật.
- Vận dụng được những hiểu biết về hô hấp để giải thích các vấn đề thực
tiễn.
5. Dinh Nhận biết - Nêu được quá trình dinh dưỡng gồm: lấy thức ăn, tiêu hóa, hấp thụ và 4
dưỡng và đồng hóa chất dinh dưỡng.(TN-01)
tiêu hóa ở - Trình bày được các hình thức tiêu hóa ở động vật.(TN-02)
động vật - Nêu được các cơ quan trong ống tiêu hóa của cơ thể người.(TN-01)
Thông hiểu Đặc điểm của các cơ quan tiêu hóa phù hợp với chức năng của nó. (TN-03) 3
Vận dụng - Xây dựng được chế độ ăn uống và các biện pháp dinh dưỡng phù hợp ở
mỗi lứa tuổi và trạng thái cơ thể.
- Tìm hiểu được các bệnh tiêu hóa ở người và các bệnh học đường liên quan
đến dinh dưỡng và cách phòng tránh,
- Vận dụng hiểu biết về hệ tiêu hóa để phòng các bệnh về tiêu hóa.
6. Hô hấp Nhận biết - Chỉ ra vai trò của hô hấp và mối quan hệ giữa quá trình trao đổi khí với 3
ở động vật môi trường và quá trình hô hấp tế bào. (TN-01)
- Chỉ ra hình thức hô hấp ở động vật. (TN-01)
Thông hiểu Xác định nhận định đúng về các hình thức hô hấp ở động vật. (TN-03) 2
Vận dụng Liên hệ về bệnh hô hấp và phòng bệnh hô hấp. (TL-01) 1
7. Hệ tuần Nhận biết - Chỉ ra đặc điểm cấu tạo, hoạt động của tim và hệ mạch. (TN-02) 4
hoàn ở - Chỉ ra những đại diện động vật ở các dạng hệ tuần hoàn. (TN-02)
động vật Thông hiểu - Trình bày được mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của tim. (TN-02) 3
- Giải thích được khả năng tự phát nhịp gây nên tính tự động của tim.
(TN- 01)
Vận dụng - Liên hệ về bệnh hệ tuần hoàn. 1
- Giải thích vì sao hệ tuần hoàn hở đến hệ tuần hoàn kín là một xu hướng
tiến hóa.
8. Miễn Nhận biết - Nêu được khái niệm miễn dịch và dị ứng. (TN-01) 3
dịch ở - Chỉ ra nguyên nhân gây bệnh ở người và động vật. (TN-01)
người và - Chỉ ra các tuyến phòng vệ giúp cơ thể chống lại sự xâm nhiễm của các tác
động vật nhân gây bệnh.(TN-01)
Thông hiểu - Phân biệt được miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu. Nêu một 2
số biện pháp tăng cường bảo vệ của tuyến miễn dịch không đặc hiệu.
(TN-02)
Vận dụng Liên hệ các dấu hiệu đặc trưng khi bị dị ứng và một số bệnh liên quan đến 1
sự suy giảm miễn dịch. (TL-01)
Tổng 16TN 12TN 2TL 1TL

ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I - MÔN SINH HỌC 11 – NĂM HỌC 2023-2024
Bài 1: Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng
III. Các giai đoạn chuyển hóa năng lượng trong sinh giới
1. Giai đoạn tổng hợp
- Nguồn năng lượng ban đầu cho sinh giới là năng lượng ánh sáng mặt trời (quang năng).
- Cây xanh chuyển hoá quang năng thành hoá năng tích luỹ trong các liên kết hoá học của các phân tử hữu cơ bằng cách thu nhận CO 2 và
nước.
2. Giai đoạn phân giải
- Các liên kết hoá học trong phân tử hữu cơ chứa năng lượng thế năng.
- Hô hấp biến đổi thế năng thành động năng.
- Quá trình hô hấp biến đổi phân tử lớn thành phân tử nhỏ hơn và chuyển năng lượng hoá học sang các phân tử nhỏ dễ sử dụng (ATP,
NADH,...).
3. Giai đoạn huy động năng lượng
- ATP được tạo ra từ quá trình hô hấp tế bào và được sử dụng cho các hoạt động sống.
- Phá vỡ liên kết giữa các gốc phosphate trong ATP giải phóng năng lượng.
- Năng lượng này cuối cùng sẽ chuyển thành nhiệt năng và toả vào môi trường.
Bài 2: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật
I. Vai trò của nước và chất khoáng
1. Vai trò của nước là gì?
- Là thành phần cấu tạo của tế bào
- Là dung môi hòa tan các chất, tham gia vào quá trình vận chuyển các chất trong cây
- Điều hòa nhiệt độ của cơ thể thực vật
- Là nguyên liệu, môi trường của các phản ứng sinh hoá.
2. Vai trò của các nguyên tố khoáng là gì?
Bài 4: Quang hợp ở thực vật
4. Hệ sắc tố có vai trò gì?
Phân tử sắc tố hấp thụ photon ánh sáng và chuyển thành trạng thái có electron bị kích động. Năng lượng đã bị hấp thụ được truyền cộng
hưởng đến phân tử sắc tố khác rồi đến phân tử diệp lục a → biến đổi quang năng thành hóa năng trong ATP và NADPH.
Bài 5: Hô hấp ở thực vật
II. Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp ở thực vật là gì?
- Nước: liên quan trực tiếp đến cường độ hô hấp
- Nhiệt độ: ảnh hưởng đến hoạt động của enzyme hô hấp, từ đó ảnh hưởng đến cường độ hô hấp.
- Hàm lượng O2: ảnh hưởng trực tiếp tới cường độ hô hấp do O2 là nguyên liệu của hô hấp
- Hàm lượng CO2: nồng độ CO2 cao gây ức chế hô hấp hiếu khí, cây chuyển sang lên men, tạo sản phẩm gây độc, giảm sức sống của hạt.
III. Ứng dụng hô hấp trong thực tiễn như thế nào?
*Hô hấp trong bảo quản nông sản:
- Điều chỉnh hàm lượng nước
- Điều chỉnh nhiệt độ
- Điều chỉnh thành phần không khí trong môi trường bảo quản
*Hô hấp trong trồng trọt:
- Làm đất, làm cỏ sục bùn, vun gốc,...
- Trồng cây đúng thời vụ
- Chủ động tưới tiêu hợp lí,...
BÀI 6. DINH DƯỠNG VÀ TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT
I. Quá trình dinh dưỡng ở động vật:
I. Quá trình dinh dưỡng ở người gồm những giai đoạn nào?
* Lấy thức ăn:
- Ăn lọc: lọc nước qua bộ phận chuyên hóa để lấy thức ăn:
- Ăn hút: thức ăn được lấy vào bằng cách hút dịch lỏng từ cơ thể động vật hoặc thực vật
- Ăn thức ăn rắn kích cỡ khác nhau: nhiều phương thức ăn khác nhau.
* Tiêu hóa thức ăn: là quá trình biến đổi thức ăn chứa các chất dinh dưỡng có cấu tạo phức tạp thành các phân tử nhỏ, đơn giản mà cơ thể có
thể hấp thụ được
II. Tiêu hóa ở động vật
1. Tiêu hóa ở động vật chưa có hệ tiêu hóa:
- Động vật hình tấm, Thân lỗ,...
- Tiêu hóa nội bào
2. Tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa:
- Ruột khoang, giun dẹp,....
- Tiêu hóa nội bào kết hợp ngoại bào
3. Tiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa:
- Nhiều động vật không xương sống và có xương sống có ống tiêu hóa
- Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào thông qua tiêu hóa cơ học, tiêu hóa học và tiêu hóa vi sinh vật.
III. Ứng dụng về dinh dưỡng và tiêu hoá ở người
1. Vai trò của thực phẩm sạch là gì?
Là thực phẩm không chứa chất độc hại, tạp chất, vi sinh vật gây bệnh, đảm bảo an toàn, tốt cho sức khỏe con người.
2. Xây dựng chế độ ăn uống hợp lí là gì?
- Chế độ ăn uống hợp lí là một chế độ ăn cân bằng nhằm cung cấp những dưỡng chất cần thiết để có sức khỏe tốt.
- Chế độ ăn uống hợp lí có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe cho con người và phòng chống các loại bệnh tật.
- Để đảm bảo chế độ ăn uống hợp lí, cần thực hiện chế độ ăn như sau:

+ Ăn theo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể và phù hợp với từng đối tượng
+ Chế độ ăn uống phải đáp ứng đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết
+ Chất dinh dưỡng ở tỉ lệ cân đối, thích hợp
+ Phù hợp với điều kiện kinh tế của từng gia đình và thực tế địa phương
+ Thức ăn phải đảm bảo sạch, không gây bệnh.
3. Các bệnh về tiêu hóa và cách phòng tránh là gì?
+ Vệ sinh răng miệng đúng cách
+ Ăn uống hợp vệ sinh
+ Thiết lập khẩu phần ăn hợp lí để đảm bảo đủ dinh dưỡng và tránh cơ quan tiêu hóa làm việc quá sức.
Bài 7: Hô hấp ở động vật
I. Vai trò của hô hấp: Hô hấp ở động vật bao gồm hai quá trình trao đổi khí với môi trường và hô hấp tế bào (hình 7.1).
- Trao đổi khí với môi trường: Cơ thể động vật lấy O 2 từ môi trường vào cơ thể và thải CO 2 từ cơ thể ra môi trường. Quá trình này được thực
hiện qua bề mặt trao đổi khí. Bề mặt trao đổi khí là bộ phận của cơ thể, ở đó O 2 khuếch tán từ môi trường ngoài vào tế bào còn CO 2 khuếch
tán từ tế bào ra môi trường.
- Hô hấp tế bào: Hô hấp tế bào ở động vật diễn ra tương tự hô hấp tế bào ở sinh vật nhân thực khác. Trong quá trình này, năng lượng hoá học
có trong các hợp chất hữu cơ được chuyển đổi thành năng lượng ATP để cung cấp cho tất cả các hoạt động sống của tế bào và cơ thể. Quá
trình này cần O2 và sản sinh ra CO2.
Thông qua trao đổi khí với môi trường, O2 được vận chuyển đến tế bào, tham gia vào quá trình hô hấp tế bào. CO 2 sinh ra từ hô hấp tế bảo
được vận chuyển đến bề mặt trao đổi khí, rồi thải ra môi trường.
II. Các hình thức trao đổi khí với môi trường ở động vật
* Quá trình trao đổi khi diễn ra khi có sự chênh lệch phân áp O 2 và CO2 giữa hai phía của bề mặt trao đổi khi. Khi khuếch tán dễ dàng nhờ bề
mặt trao đổi khi có diện tích lớn, mỏng, ẩm ướt và có nhiều mao mạch. Cấu trúc bề mặt trao đổi khi liên quan đến kích thước cơ thể động
vật, môi trường sống và nhu cầu O2 của cơ thể.
* Động vật có thể trao đổi khi qua bề mặt cơ thể, ống khí, mang hoặc phối.
- Trao đổi khí qua bề mặt cơ thể là hình thức trao đổi khí mà O 2 và CO2 được khuếch tán trực tiếp qua màng tế bảo hoặc lớp biểu bị bao
quanh cơ thể (hình 7.2). Hình thức trao đổi khí này có ở sinh vật đơn bào, ruột khoang, bọt biển, giun tròn, giun dẹp, giun đốt, lưỡng cư,...
- Trao đổi khi qua ống khí là hình thức trao đổi khi mà không khi giàu O 2 trong không khí khuếch tán qua các lỗ thở vào ống khí rồi đến mọi
tế bào của cơ thể. Ngược lại, CO 2 từ các tế bảo khuếch tán vào các ống khí và di chuyển ra ngoài qua các lỗ thở (hình 7.3). Hình thức trao
đổi khí này có ở côn trùng như ruồi, ong, châu chấu, dế mèn, gián,...
- Trao đổi khí qua mang là hình thức trao đổi khí mà O 2 hoà tan trong nước được khuếch tản vào máu, CO 2 từ máu khuếch tán vào nước khi
nước chảy giữa các phiến mỏng của mang (hình 7.4). Hình thức trao đổi khí này có ở hầu hết động vật thuỷ sinh như cá, tôm, cua, trai, ốc,...
- Trao đổi khí qua phối là hình thức trao đổi khí mà O 2 và CO2 được khuếch tán qua màng các phế nang trong phổi. Phế nang là đơn vị nhỏ
nhất trong phổi, gồm những túi khi được sắp xếp như chùm nho, nằm ở đầu tận của các phế quản nhỏ nhất. Hình thức trao đổi khí này có ở
ếch nhái trưởng thành, bò sát, chim và động vật có vú. Sự phân nhánh của phế quản và số lượng phể nang tăng dần theo chiều hướng tiến
hoá. Ở chim, hô hấp nhờ phối và hệ thống túi khí nên khi hít vào và thở ra đều có không khi giàu O2 đi qua phôi (hình 7.5).
III. Bệnh hô hấp và phòng bệnh hô hấp
- Vi khuẩn (như phế cầu, tụ cầu,...) và virus (như virus cúm, virus corona,...) là nguyên nhân chủ yếu gây nên các bệnh về hô hấp ở người.
Bên cạnh đó, khói thuốc lá, các chất khí độc hại, chất hữu cơ dễ bay hơi, khói, bụi, hoả chất trong không khí bị ô nhiễm làm liệt các lông
rung, tăng tiết chất nhày trong đường dẫn khí. Các chất này đi vào phổi gây phản ứng viêm, phá hủy cấu trúc phế nang và làm xơ hoá phế
nang, dẫn đến tình trạng ứ đọng không khí, chức năng trao đổi khí của phế nang bị suy giảm, từ đó gây ra các bệnh hô hấp như hen suyễn,
viêm đường hô hấp, phổi tắc nghẽn mạn tính,...
- Phòng các bệnh hô hấp bằng cách hạn chế khả năng xâm nhập của mầm bệnh vào cơ thể nhờ các biện pháp như rửa tay thường xuyên;
không dưa tay lên mắt, mũi, miệng; vệ sinh mũi, họng bằng dung dịch sát khuẩn phù hợp theo chỉ dẫn của bác sĩ.... Hạn chế sự phát triển của
mầm bệnh bằng cách giữ vệ sinh môi trường sống, trồng cây xanh, thông thoáng khí, kiểm soát độ ẩm không khí....
- Tập thể dục thường xuyên giúp tăng thể tích O 2 khuếch tán vào máu, tăng sử dụng O 2 và phân giải glycogen ở cơ, tăng tốc độ vận động và
sự dẻo dai của các cơ hô hấp, do đó giúp hệ hô hấp trở nên khoẻ mạnh hơn. Bên cạnh đó, luyện tập thể dục, thể thao phù hợp còn mang lại
nhiều ảnh hưởng tích cực đến hoạt động của hệ thần kinh, hệ tiêu hoá, hệ vận động và hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống bệnh tốt hơn.

Bài 8: Hệ tuần hoàn ở động vật


I. Khái quát về hệ tuần hoàn
Hệ tuần hoàn (hệ vận chuyển) của động vật thực hiện chức năng vận chuyển các chất cần thiết đến các tế bảo của cơ thể và vận chuyển chất
thải từ tế bảo đến các cơ quan bài tiết rồi thải ra ngoài.
1. Động vật chưa có hệ tuần hoàn
Ở động đa bào bậc thấp chưa có hệ tuần hoàn, các tế bào trao đổi chất trực tiếp với khoang (xoang) cơ thể (ngành Thân lỗ), qua túi tiêu hoá
(ngành Ruột khoang, ngành Giun dẹp), qua ống tiêu hoá (ngành Giun tròn).
2. Động vật có hệ tuần hoàn
- Ở động vật đa bào bậc cao, các chất được vận chuyển đến tế bảo nhờ hệ tuần hoàn. Có hai dạng hệ tuần hoàn: hệ tuần hoàn hở (mở) và hệ
tuần hoàn kín.
- Hệ tuần hoàn kín có 2 dạng: hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép.
II. Cấu tạo, hoạt động của tim và hệ mạch
1. Cấu tạo và hoạt động của tim
- Tim của cá gồm 2 ngăn (1 tâm nhĩ, 1 tâm thất), tim của lưỡng cư, bò sát (trừ cá sấu) gồm 3 ngăn (2 tâm nhĩ, 1 tâm thất). Tim của chim và
thủ có 4 ngăn: 2 tâm nhĩ, 2 tâm thất. Tim co dãn theo chu kì giúp bơm máu vào động mạch và hút máu từ tĩnh mạch về tim, nhờ đó máu
được tuần hoàn khắp cơ thể.
- Tâm nhĩ nhận máu từ tĩnh mạch và đưa máu xuống tâm thất. Tâm thất bơm máu vào động mạch. Tim của chim và thủ có 4 van tim, giúp
máu chảy một chiều từ tâm nhĩ xuống tâm thất và từ tâm thất vào động mạch.
- Tim tách rời khỏi cơ thể vẫn có thể co dãn nhịp nhàng nếu được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, O 2 và điều kiện thích hợp. Khả năng này là
do tim có tính tự động. Tính tự động của tim là nhờ hệ dẫn truyền tim gồm: nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bỏ His và các sợi Purkinje. Nút
xoang nhĩ phát xung thần kinh với nhịp khoảng 0,8 s/lần ở người trưởng thành khi nghỉ ngơi. Xung thần kinh từ nút xoang nhĩ truyền xuống
tâm nhĩ làm tâm nhĩ co và đồng thời truyền xuống nút nhĩ thất. Xung thần kinh từ nút nhĩ thất truyền qua bó His và các sợi Purkinje xuống
cơ tâm thất làm tâm thất co. Giai đoạn cả tâm nhĩ và tâm thất đều dẫn gọi là giai đoạn dẫn chung.
2. Cấu tạo và hoạt động của hệ mạch
- Ở động vật có hệ tuần hoàn kín, tim bơm máu vào động mạch, động mạch vận chuyển máu tới mao mạch. Tại mao mạch, máu thực hiện
quá trình trao đổi chất với các tế bào. Sau đó, máu từ mao mạch lại tập hợp vào các tĩnh mạch rồi đổ về tim.
- Động mạch có nhiều sợi đàn hồi giúp chống lại áp lực cao của máu, lớp cơ trơn ở thành động mạch tạo tính co dãn giúp điều hoả lượng
máu đến cơ quan. Tĩnh mạch có đường kính lòng mạch lớn nên ít tạo lực cản với dòng máu và tăng khả năng chứa máu. Các tĩnh mạch phía
dưới tím có các van (van tĩnh mạch) giúp máu chảy một chiều về tim.
- Thành mao mạch chỉ bao gồm một lớp tế bào nội mạc, giữa các tế bào có vi lỗ (lỗ lọc). Quá trình trao đổi chất và khí giữa máu và tế bào
được thực hiện qua thành mao mạch và dịch mô (dịch giữa các tế bảo). O 2 các chất dinh dưỡng, các chất hoà tan khác trong máu đi qua lỗ
lọc và tế bào nội mạc vào dịch mô cung cấp các chất cần thiết cho tế bào. CO 2 các chất thải, chất thừa, sản phẩm tiết từ tế bào ra dịch mô qua
lỗ lọc và tế bào nội mạc vào trong máu.
3. Huyết áp và vận tốc máu trong hệ mạch
- Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành mạch. Hoạt động co dãn của tim theo chu kì dẫn đến máu được bơm vào động mạch theo
từng đợt, do đó, giá trị huyết áp khi tâm thất co cao hơn giá trị huyết áp khi tâm thất dãn. Huyết áp tối đa là giá trị huyết áp cao nhất do được
khi tâm thất co, huyết áp tối thiểu là giá trị huyết áp thấp nhất đo được khi tâm thất dãn. Giá trị huyết áp ở các mạch máu là khác nhau: cao
nhất ở động mạch lớn, giảm dần ở các động mạch nhỏ, mao mạch và thấp nhất ở tĩnh mạch.
- Vận tốc máu chảy qua hệ mạch tỉ lệ nghịch với tổng diện tích mặt cắt ngang của mạch máu. Vận tốc máu cao ở động mạch lớn, giảm dần ở
động mạch nhỏ, thấp nhất ở mao mạch rồi tăng dần tử tĩnh mạch nhỏ đến tĩnh mạch lớn.
4. Điều hoà hoạt động tim mạch
Tim hoạt động tự động nhưng vẫn chịu sự điều hoà theo cơ chế thần kinh và thể dịch. Thần kinh giao cảm kích thích nút xoang nhĩ tăng
cường phát xung làm tăng nhịp tim, tăng lực co tim, gây co một số động mạch, tĩnh mạch. Thần kinh đối giao cảm làm giảm nhịp tim, giảm
lực co tim, gây dãn một số động mạch.
III. Phòng bệnh hệ tuần hoàn
1. Cách phòng một số bệnh hệ tuần hoàn
Một số bệnh tim mạch thường gặp như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, viêm cơ tim, dị tật tim mạch (dị tật van tim, có ống thông liên nhĩ,
hẹp động mạch chủ,...). Để phòng tránh bệnh tim mạch, mỗi người cần thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ, khoa học, lối sống lành mạnh
hoạt động thể dục thể thao phù hợp, khám sức khỏe định kì. Ngoài ra, cần đảm bao môi trường sống sạch sẽ, phòng trừ các tác nhân truyền
bệnh, hạn chế tiếp xúc và sử dụng các hoá chất độc hại. Để giảm nguy cơ trẻ bị dị tật tim mạch bẩm sinh, người mẹ nên tiêm chủng đầy đủ
trước khi mang thai, tránh các nguồn lây bệnh khi mang thai. Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên làm tim, mạch dần thích nghi với
mức độ hoạt động thể lực cao, thành mạch máu khoẻ, khối cơ tim tăng và lượng máu bơm ra khỏi tim trong mỗi lần có tăng. Do đó, hoạt
động thể dục thể thao thường xuyên giúp tăng cường sức khoẻ tim mạch.
2. Tác hại của việc lạm dụng rượu bia đối với sức khoẻ và hệ tim mạch
Lạm dụng rượu, bia có thể ảnh hưởng xấu đến nhiều cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể. Rượu, bia có chứa ethanol – là một chất gây nghiện.
Hàm lượng lớn ethanol gây ức chế hoạt động thần kinh dẫn đến khó khăn trong việc kiểm soát và phối hợp các cử động của cơ thể, gây nôn,
dễ nổi nóng.... Về lâu dài, lạm dụng rượu, bia làm tổn thương các tế bào não, điều này có thể dẫn đến các triệu chứng: trầm cảm, giảm trí
nhớ, rối loạn vận động....
Bài 9: Miễn dịch ở người và động vật
I. Nguyên nhân gây bệnh ở động vật và người là gì?
- Tiếp xúc với động vật chứa mầm bệnh
- Không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
- Yếu tố di truyền
- Ô nhiễm môi trường
- Tiếp xúc với người bệnh
- Tuổi tác
- Làm việc với môi trường chứa chất độc hại
- Thức quá khuya
II. Miễn dịch ở người và động vật
1. Miễn dịch là gì?
Miễn dịch là khả năng cơ thể sinh vật chống lại các tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, virus, tế bào ung thư,...), giữ cho cơ thể được khỏe mạnh và
đảm bảo sự tồn tại của sinh vật.
Hệ miễn dịch ở người gồm những gì?
2. Các loại miễn dịch là gì?
Miễn dịch không đặc hiệu:
- Là khả năng tự bảo vệ sẵn có ở động vật và người từ khi mới sinh ra mà không cần có sự tiếp xúc với kháng nguyên
- Không có tính đặc hiệu với tất cả tác nhân gây bệnh
- Có tính bẩm sinh, di truyền được.
- Có ở cả động vật không xương sống và động vật có xương sống.
Miễn dịch đặc hiệu:
- Là phản ứng đặc hiệu của cơ thể chống lại các kháng nguyên khi chúng xâm nhập vào cơ thể
- Gồm 2 loại: miễn dịch dịch thể và miễn dịch qua trung gian tế bào.

3. Hiện tượng dị ứng là gì?


Dị ứng là hiện tượng cơ thể phản ứng quá mức khi cơ thể tiếp xúc với kháng nguyên nhất định (dị nguyên).
Cơ chế thử phản ứng khi tiêm kháng sinh là gì?
- Nhằm tránh phản ứng phản vệ của cơ thể với loại kháng sinh đó
- Những dấu hiệu phổ biến: sốt, phát ban, nổi mề đay, sốc phản vệ,...
Vai trò của vaccine và tiêm phòng bệnh, dịch là gì?
Vaccine là chế phẩm sinh học có chứa chất sinh kháng nguyên hoặc kháng nguyên không còn khả năng gây bệnh được dùng để tạo miễn
dịch chủ động khi tiêm vào cơ thể, giúp cơ thể tăng sức đề kháng chống lại các tác nhân gây bệnh.
Vai trò quan trọng của tiêm vaccine:
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm
- Đảm bảo sự phát triển bình thường của cơ thể
- Bảo vệ sức khỏe cộng đồng
- Tiết kiệm chi phí điều trị bệnh
- Phát triển nguồn nhân lực của quốc gia
- Giảm thiểu gánh nặng kinh tế cho xã hội,...

You might also like