You are on page 1of 4

Trường: THPT Gia Định PHIẾU HỌC TẬP Nhận xét của Giáo viên Lớp: 12CL

Lớp: 12CL
Môn: LỊCH SỬ 12 Năm học: 2021 – 2022
Họ và tên: Trần Bùi Minh Hoàng
STT: 10

- Dành cho học sinh các lớp: Khối 12


- Thời gian: tuần lễ từ 11/10 – 16/10/2021
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Chuyên đề 5: CÁCH MẠNG KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ VÀ XU THẾ TOÀN CẦU
HÓA NỬA SAU THẾ KỈ XX
Học sinh dựa vào nội dung SGK Lịch sử 12, xem video bài giảng và tài liệu đính kèm trên
cổng LMS, hoàn thành các yêu cầu sau đây:

1. Gạch chân (hoặc tô bút highlight) các ý chính của bài học vào SGK Lịch sử 12.

2. Hoàn thành các câu hỏi bên dưới. (làm trực tiếp vào phiếu học tập này).

 Trắc nghiệm

Câu 1. Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại có nguồn gốc từ đâu?

A. Những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần
ngày càng cao của con người.

B. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

C. Mọi phát minh đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.

D. Khoa học tham gia trực tiếp vào sản xuất, trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ kĩ
thuật và công nghệ.

Câu 2. Quốc gia nào là nơi khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại? A.
Anh. B. Mĩ. C. Pháp. D. Nhật Bản.

Câu 3. Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại bắt đầu diễn ra trong khoảng thời
gian nào?
E. Thế kỉ XVIII - XIX.

F. Những năm 40 của thế kỉ XX.


G. Những năm 50 của thế kỉ XX.

H. Những năm 60 của thế kỉ XX.

Câu 4. Đặc điểm lớn nhất của cách mạng khoa học- kĩ thuật ngày nay là: A.
Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ sản xuất.
B. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.

C. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

D. Khoa học- kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

Câu 5. Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đã làm xuất hiện xu thế nào từ đầu những
năm 80 của thế kỉ XX đến nay?

A. Xuất hiện xu thế toàn cầu hóa.

B. Những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư, lao động.

C. Xuất hiện xu thế liên kết khu vực.

D. Xuất hiện xu thế sáp nhập trên thế giới.

Câu 6. Nội dung nào không phải biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa? A.

Quan hệ thương mại quốc tế phát triển nhanh chóng.

B. Tập trung phát triển kinh tế để xây dựng sức mạnh thực sự của mỗi quốc gia.

C. Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn, nhất là các công ti khoa học
- kĩ thuật.

D. Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia.

Câu 7. Tổ chức nào sau đây không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa? A.

Hiệp định thương mại tự do ASEAN (AFTA).

B. Diễn đàn hợp tác Á- Âu (ASEM).

C. Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

D. Hiệp định thương mại tự do Bắc Mĩ (NAFTA).

Câu 8. Vì sao toàn cầu hóa là xu thế khách quan, là một thực tế không đảo ngược? A.

Do nhu cầu liên kết của các quốc gia.


B. Do sự phát triển của lực lượng sản xuất.

C. Do sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật.

D. Do tác động của các vấn đề toàn cầu.

ĐÁP ÁN PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8

Đáp án A B B C A C C B

 Tự luận:

Hãy trình bày những tác động của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại đối với cuộc

sống của con người.

Trả lời:

Những tác động cảu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại đối với cuộc sống của con
người gồm hai mặt tích cực và tiêu cực:

Tích cực:

- Dẫn đến những bước nhảy vọt về sản xuất và năng suất lao động.

- Nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người.

- Đưa đến những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động trong nông nghiệp, công nghiệp

và dịch vụ

- Dẫn tới hệ quả “xu thế toàn cầu hóa”: Sự phát triển mạnh trong thương mại quốc tế, các

công ti xuyên quốc gia, sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, …

Tiêu cực:

- Chế tạo các loại vũ khí hủy diệt.


- Gây ô nhiễm môi trường. tổn hại đến Trái đất (Nóng lên toàn cầu, v.v.)
- Những vấn đề về tai nạn lao động và giao thông; các loại dịch bệnh mới.

---HẾT---

You might also like