You are on page 1of 6

PHÒNG GD & ĐT LỤC NAM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN

NĂM HỌC 2021 – 2022


ĐỀ THI CHÍNH THỨC MÔN THI : LỊCH SỬ - LỚP 9
(Đề thi có 03 trang) Ngày thi : 29/11/2021
(Thời gian làm bài : 120 phút)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) :
Thí sinh chọn đáp án đúng nhất ghi vào bài làm:
Câu 1. Yếu tố nào dưới đây quyết định sự thành công của Liên Xô trong việc thực hiện
kế hoạch 5 năm (1946 – 1950)?
A. Liên Xô là nước thắng trận trong chiến tranh thế giới thứ hai.
B. Nhân dân Liên Xô có tinh thần tự lực, tự cường.
C. Liên Xô có lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú.
D. Liên Xô có sự hợp tác hiệu quả với các nước Đông Âu.
Câu 2. Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô thực hiện
nhiệm vụ trọng tâm là
A. tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.
B. khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh.
C. củng cố, hoàn thiện hệ thống chính trị của chủ nghĩa xã hội.
D. thành lập và phát triển Hội đồng tương trợ kinh tế.
Câu 3. Quốc gia đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ có người lái bay vòng quanh Trái đất
là: A. Anh. B. Pháp. C. Mĩ. D. Liên Xô.
Câu 4. Năm 1945, nhân dân một số nước Đông Nam Á giành được độc lập trong điều
kiện khách quan nào sau đây?
A. Quân phiệt Nhật Bản đầu hàng Đồng minh.
B. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
C. Có sự giúp đỡ của Liên Xô và Đông Âu.
D. Quân Đồng minh phản công quân Đức.
Câu 5. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời năm 1967 do các nước
trong khu vực nhận thấy cần
A. tạo ra sự cân bằng sức mạnh với Mĩ. B. tăng cường sức mạnh quân sự.
C. có sự hợp tác để cùng phát triển. D. đoàn kết để giải phóng dân tộc
Câu 6. Đến năm 2000, tất cả các nước trong khu vực Đông Nam Á đều
A. có nền độc lập và quyền tự chủ. B. xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
C. trở thành cường quốc công nghiệp. D. trở thành siêu cường tài chính thế giới.
Câu 7. Nội dung nào dưới đây không phải ý nghĩa lịch sử của sự ra đời nước Cộng hòa
Nhân dân Trung Hoa?
A. Kết thúc ách nô dịch hơn 100 năm của đế quốc và hàng nghìn năm của chế độ
phong kiến.
B. Đưa Trung Quốc bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do.
C. Hệ thống XHCN được nối liền từ châu Âu sang châu Á.
D. Đưa Trung Quốc trở thành cường quốc kinh tế thế giới.
Câu 8. Việt Nam gia nhập ASEAN (1995) có ý nghĩa như thế nào?

1
A. Chứng tỏ sự đối đầu về quân sự giữa hai khối nước ở Đông Nam Á có thể hòa
giải.
B. Mở ra triển vọng cho sự liên kết toàn khu vực Đông Nam Á.
C. Chứng tỏ sự hợp tác giữa các nước thành viên ASEAN ngày càng có hiệu quả.
D. Chứng tỏ ASEAN đã trở thành một liên minh kinh tế - chính trị.
Câu 9. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới diễn
ra đầu tiên ở khu vực nào?
A. Nam Phi. B. Đông Bắc Á. C. Đông Nam Á. D. Mĩ La-tinh.
Câu 10. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam từ sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở
Liên Xô và Đông Âu là
A. tập trung cải cách chính trị.
B. giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
C. thừa nhận chế độ đa nguyên đa đảng.
D. duy trì nền kinh tế bao cấp.
Câu 11. Từ năm 1952 đến năm 1973, khoa học - kĩ thuật và công nghệ của Nhật Bản
chủ yếu tập trung vào lĩnh vực
A. Công nghiệp quốc phòng. B. Khoa học cơ bản.
C. Chinh phục vũ trụ. D. Sản xuất ứng dụng dân dụng.
Câu 12. Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của
kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1952-1973?
A. Tận dụng nguồn nguyên liệu giá rẻ từ các nước thuộc địa.
B. Chi phí đầu tư cho quốc phòng thấp (không quá 1% GDP).
C. Áp dụng những thành tựu khoa học-kĩ thuật hiện đại.
D. Vai trò quản lí có hiệu quả của nhà nước đối với nền kinh tế.
Câu 13. Sự kiện ngày 11-9-2001 ở nước Mĩ cho thấy
A. hòa bình, hợp tác không phải là xu thế chủ đạo của quan hệ quốc tế.
B . cục diện hai cực trong quan hệ quốc tế chưa hoàn toàn chấm dứt.
C. nhân loại đang phải đối mặt với một nguy cơ và thách thức lớn.
D. tình trạng Chiến tranh lạnh vẫn còn tiếp diễn ở nhiều nơi.
Câu 14. Hội nghị I-an-ta (2-1945) không đưa ra quyết định nào dưới đây?
A. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc.
B. Giải giáp quân Nhật ở Đông Dương.
C. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít.
D. Phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu, châu Á.
Câu 15. Một trong những nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc là:
A. hợp tác phát triển có hiệu quả về kinh tế, văn hóa và xã hội.
B. chung sống hòa bình, vừa hợp tác vừa đấu tranh.
C. tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước thành viên.
D. giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
Câu 16. Một trong những cơ quan chính của Liên hợp quốc trực tiếp phòng chống
Covid -19 là:
A. IAEA. B. UNICEF. C. WHO. C. UNESCO.

2
Câu 17. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, bản đồ chính trị thế giới thay đổi to lớn và sâu sắc
chủ yếu là do
A. thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc.
B. các cuộc chiến tranh cục bộ bùng nổ khắp nơi.
C. sự ra đời của hai khối quân sự đối lập.
D. Mĩ thành công trong chiến lược toàn cầu.
Câu 18. Sự kiện Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử năm 1949 đã
A. buộc các nước phương Tây phải đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô.
B. phá thế độc quyền về vũ khí nguyên tử của Mĩ.
C. chứng tỏ Liên Xô là nước đầu tiên chế tạo thành công bom nguyên tử.
D. làm đảo lộn hoàn toàn chiến lược toàn cầu của Mĩ.
Câu 19. Một trong những ý nghĩa quốc tế của sự thành lập nước Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa (01-10-1949) là:
A. cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở Đông bắc Á.
B. làm cho chủ nghĩa xã hội trở thành một hệ thống trên thế giới.
C. tạo điều kiện nối liền chủ nghĩa xã hội từ châu Âu sang châu Á.
D. làm giảm tình trạng căng thẳng của cục diện Chiến tranh lạnh.
Câu 20. Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và khu vực Mĩ La-tinh
trong nửa sau thế kỉ XX đã
A. giúp các nước thoát khỏi mọi ảnh hưởng từ bên ngoài.
B. trực tiếp đặt ra những vấn đề toàn cầu cần giải quyết.
C. giải phóng nhân dân các thuộc địa khỏi mọi sự bóc lột.
D. góp phần xóa bỏ ách nô dịch của chủ nghĩa thực dân.
II. PHẦN TỰ LUẬN (14 điểm) :
Câu 1 (5,0 điểm) :
a. Nêu tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật từ 1945 đến nay.
b. Con người đã có giải pháp gì để hạn chế các tác động tiêu cực của cách mạng
khoa học - kĩ thuật hiện đại?
c. Phân tích thời cơ và thách thức của Việt Nam trước sự phát triển của cuộc cách
mạng khoa học công nghệ hiện nay.
Câu 2 (3,5 điểm) :
Em hãy tóm tắt cuộc cách mạng tiêu biểu nhất ở Mĩ La-tinh thế kỉ XX. Cơ sở nào
xây đắp nên tình hữu nghị Việt Nam và nước đó?
Câu 3 (4,5 điểm) :
Nêu tình hình
, thái độ chính trị và khả năng cách mạng của giai cấp tiên tiến nhất trong xã hội Việt
Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Câu 4 (1,0 điểm) :
Dựa vào những kiến thức lịch sử đã học, em hãy lập bảng thống kê tên nước ta
theo thứ tự thời gian và mỗi tên nước gắn với một vị vua đầu tiên (đến đầu thế kỉ XIX).
STT Thời gian Tên nước Vị vua đầu tiên

PHÒNG GD & ĐT HƯỚNG DẪN CHẤM


3
LỤC NAM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2021 – 2022
MÔN LỊCH SỬ - LỚP 9
I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm) : Mỗi đáp án đúng được 0,3 điểm.
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án B A D A C A D B C B
Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đáp án D A C B D C A B C D

II. PHẦN TỰ LUẬN (14 điểm):


Câu Nội dung gợi ý chấm Điểm
a. Tác động:
1 - Tích cực:
(5,0 + Cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật có ý nghĩa to lớn, như cột mốc
điểm chói lọi trong lịch sử tiến hóa văn minh của loài người, mang lại 0,5
) những tiến bộ phi thường, những thành tựu kì diệu và những thay đổi
to lớn trong cuộc sống của con người.
+ Nó cho phép con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa
từng thấy về sản xuất và năng xuất lao động, nâng cao mức sống và 0,5
chất lượng cuộc sống...Đưa tới những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư
lao động nhất là ở các nước phát triển cao.
- Tiêu cực:
+ Tuy nhiên, nó cũng mang lại những hậu quả tiêu cực do chính
con người tạo nên (chế tạo vũ khí hủy diệt cuộc sống, nạn ô nhiễm 0,5
môi trường), phóng xạ nguyên tử....
+ Tai nạn lao động, giao thông, dịch bệnh mới cùng với những đe 0,5
dọa về an ninh, đạo đức xã hội đối với con người....
b. Những giải pháp:
- Cấm sản xuất vũ khí hạt nhân, cắt giảm các khí gây hiệu ứng nhà 0,5
kính, hạn chế chất thải độc hại...
- Cùng nhau xây dựng môi trường xanh-sạch-đẹp ở mọi nơi mọi lúc,
bảo vệ những động vật quý hiếm để bảo tồn và phát triển cho phù hợp 0,5
quy luật sinh tồn của tự nhiên...
c. Phân tích:
- Thời cơ:
+ Mở ra cơ hội giao lưu học tập, tiếp thu trình độ khoa học - kĩ
thuật, công nghệ và văn hóa … để phát triển đất nước ta. Tạo điều 0,5
kiện cho nền kinh tế Việt Nam được phát triển, hòa nhập vào cộng
đồng khu vực, vào thị trường các nước trên thế giới...
+ Khơi dậy tiềm năng, sự sáng tạo trong lao động, không ngừng 0,5
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho mọi người...

4
- Thách thức.
+ Trình độ tiếp cận những thành tựu của khoa học - công nghệ thế
giới của nước ta còn hạn chế nhất định. Việt Nam phải chịu sự cạnh 0,5
tranh quyết liệt, nhất là về kinh tế. Trong quá trình hội nhập quốc tế
nếu không đứng vững thì dễ bị tụt hậu về kinh tế và bị “hòa tan” về
chính trị, văn hóa, xã hội...
+ Những tác động tiêu cực của cuộc cách mạng khoa học - công
nghệ như nạn ô nhiễm môi trường, tai nạn lao động và tai nạn giao 0,5
thông, … cũng đặt ra cho nước ta những khó khăn thách thức đòi hỏi
cần nghiên cứu giải quyết một cách thấu đáo....
* Tóm tắt cách mạng Cu-ba:
2 - 1953, được Mĩ giúp, Ba-ti-xta đã thiết lập chế độ độc tài quân sự, thi hành 0,5
(3,5 nhiều chính sách phản động...-> nhân dân CuBa bền bỉ đấu tranh.
điểm - 26/7/1953, Phi-đen Cát-xtơ-rô lãnh đạo 135 thanh niên tấn công pháo đài 0,5
) Môn-ca-đa, mở đầu thời kì đấu tranh vũ trang.
- Mặc dù lực lượng chênh lệch, gặp nhiều khó khăn nguy hiểm, nhưng từ
0,5
năm 1956 – 1958, phong trào cách mạng lan rộng khắp cả nước và chuyển
sang thế phản công.
- Ngày 1/1/1959, chế độ độc tài Ba-ti-xta bị lật đổ. Cách mạng giành thắng
0,5
lợi, chấm dứt ách thống trị của chính quyền tay sai.
- Tháng 4/1961 Cu-ba tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội và đạt được 0,5
nhiều thành tựu....
* Cơ sở tình hữu nghị Việt Nam - Cu-ba:
- Trong thời kì đấu tranh giải phóng dân tộc có chung kẻ thù. Sau khi giành
độc lập; Cùng mục tiêu và lí tưởng xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa. 0,5
Cùng chung sự lãnh đạo cuả Đảng cộng sản.
- Việt Nam và Cu-ba đã có nhiếu sự ủng hộ giúp đỡ nhau trong công cuộc
chống kẻ thù chung, Phi-đen Cát-xtơ-rô từng nói: "Vì Việt Nam, Cu-ba sẵn 0,5
sàng hiến cả máu của mình". Ngày nay, quan hệ hai nước ngày càng bền
chặt, thắm thiết tình anh em...
1. Tình hình giai cấp công nhân:
3 - Giai cấp công nhân ra đời ngay trước chiến tranh (trong cuộc khai 0,75
(4,5 thác thuộc địa lần thứ nhất) và ngày càng phát triển nhanh về số
điểm lượng và chất lượng....
) - Phần lớn công nhân tập trung ở các vùng mỏ, đồn điền cao su và các 0,75
thành phố như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Sài Gòn-Chợ Lớn.
2. Đặc điểm:
- Giai cấp công nhân VN có những đặc điểm chung của giai cấp công
nhân quốc tế: có hệ tư tưởng riêng, có tinh thần cách mạng triệt để
nhất, đại diện cho PTSX tiến bộ, điều kiện sinh sống và lao động tập 0,75
trung...
- Giai cấp công nhân Việt Nam còn có những đặc điểm riêng: là con
đẻ của sự du nhập QHSX TBCN; chịu 3 tầng áp bức bóc lột của thực
5
dân, phong kiến, tư sản người Việt; có quan hệ tự nhiên, gắn bó với 0,75
giai cấp nông dân; kế thừa truyền thống yêu nước anh hùng và bất
khuất của dân tộc; có tinh thần cách mạng cao nhất, dễ tổ chức đấu
tranh, có ý thức tổ chức kỉ luật cao.
3. Thái độ chính trị và khả năng cách mạng:
- Giai cấp công nhân Việt Nam là giai cấp yêu nước, cách mạng..., là
lực lượng chính của cách mạng và họ là giai cấp lãnh đạo cách mạng 0,75
nước ta.
- Giai cấp công nhân nắm giữ ngọn cờ lãnh đạo cách mạng chỉ khi
giai cấp công nhân phải thành lập được một chính đảng độc lập của 0,75
mình... Đó là Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập năm 1930.
* Lập bảng thống kê:
4 Stt Thời gian Tên nước Vị vua đầu tiên Điểm
(1,0 1 Thế kỉ VII TCN Văn Lang Vua Hùng Vương 0,125
điểm 2 Năm 207 TCN Âu Lạc An Dương Vương 0,125 1,0
) 3 Năm 544 Vạn Xuân Lý Bí 0,125
4 Năm 968 Đại Cồ Việt Đinh Bộ Lĩnh 0,125
5 Năm 1054 Đại Việt Lý Thái Tổ 0,125
6 Năm 1400 Đại Ngu Hồ Qúy Ly 0,125
7 Năm 1428 Đại Việt Lê Lợi 0,125
8 Năm 1804 Việt Nam Nguyễn Ánh 0,125

You might also like