You are on page 1of 2

Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô

sản
 Vấn đề sống còn của dân tộc ta là phải đấu tranh để giải phóng dân tộc khỏi ách
thực dân đế quốc.
Từ khi thực dân Pháp đặt chân đến bán đảo Sơn Trà và tiến hành xâm lược, đặt ách
thống trị nước ta, vấn đề cấp bách và mang tính sống còn của dân tộc ta bấy giờ chính là
phải đấu tranh để giải phóng dân tộc khỏi ách thực dân đế quốc.
 Xã hội Việt Nam của chúng ta lúc bấy giờ là xã hội thuộc địa nửa phong kiến, đặt
ra hai yêu cầu:
1. Một là, phải đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập cho dân tộc,
tự do cho nhân dân
2. Hai là, xóa bỏ chế độ phong kiến, giành quyền dân chủ cho nhân dân
 Sự thất bại của những phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Hàng loạt những phong trào yêu nước như Phong trào Cần Vương – phong trào yêu
nước theo ý thức hệ phong kiến, phong trào nông dân tiêu biểu là khởi nghĩa Yên Thế của
Hoàng Hoa Thám, phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản do Phan Bội
Châu, Phan Chu Trinh lãnh đạo đều thất bại do chưa có đường lối và phương pháp đúng
đắn.
Hồ Chí Minh rất khâm phục tinh thần yêu nước của những người đi trước, nhưng Người
không tán thành con đường cứu được của các vị ấy. Người muốn bắt đầu tìm kiếm con
đường cứu nước, giải phóng dân tộc ở phương Tây. Như người đã nói:
 “Tôi muốn đi ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ
làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta” – Những mẩu chuyện về đời
hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb Vănhọc, HN
Người quyết tâm ra nước ngoài tìm hiểu các cuộc cách mạng tư sản lớn trên thế giới như
cách mạng Pháp, cách mạng Mỹ, tuy đã giành thắng lợi hơn 150 năm nhưng họ vẫn
muốn làm cách mạng lần nữa vì nhân dân lao động vẫn khổ và vẫn đang khao khát được
thoát khỏi ách áp bức bóc lột. Người đã nhận thức rằng cách mạng tư sản thực chất chỉ
thay thế chế độ bóc lột này bằng chế độ bóc lột khác tinh vi hơn chứ không xóa bỏ được
áp bức bóc lột, vì thế Người cho rằng đó là các cuộc cách mạng không đến nơi, không
triệt để.
 “Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh
không đến nơi, tiếng là cộng hoà và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công
nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa. Cách mệnh đã 4 lần rồi, mà nay công nông
Pháp hẵng còn phải mưu cách mệnh lần nữa mới hòng thoát khỏi vòng áp bức” –
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011, t2, tr.296
Nhận ra cứu nước theo ngọn cờ của giai cấp tư sản không phải là lối thoát cho dân tộc
nước nhà. Năm 1917, cách mạng Tháng Mười Nga của giai cấp vô sản đã ảnh hưởng sâu
sắc tới Chủ tịch Hồ Chí Minh chúng ta trong việc lựa chọn con đường cứu nước, giải
phóng dân tộc.
 “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công và thành công đến
nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật, không
phải tự do và bình đẳng giả dối như đế quốc chủ nghĩa Pháp khoe khoang bên An
Nam….Nói tóm lại là phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lênin” – Hồ Chí Minh:
Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011, t2, tr.296

 Từ khi đọc được bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và
vấn đề thuộc địa của Lênin. Người đã khẳng định: "Muốn cứu nước, giải phóng
dân tộc không có con đường nào khác, con đường cách mạng vô sản"
Sơ thảo luận cương của V.I.Lênin đã giải quyết các vấn đề về dân tộc và thuộc địa của
cách mạng vô sản như: phân biệt lợi ích của các giai cấp bị áp bức, bóc lột với lợi ích
của giai cấp thống trị; phân biệt quyền lợi của dân tộc bị áp bức với quyền lợi của các
lực lượng đi áp bức; gắn kết phong trào công nhân với phong trào giải phóng dân tộc,
gắn kết phong trào dân tộc với cách mạng thế giới; tư tưởng về giải phóng dân tộc khỏi
nô dịch, xâm lược của các dân tộc, thuộc địa, phụ thuộc.
Bản luận cương của Lênin đã làm Người cảm động và phấn khởi biết bao. Người vui
mừng đến phát khóc lên và ngồi trong buồng nói to lên như nói trước quần chúng đông
đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con
đường giải phóng chúng ta”. Không thể tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc theo ý
thức hệ phong kiến, không phải phong trào nông dân, cũng không phải là khuynh hướng
tư sản. Con đường cách mạng vô sản mới chính là con đường dẫn đến thắng lợi toàn
diện, sâu sắc và triệt để. Cách mạng vô sản không chỉ hướng đến giải phóng giai cấp, mà
gắn liền với nó là giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội.

  “Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của
Lênin đăng trên Báo L’Humanite, số ra ngày 16 và 17/7/1920 (Nguồn: Bảo tàng Hồ Chí
Minh, chi nhánh TPHCM)

You might also like