You are on page 1of 3

 MỞ BÀI: Một trong những món đồ dùng học tập quen

thuộc với mỗi người chúng ta trên con đường đi tìm tri
thức rộng lớn chính là cây thước kẻ.
 NGUỒN GỐC - TÊN GỌI:
+ Không rõ xuất xứ, ra đời từ rất lâu, với hình dạng đầu tiên là
hình chữ nhật thẳng, dài (từ 10-30cm hoặc dài hơn)
+ Tên gọi chung: thước kẻ
 PHÂN LOẠI, CẤU TẠO VÀ TÁC DỤNG:
- Thước thẳng:
+ Được chế tạo từ nhựa dẻo hay bằng kim loại.
+ Trên thước có vạch, các vạch cách nhau 1mm để đo độ dài
chi tiết hơn.
+ Có vài loại thước còn gắn thêm đo chiều dài bằng inch.
- Thước cuộn:
+ (Thước lá) được chế tạo bằng thép, hợp kim, ít co giãn,
không gỉ.
+ Có khả năng kéo ra và cuộn lại nhờ có lò xo bên trong.
+ Ngày nay, có khả năng bật ra và bật lại mà không cần tay để
mà kéo ra.
+ Có vạch, các vạch cách nhau 1 mm
- Thước kẹp:
+ Là loại thước chuyên dụng trong các ngành kỹ thuật như cơ
kí, ô tô...được chế tạo bằng inox.
+ Có độ chính xác cao (0,1 đến 0,05 mm).
+ Dùng để đo đường kính trong lẫn đường kính ngoài, chiều
sâu lỗ...
- Thước đo góc:
+ Có hình bán nguyệt
+ Dùng để đo góc trong nhiều lĩnh vực.
- Thước kẻ vuông:
+ Làm bằng hợp kim hoặc nhựa dẻo, dùng để đo góc vuông.
+ Sử dụng để vẽ bảng kĩ thuật, vạch dấu trong ngành cơ khí...
- Thước đo góc vạn năng:
+ Có độ chính xác cao nhất.
+ Dùng để xác định trị số thực của góc.
=> * Nếu không có thước kẻ thẳng thì học sinh không thể kẻ
những hình vuông, hình tròn, không có thước đo độ làm sao
các bạn có thể hoàn thành bài tập liên quan đến hình tròn,
không có thước ê ke chắc hẳn những bạn học sinh mới làm
quen hình tam giác sẽ không thể kẻ được góc vuông.
* Nhìn rộng hơn, ta có thể thấy vai trò của thước kẻ đối với
những nhà họa sĩ, kiến trúc, giáo viên thật sự rất cần thiết.
 CÁCH BẢO QUẢN:
+ Để thước ở nơi có nhiệt độ phù hợp. (Tránh để bị chảy nhựa
đối với những thước làm bằng nhựa dẻo)
+ Sau khi sử dụng phải để vào hộp đựng đồ dùng học tập hoặc
lọ cắm bút
+ Để tránh thất lạc thước - nên viết tên lên trên thân thước
=> Thước có đặc tính khá bền hơn bút bi nhưng cũng cần
được sử dụng và bảo quản hợp lí. Học sinh đừng biến chúng
thành những vũ khí để chọc phá bạn bè hay vẽ bậy lên thước.
Chúng ta nên lau chùi thước khi bị dính bụi, phấn màu để
chúng được sáng, đẹp đồng thời khi dùng kẻ trên tập không bị
vết bẩn lem màu.
 Ý NGHĨA:
+ Có thể dùng làm quà tặng
+ Là vật dụng quan trọng và có vai trò thực tế trong cuộc sống
(kẻ hình, đo góc,…)
+ Dùng để đo lường chính xác
 KẾT BÀI: nêu cảm nghĩ/ cảm xúc với đồ dùng.

You might also like