You are on page 1of 15

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm



THỰC PHẨM CHỨC NĂNG TỪ HỢP CHẤT


XANTHONES TRONG QUẢ MĂNG CỤT

Môn: Thực phẩm chức năng


GVHD: Nguyễn Thị Minh Nguyệt
Thành viên nhóm:
Ngô Hoàng Bảo Châu-19484181
Lê Trần Minh Huy-19512841
Nguyễn Hoàng Nam-19429571
Nguyễn Hoàng Tuyết Ngân-19507461
MỤC LỤC
1. Giới thiệu..................................................................................................................... 3

2. Nội dung...................................................................................................................... 3

2.1. Khái niệm hợp chất...............................................................................................3

2.2. Cấu tạo và cấu trúc hóa học..................................................................................4

2.2.1. Cấu trúc hóa học............................................................................................4

2.2.2. Tác dụng........................................................................................................4

2.2.3. Hoạt động động chống xương khớp của các thành phần sinh học trong măng
cụt……........................................................................................................................ 5

3. Quy trình chiết tách xanthones....................................................................................6

4. Thí nghiệm trên chuột.................................................................................................7

4.1. Thí nghiệm trên chuột về điều trị xương khớp......................................................7

4.2. Tiến hành thí nghiệm............................................................................................7

4.3. Đánh giá về tình trạng của chuột........................................................................10

5. Quy trình điều chế khối bột và chế tạo viên nang cứng.............................................10

6. Quy trình sản xuất dự kiến.........................................................................................13

7. Ý tưởng.....................................................................................................................14

8. Phát triển sản phẩm...................................................................................................15

9. Kết luận..................................................................................................................... 16

Tài liệu tham khảo............................................................................................................ 16

2
1. Giới thiệu (Do & Cho, 2020)
Măng cụt, tên khoa học là Garcinia mangostana L., là một loại cây được trồng hầu hết ở
các nước Đông Nam Á. Quả măng cụt, được mệnh danh là “nữ hoàng của các loại trái
cây”.
Ngoài ra, măng cụt cũng được công nhận về lợi ích y học của nó. Từ lâu đã được sử dụng
như một loại thuốc cổ truyền để điều
trị nhiễm trùng, vết thương, viêm và
tiêu chảy. Có ít nhất 68 xanthones
riêng biệt nằm ở mỗi bộ phận khác
nhau của G.mangostana.
Măng cụt và các xanthones được biết
đến là có hoạt tính sinh học bao gồm
Hình 1: Quả măng cụt
chống ký sinh trùng, kháng u, chống
oxy hóa, tác dụng chống viêm và bảo vệ thần kinh trong các nghiên cứu thực nghiệm
khác nhau.
Ngoài ra, viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn, ảnh hưởng chủ yếu lên khớp với các biểu
hiện sưng, nóng, đau khớp. Đây là bệnh gặp ở tất cả các nước trên thế giới, chiếm từ 0,5
– 3% dân số. Ở Hoa Kỳ, hiện có 1,5 triệu người mắc viêm khớp dạng thấp. Còn tại Việt
Nam, tỷ lệ mắc bệnh lý này trong dân số là 0,5%, trong đó nữ giới mắc nhiều hơn nam
giới với tỷ lệ 3:1. Viêm khớp dạng thấp thường khởi phát ở nữ giới trong độ tuổi từ 30-
60, nam giới thường khởi phát muộn hơn. Như ta thấy viêm khớp là một căn bệnh rất
nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khoẻ cũng như tài chính của người dân. Và căn bệnh hiểm
ác này ngày một tăng chứ không có dấu hiệu suy giảm. Vì thế thực phẩm chức năng hỗ
trợ điều trị viêm khớp ra đời như là một trợ thủ đắc lực trong việc hỗ trợ điều trị bệnh.

2. Nội dung
2.1. Khái niệm hợp chất
Hợp chất xanthones là một chất được tìm thấy trong quả măng cụt và là một hợp chất thứ
cấp. Xanthones trong quả măng cụt phân lập tạo ra α-mangostin và γ-mangostin. Các hợp
chất khác có trong vỏ quả măng cụt như: β -mangostin, gartanin, 8-deoxygartanin,
garcinones A, B, C, D và E, mangostinone, 9-hydroxycalabaxanthone và isomangostin và
một số chất khác. (Gutierrez-Orozco, Fabiola, Failla, & L., 2013)
3
2.2. Cấu tạo và cấu trúc hóa học
2.2.1. Cấu trúc hóa học
Xanthones có cấu trúc hóa học đặc biệt vì được cấu tạo nên bởi ba vòng thơm gồm C6–
C3–C6, có các nhóm isoprene, methoxyl và hydroxyl nằm ở các vị trí khác nhau trên
vòng A, B cho nên đã làm cho có rất nhiều các hợp chất xanthones đa đạng được tìm
thấy.
Garcinone D và E là những dạng khác của xanthones tiền mã hóa, hai dạng cấu tạo này
đã được các nhà nghiên cứu cho biết rằng đây là các dạng có khả năng ức chế hoạt hóa
của các nhân tố có khả năng gây bệnh cho cơ thể người như là ức chế được nhân kappa
light-chainenhancer của tế bào B hoạt hóa (NF – κB). (Marzaimi, Natasya, Aizat, &
Mohd, 2019)

Hình 2: Chất phân lập từ xanthones

2.2.2. Tác dụng (Gutierrez-Orozco et al., 2013)


Vỏ của quả măng cụt đã được sử dụng lâu đời trong y học dân gian, nó có tác dụng để
cầm máu, tiêu chảy, kiết lỵ, nhiễm trùng vết thương và cả các bệnh về đường ruột nói
chung ở Đông Nam Á. Trong một báo cáo gần đây của Hafeez và cộng sự-2014 đã chỉ ra
được các chiết xuất từ măng cụt có thể giúp giảm sự tích tụ chất béo để hạn chế dẫn đến
khả năng bị viêm gan nhiễm mỡ. Chiết xuất từ măng cụt còn có thể bảo vệ tim mạch,
chống viêm, chống ung thư, chống oxy hóa, chống dị ứng, kháng khuẩn, kháng nấm,
kháng viruss,...

4
Cho đến bây giờ, hợp chất xanthones được nghiên cứu nhiều nhất là α-mangostin (α-MG)
có tác dụng chống oxy hóa, chống tăng sinh, chống viêm, chống ung thư và chống vi
khuẩn. Cả hai α-mangostin và γ-mangostin đều có tính chất chống dị ứng và ứng dụng
làm thuốc viên rất hiệu nghiệm trên các bệnh nhân bị chứng sổ mũi theo mùa hoặc măng
cụt được dùng trong thuốc tẩy, thuốc đánh răng, mỹ phẩm có tính chất kháng vi sinh vật.
2.2.3. Hoạt động động chống xương khớp của các thành phần sinh học trong
măng cụt
MG bảo vệ khớp bằng cách ngăn chặn các yếu tố gây bệnh nội sinh: MG có tác dụng bảo
vệ đáng kể đối với xương vì các cytokine đóng vai trò quan trọng trong phá hủy xương
mà MG thao túng tác nhân gây bệnh của cytokine và TNF-α (Tumor Necrosis Factors
alpha-yếu tố hoại tử khối u) và IL-1β làm tình trạng viêm dai dẳng riêng IL-1 có nguy cơ
gây ra thoái hóa của sụn xương. (Zuo et al., 2018)

5
3. Quy trình chiết tách xanthones

Măng cụt

Xử lý mẫu

Phơi khô

Xay mịn

Cân 0.1g

Thêm 40ml dung môi

Pha loãng

Lọc và thêm vào HPLC

Xanthones

Hình 3: Quy trình chiết tách xanthones

Trái măng cụt rửa sạch, sau đó loại bỏ phần cuống để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất. Mang
đi phơi khô và xay nhuyễn toàn bộ cả vỏ và thịt. Cân 0.1g khô đã xay mịn của măng cụt
và thêm 40ml dung môi aceton-nước 8:2-hỗn hợp aceton-nước tỉ lệ 8:2 là dung môi chiết
xuất xanthones tốt do chất hòa tan trong xanthones và sự dễ xâm nhập của dung môi. Lắc
30 phút ở nhiệt độ phòng trong bình định mức. Định mức hỗn hợp dung dịch thành 50ml
với aceton-nước tỉ lệ 8:2, dịch này sẽ được qua bộ lọc và tiến hành phân tích bằng thiết bị
HPLC-UV được hấp thụ qua phạm vi bước sóng 200-400nm.

6
4. Thí nghiệm trên chuột (Zuo et al., 2018)
4.1. Thí nghiệm trên chuột về điều trị xương khớp
Xanthones trong măng cụt được phân lập ra α-Mangostin-một hợp chất có hoạt tính sinh
học. α-Mangostin có tác dụng tốt trong việc điều trị các bệnh về viêm khớp trong việc bổ
sung thêm tá dược (adjuvant-induced arthritis AA). Các mức độ lâm sàng của AA được
đánh giá bằng mức độ phù chân, điểm viêm khớp và các thông số huyết học.
4.2. Tiến hành thí nghiệm
Xanthones trong măng cụt được phân lập ra α-Mangostin-một hợp chất có hoạt tính
sinh học. α-Mangostin có tác dụng tốt trong việc điều trị các bệnh về viêm khớp trong
việc bổ sung thêm tá dược (adjuvant-induced arthritis AA). Các mức độ lâm sàng của AA
được đánh giá bằng mức độ phù chân, điểm viêm khớp và các thông số huyết học.
Chuột đực (180 ± 10g) được nuôi trong các lồng, mỗi lồng thả 8 cá thể chuột.
Những cá thể này được nuôi trong môi trường kiểm soát nghiêm ngặt (chu kì bật/tắt đèn
12h, 24 ± 2°C và 50 ± 2% tương đối độ ẩm), cho ăn thức ăn và nước uống dành riêng cho
động vật gặm nhấm ở dạng viên. Những con chuột được cho làm quen trong môi trường
trên 7 ngày trước khi tiến hành thí nghiệm.
BCG là vaccine phòng bệnh lao và có tác dụng phụ gây viêm khớp được và nghiền
với IFA là hệ nhũ tương nước trong dầu, là một trong những chất bổ trợ được sử dụng
phổ biến nhất trong nghiên cứu để chuẩn bị cho CFA là thành phần không thể thay thế
trong các quy trình kích ứng trong nhiều mô hình động vật thí nghiệm chứa 10mg/ml
BCG. CFA được tiêm vào bề mặt da chân phải của chuột, tình trạng viêm phát triển trong
24 giờ và viêm khớp dạng thấp phát triển khoảng 14 ngày sau đó. Chuột được chia ngẫu
nhiên thành 3 nhóm (mỗi nhóm 8 con). Nhóm 1 điều trị bằng MG-SME (MG- vi nhũ
tương ) mỗi ngày một lần với liều lượng 40mg/kg. Nhóm 2 dùng 0.5% natri
cacboxymethylcellulose(CMC-Na) chứa 10mg/kg LEF (Leflunomide được sử dụng để
làm giảm các triệu chứng do viêm khớp dạng thấp hoạt động). 8 con chuột còn lại là
nhóm chuột đối chứng-không có bất kì điều trị nào. Kể từ khi thí nghiệm, việc điều trị
kéo dài trong 35 ngày.

7
32 con chuột (180g )

Nuôi trong môi trường nghiêm ngặt 7 ngày và cho thức ăn, nước uống dành
riêng cho động vật gậm nhấm ở dạng viên

Tiêm CFA vào chân phải của chuột để gây bệnh viêm khớp dạng thấp. Bệnh
phát triển trong khoảng 14 ngày

Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3


Sử dụng MG-SME Dùng CMC-Na 0.5% Không sử dụng bất kì
(Magostin ở dạng vi chứa LEF với liều loại nào có vai trò
nhũ tương) với liefu lượng 10mg/kg làm nhóm đối chứng
lượng 40mg/kg

Điều trị trong vòng 35 ngày và đánh giá theo phương pháp Ment với thang điểm
từ 0 đến 4. Sau đó chụp X-quang để xem sự thay đổi cấu trúc của khớp

Các chân được cắt bỏ và được đem đi tính toán (trọng lượng cơ quan so với
trọng lượng cơ thể theo đơn vị mg/g)

Hình 4: Sơ đồ tóm tắt thí nghiệm trên chuột

8
4.3. Đánh giá về tình trạng của chuột
Khối lượng bàn chân sau bên phải được đánh giá bằng phương pháp Ment. Mỗi
chân cho điểm theo thang từ 0-4 và tổng cao nhất về lý thuyết là 16. Các tiêu chí đánh giá
được xác định như sau: 0-không bị phù nề hoặc bất kỳ thay đổi thị giác nào; 1-phù nề nhẹ
và ban đỏ ít; 2-phù nhẹ và ban đỏ; 3-phù nề rõ ràng và ban đỏ theo vùng; 4-phù nề
nghiêm trọng và ban đỏ khắp cơ thể. Một ngày trước, tế bào bàn chân của chuột được
kiểm tra bằng chụp X quang để đánh giá sự thay đổi cấu trúc của khớp. TNF-α (yếu tố
hoại tử khối u) và IL-1β (interluekin 1 beta) làm tình trạng viêm dai dẳng nên sẽ kiểm
chứng bằng phương pháp ELISA. Những con chuột được giết, các chân được cắt bỏ và
được đem đi tính toán (trọng lượng cơ quan so với trọng lượng cơ thể theo đơn vị mg/g).

5.
Măng cụt

Chiết kiệt hoạt chất

Xử lý dịch chiết

Trộn bột với tá dược Trộn bằng máy trong 10 phút

Xát hạt

Sấy hạt 40-45oC

Bột điều chế

Hình 5: Quy trình điều chế khối bột

Quy trình điều chế khối bột và chế tạo viên nang cứng

9
Điều chế khối bột: thông thường điều chế khối thuốc bằng phương pháp xát
hạt khô hoặc xát hạt ướt. Đối với dược liê ̣u thường tiến hành như sau:
- Chiết kiê ̣t hoạt chất từ dược liê ̣u bằng phương pháp và dung môi thích hợp
- Xử lý dịch chiết để thu được cao đặc hoặc khô
- Bột hòa tá dược dính, cho từ từ tá dược dính vào hỗn hợp trên tại máy trộn, cho
máy chạy 10 phút để tạo thành khối bột ẩm đồng nhất
- Xát hạt, ép cốm, phối hợp tá dược trơn, thơm
- Sấy hạt 40-45oC và kiểm tra chất lượng

Gelatin và các chất khác

Ngâm nước

Đun cách thủy

Lọc Duy trì 50oC để nhúng khuôn

Bôi trơn khuôn Giữ ở 22oC


10

Nhúng vào gelatin Thời gian nhúng 10s


Nhấc khuôn

Sấy khuôn 30-35oC

Vỏ viên nang

Hình bằng
Sản xuất viên nang cứng 6: Quyphương
trình chế tạo nhúng
pháp viên nang cứng
khuôn:
Vỏ nang được chế tạo từ nguyên liệu chính là gelatin, các chất màu, chất tạo đục và các
chất phụ gia khác. Gelatin được chiết xuất chính từ collagen có trong xương, da động vật
hoặc từ thực vật như táo đỏ, trái cây.
Mô tả quy trình:
 Khi điều chế, đầu tiên gelatin ngâm nước cho trương nở, đun cách thủy để hòa tan,
đồng thời hòa tan các thành phần khác. Lọc, duy trì nhiệt độ 50 oC để nhúng
khuôn.
 Khuôn: Bôi trơn, giữ nhiệt độ khoảng 22oC trước khi nhúng vào dung dịch gelatin.
 Thời gian nhúng khuôn khoảng 10s, nhấc khuôn lên theo cách quay từ từ để
gelatin bám đều trên khuôn.
 Đưa khuôn sấy 30-35oC. Tháo vỏ nang khỏi khuôn, cắt theo kích thước quy định.
Đóng nang: Viên nang cứng đạt độ đồng đều về khối lượng, viên đẹp, không bị
móp méo, lòi lõm. Trong sản xuất có thể sử dụng các máy đóng nang tự động tùy theo
quy mô sản xuất khác nhau.
Lau nang – đánh bóng: sau khi đóng thuốc vào nang, các viên nang cần được loại bụi
và đánh bóng trước khi đóng gói.

11
6. Quy trình sản xuất sản phẩm dự kiến

Măng cụt

Kiểm tra Trái dập, hư và úng

Sơ chế Cuống

Chiết tách Chất độc hại

Phối trộn Theo tỉ lệ

Đóng thành viên nang

Ép thành vỉ và đóng lọ Đảm bảo vệ sinh

Tạo sản phẩm

Kiếm nghiệm

Sản phẩm phân phối

Hình 7: Quy trình sản xuất sản phẩm dự kiến

Nguyên liệu: Chọn lọc những quả măng cụt còn tươi, loại bỏ những quả bị dập nát hoặc
bị côn trùng cắn. Việc kiểm tra nguyên liệu để có thể tách chiết được hợp chất một cách

12
trọn vẹn nhất. Tới giai đoạn chiết tách sẽ tiến hành chiết tách xanthones như trên. Phối
trộn theo công thức với các hợp chất khác để đảm bảo có thể bảo quản được trong khi
vận chuyển và điều kiện môi trường. Đóng thành viên nang: Sản xuất có thể sử dụng máy
để đóng viên nang. Phải đảm bảo được vệ sinh và an toàn cho sản phẩm.

Ép thành vỉ, đóng lọ: Dùng máy ép và đóng hũ/lọ tùy theo cơ sở sản xuất lớn hay nhỏ
nhưng sản phẩm phải được đóng đúng theo quy cách và đảm bảo được vệ sinh – an toàn.
Hoàn thiện sản phẩm: Sản phẩm phải được đóng gói bao bì đúng cách, trên bao bì phải
ghi đầy đủ thông tin và phải ghi rõ đây là sản phẩm thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ
điều trị bệnh. Sau đó mang kiểm nghiệm: Đem mẫu của sản phẩm đã hoàn thiện để kiểm
nghiệm xem có phù hợp với quy định về thực phẩm chức năng hay không, nếu bị lỗi một
sản phẩm sẽ phải hủy bỏ toàn bộ. Phải có thông tin kiểm nghiệm và chứng nhận an toàn
mới có thể được đưa ra thị trường tiêu dùng.

Thuộc tính sản phẩm dự kiến:


- Mùi: không mùi
- Vị: không vị
- Màu sắc: nâu
- Kích cỡ: chiều dài 26.14mm và rộng 9.55mm
- Độ dày của vỏ nang: 0.112 hoặc 0.110mm

7. Ý tưởng
MX3 là một loại thực phẩm rất giàu xanthone - một chất hóa học tự nhiên được
chiết xuất từ vỏ của quả măng cụt (Garcinia Mangostana L.) và có đặc tính chống oxy
hóa và chống viêm mạnh mẽ. giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Xanthones có ba dẫn
xuất, đó là alpha, beta và gamma mangostin, tất cả đều được tìm thấy trong MX3.
✓ Gamma-Mangostin. Một vỉ (10 viên) không có hộp. Khuyến nghị sử dụng: Một
viên nang x 2 lần một ngày với một ly nước đầy. Thành phần: Garcinia Mangostana L.
500mg
Tránh sử dụng cho bà mẹ mang thai và cho con bú vì thiếu thông tin liên quan đến
an toàn và mức độ hiệu quả trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Chia làm hai lần: mỗi
lần uống 1 viên. Có chứng chỉ chứng nhận Viên nang MX3 đã được cấp Certificate of
Analysis by Nutrasource Diagnostics Inc. in Ontario, Canada.

13
Hình 8: Sản phẩm MX3

8. Phát triển sản phẩm

Hình 9: Logo sản phẩm

TT 43/2014/TT-BYT ngày 24/11/2014 Thông tư quy định về quản lý TPCN


 TT 10/2021/TT-BYT ngày 30/6/2021 Quy định chất cấm sử dụng trong sản xuất, kinh
doanh TPBVSK
TT 26/2012/TT-BYT Quy định cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực
phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng
cường vi chất dinh dưỡng...
Tham khảo các thông tư trên và cần lưu ý 1 số vấn đề:
- Có giấy chứng nhận của cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
- Trên bao bì có: tên các thành phần, ngày sản xuất, hướng dẫn sử dụng, hạn sử
dụng...
- Nêu rõ công dụng đối với sức khỏe
- Có chế độ thu hồi và quản lý thực phẩm chức năng khi không đảm bảo an toàn
- Quảng cáo sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc
chữa bệnh
- Bảo đảm an toàn thực phẩm
14
9. Kết luận
Măng cụt đem lại nhiều lợi ích về sức khỏe cho con người. Bởi nó được cấu tạo từ
nhiều hợp chất có giá trị có tác dụng chống viêm khớp, chống oxi hóa, ung thư... Trong
măng cụt chứa rất nhiều loại xanthones chứa tiềm năng lớn trong lĩnh vực y khoa.
MG là một hợp chất hoạt tính sinh học linh hoạt được phân lập từ những thứ không
ăn được vỏ quả măng cụt (Xanthones).

Tài liệu tham khảo


Do, H. T. T., & Cho, J. (2020). Mangosteen pericarp and its bioactive xanthones: Potential
therapeutic value in Alzheimer’s disease, Parkinson’s Disease, and depression with
pharmacokinetic and safety profiles. International journal of molecular sciences, 21(17),
6211.
Gutierrez-Orozco, Fabiola, Failla, & L., M. (2013). Biological Activities and Bioavailability of
Mangosteen Xanthones: A Critical Review of the Current Evidence. Nutrients 2013, Vol.
5, Pages 3163-3183, 5(8), 3163 - 3183
Marzaimi, Natasya, I., Aizat, & Mohd, W. (2019). Current Review on Mangosteen Usages in
Antiinflammation and Other Related Disorders. Bioactive Food as Dietary Interventions
for Arthritis and Related Inflammatory Diseases, 273-289.
Zuo, J., Yin, Q., Wang, Y. W., Li, Y., Lu, L. M., Xiao, Z. G., . . . Luan, J. J. (2018). Inhibition of
NF-κB pathway in fibroblast-like synoviocytes by α-mangostin implicated in protective
effects on joints in rats suffering from adjuvant-induced arthritis. International
Immunopharmacology, 56, 78-89.

15

You might also like