You are on page 1of 4

1.1.

CÔNG NGHIỆP DỆT MAY - XÍ NGHIỆP DỆT THÀNH CÔNG (TỪ “HẤP
HỐI” ĐẾN LÁ CỜ ĐẦU).

1.1.1. Giải pháp.

Vào thời điểm lúc bấy giờ, Nhà nước không thể cung cấp đủ nguyên liệu so với kế
hoạch bởi mọi nhu cầu về nguyên liệu, hóa chất, thuốc nhuộm, phụ tùng, máy móc của xí
nghiệp đều phải nhập bằng ngoại tệ mạnh. Mà ngoại tệ chính là điểm mấu chốt để giải
quyết vấn đề mà xí nghiệp dệt Thành Công phải đối mặt. Đứng trước nguy cơ phải đóng
cửa, Dệt Thành Công phải tìm hướng đi mới.
Xí nghiệp đã có những biện pháp “bung ra”, “cởi trói” bằng cách liên kết với
những cơ sở có thể bán những mặt hàng trong nước để thu ngoại tệ như Công ty Du lịch
Thành phố Hồ Chí Minh, Cảng Sài Gòn, Công ty Xuất khẩu Thủy sản Ramexco, Cửa
hàng miễn thuế ở sân bay Tân Sơn Nhất...
Giám đốc Nguyễn Xuân Hà đặt vấn đề với các đối tác. Đối với Ramexco: “Tôi
bán vải cho anh, anh bán cho ngư dân để mua tôm cá của họ. Tôm, cá đó anh xuất khẩu
và thu được ngoại tệ thì xin anh trả vốn cho tôi bằng ngoại tệ”. Với Du lịch và Cảng Sài
Gòn thì: “Anh cứ bày vải của tôi ở cứa hàng để bán cho khách nước ngoài. Tiền gốc anh
trả tôi, nhưng trả bằng ngoại tệ”…

Đó là hướng đi mà Thành Công đang hướng tới, tuy nhiên để cung cấp hàng cho
các đối tác thì phải có nguyên liệu. Nguyên liệu thì phải nhập. Muốn nhập thì phải có đô
la. Có nghĩa là phải có đô la trước thì mới thu được đô la sau. Đô la lúc đó chỉ có một cửa
duy nhất là vay Ngân hàng Ngoại thương.

 Vay ngân hàng để nhập nguyên liệu.


Xí nghiệp Dệt Thành Công xin vay Vietcombank Hồ Chí Minh 180 ngàn USD,
với lãi suất 18% và 1,5% phụ phí/năm: Trong đó 120 ngàn đô la để nhập 40 tấn tơ, sợi;
60 ngàn USD để nhập phụ tùng, thuốc nhuộm... Kế hoạch là sẽ sản xuất được 120.000
mét vải Oxford. Xí nghiệp đem bán số vải này cho các đối tác kể trên. Ngoại tệ thu được
trước hết đề trả ngân hàng, còn lại để nuôi công nhân, cải tạo dây chuyền, tích lũy và nộp
ngân sách. 
 Thuyết phục bộ chủ quản phê duyệt.
Trong cơ chế lúc đó những việc như tự đi vay vốn, tự mua nguyên liệu giá ngoài,
tự sản xuất theo kế hoạch riêng rồi tự bán ra ngoài đều là những điều cấm kỵ, thậm chí
còn có thể bị kỷ luật. Khi đó, giám đốc tìm đến vị lãnh đạo có tư tưởng thoáng nhất ở Bộ
Công nghiệp nhẹ là Thứ trưởng Vũ Đại để được phê duyệt phương án.
 Mở rộng quy mô – Lá cờ đầu “Thành Công”.
Được sự ủng hộ triệt để của Tổng Giám đốc Liên hiệp Dệt may Bùi Văn Long,
ngay từ đầu năm, xí nghiệp đã xây dựng xong phương án sản xuất kinh doanh: “Vay
ngoại tệ thực hiện cơ chế "xuất khẩu tam giác" để tự cân đối kế hoạch”. Cơ chế này được
giải trình đầy đủ trong phương án như một đặc cách của một cơ chế riêng để thoát khỏi
cơ chế chỉ tiêu, chính sách tự cân đối vốn, nguyên liệu, lương công nhân, được mở tài
khoản ở Vietcombank, được giao dịch trực tiếp và trực tiếp xuất nhập khẩu, được khoán
quỹ lương.
Xí nghiệp Dệt Thành Công xin vay 1,7 triệu USD (gấp gần 10 lần năm trước). Đề
nghị này được Vietcombank Trung ương chấp nhận và giao cho chi nhánh Vietcombank
Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện. Với số tiền này, nhà máy nhập về 650 tấn sợi, 20 tấn
hóa chất làm thuốc nhuộm, một số phụ tùng thiết yếu. Nhờ đó có thể giải quyết được toàn
bộ nhu cầu về sợi và một phần nhu cầu về thuốc nhuộm, phụ tùng. Sau khi sản xuất ra
vải, nhà máy đem bán cho những đơn vị kinh tế có khả năng tiêu thụ và thu hồi bằng
ngoại tệ.
Với những nội dung kể trên, đây không chỉ là một phương án tác nghiệp của một
doanh nghiệp, mà đã mang dáng dấp của một đề án cải tiến cơ chế kinh tế, không phải
cho một xí nghiệp mà cho toàn ngành Công nghiệp. Giám đốc Nguyễn Xuân Hà cùng các
trợ lý đã mang phương án này ra Hà Nội và trình bày trong suốt 4 tiếng đồng hồ. Do tính
chất hợp lý của nó, lại do hoàn cảnh kinh tế lúc này gần như không còn có thể gò được
các xí nghiệp theo những cơ chế cũ, nên xu hướng của Hội nghị là đồng thuận.
1.1.2. Những thành tựu đạt được.

Sau khi bán hết số sản phẩm, xí nghiệp đã có đủ ngoại tệ để trả cả vốn lẫn lãi cho
Vietcombank, lại còn dư ra được 82.000 USD. Điều này đã chứng minh được sự đúng
đắn của giải pháp này và tạo được chữ tín, có thể coi đây là thành tựu ban đầu mà nhà
máy đã đạt được.

Kết thúc năm 1981, Dệt Thành Công từ không có đồng USD nào trong tay, đã có
được một số vốn ngoại tệ tự có là 1,3 triệu USD. Tiếp tục gặt hái vào năm 1982 khi số
vốn tự có tăng lên 2,5 triệu USD.

Đánh dấu sự thành công đó vào năm 1984, có một sự kiện giúp cho Thành Công
không những được đồng tình ủng hộ mà còn được nhân lên thành một kiểu mẫu, một mô
hình lan tỏa trong toàn ngành Công nghiệp nói riêng và các xí nghiệp quốc doanh của cả
nước nói chung. Đó là cuộc Hội nghị đặc biệt ở Phước Long. Khi kết thúc Hội nghị, một
cơ chế mới đã được đồng thuận cho toàn ngành Công nghiệp. Đó là một thắng lợi rất lớn,
một bước chuẩn bị quan trọng cho sự nghiệp đổi mới sau này.

Cho đến năm 1985, sản lượng của nhà máy tăng so với các năm trước: 8,322 triệu
mét, gấp đôi năm 1978, 3,3 lần năm 1980... Cán bộ công nhân viên có đủ việc làm, có thu
nhập tương đối cao.

“Thành Công đổi mới đi đầu

Phá rào bao cấp trên đâu có ngờ

Thành Công rệt được bài thơ

Đón cờ khen thưởng đó là chứng minh

Việc làm có lý có tình

Có trên có dưới có mình có ta”

Bài thơ trên không phải do một nhà thơ sáng tác nên ta nghệ thuật của nó không
phải điều chính yếu. Đây là bài thơ của Tổng Giám đốc Bùi Văn Long đã tặng cho Thành
Công nhằm đánh dấu sự nhìn nhận của một nhà quản lý với một mũi đột phá mở đường.
Qua đó có khẳng định về những cố gắng mà xí nghiệp dệt Thành Công đã đạt được trong
ngành công nghiệp dệt may sau đổi mới.

You might also like