You are on page 1of 4

Chương 3: Chỉ tiêu vi sinh

3.1. Danh sách các chỉ tiêu vi sinh


Nguyên liệu

Các chỉ tiêu vi sinh Tiêu chuẩn đánh giá Chỉ tiêu được chọn

Long nhãn 1. Tổng vi sinh vật hiếu khí 1. TCVN 4884-2005 1. Tổng vi sinh vật
2. Coliform 2. TCVN 6848-2007 hiếu khí
3. Ecoli 3. TCVN 7924-2:2008 3. Ecoli
4. Clostridium perfringens 4. TCVN-4991-2005

Tinh dầu 1. Tổng số vi sinh vật hiếu khí 1. AOAC 997.02


Lavender 2. Số lượng Coliforms và số 2. AOAC 991.14
lượng E.coli 3. TCVN 11039-
3. Số lượng S.aureus 6:2015
4. Số lượng Cl.perfringens 4. TCVN 4992 : 2005
5. Số lượng Bacillus cereus 5. TCVN 10780-
6. Tổng số salmonella 2:2015
Nước 1. Coliform tổng số 1. TCVN 6187-2 :
2. Coliform faecal và E.coli 1996
3. Sulphite - Reducing Clostridia 2. TCVN 6189-2:1996
4. Faecal streptococci 3. TCVN 6191-2 :
1996
4. Thiếu

Đường 1. Tổng số vi sinh vật hiếu khí 1. TCVN 4884-1:2015


2. Định lượng ecoli - coliforms 2. ISO 9308-1: 2014
tổng số 3. Tiêu chuẩn TCVN
3. Xác định hàm lượng nấm 7852:2008
mốc và nấm men
Sản phẩm

Nước nhãn lên


men hương
Lavender

3.2. Ưu nhược điểm của phương pháp xác định tổng số vi sinh vật hiếu khí

 Phương pháp có nhiều ưu điểm, phù hợp với điều kiện phòng thí nghiệm nên
sẽ chọn phương pháp này để phân tích.
3.3. Phân tích từng phương pháp cụ thể
3.3.1. Xác định tổng vi sinh vật hiếu khí theo TCVN 4884-2005
3.3.1.1. Nguyên tắc
Chuẩn bị hai đĩa rót sử dụng môi trường cấy quy định và một lượng dung dịch pha loãng
thập phân của mẫu thử. Ủ các đĩa trong điều kiện hiếu khí ở 35 °C ± 1 °C trong 48h. Tính
số lượng vi sinh vật trong một gam mẫu từ số lượng khuẩn lạc thu được trên các đĩa đã
chọn.
3.3.1.2. Dụng cụ và hóa chất
– Dụng cụ:
+ 6 đĩa petri
+ 4 ống nghiệm
+ Giấy báo
+ Túi bóng kính dung lượng 2kg
+ Bình định mức 1L
+ Cốc tam giác 500ml
+ Cân điện tử, giấy cân
+ Ống đong 10ml, micropipet
+ Các cốc đong 500ml
+ Đèn cồn, que trang
+ Nồi hấp tiệt trùng
+ Tủ ấm nuôi cấy vi sinh vật
+ Dụng cụ đo độ pH
+ Bông vàng, giấy bạc
– Hóa chất:
+ Kali dihydrophosphate (KH2PO4)
+ Nước
+ Natri hydroxit (NaOH) 1M
+ Trypton
+ Chất chiết nấm men
+ Dextrose
+ Thạch agar
+ Cồn 96
– Nguyên liệu: Trái nhãn
3.3.1.3. Cách tiến hành
 Chuẩn bị môi trường cấy và dung dịch pha loãng mẫu
Dung dịch đệm phosphat Butterfield
Thời gian dihydrophosphate (KH2PO4):34g
Nước: 500 ml
Dung dịch gốc
Hòa tan KH2PO4 trong nước. Chỉnh pH đến 7,2 bằng dung dịch Natri hydroxit (NaOH)
1M. Thêm nước đến 1 lít trong bình đong 1000ml, đậy nắp và lắc nhẹ.
Dung dịch pha loãng
Từ ống đong 1000ml, ta chiếc ra các cốc đong 500ml, rồi dùng ống đong và pipet rót dung
dịch vào từng ống nghiệm, mỗi ống 9ml, nút lại bằng nút bông hoặc bọc miệng ống bằng
giấy bạc. Đem đi khử trùng trong nồi hấp cùng với môi trường thạch ở 121°C trong 90
phút.
 Môi trường thạch đếm đĩa (PCA)
- Trypton: 5,0 g
- Chất chiết nấm men: 2,5 g
- Dextrose: 1,0 g
- Thạch: 15,0 g
- Nước: 1000 ml
Phân phối môi trường vào các bình thủy tinh có dung tích 500ml. Khử trùng 90 phút ở
121°C cùng với dung dịch pha loãng.
 Cấy và ủ
- Đổ đĩa và pha loãng mẫu
+ Thực hiện đổ đĩa xung quanh đèn cồn, đổ thạch vào đĩa petri với độ dày khoảng 5 –
6mm, sau đó để nguội, rồi đậy nắp lại.
+ Pha loãng mẫu: dùng micropipet vô trùng lấy 1ml sữa cho vào 1 ống nghiệm chứa 9ml
dung dịch pha loãng ta được độ pha loãng 10-1 (đánh dấu độ pha loãng trên ống nghiệm),
từ ống 10-1 tiếp tục lấy 1ml dung dịch đã được pha loãng vào 9ml chất pha loãng của ống
tiếp theo ta được độ pha loãng 10-2 (đánh dấu độ pha loãng). Làm tiếp tục như vậy với 2
ống nghiệm còn lại ta được độ pha loãng 10-3 và 10-4. Tránh tạo bọt. Lắc các dung dịch
pha loãng 25 lần với biên độ 30 cm trong 7 s.
- Cấy và ủ mẫu
+ Hé mở nắp petri, dùng micropipet lấy 0,1 ml mỗi dung dịch pha loãng cho vào từng cặp
đĩa Petri riêng rẽ, được đánh dấu thích hợp. Nếu sau 3 phút mới cấy mẫu thì lắc lại các ống
pha loãng 25 lần với biên độ 30 cm trong 7 s trước khi dùng micropipet chuyển phần mẫu
thử sang đĩa Petri.
+ Dùng que trang đã khử trùng chạm nhẹ vào phần thạch chưa có dung dịch mẫu để que
trang nguội dần, dàn đều mẫu trên môi trường thạch.
+ Lật ngược đĩa Petri và ủ ngay trong 24h ± 2h ở 37 °C.
 Đếm khuẩn lạc
Sau khi ủ, dùng thiết bị đếm khuẩn lạc để đếm các đĩa kép trong dải thích hợp (từ 25 đến
250 khuẩn lạc), ghi kết quả trên đĩa pha loãng đã đếm. Trong 3 độ pha loãng phải có ít nhất
một độ pha loãng có 2 đĩa cho kết quả nằm trong dải từ 25 đến 250 khuẩn lạc.

You might also like