You are on page 1of 115

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN ĐIỆN
BỘ MÔN TỰ ĐỘNG HOÁ CÔNG NGHIỆP
====o0o====

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hà Nội, 06-2018
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN ĐIỆN
BỘ MÔN TỰ ĐỘNG HOÁ CÔNG NGHIỆP
====o0o====

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

THIẾT KẾ BÀN THÍ NGHIỆM MẠNG TRUYỀN THÔNG


HÃNG ROCKWELL AUTOMATON

Trưởng bộ môn: PGS. TS. Trần Trọng Minh

Giáo viên hướng dẫn: TS. Đỗ Trọng Hiếu

Sinh viên thực hiện: Phạm Văn Long

Lớp: CN – ĐK & TĐH 1 K59

MSSV: 20146453

Giáo viên duyệt:

Hà Nội, 06-2018
Lời cam đoan

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan bản đồ án tốt nghiệp: “Thiết kế bàn thí nghiệm mạng truyền
thông hãng Rockwell Automation” do em tự thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy
giáo TS.Đỗ Trọng Hiếu. Các số liệu và kết quả hoàn toàn trung thực.

Để hoàn thành đồ án này em chỉ sử dụng những tài liệu được ghi trong danh mục
tài liệu tham khảo và không sao chép hay sử dụng bất kỳ tài liệu nào khác. Nếu phát
hiện có sự sao chép em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 12 tháng 06 năm 2018

Sinh viên thực hiện

Phạm Văn Long


Mục lục

MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH VẼ ................................................................................................. i

DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................... iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................................ v

LỜI NÓI ĐẦU .............................................................................................................. vi

Chương 1 TỔNG QUAN MẠNG TRUYỀN THÔNG CÔNG NGHIỆP VÀ


MẠNG CỦA ROCKWELL AUTOMATION ............................................................ 1

1.1. Tổng quan về mạng truyền thông công nghiệp .................................................... 1

1.1.1. Khái niệm và vai trò của mạng truyền thông công nghiệp ............................ 1

1.1.2. Phân loại và đặc trưng các hệ thống mạng công nghiệp ................................ 2

1.1.3. Cấu trúc mạng truyền thông công nghiệp ...................................................... 4

1.2. Hệ thống mạng của hãng Allen-Bradlley ............................................................. 9

1.2.1. DeviceNet ....................................................................................................... 9

1.2.2. ControlNet .................................................................................................... 13

1.2.3. EtherNet/IP ................................................................................................... 17

1.3. Kết quả thu được ................................................................................................. 19

Chương 2 THIẾT KẾ BÀN THÍ NGHIỆM TRUYỀN THÔNG VÀ CÁC THIẾT


BỊ SỬ DỤNG ............................................................................................................... 20

2.1. Mục đích đối với việc thiết kế bàn thí nghiệm ................................................... 20

2.2. Danh mục thiết bị sử dụng .................................................................................. 20

2.2.1. ControlLogix ................................................................................................ 20

2.2.2. CompactLogix .............................................................................................. 26

2.2.3. Màn hình PanelView 600 ............................................................................. 28

2.2.4. Mở rộng mạng truyền thông DeviceNet và ControlNet ............................... 29


Mục lục

2.2.5. Biến tần Powerflex 700S 1HP và Powerflex 525 ........................................ 32

2.3. Bản vẽ lắp đặt và sơ đồ đấu dây ......................................................................... 36

2.3.1. Bản vẽ lắp đặt ............................................................................................... 36

2.3.2. Bản vẽ sơ đồ đấu dây.................................................................................... 38

2.4. Hình ảnh bàn thí nghiệm thực tế lắp đặt ............................................................. 45

2.5. Kết quả thu được ................................................................................................. 45

Chương 3 ỨNG DỤNG BÀN THÍ NGHIỆM ĐIỀU KHIỂN MÔ HÌNH CẮT SẢN
PHẨM ........................................................................................................................... 46

3.1. Yêu cầu công nghệ.............................................................................................. 46

3.2. Phân cổng vào ra cho hệ thống, xây dựng giản đồ grafcet và hàm logic ........... 47

3.3. Thiết kế mạch lực, mạch điều khiển ................................................................... 53

3.3.1. Thiết kế mạch lực ......................................................................................... 53

3.3.2. Thiết mạch điều khiển .................................................................................. 54

3.4. Giao diện người-máy điều khiển và hình ảnh mô hình thực tế .......................... 55

3.5. Kết luận chương .................................................................................................. 58

Chương 4 ỨNG DỤNG BÀN THÍ NGHIỆM ĐIỀU KHIỂN BIẾN TẦN
POWERFLEX 700S .................................................................................................... 59

4.1. Điều khiển biến tần thông qua mạng DeviceNet ................................................ 59

4.2. Điều khiển biến tần thông qua mô-đun tương tự ................................................ 64

4.3. Điều khiển biến tần qua đầu vào số .................................................................... 66

4.4. Kết luận chương .................................................................................................. 69

KẾT LUẬN .................................................................................................................. 70

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 71

PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 72

Phần 1. Cách cấu hình mạng DeviceNet cho I/O mở rộng ........................................ 72

Phần 2. Cấu hình mạng DeviceNet để điều khiển biến tần ....................................... 81
Mục lục

Phần 3. Cấu hình I/O mở rộng cho mạng ControlNet ............................................... 84

Phần 4. Chương trình Ladder điều khiển mô hình cắt sản phầm .............................. 92

Phần 5. Chương trình Ladder điều khiển biến tần qua mạng DeviceNet và ............. 98

Phần 6. Điều khiển biến tần 7 cấp tốc độ ................................................................ 100

Phần 7. Tính chọn thiết bị mô hình cắt sản phẩm.................................................... 100


Danh mục hình vẽ

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1. Mô hình phân cấp chức năng công ty sản xuất công nghiệp. ................. 3

Hình 1.2. Cấu trúc dạng bus. ................................................................................... 5

Hình 1.3. Cấu trúc dạng vòng không tích cực......................................................... 5

Hình 1.4. Cấu trúc hình sao. .................................................................................... 6

Hình 1.5. Cấu trúc cây. ............................................................................................ 6

Hình 1.6. Phương pháp truy nhập mạng chủ/tớ. ..................................................... 6

Hình 1.7. Mô hình qui chiếu ISO/OSI. ................................................................... 7

Hình 1.8. Mạng đơn DeviceNet. ........................................................................... 10

Hình 1.9. Mạng con DeviceNet. ............................................................................ 11

Hình 1.10. Thực hiện bắc cầu giữa hai mạng........................................................ 12

Hình 1.11. Mô-đun mạng ControlNet và mạng ControlNet tiêu biểu. ................. 14

Hình 1.12. Cấu trúc Trunkline/Dropline trong mạng ControlNet......................... 15

Hình 1.13. Cấu trúc sao trong mạng ControlNet. ................................................. 16

Hình 1.14. Cấu trúc mạch vòng trong mạng ControlNet. ..................................... 16

Hình 1.15. Mối quan hệ giữa chiều dài đoạn mạng với số lượng nút. .................. 17

Hình 1.16. Mạng EtherNet/IP. .............................................................................. 19

Hình 2.1. ControlLogix 1756-L71. ....................................................................... 21

Hình 2.2. Mô-đun 1756-EN2T. ............................................................................. 22

Hình 2.3. Mô-đun 1756-CNBR/E. ........................................................................ 22

Hình 2.4. Mô-đun 1756-DNB. .............................................................................. 23

Hình 2.5. Digital AC Input 1756-IA16. ................................................................ 24

Hình 2.6. Digital AC Output 1756-OA16. ............................................................ 24

i
Danh mục hình vẽ

Hình 2.7. Digital DC Input 1756-IB16D. ............................................................. 25

Hình 2.8. Bộ nguồn 1756-PA75/B. ....................................................................... 25

Hình 2.9. Chassis 1756-A10. ................................................................................ 26

Hình 2.10. CompacLogix 1769-L32E. .................................................................. 26

Hình 2.11. Panelview 600 màn hình cảm ứng. ..................................................... 28

Hình 2.12. Mô-đun truyền thông I/O mở rộng mạng DeviceNet và ControlNet. . 29

Hình 2.13. Nguồn 1794-PS13. .............................................................................. 30

Hình 2.14. Flex I/O 1794-IB32 và 1794-OB16. ................................................... 30

Hình 2.15. Sơ đồ chân của mô-đun 1794-TB32. .................................................. 31

Hình 2.16. Sơ đồ chân 1794-TB3 Source output. ................................................. 31

Hình 2.17. Biến tấn Powerflex 700S 1HP............................................................. 32

Hình 2.18. Tổng quan các chân mặt trước của biến tần. ....................................... 33

Hình 2.19. Sơ đồ nối dây mạch lực. ...................................................................... 33

Hình 2.20. Các chân nối mạch điều khiển khối TB1. ........................................... 34

Hình 2.21. Các chân nối mạch điều khiển khối TB2. ........................................... 34

Hình 2.22. Powerflex 525. .................................................................................... 35

Hình 2.23. Bản vẽ vị trí thiết bị trên bàn thí nghiệm sử dụng CPU 1769. ............ 37

Hình 2.24. Bản vẽ lắp đặt thiết bị trên bàn thí nghiệm sử dụng CPU 1756-L71. . 37

Hình 2.25. Bản vẽ lắp đặt máng và thanh ray trên bàn thí nghiệm. ...................... 38

Hình 2.26. Bản vẽ đấu nguồn chung cho các thiết bị trong bàn thí nghiệm. ........ 39

Hình 2.27. Bản vẽ đấu dây nguồn biến tần Powerflex 525. .................................. 40

Hình 2.28. Bản vẽ đấu dây nguồn cho màn hình HMI và Stratix. ........................ 40

Hình 2.29. Bản vẽ đấu nguồn cho khung lắp ControlLogix và các mô-đun. ....... 41

Hình 2.30. Bản vẽ đấu nguồn cho các mô-đun mở rộng. ...................................... 41

Hình 2.31. Bản vẽ tổng thể ba mạng trên bàn thí nghiệm sử dụng CPU. ............. 42
ii
Danh mục hình vẽ

Hình 2.32. Bản vẽ hai mạng trên bàn thí nghiệm sử dụng CPU 1769-L30ER. .... 43

Hình 2.33. Sơ đồ kết nối của mạng EtherNet........................................................ 43

Hình 2.34. Sơ đồ kết nối của mạng ControlNet. ................................................... 44

Hình 2.35. Bản vẽ kết nối của mạng DeviceNet. .................................................. 44

Hình 2.36. Hình ảnh bàn thí nghiệm thực tế. ........................................................ 45

Hình 3.1. Mô tả yêu cầu công nghệ. ..................................................................... 46

Hình 3.2. Giản đồ grafcet. ..................................................................................... 51

Hình 3.3. Bản vẽ mạch lực phần khí nén. ............................................................. 53

Hình 3.4. Bản vẽ mạch lực phần điện. .................................................................. 54

Hình 3.5. Bản vẽ mạch điều khiển. ....................................................................... 54

Hình 3.6. Mô hình cắt sản phẩm thực tế. .............................................................. 55

Hình 3.7. Màn hình chính điều khiển mô hình. .................................................... 56

Hình 3.8. Giao diện điều khiển trên HMI chế độ tự động. ................................... 56

Hình 3.9. Giao diện điều khiển trên HMI chế độ bằng tay. .................................. 57

Hình 3.10. Giao diện điều khiển và giám sát trên máy tính điều khiển. ............... 57

Hình 4.1. Các tag của biến tần. ............................................................................. 60

Hình 4.2. Chức năng trên các thanh ghi biến tần. ................................................. 61

Hình 4.3. Thanh ghi chức năng Logic Status Word. ............................................. 62

Hình 4.4. Thanh ghi Logic Command Word. ....................................................... 63

Hình 4.5. Màn hình chính điều khiển biến tần qua mạng DeviceNet trên HMI. .. 64

Hình 4.6. Điều khiển biến tần vô cấp qua mạng DeviceNet trên HMI. ................ 64

Hình 4.7. Sơ đồ nối dây điều khiển biến tần bằng tín hiệu tương tự. ................... 65

Hình 4.8. Giao diện điều khiển biến tần thông qua mô-đun tương tự trên HMI. . 66

Hình 4.9. Sơ đồ đấu dây điều khiển biến tần qua đầu vào số. .............................. 68

Hình 4.10. Giao diện HMI điều khển biến tần 7 cấp tốc độ. ................................ 68
iii
Danh mục bảng biểu

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Dữ liệu đầu vào và ra của các mô-đun giao tiếp................................... 12

Bảng 1.2. Liên hệ giữa tốc độ truyền dữ liệu với chiều dài dây dẫn. ................... 13

Bảng 3.1. Bảng phân cổng vào ra.......................................................................... 47

Bảng 3.2. Bảng phân các ký hiệu sử dụng trong grafcet....................................... 49

Bảng 4.1. Cách tổ hợp trạng thái logic 7 cấp tốc độ. ............................................ 67

iv
Danh mục từ viết tắt

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt

DC Direct Current Dòng một chiều

AC Alternating Current Dòng xoay chiều

VDC Voltage Direct Current Điện áp một chiều

VAC Voltage Alternating Current Điện áp xoay chiều

PLC Programmable Logic Controller Bộ điều khiển logic khả trình

CPU Central Processing Unit Bộ xử lí trung tâm

HMI Human Machine Interface Giao diện người máy

I/O Input/Output Đầu vào/Đầu ra

v
Lời nói đầu

LỜI NÓI ĐẦU

Trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước hiện nay, tự động hóa đóng
vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất. PLC là thiết bị hữu
ích trong thiết kế các dây truyền, là lựa chọn hàng đầu cho bộ xử lý thông tin trung tâm
của hệ thống. Mạng truyền thông công nghiệp cũng từ đó mà phát triển đem lại nhiều
lợi ích.

Do đó em đã lựa chọn đề tài: “Thiết kế bàn thí nghiệm mạng truyền thông hãng
Rockwell Automation”. Đồ án được thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy giáo TS. Đỗ
Trọng Hiếu. Nội dung đồ án gồm:

Chương 1: Tổng quan về mạng truyền thông công nghiệp và mạng của hãng
Rockwell Automation

Chương 2: Thiết kế bàn thí nghiệm và các thiết bị sử dụng

Chương 3: Ứng dụng bàn thí nghiệm điều khiển mô hình cắt sản phẩm

Chương 4: Ứng dụng bàn thí nghiệm điều khiển biến tần Powerflex 700S

Sau một thời gian được sự hướng dẫn và chỉ bảo của thầy giáo TS. Đỗ Trọng Hiếu
em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp này. Tuy nhiên, do thời gian và năng lực của bản
thân còn nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong
nhận được sự chỉ dạy và những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 12 tháng 06 năm 2018

Sinh viên thực hiện

Phạm Văn Long

vi
Chương 1. Tổng quan về mạng truyền thông công nghiệp và mạng của hãng Rockwell…

Chương 1
TỔNG QUAN MẠNG TRUYỀN THÔNG CÔNG
NGHIỆP VÀ MẠNG CỦA ROCKWELL AUTOMATION

1.1. Tổng quan về mạng truyền thông công nghiệp

1.1.1. Khái niệm và vai trò của mạng truyền thông công nghiệp

a) Khái niệm

Mạng truyền thông công nghiệp hay mạng công nghiệp là một khái niệm chung chỉ
các hệ thống mạng truyền thông số, truyền bit nối tiếp, được sử dụng để ghép nối các
thiết bị công nghiệp. Các hệ thống truyền thông công nghiệp phổ biến hiện nay cho phép
liên kết mạng ở nhiều mức khác nhau, từ các cảm biến, cơ cấu chấp hành dưới cấp
trường cho đến các máy tính điều khiển, thiết bị quan sát, máy tính điều khiển giám sat
và các máy tính cấp điều hành xí nghiệp, quản lý công ty.

Cần phân biệt rõ mạng truyền thông công nghiệp với viễn thông ở các điểm: phạm
vi địa lý áp dụng và số lượng thành viên tham gia, dạng thông tin cần trao đổi trong hệ
thống mạng, Và mạng truyền thông công nghiệp thực chất là một dạng đặc biệt của
mạng máy tính và có thể xem xét ở một vài đặc điểm như: Kỹ thuật truyền dữ liệu, yêu
cầu về tính năng thời gian thực, phạm vi áp dụng,

Sự khác nhau trong mục đích và phạm vi sử dụng giữa các hệ thống mạng truyền
thông công nghiệp với các hệ thống mạng viễn thông và mạng máy tính dẫn đến sự khác
nhau trong các yêu cầu về mặt kĩ thuật cũng như kinh tế. Hệ thống truyền thông công
nghiệp, đặc biệt ở cấp dưới thì các yêu cầu về tính năng thời gian thực, khả năng thực
hiện đơn giản, giá thành hạ luôn được đặt lên hàng đầu. Trong khi trong hệ thông mạng
máy tính, do đặc thù về phạm vi kết nối cũng như số lượng máy tính kết nối mà kiến
trúc giao thức của mạng máy tính cũng sẽ phức tạp hơn mạng truyền thông công nghiệp.

1
Chương 1. Tổng quan về mạng truyền thông công nghiệp và mạng của hãng Rockwell…

b) Vai trò của mạng truyền thông công nghiệp

Vai trò của mạng truyền thông công nghiệp là nhằm để ghép nối thiết bị, trao đổi
thông tin là một trong những vấn đề cơ bản trong bất cứ giải pháp tự động hóa nào. Một
bộ điều khiển cần được ghép nối với các cảm biến và cơ cấu chấp hành. Giữa các bộ
điêu khiển trong một hệ thống điều khiển phân tán cũng cần trao đổi thông tin với nhau
để phối hợp thực hiện điều khiển cả quá trình sản xuất. Ở một cấp cao hơn, các trạm vận
hành trong trung tâm điều khiển cần được ghép nối và giao tiếp vứi các bộ điều khiển
để có thể theo dõi giám sát toàn bộ quá trình sản xuất và hệ thống điều khiển.

Việc sử dụng mạng truyền thông công nghiệp thì mang lại những lợi ích như sau:

 Đơn giản hóa cấu trúc liên kết giữa các thiết bị công nghiệp: một đường
truyền duy nhất cho các thiết bị thuộc chủng loại khác nhau.
 Tiết kiệm dây nối và công thiết kế, lắp đặt hệ thống.
 Nâng cao độ tin cậy và chính xác của thông tin: nhờ kỹ thuật truyền thông
số, thông tin truyền đi khó sai lệch hơn, các thiết bị mạng có khả năng tự
phát hiện lỗi và chẩn đoán lỗi nếu có. Việc bỏ qua nhiều lần chuyển đổi qua
lại giữa tín hiệu tương tự và tín hiệu số cũng nâng cao độ chính xác của
thông tin.
 Nâng cao độ linh hoạt, tính năng mở của hệ thống: hệ thống mạng có thể sử
dụng thiết bị của nhiều hãng khác nhau cũng như việc thay thế, nâng cấp và
mở rộng phạm vi chức năng của hệ thống cũng dễ dàng hơn.
 Đơn giản hóa việc tham số hóa, chẩn đoán, định vị lỗi, sự cố của các thiết
bị.
 Mở ra nhiều chức năng và khả năng ứng dụng mới của hệ thống.

1.1.2. Phân loại và đặc trưng các hệ thống mạng công nghiệp
Để phân loại, sắp xếp và phân tích đặc trưng các hệ thống mạng truyền thông công
nghiệp, ta dựa vào mô hình phân cấp quen thuộc cho các công ty, xí nghiệp sản xuất. Ta
có minh họa trên hình 1.1.

2
Chương 1. Tổng quan về mạng truyền thông công nghiệp và mạng của hãng Rockwell…

Hình 1.1. Mô hình phân cấp chức năng công ty sản xuất công nghiệp.

Càng ở những cấp dưới thì các chức năng càng mang tính chất cơ bản hơn đòi hỏi
yêu cầu cao hơn về độ nhanh nhạy, thời gian phản ứng. Một chức năng ở cấp trên được
thực hiện dựa trên các chức năng cấp dưới, tuy không đòi hỏi thời gian đáp ứng nhanh
như ở cấp dưới, nhưng ngược lại lượng thông tin cần trao đổi và xử lý lại lớn hơn nhiều.

Có năm cấp chức năng từ thấp đến cao đó là:

 Cấp chấp hành: Các chức năng chính của cấp chấp hành là đo lường, truyền
động, và chuyển đổi tín hiệu trong trường hợp cần thiết.
 Cấp điều khiển: Nhiệm vụ chính là nhận thông tin từ các cảm biến, xử lý
các thông tin đó theo một thuật toán nhất định và truyền đạt lại kết quả
xuống các cơ cấu chấp hành.
 Cấp điều khiển giám sát: Nhiệm vụ là hỗ trợ người sử dụng trong việc cài
đặt ứng dụng, thao tác, theo dõi, giám sát vận hành và xử lý những tình
huống bất thường. Thực hiện các chức năng giao diện người-máy HMI, lưu
trữ các số liệu liên quan đến sản xuất và ra lệnh, thiết lập cấu hình và thay
đổi chế độ làm việc cho các quá trình sản xuất.
 Cấp điều hành sản xuất: Là cấp quản lý nhà máy và thực hiện phối hợp nhiều
nhiệm vụ quản lý khác nhau như quản lý kỹ thuật, quản lý sản xuất, quản lý
nhân lực.

3
Chương 1. Tổng quan về mạng truyền thông công nghiệp và mạng của hãng Rockwell…

 Cấp quản lý công ty: Thực hiện kết nối phối hợp các hoạt động quản lý khác
nhau trên mọi nhà máy, chi nhánh và văn phòng công ty tại nhiều thành phố
và quốc gia khác nhau.

Tương ứng với năm cấp chức năng là bốn cấp của hệ thống truyền thông. Từ cấp
điều khiển giám sát trở xuống thuật ngữ “bus” thường được dùng thay cho “mạng”, với
lý do phần lớn các hệ thống mạng phía dưới đều có cấu trúc vật lý hoặc logic kiểu bus.
Như vậy, bốn cấp của hệ thống truyền thông là:

 Bus trường: Là hệ thống bus nối tiếp, sử dụng kỹ thuật truyền tin số để kết
nối các bộ điều khiển với nhau và với cảm biến và cơ cấu chấp hành. Bus
trường không yêu cầu dữ liệu trao đổi lớn nhưng cần phải đáp ứng được tính
năng thời gian thực.
 Bus hệ thống, Bus quá trình: Dùng để kết nối các máy tính điều khiển và
các máy tính trên cấp điều khiển giám sát với nhau. Qua bus hệ thống các
máy tính điều khiển có thể phối hợp hoạt động, cung cấp dữ liệu quá trình
cho trạm kỹ thuật và trạm quan sát. Tùy theo lĩnh vực ứng dụng mà cần đòi
hỏi về tính năng thời gian thực được đặt ra có ngặt nghèo hay không. Thời
gian phản ứng thông thường trong khoảng vài trăm mi-li giây, trong khi đó
lưu lượng thông tin lớn hơn nhiều so với bus trường.
 Mạng xí nghiệp: Là một mạng LAN bình thường, có chức năng kết nối các
máy tính văn phòng thuộc cấp điều hành sản xuất với cấp điều khiển giám
sát. Mạng xí nghiệp không yêu cầu nghiêm ngặt về tính năng thời gian thực,
việc trao đổi dữ liệu diễn ra không định kỳ, nhưng có khi với số lượng lớn
tới hàng Mega-bytes (MB).
 Mạng công ty: Đặc trưng của mạng công ty là gần với một mạng viễn thông
hoặ mạng máy tính diện rộng nhiều hơn trên các phương diện phạm vi và
hình thức dịch vụ, phương pháp truyền thông và cá yêu cầu về kỹ thuật.

1.1.3. Cấu trúc mạng truyền thông công nghiệp


Mạng bao gồm:

 Hạ tầng mạng: Môi trường vật lý truyền tin, các phần tử kết nối và kỹ thuật
truyền.

4
Chương 1. Tổng quan về mạng truyền thông công nghiệp và mạng của hãng Rockwell…

 Giao thức và dịch vụ dùng để truyền dữ liệu.


 Các mô-đun (Module) kết nối máy tính hay PLC với mạng.

Trong mạng diễn ra quá trình trao đổi dữ liệu giữa hai thiết bị gọi là trạm. Mạng
con là kết hợp tất cả những gì cần thiết để tạo nên sự truyền thông với cùng giao thức.
Mạng là kết nối các mạng con cùng loại hay khác loại.

Các trạm kết nối với nhau qua đường truyền vật lý theo cấu trúc mạng, mỗi trạm là
một nút mạng. Mạng đơn giản nhất gồm hai nút gọi là cấu trúc điểm-điểm. Với nhiều
trạm, cấu trúc đơn giản nhất là cấu trúc bus. Ở cấu trúc này, ở mối thời điểm chỉ có một
trạm được phép truyền, còn các trạm còn lại chỉ nhận.

Station 1 Station 2 Station 3

Hình 1.2. Cấu trúc dạng bus.

Khi tuyến được nối hai đầu cuối với nhau ta có cấu trúc vòng, mỗi nút có thể dùng
bộ lặp để tăng khoảng cách truyền.

Station 1 Station 2 Station 3

Station 4 Station 5 Station 6

Hình 1.3. Cấu trúc dạng vòng không tích cực.

5
Chương 1. Tổng quan về mạng truyền thông công nghiệp và mạng của hãng Rockwell…

Cấu trúc sao có bộ ghép trung tâm, ghép các trạm với nhau.

Station 1 Station 1 Station 1

Star Coupler

Hình 1.4. Cấu trúc hình sao.

Cấu trúc cây gồm nhiều cấu trúc bus, sao ghép với nhau qua bộ ghép mạng.

Hình 1.5. Cấu trúc cây.

a) Truy nhập mạng

Kỹ thuật truy cập mạng đơn giản nhất là chủ/tớ, trạm chủ gửi thông tin đến từng
trạm tớ và ra lệnh trạm tớ gửi lại thông tin, cá trạm tớ không thể liên lạc trực tiếp với
nhau.

Master

Slave Slave Slave

Hình 1.6. Phương pháp truy nhập mạng chủ/tớ.

6
Chương 1. Tổng quan về mạng truyền thông công nghiệp và mạng của hãng Rockwell…

Kỹ thuật truyền thứ hai là truyền thẻ (token passing), thẻ là một mẫu tin được truyền
trong tuyến, trạm nào bắt được thẻ thì được quyền gửi thông tin và phải gửi thẻ này đi
sau một thời gian xác định. Nếu trạm phân chia theo chủ tớ thì chỉ có trạm chủ được
nhận thẻ.

Kỹ thuật thứ ba là CSMA/CD (carrier sense multiple access collision detection/ đa


truy cập cảm biến sóng mang chống xung đột) các trạm đều được phát tin nếu tuyến
đang rảnh nhưng nếu có hai trạm cùng truyền đông thời thì xung đột xảy ra, sự truyền
ngưng, trạm sẽ truyền tin trở lại sau một thời gian ngẫu nhiên.

b) Mô hình mạng

Sự truyền thông tin giữa các trạm thực hiện theo giao thức và kỹ thuật truy cập, các
mạng con có giao thức và kỹ thuật truy cập khác nhau do đó cần có một kiểu chung về
mạng. Năm 1983, tổ chức chuẩn hóa quốc tế ISO đã đưa ra chuẩn ISO 7498 với mô hình
qui chiếu OSI (Open System Interconnection – Reference Model), nhằm hỗ trợ xây dựng
các hệ thống truyền thông có khả năng tương tác. ISO/OSI hoàn toàn không là một
chuẩn thống nhất về giao thức, cũng không phải là một chuẩn chi tiết về dịch vụ truyền
thông. Đây chỉ là một mô hình kiến trúc phân lớp với mục đích phục vụ việc sắp xếp và
đối chiếu các hệ thống truyền thông có sẵn, trong đó có cả việc so sánh, đối chiếu các
giao thức và dịch vụ truyền thông, cũng như cơ sở cho việc phát triển các hệ thống mới.

Hình 1.7. Mô hình qui chiếu ISO/OSI.

7
Chương 1. Tổng quan về mạng truyền thông công nghiệp và mạng của hãng Rockwell…

Mô hình OSI đưa ra có 7 lớp từ lớp thấp nhất là 1 đến lớp cao nhất là 7:

 Lớp 1: Lớp vật lý (Physical) có chức năng kết nối vật lý giữa các thiết bị
mạng (cáp điện, sợi quang,…)
 Lớp 2: Lớp kết nối dữ liệu (Data Link) đảm bảo truyền tin tin cậy bằng cách
dụng các loại mã sửa sai như mã khoảng cách Hamming, mã CRC (Cyclic
Redundancy Check),… Lớp này chia làm hai lớp con là MAC (Medium
Access Control) lo việc truy cập và lớp LLC (Logic Link Control) lo việc
kết nối.
 Lớp 3: Lớp mạng (Network) đảm bảo tìm đường đi để truyền dữ liệu giữa
hai thiết bị.
 Lớp 4: Lớp vận chuyển (Transport) cung cấp truyền tin tin cậy, khắc phục
lỗi và điều khiển lưu thông.
 Lớp 5: Lớp kiểm soát nối (Session) dùng để đồng bộ sự liên lạc, đảm bảo
dữ liệu được truyền tiếp tục từ chỗ bị ngưng do ngắt kết nối.
 Lớp 6: Lớp biểu diễn dữ liệu (Presentation) chuyển đổi các dạng dữ liệu
khác nhau thành dạng chuẩn.
 Lớp 7: Lớp ứng dụng (Application) cung cấp các dịch vụ ứng dụng, ví dụ
như dịch vụ chuyển thông báo trong công nghiệp.

c) Bộ ghép mạng

Bộ ghép mạng dùng để kết nối hai mạng con với nhau hay để kết nối dải đường
truyền vật lý bằng cách tăng cường tín hiệu. Có bốn loại bộ ghép mạng là repeater,
bridge, router, gateway.

 Repeater là bộ lặp, khuếch đại tín hiệu khi muốn tăng khoảng cách truyền.
 Bridge là cầu nối dùng để nối hai đường truyền vật lý khác nhau.
 Router để kết nối hai thiết bị với nhau theo ba lớp 1,2 và 3.
 Gateway kết nối hai mạng con với nhau theo cả bảy lớp.

8
Chương 1. Tổng quan về mạng truyền thông công nghiệp và mạng của hãng Rockwell…

1.2. Hệ thống mạng của hãng Allen-Bradlley

Cac hệ thống mạng do hãng Allen-Bradley phát triển có DeviceNet, ControlNet,


EtherNet và DH+. Trong tài liệu này sẽ đi sâu tìm hiểu về ba mạng của hãng Allen-
Bradley đó là EtherNet/IP, ControlNet và DeviceNet.

1.2.1. DeviceNet
DeviceNet là một hệ thống bus được hãng Allen-Bradley phát triển dựa trên cơ sở
của Can, dùng nối mạng cho các thiết bị đơn giản ở cấp chấp hành. DeviceNet không
chỉ đơn thuần là chuẩn giao thức cho lớp ứng dụng của CAN, mà còn bổ sung một số
chi tiết thực hiện lớp vật lý và đưa ra các phương thức giao tiếp kiêu tay đôi (Peer to
Peer) hoặc chủ tớ (Master/Slave). Cấu trúc mạng là đường trục/đường nhánh, trong đó
chiều dài đường nhánh hạn chế dưới 6m. Ba tốc độ truyền được qui định là 125kbit/s,
250 kbit/s và 500 kbit/s, tương ứng với các chiều dài của đường trục là 500m, 250m,
100m.

Một mạng DeviceNet cho phép ghép nối tối đa 64 trạm. Khác với CAN, mỗi thành
viên trong một mạng DeviceNet được đặt một địa chỉ trong khoảng từ 0-63, được gọi là
MAC-ID (Medium Access Control Identifier). Việc bổ sung hay bỏ đi một trạm có thể
thực hiện ngay trong khi mạng còn đóng nguồn.

Một mạng DeviceNet hoạt động dựa trên mô hình nhà sản xuất/người tiêu dùng.
Trong các bài toán điều khiển, mô hình này cho phép các hình thức giao tiếp như sau:

 Điều khiển theo sự kiện: Một thiết bị chỉ gửi dữ liệu mỗi khi dữ liệu có thay
đổi.
 Điều khiển theo thời gian: Một thiết bị có thể gửi dữ liệu một cách tuần hoàn
theo chu kỳ do người sử dụng đặt.
 Gửi đồng loạt: Thông báo được gửi đồng thời tới tất cả hoặc một nhóm các
thiết bị.
 Hỏi tuần tự: Phương pháp cổ điển cho các hệ thống có cấu hình chủ/tớ (một
trạm chủ).

Việc đặt cấu hình và tham số cho các thiết bị trong khi đưa vào hoạt động cũng như
trong khi vận hành không gây ảnh hưởng đáng kể tới tính năng thời gian của ứng dụng

9
Chương 1. Tổng quan về mạng truyền thông công nghiệp và mạng của hãng Rockwell…

điều khiển. Bên cạnh đó, có thể thực hiện chức năng thu thập dữ liệu một cách định kì
hoặc theo nhu cầu, phục vụ các ứng dụng.

Mô hình nhà sản cuất/người tiêu dùng cho phép sử dụng đường truyền một cách
hiệu quả. Nhiều trạm có thể đồng thời sử dụng cung một dữ liệu gửi từ một nguồn duy
nhất. Các trạm cũng có thể đồng bộ hóa một cách đơn giản để đảm bảo tính nhất quán
của dữ liệu – một trong cách yêu cầu quan trọng của bài toán điều khiển. Thực tế, các
thiết bị có thể giao tiếp với nhau không cần có mặt của trạm chủ.

Một vài bước cần chú ý khi sử dụng mạng DeviceNet:

a) Chọn mạng đơn hay nhiều mạng con.

Ta có thể tổ chức thiết bị trong mạng theo mạng đơn hoặc một mạng phân tán nhỏ
với các mạng con. Khi sử dụng mạng con, ta sẽ đặt tất cả các thiết bị trong một mạng
đơn DeviceNet và kết nối với CPU (controller) thông qua mô-đun giao tiếp của mạng
(scanner).

Hình 1.8. Mạng đơn DeviceNet.

Ưu điểm khi sử dụng kiểu mạng này:

 Giá thành sẽ rẻ hơn khi sử dụng kiểu mạng có nhiều mạng con.
 Ta chỉ cần quản lý một mạng duy nhất.
 CPU và scanner được đặt gần nhau.

Nhược điểm khi sử dụng kiểu mạng này:

 Mạng chỉ được sử dụng cho khoảng cách ngắn.


 Nhiều thiết bị trên cùng một mạng sẽ làm giảm hiệu suất của mạng.
 Mạng cần nhiều nguồn.
 Mạng đơn chứa tối đa 64 nút mạng.

10
Chương 1. Tổng quan về mạng truyền thông công nghiệp và mạng của hãng Rockwell…

Khi sử dụng kiểu mạng con cho hệ thống mạng của bạn thì tức là bạn đã kết nối
phân tán nhiều mạng con thông qua mô-đun giao tiếp mạng (scanner), hoặc để liên kết
các thiết bị. Lúc này, ta sử dụng mạng DeviceNet để liên kết các thiết bị thanh từng
mạng con riêng biệt. Các mạng con này sẽ kết nối với CPU thông qua mô-đun giao tiếp
mạng (scanner), nhưng trong kiểu mạng này thì CPU có thể kết nối với các thiết bị khác
qua mạng ControlNet hoặc EtherNet/IP. Và thực hiện điều khiển cả các thiết bị trên các
mạng đó.

Hình 1.9. Mạng con DeviceNet.

Ưu điểm:

 Làm tăng tốc độ truyền cho mạng DeviceNet do khoảng cách được giảm
ngắn.
 Với việc chia nhỏ các thiết bị trong mạng con hiệu suất tổng thể của mạng
được tăng lên.
 Yêu cầu về năng lượng đơn giản hơn.

Nhược điểm:

 Chi phí lắp đặt sẽ cao hơn mạng đơn.


 Cần phải quản lý nhiều mạng.
 CPU phải nhận dữ liệu từ nhiều thiết bị liên kết khác nhau.

b) Chọn mô-đun giao tiếp mạng (scanner)

Từ việc xác định cấu trúc mạng, ta sẽ chọn mô-đun giao tiếp mạng:

11
Chương 1. Tổng quan về mạng truyền thông công nghiệp và mạng của hãng Rockwell…

 Đối với cấu trúc mạng đơn, ta sẽ chọn các loại mô-đun như 1769-SDN,
1756-DNB, 1788-DNBO, 1784-PCIDS.
 Đối với cấu trúc mạng con, ta sẽ chọn các loại mô-đun như 1788-EN2DN,
1788-CN2DN.

Và ta cũng có thể thực hiện bắc cầu để kết nối giữa các thiết bị ở hai mạng khác
nhau, như là thiết bị ở mạng ControlNet và EtherNet/IP có thể giao tiếp với thiết bị ở
mạng DeviceNet. Từ đó mà máy tính điều khiển sử dụng mạng EtherNet/IP thì cũng có
thể giao tiếp điều khiển các thiết bị trong mạng ControlNet hay DeviceNet.

Hình 1.10. Thực hiện bắc cầu giữa hai mạng.

Với việc phân cấp mạng như vậy thì mô-đun giao tiếp mạng (scanner) cần phải
được chọn kĩ càng để có số lượng đầu vào ra phù hợp với ứng dụng thực tế.

Bảng 1.1. Dữ liệu đầu vào và ra của các mô-đun giao tiếp.

Mô-đun Dữ liệu vào lớn nhất Dữ liệu ra lớn nhất


(DINTs) (DINTs)

1756-DNB 124 123

1769-SDN 90 90

1788-CN2DN 124 123

12
Chương 1. Tổng quan về mạng truyền thông công nghiệp và mạng của hãng Rockwell…

1788-EN2DN 124 123

1788-DNBO 124 123

c) Tốc độ truyền và sét địa chỉ nút cho thiết bị

Có ba tốc độ truyền cho mạng DeviceNet tùy thuộc vào độ dài dây dẫn mà bạn
chọn tượng ứng.

Bảng 1.2. Liên hệ giữa tốc độ truyền dữ liệu với chiều dài dây dẫn.

Tốc độ truyền Chiều dài lớn nhất của dây dẫn đường trục Tổng chiều dài
dữ liệu của dây đường
Cáp dẹt Cáp to Cáp nhỏ
nhánh

125K bit/s 420m 500m 100m 156m

250K bit/s 200m 250m 100m 78m

500K bit/s 75m 100m 100m 39m

Khi đặt địa chỉ cho thiết bị cần lưu ý:

 Địa chỉ 0 chỉ dành cho mô-đun giao tiếp mạng, nếu có nhiều mô-đun thì các
địa chỉ thấp nhất sẽ là của mô-đun giao tiếp mạng (scanner).
 Máy tính giám sát sẽ có đại chỉ là 62
 Các thiết bị trong mạng sẽ có địa chỉ từ 1 đến 61.
 Và không có thiết bị nào sử dụng địa chỉ 63.

1.2.2. ControlNet
Mạng ControlNet cung cấp khả năng truyền tải tốc độ cao cho các thông số vào ra,
dữ liệu phối hợp và các tin nhắn, khả năng truyền dữ liệu này nâng cao hiệu năng của
các đầu vào ra và giao tiếp ngang hàng trong bất kỳ hệ thống hoặc ứng dụng nào.

Mạng ControlNet có tính xác định cao và có thể lặp lại và không bị ảnh hưởng khi
các thiết bị được kết nối hoặc ngắt kết nối với nó. Điều này đảm bảo hiệu suất thời gian
thực đáng tin cậy, đồng bộ và được điều phối.

13
Chương 1. Tổng quan về mạng truyền thông công nghiệp và mạng của hãng Rockwell…

Mạng ControlNet thường được sử dụng cho các mục đích:

 Là mạng mặc định cho nền tảng ControlLogix.


 Làm xương sống để kết nối với mạng DeviceNet.
 Làm mạng giao tiếp không chỉ theo chiều dọc mà còn ngang hàng.

Có thể sử dụng mạng ControlNet trong hệ thống với các tiện ích mà nhà sản xuất
cung cấp:

 Có thể trao đổi dữ liệu giữa hai CPU.


 CPU bằng việc gửi các tin nhắn để cấu hình cho thiết bị, ra tín hiệu điều
khiển thiết bị và nhận dữ liệu mà thiết bị gửi lại.
 Máy tính có thể đưa chương trình xuống CPU hoặc tải chương trình từ CPU
lên.
 Máy tính có thể cấu hình thiết bị thông qua mạng ControlNet và cũng có thể
cấu hình cho mạng mà máy tính đó đang sử dụng.

Hình 1.11. Mô-đun mạng ControlNet và mạng ControlNet tiêu biểu.

Trong hình 1.11, một mạng ControlNet tiêu biểu sẽ có máy tính của người điều
khiển kết nối, CPU ControlLogix cùng với mô-đun giao tiếp mạng (scanner loại 1756-
CN2, 1756-CN2R,…), màn hình giao diện người máy (HMI), biến tần powerflex 700S,
CPU compactLogix với mô-đun vào ra, và cả phần mở rộng của mạng.

14
Chương 1. Tổng quan về mạng truyền thông công nghiệp và mạng của hãng Rockwell…

Cũng tương tự như mạng DeviceNet, thì các thiết bị trọng mạng ControlNet cũng
có thể kết nối với các thiết bị sử dụng trong các mạng khác thông qua các mô-đun hỗ
trợ cho việc bridge (tạo cầu nối) hay là route. Và có thể kết nối các thiết bị trong mạng
EtherNet/IP, DeviceNet và các thiết bị có chuẩn truyền thông RS-232 thông qua các mô-
đun như 1769-SDN, 1756-CNB, 1756-CNBR,… Tùy vào hệ thống mà người thiết kế sẽ
chọn các mô-đun giao tiếp phù hợp để có thể tối ưu cho việc giao tiếp của các thiết bị
trong mạng.

Khi thiết kế một mạng ControlNet thì ta cần quan tâm đến những vấn đề về cấu
trúc mạng (Topology), số thiết bị kết nối trong mạng, chiều dài dây dẫn. ControlNet
hoạt động dựa trên mô hình nhà sản xuất/ người tiêu dùng, cho phép nhiều bộ điều khiển
có thể điều khiển các cổng vào ra trên cùng một đường dây. Điều này giúp cho việc linh
hoạt trong lựa chọn cấu trúc mạng (topology) và dạng kênh truyền (cáp đồng trục, cáp
quang,…).

Mạng ControlNet cung cấp đa dạng cấu trúc bao gồm: Mạch chính/mạch phụ
(trunkline/ dropline), hình sao, hình cây, dự phòng. Cấu trúc đơn giản nhất đó là
trunkline/dropline, sẽ có một đượng mạng trục chính là các thiết bị sẽ kết nối với trục
chính thông qua các đầu nối và tối đa mạch nhánh chỉ dài 1 mét. Hình 1.12 thể hiện
đường trục chính (trunkline), các đầu nối(tap) và các thiết bị được nối với trục chính (có
thể gọi là các nút mạng).

Hình 1.12. Cấu trúc Trunkline/Dropline trong mạng ControlNet.

15
Chương 1. Tổng quan về mạng truyền thông công nghiệp và mạng của hãng Rockwell…

Hình 1.13. Cấu trúc sao trong mạng ControlNet.

Trên hình 1.13 là một ví dụ về việc sử dụng cấu trúc sao trong mạng ControlNet
với các thiết bị là các nút mạng (PLC ControlLogix, I/O mở rộng,…), bộ lặp, các đầu
nối (tap).

Một ví dụ về việc sử dụng cấu trúc mạch vòng trong mạng ControlNet với việc kết
hợp cấu trúc truyền thằng (trunkline) với các bộ lặp , các bộ PLC và phần mở rộng mạng.

Hình 1.14. Cấu trúc mạch vòng trong mạng ControlNet.

Mỗi mạng ControlNet hỗ trợ tới 99 nút mạng, các bộ điều khiển Logix 5000 hỗ trợ
việc sử dụng nhiều mạng ControlNet, cung cấp thêm sự linh hoạt để thêm các nút vào
mạng hoặc tăng hiệu năng.

16
Chương 1. Tổng quan về mạng truyền thông công nghiệp và mạng của hãng Rockwell…

Trong mỗi mạng ControlNet, chiều dài tối đa của mạng phụ thuộc vào các nút trên
đoạn mạng. Một đoạn mạng là một phần của đường trục giữa hai thiết bị. Sử dụng bộ
lặp để nối thêm các đoạn mạng hoặc tăng chiều dài. Chiều dài tối đa của đoạn mạng
được tính theo công thức: Chiều dài = 1000 – 16,3.(số lượng nút mạng - 2)(m).

Hình 1.15. Mối quan hệ giữa chiều dài đoạn mạng với số lượng nút.

1.2.3. EtherNet/IP
Mạng EtherNet/IP là một chuẩn mạng công nghiệp cung cấp các tính năng tin nhắn
vào/ra thời gian thực và các tính năng trao đổi tin tức. Một vài ứng dụng mà mạng
EtherNet/IP hỗ trợ:

 Điều khiển thời gian thực.


 Đồng bộ hóa thời gian.
 Chuyển động.

Mạng EtherNet/IP là một mạng mở sử dụng các sản phẩm giao tiếp EtherNet phổ
biến có sẵn để hỗ trợ các tin nhắn I/O thời gian thực, trao đổi thông tin và tin nhắn chung.
Mạng cũng hỗ trợ CIP an toàn, điều này làm truyền tải dữ liệu được an toàn và điều
khiển dữ liệu tiêu chuẩn và thông tin được chuẩn hóa trên một mạng chung.

Các tính năng của mạng EtherNet/IP:

 Tốc độ linh hoạt, hỗ trợ các tốc độ 10 Mbit/s và 100Mbit/s.

17
Chương 1. Tổng quan về mạng truyền thông công nghiệp và mạng của hãng Rockwell…

 Có thể nhận các thông tin điều khiển mọi lúc, mọi nơi từ một trình duyệt
Web tiêu chuẩn.
 Hỗ trợ nhiều dạng kênh truyền (có dây hay không dây).
 Cung cấp các công cụ được sử dụng công nghệ EtherNet trong các ứng dụng
công nghiệp.

Có thể điều khiển một số lượng lớn thông tin với tốc độ truyền tin lớn (10/100
Mbit/s) cho phép truyền dữ liệu với hiệu suất cao. Và giá thành của các thiết bị có giá
thành ngày càng giảm trên thị trường, những đặc tính này giúp cho mạng EtherNet được
sử dụng rộng rãi trên trong nhiều ứng dụng điều khiển.

Mạng EtherNet/IP thường sử dụng cáp xoắn, cáp quang, hoặc cáp đồng trục, tùy
thuộc vào môi trường hoạt động, người thiết kế hệ thống sử dụng các thiết bị khác nhau
cho các ứng dụng công nghiệp.

Mạng EtherNet thường sử dụng cấu trúc hình sao tích cực trong đó nhóm các thiết
bị được kết nối điểm-điểm với switch mạng. Lợi ích của cấu trúc hình sao là nó hỗ trợ
các tốc độ 10Mbit/s và 100Mbit/s, phần lớn các switch EtherNet sẽ tự điều chỉnh tốc độ
truyền tin. Cấu trúc hình sao cho phép kết nối đơn giản các thiết bị với đường truyền, dễ
dàng phát hiện và gỡ bỏ lỗi, và dễ dàng bảo trì.

Chiều dài mạng EtherNet/IP thay đổi phụ thuộc vào phương tiện dẫn được sử dụng.
Ví dụ: Hiện nay trên thị trường có nhiều loại dây cáp xoắn như CAT5, CAT 6 với CAT
5 khoảng cách tối đa giữa các switch và các nút mạng là 100 m, nếu muốn tín hiệu ổn
định thì khoảng cách dài nhất có thể là 80 m.

Ví dụ sau đây là hệ thống mạng EtherNet/IP tiêu biểu do Allen-Bradley đưa ra thể
hiện trong hình 1.16. Trong hình này, mạng được kết nối theo kiểu hình sao thông qua
switch nối với kiểu cấu trúc mạch vòng. Các thiết bị trong mạng gồm có các thiết bị
trường, thiết bị điều khiển, giám sát. Một ví dụ về các hoạt động trong mạng:

 Trao đổi dữ liệu giữa các bộ điều khiển với nhau.


 Máy tính có thể tải chương trình xuống hoặc đưa chương trình lên từ các bộ
điều khiển.

18
Chương 1. Tổng quan về mạng truyền thông công nghiệp và mạng của hãng Rockwell…

 Bộ điều khiển đưa ra tin nhắn hướng dẫn để các thiết bị gửi dữ liệu lên và
đồng thời cũng cấu hình và gửi tín hiệu điều khiển xuống các thiết bị cấp
dưới.

Hình 1.16. Mạng EtherNet/IP.

1.3. Kết quả thu được

Sau khi tìm hiểu về mạng truyền thông công nghiệp nói chung cũng như là mạng
truyền thông công nghiệp do hãng Rockwell Automation phát triển, em thấy được tính
quan trọng của mạng truyền thông công nghiệp trong thực tiễn hoạt động công nghiệp.
Qua các đặc điểm của ba mạng EtherNet/IP, ControlNet, DeviceNet, em hiểu hơn về
các yêu cầu trong việc truyền nhận thông tin trong công nghiệp. Ngoài ra việc chọn cấu
trúc của mạng cũng rất quan trọng và chương tiếp theo em sẽ trình bày về phần các thiết
bị trong mạng và thiết kế bàn thí nghiệm.

19
Chương 2. Thiết kế bàn thí nghiệm truyền thông và các thiết bị sử dụng.

Chương 2
THIẾT KẾ BÀN THÍ NGHIỆM TRUYỀN THÔNG VÀ
CÁC THIẾT BỊ SỬ DỤNG

2.1. Mục đích đối với việc thiết kế bàn thí nghiệm

Được sự đầu tư về trang thiết bị của hãng Rockwell Automation trong chương trình
hợp tác giữa tập đoàn với trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Với mục đích cho phép
sinh viên có thể dễ dàng thực hành trực tiếp trên các thiết bị thực chuẩn công nghiệp, và
làm quen với các mạng chuẩn công nghiệp do hãng Rockwell Automation thiết kế. Từ
đó thì việc thiết kế bàn thí nghiệm là rất cần thiết, để sinh viên có thể được thực hành,
tìm hiểu, và có cái nhìn thực tế hơn về các thiết bị, mạng truyền thông cũng như cách
thiết kế, lắp đặt theo các tiêu chuẩn một hệ thống thực.

2.2. Danh mục thiết bị sử dụng

2.2.1. ControlLogix
ControlLogix là một dòng PAC cỡ lớn của Rockell Automation, sử dụng cho các
ứng dụng điều khiển phức tạp, DCS, nhiều loại mạng truyền thông và có số lượng I/O
lớn (hơn 1000).

a) CPU

Trong phòng thí nghiệm có hai CPU ControlLogix 1756-L61 và 1756-L71, CPU
controlLogix 1756-L71 được sản xuất ra để thay thế cho 1756-L61. Với nhiều tính năng
ưu việt hơn như hiệu suất cao gấp đôi so với 1756-L61.

Tính năng của hai ControlLogix này:

 Hỗ trợ đa xử lý 32 công việc điều khiển độc lập.


 Đa dạng các chuẩn truyền thông như: EtherNet/IP, ControlNet, DeviceNet,
Remote I/O,…
 Khả năng thiết lập truyền thông tối đa giữa các thiết bị: Đối với L61 là 250
và L71 là 500.

20
Chương 2. Thiết kế bàn thí nghiệm truyền thông và các thiết bị sử dụng.

 Có đầy đủ tính năng dự phòng.


 Các ngôn ngữ lập trình: LD, ST, FBD, SFC.
 Bộ nhớ CPU: 2MB.
 Tích hợp thẻ nhớ đối với L71 và sử dụng pin đối với L61 để có thể lưu lại
chương trình (backup).
 Có I/O tối đa là 128.000 I/O.

Số tín hiệu tương tự tối đa: 4000 tín hiệu.

Hình 2.1. ControlLogix 1756-L71.

b) Các mô-đun truyền thông

ControlLogix có các mô-đun truyền thông: EtherNet/IP, ControlNet, DeviceNet,


DH+, Remote I/O,… Tại phòng thí nghiệm có 3 mô-đun là EtherNet/IP, ControlNet và
DeviceNet.

Giao thức EtherNet công nghiệp (EtherNet/IP) là một chuẩn mở của mạng công
nghiệp, hỗ trợ cả thông điệp I/O thời gian thực và thay đổi thông điệp.

Sử dụng mô-đun 1756-EN2T cho các ứng dụng:

 Điều khiển các mô-đun I/O và biến tần.


 Khi cần một adapter cho các I/O 1756 phân tán trên các liên kết EtherNet/IP.
 Truyền thông với các thiết bị EtherNet/IP khác.
 Tạo cầu liên kết EtherNet/IP để truyền thông điệp tới các thiết bị trên mạng
khác.
21
Chương 2. Thiết kế bàn thí nghiệm truyền thông và các thiết bị sử dụng.

Mạng EtherNet/IP: Trong phòng thí nghiệm hiện tại đang có mô-đun 1756-EN2T.

Hình 2.2. Mô-đun 1756-EN2T.

Mạng ControlNet: Trong phòng thí nghiệm hiện tại đang có mô-đun 1756-
CNBR/E.

Hình 2.3. Mô-đun 1756-CNBR/E.

Mạng ControlNet là một mạng mở, điều khiển mạng theo thời gian thực, cho những
ứng dụng tốc độ cao. Mạng ControlNet sử dụng CIP (Common Industrial Protocol) để
22
Chương 2. Thiết kế bàn thí nghiệm truyền thông và các thiết bị sử dụng.

tích hợp chức năng của một mạng I/O và một mạng điểm-điểm cho phép hoạt động ở
tốc độ cao tất cả các chức năng.

Mô-đun 1756-CNBR có thể có 40 đến 49 kết nối ControlNet trên một mô-đun.

Mạng DeviceNet: Trong phòng thí nghiệm đang sử dụng mô-đun 1756-DNB.

Hình 2.4. Mô-đun 1756-DNB.

c) Các cổng vào ra

Có các cổng vào ra số AC, DC vào ra tương tự, vào ra bằng tiếp điểm, HART
interface và vào ra đặc biệt. Thiết bị trong phòng thí nghiệm chỉ có loại vào ra số AC và
DC.

Digital AC Input dùng mô-đun 1756-IA16 có 1 khe cắm mở rộng, 16 đầu vào cấp
điện áp 120V, điện áp vận hành 74-134V, 47-63Hz, điện áp off tối đa là 20V, dòng điện
off tối đa 2.5mA, dòng điện on 5-13mA.

23
Chương 2. Thiết kế bàn thí nghiệm truyền thông và các thiết bị sử dụng.

Hình 2.5. Digital AC Input 1756-IA16.

Digital AC Output dùng mô-đun 1756-OA16 có 1 khe cắm mở rộng, 16 đầu ra mức
điện áp 120/240V, điện áp vận hành 74-265V, 47-63Hz, thời gian trễ từ on-off ngược
lại là 11ms ở 50Hz.

Hình 2.6. Digital AC Output 1756-OA16.

Digital DC Input dùng mô-đun 1756-IB16D có 1 slot mở rộng, 16 đầu vào, cấp
điện áp 12/24V, điện áp vận hành 10-30V.

24
Chương 2. Thiết kế bàn thí nghiệm truyền thông và các thiết bị sử dụng.

Hình 2.7. Digital DC Input 1756-IB16D.

Digital DC Output 1756-OB16D có 16 đầu ra, cấp điện áp 24V, điện áp vận hành
19.2-30V, thời gian trễ từ off-on là 1ms, từ on-of là 5ms.

d) Bộ nguồn

Hình 2.8. Bộ nguồn 1756-PA75/B.

Các loại nguồn cơ bản như: 1756-PA72, 1756-PB72, 1756-PA75, 1756-PB75,…

Nguồn hiện tại đang có trong phòng thí nghiệm là 1756-PA75/B, được lắp bên trái
khung, điện áp đầu vào 85-265V, điện áp ra 120/240VAC, dải tần số 47-63Hz, công
suất đầu vào tối đa 100W, công suất đầu ra tối đa 75W, dòng điện khởi động tối đa 20A.

25
Chương 2. Thiết kế bàn thí nghiệm truyền thông và các thiết bị sử dụng.

e) Chassis (khung)

Hình 2.9. Chassis 1756-A10.

Hệ thống ControlLogix là một hệ thống thiết kế theo dạng mô-đun sử dụng khung
1756 I/O. Tất cả các khung đều được thiết kế để ghép nối theo chiều ngang với mạch
nền. Có thể lắp các mô-đun ở bất cứ khe nào. Mạch nền cung cấp khả năng giao tiếp tốc
độ cao giữa các mô-đun.

Các loại khung: 1756-A4, 1756-A7, 1756-A10, 1756-A13, 1756-A17,…

Hiện tại phòng thí nghiệm đang có 1756-A10 gồm 10 slot.

2.2.2. CompactLogix

Hình 2.10. CompacLogix 1769-L32E.

PLC CompactLogix L32E cung cấp phương thức điều khiển, kết nối, các cổng vào
ra tiện lợi trong một khối điều khiển nhỏ ngọn. PLC CompactLogix L32E là một sự lựa
chọn hoàn hảo cho các hệ thống nhỏ, các chương trình điều khiển mức, máy móc,…
26
Chương 2. Thiết kế bàn thí nghiệm truyền thông và các thiết bị sử dụng.

a) CPU

CompactLogix 1769-L32E sử dụng CPU L32E, với các thông số chính:

 Bộ nhớ trong 750Kb.


 Thẻ nhớ: 1784-CF64 64MB hoặc 1784-CF128 128 MB.
 Phần mềm lập trình: RSLogix 5000 Enterprise Series.
 Các ngôn ngữ lập trình: LD, FBD, ST, SFC.
 Các cổng truyền thông: 1 EtherNet/IP port và 1 RS-232 serial port (DF1
hoặc ASCII).
 Các lựa chọn truyền thông: EtherNet/IP, ControlNet, DeviceNet.
 Khả năng mở rộng: Tối đa là 16 mô-đun loại 1769.
 Cơ chế giao tiếp: Hỏi đáp tuần tự.
 Tốc độ vòng quét: đối với các mô-đun số và tương tự:
o Từ 1 đến 4 mô-đun: 1ms.
o Từ 5 đến 16 mô-đun: 1.5ms.
 Xử lí đồng thời 6 tác vụ (task) trong đó có duy nhất 1 tác vụ mặc định.

b) I/O mô-đun

CompactLogix L32E có 2 mô-đun vào ra:

 Vào ra số sử dụng tín hiệu một chiều.


 Vào ra tương tự.

Đầu vào số (digital DC Input) sử dụng mô-đun 1769-IQ32 có 32 đầu vào, điện áp
24V, dòng điện trạng thái hoạt động (ON) tối thiểu 2mA, dòng điện trạng thái không
hoạt động (OFF) tối đa 1.5mA.

Đầu ra số ( digital DC Output) sử dụng mô-đun 1769-OB16 có 16 đầu ra, điện áp


24V.

Đầu vào tương tự (Analog Input) sử dụng mô-đun 1769-IF4 có 4 đầu vào, đầu ra
tương tự (Analog Output) sử dụng mô-đun 1769-OF2 có 2 đầu ra.

27
Chương 2. Thiết kế bàn thí nghiệm truyền thông và các thiết bị sử dụng.

c) Nguồn nuôi của PLC CompactLogix 1769-L32E dùng nguồn 1769-PA2 công suất
110VA ở điện áp 110VAC và 130VAC.

2.2.3. Màn hình PanelView 600


Mỗi một công đoạn sẽ có một panelview, người vận hành có thể thao tác điều khiển
trực tiếp quá trìn, giám sat các thông ssos. Ngoài ra khi hệ thống có sự cố hay có cảnh
báo gì trong hệ thống thì panelview cũng có thể hiển thị giúp người vận hành biết được.

Panelview có 3 kiểu đó là bàn phím, cảm ứng hoặc cả bàn phím và cảm ứng. Trong
phòng thí nghiệm, có Panelview 600 màn hình cảm ứng.

Hình 2.11. Panelview 600 màn hình cảm ứng.

Một vài đặc điểm của panelview 600 màn hình cảm ứng:

 Nguồn cung cấp: 24VDC.


 Có thẻ nhớ CompactFlash.
 Truyền thông: có 1 cổng EtherNet/IP và 1 cổng RS-232.
 Phần mềm lập trình là PanelBuilder 32.
 Màn hình cảm ứng.

28
Chương 2. Thiết kế bàn thí nghiệm truyền thông và các thiết bị sử dụng.

2.2.4. Mở rộng mạng truyền thông DeviceNet và ControlNet

a) Mô-đun truyền thông

Mô-đun truyền thông mở rộng cho mạng DeviceNet là 1794-ADN, còn mở rộng
cho mạng ControlNet là 1794-ACN15. Hai mô-đun này thực hiện chức năng kết nối
mạng với scanner giúp cho bộ điều khiển có thể kế nối với các I/O mở rộng để điều
khiển qua từng mạng.

Hình 2.12. Mô-đun truyền thông I/O mở rộng mạng DeviceNet và ControlNet.

Các đèn led báo trạng thái:

 Power: Nếu sáng xanh thì tức là đã nối nguôn, còn nếu đỏ thì tức là chưa có
nguồn và yêu cầu kiểm tra lại nguồn cấp cho mô-đun.
 ModNet Status: Đèn sáng xanh thì tức là đã kết nối hoàn tất, đèn này còn
một vài chế độ sáng để báo lỗi, cần đọc tài liệu hướng dẫn để biết thêm.
 I/O: Đèn sáng xanh thì tức là thiết bị đã cài đặt thành công và đầu ra có thẻ
hoạt động. Còn một vài chế độ báo lỗi có thể đọc thêm tài liệu hướng dẫn.

b) Nguồn cấp cho mạng mở rộng

Cả mạng mở rộng của mạng DeviceNet và ControlNet đều có thể sử dụng nguồn
1794-PS13 làm nguồn mạng.Đây là nguồn được thiết kế để cấp cho các mạng mở rộng
của hãng Allen-Bradley. Ngoài ra cũng có thể dùng nguồn 1794-PS3, nhưng hiện tại
đang sử dụng nguồn 1794-PS13.

29
Chương 2. Thiết kế bàn thí nghiệm truyền thông và các thiết bị sử dụng.

Một vài thông số của bộ nguồn 1794-PS13:

 Nguồn cấp đầu vào: 220VAC, 0.42A.


 Dải điện áp vào có thể chịu được là 85 – 265 VAC.
 Dòng điện cấp tối đa: 0.7A.
 Điên áp đầu ra: 20.4 – 27.6VDC
 Dòng đầu ra: 1.3A.
 Công suất đầu ra: 31.2W.

Hình 2.13. Nguồn 1794-PS13.

c) Mô-đun I/O cho mạng mở rộng

Trong phòng thí nghiệm sử dụng mô-đun Flex I/O 1794-IB32 sink input và 1794-
OB16 source output. Các mô-đun này có chức năng như các mô-đun I/O số khác, nhận
các tín hiệu số và cũng đưa ra cá tín hiệu số.

Hình 2.14. Flex I/O 1794-IB32 và 1794-OB16.

Mô-đun 1794-IB32 đấu nguồn kiểu sink input có 32 tín hiệu số đầu vào, để thực
hiện lắp đặt kết nối mô-đun thì ta cần cắm mô-đun 1794-IB32 vào đế 1794-TB32. Đế

30
Chương 2. Thiết kế bàn thí nghiệm truyền thông và các thiết bị sử dụng.

1794-TB32 có nhiệm vụ cấp nguồn cho mô-đun cũng như tạo kết nối giữa mô-đun với
mô-đun mạng.

Hình 2.15. Sơ đồ chân của mô-đun 1794-TB32.

32 đầu vào số của mô-đun 1794-IB32 sẽ được chia làm 2 phần để cấp nguồn, có
thể nhìn hình 2.7 để thấy rõ diều này. Cấp nguồn cho 16 đầu vào (từ 0 đến 15) bằng
chân +V1, ta có thể đưa nguồn 24VDC vào các chân 35,37,39,41. Tương tự cấp nguồn
cho 16 đầu vào còn lại (từ 17 đến 32) vào các chân +V2 đó là 43,45,47,49. Các chân
chung của hai nguồn là 36,38,40,42,44,46,48,50. Để trống các chân 16,33,34,51.

Mô-đun đầu ra 1794-OB16 đấu nguồn kiểu source có 16 tín hiệu số đầu ra. Tương
tự như 1794-IB32 thì ta cũng cần có đế để giúp kết nối mô-đun với mô-đun mạng, cũng
như cấp nguồn cho mô đun.

Hình 2.16. Sơ đồ chân 1794-TB3 Source output.

Chân tín hiệu là các chân từ 0 đến 15, cấp nguồn dương vào cho mô-đun vào các
chân từ 34 đến 51, và chân chung của nguồn sẽ nối vào các chân 16 đến 33. Lưu ý là chỉ
cần nối vào một chân nguồn dương và chân chung là đã có thể cấp nguồn cho mô-đun.

31
Chương 2. Thiết kế bàn thí nghiệm truyền thông và các thiết bị sử dụng.

2.2.5. Biến tần Powerflex 700S 1HP và Powerflex 525

a) Biến tần Powerflex 700S

Biến tần PowerFlex 700S cung cấp khả năng tích hợp tối ưu cho các ứng dụng hệ
thống điều khiển động cơ độc lập. PowerFlex 700S cung cấp một tùy chọn DriveLogix
kết hợp hiệu suất mạnh mẽ và điều khiển linh hoạt của các biến tần PowerFlex AC với
công cụ Logix hiệu suất cao để tạo ra giải pháp điều khiển và điều khiển hiệu quả, tiết
kiệm chi phí.

Hình 2.17. Biến tấn Powerflex 700S 1HP.

Biến tần có thể cài đặt bằng phần mềm hoặc bằng màn hình HIM. Công suất của
biến tần là 1HP tương đương 750W. Nguồn cấp cho biến tần là nguồn 3 pha 180-
264VAC, dòng điện từ 3,3 đến 3,7 A, tần số 47-63Hz. Đầu ra biến tần điều khiển động
cơ 3 pha từ 0-230V, dòng điện 4,3 đến 4,8A, tần số 0 đến 400Hz. Tích hợp đầu vào số,
tương tự, đầu vào đọc xung analog. Các luật điều khiển tích hợp sẵn trong biến tần là
luật điều khiển FOC, U/F. Cung cấp các mạch vòng điều khiển PID để điều khiển động
cơ trong điều khiển quá trình như điều khiển tốc độ động cơ có 3 mạch vòng dòng điện,
tốc độ, vị trí. Có thể đưa tốc độ tham chiếu xuống biến tần theo 3 cách như là điều khiển
qua mạng ControlNet, DeviceNet, EtherNet, điều khiển qua đầu vào số và điều khiển
qua đầu vào tương tự.

32
Chương 2. Thiết kế bàn thí nghiệm truyền thông và các thiết bị sử dụng.

Hình 2.18. Tổng quan các chân mặt trước của biến tần.

Sơ đồ các chân nối mạch lực của biến tần.

Hình 2.19. Sơ đồ nối dây mạch lực.

Các chân BR1 và BR2 để nối điện trở hãm đối với những tải có quán tính lớn, khi
biến tần dừng nhưng mà động cơ vẫn tiếp tục quay dẫn đến có dòng điện đi ngược lại
vào khâu DC của biến tần nên cần có điện trở xả.

33
Chương 2. Thiết kế bàn thí nghiệm truyền thông và các thiết bị sử dụng.

Các chân DC+ và DC- để đo được điện áp của khâu DC để đảm bảo an toàn cho
người sửa chữa.

Chân PE để nối đất cho biến tần và chân đất để nối đất cho động cơ.

Ba chân U,V,W để cấp điện áp đầu ra cho động cơ.

Ba chân R,S,T là điện áp đầu vào cấp cho biến tần.

Sơ đồ các chân nối mạch điều khiển khối TB1.

Hình 2.20. Các chân nối mạch điều khiển khối TB1.

Trong khối này có các chân đầu vào analog, đầu ra analog, đầu vào nhận tín hiệu
xung encoder và chân cấp nguồn từ biến tần ra ngoài để phục vụ các mục địch điều
khiển.

Hình 2.21. Các chân nối mạch điều khiển khối TB2.

Khối này có các chân đầu vào số, đầu ra số và đầu ra rơ-le.

Tùy vào từng ứng dụng thì sẽ nói rõ hơn về việc cài đặt các tham số ở chương 3.

34
Chương 2. Thiết kế bàn thí nghiệm truyền thông và các thiết bị sử dụng.

b) Biến tần Powerflex 525

Biến tần Powerflex 525 là biến tần cỡ nhỏ, thiết kế theo dạng mô-đun, phần động
lực và điều khiển có thể tháo rời và thay đổi. Có một sự sáng tạo trong thiết kế mô-đun
để hỗ trợ nhanh chóng, dễ dàng cài đặt, cấu hình. Đây là thế hệ kế tiếp của biến tần nhỏ
gọn cung cấp các chuẩn truyền thông nhúng EtherNet/Ip, cổng USB, và các tính năng
an toàn chuẩn. Biến tần 525 cung cấp công suất là 0.4-22KW (0.5-30Hp) với các lớp
điện áp toàn cầu là 100-600V, cung cấp một loạt các điều khiển cho động cơ và các tùy
chọn lắp linh hoạt. Biến tần 525 hoạt động ở nhiệt độ cao đến 70oC (158oF), và lý tưởng
cho các ứng dụng như băng tải, máy bơm, quạt, và máy trộn. Ở trong phòng thí nghiệm
hiện tại có loại có công suất 1HP (750KW), điện áp đầu vào trong dải 170-254VAC, tần
số nguồn đầu vào trong dải 47Hz-63Hz. Đầu ra điện áp 3 pha, tần số trong dải 0-600
Hz, điện áp đầu ra trong dải 0-230VAC và dòng điện đầu ra lớn nhất là 4.8A.

Hình 2.22. Powerflex 525.

35
Chương 2. Thiết kế bàn thí nghiệm truyền thông và các thiết bị sử dụng.

2.3. Bản vẽ lắp đặt và sơ đồ đấu dây

2.3.1. Bản vẽ lắp đặt


Trong lần hợp tác này, tập đoàn Rockwell đã tài trợ hai CPU mới đó là
ControlLogix 1756L71 và CompactLogix L30ER. Và phòng thí nghiệm sẽ tiến hành
thiết kế bàn thí nghiệm, trên mỗi bàn sẽ có một CPU chủ đạo là một trong hai bộ điều
khiển. Với các thiết bị đã giới thiệu ở phần trước thì trước tiên để có thể bảo vệ cho bàn
thí nghiệm ta tính toán aptomat cho nguồn xoay chiều đầu vào bàn thí nghiệm, chọn
nguồn điện 24V cho bàn thí nghiệm và tính toán cầu chì sau nguồn 24V để bảo vệ nguồn.

Các thiết bị đầu vào ra số tiêu thụ điện áp 24VDC và dòng điện tiêu thụ là 0.32A
trên một mô-đun vào ra số. Màn hình HIM tiêu thụ điện áp 24VDC và dòng điện tiêu
thụ định mức là 1.5A. Switch mạng Stratix 2000 tiêu thụ điện áp 24VDC và dòng điện
0.6A. Mô-đun truyền thông mở rộng ba mạng EtherNet/IP, ControlNet, DeviceNet tiêu
thụ điện áp 24VDC và dòng điện tiêu thụ trên mỗi mô-đun là 0.5A. Nguồn cấp cho mạng
DeviceNet là 0.09A, như vậy mạng DeviceNet sẽ được cấp nguồn bằng mô-đun nguồn
PS-13. Còn các thiết bị trên bàn thí nghiệm cần cấp nguồn một chiều sẽ cần nguồn khác
điện áp đầu ra là 24VDC và dòng điện ra tối thiểu là 4A.

Để bảo vệ cho nguồn một chiều thì ta sẽ đặt thêm một cầu chì, cầu chì này là loại
chịu dòng 6A. Để bảo vệ cho các thiết bị sử dụng nguồn xoay chiều trên bảng thí nghiệm
ta chọn aptomat loại một pha hai cực, điện áp 220VAC, dòng điện của aptomat là 6A
(dòng điện khung lắp ControlLogix tiêu thụ định mức là 0.45A, nguồn một chiều đầu
vào tiêu thụ dòng định mức là 0.44A, dòng điện định mức biến tần tiêu thụ là 3.4A và ở
đây tính toán đã nhân hệ số bảo vệ).

Dưới đây là bản vẽ lắp đặt vị trí các thiết bị và bản vẽ lắp đặt máng nhựa, thanh
ray.

36
Chương 2. Thiết kế bàn thí nghiệm truyền thông và các thiết bị sử dụng.

a) Bản vẽ vị trí các thiết bị

Hình 2.23. Bản vẽ vị trí thiết bị trên bàn thí nghiệm sử dụng CPU 1769-L30ER.

Hình 2.24. Bản vẽ lắp đặt thiết bị trên bàn thí nghiệm sử dụng CPU 1756-L71.

37
Chương 2. Thiết kế bàn thí nghiệm truyền thông và các thiết bị sử dụng.

b) Bản vẽ sơ đồ lắp đặt máng nhựa và thanh ray

Dưới đây là bản vẽ lắp đặt máng nhựa và thanh ray để để gá lắp các thiết bị đúng với
bản vẽ lắp đặt các thiết bị, và để đi dây trong máng sẽ gọn và đẹp hơn.

Hình 2.25. Bản vẽ lắp đặt máng và thanh ray trên bàn thí nghiệm.

2.3.2. Bản vẽ sơ đồ đấu dây

a) Bản vẽ sơ đồ đấu dây nguồn

Trên bàn thí nghiệm có các thiết bị sử dụng nguồn 24VDC như là các mô-đun vào
ra số của CPU ControlLogix 1756-L71, các mô-đun mở rộng cho các mạng
EtherNet/IP, ControlNet, DeviceNet. Và các mô-đun này sử dụng nguồn 24VDC đó
là từ mô-đun nguồn PS13 hay là nguồn 1756-PA75/B. Và các bộ nguồn này sử dụng
điện áp vào là điện áp xoay chiều một pha, được vẽ như trên hình 2.26. Và còn các
thiết bị như màn hình HMI và switch mạng (Stratix) cũng được cấp nguồn từ bộ
nguồn riêng, và đầu vào của bộ nguồn này cũng là điện áp xoay chiều một pha
220VAC. Dưới đây là bản vẽ cấp nguồn tổng thể cho các thiết bị có trên bàn thí
nghiệm:

38
Chương 2. Thiết kế bàn thí nghiệm truyền thông và các thiết bị sử dụng.

Hình 2.26. Bản vẽ đấu nguồn chung cho các thiết bị trong bàn thí nghiệm.

Tiếp theo đó là bản vẽ sơ đồ đấu dây nguồn cho từng thiết bị trong bàn thí nghiệm,
mỗi một thiết bị sẽ có cách đấu nguồn khác nhau. Có thiết bị sử dụng đầu vào là nguồn
xoay chiều, có thiết bị sử dụng nguồn đầu vào là nguồn một chiều.

Đầu tiên sẽ là cấp nguồn cho biến tần, như trên hình vẽ biến tần PowerFlex 525 sử
dụng điện áp cấp vào là điện áp xoay chiều một pha 220VAC, và điện áp ra của biến tần
ghép nối vào động cơ ba pha. Dưới đây là bản cấp nguồn và đấu vào động cơ của biến
tần PowerFlex 525:

39
Chương 2. Thiết kế bàn thí nghiệm truyền thông và các thiết bị sử dụng.

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

A A

B B

C C

R/L1 S/L2 T/L3 DC- DC+ BR- R1 R2 R5 R6 01 02 03 04 05 06 07 08 C1 C2


BR+

D D

U/T1 V/T2 W/T3 S1 S2 S+ 11 12 13 14 15 16 17 18 19

E E

F F

Dsgn. TKT Group Date 08/2017 Project KIT PLC ROCKWELL Customer HUST Package Total Sheets 5
G Description G
Appr. DR. Do Trong Hieu Date 08/2017 Sheet/Next Sheet 1 2
Project PLC L71/L61 Sheet Name Inverter
Chk. DR. Do Trong Hieu Date 08/2017 Code Revision Ver 1.0
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Hình 2.27. Bản vẽ đấu dây nguồn biến tần Powerflex 525.
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

A A

B B

C C

D D

24V 0V
24V

0V

E E

F F

Dsgn. TKT Group Date 08/2017 Project KIT PLC ROCKWELL Customer HUST Package Total Sheets 5
G Description G
Appr. DR. Do Trong Hieu Date 08/2017 Sheet/Next Sheet 4 5a
Project PLC L71/L61 Sheet Name PLC/Explaned IO Power Diagram
Chk. DR. Do Trong Hieu Date 08/2017 Code Revision Ver 1.0
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Hình 2.28. Bản vẽ đấu dây nguồn cho màn hình HMI và Stratix.

40
Chương 2. Thiết kế bàn thí nghiệm truyền thông và các thiết bị sử dụng.

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

A A

B B

C C

L1 L2
D D

E E

F F

Dsgn. TKT Group Date 08/2017 Project KIT PLC ROCKWELL Customer HUST Package Total Sheets 5
G Description G
Appr. DR. Do Trong Hieu Date 08/2017 Sheet/Next Sheet 2 3
Project PLC L71/L61 Sheet Name Power Distribution
Chk. DR. Do Trong Hieu Date 08/2017 Code Revision Ver 1.0
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Hình 2.29. Bản vẽ đấu nguồn cho khung lắp ControlLogix và các mô-đun trên khung.
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

A A

B B

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

C C
16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 47 49 50 51 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33

34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 47 49 50 51

D D
DC OUTPUT

2 1

4 3
E E
6 5

8 7

10 9

12 11

F 14 13 F

16 15

Dsgn. TKT Group Date 08/2017 Project KIT PLC ROCKWELL Customer HUST Package Total Sheets 05
G Description G
Appr. DR. Do Trong Hieu Date 08/2017 Sheet/Next Sheet 3 4
Project PLC L71/L61 Sheet Name Output & Power Modules
Chk. DR. Do Trong Hieu Date 08/2017 Code Revision Ver 1.0
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Hình 2.30. Bản vẽ đấu nguồn cho các mô-đun mở rộng.

41
Chương 2. Thiết kế bàn thí nghiệm truyền thông và các thiết bị sử dụng.

b) Các bản vẽ mạng truyền thông

Mạng truyền thông sử dụng trong bàn thí nghiệm là ba mạng EtherNet/IP,
ControlNet, DeviceNet. Sau đây là bản vẽ mạng tổng thể của ba mạng trên bàn thí
nghiệm:

Hình 2.31. Bản vẽ tổng thể ba mạng trên bàn thí nghiệm sử dụng CPU 1756-L71.

Trên bàn thí nghiệm sẽ có ba mạng truyền thông, để biểu thị cho ba cấp độ điều
khiển trong mạng truyền thông công nghiệp. Với mạng EtherNet/IP ở cấp độ điều khiển
hệ thống, mạng ControlNet ở cấp độ điều khiển, mạng DeviceNet ở cấp độ chấp hành.

Các mô-đun mở rộng của ba mạng để biểu thị cho việc điều khiển các thiết bị ở
những vị trí xa với bộ điều khiển CPU, và cũng như để mở rộng cho mạng.

42
Chương 2. Thiết kế bàn thí nghiệm truyền thông và các thiết bị sử dụng.

Hình 2.32. Bản vẽ hai mạng trên bàn thí nghiệm sử dụng CPU 1769-L30ER.
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

A A

B B

C C

D D

Statix

E E

F F

Dsgn. TKT Group Date 08/2017 Project KIT PLC ROCKWELL Customer HUST Package Total Sheets 5
G Description G
Appr. DR. Do Trong Hieu Date 08/2017 Sheet/Next Sheet 5a 5b
Project PLC L71/L61 Sheet Name PLC/Explaned IO Power Diagram
Chk. DR. Do Trong Hieu Date 08/2017 Code Revision Ver 1.0
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Hình 2.33. Sơ đồ kết nối của mạng EtherNet.

43
Chương 2. Thiết kế bàn thí nghiệm truyền thông và các thiết bị sử dụng.

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

A A

B B

C C

D D
2 2

E E

F F

Dsgn. TKT Group Date 08/2017 Project KIT PLC ROCKWELL Customer HUST Package Total Sheets 5
G Description G
Appr. DR. Do Trong Hieu Date 08/2017 Sheet/Next Sheet 5b 5c
Project PLC L71/L61 Sheet Name ControlNet Comm
Chk. DR. Do Trong Hieu Date 08/2017 Code Revision Ver 1.0
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Hình 2.34. Sơ đồ kết nối của mạng ControlNet.


0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

A A

B B

C C
2 2

D D

E E

F F

Dsgn. TKT Group Date 08/2017 Project KIT PLC ROCKWELL Customer HUST Package Total Sheets 5
G Description G
Appr. DR. Do Trong Hieu Date 08/2017 Sheet/Next Sheet 5c 0
Project PLC L71/L61 Sheet Name DeviceNet Comm
Chk. DR. Do Trong Hieu Date 08/2017 Code Revision Ver 1.0
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Hình 2.35. Bản vẽ kết nối của mạng DeviceNet.

Trên đây là tất cả các bản vẽ từ việc lắp đặt vị trí thiết bị đến đấu nguồn và đi dây
các mạng trong bàn thí nghiệm.

44
Chương 2. Thiết kế bàn thí nghiệm truyền thông và các thiết bị sử dụng.

2.4. Hình ảnh bàn thí nghiệm thực tế lắp đặt

Trên bàn thí nghiệm là CPU ControlLogix 1756-L71 và các thiết bị vào ra, các mô-
đun mạng, mô-đun mở rộng của ba mạng ControlNet, EtherNet/IP, DeviceNet. Và biến
tần sử dụng trên bàn thí nghiệm là biến tần Powerflex 525.

Hình 2.36. Hình ảnh bàn thí nghiệm thực tế.

2.5. Kết quả thu được

Sau khi đã tìm hiểu các thiết bị, tiến hành lập bản vẽ và thi công lắp bàn thí nghiệm,
em đã hiểu rõ hơn về cách ghép nối các thiết bị thực tế, truyền thông giao tiếp giữa các
thiết bị trong mạng và giữa hai mạng. Hiểu rõ hơn về tính năng và khả năng ứng dụng
của các CPU ControlLogix và CompactLogix. Và cách cấu hình các thiết bị và các mạng
DeviceNet, ControlNet, EtherNet. Các chương tiếp theo sau đây em sẽ trình bày về phần
ứng dụng điều khiển biến tần, mô hình cắt sản phẩm, lập trình giao diện HMI và PC.

45
Chương 3. Ứng dụng bàn thí nghiệm điều khiển mô hình cắt sản phẩm.

Chương 3
ỨNG DỤNG BÀN THÍ NGHIỆM ĐIỀU KHIỂN MÔ
HÌNH CẮT SẢN PHẨM

3.1. Yêu cầu công nghệ

Hình 3.1. Mô tả yêu cầu công nghệ.

Yêu cầu thiết kế hệ thống điều khiển cho công nghệ cắt phôi tự động như hình 3.1.
Hệ thống cho phép cắt phôi theo ba mức chiều dài khác nhau được lựa chọn bởi ba nút
nhấn chọn chế độ. Chế độ C (mode C) sẽ cho phép cắt thép ở chiều dài tối đa (được định
vị bởi xylanh 6A1), mode B cho phép cắt ở chiều dài trung bình (được định vị bởi xylanh
5A1), mode A cho phép cắt ở chiều dài ngắn nhất (được định vị bởi xylanh 4A1).

Sau khi chọn chế độ cắt (thông qua 3 nút nhấn mode A, mode B, mode C) nhấn nút
Start thì hệ thống bắt đầu hoạt động. Xylanh chặn đi ra (4A1, 5A1 hoặc 6A1), sau đó
băng tải hoạt động để đưa phôi vào vị trí (phát hiện bởi cảm biến phát hiện vật 1B1,
2B1, hoặc 3B1) thì động cơ băng tải ngừng quay đồng thời xylanh kẹp 2A1 đi ra để kẹp

46
Chương 3. Ứng dụng bàn thí nghiệm điều khiển mô hình cắt sản phẩm.

phôi. Sau đó động cơ cắt quay và xylanh 1A1 từ từ hạ lưỡi cắt xuống tiền hành cắt. Khi
hết hành trình thì 1A1 thu về sau đó động cơ cắt ngừng, xylanh kẹp và xylanh định vị
cùng thu về, sản phẩm được một cơ cấu khác lấy ra. Sau khi sản phẩm được lấy ra thì
hệ thống tiếp tục lặp lại chu trình cho tới khi nhấn nút Stop. Để chọn chế độ hoạt động
khác thì phải dừng máy sau đó chọn lại chế độ.

3.2. Phân cổng vào ra cho hệ thống, xây dựng giản đồ grafcet và hàm logic

Trước khi đi vào thiết kế chương trình điều khiển cho hệ thống ta cần xác định rõ
các tín hiệu vào ra có trong hệ thống, bảng 3.1 sau đây sẽ thể hiện các tín hiệu vào ra:

Bảng 3.1. Bảng phân cổng vào ra.

STT Tên tín hiệu Đầu vào số Đầu ra số

1 Tín hiệu khởi động hệ thống X

2 Tín hiệu dừng hệ thống khi kết thúc chu trình X

3 Chọn chiều dài cắt ứng với xylanh A X

4 Chọn chiều dài cắt ứng với xylanh B X`

5 Chọn chiều dài cắt ứng với xylanh C X

6 CTHT xylanh A đi ra hết hành trình X

7 CTHT xylanh A đi về hết hành trình X

8 CTHT xilanh B đi ra hết hành trình X

9 CTHT xilanh B đi về hết hành trình X

10 CTHT xilanh C đi ra hết hành trình X

11 CTHT xilanh C đi về hết hành trình X

12 CTHT xylanh kẹp đi xuống hết hành trình X

47
Chương 3. Ứng dụng bàn thí nghiệm điều khiển mô hình cắt sản phẩm.

13 CTHT xylanh kẹp đi lên hết hành trình X

14 CTHT xylanh cắt đi xuống hết hành trình X

15 CTHT xylanh cắt đi lên hết hành trình X

16 Cảm biến phát hiện vật ở Mode A X

17 Cảm biến phát hiện vật ở Mode B X

18 Cảm biến phát hiện vật ở Mode C X

19 Điều khiển xylanh A X

20 Điều khiển xylanh B X

21 Điều khiển xylanh C X

22 Xylanh kẹp đi xuống X

23 Xylanh kẹp đi lên X

24 Điều khiển xylanh có gắn động cơ cắt X

25 Điều khiển băng tải 1 X

26 Điều khiển băng tải 2 X

27 Điều khiển động cơ cắt X

Từ bảng 3.1 trên, ta thấy rằng hệ thống có tổng cộng 34 đầu vào ra, trong đó có 18
đầu vào tín hiệu số và 9 đầu ra tín hiệu số. Từ việc xác định rõ các đầu vào ra của hệ
thống, ta đi đến xây dựng giản đồ grafcet cho hệ thống. Ta có bảng các kí hiệu sử dụng
trong giản đồ grafcet:

48
Chương 3. Ứng dụng bàn thí nghiệm điều khiển mô hình cắt sản phẩm.

Bảng 3.2. Bảng phân các ký hiệu sử dụng trong grafcet.

STT Tên tín hiệu Ký hiệu

1 Tín hiệu khởi động hệ thống Start

2 Tín hiệu dừng hệ thống khi kết thúc chu trình Stop

3 Chọn chiều dài cắt ứng với xylanh A Mode A

4 Chọn chiều dài cắt ứng với xylanh B Mode B

5 Chọn chiều dài cắt ứng với xylanh C Mode C

6 CTHT xylanh A đi ra hết hành trình CB1

7 CTHT xylanh A đi về hết hành trình CB2

8 CTHT xilanh B đi ra hết hành trình CB3

9 CTHT xilanh B đi về hết hành trình CB4

10 CTHT xilanh C đi ra hết hành trình CB5

11 CTHT xilanh C đi về hết hành trình CB6

12 CTHT xylanh kẹp đi xuống hết hành trình CB7

13 CTHT xylanh kẹp đi lên hết hành trình CB8

14 CTHT xylanh cắt đi xuống hết hành trình CB9

15 CTHT xylanh cắt đi lên hết hành trình CB10

16 Cảm biến phát hiện vật ở Mode A Cba

17 Cảm biến phát hiện vật ở Mode B CBb

18 Cảm biến phát hiện vật ở Mode C CBc

49
Chương 3. Ứng dụng bàn thí nghiệm điều khiển mô hình cắt sản phẩm.

19 Xylanh A đi ra A+

20 Xylanh A đi về A-

21 Xylanh B đi ra B+

22 Xylanh B đi về B-

23 Xylanh C đi ra C+

24 Xylanh C di về C-

25 Xylanh kẹp đi xuống XLK+

26 Xylanh kẹp đi lên XLK-

27 Xylanh cắt đi xuống XLC+

28 Xylanh cắt đi lên XLC-

29 Bằng tải 1 chạy BT1+

30 Băng tải 1 dừng BT1-

31 Băng tải 2 chạy BT2+

32 Băng tải 2 dừng BT2-

33 Động cơ cắt quay Dcc+

34 Động cơ cắt dừng Dcc-

35 Tín hiệu trung gian kích hoạt hệ thống Run

36 Thời gian đếm để chyaj băng tải 2 t

50
Chương 3. Ứng dụng bàn thí nghiệm điều khiển mô hình cắt sản phẩm.

0 BT2-

modeC.
Run.CB2.
modeA.Run.CB2.CB4. modeB.Run.CB2.CB4. CB4.CB6.
CB6.CB8.CB10 CB6.CB8.CB10 CB8.
CB10

1 A+ 2 B+ 3 C+

CB1 CB3 CB5

4 BT1+.BT2+

CBa.CB1+CBb.CB3+CBc.CB5

5 XLK+.BT1-.BT2-

CB7

6 XLC+.Dcc+

CB9

7 XLC-.Dcc-

CB10

8 XLK-.A-.B-.C-

CB2.CB4.CB6.CB8

9 BT2+

t(s)

Hình 3.2. Giản đồ grafcet.

Từ giản đồ grafcet trên ta đưa ra được các hàm logic như sau:

F(𝑠0 ) = F(BT2-) ;

𝑆 + = 𝑔 + 𝑡. 𝑆9
{ 0− ;
𝑆0 = 𝑆1 . 𝑆2 . 𝑆3

F(𝑠0 )= (𝑆0 + 𝑆0+ ) 𝑆0− =(𝑆0 + 𝑔 + 𝑡. 𝑆9 ).𝑆̅1 . 𝑆̅2 . 𝑆̅3 ;

F(𝑠1 ) = F(A+) ;

𝑆1+ = 𝑚𝑜𝑑𝑒𝐴. 𝑅𝑢𝑛. 𝐶𝐵2. 𝐶𝐵4. 𝐶𝐵6. 𝐶𝐵8. 𝐶𝐵10. 𝑆0


{ ;
𝑆1− = 𝑆̅4
51
Chương 3. Ứng dụng bàn thí nghiệm điều khiển mô hình cắt sản phẩm.

F(𝑠1 )= (𝑆1 + 𝑆1+ ) 𝑆1− =(𝑆1 + 𝑚𝑜𝑑𝑒𝐴. 𝑅𝑢𝑛. 𝐶𝐵2. 𝐶𝐵4. 𝐶𝐵6. 𝐶𝐵8. 𝐶𝐵10. 𝑆0 ). 𝑆̅4 ;

F(𝑠2 ) = F(B+) ;

𝑆 + = 𝑚𝑜𝑑𝑒𝐵. 𝑅𝑢𝑛. 𝐶𝐵2. 𝐶𝐵4. 𝐶𝐵6. 𝐶𝐵8. 𝐶𝐵10. 𝑆0


{ 2 ;
𝑆2− = 𝑆̅4

F(𝑠2 )= (𝑆2 + 𝑆2+ ) 𝑆2− =(𝑆2 + 𝑚𝑜𝑑𝑒𝐵. 𝑅𝑢𝑛. 𝐶𝐵2. 𝐶𝐵4. 𝐶𝐵6. 𝐶𝐵8. 𝐶𝐵10. 𝑆0 ). 𝑆̅4 ;

F(𝑠3 ) = F(C+) ;

𝑆 + = 𝑚𝑜𝑑𝑒𝐶. 𝑅𝑢𝑛. 𝐶𝐵2. 𝐶𝐵4. 𝐶𝐵6. 𝐶𝐵8. 𝐶𝐵10. 𝑆0


{ 3 ;
𝑆3− = 𝑆̅4

F(𝑠3 )= (𝑆3 + 𝑆3+ ) 𝑆3− =(𝑆3 + 𝑚𝑜𝑑𝑒𝐶. 𝑅𝑢𝑛. 𝐶𝐵2. 𝐶𝐵4. 𝐶𝐵6. 𝐶𝐵8. 𝐶𝐵10. 𝑆0 ). 𝑆̅4 ;

F(𝑠4 ) = F(BT1+.BT2+) ;

𝑆4+ = 𝐶𝐵1. 𝑠1 + 𝐶𝐵3. 𝑠2 + 𝐶𝐵5. 𝑠3


{ ;
𝑆4− = 𝑆̅5

F(𝑠4 )= (𝑆4 + 𝑆4+ ) 𝑆4− =(𝑆4 + 𝐶𝐵1. 𝑠1 + 𝐶𝐵3. 𝑠2 + 𝐶𝐵5. 𝑠3 ). 𝑆̅5 ;

F(𝑠5 ) = F(XLK+.BT1-.BT2-) ;

𝑆 + = (𝐶𝐵𝑎. 𝐶𝐵1 + 𝐶𝐵𝑏. 𝐶𝐵3 + 𝐶𝐵𝑐. 𝐶𝐵5). 𝑆4


{ 5 ;
𝑆5− = 𝑆̅6

F(𝑠5 )= (𝑆5 + 𝑆5+ ) 𝑆5− = [𝑆5 + (𝐶𝐵𝑎. 𝐶𝐵1 + 𝐶𝐵𝑏. 𝐶𝐵3 + 𝐶𝐵𝑐. 𝐶𝐵5). 𝑆4 ]. 𝑆̅6 ;

F(𝑠6 ) = F(XLC+.Dcc+) ;

𝑆 + = 𝐶𝐵7. 𝑆5
{ 6 − ;
𝑆6 = 𝑆̅7

F(𝑠6 )= (𝑆6 + 𝑆6+ ) 𝑆6− = (𝑆6 + 𝐶𝐵7. 𝑆5 ). 𝑆̅7 ;

F(𝑠7 ) = F(XLC-.Dcc-) ;

𝑆7+ = 𝐶𝐵9. 𝑆6
{ ;
𝑆7− = 𝑆̅8

F(𝑠7 )= (𝑆7 + 𝑆7+ ) 𝑆7− = (𝑆7 + 𝐶𝐵9. 𝑆6 ). 𝑆̅8 ;

F(𝑠8 ) = F(XLK-.A-.B-.C-) ;

52
Chương 3. Ứng dụng bàn thí nghiệm điều khiển mô hình cắt sản phẩm.

𝑆 + = 𝐶𝐵10. 𝑆7
{ 8 − ;
𝑆8 = 𝑆̅9

F(𝑠8 )= (𝑆8 + 𝑆8+ ) 𝑆8− = (𝑆8 + 𝐶𝐵10. 𝑆7 ). 𝑆̅9 ;

F(𝑠8 ) = F(XLK-.A-.B-.C-) ;

𝑆 + = 𝐶𝐵2. 𝐶𝐵4. 𝐶𝐵6. 𝐶𝐵8. 𝑆8


{ 9 ;
𝑆9− = 𝑆̅0

F(𝑠9 )= (𝑆9 + 𝑆9+ ) 𝑆9− = (𝑆9 + 𝐶𝐵2. 𝐶𝐵4. 𝐶𝐵6. 𝐶𝐵8. 𝑆8 ). 𝑆̅0 ;

3.3. Thiết kế mạch lực, mạch điều khiển

3.3.1. Thiết kế mạch lực


Trên mô hình, các phần tử đảm bảo phần lực đó là các xylanh khí nén, van phân
phối và động cơ quay băng tải, động cơ cắt. Mạch lực của mô hình được thể hiện ở hình
3.11 dưới đây :

Xy lanh Xy lanh
Xy lanh A Xy lanh B Xy lanh C
cắt kẹp
CB1 CB2 CB3 CB4 CB5 CB6 CB9 CB10 CB7 CB8

XLK+ XLK-
A B C XLC

Hình 3.3. Bản vẽ mạch lực phần khí nén.

53
Chương 3. Ứng dụng bàn thí nghiệm điều khiển mô hình cắt sản phẩm.

Hình 3.4. Bản vẽ mạch lực phần điện.

Trên hình có thể thấy rõ các xylanh được điều khiển bởi các van phân phối khí nén
và ở khoảng trung gian có các van tiết lưu để điều chỉnh tốc độ đi ra đi vào của pit-tông
(nhờ vào chỉnh lưu lượng khí đi ra vào xylanh). Và các van khí nén được điều khiển
điện một bên hoặc hai bên, các cuộn hút này được PLC điều khiển thông qua các relay
trung gian. Các động cơ cũng vậy cũng được PLC điều khiển thông qua relay trung gian.

3.3.2. Thiết mạch điều khiển


Các tín hiệu đầu vào và đầu ra sẽ được ghép nối với mô-đun vào ra mở rộng của
mạng DeviceNet (mô-đun Flex I/O) và được PLC điều khiển thông qua mạng Device
Net. Dưới đây là bản vẽ mạch điều khiển của mô hình :

Hình 3.5. Bản vẽ mạch điều khiển.

Tất cả các tín hiệu vào và ra đều là các tín hiệu số nên mạch điều khiển khá đơn
gian. Và các tín hiệu số đầu ra đều được cách ly thông qua relay trung gian sau đó mới
đến động cơ hoặc cuộn hút của van khí nén.
54
Chương 3. Ứng dụng bàn thí nghiệm điều khiển mô hình cắt sản phẩm.

3.4. Giao diện người-máy điều khiển và hình ảnh mô hình thực tế

Chương trình điều khiển mô hình cắt sản phẩm em đã viết và để ở phần phụ lục số
4. Và phần hướng dẫn cấu hình màng DeviceNet để điều khiển mô hình qua I/O mở
rộng của mạng DeviceNet em để ở phần phụ lục số 1. Sau đây là mô hình khí cắt sản
phẩm tự động sau khi thiết kế xong:

Hình 3.6. Mô hình cắt sản phẩm thực tế.

Sau khi xây dựng xong chương trình điều khiển cho mô hình khí nén ta đi đến thiết
kế màn hình giao diện người-máy để điều khiển mô hình bằng màn hình HMI hay là
giám sát quá trình hoạt động của mô hình trên máy tính.

Chương trình điều khiển mô hình có hai chế độ điều khiển từng hành động của
xylanh ra vào hay động cơ băng tải, động cơ cắt, hoặc để mô hình chạy tự động. Chu
trình diễn ra tự động và tiếp nối các chu trình với nhau, chỉ đến khi người điều khiển ấn
nút Stop hoặc nút E-Stop thì hệ thống sẽ dừng lại ngay hoặc đợi đến hết chu trình mới
dừng. Dưới đây là hình ảnh màn hình chính và màn hình điều khiển ở hai chế độ tự động
và bằng tay :

55
Chương 3. Ứng dụng bàn thí nghiệm điều khiển mô hình cắt sản phẩm.

Hình 3.7. Màn hình chính điều khiển mô hình.

Hình 3.8. Giao diện điều khiển trên HMI chế độ tự động.

56
Chương 3. Ứng dụng bàn thí nghiệm điều khiển mô hình cắt sản phẩm.

Hình 3.9. Giao diện điều khiển trên HMI chế độ bằng tay.

Ở hai chế độ này thí ý nghĩa của các nút nhấn giống với kí hiệu trong bảng phân
cổng vào ra. Và tiếp theo đây là giao diện điều khiển và giám sát trên máy tính điều
khiển, cũng giống như trên HMI thí ta cũng có thể điều khiển quá trình của hệ thống và
xem các trạng thái và xem các số liệu như số lượng sản phẩm đã cắt ở mỗi Mode.

Hình 3.10. Giao diện điều khiển và giám sát trên máy tính điều khiển.

57
Chương 3. Ứng dụng bàn thí nghiệm điều khiển mô hình cắt sản phẩm.

3.5. Kết luận chương

Trên đây là phần ứng dụng điều khiển mô hình cắt sản phẩm khi ghép nối với bàn
thí nghiệm. Qua đây em đã hiểu hơn về cách thiết kế kế mô hình, tính chọn các thiết bị
trong mô hình, cách sử dụng và đấu nối relay, nút nhấn, biết thêm về cách đấu cảm biến
quang loại NPN hay PNP vào các mô-đun đầu vào. Thiết kế giao diện điều khiển trên
HMI và trên PC, chương trình đã hoạt động đúng theo yêu cầu công nghệ nhưng phần
kết cấu cơ khí còn nhiều hạn chế. Qua đây em đã rút ra được nhiều kinh nhiệm trong
việc thực hành làm mô hình về cả phần điện và phần cơ khí. Trong chương tiếp theo,
em sẽ trình bày về phần điều khiển biến tần qua ba cách.

58
Chương 4. Ứng dụng bàn thí nghiệm điều khiển biến tần Powerflex 700S.

Chương 4
ỨNG DỤNG BÀN THÍ NGHIỆM ĐIỀU KHIỂN
BIẾN TẦN POWERFLEX 700S

Như đã biết ở mục 2.2.5 ở chương 2, thì biến tần Powerflex 700S có các đầu vào
ra số và tương tương để phục vụ nhiều mục đích, trong đó có thể điều khiển biến tần
thông qua đầu vào số và đầu vào tương tự, cũng như phản hồi các giá trị tốc độ từ biến
tần về bộ điều khiển từ đầu ra tương tự. Ngoài ra, tùy vào việc biến tần có tích hợp driver
để có thể kết nối với bộ điều khiển CPU thông qua mạng EtherNet/IP, ControlNet và
DeviceNet. Hiện nay trong phòng thí nghiệm, biến tần Powerflex 700S được tích hợp
driver mạng DeviceNet, vì vậy trong chương này sẽ trình bày 3 cách điều khiển biến tần
Powerflex 700S thông qua đầu vào số, đầu vào tương tự và qua mạng DeviceNet.

4.1. Điều khiển biến tần thông qua mạng DeviceNet

Đây là một phương pháp toàn diện nhất trong việc điều khiển biến tần, cho phép
cấu hình biến tần từ xa mà không cần trực tiếp chạm vào biến tần, tất cả những gì cần ở
phương pháp này là đảm bảo biến tần kết nối với mạng DeviceNet và máy tính cũng
vậy. Có thể kết nối trực tiếp, có thể kết nối bắc cầu từ mạng EtherNet/IP qua mạng
DeviceNet để điều khiển, và các trường hợp khác cũng tương tự nếu như mạng bạn dùng
có thể bắc cầu. Khi kết nối máy tính với biến tần qua mạng, ta có thể can thiệp đến từng
tham số của biến tần và cài đặt cấu hình cho nó. Rất tiện lợi, và để bắt đầu cho việc điều
khiển biến tần thì điều đầu tiên cần quan tâm khi cài đặt biến tần đó là cài đặt các tham
số của động cơ. Việc làm này sẽ tránh cho việc động cơ cháy bắt đầu để biến tần điều
khiển động cơ. Các parametet cần để cài đặt trước đó là:

 Par 1 cài đặt điện áp định mức động cơ từ 75-705V.


 Par 2 cài đặt dòng điện định mức động cơ.
 Par 3 cài đặt tần số động cơ từ 2-500Hz.
 Par 4 cài đặt tốc độ định mức của động cơ 1-30000 RPM.
 Par 5 cài đặt công suất định mức 0.25-3500 HP.

59
Chương 4. Ứng dụng bàn thí nghiệm điều khiển biến tần Powerflex 700S.

 Par 6 cài đặt đơn vị công suất HP hoặc KW.


 Par 7 cài đặt số cực động cơ từ 2-128.
 Par 30 cài đặt tốc độ nhỏ nhất mà biến tần đưa ra.
 Par 31 cài đặt tốc độ lớn nhất mà biến tần đưa ra.

Tiếp theo, trong phương pháp này ta cần quan tâm đến các đèn báo trạng tháo biến
tần như sau:

 PORT: Chỉ trạng thái của việc kết nối cáp DPI giữa biến tần và Adapter.
 MOD: Cho biết trạng thái của quá trình truyền thông trong mạng.
 NETA: Cho biết việc kết nối Adater vào mạng có chính xác hay không.

Khí biến tần hoạt động bình thường thì các đèn báo sẽ chỉ thị như sau:

 Khi mới cấp nguồn, đèn PORT sáng xanh, đứng yên.
 Nếu kết nối Adapter vào mạng bằng cáp DeviceNet đúng thì đèn NETA
sáng xanh đứng yên, đèn MOD sáng xanh, chớp tắt liên tục.
 Khi tiến hành kết nối điều khiển biến tần bằng CPU hoặc mất mạng thì đèn
MOD báo đỏ và cần xóa lỗi thì đèn mới xanh và lúc đó có thể điều khiển
như bình thường.

Biến tần Powerflex có 3 cơ chế giao tiếp đó là điều khiển theo sự kiện (COS), điều
khiển theo thời gian (Cyclic), hỏi tuần tự (Polled), ở trong tài liệu này em sẽ cấu hình
điều khiển theo sự kiện (COS). Dưới đây là hình ảnh các tag mà phần mềm RsLogix
5000 sẽ hiển thị khi đưa biến tần vào dự án.

Hình 4.1. Các tag của biến tần.

60
Chương 4. Ứng dụng bàn thí nghiệm điều khiển biến tần Powerflex 700S.

Biến tần ở đây hiện đang ở nút 7 sẽ đưa có 8 byte dữ liệu đưa lên máy tính và 8
byte dữ liệu nhận xuống. 8 byte dữ liệu đầu vào (SDN_N07_COS_I_Data) để đưa giá
trị tốc độ phản hồi từ encoder vào biến tần và biến tần sẽ đưa lên máy tính thông qua 8
byte này. 8 byte dữ liệu đầu ra (SDN_N07_COS_O_Data) để xét các tín hiệu điều khiển
cũng như cài đặt tốc độ tham chiếu xuống biến tần. Hình sau , đưa ra chức năng của các
byte dữ liệu đầu vào ra:

Hình 4.2. Chức năng trên các thanh ghi biến tần.

Ở đây các thanh ghi đầu vào là thanh ghi Logic Status chiếm 2 byte đầu tiên trong
số 8 byte đâù vào của biến tần, thanh ghi này có chức năng hiển thị trạng thái của biến
tần. Hai byte SDN_N07_COS_I_Data[2] và SDN_N07_COS_Data[3] không sử dụng
đến. Còn 2 byte SDN_N07_COS_I_Data[4] và SDN_N07_COS_I_Data[5] để phản hồi
tốc độ của động cơ về cho bộ điều khiển. Và cuối cùng là hai byte cuối trong 8 byte đầu
vào của biến tần thì không sử dụng cho mục đích gì cả.

61
Chương 4. Ứng dụng bàn thí nghiệm điều khiển biến tần Powerflex 700S.

Hình 4.3. Thanh ghi chức năng Logic Status Word.

Như trên hình 4.3, ta thấy rõ rằng thanh ghi này hiển thị và báo trạng thái của biến
tần, bao gồm cả việc xảy ra lỗi trong khi sử dụng, các cảnh báo liên quan,…

Như hình 4.2, ta thấy các thanh ghi đẩu ra cũng khá là tương tự với thanh ghi đầu
vào, trong 8 byte đầu ra này thì ta cũng sử dụng 2 byte đầu phục vụ cho thanh ghi Logic
Command và 2 byte SDN_N07_COS_O_Data[4], SDN_N07_COS_O_Data[5] để cài
tốc độ tham chiếu xuống biến tần.

62
Chương 4. Ứng dụng bàn thí nghiệm điều khiển biến tần Powerflex 700S.

Hình 4.4. Thanh ghi Logic Command Word.

Thanh ghi Logic Command Word có các bit để điều khiển bật tắt biến tần, xóa lỗi,
và tổ hợp các bit 12,13,14 để đặt tốc độ tham chiếu xuống biến tần.

Như vậy ngay trong kiểu điều khiển biến tần qua mạng truyền thông này thì cũng
đã có hai cách để điều khiển biến tần. Cách đầu tiên là điều khiển biến tần theo tốc độ
đã đặt sẵn vào các tham số bằng việc thay đổi tổ hợp các bit trong thanh ghi chức năng
Logic Command Word. Cách thứ hai là ta có thể điều khiển vô cấp, tức là có thể thay
đổi tốc độ tùy ý mà không cần cài đặt lại các tham số.

63
Chương 4. Ứng dụng bàn thí nghiệm điều khiển biến tần Powerflex 700S.

Hình 4.5. Màn hình chính điều khiển biến tần qua mạng DeviceNet trên HMI.

Hình 4.6. Điều khiển biến tần vô cấp qua mạng DeviceNet trên HMI.

Giao diện điều khiển gồm các nút: khởi động, dừng, xóa lỗi biến tần. Người điều
khiển có thể nhập tốc độ bất kì xuống cho biến tần và tiến hành điều khiển, tất nhiên tốc
độ nhập vào sẽ không thể vượt quá ngưỡng tốc độ lớn nhất hay quá nhỏ hơn so với tốc
độ nhỏ nhất được cài đặt ở hai par 30 và par 31. Và trên màn hình có cả phản hồi tốc độ
động cơ được đo về để hiện thị.

4.2. Điều khiển biến tần thông qua mô-đun tương tự

Trên biến tần có tích hợp đầu vào, ra tượng tự, nhận và gửi đi tín hiệu +/-10V, 0-
20mA với độ phân dải 13bit, điều này giúp cho ta có thể điều khiển cũng như lấy các
thông số trên biến tần về một cách dễ dàng. Các mô-đun đầu vào tương tự xử lý các tín
hiệu ở các dải 4-20mA, 0-10V, +/-10V,… sau đó đưa vào CPU giá trị số nguyên nằm
trong dải từ 0-32767. Ngược lại thì các mô-đun đầu ra tương tự sẽ chuyển các giá trị số

64
Chương 4. Ứng dụng bàn thí nghiệm điều khiển biến tần Powerflex 700S.

nguyên trong dải trên thành các tín hiệu tương tự ở cấc dải +/-10V, 4-20mA,… để đi
điều khiển các cơ cấu chấp hành sử dụng tín hiệu tương tự.

Như vậy đối với việc điều khiển biến tần qua mô-đun tương tự này thì ta có thể đưa
tốc độ tham chiếu xuống biến tần và cũng có thể lấy về giá trị tốc độ mà biến tần đưa ra
cho động cơ để kiểm tra tính chính xác của tác vụ. Một điểm cần lưu ý đó là khi biến
tần chưa gắn encoder thì giá trị phản hồi về đầu vào tương tự để CPU xử lý đó chính là
giá trị tốc độ tỉ lệ với giá điện áp mà biến tần đưa ra cho động cơ, còn khi đã lắm encoder
thì giá trị phản hồi về sẽ chính là giá trị tốc độ được chuyển qua từ số xung mà encoder
đo được.

V/I in 0 -
V in 0 + V out 0 +

I in 0 + I out 0 +
ANLG Com
V in 1 + ANLG Com
V/I in 1 -
I in 1 + NC
ANLG Com
V out 1 +
V in 2 +
V/I in 2 -
I out 1 +
I in 2 +
ANLG Com
V in 3 + ANLG Com
V/I in 3 -
I in 3 + NC
ANLG Com
+24V DC +24V DC
DC NEUT
DC NEUT

Hình 4.7. Sơ đồ nối dây điều khiển biến tần bằng tín hiệu tương tự.

Sơ đồ trên cấp nguồn 24V cho mô-đun tương tự vào và ra, còn đầu vào, ra tương
tự của biến tần thì ta chỉ cần đưa chân 0V vào các chân 0V để cho các mô-đun chung
đất với nhau. Như vậy thì các tín hiệu trao đổi giữa các mô-đun sẽ được các mô-đun tiếp
nhận dễ dàng, nó hiểu được tín hiệu ấy, dễ dàng cho việc điều khiển. Để có thể thực hiện
điều khiển trong chế độ này thì cần cài đặt các tham số sau:

 Đầu tiên vẫn cần quan tâm cài đặt các tham số liên quan đến thông số động
cơ, đó là các par từ 1 đến 7 và cả par 30, par 31.
 Par 153: Cài bit 8 có giá trị là 1.

65
Chương 4. Ứng dụng bàn thí nghiệm điều khiển biến tần Powerflex 700S.

 Par 27 chọn tham chiếu đến par 10 (Speed Ref 1).


 Par 11 nhập giá trị là 100.
 Par 10 chọn link đến par 800 để lấy tín hiệu tương tự.
 Par 32,33 nhập thời gian tăng tốc và giảm tốc.
 Par 828, 829 chọn start và stop.
 Par 802 nhập giá trị là 10 để nhân giá trị nhận vào lên thành 0-100.
 Par 804 nhập giá trị 0.25.
 Par 805 nhập giá trị 50.

Hình 4.8. Giao diện điều khiển biến tần thông qua mô-đun tương tự trên HMI.

Trên hình có các nút để khởi động, dừng, đặt tốc độ và có cả hiển thị tốc độ phản
hồi về.

4.3. Điều khiển biến tần qua đầu vào số

Biến tần Powerflex 700S có 6 đầu vào số, trong đó đầu vào Digital input 6 là chân
cho phép phần đầu vào số của biến tần hoạt động và ta luôn phải cấp tín hiệu logic 1 vào
chân này. Còn 5 chân đầu vào số còn lại hoạt động bình thường, và trong phần điều
khiển này thì về mặt tư duy ta vẫn sẽ dùng tổ hợp trạng thái của 3 bít đầu vào số để chọn
tốc độ cho biến tần. Hai đầu vào số còn lại sẽ đảm nhiệm chức năng khởi động, dừng
biến tần và xóa lỗi biến tần. Kiểu điều khiển này thì các tín hiệu logic sẽ được cấp điều
khiển qua mạng ControlNet, cách tổ hợp trạng thái ba đầu vào số để đưa ra tốc độ tham
chiều cho biến tần được thể hiện trong bảng sau:

66
Chương 4. Ứng dụng bàn thí nghiệm điều khiển biến tần Powerflex 700S.

Bảng 4.1. Cách tổ hợp trạng thái logic 7 cấp tốc độ.

Digital input 4 Digital input 3 Digital Input 2 Tốc độ

0 0 0 Spd Ref A

0 0 1 Preset Speed 1

0 1 0 Preset Speed 2

0 1 1 Preset Speed 3

1 0 0 Preset Speed 4

1 0 1 Preset Speed 5

1 1 0 Preset Speed 6

1 1 1 Preset Speed 7

Các giá trị tốc độ sẽ được đặt trước vào các tham số như bảng trên bằng hai cách:
Cách 1 đó là sử dụng phần mềm cài đặt qua mạng DeviceNet, cách hai đó là sử dụng
bàn phím điều khiển rời được cấp riêng cho biến tần để cấu hình cho biến tần khi ở hiện
trường. Và trong phương pháp điều khiển này thì cũng không thể lấy được giá trị phản
hồi tốc độ về thông qua đầu vào số, mà ta chỉ có thể giám sát giá trị điện áp biến tần đưa
ra hay giá trị mà encoder phản hồi về thông qua màn hình của bàn phím điều khiển rời.
Hoặc kết nối thêm một mô-đun analog nữa với biến tần và thực hiện giao tiếp trao đổi
dữ liệu giữa các CPU.

Các tham số cần quan tâm khi sử dụng phương pháp này:

 Cài đặt cá tham số cho động cở các par 1-7, cài đặt tốc độ nhỏ nhất và lớn
nhất mà biến tần đưa ra ở par 30, 31.
 Par 10 nhập tốc độ bất kỳ, khi mới bật biến tần thì tốc độ sẽ tham chiếu ở
par 10.
 Nhập 7 cấp tốc độ ở các par 14-20.

67
Chương 4. Ứng dụng bàn thí nghiệm điều khiển biến tần Powerflex 700S.

 Par 27 chọn Speed Ref 1 để tham chiếu tốc độ đến par 10 khi chưa chọn
cấp.
 Cài bit 8 trong par 153 lên giá trị 1.
 Chọn các par 825-827 tương ứng với Speed Ref Sel0, Speed Ref Sel1, Speed
Ref Sel2.
 Par 828 chọn chức năng Start.
 Par 829 chọn chức năng Normal Stop-CF, chức năng này cho phép vừa thực
hiện xóa lỗi biến tần, vừa thực hiện dừng biến tần.
 Par 168 chọn chế độ dừng phù hợp.

Hình 4.9. Sơ đồ đấu dây điều khiển biến tần qua đầu vào số.

Hình 4.10. Giao diện HMI điều khển biến tần 7 cấp tốc độ.

68
Chương 4. Ứng dụng bàn thí nghiệm điều khiển biến tần Powerflex 700S.

Trong giao diện điều khiển có các nút chọn khởi động hệ thống, dừng, chọn cấp
tốc độ, và hiện thị tốc độ thông qua giao tiếp giữa mô-đun tương tự với biến tần dưới sự
điều khiển của CPU.

4.4. Kết luận chương

Qua chương này, em đã hiểu thêm về các phương pháp điều khiển biến tần đa dạng,
tăng khả năng đọc hiểu tài liệu của hãng về biến tần Powerflex 700S. Ngoài việc thực
hiện điều khiển được biến tần, thì em cũng đã kết nối encoder với biến tần và hiển thị
tìn hiệu trả về từ encoder lên máy tính. Tuy nhiên do chưa có động cơ nên em chưa thể
thực hiện điều khiển vòng kín động cơ và thêm vào các thuật toán PID để điều khiển tốc
độ động cơ. Và trong biến tần cũng đã tích hợp sẵn các vòng điều khiển tốc độ cũng như
dòng điện cho các bài toán điều khiển cần độ chính xác cao, yêu cầu điều khiển phức
tạp. Trong đồ án này, em xin dừng lại ở việc điều khiển vòng hở biến tần qua ba phương
pháp và chưa có ghép nối với động cơ.

69
Kết luận

KẾT LUẬN

Sau thời gian tìm hiểu về các thiết bị PLC, HMI, biến tần,… và mạng truyền thông
công nghiệp của hãng Rockwell Automation bên cạnh việc thiết kế bàn thí nghiệm mạng
truyền thông công nghiệp, đã giúp em mở rộng được tầm hiểu biết của mình hơn về
PLC, HMI, biến tần và mạng truyền thông trong môi trường công nghiệp.

Trong đồ án này, em đã thực hiện các công việc sau:

 Tìm hiểu về mạng truyền thông công nghiệp nói chung và ba mạng truyền
thông EtherNet/IP, ControlNet, DeviceNet của hãng Rockwell Automation.
 Tìm hiểu các thiết bị của hãng Rockwell Automation trong phòng thí
nghiệm và thiết kế, lắp đặt bàn thí nghiệm.
 Tiến hành kết nối, cấu hình cho ba mạng EtherNet/IP, ControlNet,
DeviceNet.
 Ứng dụng điều khiển biến tần Powerflex 700S và mô hình cắt sản phẩm.

Tuy đã nỗ lực hoàn thành những mục tiêu ban đầu đã được nêu ra nhưng do vấn đề
thời gian và hiểu biết còn hạn chế nên trong đồ án này còn khá nhiều sai sót. Vì thế em
mong rằng sẽ nhận được sự góp ý từ quý thầy cô và các bạn.

Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Đỗ Trọng Hiếu đã tận tình hướng dẫn em
kể từ khi nhận đề tài cho tới ngày hoàn thiện, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới hãng
Rockwell Automation đã tài trợ trang thiết bị để em thực hiện đồ án này.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 12 tháng 06 năm 2018

Sinh viên thực hiện

Phạm Văn Long

70
Kết luận

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Hoàng Minh Sơn, Mạng truyền thông công nghiệp, Nhà xuất bản khoa học và kỹ
thuật, Đại học Bách Khoa Hà Nội, 2006.

[2] Rockwell Automation, DeviceNet Network Configuration, June 2016, available at

http://literature.rockwellautomation.com/idc/groups/literature/documents/um/dne
t-um004_-en-p.pdf

[3] Rockwell Automation, EtherNet/IP Network Configuration, August 2017,


available at

http://literature.rockwellautomation.com/idc/groups/literature/documents/um/ene
tum001_-en-p.pdf

[4] Rockwell Automation, ControlNet Network Configuration, February 2018,


available at

http://literature.rockwellautomation.com/idc/groups/literature/documents/um/cne
tum001_-en-p.pdf

[5] Rockwell Automation, PowerFlex 700S High Performance AC Drive – Phase II


Control, July 2013, available at

http://literature.rockwellautomation.com/idc/groups/literature/documents/pm/20d
pm001_-en-p.pdf

[6] Rockwell Automation, PowerFlex 700S Adjustable Frequency Drive – Phase II


Control, July 2013, available at

http://literature.rockwellautomation.com/idc/groups/literature/documents/in/20d-
in024_-en-p.pdf

71
Phụ lục

PHỤ LỤC

Phần 1. Cách cấu hình mạng DeviceNet cho I/O mở rộng

Trong đồ án này, em sử dụng các I/O mở rộng của mạng DeviceNet điều khiển mô
hình khí nén. Đầu tiên sẽ cấu hình cho các I/O mở rộng và sử dụng CPU ControlLogix
1756-L61 để điều khiển các I/O mở rộng 1794-ADN, sử dụng Scanner là 1756-DNB.
Đầu tiên, ta bật phần mềm RSNetWork for DeviceNet và thực hiện quét mạng:

Chọn tạo dự án mới, để thực hiện quét mạng DeviceNet, đó tiến hành quét mạng:

72
Phụ lục

Sau khi thực hiện các thao tác như trên, sẽ nhận được thông báo về việc tải chương
trình xuống các thiết bị cung như tải chương trình từ thiết bị lên. Ta cứ chọn OK, và tiếp
tục thực hiện quét mạng:

73
Phụ lục

Sau khi hoàn tất việc quét mạng, thì ta đã online trên mạng DeviceNet, có thế thấy
điều này bằng việc đọc thông báo ở hình trên. Hiện nay trên mạng có hai thiết bị đó là

74
Phụ lục

biến tần Powerflex và scanner của mạng mở rộng DeviceNet. Sau đó, ta chọn vào mô-
đun 1756-DNB để tiếp tục cấu hình cho mạng:

Sau khi chọn vào biểu tượng 1756-DNB thì sẽ hiện ra tab như hình trên, ở đây cung
cấp các thông tin về tên mô-đun, hãng sản xuất, loại sản phẩm,... Tiếp theo chọn vào
phần Scanlist:

75
Phụ lục

Lúc này, ta có thể lựa chọn được các thiết bị sẽ sử dụng để điều khiển trong mạng
và trong ví dụ này, sẽ sử dụng mô-đun 1794-ADN, sau đó click đúp vào mô-đun sẽ hiện
ra hộp thoại:

76
Phụ lục

Ở trong ví dụ này, chọn phương thức giao tiếp là kiểu truyền dữ liệu theo sự kiện,
tức là khi có thay đổi dữ liệu thì mới gửi tín hiệu về CPU và ngược lại. Sau đó chọn OK
để kết thúc phần này, thì sẽ có vài thông báo hiện lên, ta cứ ấn OK.

Sau đó khi chọn vào phần “Input” và “Output” thì ở đây cung cấp thông tin về việc
sắp xếp các ô nhớ nào trong mô-đun 1756 –DNB để dành cho việc điều khiển và giao
tiếp với mô-đun 1794-ADN.

77
Phụ lục

Sau đó chọn OK để kết thúc phần cấu hình cho mô-đun 1756-DNB. Ta chuyển qua
cấu hình cho mô-đun 1794-ADN. Tương tự như ở trên, click đúp vào biểu tượng mô-
đun 1794-ADN:

78
Phụ lục

Sau khi click vào phần “Module Configuration” thì sẽ hiện thông báo như trên, hỏi
xem có muốn đưa câu hình từ thiết bị lên máy tính không hay là muốn tải chương trình
cấu hình khác xuống thiết bị. Ta chọn Upload.

79
Phụ lục

Sau đó là hiện ra danh sách các thiết bị đang kết nối với mô-đun 1794-ADN, và ta
tiếp tục chuyển qua click vào "I/O Sumary" :

80
Phụ lục

Phần này mô tả kĩ hơn việc mỗi một mô-đun sẽ chiếm bao nhiêu bộ nhớ trong một tệp tin
và CPU gửi xuống cho mạng mở rộng. Sau đó ấn OK và kết thúc quá trình cấu hình mạng cho
mô-đun I/O mở rộng. Tiếp theo ta cần tag các địa chỉ của các thiêt bị vưa mới cấu hình trên mạng
DeviceNet bằng phần mềm “DeviceNet Tag Generator”, làm theo hướng dẫn và các tag của thiết
bị trên mạng sẽ vào hếtt dự án lập trình trên Rslogix 5000. Sau khi tag xong ta có hình ảnh sau :

Phần 2. Cấu hình mạng DeviceNet để điều khiển biến tần

Trong ứng dụng này, ta sẽ điều khiển biến tần Powerflex 700S qua mạng
DeviceNet, sử dụng CPU là 1769-L32E, mô-đun scanner là 1769-SDN. Các thao tác
đầu tiên sẽ là bật phần mềm và tạo một dự án mới, sau đó quét mạng, những thao tác
này đã trình bày rõ ở phần 1. Tiếp theo, sau khi đã quét xong mạng thì ta được hình như
sau:

81
Phụ lục

Sau đó tương tự, phần 1 ta sẽ đi cấu hình mô-đun scanner trước, ở đây click đúp
vào biểu tượng mô-đun 1769-SDN, và tiến hành chọn các thiết bị sẽ sử dụng trong ứng
dụng này.

Sau đó, click đúp vào biểu tượng của thiết bị ần cấu hình ở đây sẽ là Powerflex
700S ở nút số 7.

82
Phụ lục

Như hình trên thì biến tần có 4 cách điều khiển tương tự như các I/O mở rộng,
nhưng thực tế đối với biến tần Powerflex 700S thì nó chỉ có 3 cách giao tiếp. Đó là hỏi
tuần tự (Polled), gửi dữ liệu theo sự kiện (COS) và gửi dữ liệu theo chu kỳ (Cyclic). Ở
đây, ta sẽ để CPU giao tiếp với biến tần theo kiểu gửi dữ liệu theo sự kiện (COS). Và ta
sẽ quy định luôn dung lượng của một tin nhắn gửi đi và nhận về đối với biến tần. Sau
đó chọn tiếp “Input” và “Output” để kiểm tra vị trí các bit trong bộ nhớ của “scanner”,
vậy là kết thúc phần cấu hình cho “scanner” 1769-SDN. Tiếp theo, ta sẽ clck vào phần
Powerflex 700S để cấu hình, thao tác tương tự như với cái I/O mở rộng, ta sẽ “upload”
cấu hình của biến tần lên:

Sau đó vào phần “I/O Data” để kiểm tra kiểu giao tiếp và dung lượng tin nhắn gửi
đi và đến. Sau đó sẽ dùng phần mềm “DeviceNet tag Generator” để liên kết dự án trong

83
Phụ lục

phần mềm RSLogix 5000 với mạng DeviceNet. Sau khi làm xong thì sẽ được các “tag”
như trong hình:

Trên đây là phần cấu hình cho mạng DeviceNet để điều khiển biến tần.

Phần 3. Cấu hình I/O mở rộng cho mạng ControlNet

Sử dụng các I/O mở rộng của mạng ControlNet để điều khiển biến tần theo 7 cấp
tốc độ, sử dụng CPU ControlLogix 1756-L71. Đầu tiên ta sẽ mở phần mềm lên và tạo
dự án mới và quét mạng.

84
Phụ lục

Hộp thoại như trên sẽ hiện ra, và ta sẽ chọn đến mạng ControlNet cần quét sau đó
chọn OK.

85
Phụ lục

Các thao tác thực hiện rất dễ dàng và nó cũng khá giống với việc quét mạng
DeviceNet, đây là kết quả sau khi quét xong:

86
Phụ lục

Một đặc điểm khá đặc biệt của mạng ControlNet đó là sau khi quét mạng xong thì
ta cần phải bật chế độ sửa đổi (Edits Enabled) và cài đặt thời khóa biểu cho việc cập
nhật mạng, cũng như khoảng thời gian giữa hai lần cập nhật. Nếu như không thực hiện
thì sẽ có lỗi và không thể sử dụng mạng, có thể nhìn thông báo lỗi ở hình trên, Cpu ở vị
trí số 8 không hoạt động. Vì vậy cần thực hiện các nháy vào ô “Edits Enabled” và sẽ
hiện ra thông báo, lúc này ấn “OK”

87
Phụ lục

Sau khi quét xong mạng thì ta có thể thấy luôn cả vị trí của các mô-đun trên
“chasis”, có một sự liên kết rất hay ở đây. Ví dụ như mô đun mạng ControlNet 1756-
CNBR/E ở vị trí số 1, CPU ControlLogix 1756-L71 ở vị trí số 8 trên ”chasis”.

88
Phụ lục

Sau đó sẽ tiến hành cài đặt khoảng thời gian giữa hai lần cập nhật dữ liệu và số nút
được phép cập nhật dữ liệu.

89
Phụ lục

Để hoàn thành việc cấu hình thì cần lưu dự án lại.

90
Phụ lục

Sau khi lưu dự án xong thì sẽ mất phần chọn “Edits Enabled”, ta cần nháy chọn lại
một lần nữa và đây cũng là bước cuối cùng để hoàn thành việc cấu hình cho mạng
ControlNet. Sau khi thực hiện đầy đủ các bước trên thì bay giờ ta đã có thể điều khiển
các thiết bị đang có trên mạng.

Chú ý phần thông báo như ở hình trên để thực hiện cấu hình mạng một cách dễ
dàng.

91
Phụ lục

Phần 4. Chương trình Ladder điều khiển mô hình cắt sản phầm

92
Phụ lục

93
Phụ lục

94
Phụ lục

95
Phụ lục

96
Phụ lục

97
Phụ lục

Phần 5. Chương trình Ladder điều khiển biến tần qua mạng DeviceNet và
mô-đun vào ra Analog

98
Phụ lục

99
Phụ lục

Phần 6. Điều khiển biến tần 7 cấp tốc độ

Phần 7. Tính chọn thiết bị mô hình cắt sản phẩm

Tính chọn các phần tử mạch lực:

 Có hai băng tải và một cơ cấu cắt sản phẩm, ta sẽ sử dụng 3 động cơ một
chiều DC 24V-1A để phục cho chức năng trên.

100
Phụ lục

 Xylanh khí nén sử dụng dụng trong mô hình sẽ là loại xylanh tác động hai
phía với số lượng là 5 xylanh để đảm bảo các chức năng kẹp, cắt, xác định
Mode A, Mode B, Mode C.

 Van phân phối điều khiển xylanh khí nén là các van khí nén, trong mô hình
sẽ có 4 van phân phối loại 4/2 điều khiển điện một bên, có lò xo để đảm bảo
điều khiển xylanh chức năng cắt và xác đinh các Mode A, Mode B, Mode
C. Và có 1 van phân phối loại 5/3 điều khiển hai bên bằng điện để đảm bảo
chức năng điều khiển xylanh kẹp.

Tính chọn các phần tử mạch điều khiển:

 Công tắc hành trình để nhận biết xylanh đi hết hành trình, số lượng là 10
công tắc ( do mỗi xi lanh có hai chiều đi và về cần xác định vị trí)

101
Phụ lục

 Cảm biến phát hiện vật loại cảm biến quang PNP thưởng mở (để phù hợp
với kiểu đấu nguồn đầu vào của mô-đun mở rộng Flex I/O được đấu theo
kiểu sink), số lượng cảm biến là 3 cảm biến.

 Relay một chiều để đóng cắt động cơ và các cuộn hút của van phân phối khí
nén, số lượng là 9 relay một chiều 24VDC.

 Nút nhấn thưởng mở không giữ với chức năng Start và Stop, 3 nút nhấn
thường mở có giữ với chức năng chọn Mode A, Mode B, Mode C.

102
Phụ lục

 Nguồn tổ ong cấp cho mô hình ở đây dùng loại đầu ra điện áp 24VDC, dòng
điện 5A (vì 3 động cơ sẽ sử dụng 3A, 6 van phân phối khí nén mỗi van dùng
0,2A).

 Hầu hết các thiết bị trên mô hình đều sử dụng điện áp một chiều 24VDC,
chỉ có nguồn cấp đầu vào cho nguồn tổ ong là điện áp xoay chiều 220VAC.
Do đó ta chọn aptomat đầu vào cho mô hình là loại có điện áp 220VAC và
dòng điện là 10A.

103

You might also like