You are on page 1of 12

Vở Sinh học 11 Năm học 2021 - 2022

CHƯƠNG I: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG


A – CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT
Bài 1 à Bài 13.
* Khái quát chung: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật bao gồm những quá trình:
- Hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ
- Vận chuyển các chất trong cây
- Thoát hơi nước
- Dinh dưỡng khoáng trong cây
- Quang hợp
- Hô hấp

I. SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ


* Mục tiêu:
Ø Mô tả được trên sản phẩm chứng minh rễ là cơ quan hấp thụ nước và ion khoáng.
Ø Thể hiện rõ được cơ chế hấp thụ và con đường vận chuyển nước và muối khoáng
ở rễ
Ø Vai trò của đai Caspari
1. Rễ là cơ quan hấp thụ nước và ion khoáng
VD: Một cây họ Hòa Thảo sau khi trông một tháng đã có bộ rễ (không kể lông hút) với tổng
chiều dài 625 km và tổng diện tích khoảng 285 m2, trong khi đó tổng chiều dài lông hút
(khoảng 14 tỉ lông hút) khoảng 105000 km và tổng diện tích khoảng 480 m2. Nêu ý nghĩa
sinh học của các con số trên.

Hình 1.1. Cấu tạo bên ngoài của hệ rễ Hình 1.2. Lông hút của rễ cây

GV nhóm Sinh - Tổ Tự Nhiên - Trường THPT Chuyên Ngoại Ngữ - ĐHNN - ĐHQGHN 1
Vở Sinh học 11 Năm học 2021 - 2022

Ý nghĩa sinh học: Những con số trên nói lên:


- Khả năng đâm sâu, lan rộng vào đất của hệ rễ (rễ chính, rễ bên). Hệ thống lông hút phát
triển. àTăng diện tích bề mặt hấp thụ → Đảm bảo cho rễ cây hấp thụ nước và ion khoáng
đạt hiệu quả
2. Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây
Tiêu Hấp thụ nước Hấp thụ ion khoáng
chí
- Thẩm thấu (thụ động): - Thụ động:
H2O
Đất Lông hút Đất Ion khoáng Lông hút
Cơ Thế nước cao Thế nước thấp [ion] cao [ion] thấp
chế MTnhược trương MT ưu trương - Chủ động:
Ion khoáng
Đất (TB cần, VD: K+) Lông hút
[ion] thấp [ion] cao
Dịch tế bào biểu bì rễ (lông hút) là ưu Nồng độ ion trong dung dịch đất cao
Điều
trương so với dung dịch đất (do thoát hơi hơn trong lông hút (thụ động) hoặc
kiện
nước, nồng độ chất tan ở lông hút cao) tế bào sử dụng ATP (chủ động)

3. Dòng vận chuyển nước và ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ.
Con đường gian bào: Nước và ion khoáng từ đất vào lông hút → Thành tế bào và gian bào
của các tế bào vỏ → Đai Caspari ( nằm ở phần nội bì của rễ.): dòng nước và ion khoáng bị
chặn lại → tế bào chất của tế bào nội bì → mạch gỗ.
Con đường tế bào chất: Nước và ion khoáng từ đất vào lông hút → tế bào chất của tế bào
vỏ, tế bào nội bì → mạch gỗ.

Hình 1.3. Con đường xâm nhập của nước và các ion khoáng vào rễ

- Vai trò của đai Caspari: Kiểm soát lượng nước và khoáng hòa tan vào trung trụ, điều hòa
vận tốc hút nước của rễ

GV nhóm Sinh - Tổ Tự Nhiên - Trường THPT Chuyên Ngoại Ngữ - ĐHNN - ĐHQGHN 2
Vở Sinh học 11 Năm học 2021 - 2022

II. VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY


* Mục tiêu: Mô tả được trên sản phẩm
- Cấu tạo hai dòng mạch trong thân cây
- Trình bày được thành phần dịch và chứng minh động lực vận chuyển trong dòng mạch

Tiêu
Dòng mạch gỗ (Xylem) Dòng mạch rây (Phloem)
chí
Gồm quản bào và mạch ống (những tế bào Gồm ống rây và tế bào kèm
Cấu
chết) nối kế tiếp nhau tạo thành những ống (tế bào sống). Các ống rây nối
tạo
dài. Thành được linhin hóa → bền, chịu nước. đầu với nhau thành ống dài.
Thành Nước và các chất khoáng hòa tan trong nước Các chất hữu cơ và 1 số ion
phần khoáng (VD: K+)
Chiều Lá → nơi sử dụng (thân, rễ)
vận Rễ → lá và nơi dự trữ (củ, quả, hạt).
chuyển
Nhờ 3 động lực: Khuếch tán nhờ sự chênh lệch
+ Động lực dưới: áp suất rễ - lực đẩy từ gốc áp suất thẩm thấu giữa lá (áp
lên thân. suất cao) với cơ quan sử dụng
+ Động lực trung gian: lực liên kết giữa các hoặc cơ quan dự trữ (áp suất
phân tử nước và lực bám giữa các phân tử thấp hơn)
nước với thành mạch. Hai lực này thắng được
Cơ chế trọng lực của cột nước, giữ cho cột nước liên
tục và không bị tụt xuống.
+ Động lực trên: lực hút của lá, do quá trình
thoát hơi nước gây ra. →Động lực chính:
động lực trên, vì nó có thể hút được cột nước
từ rễ lên lá, kể cả những cây cao hàng trăm
mét.

III. THOÁT HƠI NƯỚC


*Mục tiêu: Mô tả trên sản phẩm
Ø Cấu tạo giải phẫu của lá để chứng minh sự thích nghi với chức năng thoát hơi nước
qua 2 con đường.
Ø Vai trò của quá trình thoát hơi nước và các tác nhân ảnh hưởng

1. Vai trò của quá trình thoát hơi nước

GV nhóm Sinh - Tổ Tự Nhiên - Trường THPT Chuyên Ngoại Ngữ - ĐHNN - ĐHQGHN 3
Vở Sinh học 11 Năm học 2021 - 2022

- Thoát hơi nước là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ vì nó đã tạo ra một sức hút nước,
một sự chênh lệch về thế nước giúp ion khoáng có thể chuyển từ rễ lên lá một cách dễ dàng.
- Khi khí khổng mở để thoát hơi nước thì CO2 mới được hấp thụ vào lá – nguyên liệu của
quang hợp, đảm bảo cho quá trình quang hợp được thực hiện một cách bình thường.
- Sự bay hơi nước từ bề mặt giúp lá cây hạ nhiệt độ vào những ngày nắng nóng, đảm bảo cho
các quá trình sinh lí xảy ra bình thường.
2. Hai con đường thoát hơi nước qua lá
Cấu tạo của lá cây (lớp cutin, khí khổng) thích nghi với chức năng thoát hơi nước. Có 2 con
đường thoát hơi nước:
- Qua cutin ở bề mặt lá hay thân non: Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh. Chiếm 10%
tới 30% tổng lượng hơi nước thoát ra
- Qua khí khổng: Vận tốc lớn, điều chỉnh sinh học bằng sự đóng mở khí khổng. Chiếm phần
chủ yếu của sự thoát hơi nước (70%)
* Các tác nhân điều tiết cơ chế đóng mở khí khổng:
- Hàm lượng nước(tác nhân chủ yếu): Khi tế bào no nước, thành mỏng của tế bào khí
khổng căng ra làm cho thành dày cong theo thành mỏng → khí khổng mở.
Khi tế bào mất nước, thành mỏng hết căng và thành dày duỗi thẳng → khí khổng đóng
lại (khí khổng không bao giờ đóng hoàn toàn)
- Ánh sáng: Khi đưa cây ra ngoài sáng thì khí khổng mở, đưa cây vào trong tối thì khí
khổng đóng
- Tăng hàm lượng AAB: Khi hàm lượng axit abxixic (AAB) trong lá tăng lên kích
thích các bơm ion hoạt động và các kênh ion mở ra lôi kéo các ion ra khỏi tế bào khí
khổng, tế bào khí khổng mất nước và đóng lại
- Các tác nhân khác: nhiệt độ, nồng độ CO2,….
* Các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước
- Nhân tố thuộc khí quyển: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, gió,…
- Nhân tố sinh lý: cơ chế đóng mở khí khổng, các chất tan, hoocmon, lớp cutin, giải
phẫu và hình thái của bề mặt cây.
IV. VAI TRÒ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ KHOÁNG
*Mục tiêu: Thể hiện được trên sản phẩm
Ø Khái niệm về dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây, vai trò của dinh dưỡng
khoáng.
Ø Vẽ minh hoạ dấu hiệu nhận biết cây thiếu các loại dinh dưỡng
Ø Vẽ sơ đồ chuyển hoá nitơ trong đất và cố định nitơ à ứng dụng tực tiễn.

1. Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây

GV nhóm Sinh - Tổ Tự Nhiên - Trường THPT Chuyên Ngoại Ngữ - ĐHNN - ĐHQGHN 4
Vở Sinh học 11 Năm học 2021 - 2022

1.1. Khái niệm


- Nguyên tố dinh dưỡng khoáng là những nguyên tố được bổ sung từ môi trường ngoài,
cần thiết cho sự tồn tại, sinh trưởng và phát triển của cây.
- Có khoảng 16 nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu đối với thực vật. Nguyên tố
thiết yếu là:
o Những nguyên tố có liên quan trực tiếp đến các hoạt động sống của cây
o Vai trò của nó không thể thay thế bằng các nguyên tố khác
o Thiếu nó cây không thể sinh trưởng, phát triển bình thường được.
- Căn cứ vào hàm lượng chứa trong cây, người ta chia các nguyên tố dinh dưỡng khoáng
thiết yếu thành:
o Nguyên tố đại lượng (chiếm 10-1 – 10-4% khối lượng chất khô): gồm C, H, O,
N, P, Mg, Ca,…
o Nguyên tố vi lượng (chiếm ≤ 100mg/1kg chất khô của cây): gồm Fe, Mn, B, Cl,
Zn, Cu, Mo,…
1.2. Dấu hiệu của cây thiếu dinh dưỡng
Hiện tượng thiếu các nguyên tố dinh dưỡng thường được biểu hiện ra thành những dấu hiệu
màu sắc đặc trưng trên lá. Sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của thực vật sẽ phản ánh
việc cây có được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng hay không.
2. Vai trò chủ yếu của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng trong cây:
- Nguyên tố đại lượng: Cấu trúc tế bào, thành phần của các đại phân tử trong tế bào
(protein, lipit, axit nucleic,…)
- Nguyên tố vi lượng: Thành phần không thể thiếu được của hầu hết các enzim. Chúng
hoạt hóa các enxim trong quá trình trao đổi chất.
V. DINH DƯỠNG NITƠ Ở THỰC VẬT
1. Vai trò sinh lý của nitơ
Rễ cây hấp thụ nitơ ở 2 dạng: NO3- và NH4+. Nitơ là nguyên tố khoáng thiết yếu của cây.
Vai trò của nitơ đối với thực vật:
- Vai trò chung: Nitơ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự sinh trưởng, phát triển của cây
trồng → quyết định năng suất và chất lượng thu hoạch.
- Vai trò cấu trúc, điều tiết quá trình trao đổi chất và năng lượng: nito có mặt trong thành phần
của hầu hết các chất trong cây: protein, axit nucleic, sắc tố quang hợp, chất dự trữ năng lượng
(ATP, ADP), chất điều hòa sinh trưởng,…
→ Nitơ quyết định toàn bộ quá trình sinh lý của cây trồng.

GV nhóm Sinh - Tổ Tự Nhiên - Trường THPT Chuyên Ngoại Ngữ - ĐHNN - ĐHQGHN 5
Vở Sinh học 11 Năm học 2021 - 2022

2. Các dạng nitơ trong tự nhiên


Tiêu chí Nitơ trong không khí Nitơ trong đất
Dạng tồn tại N2 (chủ yếu), NO, NO2 Nitơ khoáng – ni tơ vô cơ (NO3- NH4+)
Nitơ hữu cơ trong xác sinh vật
Dạng hấp NH4+ ( N2 → NH4+ nhờ VSV đất) NH4+ và NO3-
thụ

3. Quá trình chuyển hóa ni tơ trong đất và cố định ni tơ

3.1. Quá trình chuyển hóa nitơ trong đất:


- Là quá trình chuyển hóa ni tơ hữu cơ (trong xác SV) thành ni tơ khoáng (NH4+ và NO3-)
- Nhờ vi sinh vật: VSV amon hóa và VSV nitrat hóa
- Ngoài ra còn xảy ra quá trình phản nitrat hóa: NO3- → N2
à Quá trình phản nitrat hóa lại gây bất lợi cho cây vì: gây thất thoát lượng NO3-
- Điều kiện xảy ra quá trình phản nitrat hóa: vi sinh vật kị khí, thiếu O2.
- Biện pháp ngăn chặn: đảm bảo độ thoáng cho đất.
3.2. Quá trình cố định ni tơ phân tử
- Quá trình liên kết N2 với H2.
- Thực hiện nhờ hoạt động của một số vi sinh vật tự do (như vi khuẩn lam) hoặc cộng sinh
(như vi khuẩn nốt sần Rhizobium cộng sinh với các cây họ Đậu, vi khuẩn lam cộng sinh với
bèo hoa dâu) do chúng có enzim nitrogenaza có khả năng bẻ gẫy 3 liên kết cộng hóa trị bền
vững giữa 2 nguyên tử nitơ.

GV nhóm Sinh - Tổ Tự Nhiên - Trường THPT Chuyên Ngoại Ngữ - ĐHNN - ĐHQGHN 6
Vở Sinh học 11 Năm học 2021 - 2022

VI. QUANG HỢP Ở THỰC VẬT


* Mục tiêu: Sơ đồ khái niệm quang hợp, vai trò của quang hợp
Ø Vẽ và chứng minh lá là cơ quan quang hợp qua cấu tạo giải phẫu lá.
Ø Vẽ được sơ đồ truyền năng lượng qua hệ sắc tố quang hợp trong lá xanh
Ø Mô tả được bản chất của hai pha quang hợp: Nguyên liệu đầu vào, sản phẩm đầu
ra.
Ø Các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình quang hợp
A. Khái quát về quang hợp:
1. Khái niệm
- Khái niệm: Quang hợp ở thực vật là quá trình
diệp lục sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời
(quang năng) để tổng hợp cacbohidrat và
giải phóng O2 từ CO2 và H2O.
- Phương trình tổng quát:
Ánh sáng mặt trời
6 CO2 + 12 H2O Diệp lục
C6H12O6 + 6 O2 + 6 H2O

2. Vai trò của quang hợp


- Vai trò năng lượng: chuyển hóa quang năng thành hóa năng trong các liên kết hóa học của
sản phẩm quang hợp, duy trì mọi hoạt động sống của sinh giới.
- Cung cấp toàn bộ thức ăn (gluxit, lipit, protein) và nguyên liệu kĩ thuật (bông, sợi, gỗ, dược
phẩm) cho người và động vật.
- Điều hòa không khí: thu CO2 (độc) và thải O2 (lành), nhờ đó tỉ lệ CO2 và O2 trong khí quyển
luôn được giữ cân bằng đảm bảo cuộc sống bình thường trên trái đất.
3. Lá là cơ quan quang hợp
- Cơ quan quang hợp chủ yếu của thực vật là: lá và các phần xanh khác
- Hình thái, giải phẫu của lá thích nghi với chức năng quang hợp:
Đặc điểm Cấu tạo Ý nghĩa với chức năng quang hợp
Diện tích lá rộng Giúp hấp thụ nhiều tia sáng
Dạng bản mỏng Giúp ánh sáng hấp thụ tới tế bào
quang hợp
Hình thái
Có tính hướng quang ngang (mặt
Giúp nhận được nhiều nhất năng
phẳng của lá vuông góc với tia
lượng ánh sáng
sáng mặt trời)
Mặt trên và mặt dưới của lá có rất Giúp CO2, O2, H2O đi vào và đi ra
Giải phẫu
nhiều khí khổng khỏi lá một cách dễ dàng.

GV nhóm Sinh - Tổ Tự Nhiên - Trường THPT Chuyên Ngoại Ngữ - ĐHNN - ĐHQGHN 7
Vở Sinh học 11 Năm học 2021 - 2022

Lớp mô giậu dày chứa nhiều lục Giúp hấp thụ được nhiều năng lượng
lạp nằm ngay sát mặt trên lá, dưới ánh sáng
lớp biểu bì trên.
Lớp mô xốp nằm sát lớp mô giậu Chứa CO2 cung cấp cho quang hợp
có các khoảng trống gian bào lớn
Hệ gân lá có mạng lưới mạch dẫn Dẫn nước, muối khoáng cho quá
(mạch gỗ và mạch rây) dày đặc trình quang hợp và dẫn các sản phẩm
quang hợp đến các cơ quan khác.
- Lục lạp là bào quan thực hiện chức năng quang hợp.
- Cấu tạo của lục lạp thích nghi với chức năng
quang hợp:
• Màng kép, trong màng là chất nền (stroma)
chứa nhiều loại enzim tham gia vào quá trình
khử CO2 khi quang hợp.
• Chất nền bao quanh các hạt grana. Mỗi lục lạp chứa 40 – 50 hạt grana. Mỗi grana có
từ 5 – 6 đến vài chục túi dẹt gọi là tilacoit xếp chồng lên nhau. Màng tilacoit có chứa
sắc tố quang hợp.
* Thành phần và chức năng của hệ sắc tố quang hợp trong lá xanh:
Hệ sắc tố trong lá xanh Chức năng
Diệp lục a - Tạo màu xanh của lá
- Hấp thụ quang năng
Diệp lục
Diệp lục b - Trực tiếp biến đổi quang năng thành hóa năng trong ATP và NADPH
(diệp lục a)
Carôten - Tạo sắc tố vàng đến tím đỏ ở lá, quả, củ.
Carôtenôit
Xantôphyl - Hấp thụ quang năng và truyền quang năng tới diệp lục a ở trung tâm.

=> Sơ đồ truyền năng lượng:


Năng lượng ánh sáng → Carôtenôit → Diệp lục b → Diệp lục a → Diệp lục a ở trung tâm
phản ứng → hóa năng (ATP, NADPH)
B. QUANG HỢP Ở CÁC NHÓM THỰC VẬT C3, C4 VÀ CAM
1. Khái quát về hai pha của quá trình quang hợp
Quá trình quang hợp gồm hai pha: pha sáng và pha tối
Đặc điểm Pha sáng Pha tối
Khái niệm Pha chuyển hóa năng lượng quang năng (hấp thụ Pha cố định CO2 bằng các sản
bởi diệp lục) → hóa năng (trong ATP, NADPH) phẩm của pha sáng.
Vị trí Tilacoit khi được chiếu sáng Trong chất nền (stroma) của lục
lạp

GV nhóm Sinh - Tổ Tự Nhiên - Trường THPT Chuyên Ngoại Ngữ - ĐHNN - ĐHQGHN 8
Vở Sinh học 11 Năm học 2021 - 2022

Nguyên H2O, ánh sáng, ADP, NADP+ ATP, NADPH, CO2


liệu
Diễn biến Gồm 2 giai đoạn: Theo các cách khác nhau ở ba
+ Giai đoạn quang lí: Sắc tố hấp thụ ánh sáng và nhóm thực vật khác nhau: thực
chuyển năng lượng. vật C3, thực vật C4 và thực vật
+ Giai đoạn quang hóa: CAM.
- Quá trình quang phân li nước (ở xoang tilacoit):
Ánh sáng
PTPỨ: 2H2O 4 H+ + 4e- + O2↑
Diệp lục

- Tạo ATP và NADPH từ H+


Sản phẩm ATP, NADPH, O2. Cacbonhidrat, ADP, NADP+

2. Phân biệt các nhóm thực vật C3, C4 và CAM:


Các đặc điểm C3 C4 CAM
Khí hậu bình thường Môi trường nóng, ẩm Môi trường khô, hạn
Môi trường
như vùng ôn đới, á vùng nhiệt đới vùng sa mạc, bán sa
sống
nhiệt đới mạc
Lúa, khoai, sắn, các Ngô, mía, rau dền, cỏ Dứa, xương rồng, thuốc
Đại diện loại rau, đậu,… gấu,… bỏng, cây mọng nước ở
samac,…
Có 1 loại lục lạp ở tế Có 2 loại lục lạp ở TB Có 1 loại lục lạp ở tế
Hình thái, giải bào mô giậu mô giâu và tế bào bao bào mô giậu
phẫu Lá bình thường bó mạch Lá mọng nước
Lá bình thường
Con đường C3 gồm Con đường C4 gồm chu Con đường CAM gồm
Con đường cố
chu trình Canvin (chu trình C4 và chu trình C3 chu trình C4 và chu
định CO2
trình C3) trình C3
Chất nhận CO2 RIDP PEP PEP
đầu tiên
Sản phẩm cố APG (3C) AOA (4C) AOA (4C)
định CO2 đầu
tiên
GV nhóm Sinh - Tổ Tự Nhiên - Trường THPT Chuyên Ngoại Ngữ - ĐHNN - ĐHQGHN 9
Vở Sinh học 11 Năm học 2021 - 2022

Thời gian cố Ngoài sáng Ngoài sáng C4 ở trong tối, C3 ở


định CO2 ngoài sáng.
Hiệu suất quang Thấp đến cao Cao Thấp
hợp

3. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ NGOẠI CẢNH ĐẾN QUANG HỢP
Ø Cường độ, thành phần quang phổ ánh sáng:
- Điểm bù ánh sáng: cường độ ánh sáng để cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng
nhau.
- Điểm bão hòa ánh sáng: cường độ ánh sáng để cường độ quang hợp đạt cực đại.
- Hiệu quả quang hợp cao nhất trong miền ánh sáng đỏ > xanh tím (cùng cường độ chiếu
sáng)
Ø Nồng độ CO2- Cung cấp nguồn C cho quang hợp, quyết định tốc độ quang hợp.
- [CO2] thấp nhất cây bắt đầu quang hợp: 0,008 – 0,01%.
- Khi tăng [CO2] thì lúc đầu cường độ quang hợp (Pn) tăng theo tỉ lệ thuận sau tăng chậm dần
và đạt tới điểm bão hòa CO2. Nếu CO2 tiếp tục tăng thì Pn giảm
Ø Nước: Hàm lượng nước trong không khí, trong lá ảnh hưởng tới quá trình thoát hơi nước
→ ảnh hưởng đến độ mở của khí khổng → ảnh hưởng tới tốc độ xâm nhập CO2 vào tế bào
- Nước ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của cây → ảnh hưởng đến kích thước của bộ máy
quang hợp.
- Ảnh hưởng đến tốc độ vận chuyển các chất.
- Là nguyên liệu trực tiếp của quang hợp.
- Điều hòa nhiệt độ lá → ảnh hưởng đến quang hợp
Ø Nhiệt độ Khi nhiệt độ tăng thì Pn tăng nhanh và đạt cực đại ( 25 – 300C), sau đó giảm
mạnh về 0.
Ø Nguyên tố khoáng : - Tham gia cấu tạo enzim quang hợp, diệp lục.
- Điều tiết độ mở của khí khổng
4. QUANG HỢP VÀ NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG
- Năng suất sinh học: là tổng lượng chất khô tích lũy được mỗi ngày trên 1 ha gieo trồng
trong suốt thời gian sinh trưởng.
- Năng suất kinh tế: là một phần của năng suất sinh học được tích lũy trong các cơ quan
chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây.
- Quang hợp quyết định khoảng 90 – 95% năng suất cây trồng.
Ø Tăng cường độ và hiệu suất quang hợp bằng cách chọn giống và kĩ thuật.
Ø Điều khiển sự sinh trưởng của diện tích lá bằng các biện pháp kĩ thuật và phân bón,
tưới nước.
Ø Nâng cao hệ số hiệu quả quang hợp và hệ số kinh tế băng chọn giống và các biện
pháp kĩ thuật
GV nhóm Sinh - Tổ Tự Nhiên - Trường THPT Chuyên Ngoại Ngữ - ĐHNN - ĐHQGHN 10
Vở Sinh học 11 Năm học 2021 - 2022

VII. HÔ HẤP Ở THỰC VẬT


* Mục tiêu: Mô tả được trên sản phẩm
Ø Khái niệm hô hấp bằng sơ đồ, PTPU, vai trò của hô hấp
Ø Chỉ ra được cơ quan thực hiện và thời gian hô háp của TV
Ø Phân biệt được hai con đường hô hấp
Ø Nêu vai trò và tác hại của hô hấp sáng
Ø Vẽ sơ đồ liên hệ về hai quá trình Quang hợp và hô hấp.
1. Khái niệm hô hấp ở thực vật
- Khái niệm: Hô hấp ở thực vật là quá trình oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O
đồng thời giải phóng năng lượng, một phần năng lượng được tích lũy trong ATP.
- PTPƯ: C6H12O6 + 6 O2 → 6 CO2 + 6 H2O + Q (năng lượng: ATP + nhiệt)
- Vai trò:
Ø Giải phóng ATP được sử dụng cho các quá trình sống của cơ thể: trao đổi chất, hấp
thụ và vận chuyển các chất, …
Ø Hình thành nhiều sản phẩm trung gian là nguyên liệu của các quá trình tổng hợp nhiều
chất khác trong cơ thể.
Ø Giải phóng nhiệt để duy trì nhiệt độ thuận lợi cho các hoạt động sống của cây.
2. Con đường hô hấp ở thực vật
Ở thực vật có hai con đường hô hấp: phân giải kị khí và phân giải hiếu khí.
Đặc điểm Phân giải kị khí Phân giải hiếu khí
Điều kiện xảy Thiếu O2 Đủ O2
ra
Gồm 2 giai đoạn: đường phân và Gồm 2 giai đoạn: đường phân và
lên men hô hấp hiếu khí
- Đường phân:
+ Nơi xảy ra: tế bào chất
+ Đặc điểm: 1 C6H12O6 → 2 axit piruvic + 2 ATP
- Lên men: - Hô hấp hiếu khí: gồm chu trình
Diễn biến
+ Nơi xảy ra: tế bào chất crep và chuỗi chuyền e
+ Sản phẩm: rượu etilic + CO2 + Nơi xảy ra: chất nền ti thể ( chu
(lên men etilic) hoặc axit lactic trình crep) và màng trong ti thể (
(lên men lactic) chuỗi chuyền e).
+ Sản phẩm: 2 axit piruvic →
6CO2 + 6 H2O + 36 ATP
Hiệu quả 2ATP 38ATP
năng lượng

GV nhóm Sinh - Tổ Tự Nhiên - Trường THPT Chuyên Ngoại Ngữ - ĐHNN - ĐHQGHN 11
Vở Sinh học 11 Năm học 2021 - 2022

3. Hô hấp sáng ở thực vật.


- Hô hấp sáng là quá trình hấp thụ O2 và giải phóng CO2 ở ngoài sáng.
- Đối tượng: thực vật C3
- Điều kiện: cường độ ánh sáng cao, [CO2] thấp, [O2] cao.
- Bộ máy hô hấp sáng:
+ Lục lạp: nơi hình thành nguyên liệu
+ Peroxixom: nơi oxi hóa nguyên liệu (nhờ enzim oxigenaza)
+ Ti thể: nơi giải phóng CO2.
à Vai trò: Không tạo ATP, tiêu tốn 50% sản phẩm quang hợp, có hình thành 1 vài axit amin
như serin, glixin.
VI. Mối quan hệ giữa hô hấp và quang hợp
Sản phẩm của quang hợp (C6H12O6 và O2) là nguyên liệu
của hô hấp và chất oxi hóa trong hô hấp. Ngược lại, sản
phẩm của hô hấp (CO2 và H2O) lại là nguyên liệu để tổng
hợp nên C6H12O6 và giải phóng O2 trong quang hợp.

GV nhóm Sinh - Tổ Tự Nhiên - Trường THPT Chuyên Ngoại Ngữ - ĐHNN - ĐHQGHN 12

You might also like