You are on page 1of 128

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

Biên soạn: GS.TSKH Đỗ Đức Thái (Chủ biên), PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà, PGS.TS Lê
Huy Hoàng, PGS.TS Lục Huy Hoàng, PGS.TS Nguyễn Lân Hùng Sơn, TS. Chu Đình
Tới, TS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh

NHẬP MON KHOẬ HOC TỰ NHIÊN


VẬ CONG NGHÊ
CHƢƠNG 3: KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ

TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY

HÀ NỘI – 2019

1
CHƢƠNG 3: KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ
TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY

§5. PHƢƠNG PHÁP KHOA HỌC VÀ THIẾT KẾ KĨ THUẬT


I. Phƣơng pháp nghiên cứu khoa học tự nhiên
1.1 Các khái niệm
+Khoa học: là quá trình nghiên cứu nhằm khám phá ra những kiến thức mới,
học thuyết mới, … về tự nhiên và xã hội. Những kiến thức hay học thuyết mới
này, tốt hơn, có thể thay thế dần những cái cũ, không còn phù hợp. Như vậy,
khoa học bao gồm một hệ thống tri thức về qui luật của vật chất và sự vận động
của vật chất, những qui luật của tự nhiên, xã hội, và tư duy. Hệ thống tri thức
này hình thành trong lịch sử và không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã
hội. Có thể phân biệt ra hai hệ thống tri thức: tri thức kinh nghiệm và tri thức
khoa học.
- Tri thức kinh nghiệm: là những hiểu biết được tích lũy qua hoạt động sống
hàng ngày trong mối quan hệ giữa con người với con người và giữa con người
với thiên nhiên. Quá trình này giúp con người hiểu biết về sự vật, về cách quản
lý thiên nhiên và hình thành mối quan hệ giữa những con người trong xã hội. Tri
thức kinh nghiệm được con người không ngừng sử dụng và phát triển trong hoạt
động thực tế. Tuy nhiên, tri thức kinh nghiệm chưa thật sự đi sâu vào bản chất,
chưa thấy được hết các thuộc tính của sự vật và mối quan hệ bên trong giữa sự
vật và con người. Vì vậy, tri thức kinh nghiệm chỉ phát triển đến một hiểu biết
giới hạn nhất định, mặc dù vậy, nó là cơ sở cho sự hình thành tri thức khoa học.
- Tri thức khoa học: là những hiểu biết được tích lũy một cách có hệ thống nhờ
hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH), các họat động này có mục tiêu xác
định và sử dụng phương pháp khoa học để đạt được mục tiêu. Không giống như
tri thức kinh nghiệm, tri thức khoa học dựa trên kết quả quan sát, thu thập được
qua những thí nghiệm và qua các sự kiện xảy ra ngẫu nhiên trong hoạt động xã
hội, trong tự nhiên. Tri thức khoa học được tổ chức trong khuôn khổ các ngành
và bộ môn khoa học như: triết học, toán học, vật lí, sinh học,…
+Nghiên cứu khoa học: là một hoạt động tìm kiếm, xem xét, điều tra, hoặc thử
nghiệm. Dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức,… đạt được từ các thí nghiệm
NCKH để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên và
xã hội, và để sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị
hơn. Con người muốn làm NCKH phải có kiến thức nhất định về lĩnh vực

2
nghiên cứu và cái chính là phải rèn luyện cách làm việc tự lực, có phương pháp
từ lúc ngồi trên ghế nhà trường.
+Phương pháp khoa học
Nghiên cứu khoa học phải sử dụng phương pháp khoa học (PPKH): bao
gồm chọn phương pháp thích hợp (luận chứng) để chứng minh mối quan hệ giữa
các luận cứ và giữa toàn bộ luận cứ với luận đề; cách đặt giả thuyết hay phán
đoán sử dụng các luận cứ và phương pháp thu thập thông tin và xử lý thông tin
(luận cứ) để xây dựng luận đề.
Luận đề
Luận đề trả lời câu hỏi “cần chứng minh điều gì?” trong nghiên cứu. Luận
đề là một “phán đoán” hay một “giả thuyết” cần được chứng minh. Thí dụ: Lúa
được bón quá nhiều phân N sẽ bị đổ ngã.
Luận cứ
Để chứng minh một luận đề thì nhà khoa học cần đưa ra các bằng chứng
hay luận cứ khoa học. Luận cứ bao gồm thu thập các thông tin, tài liệu tham
khảo; quan sát và thực nghiệm. Luận cứ trả lời câu hỏi “Chứng minh bằng cái
gì?”. Các nhà khoa học sử dụng luận cứ làm cơ sở để chứng minh một luận đề.
Có hai loại luận cứ được sử dụng trong nghiên cứu khoa học:
- Luận cứ lý thuyết: bao gồm các lý thuyết, luận điểm, tiền đề, định lý, định luật,
qui luật đã được khoa học chứng minh và xác nhận là đúng. Luận cứ lý thuyết
cũng được xem là cơ sở lý luận.
- Luận cứ thực tiễn: dựa trên cơ sở số liệu thu thập, quan sát và làm thí nghiệm.
Những ngành khoa học khác nhau cũng có thể có những PPKH khác
nhau. Ngành khoa học tự nhiên như vật lý, hoá học, nông nghiệp sử dụng PPKH
thực nghiệm, như tiến hành bố trí thí nghiệm để thu thập số liệu, để giải thích và
kết luận. Còn ngành khoa học xã hội như nhân chủng học, kinh tế, lịch sử… sử
dụng PPKH thu thập thông tin từ sự quan sát, phỏng vấn hay điều tra. Tuy
nhiên, PPKH có những bước chung như: Quan sát sự vật hay hiện tượng, đặt câu
hỏi và lập giả thuyết, thu thập số liệu và dựa trên số lịệu để rút ra kết luận (Hình
1). Nhưng vẫn có sự khác nhau về quá trình thu thập số liệu, xử lý và phân tích
số liệu.
1.2 Các bước cơ bản của PPKH thực nghiệm
Các bước cơ bản của PPKH thực nghiệm thường được sử dụng trong nghiên cứu
KHTN được trình bày trên sơ đồ Hình 1.

3
Hình 1. Sơ đồ các bước của phương pháp khoa học
1.2.1. Đặt câu hỏi nghiên cứu
Phương pháp khoa học bắt đầu khi bạn đặt câu hỏi về điều gì đó mà bạn
quan sát, từ đó đặt ra “vấn đề” nghiên cứu cho nhà khoa học và người nghiên
cứu. Câu hỏi đặt ra phải đơn giản, cụ thể, rõ ràng (xác định giới hạn, phạm vi
nghiên cứu) và làm sao có thể thực hiện thí nghiệm để kiểm chứng, trả lời. Thí
dụ, câu hỏi: “Có bao nhiêu học sinh đến trường hôm nay?”. Câu trả lời được
thực hiện đơn giản bằng cách đếm số lượng học sinh hiện diện ở trường. Nhưng
một câu hỏi khác đặt ra: “Tại sao có 20 bạn không đến trường hôm nay?”. Có
thể thấy, việc trả lời câu hỏi này là khá phức tạp vì phải tiến hành điều tra.
Cách đặt câu hỏi thường bắt đầu như sau: Làm thế nào, bao nhiêu, xảy ra ở
đâu, nơi nào, khi nào, ai, tại sao, cái gì, …? Đặt câu hỏi hay đặt “vấn đề”
nghiên cứu là cơ sở giúp nhà khoa học chọn chủ đề nghiên cứu thích hợp. Sau
khi chọn chủ đề nghiên cứu, một công việc rất quan trọng trong phương pháp
nghiên cứu là thu thập tài liệu tham khảo (tùy theo loại nghiên cứu mà có
phương pháp thu thập thông tin khác nhau).
Phân loại “vấn đề” nghiên cứu khoa học

4
Sau khi đặt câu hỏi và “vấn đề” nghiên cứu khoa học đã được xác định, công
việc tiếp theo cần biết là “vấn đề” đó thuộc loại câu hỏi nào. Nhìn chung, “vấn
đề” được thể hiện trong 3 loại câu hỏi như sau:
+ Câu hỏi thuộc loại thực nghiệm.
+ Câu hỏi thuộc loại quan niệm hay nhận thức.
+ Câu hỏi thuộc loại đánh giá.
a/ Câu hỏi thuộc loại thực nghiệm
Câu hỏi thuộc loại thực nghiệm là những câu hỏi có liên quan tới các sự
kiện đã xảy ra hoặc các quá trình có mối quan hệ nhân-quả về thế giới của chúng
ta. Để trả lời câu hỏi loại này, chúng ta cần phải tiến hành quan sát hoặc làm thí
nghiệm; Hoặc hỏi các chuyên gia, hay nhờ người làm chuyên môn giúp đỡ. Câu
hỏi thuộc loại này có trong các lãnh vực như sinh học, vật lý, hóa học, kinh tế,
lịch sử,… Thí dụ: Cây lúa cần bao nhiêu phân N để phát triển tốt? Một số câu
hỏi có thể không có câu trả lời nếu như không tiến hành thực nghiệm. Thí dụ,
loài người có tiến hóa từ các động vật khác hay không? Câu hỏi này có thể được
trả lời từ các NCKH nhưng phải hết sức cẩn thận, và chúng ta không có đủ cơ sở
và hiểu biết để trả lời câu hỏi này. Tất cả các kết luận phải dựa trên độ tin cậy
của số liệu thu thập trong quan sát và thí nghiệm. Những suy nghĩ đơn giản
không thể trả lời cho câu hỏi thuộc loại thực nghiệm này mà chỉ có thể trả lời
cho các câu hỏi thuộc về loại quan niệm.
b/ Câu hỏi thuộc loại quan niệm hay nhận thức
Loại câu hỏi này có thể được trả lời bằng những nhận thức một cách
logic, hoặc chỉ là những suy nghĩ đơn giản cũng đủ để trả lời mà không cần tiến
hành thực nghiệm hay quan sát. Thí dụ “Tại sao cây trồng cần ánh sáng?”. Suy
nghĩ đơn giản ở đây được hiểu là có sự phân tích nhận thức và lý lẽ hay lý do,
nghĩa là sử dụng các nguyên tắc, qui luật, pháp lý trong xã hội và những cơ sở
khoa học có trước. Cần chú ý sử dụng các qui luật, luật lệ trong xã hội đã được
áp dụng một cách ổn định và phù hợp với “vấn đề” nghiên cứu.
c/ Câu hỏi thuộc loại đánh giá
Câu hỏi thuộc lọai đánh giá là câu hỏi thể hiện giá trị và tiêu chuẩn. Câu
hỏi này có liên quan tới việc đánh giá các giá trị về đạo đức hoặc giá trị thẩm
mỹ. Để trả lời các câu hỏi loại này, cần hiểu biết nét đặc trưng giữa giá trị thực
chất và giá trị sử dụng. Giá trị thực chất là giá trị hiện hữu riêng của sự vật mà
không lệ thuộc vào cách sử dụng. Giá trị sử dụng là sự vật chỉ có giá trị khi nó
đáp ứng được nhu cầu sử dụng và nó bị đánh giá không còn giá trị khi nó không

5
còn đáp ứng được nhu cầu sử dụng nữa. Thí dụ: “Thế nào là hạt gạo có chất
lượng cao?”.
1.2.2. Tìm hiểu tổng quan
Các nhà nghiên cứu khoa học luôn nghiên cứu tổng quan để làm nền tảng
cho NCKH. Đây là nguồn kiến thức quí giá được tích lũy qua quá trình nghiên
cứu mang tính lịch sử lâu dài. Việc nghiên cứu tổng quan thực chất là việc thu
thập và nghiên cứu tài liệu nhằm các mục tiêu sau đây:
* Giúp cho người nghiên cứu nắm được phương pháp của các nghiên cứu đã
thực hiện trước đây.
* Làm rõ hơn đề tài nghiên cứu của mình.
* Có thêm kiến thức rộng, sâu về lĩnh vực đang nghiên cứu.
* Tránh trùng lặp với các nghiên cứu trước đây,
* Giúp người nghiên cứu xây dựng luận cứ (bằng chứng) để chứng minh giả
thuyết NCKH.
Phân loại tài liệu nghiên cứu
Phân loại tài liệu để giúp cho người nghiên cứu chọn lọc, đánh giá và sử
dụng tài liệu đúng với lãnh vực chuyên môn hay đối tượng muốn nghiên cứu.
Có thể chia ra 2 loại tài liệu: tài sơ cấp (hay tài liệu liệu gốc) và tài liệu thứ cấp.
Tài liệu sơ cấp
Tài liệu sơ cấp là tài liệu mà người nghiên cứu tự thu thập, phỏng vấn trực
tiếp, hoặc nguồn tài liệu cơ bản, còn ít hoặc chưa được chú giải. Một số vấn đề
nghiên cứu có rất ít tài liệu, vì vậy cần phải điều tra để tìm và khám phá ra các
nguồn tài liệu chưa được biết. Người nghiên cứu cần phải tổ chức, thiết lập
phương pháp để ghi chép, thu thập số liệu.
Tài liệu thứ cấp
Loại tài liệu nầy có nguồn gốc từ tài liệu sơ cấp đã được phân tích, giải
thích và thảo luận, diễn giải. Các nguồn tài liệu thứ cấp như: Sách giáo khoa,
báo chí, bài báo, tập san chuyên đề, tạp chí, biên bản hội nghị, báo cáo khoa học,
internet, sách tham khảo, luận văn, luận án, thông tin thống kê, hình ảnh, video,
băng cassette, tài liệu-văn thư, bản thảo viết tay, …
Nguồn thu thập tài liệu
Thông tin thu thập để làm nghiên cứu được tìm thấy từ các nguồn tài liệu sau:

6
 Luận cứ khoa học, định lý, qui luật, định luật, khái niệm,… có thể thu
thập được từ sách giáo khoa, tài liệu chuyên ngành, sách chuyên khảo, ...
 Các số liệu, tài liệu đã công bố được tham khảo từ các bài báo trong tạp
chí khoa học, tập san, báo cáo chuyên đề khoa học, ….
 Số liệu thống kê được thu thập từ các Niên Giám Thống Kê: Chi cục
thống kê, Tổng cục thống kê, ….
 Tìm kiếm trên Internet để lấy thông tin từ một tổ chức, xã hội hoặc cơ sở
dữ liệu trực tuyến.
 Thông tin trên truyền hình, truyền thanh, báo chí, … mang tính đại chúng
cũng được thu thập, và được xử lý để làm luận cứ khoa học chứng minh
cho vấn đề khoa học.
Đánh giá tài liệu tham khảo thu được

Tài liệu tham khảo tốt Tài liệu tham khảo xấu
Đến từ một nguồn đáng tin cậy Đến từ một nguồn có uy tín kém
Cập nhật về thời gian Tài liệu quá cũ
Khách quan Không khách quan và công bằng, thiên
về một quan điểm
Trích dẫn đúng nguồn gốc của tất cả Không trích dẫn thông tin đến từ đâu
thông tin
Người khác dễ dàng tìm thấy hoặc có Khó khăn cho người khác tìm kiếm
được thông tin
1.2.3. Xây dựng một giả thuyết khoa học
Giả thuyết là câu trả lời dự kiến cho câu hỏi hay “vấn đề” nghiên cứu. Chú ý:
giả thuyết không phải là sự quan sát, mô tả hiện tượng sự vật, mà phải được
kiểm chứng bằng các cơ sở lý luận hoặc thực nghiệm.
Các đặc tính của giả thuyết
* Tuân theo một nguyên lý chung và không thay đổi trong suốt quá trình
nghiên cứu,
* Phù hợp với điều kiện thực tế và cơ sở lý thuyết,
* Càng đơn giản càng tốt,
* Có thể được kiểm nghiệm và mang tính khả thi.
Một giả thuyết tốt phải thoả mãn các yêu cầu sau:
* Phải có tham khảo tài liệu, thu thập thông tin,

7
* Phải có mối quan hệ nhân - quả,
* Có thể thực nghiệm để thu thập số liệu.
Cấu trúc của một “giả thuyết”
Cấu trúc có mối quan hệ “nhân-quả”, các nhà khoa học cố gắng tìm ra
cách thế giới tự nhiên hoạt động. Khi làm như vậy, họ sử dụng các thí nghiệm
để tìm kiếm các mối quan hệ nguyên nhân và kết quả. Mối quan hệ nhân-quả
giải thích lý do tại sao mọi thứ xảy ra và cho phép bạn dự đoán một cách đáng
tin cậy những gì sẽ xảy ra nếu bạn làm điều gì đó. Nói cách khác, các nhà khoa
học thiết kế một thí nghiệm để họ có thể quan sát hoặc đo lường nếu thay đổi
một thứ khiến một thứ khác thay đổi theo cách lặp lại.
Những thứ đang thay đổi trong một thí nghiệm được gọi là các biến. Một
biến là bất kỳ yếu tố, đặc điểm hoặc điều kiện có thể tồn tại với số lượng hoặc
loại khác nhau. Một thử nghiệm thường có ba loại biến: độc lập, phụ thuộc và
được kiểm soát.
Biến độc lập là biến được thay đổi bởi nhà khoa học. Chú ý rằng, nếu bạn
thay đổi nhiều hơn một biến, thật khó để tìm ra sự thay đổi nào gây ra những gì
bạn quan sát. Các biến phụ thuộc là những thứ mà nhà khoa học tập trung quan
sát của mình vào để xem cách chúng phản ứng với sự thay đổi được thực hiện
đối với biến độc lập. Nếu có một liên kết trực tiếp giữa hai loại biến (độc lập và
phụ thuộc) thì bạn có thể phát hiện ra mối quan hệ nguyên nhân và kết quả.
Các thí nghiệm cũng có các biến được kiểm soát. Các biến được kiểm
soát là các đại lượng mà một nhà khoa học muốn duy trì không đổi và người đó
phải quan sát chúng cẩn thận như các biến phụ thuộc. Vì vậy, ta nên giữ tất cả
các biến khác giống nhau (điều khiển chúng) để chỉ có thể thấy tác động của một
biến (biến độc lập) mà ta đang cố kiểm tra.
Ví dụ
Câu hỏi Biến độc lập Các biến Các biến được kiểm soát
(Những gì ta phụ thuộc (Những gì ta giữ nguyên)
thay đổi) (Những gì
ta quan
sát)
Bao nhiêu Mở van nước Lượng -Vòi,
nước chảy (đóng, mở một nước chảy, -Áp lực nước, hoặc lượng nước
qua một van nửa, mở hoàn tính bằng "đẩy"
tại các lần toàn) lít mỗi phút "Áp lực nước khác nhau cũng có
mở khác thể khiến lượng nước chảy khác
8
nhau? nhau và các van khác nhau có thể
hoạt động khác nhau, vì vậy để
đảm bảo kiểm tra công bằng, tôi
muốn giữ áp lực nước không đổi và
cùng một van cho mỗi lần mở van
mà tôi kiểm tra."
Có phải Nhiệt độ của Lượng -Khuấy
nước nóng nước được đo đường hòa -Loại đường
cho phép nó bằng độ C tan hoàn "Việc khuấy nhiều hơn cũng có thể
hòa tan toàn, tính làm tăng lượng đường hòa tan và
nhiều bằng gam các loại đường khác nhau có thể
đường? hòa tan với lượng khác nhau, vì vậy
để đảm bảo thử nghiệm công bằng,
tôi muốn giữ các biến này giống
nhau cho mỗi cốc nước."

Phân bón có Lượng phân -Tăng • Cùng loại phân bón


làm cho cây bón, được đo trưởng của • Kích thước chậu giống nhau cho
phát triển bằng gam cây, được mỗi cây
lớn hơn? đo bằng • Cùng loại cây trong mỗi chậu
chiều cao • Cùng loại và lượng đất trong mỗi
của nó chậu
-Sự tăng • Cùng một lượng nước và ánh sáng
trưởng của • Thực hiện các phép đo tăng
cây, được trưởng cho từng cây tại cùng thời
đo bằng số điểm.
lượng lá. "Mỗi biến ở trên có thể thay đổi tốc
độ phát triển của cây, vì vậy để
đảm bảo kiểm tra công bằng, phân
bón, mỗi biến phải được giữ giống
nhau cho mỗi chậu."
Một động cơ Điện áp của Tốc độ • Động cơ giống nhau cho mọi thử
điện có quay điện, được đo quay, được nghiệm,
nhanh hơn bằng vôn đo bằng số • Động cơ phải được thực hiện
nếu bạn tăng vòng quay cùng một công việc cho mỗi thử
điện áp? mỗi phút nghiệm (quay cùng một bánh xe,
(RPM) chân vịt hoặc bất cứ thứ gì).
"Công việc mà một động cơ thực

9
hiện có ảnh hưởng lớn đến tốc độ
của nó, vì vậy để đảm bảo kiểm tra
công bằng, ta phải giữ nguyên biến
đó."

Cách đặt giả thuyết


Điều quan trọng trong cách đặt giả thuyết là sao cho có thể thực hiện thí nghiệm
kiểm chứng “đúng” hay “sai” giả thuyết đó. Vì vậy, quá trình xây dựng một giả
thuyết cần trả lời các câu hỏi sau:
1. Giả thuyết này có thể tiến hành thực nghiệm để kiểm chứng được không?
2. Các biến hay các yếu tố nào cần được nghiên cứu?
3. Phương pháp thí nghiệm nào (trong phòng thí nghiệm, khảo sát, điều tra,
bảng câu hỏi, phỏng vấn, …) được sử dụng trong nghiên cứu?
4. Các chỉ tiêu nào cần đo đạc trong suốt quá trình thí nghiệm?
5. Phương pháp xử lý số liệu nào mà người nghiên cứu sử dụng để bác bỏ hay
chấp nhận giả thuyết?
Một giả thuyết hợp lý cần có các đặc điểm chính sau đây:
* Giả thuyết đặt ra phải phù hợp và dựa trên quan sát hay cơ sở lý thuyết hiện
tại (kiến thức vốn có, nguyên lý, kinh nghiệm, kết quả nghiên cứu tương tự
trước đây, hoặc dựa vào nguồn tài liệu tham khảo), nhưng ý tưởng trong giả
thuyết là phần lý thuyết chưa được sáng tỏ.
* Giả thuyết đặt ra có thể làm sự tiên đoán để thể hiện khả năng đúng hay sai
(thí dụ, một tỷ lệ cao những học sinh học tập trong lớp có ánh sáng yếu bị mắc
tật cận thị. Điều này có thể tiên đoán qua kiểm nghiệm).
* Giả thuyết đặt ra có thể làm thí nghiệm để thu thập số liệu, để kiểm chứng
hay chứng minh giả thuyết (đúng hay sai).
Tóm lại, giả thuyết đặt ra dựa trên sự quan sát, kiến thức vốn có, các
nguyên lý, kinh nghiệm trước đây hoặc dựa vào nguồn tài liệu tham khảo, kết
quả nghiên cứu tương tự trước đây để phát triển nguyên lý chung hay bằng
chứng để giải thích, chứng minh câu hỏi nghiên cứu. Xét về bản chất logic, giả
thuyết được đặt ra từ việc xem xét bản chất riêng, chung của sự vật và mối quan
hệ của chúng hay gọi là quá trình suy luận. Quá trình suy luận là cơ sở hình
thành giả thuyết khoa học.

10
Mối quan hệ giữa giả thuyết và dự đoán
Một giả thuyết là một câu trả lời dự kiến, có thể kiểm chứng cho một câu
hỏi khoa học. Một giả thuyết dẫn đến một hoặc nhiều dự đoán có thể được kiểm
tra bằng cách thử nghiệm. Dự đoán nên bao gồm cả một biến độc lập (yếu tố bạn
thay đổi trong một thử nghiệm) và biến phụ thuộc (yếu tố bạn quan sát hoặc đo
lường trong một thử nghiệm). Một giả thuyết duy nhất có thể dẫn đến nhiều dự
đoán.
Một số ví dụ về câu hỏi, dự đoán và giả thuyết
Câu hỏi Giả thuyết Dự đoán
Kích thước của một con Những động vật lớn hơn Con chó nặng 30 kg sẽ
chó có ảnh hưởng thê cùng loài tiêu tốn nhiều ăn nhiều thức ăn hơn
nào đến lượng thức ăn năng lượng hơn những con chó nặng 10 kg.
nó tiêu thụ? động vật nhỏ hơn cùng
loại. Để có được năng
lượng mà cơ thể cần,
những động vật lớn hơn
ăn nhiều thức ăn hơn.
Phân bón có làm cho Cây cần nhiều loại chất Nếu tôi thêm phân bón
cây phát triển hơn? dinh dưỡng để phát vào đất của một số cây
triển. Phân bón bổ sung giống cà chua, nhưng
những chất dinh dưỡng không phải là những cây
đó vào đất, do đó cho khác, thì những cây con
phép cây phát triển hơn. được bón phân sẽ phát
triển cao hơn và có
nhiều lá hơn những cây
không được bón phân.

Nếu giả thuyết sai thì sao?

Quan điểm của nghiên cứu khoa học không chỉ có một mục tiêu là chứng
minh giả thuyết đặt ra đúng. Vấn đề quan trong là kết quả nghiên cứu sẽ tìm ra
sự thật khoa học đóng góp thêm vào hiểu biết cách thế giới tự nhiên hoạt động.
Đối với các nhà khoa học, việc bác bỏ một giả thuyết vẫn có nghĩa là họ có được
thông tin quan trọng và họ có thể sử dụng thông tin đó để đưa ra giả thuyết tiếp
theo của họ thậm chí còn tốt hơn. Điều đáng chú ý, các nhà khoa học không bao
giờ nói về giả thuyết của họ là "đúng" hay "sai". Thay vào đó, họ nói rằng dữ
liệu của họ "hỗ trợ" hoặc "không hỗ trợ" giả thuyết của họ.

11
Để có một giả thuyết tốt, ta cần có câu trả lời nên trả lời "có" cho mọi câu hỏi
sau đây

Câu hỏi Trả lời


Giả thuyết dựa trên thông tin từ các tài liệu tham khảo về chủ Có/không
đề này?
Có thể có ít nhất một dự đoán rõ ràng được đưa ra từ giả Có/không
thuyết?
Dự đoán kết quả từ giả thuyết có thể được kiểm chứng trong Có/không
một thí nghiệm?
Dự đoán có cả biến độc lập (thứ gì đó bạn thay đổi) và biến Có/không
phụ thuộc (thứ bạn quan sát hoặc đo lường) không?

1.2.4 Kiểm tra giả thuyết bằng cách thực hiện thử nghiệm
Việc thử nghiệm sẽ giúp ta kiểm tra xem dự đoán có chính xác hay không
và do đó giả thuyết đưa ra có được hỗ trợ hay không. Lưu ý là thử nghiệm phải
mang tính khách quan. Tính khách quan được đảm bảo khi ta chỉ thay đổi một
yếu tố tại một thời điểm trong khi tất cả các điều kiện khác được giữ không đổi.
Cần thiết phải lặp lại thử nghiệm nhiều lần để đảm bảo rằng kết quả đầu tiên
không chỉ là một sự tình cờ.
(*) Lập kế hoạch thực nghiệm
+ Bước đầu tiên của việc thiết kế quy trình thử nghiệm là lập kế hoạch nêu rõ
cách để thay đổi biến độc lập và cách thu nhận thông tin về sự tác động của thay
đổi này đối với biến phụ thuộc. Để đảm bảo kết quả là khách quan khi tiến hành
thử nghiệm, cần đảm bảo rằng chỉ có biến độc lập được thay đổi và tất cả các
biến được kiểm soát phải không đổi. Các nhà khoa học thường tiến hành thử
nghiệm nhiều lần để xác minh rằng kết quả là phù hợp. Vì vậy, quy trình thử
nghiệm nên lặp lại thí nghiệm tối thiểu ba lần thậm chí có thể cần được lặp lại
nhiều hơn để xác nhận những thay đổi rất nhỏ trong một số thử nghiệm.
+ Một trong những cách để xác nhận những thông tin thu được khi thay đổi biến
độc lập thực sự là do biến độc lập gây bằng việc tiến hành thực hiện nhóm thử
nghiệm, bao gồm “nhóm thử nghiệm” và “nhóm kiểm soát”. Nhóm thử nghiệm
bao gồm các thử nghiệm trong đó ta thay đổi biến độc lập. Ví dụ, để trả lời câu
hỏi liệu phân bón có làm cho cây phát triển lớn hơn không, thì nhóm thử nghiệm
bao gồm tất cả các thí nghiệm trong đó cây được bón phân. Trong khi đó, nhóm
kiểm soát bao gồm tất cả các thử nghiệm trong đó, biến độc lập được đặt ở trạng
12
thái tự nhiên. Trong ví dụ trên, là các cây không được bón phân. Kết quả thu
được trên nhóm kiểm soát này (các cây không được bón phân) sẽ cung cấp một
cơ sở để so sánh, và sẽ đảm bảo rằng bất kỳ thay đổi nào bạn thấy về sự phát
triển của cây khi được bón phân (nhóm thử nghiệm) trên thực tế là do phân bón
gây ra chứ không phải vì nguyên nhân nào khác.

+ Lập danh sách để kiểm tra việc lập kế hoạch cho quy trình thí nghiệm, để có
kế hoạch quy trình thực nghiệm tốt, các câu hỏi sau cần được trả lời “có”.

Câu hỏi Câu trả lời

Có thông tin của nhóm thử nghiệm và nhóm kiểm soát Có/không
không?
Có/không
Có danh sách các bước chi tiết tiến hành thử nghiệm không?
Có/không
Có mô tả làm thế nào để thay đổi biến độc lập và làm thế nào
để đo giá trị thay đổi của biến độc lập không?
Có/không
Có giải thích làm thế nào để đo được sự thay đổi kết quả của
biến phụ thuộc không?
Có/không
Có giải thích làm thế nào để các biến được kiểm soát sẽ
được duy trì ở một giá trị không đổi?
Có/không
Có nêu rõ số lần bạn dự định lặp lại thử nghiệm không (ít
nhất 3 lần)

(*) Lập danh sách các vật liệu, dụng cụ cần thiết
Việc lập danh sách các vật liệu dụng cụ cần thiết cho quy trình thực nghiệm là
cần thiết để có thể đảm bảo rằng bạn có mọi thứ trong tay khi tiến hành thí
nghiệm. Bảng danh sách vật tư cần có những mô tả chi tiết tránh chung chung
như được thấy trên Bảng sau:

13
Thông tin vật liệu dụng cụ chi tiết Thông tin vật liệu dụng cụ chưa đầy đủ
500 ml nước khử ion Nước
Đồng hồ bấm giây với độ chính xác Đồng hồ
0,1 giây

Pin kiềm AA, 1.5V Pin

(*) Tiến hành một thí nghiệm khoa học


Chuẩn bị tiến hành thí nghiệm
Đọc và hiểu quy trình thí nghiệm, kiểm tra lại xem tất cả các bước thí
nghiệm cần thiết đã được viết ra. Chuẩn bị sổ ghi chép trong phòng thí nghiệm
để ghi chú và thu thập dữ liệu, sắp xếp tất cả các vật liệu, vật tư và thiết bị cần
thiết để làm thí nghiệm sao cho tiện dụng và trong tầm với của không gian làm
việc. Chú ý nắm chắc các nội quy an toàn của phòng thí nghiệm. Chuẩn bị một
bảng để thu thập dữ liệu của thí nghiệm. Chú ý sự nhất quán trong việc ghi lại
dữ liệu thí nghiệm để giúp việc phân tích kết quả được dễ dàng hơn sau khi hoàn
thành thử nghiệm. Một ví dụ về Bảng dữ liệu được trình bày sau đây:

Số thứ tự Giá trị Vôn kế Giá trị Am pe kế


(Biến độc lập) (Biến phụ thuộc)
1 1.0 V
2 1.0 V
3 1.0 V
4 2.0 V
5 2.0 V
6 2.0 V
Lưu ý: Một số thí nghiệm sẽ yêu cầu các cột bổ sung cho hai hoặc nhiều biến
phụ thuộc.
(*) Trong thời gian thử nghiệm
Hết sức lưu ý là cần ghi chú rất chi tiết khi tiến hành thí nghiệm. Ngoài
các dữ liệu nói trên, hãy ghi lại các quan sát của bạn khi thực hiện thử nghiệm.
Ghi lại bất kỳ vấn đề nào xảy ra, bất cứ điều gì bạn làm khác với kế hoạch,
những ý tưởng nảy ra trong đầu hoặc những sự kiện thú vị. Những thông tin ghi
lại này sẽ hữu ích khi phân tích dữ liệu và rút ra kết luận. Đối với một thí
nghiệm khoa học tốt, nên trả lời "có" cho mọi câu hỏi sau đây:
14
Câu hỏi Trả lời
Các thông tin chi tiết được quan sát thấy trong quá trình thí Có/không
nghiệm có được ghi lại đầy đủ không?
Các dữ liệu có được thu thập đầy đủ vào bảng dữ liệu Có/không
không?
Các phép đo có được thực hiện cẩn thận chính xác không? Có/không
Các biến kiểm soát có được giữ không đổi để không ảnh Có/không
hưởng đến kết quả đo không?
Khi gặp phải bất kỳ sự cố không mong muốn nào, quy trình Có/không
thử nghiệm đã được điều chỉnh lại cho phù hợp chưa

Phân tích dữ liệu thu được


Sau khi hoàn tất quy trình thử nghiệm, các dữ liệu được thu thập và phân tích
để xem liệu chúng có hỗ trợ giả thuyết đặt ra hay không. Các bước tiến hành cụ
thể như sau:
 Xem xét cẩn thận tất cả dữ liệu bạn đã thu thập từ thử nghiệm và đặt ra các
câu hỏi sau:
 Dữ liệu đã đầy đủ chưa? Có cần thu thập thêm dữ liệu? Có mắc phải sai lầm
nào trong quá trình thử nghiệm?,
 Thực hiện bất kỳ tính toán cần thiết để bạn phân tích và hiểu dữ liệu thu
được từ quy trình thử nghiệm. Có thể sử dụng các tính toán từ các công thức
đã biết mô tả các mối quan hệ ta đang kiểm tra (F = MA, V = IR hoặc E =
MC²).
Biểu diễn kết quả thu được
 Sử dụng các phần mềm như Microsoft Excel, Origin.. để biểu diễn sự phụ
thuộc của các biến, nên đặt biến độc lập trên trục x của biểu đồ và biến phụ
thuộc trên trục y,
 Chú ý ghi đúng tên các trục của biểu đồ kèm theo các đơn vị đo lường (gam,
centimet, lít, v.v.).
Có nhiều cách biểu diễn kết quả nghiên cứu thu được:
Trình bày Bảng
Có 3 đặc trưng thể hiện tốt khi sử dụng bảng để trình bày số liệu là:
- Số liệu thể hiện tính hệ thống, cấu trúc một cách ý nghĩa,
- Số liệu phải rõ ràng, chính xác,

15
- Số liệu trình bày cho đọc giả nhanh chóng dễ hiểu, thấy được sự khác nhau, so
sánh và rút ra nhiều kết luận lý thú về số liệu và mối quan hệ giữa các số liệu với
nhau.
+ Loại số liệu thông tin mô tả như vật liệu thí nghiệm, yếu tố môi trường, các
đặc tính, các biến thí nghiệm (≥ 2 hai biến), số liệu thô, số liệu phân tích thống
kê trong phép thí nghiệm, sai số, số trung bình, … thường được trình bày ở dạng
bảng,
+ Bảng được sử dụng khi muốn làm đơn giản hóa sự trình bày và thể hiện được
kết quả số liệu nghiên cứu có ý nghĩa hơn là trình bày kết quả bằng dạng văn
viết,
+ Bảng thường không được sử dụng khi có ít số liệu (khoảng < 6), thay vì trình
bày ở dạng text; và cũng không nên sử dụng khi có quá nhiều số liệu (khoảng >
40), thay vì trình bày bằng đồ thị.
Một ví dụ về trình bày dữ liệu dưới dạng Bảng.
Nhiệt độ Hằng số mạng (Ǻ) Kích thước hạt tinh
ủ a b c thể
D (nm)
500 0C 5.453 16.418 5.447 25
600 0C 5.452 16.517 5.447 33
700 0C 5.452 16.460 5.450 39
Trình bày biểu đồ
Biểu đồ được sử dụng để so sánh số liệu theo nhóm, hoặc số liệu được phân
nhóm, hoặc có thể so sánh phần trăm tổng của nhiều số liệu. Ví dụ: Biểu đồ cột
áp dụng cho số liệu rời rạc trong các hạng mục có chuỗi liên tục tự nhiên về
trình tự thời gian hoặc một dãy số liệu:
Công bố quốc tế trong 5 năm của Khoa Vật lí ĐHSP Hà nội được thống kê trên
Bảng sau
Có đóng góp Có tác giả
từ Hợp tác chính là Cán
Năm Số công bố QT Quốc tế Bộ Trẻ
2011 30 14 17
2012 30 6 13
2013 18 7 11
2014 26 12 22
2015 32 11 24

16
35
30
25
20 Công bố QT
15 Hợp tác Quốc tế
10
Cán Bộ Trẻ
5
0
Năm Năm Năm Năm Năm
2011 2012 2013 2014 2015

+ Biểu đồ đường biểu diễn được trình bày khi các giá trị của biến độc lập là
chuỗi liên tục như nhiệt độ, áp suất hoặc sự sinh trưởng,… Các giá trị là các
điểm được nối với nhau bởi đường thẳng hoặc đường cong diễn tả mối quan hệ
của chiều hướng biến động và chức năng:
Ví dụ sau đây là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ hấp thụ theo thời
gian của mẫu có ký hiệu 0% đến 7.5%.

Để có kết quả phân tích và biểu thị dữ liệu tốt, ta cần có câu trả lời "có" cho mọi
câu hỏi sau đây
Câu hỏi Trả lời
Có đủ dữ liệu để biết liệu giả thuyết đặt ra có đúng không? có/không
Dữ liệu thu được có chính xác không? có/không
Đơn vị đo lường có đầy đủ cho tất cả dữ liệu không? có/không
Các tính toán (nếu có) là chính xác không? có/không
Biểu đồ (đồ thị) đã hiển thị phù hợp dữ liệu thu được chưa? có/không
Biểu đồ (đồ thị) đã biểu diễn biến độc lập trên trục x và biến phụ có/không

17
thuộc trên trục y chưa?
Tên các trục của biểu đồ (đồ thị) đã chính xác, đầy đủ bao gồm cả có/không
đơn vị đo chưa?
Chia thang trên các trục của biểu đồ (đồ thị) đã thích hợp chưa? có/không
Biểu đồ (đồ thị) có được trình bày rõ ràng không? có/không
1.2.5 Kết luận
Kết luận nêu tóm tắt liệu có hay không kết quả của nghiên cứu thu được
ủng hộ hoặc mâu thuẫn với giả thuyết ban đầu đặt ra. Nếu kết quả thu được ủng
hộ cho giả thuyết thì khẳng định rõ mối liên hệ giữa biến độc lập và biến phụ
thuộc. Nếu kết quả cho thấy giả thuyết đặt ra là sai thì chỉ cần giải thích lý do tại
sao kết quả không thu được như mong đợi. Cần coi giá trị của kết quả thu được
này có thể được sử dụng làm tham khảo trong việc xây dựng một giả thuyết mới.
Nếu bạn nghĩ rằng bạn cần thử nghiệm bổ sung, hãy mô tả những gì bạn nghĩ sẽ
xảy ra tiếp theo.
Để có nội dung kết luận tốt, cần trả lời "Có" cho các câu hỏi dưới đây
Câu hỏi Trả lời
Kết luận có nói rõ là đã chứng minh hoặc bác bỏ giả thuyết đề ra có/không
không?
Nếu chứng minh được giả thuyết, có nêu mối quan hệ giữa biến có/không
độc lập và biến phụ thuộc không
Có tóm tắt và đánh giá quy trình thử nghiệm, đưa ra nhận xét về có/không
thành công và hiệu quả của nó không?
Có đề xuất những thay đổi trong quy trình thí nghiệm và / hoặc có/không
khả năng để nghiên cứu tiếp không?
1.2.6 Công bố kết quả nghiên cứu
Bước cuối cùng của nghiên cứu là công bố kết quả. Các nhà khoa học
chuyên nghiệp thực hiện bước này bằng cách xuất bản báo cáo cuối cùng của họ
trên một tạp chí khoa học, trình bày trên một poster hoặc báo cáo miệng tại một
cuộc họp khoa học.
Báo cáo khoa học về cơ bản gồm những nội dung sau:
Tên đề tài

Tên báo cáo là phần được đọc nhiều nhất vì các lý do: tên đề tài có thể
được lưu trữ trong thư mục về cơ sở dữ liệu, chú dẫn và được trích dẫn trong các
báo cáo khác. Tên báo cáo có thể giúp các nhà nghiên cứu tìm kiếm các thông
tin quan trọng.

18
Tác giả
Tên tác giả cần ghi đầy đủ, không sử dụng tên viết tắt. Chỉ ghi tên người thật sự
là tác giả có tham gia viết báo cáo. Ghi theo thứ tự tên tác giả đóng góp quan
trọng trong báo cáo.
Tóm tắt
Tóm tắt báo cáo cần được viết theo kiểu khẳng định hơn là kiểu mô tả, do
vậy nó trình bày sự thật hơn là viết chung chung. Một tóm lược tốt cần phải:
Ngắn gọn, khoảng 200-250 từ (tiếng Anh), khoảng 350-400 từ (tiếng Việt,
khoảng 1/2 trang A4), thông thường là một đoạn văn. Tóm tắt mục đích nghiên
cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp sử dụng, các kết quả chính bao gồm bất
kỳ phát hiện mới nào, các kết luận chủ yếu và ý nghĩa của chúng.
- Từ khóa (keywords): Các từ khóa được liệt kê độc lập bên dưới tóm tắt,
khoảng 3-5 từ. Tất cả các từ khóa phải hiện diện trong phần tóm tắt.

Giới thiệu
Phần giới thiệu cần tương đối ngắn gọn gây được sự chú ý của người đọc
đến báo cáo, trả lời được câu hỏi tại sao tác giả thực hiện nghiên cứu và cung
cấp kiến thức cần thiết cho người đọc để hiểu và nhận xét báo cáo. Phần giới
thiệu bao gồm các nội dung chính sau: Trình bày các tính chất và phạm vi của
các vấn đề đã được nghiên cứu. Liên hệ đến các nghiên cứu trước đây, có thể sơ
lược ngắn gọn tài liệu tham khảo nhưng phải có liên quan rõ ràng đến vấn đã
nghiên cứu. Giải thích các mục tiêu và các phương pháp nghiên cứu, khảo sát.

Vật liệu và phương pháp nghiên cứu


Cách đơn giản nhất để viết phần này là trình bày theo trình tự. Cần cung cấp
tất cả thông tin cần thiết để những người nghiên cứu khác nhận xét được nghiên
cứu của bạn hoặc có thể lập lại thí nghiệm của bạn. Các nội dung gồm có, thời
gian và địa điểm thực hiện nghiên cứu. Mô tả đầy đủ chi tiết bố trí thí nghiệm
(kiểu bố trí, nghiệm thức, lập lại,...). Mô tả chính xác các đối tượng đã được sử
dụng trong nghiên cứu (thí dụ: giống, dòng, tuổi cây,...). Nêu chi tiết kỹ thuật,
khối lượng, nguồn gốc và phương pháp chuẩn bị các vật liệu đã được sử dụng.

Kết quả nghiên cứu


Đây là phần cốt lõi của báo cáo. Cách dễ nhất là trình bày các kết quả
tương ứng theo trình tự của các mục tiêu đã được nêu trong phần giới thiệu với
một số lưu ý sau:

19
- Trình bày số liệu trong bảng hoặc hình, không trình bày lập lại số liệu
trong phần viết. Chỉ nhắc lại số liệu đã được trình bày trong bảng hoặc hình đối
với các số liệu quan trọng nhất.

- Có thể trình bày số liệu không có ý nghĩa thống kê nếu như chúng có
ảnh hưởng đến việc giải thích kết quả. Chỉ trình bày số liệu có liên quan đến
chủ đề bài báo như đã định nghĩa trong phần giới thiệu.
- Phần kết quả cũng có thể viết chung với thảo luận nhưng phải phân biệt
rõ nội dung nào là kết quả, nội dung nào là thảo luận.

Thảo luận
Đây là phần khó nhất của báo cáo. Nội dung của phần này là giải thích ý
nghĩa của kết quả và gợi ý cho nghiên cứu trong tương lai. Phần thảo luận bao
gồm các nội dung chính sau:

- Liên hệ các kết quả với các câu hỏi được đặt ra trong phần giới thiệu,

- Cho thấy kết quả và giải thích phù hợp với nhau như thế nào hoặc không
đồng ý như thế nào với kết quả trong các tài liệu đã công bố trước đó,

- Thảo luận các hàm ý khoa học cơ bản, ứng dụng của công việc nghiên
cứu,
- Chỉ ra ý nghĩa của kết quả nghiên cứu.

Kết luận và đề nghị


- Chọn phát biểu các kết luận quan trọng nhất với các luận cứ rõ ràng cho
từng kết luận,

- Không trình bày lặp lại các số liệu của kết quả,

- Phải bám sát các chủ đề đã trình bày trong phần giới thiệu, không đưa
vào các kết luận gây ngạc nhiên, khác với chủ đề,

- Đề xuất nghiên cứu trong tương lai tiếp theo kết quả đã đạt được hoặc đề
nghị áp dụng kết quả nếu nghiên cứu có kết quả thật thuyết phục.

Lời cám ơn
Trong báo cáo có thể có hay không có phần lời cám ơn. Nếu có, trong
phần này bạn có thể ghi lời cám ơn cơ quan hoặc cá nhân đã giúp bạn một cách
có ý nghĩa trong việc thực hiện nghiên cứu. Đó có thể là nơi cung cấp kinh phí,

20
phòng thí nghiệm cung cấp vật liệu, phương tiện nghiên cứu; có thể là người cho
các lời khuyên khi thực hiện thí nghiệm, người giúp đọc và góp ý cho báo cáo.

Tài liệu tham khảo

Liệt kê đầy đủ các tài liệu tham khảo mà các nội dung của chúng đã được
trích dẫn trong bài viết. Không ghi dư các tài liệu không được trích dẫn.

II. Thiết kế và sáng tạo kĩ thuật


2.1. Quy trình thiết kế kĩ thuật
Trong chu trình STEM, khoa học sáng tạo ra tri thức, kĩ thuật vận dụng
toán học và tri thức khoa học giải quyết các vấn đề thực tiễn, tạo ra công nghệ.
Việc khám phá, sáng tạo ra tri thức khoa học gắn chặt với phương pháp khoa
học (scientific method) với xuất phát điểm là câu hỏi nghiên cứu; việc đề xuất
các giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn gắn với quy trình thiết kế kĩ thuật
(engineering design process) với xuất phát điểm là vấn đề cần giải quyết.
Quy trình thiết kế kỹ thuật là một loạt các bước để đưa ra giải pháp cho
một vấn đề. Đa phần các giải pháp liên quan đến việc thiết kế một sản phẩm đáp
ứng các tiêu chí cho trước hay hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể giải quyết các
vấn đề thực tiễn.

Quy trình thiết kế kĩ thuật


21
- Xác định vấn đề
Đây là xuất phát điểm của quá trình thiết kế kĩ thuật. Kết thúc bước này,
cần phải trả lời rõ ràng các câu hỏi: vấn đề hay nhu cầu cần giải quyết là gì; ai
đang gặp vấn đề hay có nhu cầu cần giải quyết; tại sao vấn đề hay nhu cầu đó
cần giải quyết.
Vấn đề, nhu cầu có thể được xác định thông qua quan sát thế giới tự
nhiên, môi trường sống của con người, qua đọc tài liệu, qua khảo sát nhu cầu,
qua trao đổi và giao tiếp để phát hiện (có khi tình cờ) những tồn tại bất chưa
được giải quyết hay cần cải tiến, những mong muốn của con người trong từng
bối cảnh cụ thể.
Ví dụ: Tại các công đề hệ thống chiếu sáng thường được điều khiển
sở,vấnmột
Xác định
đóng, cắt bằng tay. Điều này cần nhân lực và phụ thuộc vào chính nhân lực ấy,
nó sẽ tốn kinh phí, và việc đóng cắt có thể không chính xác do tính chủ quan của
chính nhân lực. Nếu thiết kế và chế tạo được một hệ thống chiếu sáng tự động
đóng cắt theo cường độ sáng của môi trường sẽ khắc phục được những nhược
điểm trên cũng như tiết kiệm điện năng.
- Tìm hiểu tổng quan
Việc tìm hiểu tổng quan sẽ thừa hưởng kinh nghiệm của người khác, tránh
được các sai lầm khi nghiên cứu. Có một số vấn đề cần nghiên cứu, tìm hiểu
trong giai đoạn này như: vấn đề, nhu cầu đã được giải quyết chưa; nếu được giải
quyết rồi, các sản phẩm đó có ưu điểm, hạn chế gì; kiến thức, kĩ năng liên quan
tới vấn đề bao gồm những gì và như thế nào,…
Thông tin tìm hiểu tổng quan có thể được thực hiện thông qua đọc các
thông tin chung trong từ điển, bách khoa toàn thư, sách giáo khoa cho các từ
khóa của vấn đề; qua đọc các tài liệu kĩ thuật về các sản phẩm đã có; qua trao
đổi trực tiếp với người dùng, với các chuyên gia; qua việc tham gia các diễn đàn
liên quan tới vấn đề cần giải quyết; qua tìm kiếm, đánh giá và sử dụng các thông
tin trên Internet, …
Ví dụ: Sau khi tìm hiểu tổng quan, có thể đưa ra kết luận: hệ thống chiếu
sáng tự động đã được nghiên cứu, chế tạo và đưa vào sử dụng ở các nước tiên
tiến. Đó là các hệ thống công nghiệp có độ tin cậy cao nhưng giá thành cũng rất
cao và nhiều khi chưa phù hợp với điều kiện môi trường, khí hậu ở Việt Nam.
Để thực hiện được thao tác đóng ngắt tự động theo ánh sáng môi trường, thiết
bị thường có 4 khối cơ bản đó là: nhận thông tin, xử lý, giải điều chế, thiết bị
đầu cuối với nhiều phương án lựa chọn khác nhau về linh kiện, mạch điện và
công nghệ…
22
- Xác định yêu cầu
Giai đoạn này đề xuất những yêu cầu, tiêu chí thiết kế cần phải đạt được.
Một trong những cách xây dựng đề xuất tiêu chí là dựa vào sự phân tích các qui
trình, giải pháp hay các sản phẩm đang có. Yêu cầu, tiêu chí cần được xác định
và phát biểu rõ ràng.
Yêu cầu của một sản phẩm thường được thể hiện thông qua các chức
năng, tiêu chuẩn thực hiện của mỗi chức năng; các giới hạn về đặc điểm vật lí
(kích thước, khối lượng,…); những vấn đề cần quan tâm về tài chính, bảo vệ
môi trường, an toàn, thẩm mĩ,…(nếu có).
Ví dụ: Hệ thống chiếu sáng tự động cần phải đảm bảo: đóng, cắt đèn
chiếu sáng chính xác với cường độ sáng được thiết lập; hoạt động tốt trong điều
kiện cường độ sáng cao, nhiệt độ, độ ẩm cao của khí hậu ở Việt Nam; hoạt động
ổn định trong khoảng thời gian dài; Sử dụng điện áp 220 V, công suất đối đa là
500W; Nhỏ gọn và có chi phí không quá 5 triệu đồng (chỉ là ví dụ).
- Đề xuất, đánh giá, lựa chọn giải pháp
Với yêu cầu và tiêu chí đã đặt ra, luôn luôn có nhiều giải pháp để giải
quyết. Nếu chỉ tập trung vào một giải pháp, rất có thể đã bỏ qua các giải pháp tốt
hơn. Do vậy, trong giai đoạn này, trước hết cần đề xuất số lượng tối đa các giải
pháp có thể, bám sát với yêu cầu, tiêu chí đã nêu. Để đề xuất các giải pháp
thường sử dụng phương pháp công não (brain storming) kết hợp với sử dụng các
công cụ hỗ trợ tư duy.
Ví dụ: Với hệ thống chiếu sáng tự động, mỗi thành phần có thể có nhiều
phương án khác nhau:
 Phương án chọn cảm biến: quang trở, photo diode, photo transistor...
 Phương án chọn mạch xử lý: mạch so sánh, trigger, vi điều khiển...
 Phương án về mạch động lực: Rơ le, Triac...
Trên cơ sở các giải pháp đã đề xuất ở trên, cần xem xét và đánh giá một
cách toàn diện về mức độ phù hợp với yêu cầu, tiêu chí đã đặt ra cho sản phẩm
đã xác định trước đó. Trên cơ sở đó, lựa chọn giải pháp tốt nhất và phù hợp nhất
với yêu cầu đặt ra. Việc lựa chọn giải pháp cũng cần căn cứ vào bối cảnh về
điều kiện kinh tế, công nghệ, trang thiết bị và nhân lực thực hiện dự án kỹ thuật.
Ví dụ: Với một nơi có không gian thoáng, chịu ảnh hưởng trực tiếp của
ánh sáng mặt trời; địa hình hẹp, tập trung, công suất chiếu sáng nhỏ, giá thành
rẻ thi giải pháp dùng cảm biến quang trở với mạch động lực dùng Triac là phù
hợp hơn cả, được lựa chọn để hoàn thiện.
23
Mặc dù đã được chọn, giải pháp thực hiện cũng cần xem xét lại để cải
tiến, hoàn thiện. Đây là một việc quan trọng và cần được xem xét thường xuyên.
Ngay cả khi hoàn thiện và đưa tới khách hàng vẫn có thể nghĩ tới việc hoàn
thiện nó trong những nghiên cứu tiếp theo. Trong bước này, cần tự đặt và trả lời
các câu hỏi dạng như: ưu điểm lớn nhất của giải pháp là gì, hạn chế còn tồn tại
của giải pháp là gì, có cách nào khắc phục hạn chế đó…
Ví dụ: Hệ thống sau khi được thiết kế cần được thử nghiệm, mô phỏng
trên máy tính. Đo đạc các thông số đầu vào như cường độ sáng, thời gian
trễ...Kiểm tra đầu ra như khả năng chịu tải, gây nhiễu...Từ đó, điều chỉnh tối ưu
hóa các thông số của mạch.
- Xây dựng nguyên mẫu cho giải pháp
Nguyên mẫu được xem như là phiên bản “hoạt động” dựa trên giải pháp
đã lựa chọn và hoàn thiện ở bước trên. Thường thì nó được chế tạo bởi các vật
liệu không giống với sản phẩm cuối cùng, và vì vậy, chưa cần quan tâm tới tính
mỹ thuật của sản phẩm. Mẫu này sẽ được xem xét, đánh giá, kiểm tra có đáp
ứng các yêu cầu, tiêu chí đã đặt ra cho sản phẩm hay chưa.
Tạo nguyên mẫu có thể liên quan đến việc sử dụng các vật liệu có sẵn, kết
cấu, các dụng cụ, các mô đun chức năng, các kĩ thuật khác giúp hiện thực hóa
giải pháp nhanh chóng và ít tốn kém.
Ví dụ: Tiến hành lắp ráp mạch, cho mạch hoạt động thử tại hiện trường.
Tiến hành khảo sát đo đạc các thông số thực của mạch. Có những thay đổi, điều
chỉnh cho phù hợ với điều kiện thực tế.
- Kiểm chứng giải pháp
Quá trình hoàn thiện thiết kế liên quan tới các hoạt động có tính lặp lại
hướng tới việc có một sản phẩm tốt nhất. Một trong số đó là: Đánh giá giải pháp
– tìm kiếm lỗi và thay đổi – Đánh giá giải pháp mới – tìm kiếm lỗi mới và thay
đổi…., trước khi kết luận về bản thiết kế cuối cùng.
Trong giai đoạn này, nguyên mẫu sẽ được thử nghiệm để đánh giá mức độ
đáp ứng các yêu cầu đặt ra cho sản phẩm (thường có sự tham gia của người sử
dụng). Trên cơ sở đó, điều chỉnh, hoàn thiện giải pháp cho tới khi thỏa mãn các
yêu cầu. Trong một số trường hợp, giải pháp đề xuất chỉ đáp ứng một phần, hoặc
không đáp ứng được các yêu cầu đặt ra. Khi đó, cần điều chỉnh giải pháp,
nguyên mẫu để thử nghiệm lại.
Ví dụ: Hệ thống được thử nghiệm và theo dõi trong một thời gian. Ghi
nhận những lỗi phát sinh, nếu lỗi có thể khắc phục được thì có thể hoàn thiện

24
mạch để sản xuất. Nếu lỗi phát sinh nhiều, khó hoặc không khắc phục thì phải
thiết kế lại mạch.
- Công bố kết quả
Kết thúc quy trình kĩ thuật, một sản phẩm, giải pháp được tạo ra giải
quyết vấn đề hay nhu cầu trong thực tiễn. Bước cuối cùng này có ý nghĩa công
bố kết quả đạt được của nghiên cứu. Đây cũng là thời điểm tác giả nghiên cứu
có thể đăng kí bản quyền sáng chế.
Nội dung báo cáo có nhiều phần trùng với báo cáo nghiên cứu khoa học
(đã được trình bày trong phần 3.1). Nội dung dưới đây chỉ trình bày một số điểm
có tính chất đặc trưng của báo cáo về thiết kế kĩ thuật:
 Tiêu đề
 Tóm tắt
 Giới thiệu: giới thiệu về bối cảnh, tình huống; hiểu biết về các thiết bị
tương tự đã có, chức năng và nguyên lí hoạt động của chúng, các giải
pháp công nghệ được sử dụng, ưu điểm, hạn chế; kiến thức nền
(background), kĩ năng về các vấn đề liên quan tới thiết kế, chế tạo sản
phẩm.
 Mục đích nghiên cứu: mô tả rõ ràng và ngắn gọn tên gọi, chức năng,
các yêu cầu của sản phẩm, hệ thống cần nghiên cứu và phát triển.
 Vật liệu và phương pháp thực nghiệm
o Mô tả từng bộ phận, kết cấu, nguyên lí hoạt động của sản phẩm,
hệ thống cần thiết kế.
o Các thông số có thể đo lường được của sản phẩm, hệ thống như
kích thước, khối lượng, nguồn điện, công suất,…
o Phương pháp thực nghiệm sản phẩm, hệ thống: bao gồm vật liệu
dụng cụ, tiến trình, quá trình thu thập số liệu.
 Dữ liệu và kết quả
 Thảo luận và phân tích
o Những gì đã đạt được so với yêu cầu đặt ra ban đầu.
o Những vấn đề tồn tại khiến sản phẩm, hệ thống không thể đạt
được đầy đủ các yêu cầu đặt ra.
o Định hướng cải tiến, nghiên cứu tiếp theo.
 Kết luận
 Lời cảm ơn
 Tài liệu tham khảo

25
2.2 Sáng tạo kĩ thuật
Thiết kế kĩ thuật là một quá trình sáng tạo của con người. Sáng tạo ngay
từ khi phát hiện vấn đề, nhu cầu cần giải quyết đến việc đề xuất và lựa chọn giải
pháp giải quyết vấn đề. Đi vào cụ thể, trong mỗi hoạt động trong từng bước của
quy trình thiết kế kĩ thuật đều đòi hỏi sự sáng tạo. Ngược lại, nhờ sự sáng tạo,
các vấn đề đặt ra để giải quyết cũng như giải pháp giải quyết vấn đề thể hiện sự
tiến bộ, có tính đột phá và độc đáo, mang lại giá trị cao trong nghiên cứu.
Nội dung dưới đây giới thiệu một số phương pháp sáng tạo thường được
sử dụng hiệu quả trong quá trình thiết kế kĩ thuật.

2.2.1 Phương pháp “thử - sai”


Để giải quyết các bài toán sáng tạo, từ xưa đến nay con người dùng
phương pháp “thử - sai”. Phương pháp “thử - sai” là phương pháp nghiên cứu
xuất hiện sớm trong lịch sử kĩ thuật.
Bản chất của phương pháp thử - sai là việc liên tục dự đoán, đề xuất và
kiểm tra (thử) giải pháp để giải quyết một vấn đề cho tới khi đạt được mục tiêu.
Mặc dù là thử - sai nhưng việc dự đoán, đề xuất giải pháp vẫn có cơ sở khoa học
và kinh nghiệm cá nhân của người nghiên cứu. Phương pháp này thường được
sử dụng khi nhà nghiên cứu không có đầy đủ cơ sở khoa học để giải quyết vấn
đề hoặc khi vấn đề sẽ được giải quyết bởi một số ít các phép thử.
Trong thử - sai, kiến thức và kinh nghiệm riêng của người nghiên cứu
luôn có khuynh hướng đưa họ đi theo con đường mòn đã hình thành trong quá
khứ. Phương pháp thử - sai có những ưu điểm và hạn chế dưới đây:
Ưu điểm:
 Đơn giản và dễ áp dụng
 Sử dụng được trong nhiều lĩnh vực
Nhược điểm:
 Số phép thử - sai nhiều nên mất nhiều trí lực, thời gian và vật chất.
 Công suất phát ý tưởng để giải quyết vấn đề thấp.
 Thiếu cơ chế định hướng tư duy về phía lời giải.
 Các tiêu chuẩn đánh giá “đúng’ và “sai” mang tính chủ quan và ngắn
hạn.
 Sự tồn tại tính ỳ tâm lí cản trở đến sự sáng tạo.

26
2.2.2 Phương pháp tập kích não
Tập kích não là phương pháp kích thích tâm lí phổ biến nhất, được nhà
kinh doanh người Mĩ Alex Osborn đề xuất vào năm 1939.
Phương pháp tập kích não được tách thành hai giai đoạn: giai đoạn phát ý
tưởng và giai đoạn phân tích, do hai nhóm riêng biệt thực hiện. Để đảm bảo hiệu
quả, tập kích não cần tuân thu các quy tắc:
 Trong nhóm phát ý tưởng cần có những người thuộc những ngành
nghề khác nhau.
 Việc phát ý tưởng cần tiến hành một cách tự do, thoải mái; không có
bất kì hạn chế nào về nội dung của các ý tưởng đưa ra.
 Trong khi phát ý tưởng tuyệt đối cấm mọi sự chỉ trích, phê bình dưới
mọi hình thức (kể cả tỏ thái độ bằng biểu cảm, nét mặt).
 Nhóm phân tích phải hết sức chú ý, suy nghĩ cẩn thận với từng ý
tưởng, ngay cả đối với những ý tưởng thấy là vô lí hoặc không nghiêm
chỉnh.
Tập kích não có thể được thực hiện qua 5 bước gồm:
 Bước 1: Trong nhóm phát ý tưởng chọn ra một người đứng đầu nhóm (để
điều khiển) và một người thư kí (để ghi lại tất cả ý kiến).
 Bước 2: Xác định vấn đề hay đề tài sẽ được tập kích. Phải làm cho mọi
thành viên hiểu thấu đáo về đề tài sẽ được tìm hiểu.
 Bước 3: Thiết lập các quy tắc cho buổi tập kích não. Chúng bao gồm:
o Người đầu nhóm có quyền điều khiển buổi làm việc.
o Không một thành viên nào có quyền đòi hỏi hay cản trở, đánh giá
hay phê bình vào ý kiến hay giải đáp cuả thành viên khác.
o Xác định rằng không có câu trả lời nào là sai!
o Thu thập lại tất cả câu trả lời ngoại trừ nó đã được lập lại.
o Hoạch định thời gian cho buổi làm việc và ngừng lại khi hết giờ.
 Bước 4: Bắt đầu tập kích não: Trưởng nhóm chỉ định hay lựa chọn thành
viên trả lời. Thư kí ghi chép lại tất cả các câu trả lời ở nơi tất cả mọi
người đều có thể quan sát được. Kiểm soát để không có những ý kiến
đánh giá hay bình luận về bất kì câu trả lời nào của các thành viên trong
nhóm cho đến khi chấm dứt buổi tập kích.

27
 Bước 5: Sau khi kết thúc tập kích, nhóm phân tích bắt đầu đánh giá các
câu trả lời. Một số lưu ý trong quá trình phân tích và đánh giá ý tưởng
gồm:
o Tìm và phát hiện những ý tưởng trùng lặp hay tương tự.
o Kết nhóm các ý tưởng có sự tương tự hay tương đồng về nguyên
tắc hay nguyên lí.
o Xóa bỏ nhũng ý kiến hoàn toàn không thích hợp.
o Sau khi đã tập hợp được danh sách các ý kiến, phân tích, thảo luận
để chốt lại các ý tưởng chính và có ý nghĩa. Cũng cần suy nghĩ về
việc kết hợp các ý tưởng để hình thành ý tưởng mới trong giai đoạn
tập kích não chưa có.

2.2.3 Phương pháp thâm nhập ngẫu nhiên


Con người có xu hướng tư duy, giải quyết vấn đề theo mẫu, hay theo lối
mòn. Thói quen đó sẽ hạn chế tính sáng tạo trong quá trình tư duy, giải quyết
vấn đề.
Thâm nhập ngẫu nhiên là phương pháp rất hữu ích khi người nghiên cứu
muốn thoát khỏi tư duy kinh nghiệm, theo lối mòn để nhận thức, hành động hay
giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. Phương pháp này bổ sung thêm cho quá
trình tập kích não.
Đây là phương pháp tư duy bằng cách xuất phát từ một thuật ngữ ngẫu
nhiên (gọi là thuật ngữ xuất phát). Dựa trên thuật ngữ đó, sử dụng phương pháp
tập kích não để hình thành ý tưởng giải quyết vấn đề. Phương pháp này được
thực hiện qua hai bước gồm:
Bước 1: Chọn thuật ngữ xuất phát
Chọn ra ngẫu nhiên một thuật ngữ (thường là danh từ) trong một tự điển
hay trong một danh mục các từ vựng đã được chuẩn bị từ trước. Danh từ được
chọn là danh từ cụ thể sẽ giúp ích hơn là chọn một danh từ trừu tượng hay một
khái niệm tổng quát. Dùng danh từ này như là điểm khởi đầu cho giải quyết vấn
đề bằng tập kích não.
Nếu như đó là thuật ngữ thích hợp, tập kích não sẽ tạo ra được chuỗi các ý
tưởng mới mẻ và có ý nghĩa. Trong trường hợp thuật ngữ ít phù hợp có thể lựa
chọn thuật ngữ khác.
Bước 2: Tập kích não: Các bước được tiến hành như phương pháp tập
kích não được trình bày trong mục 3.2.2.2
28
Ví dụ: Với vấn đề cần giải quyết là "giảm ô nhiểm từ các loại xe lưu
động". Theo cách nghĩ thông thường, giải pháp cho vấn đề là xử dụng thiết bị
"xúc tác để chuyển hoá các chất thải gắn trong ống khói xe hơi" và dùng các loại
xe sử dụng công nghệ cao, ít ô nhiễm.
Sử dụng phương pháp thâm nhập ngẫu nhiên, mở một cuốn từ điển ra và
chọn một thuật ngữ (ví dụ "cây cỏ"). Tập kích não từ “cây cỏ” chúng ta có thể
tìm ra nhiều ý mới như:
 Cây xanh trên các vệ đường có thể chuyển hoá CO2 thành O2.
 Tương tự, nếu thổi khí thảy ra từ máy xe một dung môi của tảo (algae) thì
cũng chuyể hoá được CO2 sang O2. Và có lẽ, bộ lọc không khí từ các phi
thuyền không gian dùng cách này?
 Chưá vi trùng "sulfur-metabolizing" vào bộ chuyển hóa khí thảy để làm
sạch chúng. Có phải hợp chất cuả Nitơ (Nitrogen) sẽ làm "giàu" giống vi
trùng này?
 Sản phẩm cuả các loại cây cỏ là giấy. Giấy có thể dùng làm màng lọc cuả
các bộ lọc không khí (air filter) ở các máy điều hoà nhiệt độ, các động cơ
nổ (xe hơi, xe gắn máy)
 Sản phẩm cuả cây cao su là nhưạ có thể làm nguyên liệu chế tao bộ lọc
không khí thaỷ ra.
Những ý tưởng trên là hoàn toàn mới mẻ so với cách tư duy theo kinh
nghiệm, lối mòn. Xuất phát từ các ý tưởng ấy, giải pháp giải quyết vấn đề mang
tính sáng tạo.

2.2.4 Phương pháp nới rộng khái niệm


Nới rộng khái niệm là một cách để tìm ra các tiếp cận mới về một vấn đề
khi mà tất cả các phương án giải quyết hiển nhiên khác không còn dùng được.
Phương pháp này triển khai nguyên tắc "lùi một bước" để nhận được tầm nhìn
rộng hơn. Phương pháp này giống như một người khi đứng quá gần với một bức
tranh thì sẽ khó lĩnh hội đươc toàn bộ nội dung cuả nó mà cách tốt nhất là đứng
lui ra xa hơn để tầm ngắm nhìn được xa và rộng hơn. Dưới đây là các bước thực
hiện phương pháp nới rộng khái niệm.
Bước 1: Xác định các giải pháp trực tiếp giải quyết vấn đề đặt ra:
Vẽ một khung khép kín ở giữa cuả một miếng giấy khổ lớn. viết xuống
(một cách ngắn gọn) vấn đề đang tìm cách giải quyết. Bên phải của khung vẽ ra
những nửa đường thẳng (nối với khung và hướng ra xa như các rẽ quạt). Mỗi

29
nửa đường thẳng như vậy sẽ đại diện cho một lời giải khả dĩ cho vấn đề đặt ra.
Theo cách này, các giải pháp trực tiếp cho vấn đề được đề xuất.
Ví dụ: Đề xuất giải pháp làm sạch nước biển ở bãi tắm

Xác định các giải pháp trực tiếp giải quyết vấn đề
Bước 2: Mở rộng khái niệm của vấn đề cần giải quyết:
Trong trường hợp các giải pháp đề xuất chưa hoàn toàn giải quyết triệt để
vấn đề thì tiến hành mở rộng khái niệm của vấn đề bằng cách vẽ thêm một
khung khép kín ở ngay bên trái cuả vòng tròn đầu tiên, và viết vào đó khái niệm
rộng hơn của vấn đề ban đầu. Liên kết hai khung bằng một mùi tên chỉ vào
khung mới lập.

Nới rộng khái niệm cuả vấn đề


Sử dụng khái niệm mới này như là điểm xuất phát cho các ý tưởng mới

30
Phát triển các ý mới từ khái niệm được nới rộng
Tiếp cận trên có thể được triển khai với những khái niệm rộng hơn nữa.
Đảm bảo vấn đề được giải quyết mang tính hệ thống và toàn diện.

2.2.5 Phương pháp tương tự


Là phương pháp nhận thức nhờ suy luận, trong đó kết luận về sự giống
nhau các dấu hiệu của đối tượng được rút ra trên cơ sở chúng giống nhau về các
dấu hiệu khác:
A và B có các dấu hiệu a, b, c, d, e, f.
B có các dấu hiệu m, n.
Có thể A cũng có các dấu hiệu m, n.
Phương pháp tương tự được thực hiện theo ba bước
Bước 1: Phân tích các đặc điểm của đối tượng cần nghiên cứu
Bước 2: Lựa chọn và xem xét các đặc điểm của một đối tượng khác tương đồng
với đối tượng cần nghiên cứu.
Bước 3: Xem xét sự tương đồng về đặc điểm của hai đối tượng để có những ý
tưởng mới thay đổi đối tượng cần nghiên cứu hay cưỡng bức tương tự hoá (gán
cho đối tượng nghiên cứu những đặc điểm đối tượng tương tự không có) cho đối
tượng nghiên cứu
Ví dụ: Cải tiến máy ghi hình khi mớí phát minh so sánh với đôi mắt người
 Xem xét sự tương đồng giữa mắt và máy ghi hình có nhiều điểm tương
đồng như thu nhận ảnh chuyển động màu sắc, điều tiết tiêu cự, cường độ
sáng...
 Xem xét những ưu điểm của mắt so với máy ghi hình:
o Mắt người thu hình chuyển động nhanh tốt hơn máy ghi hình.
o Mắt người có khả năng tự điều chỉnh độ tương phản.
o Mắt người biết tự điều tiết để nhìn vật gần hay xa.
o Mắt người có thể phán đoán khoảng cách và nhận diện không gian
3D
Trên cơ sở đó, hình thành các ý tưởng cải tiến máy ghi hình như giảm thời
gian trễ, tự động điều chỉnh độ sáng, tự động điều chỉnh tiêu cự...Bản cạnh đó,
gán cho máy ảnh đặc điểm chụp ảnh ban đêm mà mắt không có khả năng thực
hiện (theo cách cưỡng bức tương tự hoá).
31
§6. KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG GIẢI QUYẾT CÁC
VẤN ĐỀ CẤP THIẾT CỦA THẾ GIỚI NGÀY NAY

Mục tiêu phát triển bền vững

Mục tiêu phát triển bền vững (Sustainable Development Goals – SDG), còn
được gọi là Mục tiêu toàn cầu, là mục tiêu phổ quát được thiết kế nhằm chấm
dứt đói nghèo, bảo vệ hành tinh và đảm bảo rằng tất cả mọi người được hưởng
hòa bình và thịnh vượng vào năm 2030 ở mỗi quốc gia thành viên Liên hiệp
quốc (LHQ). Mục tiêu phát triển bền vững là sự tiếp nối của Mục tiêu Phát triển
Thiên niên kỷ (Millennium Development Goals - MDG) đã hết hạn vào cuối
năm 2015. Tháng 8 năm 2015 đã có 193 quốc gia đã đồng ý SDG với 17 mục
tiêu và 169 chỉ tiêu cụ thể. Các SDG dựa trên sáu chủ đề lớn bao gồm: nhân
phẩm, con người, hành tinh, quan hệ đối tác, công lý và thịnh vượng.
17 mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu bao gồm:
Mục tiêu 1. Xóa nghèo ở mọi lĩnh vực ở mọi nơi
Mục tiêu 2. Xóa đói, đảm bảo an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng,
và khuyến khích nông nghiệp bền vững.
Mục tiêu 3. Đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh và nâng cao phúc lợi cho tất
cả mọi lứa tuổi.
Mục tiêu 4. Đảm bảo giáo dục chất lượng, toàn diện và công bằng và thúc
đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho mọi người.
Mục tiêu 5. Đạt được bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ và trẻ em
gái.
Mục tiêu 6. Đảm bảo nguồn cung cứng và quản lý bền vững nguồn nước
và các điều kiện vệ sinh môi trường cho tất cả mọi người.
Mục tiêu 7. Đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn năng lượng hiện đại, bền
vững, đáng tin cậy và trong khả năng chi trả cho tất cả mọi người.
Mục tiêu 8. Khuyến khích tăng trưởng kinh tế bền vững hiệu quả dài hạn,
tạo việc làm đầy đủ, năng suất cao và bền vững cho tất cả mọi người.
Mục tiêu 9. Xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, khuyến khích quá trình công
nghiệp hóa toàn diện và bền vững, thúc đẩy sự đổi mới.
Mục tiêu 10. Giảm bất bình đẳng trong và giữa các quốc gia.
Mục tiêu 11. Xây dựng các đô thị và cộng đồng dân cư hiệu quả, an toàn,
đồng bộ và bền vững.

32
Mục tiêu 12. Đảm bảo các hình mẫu sản xuất và tiêu dùng bền vững.
Mục tiêu 13. Triển khai các hành động khẩn cấp để giải quyết vấn đề biến
đổi khí hậu và các tác động của nó.
Mục tiêu 14. Bảo tồn và sử dụng bền vững các đại dương, biển và tài
nguyên biển cho phát triển bền vững.
Mục tiêu 15. Bảo vệ, khôi phục và khuyến khích sử dụng bền vững các hệ
sinh thái trên bề mặt trái đất, quản lý bền vững tài nguyên rừng, chống sa mạc
hóa, chống xói mòn đất và ngăn chặn sự mất đa dạng sinh học.
Mục tiêu 16. Thúc đẩy các xã hội hài hòa và hiệu quả cho phát triển bền
vững, tạo ra cơ hội về công bằng và công lý cho tất cả mọi người và xây dựng
các thể chế hiệu quả, có trách nhiệm giải trình ở tất cả các cấp.
Mục tiêu 17. Nâng cao khả năng thực hiện và làm mới mối quan hệ đối
tác toàn cầu vì sự phát triển bền vững.
Mỗi mục tiêu được kết nối với nhau và thành công trong một mục tiêu
thường sẽ giải quyết các vấn đề liên quan đến lĩnh vực khác. Khoa học và công
nghệ có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu trên. Trong chương
này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vai trò của khoa học và công nghệ trong giải
quyết một số vấn đề cấp thiết của cuộc sống như: dân số, an ninh lương thực,
sức khỏe, môi trường, năng lượng tái tạo hay như vấn đề biến đổi khí hậu.

I. Vấn đề dân số
Đầu Công nguyên, dân số thế giới chỉ khoảng 270 đến 300 triệu người.
Mãi đến năm 1830 dân số thế giới mới tròn một tỷ người. Ta thấy thời gian để
thế giới tăng từ 300 triệu lên 1 tỷ người đầu tiên phải mất 1831 năm. Năm 1930,
dân số thế giới tăng lên đạt mức 2 tỷ người. Như vậy, thời gian để dân số thế
giới tăng thêm 1 tỷ người vào thời kỳ này là 110 năm. Đến năm 1960, dân số thế
giới đạt tới 3 tỷ người. Đến thời kỳ này, thời gian để dân số thế giới tăng thêm 1
tỷ nữa rút lại chỉ còn 30 năm. Sau đó, thời gian này chỉ còn là 15 năm (năm
1975, thế giới có 4 tỷ người) và 12 năm (năm 1999, thế giới tròn 6 tỷ người).
Dân số thế giới đạt 7 tỷ người vào tháng 10 năm 2011. Năm 2019, dân số thế
giới là 7,7 tỷ người.
Dân số thế giới sẽ tăng thêm hai tỷ người trong 30 năm tiếp theo, từ mức
7,7 tỷ hiện nay lên 9,7 tỷ vào năm 2050, theo báo cáo được Liên Hợp Quốc công
bố hôm 17/6/2019.

33
Hình 1. Thời gian dân số tăng thêm một tỉ ngƣời

Riêng 50 năm cuối của thế kỉ XX, dân số thế giới tăng thêm 3 tỉ người. Sở
dĩ như vậy là do mức chết giảm nhanh trong khi đó mức sinh lại giảm chậm.
Mức chết, đặc biệt là mức chết trẻ em giảm nhanh nhờ áp dụng các công nghệ
tiên tiến trong lĩnh vực y tế như sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc chống tiêu
chảy, tiêm vắcxin phòng bệnh, nâng cao chế độ dinh dưỡng. Mức chết giảm
nhanh, mức sinh giảm chậm ở giai đoạn này dẫn đến hiện tượng “bùng nổ dân
số”. Điều này gây ra nhiều hệ luỵ đến xã hội và môi trường như sự nóng lên
toàn cầu, cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm, suy dinh dưỡng, bất bình đẳng giới, kìm
hãm sự phát triển kinh tế, lây lan bệnh nguy hiểm.Vì vậy, việc kiểm soát mức độ
gia tăng dân số là vấn đề mang tính toàn cầu.
Cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 ở Việt Nam đã xác định dân
số nước ta vượt 96 triệu người. Đặc điểm dân số Việt Nam được thể hiện khái
quát hóa trong hình 2.

34
Hình 2. Sơ đồ hóa kết quả tổng điều tra dân số ở Việt Nam năm 2019
(nguồn: Tổng cục thống kế, được sơ đồ hóa bởi TTXVN)
Để kiểm soát mức độ gia tăng dân số, cần kiểm soát mức sinh thông qua
các biện pháp tránh thai.
Trong lịch sử con người đã luôn tìm kiếm và thử nghiệm những phương
thức khác nhau để không phải mang thai ngoài ý muốn.
Theo cuốn y thư tối cổ của Ai Cập, cách đây khoảng 4000 năm, những phụ
nữ Ai Cập cổ đại đã biết lấy phân cá sấu trộn với một loại hồ để làm thành một

35
tấm màng mỏng. Tấm màng này được đặt vào âm đạo trước khi giao hợp, có tác
dụng ngăn chặn không cho tinh trùng tiến sâu vào tử cung người phụ nữ.
Tiếp đó, theo y văn và các bằng chứng khảo cổ học, từ năm 1200 TCN, vua
Minot ở Hy Lạp đã biết dùng bong bóng cá để tránh thụ thai và tránh các bệnh
lây qua đường sinh dục.
Còn tại Trung Hoa và Ấn Độ hơn 2000 năm trước, người ta áp dụng một
phương pháp tránh thai khá nguy hiểm là dùng thủy ngân làm thuốc uống tránh
thai. Một số tài liệu cổ còn phụ nữ thời kỳ nàydùng phân voi hoặc phân cá sấu
được trộn với nước rồi vê tròn lại, nhét vào âm đạo (do phân các loài động vật
này có tác dụng diệt tinh trùng).
Xét trên một số khía cạnh thì các phát minh ra các biện pháp tránh thai
chính là một trong những phát minh vĩ đại nhất của loài người, vì nó góp phần
thay đổi hoàn toàn việc kiểm soát sinh sản của nhân loại.
Hiện nay, có nhiều phương pháp tránh thai hiện đại khác nhau. Dựa trên cơ
chế tác dụng người ta có thể phân loại các BPTT thành 3 nhóm chính:
- Nhóm ức chế quá trình chín và rụng trứng (nhóm 1).
- Nhóm ngăn cản không cho tinh trùng gặp trứng (nhóm 2).
- Nhóm ngăn cản sự làm tổ của trứng trong dạ con (nhóm 3).
Nhóm 1 gồm các cách sử dụng thuốc tránh thai và còn được gọi là
phƣơng pháp hoá học.
Nhóm 2 gồm các cách chặn đường tinh trùng đến với trứng. Đối với nam
đó là dùng bao cao su (condom), xuất tinh ngoài âm đạo, thắt ống dẫn tinh. Đối
với nữ đó là dùng mũ đậy tử cung, thắt ống dẫn trứng. Các biện pháp này còn
được gọi là các phƣơng pháp vật lý.
Nhóm 3 gồm các dụng cụ tử cung, trước đây khi mới ra đời dụng cụ tử
cung có hình vòng tròn nên gọi là "vòng tránh thai".
TRÁNH THAI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HOÁ HỌC
Chất diệt tinh trùng
Trong hàng ngàn năm, phụ nữ đã đưa axit trái cây, phân động vật và các
hỗn hợp khác nhau vào âm đạo của họ trong một nỗ lực để ngăn ngừa thụ thai.
Các môi trường có tính axit mạnh hoặc kiềm là thù địch với tinh trùng và do đó
các phương pháp này có thể đã có những hiệu quả nhất định.
Kể từ những năm 1600, thụt rửa âm đạo đã được sử dụng sau khi giao hợp
như biện pháp tránh thai nhưng không được khuyến cáo là an toàn hoặc hiệu
quả.
Năm 1885, thuốc rửa âm đạo thương mại đầu tiên sử dụng bơ ca cao và
36
quinine sulphate được phát triển bởi Walter Rendell, một dược sĩ người Anh.
Điều này sau đó đã được thay thế bằng hydroquinine, một chất diệt tinh trùng
mạnh hơn và bọt biển được ngâm trong quinine sulphate.
1906 Friedrich Merz đã phát triển loại chất diệt tinh trùng được sản xuất
thương mại đầu tiên, được gọi là Patentex.
Những năm 1930, nhiều hóa chất đã được nghiên cứu để sản xuất các chất
diệt tinh trùng tiềm năng. Trong những năm 1950, các hóa chất hiệu quả hơn
như nonoxinol-9 đã được phát triển.

Hình 2. Chất diệt tinh trùng


Thuốc viên tránh thai
Trong giai đoạn đầu thế kỷ 20, bao cao su là lựa chọn hàng đầu khi các cặp
đôi áp dụng biện pháp tránh thai. Tuy nhiên, chất lượng bao cao su thời kỳ này
chưa tốt, không đem lại cảm giác thoải mái. Chính vì vậy khi thuốc tránh thai ra
đời, phụ nữ có được phương pháp đáng tin cậy giúp họ tự do thỏa mãn cuộc
sống tình dục và vẫn kiểm soát được việc mang thai.
Sau đó, từ những năm 1920, thử nghiệm đầu tiên dùng nội tiết tố để kiểm
soát sinh sản đã được thực hiện tại Đức. Năm 1922, nhà khoa học Ludwig
Haberlandt đã sáng chế thuốc tiêm ngừa thai lần đầu tiên để ngăn trứng rụng và
đã thử nghiệm thành công trên thỏ.
Năm 1951, BS. Pinus gặp TS. Min Chuch Chang - nhà nghiên cứu tại
Worcester Foundation - người đang nghiên cứu về tác dụng ngăn rụng trứng của
progesterone khi cho động vật uống loại thuốc này. Cũng vào năm 1951, BS.
Pincus khai trương phòng thí nghiệm của mình và với sự hỗ trợ của John Rock -
một bác sĩ phụ khoa. Theo gợi ý của Pinus, Rock đã đưa ra phương pháp thử
nghiệm cho thấy việc uống progesterone cũng có tác dụng ngăn sự rụng trứng
của phụ nữ. Tuy nhiên, chỉ uống progesterone, tỷ lệ thụ thai vẫn cao. Pincus
không từ bỏ ý định hy vọng tìm thấy hợp chất khác tương tự như progesterone
nhưng nâng cao hiệu quả sự dụng.
Tháng 9/1953, Pincus đề nghị các công ty hóa chất gửi cho ông mẫu của
37
một số steroid tổng hợp mà họ sản xuất có liên quan đến progesterone và trong
số đó có hóa chất norethynodrel tỏ ra đặc biệt hiệu quả. BS. Gregory Goodwin
Pincus cùng nhóm cộng sự của mình đã chỉ ra rằng, norethynodre sẽ có hiệu quả
cao nếu được dùng kết hợp với một lượng nhỏ chất mestronol. Sản phẩm thuốc
tránh thai này cuối cùng được Công ty G.D Searle and Company tung ra thị
trường với tên gọi enovide. Ngày 9/5/1960, Cơ quan Quản lý thuốc và dược
phẩm Hoa Kỳ (FDA) đồng ý cho giới thiệu lần đầu tiên trên thị trường.
Tại Tây Đức, viên uống tránh thai được bày bán lần đầu tiên năm 1956. Tại
Pháp thì đến năm 1967 viên uống tránh thai mới có mặt trên thị trường.

Hình 3. Thuốc viên tránh thai


Do uống thuốc hàng ngày nên nồng độ hormone sinh dục estrogen và
progesteron (nếu uống thuốc viên tránh thai phối hợp) hoặc nồng độ progesteron
(nếu uống thuốc viên tránh thai chỉ có progestin) trong máu luôn luôn cao. Điều
này làm cho tuyến yên giảm tiết FSH và LH, vì vậy nang trứng không chín và
trứng không rụng trong thời gian uống thuốc. Đồng thời làm cho chất nhày ở cổ
tử cung đặc lại ngăn không cho tinh trùng vào buồng tử cung.
Thuốc tiêm tránh thai
Những năm 1950, Các biện pháp tránh thai toàn thân đầu tiên sử dụng
progesteron tác dụng ngắn đã được phát triển. Chúng được dùng bằng đường
uống và phải được dùng thường xuyên. Do vậy thuốc tiêm tránh thai được phát
triển, một lần tiêm vào cánh tay hoặc mông có hiệu quả tránh thai 2 - 3 tháng.
Thuốc tiêm tránh thai cũng có nguồn gốc từ hormone sinh dục nên có cơ chế tác
động tương tự thuốc viên tránh thai.
1953 Tiến sĩ K Junkman phát hiện ra rằng bằng cách kết hợp progesteron
và rượu để tạo ra loại thuốc tiêm có hiệu quả tránh thai lâu dài.
1957 Schering AG bắt đầu thử nghiệm với Norigest (nay là Noristerat).
Depo-Provera (depot-medroxyprogesterone acetate/DMPA) được ra đời
38
vào năm 1958.
1974 Depo-Provera được cấp phép ở Anh để sử dụng biện pháp tránh thai
ngắn hạn.
1984 Depo-Provera đã được cấp giấy phép sử dụng lâu dài trong trường
hợp các phương pháp khác không phù hợp.

Hình 4. Thuốc tiêm tránh thai


Thuốc cấy tránh thai
1967 Sự phát triển của viên nang silastic chứa đầy hormone tránh thai có
thể được cấy dưới da bắt đầu xuất hiện ở Mỹ.

Hình 6. Que cấy tránh thai


Thuốc cấy tránh thai ra đời vào năm 1990 sau khi được FDA (Cục quản lý
thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ) chấp thuận.
1993 Norplant, bao gồm sáu que chứa progesterol (levonorgestrel) đã được
nghiên cứu và phát triển ở Anh.
1999 Que cấy đơn (Implanon) có chứa etonorgestrel được phát triển.
Từ năm 2010 que cấy Nexplanon bắt đầu thay thế Implanon. Que cấy này
tương tự Implanon, nhưng có một số cải tiến về quy trình cấy.
Thuốc tránh thai khẩn cấp

39
Thuốc viên tránh thai khẩn cấp là loại thuốc tránh thai chứa hormone
được dùng ngay sau khi quan hệ tình dục không bảo vệ. Hormone trong thuốc
tránh thai khẩn cấp sẽ ngăn không cho trứng chín và rụng đồng thời làm biến đổi
niêm mạc tử cung, do vậy trường hợp nếu trứng đã thụ tinh cũng không thể làm
tổ và không phát triển trong tử cung được.

Hình 7. Thuốc tránh thai khẩn cấp


1984 Sản phẩm thuốc tránh thai khẩn cấp được cấp phép đặc biệt đầu tiên
được ra mắt tại Anh - Schering PC4.
Phác đồ tránh thai khẩn cấp năm 2005 đã thay đổi từ hai viên thuốc thành
một, được gọi là Levonelle 1500 và Levonelle One Step (sản phẩm dược phẩm).
2009 Một biện pháp tránh thai khẩn cấp bằng miệng có chứa ulipristal
acetate, một bộ điều biến thụ thể progesterone chọn lọc đã được đưa ra ở Anh.
ellaOne được cấp phép sử dụng tới 120 giờ sau khi quan hệ tình dục không được
bảo vệ.
TRÁNH THAI BẰNG PHƢƠNG PHÁP VẬT LÝ
Bao cao su nam
Năm 1500, một bác sĩ người Ý tên là Gabrielle Fallopius cho rằng bao cao
su được làm từ chất liệu lanh được sử dụng để phòng tránh bệnh giang mai, một
trong những căn bệnh nguy hiểm nhất với tốc độ lây lan chóng mặt khi quan hệ
tình dục.
Khoảng năm 1660 đến năm 1665, một viên quan ngự y của vua Charly II
nước Anh có tên là Condom đã có sáng kiến dùng ruột con cừu đực làm bao cản
tinh trùng.Chiếc bao này có độ mỏng đến 0,038mm (hiện tại trung bình là
0,030mm).
Đến tận năm 1912, việc dùng mủ cao su để sản xuất bao cao su và thay thế

40
cho các nguyên liệu khác được ứng dụng. Điều này mang lại lợi ích cho nam
giới rất nhiều vì giá thành chúng khá rẻ, dễ sử dụng. Trong khoảng thời gian xảy
ra chiến tranh thế giới thứ 2, bao cao su đã được sản xuất hàng loạt cho quân đội
trên toàn thế giới.
Năm 1950 bao cao su latex được cải tiến với chất liệu mỏng hơn, chặt hơn
và có khả năng bôi trơn cao.
Năm 1980, việc quảng cáo bao cao su chưa được phát triển rộng rãi, nó bị
coi là vấn đề nhạy cảm và xấu hổ khi đưa ra các phương thiện thông tin đại
chúng. Tuy nhiên, sự hoành hành của căn bệnh thế kỉ HIV- AIDS đã ở mức báo
động bởi sự lây lan khủng khiếp. Vì thế các nhà nghiên cứu rất ủng hộ việc phát
triển bao cao su vì chúng giảm thiểu đáng kể các vi khuẩn lây lan qua đường
quan hệ tình dục.
Năm 2006, doanh số bao cao su đạt đến 9 tỉ chiếc trong một năm trên toàn
thế giới. Đây là một trong trợ thủ đắc lực trong việc phòng ngừa các bệnh lây
nhiễm khi quan hệ tình dục và giảm thiểu việc mang thai.

Hình 8. Bao cao su nam


Bao cao su nữ, màng ngăn âm đạo
Trong nhiều thế kỷ, nhiều vật dụng như lá, chanh và bọt biển đã được sử
dụng làm hàng rào âm đạo. Bọt biển đã tiếp tục được sử dụng ở dạng này hay
dạng khác cho đến ngày nay với sự phát triển của bọt biển giải phóng chất diệt
tinh trùng.

41
Hình 9. Bao cao su nữ
1882 Tiến sĩ C Hasse (bút danh là Wilhelm Mesinga) được cho là đã phát
minh ra màng ngăn âm đạo.
1883 Aletta Jacobs, một bác sĩ người Hà Lan, đã mô tả một chiếc mũ cao
su lưu hóa che kín âm đạo và cổ tử cung.
Đầu những năm 1900, bao cao su nữ làm bằng cao su lần đầu tiên ra đời.
1992 Bao cao su nữ Polyurethane được thiết kế để phù hợp với âm đạo đã
được giới thiệu. Các nghiên cứu tiếp tục giải quyết các loại bao cao su nữ mới
liên quan đến các vật liệu và thiết kế khác nhau.
2003 FemCap, chiếc mũ đậy tử cung được làm từ silicon đã được phát triển
ở Anh và được bán ở các hiệu thuốc.
Triệt sản nam
1775 Ca thắt ống dẫn tinh đầu tiên được tiến hành.
1830 Sir Astley Cooper bắt đầu thử nghiệm các kỹ thuật thắt ống dẫn tinh
khác nhau.
Trong thế kỷ 20, với sự tiến bộ của các kỹ thuật phẫu thuật, việc sử dụng
triệt sản là biện pháp kiểm soát khả năng sinh sản trở nên khả thi và phổ biến
rộng rãi.
1974 thắt ống dẫn tinh không dao được phát triển ở Trung Quốc. Điều này
liên quan đến việc tiếp cận ống dẫn tinh qua mổ nội soi.

42
Hình 10. Triệt sản nam
Triệt sản nữ
Ca triệt sản nữ (cắt và thắt ống dẫn trứng) đầu tiên được đề cập bởi
Hippocrates.
1834 Ca triệt sản nữ được mô tả đầy đủ đầu tiên bởi Von Blundell. Đây là
một phẫu thuật lớn, nhiều nguy hiểm và cần nhập viện ít nhất một tuần.
Bác sĩ A Decker là người đầu tiên sử dụng, đặt tên và mô tả nội soi (trong
đó thủ thuật được thực hiện qua âm đạo chứ không phải bằng một vết mổ).
1961 Triệt sản bằng phương pháp Laparascopic lần đầu tiên được mô tả bởi
Uchida và các đồng nghiệp của ông. Nhiều vòng hoặc thiết bị nhỏ khác nhau
được sử dụng để làm tắc ống dẫn trứng.
Triệt sản bằng phương pháp Hysteroscopic được tiến hành vào năm 2002,
lần đầu tiên được tiến hành tại Mỹ. Các thiết bị nhỏ trong ống được đưa vào qua
âm đạo (đặt hysteroscopic) và đặt ở lối vào ống dẫn trứng.

43
Hình 11. Triệt sản nữ
DỤNG CỤ TỬ CUNG
Lịch sử của các dụng cụ tử cung có từ đầu những năm 1900. Không giống
như dụng cụ tử cung bây giờ, các dụng cụ tử cung ban đầu nằm kéo dài từ âm
đạo đến tử cung nên gây ra tỷ lệ mắc viêm nhiễm vùng chậu cao. Vòng tránh
thai đầu tiên được phát triển vào năm 1909 bởi bác sĩ người Đức Richard
Richter. Thiết bị này được làm từ ruột tằm và không được sử dụng rộng rãi.
Ernst Gräfenberg, một bác sĩ người Đức khác sau đó đã chế tạo ra chiếc
vòng tránh thai hình nhẫn đầu tiên được làm bằng sợi bạc. Sau đó, các đồng
nghiệp của ông là H. Hall và M. Stone đảm nhận công việc của anh sau khi anh
qua đời và tạo ra chiếc vòng Hall-Stone bằng thép không gỉ. Một bác sĩ người
Nhật tên là Tenrei Ota cũng đã phát triển một vòng tránh thai bằng bạc hoặc
vàng được gọi là Precea.
Lazar C. Margulies đã phát triển dụng cụ tử cung sử dụng nhựa nhiệt dẻo
vào những năm 1960. Sự đổi mới của ông cho phép đặt vòng tránh thai vào tử
cung mà không cần phải làm giãn cổ tử cung.
Phát minh ra dụng cụ tử cung bằng đồng vào những năm 1960 với thiết kế
hình chữ 'T' được sử dụng rộng rãi cho các dụng cụ tử cung hiện đại. Bác sĩ Hoa
Kỳ Howard Tatum xác định rằng hình dạng 'T' phù hợp hơn với hình dạng của
tử cung, điều này sẽ làm giảm tỷ lệ đào thải dụng cụ tử cung. Đồng thời, bác sĩ
Tatime và Chile Jaime Zipper đã phát hiện ra rằng đồng có thể là một chất diệt
tinh trùng hiệu quả và đã phát triển IUD đồng đầu tiên, TCu200. Những cải tiến
của Tatum đã dẫn đến việc tạo ra TCu380A, hiện đang là dụng cụ tử cung đồng

44
được sử dụng phổ biến.
Dụng cụ tử cung chứa hormone cũng được phát minh vào những năm 1960
và 1970; ban đầu mục tiêu là giảm thiểu tình trạng chảy máu kinh nguyệt liên
quan đến vòng tránh thai bằng đồng. Dụng cụ tử cung chứa hormone đầu tiên là
Progestasert đầu tiên được hình thành bởi Antonio Scommegna và được tạo ra
bởi Tapani J. V. Luukkainen, nhưng thiết bị chỉ tồn tại trong một năm sử dụng.
Progestasert được sản xuất cho đến năm 2001.Hiên nay, dụng cụ tử cung chứa
hormone được sử dụng rộng rãi là Mirena, cũng được Luukkainen phát triển và
phát hành vào năm 1976.

Hình 13. Dụng cụ tử cung

II. Vấn đề sức khỏe


SỨC KHỎE LÀ GÌ?
Tổ chức y tế thế giới (WHO) định nghĩa về sức khỏe như sau:
“Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái cả về vật chất, tâm thần,
và xã hội, chứ không chỉ là trạng thái không có bệnh tật hay không tàn phế”,
theo đó:
- Thoải mái hoàn toàn về thể chất tức là mọi hoạt động thể lực, hoạt động
sống và chức năng của cơ thể như ăn, ngủ, sinh sản, vận động.. đều ở trạng thái
tốt nhất phù hợp với giai đoạn phát triển , thời gian, không gian, cũng như môi
trường sống.
- Thoải mái hoàn toàn về tâm thần là trạng thái tâm thần và cảm xúc tốt
nhất phù hợp theo lứa tuổi, môi trường sống và nền văn hóa. Người có sức khỏe
tâm thần tốt sẽ có sự cân bằng, hài lòng, bình an trong tâm hồn và thoải mái

45
trong giao tiếp xã hội, cũng như có sự tự tin vào bản thân và có thể đối mặt với
những căng thẳng trong cuộc sống để duy trì trạng thái tốt về cảm xúc.
- Thoải mái về xã hội là có nghề nghiệp ổn định với thu nhập đủ sống và an
sinh xã hội được đảm bảo
- Không có bệnh tật hay tàn phế là không có bệnh về thể chất, bệnh tâm
thần, cũng khư không có khiếm khuyết nào đó về thể chất hoặc tinh thần.
Sức khỏe của mỗi người dân và cả cộng đồng thường đối mặt với các vấn
đề sau:
- Mất cân bằng trong dinh dưỡng
- Mất an toàn vệ sinh thực phẩm
- Ô nhiễm môi trường
- Những bệnh truyền lây
Tất cả các vấn đề trên đều có nguy cơ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức
khỏe người dân, chúng tương tác qua lại và gây ra những hậu quả nặng nền về
sức khỏe cộng đồng và nền kinh tế mỗi quốc gia. Trong đó, các vấn đề như dinh
dưỡng, mất vệ sinh an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trường đang nổi nên là vấn
đề thời sự, nỏng bỏng trên thế giới, nhất là ở những nước đang phát triển gây ra
những thách thức lớn nhất về sức khỏe cộng đồng như tình trạng thừa cân, béo
phì và ung thư. Trong khi, các bệnh truyền lây, nhất là những bệnh mới nổi,
cũng diễn biến phức tạp gây ra những nguy cơ toàn cầu như bệnh cúm H5N1,
hội chứng Hô hấp cấp tính (SARS), và đại dịch HIV.
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ VỀ
SỨC KHỎE
Ngày nay y học nói riêng và chăm sóc sức khỏe nói chung trên thế giới đã
đạt được nhiều thành tựu lớn, ví dụ tuổi thọ trung bình trên thế giới đã tăng 5,5
năm từ 66,5 tuổi vào năm 2000 lên 72 tuổi vào năm 2016, và số năm mỗi người
sống khỏe mạnh trong cuộc đời tăng lên đáng kể từ 58,5 năm vào năm 2000 đến
63,3 năm vào năm 2016 (Theo số liệu phân tích của WHO, 2019). Để có những
thành công này, ngành y thế giới đã có rất nhiều phát triển và tiến bộ trong công
tác phòng và chống bệnh tật, trong đó phải kể đến sự áp dụng khoa học công
nghệ trong giải quyết các vấn đề về sức khỏe. Trong thế kỷ XXI, và nhất là
trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN4.0), khi nền kinh tế tri thức
được phát triển dựa vào các ngành khoa học và công nghệ mũi nhọn như trí tuệ
nhân tạo, công nghệ internet kết nối vạn vật, công nghệ tự động hóa, và vật liệu
mới, thì việc áp dụng khoa và công nghệ trong chăm sóc sức khỏe càng được

46
quan tâm. Chúng ta có thể liệt kê một số ứng dụng của khoa học và công nghệ
nổi bật trong y học nổi bật như sau:
(1). Công nghệ tế bào gốc
Hơn 30 năm trước, năm 1978, tủy xương lần đầu tiên được sử dụng để
điều trị cho bệnh nhân ung thư máu, ngày nay tế bào gốc (TBG) nhất TBG tủy
xương và mô mỡ được thử nghiệm để điều trị nhiều mặt bệnh khác nhau như
ung thư như chấn thương chỉnh hình, y học thể thao, cột sống, thần kinh, và tim
mạch. Trong các thử nghiệm tiền lâm sàng và lâm sàng, liệu pháp TBG đã cho
thấy nhiều ưu việt, khắc phục được những hạn chế của các phương pháp điều trị
thông thường (ví dụ như hóa trị trong điều trị ung thư).
Ở Việt Nam, liệu pháp thế bào gốc cũng đã bắt đầu được nghiên cứu ứng
dụng để điều trị các bệnh chấn thương cột sống, liệt tủy, thoái hóa khớp, và tổn
thương do bỏng ở một số bệnh viện lớn như Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện
103. Ngoài ra, công nghệ tế bào gốc hiện đang được nghiên cứu và sử dụng
trong phẫu thuật thẩm mỹ và làm đẹp. Tế bào gốc được dùng để hỗ trợ nhanh
liền sẹo và căng da, cũng như sản phẩm trung gian của tế bào gốc được sử dụng
trong một số loại mỹ phẩm.

Hình 1. GS. Shinya Yamanaka và GS. John Gurdon – chủ nhân của giải
thƣởng Nobel y học về Tế bào gốc năm 2012 (Ảnh: Reuters, 2008)
Công nghệ tế bào gốc cùng với các lĩnh vực khác của sinh y học phân tử
(Molecular biomedicine) như miễn dịch học, di truyền y học và vật liệu y học
đang được quan tâm rộng rãi trên thế giới, và được đánh giá là định hướng phát
triển tiên quyết và lương lai của ngành y học hiện đại. Do tiền năng ứng dụng to
lớn của tế bào gốc y học cũng như nhiều lĩnh vực khác, năm 2012, giải thưởng
Nobel y học đã được trao cho những nhà khoa học nghiên cứu về tế bào gốc là

47
GS Yamanaka tại Đại học Kyodo, Nhật Bản, và GS. Gurdon thuộc Viện
Gurdon tại Cambridge, Anh.

Hình 2. Tế bào Gốc mô mỡ Hình 3. Tế mỡ đƣợc biệt hóa trong


(Adipose tissue stem cells) (nguồn: ống nghiệm (nguồn: Chu Đình Tới và
Chu Đình Tới và cs.) cs.)

(2). Công nghệ giải trình tự gen thế hệ mới (Next Generation
Sequencing - NGS)
Giải trình tự thế hệ mới là công nghệ giải trình tự DNA để nghiên cứu bộ
gen (genomics) của con người hoặc các loài khác có bộ gene. Cùng với sự tiến
bộ của khoa học kỹ thuật, công nghệ NGS cũng đã được cải tiến, và phát triển
rất nhiều. Nhờ có công nghệ NGS, chúng ta đã giải mã được bộ gen người đầu
tiên vào năm 2004, dưới sự hợp tác của 15 quốc gia trên thế giới do Mỹ đứng
đầu.

Hình 4. Sơ đồ tổng quát các bước giải trình tự DN bằng N S


48
1. Chuẩn bị mẫu: ADN được cắt thành các đoạn nhỏ có kích thước từ 200 đến
500 bp, gắn adapter phù hợp; 2. Các đoạn ADN sau khi gắn adapter được tiến
hành làm giàu bằng PCR (Polymerase chain reaction) trong môi trường dung
dịch (emulsion PCR) đối với công nghệ giải trình tự trên máy đọc trình tự 454
của Roche và máy đọc trình tự SOLiD của Life Technologies hoặc PCR bắc cầu
(bridge PCR) theo công nghệ Solexa của Illumina; 3. Đọc trình tự các đoạn
ADN đã được làm giàu bằng các công nghệ tương ứng (Nguồn: Nguyễn Đăng
Tôn, Nông ăn ải, iện Nghiên cứu hệ gen, Việt Nam).
Công nghệ giải trình tự gen được ứng dụng rộng rãi trong y học để chẩn
đoán bệnh, cũng như tìm ra các đính phân tử trong điều trị bệnh. Công nghệ
NGS giúp cho các bác sĩ và nhà nghiên cứu phát hiện ra các điểm đột biến và
biến dị di truyền từ đó để phát hiện và sàng lọc các bệnh trên người đặc biệt là
các di truyền và bệnh ung thư, cũng như theo dõi hiệu quả của các phương pháp
điều trị bệnh. Ngoài ra, công nghệ NGS cũng được sử dụng rộng rãi đề giải
trình tự các chủng vi sinh vật, kí sinh trùng gây bệnh, từ đó để tìm ra các bệnh
pháp hiệu quả để chẩn đoán và điều trị các bệnh do chúng gây ra.
(3). Chụp cắn lớp vi tính (CT Scanner) và cộng hƣởng từ (MRI)
Chụp cắt lớp vi tính là kỹ thuật dùng nhiều tia X quét lên một khu vực của
cơ thể theo lát cắt ngang, phối hợp với xử lý bằng máy vi tính để cho ra hình ảnh
2 chiều hoặc 3 chiều của bộ phận cần chụp. Phiên bản thương mại của chụp CT
được phát minh bởi Tiến sĩ Godfrey Hounsfield, người đã nhận được giải
thưởng Nobel về y học năm 1979.

Hình 5. Máy chụp CT Scan (nguồn: http://lamdeponline.net)


Cộng hưởng từ MRI là một kỹ thuật tạo hình cắt lớp sử dụng sóng từ
trường và sóng radio. Khi các nguyên tử hydrogen trong cơ thể người dưới tác
động của từ trường và sóng radio, hấp thụ và phóng thích năng lượng. Quá trình

49
phóng thích này được máy thu nhận, xử lý và chuyển đổi các tín hiệu thành hình
ảnh. Kỹ thuật MRI đầu tiên được TS. Raymond V. Damadian tạo ra để phân biệt
giữa tế bào ung thư và tế bào bình thường năm 1969.

Hình 6. Máy chụp MRI (nguồn https://www.dailyexcelsior.com)


Do đó, chụp CT và chụp MRI đang được ứng dụng rộng rãi trên lâm sàng
để phát hiện vấn đề bất thường như khối u, dị dạng, chảy máu, tổn thương...
trong các bộ phận, cơ quan của cơ thể, cũng như dùng để theo dõi các tiến triển
của các cơ quan bộ phận của cơ thể sau khi được điều trị/can thiệp. Chụp CT và
MRI được đánh giá nằm trong những phát minh vĩ đại nhất của ngày y từ trước
đến này.

Hình 7 . Dị dạng động mạch não ở nữ bệnh nhân 29 tuổi. Hình ảnh được
thực hiện bởi chụp máy MRI (Theo Nguyen Ngoc Cuong và cs Clin Neurol
Neurosurg. 2018; 169:29-33)

50
(4) Vật liệu sinh học thay thế (biomaterials) và bộ phận thay thế
(Prosthetics) trong y học
Vật liệu sinh học đóng một vai trò không thể thiếu trong y học ngày nay,
nhất là trong y học tái tạo và phục hồi chức năng. Vật liệu sinh học có thể là tự
nhiên hoặc tổng hợp và được sử dụng trong các ứng dụng y tế để hỗ trợ, tăng
cường hoặc thay thế các mô/bộ phận cơ thể bị hỏng hoặc mất chức năng sinh
học. Việc sử dụng vật liệu sinh học trong lịch sử đầu tiên có từ thời cổ đại, khi
người Ai Cập cổ đại sử dụng chỉ khâu vết thương làm từ gân động vật. Trong y
học hiện đại, vật liệu y học là sản phẩm của sự kết hợp giữa các ngành khoa học
như y học, sinh học, vật lý, hóa học, kỹ thuật mô phỏng và máy học.

Hình 8. Tay giả công nghệ cao (nguồn: http://orthoshed.com)


Kim loại, gốm sứ, nhựa, thủy tinh, và thậm chí các tế bào sống và mô đều
có thể được sử dụng trong việc tạo ra một vật liệu sinh học. Chúng có thể được
tái cấu trúc thành các bộ phận đúc hoặc gia công, lớp phủ, sợi, màng, bọt và vải
để sử dụng trong các sản phẩm và thiết bị y sinh. Chúng có thể bao gồm van tim,
khớp hông, mảng cấy ghép nha khoa hoặc là kính áp tròng. Chúng thường có
khả năng phân hủy sinh học, và một số có thể hấp thụ sinh học, có nghĩa là
chúng được loại bỏ dần khỏi cơ thể sau khi hoàn thành một chức năng nhất định.
Cùng với sự phát triển của công nghệ in 3D, công nghệ tế bào gốc, và các
lĩnh vực công nghệ y học phân tử khác, ngày ngày con người đã tạo ra được
những bộ phận thay thể phức tạp như quả tim nhân tạo từ tế bào gốc, mở ra
nhiều tiềm năng to lớn trong việc điều trị các bệnh nguy hiểm trong tương lai.

51
Hình 9. Quả tim nhân tạo có thể đập, đƣợc tạo ra từ tế bào gốc và công
nghệ in 3D (nguồn: https://wonderfulengineering.com)
Cuộc sống với người khuyết tật là một trải nghiệm rất khó khăn không chỉ
ở cấp độ thể chất, mà cả ở cấp độ tinh thần và cảm xúc. Phát minh ra các bộ
phận giả như chân giả là một bước đột phá lớn trong việc giúp người khuyết tật
thể chất sống một cuộc sống không giới hạn ở thiết bị hỗ trợ xe lăn và nạng.
Ngày nay, các bộ phận giải làm từ sợi carbon nhẹ hơn và mạnh hơn kim loại và
giống thật hơn. Bộ phận giả trong tương lai còn được lắp cảm biến điện cơ cho
phép bộ phận giả tiếp nhận, và thực hiện các chức năng theo chỉ đạo từ não của
người dùng.
(5) Công nghệ robot trong y học (Medical robots)
Cùng với sự phát triển mạnh trong ngành khoa học robot và tự động hóa,
nhiều robot đã được phát triển và ứng dụng trong y học đem lại những thành quả
to lớn cho con người trong chẩn đoán, điều trị bệnh và hỗ trợ phục hồi chức
năng cũng như chăm sóc bệnh nhân. Một loạt các robot đã và đang được phát
triển để phục vụ trong ở các vai trò khác nhau trong y tế. Robot chuyên điều trị
cho con người bao gồm robot phẫu thuật và robot phục hồi chức năng. Lĩnh vực
thiết bị robot hỗ trợ và trị liệu cũng đang mở rộng nhanh chóng. Chúng bao gồm
robot giúp bệnh nhân phục hồi chức năng từ các tình trạng nghiêm trọng như đột
quỵ, robot thấu cảm hỗ trợ chăm sóc người già hoặc người bị tổn thương về thể
chất /tinh thần và robot công nghiệp y tế đảm nhận nhiều công việc thường
ngày, như khử trùng phòng, cung cấp vật tư y tế và thiết bị khác bao gồm cả
thuốc men.

52
Hình 10. Robot phẫu thuật Da Vinci
(nguồn: https://drsherrythomas.com)

Hình 11. Robot nội soi con nhộng


(nguồn: https://interestingengineering.com)
Những robot y học có thể là cả một hệ thống đồ sộ, gồm nhiều bộ phận
được thiết kết tích hợp với nhau nhưng đạt độ chính xác rất cao như hệ thống
Robot phẫu thuật DaVinci, hoặc chúng chỉ nhỏ xíu vài mm như robot nội soi
con nhộng (capsule endoscopies) dùng để kiểm tra các bệnh đường tiêu hóa.
(6) Trí tuệ nhân tạo trong y học (Artificial Intelligence in Medicine)
Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI) là thuật ngữ miêu tả một máy
tính có thể bắt chước các quy trình trí tuệ của con người, như khả năng suy luận,
khám phá ý nghĩa, khái quát hóa hoặc học hỏi từ kinh nghiệm trong quá khứ để
đạt được mục tiêu mà không được lập trình rõ ràng cho hành động cụ thể. Hiện
tại, chưa có sự đồng thuận về những gì cấu thành trí thông minh nhân tạo. Ngày

53
nay, trí thông minh nhân tạo được nhắc đến và nghiên cứu ứng dụng trong rất
nhiều lĩnh vực trong cuộc sống trong đó có cả y học.
Con người đã tạo ra những siêu máy tính, có khả năng bắt trước «tư duy»
của chúng ta để khai thác các dữ liệu lớn (big data hoặc stream data) trong y học
trên khắp thế giới, để trong thời gian ngắn nhất đưa ra các kết quả chẩn đoán và
điều trị bệnh chính xác và hiệu quả nhất có thể. Ví dụ như tập đoàn IBM của Mỹ
đã tạo ra hệ thống siêu máy tính có tên IBM WATSON có khả năng «biết suy
nghĩ», tức là có thể tự tổng hợp và xử lí tri thức. Hệ thống máy tính này có thể
tự hình thành giả thiết, rồi “đọc” lướt qua hàng trăm triệu trang dữ liệu để tìm
kiếm câu trả lời trong 3 giây để đưa ra đáp án dưới dạng ngôn ngữ và biểu đồ xu
hướng. Các siêu máy tính của IBM WATSON được biết đến nhiều nhất ở Việt
Nam là trong lĩnh vực khoa học sức khỏe, trong đó có việc sàng lọc thuốc điều
trị ung thư. Các dữ liệu cho thấy, IBM WATSON đã chọn thuốc để điều trị cho
bệnh nhân ung thư có hiệu quả tương đương hoặc tốt hơn so với các chuyên gia
y tế.

Hình 12. Hệ thống siêu máy tính IBM WATSON


(nguồn: https://www.extremetech.com)

III. Vấn đề an ninh lƣơng thực

KHÁI NIỆM CHUNG VỀ AN NINH LƢƠNG THỰC


An ninh lƣơng thực hay an ninh lƣơng thực quốc gia được hiểu là sự
đảm bảo của mỗi quốc gia về nguồn cung cấp lương thực cho người dân để hạn
chế và đẩy lùi tình trạng thiếu lương thực, nạn đói và tình trạng phụ thuộc vào
nguồn lương thực nhập khẩu. Theo định nghĩa của FAO thì An ninh lương thực
là mọi người có quyền tiếp cận các thực phẩm một cách an toàn, bổ dưỡng, đầy
54
đủ mọi lúc mọi nơi để duy trì cuộc sống khỏe mạnh và năng động. Ở một khía
cạnh khác, các quốc gia cũng quan tâm tới việc đảm bảo phát huy lợi thế cạnh
tranh trong sản xuất lương thực (nếu có) và thu nhập của người sản xuất lương
thực.

Nội dung cơ bản của an ninh lương thực của quốc gia gồm có các nội dung
là: lương thực có đầy đủ từ sản xuất hoặc nhập khẩu; đảm bảo lương thực ổn
định trong mọi tình huống; đảm bảo người dân đều có lương thực để tiêu dùng
từ thu nhập của mình; lương thực cung cấp cần phải đảm bảo an toàn, chất
lượng.
Để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, một quốc gia phải tính toán đến
các phương án: (1) Cố gắng sản xuất đủ lương thực để cung cấp cho toàn thể
người dân trong phạm vi quốc gia (tự túc về lương thực); (2) nhập khẩu lương
thực từ nước ngoài và trả bằng tiền thu nhập có được từ xuất khẩu; (3) phối hợp
cả hai biện pháp trên.
An ninh lương thực quốc gia được đánh giá trêm 4 nội dung chính:
- Thứ nhất là sự sẵn có về lương thực: Sự sẵn có lương thực (availability)
chính là việc đảm bảo đủ khối lượng dự trữ lương thực ở một mức độ chất lượng
phù hợp từ các nguồn sản xuất hoặc đầu vào khác ở trong nước hay nguồn thực

55
phẩm dồi dào từ tự nhiên hoặc thông qua nhập khẩu. Tức là đảm bảo nguồn
cung lương thực đầy đủ mọi nơi, mọi lúc.
- Thứ hai là sự tiếp cận với lương thực: Tiếp cận lương thực là khả năng
của các cá nhân tiếp cận được với nguồn tài nguyên và các tài sản sở hữu khác
để có được một lượng lương thực thích hợp với chế độ ăn uống dinh dưỡng. Ở
các quốc gia nhập khẩu lương thực, tiếp cận đối với lương thực được tính dựa
trên mức giá của lương thực nhập khẩu và tỷ lệ nguồn chi cho lương thực nhập
khẩu so với nguồn thu được từ xuất khẩu lương thực.
- Thứ ba là sự ổn định của lương thực: Sự ổn định (stability) của lương
thực là phải có hệ thống phân phối ổn định. Cung và cầu lương thực trên thị
trường ổn định. Quốc gia hoặc một hộ gia đình hoặc một cá nhân lúc nào cũng
phải có được nguồn lương thực ổn định, phù hợp. Không gặp phải rủi ro không
tiếp cận được với lương thực do các cú sốc bất thường.
- Thứ tư là sự an toàn, chất lượng của lương thực được sử dụng: Tiêu dùng
lương thực thông qua các chế độ ăn uống hợp lý liên quan đến có nguồn nước
sạch, đảm bảo vệ sinh và y tế để đảm bảo dinh dưỡng khi tất cả các nhu cầu tâm
sinh lý được đáp ứng. Sự an toàn, chất lượng của lương thực được sử dụng thể
hiện qua độ dinh dưỡng của lương thực, chất lượng và vệ sinh lương thực, tỷ lệ
suy dinh dưỡng và thiếu chất do sử dụng lương thực.
An ninh lương thực là bộ phận quan trọng của an ninh kinh tế. Việc xác
định rõ vị trí, vai trò của an ninh lương thực trong nội hàm của an ninh kinh tế
quốc gia sẽ giúp nhận diện, đánh giá toàn diện và sâu sắc sự cần thiết của an
ninh lương thực quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc
tế hiện nay. Đồng thời thấy được nội dung và các yếu tố tác động đến an ninh
lương thực quốc gia hiện nay.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu đang diễn ra phức tạp, thế
giới đều chia sẻ nhận thức chung rằng an ninh lương thực là phần quan trọng
của an ninh quốc gia, nhằm đảm bảo cung cấp đủ lượng lương thực thiết yếu cho
người dân và đủ lượng lương thực dự trữ chiến lược của quốc gia. Vai trò của an
ninh lương thực được thể hiện: đáp ứng nhu cầu tồn tại của con người và giảm
đói nghèo; góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển; góp phần ổn
định xã hội.
Việc bảo đảm an ninh lương thực quốc gia được nhiều nước đặt lên vai trò
quan trọng trong chương trình nghị sự và hành động của quốc gia mình đặc biệt
là việc ưu tiên phát triển nông nghiệp. Trong thời đại ngày nay, vấn đề an ninh
lương thực được xác định là vấn đề toàn cầu và là mối quan tâm chung của toàn
nhân loại với sự ảnh hưởng của hiện tượng biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường

56
và sự gia tăng dân số. Một trong những giải pháp quan trọng để đảm bảo an ninh
lương thực là việc tích cực chủ động áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để
thực hiện “cuộc cách mạng xanh” trong nông nghiệp.

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ AN


NINH LƢƠNG THỰC
Theo trang worldometer.infor, tính đến năm 2019, thế giới đã đạt hơn 7,7
tỷ người và dự đoán đến năm 2057 sẽ đạt tới 10 tỷ người. Đây là con số khổng
lồ mà ngành nông nghiệp đang hàng ngày phải sản xuất lương thực đáp ứng
nuôi sống. Đảm bảo an ninh lƣơng thực trở thành một thách thức toàn cầu,
trong khi đó người nông dân lại phải đối mặt với một thách thức nghiêm trọng
khác đó là diện tích đất canh tác nông nghiệp đang ngày càng bị thu hẹp dần.
Nhưng, một tín hiệu khả quan đó là chúng ta có những công nghệ mới giúp
nông dân có thể trồng nhiều hơn trên diện tích đất hẹp hơn và từ đó duy trì được
an ninh lương thực. Ví dụ, việc sản xuất các cây trồng chính đang được tăng lên
gấp 3 lần so với sản lượng năm 1960. Cụ thể đối với gạo, một trong các nông
sản chính nuôi sống con người, năng suất hiện nay gấp đôi so với trước và năng
suất lúa mỳ cũng tăng khoảng 160%. Thành tựu này có được là do những phát
minh và cải tiến trong ngành khoa học thực vật, mang đến cho người nông dân
thêm công cụ và giải pháp tiên tiến làm tăng năng suất cây trồng và giúp giải
quyết nhu cầu lương thực ngày càng nhiều hơn trên toàn thế giới.
Các sản phẩm bảo vệ thực vật và công nghệ sinh học giúp người nông dân
có thể trồng được nhiều lương thực hơn trên diện tích đất canh tác ít hơn; bảo vệ
cây trồng không bị phá huỷ bởi sâu hại và dịch bệnh, từ đó giúp tăng sản lượng
sản xuất ra trên một đơn vị diện tích. Với các công cụ và biện pháp canh tác
được sử dụng từ những năm 1980, nông dân có thể sản xuất khoảng 1,8 tấn thực
phẩm trên một héc ta – tương đương với diện tích của một sân bóng đá hiện nay.
30 năm sau, người nông dân có thể sản xuất được tới 2,5 triệu tấn thực phẩm
trên cùng một diện tích như vậy.
Việc tiếp cận của chúng ta đối với nguồn sản phẩm tươi và giàu dinh dưỡng
cũng phụ thuộc rất nhiều vào các biện pháp bảo vệ thực vật. Một nghiên cứu của
Mỹ đã ước tính rằng nếu không có các loại thuốc diệt nấm, loại thuốc hoá học có
thể giúp bảo vệ thực vật khỏi sâu bệnh thì năng suất của hầu hết các loại cây ăn
quả và rau sẽ bị giảm xuống từ khoảng 50% đến 90%. Và các mối đe dọa không
chỉ dừng lại khi các sản phẩm nông sản được thu hoạch xong và đưa ra khỏi
ruộng – rệp, nấm mốc, và các loài gặm nhấm – tất cả đều có thể gây hại cho cây
trồng trong quá trình lưu trữ. Các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật có thể kéo dài

57
tuổi thọ khả thi của sản phẩm và ngăn ngừa tổn thất sau thu hoạch – giúp đảm
bảo nguồn cung cấp thực phẩm đáng tin cậy với giá cả phải chăng.
Các giải pháp công nghệ sinh học cũng đã đóng một vai trò quan trọng
trong 20 năm qua trong việc tăng sản xuất lương thực và đảm bảo an ninh lương
thực. Trong khoảng giai đoạn 1996-2014, công nghệ sinh học cây trồng biến đổi
gen (Genetic Modification - GM) đã hỗ trợ sản xuất toàn cầu khoảng 158,4 triệu
tấn đậu nành, 321,8 triệu tấn ngô, 24,7 triệu tấn bông cũng như 9,2 triệu tấn cải
dầu canola.
Tính lũy kế trong vòng 20 năm, diện tích canh tác cây trồng công nghệ sinh
học tăng từ 1,7 triệu ha năm 1996 lên 179,7 triệu ha năm 2015. Mức tăng trưởng
gấp 100 lần chỉ trong 20 năm làm cho công nghệ sinh học trở thành công nghệ
cây trồng được áp dụng nhanh nhất trong thời gian lịch sử ngành nông nghiệp
hiện đại, đồng thời phản ánh sự hài lòng của người dân đối với các loại cây
trồng công nghệ sinh học. Lý do của tốc độ ứng dụng ấn tượng như vậy rất đơn
giản: cây trồng công nghệ sinh học đã mang đến những lợi ích đáng kể, nổi bật
và toàn diện. Những phát kiến công nghệ sinh học đã được ứng dụng để cải
thiện kỹ thuật canh tác và nâng cao năng suất cây trồng trên toàn thế giới bằng
việc tăng cường sức đề kháng của cây đối với cỏ dại và sâu hại; giảm việc sử
dụng thuốc trừ sâu; duy trì và bảo vệ tiềm năng năng suất cây trồng.

Hình 1. Sơ đồ hóa về vai trò của công nghệ sinh học trong sự phát triển
của thế giới

58
Kể từ năm 1996, 2 tỷ ha đất canh tác - một diện tích lớn hơn gấp đôi so với
diện tích đất canh tác của Trung Quốc hay Hoa Kỳ - đã được dùng để canh tác
cây trồng công nghệ sinh học. Ngoài ra, nông dân của 28 quốc gia đã thu về hơn
150 tỷ đô la từ những lợi ích của cây trồng công nghệ sinh học. Điều này đã
giúp xóa đói giảm nghèo cho hơn 16,5 triệu tiểu nông và gia đình của họ với
khoảng 65 triệu người, là những người nghèo nhất trên thế giới.
Việc ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp mang đến những lợi
ích thiết thực và rất đáng lưu tâm cho các quốc gia trên toàn thế giới cũng như
khu vực Châu Á, trong đó có Việt Nam.
Công nghệ sinh học hiện đại cho phép những nhà chọn tạo giống có thể
chọn lựa những gen sản sinh ra các tính trạng mong muốn và cấy chúng từ một
tế bào này sang một tế bào khác. Cây trồng công nghệ sinh học giúp quá trình lai
tạo đó diễn ra một cách chính xác và có chọn lọc hơn rất nhiều so với các
phương pháp lai tạo truyền thống trong việc tạo ra một tính trạng nông học
mong muốn. Một thực tế ít được biết đến đó là từ hàng nghìn năm nay, nông dân
đã sử dụng nhiều kỹ thuật lại tạo khác nhau để làm thay đổi cấu trúc gen của cây
trồng nhằm cải thiện chất lượng và nâng cao năng suất canh tác.
Các giải pháp công nghệ sinh học có thể hỗ trợ giải quyết được một số
thách thức trong ngành nông nghiệp.Nhằm nỗ lực đảm bảo một nguồn cung cấp
thực phẩm bền vững, an toàn, đa dạng và giá cả phải chăng trong các cửa hàng
của chúng ta, thế giới phải đối mặt với số lượng những thách thức ngày càng gia
tăng. Chúng ta đang phải đương đầu với lượng dân số đang phát triển tới khoảng
10 tỷ người vào năm 2057, tỉ lệ đất canh tác trên tổng dân số giảm, cũng như 1,8
tỷ người sẽ phải sống chung với tình trạng khan hiếm nước tuyệt đối vào năm
2025 (UN WPP, UN Water). Tình trạng này sẽ trở nên trầm trọng hơn nữa bởi
thay đổi khí hậu.
Phát triển một ngành công nghiệp khoa học thực vật với các sản phẩm
an toàn, lành mạnh, giá cả phải chăng
Mục tiêu trọng tâm của ngành công nghiệp khoa học thực vật là để giúp
nông dân phát triển một nguồn cung cấp phong phú các sản phẩm lành mạnh
theo một cách an toàn và với giá cả phải chăng. Các công cụ của khoa học thực
vật, chẳng hạn như thuốc bảo vệ thực vật, giảm thiệt hại cho cây trồng cả trước
và sau khi thu hoạch, và tăng sản lượng. Bằng việc làm nông nghiệp với năng
suất cao hơn, những công cụ này giúp giữ giá lương thực trong tầm kiểm soát
của người tiêu dùng.
Một nguồn cung cấp dồi dào các sản phẩm tươi là tối quan trọng cho dân
cư khỏe mạnh. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh những lợi ích cho sức

59
khỏe của thường xuyên ăn nhiều loại trái cây và rau quả tươi, và người tiêu dùng
đang ngày càng nhận thức được những lợi ích này. Năng suất nông nghiệp là
chìa khóa để đảm bảo rằng nhu cầu này có thể được đáp ứng được với một mức
giá phải chăng.

ình 2. Đa dạng hóa cac sản phẩm nông sản và tăng cường
xuất nhập khẩu toàn cầu
Thuốc bảo vệ thực vật
Thuốc bảo vệ thực vật (sản phẩm nông dược): là những chế phẩm có nguồn
gốc hoá chất, thực vật, động vật, vi sinh vật và các chế phẩm khác dùng để
phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật. Gồm: các chế phẩm dùng để
phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật; các chế phẩm điều hoà sinh
trưởng thực vật, chất làm rụng hay khô lá; các chế phẩm có tác dụng xua đuổi
hoặc thu hút các loài sinh vật gây hại tài nguyên thực vật đến để tiêu diệt (Pháp
lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật nước C X CN N và Điều lệ Quản lý thuốc
BVTV).
Để đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng do việc bùng nổ dân số, cùng với
xu hướng đô thị hoá và công nghiệp hoá ngày càng mạnh, con người chỉ còn
một cách duy nhất: thâm canh để tăng sản lượng cây trồng. Khi thâm canh cây
trồng, một hậu quả tất yếu không thể tránh ñược là gây mất cân bằng sinh thái,
kéo theo sự phá hoại của dịch hại ngày càng tăng. Để giảm thiệt hại do dịch hại
gây ra, con người ta phải đầu tư thêm kinh phí để tiến hành các biện pháp phòng
trừ, trong đó biện pháp hoá học được coi là quan trọng.

60
Con người cũng đã biết sử dụng các loài cây độc và lưu huỳnh trong tro núi
lửa để trừ sâu bệnh. Từ thế kỷ XIX, Benediet Prevest (1807) đã chứng minh
nước đun sôi trong nồi đồng có thể diệt bào tử nấm than đen Ustilaginales. Năm
1848 lưu huỳnh đã được dùng để trừ bệnh phấn trắng Erysiphacea hại nho; lưu
huỳnh vôi dùng trừ rệp sáp Aspidiotus perniciosus hại cam (1881). Đánh dấu mở
đầu cho việc dùng các chất xông hơi trong BVTV là sự kiện dùng HCN trừ rệp
vảy Aonidiella aurantii hại cam (1887). Năm 1889, aseto asenat đồng được
dùng trừ sâu Leptinotarsa decemeatas hại khoai tây; 1892 gipxin (asenat chì)
được sử dụng để trừ sâu ăn quả, sâu rừng Porthetria dispr. Nửa cuối thế kỷ 19
cacbon disulfua (CS2) được dùng để chống chuột đồng và các ổ rệp Pluylloxera
hại nho. Nhưng biện pháp hoá học lúc này vẫn chưa có một vai trò đáng kể
trong sản xuất nông nghiệp. Từ đầu thế kỷ 20 đến năm 1960), các thuốc trừ dịch
hại hữu cơ ra đời, làm thay đổi vai trò của biện pháp hoá học trong sản xuất
nông nghiệp. Ceresan - thuốc trừ nấm thuỷ ngân hữu cơ đầu tiên ra đời năm
1913; các thuốc trừ nấm lưu huỳnh (1940); rồi ñến các nhóm khác. Thuốc trừ cỏ
còn xuất hiện muộn hơn (những năm 40 của thế kỷ thế kỷ XX). Việc phát hiện
khả năng diệt côn trùng của DDT (năm 1939) đã mở ra cuộc cách mạng của biện
pháp hoá học BVTV. Hàng loạt các thuốc trừ sâu ra đời sau ñó: clo hữu cơ
(những năm 1940-1950); các thuốc lân hữu cơ, các thuốc cacbamat (1945-
1950). Lúc này người ta cho rằng mọi vấn ñề BVTV đều có thể giải quyết bằng
thuốc hoá học. Biện pháp hoá học bị khai thác ở mức tối đa, thậm chí người ta
còn hy vọng, nhờ thuốc hoá học để loại trừ hẳn một loài dịch hại trong một vùng
rộng lớn. Từ cuối những năm 1950, những hậu quả xấu của thuốc BVTV gây ra
cho con người, môi sinh và môi trường được phát hiện. Khái niệm phòng trừ
tổng hợp sâu bệnh ra đời. Sang giai đoạn tiếp theo từ năm 1960 - 1980, việc lạm
dụng thuốc BVTV đã ñể lại những hậu quả rất xấu cho môi sinh môi trường dẫn
đến tình trạng, nhiều chương trình phòng chống dịch hại của nhiều quốc gia và
các tổ chức quốc tế dựa vào thuốc hoá học đã bị sụp ñổ; tư tưởng sợ hãi, không
dám dùng thuốc BVTV xuất hiện; thậm chí có người cho rằng, cần loại bỏ
không dùng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp. Tuy vậy, các loại thuốc
BVTV mới có nhiều ưu điểm, an toàn hơn đối với môi trường, như thuốc trừ cỏ
mới, các thuốc trừ sâu nhóm perethroid tổng hợp (1970), các thuốc trừ sâu bệnh
có nguồn gốc sinh học hay tác động sinh học, các chất điều tiết sinh trưởng côn
trùng và cây trồng vẫn liên tục ra đời. Lượng thuốc BVTV được dùng trên thế
giới không những không giảm mà còn tăng lên không ngừng. Từ những năm
1980 trở lại đây, vấn ñề bảo vệ môi trường được quan tâm hơn bao giờ hết.
Nhiều loại thuốc BVTV mới, trong đó có nhiều thuốc trừ sâu sinh học, có hiệu

61
quả cao với dịch hại, nhưng an toàn với môi trường ra đời. Tư tưởng sợ thuốc
BVTV cũng bớt dần. Quan điểm phòng trừ tổng hợp được phổ biến rộng rãi.
Tổ chức FAO cho biết có khoảng 20-40% sản lượng cây trồng tiềm năng
trên thế giới đã bị mất hàng năm do những ảnh hưởng của cỏ dại, sâu bệnh.
Những thiệt hại cây trồng này sẽ tăng gấp đôi nếu việc sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật hiện nay bị dừng lại, đồng thời nâng cao đáng kể giá thực phẩm.

ình 3. ướng dẫn tuân thủ các quy định khi sử dụng thuốc B T
Kể từ khi thuốc bảo vệ thực vật ra đời, nông dân đã có thể sản xuất lượng
hoa màu lớn hơn trên diện tích đất nhỏ hơn, tăng năng suất cây trồng ở mọi nơi
khoảng từ 20 đến 50%. Ngay cả sau khi thu hoạch, hoa màu vẫn là đối tượng tấn
công của sâu bệnh. Các loài bọ, loài gặm nhấm hay nấm mốc có thể gây tổn hại
đến các loại ngũ cốc. Thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng trong các sản phẩm

62
lưu trữ có thể kéo dài tuổi thọ của sản phẩm, ngăn chặn thất thoát sau thu hoạch
rất lớn từ sâu bệnh và bảo vệ ngũ cốc để chúng có thể an toàn cho ăn uống.

ình 4. Bốn nguyên tắc sử dụng thuốc B T an toàn, hiệu quả


Ngoài việc ngăn ngừa thiệt hại hoa màu và đảm bảo năng suất cao,
thuốc bảo vệ thực vật cũng góp phần quan trọng đối với an toàn thực phẩm bằng
cách giảm thiểu độc tố tự nhiên được sản sinh ra bởi nấm và vi khuẩn. Những
thứ này có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe nếu xuất hiện trong thực phẩm.
Cây trồng công nghệ sinh học
Cây trồng công nghệ sinh học hay còn gọi là Cây trồng biến đổi
gen (Genetically modified crops - GM crops) đầu tiên được thương mại vào năm
1996. Trong hai thập kỷ qua, mỗi năm hơn 18 triệu nông dân đã được trải
nghiệm các ích lợi đến từ việc tăng năng suất cây trồng, nâng cao thu nhập và
cải thiện chất lượng cuộc sống nhờ công cụ nông nghiệp bền vững này. Công cụ
này còn giúp bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên và đem lại lợi ích cho môi
trường.

63
ình 5. Sơ đồ quy trình kỹ thuật tạo sinh vật biến đổi gen
Cây trồng biến đổi gen tạo điều kiện giúp nông dân canh tác nhiều hơn mà
không cần sử dụng thêm diện tích đất trồng. Giả sử 18 triệu nông dân không ứng
dụng công nghệ sinh học cây trồng biến đổi gen trong năm 2014 thì để đạt được
những con số ấn tượng trên, chúng ta phải canh tác thêm trên khoảng 7,5 triệu
héc-ta cho đậu nành, 8,9 triệu héc-ta cho ngô, 3,7 triệu héc-ta cho bông và 0,6
triệu héc-ta cho cải dầu canola. Tổng diện tích này chiếm khoảng 12% đất canh
tác trên toàn nước Mỹ hay 33% ở Brazil cũng như 14% ở Trung Quốc. Vấn đề
an ninh lương thực được xem là thách thức toàn cầu.

64
ình 6. Cây trồng biến đổi gen tại 26 nước trong năm 2016 (bao gồm 7 nước
công nghiệp và 16 quốc gia đang phát triển)
Tính tới hết năm 2017, thế giới có khoảng 190 triệu ha đất trồng các loại
cây trồng biến đổi gen (GMO), tăng 3% so với năm 2016, tương đương diện tích
4,7 triệu ha.
Năm nước dẫn đầu thế giới về diện tích trồng cây GMO là Mỹ, Brazil,
Argentina, Canada và Ấn Độ. Tại các quốc gia này, tỉ lệ cây trồng biến đổi gen
đã chiếm tới gần 100% tổng diện tích cây trồng cùng loại.
Có 17 triệu nông dân canh tác các cây trồng GMO trên toàn thế giới và
189,8 triệu ha cây trồng GMO trong năm 2017.
Tính từ năm 2016 đã có 67 quốc gia chấp nhận trồng hoặc sử dụng thực
phẩm GMO, trong đó có 24 nước cho phép trồng GMO và 43 nước cho nhập
khẩu loại thực phẩm này.
Hiện trạng cây trồng biến đổi gen ở Việt Nam được thể hiện bằng những
con số trong hình 9. Hiện có 22 giống cây trồng GMO được thương mại hóa tại
Việt Nam, với 14 giống ngô và 8 giống đậu nành. Năm 2017 có trên 45.000 ha
trồng ngô GMO ở các tỉnh thành khắp cả nước, tăng 13 lần so với năm 2015.
Ước tính có khoảng 37.500 hộ nông dân tham gia trồng các loại cây GMO ở
Việt Nam.

65
Hình 7. iện trạng cây trồng biến đổi gen toàn cầu năm 2017

Hình 8. Tỉ lệ cây trồng biến đổi gen trên tổng diện tích cây cùng loại của 5 nước
trồng cây GMO lớn nhất thế giới năm 2017

Hình 9. iện trạng cây trồng GMO ở iệt Nam năm 2017
Bản chất khoa học của sinh vật biến đổi gen (GMO)
Một sinh vật bất kỳ có một hoặc một vài gen hay vài đoạn phân tử DNA
được biến đổi bằng công nghệ sinh học hiện đại thì gọi là sinh vật biến đổi gen.
Theo mục đích của nhà nghiên cứu, thường những gen hoặc đoạn DNA biến đổi
đó có mang những chức năng có lợi cho con người như kháng sâu, kháng thuốc

66
diệt cỏ, chịu hạn, chịu mặn … Cũng có thể là những gen tổng hợp các chất hữu
ích, cần thiết cho con người như vitamin, protein, insulin v.v…nghĩa là bất cứ
gen nào ta cần.
Bản thân công nghệ không phức tạp. Nó dùng những “cái kéo” chuyên dụng
để cắt sợi ADN mạch dài tại những điểm mong muốn để tạo thành những đoạn
có chiều dài và vị trí mà nhà nghiên cứu đã định trước (hình 4). Sau đó dùng
một chất “keo dán” đặc biệt để gắn đoạn ADN này vào bộ gen chung của một
sinh vật, tạo ra GMO. Bản thân các gen, các sợi DNA, “cái kéo” và “keo dán”
nói trên đều bắt nguồn từ sinh vật hoặc tế bào sống tự nhiên. Như vậy, bản chất
của vật liệu và công nghệ là tự nhiên. Nếu so sánh với các giống cây trồng được
tạo ra trong thời kỳ “cách mạng xanh” những năm 60 của thế kỷ trước, thời kỳ
mà các giống này đã biến các nước như Ấn Độ từ nạn đói hàng năm làm hàng
vạn người chết do thiếu ăn thành những nước xuất khẩu lương thực, thì những
giống cây trồng đó đã được tạo ra bằng cách thay đổi đồng thời một lúc hàng
nghìn gen và gần như vô định hướng, không kiểm soát được. Xác suất may rủi
là rất cao. Thời đó có 2 cách chính để tạo giống là: 1) Lai tạo theo các sơ đồ lai
dựa trên các qui luật cơ bản của các định luật di truyền G. Mendel và Th.
Morgan, như vậy tạo ra những cây mới có hàng nghìn gen thay đổi cùng một
lúc, và 2) Dùng các tác nhân đột biến hóa học và vật lý tác động hàng loạt và
đồng thời lên hàng nghìn, hàng vạn tế bào và gen. Những tác động đó, tất nhiên,
đưa lại những tác hại không thể đo đếm hết được. Thế nhưng, khi đó không ai có
ý kiến gì về những “rủi ro tiềm ẩn có thể có” của các giống cây trồng, vật nuôi
và vi sinh vật này.
Như vậy, ngày nay, với những thành tựu rực rỡ của di truyền học hiện đại,
con người đã có trong tay một công cụ hết sức hữu hiệu để có thể chủ động tạo
ra các giống mới theo yêu cầu của thực tiễn sản xuất tại từng địa phương cụ thể.
Lại có thể kiểm soát được từng gen cần đưa vào sinh vật mới để tạo giống.
Các rủi ro “tiềm ẩn có thể có” của sinh vật biến đổi gen
Xét cho cùng, lý do quan trọng nhất, nếu không nói là duy nhất, khiến
nhiều người phản đối sử dụng sinh vật chuyển gen (GMO) là do mối nguy hiểm
(tiềm ẩn) có thể có của GMO. Sau đây là những “mối nguy hiểm” này và vì sao
người ta phản đối sử dụng GMO. Mặc dù chúng có những lợi ích “trông thấy”
chắc chắn.

67
Hình 10. Ngô biến đổi gen đã trở thành cây nông nghiệp phổ biến
trên toàn thế giới
1) GMO có thể có các gen kháng thuốc kháng sinh như tetracyclin,
ampicilin, streptomicin… Đó là các gen được đưa vào sinh vật trong quá trình
tạo ra GMO, dùng để đánh dấu những tế bào đã tiếp nhận những gen mới đưa
vào, phân biệt với các tế bào chưa tiếp nhận các gen đích này. Người ta tạo ra
một đoạn ADN có chứa cả gen đích và gen đánh dấu kháng kháng sinh. Sau đó
nuôi tế bào trên môi trường có chứa kháng sinh tương ứng. Những tế bào đã
nhận đoạn ADN nói trên sẽ mọc và phát triển trên môi trường này, các tế bào
còn lại không mọc được. Nhờ vậy, có thể dễ dàng chọn lựa được những tế bào
có gen mong muốn; nuôi trên môi trường thích hợp sẽ tạo ra các cây GMO
trưởng thành. Đây là công nghệ tạo GMO dễ dàng nhất và rất phổ biến. Vì có lo
ngại về việc gen kháng kháng sinh có thể truyền sang các vi khuẩn gây bệnh
trong quá trình nghiên cứu và sử dụng GMO nên hiện nay các nhà khoa học đã
tìm đến các phương pháp chọn lọc GMO khác nữa. Chẳng hạn, thay gen kháng
kháng sinh bằng gen phát sáng huỳnh quang lấy từ con đom đóm hay bằng
những gen chịu nhiệt, chịu mặn... Tuy nhiên, ngay cả khi sử dụng gen kháng
kháng sinh thì mối nguy hiểm cũng gần như bằng không, vì 2 lý do: 1) Về mặt
kỹ thuật, gen kháng kháng sinh không dễ được truyền sang sinh vật khác. Xác
suất đó rất thấp (-109 trong những điều kiện thuận lợi mà con người chủ động
tạo ra) và vì vậy trên thực tế có thể coi bằng “0”; 2) Các nhà khoa học tiến tới
chỉ dùng ở đây những gen kháng các loại kháng sinh không còn sử dụng trong
chữa bệnh nữa.
2) GMO có thể gây dị ứng. Thật ra dị ứng có từ khi chưa có GMO. Cách
đây gần 60 năm, khi mà loài người chưa biết GMO là gì, chính tác giả của bài
này đã bị dị ứng khá nặng, nặng đến mức “nhớ đời”, do một lần ăn canh cua để
nguội tại Hà Nội. Ngày nay, khoa học đã tìm ra 8 gen gây dị ứng và vì vậy, hoàn
toàn có thể loại bỏ hoặc hạn chế tác hại của chúng ở các cơ thể khác nhau, trong
đó có GMO.

68
3) GMO có thể mang độc tố thực vật. Nhiều thực vật, khi chưa trở thành GMO
đã có thể mang độc tố, như cây lá ngón, cây Hồng Trâu mà gần đây làm 3 em
nhỏ chết ở Cao Bằng do ăn nhầm. Tất nhiên, khi tạo GMO nhà khoa học phải
tránh lấy những cây đó làm cây chủ. Còn trong quá trình tạo ra GMO, bằng cách
nào đó mà cây chủ lại có thêm độc tố thì người ta vẫn có thể kiểm tra xem giống
GMO đó có mang độc tố hay không trước khi đưa vào sử dụng. Trên thực tế một
hệ thống kiểm tra an toàn sinh học như thế đang tồn tại và hoạt động hiệu quả ở
nhiều nước, và có thể cả ở nước ta, chỉ cần chúng ta thay đổi tư duy cho phù
hợp.

Hình 11. Các sản phẩm biến đổi gen được dán nhãn GMO bày bán trong các
siêu thị bên cạnh các sản phẩm không biến đổi gen (GMO Free)

Một số cây trồng biến đổi gen phổ biến trên thế giới

ình 12. Đu đủ biến đổi gen

- Đu đủ biến đổi gen: Virus gây bệnh đốm vòng là vấn đề lớn cho ngành
công nghiệp trồng đu đủ ở Hawaii, Mỹ. Vào thập kỷ 1980, người dân bắt đầu
trồng thử nghiệm giống đu đủ biến đổi gene kháng chủng virus này. Sau đó, họ
chuyển sang trồng trên quy mô thương mại vào năm 1999. Hiện nay, đu đủ biến
đổi gene được cấp phép sử dụng và trồng phổ biến tại Mỹ và Canada.

69
Hình 13. Lúa vàng (golden rice) nhận được gen β-carotene, tiền chất của
vitamin so với giống lúa bình thường gạo trắng không biến đổi gen
- Lúa biến đổi gen: Lúa là cây lương thực chính cho hơn một nửa dân số
thế giới. Do đó, việc giữ cho các vụ lúa của thế giới khỏe mạnh góp phần ngăn
ngừa tình trạng khủng hoảng lương thực. Trung Quốc hiện nay là quốc gia đi
đầu trong lĩnh vực nghiên cứu lúa biến đổi gene, nhằm tạo ra các giống lúa mới
có khả năng kháng sâu bệnh, chịu hạn, chịu mặn. Nhiều giống lúa đặc sản thích
ứng tốt với các điều kiện môi trường khắc nghiệt đã được tạo ra.

ình 14. Khoai tây biến đổi gen


- Khoai tây biến đổi gen: Ngoài chức năng làm thức ăn cho con người,
phần lớn khoai tây được dùng vào mục đích khác như làm thức ăn cho gia súc,
cung cấp nguyên liệu thô dưới dạng tinh bột hoặc chế biến rượu. Hiện nay,
khoảng 10% số khoai tây trong các cửa hàng bán thực phẩm ở Mỹ là khoai tây
biến đổi gene. Khoai tây biến đổi gene cũng có thể xuất hiện trong các sản phẩm
chế biến có chứa khoai tây.

70
Hình 15. Ngô biến đổi gen
- Ngô biến đổi gen: Mỹ là quốc gia sản xuất ngô lớn nhất thế giới. Năm
2000, Bộ Nông nghiệp Mỹ ước tính khoảng 25% giống ngô trồng ở quốc gia này
là loại cây biến đổi gene.

ình 16. Đậu tương biến đổi gen


- Đậu tương biến đổi gen: Đậu tƣơng là loại cây bị chỉnh sửa gene nhiều
nhất trong số tất cả các loại cây trồng, nhằm làm tăng sức đề kháng với côn
trùng và nấm, làm phong phú thêm các loại vitamin, hàm lượng chất béo và
protein. Năm 2007, hơn một nửa số đậu tương trên thế giới là cây trồng biến đổi
gene.

ình 17. Bò được tiêm rB có khả năng sản xuất sữa nhiều hơn

71
- Vi khuẩn biến đổi gen ứng dụng trong chăn nuôi: rBGH là loại
hormone tăng trưởng bò tái tổ hợp. Hormone này được tổng hợp từ vi khuẩn
biến đổi gene. Sau khi tiêm cho bò, nó sẽ giúp con vật sản xuất nhiều sữa hơn
bằng cách giữ cho các tế bào sản xuất sữa tồn tại lâu hơn bình thường. Việc sử
dụng rBGH được cấp phép sử dụng tại Mỹ.
- Cải dầu biến đổi gen: Ở phía tây Canada, khoảng 80% cây cải dầu là cây
trồng biến đổi gene. Chúng có khả năng chống lại một số loại thuốc diệt cỏ nhất
định. Điều này giúp người nông dân kiểm soát cỏ dại dễ dàng hơn, sử dụng
lượng thuốc trừ sâu ít hơn, làm tăng năng suất cây trồng.

ình 18. Cải dầu biến đổi gen


- Cà chua đen biến đổi gen: Cà chua đen là thực phẩm biến đổi gene,
được trồng thành công đầu tiên tại Mỹ. Các kết quả nghiên cứu đã chứng minh
đây là loại quả có chứa rất nhiều anthocyanin - nhóm hợp chất chống oxy hóa
mạnh. Nhiều chuyên gia tin rằng ăn nhiều cà chua đen sẽ giúp chủ thể phòng
ngừa hàng loạt bệnh ung thư, tiểu đường và béo phì.

ình 19. Cà chua đen biến đổi gen


Thành phẩm đã được tiêu thụ rộng rãi tại thị trường Mỹ, Anh, Pháp. Tuy
nhiên, hạt giống cà chua đen gốc Mỹ hiện mới được tung ra thị trường thông qua
72
một công ty của Anh từ đầu năm 2014. Đây được coi là loại hạt giống tốt nhất
với giá bán ra lên tới 1,2 USD/hạt (khoảng 24.000-26.000 đồng/hạt), tỷ lệ nảy
mầm 90%. Cà chua đen khi kết quả, quả sẽ chuyển dần từ màu xanh sang vàng
pha đỏ rồi đen thẫm. Tuy có vỏ ngoài màu đen nhưng bên trong ruột vẫn đỏ
tương tự cà chua thường.
Nông nghiệp và phát triển bền vững
Khi dân số tăng, đất canh tác giảm, và tác động của biến đổi khí hậu bắt
đầu thấy rõ, việc cung cấp cho nông dân các công cụ cần thiết để sản xuất đạt
năng suất cao hơn khi sử dụng tài nguyên thiên nhiên ít hơn là rất quan trọng.
Chúng ta cần phải đảm bảo rằng nông nghiệp trở nên hiệu quả hơn về mặt sử
dụng năng lượng, đất và nước, với một dấu chân môi trường nhỏ hơn. Công
nghệ nông nghiệp đã tạo ra những tiến bộ đáng kể cho tính bền vững trong việc
canh tác. Ngành công nghiệp khoa học cây trồng tiếp tục thực hiện với sự sáng
tạo trong việc tìm kiếm các giải pháp để tiếp tục tăng tính bền vững của tập quán
canh tác.
Bảo tồn đất và đa dạng sinh học. Công nghệ nông nghiệp góp phần đóng
góp cho sản lượng cao hơn trên mỗi đơn vị diện tích. Mặc dù dân số thế giới đã
tăng gấp đôi trong bốn mươi năm qua, diện tích đất dành cho sản xuất lương
thực hầu như vẫn không thay đổi. Ví dụ, một thùng đậu nành ngày nay có thể
trồng tiết kiệm 1/3 diện tích đất so với diện tích cần thiết 20 năm trước đây.
Hiệu quả năng lƣợng. Trong năm 2005, tiết kiệm nhiên liệu toàn cầu liên
quan đến việc chuyển sang các hệ thống canh tác nông nghiệp bảo tồn tiết kiệm
khoảng 962 triệu kg carbon dioxide - tương đương với việc loại bỏ gần 0,43
triệu xe trên đường. Lũy kế từ năm 1996, việc tiết kiệm carbon dioxide vĩnh
viễn tương đương với việc loại bỏ 2,05 triệu xe trên đường trong một năm
(ISAAA, 2006).
Bảo vệ đất khỏi bị xói mòn. Canh tác nông nghiệp bảo tồn có thể làm
giảm sự xói mòn đất từ 50 đến 98% và cải thiện chất lượng đất. Ví dụ, ở Úc,
việc này đã đem đến những lợi ích to lớn khi mà đất ở nhiều khu vực bị bao phủ
bởi luân canh đồng lúa mì có khả năng giữ độ ẩm thấp, nghèo dinh dưỡng, và dễ
bị gió xói mòn.
Bảo quản nƣớc. Mực nước ngầm ở nhiều vùng trên thế giới đang giảm.
Tập quán canh tác bảo tồn, cũng như những tiến bộ về tiết kiệm nước khác như
cải thiện máy phun thuốc bảo vệ thực vật, đã giúp làm giảm đáng kể các dấu
chân nước của nông nghiệp. Ví dụ, ngày nay, chúng ta tiết kiệm 50.000 gallon
nước để trồng ngô trên một mẫu Anh so với 20 năm trước đây.

73
Ngành khoa học thực vật, canh tác bền vững còn được thực hiện thông qua
mở rộng hoạt động quản lý kéo dài vòng đời của một sản phẩm - từ phát hiện và
phát triển tới khâu xử lý cuối cùng. Một trọng tâm chính trong nỗ lực quản lý
của ngành công nghiệp là việc đào tạo nông dân về Quản lý sâu bệnh tổng hợp
và sử dụng có trách nhiệm thuốc bảo vệ thực vật, với kết quả là việc giúp nông
dân trên toàn thế giới quản lý sâu bệnh hiệu quả hơn và giảm thiểu việc sử dụng
không cần thiết thuốc bảo vệ thực vật. Những hoạt động quản lý được tiến hành
trong sự phối hợp với ngành công nghiệp, các chính phủ và các tổ chức, với mục
tiêu chung là đảm bảo rằng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng và xử lý một
cách an toàn nhất và hiệu quả nhất.
Nông nghiệp 4.0 và triển vọng cho tƣơng lai

Hình 20. Ứng dụng máy bay điều khiển từ xa để phun thuốc trừ sâu

Hình 21. Quản lý nông nghiệp thông minh


Nông nghiệp 4.0, thuật ngữ được sử dụng đầu tiên tại Đức. Tương tự với
“Công nghiệp 4.0”, “Nông nghiệp 4.0” ở châu Âu được hiểu là các hoạt động

74
trồng trọt và chăn nuôi được kết nối mạng bên trong và bên ngoài đơn vị (có thể
hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả lĩnh vực thủy sản, lâm nghiệp). Nghĩa là thông
tin ở dạng số hóa dành cho tất cả các đối tác và các quá trình sản xuất, giao dịch
với các đối tác bên ngoài đơn vị như các nhà cung cấp và khách hàng tiêu thụ
được truyền dữ liệu, xử lý, phân tích dữ liệu phần lớn tự động qua mạng
internet. Sử dụng các thiết bị internet có thể tạo điều kiện quản lý lượng lớn dữ
liệu và kết nối nội bộ với các đối tác bên ngoài đơn vị. Một số thuật ngữ khác
thường được sử dụng như “Nông nghiệp thông minh” và “Canh tác số hóa”, dựa
trên sự ra đời của các thiết bị thông minh trong nông nghiệp. Các thiết bị thông
minh bao gồm các cảm biến, các bộ điều tiết tự động, công nghệ có thể tính toán
như bộ não và giao tiếp kỹ thuật số. Nông nghiệp 4.0 mở đường cho sự tiến hóa
tiếp theo, bao gồm những hoạt động không cần có mặt con người trực tiếp và
dựa vào hệ thống thiết bị có thể đưa ra những quyết định một cách tự động
Nông nghiệp 1.0 xuất hiện mạnh vào khoảng năm 1910, ở giai đoạn này
chủ yếu dựa vào sức lao động và phụ thuộc thiên nhiên do đó năng suất lao động
thấp, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, quá trình trao đổi thương mại chưa sôi động, chủ
yếu tự cung, tự cấp nông sản giữa các quốc gia.
Nông nghiệp 2.0, đó là Cách mạng xanh, bắt đầu vào những năm 1950, mà
điển hình là Ấn Độ sử dụng các giống lúa mì lùn cải tiến; giai đoạn mà canh tác
kết hợp sử dụng hóa học hóa trong phân bón và thuốc bảo vệ thực vật; cơ khí
phục vụ nông nghiệp phát triển, máy cày làm đất và máy móc phục vụ công
nghệ sau thu hoạch, quá trình trao đổi nông sản toàn cầu diễn ra mạnh mẽ, từng
bước hình thành rõ phân vùng nông nghiệp thế giới.
Nông nghiệp 3.0 diễn ra vào khoảng năm 1990 đã tạo bước đột phá về công
nghệ nhờ áp dụng các thành tựu khoa học về công nghệ sinh học, công nghệ vật
liệu mới, thiết bị định vị toàn cầu (GPS), các công nghệ làm đất, công nghệ sau
thu hoạch sử dụng rộng rãi trên toàn cầu và từng bước áp dụng các công nghệ
điều khiển tự động và cảm biến, giao dịch nông sản thương mại điện tử, từ đó đã
góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản. Căn cứ vào lợi thế so sánh
các quốc gia đã chủ động tham gia chuỗi nông sản toàn cầu. Đây là giai đoạn
xuất hiện nhiều công ty đa quốc gia kinh doanh về nông nghiệp.
Nông nghiệp 4.0 bao hàm nghĩa rộng của cả trồng trọt, chăn nuôi (có thể
hiểu rộng hơn sang cả thủy sản và lâm nghiệp) về nghiên cứu, chuyển giao và
sản xuất. Nông nghiệp hiện đại quan tâm đến độ bền vững và các giải pháp an
toàn. Canh tác (farming) là thực hiện những kỹ thuật như làm đất, gieo cấy, tỉa
cành, luân canh, chăm sóc, thu hoạch, với mục tiêu đạt năng suất cao hơn, bảo
vệ môi trường tốt hơn, dựa vào tiến bộ công nghệ kỹ thuật số. Thuật ngữ Canh

75
tác 4.0 (Farming 4.0) xuất hiện vào những năm 2010. Đó là các phương thức
canh tác năng động và hiệu quả theo chuỗi giá trị sản phẩm nông sản.
Với sự phát triển của khoa học công nghệ và sự đổi mới sáng tạo không
ngừng, mỗi quốc gia đã từng bước chủ động để đảm bảo an ninh lương thực góp
phần vào sự phát triển bền vững, thịnh vượng./.
IV. Vấn đề ô nhiễm môi trƣờng
4.1. Khái niệm: Ô nhiễm môi trường là hiện tượng tốc độ gia tăng các chất (rắn,
lỏng hoặc khí) hoặc năng lượng (nhiệt, âm thanh, ánh sáng,...) vào môi trường
với tốc độ nhanh hơn tốc độ pha loãng, phân hủy, tái chế, phân tán cũng như tốc
độ lưu trữ thành những chất không gây hại, gây ảnh hưởng xấu tới đời sống của
con người và thiên nhiên.
4.2. Các loại ô nhiễm chính:
(1) Ô nhiễm không khí: Là sự ô nhiễm môi trường không khí gây bởi các chất
khí, hơi, khói, bụi.
- Một số tác nhân gây ô nhiễm chính: CO2, SOx, NOx, CO, NH3, VOCs (chất
hữu cơ dễ bay hơi), CFCs (Chlorofluorocarbons), hạt bụi mịn (PM: Particulate
Matter, ví dụ PM 1.0: Các hạt bụi có kích thước <= 1.0 m), ...
- Các hoạt động gây ô nhiễm:
+ Tự nhiên: Hoạt động của núi lửa (tạo SOx, khói bụi,...), sét (tạo NOx), quá
trình sinh trưởng của động vật (thải CH4) và thực vật (một số loại sản sinh nhiều
VOCs),...
+ Công nghiệp: Khí thải, khói bụi, khí thải từ các quá trình sản xuất, ...
+ Giao thông vận tải: Quá trình đốt nhiên liệu động cơ sản sinh: COx, SOx, NOx,
...
+ Sinh hoạt của con người (gây tác động nhỏ hơn các loại trên): Chủ yếu từ hoạt
động đun nấu.
(2) Ô nhiễm nước: Là sự ô nhiễm môi trường nước gây bởi các chất ở thể lỏng,
rắn, hoặc dung dịch trong nước.
- Một số tác nhân gây ô nhiễm chính:
+ Các hợp chất hữu cơ: Không bền (như chất béo, protein, carbohidrat, chất...)
và bền vững (như các hạt, túi nhựa, hóa chất bảo vệ thực vật,...).
+ Các kim loại nặng: Hg, Pb, Cd, Ni,...
+ Asen vô cơ: Dạng As(III) độc hơn nhiều so với dạng As(V).

76
+ Các chất dinh dưỡng: N, P, K... gây hiện tượng phì dưỡng nước bề mặt,...
+ Các chất rắn, ...
- Các hoạt động gây ô nhiễm:
+ Tự nhiên: Do mưa,tuyết tan, lũ lụt, gió bão… hoặc do các sản phẩm hoạt động
sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng. Cây cối, sinh vật chết đi, chúng bị
vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ...
+ Sản xuất: Nước thải công nghiệp, y tế,...
+ Sinh hoạt của con người: Nước thải phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện,
khách sạn, cơ quan trường học, chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ
sinh của con người.
(3) Ô nhiễm đất: Là sự ô nhiễm môi trường đất hoặc sự suy thoái đất. Sự suy
thoái đất biểu hiện qua sự giảm năng suất trong nông nghiệp gây bởi đất trồng.
- Một số hoạt động gây ô nhiễm:
+ Tự nhiên: Nước mặt bị ô nhiễm ngấm vào đất, mưa acid, dung nham núi lửa,...
+ Sản xuất nông nghiệp (thuốc trừ sâu, phân bón,...) và công nghiệp.
+ Sinh hoạt của con người.
+ Xử lí rác thải không đúng quy cách: Rác thông thường, rác thải điện tử,...
+ Phá rừng.
+ ...
(4) Một số loại ô nhiễm khác: Thường xuất hiện ở xã hội hiện đại.
- Ô nhiễm phóng xạ.
- Ô nhiễm sóng (âm thanh, ánh sáng và các loại sóng điện từ khác).
4.3. Khoa học và Công nghệ trong giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường
Cách thức vĩ mô để kiểm soát các vấn đề môi trường hiện tại là tạo ra các
chiến lược phát triển bền vững và tiếp tục phát triển hiệu quả các phương pháp
bảo tồn. Phát triển bền vững là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát
triển về mọi mặt trong xã hội hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển
trong tương lai xa.
Ngoại trừ các yếu tố tự nhiên gây ô nhiễm môi trường, thực tế cho thấy
rằng các hoạt động công nghệ lại là nguyên nhân chính gây ra sự ô nhiễm môi
trường; và sự ô nhiễm này cũng được giải quyết bằng công nghệ bởi:

77
(i). sự thay đổi quy trình hoặc công nghệ cũ bằng quy trình, công nghệ mới (quy
trình, công nghệ "xanh") ít hoặc không gây ô nhiễm môi trường và/hoặc (ii). quy
trình, công nghệ hiệu quả trong xử lí chất thải, ô nhiễm môi trường. Điều này
thể hiện quy luật tuần hoàn cũng như vận động và biến đổi của Thế giới tự
nhiên.
(1). Một số ví dụ về việc sử dụng quy trình, công nghệ mới nhằm hạn chế gây ô
nhiễm môi trường:
- Quy trình, công nghệ "xanh"
+ Giải Nobel Hoá học năm 2005 được trao cho 3 nhà khoa học Robert H.
Grubbs và Richard R. Schrock đến từ Mỹ, cùng Yves Chauvin đến từ Pháp, nhờ
việc tìm ra cơ chế và xúc tác cho quy trình tổng hợp hợp chất hữu cơ chứa liên
kết đôi (là các hợp chất được sử dụng vô cùng rộng rãi trong sản xuất hóa học)
bằng một phản ứng "hóa vị thông minh" ít bước (nên hiệu quả kinh tế cao hơn)
và an toàn hơn, ít gây ảnh hưởng đến môi trường hơn:

Ví dụ phản ứng tổng hợp thuận nghịch “thông minh” 1 bước


Nếu theo cách thông thường cần ít nhất 2 bước (không kể các bước tạo chất
trung gian), chẳng hạn bước 1: hoán vị cặp A (phân tử dưới), C (phân tử trên) và
bước 2: hoán vị cặp B (phân tử dưới), D (phân tử trên) giữa 2 phân tử. Mỗi bước
tổng hợp hữu cơ thường có hiệu suất thấp và dùng nhiều dung môi độc hại. Hiệu
suất toàn quá trình là tích hiệu suất các bước tổng hợp Htot = H1.H2…Hn  Hiệu
suất tạo sản phẩm giảm rất nhanh khi tăng số bước tổng hợp  lãng phí + ô
nhiễm tăng theo số bước.
Môn Hóa học xanh (Green chemistry, môn học được đưa vào giảng dạy ở
Khoa Hóa Đại học Sư phạm Hà Nội ở trình độ Đại học và Sau Đại học từ năm
học 2018-2019): Sử dụng các thiết kế và quá trình giảm thiểu việc sử dụng và
tạo ra các chất độc hại.
(2). Một số ví dụ về việc sử dụng quy trình, công nghệ hiệu quả trong xử lí chất
thải, ô nhiễm môi trường.
+ Quy trình xử lí thủy ngân

78
Quy trình Hóa học: Cho không khí chứa hơi thủy ngân đi qua dung dịch
nước K2MnO4 hoặc KMnO4 (thuốc tím) nồng độ 0,05-0,6%.
3 K2MnO4 + 2CO2 MnO2 + 2KMnO4 + 2K2CO3
2KMnO4 + CO2  MnO2 +K2CO3 + 3/2O2
2Hg + MnO2  Hg2MnO2
Hg + [O]  HgO
Thủy ngân bị hấp thu dạng hợp chất nằm trong cặn lẫn với MnO2.
Quy trình Sinh học: Một số loài thực vật có thể hấp thu thủy ngân trong
nước tương đối triệt để, ví dụ tảo nâu (hấp thu tới 92% thủy ngân), rong biển
(98%). Đây là quy trình đơn giản, rẻ tiền nhưng có hiệu quả xử lí Hg rất cao.

Cơ chế trao đổi ion H+ của tế bào tảo khi hấp phụ thủy ngân (J. Environ.
Manag. 2016, 181, 817–831).
+ Công nghệ CRT (Continously Regenerating Trap: Bẫy tái sinh liên tục) của
hãng Volvo Trucks cho phép giảm 80-90% muội than (carbon), hydrocarbon
(HC) và CO trong khí thải động cơ diesel:

79
Hạn chế chưa xử lí được NO của công nghệ này sau đó được khắc phục bằng
công nghệ SCRT (Selective Continuously Regenerating Technology) bởi việc sử
dụng thêm urea (một loại phân đạm phổ biến):

Bảng tiêu chuẩn khi thải Euro đối với các loại động cơ diesel.
PN (particulate number standard): Tiêu chuẩn số hạt.

80
4.4. Nhiệm vụ của sinh viên: Chuẩn bị ở nhà để thảo luận, thuyết trình chi tiết
trên lớp dựa theo các nội dung kiến thức gợi ý đã cho nêu trên.
4.5. Bài tập vận dụng tổng hợp (làm trên lớp hoặc cho về nhà): Siêu xe
Lamborghini Aventador LP 700-4v Roadster dùng động cơ V12 công suất cực
đại 690 mã lực (HP) với nhiệt độ buồng đốt lên đến 1800 oC.

Xe này sử dụng tiêu chuẩn Euro 6 cho động cơ xăng với giới hạn trên của lượng
phát thải tính theo km như sau: CO: 1,0 g/km; HC: 0,1 g/km; NO2: 0,06 g/km;
PM: 0,005 g/km. Xe sử dụng một loại xăng có khối lượng riêng là 0,75 kg/L với
hàm lượng N là 3 mg/kg và năng suất tỏa nhiệt là 47,3 MJ/kg.
a) Một đại lí bán xe thông báo mức độ tiêu tốn nhiên liệu của xe là 24,7 lít
xăng/100 km ở công suất cực đại.
- Tốc độ (lí thuyết) của xe ứng với công suất cực đại là bao nhiêu km/h?
- Tốc độ cực đại thực tế của loại xe này đo được bởi tạp chí Sport Auto là 370
km/h. Kết quả này có thể giúp suy luận được điều gì?
Cho biết 1 HP = 0,746 kW. Hiệu suất chuyển nhiệt thành công của động cơ là
50%.
b) Hãy suy luận các nguyên nhân tạo ra khí NO từ động cơ.
Gợi ý:
a) Công suất của xe theo kW: P = 690x0,746 = 514,74 kW (= 514,74 kJ/s).

Tính cho 100 km:


- Khối lượng xăng tiêu thụ là 0,75x24,7 = 18,525 kg. Lượng nhiệt tỏa ra là
Q = 18,525x47,3 MJ = 876233 kJ.

81
- Với hiệu suất chuyển nhiệt thành công là 50% thì công mà động cơ thực hiện
được là A = 0,5x876233 = 438117 kJ.
- Công suất của xe P = 514,74 kJ s-1 nên thời gian xe đi trong 100 km là t = A/P
= 438117/514,74 = 851s = 0,236 h  Tốc độ (lí thuyết) của xe là 100/0,236 =
423,7 km/h.
- Tốc độ thực tế của xe chỉ là 370 km/h chứng tỏ lượng xăng tiêu thụ ở công suất
cực đại phải lớn hơn 24,7 lít/100 km.
b) Khối lượng N có trong 18,525 kg xăng là m = 3x18,525 = 55,7 mg. Vậy nếu
toàn bộ lượng N này chuyển thành NO2 thì khối lượng NO2 là: (55,7/14)x46 =
182,6 mg  khối lượng NO2 thải ra trên 1 km quãng đường xe chạy là 1,826 mg
hay 0,0018 g/km << 0,06 g/km (theo tiêu chuẩn Euro 6)  NO2 sinh ra từ
nguồn khác  chỉ có thể từ phản ứng N2 + 2O2  2NO2 (thực tế qua 2 giai
đoạn). Điều này là phù hợp bởi nhiệt độ buồng đốt lên tới 1800 oC đủ để xảy ra
phản ứng tạo NO2 từ N2 và O2 của không khí đưa vào buống đốt nhiên liệu.
c) Câu hỏi phụ sau khi đã trao đổi câu b: Nếu lượng phát thải NO2 đúng bằng
0,06 g/km; xe sử dụng công nghệ SCRT urea để xử lí NO2. Có biện pháp nào để
đánh giá gần đúng tốc độ phản ứng N2 + 2O2  2NO2 hay không?
Gợi ý: Dựa vào tốc độ tiêu thụ urea theo phản ứng
CO(NH2)2 + H2O  2NH3 + CO2
8NH3 + 6NO2  7N2 + 12H2O
V. NĂNG LƢỢNG TÁI TẠO
Để sống, tồn tại và phát triển, con người cần rất nhiều năng lượng. Việc
tìm ra và sử dụng các nguồn năng lượng bền vững, hiệu quả là điểm mấu chốt
cho sự phát triển và thịnh vượng của mỗi quốc gia. Các nguồn năng lượng
truyền thống như nhiên liệu hóa thạch và thủy điện đang dần cạn kiệt và thể hiện
các tác động tiêu cực đối với môi trường và xã hội. Chính vì vậy, các nước phát
triển và đang phát triển đang chuyển đổi mạnh mẽ sang năng lượng tái tạo.
Theo “Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2050”, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm
2007, đã đặt mục tiêu hướng tới của các nguồn năng lượng mới và tái tạo (đạt tỉ
lệ khoảng 11% tổng năng lượng thương mại sơ cấp đến năm 2050). Những năm
gần đây, Việt Nam ngày càng chú trọng vào việc phát triển mạnh năng lượng tái
tạo nhằm giải quyết vấn đề môi trường, đồng thời góp phần đa dạng hóa nguồn
điện, đảm bảo an ninh năng lượng trong tương lai. Với lợi thế về điều kiện tự
nhiên và khí hậu của Việt Nam như bờ biển dài hơn 3.000 km dọc đất nước,

82
cùng với nguồn năng lượng thủy triều, năng lượng sóng và năng lượng gió dồi
dào, lượng ánh sáng mặt trời được phân bổ nhiều nhất trong năm ở khắp các
vùng miền trong cả nước và nguồn nguyên liệu sinh khối từ phát triển nông -
lâm nghiệp đã tạo ra nguồn nguyên liệu dồi dào cho phát triển năng lượng tái
tạo. Do đó việc nghiên cứu và tiếp cận các công nghệ để khai thác tối đa và hiệu
quả nguồn năng lượng này là một nhiệm vụ quan trọng của quốc gia nhằm
hướng đến một tương lai năng lượng bền vững và thân thiện với môi trường.
5.1. Vấn đề năng lƣợng và các thách thức
Mọi hoạt động hàng ngày của con người đều dùng đến năng lượng. Để đun
nấu, chúng ta dùng củi, than, khí đốt hoặc điện để nấu nướng. Để đi lại, chúng ta
dùng xăng, dầu hay điện để chạy xe cộ. Để sản xuất và sinh hoạt, các các nhân
và tổ chức phải dung điện để thắp sáng, chạy máy móc…
Trong mấy năm gần đây, các nhà khoa học đã đưa ra lời cảnh báo về một
cuộc khoảng hoảng năng lượng toàn diện trong thế kỷ XXI. Hệ quả của nó
không chỉ đe dọa đến tăng trưởng kinh tế thế giới, mà còn đe dọa trực tiếp hoà
bình, an ninh quốc tế. Phân tích về nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng này,
các nhà khoa học cho rằng chủ yếu do nguồn dầu lửa, khí đốt, than đá đã cạn
kiệt, nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng tăng cao do nhiều quốc gia đang
đẩy mạnh công nghiệp hoá trong khi chưa có nguồn năng lượng chủ đạo mới
thay thế dầu lửa, cộng với những bất ổn về an ninh ở các vùng chiến lược về
năng lượng của thế giới.
- Dầu lửa và nhiên liệu hoá thạch đang cạn kiệt
Các số liệu tìm kiếm, thăm dò và nhận định về trữ lượng dầu toàn cầu của
Văn phòng Tổ chức kiểm soát năng lượng Anh (EWG) tại Đức cho biết, dưới
lòng đất chỉ còn có khoảng 1.255 tỉ thùng, đủ để cho con người sử dụng trong 42
năm tới. Với tốc độ khai thác như hiện nay, trong vòng 30 năm nữa nguồn dầu
lửa dưới lòng đất không còn nhiều và 50 – 60 năm nữa sẽ hoàn toàn cạn kiệt.
Theo đó, thế giới sẽ chỉ sản xuất được 39 triệu thùng dầu/ngày vào năm 2030 so
với con số 81 triệu thùng/ngày như hiện nay.
Trong khi đó, theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), nhu cầu dầu lửa thế
giới sẽ tăng đến 116 triệu thùng/ ngày vào năm 2030 so với 86 triệu thùng/ngày
như hiện nay. Tức là vào thời điểm đó, thế giới chỉ được cung cấp chưa đến 1/3
nhu cầu dầu lửa. Than đá và khí đốt cũng ở tình trạng tương tự. Theo ước tính
của các chuyên gia, trữ lượng than đá và khí đốt tự nhiên chỉ còn khoảng 909 tỉ
tấn và sẽ cạn kiệt trong 155 năm nữa.
- Nhu cầu năng lƣợng ngày càng tăng cao
Trong nhiều năm qua, do sự bùng nổ của công nghiệp hoá ở các nước
đang phát triển ở châu Á, châu Phi và Mỹ La-tinh, nhu cầu dầu lửa của thế giới
83
ngày càng tăng một cách nhanh chóng. Các nhà nghiên cứu quốc tế đánh giá, 2/3
lượng tăng nhu cầu năng lượng của thế giới là do nhu cầu của Trung Quốc và
Ấn Độ. Phần còn lại là do sự tăng nhu cầu dầu lửa của các nước đang phát triển
khác. Theo Bộ Năng lượng Mỹ, nhu cầu sử dụng dầu mỏ của thế giới đến 2025
sẽ tăng thêm khoảng 35%.
Được coi là “công xưởng” của thế giới, với số dân 1,3 tỉ người, tốc độ
tăng trưởng kinh tế tăng trên 10% trong vòng hơn 10 năm qua, Trung Quốc vượt
qua Nhật Bản và đứng sau Mỹ về mức độ tiêu thụ dầu lửa với số lượng nhập
khẩu khoảng 6,8 triệu thùng/ngày (tăng 15% mỗi năm). Khu vực Đông Nam Á,
tuy có trữ lượng nhiên liệu hoá thạch khá dồi dào với 22 tỉ thùng dầu, 227.000 tỉ
feet khối khí đốt tự nhiên, 46 tấn than đá, 234 gigawatts thuỷ điện và 20
gigawattts địa nhiệt điện, nhưng do các nước thành viên ASEAN đang đẩy mạnh
công nghiệp hoá nên vẫn thiếu năng lượng trầm trọng. Các nước phát triển vẫn
là các nước tiêu thụ năng lượng nhiều nhất, đặc biệt là Nhật Bản và Mỹ. Mỹ vẫn
tiếp tục dẫn đầu thế giới với mức tiêu thụ khoảng 21 triệu thùng/ngày (chiếm
gần ¼ lượng tiêu thụ dầu của thế giới) và con số sẽ tăng lên khoảng 44% trong
20 năm tới đây, bằng cả mức tiêu thụ của ba nước đang có tốc độ tăng trưởng
nhanh là Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc cộng lại. Ngoài ra, thế giới còn có
trên 800 triệu xe ô tô, mỗi ngày tiêu thụ 10 triệu tấn xăng dầu, bằng nửa sản
lượng khai thác mỗi ngày.
- Bất ổn về an ninh ở các khu vực chiến lƣợc về năng lƣợng của thế giới
Từ trước đến nay, các khu vực trọng điểm chiến lược về dầu lửa của thế
giới luôn là mục tiêu của các nước có tham vọng khu vực và toàn cầu. Đó là các
khu vực Trung Đông, Trung Á, Mỹ La-tinh, châu Phi và các đại dương. Tuy
nhiên, tại những khu vực này, mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo luôn bùng lên dữ dội
làm nảy sinh các cuộc xung đột vũ trang và chiến tranh cục bộ, hình thành các
điểm nóng của thế giới.
Tại Ả-rập Xê-út, quốc gia chiếm 25% trữ lượng dầu thế giới với những nhà
máy lọc dầu và hệ thống kho chứa khổng lồ từng là mục tiêu tấn công của các tổ
chức khủng bố quốc tế. Dự tính, chỉ cần một vài nhà máy lọc dầu trọng yếu của
Ả-rập Xê-út bị tấn công thì kinh tế toàn cầu sẽ đình trệ ngay lập tức và rơi vào
khủng hoảng.
Tại Nigeria, từ năm 2005 đến nay, các nhóm vũ trang chống đối chính phủ
đã tấn công hàng loạt nhà máy khai thác, lọc dầu của Mỹ, Anh, bắt cóc nhiều
nhân viên kỹ thuật và đòi những khoản tiền chuộc lên tới hàng tỉ USD. Những
bất ổn chính trị tại một số nước Mỹ La-tinh, Trung Á, … cũng góp phần làm
giảm nguồn cung cấp dầu lửa thế giới.

84
Ngoài ra, các đường vận chuyển dầu lửa và khí hoá lỏng trên biển, trên đất
liền, đặc biệt là trên Thái Bình Dương (qua eo biển Ma-lắc-ca, biển Đông và eo
biển Đài Loan), trên Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương và Đông Âu luôn bị đe doạ
bởi sự tấn công của chủ nghĩa khủng bố quốc tế và toán cướp biển.
Giải pháp nào để giải quyết cuộc khủng hoảng?
Trước tác động sâu sắc của cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu, nhiều
quốc gia và các tổ chức liên kết khu vực đã tích cực nghiên cứu, triển khai các
giải pháp xử lý cuộc khủng hoảng. Các nhà phân tích cho rằng, các giải pháp
gây áp lực buộc OPEC phải tăng sản lượng khai thác dầu để hạ giá dầu chỉ là
biện pháp trước mắt chứ không phải là giải pháp gốc. Vì vậy, tất cả các quốc gia
đều đi tìm nguồn năng lượng mới, kêu gọi tiết kiệm trong sử dụng xăng dầu, khí
đốt, than, điện và giải quyết xung đột ở các điểm nóng.
Trong phần này, chúng ta tập trung vào giải pháp tìm nguồn năng lượng
mới, trong đó nhấn mạnh vào giới thiệu một số công nghệ khai thác và sử dụng
nguồn năng lượng tái tạo. Một số thách thức cũng như rào cản phát triển năng
lượng tái tạo hiện nay cũng được đưa ra ở đây.
5.2. Năng lƣợng tái tạo và công nghệ khai thác năng lƣợng tái tạo
Năng lượng bao gồm nhiên liệu, điện năng, nhiệt năng thu được trực tiếp
hoặc thông qua chế biến từ các nguồn tài nguyên năng lượng không tái tạo và tái
tạo (Hình 1). Điện năng (thường gọi tắt là điện) là một dạng năng lượng thứ cấp,
được chuyển đổi từ các nguồn năng lượng sơ cấp như than đá, khí đốt, dòng
nước, gió, mặt trời...Về nguồn gốc, năng lượng có thể chia làm hai loại: năng
lượng tái tạo và năng lượng không tái tạo.
+ Năng lượng không tái tạo là các nguồn năng lượng phải mất một thời gian dài
để hình thành. Hầu hết các nguồn năng lượng không tái tạo là nhiên liệu hóa
thạch (than, dầu mỏ, khí tự nhiên) được hình thành nhờ sự phân hủy xác động
thực vật qua hàng triệu năm. Năng lượng hạt nhân (sinh ra từ phóng xạ uranium)
cũng là năng lượng không tái tạo vì trữ lượng uranium trên Trái Đất là hữu hạn.
+ Năng lượng tái tạo là các nguồn năng lượng có thể được tạo ra và bổ sung
trong một thời gian ngắn. Chúng có thể không bao giờ cạn kiệt trong vòng vài tỉ
năm nữa. Một số nguồn năng lượng tái tạo: từ Mặt Trời (quang điện), từ nước
(thủy điện), từ gió (phong điện), từ các dòng nước ngầm và magma trong lòng
đất (địa nhiệt), từ thủy triều và ngay cả từ chất thải chăn nuôi và trồng trọt
(biogas..)

85
5.2.1 Thủy điện
Thuỷ điện là nguồn điện được sản xuất từ năng lượng nước. Đa số năng
lượng thuỷ điện có được từ thế năng của nước được tích tại các đập nước làm
quay tua bin và phát ra điện. Nguồn nước có thể là từ sông hoặc là do con người
tạo ra như các dòng nước chảy từ hồ trên cao xuống thông qua các ống và chảy
ra khỏi đập. Thủy điện là nguồn năng lượng tái tạo phổ biến, mang tính cạnh
tranh. Nó đóng vai trò quan trọng trong hệ thống điện tổng hợp hiện nay (đóng
góp hơn 16% tổng sản lượng điện trên toàn thế giới và khoảng 85% điện tái tạo
toàn cầu). Hơn nữa, thủy điện giúp ổn định những biến động giữa cung và cầu.
Vai trò này sẽ trở nên quan trọng hơn trong những thập kỷ tới, khi những chia sẻ
của nguồn điện tái tạo thay đổi - chủ yếu là năng lượng gió và năng lượng mặt
trời - sẽ tăng lên đáng kể. Đóng góp của thủy điện vào việc giảm dần lượng các
bon gồm hai phần chính: cung cấp nguồn điện tái tạo sạch và đóng góp nguồn
điện vào lưới điện quốc gia. Ngoài ra, các đập thủy điện giúp kiểm soát nguồn
cung cấp nước, lũ lụt và hạn hán, nước cho tưới tiêu. Tuy nhiên, việc phát triển
thủy điện cũng cần tính đến các hoạt động giao thông đường thủy và giải trí.
Những mục tiêu này có thể gây ra những mâu thuẫn tại các thời điểm khác nhau
nhưng thường là bổ sung cho nhau nhiều hơn.
(*) Các công nghệ thủy điện:
- Nhà máy thủy điện trên sông:

86
ình 2. Đập thủy điện trên sông Columbia, USA [1].
Nhà máy thủy điện trên sông khai thác năng lượng để sản xuất điện chủ yếu từ
các dòng chảy trên sông (Hình 2). Những nhà máy này có thể bao gồm tích trữ
ngắn hạn hoặc "chứa nước", cho phép hoạt động linh hoạt theo giờ hoặc theo
ngày, tuy nhiên việc sản xuất chủ yếu được điều chỉnh bởi điều kiện dòng chảy
tự nhiên trên sông hoặc tháo nước từ hồ chứa ở thượng nguồn. Trong trường hợp
không có hồ chứa ở thượng nguồn, việc sản xuất phụ thuộc vào lượng mưa và
dòng chảy, và thường có những thay đổi đáng kể theo ngày, tháng, mùa và theo
năm.
-Nhà máy thủy điện hồ chứa: dựa vào lượng nước được tích trong hồ. Công
nghệ này linh hoạt trong việc tạo ra điện theo nhu cầu, giảm phụ thuộc vào sự
thay đổi của dòng chảy. Những hồ chứa rất lớn có thể tích trữ nước hàng tháng
hoặc hàng năm và cung cấp các dịch vụ ngăn ngừa lũ và dịch vụ tưới tiêu (Hình
3).

Hình 3. Nhà máy thủy điện hồ chứa ở Serbia [2].

87
Việc thiết kế nhà máy phụ thuộc nhiều vào môi trường và nhu cầu xã hội khu
vực và các điều kiện của dự án địa phương. Hầu hết các hồ được tạo ra bằng
việc xây dựng đập để kiểm soát các dòng chảy tự nhiên. Khi điều kiện địa
phương cho phép, các hồ tự nhiên cũng có chức năng như những hồ chứa.
-Nhà máy thủy điện tích năng: sử dụng nước được bơm từ hồ chứa thấp hơn vào
hồ chứa trên cao khi nguồn cung cấp điện vượt quá nhu cầu hoặc giá điện thấp
(Hình 4). Khi nhu cầu vượt sản xuất điện và điện có giá cao, nước sẽ được xả và
chảy ngược lại từ hồ chứa trên cao xuống hồ thấp hơn thông qua các tuabin để
tạo ra điện. Nhà máy thủy điện tích năng lấy năng lượng từ lưới điện để đẩy
nước lên, sau đó hoàn lại lượng nước đó (hiệu quả của chu trình này đạt từ 70%
đến 85%).

Hình 4. Nhà máy thủy điện tích năng ở Úc [3].


5.2.2 Năng lượng sinh học

Hình 5. Sinh khối cho nguồn năng lượng sinh học [4]

88
Năng lượng sinh học là năng lượng bắt nguồn từ quá trình chuyển đổi
sinh khối, trong đó sinh khối có thể được sử dụng trực tiếp như nhiên liệu hoặc
được xử lý thành các chất lỏng và chất khí. Sinh khối là các chất hữu cơ dễ phân
hủy có nguồn gốc từ thực vật hay động vật. Sinh khối bao gồm gỗ và các cây
trồng nông nghiệp, cây thân thảo và thân gỗ, chất thải hữu cơ đô thị, cũng như
phân bón (Hình 5). Năng lượng sinh học là nguồn năng lượng tái tạo lớn nhất
hiện nay, cung cấp 10% nguồn năng lượng sơ cấp của thế giới. Nó đóng vai trò
quan trọng tại nhiều nước đang phát triển như cung cấp năng lượng cho đun nấu
và sưởi ấm, tuy nhiên nó thường gây ra các tác động đến sức khỏe và môi
trường. Việc phát triển nhiên liệu sạch từ sinh khối như năng lượng sinh học tại
các nước đang phát triển là những giải pháp chính để cải thiện tình hình hiện nay
và đạt mục tiêu tiếp cận với năng lượng sạch vào năm 2030. Hiện nay, năng
lượng sinh học chiếm khoảng 10% (50 exajoule (EJ=1018 joules)) tổng năng
lượng chính trên thế giới. Hầu hết tỷ lệ này ở những nước đang phát triển được
sử dụng cho việc đun nấu và sưởi ấm. Các công nghệ để sản xuất điện và nhiệt
từ năng lượng sinh học đã tồn tại từ hệ thống sưởi cho các tòa nhà đến những bể
chiết suất khí sinh học để sản xuất điện, các nhà máy khí hóa điện và nhiệt sinh
khối quy mô lớn. Sinh khối kết hợp trong các nhà máy điện đốt than hiện nay
cũng có thể là lựa chọn nhằm đạt mục tiêu giảm phát thải ngắn hạn và sử dụng
bền vững hơn tài sản hiện có. Ngoài ra, các nhà máy năng lượng sinh học mới
đang ngày càng đóng vai trò quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu về điện và nhiệt.
5.2.3. Năng lượng mặt trời
Năng lượng mặt trời là quá trình chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành các
dạng năng lượng có thể sử dụng. Quang điện mặt trời, điện nhiệt mặt trời, sưởi
ấm và làm mát bằng năng lượng mặt trời cũng được tạo ra nhờ các công nghệ
năng lượng mặt trời.
+ Quang điện mặt trời: Hệ thống quang điện mặt trời là hệ thống biến đổi trực
tiếp năng lượng mặt trời thành điện năng. Bộ phận quan trọng của hệ quang điện
mặt trời là pin quang điện, là một thiết bị bán dẫn (thường là tinh thể Si) được sử
dụng để chuyển đổi năng lượng mặt trời thành dòng điện một chiều. Pin quang
điện mặt trời được kết nối với nhau để tạo thành môđun, thường lên đến 50-
200W (Hình 6). Các môđun quang điện mặt trời được kết hợp với các thành
phần ứng dụng khác như biến tần, pin, các linh kiện điện, và hệ thống lắp đặt,
tạo thành một hệ thống quang điện mặt trời. Các mô-đun có thể được liên kết
với nhau để cung cấp năng lượng từ một vài W đến hàng trăm MW.

89
Hình 6. Hệ thống pin mặt trời trên mái sân vận động quốc gia Đài loan [5].
+Công nghệ hội tụ năng lượng mặt trời (CSP)
Các thiết bị hội tụ năng lượng mặt trời (CSP) được sử dụng để tập trung năng
lượng từ các tia sáng mặt trời nhằm làm nóng thiết bị nhận ở nhiệt độ cao (Hình
7).

ình 7. Sơ đồ nguyên lý cấu tạo của thiết bị hội tụ năng lượng mặt trời [6].
Sau đó nhiệt này được chuyển đổi thành điện năng còn gọi là điện nhiệt
mặt trời (STE). Một thiết bị hội tụ năng lượng mặt trời gồm một loạt các tấm thu
năng lượng mặt trời và các thiết bị thu, ở đó nhiệt thu được sẽ chuyển thành
năng lượng cơ học, sau đó biến đổi sang điện năng. Ở giữa hệ thống có một hoặc
một số bộ truyền nhiệt hoặc chất lỏng hoạt động, có thể lưu giữ nhiệt và hệ
thống làm mát, ẩm hoặc khô.
+ Công nghệ sưởi ấm và làm mát bằng năng lượng mặt trời

90
Một loạt các công nghệ hiện nay được sử dụng để thu bức xạ mặt trời và chuyển
đổi chúng thành nhiệt để sử dụng cho một số ứng dụng. Một số công nghệ làm
nóng bằng năng lượng mặt trời đã hoàn thiện và có thể cạnh tranh trong một số
lĩnh vực nhất định trên thế giới như làm nóng nước sinh hoạt và nước ở các bể
bơi. Các công nghệ lâu đời nhất đó là hệ thống nước nóng sinh hoạt bằng năng
lượng mặt trời, lần đầu tiên được phát triển trên quy mô lớn vào những năm
1960 ở một số nước như Australia, Nhật Bản và Israel. Công nghệ sưởi ấm bằng
nhiệt năng lượng mặt trời cũng đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới trong thập
kỷ qua.
Công nghệ làm mát bằng năng lượng mặt trời Theo ước tính khoảng hơn 1.000
hệ thống làm mát bằng năng lượng mặt trời được lắp đặt trên toàn thế giới vào
cuối năm 2018, với 80% lắp đặt này là ở châu Âu (chủ yếu là Tây Ban Nha, Đức
và Italia). Tuy nhiên làm mát bằng năng lượng mặt trời vẫn là một thị trường
nhỏ đang phát triển trong những năm gần đây.
5.2.4 Năng lượng gió
Năng lượng gió là động năng của gió được khai thác để sản xuất điện
thông qua các tua-bin gió. Cũng giống như các công nghệ năng lượng tái tạo
khác dựa trên những nguồn tài nguyên tái tạo, năng lượng gió xuất hiện trên
khắp thế giới và có thể góp phần làm giảm phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng
do không bị ảnh hưởng bởi những rủi ro về giá nhiên liệu, đồng thời cải thiện an
ninh năng lượng và làm đa dạng nguồn năng lượng cũng như làm giảm sự biến
động về giá nhiên liệu hóa thạch, vì thế có thể ổn định chi phí sản xuất điện
trong thời gian dài. Năng lượng gió không trực tiếp phát thải khí nhà kính và
không thải ra các chất ô nhiễm khác (như oxit lưu huỳnh và oxit nitơ); ngoài ra,
nó không tiêu thụ nước. Đối với những địa phương vùng nóng hoặc khô đang
quan tâm đến các vấn đề ô nhiễm không khí và thiếu nguồn nước ngọt để làm
mát cho các nhà máy, những lợi ích của năng lượng gió ngày càng trở nên quan
trọng.
+ Năng lượng gió trên đất liền
Năng lượng gió trên đất liền là một trong những công nghệ năng lượng tái
tạo đang được phát triển ở quy mô toàn cầu. Các tua bin gió lấy động năng từ
quá trình di chuyển dòng không khí (gió) và chuyển đổi thành điện năng thông
qua rôto khí động học, được nối qua hệ thống truyền dẫn với máy phát điện.
Tuabin tiêu chuẩn hiện nay có ba cánh quay trên một trục ngang, với một máy
phát điện đồng bộ hoặc không đồng bộ được kết nối với lưới điện (Hình 8).

91
Hình 8. Nguyên lý cấu tạo của tua bin gió [7].
Ngoài ra còn có các tuabin hai cánh và dẫn động trực tiếp (không có hộp
số). Công suất điện của tuabin tỷ lệ thuận với diện tích của rotor; vì vậy những
rôto lớn và ít hơn (trên những tháp cao hơn) sử dụng nguồn gió hiệu quả hơn so
với nhiều máy nhỏ. Công suất tua bin gió lớn nhất hiện nay có thể đạt tới 5-6
MW, với đường kính rôto lên đến 126 mét. Những tua bin gió thương mại điển
hình có công suất từ 1,5 MW đến 3 MW.
+ Năng lượng gió ngoài khơi
Năng lượng gió ngoài khơi được tạo ra bởi các tuabin gió được lắp đặt
trên biển (Hình 9). Việc lắp đặt các tuabin trên biển tận dụng được nguồn gió tốt
hơn các địa điểm ở đất liền. Vì vậy, các tuabin ngoài khơi đạt được nhiều giờ đủ
tải hơn (đủ công suất phát điện).

ình 8. Cáctuabin gió ngoài khơi ở Hawaii, Mỹ [7].


Các tuabin gió ngoài khơi có thể được đặt gần các trung tâm tiêu thụ điện
lớn ở ven biển, thường tránh sử dụng đường dây tải điện dài để đáp ứng nhu cầu
về điện - điều này có thể làm cho điện gió ngoài khơi đặc biệt hấp dẫn đối với
nhiều nước có nhu cầu phát triển ở vùng ven biển hoặc nằm xa các vùng phát
92
triển điện trên đất liền. Do ít phải cạnh tranh về không gian hơn so với sự phát
triển trại gió trên đất liền và thỏa mãn những yêu cầu về môi trường nên các dự
án điện gió trên biển có thể lớn hơn và trong tương lai có thể đạt công suất 1
GW.
5.2.5 Năng lượng đại dương
Hiện có năm loại công nghệ đại dương đang được phát triển nhằm khai thác
nguồn năng lượng từ các đại dương, bao gồm:
- Năng lượng thủy triều: năng lượng tiềm năng liên quan tới các triều cường có
thể được khai thác bằng cách xây dựng đập hoặc các công trình xây dựng khác
ngang qua cửa sông. Các dòng thủy triều (biển): động năng kết hợp với các dòng
thủy triều (biển) có thể được khai thác bằng việc sử dụng các hệ thống mô-đun
(Hình 10).

ình 10. Sơ đồ nguyên lí hoạt động của hệ thống điện -thủy triều [8].
- Năng lượng sóng: động năng và thế năng kết hợp với sóng đại dương có thể
được khai thác bởi một loạt các công nghệ đang được phát triển.
- Gradient nhiệt độ: sự chênh lệch nhiệt độ giữa bề mặt nước biển và nước sâu
có thể được khai thác bằng việc sử dụng các quá trình chuyển đổi năng lượng
nhiệt đại dương khác nhau.
- Gradient muối: Tại cửa sông, nơi giao thoa giữa nước ngọt và nước mặn, năng
lượng tạo ra bởi sự chênh lệch nồng độ muối có thể được khai thác bằng việc sử
dụng quá trình “áp suất thẩm thấu chậm” và các công nghệ chuyển đổi có liên
quan.

93
Chú ý rằng, hiện nay, chưa có công nghệ nào về năng lượng đại dương được
triển khai rộng rãi.
5.2.6. Năng lượng địa nhiệt
Năng lượng địa nhiệt có thể cung cấp điện phụ tải chủ yếu từ các nguồn:
thủy nhiệt ở nhiệt độ cao; các hệ thống tầng nước ngầm sâu với nhiệt độ trung
bình và thấp; nguồn đá nóng (Hình 11).

ình 11. Sơ đồ nhà máy điện sử dụng địa nhiệt từ nguồn đá nóng [9].
Mặc dù việc sử dụng những suối nước nóng địa nhiệt được biết đến từ
thời cổ đại, nhưng việc thăm dò địa nhiệt cho mục đích công nghiệp chỉ được
bắt đầu vào đầu thế kỷ 19 ở Italia. Vào cuối thế kỷ 19, hệ thống cung cấp nước
nóng đầu tiên đã hoạt động ở Hoa Kỳ, sau đó là Iceland vào những năm 1920.
Vào đầu thế kỷ 20, việc sử dụng năng lượng địa nhiệt để sản xuất điện đã đạt
được những thành công. Kể từ đó, việc sản xuất điện từ địa nhiệt đã tăng lên đều
đặn và đạt trên 75 TWh vào năm 2013. Năng lượng địa nhiệt thường sản xuất
điện phụ tải, vì nó không bị ảnh hưởng bởi thời tiết và thay đổi theo mùa. Điện
địa nhiệt đáp ứng 25% tổng nhu cầu điện ở Iceland, El Salvador (22%), Kenya
và Philipin (mỗi nước 17%), và Costa Rica (13%). Đối với hệ thống sưởi, phạm
vi sử dụng nguồn địa nhiệt rộng hơn, có thể sử dụng cho các ứng dụng như sưởi
ấm không gian và khu vực, spa và làm ấm hồ bơi, làm ấm nhà kính và đất, làm
ấm hồ nuôi trồng thủy sản, sấy trong quy trình công nghiệp và làm tan tuyết.
5.3. Tiềm năng phát triển năng lƣợng tái tạo ở Việt nam

94
5.3.1. Thủy điện nhỏ (TĐN):
Hệ thống sông ngòi của Việt Nam dày đặc, được phân bố trên nhiều vùng
lãnh thổ khác nhau. Việt Nam có 2.360 con sông dài trên 10km. Trong đó 90%
là các sông suối nhỏ, đây là cơ sở thuận lợi cho phát triển TĐN. Hiện tại, thuỷ
điện ở Việt Nam được “phân chia” thành bốn loại chính, đó là:
- Các hệ thống thuỷ điện cực nhỏ, sở hữu bởi các hộ gia đình ở các khu
vực nông thôn miền núi, có công suất trong khoảng 200 - <1000W, loại này chỉ
đủ cho thắp sáng vào thời vụ có nguồn nước.
- Các hệ thống thuỷ điện không hòa điện lưới chỉ cung cấp điện cho các
hệ thống lưới mini độc lập, có công suất đặc trưng từ 1kW đến 1MW.
- Các hệ thống thuỷ điện hòa lưới có dải công suất từ 1MW đến 30MW.
- Thuỷ điện lớn, có công suất trên 30MW.
Chú ý rằng, khác với thủy điện lớn, thủy điện nhỏ có quy mô nhỏ, các tác động
về môi trường và xã hội thường không lớn nên nó được xếp vào các nguồn năng
lượng tái tạo. Theo quy hoạch bậc thang thủy điện các dòng sông lớn và quy
hoạch thủy điện vừa và nhỏ tại các địa phương đã được các cấp có thẩm quyền
phê duyệt, Việt Nam có thể phát triển 1.279 dự án thủy điện với tổng công suất
khoảng 26.500 MW. Trong đó có 1.164 dự án thủy điện nhỏ (công suất ≤
30MW), với tổng công suất lắp máy 7745 MW; 72 dự án thủy điện vừa (công
suất lớn hơn 30MW đến 100MW) và 43 dự án thủy điện lớn (công suất lớn hơn
100MW), với tổng công suất lắp máy 14.583 MW. Ngoài ra, theo báo cáo của
VEA, Việt Nam còn có tiềm năng phát triển thêm hơn 200 dự án, chủ yếu là
thủy điện nhỏ, với tổng công suất trên 400MW. Với tiềm năng này, VEA cho
rằng, nếu khai thác hết, các nhà máy thủy điện của Việt Nam hàng năm có thể
sản xuất khoảng 95 – 110 tỷ kWh; trong đó nguồn thủy điện vừa và nhỏ khoảng
35 – 40 tỷ kWh. [10-13].
5.3.2 Năng lượng sinh khối
Việt Nam có nhiều loại sinh khối có thể sử dụng một cách hiệu quả để
cung cấp và đáp ứng một phần nhu cầu nhiên liệu và điện của đất nước. Các loại
sinh khối chính ở Việt Nam gồm: (i) Củi gỗ; (ii) Phế thải từ cây nông nghiệp.
Thuật ngữ “củi gỗ” là chất đốt có nguồn gốc từ gỗ. Nó chủ yếu bao gồm củi (vỏ
cây, cành và lá cây, cây bụi,... thu được từ việc cắt tỉa cây) và phế thải gỗ thải ra
từ các nhà máy chế biến gỗ (nhà máy xẻ gỗ và nhà máy gỗ dán). Củi thường
được khai thác từ rừng tự nhiên và rừng trồng, từ các khu đất trống đồi trọc, từ
việc cắt tỉa cây công nghiệp lâu năm (chè, cà phê, cao su, điều,...), cây ăn trái
(cam, nhãn,...) và cây trồng phân tán.

95
Rừng tự nhiên và rừng trồng: Năm 2012, tổng diện tích rừng của VN
khoảng 13,95 triệu ha, trong đó 10,39 triệu ha là rừng tự nhiên và 3,56 triệu ha
là rừng trồng [14]. Với hệ số trung bình khai thác củi bền vững 0,7 tấn/ha/năm
đối với rừng tự nhiên và 2,1 tấn/ha/năm đối với rừng trồng, tổng sản lượng củi
khai thác từ rừng tự nhiên và rừng trồng tương ứng là 7,2273 triệu tấn và 7,476
triệu tấn.
5.3.3 Năng lượng mặt trời (NLMT)
Tổ chức năng lượng tái tạo của các nước ASEAN đã phân loại tiềm năng năng
lượng mặt trời thành 4 mức như sau:
- Mức 1: Khu vực có bức xạ trung bình năm trên 4,8 kWh/m2/ngày.
- Mức 2: Khu vực có bức xạ trung bình năm từ 3,8÷4,8 kWh/m2/ngày.
- Mức 3: Khu vực có bức xạ trung bình năm từ 3,2÷3,7 kWh/m2/ngày.
- Mức 4: Khu vực có bức xạ trung bình năm từ 3,2 kWh/m2/ngày trở
xuống.
Với các khu vực ở mức 1 thì khai thác và sử dụng năng lượng mặt trời đạt hiệu
quả cao, mức 2 đạt hiệu quả, mức 3 bình thường, mức 4 thì không có hiệu quả.
Việc đo đạc và đánh giá dữ liệu cường độ bức xạ mặt trời thường xuyên ở các vị
trí có thể mới chỉ là điều kiện cần thiết ban đầu để triển khai ứng dụng năng
lượng mặt trời. Vì thế, cần phải biết rõ các giá trị bức xạ mặt trời trong cả năm
tại vị trí cụ thể, nơi mà hệ thống thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời sẽ được
thiết kế và xác định công suất. Ngoài ra, thông số về số giờ nắng cũng là một chỉ
tiêu để đánh giá tiềm năng khả thực. Theo số liệu thống kê của Trung tâm Khí
tượng Thuỷ văn Quốc gia về số giờ nắng (số liệu bình quân 20 năm) ở Việt
Nam, thì có thể chia thành 3 khu vực như sau: Khu vực 1: Các tỉnh vùng Tây
Bắc (Sơn La, Lai châu): Số giờ nắng tương đối cao từ 1897÷2102 giờ/năm. Khu
vực 2: Các tỉnh còn lại của miền Bắc và một số tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng
Bình. Số giờ nắng trung bình năm từ 1400÷1700 giờ/năm. Khu vực 3: Các tỉnh
từ Huế trở vào: Số giờ nắng cao nhất cả nước từ 1900÷2900 giờ/năm.
Theo đánh giá, những vùng có số giờ nắng từ 1800giờ/năm trở lên thì
được coi là có tiềm năng để khai thác sử dụng. Đối với Việt Nam, thì tiêu chí
này phù hợp với nhiều vùng, nhất là các tỉnh phía Nam. Kết quả thống kê cũng
cho thấy, giá trị bức xạ mặt trời trung bình hàng năm ở cao nguyên, duyên hải
miền Trung, và các tỉnh phía nam cao hơn và ổn định hơn trong suốt cả năm so
với các tỉnh phía Bắc. Như vậy, các hệ thống được thiết kế dùng năng lượng mặt
trời lắp đặt ở miền Bắc sẽ đắt hơn các hệ thống lắp đặt ở miền Nam đồng thời
chúng phải có công suất lớn để bù vào các tháng mùa đông có nhiều mây.

96
5.3.4 Năng lượng gió
Với hơn 3.000 km bờ biển và thuộc khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa,
Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng năng lượng gió khá tốt. Tuy
nhiên, như nhiều quốc gia đang phát triển khác, tiềm năng năng lượng gió của
Việt Nam vẫn chưa được lượng hoá ở mức độ phù hợp. Cho đến nay nguồn dữ
liệu về gió chủ yếu vẫn là từ các trạm khí tượng thuỷ văn. Tốc độ gió trung bình
năm thu thập được từ các trạm này tương đối thấp, khoảng 2-3 m/s ở khu vực
đất liền. Khu vực ven biển, tốc độ gió khá hơn từ 3 đến 5 m/s. Ở khu vực các
đảo, tốc độ gió trung bình có thể đạt 5 đến 8 m/s. Tuy nhiên, số liệu từ các trạm
khí tượng thuỷ văn nhìn chung không có độ chính xác cao và ít tính đại diện cho
khu vực do vị trí đo thường ở trong thành phố và thị trấn và độ cao đo thấp,
khoảng 10m với tần suất đo 4 lần/ngày. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu dựa
vào số liệu từ các trạm khí tượng thuỷ văn cùng với mô hình mô phỏng để đánh
giá tiềm năng năng lượng gió tại độ cao 65 m và 30 m, tương ứng với độ cao của
tua bin gió nối lưới và tua bin gió lưới độc lập của bốn quốc gia gồm
Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam thì Việt Nam là nước có tiềm năng
năng lượng gió tốt nhất trong 4 nước với 39% lãnh thổ có tốc độ gió lớn hơn
6m/s tại độ cao 65m, tương đương với 513 GW. Đặc biệt, hơn 8% lãnh thổ,
tương đương 112 GW được đánh giá là có tiềm năng năng lượng gió tốt [15-17].
5.3.5. Năng lượng thuỷ triều
Mặc dù Việt Nam có bờ biển dài, nhưng nguồn năng lượng sóng và thủy
triều cho đến nay chưa có đóng góp đáng kể vào hệ thống do đầu tư khai thác
nguồn năng lượng này ở Việt Nam còn rất khiêm tốn. Tuy có nhiều thiết kế để
khai thác sóng biển và dòng hải lưu nhưng chủ yếu đang ở giai đoạn thử
nghiệm. Cho đến nay, việc sử dụng thủy triều theo truyền thống ở Việt Nam chỉ
hạn chế ở mức sản xuất muối và điều tiết mức nước cho hoạt động thủy sản.
Việt Nam có hơn 3.200 km bờ biển nhưng chỉ có 12 trạm đo thủy triều cố định
và 57 trạm di động. Các trạm khí tượng thủy văn cũng đo tốc độ, hướng các
dòng hải lưu, biên độ và pha của sóng thủy triều xung quanh các đảo Bạch Long
Vỹ, Cô Tô, Cát Bà, Hòn Dấu, Phú Quốc, Hoàng Sa, Trường Sa… Những số liệu
đo này cho thấy dòng thủy triều lớn nhất là từ 0,74m/s đến 0,84 m/s [18].
Các nghiên cứu về các nguồn thủy triều của Việt Nam cho thấy:
- Tiềm năng năng lượng thủy triều của Việt Nam không lớn so với các nước
khác trên thể giới.

97
- Có một vị trí địa hình thuận lợi (như vịnh, vũng) để xây dựng nhà máy điện
thủy triều nhưng tiềm năng năng lượng thủy triều nhỏ do biên độ nhỏ (chỉ
khoảng 1m) và chế độ thủy triều chủ yếu là nhật triều.
5.4. Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển năng lƣợng tái tạo
5.4.1 Ưu điểm của năng lượng tái tạo so với năng lượng hóa thạch
Trong khi nguồn năng lượng tái tạo rất sạch và dồi dào thì các loại năng
lượng hóa thạch chỉ còn hữu hạn và có nhiều hiểm họa:
- Than đang làm ô nhiễm bầu không khí chúng ta hít thở, nguồn nước chúng ta
dùng và đất đai chúng ta sống. Quá trình khai thác và tiêu thụ than thải vào môi
trường một lượng lớn khí CO2, NOx, SOx, các hạt bụi phân tử (PM 2,5), thủy
ngân, nhiều kim loại nặng (chì, cadmium, asen…) và các chất độc hại khác.
Việc này không chỉ làm ô nhiễm môi trường mà còn tác động nghiêm trọng tới
hệ sinh thái và sức khỏe con người. Các chất NOx và SOx thải vào khí quyển là
thành phần chính gây mưa axit, phá hoại mùa màng và làm hỏng các công trình
xây dựng. Nước thải từ những mỏ than chứa axit và các chất gây ô nhiễm đất, từ
đó còn làm ô nhiễm sông hồ, tác động tới hệ thủy sinh. Khai thác than bằng
phương pháp lộ thiên còn xóa sổ hoàn toàn thảm thực vật và lớp đất mặt, gia
tăng xói mòn đất, và làm mất đi nơi trú ngụ của nhiều sinh vật. Khai thác than
bằng phương pháp hầm lò còn gây lún đất, ô nhiễm nước và nguy cơ xảy ra tai
nạn hầm lò. Các biện pháp khai thác than hiện nay còn làm tổn thất tài nguyên
do trình độ và công nghệ khai thác còn yếu. Ô nhiễm không khí do than gây ra
nhiều bệnh về tim và hô hấp, trong đó chứng viêm nhiễm đường hô hấp dưới,
ung thư, đột quỵ và các bệnh tim mạch khác nằm trong số các bệnh gây tử vong
hàng đầu. Tiếp xúc với bụi than trong thời gian dài có thể gây bệnh phổi đen với
biểu hiện là viêm, xơ phổi và đôi khi là hoại tử; hiện vẫn chưa có cách chữa trị
căn bệnh này.
- Việc khai thác dầu khí đang tạo ra nhiều vấn đề môi trường như ô nhiễm dầu
với đất, không khí và nước, rò rỉ giếng khoan, dầu loang, đắm tàu và các sự cố
tràn dầu, nguy cơ lún đất khi khai thác trên thềm lục địa. Ô nhiễm dầu gây tác
hại nghiêm trọng và lâu dài đến hệ sinh thái, làm gián đoạn và ảnh hưởng tới các
hoạt động đánh bắt hải sản, du lịch… Năm 2013, vụ dầu loang ở Quy Nhơn,
Bình Định đã làm ô nhiễm bờ biển với hơn 50 tấn váng dầu lẫn trong cát được
thu gom và làm chết các của nhiều hộ nuôi trồng thủy sản trong khu vực.
- Năng lượng hạt nhân được coi là mang lại hiệu suất cao và ổn định. Tuy nhiên
chúng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây thảm họa, tồn đọng chất thải phóng xạ, tác
động tới sức khỏe, giá thành cao và nguồn nguyên liệu hữu hạn. Quá trình vận

98
hành trong nhà máy điện hạt nhân đòi hỏi một sự đồng bộ và chính xác tuyệt
đối, mà bất cứ một sai sót nhỏ cũng có thể dẫn đến thảm họa (như nổ nhà máy
Chec-nô-bưn, Ucraina năm 1986 hay sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima,
Nhật Bản sau trận động đất và sóng thần Tohoku năm 2011). Chất thải và bức xạ
hạt nhân có thể tác động tới nhiều thế hệ như gây ra đột biến, các khuyết tật hay
bệnh di truyền. Mặt khác, chi phí đầu tư cho một nhà máy điện hạt nhân lên tới
hàng tỉ đô la và còn tăng gấp nhiều lần trong hàng chục năm xây dựng, còn
nguồn nhiên liệu uranium có thể chỉ tồn tại chưa đầy một thế kỉ nữa.
- Và việc đốt nhiên liệu hóa thạch là nguyên nhân chủ yếu gây ra nóng lên toàn
cầu. Kể từ thời kỳ tiền công nghiệp (khoảng từ năm 1850), con người đã sử
dụng ngày càng nhiều năng lượng hóa thạch, quá trình đó đã thải vào khí quyển
ngày càng nhiều các chất khí gây hiệu ứng như kính, dẫn đến tăng nhiệt độ của
Trái Đất. Đánh giá khoa học của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu
(IPCC) cho thấy, việc sử dụng năng lượng hóa thạch đóng góp 56,6% tổng
lượng khí nhà kính do hoạt động của con người năm 2004. Tại Việt Nam, năng
lượng cũng là lĩnh vực phát thải khí nhà kính nhiều nhất năm 2010 (chiếm
53,05% tổng lượng phát thải khí nhà kính quốc gia). Như vậy, đứng trước nguy
cơ không đảm bảo an ninh năng lượng và các tác động môi trường, xã hội và khí
hậu của năng lượng hóa thạch, chúng ta cần tâm đến những giải pháp bền vững
hơn.

ình 12: Ưu điểm của năng lượng tái tạo so với năng lượng hóa thạch

99
Ngược lại, mặt trời, gió và sinh khối là nguồn tài nguyên gần như vô tận, có khả
năng đảm bảo an ninh năng lượng cho hầu hết các quốc gia, trong đó có Việt
Nam. Cho đến hàng tỉ năm nữa, Mặt Trời vẫn sẽ còn chiếu sáng, gió vẫn còn
thổi… và chúng ta có thể khai thác năng lượng từ đó (Hình 12). Phát triển năng
lượng tái tạo sẽ đem lại tự chủ và đa dạng năng lượng không chỉ cho quốc gia,
mà thậm chí còn có thể tự chủ cho địa phương. Bởi vì nguồn sáng Mặt Trời và
gió ở khắp nơi trên bề mặt Trái Đất nên các hệ thống năng lượng tái tạo sẽ là phi
tập trung, chứ không phải ở dạng tập trung như nguồn cung cấp năng lượng
truyền thống. Các hệ thống phi tập trung do địa phương quản lí có giá cả hợp lí,
có thể cung cấp ổn định và đưa điện tới các hộ gia đình nhanh hơn điện than.
5.4.2 Những rào cản phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam hiện nay
Mặc dù sở hữu nhiều ưu điểm rất lớn so với nguồn năng lượng hóa thạch,
sự phát triển của năng lượng tái tạo hiện nay chưa tương xứng với tiềm năng của
nó. Điều này bắt nguồn từ một số rào cản như sau:
- Rào cản thể chế
Theo Hiệp hội năng lượng Việt Nam (VEA), thị trường hóa các chi phí
phát sinh: Năng lượng tái tạo sẽ không thể cạnh tranh trên một sân chơi bình
đẳng với nguồn điện thông thường cho đến khi có các chính sách mới được áp
dụng để đưa vào các chi phí của các nguồn nhiên liệu hóa thạch theo cơ chế thị
trường. Bên cạnh đó là chúng ta còn thiếu kinh nghiệm. Các công ti điện lực
chưa quen với năng lượng tái tạo. Hầu hết các đơn vị điện lực chưa nghiên cứu
cách thức để các nguồn năng lượng tái tạo có thể phù hợp với hệ thống điện của
đơn vị mình.
- Rào cản pháp lý
Thứ nhất, hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đáp ứng các yêu
cầu thực tế trong quá trình thiết kế, đầu tư xây dựng và quản lý khai thác vận
hành các công trình năng lượng tái tạo, nhất là các công trình điện gió, điện mặt
trời còn thiếu.
Thứ hai, tiêu chuẩn đấu nối. Hiện chúng ta còn thiếu các tiêu chuẩn kết
nối thống nhất cho nguồn điện năng lượng tái tạo. Trách nhiệm của các tập đoàn
điện lực và chủ đầu tư nguồn điện tái tạo đối với các công trình đấu nối với hệ
thống điện chưa được xác định rõ ràng. Kết quả là các chi phí của các công trình
kết nối vào lưới điện có thể trở thành rào cản đáng kể đối với các dự án nhỏ.
Thứ ba, các yêu cầu cấp phép. Yêu cầu cấp phép hoạt động điện lực
nghiêm ngặt cũng có thể đặt ra một rào cản.

100
Thứ tư, bất lợi do cạnh tranh không lành mạnh. Điện sản xuất từ năng
lượng tái tạo thường phải đối mặt với sự bất lợi cạnh tranh không lành mạnh do
các chính sách hiện nay không quy định phải trả các chi phí môi trường và xã
hội đối với công nghệ cung cấp điện từ nguồn nhiên liệu hóa thạch.
- Rào cản đầu tư
Hiện chúng ta đang thiếu mô hình phù hợp. Vì hiện chưa có nhiều dự án
năng lượng tái tạo được triển khai, các nhà đầu tư phát triển dự án năng lượng
chưa thật hiểu rõ về lợi ích và các rủi ro liên quan.
Bên cạnh đó rất khó huy động vốn tại các địa phương. Các nhà đầu tư tại
các địa phương bị hạn chế về nguồn lực, mặc dù có nhiều dự án tại địa phương
có hiệu quả. Năng lượng tái tạo là lĩnh vực đầu tư mới, chưa quen thuộc với
nhiều nhà đầu tư tại địa phương, có khả năng rủi ro trong việc bảo đảm thu được
lợi nhuận chắc chắn. Do vậy, việc thu xếp nguồn vốn, các nhà đầu tư dự án năng
lượng tái tạo thường làm việc với các ngân hàng và các tổ chức tài chính để vay
vốn. Trong khi các tổ chức tín dụng chưa thật sự quan tâm vì năng lượng tái tạo
có nhiều rủi ro.
- Rào cản kỹ thuật
Về rào cản kỹ thuật, VEA cho rằng: Đánh giá tài nguyên năng lượng tái
tạo, đặc biệt là các số liệu về năng lượng tái tạo của Việt Nam chưa được xây
dựng hoàn thiện, tin cậy làm cơ sở cho phát triển dự án. Để các dự án điện sử
dụng NLTT ở khu vực nông thôn hiệu quả, lưới điện ở khu vực nông thôn cần
phải nâng cấp trước khi kết nối với các nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo.
Nếu không có thỏa thuận liên quan đến trách nhiệm của mỗi bên trong việc trả
tiền cho việc nâng cấp cần thiết, điểm yếu này trong lưới điện là một rào cản
đáng kể để năng lượng tái tạo phát triển ở các khu vực nông thôn.
- Rào cản thương mại
Về cơ sở hạ tầng, VEA cho biết, phát triển các dự án năng lượng tái tạo
đòi hỏi đầu tư lớn ban đầu để xây dựng cơ sở hạ tầng (đường giao thông, cấp
điện, nước thi công,..). Nhiều vùng được đánh giá tiềm năng cao, tuy nhiên, việc
tiếp cận các địa điểm này rất khó khăn do hạ tầng còn yếu, khiến việc phát triển
dự án là gần như không thể. Hoặc, chủ đầu tư phải mất thêm chi phí để gia cố lại
hạ tầng dẫn đến tổng chi phí đầu tư tăng lên đáng kể. Đặc biệt là về thị trường.
Việc phí điều tiết ngành điện, phát triển thị trường điện cạnh tranh là xu hướng
tất yếu. Tuy nhiên, cơ chế hoạt động của các dự án điện sử dụng năng lượng tái
tạo cũng là một rào cản trong phát triển nguồn điện này.
- Rào cản thị trường

101
Về rào cản thị trường, báo cáo VEA nhấn mạnh đến một số vấn đề như sau:
Thứ nhất, quy mô nhỏ. Các dự án năng lượng tái tạo và các doanh nghiệp
sở hữu nói chung là nhỏ, nên sẽ có ít ảnh hưởng trong quá trình xây dựng các
quy định trong thị trường điện và cũng có ít khả năng tham gia trong các diễn
đàn, xác định các quy tắc thị trường điện mới.
Thứ hai, chi phí giao dịch cao. Các dự án nhỏ có chi phí giao dịch cao
trong nhiều giai đoạn của quá trình phát triển.
Thứ ba, chi phí tài chính cao. Các nhà đầu tư năng lượng tái tạo có thể có
khó khăn để có được nguồn tài chính với lãi suất thấp.
Thứ tư, thiếu thông tin. Các tổ chức tài chính nói chung không quen thuộc
với các công nghệ mới và có khả năng cảm nhận các dự án có nhiều rủi ro, do
đó họ có thể cho vay với mức lãi suất cao hơn.
Thứ năm, việc thiếu các dịch vụ cung cấp thiết bị thay thế, sửa chữa, vận
hành và bảo dưỡng (O&M) hệ thống cũng là một trong nguyên nhân làm gia
tăng chi phí đầu tư của dự án NLTT.
Và cuối cùng, VEA cho rằng, chúng ta đang vướng vào rào cản về nguồn
nhân lực kỹ thuật. Hiện tại, trong các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề chưa
có ngành học chuyên sâu về lĩnh vực năng lượng tái táo. Giảng viên cho lĩnh
vực này còn thiếu, chương trình học còn hạn chế, tạo nên một lổ hổng lớn về
nhân sự cho lĩnh vực công nghệ "xanh" mới mẻ này. Đây là một cản trở cho sự
phát triển lĩnh vực năng lượng tái tạo ở Việt Nam.
5.5. Chúng ta có thể làm gì (Phần thảo luận)
Trước những thách thức to lớn về khủng hoảng năng lượng và sự phụ
thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, chúng ta cần nỗ lực đưa ra những giải pháp năng
lượng bền vững. Phận dưới đây là một số gợi ý.
CẬP NHẬT THÔNG TIN
Hiểu biết là nền tảng cần thiết để giải quyết vấn đề. Hãy tìm hiểu và cập nhật
thông tin khoa học, tiến bộ công nghệ và xu hướng phát triển năng lượng để tìm
ra những giải pháp bền vững. Từ đó bạn có thể ứng dụng và thuyết phục những
người khác cùng thực hiện tốt hơn.
HÃY THAY ĐỔI
Nên nhớ rằng, mọi hoạt động của chúng ta đều cần đến năng lượng, nên sự thay
đổi từ những thói quen và hoạt động hàng ngày là rất cần thiết và quan trọng để
kiểm soát và giảm thiểu nhu cầu năng lượng. Hãy là tấm gương để lôi cuốn bạn

102
bè, gia đình và mọi người, những nỗ lực của bạn sẽ được nhên lên nhiều hơn và
hiệu quả hơn.
Bắt đầu từ những hành động rất đơn giản và dễ thực hiện
Rút phích điện và tắt đèn khi không dùng thiết bị hoặc khi ra khỏi nhà:
vừa tiết kiệm điện lại tăng tuổi thọ cho thiết bị.
Tận dụng năng lượng tự nhiên như mở cửa đón gió và ánh sáng ban ngày.
Chỉ sử dụng năng lượng ở mức độ vừa phải như bật điều hòa ở 26 độ,
dùng bình nóng lạnh vừa đủ.
Đi xe đạp, đi bộ với những quãng đường phù hợp để giảm tiêu thụ năng
lượng.
Đi chung xe, sử dụng các phương tiện công cộng khi đi làm, đi chơi.
Trồng cây xanh để giảm thiểu tác động của nhiên liệu hóa thạch với môi
trường.
Thảo luận với gia đình về các giải pháp năng lượng bền vững
Sử dụng các sản phẩm tiêu thụ năng lượng thấp như bóng đèn LED, nồi
áp suất, bếp điện từ hay các sản phẩm có dãn nhãn năng lượng.
Thử nghiệm các thiết bị dùng năng lượng tái tạo ở hộ gia đình như bình
nước nóng năng lượng mặt trời, bếp biogas, đèn chiếu sáng bằng pin năng
lượng mặt trời...
CÙNG LAN TỎA
Hãy chia sẻ kiến thức, thông tin và cả những sáng kiến, giải pháp với gia đình,
bạn bè, các tổ chức và cộng đồng để cùng nhau áp dụng và thúc đẩy những hành
động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Tham gia các hoạt động nâng
cao nhận thức, các chiến dịch lớn như Giờ Trái Đất, Chiến dịch toàn cầu chống
biến đổi khí hậu 350…, các cuộc thi sáng kiến về sử dụng năng lượng hiệu quả,
và thực hiện những dự án ở trường học, cơ quan và cộng đồng.
CHIA SẺ TRÁCH NHIỆM
Tham gia nghiên cứu hay đầu tư vào thị trường năng lượng mới:
Nghiên cứu các sản phẩm sử dụng năng lượng hiệu quả như bóng đèn
LED, các thiết bị gia dụng…
Kinh doanh các sản phẩm ứng dụng năng lượng tái tạo như mô hình
biogas, bình nước nóng năng lượng mặt trời.
Thúc đẩy hay đầu tư vào hệ thống điện từ năng lượng mặt trời, năng
lượng gió, thủy điện cỡ nhỏ, biogas cho một khu vực…
Tìm hiểu, trao đổi và ủng hộ các chính sách phát triển năng lượng bền vững
quốc gia và địa phương:
103
Phổ biến và thực thi Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Ủng hộ việc xây dựng thị trường điện cạnh tranh nhằm cải thiện hiệu suất,
tăng tính minh bạch và giảm nhu cầu trợ cấp cho quá trình cung cấp điện.
Tìm hiểu, thuyết phục và ủng hộ việc ải cách trợ giá NLHT: cắt bỏ những
hỗ trợ và ưu tiên đối với nguồn nhiên liệu hóa thạch; điều chỉnh giá than,
xăng dầu, điện…
Hỗ trợ chính sách đa dạng hóa các nguồn năng lượng, nhất là phát triển
năng lượng tái tạo như một hướng đi lâu dài.
Hỗ trợ những chính sách liên quan trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội
khác, ví dụ như phát triển hệ thống giao thông công cộng giúp tiết kiệm
năng lượng, giảm ô nhiễm không khí.
Tham gia xây dựng và thực hiện kế hoạch năng lượng bền vững từ cấp gia
đình, địa phương đến quốc gia.

VI. Vấn đề biến đổi khí hậu


6.1. Khí hậu và Thời tiết
Khí hậu bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, áp suất khí quyển,
các hiện tượng xảy ra trong khí quyển và nhiều yếu tố khí tượng khác trong
khoảng thời gian dài ở một vùng, miền xác định. Khoảng thời gian truyền thống
để thống kê số liệu là 30 năm, theo như định nghĩa của Tổ chức Khí tượng Thế
giới1. Các số liệu thường xuyên được đưa ra là các biến đổi về nhiệt độ, lượng
mưa và gió
Khí hậu của một khu vực ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, chẳng hạn như: tọa
độ địa lý, địa hình, độ cao, độ ổn định của băng tuyết bao phủ cũng như các
dòng hải lưu ở các đại dương lân cận… Có một số yếu tố không đổi (hoặc chỉ
thay đổi rất nhỏ theo thời gian) để xác định khí hậu như: tọa độ địa lý, độ cao, tỉ
lệ giữa đất và nước, các đại dương và vùng núi lân cận… Cũng có những yếu tố
quyết định khác sinh động hơn, thay đổi thường xuyên hơn. Ví dụ:

1
Tổ chức Khí tƣợng Thế giới - World Meteorological Organization (WMO): Là một tổ
chức liên chính phủ với sự tham gia của 191 nước thành viên và vùng lãnh thổ. WMO có
nguồn gốc từ Tổ chức Khí tượng Quốc tế (IMO), được thành lập vào năm 1873. Được thành
lập vào năm 1950, WMO trở thành cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc về khí tượng
(thời tiết và khí hậu), thủy văn và hoạt động khoa học địa vật lý liên quan.

104
- Dòng hải lưu trong các đại dương đã làm cho phía Bắc Đại Tây
Dương ấm lên 5°C (9°F) so với các vùng vịnh các đại dương khác. Các
dòng hải lưu cũng phân phối lại nhiệt độ giữa đất liền và nước trên một
khu vực.

- Mật độ các loài thực vật cũng cho thấy sự ảnh hưởng của việc hấp thu
năng lượng mặt trời, sự duy trì lượng mưa trên khu vực.
- Sự thay đổi của lượng khí nhà kính quyết định đến mức độ năng
lượng mặt trời chuyển tải tới Trái Đất, dẫn tới sự ấm lên hay lạnh đi trên
toàn cầu.

Khí hậu phân ra các kiểu khác nhau dựa trên các thông số chính xác về
nhiệt độ và lượng mưa. Sơ đồ phân loại khí hậu được sử dụng phổ biến nhất
hiện nay do ông Wladimir Koeppen2 phát triển.

2
Wladimir Koeppen ( , 7/10/1846-22/6/1940) là nhà địa lý
người Nga, nhà khí tượng học, nhà khí hậu học và nhà thực vật học. Sau khi học tại St.
Petersburg, ông đã dành phần lớn cuộc đời và sự nghiệp chuyên nghiệp của mình ở Đức và
Áo. Đóng góp đáng chú ý nhất của ông cho khoa học là sự phát triển của hệ thống phân loại
khí hậu Köppen, với một số sửa đổi, vẫn được sử dụng phổ biến cho đến ngày nay.

105
Trái ngược với khái niệm khí hậu về mặt thời gian, Thời tiết (weather) chỉ
đề cập đến các diễn biến hiện tại hoặc tương lai gần. Một cách chính xác hơn,
thời tiết là trạng thái khí quyển tại một địa điểm nhất định được xác định bằng tổ
hợp các yếu tố: nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, tốc độ gió, mưa,…
Sự khác nhau giữa Khí hậu và Thời tiết thường được tóm tắt qua thành ngữ
"khí hậu là những gì bạn mong đợi, thời tiết là những gì bạn nhận được".
6.2. Biến đổi khí hậu
6.2.1. Khái niệm biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu (tên gọi đầy đủ là Biến đổi khí hậu Trái Đất) thường được
hiểu là sự thay đổi của hệ thống khí hậu của Trái Đất, bao gồm khí quyển, thủy
quyển, sinh quyển, thạch quyển, băng quyển hiện tại và trong tương lai bởi các
nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định tính bằng thập
kỷ hay hàng triệu năm. Sự biển đổi có thể là thay đổi thời tiết bình quân hay
thay đổi sự phân bố các sự kiện thời tiết quanh một mức trung bình. Sự biến đổi
khí hậu có thể giới hạn trong một vùng nhất định hay có thể xuất hiện trên toàn
Trái Đất.
Định nghĩa chung nhất cho sự biến đổi khí hậu là sự thay đổi các đặc điểm
mang tính thống kê của hệ thống khí hậu khi xét đến những chu kỳ dài hàng
thập kỷ hoặc lâu hơn, mà không kể đến các nguyên nhân. Theo đó, những thay
đổi bất thường trên những chu kỳ ngắn hơn một vài thập kỷ, như El Niño3,
không thể hiện sự thay đổi khí hậu.
Công ước Khung của Liên hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu (United Nations
Framework Convention on Climate Change) định nghĩa biến đổi khí hậu là "là
sự thay đổi của khí hậu mà trực tiếp hoặc gián tiếp do tác động của hoạt động

3
El Niño (/ɛl ˈniːn.joʊ/) là giai đoạn ấm áp của Dao động Nam-El Niño và được liên kết với
một dải nước biển ấm phát triển ở vùng xích đạo trung tâm và đông trung tâm Thái Bình
Dương, bao gồm khu vực ngoài khơi bờ biển Thái Bình Dương của Nam Mỹ. El Niño đi kèm
với áp suất không khí cao ở phía tây Thái Bình Dương và áp suất không khí thấp ở phía đông
Thái Bình Dương. Các giai đoạn El Niño được biết là xảy ra gần bốn năm, tuy nhiên, các hồ
sơ lưu trữ đã chứng tỏ rằng các chu kỳ này đã kéo dài từ hai đến bảy năm. Trong quá trình
phát triển của El Niño, lượng mưa phát triển trong khoảng tháng 9-tháng 11 và gây ra những
thay đổi toàn cầu về nhiệt độ và lượng mưa. Từ nhiều thế kỷ trước, ngư dân Peru đã phát hiện
ra hiện tượng thời tiết này và đặt tên cho nó là El Niño de Navidad (theo tên Chúa Kitô sơ
sinh). Trong tiếng Tây Ban Nha, El Niño có nghĩa là "cậu bé".

106
con người dẫn đến thay đổi thành phần khí quyển toàn cầu và ngoài ra là những
biến thiên tự nhiên của khí hậu được quan sát trên một chu kỳ thời gian dài."
Trong những năm gần đây, đặc biệt trong các văn bản về chính sách môi
trường, biến đổi khí hậu thường đề cập tới sự thay đổi khí hậu hiện nay, và được
gọi chung bằng hiện tượng nóng lên toàn cầu.
6.2.2. Các biểu hiện của sự biến đổi khí hậu Trái đất
Có nhiều biểu hiện của sự biến đổi khí hậu Trái đất, chẳng hạn như:
+) Sự nóng lên của khí quyển và Trái Đất nói chung.
+) Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống
của con người và các sinh vật trên Trái Đất.
+) Sự dâng cao mực nước biển do tan băng dẫn tới sự ngập úng của các vùng đất
thấp, các đảo nhỏ trên biển.
+) Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác
nhau của trái đất dẫn tới nguy cơ đe doạ sự sống của các loài sinh vật, các hệ
sinh thái và hoạt động của con người.
+) Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình
tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác.
+) Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần
của thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển.
6.2.3. Bằng chứng khoa học về biến đổi khí hậu
Những ghi chép toàn cầu hoàn chỉnh (và đáng tin cậy!) về nhiệt độ bề mặt
Trái Đất bắt đầu được ghi nhận từ nửa sau thế kỷ XIX. Đối với những giai đoạn
trước đây, hầu hết đều là dấu hiệu ghi nhận gián tiếp - biến đổi khí hậu được suy
ra từ những thay đổi proxy - các nhân tố phản ánh khí hậu như địa chất sông
băng và lõi băng, thảm thực vật và khí hậu thực vật, thay đổi mực nước biển.
6.2.3.1. Sông băng và Lõi băng
Sông băng được xem là một trong những đối tượng dự báo nhạy cảm nhất
của biến đổi khí hậu. Kích thước của sông băng được xác định bởi sự cân bằng
giữa lượng tuyết hòa vào và lượng tuyết tan ra. Khi nhiệt độ ấm lên, chiều dài
sông băng lùi dần, trừ khi lượng tuyết tăng lên đủ bù vào lượng băng bị tan
chảy; việc này cũng đúng cho điều ngược lại.
Sông băng mở rộng hơn hay thu hẹp lại là do sự thay đổi của tự nhiên lẫn sự
tác động từ bên ngoài. Sự thay đổi về nhiệt độ, lượng tuyết rơi, lượng nước nằm
giữa và dưới lớp băng có tính chất quyết định đến biến đổi của sông băng trong
107
một khoảng thời gian đặc biệt. Do đó, một sông băng vốn hình thành từ nhiều
sông băng nhỏ khác nhau phải tốn trung bình hàng thế kỉ hoặc thậm chí lâu hơn
để tan ra bởi tác động của những biến đổi ngắn hạn của vùng. Chính vì vậy, lịch
sử sông băng chứa đựng trong mình nó những thông tin có liên quan đến biến
đổi khí hậu.

Việc thu thập tài liệu theo dõi và đánh giá sông băng trên thế giới đã được
tiến hành từ những năm 1970, ban đầu chủ yếu dựa vào những bức ảnh trên
không và bản đồ, nhưng ngày nay phụ thuộc vào các vệ tinh nhiều hơn. Việc
đánh giá kết hợp này được thực hiện với hơn 100.000 sông băng bao phủ một
diện tích khoảng 240.000 km2, và ước tính sơ bộ cho thấy lượng băng bao phủ
còn lại là khoảng 445.000 km2. Tổ chức Giám sát Sông băng Thế giới (World
Glacier Monitoring Service - WGMS) thu thập dữ liệu hàng năm về mức độ lùi
dần của sông băng và sự cân bằng lượng sông băng. Từ những dữ liệu này có
thể nhận thấy sông băng trên toàn thế giới đã thu hẹp đáng kể, với sự lùi dần
mạnh của những sông băng trong những năm 1940, có điều kiện ổn định hoặc
phát triển trong những năm 1920 và 1970, và một lần nữa bắt đầu giảm từ giữa
những năm 1980 đến nay.
Các thông tin từ việc phân tích phần lõi băng khoan ra từ một khối băng
như khối băng Nam Cực, có thể được sử dụng để cho thấy mối liên hệ giữa nhiệt
độ và biến đổi mực nước biển toàn cầu. Không khí bị mắc kẹt ở dạng bong bóng
trong băng cũng có thể cho biết những biến đổi nồng độ CO2 trong khí quyển từ

108
quá khứ xa xôi, trước khi chịu ảnh hưởng từ môi trường hiện đại. Nghiên cứu
các lõi băng sẽ đưa ra được những chỉ số quan trọng về sự thay đổi lượng
CO2 qua hàng ngàn năm, và tiếp tục cung cấp những thông tin có giá trị về sự
khác nhau giữa điều kiện không khí cổ xưa và hiện đại.
6.2.3.2. Thực vật và Khí hậu thực vật
Sự thay đổi về loài đại diện, sự phân bố và mức độ bao phủ của các thảm
thực vật có thể xảy ra do biến đổi khí hậu, điều này rất dễ nhận thấy. Trong bất
kỳ tình huống nào, một sự thay đổi khí hậu nhẹ cũng có thể dẫn đến tăng lượng
mưa hoặc tuyết và tăng mức ấm áp, dẫn đến tăng trưởng thực vật được cải thiện
và kéo theo việc hấp thụ nhiều CO2 trong không khí hơn. Tuy nhiên, những thay
đổi triệt để hơn, mức độ lớn hơn hay tốc độ xảy ra nhanh hơn cũng có thể dẫn
đến tác động lớn lên thực vật, nhiều loài nhanh chóng biến mất và trong một số
trường hợp có thể xảy ra hiện tượng sa mạc hoá.
Khí hậu thực vật là ngành phân tích các dạng vòng gỗ tăng trưởng của cây
từ đó xác định biến đổi khí hậu từng xảy ra trong quá khứ. Những vòng lớn và
dày cho biết cây đã trải qua giai đoạn phát triển đủ nước và màu mỡ. Trong khi
những vòng mỏng, hẹp thể hiện thời gian cây hưởng lượng mưa thấp hơn và
điều kiện lý tưởng để phát triển cũng kém hơn.
6.2.3.3. Phân tích phấn hoa
Phân tích phấn hoa là bộ môn khoa học hiện đại nghiên cứu về lĩnh vực hóa
thạch ở kích thước tế bào, bao gồm cả phấn hoa. Phân tích phấn hoa được sử
dụng để suy ra sự phân bố địa lý của các loài thực vật từng thay đổi theo điều
kiện khí hậu khác nhau. Những nhóm thực vật khác nhau có hình dạng và cấu
tạo bề mặt phấn hoa rất đặc thù. Do lớp ngoài của phấn hoa được cấu thành từ
một lớp chất liệu có tính đàn hồi rất cao nên đã ngăn ngừa cho phần bên trong bị
hư hại. Sự thay đổi trong các loại phấn hoa được tìm thấy từ những lớp trầm tích
khác nhau - trong các hồ, đầm lầy hay vùng châu thổ - cho biết các thay đổi ở
thế giới thực vật. Những thay đổi này thường là dấu hiệu của biến đổi khí hậu.
Ví dụ như những nghiên cứu về phương pháp phân tích phấn hoa đã được sử
dụng để theo dõi sự thay đổi ở các mẫu thực vật trong suốt kỷ băng hà thứ tư, và
đặc biệt là trong thời kì băng giá nhất của kỉ băng hà cuối cùng.
6.2.3.4. Côn trùng
Những loài bọ cánh cứng còn sót lại sống chủ yếu tại những vùng nước ngọt
và trầm tích đất đai. Các loài bọ cánh cứng khác không có xu hướng được tìm
thấy trong những điều kiện khí hậu khác nhau. Do giống bọ cánh cứng rất đa
dạng với số lượng lớn và có cấu trúc di truyền không thay đổi đáng kể qua hàng
109
ngàn năm nên việc nghiên cứu dựa trên những loài bọ cánh cứng khác nhau sẽ
đem lại kiến thức về phạm vi khí hậu hiện tại, xác định được tuổi của các trầm
tích còn sót lại, từ đó có thể suy ra điều kiện khí hậu trong quá khứ.
6.2.3.5. Thay đổi mực nƣớc biển
Sự thay đổi mực nước biển toàn cầu trong nhiều thế kỷ qua đã được ước
tính bằng cách sử dụng các máy đo thủy triều, các số liệu đo được đối chiếu
trong thời gian dài để đưa ra một mực nước trung bình dài hạn. Gần đây
hơn, máy đo độ cao - kết hợp với sự định vị chính xác của các quỹ đạo vệ tinh -
đã cung cấp một phương pháp đo sự thay đổi mực nước biển toàn cầu cải thiện
hơn. Trước khi các công cụ đo lường máy móc được đưa vào sử dụng, các nhà
khoa học đã xác định độ cao mực nước biển thông qua các dấu vết trên
những rặng san hô, những lớp trầm tích ven biển, trên thềm biển, hạt trong đá
vôi và những di tích khảo cổ còn sót lại gần bờ biển. Các phương pháp định tuổi
có nhiều ưu điểm là phương pháp urani và cacbon phóng xạ, còn phương pháp
định tuổi hạt nhân vũ trụ đôi khi được áp dụng để xác định tuổi các bề mặt
(thềm) đã trải qua sự giảm mực nước biển.
6.2.3.6. Dấu hiệu từ Lịch sử và Khảo cổ học
Biến đổi khí hậu trong thời gian gần đây có thể nhận ra được từ những biến
đổi tương ứng về các kiểu định cư và nông nghiệp. Dấu hiệu khảo cổ học, văn
bản lịch sử và lịch sử truyền miệng có thể cung cấp cho chúng ta những hiểu
biết về biến đổi khí hậu trong quá khứ. Những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
cũng có mối liên hệ nhất định với sự sụp đổ của các nền văn minh.
6.2.4. Nguyên nhân của biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu có thể do các quá trình tự nhiên và cũng có thể do tác động
của con người.
a) Biến đổi khí hậu do yếu tố tự nhiên

Những nguyên nhân tự nhiên gây nên sự thay đổi của khí hậu trái đất có thể
là từ bên ngoài, hoặc do sự thay đổi bên trong và tương tác giữa các thành phần
của hệ thống khí hậu trái đất, bao gồm:
i) Thay đổi của các tham số quĩ đạo trái đất: Do Trái Đất tự quay xung quanh
trục của nó và quay quanh mặt trời, theo thời gian, một vài biến thiên theo chu
kỳ đã diễn ra. Các thay đổi về chuyển động của Trái Đất gồm: sự thay đổi của
độ lệch tâm có chu kỳ dao động khoảng 96.000 năm; độ nghiêng trục có chu kỳ
dao động khoảng 41.000 năm và tuế sai (tiến động) có chu kỳ dao động khoảng
từ 19.000 năm đến 23.000 năm. Những biến đổi chu kỳ năm của các tham số

110
này làm thay đổi lượng bức xạ mặt trời cung cấp cho hệ thống khí hậu và do đó
làm thay đổi khí hậu trái đất.
ii) Biến đổi trong phân bố lục địa - biển của bề mặt trái đất: Bề mặt trái đất có
thể bị biến dạng qua các thời kỳ địa chất do sự trôi dạt của các lục địa, các quá
trình vận động kiến tạo, phun trào của núi lửa,… Sự biến dạng này làm thay đổi
phân bố lục địa - đại dương, hình thái bề mặt trái đất, dẫn đến sự biến đổi trong
phân bố bức xạ mặt trời trong cân bằng bức xạ và cân bằng nhiệt của mặt đất và
trong hoàn lưu chung khí quyển, đại dương. Ngoài ra, các đại dương là một
thành phần chính của hệ thống khí hậu, dòng hải lưu vận chuyển một lượng lớn
nhiệt trên khắp hành tinh. Thay đổi trong lưu thông đại dương có thể ảnh hưởng
đến khí hậu thông qua sự chuyển động của CO2 vào khí quyển.
iii) Sự biến đổi về phát xạ của mặt trời và hấp thụ bức xạ của trái đất: Sự phát
xạ của Mặt Trời đã có những thời kỳ yếu đi gây ra băng hà và có những thời kỳ
hoạt động mãnh liệt gây ra khí hậu khô và nóng trên bề mặt trái đất. Ngoài ra, sự
xuất hiện các vết đen mặt trời làm cho cường độ tia bức xạ mặt trời chiếu xuống
Trái Đất thay đổi, năng lượng chiếu xuống mặt đất thay đổi làm thay đổi nhiệt
độ bề mặt trái đất.
iv) Hoạt động của núi lửa: Khí và tro núi lửa có thể ảnh hưởng đến khí hậu
trong nhiều năm. Bên cạnh đó, các sol khí4 do núi lửa phản chiếu bức xạ mặt
trời trở lại vào không gian, và vì vậy làm giảm nhiệt độ lớp bề mặt trái đất. Có
thể thấy rằng nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu do các yếu tố tự nhiên là biến
đổi từ từ, có chu kỳ rất dài, vì thế, nếu có, thì chỉ đóng góp một phần rất nhỏ vào
biến đổi khí hậu trong giai đoạn hiện nay.
b) Biến đổi khí hậu do tác động của con người

Có hai tác động chủ yếu của con người gây nên biến đổi khí hậu, đó là:
- Hiệu ứng nhà kính.

- Hoạt động của con người và sự nóng lên toàn cầu

Trong các Mục 6.3 và 6.4 chúng ta sẽ đi sâu phân tích từng tác động nêu
trên.
4
Sol khí - Aerosols: Là các hạt rất nhỏ gây ra hiện tượng mù. Chúng phần lớn là nước và các
hạt chất ô nhiễm như axit sulphua và muối biển. Sol khí trong tầng đối lưu thường được giáng
thủy quét đi. Các sol khí được mang lên tầng bình lưu thường ở đó lâu hơn nhiều. Sol khí ở
tầng bình lưu chủ yếu là các hạt sunphat từ các vụ núi lửa phun, có thể làm giảm đáng kể bức
xạ mặt trời.

111
6.3. Hiện tƣợng ấm lên toàn cầu
Ấm lên toàn cầu, nóng lên toàn cầu, hay hâm nóng toàn cầu là hiện tượng
nhiệt độ trung bình của không khí và các đại dương trên Trái Đất tăng lên theo
các quan sát trong các thập kỷ gần đây.
Bằng chứng phổ biến nhất về hiện tượng ấm lên toàn cầu là xu hướng thay
đổi của nhiệt độ trung bình trên toàn cầu gần bề mặt Trái Đất. Người ta tin rằng
nhiệt độ đó đã tương đối ổn định trong một hoặc hai ngàn năm qua cho đến
trước năm 1850, và chỉ có sự dao động cục bộ như thời kỳ ấm trung cổ hay thời
kỳ băng hà nhỏ. Tuy nhiên, theo báo cáo của Cơ quan Bảo vệ Môi
trường (EPA), nhiệt độ trung bình của Trái đất ở cuối thế kỷ XIX đã tăng
+0,8°C và ở thế kỷ XX đã tăng 0,6 ± 0,2°C (1,1 ± 0,4°F). Thể hiện trên
thang tuyến tính, nhiệt độ trung bình này tăng 0,74°C ±0,18°C trong khoảng thời
gian 2000-2018. Tốc độ ấm lên trong vòng 18 năm gần đây hầu như tăng gấp
đôi trong giai đoạn này (0,13°C ± 0,03°C mỗi thập kỷ, so với 0,07°C ± 0,02°C
mỗi thập kỷ trong giai đoạn đầu). Ảnh hưởng của đảo nhiệt đô thị được ước tính
góp thêm vào khoảng 0,002°C cho sự ấm lên trong mỗi thập kỷ kể từ năm 1900.
Nhiệt độ trong tầng đối lưu dưới tăng trong khoảng 0,12 - 0,22°C (0,22–0,4°F)
mỗi thập kỷ từ năm 1979 theo các đo đạc nhiệt độ vệ tinh. Theo các tính toán
của Viện Nghiên cứu Không gian Goddard của NASA, năm 2005 là năm ấm
nhất, kể từ khi có các số liệu đo đạc đáng tin cậy từ cuối thập niên 1800, cao hơn
mức kỷ lục năm 1998 vài phần trăm độ. Tuy nhiên, Tổ chức Khí tượng Thế
giới và Bộ phận Nghiên cứu Khí hậu thì lại cho rằng năm 2005 chỉ là năm ấm
nhất thứ hai, thua năm 1998. Nhiệt độ năm 1998 ấm lên bất thường vì đó là năm
mà hiện tượng El Nino với cường độ mạnh nhất thế kỷ XX đã diễn ra. Các dự án
mô hình khí hậu của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) chỉ ra
rằng nhiệt độ bề mặt Trái Đất sẽ có thể tăng 1,1 đến 6,4°C trong suốt thế kỷ
XXI. Các kết luận cơ bản đã được chứng thực bởi hơn 45 tổ chức khoa học và
viện hàn lâm khoa học, bao gồm tất cả các viện hàn lâm của các nước công
nghiệp hàng đầu.
Sự thay đổi nhiệt độ diễn ra khác nhau ở những khu vực khác nhau trên địa
cầu. Từ năm 1979, nhiệt độ trên đất liền tăng nhanh hơn khoảng 2 lần so với sự
gia tăng nhiệt độ ở đại dương (0,25°C/thập kỷ trên đất liền, 0,13°C/thập kỷ ở đại
dương). Nhiệt độ đại dương tăng chậm hơn trên đất liền bởi vì các đại dương có
nhiệt dung riêng hiệu dụng lớn hơn và do đại dương mất nhiệt nhiều hơn thông
qua sự bốc hơi. Bắc bán cầu ấm nhanh hơn Nam bán cầu bởi vì nó có diện tích
đất lớn hơn và vì nó có những khu vực rộng lớn có mùa tuyết và vùng biển có
băng che phủ, nơi diễn ra hiện tượng phản hồi ice-albedo.

112
Tỷ lệ phần trăm các hoạt động của loài người đối với sự làm tăng nhiệt
độ Trái Đất:
- Sử dụng năng lượng: 50%

- Công nghiệp: 24%

- Nông nghiệp:13%

- Phá rừng: 14%

6.4. Hiệu ứng nhà kính


Hiệu ứng nhà kính (Greenhouse Effect), xuất phát từ effet de
serre trong tiếng Pháp, do Jean Baptiste Joseph Fourier5 lần đầu tiên phát hiện
và đặt tên vào năm 1824, dùng để chỉ hiệu ứng xảy ra khi năng lượng bức xạ của
tia sáng mặt trời, xuyên qua các cửa sổ hoặc mái nhà bằng kính, được hấp thụ và
phân tán trở lại thành nhiệt lượng cho bầu không gian bên trong, dẫn đến việc
sưởi ấm toàn bộ không gian bên trong chứ không phải chỉ ở những chỗ được
chiếu sáng. Thí nghiệm đầu tiên có thể tin cậy được do John Tyndall6 tiến hành

5
Jean-Baptiste Joseph Fourier (21/3/1768–16/5/1830) là nhà toán học, vật lý học người
Pháp. Ông đã phát minh ra chuỗi Fourier và Giải tích điều hòa, và các ứng dụng của chúng
cho các vấn đề truyền nhiệt và truyền sóng. Biến đổi Fourier và luật dẫn truyền của Fourier
cũng được đặt tên để vinh danh ông. Ông cũng phát hiện ra hiệu ứng nhà kính.
6
John Tyndall (2/8/1820-4/12/1893) là một nhà vật lý người Ireland nổi tiếng thế kỷ 19.
Danh tiếng khoa học ban đầu của ông đã nổi lên vào những năm 1850 từ nghiên cứu về

113
vào năm 1858, và được Svante Arrhenius7 nghiên cứu một cách định lượng lần
đầu tiên vào năm 1896. Hiệu ứng này đã được sử dụng từ lâu trong các nhà kính
trồng cây. Ngoài ra hiệu ứng nhà kính còn được sử dụng trong kiến trúc, dùng
năng lượng mặt trời một cách thụ động để tiết kiệm chất đốt sưởi ấm nhà ở.

Ngày nay người ta hiểu khái niệm này rộng hơn, Hiệu ứng nhà kính là quá
trình mà theo đó các khí trong khí quyển hấp thụ và phát ra bức xạ hồng
ngoại làm ấm tầng dưới của khí quyển và bề mặt của hành tinh. Cơ cấu hoạt
động này không khác nhiều so với một nhà kính thật (dùng để cho cây trồng),
điều khác biệt là nhà kính trồng cây có các cơ cấu cách biệt hơi nóng bên trong
để giữ ấm không bị mất qua quá trình đối lưu. Trong tự nhiên, hiệu ứng này giúp
duy trì nhiệt độ Trái Đất cao hơn khoảng 30oC so với trường hợp không có các

diamagnetism. Sau đó, ông đã khám phá ra các lĩnh vực của bức xạ hồng ngoại và các tính
chất vật lý của không khí, chứng minh mối liên hệ giữa CO2 trong khí quyển vào năm 1859
mà ngày nay được gọi là Hiệu ứng nhà kính.
7
Svante August Arrhenius (19/2/1859-2/10/1927) là một nhà vật lý, nhà hóa học người
Thụy Điển. Ông là một trong những người sáng lập ra ngành Hóa lý. Ông đã nhận được giải
thưởng Nobel về hóa học năm 1903, trở thành người đoạt giải Nobel đầu tiên của Thụy Điển.
Năm 1905, ông trở thành giám đốc của Viện Nobel và làm việc ở đó cho đến khi qua đời.

114
chất khí đó và do vậy Trái Đất không bị quá lạnh. Nếu không có hiệu ứng nhà
kính tự nhiên này thì nhiệt độ Trái Đất của chúng ta chỉ vào khoảng –15°C.
Khí nhà kính (Greenhouse Gases - GHGs): Là các khí trong khí quyển, cả
tự nhiên và nhân tạo, hấp thụ và phát ra bức xạ ở các bước sóng trong quang phổ
bức xạ hồng ngoại của bề mặt trái đất, khí quyển, mây. Các khí nhà kính chính
trong khí quyển là: hơi nước, CO2, CH4, N2O, O3, các khí CFC. Các khí nhà
kính gây ra hiệu ứng nhà kính với việc giảm năng lượng bức xạ của Trái Đất
thoát ra vũ trụ, làm ấm lên tầng bên dưới khí quyển và bề mặt Trái Đất. Trong
Hệ Mặt Trời, bầu khí quyển của Sao Kim, Sao Hỏa và Titan cũng chứa các khí
gây hiệu ứng nhà kính. Khí nhà kính ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiệt độ của Trái
Đất, nếu không có chúng nhiệt độ bề mặt Trái Đất trung bình sẽ lạnh hơn hiện
tại khoảng 33°C (59 °F).
Tỷ lệ phần trăm các khí gây hiệu ứng nhà kính:

Công thức Tỷ lệ đóng góp


Khí
(%)

Hơi nước H2O 36 – 72%

CO2 CO2 9 – 26%

CH4 CH4 4 – 9%

O3 O3 3 – 7%

Hoạt động của con người kể từ cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã làm
tăng số lượng các khí nhà kính trong khí quyển, làm tăng lực bức xạ từ
CO2, metan, ôzôn tầng đối lưu, CFC và nitơ ôxit. Nồng độ CO2 và metan đã tăng
khoảng 36% và 148% kể từ giữa thập niên 1700. Các mức này được xem là cao
hơn các mức trong suốt giai đoạn 650.000 năm gần đây, là giai đoạn có các dữ
liệu đáng tin cậy được phân tích từ các lõi băng. Ít có dấu hiệu địa chất trực tiếp
cho thấy giá trị CO2 này cao trong khoảng thời gian cách đây 20 triệu năm.
Đốt nhiên liệu hóa thạch tạo ra khoảng 3/4 lượng khí CO2 tăng thêm từ các hoạt
động của con người trong vòng 20 năm qua. Hầu hết các đóng góp còn lại là do
115
thay đổi mục đích sử dụng đất đặc biệt là phá rừng. Nồng độ CO2 đang tiếp tục
tăng do việc đốt nhiên liệu hóa thạch và các hoạt động khai thác quá mức các bể
hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven
bờ và đất liền khác.

Theo báo cáo lần thứ 5 của IPCC8, nồng độ các khí nhà kính như CO2,
CH4, và N2O trong bầu khí quyển đã tăng với một tốc độ chưa từng có trong
vòng 800.000 năm trở lại đây. Nồng độ của CO2 đã tăng khoảng 40% so với thời
kỳ tiền công nghiệp, chủ yếu là do sự phát thải từ đốt các nhiên liệu hóa thạch và
thay đổi của bề mặt đệm. Đại dương đã hấp thụ khoảng 30% lượng CO2 do con
người thải ra, gây ra sự axit hóa đại dương (IPCC, 2013). Vào năm 2011, nồng
độ của các khí nhà kính như CO2, CH4, và N2O lần lượt là 391 ppm, 1803 ppb,
và 324 ppb, tương ứng với mức tăng lần lượt là 40%, 150% và 20% so với thời

8
Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (The Intergovernmental Panel on Climate Change
- IPCC) là một cơ quan liên chính phủ của Liên hợp quốc, chuyên cung cấp cho thế giới một
cái nhìn khách quan, khoa học về biến đổi khí hậu, các tác động và rủi ro tự nhiên, chính trị
và kinh tế, và tùy chọn đáp ứng có thể. IPCC được thành lập năm 1988 bởi Tổ chức Khí
tượng Thế giới (WMO) và Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) và sau đó được
Đại hội đồng Liên Hợp Quốc xác nhận. Tư cách thành viên dành cho tất cả các thành viên của
WMO và UN. IPCC tạo ra các báo cáo đóng góp cho công việc của Công ước khung của Liên
hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC), điều ước quốc tế chính về biến đổi khí hậu. Mục
tiêu của UNFCCC là "ổn định nồng độ khí nhà kính trong khí quyển ở mức độ ngăn chặn sự
can thiệp của con người nguy hiểm (do con người gây ra) với hệ thống khí hậu". Báo cáo
đánh giá lần thứ năm của IPCC là một đầu vào khoa học quan trọng vào Thỏa thuận Paris của
UNFCCC năm 2015. Các khí nhà kính được khống chế trong Công ước khí hậu Paris 2015
bao gồm: các-bon điôxit (CO2), Mê tan (CH4), Nitơ ôxit (N2O), Hydro fluorocarbons (HFCs),
Perfluorocarbons (PFCs), Sulfur hexafluoride (SF6).

116
kỳ tiền công nghiệp (IPCC, 2013). Mức tăng trung bình của nồng độ khí nhà
kính trong thế kỷ vừa qua là chưa từng có trong suốt 22.000 năm qua. Từ năm
1759 đến năm 2011, lượng phát thải CO2 vào khí quyển do sử dụng nhiên liệu
hóa thạch và sản xuất xi măng là 375 tỷ tấn các-bon (GtC), trong khi chặt phá
rừng và các hoạt động làm thay đổi sử dụng đất thải ra xấp xỉ 180 GtC. Tổng
cộng, mức phát thải do con người vào khoảng 555 GtC (IPCC, 2013). Trong báo
cáo gần đây nhất, IPCC cũng chỉ ra rằng nhiệt độ bề mặt Trái Đất sẽ có thể
tăng 1,1 đến 6,4°C (2,0 đến 11,5°F) trong suốt thế kỷ XXI. Hầu hết các nghiên
cứu đều tập trung cho giai đoạn đến năm 2100. Tuy nhiên, sự ấm dần lên sẽ tiếp
tục diễn ra sau năm 2100 ngay cả trong trường hợp chúng ta ngừng phát thải khí
nhà kính, điều này là do nhiệt dung riêng của đại dương vẫn rất lớn và lượng
carbon dioxit vẫn còn tồn tại lâu trong khí quyển.
6.5. Hậu quả của biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu để lại nhiều hậu quả tới hệ sinh thái cũng như môi trường
sống của con người. Dưới đây là một số hậu quả gây ra cho Trái Đất.
6.5.1. Hậu quả đối với môi trƣờng
Môi trường chịu nhiều ảnh hưởng từ hiện tượng biến đổi khí hậu. Dưới đây
là một số ví dụ.
6.5.1.1. Hơi nƣớc và Mây
Nếu khí quyển ấm lên thì áp suất hơi nước bão hòa sẽ tăng và lượng hơi
nước trong khí quyển sẽ có xu hướng tăng. Vì hơi nước là khí nhà kính nên sẽ
làm cho khí quyển càng ấm hơn. Việc ấm lên này làm cho khí quyển giữ nhiều
hơi nước hơn, và kéo dài cho đến khi các quá trình khác trong khí quyển đạt đến
sự cân bằng. Kết quả là hiệu ứng nhà kính không chỉ do một mình CO2 gây ra.
Sự ấm lên cũng sẽ thay đổi sự phân bố và kiểu mây. Về không gian bên
dưới, các đám mây phát bức xạ hồng ngoại trở về bề mặt Trái Đất, và tăng hiệu
ứng ấm; còn không gian phía trên, các đám mây phản xạ ánh sáng mặt trời và
phát xạ bức xạ hồng ngoại vào không gian điều này làm tăng hiệu ứng lạnh.
6.5.1.2. Nhiệt độ
Nhiệt độ khí quyển giảm theo chiều cao trong tầng bình lưu. Vì sự phát xạ
bức xạ hồng ngoại biến đổi theo nhiệt độ, bức xạ sóng dài thoát vào không gian
từ tầng khí quyển tương đối lạnh ở trên thì ít hơn phát xạ về hướng mặt đất từ
tầng khí quyển bên dưới. Do đó, sự tăng mạnh các hiệu ứng nhà kính tùy thuộc
vào tốc độ giảm nhiệt độ của tầng khí quyển theo độ cao. Lý thuyết và các mô
hình khí hậu chỉ ra rằng hiện tượng ấm lên toàn cầu sẽ làm giảm tốc độ giảm

117
nhiệt độ theo độ cao, tạo ra một phản ứng giảm nhiệt độ làm yếu đi hiệu ứng nhà
kính.
6.5.1.3. Băng và nƣớc biển dâng
Băng tan tại hai cực làm nước biển dâng cao; mực nước biển dâng lên sẽ
làm biến đổi lượng giáng thủy, dẫn đến nguy cơ mất đi vĩnh viễn của
những đảo quốc có độ cao xấp xỉ mực nước biển và những vùng đất thấp ven
biển, còn có thể dẫn đến sự mở rộng của các sa mạc vùng cận nhiệt đới. Nó ảnh
hưởng đến các nguồn tài nguyên, trong đó có tài nguyên biển. Ví dụ: Chỉ tại
riêng Hoa Kỳ, mực nước biển dự đoán tăng 50 cm vào năm 2100, có thể làm
mất đi 5.000 dặm vuông đất khô ráo và 4.000 dặm vuông đất ướt.

Khi băng tan, sẽ lộ ra các vùng đất hoặc nước. Các vùng này có độ phản xạ
trung bình thấp hơn băng và sẽ hấp thụ nhiều bức xạ mặt trời hơn, làm ấm hơn
và cứ thể chu trình này sẽ tiếp diễn.
6.5.1.4. Thay đổi hệ thống khí
Sự giải phóng và hấp thụ các khí có nguồn gốc sinh học có thể bị ảnh hưởng
bởi hiện tượng ấm lên toàn cầu.
i) Thoát metan ở Bắc Cực
Sự ấm lên cũng làm kích hoạt việc giải phóng khí mêtan ở Bắc Cực. Mêtan
thoát ra từ băng vĩnh cửu như đầm lầy than đóng băng ở Siberi và dưới đáy biển.
ii) CO2 thoát khỏi đại dƣơng
Nước lạnh hấp thụ nhiều CO2 hơn nước ấm. Khi nhiệt độ đại dương tăng thì
một lượng CO2 sẽ được giải phóng. Đây là một trong những lý do mà tại sao
CO2 trong khí quyển giảm xuống trong thời kỳ băng hà và cao hơn trong các
118
giai đoạn ấm hơn. Khối lượng CO2 trong các đại dương lớn hơn trong khí
quyển.
iii) Giảm sự hấp thụ CO2 bởi các hệ sinh thái biển
Khả năng tách cacbon của các hệ sinh thái biển được cho là làm giảm sự ấm
lên ở các đại dương. Do sự ấm lên làm giảm lượng dinh dưỡng trong tầng nước
biển sâu trung bình (ở độ sâu khoảng 200 đến 1.000 m), do đó làm hạn chế sự
phát triển của tảo cát làm thuận lợi cho các sinh vật phù du nhỏ hơn làm bơm
sinh học cacbon nghèo hơn.
6.5.1.4. Bão tố
Giáo sư Will Steffen của trường Đại học Quốc gia Australia, nói: "Chúng ta
biết nhiệt độ mặt nước biển ấm lên khá nhiều trên khắp hành tinh, vì vậy sự biến
đổi khí hậu có ảnh hưởng trực tiếp vào bản chất của cơn bão aiyan". Haiyan
là tên của một trong những cơn bão kỷ lục có sức tàn phá mạnh nhất từng được
thế giới ghi nhận (08/11/2013).
6.5.1.5. Hệ sinh thái bị phá hủy
Biến đổi khí hậu ngày càng thay đổi sẽ làm cho hệ sinh thái của Trái Đất bị
thay đổi. Việc biến đổi sẽ làm cho nguồn nước ngọt bị thiếu hụt, môi trường
không khí bị ô nhiễm, Các nguồn năng lượng tự nhiên dần bị cạn kiệt và một số
vấn đề khác. Nhiệt độ cao hơn tạo điều kiện cho nạn cháy rừng dễ xảy ra hơn.

119
i) Mất đi sự đa dạng sinh học
Nhiệt độ trái đất ngày một tăng nên điều này sẽ khiến cho một số loài có
nguy cơ bị biến mất và thậm chí là bị tuyệt chủng. Nguyên nhân chính là do môi
trường sống của các loại động vật này đang bị đe dọa do nạn phá rừng của con
người. Đối với chúng ta thì cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng, tình trạng đất
bị hoang hoắc và nước biển xâm lấn cũng đe dọa tới nơi cư trú của chúng ta.
ii) Dịch bệnh
Khi nhiệt độ môi trường tăng lên kéo theo đó là các hiện tượng tự nhiên
như lũ lụt, hạn hán điều này sẽ tạo điều kiện cho các con vật truyền nhiễm như
chuột, muỗi có thể sinh sôi. Truyền nhiễm sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức
khỏe của nhiều bộ phận dân số trên thế giới. Tổ chức y tế thế giới đa có cảnh
báo một số loại dịch bệnh nguy hiểm đã lan tràn ở nhiều nơi trên thế giới. Nhiều
khu vực trước kia có khí hậu lạnh giờ đây cũng xuất hiện một số bệnh nhiệt đới.
iii) Sức khỏe
Số người chết vì nóng có thể tăng do nhiệt độ cao trong những chu kì dài
hơn trước. Sự thay đổi lượng mưa và nhiệt độ có thể đẩy mạnh các bệnh truyền
nhiễm. Nhiệt độ tăng lên làm tăng các quá trình chuyển hóa sinh học cũng như
hóa học trong cơ thể sống, gây nên sự mất cân bằng.
6.5.2. Hậu quả đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
Biến đổi khí hậu có ảnh hưởng lớn đến các ngành kinh tế trên thế giới, thậm
chí nhiều lúc khiến thị trường mất ổn định, nảy sinh sự lũng đoạn thị trường, bất
ổn chính trị có khả năng diễn ra. Châu Phi là khu vực dễ bị tổn thương nhất
trước biến đổi khí hậu. Ở Trung Quốc, suy thoái khô cằn đang diễn ra mạnh mẽ,
diện tích đất bị sa mạc hóa ước tính khoảng 3,327 triệu km2; khoảng 13 triệu ha
trồng trọt đang bị đe dọa; khoảng 100 triệu ha đất thảo nguyên, bãi chăn thả
đang bị suy thoái nghiêm trọng. Cuối năm 2006, Sir Nicholas Stern đã lập một
bảng báo cáo trình lên chính phủ Anh quốc. Theo đó, nếu nhiệt độ trái đất tăng
lên 2–3 độ C thì tổng giá trị kinh tế thế giới sẽ bị giảm đi 3%, nếu nhiệt độ tăng
lên 5% kinh tế sẽ giảm đi 10%. Nếu các quốc gia không có biện pháp nào chống
lại sự ấm lên toàn cầu thì giá trị tổng sản lượng toàn thế giới có thể bị giảm đến
20%.
Theo UNEP (Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc), các quốc gia đang
phát triển phụ thuộc vào nông nghiệp đặc biệt sẽ bị thiệt hại bởi hiện tượng ấm
lên toàn cầu; các khu vực kinh tế có khả năng đối mặt với các khó khăn liên
quan đến biến đổi khí hậu như ngân hàng, nông nghiệp, vận tải và các khu vực

120
kinh tế khác… Chẳng hạn: nhiệt độ ấm hơn tăng nhu cầu làm lạnh và giảm nhu
cầu làm nóng; vận chuyển đường thủy có thể bị ảnh hưởng bởi số trận lụt tăng
hay bởi sự giảm mực nước sông.
6.6. Tình trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Việt Nam là một trong những nước dễ bị tổn thương nhất thế giới trước
những tác động của biến đổi khí hậu. Thực tế này đe dọa những nỗ lực tăng
trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững trong dài hạn. Tính
dễ tổn thương của Việt Nam gia tăng do Việt Nam vốn đã chịu nhiều rủi ro thiên
tai, do vị trí địa lý, mô hình phát triển kinh tế và các vùng đồng bằng và ven biển
với mật độ dân cư cao cũng như các nhóm dân cư là người dân tộc thiểu số tại
các vùng cao và hẻo lánh. Nhiệt độ tăng, hạn hán và lụt lội ngày càng trầm
trọng, mực nước biển dâng và tăng tần suất xuất hiện bão đe dọa tới an ninh
lương thực, sinh kế và cuộc sống của hàng triệu người dân Việt Nam. Cứ mỗi
năm thì Việt Nam phải gánh chịu hơn 10 cơn bão đổ bộ vào do khí hậu gây ra.
Dựa theo các kịch bản mà quốc tế sử dụng, đó là:
RCP Kịch bản nồng độ khí nhà kính đặc trưng (Representative Concentration
Pathways);
RCP2.6 Kịch bản nồng độ khí nhà kính thấp;
RCP4.5 Kịch bản nồng độ khí nhà kính trung bình thấp;
RCP6.0 Kịch bản nồng độ khí nhà kính trung bình cao;
RCP8.5 Kịch bản nồng độ khí nhà kính cao,
các nhà khoa học Việt Nam đã tập trung nghiên cứu và đưa ra các dự báo những
ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đất nước chúng ta.
6.6.1. Tóm tắt xu thế biến đổi khí hậu ở Việt Nam
- Nhiệt độ có xu thế tăng ở hầu hết các trạm quan trắc, tăng nhanh trong những
thập kỷ gần đây. Trung bình cả nước, nhiệt độ trung bình năm thời kỳ 1958-
2014 tăng khoảng 0,62oC, riêng giai đoạn (1985-2014) nhiệt độ tăng khoảng
0,42oC.
- Lượng mưa trung bình năm có xu thế giảm ở hầu hết các trạm phía Bắc; tăng ở
hầu hết các trạm phía Nam.

121
- Cực trị nhiệt độ tăng ở hầu hết các vùng, ngoại trừ nhiệt độ tối cao có xu thế
giảm ở một số trạm phía Nam.
- Hạn hán xuất hiện thường xuyên hơn trong mùa khô.
- Mưa cực đoan giảm đáng kể ở vùng Đồng Bằng Bắc Bộ, tăng mạnh ở Nam
Trung Bộ và Tây Nguyên.
- Số lượng bão mạnh có xu hướng tăng.
- Số ngày rét đậm, rét hại có xu thế giảm nhưng xuất hiện những đợt rét dị
thường.
- Ảnh hưởng của El Nino và La Nina có xu thế tăng.
6.6.2. Tóm tắt xu thế biến đổi mực nƣớc biển tại Việt Nam
Theo số liệu mực nước quan trắc tại các trạm hải văn:
- Mực nước tại hầu hết các trạm đều có xu thế tăng.
- Trạm Phú Quý có xu thế tăng mạnh nhất (5,6mm/năm).
- Trạm Hòn Ngư và Cô Tô có xu thế giảm (5,77 và 1,45mm/năm).
- Trạm Cồn Cỏ và Quy Nhơn không có xu thế rõ rệt.

122
- Mực nước trung bình tại tất cả các trạm có xu thế tăng khoảng 2,45mm/năm.
- Giai đoạn 1993-2014, mực nước tại các trạm có xu thế tăng khoảng
3,34mm/năm.
Theo số liệu vệ tinh giai đoạn 1993-2014:
- Mực nước trung bình toàn Biển Đông có xu thế tăng (4,05±0,6mm/năm).
- Mực nước trung bình khu vực ven biển Việt Nam có xu thế tăng
(3,50±0,7mm/năm).
- Mực nước khu vực ven biển Nam Trung Bộ tăng mạnh nhất (5,6mm).
- Mực nước khu vực ven biển Vịnh Bắc Bộ có mức tăng thấp nhất
(2,5mm/năm).
6.6.3. Tóm tắt kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam vào cuối thế kỷ 21
- Nhiệt độ: Theo kịch bản RCP4.5, nhiệt độ trung bình năm tăng 1,9÷2,4oC ở
phía Bắc và 1,7÷1,9oC ở phía Nam. Theo kịch bản RCP8.5, mức tăng 3,3÷4,0oC
ở phía Bắc và 3,0÷3,5oC ở phía Nam. Nhiệt độ cực trị có xu thế tăng rõ rệt.
- Lượng mưa: Theo kịch bản RCP4.5, lượng mưa năm tăng phổ biến từ 5÷15%.
Theo kịch bản RCP8.5, mức tăng nhiều nhất có thể trên 20% ở hầu hết Bắc Bộ,
Trung Trung Bộ, một phần Nam Bộ và Tây Nguyên. Giá trị trung bình của
lượng mưa 1 ngày lớn nhất có xu thế tăng trên toàn lãnh thổ Việt Nam (10÷70%)
so với trung bình thời kỳ cơ sở.
- Gió mùa và một số hiện tượng cực đoan: Số lượng bão mạnh đến rất mạnh có
xu thế tăng; gió mùa mùa hè có xu thế bắt đầu sớm hơn và kết thúc muộn hơn.
Mưa trong thời kỳ hoạt động của gió mùa có xu hướng tăng. Số ngày rét đậm,
rét hại ở các tỉnh miền núi phía Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ đều
giảm. Số ngày nắng nóng (Tx ≥ 35oC) có xu thế tăng trên phần lớn cả nước, lớn
nhất là ở Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Hạn hán có thể trở nên
khắc nghiệt hơn ở một số vùng do nhiệt độ tăng và khả năng giảm lượng mưa
trong mùa khô.
6.6.4. Tóm tắt kịch bản nƣớc biển dâng cho Việt Nam
- Kịch bản nước biển dâng chỉ xét đến sự thay đổi mực nước biển trung bình do
biến đổi khí hậu, mà không xét đến ảnh hưởng của các yếu tố khác gây nên sự
dâng cao của mực nước biển như: nước dâng do bão, nước dâng do gió mùa,
thủy triều, quá trình nâng/hạ địa chất và các quá trình khác.
- Kịch bản nước biển dâng được xây dựng cho các tỉnh ven biển, 7 khu vực ven
biển, quần đảo Hoàng Sa, và quần đảo Trường Sa.
123
- Đóng góp lớn nhất vào mực nước biển dâng ở khu vực biển Việt Nam là thành
phần giãn nở nhiệt và động lực, sau đó là thành phần băng tan tại sông băng và
núi băng trên lục địa.
- Đến năm 2050, mực nước biển dâng trung bình cho toàn dải ven biển Việt
Nam theo kịch bản RCP2.6 là 21 cm (13 cm ÷ 32 cm), theo RCP4.5 là 22 cm (14
cm ÷ 32 cm), theo RCP6.0 là 22 cm (14 cm ÷ 32 cm) và theo RCP8.5 là 21 cm
(17 cm ÷ 35 cm).
- Đến năm 2100, mực nước biển dâng trung bình cho toàn dải ven biển Việt
Nam theo kịch bản RCP2.6 là 44 cm (27 cm ÷ 66 cm), theo RCP4.5 là 53 cm (32
cm ÷ 76 cm), theo RCP6.0 là 56 cm (37 cm ÷ 81 cm) và theo RCP8.5 là 73 cm
(49 cm ÷ 103 cm).
- Kịch bản mực nước biển dâng trung bình ven biển Việt Nam có khả năng cao
hơn mực nước biển trung bình toàn cầu. Mực nước biển dâng khu vực ven biển
các tỉnh phía nam cao hơn so với khu vực phía bắc. Đến cuối thế kỷ 21, khu vực
ven biển từ Móng Cái - Hòn Dáu và Hòn Dáu - Đèo Ngang có mực nước biển
dâng thấp nhất, theo RCP4.5 là 55 cm (33 cm ÷ 78 cm), theo RCP8.5 là 72 cm
(49 cm ÷ 101 cm). Khu vực ven biển từ Mũi Cà Mau – Kiên Giang có mực nước
biển dâng cao nhất, theo RCP4.5 là 53 cm (32 cm ÷ 75 cm), theo RCP8.5 là 75
cm (52 cm ÷ 106 cm);
- Khu vực giữa Biển Đông có mực nước biển dâng cao hơn so với các khu vực
khác. Đến cuối thế kỷ 21, khu vực quần đảo Hoàng Sa có mực nước biển dâng
theo RCP4.5 là 58 cm (36 cm ÷ 80 cm), theo RCP 8.5 là 78 cm (52 cm ÷ 107
cm). Khu vực quần đảo Trường Sa có mực nước biển dâng theo RCP4.5 là 57
cm (33 cm ÷ 83 cm), theo RCP8.5 là 77 cm (50 cm ÷ 107 cm).
6.6.5. Nguy cơ ngập ứng với mực nƣớc biển dâng 100cm
- Khoảng 16,8% diện tích đồng bằng sông Hồng, 4,79% diện tích tỉnh Quảng
Ninh có nguy cơ bị ngập;
- Khoảng 1,47% diện tích đất các tỉnh ven biển miền Trung từ Thanh Hóa đến
Bình Thuận có nguy cơ bị ngập. Trong đó, Thừa Thiên - Huế có nguy cơ cao
nhất (7,69% diện tích);
- Khoảng 17,8% diện tích Tp. Hồ Chí Minh, khoảng 4,79% diện tích Bà Rịa -
Vũng Tàu có nguy cơ bị ngập;
- Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực có nguy cơ ngập cao (38,9% diện tích);
- Các đảo có nguy cơ ngập cao nhất là cụm đảo Vân Đồn, cụm đảo Côn Đảo và
Phú Quốc. Nguy cơ ngập đối với những đảo thuộc quần đảo Trường Sa là không
124
lớn. Quần đảo Hoàng Sa có nguy cơ ngập lớn hơn, nhất là đối với một số đảo
thuộc nhóm đảo Lưỡi Liềm và đảo Tri Tôn.
6.7. Khoa học tự nhiên và Công nghệ góp phần giải quyết vấn đề biến đổi
khí hậu
Để có thể giảm tình trạng biến đổi khí hậu thì Liên hợp quốc đã cố gắng xây
dựng nhiều công ước chung về biến đổi khí hậu, và đây cũng là cơ sở pháp lý
cho các nỗ lực của cả nhân loại trong việc chống lại sự biến đổi khí hậu trên
toàn thế giới.
6.7.1. Giải pháp vĩ mô
Biến đổi khí hậu là vấn đề nhân loại đã nhận thấy và tìm hướng giải quyết
cách đây vài chục năm. Đã có những nghị định thư được thông qua với sự tham
gia của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có những nước đóng vai trò quan
trọng trong việc làm cho khí hậu toàn cầu nóng lên.

Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu 2015, COP 21 hoặc CMP
11 được tổ chức ở Paris, Pháp, từ ngày 30 tháng 11 đến 12 tháng 12 năm 2015.
Đây là phiên họp hàng năm lần thứ 21 của Hội nghị các bên tham gia Công ước
125
khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu năm 1992 (UNFCCC) và kỳ họp
thứ 11 của Hội nghị các Bên tham gia Nghị định thư Kyoto năm 1997. Hội nghị
đạt được mục tiêu của mình, lần đầu tiên đạt được một thỏa thuận toàn cầu về
giảm biến đổi khí hậu trong các Thỏa thuận chung Paris, đã được thông qua với
sự tán thành bởi gần như tất cả các quốc gia. Thỏa thuận chung sẽ trở thành thỏa
thuận ràng buộc pháp lý khi có ít nhất 55 quốc gia đại diện cho ít nhất 55 phần
trăm của lượng khí thải nhà kính toàn cầu phê chuẩn, chấp thuận. Cho đến nay,
Thoả thuận Paris đã được 95 quốc gia, trong đó có Việt Nam, phê chuẩn. Dự
kiến, thỏa thuận chung sẽ có hiệu lực vào năm 2020. Theo Ban tổ chức, kết quả
mong đợi chính là hạn chế sự nóng lên toàn cầu, đến năm 2100, so với thời tiền
công nghiệp xuống dưới 2oC. Tuy nhiên, phiên bản bổ sung của Thỏa thuận
chung đã đưa ra tuyên bố rằng các bên "theo đuổi để" hạn chế sự gia tăng nhiệt
độ chỉ đến 1,5oC. Theo một số nhà khoa học, mục tiêu 1,5°C sẽ đòi hỏi lượng
khí thải trong giai đoạn từ 2030 đến 2050 chỉ ở mức zero. Tuy nhiên, không có
kế hoạch thời gian hay mục tiêu cụ thể của mỗi quốc gia được nêu trong phiên
bản cuối cùng của Thỏa thuận chung - trái với Nghị định thư Kyoto trước đây.
Đánh giá về Thỏa thuận chung Paris, người đứng đầu Hội nghị - Laurent Fabius,
Bộ trưởng Ngoại giao Pháp, nói kế hoạch "đầy tham vọng và cân bằng" này là
một "bước ngoặt lịch sử" trong mục tiêu giảm sự nóng lên toàn cầu.
Nội dung chính thỏa thuận chung Paris là:
- Đạt mức phát thải lớn nhất càng sớm càng tốt và hạ thấp mức phát thải
vào nửa sau của thế kỷ này.

- Giữ nhiệt độ toàn cầu không tăng quá 2oC và nỗ lực giới hạn mức tăng ở
mức 1,5oC.

- Đánh giá quá trình thực hiện 5 năm một lần.

- Đến năm 2020, cung cấp 100 tỷ USD mỗi năm cho các nước đang phát
triển và cam kết tiếp tục hỗ trợ trong tương lai.

Điều đáng tiếc là một số quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi không
sẵn sàng ký thỏa thuận, bao gồm điều kiện mà họ cho là sẽ làm giảm tăng
trưởng kinh tế của nước mình. Một khi các nước lớn do những quyền lợi về kinh
tế của mình mà không thực hiện theo đúng những gì mà Thỏa thuận chung Paris
đã đề ra là cắt giảm phần lớn lượng khí gây hiệu ứng nhà kính, thì các nước
đang phát triển – những nước đang và sẽ đóng góp vào quá trình làm nóng lên
của khí hậu toàn cầu vì yêu cầu phát triển cũng như phải đuổi kịp sự phát triển
chung thế giới (phát triển ở đây gần như là phát triển không bền vững!) gần như
phớt lờ đi những gì mà nhân loại cho rằng vấn đề cấp bách. Như vậy, nếu ngay
126
từ bây giờ con người không có những giải pháp và kế hoạch mang tính thực tế
và nghiêm khắc hơn thì vấn đề được nêu ra ở trên khó mà giải quyết được.
6.7.2. Khoa học tự nhiên và Công nghệ góp phần giải quyết vấn đề biến đổi
khí hậu

Khoa học tự nhiên và Công nghệ giúp con người cách phó với biến đổi khí
hậu trên những mặt sau:
 Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch;
 Cải tạo, nâng cấp hạ tầng;
 Làm việc gần nhà;
 Tiết kiệm, giảm chi tiêu;
 Ăn uống thông minh, tăng cường rau, hoa quả;
 Chặn đứng nạn phá rừng;
 Tiết kiệm điện;
 Khai phá những nguồn năng lượng mới;
 Ứng dụng các công nghệ mới trong việc bảo vệ Trái Đất.

127
Tài liệu tham khảo
[1] https://www.sciencebuddies.org/science-fair-projects

[2] Module: Khái niệm Khoa học và Nghiên cứu Khoa học, URL: http://www.voer.edu.vn/m/342fcdee,
Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/.

[3] SCIENTIFIC METHOD, How Science Works, Fails to Work, and Pretends to Work, John Staddon,
published 2018 by Routledge 711 Third Avenue, New York, NY 10017.

[4] Research Methodology: The Aims, Practices and Ethics of Science, Peter Pruzan, Springer
International Publishing Switzerland 2016.

[5] LH Hoang, ND Phu, P Do Chung, PC Guo, XB Chen, WC Chou, Journal of Materials Science:
Materials in Electronics 28 (2016) 12191-12196.

128

You might also like