You are on page 1of 4

DÀN Ý VỀ HÌNH ẢNH NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG

THƠ NÔM HỒ XUÂN HƯƠNG


MỞ ĐẦU
Vì sao em lựa chọn thực hiện đề tài này?

- Theo nhóm em thấy, đây là một đề tài rất thú vị. Hình ảnh người phụ nữ ở thế kỉ XIX có
lẽ đã quá quen thuộc với mọi người. Nhưng khi được miêu tả qua những vần thơ của Hồ
Xuân Hương thì hình ảnh ấy còn hiện lên rõ nét hơn nữa. Ngoài ra, Hồ Xuân Hương còn
được thi sĩ Xuân Diệu tôn vinh là “bà chúa thơ Nôm”. Thơ của Hồ Xuân Hương đã làm
cho đời sống văn học trở nên sôi nổi, với hàng trăm bài viết, hàng trăm ý kiến khác nhau
về thơ của bà. Đặc biệt là về mảng thơ nôm, tuy có nhiều ý kiến cho rằng thơ của bà
mang yếu tố dâm và tục, nhưng thời gian trôi qua, mọi người càng hiểu và trân trọng tài
năng cũng như phẩm chất của một nữ sĩ. Về hình ảnh người phụ nữ trong thơ nôm của
Hồ Xuân Hương thì họ thường nhỏ bé, cuộc đời của họ long đong lận đận. Họ phải sống
trong một chế độ xã hội phong kiến lạc hậu, trọng nam khinh nữ, người phụ nữ thì không
có chỗ đứng và địa vị trong xã hội. Vì vậy, những người phụ nữ có tài như Hồ Xuân
Hương thường không được coi trọng, đồng thời việc làm của một người vợ thường ít
được người chồng cảm thông, dù cho quanh năm lam lũ vất vả và nuôi chồng con chăm
sóc cho gia đình luôn được yên ấm. Họ đều là những người phụ nữ có tài có sắc nhưng
cuộc đời nghiệt ngã, số phận bi đát, bé nhỏ trong xã hội. Chính những phẩm chất tuyệt
vời trong con người Hồ Xuân Hương và tác phẩm của bà đã miêu tả lại được rõ nét hình
ảnh con người phụ nữ vào thế kỉ XIX nên nhóm em rất ngưỡng mộ bà và tác phẩm của bà
nên đã chọn đề tài này cho một bài tiểu luận

Thực hiện đề tài này em dự định sẽ làm sáng tỏ vấn đề/những vấn đề nào?

Trong đề tài này, (chưa rõ, viết 5 dòng)


I/ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.1 Bối cảnh xã hội TK XIX

Ở trong bối cảnh của thế kỉ XIX, đây là giai đoạn mà văn học phát triển trong hoàn cảnh
đất nước biến động bởi nội chiến và phong trào nông dân khởi nghĩa. Chế độ phong kiến
đi từ khủng hoảng đến suy thoái và cũng là giai đoạn mà văn học phát triển vượt bậc, là
giai đoạn rực rỡ nhất của văn học trung đại Việt Nam, được mệnh danh là giai đoạn văn
học cổ điển. Trong thời kì đó, vấn đề nổi bật nhất là tiếng nói quyền sống, đòi hạnh phúc
và đấu tranh giải phóng con người, nhất là người phụ nữ. Có những tác phẩm tiêu biểu
như là “Cung oán ngâm khúc” của Nguyễn Gia thiều được sáng tác năm 1866, thơ Hồ
Xuân Hương, thơ bà Huyện Thanh Quan, “Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô gia văn
phái ra đời năm 1804… Ngoài ra, không thể không nói đến Truyện Kiều của Nguyễn Du
là đỉnh cao của văn học trung đại Việt Nam.

https://thidaihoc.vn/boi-canh-lich-su-cua-van-hoc-trung-dai/

1.2 Cuộc đời của Hồ Xuân Hương

Hồ Xuân Hương sinh năm 1772 tại Thăng Long có nguyên danh Hồ Phi Mai với biểu tự
Xuân Hương, trong cuốn “Giai nhân dị mặc” chép rằng nhà thơ là con gái của Sinh đồ
Hồ Phi Diễn, quê ở Nghệ An.

Năm mười ba tuổi, sau khi thân phụ mất thì Hồ Xuân Hương theo mẹ về làng Thọ Xương
đi học rồi ở nhà giúp việc. Bà có một tuổi thơ êm đềm ở dinh thự Cổ Nguyệt đường ven
hồ Tây, khi ấy là nơi xa hoa bậc nhất Đàng Ngoài. Mẹ bà đã tái hôn với người khác sau
khi mãn tang chồng, mặc dù sống trong ràng buộc bởi lễ giáo phong kiến nhưng Hồ Xuân
Hương vẫn có được tư chất thông minh và hiếu học, điều này được bộc lộ ở khả năng
sáng tác tuyệt vời của bản thân. Thơ Hồ Xuân Hương được đánh giá cao với nét thanh
thanh tục tục đặc sắc, những tác phẩm của bà đã đóng góp rất nhiều trong việc Việt hóa
thể thơ Đường luật cũng như là thể hiện những tư tưởng tiến bộ vượt khỏi khuôn khổ thời
đại bấy giờ. Hồ Xuân Hương có tập “Lưu hương ký” nổi tiếng với nhiều bài thơ khác
được viết bằng chữ Nôm và chữ Hán. Sau này bà tập trung sáng tác với chữ Nôm và tính
đến nay, thi sĩ đã để lại cho đời hơn 150 tác phẩm có giá trị. Bên cạnh đó còn có nhiều
giai thoại truyền miệng về lối sống phong lưu của Hồ Xuân Hương rằng bà là một nữ tử
tài sắc vẹn toàn cùng những mối tình bên thơ rượu với Phạm Đình Hổ, Phạm Thái, Phạm
Quý Thích, Trần Ngọc Quán và Nguyễn Du.

Khó mà xác định, nhưng bao nhiêu cảnh, bấy nhiêu tình là chỗ từng trải của Xuân
Hương. Xuân Hương mất năm nào? Chưa đâu đáng tin bằng lời thơ của Miên Thẩm:
trước 1842. Theo các nhà nghiên cứu, bà mất năm 1822 tại Hà Nội, mặc dù đã tìm kiếm
nhiều năm nhưng cho đến nay, ngôi mộ của Hồ Xuân Hương ở đâu và những bí ẩn xoay
quanh cuộc đời nhà thơ vẫn là dấu hỏi lớn trong lòng hậu thế.

https://revelogue.com/tac-gia-ho-xuan-huong/

1.3 Vài nét về sự nghiệp thơ ca của Hồ Xuân Hương

Hồ Xuân Hương từng được mệnh danh là “Bà Chúa Thơ Nôm”. Sáng tác của Hồ Xuân
Hương gồm cả chữ Hán và chữ Nôm. Theo giới nghiên cứu, hiện có khoảng trên dưới 40
bài thơ Nôm tương truyền là của Hồ Xuân Hương. Nổi bật trong sáng tác thơ Nôm Hồ
Xuân Hương là tiếng nói thương cảm đối với người phụ nữ, là sự khẳng định, đề cao vẻ
đẹp và khát vọng của họ. Nữ thi sĩ còn có tập thơ Lưu hương kí (phát hiện năm 1964)
gồm 24 bài chữ Hán và 26 bài chữ Nôm.

https://vndoc.com/tieu-su-cuoc-doi-va-su-nghiep-sang-tac-cua-nha-tho-ho-xuan-huong-
135498

CÁC TÁC PHẨM ĐÃ NGHIÊN CỨU (Gồm 6 tác phẩm của Hồ Xuân Hương)

+ Bánh Trôi Nước

+ Tự Tình 2
+ Đánh Cờ

+ Lấy Chồng Chung

+ Quả Mít

+ Đánh Đu

II/ HÌNH ẢNH NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG THƠ NÔM CỦA HỒ XUÂN HƯƠNG

You might also like