You are on page 1of 8

BÀI TẬP VỀ ĐỊA TÔ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA

1. BÀI TẬP VỀ ĐỊA TÔ CHÊNH LỆCH

Bài 1:

Hai nhà tư bản cùng đầu tư 100tr vào hai mảnh đất có độ màu mỡ khác nhau và vị
trí địa lý khác nhau.

Nhà tư bản A đầu tư vào mảnh đất X với độ PH = 4, và rất xa thị trường, chi phí
vận chuyển đến thị trường mỗi mùa thu hoạch là 10 tr cho tất cả sản lượng.

Nhà tư bản B đầu tư vào mảnh đất Y với độ PH = 7, và gần thị trường hơn, chi phí
vận chuyển đến thị trường mỗi mùa thu hoạch là 2 tr cho tất cả sản lượng.

Biết rằng nông sản này thích hợp nhất với đất trung tính.

Tỷ suất lợi nhuận bình quân của hai nhà tư bản là 20%

Biết rằng sản lượng trên đất X là 5 tạ và địa tô chênh lệch trên đất Y là 60tr

Tính sản lượng trên đất Y.

Bài 2:

Năm 2010, Tư bản A thuê đất của địa chủ để sản xuất và kinh doanh Dưa hấu. Cuối
năm nhà TB thu được sản lượng là 5 tạ.

Năm 2011, nhờ đầu tư thâm canh, đầu tư thêm phân bón vào ruộng đất X mà nhà
tư bản A thu được một sản lượng lớn hơn năm 2010 là 8 tạ.

Biết rằng mỗi năm nhà TB đều đầu tư 200 tr, tỷ suất lợi nhuận bình quân là 20%.

1. Nếu như hợp đồng thuê đất chỉ đến giữa năm 2011 thì địa tô chênh lệch có
tồn tại không? Và nếu có sẽ là địa tô chênh lệch I hay II
2. Nếu như hợp đồng thuê đât tới năm 2015 thì địa tô chênh lệch thu được ở
phần a , ai sẽ được hưởng?

2. BÀI TẬP VỀ ĐỊA TÔ TUYỆT ĐỐI

Bài 3 :
Một nhà TB đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp với K = 1600, thu được tỷ suất lợi
nhuận bình quân p ' = 20%. Biết rằng Rtuyệt đối = 320, m’ =100%. Tính cấu tạo hữu
cơ của TB đó và giá cả nông sản.

Bài 4:

Cho 3 nhà tư bản công nghiệp A, B, C đầu tư 100 tr vào 3 ngành khác nhau có cấu
tạo hữu cơ lần lượt là 9/1,4/1 và 7/3 đều có tỷ suất giá trị thặng dư m’=100%.

Nhà tư bản D đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp cũng với 100 tr và có cấu tạo hữu cơ
là 3/2, m’=80%

Tính:

a. Giá cả sản xuất chung và giá cả nông sản ( giá cả nông sản chung)
b. Tính Rtuyệt đối

ĐÁP ÁN

BÀI 1:

Tóm tắt:

Mảnh đất X : KA =100 triệu, pH = 4, ∑ Chi phí vận tải = 10 triệu , QSP = 5 tạ

Mảnh đất Y : KB = 100 triệu, pH =7, ∑ Chi phí vận tải = 2triệu

Biết rằng pH = 7 là tốt cho nông sản, p ' = 20%

Rchệnh lệch thu được trên đất Y = 60 triệu

Tính QSP trên đất Y

Lời giải

Gọi sản lượng trên đất Y là q (tạ )


Chi phí
PSX cá biệt PSX chung
vận
Loại QSP (6) (7)
K P chuyển Rchênh lệch
đất (tạ)
(2) (3) (4) 
 WSP
(8)
(1) (5) 1 tạ 1 tạ
WSP
(6.1) (7.1) (7.2)
(6.2)

X 100 20 10 5 26 130 26 130 0


Y 100 20 2 q 122/q 122 26 122+60=182 60

Ta có

p  p '  K  20% 100  20

Giá cả sản xuất cá biệt trên các đất = K+ p + chi phí vận chuyển

Trên đất X :  WSP đất X = 100+20+10 =130

Trên đất Y:  WSPđất Y = 100+20+ 2 = 122

Giá cả nông sản cá biệt trên các đất:

Trên đất X =  WSP đất X / QX = 130/5 = 26 (triệu /tạ )

Trên đất Y=  WSPđất Y / QY = 122/ q (triệu / tạ )

Do đất X vừa có độ PH # 7 ( đất xấu ) lại vừa xa thị trường ( vị trí địa lý xa) nên
giá cả nông sản cá biệt trên đất X chính là giá cả nông sản chung

PSX chung/ 1 tạ = Pnông sản chung = Pnông sản cá biệt trên đất X = 26 ( triệu/ tạ)

Ptổng nông sản thu được trên đất Y = 26 x q =  WSPđất Y + RChênh lệch = 122+ 60=182

=> q = 7 tạ

Bài 2:

Tóm tắt:
2010: KA =200 triệu, QSP = 5 tạ

2011: KA =200 triệu, QSP = 8 tạ

p ' = 20%

a. Hợp đồng kết thúc giữa 2011, hỏi có R ? R là Rchênh lệch I hay Rchênh lệch II

b. Hợp đồng kết thúc cuối 2015, hỏi Rphần a = ?, và ai được hưởng

Lời giải:

S/lg PSXCB PSX chung


Lần K P RCL II
( tạ) 1 tạ  WSP 1 tạ  WSP
Lần 1(2010) 200 40 5 48 240 48 240 0
Lần 2(2011) 200 40 8 30 240 48 384 144

Ta có

p  p '  K  20%  200  40

PSX = K + p = 200 +40 =240

Lần 1 (2010) :  WSP năm 2010 = PSX =240

Lần 2(2011) :  WSP năm 2011 = PSX =240

=> Giá cả nông sản cá biệt mỗi lần canh tác

Nẳm 2010 :

Pnông sản cá biệt năm 2010 = PSX / QSP năm 2010 = 240/5 = 48 ( triệu/ tạ )

Năm 2011:

Pnông sản cá biệt năm 2011 = PSX / QSP năm 2011 = 240/8 = 30 ( triệu/ tạ )

=> Pnông sản chung = Pnông sản cá biệt năm 2010 = 48 ( triệu/ tạ )

=> Ptổng nông sản 2011 = Pnông sản chung x Q SP năm2011 = 48 x8 =384

a.
Nếu như hợp đồng thuê đất chỉ đến giữa năm 2011 thì địa tô chênh lệch có tồn tại
và đó chính là Rchênh lệch II mà nhà địa chủ được hưởng vì do thâm canh ( cải tạo đất)
nên gọi là Rchênh lệch II

Rchênh lệch II = Ptổng nông sản chung 2011 - Ptổng nông sản cá biệt 2011

= 384 -240 =144

b.
Nếu như hợp đồng thuê đât tới năm 2015 thì địa tô chênh lệch II sẽ không còn, và
nó vẫn đang tồn tại dưới dạng psiêu ngạch mà TBA được hưởng (psiêu ngạch chưa
chuyển hóa thành Rchênh lệch II ).

Câu 3:

Tóm tắt :

K = 1600

p ' = 20%

Rtuyệt đối = 320, m’ =100%.

Tính (c/v) nông nghiệp và giá cả nông sản (Pnông sản )

Lời giải:

Ta có p = p ' x K = 20% x 1600 =320

m = p + psiêu ngạch = p + R = p + Rtuyệt đối ( ở đây không nhắc gì đến Rchênh lệch nên
R chỉ gồm Rtuyệt đối mà thôi !)

= 320 + 320 =640

Do đó PSX = K + p = 1600 +320 =1920

Mà m’ = 100% => m/v =1

 v = m = 640

 c = K – v = 1600 – 640 = 960


c 960 3
  
v 640 2

Mặt khác Rtuyệt đối = Pnông sản - P SX

 Pnông sản = P SX + Rtuyệt đối = 1920 +320 = 2240

Câu 4:

Tóm tắt

Trong công nghiệp

Nhà tư bản A :c/v= 9/1 , KA =100 ,m’A =100%

Nhà tư bản B:c/v= 4/1, KB =100, m’B =100%

Nhà tư bản C c/v= 7/3, KC =100, m’C =100%

Trong nông nghiệp


Nhà tư bản D : c/v= 3/2, KD =100, m’D = 80%

Tính

a. PSX và Pnông sản chung ?

b. Rtuyệt đôi

Lời giải

Nhà TB c v m WSP p’(%) p ' (%) p PSX Pns chung Rtuyệt đối

A : c/v=9/1 90 10 10 110 10 20 20 120


công nghiệp

B :c/v=4/1 80 20 20 120 20 20 20 120

C : c/v=7/3 70 30 30 130 30 20 20 120

Nông nghiệp
D : c/v=3/2 60 40 32 132 132 12
Trong công nghiệp có ba nhà tư bản A,B,C

Nhà tư bản A

c/v= 9/1 cA = 90

KA =100 => vA=10

m’A =100% mA=10

=> WSP cá biệt của A = 110

Nhà tư bản B:

c/v= 4/1 cB = 80

KB =100 => vB=20

m’B =100% mB=20

=> WSP cá biệt của B = 120

Nhà tư bản C

c/v= 7/3 cC = 70

KC =100 => vC=30

m’C =100% mC=30

=> WSP cá biệt của C = 130

=>

p' 
 m 100%  ( m A  mB  mC
) 100%  (
10  20  30
) 100%  20%
K K A  K B  K C 100  100  100

=> p = p ' x K = 20% x 100 = 20

=> PSX= K+ p = 100+20= 120


Trong nông nghiệp chỉ có nhà tư bản D nên Pnông sản chung = Pnông sản cá biệt của D

Nhà tư bản D

c/v= 3/2 cD = 60

KD =100 => vD =40

m’D = 80% mD= 32

=> WSP cá biệt của D = 132

WCá biệt của D = 132

Pnông sản chung = WSP cá biệt của D = 132

=> Rtuyệt đôi = Pnông sản chung - PSxchung =132 -120 =12

You might also like