You are on page 1of 25

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

BÁO CÁO THỰC TẬP


TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VẬN TẢI VÀ
THƯƠNG MẠI HÀ MINH ANH

Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. Nguyễn Xuân Thiên

Sinh viên : Nguỵ Thị Hương

Mã SV : 18050470

Khóa : QH 2018E KTQT CLC4

Chương trình : Đào tạo chuẩn/CLC

Hà Nội – 2021
Họ và tên sinh viên: Nguỵ Thị Hương
Nam/nữ: Nữ
Ngày sinh: 14/04/2000 Nơi sinh: Bắc Giang
Lớp: QH 2018E KTQT CLC4 Khoá: QH 2018E
Thời gian thực tập, thực tế: từ ngày 25/ 08/ 2021 đến ngày 16/10/ 2021
Nơi đến thực tập, thực tế: Công ty TNHH Dịch vụ vận tải và thương mại Hà Minh
Anh
LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô trường Đại học Kinh
tế - Đại học Quốc gia Hà Nội nói chung, các Thầy Cô khoa Kinh tế và Kinh doanh
quốc tế nói riêng, những người đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho em những kiến
thức vô cùng quý giá, không chỉ về lĩnh vực chuyên môn mà còn cả những bài học về
những kỹ năng mềm trong cuộc sống. Các Thầy Cô đã tạo điệu kiện, giúp đỡ em trong
việc trang bị những kiến thức làm hành trang vững chắc tự tin bước trên con đường
tương lai. Đặc biệt em xin cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Xuân Thiên, người trực tiếp
hướng dẫn và chỉ bảo tận tình, giúp em hoàn thành tốt Báo cáo thực tập này.
Em xin gửi lời cảm ơn đến Trưởng ban, các Anh, Chị trong Phòng Kinh doanh của
Công ty TNHH Dịch vụ vận tải và thương mại Hà Minh Anh đã tận tình chỉ bảo và
giúp đỡ em trong lần đầu thực tập, giúp em có cái nhìn bao quát về một công việc hành
chính văn phòng và văn hóa công sở. Trong giới hạn thời gian thực hiện thực tập mà
kiến thức thì vô cùng rộng lớn nên bài viết không tránh khỏi những sai sót, em rất
mong được sự thông cảm và tận tình góp ý của Quý Thầy cô và Qúy Công ty để giúp
em ngày một hoàn thiện hơn và vững vàng, tự tin trong công việc.
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

DANH MỤC BẢNG


STT Bảng
1 1.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong giai đoạn
2017-2019

DANH MỤC HÌNH


STT Hình
1 1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của doanh nghiệp
2 2.1. Quy trình giao nhận hàng hoá bằng đường biển

DANH MỤC BIỂU ĐỒ


STT Biểu đồ
1 1.1. Mô tả doanh thu và lợi nhuận của Công ty TNHH dịch vụ vận tải
và thương mại Hà Minh Anh trong giai đoạn 2017-2019

PHẦN MỞ ĐẦU
Kỳ thực tập là một trong những môn học quan trọng nhằm bổ sung cho sinh viên
những kiến thức và quá trình làm việc thực tế, giúp sinh viên biết được môi trường làm
việc xung quanh sau khi ra trường.
Được sự chấp thuận của Ban Giám Đốc công ty, kể từ ngày 25/08/2021 em đã được
thực tập tại môi trường làm việc chuyên nghiệp của Công ty Dịch vụ vận tải và
thương mại Hà Minh Anh. Sau khoảng thời gian 2 tháng thực tập, được sự giúp đỡ
của các anh chị kết hợp với quá trình tìm hiểu và trau dồi dựa trên những kiến thức đã
được học trên giảng đường, em đã hoàn thành Báo cáo thực tập tại Công ty Dịch vụ
vận tải và thương mại Hà Minh Anh.
Bản báo cáo thực tập bao gồm ba phần chính: Phần mở đầu, nội dung chính và phần
kết luận. Trong đó, nội dung chính bao gồm ba phần:
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VẬN TẢI VÀ
THƯƠNG MẠI HÀ MINH ANH
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC CÔNG TÁC GIAO NHẬN HÀNG HOÁ BẰNG ĐƯỜNG
BIỂN CỦA CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VẬN TẢI VÀ TM HÀ MINH ANH
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT CÔNG TÁC GIAO NHẬN HÀNG HOÁ
BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VẬN TẢI VÀ TM HÀ
MINH ANH
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VẬN TẢI VÀ
THƯƠNG MẠI HÀ MINH ANH
1.1 Giới thiệu về công ty TNHH dịch vụ vận tải và thương mại Hà Minh Anh

Tên và địa chỉ công ty

- Tên công ty: Công ty TNHH dịch vụ vận tải và thương mại Hà Minh Anh

- Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: HA MINH ANH TRADING AND
TRANSPORT SERVICE COMPANY LIMITED

- Địa chỉ: Tầng 3, phòng 323 tòa nhà NTS, sân bay quốc tế Nội Bài, huyện Sóc Sơn,
thành phố Hà Nội.

- Email: truckinghaco@gmail.com

- Điện thoại: (04)625.44.966; 0987.060.666

- Mã số thuế: 0106706349

- Tài khoản: 19128820465013 Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Kỹ Thương Việt

Nam - Chi Nhánh Nội Bài

- Đại diện: Ông Vương Văn Hà; chức vụ : Giám đốc

Sự hình thành và phát triển của công ty

Công ty TNHH dịch vụ vận tải và thương mại Hà Minh Anh được chính thức
được thành lập vào ngày 4/12/2014 với số vốn điều lệ là 12.000.000.000 đồng (Mười
hai tỷ đồng). Công ty đăng ký doanh nghiệp lần đầu vào ngày 04/12/2014, đăng ký
thay đổi lần thứ 2 vào ngày 03/05/2018.

Mới đầu, công ty có trụ sở tại: số nhà 121, Khu 3, đường Quốc lộ 2, xã Phú
Minh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội nhưng hiện nay, địa chỉ văn phòng tại: Tầng
3, phòng 323 tòa nhà NTS, sân bay quốc tế Nội Bài, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà
Nội.

Cho đến nay, công ty đã có nhiều kinh nghiệm về dịch vụ vận tải, phục vụ vận
chuyển cho nhiều nhà máy và nhiều công ty. Qua 7 năm thành lập và phát triển, công
ty đã liên tục mở rộng và phát triển,số lượng đầu xe của công ty ngày càng tăng. Ở
những ngày đầu mới thành lập, công ty chỉ có 30 xe ô tô tải phục vụ cho việc vận
chuyển, cho đến nay, công ty đã có 150 xe. Năng lực của đội ngũ nhân viên ngày càng
được nâng cao, năng lực cạnh tranh của công ty ngày càng được khẳng định được trên
thị trường.

1.2. Chức năng và ngành nghề kinh doanh


1.2.1. Chức năng

Phối hợp với các tổ chức khác trong và ngoài nước để tổ chức chuyên chở, giao
nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, tài liệu chứng từ liên quan, chứng từ phát nhanh.

Nhận ủy thác dịch vụ về giao nhận, kho vận, thuê kho bãi, mua bán cước các
phương tiện vận tải (ô tô, tàu biển. máy bay, xà lan, container...) thực hiện các dịch vụ
khác liên quan đến hàng hóa nói trên như : việc gom hàng, chia hàng lė, làm thủ tục
xuất khẩu, nhập khẩu, thủ tục hải quan, mua bảo hiểm hàng hóa và giao hàng đó cho
người chuyên chở để chuyên chở đến nơi quy định.

Thực hiện các dịch vụ tư vấn về vấn để giao nhận , vận tải kho hàng và các vấn
để khác có liên quan theo yêu cầu của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

Tiến hành các dịch vụ giao nhận, vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, hàng hóa
quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam và ngược lại bằng các phương tiện vận chuyển khác
nhau.

1.2.2. Ngành nghề kinh doanh

Công ty TNHH dịch vụ vận tải và thương mại Hà Minh Anh kinh doanh trong
lĩnh vực vận tải, dịch vụ giao nhận, uỷ thác xuất nhập khẩu, khai thuê hải quan.

1.3. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp

Giám đốc

Phòng Phòng
Phòng kế toán Phòng giao nhận
kinh doanh chứng tử
Hình 1.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của doanh nghiệp

- Giám đốc: Là người đứng đầu công ty, giám đốc là người điều hành mọi hoạt
động hàng ngày của công ty và đưa ra những quyết định của công ty. Giám đốc là
người chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyền và nghĩa vụ của công ty.

Giám đốc có nhiệm vụ giám sát các hoạt động kinh doanh, giải quyết rủi ro, trực
tiếp quản lý các bộ phận trong công ty, đề ra phương hướng và nhiệm vụ cho doanh
nghiệp. Là người trực tiếp tuyển dụng lao động cho doanh nghiệp.

- Bộ phận kế toán: có nhiệm vụ thực hiện kế toán, làm báo cáo kế toán định kỳ
và cuối năm, kiểm tra, kiểm soát việc thu – chi, theo dõi tình hình công nợ. Phân tích
tình hình tài chính, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.

- Bộ phận kinh doanh: có nhiệm vụ tiếp cận, nghiên cứu và mở rộng thị trường,
mở rộng khách hàng.

- Bộ phận giao nhận: Bộ phận giao nhận dưới sự chỉ đạo của Phòng Kinh
Doanh phụ trách việc tổ chức, thực hiện yêu cầu giao nhận và vận chuyển hàng hóa,
báo cáo định kỳ theo quy định. Bộ phận giao nhận phụ trách công việc giao nhận hàng
hóa, các thủ tục nhập xuất có liên quan trực tiếp đến công tác giao nhận, điều phối,
theo dõi kiểm tra và giám sát với đoàn xe của các nhà đối tác vận tải hợp pháp về các
chứng từ có liên quan trực tiếp đến công tác giao nhận, theo dõi kiểm tra và giám sát
với đoàn xe của các nhà đối tác vận tải hợp pháp về hàng hóa vận chuyển tại hai đầu
lên xuống hàng của lộ trình vận chuyển vá xử lý các trường hợp hao hụt trong vận
chuyên và sai lệch về chứng từ theo quy định. Giải quyết mọi vướng mắc của khách
hàng một cách nhanh gọn và dứt điểm cho từng lộ hàng. Tiết kiệm chi phí mức thấp
nhất, tạo uy tín tốt đối với khách hàng.

- Bộ phận chứng từ: Quản lý lưu trữ chứng từ và các công văn, soạn thảo bộ hồ
sơ Hải quan, các công văn cần thiết giúp cho bộ phận giao nhận hoàn thành tốt công
việc được giao. Thường xuyên theo dõi quá trình làm hàng, liên lạc tiếp xúc với khách
hàng thông báo những thông tin cần thiết cho lô hàng. Theo dõi booking hàng hóa,
thông báo tàu đến, tàu đi cho khách hàng, chịu trách nhiệm phát hành vận đơn, lệnh
giao hàng...

1.4 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong giai đoạn 2017-2019
Đơn vị tiền: đồng Việt Nam
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2018/2017 Năm 2019/2018
Số tiền Tỉ lệ Số tiền Tỉ lệ
1. Doanh thu bán hàng và cung 36.906.586.97 50.803.659.57 77.949.221.13 13.897.072.596 137,6 27.145.561.560 153,43
cấp dịch vụ 5 1 1 5
2. Các khoản giảm trừ doanh - - -
thu
3. Doanh thu thuần về bán 36.906.586.97 50.803.659.57 77.949.221.13 13.897.072.596 137,6 27.145.561.560 153,43
hàng và cung cấp dịch vụ 5 1 1 5
4. Giá vốn bán hàng 35.627.963.11 49.192.612.77 76.228.002.26 13.564.649.653 138,0 27.035.389.497 154,96
9 2 9 7
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng 1.278.623.856 1.611.046.799 1.721.218.862 332.422.943 126 110.172.063 106,84
và cung cấp dịch vụ
6. Doanh thu hoạt động tài 907.250 931.677 1.495.969 24.427 102,6 564.292 160,57
chính 9
7. Chi phí tài chính - - -
8. Chi phí quản lý kinh doanh 909.372.874 1.042.247.185 1.272.714.832 132.874.311 114,6 230.467.647 122,11
1
9. Lợi nhuận thuần từ hoạt 370.158.232 569.731.291 449.999.999 199.573.059 153,9 (119.731.292) 78,98
động kinh doanh 2
10. Thu nhập khác 163.639.364 0 1 (163.639.364) 1
11. Chi phí khác 176.562.976 73.209 4.288.898 (176.489.767) 4.215.689
12. Lợi nhuận khác (9.923.612) (73.209) (4.288.897) 9.850.403 (4.215.689)
13. Tổng lợi nhuận kế toán 360.234.620 569.658.082 445.711.102 209.423.462 (123.946.980)
trước thuế
14. Chi phí thuế TNDN 72.046.924 113.931.616 90.000.000 41.844.692 (23.931.616)
15. Lợi nhuận sau thuế TNDN 288.187.696 455.726.466 355.711.102 167.538.770 (100.015.364)
(Nguồn: Phòng kế toán)
90,000,000,000

80,000,000,000 77,949,221,131
70,000,000,000

60,000,000,000

50,000,000,000 50,803,659,571
Doanh thu
40,000,000,000 Lợi nhuận
36,906,586,975
30,000,000,000

20,000,000,000

10,000,000,000

- 288,187,696 455,726,466 355,711,102


Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Biểu đồ 1.1: Mô tả doanh thu và lợi nhuận của Công ty TNHH dịch vụ vận tải và
thương mại Hà Minh Anh trong giai đoạn 2017-2019.

⟹ Nhận xét: Từ bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2017-
2019, ta thấy rõ mức độ và tốc độ tăng trưởng của doanh thu trong 3 năm:

 Năm 2018: Doanh thu của công ty đạt 50.803.659.571 đồng, tăng
13.897.072.596 đồng so với năm 2017, đạt 137,65%.
 Năm 2019: Doanh thu đạt 77.949.221.131 đồng, tăng 27.145.561.560 đồng, đạt
153,43% so với năm 2018.

Năm 2018, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp tăng 167.538.770 đồng so với năm
2017. Nhưng đến năm 2019, mặc dù doanh thu tăng 27.145.561.560 đồng, nhưng lợi
nhuận sau thuế của công ty lại giảm 100.015.364 đồng so với năm 2018. Doanh thu
tăng mạnh nhưng giá vốn bán hàng của doanh nghiệp cũng tăng theo, đây có thể là
nguyên nhân khiến công ty không duy trì và tăng trưởng lợi nhuận như năm trước…
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC CÔNG TÁC GIAO NHẬN HÀNG HOÁ BẰNG
ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VẬN TẢI VÀ TM HÀ MINH
ANH
2.1. Quy trình giao nhận

Hình 2.1: Quy trình giao nhận hàng hoá bằng đường biển

2.2. Chi tiết quá trình chi tiết nhập hàng nhập khẩu bằng đường biển.

Bước 1: Chuẩn bị tài liệu

Sau khi công ty dịch vụ giao nhận ký hợp đồng giao nhận với chủ hàng (là người
nhập khẩu trong hợp đồng kinh tế) với nhiệm vụ là làm thủ tục thông quan nhập khẩu
vận chuyển hàng hóa an toàn và giao cho người nhận hàng tại địa điểm mà người nhận
hàng đã chỉ rõ trong hợp đồng kinh tế nêu trên. Người nhận hàng sẽ cung cấp cho
phòng giao nhận của công ty giao nhận một bộ hồ sơ gồm:

 Bill of lading (1 bản original)


 Packing list (1 bản original)
 Commercial invoice (1 bản original) Certificate of Origin (C/O – 1 bản
original)
 Contract (1 bản chính)

Bước 2: Lấy D/O, liên hệ cảng vụ

Khi đã nhận được bộ hồ sơ gốc này, nhân viên của phòng giao nhận cần phải ký
xác nhận cho người nhận hàng là đã nhận đủ 5 chứng từ như đã nêu ở trên (lúc ký
nhận, nên nói rõ là nhận chứng từ gì, bản gốc hay bản sao, số lượng mỗi bản, ngày
tháng năm ký nhận). Sau đó nhân viên giao nhận cần phải photo các chứng từ này ra
nhiều bản, nhằm phục vụ cho công việc lúc cần thiết, tùy theo tính chất công việc mà
các bản sao y đó có lúc không cần phải chứng nhận sao y, có lúc cần phải đem cho
người nhận hàng chứng nhận sao y. Khi chứng nhận sao y, người nhận hàng sẽ ký tên,
đóng dấu tên và chức vụ người chứng nhận sao y bản chính và dấu sao y bản chính"
cùng với con dấu của doanh - ở đây là người nhập khẩu. Sau một thời gian, người nhận
hàng sẽ nhận: “giấy báo hàng đến" hay "thông báo hàng đến". Người nhận hàng sẽ gởi
thông báo này cho phòng giao nhận của công ty giao nhận. Mẫu thông báo hàng đến
có những nội dung cơ bản như sau:

 Tên tàu
 Số vận đơn
 Dự kiến thời gian tàu đến
 Người gởi hàng
 Người nhận hàng
 Tên hàng
 Số lượng, trọng lượng
 Cảng bốc
 Cảng dỡ
 Những lưu ý khi đi nhận lệnh giao hàng (D/O)

Có trong tay giấy báo hàng đến, nhân viên giao nhận kiểm tra xem đây có phải là
lô hàng nhập mà cần phải tiến hành làm thủ tục thông quan hay không, dựa vào đối
chiếu trên vận đơn, thường thì người nhận hàng đã kiểm tra rồi.
Khi ngày tháng đã cận kề ngày dự kiến tàu đến, nhân viên giao nhận cần chủ
động liên lạc với hãng tàu là tàu đã về hay chưa, lúc nào sẽ cập cảng dỡ. Sau khi biết
tàu đã cập cảng dỡ, nhân viên giao nhận cầm vận đơn gốc (bill of lading) hoặc vận đơn
surrender và giấy giới thiệu cùng với chứng minh thư (nếu có) đi đến văn phòng đại
diện của hãng tàu, tại địa chỉ được thể hiện trên giấy báo hàng đến để lấy D/O.
Sau khi đến văn phòng đại diện của hãng tàu, trình giấy giới thiệu, vận đơn gốc
hoặc vận đơn surrender, chứng minh thư (nếu có) cho nhân viên của văn phòng đại
diện hãng tàu, nhân viên này sẽ tiếp nhận và sẽ đưa ra mức phí phải đóng. Tùy theo
phương huớng kinh doanh của mỗi hãng tàu mà các khoản phí đóng khác nhau. Vi dụ
phí chứng từ, phí CFS, phí D/O v.V. Nhân viên giao nhận đóng phí theo yêu cầu, ký
tên vào biên lai thu tiền, biên lai giá trị gia tång (luu ý tên và mà số thuế của doanh
nghiệp trên các hóa đon là của công ty giao nhận hoặc của chủ hàng, tùy theo sự thoa
thuận của chủ hàng và người làm dịch vụ nhận giao nhận) nhận DO và các biên. Khi
nhận DO thì trên D/O sẽ được văn phòng đại diện đóng con dấu của hãng tàu (Tại Việt
Nam).
Sau khi đã đưa các D/O gốc, nhân viên của đại lý hãng tàu đưa cho nhân viên
giao nhận một tờ D/O khác, có nội dung tương tự như các to D/O vừa nhận, nhân viên
giao nhận sẽ ký xác nhận lên D/O này là đã nhận lệnh.
Vì khi nhận hàng giao chứng từ cho công ty giao nhận thì người nhận hàng đã
kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ, hay đã tu chỉnh khi xảy ra bất hợp lệ, nên các số liệu
trong các chứng từ đã khớp với nhau, lúc này khi nhận D/O, nhân viên giao nhận chi
cần kiểm tra, đối chiếu nội dung D/O với vận đơn là đủ, nhằm hiện sai sót của D/O
(nếu có) và tu chỉnh ngay, tránh trường hợp D/O không có giá trị hiệu lực. Vậy khi
nhận lệnh, nhân viên giao nhận cần đối chiếu lệnh với vận đơn (bản sao) ngay khi còn
ở đại lý hãng tàu những nội dung chủ yếu sau:
 Tên tàu
 Số vận đơn
 Tên và địa chi người nhận hàng
 Người gửi hàng
 Tên hàng
 Loại hàng: hàng lẻ
 Cảng bốc
 Cảng dỡ

Đặc biệt nhân viên giao nhận phải chú ý thời hạn hiệu lực của D/O trong vấn đề
lưu kho, lưu bãi, lưu container (có hãng tàu miễn phí, có hãng tàu tính phí sau khi D/O
hết hiệu lục) để mà sắp xếp thời gian hợp lý, tiến hành làm thủ tục nhận hàng tránh
tình trạng phát sinh thêm các chi phí này, do D/O quá hạn hiệu lực lấy hàng.
Chuấn bị bộ hồ sơ khai báo hải quan Nhân viên giao nhận cần tiếp tục chuẩn bị
bộ hổ sơ làm thú tục hải quan bộ hồ sơ gồm những chứng từ và sắp xếp thứ tự (mang
tính tương đổi) như sau:
1. Phiếu tiếp nhận hồ sơ (1 bản)
2. Tở khai hải quan hàng nhập (màu xanh) – bản lưu người khai hải quan (1 bản)
3. Tờ khai hải quan hàng nhập (màu xanh) – bản lưu hải quan( 1 bản)
4. Phụ lục tờ khai - bản lưu hải quan (1 bản nếu có trên 3 mặt hàng)
5. Phụ lục người khai – bản lưu người khai hải quan
6. Tờ khai trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu
7. Phiếu tiếp nhận hồ sơ và theo dõi thời gian làm thủ tục hải quan (1 bản)
8. Giấy giới thiệu
9. Hóa đơn thương mại
10. Packing list
11. Bill of lading
12. Hợp đồng thương mại
13. D/O

Bước 3: Khai báo và nộp bộ tờ khai hải quan

Sau khi bộ hồ sơ làm thủ tục hải quan cho lô hàng nhập đã hoàn chỉnh nhân viên
giao nhận tới hải quan cửa khẩu Cảng vực nộp bộ hồ sơ tại phòng đăng ký tiếp nhận
hồ sơ. Quá trình đăng ký tờ khai diễn ra khép kín trong nội bộ hải quan, nhằm tránh
thất lạc những chứng từ hoặc việc sửa đối sau khi cán bộ hải quan đã kiểm tra. Quá
trình này diễn ra như sau:
Nhân viên giao nhận nộp bộ hồ sơ vào bộ phận đăng ký mở tờ khai, cán bộ hải
quan sẽ tiếp nhận bộ hồ sơ và bắt đầu kiểm tra nợ thuế, để kiểm tra doanh nghiệp đứng
tên trong bộ hồ sơ có nợ thuế hay không. Cán bộ hải quan sẽ truy tìm trên mạng, nếu
thấy công ty không no thuế thì sẽ in ra một bản mẫu có nội dung là không nợ thuế, cán
bộ này sẽ ký tên, đóng dấu, điền ngày tháng năm vào và kẹp bán này vào bộ hổ sơ, bộ
hồ sơ sẽ được chuyển qua cán bộ hải quan khác. Nếu cán bộ hải quan truy tìm và thấy
rằng doanh nghiệp có nợ thuế, cán bộ hải quan cũng sẽ in ra một bán tra cứu danh sách
cưỡng chế theo tờ khai, trên bản này sẽ thể hiện số tiền nợ thuế là bao nhiêu, của tờ
khai nào, đăng ký vào ngày nào, đăng ký ở đâu. Nhân viên giao nhận cần kiểm tra lại
là thật sự doanh nghiệp có nợ thuế hay không. Việc các doanh nghiệp đã hoàn tất việc
nộp thuế nhưng vẫn bị cưỡng chế là do hệ thống thông tin giữa kho bạc nhà nước
(ngân hàng)- cục thuế thành phố hải quan chưa có sự phối hợp chặt chẽ, gây ra sự
chậm trẻ trong việc hoàn tất thủ tục thông quan cho lô hàng nhập. kiểm tra lại, nếu
doanh nghiệp thật sự nợ thuế thi nhân viên giao nhận sẽ nhận lại bộ ho sơ làm thu tục
thông quan, do cán bộ hai quan nguời đã tiếp nhận bộ hồ sơ trả lại, nhân viên giao
nhận trình với lãnh đạo của doanh nghiệp vấn dể trên để lãnh đạo có dể xuất phòng kế
toán tài chính tiến hành giải tỏa cưỡng chế. Chi có giải tỏa cưỡng chế rồi thì bộ hổ sơ
làm thủ tục thông quan mới được giải quyết. Sau khi lãnh đạo của công ty và kế toán
trưởng đưa ra phương hướng giải tỏa cưỡng chế là chuyển khoản hay nộp tiền mặt,
nhân viên giao nhận lấy mẫu “giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước chuyển khoản hay
bằng tiền mặt" (theo mẫu của Bộ Tài Chính) điền vào những nội dung cần thiết, lưu ý
là số tờ khai nợ thuế ở hải quan khu vực nào thì đóng tiền vào tài khoản của hải quan
khu vực đó, sau đó trình cho lãnh đạo của doanh nghiệp ký tên, đóng dấu đỏ của doanh
nghiệp ở mục “đối tượng nộp". Nhân viên giao nhận cầm giấy này đến ngân hàng mà
doanh nghiệp có mở tài khoản, trình cho nhân viên ngân hàng, giấy nộp tiền sẽ được
chuyển vào kế toán trưởng của ngân hàng, kế toán trưởng ký tên, đóng dấu, kể toán
viên ký tên vào mục “ngân hàng phục vụ đối tượng nộp". Sau khi giấy nộp tiền đã
được thể hiện trên đó chữ ký của kế toán trưởng, kế toán viên cùng với con dấu của
ngân hàng thì giấy này là bằng chứng là doanh nghiệp đã nộp tiền. Ngân hàng sẽ trả lại
giấy này cho nhân viên giao nhận. Nhân viên giao nhận cầm giấy nộp tiền này tới hải
quan khu vực, nộp vào phòng giải tỏa cưỡng chế cùng với bản tra cứu danh sách
cưỡng chế theo tờ khai, sau khi xem xét nếu thấy hợp lệ thì hải quan giải tỏa cưỡng
chế sẽ cho biên lai là đã giải tỏa cưỡng chế. Nhân viên giao nhận cầm biên lai này kẹp
vào bộ hồ sơ làm thủ tục thông quan và nộp lại bộ hô sơ này cho hải quan ở bộ phận
đăng ký mở tờ khai để tiếp tục quá trình thông quan.
Sau khi cán bộ tiếp nhận bộ hổ sơ, kiểm tra bộ hồ sơ không có vấn đề gì thì ký
tên, đóng dấu họ và tên vào góc phái trên đầu của tờ khai ở ô:“cán bộ đăng ký" và
đóng dấu họ và tên lên tất cả các giấy tờ, mỗi chứng từ là một con dấu. Để tạo điều
kiện làm việc cho hải quan đăng ký cũng như tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mau
lấy được phiếu tiếp nhận, công việc đóng dấu này nhân viên giao nhận đóng giúp và
đánh dầu số thứ tự rồi đếm có bao nhiều tờ, ghi vào tổng số tờ vào mục: Tổng số tờ
trên hai phiếu tiếp nhận. Cách đánh dấu như sau: I là giấy giới thiệu, các giấy từ nằm
giấy giới thiệu lần lượt là 2, 3, 4 v.v... hai tờ khai, hai phiếu tiếp nhận, hai phụ lục (nếu
có) không đánh dấu số thứ tự, nhân viên giao nhận đăng ký ngày giờ kiểm hóa tại
mục: "chủ hàng đăng ký kiểm hóa" trên phiếu tiếp nhận hồ sơ và theo dõi thời gian
làm thủ tục hải quan, ký tên và tra lại bộ hồ sơ lại cho cán bộ tiếp nhận.
* KIỂM HÓA
Cán bộ hải quan sẽ đóng dấu lên phiếu tiếp nhận hồ sơ họ tên và ký tên, cho số tờ
khai và gởi lại cho nhân viên giao nhận. Nhân viên giao nhận đến bảng phân công
kiểm hóa để tìm hiểu cán bộ kiểm tiến lỗ hàng, hải quan khu vực cho công khai các số
điện thoại của các cán bộ kiểm hóa để tiện liên lạc với kiểm hóa viên.
Trong thời gian chờ đợi lãnh đạo chỉ cục phân công kiểm hóa viên, nhân viên
giao nhận ra hải quan giám sát hải quan kho để đối chiếu lệnh, mục đích là xác định lô
hàng chuẩn bị lấy có ở kho hay không dựa trên manifest mà tàu đã đưa cho cảng tránh
trường hợp số liệu trên manifest và trên D/O không khớp với nhau công việc đối chiếu
này thì được nhân viên hải quan thực hiện trên mạng thông tin nội bộ. Trước khi đưa
D/O vào đối chiếu, nhân viên giao nhận cần viết lên D/O tên công ty, số tờ khai, loại
hình, nơi đăng ký tờ khai. Sau khi hải quan giám sát bãi đối chiếu xong, sẽ đóng dấu
hình vuông mang tên: "đã đối chiếu" kèm theo ngày tháng năm trên D/O.
Tiếp tục nhân viên giao nhận cần tìm lô hàng nhập đang ở đâu để dẫn kiểm hóa
viên đến kiểm tra hàng hóa. Vi là hàng lẻ thì nhân viên giao nhận vào kho gặp thủ kho
trình D/O yêu cầu biết vị trí hàng để kiểm hóa.
Sau khi đã biết được vị trí lô hàng ở kho nhân viên giao nhận liên lạc với kiểm
hóa viên (gồm hai người), dẫn kiểm hóa viên tới vị trí lô hàng để tiến hành kiểm tra
hàng, dẫn vào kho Sao Đỏ. Khi hải quan kiểm hóa đã tới vị trí lỗ hàng, hàng nên hải
quan bắt đầu kiểm tra hàng. Kiểm hóa viên sẽ kiểm tra tên hàng, số lượng, tình trạng
hàng hóa (mới 100% hay đã qua sử dụng, có hư hỏng hay không) có đúng như đ khai
trên tờ khai hay không.
Giám định viên tiếp nhận và ký tên vào biên bản giao nhận chứng từ do nhân
viên giao nhận trình ra để làm bằng chứng là đã giao chứmg từ. Đồng thời lúc đó giám
định viên sẽ cho ra “phiếu tiếp nhận yêu cầu giám định" gửi lại cho nhân viên giao
nhận.
Nhân viên giao nhận cầm phiểu tiếp nhận yêu cầu giám định cùng với công văn
xin giải tỏa hàng khi chờ kết qua giám định nộp cho kiểm hóa viên, sau đó nhân viên
giao nhận cần liên lạc với giám định viên để lấy chứng thư giám định nộp tiếp cho
kiểm hóa viên.
Sau khi có được chứng thư giám định, phiếu tiếp nhận cầu yêu cầu giám định,
phiếu trưng cầu giám định, công văn xin giải tỏa hàng hóa khi chờ kết quả giám định,
kiểm hóa viên sẽ điền kết quả kiểm tra vào tờ khai, hai kiểm hóa viên sẽ ký tên, đóng
dấu họ và tên tại phần kết quả kiểm tra.
Bước 4: Xuất kho hàng hóa.
 Nhân viên giao nhận chuẩn bị xe, kho (của ng ty dịch vụ giao nhận) và liên lạc
với người nhận, thông tin cho người nhận ngày giờ dự tính sẽ giao hàng, để
người nhận bố trí kho, nhân viên để nhận hàng. Nhân viên giao nhận điều xe
vào kho Sao Đỏ.
 Trong khi chờ xe vào kho, nhân viên giao nhận tới thương vụ trình D/O, yêu
cầu giao hàng Sao Đỏ, có cảng thì thương vụ cho ra phiếu xuất kho, có càng thì
thương vụ đóng dấu lên D/O:"Đề nghị giao hàng Sao Đỏ".
 Sau đó nhân viên giao nhận cẩm phiếu xuất kho vào kho (nếu D/O có đóng
dấu:"đề nghị giao hàng" cho thủ kho thì thủ kho sẽ ra phiếu xuất kho) trình cho
thủ kho.
 Tiến hành bốc hàng lên xe, thủ kho giữ một ban, còn hai phiếu xuất kho nhân
viên giao nhận giữ lại.
Bước 5: Trả hàng cho người nhập khẩu :
 Tiến hành viết phiếu gởi hàng (trucking bill), để gởi hàng cho người nhận tới
địa điểm mà người nhận đã yêu cầu, nhân viên giao nhận và chủ xe ký tên vào
trucking bill, giấy gồm 3 liên, hai liên gời cho chủ xe và 1 liên nhân viên giao
nhận giữ lại.
 Nhân viên giao nhận cầm hai phiếu xuất kho cùng với một D/O và tờ khai ra
hải quan cổng đăng ký thanh lý hàng, hải quan cổng đóng dấu vào hai phiếu
xuất kho, nhân viên giao nhận đưa bản màu hồng cho chủ xe, để khi ra cổng
chủ xe đưa lại chi hải quan cổng, lúc này xe mới được phép công, còn bản còn
lại nhân viên giao nhận giữ.

Bước 6: Thu phí và lệ phí :


Sau đó cần trình lại với lãnh đạo phòng giao nhận để doanh nghiệp hoạch toán
giao dịch. Thường thì ngoài những chi phí hợp pháp có hóa đơn chứng từ thu, còn xuất
hiện những chi phí phụ, tất cả những loại phí này điều được doanh nghiệp khoán cho
nhân viên giao nhận.
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT CÔNG TÁC GIAO NHẬN HÀNG HOÁ
BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VẬN TẢI VÀ TM HÀ
MINH ANH

3.1. Đánh giá khái quát:

3.1.1. Ưu điểm

 Về tổ chức bộ máy quản lý, công ty bố trí nhân sự hợp lý, tạo sự nhịp nhàng
trong cách làm việc, môi trường làm việc chuyên nghiệp và hòa đồng

 Việc kinh doanh uy tín cùng với những đối tác quen thuộc nên trong quá trình
giao nhận công ty đã giảm bớt được một số bước không cần thiết nhằm không
làm ứ đọng vốn, rút ngắn thời gian giao hàng và góp phần làm tăng lợi nhuận
cho doanh nghiệp.

 Luôn đặt uy tín chất lƣợng hàng đầu nên đối với trƣờng hợp kiểm hoá khi làm
thủ tục hải quan, hàng hoá của công ty luôn có tỷ lệ kiểm hoá thấp, đa phần
được miễn kiểm hoá, điều này giúp giảm thời gian xuất hàng, tranh được những
vấn đề phát sinh trong khi kiểm hoá.

 Thiết lập được nhiều mối quan hệ thân thiết đặc biệc với các hãng tàu trong khu
vực và quốc tế, giúp công ty linh động hơn trong việc sắp xếp hành trình cho
hàng hóa, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

 Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt dễ dàng ra quyết định cũng như tham khảo ý
kiến của nhân viên trong công ty.

3.1.2. Nhược điểm

 Nhiều khi do lượng công việc dồn đọng quá nhiều trong khi đã có đầy đủ chứng
từ mà không kịp giải quyết làm cho lô hàng phải chờ lâu mới được thông quan.
Điều này gây ra thiệt hại rất lớn cho công ty như: làm tăng phí lưu kho bãi đặc
biệt là hàng hoá container. Đồng thời ảnh hưởng đến bộ phận kinh doanh rất
nhiều.
 Trong quá trình làm thủ tục hải quan thuờng gặp một số vấn đề liên quan đến
chứng từ như thiếu thông tin hay thông tin sai lệch không khớp nhau hoặc
chứng từ không hợp lệ làm mất rất nhiều thời gian đồng thời phát sinh những
chi phí không đáng mất.

3.2.Kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực tập


3.2.1.Giao tiếp là điều cần thiết trong công việc
Giao tiếp mới có thể thể tạo mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp. Giao tiếp giúp em
truyền đạt quan điểm, ý tưởng của bản thân với cấp trên thì mới được mọi người công
nhận năng lực. Và ngược lại, giao tiếp kém sẽ là rào cản khiến em khó đạt được thành
công của mình. Vì vậy, trong khoảng thời gian thực tập, em đã học hỏi và rút ra được
những kĩ năng giao tiếp cơ bản trong công việc như sau:
 Học cách lắng nghe, thấu hiểu, tôn trọng ý kiến của tất cả mọi người, kể cả
những bạn thực tập cùng mình.
 Học cách sử dụng ngôn từ: khi giao tiếp với anh chị đồng nghiệp, với cấp trên,
với công ty đối tác và Hải quan thì phải sử dụng từ ngữ, cách mở đầu, kết thúc
phù hợp với đối tượng mình đang nói chuyện.
 Học cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể: Dáng ngồi, động tác tay, ánh mắt hay biểu
cảm gương mặt đều là những hành động có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của
cuộc nói chuyện. Vì vậy, ngoài việc học cách sử dụng lời nói thì em cũng phần
nào cũng học được cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể.
3.2.2.Tính kỷ luật trong công việc.
Vì giai đoạn một lô hàng đi từ cảng người bán đến cảng người mua chỉ diễn ra trong
một khoảng thời gian nhất định, cho nên việc làm và xử lý chứng từ Hải quan cũng bắt
buộc phải diễn ra trong khoảng thời gian đó, hơn nữa không chỉ là có 1 lô hàng, mà có
thể đến 40 – 50 lô hàng/tháng, vì vậy phải có một kế hoạch cụ thể hàng ngày, rằng
hôm nay phải xử lí lô hàng này, và chuẩn bị trước cho lô hàng ngày mai. Việc không
kỉ luật trong công việc sẽ dẫn đến nguy cơ về việc chậm chễ trong Thông quan hàng
hóa, dẫn đến kinh tế bị đình chệ, mà vừa dẫn đến các chi phí phát sinh. Dần dần, em tự
nhận thức được việc cần làm, xác định hành vi nào sẽ thể hiện tốt nhất mục tiêu của
mình: có kế hoạch làm việc cụ thể, chi tiết từng hạng mục, mốc thời gian, tuân thủ
đúng kế hoạch đã đề ra, đảm bảo đúng deadline làm việc, luôn đúng giờ bằng cách
hoàn thành sớm hơn dự định, quản lý tốt thời gian, sắp xếp công việc hợp lý, khoa học,
luôn giữ thái độ đúng đắn cho dù trong môi trường công việc áp lực.
3.2.3.Cần phải học hỏi mỗi ngày
Không ngừng học hỏi những kiến thức mới, những điều chưa rõ trong công việc, phải
tìm tòi, nghiên cứu vấn đề để hiểu rõ bản chất, như vậy thì sau này gặp những trường
hợp tương tự, hay khó giải quyết hơn thì cũng sẽ không bị lúng túng. Nếu như làm đi
làm lại một công việc qua một khoảng thời gian dài, công việc đã trở nên nhuần
nhuyễn, nhưng lại không chịu học thêm những điều mới, thì rất khó để thăng tiến trong
thời đại công nghệ phát triển ngày càng nhanh. Kinh nghiệm của bản thân không được
đánh giá theo số năm đi làm, mà dựa trên những gì mình đã học được và làm được, và
không ngừng phát triển trong khoảng thời gian đó.
3.2.4.Ngoại ngữ là công cụ hỗ trợ chúng ta phát triển trong công việc
Vòng khách hàng không chỉ nằm trong phạm vi quốc gia, đặc biệt là trong ngành xuất
nhập khẩu, khách hàng của công ty được trải dài khắp thế giới. Để giao tiếp với khách
hàng, giúp họ hiểu được bản chất của sản phẩm công ty mình một cách tốt nhất thì
cũng cần phải nắm vững ngôn ngữ của họ.
3.3.Những đề xuất của bản thân
3.3.1.Đề xuất đối với nhà trường
- Về trang thiết bị: Tiếp tục cải thiện trang thiết bị giảng dạy, có nhiều máy chiếu còn
mờ, điều này có thể gây ảnh hưởng đến quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh
- Cơ sở vật chất, phòng học còn nhiều hạn chế.
- Đưa các trường hợp thực tiễn vào các môn dạy chuyên ngành, cho sinh viên tiếp xúc
với những nghiệp vụ liên quan tới chuyên ngành mình đang học: Làm chứng từ,
Khai báo hải quan,…
3.3.2.Đề xuất đối với sinh viên
- Nâng cao hiểu biết, học các lớp kỹ năng mềm nhằm nâng cao khả năng giao tiếp,
thuyết trình của bản thân để có thể thích ứng nhanh chóng với môi trường thực tế
sau này.
- Cần tham gia thêm những khóa học ngoại ngữ để trợ giúp cho công việc sau này.
- Tập trung hơn trong các môn học chuyên ngành, không lơ đãng trong học tập
- Tham gia hoạt động của đoàn khoa để tích lũy kinh nghiệm, nâng cao khả năng làm
việc nhóm. Đây là một trong những kỹ năng rất cần thiết trong công việc sau này.
- Tự tìm hiểu về những yêu cầu của các nhà tuyển dụng, xem mình còn thiếu những
kĩ năng gì thì bổ sung trước khi đi xin việc.
KẾT LUẬN

Qua quá trình thực tập thực tế tại Công ty TNHH Dịch vụ Vận tải và Thương
mại Hà Minh Anh và quá trình học tập tại trường, em nhận thấy: lý thuyết phải đi đôi
với thực hành, phải biết vận dụng linh hoạt những lý thuyết đã học, kết hợp với quá
trình khảo sát thực tế là hết sức quan trọng. Đây chính là thời gian em vận dụng, thử
nghiệm những kiến thức đã học nhằm bổ sung, trau dồi kiến thức còn thiếu hụt mà chỉ
qua thực tế mới có được. Thời gian thực tập tổng hợp tìm hiểu thực tế tại Công ty, em
đã có thêm những kinh nghiệm thực tế quý báu để vận dụng những kiến thức đã học
trên ghế nhà trường áp dụng vào thực tế, chuẩn bị hành trang thật tốt để bước vào
nghề.

Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Công ty TNHH Dịch vụ Vận tải và
Thương mại Hà Minh Anh, các cô chú, anh chị nhân viên đã tạo điều kiện thuận lợi
cho em trong quá trình thực tập. Đồng thời em xin chân thành cảm ơn thầy
PGS.TS.Nguyễn Xuân Thiên đã cung cấp cho em những ý kiến trong thời gian thực
tập để em có thể hoàn thành tốt bản báo cáo này.

Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu chưa nhiều, với kinh nghiệm thực tế chưa có,
việc nhìn nhận vấn đề chủ yếu dưới góc độ lý thuyết là chính nên bài báo cáo thực tập
tổng hợp của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng
góp ý kiến của các thầy cô để bài làm khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện
hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

You might also like