You are on page 1of 3

Câu 1: Các giọt mưa rơi được xuống đất là do tác dụng của

A. Quán tính B. Lực hấp dẫn của trái đất


C. Gió D. Lực đẩy Acsimet
Câu 2: Độ lớn lực hấp dẫn giữa hai vật phụ thuộc vào
A. Thể tích của hai vật. B. Khối lượng và khoảng cách giữa hai vật.
C. Môi trường giữa hai vật. D. Khối lượng của Trái Đất.
Câu 3: Trọng lực là trường hợp riêng của lực hấp dẫn vì
A. trọng lực là lực hấp dẫn giữa Trái Đất và vật.
B. trọng lực là lực hút của Trái Đất.
C. trọng lực tác dụng lên các vật.
D. trọng lực rất dễ phát hiện còn lực hấp dẫn rất khó phát hiện.
Câu 4: Lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên Mặt Trăng và lực hấp dẫn do Mặt Trăng tác dụng lên Trái Đất là hai
lực
A. cân bằng B. trực đối
C. cùng phương cùng chiều D. có phương không trùng nhau
Câu 5: Công thức tính trọng lực P = mg được suy ra từ:
A. Định luật I Niutơn B. Định luật II Niutơn
C. Định luật III Niutơn D. Định luật vạn vật hấp dẫn
Câu 6: Phi hành gia lơ lửng trong tàu vũ trụ là do:
A. không có trọng lực B. không có trọng lượng C. không có khối lượng D. không có lực tác dụng
Câu 7: Khi ta đặt xen vào giữa hai vật m1, m2 một tấm kính dày thì lực hấp dẫn giữa 2 vật sẽ:
A. tăng B. tùy vào vị trí đặt tấm kính giữa 2 vật
C. giảm D. không thay đổi
Câu 8: Lực hấp dẫn không thể bỏ qua trong trường hợp nào sau đây?
A. Chuyển động của các hành tinh quanh Mặt Trời.
B. Va cham giữa hai viên bi.
C. Chuyển động của hệ vật
D. Chuyển động của những chiếc tàu thuỷ đi trên biển.
Câu 9: Điều gì sẽ xảy ra nếu lực hút của Trái Đất lên Mặt Trăng không còn nữa?
A. Mặt Trăng rơi tự do vào trong tâm Trái Đất.
B. Mặt Trăng vẫn chuyển động với quỹ đạo như cũ.
C. Mặt Trăng sẽ chuyển động li tâm.
D. Mặt Trăng chuyển động theo phương bán kính quỹ đạo.
Câu 10: Biểu thức của định luật vạn vật hấp dẫn là:
M Mm Mm
A. Fhd = G r2 B. Fhd = ma C. Fhd = G D. Fhd = G r2
r
Câu 11: Hai quả cầu đồng chất được đặt cho tâm cách nhau khoảng r hút nhau bằng một lực F. Nếu thay một trong
hai quả cầu bằng quả cầu khác có bán kính lớn gấp hai, khoảng cách giữa hai tâm vẫn như cũ thì lực hấp dẫn giữa
chúng F’ sẽ là:
A. 4F B. 25F/6 C. 16F D. 8F
Câu 12: Một vật có khối lượng m ở độ cao h thì gia tốc rơi tự do sẽ được tính theo công thức nào:
GM GmM GM GM
A. g = (R+h) B. g = C. g = (R+h)2 D. g =
R2 R2

Câu 13: Gọi gia tốc trọng lực trên mặt đất là g0, tại một nơi ở cách tâm Trái đất khoảng 4R (R: bán kính Trái đất)
gia tốc trọng lực là g. Tỉ số g/g0 là:
9 1 1 1
A. 16 B. 9 C. 4 D. 16

Câu 14: Khi đưa 1 vật lên cao độ cao h thì lực hấp dẫn của Trái Đất
A. tăng theo độ cao h
B. giảm theo khoảng cách
C. giảm theo tỷ lệ bình phương với độ cao h
D. giảm và tỷ lệ nghịch với bình phương của tổng độ cao h và bán kính R của trái đất
Câu 15: Hai chất điểm bất kì hút nhau với một lực, lực này
A. Tỉ lệ nghịch với tích hai khối lượng, tỉ lệ thuận với bình phương khoảng cách giữa chúng
B. Tỉ lệ thuận với tích hai khối lượng, tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng
C. Tỉ lệ thuận với tích hai khối lượng
D. Tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng
Câu 16: Lực hấp dẫn do một hòn đá ở trên mặt đất tác dụng vào Trái Đất thì có độ lớn:
A. lớn hơn trọng lượng của hòn đá B. nhỏ hơn trọng lượng của hòn đá
C. bằng trọng lượng của hòn đá D. bằng 0
Câu 17: Gia tốc của hòn đá ném thẳng lên sẽ:
A. Nhỏ hơn gia tốc của hòn đá ném xuống B. Bằng gia tốc của hòn đá ném xuống
C. Giảm dần D. Bằng không khi lên cao tối đa
Câu 18: Khi khoảng cách giữa hai chất điểm tăng lên ba lần thì lực hấp dẫn giữa chúng:
A. tăng lên 3 lần B. tăng lên 9 lần C. giảm đi 3 lần D. giảm đi 9 lần
Câu 19: Khi khối lượng của hai vật (coi như hai chất điểm) và khoảng cách giữa chúng tăng lên gấp đôi thì lực
hấp dẫn giữa chúng có độ lớn
A. tăng gấp bốn B. tăng gấp đôi C. giảm đi một nửa D. giữ nguyên như cũ
Câu 20: Cho hai quả cầu đồng chất có cùng bán kính. Nếu bán kính của hai quả cầu này và khoảng cách giữa
chúng giảm đi 2 lần thì lực hấp dẫn giữa chúng thay đổi như thế nào?
A. Không thay đổi B. Tăng bốn lần C. Giảm 4 lần D. Giảm 16 lần
Câu 21: Hai tàu thuỷ mỗi chiếc có khối lượng 50000 tấn ở cách nhau 1km. Lực hấp dẫn giữa chúng có giá trị:
A. F = 0,167N. B. F = 1,67 N. C. F = 16,7 N. D. 0,0167 N
Câu 22: Hai quả cầu mỗi quả có khối lượng 200kg, bán kính 5m đặt cách nhau 100m. Lực hấp dẫn giữa chúng lớn
nhất bằng:
A. 2,668.10-6 N B. 2,204.10-8 N C. 2,668.10-8 N D. 2,204.10-9 N
Câu 23: Hai chiếc tàu thuỷ có khối lượng m1 =m2= 5.107kg, lực hấp dẫn giữa chúng là 166,75.10- 3N. Khi đó hai
chiếc tàu thuỷ đặt cách nhau một khoảng là:
A. 1km B. 106 km C. 1m D. 106 m
Câu 24: Hai vật có khối lượng bằng nhau đặt cách nhau 10cm thì lực hút giữa chúng là 1,0672.10-7N. Khối lượng
của mỗi vật là:
A. 2kg B. 4kg C. 8kg D. 16kg
Câu 25: Biết khối lượng sao Hỏa bằng 0,11 lần khối lượng Trái Đất, bán kính sao Hỏa bằng 0,5325 lần bán kính
Trái Đất. Tìm gia tốc trọng trường gH trên sao Hỏa theo đơn vị m/s2. Biết gia tốc trọng trường Trái Đất gTĐ =9,8
m/s2
A. 1,204 B. 0,305 C. 3,802 D. 6,218
Câu 26: Một vật khối lượng 4kg ở trên mặt đất có trọng lượng 40N. Khi chuyển vật đến vị trí cách mặt đất h=3R
(R là bán kính trái đất) thì khối lượng của vật là:
A. 0,25 kg B. 0,5 kg C. 2 kg D. 4 kg
Câu 27: Xác định lực hấp dẫn giữa Trái Đất và Mặt Trăng. Biết khoảng cách giữa Mặt Trăng và Trái Đất 38.107m,
khối lượng Mặt Trăng 7,37.1022kg, khối lượng Trái Đất 6.1024kg.
A. 22.1025N B. 2,04.1021N C. 0,204.1021N D. 2.1027N
Câu 28: Ở độ cao nào so với mặt đất, gia tốc rơi tự do có giá trị bằng một nửa gia tốc rơi tự do ở mặt đất? Cho biết
bán kính Trái Đất R = 6400 km
A. 2550 km B. 2650 km C. 2600 km D. 2700 km
Câu 29: Người ta phóng một con tàu vũ trụ từ Trái Đất bay về hướng Mặt Trăng. Biết rằng khoảng cách từ tâm
Trái Đất đến tâm Mặt Trăng bằng 60 lần bán kính R của Trái Đất; khối lượng Mặt Trăng nhỏ hơn khối lượng Trái
Đất 81 lần. Hỏi ở cách tâm Trái Đất bao nhiêu thì lực hút của Trái Đất và của Mặt Trăng lên con tàu vũ trụ sẽ cân
bằng nhau?
A. 50R B. 60R C. 54R D. 45R
Câu 30: R là bán kính Trái Đất. Muốn lực hút của Trái Đất lên vật giảm đi 9 lần so với khi vật ở trên mặt đất, thì
vật phải ở cách mặt đất là
A. 9R B. 3R C. 2R D. 8R

You might also like