You are on page 1of 41

GV: LÊ TRUNG TIẾN ĐÀ NẴNG DĐ: 0901.959.

959

ĐỀ 1
Bài 1: Một vật chuyển động từ A qua các địa điểm B, C, D, E như sau:
 Đi từ A đến B với vận tốc v1=36km/h trong 1ph40s
 Đi từ B đến C cách nhau 600m trong 50 giây.
 Đi từ C đến D với vận tốc v3=15m/s, CD=750m.
 Lên dốc DE với vận tốc 10m/s, xuống dốc ngay với vận tốc 15m/s.
Hỏi: 1. Khoảng cách AB? Vận tốc v2 trên đoạn BC? Thời gian đi từ C đến D?
2. Vận tốc trung bình của vật trên AC? Trên AD?
3. Vận tốc trung bình trong quá trình lên và xuống dốc?
Bài 2: Hai bình hình trụ đặt thẳng đứng, diện tích đáy
S1=100cm2, S2=50cm2 thông đáy bằng một ống nhỏ. Đổ vào
bình S1 6l nước (D0=1g/cm3)
1. Tính áp suất, áp lực trên đáy mỗi bình.
2. Thả vào bình S1 một khối gỗ hình lập phương cạnh
S1 S2
3
a=8cm, khối lượng riêng D1=0,75g/cm . Tính thể tích
phần ngập trong nước của khối gỗ và chiều cao cột nước lúc này ở bình S1.
3. Lấy khối gỗ ra, đổ vào bình S1một cột dầu cao H=20cm (D2=0,8kg/dm3). Tính độ
chênh lệch mực nước ở hai bình.
Bài 3: Đòn bẩy cứng AB nhẹ, dài l=60cm, tại A và B
A O B
có treo hai vật đặc như hình vẽ, m1=2kg, m2=3kg
1. Tính OA để đòn bẩy cân bằng.
2. Nhúng ngập m2 vào nước thì phải dịch điểm tựa m1 m2 O
tới vị trí O’ nào để đòn bẩy cân bằng? Vật m2 có khối lượng riêng D2=1,5g/cm3, nước
có D = 1g/cm3.
Bài 4:
1. H4a Vẽ một chùm tia sáng từ S, đến gương (G), phản xạ đi qua khe AB.
2. H4b Vẽ tia sang từ S lần lượt phản xạ trên (G1) rồi (G2) sau đó đi qua điểm A.
GV: LÊ TRUNG TIẾN ĐÀ NẴNG DĐ: 0901.959.959

(G1)

A
S B S
A

(G) (G2)
H4a H4b

ĐỀ 2

Bài 1: Một đoàn tàu hỏa chuyển động đều; một người dùng đồng hồ bấm giây để xác định
thời gian chuyển động của tàu so với vật làm mốc (tính từ lúc đầu tàu chạm làm mốc đến
khi đuôi tàu rời vật mốc), kết quả như sau:
 Đoàn tàu vượt qua vật một cây cầu sắt dài 450m mất 45s.
 Đoàn tàu vượt qua một cột điện bên đường mất 15s
 Đoàn tàu vượt qua một người đi xe đạp cùng chiều mất 25s.
Tìm vận tốc của đoàn tàu, chiều dài của đoàn tàu, vận tốc của xe đạp (xe đạp cũng
chuyển động đều)

Bài 2: Một ống gỗ hình trụ rỗng, bán kính trong R1=8cm, bán kính ngoài R2=10cm, cao
h=15cm; khối lượng riêng D1=0,8kg/dm3. Người ta dùng ni long mỏng bịt kín một đầu để
làm đáy rồi đổ đầy xăng (D2=0,75kg/dm3) vào ống.
1. Tính khối lương gỗ và khối lượng xăng.
2. Người ta nhẹ nhàng đặt ống gỗ thẳng đứng vào nước sao cho xăng không đổ ra ngoài.
Tính chiều cao phần nổi khỏi mặt nước.
Bài 3: Một thước thẳng AB đồng chất, tiết diện đều, A B
C D
chiều dài AB=42cm, trọng lượng P1=6N, đầu A treo
P2
vật nặng P2=3N. Thước đặt trên giá đỡ nằm ngang,
CD=6cm.
Xác định giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất của khoảng cách AC để thanh cân bằng trên giá
đỡ.
GV: LÊ TRUNG TIẾN ĐÀ NẴNG DĐ: 0901.959.959

Bài 4: Từ sát mặt đất người ta bắn một viên bi lên cao theo phương thẳng đứng với vận tốc
đầu v0=20m/s.
1. Tính độ cao cực đại mà viên bi đạt được.
2. Tính vận tốc của viên bi khi cách mặt đất
H=12,8m (G2)

S
K
N R
Bài 5:
Cho hai gương phẳng lập với nhau góc α như hình vẽ. β α
(G1) O
tia sang tới SI có tia phản xạ IK đến gương (G2) rồi I

phản xạ theo phương IR.


1. Cho β=60. Tìm α để KR SI.
2. Cho α=60, tìm β để tia sang IK phản xạ trên G2 thì quay trở về theo đường cũ (nghĩa
là KR trùng với tia KI)

ĐỀ 3

Bài 1: Hai địa điểm A và B cách nhau S km. Lúc 5h có 2 người khởi hành cùng lúc:
 Hòa đi từ A đến B, nửa đoạn đường đầu có vận tốc v1=40km/h, trên nửa đoạn đường
sau có vận tốc v2=60km/h.
 Khánh đi từ B về A với vận tốc đều 30km/h.
1. Tính vận tốc trung bình của Hòa trên AB.
2. Biết S=120km. Xác định vị trí, thời điểm hai người gặp nhau.
3. Vẽ đồ thị vị trí theo thời gian của hai người trên cùng một hệ trục tọa độ.
GV: LÊ TRUNG TIẾN ĐÀ NẴNG DĐ: 0901.959.959

Bài 2: Một miếng hợp kim vàng-bạc có trọng lượng trong không khí là P=0,309N, trong
nước là P1=0,289N. Xác định tỉ lệ phần trăm vàng-bạc của miếng hợp kim; biết khối lượng
riêng của nước, vàng, bạc thứ tự là 1 ; 19,3 ; 10,5 g/cm3.

Bài 3: Một bể chứa nước bên trên có phủ một lớp xăng(D=0,7g/cm3). Người ta thả thẳng
đứng vào bể một thanh gỗ dài 24cm, khối lượng riêng D=0,9g/cm3. Thanh gỗ chìm hoàn
toàn trong xăng và nước. tính phần chiều dài thanh gỗ nằm trong nước.

Bài 4: Một quả cầu nhỏ,khối lượng m=200g đang


O
lăn trên đoạn đường ngang AB với vận tốc v1=2m/s.
A B
tới B nó lăn xuống đoạn đường cong không ma sát
BC của đường tròn tâm O, bán kính OC=1m thẳng C
x

đứng với góc ̂ . Sau đó trên Cx nằm


ngang nó lăn được CD=10m thì dừng lại.
1. Tính vận tốc của quả cầu tại C.
2. Tính lực ma sát giữa quả cầu và mặt đường.
Bài 5:
(G2)
Hai gương phẳng giống nhau ghép thành hệ, hợp với nhau
góc α như hình vẽ. tia tới SI song song với G1. I S

Vẽ và giải thích về đường truyền liên tục của tia SI qua hệ


gương trong các trường hợp: α
O (G1)
a) α=90
b) α=60
GV: LÊ TRUNG TIẾN ĐÀ NẴNG DĐ: 0901.959.959

ĐỀ 4

Bài 1: Đoạn đường thẳng AB dài 100km. Lúc 8h có 2 người khởi hành cùng lúc:
 Liên đi từ A, xuất phát với vận tốc 40km/h, cứ sau đoạn đường a=40km lại tăng vận
tốc thêm 10km/h nữa cho đến khi tới B
 Chiểu đi từ B về A với vận tốc đều 25km/h
1. Tính vận tốc trung bình của Liên trên AB.
2. Xác định vị trí, thời điểm hai người gặp nhau.

Bài 2: Khối gỗ hình trụ, dài 60cm, diện tích đáy S=64cm2, khối lượng riêng D=0,6g/cm3.
1. Tính khối lượng, trọng lượng của khối gỗ.
2. Thả khối gỗ thẳng đứng vào bể nước rộng (D0=1g/cm3) và giữ cho nó đứng thẳng.
Tính phần chiều cao ngập trong nước của khối gỗ.
3. Kéo khối gỗ lên đều cho đến khi đáy dưới của nó cách mặt nước 50cm. Tính công đã
thực hiện.

Bài 3: Cần pha bao nhiêu ml rượu 18 với bao nhiêu ml rượu 52 để được 1l rượu 40? (rượu
18 có nghĩa là trong rượu có 18% cồn nguyên chất còn lại là nước)

Bài 4: Hai người cao bằng nhau, dùng một đòn khiêng dài l=AB=120cm để khiêng một vật
nặng m=60kg. Vật nặng được treo tại C, AC=40cm. Đòn khiêng được đặt trên vai hai người
tại A và B. Tính lực nâng của mỗi người trong các trường hợp:
1. Bỏ qua khối lượng đòn khiêng
2. Đòn khiêng có khối lượng m1=2kg.

(G2)
Bài 5:
Hai gương phẳng giống nhau ghép thành hệ, hợp với nhau I S

góc α như hình vẽ. tia tới SI song song với G1.
Vẽ và giải thích về đưuòng truyền liên tục của tia SI qua hệ O (G1)
GV: LÊ TRUNG TIẾN ĐÀ NẴNG DĐ: 0901.959.959

gương trong các trường hợp:


a) α=30 b) α=36

ĐỀ 5

Bài 1: Một canô và một bè thả trôi sông, cùng xuất phát xuôi dòng từ A về B. Khi canô đến
B nó lập tức quay trở về A và gặp bè ở C cách A 4km. Canô tiếp tục chuyển động về A rồi
quay trở lại gặp bè ở D. Tính khoảng cách AD, biết AB=20km.

D C A
3 2
B 1
1
2
3

(Các mũi tên đánh số giống nhau chỉ thời điểm như nhau)
HD: Tính vận tốc riêng của canô v theo vận tốc chảy của dòng nước.
Bài 2: Một thỏi sáp bên trong có một miếng kim loại được treo vào móc của một lực kế thì
lực kế chỉ 1,51N. Cho ngập thỏi sáp trong nước thì lực kế chỉ 0,43N. Tính khối lượng của
miếng kim loại.
Khối lượng riêng của sáp, kim loại và nước lần lượt là 0,59 ; 7 và 1 (g/cm3)
Bài 3: Thanh OA đồng chất, tiết diện đều dài 40cm A O B
có trọng lượng P=20N được đặt trên điểm tựa O mà F P1
OA=3OB. Đầu B treo vật nặng P1=80N
a, Hỏi phải tác dụng vào đầu A một lực F hướng thẳng đứng xuống dưới bằng bao
nhiêu để thang cân bằng, nằm ngang.
b, Nhúng ngập P1 vào trong nước (D0=1kg/dm3). Tìm vị trí điểm
O
tựa mới để thanh cân bằng. P1 có trọng lượng riêng d1=80N/dm3.
M N
Bài 4: Hai gương phẳng AM và BN đặt song song, mặt phản xạ quay
vào nhau. Trên đường thẳng song song với 2 gương có 2 điểm S,O như
hình vẽ. Cho AB=d, AS=a, SO=h.

A S B
GV: LÊ TRUNG TIẾN ĐÀ NẴNG DĐ: 0901.959.959

1. Vẽ và trình bày cách vẽ tia sáng từ S, phản xạ trên AM ở I rồi phản xạ trên BN ở J
sau đó đi qua O.
2. Tính AI và BJ.

ĐỀ 6

Bài 1: Một thanh nhỏ AB chiều dài l, dựng đứng cạnh một bức tường A
thẳng đứng. Một con bọ dừa đậu ở đầu B của thanh. Vào thời điểm mà
đầu B bắt đầu chuyển động về bên phải sàn ngang với vận tốc v không
B
đổi, thì con bọ cũng bắt đầu bò dọc lên thanh với vận tốc không đổi u
đối với thanh.
Trong quá trình bò lên thanh, con bọ sẽ đạ được độ cao cực đại là bao nhiêu so với sàn
ngang nếu đầu trên của thanh không rời khỏi bức tường.
Bài 2: Ba cái chai giống nhau đậy kín nút; một cái chai rỗng, một chai đựng đầy nước, một
chai đựng đầy rượu. Khi dìm ngập cả 3 chai vào một bể nhỏ đựng đầy nước thì tràn ra
3dm3. Khi không dìm các chai thì thấy một chai chìm sát đáy, một chai lơ lửng, một chai
chỉ chìm một phần trong nước.
Tính khối lượng của vỏ chai, khối lượng rượu, khối lương nước trong chai. Khối lượng
riêng của thủy tinh, rượu và nước lần lượt là 2,4 ; 0,8 và 1 g/cm3.
Bài 3: Một ôtô có khối lượng m=1,2 tấn, công suất P=13200W chuyển động đều trên đường
ngang với vận tốc v1=54km/h.
1. Tính lực cản tổng cộng tác dụng lên ôtô.
2. Bây giờ ôtô lên dốc 1% (cứ l=100m chiều dài thì lên cao h=1,), lực cản vẫn như cũ,
công suất không đổi. Tính vận tốc lên S

dốc của ôtô.


B
Bài 4: Một học sinh có măt cách mặt đất 1,6m
M

đứng cách chân một trụ điện đoạn AH=10m,


H
A
nhìn thấy ảnh của trụ điện trong một vũng

S'
GV: LÊ TRUNG TIẾN ĐÀ NẴNG DĐ: 0901.959.959

nước nhỏ cách chân mình 2m. Tính chiều cao của trụ điện.
Bài 5:
 Vì sao mùa hè quạt lại thấy mát?
 Vì sao mùa đông mặc áo bông lại thấy ấm? Có phải áo bông đã truyền nhiệt cho cơ
thể ta không?

ĐỀ 7

Bài 1: Trên đồ thị biểu diễn S(km)


chuyển động của 2 người Hòa
180
(H) và Bình (B) (H)
135
1. Mô tả chuyển động của 2
90 (B)
người.
45
2. Xác định vị trí, thời điểm
t(h)
hai người gặp nhau (bằng O5 6 7 8 9 10 11 12 13 14

phép tính).

Bài 2: Hai bình hình trụ thẳng đứng, tiết diện S1=50cm2,
S2=150cm2 thông đáy bằng một ống nhỏ đang đựng mước tói một
độ cao nào đó.
S1 S2
Đổ vào bình S2 1,5l dầu (D1=0,8g/cm3) và thả vào dầu một cục nựa
đặc, khối lượng m2=0,8kg, cục nhựa này nổi trong dầu.
1. Tính độ cao cột dầu ở bình S2.
2. Tính độ chênh lệch mực nước giữa hai bình.
3. So với ban đầu mực nước ở bình S2 đã hạ xuống bao nhiêu cm?
GV: LÊ TRUNG TIẾN ĐÀ NẴNG DĐ: 0901.959.959

Bài 3:Thanh đồng chất được gập thành chữ L


như hình vẽ.AB=3dm, BC=8dm. Khối lượng B O I
C

cả thanh là m=1,1kg.
1. Xác định vị trí điểm tựa O để thanh cân
bẳng. A

2. Dịch điểm tựa tới I là trung điểm của BC. Hỏi phải tác dụng vào A một lực F như thế
nào để thanh cân bằng mà cường độ F nhỏ nhất.

Bài 4:
A
Ba gương phẳng được ghép với thành tam giác cân ở A, ̂ =α. Trên
S
gương AB có một lỗ nhỏ. Người ta chiếu vào lỗ một tia sáng vuông O
I

góc với AB. Sau khi lần lượt phản xạ trên vả ba gương (AC, AB,
BC) tia sang lại đi ra theo đường cũ. Tính α.

B C

ĐỀ 8

Bài 1: Hai bến sông A và B cách nhau 96km. Một canô và một bè nứa cùng xuất phát xuôi
dòng từ A. Canô đến B thì quay trở về A ngay và gặp bè nứa tại C cách A 24km mất 14h kể
từ khi rời bến tại đây. Tính vận tốc riêng của canô và vận tốc chảy của dòng sông.
Bài 2:
Hai quả cầu đặc, thể tích mỗi quả cầu là V=100cm3 được nối với
nhau bằng sợi dây nhẹ, không co giãn, thả trong nước. Khối lượng D1

quả cầu bên dưới gấp 4 lần khối lượng quả cầu bên trên. Khi cân D0

1
bằng thì thể tích quả cầu bên trên ngập trong nước. D2
2

Hãy tính: 1. Khối lượng riêng của các quả cầu.


2. Lực căng dây.
GV: LÊ TRUNG TIẾN ĐÀ NẴNG DĐ: 0901.959.959

Nước có D0=1000kg/m3.
Bài 3: Một nhiệt lượng kế có khối lượng m1=500g, nhiệt dung riêng c, đang đựng một cục
nước đá có khối lượng m2, đang ở -40C.
 Để đưa hệ thống đạt đến nhiệt độ -10C đã phải cung cấp nhiệt lượng Q1=69900J.
 Để đưa hệ thống từ -10C lên đến 10C đã phải cung cấp nhiệt lượng Q2=40700J.
Tính nhiệt dung riêng c và khối lượng m2.
Nước đá có c2=2100J/kg.K,  = 336000J/kg; nước lỏng có c1=4200J/kg.K

Bài 4:Cho cơ hệ như hình vẽ. Đòn AB nhẹ, OB= 3


4

OA. Vật 1 treo bên A có khối lượng m1=1kg, thể tích


V1=0,1 dm3 ngập trong nước có D0=1g/cm3. Vật m2
có khối lượng bằng bao nhiêu để đòn bẩy cân bằng?
Bài 5: Ở hình bên, AB là một gương phẳng, S là điểm
M
sáng.
S
1. Vẽ và trình bày cách vẽ một tia sáng từ S, phản xạ
trên gương ở I và đi qua M. A B
2. Quay gương một góc α quanh trục quay đi qua I, tia
phản xạ quay đi một góc bao nhiêu?

3.* Giải bài toán nếu quay gương quanh trục A.

ĐỀ 9
Bài 1: Người ta dùng một cân đòn (cân Roberval) để cân một vật. Vì hai cánh tay đòn của
cân không thật bằng nhau nên đặt vật ở đĩa này ta cân được 400g nhưng đặt vật ở đĩa kia lại
cân được 441g.Tính khối lượng thật của vật.
Bài 2: Một đoàn xe quân sự có chiều dài 3000m đang hành quân với vận tốc đều 50km/h.
Người chỉ huy ngồi ở xe đầu tiên trao mệnh lệnh cho một chiến sỹ đi xe môtô chuyển
GV: LÊ TRUNG TIẾN ĐÀ NẴNG DĐ: 0901.959.959

xuống xe cuối cùng. Xe môtô này đi và về với cùng một vận tốc và hoàn thành nhiệm vụ
trong 4ph48s. Tính vận tốc của xe môtô
Bài 3: Treo một khối nhôm vào một đầu của một đòn bẩy. Đòn bẩy cân bằng khi treo vào
cánh tay đòn phía bên kia trục quay một quả cân 500g ở cách trục quay một khoảng
l1=10cm.
Khi nhúng ngập khối nhôm vào dầu nhờn (D=0,9g/cm3) thì phải dịch chuyển quả cân đi
một khoảng 3,6cm đòn bẩy mới cân bằng.
1. Khối nhôm đặc hay rỗng? Thể tích lỗ rỗng là bao nhiêu? Biết đòn bẩy dài 40cm và
trục quay đi qua điểm chính giữa của đòn.
2. Nếu nhúng ngập khối nhôm vào một chất lỏng và treo quả cân ở cách trục quay 6cm
thì đòn bẩy cân bằng. Xác định khối lượng riêng của chất lỏng đó.

Bài 4: Trong một bình cách nhiệt đựng nước ở 00C có một miếng nước đá khối lượng
m1=100g nổi trên mặt nước, bên trong miếng nước đá có một viên bi chì khối lượng m2=5g.
Hỏi phải cung cấp cho bình một nhiệt lượng bằng bao nhiêu để viên bi + nước đá bắt đầu
chìm xuống? khối lượng riêng của nước, nước đá, chì lần lượt là 1 ; 0,9 ; 11,3 g/cm3. Lấy 
=340000J/kg.
Bài 5: Với một cái gương soi nhỏ và một thước mét (Giới hạn đo: 1m, Độ chia nhỏ nhất:
cm); hãy trình bày một phương án đo chiều cao của cột cờ trường em.

ĐỀ 10

Bài 1: Một vật chuyển động không vận tốc đầu ( vận tốc ban đầu bằng 0), vận tốc được xác
định theo thời gian bởi công thức v=10t [v: m/s; t: giây(s)].
1. Vẽ đồ thị vận tốc theo thời gian.
2. Xác định biểu thức của đường đi theo thời gian.
3. Tính quãng đường vật đi được trong:
 10 giây đầu tiên
 Giây thứ 10
GV: LÊ TRUNG TIẾN ĐÀ NẴNG DĐ: 0901.959.959

Bài 2: Một quả cầu khối lượng riêng D1=0,82 g/cm3, thể tích V=100cm3 đang nổi trên mặt
nước. Người ta rót dầu phủ kín hoàn toàn quả cầu. Khối lượng riêng của nước là
D0=1g/cm3, của dầu là D2=0,7g/cm3.

1. Tính thể tích phần quả cầu ngập trong nước trước và sau khi rót dầu.
2. Nếu rót thêm dầu thì thể tích phần quả cầu ngập trong nước có thay đổi không?

Bài 3:Miếng phẳng đồng chất, độ dày đồng đều, hình A

tam giác vuông ABC, ̂ =1v, AB=30cm, AC=40cm


1. Xác định vị trí trọng tâm G của miếng phẳng.
2. Tính khoảng cách từ G đến đường cao AH.
B C
H M
3. Miếng phẳng nặng 600g. Treo miếng phẳng
bằng sợi dây cột vào A. Hỏi phải treo vào B hay C một vật nặng bao nhiêu để miếng
phẳng cân bằng, BC nằm ngang.

Bài 4: Có 2 bình cách nhiệt:


 Bình 1 chứa 200g nước và một cục nước đá nặng 50g.
 Bình 2 chứa 600g nước ở 60C.
Rót một lượng nước từ bình 1 sang bình 2, đợi khi có cân bằng nhiệt thì rót từ bình 2
về bình 1 lượng nước như cũ. Cuối cùng bình 1 có cân bằng nhiệt ở 20C. Tính khối
lượng nước đã rót qua, rót về.
Bài 5: một ôtô trọng lượng P=12000N, có công suất không đổi. Khi chạy trên đường bằng,
với đoạn đường S=1km với vận tốc đều 54km/h thì tiêu thụ hết V=0,1l xăng. Động cơ có
hiệu suất H=28%, xăng có D=0,7kg/dm3; q=46.106 J/kg.
1. Tính lực cản tác dụng lên ôtô.
2. Tính công suất của ôtô.
3. Bây giờ ôtô lên dốc 3,5% (l=100m, h=3,5m) thì có vận tốc là bao nhiêu? Lực cản trên
A Fk .s
đường bằng và đường dốc là như nhau. HD: H= = ; P  Fk .v ; F= h
Q q.m l

.P
GV: LÊ TRUNG TIẾN ĐÀ NẴNG DĐ: 0901.959.959

ĐỀ 11

Bài 1:

1. Một người dự định đi xe đạp trên quãng đường 60km với vận tốc nào đó. Biết rằng
nếu tăng vận tốc thêm 5 km/h nữa thì sẽ đến nơi sớm hơn dự định 30ph. Tính vận tốc
người đó dự định.
2. Một người đi từ A đến B với vận tốc v1=30km/h rồi từ B trở về A ngay với vận tốc
v2. Biết vận tốc trung bình của người đó trong cả quá trình đi và về là 24km/h. Tính
v2.

Bài 2: Một quả cầu bằng sắt, bên trong rỗng, khối lượng m=5850g. Khi thả vào nước thì
quả cầu nổi, phần chìm trong nước chiếm một nửa thể tích. Tính thể tích phần rỗng, bỏ qua
khối lượng không khí nhốt trong quả cầu.
Sắt có D=7,8g/cm3, nước có D0=1g/cm3.
Bài 3: Hai vật nặng khối lượng m1=3,9kg và m2=2,106kg được treo vào hai đầu A và B của
một đòn bẩy, AB=60cm; điểm tựa là O.
1. Tính OA để đòn bẩy cân bằng.
2. Nhúng ngập cả hai vật vào nước. Đòn bẩy có tiếp tục cân bằng không, nếu:
a) Cả hai vật đều làm bằng sắt.

b) m1 làm bằng sắt, m2 làm bằng nhôm.


Khối lượng riêng của nước, sắt, nhôm lầ lượt là 1g/cm3, 7,8g/cm3, 2,7g/cm3.
Bài 4: Có hai bình cách nhiệt đựng hai chất lỏng ở nhiệt độ khác nhau. Người ta dùng một
nhiệt kế rồi lần lượt nhúng vào bình 1 rồi nhúng vào bình 2, nhúng đi nhúng lại nhiều lần.
số chỉ của nhiệt kế lần lượt là 90C ; 18C ; 88C ; 20,8C . Hỏi:
1. Lần tiếp theo nhiệt kế chỉ bao nhiêu?
2. Sau một số lần nhúng rất lớn, nhiệt kế chỉ bao nhiêu?

HD: Gọi nhiệt dung của các bình và nhiệt kế là C1, C2, C3. Viết phương trình cân bằng
nhiệt cho các lần nhúng thứ 3,4 ,5.
GV: LÊ TRUNG TIẾN ĐÀ NẴNG DĐ: 0901.959.959

Bài 5:Một gương phẳng hình tròn, đường kính


A' B'
AB=10cm đặt trên bàn cách trần nhà 2m. Điểm sáng S
S
trên trục của gương, cách gương 1m.
1. Tính diện tích vệt sáng trên trần nhà.
2. Cần phải dịch S như thế nào (theo phương vuông A B

góc với gương) để đường kính vệt sáng tăng gấp


đôi? S'

ĐỀ 12
Bài 1: Một ôtô đi từ A đến B, cách nhau một khoảng S. Cứ sau 15ph chuyển động đều, xe
lại dừng để nghỉ 5ph. Trong 15 phút đầu xe chuyển động với vận tốc v 0=16km/h và khoảng
thời gian chuyển động kế tiếp sau đó xe có vận tốc lần lượt a=là 2v0, 3v0, 4v0, ... tính vận
tốc trung bình của ôtô trên AB nếu:
1. S=84km 2. S=91km

Bài 2:
Hai thanh AB và BC, mỗi thanh được làm bằng vật A B C
liệu đồng chất, tiết diện đều, AB=3BC=3dm, trọng
lượng riêng dBC=3dAB, tiết diện bằng nhau, được ghép lại thành thanh thẳng ABC.
1. Đặt thanh nằm ngang lên điểm tựa O. Tính khoảng cách AO để thanh cân bằng.
2. Gắn đầu C của thanh vào trục quay đặt trên thành bình của một bình chứa, thanh có
thể quay quanh C. Khi đổ nước vào bình đến khi thanh ngập hoàn toàn trong nước.
Tính dAB, dBC. Nước có d=10008N/m3.

Bài 3: Một bình cách nhiệt hình trụ, diện tích đáy S=100cm2, đựng nước đã làm lạnh thành
băng, cao tới h1=40cm, đang ở nhiệt độ t1= -60C. Đổ nước ở t2=10C vào bình, chiều cao
cột nước là h2=30cm.
GV: LÊ TRUNG TIẾN ĐÀ NẴNG DĐ: 0901.959.959

1. Xác định nhiệt độ cân bằng. khi đó khối lượng nước lỏng, nước đá có trong bình là
bao nhiêu?
2. Khi cân bằng, chiều cao tổng cộng của nước và nước đá là bao nhiêu?

Nước đá: D1=0,99g/cm3, c1=2100J/kg.K,  =33600J/g


Nước: D2=1g/cm3, c2=4200J/kg.K
Bài 4:Cho 3 gương phẳng M1, M2, M3. Hai
gương M1 và M2 hợp với nhau một góc x'
M1 M2
120, đối xứng với nhau qua đường thẳng
S
đứng xx’. Giao tuyến D cách gương M3 D
I

đoạn DH=a. M3 vuông góc xx’. Cho tia tới M3


SI song song với gương M3, gặp gương M2 H

tại I. x
1. Hãy vẽ tiếp đường truyền của tia SI
qua hệ 3 gương. Chứng tỏ tia phản xạ KR trên M1 song song với SI.
2. Xác định vị trí của I trên M2 để tia phản xạ. KR có phương trùng với phương của tia
tới SI.

ĐỀ 13

Bài 1: Một người dự định đi bộ một quãng đường với vận tốc v1=5km/h nhưng đi đến đúng
nửa đường thì được bạn đèo đi xe đạp, đi tiếp với vận tốc v2=12km/h, do đó đã đến nơi sớm
hơn dự định 28ph.
Hỏi người đó đã đi toàn bộ quãng đường mất bao lâu?
Bài 2: Một khối gỗ hình lập phương, cạnh a=20cm khối lượng
riêng D1=0,7g/cm3 được thả vào nước (D0=1kg/dm3).
1. Tính phần chiều cao nổi khỏi mặt nước của khối gỗ. a

2. Người ta khoét theo trục đối xứng của khối gỗ một lỗ hình
trụ, đáy S1=40cm2, chiều sâu x rồi đổ đầy chì
GV: LÊ TRUNG TIẾN ĐÀ NẴNG DĐ: 0901.959.959

(D2=11,3g/cm3) vào lỗ. Khi thả khối gỗ trở lại vào nước thì thấy khối gỗ lơ lửng
trong nước. Tính x.

Bài 3: Thanh gỗ AB dài l=AB=60cm, khối lượng


M N
m=1,8kg, có trọng tâm G, AG=40cm (trọng tâm
là điểm đặt của trọng lực tác dụng lên thanh gỗ).
Thanh AB được treo bằng hai dây mảnh, không G
A B
co giãn AM, CN, AM//CD và AC=50cm.
1. Tính các lực căng dây.
2. Bây giờ treo vào A trọng vật P1. Gọi T1, T2 là các lực căng dây AM và CN. Tính P1
để T1=1,5T2.

Bài 4: Có 2 bình cách nhiệt. Bình 1 chứa 4l nước ở 80C, bình 2 chứa 1l nước ở 10C. Rót
từ bình 1 sang bình 2 một lượng nước, đợi cho có cân bằng nhiệt thì rót từ bình 2 về bình 1
một lượng nước như cũ. Cuối cùng bình 1 cân bằng ở 78C. Tính khối lượng nước đã rót từ
bình 1 sang bình 2.
Bài 5: Một người cao 1,70 m; mắt cách đỉnh đầu 10cm, soi mình trong gương treo trên
tường. Hỏi mép dưới của gương cách mặt đất nhiều nhất là bao nhiêu cm và mép trên của
gương cách mặt đất ít nhất bao nhiêu cm để người đó có thể nhìn thấy toàn bộ ảnh của mình
trong gương?

ĐỀ 14
Bài 1: Hai địa điểm A và B cách nhau 72km. Cùng một lúc, một ôtô đi từ A và ột người đi
xe đạp đi từ B ngược chiều nhau và đã gặp nhau sau 1h12ph.
Ôtô tiếp tục đi về B rồi quay lại ngay với vận tốc cũ, gặp lại người đi xe đạp sau 48ph kể từ
lần gặp trước. Tính vận tốc của ôtô và xe đạp.

A B
4 3 2 1
xe đạp
1 2
ô tô
3
4
GV: LÊ TRUNG TIẾN ĐÀ NẴNG DĐ: 0901.959.959

Bài 2: Treo miếng gỗ vào lực kế, lực kế chỉ P1=0,147N. Treo miếng chì vào lực kế, lực kế
chỉ P2=1,107N. Buộc chặ hai miếng ngập trong dầu thì lực kế chỉ P3=0,588N.
Xác định khối lượng riêng của gỗ, biết khối lượng riêng của chì là D2=11,3 g/cm3, của dầu
là D3=0,8 g/cm3
Bài 3: Một cái bơm hang ngày bơm được 3m3 nước (d=100000N/m3) lên cao 15m mất
1h20ph và tiêu thụ hết công suất điện P1=150W.
1. Tính hiệu suất của bơm.
2. Một hôm đang bơm thì bơm bị hỏng, phải bơm tiếp bằng một bơm có công suất
P2=100W cho đủ 3m3 nước. Tổng thời gian bơm là 1h40ph. Biết rằng 2 bơm có hiệu
suất bằng nhau, tính thời gian hoạt động của mỗi bơm.
Bài 4: Có một cốc nhôm chưa đựng gì. Người ta bỏ vào cốc một cục nước đá và rót nước
vào đầy miệng cốc.
1. Hỏi khi nước đá tan hết mực nước trong cốc thay đổi như thế nào?
2. Cốc có khối lượng m1=200g đang ở t1=60C dung tích V=1l. Cục nước đá có khối
lượng m2=300g, nước ở t3=t1=60C. Nhiệt độ cân bằng đo được 18C. Tính nhiệt độ
đầu của nước đá. Nhiệt dung riêng của nhôm, nước đá, nước là 880, 2100, 4200
J/kg.K. Khối lượng riêng của nước đá là D2=0,9 g/cm3, của nước là D3=1 g/cm3. Lấy
 =340 000J/kg.
Bài 5: Một vật khối lượng m, kích thước nhỏ, đưuọc ném lên thẳng đứng với vận tốc đầu
v0=20m/s. Bỏ qua các lực cản, hãy tính:
1. Độ cao lớn nhất mà vật đạt được.
2. Vận tốc của vật khi ở độ cao H=10m.

ĐỀ 15

Câu 1: Một người ra đi vào buổi sáng, khi kim giờ và kim phút chồng lên nhau và ở trong
khoảng giữa số 7 và 8. khi người ấy quay về nhà thì trời đã ngã về chiều và nhìn thấy kim
giờ, kim phút ngược chiều nhau. Nhìn kĩ hơn người đó thấy kim giờ nằm giữa số 1 và 2.
Tính xem người ấy đã vắng mặt mấy giờ.
GV: LÊ TRUNG TIẾN ĐÀ NẴNG DĐ: 0901.959.959

Câu 2:Trong một bình hình trụ cao chứa nước, diện tích đáy S=150cm2 có khối trụ cao
H=30cm và diện tích đáy S1=50cm2 nổi theo phương thẳng đứng. Cần tốn một công là bao
nhiêu để ấn khối trụ theo phương thẳng đứng tới khi ngập hoàn toàn trong nước. Biết khối
lượng riêng của chất làm khối trụ là 400kg/m3, của nước là 1000kg/m3.

Câu 3: Ba chất lỏng khác nhau có khối lượng m1, m2, m3; nhiệt dung riêng và nhiệt độ đầu
tương ứng là c1, c2, c3 và t1 = 900C, t2 = 200C, t3 = 600C có thể hòa lẫn vào nhau và không có
tác dụng hóa học. Nếu trộn chất lỏng thứ nhất với nửa chất lỏng thứ ba thì nhiệt độ cân bằng
của hỗn hợp là t13 = 700C, nếu trộn chất lỏng thứ hai với nửa chất lỏng thứ ba thì nhiệt độ
cân bằng của hỗn hợp là t23 = 300C. Cho rằng chỉ có sự trao đổi nhiệt giữa các chất lỏng với
nhau.

a. Viết phương trình cân bằng nhiệt của mỗi lần trộn.
b. Tính nhiệt độ cân bằng tc khi trộn cả ba chất lỏng với nhau.

Câu 4: Hai gương phẳng (M) và (N) đặt song song quay mặt phản xạ vào nhau và cách
nhau một khoảng AB = d. Trên đoạn thẳng AB có đặt một điểm sáng S cách gương (M)
một đoạn SA = a. Xét một điểm O nằm trên đường thẳng đi qua S và vuông góc với AB có
khoảng cách OS = h.

a) Vẽ đường đi của một tia sáng xuất phát từ S phản xạ trên gương (N) tại I và truyền qua
O.
b) Vẽ đường đi của một tia sáng xuất phát từ S phản xạ lần lượt trên gương (N) tại H, trên
gương (M) tại K rồi truyền qua O.
c) Tính các khoảng cách từ I, K, H tới AB.

ĐỀ 16
Bài 1:Một người xuất phát từ điểm A, đến bờ sông d
d
để lấy nước mang về B. Biết AH=60m, BK=300m, H K

HK=480m. Vận tốc của người đó là v=2m/s. Tính A

B
GV: LÊ TRUNG TIẾN ĐÀ NẴNG DĐ: 0901.959.959

thời gian ngắn nhất để thực hiện công việc, bỏ qua thời gian lấy nước.

Bài 2: Hãy tính thể tích V, khối lượng m, khối lượng riêng D của một vật rắn đặc, biết rằng
khi thả nó vào một bình đầy nước thì khối lượng của bình tang thêm m1=5g còn khi thả nó
vào bình đày dầu thì khối lượng của bình tang thêm m2=105g. Cả 2 trường hợp vật đều
chìm hoàn toàn. Nước có D1=1g/cm3, dầu có D2=0,8g/cm3.
Bài 3:Thanh OA được quay quanh bản lề ở O trọng
O
lượng P=30N đặt ở G, OG= 1 OA. Hỏi phải tác dụng α
3 G

vào A một lực F có cường độ bằng bao nhiêu để thanh


cân bằng như hình vẽ (α=30) nếu: A

1. Lực F có phương thẳng đứng.


2. Lực F có phương vuông góc với OA. Cho α=30

Bài 4: Có một phích nước nóng và một cái cốc kim loại, cốc đang ở 25C. người ta rót
nước từ phích vào cốc, khi có cân bằng nhiệt độ của nước là t1=70,2C. Đổ hết nước đó và
rót nước từ phích vào cốc trở lại thì có cân bằng nhiệt ở t2=75C. Khối lượng nước 2 lần rót
bằng nhau.
1. Tính nhiệt độ của nước trong phích.
2. Giữ nguyên cốc nước rót lần 2, biết khối lượng của nước là m1=400g, của cốc là
200g. Bỏ vào cốc một cục nước đá, khi có cân bằng nhiệt, trong cốc có 800g nước và
100g nước đá. Tính nhiệt độ ban đầu của nước đá. Nhiệt dung riêng của cốc là
1000J/kg.K, nước đá có c3=2100J/kg.K,  =340 000J/kg, nước có c1=4200J/kg.K. Bỏ
qua sự mất nhiệt

Bài 5: Với 2l xăng, một xe máy có công suất P=1,6kW, sẽ đi được bao nhiêu km với vận
tốc v=43,2km/h? hiệu suất của động cơ là H=25% năng suất tỏa nhiệt của xăng là
q=4,6.107J/kg, khối lượng riêng của xăng là D=0,7 kg/dm3.
GV: LÊ TRUNG TIẾN ĐÀ NẴNG DĐ: 0901.959.959

ĐỀ 17
Bài 1: Một cây đinh ngập vào một tấm ván dày 5 cm và một phần đinh dài 5cm xuyên ra
phía sau tấm ván. Muốn bắt đầu rút đinh ra phải dùng một lực
có cường độ 1800N (lực này dùng để thắng ma sát giữa gỗ và
đinh; lực ma sát tỉ lệ với phần chiều dài đinh ngập trong gỗ).
Tính công cần thực hiện để rút đinh ra khỏi tấm ván.
Bài 2: Một người đứng dưới đất muốn dùng một hệ thống ròng rọc để kéo các bao xi măng
lên tầng ba với lực kéo nhỏ hơn 500N, khối lượng bao xi măng là 50kg
1. Hãy vẽ ròng rọc đơn giản nhất đáp ứng được nhu cầu. Giải thích
2. Nếu bỏ qua ma sát và trọng lượng của ròng rọc thì công tối thiểu để kéo 20 bao xi
măng lên là bao nhiêu? Tầng ba cao 10m.
3. Lực kéo thực tế khi kéo mỗi bao xi măng là 300N. Tính hiệu suất của hệ thống ròng
rọc đó

Bài 3:Đoạn đường AB dài 120km. Vào lúc 8h có 2 xe cùng khởi hành từ A, đi về B:
 Xe 1 đi với vận tốc v1=30km/h không đổi.
 Xe 2 khởi hành với vận tốc 40km/h, cứ sau đoạn a=40km thì vận tốc lại giảm còn
một nửa (40km/h; 20km/h; 10km/h)
1. Tính vận tốc trung bình của 2 xe trên AB.
2. Xác định vị trí, thời điểm 2 xe gặp nhau.

Bài 4: Bình cách nhiệt đang chứa m1=2kg nước ở t1=20C. Thả vào bình một khối sắt nặng
m2=1kg, t2=400C.
1. Bỏ qua khối lượng nước hóa hơi, tính nhiệt độ cân bằng.
2. Thật ra người ta đo được nhiệt độ cân bằng là 34C. Hãy giải thích và tính khối lượng
nước còn lại trong bình (tự tra các số liệu)

Bài 5: Một khí cầu có thể tích V=600m3, trọng lượng vỏ và các bộ phận khác là
P=4000N;khí cầu chứa đầy khí hidro có khối lượng riêng D=0,09kg/m3. Không khí có khối
GV: LÊ TRUNG TIẾN ĐÀ NẴNG DĐ: 0901.959.959

lượng riêng D0=1,29kg/m3. Hỏi khí cầu có thể chở tối đa bao nhiêu người, biết trọng lượng
của mỗi người là 60N.

ĐỀ 18

Bài 1: Một vật bằng đồng (D=8,9g/cm3) treo dưới một lực kế, lực kế chỉ 2,67N. Khi cho
vật ngập hoàn toàn trong nước (D0=1g/cm3 thì lực kế chỉ 2,21N. Vật này đặc hay rổng?
Hãy giải thích. Tính thể tích phần rỗng.
Bài 2: Hai điểm A và B cách nhau 60km trên bờ một đoạn sông thẳng. Hai tàu chuyển thư
có vận tốc đối với nước bằng nhau. Tàu đi từ A xuôi dòng, tàu đi từ B ngược dòng. Khi gặp
nhau và chuyển thư (thời gian chuyển thư không đáng kể), mỗi tàu ngay lập tức trở về nơi
xuất phát. Nếu khởi hành cùng lúc thì tàu đi từ A đi và về mất 3h, tàu đi từ B đi và về mất
1,5h.
1. Tinh vận tốc riêng của tàu và vận tốc chảy của dòng sông.
2. Vẽ đồ thị chuyển động của 2 tàu trên cùng một hệ trục tọa độ.
3. Nếu muốn thời gian đi và về của hai tàu bằng nhau thì tàu A phải xuất phát sau tàu B
bao lâu?

Bài 3: Một thước gỗ OA đồng chất, tiết diện đều, trọng


lượng P=1N, quay được quanh trục nằm ngang ở O, đầu A O
M
thả vào chậu nước. Khi thước cân bằng thì phần thước
chìm trong nước là MA= 3 OA=30cm.
4
A
1. Tính trọng lượng riêng của gỗ.
2. Thay nước bằng dầu thì đầu A chạm đáy chậu, phần chìm trong dầu NA=35cm. Tính
lực do thước đè lên đáy chậu.

nước có D1=1g/cm3, dầu có D2=0,8g/cm3


GV: LÊ TRUNG TIẾN ĐÀ NẴNG DĐ: 0901.959.959

Bài 4: Một ấm điện có khối lượng m1=025kg, nhiệt dung riêng c1=400J/kg.K chứa
m2=0,6kg nước c2=4200J/kg.K) ở t1=20C. Ấm điện hoạt động nhờ một cái đun điện công
duất P=0,5 kW, hiệu suất của ấm H=90%. Hỏi phải cho cái đun điện hoạt đông trong bao
lâu thi sẽ có 0,2kg nước hóa thành hơi ở nhiệt độ 100C. Nước có L=2,26.106 J/kg.
Bài 5: Biết áp suất khí quyển là p0=105 N/m2, bán kính trái đất là R=6400km. Hãy đánh giá
gần đúng khối lượng bầu khí quyển bao quanh Trái Đất. Diện tích mặt cầu được tính theo
công thức S=4πR2 ( =3,1416)

ĐỀ 19

Bài 1: Một vật đặc được chế tạo từ đồng và sắt. Treo vật vào lực kế, lực kế chỉ 42,3 N. Cho
vật ngập trong nước, lực kế chỉ 37,3 N. Tính khối lượng đồng, khối lượng sắt đã dùng để
chế tạo vật.
Đồng có D1=8,9g/cm3, sắt có D1=7,8g/cm3
Bài 2: Đoạn đường thẳng AB được
A B
chia làm 5 chặng bằng nhau. Một
người đi từ A đến B, trong 2 chặng đầu có vận tốc v1=60km/h. Trên 3 chặng còn lại, trong
2/3 thời gian đầu có vận tốc v2=40km/h, trong 1/3 thời gian cuối có vận tốc v3=25km/h.
Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả quãng đường AB.
Bài 3: Thanh nhôm tiết diện đều dược gập thành
chữ L như hình vẽ, BD=4BA. Thanh được treo O
B D
bằng sợi dây buộc vào C, CD=AB; được giữ cân C

bằng nhờ một vật đặc có trọng lượng P1 treo vào D;


P1
BD nằm ngang. Thanh có trọng lượng là P.
A
1. Tính P1 theo P
2. Nhúng ngập cả hệ thống vào một chất lỏng nào đó thì hệ vẫn cân bằng. Hãy giải thích
vì sao?
GV: LÊ TRUNG TIẾN ĐÀ NẴNG DĐ: 0901.959.959

Bài 4: Một bình cách nhiệt có dạng hình trụ, đang chứa m1=1,5kg nước ở nhiệt độ t1=20C,
mực nước ngang độ chia h1=20cm. Người ta thả vào bình m2=0,6kg nước đá ở t2=0C. Khi
có cân bằng nhiệt trong nhiệt lượng kế, hãy tính:
1. Nhiệt độ t3 của hệ
2. Số chỉ của mực nước trong bình

Nước có c=4200J/kg.K; D=1g/cm3; nước đá có =336000J/kg; khối lượng riêng của


nước đá nhỏ hơn nước.
Bài 5:Hai gương G1, G2 đưuọc ghép như hình vẽ, góc O
(G1)
0
bằng 60 . Điểm sáng S nằm trên tia phân giác Ot của
góc O; OS=20cm t

1. Vẽ và trình bày cách vẽ tia sáng từ S, lần lượt S


phản xạ trên G1, G2 rồi trở về S. (G2)
O
2. Tính độ dài đường đi của tia sáng đó.

ĐỀ 20

Bài 1: Một chiếc thuyền xuôi dòng từ A đến B rồi ngược dòng từ B về A hết 2h30ph.
1. Tính khoảng cách AB biết thuyền có vạn tốc đối với bờ khi xuôi dòng là 18km/h, khi
ngược dòng là 12km/h.
2. Trước khi thuyền khởi hành 30ph từ A, có một chiêc bè trôi theo dòng nước qua
A.Tìm thời điểm các lần thuyền và bè gặp nhau, khoảng cách từ các nơi gặp nhau đến
A.
GV: LÊ TRUNG TIẾN ĐÀ NẴNG DĐ: 0901.959.959

Bài 2: Có 9 quả cầu giống nhau trong đso có 1 quả cầu nhẹ hơn một chút. Dùng một cân đĩa
(cân Roberval) rất nhạy, không có hộp quả cân, hãy tìm ra quả cầu nhẹ hơn chỉ với 2 phép
cân.
Bài 3:Thanh AB đồng chất tiết diện đều AB=l=40cm được
A
gắn vào thành chậu ở bản lề ở O OB=30cm. Người ta đổ nước O
C
vào chậu cho đến khi thanh bắt đầu nổi lên (đầu B không còn
tựa lên đáy chậu)
B
1. Tính mực nước cần đổ vào chậu (tính BC) biết khối
lượng riêng của thanh gỗ là D1=1,12g/cm3, của nước là D0=1g/cm3.
2. Thay nước bằng chất lỏng có khối lượng riêng D2. D2 phải có giá trị như thế nào để
thí nghiệm có thể thực hiện được (thanh nổi lên được).

Bài 4: Thả vào một cục nước đá ở 0C và có khối lượng M=500g vào cốc A đựng 670g nước
ở 25C. Người ta thấy cục nước đá tan không hết. Vớt cục nước đá còn lại cho vào cốc B
đựng 709g nước ở 40C.
1. Cục nước đá có tan hết trong cốc B không? Giải thích. Bỏ qua nhiệt dung của
cốc.Tính nhiệt độ cân bằng trong cốc B.
2. Cần đổ vào cốc bao nhiêu kg chì lỏng ở 327C thì cuối cùng trong cốc chỉ còn lại chì
rắn ở 177C?

Bài 5: Người ta kéo vật nặng m=100kg lên cao 3m bằng một mặt phửng nghiêng dài
l=15m. Lực kéo vật là Fk=250N. Tính lực ma sát và hiệu suất của mặt phẳng nghiêng. Bây
giờ thả vật từ đỉnh mặt phẳng nghiêng để vật trượt xuống. Tính vận tốc của vật khi đến chân
mặt phẳng nghiêng.
ĐỀ 21
Bài 1: An, Lạc, Hòa cần đi từ A đến B cách nhau 17,5km nhưng chỉ có một chiếc xe đạp.
An chở Hòa còn Lạc đi bộ, xuất phát cùng lúc; đến một điểm C thích
hợp, An thả Hòa xuống còn mình quay trở lại đón Lạc; cuối cùng cả 3
người đến B cùng lúc. Biết vận tốc của xe dạp là 6km/h còn vận tốc

S1 S2
GV: LÊ TRUNG TIẾN ĐÀ NẴNG DĐ: 0901.959.959

của người đi bộ là 4km/h. Xác định vị trí của C và thời gian cần thiết để đi từ A đến B của 3
người.
Bài 2:Hai bình hình trụ, tiết diện S1=60cm2, S2=40cm3 thông đáy bằng một ống nhỏ. Bình
S1 đựng nước (D1=1g/cm3), bình S2 đựng dầu (D2=0,8g/cm3) cùng có độ cao h=100cm,
khóa K đóng.
1. Mở khóa K. Tính thể tích nước đã chảy từ bình 1 qua bình 2 khi có cân bằng.
2. Bây giờ đổ xăng vào bình S1 cho đến khi độ cao cột chất lỏng (nước+xăng) ở bình S1
lại là h=100cm. Tính khối lượng xăng đã đổ vào bình S1

Bài 3: M N
2
1. Thanh AB tiết diện đều S=100cm , chiều dài
l=60cm được treo dưới 2 lực kế như hình vẽ, AB
nằm ngang. Lực kế 1 đang chỉ 80N. Khối lượng
A B
của thanh là bao nhiêu và trọng tâm G của thanh
cách A bao nhiêu cm nếu lực kế 2 đang chỉ 40N.
2. Cho thanh ngập hoàn toàn trong nước (d0=10N/dm3). Xác định số chỉ của các lực kế
lúc này.

Bài 4: Một miếng thép khối lượng m=1kg đang ở t1=6000C đặt trong một vại sành cách
nhiệt. Người ta rót nước ở t2=20C lên miếng thép để làm nguội nó xuống đến t=60 0C. Xem
rằng sự cân bằng nhiệt được xảy ra tức thời. Tính khối lượng nước cần dùng nếu:
1. Nước được rót rất nhanh vào vại.
2. Nước được rót rất chậm lên miếng thép.

Nước có c2=4200J/kg.K , L=2,3106 J/kg ; Thép có c1=460J/kg.K


(Nước được rót rất chậm lên miếng thép thì sẽ kịp đạt đến 100C và hóa hơi cho đến khi
nhiệt độ của miếng thép xuống còn 100C).
GV: LÊ TRUNG TIẾN ĐÀ NẴNG DĐ: 0901.959.959

ĐỀ 22

Bài 1: Trên đường giao thông đi qua 3 điểm A, B, C (B nằm giữa và BC=2AB) có 2 người
chuyển động đều: M xuất phát từ A, đi bằng ôtô, N xuất phát từ B, đi bằng xe đạp; xuất
phát cùng lúc, cùng đi về C. Đến C thì M quay trở lại A ngay và đến B cùng lúc N đến C.
Tính quãng đường AC biết rằng khoảng cách giữa hai điểm mà họ gặp nhau trên đường là
8km.
(Hình vẽ này là thầy hướng dẫn thêm)

A B D E C
1 2 3 4
2
1
3
4 DE = 8km

Bài 2:
Hai bình hình trụ thẳng đứng, thông đáy bằng một ống nhỏ,
S1=150cm2, S2=50cm2 đang chứa nước (D0=1g/cm3). Thả vào
bình S1 một cục gỗ (D1=0,6g/cm3) khối lượng m1=300g phía
trên có gắn một viên chì (D2=11,3g/cm3) khối lượng m2=113g.
S1 S2
1. Mực nước trong bình S1 dâng lên bao nhiêu? Lật ngược
cục gỗ cho viên bi chì nằm trong nước, mực nước có thay đổi không? Giải thích
2. Tách viên chì khỏi gỗ để nó chìm trong nước. Mực nước trong bình S1 thay đổi như
thế nào?

Bài 3:Cho cơ hệ như hình vẽ. Vật nặng M=24kg vừa buộc
vào dây vắt qua ròng rọc cố định vừa đặt lên đầu A của đòn
m1
bẩy nhẹ. Đầu dây kia treo vật m1=8kg. Đầu kia của đòn bẩy O M
treo vật m2. A
m2
 Biết AB=50cm, OA=20cm. Tính m2 để hệ cân bằng.
 Vật m1 có (D1=8kg/dm3). Bây giờ nhúng ngập m1 vào nước thì phải dịch O tới vị trí
nào để hệ cân bằng?
GV: LÊ TRUNG TIẾN ĐÀ NẴNG DĐ: 0901.959.959

Bài 4:
1. Đổ vào bình cách nhiệt nước ở 100°C và cho vào đó một cục nước đá ở -5°C, khi có
cân bằng nhiệt, trong bình có 6l nước ở 90°C. Tính khối lượng cục nước đá (sử dụng
các số liệu kỹ thuật quen thuộc)
2. Có một bình cách nhiệt khác, đựng 1l nước ở 10°C. Rót nước từ bình 6l sang bình
này, đợi có cân bằng nhiệt thì rót trở lại một khối lượng nước bằng một nửa khối
lượng nước khi rót qua. Cuối cùng, bình 1 có cân bằng nhiệt ở 82°C. Tính khối lượng
nước đã rót từ bình 1 sang bình 2.

ĐỀ 23
Bài 1: Hai địa điểm A và B cách nhau 50km. Lúc 8h có 2 người xuất phát từ A và B đi về
phía nhau:
 Hòa đi từ từ A với vận tốc v1=40km/h sau khi đi được 30ph thì xe hư
phải sửa mất 1h30ph, sau đó tiếp tục đi về B với vận tốc v 1’=30km/h.
 Khánh đi từ B về A với vận tốc đầu 12,5km/h.
1. Hai người gặp nhau lúc nào? Chỗ gặp nhau cách A bao xa?
2. Tính vận tốc trung bình của Hoà trên AB.
3. Vẽ đồ thị vị trí theo thời gian của hai chuyển động trên cùng một đồ thị.
4. Để gặp Hòa lúc đang sửa xe thì vận tốc của Khánh phải như thế nào?

Bài 2: Một bình hình trụ, diện tích đáy trong là S=350cm2, đang đựng V=350cm3 nước. Đặt
vào bình một khối trụ diện tích đáy S2=50cm2, chiều cao h=10cm, làm bằng chất có khối
lượng riêng D1=0,9g/cm3. Nước có D0=1g/cm3.
1.Tính áp lực do khối trụ tác dụng lên đáy bình.

2.Đổ thêm vào bình một khối lượng dầu (D2=0,8g/cm3) bao nhiêu thì áp lực trên bằng 0?

3.Tính khối lượng dầu cần đổ vào bình để vừa khỏa mặt trên của khối trụ.
GV: LÊ TRUNG TIẾN ĐÀ NẴNG DĐ: 0901.959.959

Nhiệt độ đầu của nước, khối trụ và dầu lần lượt là 20C, 60C, 100C. Nhiệt dung riêng của
chúng tương ứng là 4200, 900, 1200 J/kg.K. Tính nhiệt độ cân bằng trong điều kiện của câu
3. Bỏ qua nhiệt dung của bình và sự tỏa nhiệt ra môi trường.

Bài 3:Thanh gập hình chữ L đồng chất, tiết diện đều, khối lượng A

tổng cộng m=4kg, BC=3AB=90cm đặt trên điểm tựa O.


O
1. Xác định độ dài BO để thanh cân bằng, BC B C

nằm ngang.
2. Dích O tới vị trí O’ mà BO’=40cm. Để thanh vẫn cân bằng người ta
tác dụng váo A một lực F có cường độ nhỏ nhất. Tính cường độ của F và nói rõ phương và
chiều của F.

Bài 4: Một ôtô có khối lượng m=600kg lên một dốc 2%. Lực cản tổng cộng bằng 8% trọng
lượng. Ôtô có vận tốc đều v=36km/h.
 Tính công suất của động cơ.
 Cũng công suất đó, ôtô sẽ có vận tốc bao nhiêu khi đi trên đưuòng
bằng? Lực cản trên đường bằng và đường dốc là như nhau.

ĐỀ 24
Bài 1: An, Hòa và Bình cùng xuất phát từ điểm O và đi về một hướng trên Ox
An xuất phát lúc 7h với vận tốc v1=6km/h. Bình xuất phát lúc 7h30 với vận tốc
v2=8km/h. Hòa xuất phát lúc 8h với vận tốc đều v3.
1. Xác định thời gian để Hòa đuổi kịp An và bình. Gọi các vị trí đuổi kịp là M, N. Tính
OM, ON (theo v3).
2. Biết rằng Hòa đã gặp hai người kia tại hai địa điểm cách nhau 5km. Tính v3.

Bài 2: Một quả cầu bằng sắt (D=7,8g/cm3) bên trong rỗng, khối lượng m=500g, nổi trên
2
nước (D0=1g/cm3); nước ngập tới thể tích quả cầu. Hãy tính thể tích phần rỗng.
3
GV: LÊ TRUNG TIẾN ĐÀ NẴNG DĐ: 0901.959.959

Bài 3:Thanh AB đồng chất, đặt trên thành một bình đựng
nước, OA=2OB. Đầu B buộc một quả cầu bán kính A O
B

R=5cm, khối lượng riêng D=4g/cm3, ngập trong nước.


Tính trọng lượng P của thanh AB. Thể tích hình cầu
được tính theo công thức V= 4 πR3.
3

Bài 4: Cho 3 quả nặng m1=200g, m2=300g,m4=500g làm bằng cùng một chất, cùng ở nhiệt
độ T. Có một bình nước đang ở nhiệt độ t.
 Thả quả nặng m1 vào bình nước, khi có cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của nước tăng
thêm 4C.
 Thả quả nặng m2 vào bình (sau thao tác trên), khi cân bằng, nhiệt độ của nước tăng
thêm 5,4C nữa.
1. Viết các phương trình cân bằng nhiệt cho các thao tác trên.
2. Nếu thả tiếp quả nặng 500g vào bình thì khi cân bằng, nhiệt độ của nước tăng thêm
bao nhiêu? Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường.
B

Bài 5: Hai gương phằng OA, OB ghép với nhau tại O tạo
S
thành góc AOB có số đo α.
1. Cho α=150. Điểm sáng S cách O đoạn OS=40cm. Vẽ A
O
ảnh S1 của S qua gương OA, ảnh S2 của S qua OB.
Tính S1S2.

2.* Cho S nằm trên tia phân giác của góc AOB. Góc α phải có số đo như thế nào để mọi
tia sáng từ S phát ra chỉ có thể phản xạ trên mỗi gương một lần?
GV: LÊ TRUNG TIẾN ĐÀ NẴNG DĐ: 0901.959.959

ĐỀ 25
Bài 1: Trong một bình cách nhiệt đang chứa m1=5kg nước và một cục nước đá khối lượng
x. Đổ vào bình m3 = 200kg chì lỏng đang ở nhiệt độ nóng chảy (t3 = 327°C) thì khi có cân
3
bằng khối lượng nước trong bình chỉ còn lại so với ban đầu (m1 + x).
4

Tính x
Hãy chọn lựa các số liệu sau để giải toán 2100J/kg.K;
130J/kg.K; 4200J/kg.K; 25 000J/kg; 340000J/kg.K; M N

2,3.106 J/kg
Bài 2:Thanh gỗ AB tiết diện đều, trọng lượng P = C B
A
G
20N, G là trọng tâm (điểm đặt của trọng lực), AB =
P1
3GB. Tại A treo vật nặng P1. Thanh gỗ được giữ
thăng bằng nhờ 2 dây mảnh AM, CN (AM//AC), AC = 6CB. AB nằm ngang
1. Gọi T1, T2 là lực căng của hai dây AM,CN. Tính P1 biết rằng T1 = 1,5T2.
2. Bây giờ cho P1 và thanh AB ngập hoàn toàn trong chất lỏng có trọng lượng riêng
d0=8N/dm3. Tính các lực căng dây. Gỗ có d=9N/dm3, P1 có d1=20N/dm3.

Bài 3: Một chiếc thuyền xuất phát từ bến sông A đi đến bến B ở cùng một bên bờ sông với
vận tốc riêng v1=9km/h. Cùng lúc đó một canô xuất phát từ B đi về A với vận tốc riêng
v2=30km/h. Trong thời gian thuyền đi từ A đến B thì canô đã kịp đi được 4 lần khoảng cách
đó và về đến B cùng lúc với thuyền. Hãy xác định hướng và độ lớn của vận tốc chảy của
dòng sông.
Bài 4: Hai gương BA, BC giống nhau ghép lại với nhau tại B, A
B  60 . Điểm sáng S di chuyển trên cạnh AC. Gọi S1 là ảnh của
S qua gương BA, S2 là ảnh của S1 qua gương BC.
S
1. Vẽ và trình bày cách vẽ một tia sáng từ S, lần lượt phản xạ
B C
trên BA, BC rồi đi qua S trở lại.
2. Gọi M là một điểm trên cạnh AB, N là một điểm trên cạnh BC. Chứng tỏ đường đi
của tia sáng ở câu 1. không vượt quá chu vi ∆SMN
GV: LÊ TRUNG TIẾN ĐÀ NẴNG DĐ: 0901.959.959

3*. Xác định vị trí của S để đường đi của tia sáng ở câu 1 là ngắn nhất (chú ý: trong tam
giác cân có cùng góc ở đỉnh, tam giác có cạnh bên ngắn nhất thì có cạnh đáy ngắn nhất)

ĐỀ 26
Bài 1: Cho cơ hệ như hình vẽ. Thanh OA dài 50cm, O'
O α
khối lượng M=300g có thể quay quanh trục nằm ngang
tại O. Thanh cân bằng nhờ đầu dây cột vào A, vắt qua
m
ròng rọc O’, cột vào khối lượng m. Ròng rọc có thể di A

chuyển để O’A luôn vuông góc với OA.


1.Khi m=m1=104g thì α=30° (Ox là phương ngang). Xác định vị trí trọng tâm G của thanh.
2.Nếu treo thêm vào G một khối lượng m’ thì thanh cân bằng khi α=α’=60°. Tính m’
3.Nếu nhúng m’ ngập trong dầu mà vẫn muốn α=60° thì phải thay m1 bằng vật m2=99,5g.
Tính khối lượng riêng của dầu. Vật m’ có khối lượng riêng là 7,82g/cm3.
Bài 2: Người ta đổ nước sôi vào một thùng đã chứa nước ở nhiệt độ phòng (25°C) thì nhiệt
độ cân bằng là 70°C. Hỏi nếu cùng đổ lượng nước sôi đó vào thùng đí nhưng chưa chứa gì
thì nhiệt độ của nước khi cân bằng là bao nhiêu? Biết khối lượng nước sôi bằng hai lần
nước nguội. Bỏ qua sự mất nhiệt cho môi trường.
Bài 3: Một ôtô phải đi từ chân đồi lên đỉnh đồi có độ cao h. Có hai con đường.
+ Đường thứ nhất có độ dốc khong đổi, thẳng từ chấn đồi lên đỉnh đồi, dài l1=6h; lực
cản tổng cộng bằng 10% trọng lượng ôtô.
+ Đường thứ hai quanh sườn đồi, có độ dốc không đổi, dài l 2= 18h; lực cản tổng cộng
bằng 3% trọng lượng ôtô.
Biết đi theo con đường thứ nhất hết t1=42ph, tính thời gian ôtô đi lên đỉnh dốc theo
con đường thứ hai. Động cơ ôtô có công suất không đổi.
(Công toàn phần = Công có ích + Công hao phí)
Bài 4: Một canô xuất phát từ bến sông A có vận tốc riêng 12km/h đuổi theo một xà lan, có
vận tốc đối với bờ là 10km/h xuất phát trước đó 2 giờ từ bến sông B trên cùng một dòng
sông. Canô và xà lan đều chạy xuôi dòng theo hướng AB. Khi chạy ngang qua B, canô thay
GV: LÊ TRUNG TIẾN ĐÀ NẴNG DĐ: 0901.959.959

đổi vận tốc để có vận tốc đối với bờ tăng lên gấp đôi. Sau đó 3h thì canô đuổi kịp xà lan.
Biết AB = 60km, hãy xác định vận tốc của dòng nước.

ĐỀ 27
Bài 1: Một người đi xe máy từ A đến B với vận tốc v1 = 48km/h, đến B thì quay lại A ngay
với vận tốc v2 = 36km/h.
1. Tính vận tốc trung bình của người đó trong cả quá trình đi và về.
2. Biết AB = 72km. Người đi xe máy khởi hành lúc 7h sáng và cùng lúc đó có một
người đi xe đạp từ B đi về A với vận tốc đều v3 =12km/h. Xác định thời điểm và vị
trí hai người gặp nhau.

Bài 2: Một thỏi nhôm khối lượng m1 = 270g được treo dưới một sợi dây
không co giãn, bên ngoài có nước đá bao bọc, khối lượng nước đá là m2
= 400g, cùng đang ở nhiệt độ là t1 = -20°C. Thỏi nhôm bọc nước đá
được thả ngập vào bể nước đang ở 0°C (hình vẽ)
1.Tính khối lượng nước đá quanh thỏi nhôm khi có cân bằng
nhiệt.
2.Tính lực căng dây khi có cân bằng nhiệt.

Lựa chọn các số liệu sau đây để sử dụng: 2,7g/cm3; 0,9 g/cm3; 1 g/cm3; 880J/kg.K;
336000 J/kg.
Bài 3: Hai bình hình trụ có chiều cao bằng nhau, h = 18cm thông
đáy bằng ống nhỏ, đặt trên mặt bàn nằm ngang, tiết diện S1 = 2S2.
Đổ chất lỏng d1 = 12N/dm3 vào bình S1 với thể tích bằng thể tích
của bình.
1. Tính áp suất chất lỏng gây ra trên đáy bình S2.
S1 (G1) S2
2. Rót tiếp vào bình S1 chất lỏng thứ hai có d2 = 8N/dm3 thì
S
mực chất lỏng trong bình này hạ xuống 1cm. Tính độ cao
A
α
(G2)
GV: LÊ TRUNG TIẾN ĐÀ NẴNG DĐ: 0901.959.959

của cột chất lỏng d2. Hai chất lỏng không trộn lẫn và không tác dụng hóa học với
nhau.

Bài 4:Hai gương phẳng lập với nhau góc α. Trình bày 2 cách vẽ tia sáng từ S lần lượt phản
xạ trên G1, G2 rồi đi qua A. Tính góc giữa tia tới từ S và tia phản xạ đi qua A

ĐỀ 28
Bài 1:
1.Cần một khối lượng bao nhiêu nước đá ở -10°C để pha với nước ở 40°C để được
3kg nước ở 20°C?
2.Nước ở 20°C nói trên đựng trong một bình cách nhiệt. Bỏ vào bình một cục thép
nặng 2kg đang ở 500°C. Vì có một ít nước đã kịp hóa hơi nên cuối cùng có cân bằng
nhiệt ở 49°C. Tính khối lượng nước đã hóa hơi.

Thép có c3 = 460J/kg.K. Nước đá c1 = 2100 J/kg.K,  = 33600J/kg.


Nước: c2 = 4200J/kg.K, L = 2,3.106J/kg.
Bài 2: Cho cơ hệ như hình vẽ.
Thanh AB dài 120cm đồng chất tiết diện đều, S
= 10cm2, D1 = 0,6g/cm3, đầu A gắn vào bản lề A

I
không ma sát. Vật nặng m2 = 1,35kg treo ở C, C
3
BC = 40cm có D2 = 2,7g/cm .
B
Nước ngập đến trung điểm I của AB; nước có
D0 = 1g/cm3. Thanh cân bằng nhờ dây treo OB thẳng đứng, không co giãn. Tính:
a) Lực đẩy Ác-si-mét do nước ác dụng lên thanh.
b) Lực do vật m2 td tại C.
c) Lực căng dây OB.

Bài 3: Có một cân Roberval không chính xác do hai đòn cân có chiều dài khác nhau; một
bộ quả cân chính xác và một vật cần đo khối lượng.
GV: LÊ TRUNG TIẾN ĐÀ NẴNG DĐ: 0901.959.959

Không dùng thêm dụng cụ nào khác, hãy trình bày phương pháp xác định khối lượng của
vật cần cân.;
Bài 4: Một người đi xe máy, từ A đến B để đón người thứ hai từ B về A. Người thứ hai đến
nơi hẹn B sớm hơn 55 ph nên đi bộ từ B về phía A với vận tốc 4km/h. Giữa đường hai
người gặp nhau và người thứ nhất đưa người thứ hai về tới A sớm hơn dự định 10ph. Tính:
a) Quãng đường người thứ hai đi bộ.
b) Vận tốc của xe máy.

ĐỀ 29

Bài 1: Một bình thông nhau gồm hai nhánh trụ thẳng đứng 1 và 2 có tiết diện ngang
tương ứng là S1 = 20cm2 và S2 = 30cm2. Trong bình có chứa nước (D0 = 1000kg/m3).
Thả vào nhánh 2 một khối hình trụ đặc có diện tích đáy S3 = 10cm2, chiều cao h=10cm,
làm bằng vật liệu có khối lượng riêng D = 900kg/m3. Khi cân bằng thì trục đối xứng của
khối trụ thẳng đứng.
1.Tính chiều dài phần khối trụ ngập trong nước
2.Đổ thêm dầu (D1 = 800kg/m3) vào nhánh 2. Tìm khối lượng dầu tối thiểu cần đổ vào
để toàn bộ khối trụ ngập trong dầu và nước.
3.Tìm độ dâng lên của mực nước ở nhánh 1 so với khi chưa thả khối hình trụ và đổ
thêm dầu(nói ở câu 2)

Bài 2: Một ấm bằng nhôm, khối lượng m1 = 0,4kg, chứa 0,5l nước ở nhiệt độ t1 = 30°C.
Để đun sôi nước, người ta dùng bếp điện công suất N1 = 1100W, hiệu suất 88%.
1.Bỏ qua sự tỏa nhiệt của ấm và nước ra môi trường, tính thời gian đun sôi nước.
2.Kể từ khi nước sôi, nếu đun thêm 5 phút thì có bao nhiêu gam nước hóa hơi.
3.Bây giờ dùng bếp có công suất N2 = 736W, hiệu suất và lượng nước trong ấm như câu
1, khi đó sau thời gian t = 293s thì nước sôi. Tính nhiệt lượng trung bình do ấm và nước
tỏa ra trong môi trường trong mỗi giây.
GV: LÊ TRUNG TIẾN ĐÀ NẴNG DĐ: 0901.959.959

Bài 3: Thanh thẳng AC tiết diện đều do 2 phần


O
1 A B C
ghép liền nhau,phần AB có chiều dài bằng
2

BC và khối lượng riêng gấp đôi khối lượng


riêng của phần BC.
1.Ngâm thanh chìm trong nước (D0=1000kg/m3) thì thấy thanh cân bằng, nằm ngang.
Tính khối lượng riêng của mỗi phần. Dây OA treo thẳng đứng.
2.Nếu chuyển dây treo sang cột vào C thì thanh còn nằm ngang nữa không? Vì sao?

Bài 4: Một người đi từ A đến B, nửa đoạn đường đầu có vận tốc v1, nửa đoạn đường
sau đó có vận tốc v2. Khi trở về thì nửa thời gian đầu có vận tốc v1, nửa thời gian sau có
vận tốc v2. So sánh vận tốc trung bình của người đó khi đi và về.
ĐỀ 30

Bài 1: Một thanh thẳng đồng chất, tiết diện đều, chiều dài l,
O
đầu O gắn vào bản lề không ma sát, được nhúng vào nước.
I
1.Khi thanh cân bằng thì mực nước ngập đến chính
giữa của thanh (hình vẽ). Tìm khối lượng riêng của A

thanh, biết khối lượng riêng của nước là D0 =


1000kg/m3.
l
2.Nếu nhúng đầu có bản lề cuống nước sao cho nó cách mặt nước không quá thì có
2

hiện tượng gì xảy ra? Tính chiều dài phần ngập trong nước khi cân bằng.

Bài 2: Có 2 ôtô xuất phát từ A và B, chuyển động thẳng đều ngược chiều nhau, AB =
150km.
-Nếu hai xe xuất phát cùng lúc thì chúng gặp nhau sau 2h tại điểm D.
-Nếu xe đi từ A xuất phát muộn hơn xe đi từ B 0,5h thì chúng gặp nhau tại C cách D
9km.
Xác định vận tốc của mỗi xe.
GV: LÊ TRUNG TIẾN ĐÀ NẴNG DĐ: 0901.959.959

Bài 3: Một nồi nhôm khối lượng m1 = 300g đang chứa m2 = 500g nước ở nhiệt độ t1 =
20°C. Bỏ vào nồi m3 = 139g nước đá ở 0°C.
1.Tính nhiệt độ cân bằng. Bỏ qua sự mất nhiệt. Nước có c2=4200J/kg.K, nhôm có c1 =
880J/kg.K; nước đá có  = 336000J/kg.
2.Đun sôi nồi nước trên bằng bếp củi (q = 107J/kg.K) có hiệu suất H = 30% cho đến khi
có 200g nước hóa ơi ở nhiệt độ sôi. Tính khối
lượng củi cần dùng. Lấy L = 2,3.106J/kg.

Bài 4: Chùm tia sáng mặt trời chiếu xuống một B T


gương phẳng (G) đặt nằm ngang trên mặt đất, chùm
(G)
phản xạ hắt lên bức tường T. Trên mặt gương có vật A

AB đặt thẳng đứng có chiều cao h. Tìm chiều cao của bóng của AB trên bức tường.

Bài 5: Truyền cho vật có khối lượng m một vận tốc v = 20m/s để nó trượt trên một đoạn
đường nằm ngang. Lực ma sát giữa vật và mặt đường bằng 0,3 trọng lượng của vật. Tính
đoạn đường vật trượt cho tới khi dừng lại.

Phần II: Bài giải chi tiết và video hướng dẫn liên hệ thầy Tiến 0901.959.959
ĐỀ 1
Bài 1: Một vật chuyển động từ A qua các địa điểm B, C, D, E như sau:
 Đi từ A đến B với vận tốc v1=36km/h trong 1ph40s
 Đi từ B đến C cách nhau 600m trong 50 giây.
 Đi từ C đến D với vận tốc v3=15m/s, CD=750m.
 Lên dốc DE với vận tốc 10m/s, xuống dốc ngay với vận tốc 15m/s.
Hỏi: 1. Khoảng cách AB? Vận tốc v2 trên đoạn BC? Thời gian đi từ C đến D?
2. Vận tốc trung bình của vật trên AC? Trên AD?
3. Vận tốc trung bình trong quá trình lên và xuống dốc?
Giải:
a) v1= 36km/h=10m/s
E

A B C D
GV: LÊ TRUNG TIẾN ĐÀ NẴNG DĐ: 0901.959.959

t1=1ph40s=100s
S1=AB=?
Ta có S1=v1.t1 =10m/s.100s
S1 =1000m
b) S2=BC=600m
T2=50s
S 2 600m
Vận tốc trên đoạn BC: v2= = =12m/s
t2 50 s

c) v3=15m/s
S3=CD=750m.
S 3 750m
Thời gian đi từ C đến D là: t3= =
v3 15m / s

t3=50s
d) vận tốc trung bình trên đoạn AC là:
S1  S 2  S3 1000  600  750 2350
v3= = =
t1  t2  t3 100  50  50 50

v3=11,75 (m/s)
e) Đặt DE=S
Thời gian lên dốc: t4= S
10

Thời gian xuống dốc: t4= S


15

Vận tốc trung bình trong quá trình lên và xuống dốc:
vtb= S  S 
2S  50  30
 2.  
t4  t5 S

S  3  5
10 15

vtb=12 m/s

Bài 2: Hai bình hình trụ đặt thẳng đứng, diện tích đáy
S1=100cm2, S2=50cm2 thông đáy bằng một ống nhỏ. Đổ vào bình
S1 6l nước (D0=1g/cm3)
S1 S2
GV: LÊ TRUNG TIẾN ĐÀ NẴNG DĐ: 0901.959.959

Tính áp suất, áp lực trên đáy mỗi bình.


4. Thả vào bình S1 một khối gỗ hình lập phương cạnh a=8cm, khối lượng riêng
D1=0,75g/cm3. Tính thể tích phần ngập trong nước của khối gỗ và chiều cao cột nước
lúc này ở bình S1.
5. Lấy khối gỗ ra, đổ vào bình S1một cột dầu cao H=20cm (D2=0,8kg/dm3). Tính độ
chênh lệch mực nước ở hai bình.
Giải:
1. Theo nguyên tắc bình thông nhau, khi đổ nước vào bình
S1 nước sẽ chảy sang bình S2 và khi nước đứng yên, độ
cao cột nước ở hai bình thông nhau:
Gọi h là độ cao cột nước ta có:
S1h + S2h = V S1 S2

h(S1 + S2) = V
V 6000cm3
 h= = = 40cm
S1  S 2 100cm2  50cm 2

Áp suất do nước gây ra trên đáy bình là:


p1 = p2 = d0 h = 10 000 N/m3.0,4 m
p1 = p2 = 4000 N/m2
S1 = 100cm2 = 0,01m2
S2 = 50 cm2 = 0,005m2
Áp lực trên đáy bình S1 :
F1 = p1.S1 = 4000N/m2.0,01m2 = 40N
Áp lực trên đáy bình S2 :
F1 = p1.S1 = 4000N/m2.0,005m2=20N
2. Gỗ có: D=0,75g/cm3 < D1=1g/cm3 nên gỗ nổi. V’ là thể
tích chiếm chỗ của khối gỗ trong nước, ta có:
FA=P
 d0 .V’ = d.V

S1 S2
GV: LÊ TRUNG TIẾN ĐÀ NẴNG DĐ: 0901.959.959

D 3 0, 75 3
 V’ = .a = 3
.8 = 384 (cm )
D0 1

Gọi h’ là độ cao cột nước trong hai bình lúc này thì:
( S1 + S2 ) h’ = V + V’
V V '
h’= = 6000  384 = 42,56 (cm)
S1  S 2 100  50

3. Đổ dầu vào bình S1, dầu nổi trên mặt nước làm áp suất
dưới đáy bình S1 tăng lên. Nước từ bình S1 tăng lên.
Nước từ bình S1 chảy sang bình S2 và khi cân bằng ta có x

trường hợp như hình vẽ.


Gọi x là độ chênh lệch mực nước giữa hai bình. Xét
điểm A trên mặt phân cách dầu-nước và điểm B trong S1 S2

bình S2, A và B trên mặt phẳng ngang ta có:


p A = pB
 d2.h = d0.x
D2
 x= .H= 0,8 .20 =16 cm
D0 1

Bài 3:
A O B
Đòn bẩy cứng AB nhẹ, dài l=60cm, tại A và B có
treo hai vật đặc như hình vẽ, m1=2kg, m2=3kg
3. Tính OA để đòn bẩy cân bằng. m2
m1
4. Nhúng ngập m2 vào nước thì phải dịch điểm tựa O tới vị trí O’ nào để đòn bẩy cân
bằng? Vật m2 có khối lượng riêng D2=1,5g/cm3, nước có D = 1g/cm3.
Giải: O
a. Theo điều kiện cân bằng của đòn bẩy thì: C B

P1.OA=P2.OB
P1 P2
⟺10m1.OA = 10m2(AB – OA)
⟺2OA = 3(60 – OA)
⟺5OA=180
GV: LÊ TRUNG TIẾN ĐÀ NẴNG DĐ: 0901.959.959

→ OA = 36cm
b. Thể tích vật m2:
A O B
m 3000 g 3
V2 = 2 = 3 = 2000cm FA
D2 1,5 g / cm

V2 = 2dm3
P1 P2
D0 = 1g/cm3 = 1kg/dm3 → d0=10N/dm3.
Lực đẩy Ác-si-mét do nước tác dụng lên m2:
m1 2kg 3
V1 = = 3 =1dm .
D1 2kg / dm

Để đòn bẩy cân bằng, ta phải dịch điểm tựa O tới vị trí O’ sao cho:
P1 = O’A = ( P2  FA )
20.O’A = (30 – 20).(60–O’A)
20.O’A = 600 − O’A.10
→ O’A = 20cm.
m1 2kg
c. Thể tích vật m1: V1=  3
 1dm3
D1 2kg / dm
'
Lực đẩy Ác-si-mét do chất lỏng D tác dụng lên vật m1: FA = d .V1

Tương tự câu b ta có: (P1− FA ).O”A=P2.O”B


'

O”A= 300 ; O”B=60− 300 = 120


7 7 7

Bài 4:
3. H4a Vẽ một chùm tia sáng từ S, đến gương (G), phản xạ đi qua khe AB.
4. H4b Vẽ tia sang từ S lần lượt phản xạ trên (G1) rồi (G2) sau đó đi qua điểm A.
GV: LÊ TRUNG TIẾN ĐÀ NẴNG DĐ: 0901.959.959

(G1)

A
S B S
A

(G) (G2)
H4a H4b

Giải:
(G1)
S1
H
A S
S B
I A

(G) (G2)
H2 K
H
H4a H4b

S'
S2

Gọi S1 là ảnh của S qua gương G1. Các tia sang từ S đến gương G1, rồi phản xạ giống
như phát đi từ S1. Các tia sang này đến gương G2 nên S1 đóng vai trò vật đối với
gương G2, cho ảnh S2.
S2A cắt G2 ở K. S1K cắt G1 ở I.
Tia sáng cần vẽ là SIKA.

You might also like