You are on page 1of 146

CHUYÊN ĐỀ: VỢ NHẶT – KIM LÂN

Đoạn 1:
ĐỀ 1: Phân tích nhân vật Tràng trong đoạn trích sau. Từ đó nhận xét giá trị hiện thực của
tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân.

Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào. Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái
Bình, đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn
ngang khắp lều chợ. Người chết như ngả rạ. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi
làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường. Không khí vẩn lên mùi ẩm thối
của rác rưởi và mùi gây của xác người.
Giữa cái cảnh tối sầm lại vì đói khát ấy, một buổi chiều người trong xóm bỗng thấy Tràng
về với một người đàn bà nữa. Mặt hắn có một vẻ gì phởn phở khác thường. Hắn tủm tỉm cười nụ
một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh. Người đàn bà đi sau hắn chừng ba bốn bước. Thị cắp
cái thúng con, đầu hơi cúi xuống, cái nón rách tàng nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt. Thị
có vẻ rón rén, e thẹn. Mấy đứa trẻ con thấy lạ vội chạy ra đón xem. Sợ chúng nó đùa như trước,
Tràng vội vàng nghiêm nét mặt, lắc đầu ra hiệu không bằng lòng. Mấy đứa trẻ đứng dừng lại,
nhìn Tràng, đột nhiên có đứa gào lên:
- Anh Tràng ơi! - Tràng quay đầu lại. Nó cong cổ gào lên lần nữa
- Chông vợ hài. Hai vợ chồng
Tràng bật cười:
- Bố ranh!
Người đàn bà có vẻ khó chịu lắm. Thị nhíu đôi lông mày lại, đưa tay lên xóc xóc lại tà áo.
Ngã tư xóm chợ về chiều càng xác xơ, heo hút. Từng trận gió từ cánh đồng thổi vào, ngăn ngắt.
Hai bên dãy phố, úp súp, tối om, không nhà nào có ánh đèn, lửa. Dưới những gốc đa, gốc gạo xù
xì bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma. Tiếng quạ trên mấy cây gạo
ngoài bãi chợ cứ gào lên từng hồi thê thiết.
Nhìn theo bóng Tràng và bóng người đàn bà lủi thủi đi về bến, người trong xóm lạ lắm.
Họ đứng cả trong ngưỡng cửa nhìn ra bàn tán. Hình như họ cũng hiểu được đôi phần. Những
khuôn mặt hốc hác u tối của họ bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên. Có cái gì lạ lùng và tươi mát thổi
vào cuộc sống đói khát, tăm tối ấy của họ. Một người thở dài. Người khác khẽ thì thầm hỏi:
- Ai đấy nhỉ? ... Hay là người dưới quê bà cụ Tứ mới lên?
1
- Chả phải, từ ngày còn mồ ma ông cụ Tứ có thấy họ mạc nào lên thăm đâu.
- Quái nhỉ?
Im một lúc, có người bỗng lại cười lên rung rúc:
- Hay là vợ anh cu Tràng? ừ khéo mà vợ anh cu Tràng thật anh em ạ, trông chị ta thèn thẹn hay
đáo để.
- Ôi chao! Giời đất này còn rước cái của nợ đời về. Biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái thì
này không?
Họ cùng nín lặng. Người đàn bà như cũng biết xung quanh người ta đang nhìn dồn cả về
phía mình, thị càng ngượng nghịu, chân nọ bước díu cả vào chân kia. Hắn cũng biết thế, nhưng
hắn lại lấy vậy làm thích ý lắm, cái mặt cứ vênh lên tự đắc với mình.
(Trích Vợ nhặt – Kim Lân, SGK Ngữ văn 12, tập 2, trang 24,25, NXB GD 2008)

I. XÁC ĐỊNH YÊU CẦU CỦA ĐỀ


- Thể loại: Dạng đề phân tích một nhân vật trong một đoạn trích văn xuôi. Nhận xét làm rõ một
vấn đề.
- Nội dung:
+ Phân tích nhân vật Tràng trong đoạn trích.
+ Nhận xét nghệ thuật xây dựng nhân vật:
+ Nhận xét làm rõ một vấn đề: Nhận xét giá trị hiện thực của tác phẩm
- Tư liệu: Đoạn trích trong tác phẩm.
II. DÀN Ý SƠ LƯỢC
Mở bài:
- Dẫn dắt một ý kiến về tác giả, tác phẩm…..
- Giới thiệu về tác giả Kim Lân: tên khai sinh, năm sinh, năm mất, siwr trường sáng tác…
- Giới thiệu tác phẩm Vợ nhặt: hoàn cảnh sáng tác, nội dung tác phẩm…
- Giới thiệu nhân vật Tràng: trong đoạn trích Tràng là một người dân ngụ cư nghèo nhưng có
vẻ đẹp tâm hồn đáng trân trong
- Giới thiệu vấn đề cần làm rõ: Giá trị hiện thực của tác phẩm
TB:
1.Phân tích nhân vật trong đoạn trích
- Hoàn cảnh nhân vật xuất hiện: Trong nhà Tràng ở xóm ngụ cư vào buổi chiều.
- Nghề nghiệp: Kéo xe thóc cho Liên đoàn.
2
- Cuộc đời: chịu thiệt thòi.
- Tâm trạng: Vui sướng, hạnh phúc.
- Phẩm chất: tốt đẹp

2. Nhận xét tình cảm, thái độ của tác với nhân vật. Đồng cảm, trân trọng
3. Nhận xét nghệ thuật xây dựng nhân vật trong đoạn trích
- Thể loại: truyện ngắn.
- Nghệ thuật tả cảnh: chi tiết cảnh căn nhà của Tràng.
- Nghệ thuật đối thoại: ngôn ngữ bình dân
- Tình huống truyện: nhặt vợ vừa vui, vừa buồn
- Nghệ thuật miêu tả tâm trạng: qua nét mặt, hành động, lời độc thoại nội tâm
- Ngôn ngữ: bình dân
- Câu văn, giọng văn: giàu hình ảnh, nhẹ nhàng
- Yếu tố thời gian và không gian nghệ thuật: độc đáo: khung cảnh, xóm ngự vào buổi chiều
- ….
4. Nhận xét làm rõ một vấn đề trong đề bài
- Khái quát chung về giá trị hiện thực
- Biểu hiện cụ thể trong tác phẩm: Phản ánh bối cảnh xã hội Việt Nam trong cái đói, hình ảnh cái
đói, hình ảnh những con người đói…
Kết bài
- Khái quát đặc điểm của nhân vật Tràng trong đoạn trích
- Khái quát vấn đề giá trị hiện thực
- Nêu giá trị của tác phẩm: Bài ca ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn con người trong cái đói.
- Trích dẫn một ý kiến.

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT

Nhà văn Nguyễn Khải đã từng viết “Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc bắt
nguồn từ những gian khổ hy sinh. Ở đời không có con đường cùng chỉ có những ranh giới điều
cốt yếu là phải có đủ sức mạnh để bước qua ranh giới đó". Đọc truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà
văn Kim Lân ta càng hiểu sâu sắc hơn chân lý đó. Kim Lân (1920-2007) là một nhà văn chuyên
viết truyện ngắn. Kim Lân thường hướng ngòi bút của mình về đề tài nông thôn với những thú
3
vui đồng ruộng. Với tác phẩm Vợ nhặt (1954) nhà văn đã làm hiện lên trước mắt người đọc một
bức tranh sinh động về hiện thực thê thảm ấy. Dù đang bị cái đói, cái chết rình rập nhưng họ vẫn
cưu mang, đùm bọc, yêu thương và san sẻ, cùng hướng về sự sống, về hạnh phúc và tương lai.
Trong truyện ngắn Vợ nhặt, Kim Lân đã rất thành công khi xây dựng hình tượng nhân vật Tràng-
người đàn ông nghèo, xấu nhưng có vẻ đẹp tâm hồn đáng trân trọng. Điều đó được Kim Lân thể
hiện rõ qua đoạn trích trên. Qua đây, người đọc cảm nhận được giá trị hiện thực của tác phẩm.

TB: 4 luận điểm


1.LĐ 1: Phân tích nhân vật Tràng trong đoạn trích.
*. Hoàn cảnh nhân vật Tràng xuất hiện: Tràng xuất hiện trong một hoàn không gian, thời gian
nghệ thuật đặc biệt. Tràng xuất hiện ở xóm ngụ cư vào buổi chiều muộn.
- Tràng xuất hiện ở xóm ngụ cư, một xóm nghèo nàn đang chìm trong cái đói.
+ Xóm ngụ cư là xóm của những người dân ngụ cư. Họ từ nơi khác chuyển đến. Xóm ngụ cư là
không gian sống của những người dân ngụ cư như Tràng. Xóm ngụ cư được miêu tả trong bối
cảnh cái đói- cái đói năm 1945. Xóm ngụ cư tiêu điều, xác xơ vì cái đói Cái đói đã tràn đến xóm
này tự lúc nào. Kim Lân sử dụng nghệ thuật kể truyện hấp dẫn, lôi cuốn khi giới thiệu về xóm
ngụ cư, về cái đói. Câu văn mang tính chất thông báo. Sự việc, sự xuất hiện của cái đói. Cái đói
tràn đến rất nhanh, bất ngờ. Cái đói tràn đến như một cơn lũ, để lại những hậu quả nặng nề. Hình
ảnh những người dân di cư xuất hiện ở xóm ngụ cư khiến xóm ngụ cư thêm nhếch nhác Những
gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình, đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh
xám như những bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Tác giả Kim Lân quan sát, miêu tả
chân thực hình ảnh những người dân di nhếch nhác, lam lũ. Họ như những bóng ma. Tác giả tái
hiện hiện trạng có nhiều người vì đói mà phải bỏ quê đi tha phương cầu thực.
+ Xóm ngụ cư- không gian hiện hữu cái chết Người chết như ngả rạ. Không buổi sáng nào
người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường.
Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người. Bên cạnh nghệ thuật tả
cảnh chi tiết, sinh động, Kim Lân còn sử dụng các phép tu từ so sánh, liệt kê để khắc họa cảnh
tượng rùng rợn xuất hiện ở xóm ngụ cư- không gian sống của Tràng. Không gian sống của Tràng
ngột ngạt mùi tử khí. Xóm ngụ cư như một bãi tha ma.
+ Xóm ngụ cư tối lại vì đói khát. Hai bên dãy phố, úp súp, tối om, không nhà nào có ánh đèn,
lửa. Câu văn tái hiện hiện trạng tồn tại ở xã hội lúc bấy giờ người dân nghèo, đói, họ không có
tiền để mua dầu thắp sáng. Xóm ngụ tăm tối. Giống như phố huyện Cẩm Giàng trong truyện
4
ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam- phố huyện chìm trong bóng tối. Xóm ngụ cư được miêu tả qua
âm thanh thê thiết của đàn quạ Tiếng quạ trên mấy cây gạo ngoài bãi chợ cứ gào lên từng hồi thê
thiết. Âm thanh rùng rợn, âm thanh hiện hữu cái chết.
-Tràng xuất hiện ở xóm ngụ cư vào buổi chiều Giữa cái cảnh tối sầm lại vì đói khát ấy, một buổi
chiều người trong xóm bỗng thấy Tràng về với một người đàn bà nữa. Buổi chiều kết thúc một
ngày tàn, buổi chiều tăm tối. Trong khoảnh khắc của ngày tàn, Tràng xuất hiện cùng với một
người đàn bà. Điều đó khiến mọi người ngạc nhiên. Hạnh phúc, sự sống xuất hiện ở xóm ngụ cư
vào khoảng khắc buổi chiều. Tràng xuất hiện ở xóm ngụ cư- không gian cái đói, cái chết đang
hiện hữu. Tràng xuất hiện vào lúc buổi chiều- khoảnh khắc kết thúc một ngày tàn nhưng lại mở
ra một tương lai mới.
*. Tên gọi, lai lịch, ngoại hình: Tràng là người dân ngụ cư có ngoại hình xấu. Kim Lân đặt tên
cho nhân vật là Tràng, anh cu Tràng. Cái tên gọi rất dân dã giống tên gọi của em gái là con cái
Đục. Tràng xuất thân là dân ngụ cư. Tràng sống ở xóm ngụ cư. Xóm ngụ cư nằm heo hút, xóm
ngụ cư cạnh cánh đồng, cạnh một dòng sông. Xuất thân của Tràng thấp kém. Tràng có ngoại hình
xấu xí với đôi mắt gà gà, cái đầu trọc…Tác giả giới thiệu khái quát về Tràng và thể hiện thái độ
cảm thông của nhà văn. Tràng rất thiệt thòi vì lai lịch, vì ngoại hình. Tràng giống như hình tượng
nhân vật chàng ngốc trong những câu truyện cổ tích.
*Cuộc đời của Tràng chịu thiệt thòi: Nỗi thiệt thòi của Tràng đó là Tràng có lai lịch là dân ngụ
cư. Trong xã hộ cũ, dân ngụ cư như Tràng là thành phần thấp kém. Tràng mồ côi bố, ở với mẹ
già. Gia đình của Tràng không có họ hàng từ ngày còn mồ ma ông cụ Tứ có thấy họ mạc nào lên
thăm đâu. Tràng đang ế vợ rồi lấy vợ, nhặt được vợ trong cái đói nên hạnh phúc của Tràng khiến
mọi người phải lo. Vợ của Tràng bị người hàng xóm gọi là cái nợ đời Ôi chao! Giời đất này còn
rước cái của nợ đời về. Biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái thì này không? Cuộc đời của
Tràng cuộc đời chịu nhiều thiệt thòi vì hoàn cảnh. Cuộc đời của Tràng thiệt thòi như cuộc đời
của A Phủ. Với tấm lòng nhân đạo sâu sắc, Kim Lân bày tỏ sự cảm thông với Tràng.
* Tâm trạng của Tràng: Tâm trạng là một trạng thái cảm xúc của con người. Ở Tràng, từ khi
dẫn thị về nhà, Tràng đã trải qua trạng thái cảm xúc hạnh phúc. Đó là cảm xúc rất thật, cảm xúc
đó hình thành tâm trạng tích cực của Tràng bởi nghệ thuật miêu tả tâm trạng tài ba của Kim
Lân.Tràng sống trong tâm trạng hạnh phúc. Vì Tràng có vợ, không mất tiền cưới.
- Niềm hạnh phúc của Tràng được miêu tả qua vẻ mặt, nụ cười, ánh mắt Mặt hắn có một vẻ gì
phởn phở khác thường. Hắn tủm tỉm cười nụ một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh. Khuôn
mặt phớn phở của Tràng rạng rỡ niềm nui vì hôm nay Tràng có vợ. Khuôn mặt phớn phở ngập
5
tràn hạnh phúc khác với vẻ mặt đăm chiêu của Tràng vào những buổi chiều trước khi Tràng đi
làm về. Niềm hạnh phúc được nhà văn miêu tả qua nụ cười tủm tỉm của Tràng. Đó là nụ cười nụ
thể hiện nét duyên, ý tứ của Tràng. Tràng cười với chính mình. Tràng rất hạnh phúc. Niềm hạnh
phúc ánh lên hai con mắt Tràng Hình ảnh hai con mắt của Tràng sáng lên lấp lánh chan chứa dấu
hiệu của hạnh phúc. Kim Lân miêu tả tâm trạng của Tràng qua khuôn mặt, qua nụ cười, qua đôi
mắt. Tác giả miêu tả chân thực niềm hạnh phúc của Tràng. Nhà văn am hiểu tâm lí nhân vật-
nhân vật Tràng đang ế vợ, nhặt được vợ.
- Tâm trạng của Tràng vui sướng khi nghe đám trẻ con trêu Tràng và người đàn bà là: Chông vợ
hài. Tràng bật cười. Cụm từ Chông vợ hài có nghĩa là hai vợ chồng. Nghe được câu nói của đám
trẻ con, chúng trêu Tràng và người đàn bà có mối quan hệ là vợ chồng, Tràng rất vui Tràng bật
cười. Vì lâu nay Tràng là người ế vợ, hôm nay có vợ, Tràng vui là vậy. Khi nghe cụm từ vợ
chồng, Tràng rất vui giống như thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao cảm thấy thinh
thích khi nghĩ đến cảnh thị Nở ăn nằm với Chí Phèo như vợ chồng. Hạnh phúc lứa đôi, hạnh
phúc gia đình khiến cho những tâm hồn ngờ nghệch như thị Nở, như Tràng cũng cảm nhận được
giá trị, ý nghĩa thiêng liêng. Tràng nhận thấy sự trưởng thành của mình, Tràng chửi đám trẻ con
bố ranh. Đám trẻ con thường này chơi đùa với anh Tràng mỗi khi buổi chiều Tràng đi làm về.
Chiều hôm nay, Tràng cũng đi làm về, nhưng Tràng khôn chơi cùng chúng nó vì anh có vợ. Cuộc
đời của anh đã sang một trang mới.
- Tràng vui sướng, đắc ý khi nghe những người hàng xóm đàm tiếu về vợ Tràng khéo mà vợ anh
cu Tràng thật anh em ạ, trông chị ta thèn thẹn hay đáo để. Kim lân miểu tả tâm trạng của Tràng
qua nét mặt cái mặt cứ vênh lên tự đắc với mình. Khuôn mặt của Tràng lộ rõ vẻ bằng lòng với
hiện thực của mình. Tràng rất thích ý khi nghe những người hàng xóm bàn luận về câu chuyện,
của mình, bàn luận người vợ của mình chị ta thèn thẹn hay đáo để. Tâm trạng vui sướng của
Tràng thể hiện qua khuôn mặt, qua sự thích ý cho thấy niềm hạnh phúc đang ngập tràn trong tâm
hồn của Tràng. Niềm hạnh phúc giúp Tràng quên đi cái đói hiện tại, và giúp Tràng có sức mạnh
vượt qua cái đói. Tâm trạng vui sướng hạnh phúc của Tràng đối lập với sự lo lắng của những
người hàng xóm. Điều đó cho thấy Tràng đã sẵn sang đón nhận cái nợ đời. Tràng sẵn sáng đối
mặt với những kho khăn trong cái đói. Tràng đã tỏ ra rất trưởng thành.
=>Hạnh phúc lứa đôi có ý nghĩa lớn lao. Kim Lân trân trọng giá trị của hạnh phúc, vai trò của
người vợ trong cuộc đời của anh cu Tràng. Tâm trạng của Tràng là tâm trạng thuần nhất- niềm
hạnh phúc vui sướng. Kim Lân rất am hiểu tâm lí nhân vât- tâm lí của người đàn ông đang ế thì

6
nhặt được vợ mà không mất tiền cưới. Kim Lân tái hiện chân thực tâm trạng của Tràng qua nét
mặt, ánh mắt, nụ cười. Kim Lân bộc lộ rõ tàu năng phân tích tâm lí nhân vật.
*. Phẩm chất- vẻ đẹp tâm hồn: Tràng là một người đàn ông có vẻ đẹp tâm hồn đáng trân
trọng:
- Tràng tỏ ra là người trưởng thành, có trách nhiệm bảo vệ người vợ. Tràng trân trọng người vợ.
Tràng không hài lòng với thái độ của bọn trẻ con. Trang nghiêm nét mặt tỏ ý không hài lòng
Tràng vội vàng nghiêm nét mặt, lắc đầu ra hiệu không bằng lòng. Thái độ của Tràng giúp
người đàn bà cảm nhận được sự yêu thương. Tràng đã thực sự trưởng thành.
- Tràng tỏ ra trân trọng người vợ của mình khi thị đi cạnh mình. Trước lời đàm tiếu của người
hàng xóm, họ gọi vợ Tràng là cái nợ đời. Tràng không hề trách móc, không hề cảm thấy vợ là cái
nợ đời. Tràng lại rất thích ý. Tràng trân trọng cái nợ đời của mình, trân trọng thị. Trước vẻ
ngượng nghịu của thị Tràng rất thích, Tràng tỏ thái độ yêu thương thị.
-Tràng trân trọng hạnh phúc của mình. Dù trong cái đói gần kề cái chết, Tràng dẫn thị về, về làm
vợ. Tràng đối mặt thời buổi này. Tràng luôn khao khát hạnh phúc. Anh ấy sẵn sàng đón nhận,
bao vệ hạnh phúc của mình. Vẻ đẹp tâm hồn của Tràng khác với những nhân vật A Sử độc ác
trong Vợ chồng A phủ của Tô Hoài và lão đàn ông thuyền chài man rợ và tàn bạo trong Chiếc
thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu. Phẩm chất của Tràng thể hiện rõ quan điểm của Kim
Lân khi viết tác phẩm Vợ nhặt. Khi viết về cái đói, Kim Lân không viết về cái, mà ông viết về sự
sống. Khi viết về cái đói, Kim Lân viết về hạnh phúc. Đó là tấm lòng nhân đạo của Kim Lân.
LĐ 2: Nhận xét thái độ của Kim Lân với nhân vật Tràng: Tác giả bày tỏ sự cảm thông với
Tràng. Tràng nhặt vợ trong cái đói, vợ của Tràng bị người ta đàm tiếu là cái nợ đời. Tràng nhặt
vợ trong cái đói nên hạnh phúc của Tràng khiến mọi người lo lắng. Tác giả trân trọng vẻ đẹp tâm
hồn của Tràng- niềm khao khát hạnh phúc. Ông thể hiện niềm tin vào tương lai của Tràng. Tràng
chính là một tia sang trong cái đói khủng khiếp. Đúng như nhà văn Kim Lân đã từng viết "Đói,
nó vừa đắng cay, vừa đau đớn, đồng thời một mặt nào đó nó lại lóe lên một tia sáng về đạo đức,
danh dự".
LĐ 3: Nhận xét nghệ thuật miêu tả hình tượng nhân vật Tràng qua đoạn trích
-Kim Lân phát huy sở trường của mình về thể loại truyện ngắn.
- Tạo được một tình huống truyện độc đáo là tình huống Tràng nhặt vợ qua hai 2 lần quen biết.
Đó là tình huống vừa vui, vừa buồn. Tình huongs truyện thể hiện rõ giá trị nội dung của tác
phẩm.

7
- Nghệ thuật tả cảnh chân thực, sinh động. Ông tái hiện bối cảnh xã hội, vùng nông thôn Việt Nam
trong cái đói qua hình ảnh xóm ngụ cư.
- Yếu tố thời gian không gian nghệ thuật độc đáo, có ý nghĩa thúc đẩy diễn biến câu chuyện, phản
ánh rõ số phận của nhân vật.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật qua nét mặt-. tài năng của Kim Lân.
- Câu văn giàu hình ảnh người dân di cư đội chiếu, bồng bế, dắt díu nhau lên….
- Giọng văn nhẹ nhàng, da diết đượm buồn như cảnh ngộ của Tràng.
- Nghệ thuật đối thoại, ngôn ngữ rất bình dân: bố ranh, cái nợ đời….
LĐ 4: Nhận xét giá trị hiện của tác phẩm. Qua nhân vật Tràng trong đoạn trích, Kim Lân
phản ánh giá trị hiện thực của tác phẩm.
- Giá trị hiện thực là một nội dung của văn học Việt Nam cùng với giá trị nhân đạo. Giá trị hiện
thực thể hiện qua chi tiết nhà văn phản ánh chân thực hiện thực xã hội và cuộc sống của con
người.
- Biểu hiện trong tác phẩm:
+ Phản ánh chân thực hiện thực xã hội đương thời- bối cảnh xã hội Việt Nam trong cái đói 1945.
Bối cảnh xẫ hội đó được miêu tả qua hình ảnh xóm ngụ cư trong cái đói. Xóm ngụ cư ngọt ngạt,
tiêu điều. Xóm ngụ cư là hình ảnh thu nhỏ của vùng nông thôn Việt Nam trong cái đói.
+ Cuộc sống của con người trong cái đói. Nỗi khổ của con người trong cái đói. Vì đói mà những
người di cư từ Nam Định, Thái Bình phải bỏ quê, họ phải chết đường chết chợ.
+ Vì đói mà anh cu Tràng mới nhặt được vợ, vợ là cái nợ đời trong mặt mọi người. Hạnh phúc
của Tràng là sự lo lắng của mọi người, hạnh phúc đối mặt với cái chết.
+ Vì đói bà cụ Tứ không có tiền làm dăm ba mâm mừng hạnh phúc cho con, bà phải cho con ăn
chè khoán – cháo cám.
+ Vì đói mà thị trở thành cái nợ đời, theo không Tràng.
KB: Minh họa: Hình ảnh anh cu Tràng xuất hiện trong đoạn trích là hiện thân cho những người
lao động với thân phận, cuộc đời bất hạnh nhưng có niềm khao khát sống, khao khát hạnh phúc.
Xây dựng hình tượng anh cu Tràng trong đoạn trích Kim Lân đã tái hiện chân thực giá trị hiên
thực của tác phẩm. Và ông chứng tỏ được tài năng nghệ thuật và tấm lòng nhân đạo của mình.
Tác phẩm Vợ nhặt xứng đáng là một bài ca ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người dân Việt Nam
trong nạn đói lịch sử năm 1945. Đúng như lời tâm sự của Kim Lân."Khi viết về nạn đói người
ta thường viết về sự khốn cùng và bi thảm. Khi viết về con người năm đó người ta hay nghĩ
đến những con người chỉ nghĩ đến cái chết. Tôi muốn viết một truyện ngắn với ý khác.
8
Trong hoàn cảnh khốn cùng, dù cận kề bên cái chết nhưng những con người ấy không nghĩ
đến cái chết mà vẫn hướng tới sự sống, vẫn hi vọng, tin tưởng ở tương lai. Họ vẫn muốn
sống, sống cho ra con người."

Đoạn 1:
Đề 2: Phân tích nhân vật người đàn bà trong đoạn trích sau. Từ đó nhận xét giá trị hiện
thực của tác phẩm Vợ nhặt.
Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào. Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái
Bình, đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn
ngang khắp lều chợ. Người chết như ngả rạ. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi
làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường. Không khí vẩn lên mùi ẩm thối
của rác rưởi và mùi gây của xác người.
Giữa cái cảnh tối sầm lại vì đói khát ấy, một buổi chiều người trong xóm bỗng thấy Tràng
về với một người đàn bà nữa. Mặt hắn có một vẻ gì phởn phở khác thường. Hắn tủm tỉm cười nụ
một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh. Người đàn bà đi sau hắn chừng ba bốn bước. Thị cắp
cái thúng con, đầu hơi cúi xuống, cái nón rách tàng nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt. Thị
có vẻ rón rén, e thẹn. Mấy đứa trẻ con thấy lạ vội chạy ra đón xem. Sợ chúng nó đùa như trước,
Tràng vội vàng nghiêm nét mặt, lắc đầu ra hiệu không bằng lòng. Mấy đứa trẻ đứng dừng lại,
nhìn Tràng, đột nhiên có đứa gào lên:
- Anh Tràng ơi! - Tràng quay đầu lại. Nó cong cổ gào lên lần nữa
- Chông vợ hài. Hai vợ chồng
Tràng bật cười:
- Bố ranh!
Người đàn bà có vẻ khó chịu lắm. Thị nhíu đôi lông mày lại, đưa tay lên xóc xóc lại tà áo.
Ngã tư xóm chợ về chiều càng xác xơ, heo hút. Từng trận gió từ cánh đồng thổi vào, ngăn ngắt.
Hai bên dãy phố, úp súp, tối om, không nhà nào có ánh đèn, lửa. Dưới những gốc đa, gốc gạo xù
xì bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma. Tiếng quạ trên mấy cây gạo
ngoài bãi chợ cứ gào lên từng hồi thê thiết.
Nhìn theo bóng Tràng và bóng người đàn bà lủi thủi đi về bến, người trong xóm lạ lắm.
Họ đứng cả trong ngưỡng cửa nhìn ra bàn tán. Hình như họ cũng hiểu được đôi phần. Những

9
khuôn mặt hốc hác u tối của họ bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên. Có cái gì lạ lùng và tươi mát thổi
vào cuộc sống đói khát, tăm tối ấy của họ. Một người thở dài. Người khác khẽ thì thầm hỏi:
- Ai đấy nhỉ? ... Hay là người dưới quê bà cụ Tứ mới lên?
- Chả phải, từ ngày còn mồ ma ông cụ Tứ có thấy họ mạc nào lên thăm đâu.
- Quái nhỉ?
Im một lúc, có người bỗng lại cười lên rung rúc:
- Hay là vợ anh cu Tràng? ừ khéo mà vợ anh cu Tràng thật anh em ạ, trông chị ta thèn thẹn hay
đáo để.
- Ôi chao! Giời đất này còn rước cái của nợ đời về. Biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái thì
này không?
Họ cùng nín lặng. Người đàn bà như cũng biết xung quanh người ta đang nhìn dồn cả về
phía mình, thị càng ngượng nghịu, chân nọ bước díu cả vào chân kia. Hắn cũng biết thế, nhưng
hắn lại lấy vậy làm thích ý lắm, cái mặt cứ vênh lên tự đắc với mình.
(Trích Vợ nhặt – Kim Lân, SGK Ngữ văn 12, tập 2, trang 24,25, NXB GD 2008)

I. XÁC ĐỊNH YÊU CẦU CỦA ĐỀ


- Thể loại: Dạng đề phân tích một nhân vật trong một đoạn trích văn xuôi. Nhận xét làm rõ một
vấn đề.
- Nội dung:
+ Phân tích nhân vật thị trong đoạn trích.
+ Nhận xét nghệ thuật xây dựng nhân vật:
+ Nhận xét làm rõ một vấn đề: Nhận xét giá trị hiện thực của tác phẩm
- Tư liệu: Đoạn trích trong tác phẩm.
II. DÀN Ý SƠ LƯỢC
Mở bài:
- Dẫn dắt một ý kiến về tác giả, tác phẩm
- Giới thiệu về tác giả Kim Lân: tên khai sinh, năm sinh, năm mất, sở trường sáng tác…
- Giới thiệu tác phẩm Vợ nhặt: hoàn cảnh sáng tác, nội dung tác phẩm…
- Giới thiệu nhân vật Tràng: trong đoạn trích thị là một người đàn bà cháo chat lỏng lỏn
nhưng có vẻ đẹp khuất lấp rất đáng trân trọng.
- Giới thiệu vấn đề cần làm rõ: Giá trị hiện thực của tác phẩm
TB:
10
1.Phân tích nhân vật trong đoạn trích
- Khái quát lai lịch, quê quám nghề nghiệp của thị
- Hoàn cảnh nhân vật xuất hiện: thị xuất hiện ở xóm ngụ cư vào buổi chiều.
- Tên gọi:
- Cuộc đời: chịu thiệt thòi, chấp nhận theo không là cái nợ đời.
- Tâm trạng: xấu hổ, ngượng nghịu.
- Phẩm chất: tốt đẹp
2.Nhận xét tình cảm, thái độ của tác với nhân vật. Đồng cảm, trân trọng
3.Nhận xét nghệ thuật xây dựng nhân vật trong đoạn trích
- Thể loại: truyện ngắn.
- Nghệ thuật tả cảnh: chi tiết cảnh căn nhà của Tràng.
- Nghệ thuật đối thoại: ngôn ngữ bình dân
- Tình huống truyện: nhặt vợ vừa vui, vừa buồn
- Nghệ thuật miêu tả tâm trạng: qua nét mặt, hành động, lời độc thoại nội tâm
- Ngôn ngữ: bình dân
- Câu văn, giọng văn: giàu hình ảnh, nhẹ nhàng
- Yếu tố thời gian và không gian nghệ thuật: độc đáo: khung cảnh, xóm ngự vào buổi chiều
- ….
2. Nhận xét làm rõ một vấn đề trong đề bài
- Khái quát chung về giá trị hiện thực
- Biểu hiện cụ thể trong tác phẩm: Phản ánh bối cảnh xã hội Việt Nam trong cái đói, hình ảnh cái
đói, hình ảnh những con người đói…
Kết bài
- Khái quát đặc điểm của nhân vật Tràng trong đoạn trích
- Khái quát vấn đề giá trị hiện thực
- Nêu giá trị của tác phẩm: Bài ca ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn con người trong cái đói.
- Trích dẫn một ý kiến.

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT

MB 3: Nói về nạn đói năm 1945, nhà văn Kim Lân từng nói: "Đói, nó vừa đắng cay, vừa đau
đớn, đồng thời một mặt nào đó nó lại lóe lên một tia sáng về đạo đức, danh dự". Truyện
11
ngắn "Vợ nhặt" của ông chính là truyện ngắn đi sâu khai thác tia sáng đẹp đẽ trong thảm cảnh
ấy. Thông qua câu chuyện nhặt vợ của anh Tràng, nhà văn Kim Lân không chỉ tái hiện sự sống
mỏng manh của con người trước nạn đói mà quan trọng hơn cả là đứng trên ranh giới của sự
sống và cái chết ấy vẻ đẹp của con người vẫn tỏa rạng, trong cái khốn cùng, thiếu thốn con người
vẫn dành cho nhau những tình cảm thật đáng trân trọng. Trong truyện ngắn Vợ nhặt, Kim Lân đã
rất thành công khi xây dựng hình ảnh nhân vật thị - người đàn bà chao chat chỏng lỏn nhưng có
vẻ đẹp tâm hồn đáng trân trọng. Điều đó được Kim Lân thể hiện rõ qua đoạn trích. Qua đây,
người đọc cảm nhận được giá trị hiện thực của tác phẩm.

TB: 4 luận điểm


LĐ 1: Phân tích nhân vật người đàn trong đoạn trích:
*Khái quát về lai lịch, quê quán, nghề nghiệp tên gọi của thi: Người đàn bà không rõ lai lịch,
quê quán. Người đàn bà xuất hiện ở dốc tỉnh để nhặt hạt rơi, hạt vãi hoặc ai thuê gì thì làm. Kim
Lân đã phản ánh một hiện trạng rất phổ biến trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, có rất nhiều
người phụ nữ bỏ quê ra tỉnh để kiếm sống. Kim Lân thể hiện sự cảm thương với thân phận vô
danh của thị. Kim Lân không đặt tên cho nhân vật mà gọi nhân vật là thị. Thị là đại từ trong tiếng
Việt chỉ giới tính. Khi Kim Lân không đặt tên cho nhân vật mà gọi là thị Kim Lân không tỏ ý
miệt thị người đàn bà vô danh. Dụng ý của nhà văn muốn khắc họa hình tượng người đàn bà vô
danh bé nhỏ trong xã hội. Cách Kim Lân gọi tên nhân vật bằng đại từ thị giống như Nguyễn
Minh Châu gọi tên nhân vật người đàn bà hàng chài là mụ. Qua đây chúng thấy được sự cảm
thương của nhà văn với những người đàn bà vô danh trong xã hội.
*. Hoàn cảnh nhân vật người đàn bà xuất hiện: Thị là một nạn nhân của cái đói, thị cố bám
víu lấy Tràng mà theo không Tràng sau hai lần quen biết với câu chuyện tầm phơ tầm phào. Thị
theo Tràng về xóm ngụ cư vào một buổi chiều.

- Thị xuất hiện ở xóm ngụ cư- một xóm nghèo nàn đang chìm trong cái đói.
- Xóm ngụ cư là xóm của những người dân ngụ cư. Xóm ngụ cư được miêu tả trong bối cảnh cái
đói- cái đói năm 1945. Xóm ngụ cư tiêu điều, xác xơ vì cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào.
Câu văn mang tính chất thông báo sự việc, sự xuất hiện của cái đói. Cái đói tràn đến rất nhanh,
bất ngờ. Cái đói tràn đến như một cơn lũ, để lại những hậu quả nặng nề. Hình ảnh những người
những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình, đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên
xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp lều chợ xuất hiện ở xóm ngụ cư khiến
12
xóm ngụ cư thêm nhếch nhác Tác giả Kim Lân quan sát, miêu tả chân thực hình ảnh những
người dân di nhếch nhác, lam lũ.

+ Xóm ngụ cư- không gian hiện hữu cái chết Người chết như ngả rạ. Không buổi sáng nào
người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường.
Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người. Bên cạnh nghệ thuật tả
cảnh chi tiết, sinh động, Kim Lân còn sử dụng các phép tu từ so sánh, liệt kê để khắc họa cảnh
tượng rùng rợn xuất hiện ở xóm ngụ cư- không gian thị xuất hiện. Không gian ngột ngạt mùi tử
khí. Xóm ngụ cư như một bãi tha ma khi Kim Lân miêu tả âm thanh thê thiết của đàn quạ tiếng
quạ trên mấy cây gạo ngoài bãi chợ cứ gào lên từng hồi thê thiết.
+ Xóm ngụ cư tối sầm lại vì đói khát hai bên dãy phố, úp súp, tối om, không nhà nào có ánh đèn,
lửa. Câu văn tái hiện hiện trạng tồn tại ở xã hội lúc bấy giờ người dân nghèo, đói, họ không có
tiền để mua dầu thắp sáng. Xóm ngụ tăm tối giống như phố huyện Cẩm Giàng trong truyện ngắn
Hai đứa trẻ của Thạch Lam- phố huyện chìm trong bóng tối.

-Thị xuất hiện ở xóm ngụ cư vào buổi chiều Giữa cái cảnh tối sầm lại vì đói khát ấy, một buổi
chiều người trong xóm bỗng thấy Tràng về với một người đàn bà nữa. Buổi chiều kết thúc một
ngày tàn, buổi chiều tăm tối. Trong khoảnh khắc của ngày tàn, thị xuất hiện cùng với Tràng.
Điều đó khiến mọi người ngạc nhiên.
=>Thị xuất hiện ở xóm ngụ cư- không gian cái đói, cái chết đang hiện hữu. Thị xuất hiện vào lúc
buổi chiều- khoảnh khắc kết thúc một ngày tàn nhưng lại mở ra một tương lai mới.
* Ngoại hình của người đàn bà được Kim Lân miêu tả qua dáng vẻ, cử chỉ Thị cắp cái thúng
con, đầu hơi cúi xuống, cái nón rách tàng nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt. Kim Lân sử
dụng nghệ thuật miêu tả ngoại hình qua cử chỉ, hành động. Kim Lân miêu tả ngoại hình của
người đàn bà gián tiếp qua khuôn mặt. Khuôn mặt của thị bị che khuất bởi cái nón rách tàng. Do
vậy chúng ta chỉ nhìn thấy nửa khuôn mặt của thị, khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn hai con
mắt. Kim Lân miêu tả tả ngoại hình của thị gợi sự lam lũ vì cái đói. Kim Lân thể hiện thái độ
cảm thông với vẻ ngoại hình của người đàn bà.
* Cuộc đời của thị là cuộc đời thiệt thòi của người vợ nhặt chấp nhận theo không anh cu Tràng
để trở thành cái nợ đời của anh cu Tràng. Thị bị những người dân xóm ngụ cư đàm tiếu. Họ tỏ ý
tò mò, đàm tiếu, bình luận chông chị ta thèn thẹn hay đáo để. Họ gọi thị là cái nợ đời. Họ tỏ ý
khinh bỉ, thị là gánh nặng cho Tràng. Kim Lân tạo cuộc đối thoại, với lời thoại là ngôn ngữ bình
13
dân, chúng ta thấy thái độ của những người dân ngụ cư với thị. Thân phận thị thật rẻ rúng, thị là
cái nợ đời mà Tràng rước về trong cái đói. Thị không được cưới hỏi giống như Mị trong tác
phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài. Mị được A Sử bắt về cúng trình ma. Kim Lân đã tạo ra một
tình huống truyện độc đáo, tình huống nhặt vợ để sắp xếp cuộc đời của một người bất hạnh dạt
vào cuộc đời của một người bất hạnh trong cái đói để cùng nhau đi qua cái đói, cái nghèo, hướng
tới hạnh phúc. Qua đó, Kim Lân thể hiện sự cảm thông với thị - vì gặp bước khó khăn nên mới
lấy đến Tràng.
* Tâm trạng của người đàn bà trên đường theo Tràng về. Tâm trạng là một trạng thái cảm
xúc của con người. Ở thị, từ khi theo Tràng về nhà, thị đã trải qua trạng thái cảm xúc phức tạp.
Thị sống trong tâm trạng ngượng ngùng, xấu hổ.
- Sự ngượng ngùng, nỗi xấu hổ của người đàn bà thể hiện qua cử chỉ thị có vẻ rón rén, e thẹn.
Thị rón rén, e thẹn vì đây là lần đầu tiên thị xuất hiện ở xóm ngụ cư. Thị biết mình theo không
Tràng, thị biết mọi người đang nhìn thị. Miêu tả tâm trạng của thị, Kim Lân miêu tả qua thái độ,
cử chỉ. Kim lân thấu hiểu tâm trạng của người đàn bà lân đầu về nhà chồng, tâm trạng của người
đàn theo không. Khi bị bon trẻ con trêu chông vợ hài, thị rất khó chịu người đàn bà có vẻ khó
chịu lắm. Thị nhíu đôi lông mày lại, đưa tay lên xóc xóc lại tà áo. Hành động của thị xóc lại tà áo
rách bợt cho thấy thị mất tự nhiên. Hình ảnh thị nhíu đôi lông mày, thị không hài lòng với lời
trêu trọc. Tâm trạng của thị khác hẳn với niềm vui sướng của Tràng. Kim Lân rất linh hoạt, sáng
tạo trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, Kim Lân miêu tả tâm lí ngườ vợ nhặt qua nét mặt,
cử chỉ và hành động.
- Khi nghe những người hàng xóm của Tràng bình luận, đàm tiếu về mình, gọi mình là cái nợ
đời thị xấu hổ, ngượng nghịu người đàn bà như cũng biết xung quanh người ta đang nhìn dồn cả
về phía mình, thị càng ngượng nghịu, chân nọ bước díu cả vào chân kia. Kim Lân miêu tả tâm
trạng của thị qua dáng điệu. Sự ngượng nghịu của thị khác hẳn với vẻ chao chat chỏng lỏn thị ở
chợ tỉnh. Tâm trạng của thị là nỗi xấu hổ, sự ngượng nghịu vì thân phận người đàn bà theo
không. Kim Lân am hiểu tâm lí nhân vật, ông tái hiện chân thực cảm xúc của thị. Qua tâm trạng
của thị, chúng ta thấy tài năng nghệ thuật và tấm lòng nhân đạo của ông.
* Phẩm chất: Thị có vẻ đẹp tâm hồn đáng trân trọng
- Người đàn mặc dù theo không Tràng nhưng thị vẫn biết trọng danh dự. Thị biết xấu hổ, biết
ngượng nghịu, thèn thẹn. Thị biết cảnh ngộ của thị nên thị không dam vênh lên tự đắc như
Tràng. Kim Lân thể hiện sự trân trong của mình, dù dơi vào cảnh ngộ theo không một người đàn
ông xa lạ, không được cưới hỏi nhưng thị vẫn biết trọng danh dự. Thị chưa mất đi phần lương
14
thiện trong thị. Thị chấp nhận theo không Tràng, để bị người ta đàm tiếu, thị chấp nhận dư luận,
sẵn sàng đối mặt với dư luận. Thị biết mọi người đang nhìn thị nên thị đã lấy cái nón che đi nửa
khuôn mặt.
-Thị rất khao khát sống, khao khát hạnh phúc gia đình. Nhân vật thị dù phải đối mặt với cái đói
nhưng vẫn giữ được nhân phẩm. Dù đối mặt với cái đói, thị vẫn hướng tới sự sống, hạnh phúc.
Thị khác với một số nhân vật nữ trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng, họ bị tha hóa vì hoàn cảnh,
vì đồng tiền. Họ đánh mất phân lương thiện. Thị giống như người đàn bà hàng chài trong tác
phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu. Người đàn bà hàng chài sẵn sàng chấp
nhận cảnh ngộ để bám víu vào hạnh phúc ít ỏi, để duy trì sự sống, hạnh phúc. Kim Lân trân
trọng khát vọng sống của thị, vẻ đẹp khuất lấp trong tâm hồn của thị. Thị giống như một tia sáng
phía cuối con đường đời tăm tối của Tràng. Đúng như nhà văn Kim Lân đã từng viết "Đói, nó
vừa đắng cay, vừa đau đớn, đồng thời một mặt nào đó nó lại lóe lên một tia sáng về đạo đức,
danh dự".
LĐ 2: Nhận xét nghệ thuật xây dựng nhân vật người vợ nhặt trong đoạn trích.
- Kim Lân phát huy sở trường của mình về thể loại truyện ngắn.
- Tạo được một tình huống truyện độc đáo là tình huống Tràng nhặt vợ qua hai 2 lần quen biết.
- Tả cảnh chân thực, sinh động. Ông tái hiện bối cảnh xã hội, vùng nông thôn Việt Nam trong cái
đói qua hình ảnh xóm ngụ cư.
- Yếu tố thời gian không gian nghệ thuật độc đáo, có ý nghĩa thúc đẩy diễn biến câu chuyện, phản
ánh rõ số phận của nhân vật thị.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật qua nét mặt, cử chỉ, hành động chúng ta thấy được tâm trạng
của thị, chúng ta thấy được tài năng của Kim Lân.
- Câu văn giàu hình ảnh khi miêu tả người đàn bà cái nón rách tàng che khuất nửa khuôn mặt.
- Giọng văn nhẹ nhàng, da diết đượm buồn-> cảnh ngộ của thị khi phải theo không.
- Nghệ thuật đối thoại, ngôn ngữ rất bình dân…
LĐ 4: Nhận xét giá trị hiện của tác phẩm qua nhân vật thi trong đoạn trích. Kim Lân phản ánh
giá trị hiện thực của tác phẩm.
- Giá trị hiện thực là một nội dung của văn học Việt Nam cùng với giá trị nhân đạo.
- Giá trị hiện thực thể hiện qua chi tiết nhà văn phản ánh chân thực hiện thực xã hội và cuộc sống
của con người.
- Biểu hiện trong tác phẩm:

15
+ Phản ánh chân thực hiện thực xã hội đương thời- bối cảnh xã hội Việt Nam trong cái đói 1945.
Bối cảnh xã hội đó được miêu tả qua hình ảnh xóm ngụ cư trong cái đói. Xóm ngụ cư ngột ngạt,
tiêu điều. Xóm ngụ cư là hình ảnh thu nhỏ của vùng nông thôn Việt Nam trong cái đói.
+ Cuộc sống của con người trong cái đói. Nỗi khổ của con người trong cái đói. Vì đói mà những
người di cư từ Nam Định, Thái Bình phải bỏ quê, họ phải chết đường chết chợ.
+ Vì đói mà anh cu Tràng mới nhặt được vợ, vợ là cái nợ đời trong mặt mọi người. Hạnh phúc
của Tràng là sự lo lắng của mọi người, hạnh phúc đối mặt với cái chết.
+ Vì đói bà cụ Tứ không có tiền làm dăm ba mâm mừng hạnh phúc cho con, bà phải cho con ăn
chè khoán – cháo cám. Vì đói mà thị trở thành cái nợ đời, theo không Tràng.
Kết bài:
Minh họa: Hình ảnh người vợ nhặt xuất hiện trong đoạn trích vào buổi chiều ở xóm ngụ cư là
hiện thân cho những người lao động với thân phận, cuộc đời bất hạnh xuất hiện trong bối cảnh
cái đói để lại trong lòng người đọc những cảm xúc xót xa. Ẩn sau thân phận, cuộc đời ấy là vẻ
đẹp của niềm khao khát sống, khao khát hạnh phúc của thị. Xây dựng hình tượng nhân vật thị
trong đoạn trích Kim Lân đã tái hiện chân thực giá trị hiên thực của tác phẩm. Hình tượng thị đã
góp phần tạo nên sự thành công cho tác phẩm Vợ nhặt. Vợ nhặt xứng đáng là một bài ca ca ngợi
vẻ đẹp tâm hồn của người dân Việt Nam trong nạn đói lịch sử năm 1945. Đúng như lời tâm sự
của Kim Lân."Khi viết về nạn đói người ta thường viết về sự khốn cùng và bi thảm. Khi
viết về con người năm đó người ta hay nghĩ đến những con người chỉ nghĩ đến cái chết. Tôi
muốn viết một truyện ngắn với ý khác. Trong hoàn cảnh khốn cùng, dù cận kề bên cái chết
nhưng những con người ấy không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng tới sự sống, vẫn hi vọng,
tin tưởng ở tương lai. Họ vẫn muốn sống, sống cho ra con người.

ĐOẠN 2:

Đề bài 1: Phân tích nhân vật Tràng trong đoạn trích sau. Từ đó nhận xét làm rõ giá trị
hiện thực của tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân.

Thị lẳng lặng theo hắn vào trong nhà, cái nhà vắng teo đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc
lổn nhổn những búi cỏ dại. Thị đảo mắt nhìn xung quanh, cái ngực gầy lép nhô hẳn lên, nén một
tiếng thở dài. Tràng xăm xăm bước vào trong nhà, nhấc tấm phên rách sang một bên, thu dọn
những niêu bát, xống áo vứt bừa bộn cả trên giường, dưới đất. Hắn quay lại nhìn thị cười cười:
16
- Không có người đàn bà, nhà cửa thế đấy!
Thị nhếch mép cười nhạt nhẽo. Tràng vỗ vỗ xuống giường đon đả:
- Ngồi đây!... Ngồi xuống đây, tự nhiên...
Người đàn bà theo lời hắn ngồi mớm xuống mép giường. Cả hai bỗng cùng ngượng nghịu.
Tràng đứng tây ngây ra giữa nhà một lúc, chợt hắn thấy sờ sợ. Chính hắn cũng không hiểu sao
hắn sợ, hắn lấm lét bước vội mấy bước ra sân gắt lên:
- Sao hôm nay bà lão về muộn thế không biết!
Hắn loanh quanh hết chạy ra ngõ đứng ngóng, lại chạy vào sân nhìn trộm vào trong nhà.
Thị vẫn ngồi mớm ở mép giường, hai tay ôm khư khư cái thúng, mặt bần thần. Hắn nghĩ bụng:
"Quái sao nó lại buồn thế nhỉ?... ồ sao nó lại buồn thế nhỉ?.." Hắn nhổ vu vơ một bãi nước bọt,
tủm tỉm cười một mình. Nhìn thị ngồi ngay giữa nhà, đến bây giờ hắn vẫn còn ngờ ngợ như
không phải thế. Ra hắn đã có vợ rồi đấy ư? Hà! Việc xảy ra thật hắn cũng không ngờ, hắn cũng
chỉ tầm phơ tầm phào đâu có hai bận ấy thế mà thành vợ thành chồng...
It lâu nay hắn xe thóc Liên đoàn lên tỉnh. Mỗi bận qua cửa nhà kho lại thấy mấy chị con
gái ngồi vêu ra ở đây. Hắn đoán họ ngồi đấy nhặt hạt rơi vãi, hay ai có công việc gì gọi đến thì
làm. Một lần hắn đang gò lưng kéo cái xe bò thóc vào dốc tỉnh, hắn hò một câu chơi cho đỡ
nhọc. Hắn hò rằng:
Muốn ăn cơm trắng mấy giò này!
Lại đây mà đẩy xe bò với anh, nì!
Chủ tâm hắn cũng chẳng có ý chòng ghẹo cô nào, nhưng mấy cô gái lại cứ đẩy vai cô ả
này ra với hắn, cười như nắc nẻ:
- Kìa anh ấy gọi! Có muốn ăn cơm trắng mấy giò thì ra đẩy xe bò với anh ấy!
Thị cong cớn:
- Có khối cơm trắng mấy giò đấy! Này, nhà tôi ơi, nói thật hay nói khoác đấy?
Tràng ngoái cổ lại vuốt mồ hôi trên mặt cười:
- Thật đấy, có đẩy thì ra mau lên!
Thị vùng đứng dậy, ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng.
- Đã thật thì đẩy chứ sợ gì, đằng ấy nhỉ ! - Thị liếc mắt, cười tít.
Tràng thích lắm. Từ cha sinh mẹ đẻ đến giờ, chưa có người con gái nào cười với hắn tình
tứ như thế.
(Trích Vợ nhặt – Kim Lân, Sgk Ngữ văn 12, tập hai, trang 25, 26, NXB GD, năm 2008)
I. XÁC ĐỊNH YÊU CẦU CỦA ĐỀ
17
- Thể loại: Dạng đề phân tích một nhân vật trong một đoạn trích văn xuôi. Nhận xét làm rõ một
vấn đề.
- Nội dung:
+ Phân tích nhân vật Tràng trong đoạn trích.
+ Nhận xét nghệ thuật xây dựng nhân vật:
+ Nhận xét làm rõ một vấn đề: Nhận xét giá trị nhân đạo của tác phẩm
- Tư liệu: Đoạn trích trong tác phẩm.
II. DÀN Ý SƠ LƯỢC
Mở bài:
- Dẫn dắt (sử dụng kiến thức lí luận văn học, có thể là một ý kiến về tác giả, tác phẩm, có thể
là một câu hát, đoạn thơ có nội dung liên quan)
- Giới thiệu về tác giả Kim Lân: tên khai sinh Nguyễn Văn Tài (1920-2007), một cây bút viết
truyện ngắn, thường viết về nông thôn và người ông dân….
- Giới thiệu tác phẩm Vợ nhặt: hoàn cảnh sáng tác: ngay sau CMT8 sau đó bị mất bản thảo,
năm 1954 viết lại, tác phẩm viết về nạn đói …
- Giới thiệu nhân vật Tràng: trong đoạn trích Tràng là một người dân ngụ cư nghèo nhưng tốt
bụng.
- Giới thiệu vấn đề cần làm rõ: Giá trị hiện thực của tác phẩm
TB:
1.Phân tích nhân vật trong đoạn trích
- Hoàn cảnh nhân vật xuất hiện: Trong nhà Tràng ở xóm ngụ cư vào buổi chiều.
- Nghề nghiệp: Kéo xe thóc cho Liên đoàn.
- Cuộc đời: chịu thiệt thòi.
- Tâm trạng: Vui, buồn, sợ….
- Phẩm chất: tốt đẹp
2.Nhận xét tình cảm, thái độ của tác với nhân vật. Đồng cảm, trân trọng
3. Nhận xét nghệ thuật xây dựng nhân vật trong đoạn trích
- Thể loại: truyện ngắn.
- Nghệ thuật tả cảnh: chi tiết cảnh căn nhà của Tràng.
- Nghệ thuật đối thoại: lời lẽ mộc mạc
- Tình huống truyện: nhặt vợ
- Nghệ thuật miêu tả tâm trạng: qua nét mặt, hành động, lời độc thoại nội tâm
18
- Ngôn ngữ: bình dân
- Câu văn, giọng văn: giàu hình ảnh, nhẹ nhàng
- Yếu tố thời gian và không gian nghệ thuật: độc đáo: khung cảnh căn nhà, xóm ngự vào buổi
chiều
- ….
4. Nhận xét làm rõ một vấn đề trong đề bài
- Khái quát chung về giá triij hiện thực
- Biểu hiện cụ thể trong tác phẩm: Phản ánh bối cảnh xã hội Việt Nam trong cái đói, hình ảnh cái
đói, hình ảnh những con người đói…
Kết bài
- Khái quát đặc điểm của nhân vật Tràng trong đoạn trích
- Khái quát vấn đề giá trị hiện thực
- Nêu giá trị của tác phẩm: Bài ca ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn con người trong cái đói.
- Trích dẫn một ý kiến.
DÀN Ý CHI TIẾT VÀ BIỂU ĐIỂM
Phân tích nhân vật Tràng trong đoạn trích sau. Từ đó nhận xét 5,0
làm rõ giá trị hiện thực của tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân.

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Có đủ các phần mở bài, 0,25
thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được
vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận : Phân tích nhân vật Tràng 0,5
trong đoạn trích sau. Từ đó nhận xét làm rõ giá trị hiện thực của tác
phẩm Vợ nhặt của Kim Lân.
c. Thí sinh có thể triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách
nhưng phải vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ
giữa lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ các nội dung:
Mở bài:
Nhà văn Nguyễn Khải đã từng viết “Sự sống nảy sinh từ 0,5
trong cái chết, hạnh phúc bắt nguồn từ những gian khổ hy sinh. Ở
đời không có con đường cùng chỉ có những ranh giới điều cốt yếu
là phải có đủ sức mạnh để bước qua ranh giới đó". Đọc truyện
Mở bài sơ lược:
ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân ta càng hiểu sâu sắc hơn

19
-Trích dẫn một ý quan điểm đó. Kim Lân (1920-2007) là một nhà văn chuyên viết
kiến. truyện ngắn. Kim Lân thường hướng ngòi bút của mình về đề tài
-Giới thiệu tác giả nông thôn với những thú vui đồng ruộng. Với tác phẩm Vợ nhặt
Kim Lân. (1954) nhà văn đã làm hiện lên trước mắt người đọc một bức tranh
-Giới thiệu tác phẩm sinh động về hiện thực thê thảm của người nông dân. Dù cái đói,
Vợ nhặt. cái chết đang rình rập nhưng họ vẫn cưu mang nhau, cùng nhau
-Giới thiệu nhân vật hướng về sự sống, về hạnh phúc và tương lai. Trong truyện ngắn
Tràng và đoạn trích. Vợ nhặt, Kim Lân đã rất thành công khi xây dựng hình tượng nhân
-Giới thiệu giá trị vật Tràng- người đàn ông nghèo, xấu nhưng có vẻ đẹp tâm hồn
hiện thực của tác đáng trân trọng. Điều đó được Kim Lân thể hiện rõ qua đoạn trích
phẩm. trên. Qua đây, người đọc cảm nhận được giá trị hiện thực của tác
phẩm. 2,0
Thân bài
2. 1.Phân tích nhân vật Tràng trong đoạn trích
*Hoàn cảnh nhân vật xuất hiện
- Không gian rộng: Tràng được miêu tả ở xóm ngụ cư. Xóm ngụ cư
là không gian sống của những người dân ngụ cư. Xóm ngụ cư tối
sầm lại vì đói khát. Xóm ngụ cư của Tràng ngột ngạt vì mùi ẩm
thối của rác rưởi và mùi gây của xác người. Tràng xuất hiện trong
bối cảnh không gian cái đói.
Thân bài: - Không gian hẹp: Tràng được miêu tả trong không gian căn nhà
1. 1. Phân tích nhân của Tràng. Căn nhà xiêu vẹo đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn
vật Tràng trong nhổn những búi cỏ dại. Căn nhà rách nát với tấm phên rách. Căn
đoạn trích. nhà bừa bộn bởi niêu bát, xống áo vứt bừa bộn cả trên giường,
*Hoàn cảnh nhân dưới đất.
vật xuất hiện: ->Kim Lân đã miêu tả và tái hiện không gian sống của Tràng bằng
- Không gian: nghệ thuật tả cảnh chân thực và sinh động. Kim Lân đã giúp người
+ Xóm ngụ cư chìm đọc cảm nhận được sự bi thảm của những người nông dân Việt
trong cái đói. Nam trong bối cảnh cái đói.
+ Căn nhà xiêu vẹo, - Thời gian: Tràng trở về xóm ngụ cư vào lúc buổi chiều cùng với
bừa bộn của Tràng. thị. Trong khoảnh khắc của ngày tàn, Tràng xuất hiện cùng với thị
-Thời gian: buổi trong không gian căn nhà rúm ró, bừa bộn như dự báo hạnh phúc,
20
chiều. sự sống sẽ được nhen nhóm trong cái đói, cái nghèo. Tràng xuất
hiện vào lúc buổi chiều- khoảnh khắc kết thúc một ngày tàn nhưng
lại mở ra một tương lai mới.
* Tên gọi: Kim Lân đặt tên cho nhân vật là Tràng, anh cu Tràng.
Cái tên gọi rất dân dã giống tên gọi của em gái là con cái Đục.
* Nghề nghiệp: Tràng làm nghề kéo xe thóc cho Liên đoàn ít lâu
nay hắn xe thóc cho Liên đoàn lên tỉnh.
- Liên đoàn là một tổ chức thu gom thóc cho phát xít Nhận ở nước
ta trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Tràng kéo xe thóc cho
Liên đoàn để kiếm sống, để nuôi mình và nuôi mẹ già. Nghề
nghiệp của Tràng chẳng có gì cao sang, nó rất bình thường trong xã
*Tên gọi: Tràng, anh hội lúc bấy giờ. Nghề nghiệp của Tràng cho thấy thu nhập bấp
cu Tràng. bênh nhưng đó là một công việc Tràng làm bằng sức lao động của
*Nghề nghiệp: kéo mình. Tràng khác với Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của
xe thóc cho Liên Nam Cao. Chí Phèo sống bằng nghề rạch mặt ăn vạ. Như vậy,
đoàn. chúng ta thấy rõ bản tính lương thiện của Tràng. Điều này cho thấy
sự khác biệt giữa nhân vật trong truyện ngắn của Kim Lân dù
nghèo khổ, thiếu thốn nhưng vẫn thật thà, chất phác chứ không tha
hóa như một số nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao.
* Cuộc đời: Cuộc đời của Tràng chịu bất hạnh, thiệt thòi.
- Lai lịch xuất thân của Tràng là dân ngụ cư. Tràng xuất thân là dân
ngụ cư. Xuất thân của Tràng thấp kém. Kim Lân bày tỏ sự cảm
thông với Tràng, ông cảm thông với thân phận thấp kém của những
người dân ngụ cư trong xã hội cũ.
- Hoàn cảnh gia đình nhà Tràng rất nghèo. Tràng mồ côi bố, ở với
mẹ già là bà cụ Tứ trong một căn nhà rúm ró, rách nát, bừa bộn vì
không có bàn tay người phụ nữ và vì cái đói tràn đến xóm này tự
lúc nào. Tràng đang bị cái đói, cái chết bủa vây. Bằng nghệ thuật
miêu tả và lối kể chuyện hấp dẫn, lôi cuốn, Kim Lân đã giúp người
đọc cảm nhận rõ gia cảnh nghèo khó của Tràng. Cái đói như cơn lũ
*Cuộc đời: Bất quét sạch tất cả những thứ trên đường nó tràn qua chỉ trừ tình
hạnh. người. Cái đói bào mòn sự sống của con người. Mẹ con Tràng
21
- Xuất thân thấp cũng chẳng bận tâm quá vì sự bừa bộn của căn nhà.
kém. - Nhặt vợ trong cái đói, chỉ tầm phơ tầm phào đâu có hai bận và
rồi thành vợ thành chồng. Để rồi hạnh phúc ấy phải đối diện với
cái đói, cái chết cận kề. Để rồi hạnh phúc ấy trở thành nỗi lo lắng
cho Tràng và mọi người. Bằng nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, bằng
- Gia cảnh nghèo yếu tố thời gian đồng hiện, Kim Lân đã tái hiện câu chuyện Tràng
khó. nhặt vợ qua hồi ức của Tràng. Tràng nhớ lại chuyện lấy vợ, nhặt
được vợ trên con đường đời thảm đạm.
+ Tràng gặp người đàn bà ở dốc tỉnh khi Tràng đang kéo xe thóc
vào dốc tỉnh. Vì mệt quá, nên anh cất lên câu hò:
Muốn ăn cơm trắng mấy giò này!
Lại đây mà đẩy xe bò với anh, nì!
++ Chủ tâm của hắn cùng chẳng có ý chòng nghẹo cô nào,
nhung mấy cô gái ấy cứ đẩy vai cô ả này ra với hắn. Câu hò của
Tràng thể hiện lời mời gọi chân thành, thể hiện sự mong mỏi có
người cùng giúp đỡ. Qua câu hò người đọc cảm nhận được sự chân
thành, sự lạc quan yêu đời của Tràng. Điều này thể hiện rõ đặc
-Nhặt vợ trong cái điểm của nhân vật trong truyện ngắn của Kim Lân “dù nghèo khổ,
đói. thiếu thốn nhưng vẫn yêu đời, thật thà, chất phác”
++ Không ngờ, đó là câu hò khiến cho nhân vật thị bắt chuyện với
Tràng. Thị cong cớn nói với Tràng bằng một giọng điệu mỉa mai,
đùa cợt: Có khối cơm trắng mấy giò đấy! Này nhà tôi ơi, nói thật
hay nói khoác đấy? Lần đầu tiên gặp Tràng, thị đã tỏ ra thân mật.
Thị gọi Tràng là nhà tôi. Tiếng gọi ấy khiến Tràng quên đi cái mệt
anh ta ngoái cổ lại vuốt mồ hôi trên mặt cười. Tràng bảo thị: Thật
đấy, có đẩy thì ra mau lên. Thị cũng chẳng ngại ngần bảo Tràng đã
+ Gặp ở dốc tỉnh. thật thì đẩy chứ sợ gì, đằng ấy nhỉ. Tràng đã cho thị niềm hi vọng
+ Tràng hò hứa cho về một bữa ăn thịnh soạn trong cái đói. Tràng đã thuyết phục được
ăn cơm trắng mấy thị ra đẩy xe thóc cùng Tràng. Những từ ngữ bình dân được nhà
giò nếu đẩy xe hộ. văn khai thác hiệu quả để tái hiện câu chuyện tầm phơ tầm phào
giữa Tràng và thị.
++ Đặt niềm tin vào câu nói của Tràng, thị ton ton chạy ra đẩy xe
22
và tít mắt cười tình với Tràng. Câu hò trở thành nhịp cầu nối, mở
đầu cuộc gặp gỡ của hai con người cùng khổ trong nạn đói.
+Tái hiện cuộc gặp gỡ lần một của Tràng và thị Kim Lâm đã xây
dựng tình huống truyện độc đáo. Tình huống chính là thứ nước
rửa ảnh làm nổi hình nổi sắc nhân vật, làm rõ tư tưởng nhà văn,
là khoảnh khắc chứa đựng cả 1 đời người. (Nhà văn Nguyễn
+ Thị trêu đùa và Minh Châu) Kim Lân đã tạo một tình huống một số phận bất hạnh
thăm dò Tràng. dạt vào cuộc đời một người bất hạnh. Nếu không không có nạn đói
thì có thể Tràng sẽ sống một cuộc sống tẻ nhạt với mẹ già đến hết
đời vì Tràng khó có thể lấy được vợ giống như A Phủ trước khi
gặp Mị. Có thể nói, từ khi có vợ cuộc đời của Tràng sang một
trang mới. Kết thúc những ngày sống độc thân lêu lổng.
* Tâm trạng của Tràng trong đoạn trích: Tâm trạng là một
trạng thái cảm xúc của con người. Ở Tràng, từ khi dẫn thị về nhà
và nhớ lại câu chuyện gặp gỡ, Tràng đã trải qua rất nhiều trạng thái
cảm xúc. Đó là những cảm xúc rất thật, những cảm xúc đó hình
thành tâm trạng tích cực của Tràng bởi nghệ thuật miêu tả tâm
trạng tài ba của Kim Lân.
- Khi về đến nhà Tràng xăm xăm bước vào trong nhà, nhấc tấm
phên rách sang một bên. Tràng đon đả mời người đàn bà ngội
+ Thị đẩy xe cho xuống. Những hành động của Tràng cho thấy Tràng rất vui, rất hồ
Tràng. hởi. Tràng trở về nhà, về tổ ấm của mình và vợ. Niềm hạnh phúc
của người đàn ông vụng về khiến người đọc trân trọng.
- Khi Tràng đối diện với thị trong nhà, bất giác Tràng ngượng
nghịu, thấy sờ sợ. Chính Tràng cũng không hiểu vì sao lại thấy sờ
sợ. Có lẽ Tràng sợ vì Tràng chưa tin vào việc Tràng có vợ và đây
chỉ là giấc mơ. Có lẽ Tràng sợ người đàn bà ấy chê gia cảnh nhà
Tràng mà bỏ về chợ tỉnh…Nỗi sờ sợ của Tràng được Kim Lân tái
hiện rất tinh tế qua sự thấu hiểu, cảm thông của ông.
- Lúc đợi mẹ về Tràng ngỡ ngàng, Tràng không nghĩ mình đã có
vợ. Những hành động của Tràng thật đúng với cảnh ngộ. Anh ta
thấy sốt ruột vì phải chờ đợi bà cụ Tứ. Anh ta thắc mắc sao hôm
23
nay bà cụ về muộn thế nhỉ? Lời độc thoại nội tâm diễn tả sâu sắc
tâm trạng của Tràng. Anh mong mẹ về nhanh để thưa chuyện với
mẹ.
- Niềm vui thay bằng sự băn khoăn trước tâm trạng của vợ. Tràng
thắc mắc quái, sao nó lại buồn thế nhỉ? Tràng không lí giải được
nỗi buồn của vợ. Anh ta rất đơn giản.
*Tâm trạng: Vui - Tràng nhớ lại lần gặp gỡ với thị ở dốc tỉnh, Tràng đã sống trong
sướng, hồ hởi, sờ sợ, những giây phút vui sướng hạnh phúc khi đón nhận được nụ cười
chờ đợi, băn tình tứ của thị. Cảm xúc đó tràn ngập trong tâm hồn Tràng. Hành
khoăn… động người đàn bà chạy ra đẩy xe và tít mắt cười tình của người vợ
nhặt tác động rất mạnh đến tâm lý của một người đàn ông trưởng
thành vốn phải sống đơn độc. Hành động đó của thị đã đem đến
cho Tràng cảm giác và cảm xúc hoàn toàn mới mẻ, khác hẳn với
câu bông đùa hàng ngày cùng lũ trẻ con. Tràng thích lắm, ngoái
-Vui sướng, hồ hởi cổ, cười. Nó khơi dậy cho Tràng một khát khao chân chính, mãnh
khi về nhà. liệt mà người trưởng thành nào cũng có, đó là khát khao được chia
sẻ yêu thường cùng một người khác giới từ cha sinh mẹ đẻ đến
giờ, chưa có người con gái nào cười với hắn tình tứ như thế.
->Tâm Trạng của Tràng có những diễn biến khá phức tạp qua nghệ
thuật miêu tả tâm trạng bằng lời độc thoại nội tâm, qua nét mặt, cử
-Sờ sợ khi đối diện chỉ và hành động. Qua đó, Tràng đã bộc lộ được vẻ đẹp tâm hồn
với thị trong nhà. của mình.
* Phẩm chất- vẻ đẹp tâm hồn: Tràng là một người có phẩm
chất tốt đẹp.
- Tràng là người lao động lương thiện Tràng đi làm thuê, kéo xe
thóc cho Liên đoàn. Tràng sống bằng sức lao động của mình.
-Chờ đợi, sốt ruột vì Tràng giống như A Phủ chịu thương chịu khó, lương thiện.
mẹ chưa về. - Tràng là người sống rất chân thành, có trách nhiệm với lời nói
của mình và trân trọng thị. Tràng khẳng định sẽ trả công cho người
đẩy xe cho Tràng. Tràng là người biết yêu thương, trân trọng thị.
Tràng cảm nhận được nụ cười tình tứ của thị. Tràng nói chuyện với
thị vụng về nhưng chân thành. Tác giả sử dụng nghệ thuật đối thoại
24
để tái hiện cuộc trò chuyện của Tràng với vợ. Tác giả sử dụng toàn
câu tỉnh lược, không có chủ ngữ: ngồi xuống đây, nhà không có
người phụ nữ nó thế thể hiện tâm lí ngượng nghịu, sượng sùng 0,5
nhưng rất chân thành. Tràng biết quan tâm đến cảm xúc của thị,
Tràng băn khoăn trước nỗi buồn của thị Tràng thắc mắc sao nó lại
-Nhớ lại lần gặp ở buồn thế nhỉ…
chợ và rất vui. - Tràng khao khát hạnh phúc gia đình nên chậc kệ cả cái đói để đèo
bòng. Anh tạm gác lại những nỗi lo cơm áo để đón nhận thị, đón
nhận hạnh phúc gia đình.
-> Tràng là một người đàn ông nghèo những tốt. Anh khác với A
Sử con quan nhà giàu độc ác. Phẩm chất tốt đẹp của Tràng chính là
vẻ đẹp của tình người trong cái đói.
2. Nhận xét tình cảm, thái độ của nhà văn Kim Lân với nhân
vật Tràng trong đoạn trích. Kim Lân thấu hiểu và cảm thông
cảnh ngộ của Tràng. Ông cảm nhận được bản chất lương thiện,
chân thành của Tràng. Ông trân trọng những khát khao hạnh phúc
trong Tràng và vun vén cho hạnh phúc ấy. Ông đã thể hiện rõ tấm 0,5
lòng nhân đạo của mình với nhân vật. Nói về nạn đói năm 1945,
nhà văn Kim Lân từng nói: "Đói, nó vừa đắng cay, vừa đau
đớn, đồng thời một mặt nào đó nó lại lóe lên một tia sáng về
đạo đức, danh dự". Tràng chính là một tia sáng đó.
3. Luận điểm Nghệ thuật.
- Nghệ thuật sáng tạo tình huống truyện độc đáo: Tình huống
Tràng nhặt vợ, tình huống phản ánh 2 giá trị:
+ Hiện thực: Số phận thảm hại của con người trong ngày đói,
*Phẩm chất tốt đẹp: người vợ không khác gì một thứ cỏ rác trôi nổi trong họa đói.
- Lương thiện. + Nhân đạo: trong tăm tối vẫn cháy lên khát vọng sống, khát vọng
yêu thương mãnh liệt.
- Nghệ thuật tả cảnh chân thực, sinh động, cảnh cái đói.
-Có trách nhiệm, trân + Khung cảnh: mở là chiều chạng vạng với sự xâm tràn của bóng
trọng thị. tối.
+ Không gian sống- căn nhà của Tràng phản ánh rõ nỗi nghèo khó
25
của Tràng.
- Bút pháp
+ Miêu tả tâm lí bằng lời độc thoại, hành động, nét mặt thể hiện rõ
tài năng am hiểu tâm lí con người của Kim Lân.
+ Tương phản: sự sống và cái chết.
- Nghệ thuật đối thoại với những từ ngữ bình dân là lời ăn tiếng nói
của người lao động.
4. Nhận xét giá trị hiện thực của tác phẩm Vợ nhặt.
-Giá trị hiện thực là một nội dung của văn học Việt Nam cùng với
giá trị nhân đạo.
-Giá trị hiện thực thể hiện qua chi tiết nhà văn phản ánh chân thực
hiện thực xã hội và cuộc sống của con người.
-Khao khát hạnh -Biểu hiện trong tác phẩm:
phúc. + Phản ánh chân thực hiện thực xã hội đương thời- bối cảnh xã hội
Việt Nam trong cái đói 1945. Bối cảnh xã hội đó được miêu tả qua
hình ảnh xóm ngụ cư trong cái đói. Xóm ngụ cư ngột ngạt, tiêu
điều. Xóm ngụ cư là hình ảnh thu nhỏ của vùng nông thôn Việt
Nam trong cái đói.
2.Nhận xét thái độ, + Cuộc sống của con người trong cái đói. Nỗi khổ của con người
tình cảm của nhà trong cái đói. Vì đói mà những người di cư từ Nam Định, Thái
văn: Bình phải bỏ quê, họ phải chết đường chết chợ.
-Đồng cảm với cảnh + Vì đói mà anh cu Tràng mới nhặt được vợ, vợ là cái nợ đời trong
ngộ. mặt mọi người. Hạnh phúc của Tràng là sự lo lắng của mọi người,
- Trân trọng vẻ đẹp hạnh phúc đối mặt với cái chết.
tâm hồn. + Vì đói bà cụ Tứ không có tiền làm dăm ba mâm mừng hạnh phúc
cho con, bà phải cho con ăn chè khoán – cháo cám.
+ Vì đói mà thị trở thành cái nợ đời, theo không Tràng.

KB: Tràng là hình tượng nhân vật trung tâm trong đoạn trích của
3.Nghệ thuật xây truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân. Tràng là nhân vật điển hình cho
dựng nhân vật. người nông dân lao động nghèo khổ, dù bất cứ trong hoàn cảnh đen
-Tình huống truyện tối nào vẫn luôn luôn khao khát một cuộc sống hạnh phúc gia đình
26
nhặt vợ. và tin vào cuộc sống ở tương lai. Những tình tiết xoay quanh hình
-Tả cảnh. tượng nhân vật Tràng được nhà văn sắp xếp một cách chặt chẽ hợp
- Tả tâm lí lý, tập trung biểu hiện rõ giá trị hiện thực của tác phẩm. Vượt lên
- Tương phản. hiện thực tàm khốc của cái đói, Tác phẩm Vợ nhặt là một bài ca ca
- Đối thoại. ngợi vẻ đẹp của tình người trong cái đói. Câu chuyện đúng như lời
- Ngôn ngữ bình dân. tâm sự của Kim Lân."Khi viết về nạn đói người ta thường viết về
sự khốn cùng và bi thảm. Khi viết về con người năm đó người ta
hay nghĩ đến những con người chỉ nghĩ đến cái chết. Tôi muốn viết
một truyện ngắn với ý khác. Trong hoàn cảnh khốn cùng, dù cận kề
bên cái chết nhưng những con người ấy không nghĩ đến cái chết
mà vẫn hướng tới sự sống, vẫn hi vọng, tin tưởng ở tương lai. Họ
vẫn muốn sống, sống cho ra con người."
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu
e. Sáng tạo 0,5
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới
mẻ về vấn đề nghị luận, sử dụng kiến thức lí luận văn học, thao tác
so sánh văn học.
4.Giá trị hiện thực
- Phản ánh bỗi cảnh
xã hội Việt Nam
trong cái đói qua
hình ảnh xóm ngụ
cư,
- Phản ánh nỗi khổ
của người dân di cư,
Tràng, thị, bà cụ Tứ
trong cái đói.

27
KB:
-Tràng là người đàn
ông nghèo nhưng có
phẩm chất tốt.
- Tác phẩm có giá trị
hiện thực.
- Tác phẩm là bài ca
ca ngợi vẻ đẹp của
tình người trong cái
đói.
- Trích ý kiến của
Kim Lân.

Cách trình bày khác

Mở bài:
Nhà văn Nguyễn Khải đã từng viết “Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc bắt
nguồn từ những gian khổ hy sinh. Ở đời không có con đường cùng chỉ có những ranh giới điều
cốt yếu là phải có đủ sức mạnh để bước qua ranh giới đó". Tìm hiểu tác phẩm “Vợ nhặt” của nhà

28
văn Kim Lân người đọc cảm nhận được rõ hơn quan điểm sống đó. Kim Lân (1920-2007) là một
nhà văn chuyên viết truyện ngắn. Kim Lân thường hướng ngòi bút của mình về đề tài nông thôn
với những thú vui đồng ruộng. Với tác phẩm Vợ nhặt (1954) nhà văn đã làm hiện lên trước mắt
người đọc một bức tranh sinh động về hiện thực thê thảm của nhười nông dân. Dù đang bị cái
đói, cái chết rình rập nhưng họ vẫn cưu mang, đùm bọc, yêu thương và san sẻ, cùng hướng về sự
sống, về hạnh phúc và tương lai. Trong truyện ngắn Vợ nhặt, Kim Lân đã rất thành công khi xây
dựng hình tượng nhân vật Tràng- người đàn ông nghèo, xấu nhưng có vẻ đẹp tâm hồn đáng trân
trọng. Điều đó được Kim Lân thể hiện rõ qua đoạn trích trên. Qua đây, người đọc cảm nhận được
giá trị hiện thực của tác phẩm.

Thân bài
3. Phân tích nhân vật Tràng trong đoạn trích
*Hoàn cảnh nhân vật xuất hiện
- Không gian rộng: Tràng được miêu tả ở xóm ngụ cư. Xóm ngụ cư là không gian sống của
những người dân ngụ cư. Xóm ngụ cư tối sầm lại vì đói khát. Xóm ngụ cư của Tràng ngột ngạt vì
mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người. Tràng xuất hiện trong bối cảnh không gian
cái đói.
- Không gian hẹp: Tràng được miêu tả trong không gian căn nhà của Tràng. Căn nhà xiêu vẹo
đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi cỏ dại. Căn nhà rách nát với tấm phên
rách. Căn nhà bừa bộn bởi niêu bát, xống áo vứt bừa bộn cả trên giường, dưới đất.
->Kim Lân đã miêu tả và tái hiện không gian sống của Tràng bằng nghệ thuật tả cảnh chân thực
và sinh động. Kim Lân đã giúp người đọc cảm nhận được sự bi thảm của những người nông dân
Việt Nam trong bối cảnh cái đói.
- Thời gian: Tràng trở về xóm ngụ cư vào lúc buổi chiều cùng với thị. -> Buổi chiều kết thúc một
ngày tàn, buổi chiều tăm tối. Trong khoảnh khắc của ngày tàn, Tràng xuất hiện cùng với thị trong
không gian căn nhà rúm ró, bừa bộn như dự báo hạnh phúc, sự sống sẽ được nhen nhúm trong cái
đói, cái nghèo.
=> Tràng xuất hiện ở xóm ngụ cư- không gian cái đói, cái chết đang hiện hữu. Tràng xuất hiện
vào lúc buổi chiều- khoảnh khắc kết thúc một ngày tàn nhưng lại mở ra một tương lai mới.
*. Tên gọi: Kim Lân đặt tên cho nhân vật là Tràng, anh cu Tràng. Cái tên gọi rất dân dã giống
tên gọi của em gái là con cái Đục.
*. Nghề nghiệp: Kéo xe thóc cho Liên đoàn ít lâu nay hắn xe thóc cho Liên đoàn lên tỉnh
29
- Liên đoàn là một tổ chức thu gom thóc cho phát xít Nhận ở nước ta trước Cách mạng tháng
Tám năm 1945. Tràng kéo xe thóc cho Liên đoàn để kiếm sống, để nuôi mình và nuôi mẹ già.
Nghề nghiệp của Tràng chẳng có gì cao sang, nó rất bình thường trong xã hội lúc bấy giờ. Nghề
nghiệp của Tràng cho thấy thu nhập bấp bênh nhưng đó là một công việc Tràng làm bằng sức lao
động của mình. Tràng đã làm nghề kéo xe thóc để kiếm sống. Tràng khác với Chí Phèo trong
truyện ngắn cùng tên của Nam Cao. Chí Phèo sống bằng nghề rạch mặt ăn vạ. Như vậy, chúng ta
thấy rõ bản tính lương thiện của Tràng. Điều này cho thấy sự khác biệt giữa nhân vật trong
truyện ngắn của Kim Lân dù nghèo khổ, thiếu thốn nhưng vẫn thật thà, chất phác chứ không tha
hóa như một số nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao.

*. Cuộc đời : Cuộc đời của Tràng chịu thiệt thòi.


- Lai lịch xuất thân của Tràng là dân ngụ cư. Tràng xuất thân là dân ngụ cư. Tràng sống ở xóm
ngụ cư. Xóm ngụ nằm heo hút, xóm ngụ cư cạnh cánh đồng, cạnh một dòng sông. Xuất thân của
Tràng thấp kém. Kim Lân bày tỏ sự cảm thông với Tràng, ông cảm thông với thân phận thấp kém
của những người dân ngụ cư trong xã hội cũ.
- Hoàn cảnh gia đình nhà Tràng rất nghèo. Tràng mồ côi bố, ơ với mẹ già là bà cụ Tứ trong một
căn nhà rúm ró, rách nát, bừa bộn vì không có bàn tay người phụ nữ và vì cái đói tràn đến xóm
này tự lúc nào. Tràng đang bị cái đói, cái chết bủa vây. Bằng nghệ thuật miêu tả và kể chuyện
hấp dẫn, lôi cuốn, Kim Lân đã giúp người đọc cảm nhận rõ gia cảnh nghèo khó của Tràng. Cái
đói như cơn lũ quét sạch tất cả những thứ trên đường nó tràn qua chỉ trừ tình người. Cái đói bào
mòn sự sống của con người. Mẹ con Tràng cũng chẳng bận tâm quá vì sự bừa bộn của căn nhà.
- Nhặt vợ trong cái đói, chỉ tầm phơ tầm phào đâu có hai bận và rồi thành vợ thành chồng. Để
rồi hạnh phúc ấy phải đối diện với cái đói, cái chết cận kề. Để rồi hạnh phúc ấy trở thành nỗi lo
lắng cho Tràng và mọi người.
+ Quá trình Tràng nhặt được vợ. Bằng nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, bằng yếu tố thời gian
đồng hiện, Kim Lân đã tái hiện câu chuyện Tràng nhặt vợ qua hồi ức của Tràng. Tràng nhớ lại
chuyện lấy vợ, nhặt được vợ trên con đường đời thảm đạm. Qua hai lần quen biết, chỉ câu chuyện
tầm phơ tầm phào, Tràng có vợ và không mất tiền cưới hỏi.
+ Tràng gặp người đàn bà ở dốc tỉnh khi Tràng đang kéo xe thóc lên dốc. Vì mệt quá, nên
anh cất lên câu hò:
Muốn ăn cơm trắng mấy giò này!
30
Lại đây mà đẩy xe bò với anh, nì!
++ Chủ tâm của hắn cùng chẳng có ý chòng nghẹo cô nào, nhung mấy cô gái ấy cứ đẩy vai
cô ả này ra với hắn. Câu hò của Tràng thể hiện lời mời gọi chân thành, thể hiện sự mong mỏi có
người cùng giúp đỡ. Qua câu hò người đọc cảm nhận được sự chân thành, sự lạc quan yêu đời
của Tràng. Điều này thể hiện rõ đặc điểm của nhân vật trong truyện ngắn của Kim Lân “dù
nghèo khổ, thiếu thốn nhưng vẫn yêu đời, thật thà, chất phác”
++ Không ngờ, đó là câu hò khiến cho nhân vật thị bắt chuyện với Tràng. Thị cong cớn nói với
Tràng bằng một giọng điệu mỉa mai, đùa cợt: Có khối cơm trắng mấy giò đấy! Này nhà tôi ơi,
nói thật hay nói khoác đấy? Bằng nghệ thuật đối thoại với những từ ngữ dân dãm Kim Lân đã tái
hiện cuộc trò chuyện tầm phơ tầm phào của thị và Tràng. Lần đầu tiên gặp Tràng, thị đã tỏ ra
thân mật. Thị gọi Tràng là nhà tôi. Tiếng gọi ấy dù chỉ là đùa cợt nhưng cũng khiến Tràng quên
đi cái mệt anh ta ngoái cổ lại vuốt mồ hôi trên mặt cười. Tràng bảo thị: Thật đấy, có đẩy thì ram
mau lên. Tràng đã hứa có cơm trắng mấy giò. Tràng đã cho thị niềm hi vọng về một bữa ăn thịnh
soạn trong cái đói. Tràng đã thuyết phục được thị ra đẩy xe thóc cùng Tràng.
++ Đặt niềm tin vào câu nói của Tràng, thị ton ton chạy ra đẩy xe và tít mắt cười tình với Tràng.
Hành động người đàn bà chạy ra đẩy xe và tít mắt cười tình của người vợ nhặt tác động rất mạnh
đến tâm lý của một người đàn ông trưởng thành vốn phải sống đơn độc. Hành động đó của thị đã
đem đến cho Tràng cảm giác và cảm xúc hoàn toàn mới mẻ, khác hẳn với câu bông đùa hàng
ngày cùng lũ trẻ con. Tràng thích lắm, ngoái cổ, cười. Nó khơi dậy cho Tràng một khát khao
chân chính, mãnh liệt mà người trưởng thành nào cũng có, đó là khát khao được chia sẻ yêu
thường cùng một người khác giới từ cha sinh mẹ đẻ đến giờ, chưa có người con gái nào cười với
hắn tình tứ như thế. Câu hò trở thành nhịp cầu nối, mở đầu cuộc gặp gỡ của hai con người cùng
khổ trong nạn đói. Cuộc gặp gỡ này Tràng đã nói âu cũng là cái số, là do phải duyên phải kiếp
với nhau. Tràng và người vợ nhặt cũng vì cái duyên cái số mà theo nhau về làm bạn với nhau.
Cái duyên ấy có lẽ cũng giống như cái duyên của AP và Mị. Kim Lân rất trân trọng hành động
nhặt vợ của Tràng. Tràng rất nhân ai, rất khát khao một mái ấm gia đình dù đang trong cái đói.
+Tái hiện cuộc gặp gỡ lần một của Tràng và thị Kim Lâm đã xây dựng tình huống truyện
độc đáo. Tình huống chính là thứ nước rửa ảnh làm nổi hình nổi sắc nhân vật, làm rõ tư
tưởng nhà văn, là khoảnh khắc chứa đựng cả 1 đời người. (Nhà văn Nguyễn Minh Châu)
Kim Lân đã tạo một tình huống một số phận bất hạnh dạt vào cuộc đời một người bất hạnh. Nếu
không không có nạn đói thì có thể Tràng sẽ sống một cuộc sống tẻ nhạt với mẹ già đến hết đời vì

31
Tràng khó có thể lấy được vợ giống như A Phủ trước khi gặp Mị. Có thể nói, từ khi có vợ cuộc
đời của Tràng sang một trang mới. Kết thúc những ngày sống độc thân lêu lổng.
* Tâm trạng của Tràng trong đoạn trích: Tâm trạng của Tràng trong đoạn trích có sự diễn biến
phức tạp lúc vui, lúc sờ sợ, mong ngóng….
- Khi về đến nhàTràng xăm xăm bước vào trong nhà, nhấc tấm phên rách sang một bên. Tràng
đon đả mời người đàn bà ngội xuống. Những hành động của Tràng cho thấy Tràng rất vui, rất
phấn chấn. Tràng trở về nhà, về tổ ấm của mình và vợ. Niềm hạnh phúc của người đàn ông vụng
về khiến người đọc trân trọng.
- Khi Tràng đối diện với thị trong nhà, bất giác Tràng ngượng nghịu, thấy sờ sợ. Chính Tràng
cũng không hiểu vò sao lại thấy sờ sợ. Có lẽ Tràng sợ vì Tràng chưa tin vào việc Tràng có vợ và
đây chỉ là giấc mơ. Có lẽ Tràng sợ người đàn bà ấy chê gia cảnh nhà Tràng mà bỏ về chợ tỉnh…
Nỗi sờ sợ của Tràng được Kim Lân tái hiện rất tinh tế qua sự thấu hiểu, cảm thông của ông.
- Lúc đợi mẹ về: ngỡ ngàng: Tràng không nghĩ mình đã có vợ. Niềm vui thay bằng sự băn khoăn
trước tâm trạng của vợ: Tràng thắc mắc: Quái, sao nó lại buồn thế nhỉ? Tràng không lí giải được
nỗi buồn của vợ. Anh ta rất đơn giản. Rồi Tràng cảm thấy sợ cảm giác khi đối diện với vợ nên
anh ta đi ra ngoài sân. Những hành động của Tràng thật đúng với cảnh ngộ. Anh ta thấy sốt ruột
vì phải chờ đợi bà cụ Tứ. Anh ta thắc mắc: sao hôm nay bà cụ về muộn thế nhỉ? Lời độc thoại
nội tâm diễn tả sâu sắc tâm trạng của Tràng. Anh mong mẹ về nhanh để thưa chuyện với mẹ.
- Tràng nhớ lại lần gặp gỡ với thị ở dốc tỉnh, Tràng đã sống trong những giây phút vu sướng
hạnh phúc khi đón nhận được nụ cười tình tứ của thị. Cảm xúc đó tràng ngập trong tâm hồn
Tràng.
->Tâm trạng là một trạng thái cảm xúc của con người. Ở Tràng, từ khi dẫn thị về nhà và nhớ
lại câu chuyện gặp gỡ, Tràng đã trải qua rất nhiều trạng thái cảm xúc. Đó là những cảm xúc rất
thật, những cảm xúc đó hình thành tâm trạng tích cực của Tràng bởi nghệ thuật miêu tả tâm trạng
tài ba của Kim Lân.
* Phẩm chất- vẻ đẹp tâm hồn: Tràng là một người có phẩm chất tốt đẹp.
- Tràng là người lao động lương thiện: đi làm thuê, kéo xe thóc cho Liên đoàn. Tràng sống bằng
sức lao động của mình. Tràng giống như A Phủ chịu thương chịu khó, lương thiện.
- Tràng là người sống rất chân thành, có trách nhiệm với lười nói của mình. Tràng khẳng định sẽ
trả công cho người đẩy xe cho Tràng.
+ Tràng là người biết yêu thương, trân trọng thị: 
++ Tràng cảm nhận được nụ cười tình tứ của thị 
32
++ Tràng nói chuyện với thị vụng về nhưng chân thành. Tác giả sử dụng nghệ thuật đối thoại để
tái hiện cuộc trò chuyện của Tràng với vợ: Kim Lân sử dụng toàn câu tỉnh lược, không có chủ
ngữ: ngồi xuống đây, nhà không có người phụ nữ nó thế thể hiện tâm lí ngượng nghịu, sượng
sùng nhưng rất chân thành.
++ Tràng quan tâm đến cảm xúc của thị, Tràng băn khoăn trước nỗi buồn của thị Tràng thắc mắc
sao nó lại buồn thế nhỉ…
+ Tràng khao khát hạnh phúc gia đình nên chậc kệ cả cái đói để đèo bòng.
-> Phẩm chất tốt đẹp của Tràng chính là vẻ đẹp của tình người trong cái đói. Nói về nạn đói năm
1945, nhà văn Kim Lân từng nói: "Đói, nó vừa đắng cay, vừa đau đớn, đồng thời một mặt
nào đó nó lại lóe lên một tia sáng về đạo đức, danh dự".
2. Nhận xét tình cảm, thái độ của nhà văn Kim Lân với nhân vật Tràng trong đoạn trích.
Kim Lân thấu hiểu và cảm thông cảnh ngộ của Tràng. Ông cảm nhận được bản chất lương thiện,
chân thành của Tràng. Ông trân trọng những khát khao hạnh phúc trong Tràng và vun vén cho
hạnh phúc ấy. Ông đã thể hiện rõ tấm lòng nhân đạo của mình với nhân vật.
3. Luận điểm Nghệ thuật.
- Nghệ thuật sáng tạo tình huống truyện độc đáo: Tình huống tràng nhặt vợ, tình huống phản ánh
2 giá trị:
+ Hiện thực: Số phận thảm hại của con người trong ngày đói, người vợ không khác gì một thứ cỏ
rác trôi nổi trong họa đói.
+ Nhân đạo: trong tăm tối vẫn cháy lên khát vọng sống, khát vọng yêu thương mãnh liệt.
- Nghệ thuật tả cảnh chân thực, sinh động, cảnh cái đói.
+ Khung cảnh: mở là chiều chạng vạng với sự xâm tràn của bóng tối.
+ Không gian sống- căn nhà của Tràng phản ánh rõ nỗi nghèo khó của Tràng.
- Bút pháp
+ Miêu tả tâm lí bằng lời độc thoại, hành động, nét mặt thể hiện rõ tài năng am hiểu tâm lí con
người của Kim Lân.
+ Tương phản: sự sống và cái chết.
- Nghệ thuật đối thoại với những từ ngữ bình dân là lời ăn tiếng nói của người lao động.
4. Nhận xét giá trị hiện thực của tác phẩm Vợ nhặt.
- Giá trị hiện thực là một nội dung của văn học Việt Nam cùng với giá trị nhân đạo.
- Giá trị hiện thực thể hiện qua chi tiết nhà văn phản ánh chân thực hiện thực xã hội và cuộc sống
của con người.
33
- Biểu hiện trong tác phẩm:
+ Phản ánh chân thực hiện thực xã hội đương thời- bối cảnh xã hội Việt Nam trong cái đói 1945.
Bối cảnh xã hội đó được miêu tả qua hình ảnh xóm ngụ cư trong cái đói. Xóm ngụ cư ngột ngạt,
tiêu điều. Xóm ngụ cư là hình ảnh thu nhỏ của vùng nông thôn Việt Nam trong cái đói.
+ Cuộc sống của con người trong cái đói. Nỗi khổ của con người trong cái đói. Vì đói mà những
người di cư từ Nam Định, Thái Bình phải bỏ quê, họ phải chết đường chết chợ.
+ Vì đói mà anh cu Tràng mới nhặt được vợ, vợ là cái nợ đời trong mặt mọi người. Hạnh phúc
của Tràng là sự lo lắng của mọi người, hạnh phúc đối mặt với cái chết.
+ Vì đói bà cụ Tứ không có tiền làm dăm ba mâm mừng hạnh phúc cho con, bà phải cho con ăn
chè khoán – cháo cám.
+ Vì đói mà thị trở thành cái nợ đời, theo không Tràng.

KB: Tràng là hình tượng nhân vật trung tâm trong đoạn trích của truyện ngắn Vợ nhặt của Kim
Lân. Tràng là nhân vật điển hình cho người nông dân lao động nghèo khổ, dù bất cứ trong hoàn
cảnh đen tối nào vẫn luôn luôn khao khát một cuộc sống hạnh phúc gia đình và tin vào cuộc sống
ở tương lai. Những tình tiết xoay quanh hình tượng nhân vật Tràng được nhà văn sắp xếp một
cách chặt chẽ hợp lý, tập trung biểu hiện rõ giá trị hiện thực của tác phẩm. Vượt lên hiện thực
tàm khốc của cái đói, Tác phẩm Vợ nhặt là một bài ca ca ngợi vẻ đẹp của tình người trong cái
đói. Câu chuyện đúng như lời tâm sự của Kim Lân."Khi viết về nạn đói người ta thường viết về
sự khốn cùng và bi thảm. Khi viết về con người năm đó người ta hay nghĩ đến những con người
chỉ nghĩ đến cái chết. Tôi muốn viết một truyện ngắn với ý khác. Trong hoàn cảnh khốn cùng, dù
cận kề bên cái chết nhưng những con người ấy không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng tới sự
sống, vẫn hi vọng, tin tưởng ở tương lai. Họ vẫn muốn sống, sống cho ra con người."

I. DÀN Ý CHI TIẾT


Mở bài:
Nhà văn Nga I. Bôn-đa-rep từng có ý tưởng rằng “Nghệ thuật sinh ra từ những thái cực và
xung đột”. Ý kiến này quả đúng khi bàn về truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân. Kim Lân
(1920-2007) là một nhà văn tiêu biểu trong nền VHVN hiện đại. Kim Lân thường hướng ngòi
bút của mình về đề tài nông thôn với những thú vui đồng ruộng. Với tác phẩm Vợ nhặt (1954)
nhà văn đã làm hiện lên trước mắt người đọc một bức tranh sinh động về hiện thực thê thảm ấy.
Và lạ thay, giữa khoảng trống lay lắt, tối tăm của cuộc sống đói nghèo nhà văn đã cho ta thấy
34
được tấm lòng của những con người đói khổ. Dù đang bị cái đói, cái chết rình rập nhưng họ vẫn
cưu mang, đùm bọc, yêu thương và san sẻ, cùng hướng về sự sống, về hạnh phúc và tương lai.
Trong truyện ngắn Vợ nhặt, Kim Lân đã rất thành công khi xây dựng hình tượng nhân vật Tràng-
người đàn ông nghèo, xấu nhưng có vẻ đẹp tâm hồn đáng trân trọng. Điều đó được Kim Lân thể
hiện rõ qua đoạn trích trên. Qua đây, người đọc cảm nhận được giá trị hiện thực của tác phẩm.

Thân bài
4. Phân tích nhân vật Tràng trong đoạn trích
*Hoàn cảnh nhân vật xuất hiện
- Không gian rộng: Tràng được miêu tả ở xóm ngụ cư. Xóm ngụ cư là không gian sống của
những người dân ngụ cư. Xóm ngụ cư tối sầm lại vì đói khát. Xóm ngụ cư của Tràng ngột ngạt vì
mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người. Tràng xuất hiện trong bối cảnh không gian
cái đói.
- Không gian hẹp: Tràng được miêu tả trong không gian căn nhà của Tràng. Căn nhà xiêu vẹo
đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi cỏ dại. Căn nhà rách nát với tấm phên
rách. Căn nhà bừa bộn bởi niêu bát, xống áo vứt bừa bộn cả trên giường, dưới đất.
->Kim Lân đã miêu tả và tái hiện không gian sống của Tràng bằng nghệ thuật tả cảnh chân thực
và sinh động. Kim Lân đã giúp người đọc cảm nhận được sự bi thảm của những người nông dân
Việt Nam trong bối cảnh cái đói.
- Thời gian: Tràng trở về xóm ngụ cư vào lúc buổi chiều cùng với thị. -> Buổi chiều kết thúc một
ngày tàn, buổi chiều tăm tối. Trong khoảnh khắc của ngày tàn, Tràng xuất hiện cùng với thị trong
không gian căn nhà rúm ró, bừa bộn như dự báo hạnh phúc, sự sống sẽ được nhen nhúm trong cái
đói, cái nghèo.
=> Tràng xuất hiện ở xóm ngụ cư- không gian cái đói, cái chết đang hiện hữu. Tràng xuất hiện
vào lúc buổi chiều- khoảnh khắc kết thúc một ngày tàn nhưng lại mở ra một tương lai mới.
*. Tên gọi: Kim Lân đặt tên cho nhân vật là Tràng, anh cu Tràng. Cái tên gọi rất dân dã giống
tên gọi của em gái là con cái Đục.
*. Nghề nghiệp: Kéo xe thóc cho Liên đoàn ít lâu nay hắn xe thóc cho Liên đoàn lên tỉnh
- Liên đoàn là một tổ chức thu gom thóc cho phát xít Nhận ở nước ta trước Cách mạng tháng
Tám năm 1945. Tràng kéo xe thóc cho Liên đoàn để kiếm sống, để nuôi mình và nuôi mẹ già.
Nghề nghiệp của Tràng chẳng có gì cao sang, nó rất bình thường trong xã hội lúc bấy giờ. Nghề
nghiệp của Tràng cho thấy thu nhập bấp bênh nhưng đó là một công việc Tràng làm bằng sức lao
35
động của mình. Tràng đã làm nghề kéo xe thóc để kiếm sống. Tràng khác với Chí Phèo trong
truyện ngắn cùng tên của Nam Cao. Chí Phèo sống bằng nghề rạch mặt ăn vạ. Như vậy, chúng ta
thấy rõ bản tính lương thiện của Tràng. Điều này cho thấy sự khác biệt giữa nhân vật trong
truyện ngắn của Kim Lân dù nghèo khổ, thiếu thốn nhưng vẫn thật thà, chất phác chứ không tha
hóa như một số nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao.

*. Cuộc đời: Cuộc đời của Tràng chịu thiệt thòi.


- Lai lịch xuất thân của Tràng là dân ngụ cư. Tràng xuất thân là dân ngụ cư. Tràng sống ở xóm
ngụ cư. Xóm ngụ nằm heo hút, xóm ngụ cư cạnh cánh đồng, cạnh một dòng sông. Xuất thân của
Tràng thấp kém. Kim Lân bày tỏ sự cảm thông với Tràng, ông cảm thông với thân phận thấp kém
của những người dân ngụ cư trong xã hội cũ.
- Hoàn cảnh gia đình nhà Tràng rất nghèo. Tràng mồ côi bố, ơ với mẹ già là bà cụ Tứ trong một
căn nhà rúm ró, rách nát, bừa bộn vì không có bàn tay người phụ nữ và vì cái đói tràn đến xóm
này tự lúc nào. Tràng đang bị cái đói, cái chết bủa vây. Bằng nghệ thuật miêu tả và kể chuyện
hấp dẫn, lôi cuốn, Kim Lân đã giúp người đọc cảm nhận rõ gia cảnh nghèo khó của Tràng. Cái
đói như cơn lũ quét sạch tất cả những thứ trên đường nó tràn qua chỉ trừ tình người. Cái đói bào
mòn sự sống của con người. Mẹ con Tràng cũng chẳng bận tâm quá vì sự bừa bộn của căn nhà.
- Nhặt vợ trong cái đói, chỉ tầm phơ tầm phào đâu có hai bận và rồi thành vợ thành chồng. Để
rồi hạnh phúc ấy phải đối diện với cái đói, cái chết cận kề. Để rồi hạnh phúc ấy trở thành nỗi lo
lắng cho Tràng và mọi người.
+ Quá trình Tràng nhặt được vợ. Bằng nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, bằng yếu tố thời gian
đồng hiện, Kim Lân đã tái hiện câu chuyện Tràng nhặt vợ qua hồi ức của Tràng. Tràng nhớ lại
chuyện lấy vợ, nhặt được vợ trên con đường đời thảm đạm. Qua hai lần quen biết, chỉ câu chuyện
tầm phơ tầm phào, Tràng có vợ và không mất tiền cưới hỏi.
+ Tràng gặp người đàn bà ở dốc tỉnh khi Tràng đang kéo xe thóc lên dốc. Vì mệt quá, nên
anh cất lên câu hò:
Muốn ăn cơm trắng mấy giò này!
Lại đây mà đẩy xe bò với anh, nì!
++ Chủ tâm của hắn cùng chẳng có ý chòng nghẹo cô nào, nhung mấy cô gái ấy cứ đẩy vai
cô ả này ra với hắn. Câu hò của Tràng thể hiện lời mời gọi chân thành, thể hiện sự mong mỏi có
người cùng giúp đỡ. Qua câu hò người đọc cảm nhận được sự chân thành, sự lạc quan yêu đời

36
của Tràng. Điều này thể hiện rõ đặc điểm của nhân vật trong truyện ngắn của Kim Lân “dù
nghèo khổ, thiếu thốn nhưng vẫn yêu đời, thật thà, chất phác”
++ Không ngờ, đó là câu hò khiến cho nhân vật thị bắt chuyện với Tràng. Thị cong cớn nói với
Tràng bằng một giọng điệu mỉa mai, đùa cợt: Có khối cơm trắng mấy giò đấy! Này nhà tôi ơi,
nói thật hay nói khoác đấy? Bằng nghệ thuật đối thoại với những từ ngữ dân dãm Kim Lân đã tái
hiện cuộc trò chuyện tầm phơ tầm phào của thị và Tràng. Lần đầu tiên gặp Tràng, thị đã tỏ ra
thân mật. Thị gọi Tràng là nhà tôi. Tiếng gọi ấy dù chỉ là đùa cợt nhưng cũng khiến Tràng quên
đi cái mệt anh ta ngoái cổ lại vuốt mồ hôi trên mặt cười. Tràng bảo thị: Thật đấy, có đẩy thì ram
mau lên. Tràng đã hứa có cơm trắng mấy giò. Tràng đã cho thị niềm hi vọng về một bữa ăn thịnh
soạn trong cái đói. Tràng đã thuyết phục được thị ra đẩy xe thóc cùng Tràng.
++ Đặt niềm tin vào câu nói của Tràng, thị ton ton chạy ra đẩy xe và tít mắt cười tình với Tràng.
Hành động người đàn bà chạy ra đẩy xe và tít mắt cười tình của người vợ nhặt tác động rất mạnh
đến tâm lý của một người đàn ông trưởng thành vốn phải sống đơn độc. Hành động đó của thị đã
đem đến cho Tràng cảm giác và cảm xúc hoàn toàn mới mẻ, khác hẳn với câu bông đùa hàng
ngày cùng lũ trẻ con. Tràng thích lắm, ngoái cổ, cười. Nó khơi dậy cho Tràng một khát khao
chân chính, mãnh liệt mà người trưởng thành nào cũng có, đó là khát khao được chia sẻ yêu
thường cùng một người khác giới từ cha sinh mẹ đẻ đến giờ, chưa có người con gái nào cười với
hắn tình tứ như thế. Câu hò trở thành nhịp cầu nối, mở đầu cuộc gặp gỡ của hai con người cùng
khổ trong nạn đói. Cuộc gặp gỡ này Tràng đã nói âu cũng là cái số, là do phải duyên phải kiếp
với nhau. Tràng và người vợ nhặt cũng vì cái duyên cái số mà theo nhau về làm bạn với nhau.
Cái duyên ấy có lẽ cũng giống như cái duyên của AP và Mị. Kim Lân rất trân trọng hành động
nhặt vợ của Tràng. Tràng rất nhân ai, rất khát khao một mái ấm gia đình dù đang trong cái đói.
+Tái hiện cuộc gặp gỡ lần một của Tràng và thị Kim Lâm đã xây dựng tình huống truyện
độc đáo. Tình huống chính là thứ nước rửa ảnh làm nổi hình nổi sắc nhân vật, làm rõ tư
tưởng nhà văn, là khoảnh khắc chứa đựng cả 1 đời người. (Nhà văn Nguyễn Minh Châu)
Kim Lân đã tạo một tình huống một số phận bất hạnh dạt vào cuộc đời một người bất hạnh. Nếu
không không có nạn đói thì có thể Tràng sẽ sống một cuộc sống tẻ nhạt với mẹ già đến hết đời vì
Tràng khó có thể lấy được vợ giống như A Phủ trước khi gặp Mị. Có thể nói, từ khi có vợ cuộc
đời của Tràng sang một trang mới. Kết thúc những ngày sống độc thân lêu lổng.
*. Tâm trạng của Tràng trong đoạn trích: Tâm trạng của Tràng trong đoạn trích có sự diễn biến
phức tạp lúc vui, lúc sờ sợ, mong ngóng….

37
- Khi về đến nhàTràng xăm xăm bước vào trong nhà, nhấc tấm phên rách sang một bên…Tràng
đon đả mời người đàn bà ngội xuống. Những hành động của Tràng cho thấy Tràng rất vui, rất
phấn chấn. Tràng trở về nhà, về tổ ấm của mình và vợ. Niềm hạnh phúc của người đàn ông vụng
về khiến người đọc trân trọng.
- Khi Tràng đối diện với thị trong nhà, bất giác Tràng ngượng nghịu, thấy sờ sợ. Chính Tràng
cũng không hiểu vò sao lại thấy sờ sợ. Có lẽ Tràng sợ vì Tràng chưa tin vào việc Tràng có vợ và
đây chỉ là giấc mơ. Có lẽ Tràng sợ người đàn bà ấy chê gia cảnh nhà Tràng mà bỏ về chợ tỉnh…
Nỗi sờ sợ của Tràng được Kim Lân tái hiện rất tinh tế qua sự thấu hiểu, cảm thông của ông.
- Lúc đợi mẹ về: ngỡ ngàng: Tràng không nghĩ mình đã có vợ. Niềm vui thay bằng sự băn khoăn
trước tâm trạng của vợ: Tràng thắc mắc: Quái, sao nó lại buồn thế nhỉ? Tràng không lí giải được
nỗi buồn của vợ. Anh ta rất đơn giản. Rồi Tràng cảm thấy sợ cảm giác khi đối diện với vợ nên
anh ta đi ra ngoài sân. Những hành động của Tràng thật đúng với cảnh ngộ. Anh ta thấy sốt ruột
vì phải chờ đợi bà cụ Tứ. Anh ta thắc mắc: sao hôm nay bà cụ về muộn thế nhỉ? Lời độc thoại
nội tâm diễn tả sâu sắc tâm trạng của Tràng. Anh mong mẹ về nhanh để thưa chuyện với mẹ.
- Tràng nhớ lại lần gặp gỡ với thị ở dốc tỉnh, Tràng đã sống trong những giây phút vu sướng
hạnh phúc khi đón nhận được nụ cười tình tứ của thị. Cảm xúc đó tràng ngập trong tâm hồn
Tràng.
->Tâm trạng là một trạng thái cảm xúc của con người. Ở Tràng, từ khi dẫn thị về nhà và nhớ
lại câu chuyện gặp gỡ, Tràng đã trải qua rất nhiều trạng thái cảm xúc. Đó là những cảm xúc rất
thật, những cảm xúc đó hình thành tâm trạng tích cực của Tràng bởi nghệ thuật miêu tả tâm trạng
tài ba của Kim Lân.
* Phẩm chất- vẻ đẹp tâm hồn: Tràng là một người có phẩm chất tốt đẹp.
- Tràng là người lao động lương thiện: đi làm thuê, kéo xe thóc cho Liên đoàn. Tràng sống bằng
sức lao động của mình. Tràng giống như A Phủ chịu thương chịu khó, lương thiện.
- Tràng là người sống rất chân thành, có trách nhiệm với lười nói của mình. Tràng khẳng định sẽ
trả công cho người đẩy xe cho Tràng.
+ Tràng là người biết yêu thương, trân trọng thị: 
++ Tràng cảm nhận được nụ cười tình tứ của thị 
++ Tràng nói chuyện với thị vụng về nhưng chân thành. Tác giả sử dụng nghệ thuật đối thoại để
tái hiện cuộc trò chuyện của Tràng với vợ: Kim Lân sử dụng toàn câu tỉnh lược, không có chủ
ngữ: ngồi xuống đây, nhà không có người phụ nữ nó thế thể hiện tâm lí ngượng nghịu, sượng
sùng nhưng rất chân thành.
38
++ Tràng quan tâm đến cảm xúc của thị, Tràng băn khoăn trước nỗi buồn của thị Tràng thắc mắc
sao nó lại buồn thế nhỉ…
+ Tràng khao khát hạnh phúc gia đình nên chậc kệ cả cái đói để đèo bòng.
-> Phẩm chất tốt đẹp của Tràng chính là vẻ đẹp của tình người trong cái đói. Nói về nạn đói năm
1945, nhà văn Kim Lân từng nói: "Đói, nó vừa đắng cay, vừa đau đớn, đồng thời một mặt
nào đó nó lại lóe lên một tia sáng về đạo đức, danh dự".
2. Nhận xét tình cảm, thái độ của nhà văn Kim Lân với nhân vật Tràng trong đoạn trích.
Kim Lân thấu hiểu và cảm thông cảnh ngộ của Tràng. Ông cảm nhận được bản chất lương thiện,
chân thành của Tràng. Ông trân trọng những khát khao hạnh phúc trong Tràng và vun vén cho
hạnh phúc ấy. Ông đã thể hiện rõ tấm lòng nhân đạo của mình với nhân vật.
3. Luận điểm Nghệ thuật.
- Nghệ thuật sáng tạo tình huống truyện độc đáo: Tình huống tràng nhặt vợ, tình huống phản ánh
2 giá trị:
+ Hiện thực: Số phận thảm hại của con người trong ngày đói, người vợ không khác gì một thứ cỏ
rác trôi nổi trong họa đói.
+ Nhân đạo: trong tăm tối vẫn cháy lên khát vọng sống, khát vọng yêu thương mãnh liệt.
- Nghệ thuật tả cảnh chân thực, sinh động, cảnh cái đói.
+ Khung cảnh: mở là chiều chạng vạng với sự xâm tràn của bóng tối.
+ Không gian sống- căn nhà của Tràng phản ánh rõ nỗi nghèo khó của Tràng.
- Bút pháp
+ Miêu tả tâm lí bằng lời độc thoại, hành động, nét mặt thể hiện rõ tài năng am hiểu tâm lí con
người của Kim Lân.
+ Tương phản: sự sống và cái chết.
- Nghệ thuật đối thoại với những từ ngữ bình dân là lời ăn tiếng nói của người lao động.
4. Nhận xét giá trị hiện thực của tác phẩm Vợ nhặt.
- Giá trị hiện thực là một nội dung của văn học Việt Nam cùng với giá trị nhân đạo.
- Giá trị hiện thực thể hiện qua chi tiết nhà văn phản ánh chân thực hiện thực xã hội và cuộc sống
của con người.
- Biểu hiện trong tác phẩm:
+ Phản ánh chân thực hiện thực xã hội đương thời- bối cảnh xã hội Việt Nam trong cái đói 1945.
Bối cảnh xã hội đó được miêu tả qua hình ảnh xóm ngụ cư trong cái đói. Xóm ngụ cư ngột ngạt,
tiêu điều. Xóm ngụ cư là hình ảnh thu nhỏ của vùng nông thôn Việt Nam trong cái đói.
39
+ Cuộc sống của con người trong cái đói. Nỗi khổ của con người trong cái đói. Vì đói mà những
người di cư từ Nam Định, Thái Bình phải bỏ quê, họ phải chết đường chết chợ.
+ Vì đói mà anh cu Tràng mới nhặt được vợ, vợ là cái nợ đời trong mặt mọi người. Hạnh phúc
của Tràng là sự lo lắng của mọi người, hạnh phúc đối mặt với cái chết.
+ Vì đói bà cụ Tứ không có tiền làm dăm ba mâm mừng hạnh phúc cho con, bà phải cho con ăn
chè khoán – cháo cám.
+ Vì đói mà thị trở thành cái nợ đời, theo không Tràng.

KB: Tràng là hình tượng nhân vật trung tâm trong đoạn trích của truyện ngắn Vợ nhặt của Kim
Lân. Tràng là nhân vật điển hình cho người nông dân lao động nghèo khổ, dù bất cứ trong hoàn
cảnh đen tối nào vẫn luôn luôn khao khát một cuộc sống hạnh phúc gia đình và tin vào cuộc sống
ở tương lai. Những tình tiết xoay quanh hình tượng nhân vật Tràng được nhà văn sắp xếp một
cách chặt chẽ hợp lý, tập trung biểu hiện rõ giá trị hiện thực của tác phẩm. Vượt lên hiện thực
tàm khốc của cái đói, Tác phẩm Vợ nhặt là một bài ca ca ngợi vẻ đẹp của tình người trong cái
đói. Câu chuyện đúng như lời tâm sự của Kim Lân. "Khi viết về nạn đói người ta thường viết về
sự khốn cùng và bi thảm. Khi viết về con người năm đó người ta hay nghĩ đến những con người
chỉ nghĩ đến cái chết. Tôi muốn viết một truyện ngắn với ý khác. Trong hoàn cảnh khốn cùng, dù
cận kề bên cái chết nhưng những con người ấy không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng tới sự
sống, vẫn hi vọng, tin tưởng ở tương lai. Họ vẫn muốn sống, sống cho ra con người."

Đề 2: Phân tích nhân vật thị trong đoạn trích sau. Từ đó nhận xét lam rõ giá trị hiện thực
của tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân.

Thị lẳng lặng theo hắn vào trong nhà, cái nhà vắng teo đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc
lổn nhổn những búi cỏ dại. Thị đảo mắt nhìn xung quanh, cái ngực gầy lép nhô hẳn lên, nén một
tiếng thở dài. Tràng xăm xăm bước vào trong nhà, nhấc tấm phên rách sang một bên, thu dọn
những niêu bát, xống áo vứt bừa bộn cả trên giường, dưới đất. Hắn quay lại nhìn thị cười cười:
- Không có người đàn bà, nhà cửa thế đấy!
Thị nhếch mép cười nhạt nhẽo. Tràng vỗ vỗ xuống giường đon đả:
- Ngồi đây!... Ngồi xuống đây, tự nhiên...

40
Người đàn bà theo lời hắn ngồi mớm xuống mép giường. Cả hai bỗng cùng ngượng nghịu.
Tràng đứng tây ngây ra giữa nhà một lúc, chợt hắn thấy sờ sợ. Chính hắn cũng không hiểu sao
hắn sợ, hắn lấm lét bước vội mấy bước ra sân gắt lên:
- Sao hôm nay bà lão về muộn thế không biết!
Hắn loanh quanh hết chạy ra ngõ đứng ngóng, lại chạy vào sân nhìn trộm vào trong nhà.
Thị vẫn ngồi mớm ở mép giường, hai tay ôm khư khư cái thúng, mặt bần thần. Hắn nghĩ bụng:
"Quái sao nó lại buồn thế nhỉ?... ồ sao nó lại buồn thế nhỉ?". Hắn nhổ vu vơ một bãi nước bọt,
tủm tỉm cười một mình. Nhìn thị ngồi ngay giữa nhà, đến bây giờ hắn vẫn còn ngờ ngợ như
không phải thế. Ra hắn đã có vợ rồi đấy ư? Hà! Việc xảy ra thật hắn cũng không ngờ, hắn cũng
chỉ tầm phơ tầm phào đâu có hai bận ấy thế mà thành vợ thành chồng...
It lâu nay hắn xe thóc Liên đoàn lên tỉnh. Mỗi bận qua cửa nhà kho lại thấy mấy chị con
gái ngồi vêu ra ở đây. Hắn đoán họ ngồi đấy nhặt hạt rơi vãi, hay ai có công việc gì gọi đến thì
làm. Một lần hắn đang gò lưng kéo cái xe bò thóc vào dốc tỉnh, hắn hò một câu chơi cho đỡ
nhọc. Hắn hò rằng:
Muốn ăn cơm trắng mấy giò này!
Lại đây mà đẩy xe bò với anh, nì!
Chủ tâm hắn cũng chẳng có ý chòng ghẹo cô nào, nhưng mấy cô gái lại cứ đẩy vai cô ả
này ra với hắn, cười như nắc nẻ:
- Kìa anh ấy gọi! Có muốn ăn cơm trắng mấy giò thì ra đẩy xe bò với anh ấy!
Thị cong cớn:
- Có khối cơm trắng mấy giò đấy! Này, nhà tôi ơi, nói thật hay nói khoác đấy?
Tràng ngoái cổ lại vuốt mồ hôi trên mặt cười:
- Thật đấy, có đẩy thì ra mau lên!
Thị vùng đứng dậy, ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng.
- Đã thật thì đẩy chứ sợ gì, đằng ấy nhỉ! - Thị liếc mắt, cười tít.
Tràng thích lắm. Từ cha sinh mẹ đẻ đến giờ, chưa có người con gái nào cười với hắn tình
tứ như thế.
(Trích Vợ nhặt – Kim Lân, Sgk Ngữ văn 12, tập hai, trang 25, 26, NXB GD, năm 2008

Đoạn 2:
Đề 2: Phân tích nhân vật thị trong đoạn trích sau. Từ đó nhận xét lam rõ giá trị hiện thực
của tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân.
41
Thị lẳng lặng theo hắn vào trong nhà, cái nhà vắng teo đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc
lổn nhổn những búi cỏ dại. Thị đảo mắt nhìn xung quanh, cái ngực gầy lép nhô hẳn lên, nén một
tiếng thở dài. Tràng xăm xăm bước vào trong nhà, nhấc tấm phên rách sang một bên, thu dọn
những niêu bát, xống áo vứt bừa bộn cả trên giường, dưới đất. Hắn quay lại nhìn thị cười cười:
- Không có người đàn bà, nhà cửa thế đấy!
Thị nhếch mép cười nhạt nhẽo. Tràng vỗ vỗ xuống giường đon đả:
- Ngồi đây!... Ngồi xuống đây, tự nhiên...
Người đàn bà theo lời hắn ngồi mớm xuống mép giường. Cả hai bỗng cùng ngượng nghịu.
Tràng đứng tây ngây ra giữa nhà một lúc, chợt hắn thấy sờ sợ. Chính hắn cũng không hiểu sao
hắn sợ, hắn lấm lét bước vội mấy bước ra sân gắt lên:
- Sao hôm nay bà lão về muộn thế không biết!
Hắn loanh quanh hết chạy ra ngõ đứng ngóng, lại chạy vào sân nhìn trộm vào trong nhà.
Thị vẫn ngồi mớm ở mép giường, hai tay ôm khư khư cái thúng, mặt bần thần. Hắn nghĩ bụng:
"Quái sao nó lại buồn thế nhỉ?... ồ sao nó lại buồn thế nhỉ?". Hắn nhổ vu vơ một bãi nước bọt,
tủm tỉm cười một mình. Nhìn thị ngồi ngay giữa nhà, đến bây giờ hắn vẫn còn ngờ ngợ như
không phải thế. Ra hắn đã có vợ rồi đấy ư? Hà! Việc xảy ra thật hắn cũng không ngờ, hắn cũng
chỉ tầm phơ tầm phào đâu có hai bận ấy thế mà thành vợ thành chồng...
It lâu nay hắn xe thóc Liên đoàn lên tỉnh. Mỗi bận qua cửa nhà kho lại thấy mấy chị con
gái ngồi vêu ra ở đây. Hắn đoán họ ngồi đấy nhặt hạt rơi vãi, hay ai có công việc gì gọi đến thì
làm. Một lần hắn đang gò lưng kéo cái xe bò thóc vào dốc tỉnh, hắn hò một câu chơi cho đỡ
nhọc. Hắn hò rằng:
Muốn ăn cơm trắng mấy giò này!
Lại đây mà đẩy xe bò với anh, nì!
Chủ tâm hắn cũng chẳng có ý chòng ghẹo cô nào, nhưng mấy cô gái lại cứ đẩy vai cô ả
này ra với hắn, cười như nắc nẻ:
- Kìa anh ấy gọi! Có muốn ăn cơm trắng mấy giò thì ra đẩy xe bò với anh ấy!
Thị cong cớn:
- Có khối cơm trắng mấy giò đấy! Này, nhà tôi ơi, nói thật hay nói khoác đấy?
Tràng ngoái cổ lại vuốt mồ hôi trên mặt cười:
- Thật đấy, có đẩy thì ra mau lên!
Thị vùng đứng dậy, ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng.
42
- Đã thật thì đẩy chứ sợ gì, đằng ấy nhỉ! - Thị liếc mắt, cười tít.
Tràng thích lắm. Từ cha sinh mẹ đẻ đến giờ, chưa có người con gái nào cười với hắn tình
tứ như thế.
(Trích Vợ nhặt – Kim Lân, Sgk Ngữ văn 12, tập hai, trang 25, 26, NXB GD, năm 2008)

Mở bài:

Nhà văn Nga I. Bôn-đa-rep từng có ý tưởng rằng “Nghệ thuật sinh ra từ những thái cực và
xung đột”. Ý kiến này rất đúng khi bàn về truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân. Kim Lân
(1920-2007) là một nhà văn tiêu biểu trong nền VHVN hiện đại. Kim Lân thường hướng ngòi
bút của mình về đề tài nông thôn với những thú vui đồng ruộng. Với tác phẩm Vợ nhặt (1954)
nhà văn đã làm hiện lên trước mắt người đọc một bức tranh sinh động về hiện thực khủng khiếp
của cái đói năm 1945. Dù đang bị cái đói, cái chết rình rập nhưng những người dân Việt Nam
vươn lên trong cái đói và hướng về sự sống, về hạnh phúc. Trong truyện ngắn Vợ nhặt, Kim Lân
đã rất thành công khi xây dựng hình tượng nhân vật thị- người đàn bà chao chát chỏng lỏn
nhưng có khát vọng sống mãnh liệt. Điều đó được Kim Lân thể hiện rõ qua đoạn trích trên. Qua
đây, người đọc cảm nhận được giá trị hiện thực của tác phẩm.

Thân bài

1. Phân tích nhân vật thị:

* Tên gọi, lai lịch: Thị là người đàn bà không rõ tên tuổi, không rõ quê quán. Thị bỏ quê ra
tỉnh để đi làm thuê. Thị xuất hiện ở bên cạnh nhà kho cạnh dốc tỉnh. Thị thường ngồi vêu ở đó
để ai thuê cái thì làm. Thị là người đàn bà bất hạnh. Thị đại diện cho nhiều người đàn bà trong
bối cảnh xã hội lúc bấy giờ, phải bỏ quê ra tỉnh để kiếm sống. Thị không có tên, Kim Lân gọi
là thị, là người đàn bà. Kim Lân không miệt thị người đàn bà, ông thể hiện sự cảm thương với
thân phận bé nhỏ vô danh của những người đàn bà như thị. Sự cảm thương đó giống như sự
cảm thương của Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa dành chon người
đàn bà hàng chài khi nhà văn gọi người đàn bà là mụ.

* Hoàn cảnh thị xuất hiện: Thị được miêu tả ở trong căn nhà của Tràng ở xóm ngụ cư. Thị
xuất hiện ở xóm ngụ cư là không gian sống của người dân ngụ cư. Xóm ngụ cư đang chìm trong
cái đói, ngột ngạt mùi gây của xác ngụ. Thị đang đối diện với cái đói. Thị được miêu tả trong căn

43
nhà của Tràng: Căn nhà xiêu vẹo cái nhà vắng teo đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn
những búi cỏ dại. Căn nhà rách nát với tấm phên rách. Căn nhà của Tràng rất bừa bộn những
niêu bát, xống áo vứt bừa bộn cả trên giường, dưới đất. Nhà văn sử dụng nghệ thuật tả cảnh chân
thực, chi tiết, ông tái hiện không gian sống sống của Tràng sau này là không gian của thị. Không
gian sống, căn nhà hiện thân của cái đói, cái nghèo. Thị đang phải đối mặt với cái đói, cái nghèo,
thị càng tội nghiệp vì chấp nhận theo không nhưng vẫn phải đối mặt với cái đòi, cái chết. Thị
xuất hiện trong căn nhà vào buổi chiều. Buổi chiều ảm đạm, buổi chiều tăm tối là khoảng khắc
kết thúc ngày tàn. Yếu tố thười gian và không gian nghệ thuật rất độc đáo đã khắc họa rõ thân
phận của thị tội nghiệp của người đàn bà.
*. Ngoại hình của người đàn bà không được nhà văn miêu tả cho tiết. Ông miêu tả ngợi hình của
thị qua hình ảnh cái ngực gầy lép. Hình ảnh người đàn bà gợi chúng cảm nhận được thị gầy sọp,
gợi chúng ta cảm nhận được sự tội nghiệp của thị. Nhà văn phản ánh hậu quả của cái đói, cái đói
hủy hoại nhân hình của thị.
* Cuộc đời bất hạnh của một người đàn bà phải theo không, không được cưới hỏi chỉ qua
hai lần quen biết với câu chuyện tầm phơ tầm phào.
- Nhà văn tái hiện lần thứ nhất thị gặp Tràng bên dốc tỉnh khi Tràng đang kéo xe thóc. Thị gặp
Tràng trong một hoàn cảnh đặc biệt. Lúc này là khi Tràng đang một mình kéo xe thóc vào dốc
tỉnh. Tràng đang rất mệt, Tràng hò:

Muốn ăn cơm trắng mấy giò này!


Lại đây mà đẩy xe bò với anh, nì!
Tràng hò không phải để chòng ghẹo, Tràng hò cho đỡ mệt. Câu hò khiến mấy cô gái chú ý, mấy
cô gái đẩy thị ra. Thị bị đẩy ra, thị cong cớn. Thị nói với Tràng bằng giọng điệu mỉa mai, đùa cợt
Có khối cơm trắng mấy giò đấy! Này, nhà tôi ơi, nói thật hay nói khoác đấy? Bằng nghệ thuật
đối thoại, với ngôn ngữ đối thoại rất bình dân, tác giả phản ánh miêu tả tính cách của thị liều lĩnh,
chao chát chỏng lỏn. Đây là lần đầu tiên thị gặp Tràng, thị tỏ ra thân mật, thị gọi là nhà tôi. Thị
không xấu hổ. Tác giả thể hiện sự cảm thông với thị, thị sống ở đường, chợ nên thị liều lĩnh. Câu
nói đùa của thị khiến Tràng vui Tràng ngoái cổ lại vuốt mồ hôi trên mặt cười: Thật đấy, có đẩy
thì ra mau lên! Tràng vui vì Tràng thấy được thiện cảm trong câu đùa thị. Tràng thích lắm. Đây
là lần đầu tiên có người khác giới trêu anh. Tràng rất ấn tượng với thị.

- Câu hò là cái cớ để thị ra đẩy xe cho Tràng Thị vùng đứng dậy, ton ton chạy lại đẩy xe cho
Tràng. Đã thật thì đẩy chứ sợ gì, đằng ấy nhỉ! - Thị liếc mắt, cười tít. Vẫn bằng nghệ thuật đối

44
thoại với ngôn ngữ bình dân, tác giả tạo ra được một cuộc đối thoại khá thân mật giữa thị với
Tràng. Thị ra đẩy xe cho Tràng và hi vọng vào lời hứa của Tràng.

- Tái hiện cuộc gặp gỡ lần một của Tràng và thị Kim Lâm đã xây dựng tình huống truyện độc
đáo. Tình huống chính là thứ nước rửa ảnh làm nổi hình nổi sắc nhân vật, làm rõ tư tưởng nhà
văn, là khoảnh khắc chứa đựng cả 1 đời người. (Nhà văn Nguyễn Minh Châu) Kim Lân đã tạo
một tình huống một số phận bất hạnh dạt vào cuộc đời một người bất hạnh. Nếu không không có
nạn đói thì có thể thị sẽ sống một cuộc sống trôi nổi với mấy cô gái cùng làm với thị. Cuộc gặp
gỡ rất tự nhiên như cái duyên như cái số. Cuộc gặp lần 1 là tiền đề, là cái cớ cho thị gặp Tràng
lần thứ 2. Cuộc gặp gỡ là cái duyên giống như cuộc gặp gỡ của Mị với A Phủ ở nhà Pá Tra.
*. Tâm trạng: Tâm trạng là trạng thái cảm xúc, thị đã trải những cảm xúc phức tạp. Khi
gặp Tràng ở dốc tỉnh, nghe Tràng hò. Trong câu hò của Tràng có một lời mời, lời hứa về món ăn
cơm trắng mấy giò. Thị thấy vui, thị phấn chấn, thị cong cớn đùa với Tràng, thị ton ton đẩy xe,
thị cười tít với Tràng. Kim Lân miêu tả tâm trạng của thị qua điệu bộ, cử chỉ và nụ cười. Thị
sống trong niềm hi vọng vào câu hò của Tràng. Khi theo Tràng về đến nhà, chứng kiến gia cảnh
của Tràng thị thất vọng Thị lẳng lặng theo hắn vào trong nhà, cái nhà vắng teo đứng rúm ró trên
mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi cỏ dại. Thị đảo mắt nhìn xung quanh, cái ngực gầy lép nhô
hẳn lên, nén một tiếng thở dài. Đối lập với thái độ hồ hởi bước chân xăm xăm của Tràng, thị
lẳng lặng vào trong nhà. Chính tiếng nén thở dài của thị thể hiện rõ nỗi thất vọng của thị. Thị thở
dài vì thị không nghĩ gia cảnh của Tràng lại nghèo. Thị thất vọng vì theo không mà vẫn phải đối
mặt với cái nghèo. Miêu tả tâm trạng thất vọng của thị, nhà văn miêu tả qua thái độ, ông thể hiện
cảm thông với cảnh ngộ của thị.

- Khi đối diện với Tràng trong nhà, thị rất ngượng nghịu. Sự ngượng nghịu lúc này của thị không
giống sự ngượng nghịu lúc thị nghe người hàng xóm gọi thị là cái nợ đời. Bởi lẽ thị đối diện với
một hiện trạng nhà Tràng rất nghèo, bản thân thị lầm tưởng Tràng rích bố cu. Sự ngượng nghịu
cho thấy thị rất khó xử, thị không biết nên làm như thế nào. Thị cứ ngồi mớm ở mép giường, hai
tay ôm khư khư cái thúng. Khi đợi bà cụ Tứ, thị rất buồn, điều đó khiến Tràng ngạc nhiên sao nó
lại buồn thế nhỉ. Kim Lân miêu tả tâm trạng của thị qua lời độc thoại nội tâm của Tràng. Qua đó,
chúng ta cảm nhận nỗi buồn thị. Phải chăng thị buồn vì gia cảnh của Tràng? Phải chăng thị buồn
vì lỡ chân, vì liều lĩnh theo Tràng. Tâm trạng của thị khi về đến nhà của Tràng, đối mặt với cái
đói, thị rất buồn, thất vọng. Tâm trạng buồn bã của thị khiến ta liên tưởng đến vẻ mặt buồn rười
rượi của Mị khi ngồi ở cạnh tảng đá bên cạnh tàu ngựa. Cả thị và Mị đều rất đáng thương.

45
* Phẩm chất – có vẻ đẹp khuất lấp. - Thị là người lao động lương thiện thị đi làm thuê, kiếm
sống bằng sức lao động của chính mình. Điều này cho thấy thị khác với một số nhân vật nữ trong
một số tác phẩm của Vũ trọng Phụng.
Thị rất ý tứ, vẻ đẹp nữ tính. Thị kín đáo bộc lộ cảm cảm xúc, nén một một tiếng thở dài. Thị ý tứ
trong cách ngồi, thị ngồi mớm ở mép giường, thị rất ngại. Hình ảnh thị ngồi mớm ở mép giường
gợi liên tưởng đến mụ khi mụ ngồi ghé vào cái ghế ở tòa án. Vể đẹp rất nữ tính. Thị rất tinh tế,
thị phát hiện nhà của Tràng bừa bộn không phải vì không có bàn tay người đàn bà. Và thị cũng
chẳng chắp nhặt gì câu nói đó. Thị hiểu rõ được cảnh ngộ của mình, nên thị ngượng nghịu, thị
buồn bã. Thị chấp nhận điều đó. Thị có thể từ bỏ Tràng để quay về chợ tỉnh nhưng thị lại cố bám
víu vào Tràng để tồn tại. Thị lẳng lặng theo Tràng vào trong nhà. Thị đang cố gắng giành giật sự
sống. Thị chấp nhận hoàn cảnh của Tràng, thị đồng cảm với Tràng. Thị khao khát mái ấm gia
đình, thị đồng ý ở lại với Tràng. Thị khiến chúng ta liên tưởng đến mụ hàng chài trong Chiếc
thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu. Mụ chấp nhận ở với lão chồng man rợ và tàn bạo, mụ
chấp nhận ở với cái đói, cái nghèo…vì khát khao mái ấm gia đình. Phẩm chất của thị khiến ta
trân trọng, vẻ đẹp của tình người trong cái đói. Nói về nạn đói năm 1945, nhà văn Kim Lân
từng nói: "Đói, nó vừa đắng cay, vừa đau đớn, đồng thời một mặt nào đó nó lại lóe lên một
tia sáng về đạo đức, danh dự".

2. Nhận xét thái độ của Kim Lân: Ngay trên bờ vực cái đói, khi tưởng như miếng ăn là nhu cầu
bức thiết thì tình người, giá trị con người và khao khát được yêu thương vẫn cao quí hơn cả và
vẫn không bị mất đi. Hạnh phúc làm thay đổi con người thị. Trong tăm tối khốn cùng, khát vọng
được yêu thương giống như một bản năng bất diệt vẫn cháy sáng trong thị, Đặt nhân vật thị trong
tình huống đặc biệt, một mặt nhà văn lột tả được đời sống khổ cực của người nông dân trong năm
đói, mặt khác khám phá vẻ đẹp kì diệu nơi tâm hồn của họ.
3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật thị:

- Nghệ thuật sáng tạo tình huống truyện độc đáo: Tình huống Tràng nhặt vợ, vừa vui vừa buồn,
tình huống phản ánh 2 giá trị:
+ Hiện thực: Số phận thảm hại của con người trong ngày đói, người vợ không khác gì một thứ cỏ
rác trôi nổi trong họa đói.
+ Nhân đạo: trong tăm tối vẫn cháy lên khát vọng sống, khát vọng yêu thương mãnh liệt.
- Nghệ thuật tả cảnh chân thực, sinh động, cảnh cái đói, cảnh căn nhà của Tràng, sau này là nhà
thị-> cái đói.

46
+ Khung cảnh: mở là chiều chạng vạng với sự xâm tràn của bóng tối.
+ Không gian sống- căn nhà của Tràng phản ánh rõ nỗi nghèo khó của Tràng, cảnh ngộ của thị.
- Bút pháp
+ Miêu tả tâm lí qua hành động, nét mặt thể hiện rõ tài năng am hiểu tâm lí con người của Kim
Lân.
+ Tương phản: sự sống và cái chết.
- Nghệ thuật đối thoại với những từ ngữ bình dân là lời ăn tiếng nói của người lao động.
4. Nhận xét giá trị nhân đạo trong tác phẩm.
- Giá trị nhân đạo: Là 1 nội dung của VHVN. Biểu hiện:
+ Cảm thông với nỗi khổ của nhân vật
+ Lên án thế lực gây ra nỗi khổ.
+ Trân trọng, ngợi ca…vào phẩm chất của con người
+ Lên tiếng đòi quyền sống, mở ra cho nhân vật một cuộc mới.
- Biểu hiện trong tác phẩm.
+ Cảm thông với nỗi khổ của nhân vật: Kim Lân cảm thông với con người đói: người dân
di cư, Tràng, thị, cụ Tứ, Họ là nạn nhân của cái đói.
+ Lên án thế lực gây ra nỗi khổ: Lên án Nhật, Pháp gây ra nạn đói.
+ Trân trọng, ngợi ca…vào phẩm chất của con người: Nhân ái, cưu mang nhau, hướng đến
hạnh phúc: Tràng cưu mang thị…Thị bám vào hạnh phúc…Cụ thương con, lạc quan.
+ Lên tiếng đòi quyền sống, mở ra cho nhân vật một cuộc mới: hình ảnh lá cờ VM, nhà
văn dự đoán có thể Tràng sẽ đi làm CM, Tràng có hạnh phúc.

KB: Nam Cao từng nói “Một người đàn bà thật xấu khi yêu cũng lườm”, nó quả đúng với nhân
vật thị trong Vợ nhặt. Đó là cái lườm yêu của cô thị không chỉ thật xấu mà còn thật rách và còn
thật đói. Kim Lân đã khá thành công khi xây dựng hình tượng nhân vật thị. Thị là hình tượng
nhân vật trung tâm trong đoạn trích của truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân. Thị là nhân vật điển
hình cho người nông dân lao động nghèo khổ, dù bất cứ trong hoàn cảnh đen tối nào vẫn luôn
luôn khao khát một cuộc sống hạnh phúc gia đình và tin vào cuộc sống ở tương lai. Những tình
tiết xoay quanh hình tượng nhân vật thị được nhà văn sắp xếp một cách chặt chẽ hợp lý, tập trung
biểu hiện rõ giá trị nhân đạo của tác phẩm. Vượt lên hiện thực tàm khốc của cái đói, Tác phẩm
Vợ nhặt là một bài ca ca ngợi vẻ đẹp của tình người trong cái đói.

47
Đoạn 3:
Đề 1: Đề bài: Phân tích nhân vật Tràng trong đoạn trích sau. Từ đó nhận xét làm rõ
giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân.

Ít lâu nay hắn xe thóc Liên đoàn lên tỉnh. Mỗi bận qua cửa nhà kho lại thấy mấy chị con
gái ngồi vêu ra ở đấy. Hắn đoán họ ngồi đấy nhặt hạt rơi vãi, hay ai có công việc gì gọi đến thì
làm. Một lần hắn đang gò lưng kéo cái xe bò thóc vào dốc tỉnh, hắn hò một câu chơi cho đỡ
nhọc. Hắn hò rằng:
"Muốn ăn cơm trắng mấy giò này!
Lại đây mà đẩy xe bò với anh, nì!"
Chủ tâm hắn cũng chẳng có ý chòng ghẹo cô nào, nhưng mấy cô gái lại cứ đẩy vai cô ả
này ra với hắn, cười như nắc nẻ:
- Kìa anh ấy gọi! Có muốn ăn cơm trắng mấy giò thì ra đẩy xe bò với anh ấy!
Thị cong cớn:
- Có khối cơm trắng mấy giò đấy! Này, nhà tôi ơi, nói thật hay nói khoác đấy?
Tràng ngoái cổ lại vuốt mồ hôi trên mặt cười:
- Thật đấy, có đẩy thì ra mau lên!
Thị vùng đứng dậy, ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng.
- Đã thật thì đẩy chứ sợ gì, đằng ấy nhỉ! - Thị liếc mắt, cười tít.
Tràng thích lắm. Từ cha sinh mẹ đẻ đến giờ, chưa có người con gái nào cười với hắn tình
tứ như thế.
Lần thứ hai, Tràng vừa trả hàng xong, ngồi uống nước ở ngoài cổng chợ tỉnh thì thị ở
đâu sầm sập chạy đến. Thị đứng trước mặt hắn sưng sỉa nói:
- Điêu! Người thế mà điêu!
Hắn giương mắt nhìn thị, không hiểu. Thật ra lúc ấy hắn cũng chưa nhận ra thị là ai. Hôm
nay thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám
xịt chỉ còn thấy hai con mắt.
- Hôm ấy leo lẻo cái mồm hẹn xuống, thế mà mất mặt.
À, hắn nhớ ra rồi, hắn toét miệng cười:
- Chả hôm ấy thì hôm nay vậy. Này hẵng ngồi xuống ăn miếng giầu đã.
- Có ăn gì thì ăn, chả ăn giầu.
48
Thị vẫn đứng cong cớn trước mặt hắn.
- Đây, muốn ăn gì thì ăn.
Hắn vỗ vỗ vào túi:
- Rích bố cu, hở!
Hai con mắt trũng hoáy của thị tức thì sáng lên, thị đon đả:
- Ăn thật nhá! Ừ ăn thì ăn sợ gì.
Thế là thị ngồi sà xuống ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng
chuyện trò gì. Ăn xong thị cầm dọc đôi đũa quệt ngang miệng, thở:
- Hà, ngon! Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố.
Hắn cười:
- Làm đếch gì có vợ. Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về.
Nói thế Tràng cũng tưởng là nói đùa, ai ngờ thị về thật. Mới đầu anh chàng cũng chợn,
nghĩ: thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng. Sau
không biết nghĩ thế nào hắn chặc lưỡi một cái:
- Chậc, kệ!
Hôm ấy hắn đưa thị vào chợ tỉnh bỏ tiền ra mua cho thị cái thúng con đựng vài thứ lặt vặt
và ra hàng cơm đánh một bữa thật no nê rồi cùng đẩy xe bò về...
(Trích Vợ nhặt – Kim Lân, Sgk Ngữ văn 12, tập hai, trang 26, 27, NXB GD, năm 2008)
Mở bài: Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã từng nói “Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết để
làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những con người bị cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác
hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường”. Ý kiến của Nguyễn Minh Châu đã đề cao sứ mệnh
của nhà văn. Kim Lân là một nhà văn có sứ mệnh cao cả như vậy. Kim Lân (1920-2007) là một
nhà văn chuyên viết truyện ngắn. Kim Lân thường hướng ngòi bút của mình về đề tài nông thôn
với những thú vui đồng ruộng. Với tác phẩm Vợ nhặt (1954) nhà văn đã làm hiện lên trước mắt
người đọc một bức tranh sinh động về hiện thực thê thảm của nhười nông dân. Dù đang bị cái
đói, cái chết rình rập nhưng họ vẫn cưu mang, đùm bọc, yêu thương và san sẻ, cùng hướng về sự
sống, về hạnh phúc và tương lai. Trong truyện ngắn Vợ nhặt, Kim Lân đã rất thành công khi xây
dựng hình tượng nhân vật thị - người đàn bà chao chat chỏng lỏn nhưng có vẻ đẹp tâm hồn đáng
trân trọng. Điều đó được Kim Lân thể hiện rõ qua đoạn trích trên. Qua đây, người đọc cảm
nhận được giá trị nhân đạo của tác phẩm.

TB:
49
1. Phân tích nhân vật Tràng
*Khái quát về nhân vật Tràng: Tràng vốn là một chàng trai thô kệch, xấu xí, nghèo khổ, lại là
dân ngụ cư. Anh đang cũng như bao người khác đang là nạn nhân của nạn đói khủng khiếp năm
Ất Dậu (1945). Trong hoàn cảnh mình không biết có nuôi nổi không ấy, Tràng bỗng nhiên lấy vợ
qua hai lần quen biết. Một cuộc đời bất hạnh dạt vào cuộc đời một người bất hạnh. Hành động
tưởng như liều lĩnh ấy ngờ đâu lại mở ra một cuộc sống hoàn toàn khác với Tràng.
* Nghề nghiệp của Tràng: Tràng làm nghề kéo xe thóc cho Liên đoàn ít lâu nay hắn xe thóc
cho Liên đoàn lên tỉnh. Liên đoàn là một tổ chức thu gom thóc cho phát xít Nhận ở nước ta trước
Cách mạng tháng Tám năm 1945. Tràng kéo xe thóc cho Liên đoàn để kiếm sống, để nuôi mình
và nuôi mẹ già. Nghề nghiệp của Tràng chẳng có gì cao sang, nó rất bình thường trong xã hội lúc
bấy giờ. Nghề nghiệp của Tràng cho thấy thu nhập bấp bênh nhưng đó là một công việc Tràng
làm bằng sức lao động của mình. Tràng đã làm nghề kéo xe thóc để kiếm sống. Tràng khác với
Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao. Chí Phèo sống bằng nghề rạch mặt ăn vạ.
Như vậy, chúng ta thấy rõ bản tính lương thiện của Tràng. Điều này cho thấy sự khác biệt giữa
nhân vật trong truyện ngắn của Kim Lân dù nghèo khổ, thiếu thốn nhưng vẫn thật thà, chất phác
chứ không tha hóa như một số nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao.
*Cuộc đời của Tràng: Quá trình Tràng nhặt được vợ. Bằng nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn,
bằng yếu tố thời gian đồng hiện, Kim Lân đã tái hiện câu chuyện Tràng nhặt vợ qua hồi ức của
Tràng. Tràng nhớ lại chuyện lấy vợ, nhặt được vợ trên con đường đời thảm đạm. Qua hai lần
quen biết, chỉ câu chuyện tầm phơ tầm phào, Tràng có vợ và không mất tiền cưới hỏi.
- Lần thứ nhất Tràng gặp người đàn bà ở dốc tỉnh.
+ Tràng gặp người đàn bà ở dốc tỉnh khi Tràng đang kéo xe thóc lên dốc. Vì mệt quá, nên
anh cất lên câu hò:
Muốn ăn cơm trắng mấy giò này!
Lại đây mà đẩy xe bò với anh, nì!
++ Chủ tâm của hắn cùng chẳng có ý chòng nghẹo cô nào, nhung mấy cô gái ấy cứ đẩy vai
cô ả này ra với hắn. Câu hò của Tràng thể hiện lời mời gọi chân thành, thể hiện sự mong mỏi có
người cùng giúp đỡ. Qua câu hò người đọc cảm nhận được sự chân thành, sự lạc quan yêu đời
của Tràng. Điều này thể hiện rõ đặc điểm của nhân vật trong truyện ngắn của Kim Lân “dù
nghèo khổ, thiếu thốn nhưng vẫn yêu đời, thật thà, chất phác”
++ Không ngờ, đó là câu hò khiến cho nhân vật thị bắt chuyện với Tràng. Thị cong cớn nói với
Tràng bằng một giọng điệu mỉa mai, đùa cợt: Có khối cơm trắng mấy giò đấy! Này nhà tôi ơi,
50
nói thật hay nói khoác đấy? Bằng nghệ thuật đối thoại với những từ ngữ dân dã Kim Lân đã tái
hiện cuộc trò chuyện tầm phơ tầm phào của thị và Tràng. Lần đầu tiên gặp Tràng, thị đã tỏ ra
thân mật. Thị gọi Tràng là nhà tôi. Tiếng gọi ấy dù chỉ là đùa cợt nhưng cũng khiến Tràng quên
đi cái mệt anh ta ngoái cổ lại vuốt mồ hôi trên mặt cười. Tràng bảo thị: Thật đấy, có đẩy thì ram
mau lên. Tràng đã hứa có cơm trắng mấy giò. Tràng đã cho thị niềm hi vọng về một bữa ăn thịnh
soạn trong cái đói. Tràng đã thuyết phục được thị ra đẩy xe thóc cùng Tràng.
++ Đặt niềm tin vào câu nói của Tràng, thị ton ton chạy ra đẩy xe và tít mắt cười tình với Tràng.
Hành động người đàn bà chạy ra đẩy xe và tít mắt cười tình của người vợ nhặt tác động rất mạnh
đến tâm lý của một người đàn ông trưởng thành vốn phải sống đơn độc. Câu hò trở thành nhịp
cầu nối, mở đầu cuộc gặp gỡ của hai con người cùng khổ trong nạn đói. Cuộc gặp gỡ này Tràng
đã nói âu cũng là cái số, là do phải duyên phải kiếp với nhau. Tràng và người vợ nhặt cũng vì cái
duyên cái số mà theo nhau về làm bạn với nhau.
- Lần thứ hai Tràng gặp người đàn bà ở cổng chợ tỉnh.
+ Tràng vừa trả hàng xong, ngồi uống nước ở ngoài cổng chợ thì người vợ nhặt xuất hiện với
giọng nói sưng sỉa: –Điêu! Người thế mà điêu! Rồi Tràng nhận ra sự thay đổi đến đáng thương
trước ngoại hình của người vợ nhặt hôm nay thị rách quá, thì gầy sọp, áo quần tả tơi như tổ
đỉa…Điều tác động mạnh nhất đến Tràng chính là sự biến đổi bất ngờ đến không hề nhận ra của
thị. Chỉ sau một thời gian ngắn ngủi, với sự tàn phá khủng khiếp của cái đói, cô vợ nhặt gần như
biến đổi hoàn toàn về nhân hình, nhân dạng. Từ một người khỏe mạnh, thị đã biến thành kẻ đói
rách, khổ sở
+ Vốn là người nông dân hiền lành, lương thiện, sự thay đổi, biến dạng của người vợ nhặt không
thể không tác động vào lòng trắc ẩn nơi Tràng. Bởi vậy, Tràng đã rất nhanh chóng đi đến quyết
định cho thị ăn Đấy, muốn ăn gì thì ăn. Tràng nói với thị một cách hào phóng Rích –bố- cu, hở.
Thực chất đó chính là hành động đầy tình người, thực hiện lời hứa để trả ơn kéo xe thóc, dám
cho người đàn bà ăn khi thị đói.
+ Quyết định của Tràng thật chóng vánh. Bốn bát bánh đúc và câu nói đùa Này nói đùa chứ có
về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về của Tràng đã trở thành sự thật vì sau đó người vợ
nhặt theo Tràng về thật. Lời nói của Tràng là đùa nhưng niềm khao khát hạnh phúc là có thật.
Với bản tính hời hợt, suy nghĩ nông cạn, chuyện hôn nhân hệ trọng cũng chỉ là một lời nói đùa
của Tràng. Lời nói đùa của Tràng như lời nói của Chí Phèo với thị Nở trong tác phẩm cùng tên
của Nam Cao Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui. Cả Tràng và Chí Phèo đều là
những người đàn ông khao khát hạnh phúc lứa đôi. Họ ướm hỏi người đàn bà có ơn với họ, giúp
51
họ lúc khó khăn hoạn nạn những mong người đàn bà chấp thuận. Phải chăng trong sâu thẳm tâm
hồn cô đơn của họ là niềm khát khao một mái ấm gia đình bên cạnh một người phụ nữ?
+ Sau lời nói đùa là việc thị theo về thật. Tràng đã chậc kệ, bỏ qua cái đói, Tràng dẫn vợ vào chợ
đánh chén một bữa no nê, mua cái thúng cho thị, mua hai hào dầu cho đêm tân hôn. Tràng đã
đưa đôi bàn tay của mình để cưu mang người đàn bà cùng cảnh ngộ. Thật đáng trân trọng! Đúng
như nhà văn Kim Lân từng nói: "Đói, nó vừa đắng cay, vừa đau đớn, đồng thời một mặt nào
đó nó lại lóe lên một tia sáng về đạo đức, danh dự".
+Tái hiện cuộc gặp gỡ của Tràng và thị Kim Lâm đã xây dựng tình huống truyện độc đáo. Tình
huống chính là thứ nước rửa ảnh làm nổi hình nổi sắc nhân vật, làm rõ tư tưởng nhà văn, là
khoảnh khắc chứa đựng cả 1 đời người. (Nhà văn Nguyễn Minh Châu) Kim Lân đã tạo một
tình huống một số phận bất hạnh dạt vào cuộc đời một người bất hạnh. Nếu không không có nạn
đói thì có thể Tràng sẽ sống một cuộc sống tẻ nhạt với mẹ già đến hết đời vì Tràng khó có thể lấy
được vợ giống như A Phủ trước khi gặp Mị. Cái duyên ấy có lẽ cũng giống như cái duyên của A
Phủ và Mị. Kim Lân rất trân trọng hành động nhặt vợ của Tràng. Tràng rất nhân ái, rất khát khao
một mái ấm gia đình dù đang trong cái đói. Có thể nói, từ khi có vợ cuộc đời của Tràng sang một
trang mới. Kết thúc những ngày sống độc thân lêu lổng.

* Tâm trạng của Tràng trong đoạn trích. Tâm trạng là một trạng thái cảm xúc của con
người. Ở Tràng, từ khi dẫn thị về nhà và nhớ lại câu chuyện gặp gỡ, Tràng đã trải qua rất nhiều
trạng thái cảm xúc. Đó là những cảm xúc rất thật, những cảm xúc đó hình thành tâm trạng tích
cực của Tràng bởi nghệ thuật miêu tả tâm trạng tài ba của Kim Lân.
- Tràng nhớ lại lần gặp gỡ với thị ở dốc tỉnh, Tràng đã sống trong những giây phút vui sướng
hạnh phúc khi đón nhận được nụ cười tình tứ của thị. Cảm xúc đó tràng ngập trong tâm hồn
Tràng. Hành động của thị đã đem đến cho Tràng cảm giác và cảm xúc hoàn toàn mới mẻ, khác
hẳn với câu bông đùa hàng ngày cùng lũ trẻ con. Tràng thích lắm, ngoái cổ, cười. Nó khơi dậy
cho Tràng một khát khao chân chính, mãnh liệt mà người trưởng thành nào cũng có, đó là khát
khao được chia sẻ yêu thường cùng một người khác giới từ cha sinh mẹ đẻ đến giờ, chưa có
người con gái nào cười với hắn tình tứ như thế
- Nhưng buổi chiều gặp lại thị ở cổng chợ tỉnh, Tràng sống trong nỗi ngạc nhiên khi bị thị mắng
sưng sỉa: Hắn giương mắt nhìn thị, không hiểu. Hắn rất ngạc nhiên vì chưa nhận ra thị là ai vì thị
rách quá, thị gầy sọp đi đến thảm hại. Cái đói đã hủy hoại hình hài người đàn bà khiến Tràng

52
không nhận ra người đã giúp Tràng đẩy xe, khiến Tràng không nhận ra người Tràng đã hứa có
cơm trắng mấy giò.
- Sau thị theo về làm vợ, Tràng thấy lo sợ khi thị về làm vợ. Lúc đầu Tràng cũng chợn nghĩ thóc
gạo này đến cái thân mình còn chưa nuôi nổi lại còn đèo bòng. Nỗi lo của Tràng là nỗi lo cơm
áo gạo tiền. Nỗi lo rất đời thường của bao con người đói khát.
->Những tâm trạng của Tràng được nhà văn miêu tả chân thực bằng nghệ thuật miêu tả diễn biến
tâm trạng qua lời độc thoại nội tâm. Điều đó giúp người đọc cảm nhận rõ những trạng thái cảm
xúc của người đàn ông nghèo khi chạm tay được đến hạnh phúc.

* Phẩm chất- vẻ đẹp tâm hồn: Tràng là một người có phẩm chất tốt đẹp.
- Tràng là người lao động lương thiện: đi làm thuê, kéo xe thóc cho Liên đoàn. Tràng sống bằng
sức lao động của mình. Tràng giống như A Phủ chịu thương chịu khó, lương thiện.
- Tràng là người sống rất chân thành, có trách nhiệm với lời nói của mình. Tràng khẳng định sẽ
trả công cho người đẩy xe cho Tràng. Và Tràng đã thực hiện lời hứa bằng bốn bát bán đúc, một
bữa no nê…
-Tràng là người biết yêu thương, trân trọng thị. Tràng cảm nhận được nụ cười tình tứ của thị.
Tràng nói chuyện với thị vụng về nhưng chân thành. Tác giả sử dụng nghệ thuật đối thoại để tái
hiện cuộc trò chuyện của Tràng với vợ. Ông sử dụng toàn câu tỉnh lược, không có chủ ngữ ngồi
xuống đây, nhà không có người phụ nữ nó thế thể hiện tâm lí ngượng nghịu, sượng sùng nhưng
rất chân thành. Tràng quan tâm đến cảm xúc của thị, Tràng băn khoăn trước nỗi buồn của thị
Tràng thắc mắc sao nó lại buồn thế nhỉ… Tràng ứng xử với vợ rất tử tế. Lấy vợ như nhặt một mớ
rác nhưng Tràng không hề rẻ rúng vợ, ngược lại Tràng rất tế nhị khi đi mua một số vật dụng làm
của hồi môn cho vợ là cái thúng con…Những việc làm của Tràng chính là những việc làm khiến
chúng ta ngưỡng mộ- ngưỡng mộ một tấm lòng trong cơn đói khát.
- Tràng khao khát hạnh phúc gia đình nên chậc kệ cả cái đói để đèo bòng. Tràng có ý thức vun
vén cho hạnh phúc mình đang có, anh mua dầu thắp sáng đêm tân hôn. Và nhờ vậy mà đêm tân
hôn của Tràng, ánh sáng của ngọn đèn dầu đã thắp sáng cả căn nhà như thắp sáng cả tương lai
của họ. Tràng là một người đàn ông tốt. Tràng không độc ác, man rợ và tàn bạo như A Sử trong
Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài và lão đàn ông hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn
Minh Châu. Tràng thật đáng trân trọng. Phẩm chất tốt đẹp của Tràng chính là vẻ đẹp của tình
người trong cái đói.

53
2. Nhận xét tình cảm, thái độ của nhà văn Kim Lân với nhân vật Tràng trong đoạn trích.
Kim Lân thấu hiểu và cảm thông cảnh ngộ của Tràng. Ông cảm nhận được bản chất lương thiện,
chân thành của Tràng. Ông trân trọng những khát khao hạnh phúc trong Tràng và vun vén cho
hạnh phúc ấy. Ông đã thể hiện rõ tấm lòng nhân đạo của mình với nhân vật. Nói về nạn đói năm
1945, nhà văn Kim Lân từng nói: "Đói, nó vừa đắng cay, vừa đau đớn, đồng thời một mặt
nào đó nó lại lóe lên một tia sáng về đạo đức, danh dự". Và Tràng chính là tia sáng ấy.

3. Luận điểm Nghệ thuật.


- Nghệ thuật sáng tạo tình huống truyện độc đáo: Tình huống tràng nhặt vợ, tình huống phản ánh
2 giá trị:
+ Hiện thực: Số phận thảm hại của con người trong ngày đói, người vợ không khác gì một thứ cỏ
rác trôi nổi trong họa đói.
+ Nhân đạo: trong tăm tối vẫn cháy lên khát vọng sống, khát vọng yêu thương mãnh liệt.
- Nghệ thuật tả cảnh chân thực, sinh động, cảnh Tràng kéo xe thóc, cảnh người đàn bà ăn một
chặp bốn bát bánh đúc…
+ Khung cảnh: mở là chiều chạng vạng với sự xâm tràn của bóng tối.
+ Không gian sống- căn nhà của Tràng phản ánh rõ nỗi nghèo khó của Tràng.
- Bút pháp
+ Miêu tả tâm lí bằng lời độc thoại, hành động, nét mặt thể hiện rõ tài năng am hiểu tâm lí con
người của Kim Lân.
+ Tương phản: sự sống và cái chết.
- Nghệ thuật đối thoại với những từ ngữ bình dân là lời ăn tiếng nói của người lao động.
4. Nhận xét giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ nhặt.
- Giá trị nhân đạo trong tác phẩm văn học: Nói đến giá trị nhân đạo là nói về phương diện nội
dung tư tưởng của tác phẩm văn học hàm chứa những tình cảm nhân đạo. Đó là lòng yêu thương
những con người bất hạnh, là sự lên án mọi biểu hiện áp bức, bất công chà đạp lên quyền sống,
quyền hưởng hạnh phúc của con người. Đó là sự trân trọng, ca ngợi, tin tưởng vào phẩm chất tốt
đẹp của con người. Đồng thời thể hiện niềm tin vào con người.
- Biểu hiện trong tác phẩm:
+ Trước hết tác phẩm bộc lộ niềm xót xa đối với cuộc sống thê thảm của người dân nghèo trong
nạn đói năm 1945. Qua đó tố cáo tội ác tày trời của thực dân Pháp và phát xít Nhật đã gây ra nạn
đói.
54
+ Thứ hai, tác phẩm đi sâu khám phá và trân trọng nâng niu khát vọng hạnh phúc, khát vọng
sống của con người. Đó là khát vọng hạnh phúc của Tràng. Mặc kệ cái đói để đèo bòng. Tiếp đó
là ý thức bám lấy sự sống rất mạnh mẽ ở nhân vật người vợ nhặt. Thị chấp nhận bỏ qua ý thức về
danh dự để theo không Tràng. Con với bà cụ Tứ là niềm lạc quan tin vào tương lai.
+ Giá trị nhân đạo của truyện còn được thể hiện ở lòng tin sâu sắc vào sự đổi đời, vào lòng nhân
hậu của con người. Tràng tuy có vẻ bề ngoài xấu xí nhưng cái đẹp tiềm ẩn bên trong của Tràng
đó là sự cảm thông, lòng thương người, sự hào phóng chu đáo. Còn thị đã có sự biến đổi về tính
cách. Và bà cụ Tứ, bà thương con hết mực, cảm thông cho tình cảnh của nàng dâu mới.
+ Giá trị nhân đạo được biểu hiện sâu sắc qua niềm tin của tác giả vào Tràng, Tràng sẽ tìm đến
với cách mạng, đi theo cách mạng để có một tương lai sáng lạn.
KB: Tràng là hình tượng nhân vật trung tâm trong đoạn trích của truyện ngắn Vợ nhặt của Kim
Lân. Tràng là nhân vật điển hình cho người nông dân lao động nghèo khổ nhưng tốt bụng, luôn
khát khao một cuộc sống hạnh phúc. Những tình tiết xoay quanh hình tượng nhân vật Tràng được
nhà văn sắp xếp một cách chặt chẽ hợp lý, tập trung biểu hiện rõ tấm lòng nhân đạo của nhà văn
trong tác phẩm. Vượt lên hiện thực tàm khốc của cái đói, tác phẩm có ý nghĩa nhân văn cao đẹp.
Trong tiểu thuyết nổi tiếng Thép đã tôi thế đấy, nhà văn Nga Nhi-cô-lai Ox-trôp-xki đã để cho
nhân vật Pa-ven Cooc-sa-ghin ngẫm nghĩ: "Hãy biết sống cả những khi cuộc đời trở nên không
thể chịu được nữa". Vợ nhặt là bài ca về tình người ở những người nghèo khổ đã "biết sống" như
con người ngay giữa thời túng đói quay quắt.

Đề 2

Đề bài: Phân tích nhân vật thị trong đoạn trích sau. Từ đó nhận xét làm rõ giá trị
nhân đạo trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân.

Ít lâu nay hắn xe thóc Liên đoàn lên tỉnh. Mỗi bận qua cửa nhà kho lại thấy mấy chị con
gái ngồi vêu ra ở đấy. Hắn đoán họ ngồi đấy nhặt hạt rơi vãi, hay ai có công việc gì gọi đến thì
làm. Một lần hắn đang gò lưng kéo cái xe bò thóc vào dốc tỉnh, hắn hò một câu chơi cho đỡ
nhọc. Hắn hò rằng:
"Muốn ăn cơm trắng mấy giò này!
Lại đây mà đẩy xe bò với anh, nì!"
55
Chủ tâm hắn cũng chẳng có ý chòng ghẹo cô nào, nhưng mấy cô gái lại cứ đẩy vai cô ả
này ra với hắn, cười như nắc nẻ:
- Kìa anh ấy gọi! Có muốn ăn cơm trắng mấy giò thì ra đẩy xe bò với anh ấy!
Thị cong cớn:
- Có khối cơm trắng mấy giò đấy! Này, nhà tôi ơi, nói thật hay nói khoác đấy?
Tràng ngoái cổ lại vuốt mồ hôi trên mặt cười:
- Thật đấy, có đẩy thì ra mau lên!
Thị vùng đứng dậy, ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng.
- Đã thật thì đẩy chứ sợ gì, đằng ấy nhỉ! - Thị liếc mắt, cười tít.
Tràng thích lắm. Từ cha sinh mẹ đẻ đến giờ, chưa có người con gái nào cười với hắn tình
tứ như thế.
Lần thứ hai, Tràng vừa trả hàng xong, ngồi uống nước ở ngoài cổng chợ tỉnh thì thị ở
đâu sầm sập chạy đến. Thị đứng trước mặt hắn sưng sỉa nói:
- Điêu! Người thế mà điêu!
Hắn giương mắt nhìn thị, không hiểu. Thật ra lúc ấy hắn cũng chưa nhận ra thị là ai. Hôm
nay thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám
xịt chỉ còn thấy hai con mắt.
- Hôm ấy leo lẻo cái mồm hẹn xuống, thế mà mất mặt.
À, hắn nhớ ra rồi, hắn toét miệng cười:
- Chả hôm ấy thì hôm nay vậy. Này hẵng ngồi xuống ăn miếng giầu đã.
- Có ăn gì thì ăn, chả ăn giầu.
Thị vẫn đứng cong cớn trước mặt hắn.
- Đây, muốn ăn gì thì ăn.
Hắn vỗ vỗ vào túi:
- Rích bố cu, hở!
Hai con mắt trũng hoáy của thị tức thì sáng lên, thị đon đả:
- Ăn thật nhá! Ừ ăn thì ăn sợ gì.
Thế là thị ngồi sà xuống ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng
chuyện trò gì. Ăn xong thị cầm dọc đôi đũa quệt ngang miệng, thở:
- Hà, ngon! Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố.
Hắn cười:
- Làm đếch gì có vợ. Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về.
56
Nói thế Tràng cũng tưởng là nói đùa, ai ngờ thị về thật. Mới đầu anh chàng cũng chợn,
nghĩ: thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng. Sau
không biết nghĩ thế nào hắn chặc lưỡi một cái:
- Chậc, kệ!
Hôm ấy hắn đưa thị vào chợ tỉnh bỏ tiền ra mua cho thị cái thúng con đựng vài thứ lặt vặt
và ra hàng cơm đánh một bữa thật no nê rồi cùng đẩy xe bò về...
(Trích Vợ nhặt – Kim Lân, Sgk Ngữ văn 12, tập hai, trang 26, 27, NXB GD, năm 2008)
III.DÀN Ý CHI TIẾT VÀ BIỂU ĐIỂM
Mở bài: Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã từng nói “Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết để
làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những con người bị cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác
hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường”. Ý kiến của Nguyễn Minh Châu đã đề cao sứ mệnh
của nhà văn. Kim Lân là một nhà văn có sứ mệnh cao cả như vậy. Kim Lân (1920-2007) là một
nhà văn chuyên viết truyện ngắn. Kim Lân thường hướng ngòi bút của mình về đề tài nông thôn
với những thú vui đồng ruộng. Với tác phẩm Vợ nhặt (1954) nhà văn đã làm hiện lên trước mắt
người đọc một bức tranh sinh động về hiện thực thê thảm của nhười nông dân. Dù đang bị cái
đói, cái chết rình rập nhưng họ vẫn cưu mang, đùm bọc, yêu thương và san sẻ, cùng hướng về sự
sống, về hạnh phúc và tương lai. Trong truyện ngắn Vợ nhặt, Kim Lân đã rất thành công khi xây
dựng hình tượng nhân vật thị - người đàn bà chao chat chỏng lỏn nhưng có vẻ đẹp tâm hồn đáng
trân trọng. Điều đó được Kim Lân thể hiện rõ qua đoạn trích trên. Qua đây, người đọc cảm
nhận được giá trị nhân đạo của tác phẩm.

Mở bài:

Nhà văn Nga I. Bôn-đa-rep từng có ý tưởng rằng “Nghệ thuật sinh ra từ những thái cực và
xung đột”. Ý kiến này quả đúng khi bàn về truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân. Kim Lân
(1920-2007) là một nhà văn tiêu biểu trong nền VHVN hiện đại. Kim Lân thường hướng ngòi
bút của mình về đề tài nông thôn với những thú vui đồng ruộng. Với tác phẩm Vợ nhặt (1954)
nhà văn đã làm hiện lên trước mắt người đọc một bức tranh sinh động về hiện thực thê thảm của
người nông dân trong cái đòi. Và lạ thay, giữa khoảng trống lay lắt, tối tăm của cuộc sống đói
nghèo nhà văn đã cho ta thấy được tấm lòng của những con người đói khổ. Dù đang bị cái đói,
cái chết rình rập nhưng họ vẫn cưu mang, đùm bọc, yêu thương và san sẻ, cùng hướng về sự
sống, về hạnh phúc và tương lai. Trong truyện ngắn Vợ nhặt, Kim Lân đã rất thành công khi xây
dựng hình tượng nhân vật thị- người đàn bà chao chát chỏng lỏn nhưng có khát vọng sống mãnh
57
liệt. Điều đó được Kim Lân thể hiện rõ qua đoạn trích trên. Qua đây, người đọc cảm nhận được
giá trị hiện thực của tác phẩm.

TB:
1. Phân tích nhân vật thị trong đoạn trích
*Lai lịch, quê quán, nghề nghiệp, tên gọi: Thị là người đàn bà không rõ tên tuổi, không rõ quê
quán. Thị bỏ quê ra tỉnh để đi làm thuê. Thị xuất hiện ở bên cạnh nhà kho cạnh dốc tỉnh. Thị
thường ngồi vêu ở đó để ai thuê cái thì làm. Thị đại diện cho nhiều người đàn bà trong bối cảnh
xã hội lúc bấy giờ, phải bỏ quê ra tỉnh để kiếm sống. Thị không có tên, ý của Kim Lân. Kim Lân
gọi là thị, là người đàn bà. Kim Lân không miệt thị người đàn bà, ông thể hiện sự cảm thương,
thương thân phận vô danh bé nhỏ. Cách Kim Lân đặt tên nhân vật là thị giống như cách Nguyễn
Minh Châu gọi tên người đàn bà hàng chài là mụ. Qua cách đặt tên nhân vật, chúng ta thấy được
sự cảm thông của tác giả với nhân vật.

* Hoàn cảnh thị xuất hiện: Thị được miêu tả ở trong căn nhà của Tràng ở xóm ngụ cư. Thị
xuất hiện ở xóm ngụ cư - không gian sống của người dân ngụ cư. Xóm ngụ cư đang chìm trong
cái đói, ngột ngạt mùi gây của xác người. Thị đang đối diện với cái đói. Thị được miêu tả trong
căn nhà của Tràng căn nhà xiêu vẹo cái nhà vắng teo đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn
những búi cỏ dại. Căn nhà rách nát với tấm phên rách. Căn nhà của Tràng rất bừa bộn những
niêu bát, xống áo vứt bừa bộn cả trên giường, dưới đất. Nhà văn sử dụng nghệ thuật tả cảnh chân
thực, chi tiết, ông tái hiện không gian sống của Tràng sau này là không gian của thị. Không gian
sống, căn nhà hiện thân của cái đói, cái nghèo. Thị đang phải đối mặt với cái đói, cái nghèo, thị
càng tội nghiệp vì chấp nhận theo không nhưng vẫn phải đối mặt với cái đói, cái chết. Thị xuất
hiện trong căn nhà vào buổi chiều. Buổi chiều ảm đạm, buổi chiều tăm tối là khoảng khắc kết
thúc ngày tàn.
* Cuộc đời: Cuộc đời thiệt thòi- cuộc đời của người đàn bà theo không, cuộc đời của một
người vợ nhặt. Quá trình thị theo Tràng về làm vợ: thị theo Tràng qua 2 lần quen biết, với câu
chuyện tầm phơ tầm phào, mà thành vợ thành chồng.
- Lần thứ nhất thị gặp Tràng ở dốc tỉnh khi Tràng đang gò lưng kéo xe thóc vào dốc tỉnh. Lúc
này là khi Tràng đang một mình kéo xe thóc vào dốc tỉnh. Tràng đang rất mệt,
+ Tràng hò:
Muốn ăn cơm trắng mấy giò này!

58
Lại đây mà đẩy xe bò với anh, nì!
Tràng hò không phải để chòng ghẹo, Tràng hò cho đỡ mệt. Câu hò khiến mấy cô gái chú ý,
mấy cô gái đẩy thị ra. Thị bị đẩy ra, thị cong cớn. Thị nói với Tràng bằng giọng điệu mỉa mai,
đùa cợt có khối cơm trắng mấy giò đấy! Này, nhà tôi ơi, nói thật hay nói khoác đấy? Đây là lần
đầu tiên thị gặp Tràng, thị tỏ ra thân mật, thị gọi là nhà tôi. Thị không xấu hổ. Tác giả thể hiện sự
cảm thông với thị, thị sống ở đường, chợ nên thị liều lĩnh. Câu nói đùa của thị khiến Tràng vui
Tràng ngoái cổ lại vuốt mồ hôi trên mặt cười: Thật đấy, có đẩy thì ra mau lên! Tràng vui vì
Tràng thấy được thiện cảm trong câu đùa thị. Tràng thích lắm. Đây là lần đầu tiên có người khác
giới trêu anh. Tràng rất ấn tượng với thị.

+ Câu hò là cái cớ để thị ra đẩy xe cho Tràng Thị vùng đứng dậy, ton ton chạy lại đẩy xe cho
Tràng. Đã thật thì đẩy chứ sợ gì, đằng ấy nhỉ! - Thị liếc mắt, cười tít. Bằng nghệ thuật đối thoại
với ngôn ngữ bình dân, tác giả tạo ra được một cuộc đối thoại khá thân mật giữa thị với Tràng.
Tái hiện cuộc gặp gỡ của Tràng và thị Kim Lâm đã xây dựng tình huống truyện độc đáo. Tình
huống chính là thứ nước rửa ảnh làm nổi hình nổi sắc nhân vật, làm rõ tư tưởng nhà văn, là
khoảnh khắc chứa đựng cả 1 đời người. (Nhà văn Nguyễn Minh Châu) Kim Lân đã tạo một tình
huống một số phận bất hạnh dạt vào cuộc đời một người bất hạnh. Nếu không không có nạn đói
thì có thể thị sẽ sống một cuộc sống trôi nổi với mấy cô gái cùng làm với thị. Cuộc gặp gỡ rất tự
nhiên như cái duyên như cái số. Cuộc gặp lần 1 là tiền đề, là cái cớ cho thị gặp Tràng lần thứ 2.
Cuộc gặp gỡ là cái duyên giống như cuộc gặp gỡ của Mị với A Phủ ở nhà Pá Tra.

-Lần thứ 2 thị gặp Tràng ở cổng chợ tỉnh khi Tràng đang ngồi uống nước sau khi trả hàng xong.
Thị đến và sung sỉa với Tràng, Tràng mời ăn, Tràng đùa và thị theo về thật.
+ Sự xuất hiện của thị với cử chỉ, điệu bộ thể hiện sự chao chát chỏng lỏn: Thị đứng trước mặt
hắn sưng sỉa nói:
- Điêu! Người thế mà điêu! Thị tỏ ra tức giận khi nhìn thấy Tràng, thị mắng sưng sỉa. Thị trách
Tràng là điêu hôm ấy leo lẻo cái mồm hẹn xuống, thế mà mất mặt. Thị đang rơi vào một cảnh ngộ
phải đối diện với đói do không có việc làm.
+ Ngoại hình của thị: Ngoại hình của thị nhếch nhác, gầy gò Hôm nay thị rách quá, áo quần tả
tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt.
Với nghệ thuật miêu tả ngoại hình chi tiết từ trang phục, đến thân hình, đến khuôn mặt, nhà văn
giúp người đọc cảm nhận được sự tiều tụy, lam lũ, nghèo khó của thị. Qua đây, nhà văn tố cáo tội

59
ác của Pháp, Nhật gây ra nạn đói. Nạn đói hủy hoại nhân hình người đàn bà. Hình hài của thị
khiến Tràng không nhận ra.
+ Phản ứng gay gắt của thị khi Tràng mời ăn giầu để chuộc lỗi. Tràng tỏ ra rất lịch sự mời thì ăn
giầu. Đáp lại sự lịch sự của Tràng, thị từ chối. Có ăn gì thì ăn, chả ăn giầu. Thị không ăn giầu,
thị không cần lịch sự, bỏ qua cả phép giao tiếp. Thị gợi ý ăn gì thì ăn. Thị cần miếng ăn.
+ Thái độ hồ hởi của thị khi được Tràng ăn hai con mắt trũng hoáy của thị tức thì sáng lên, thị
đon đả:
- Ăn thật nhá! Ừ ăn thì ăn sợ gì. Thị chả giữ phép lịch sự. Thế là thị ngồi sà xuống ăn thật. Thị
cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì. Bằng nghệ thuật tả cảnh, Kim
lân tái hiện lại cảnh tượng người đàn bà vồ vập trước miếng ăn. Thị sà xuống rất nhanh, thị cắm
đầu ăn một chặp 4 bát bánh đúc. Thị rất đáng thương vì bị đói lâu ngày. Nhà văn lên án Pháp,
Nhật gây ra cái đói, cái đói hủy hoại nhân tính của con người. Cái đói khiến người đàn bỏ qua cả
liêm sỉ vì miếng ăn.
+ Sau khi ăn xong, người đàn bà tỏ ra rất vô duyên Ăn xong thị cầm dọc đôi đũa quệt ngang
miệng, thở:
- Hà, ngon! Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố. Với nghệ thuật đối thoại, ngôn ngữ rất bình dân,
nhà văn miêu tả tinh cách của thị liều lĩnh, chao chat chỏng lỏn.
+ Lời nói đùa của Tràng đã tác động đến thị, thị theo Tràng về làm vợ. Tràng nói với thị làm
đếch gì có vợ. Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về. Vẫn bằng nghệ
thuật đối thoại, ngôn ngữ rất bình dân, nhà văn miêu tả cuộc trò chuyện tếu táo của Tràng với thị.
Nghe câu nói đùa của Tràng thị cũng tưởng thật. Thị tưởng Tràng là người rich bố cu, thị theo về
thật ai ngờ thị về thật. Thị hi vọng có một một mái ấm gia đình, có một chỗ nương tựa. Thị hi
vọng thị thoát khỏi cái đói. Thị cố bám víu dù mới gặp 2 lần. Thị rất khao khát sống, khao khát
hạnh phúc gia đình. Thị tự nguyện theo Tràng, thị quyết định số phận của mình. Thị khác với Mị,
Mị bị A Sử cướp về…Qua đây, chúng ta bày tỏ sự cảm thông với họ.
- Thị theo Tràng về nhà Hôm ấy hắn đưa thị vào chợ tỉnh bỏ tiền ra mua cho thị cái thúng con
đựng vài thứ lặt vặt và ra hàng cơm đánh một bữa thật no nê rồi cùng đẩy xe bò về...Thị may
mắn gặp được Tràng nên thị được trân trọng.
=> Cuộc đời thiệt thòi không được cưới hỏi. Cuộc đời của thị sang một trang mới, thị được yêu
thương. Nhà văn tạo được một tình huống nhặt vợ của Tràng, vui, buồn. Nhà văn cảm thông với
thị.

60
* Tâm trạng: Tâm trạng của thị diễn biến phức tạp từ lần gặp thứ nhất đến khi theo Tràng
về làm vợ.
- Tâm trạng là trạng thái cảm xúc, thị đã trải những cảm xúc phức tạp. - Khi gặp Tràng ở
dốc tỉnh, nghe Tràng hò. Trong câu hò của Tràng có một lời mời, lời hứa về món ăn cơm trắng
mấy giò. Thị thấy vui, thị phấn chấn, thị cong cớn đùa với Tràng, thị ton ton đẩy xe, thị cười tít
với Tràng. Kim Lân miêu tả tâm trạng của thị qua điệu bộ, cử chỉ và nụ cười. Thị sống trong
niềm hi vọng vào câu hò của Tràng.
- Khi nhìn thấy Tràng ngồi uống nước ở cổng chợ, thị rất tức giận, đến sưng sỉa vì Tràng điêu.
Tâm trạng của thị được hiện qua lời đối thoại với những từ ngữ rất dân dã thể hiện rõ sự gai góc
của thị, sự chao chát chỏng lỏn của thị.
- Khi được Tràng mời ăn, thị rất vui: Hai con mắt trũng hoáy của thị tức thì sáng lên, thị đon đả.
- Thị hi vọng Tràng rich bố cu nên mới theo Tràng về thật.
-> Khi miêu tả tâm trạng của thị, KL rất am hiểu tâm lí của nhân vật. Tâm trạng của thị cho thấy
cảnh ngộ đáng thương của thị.
* Phẩm chất có đẹp khuất lấp, ẩn sau sự cháo chát chỏng lỏn.
-Thị là người lao động lương thiện: thị đi làm thuê, thị ngồi vêu bên dốc tỉnh nhặt hạt rơi, hạt
vãi, ai thuê làm thì làm, thị kiếm sống bằng sức lao động của chính mình. Điều này cho thấy thị
khác với một số nhân vật nữ trong một số tác phẩm của Vũ trọng Phụng.
- Thị rất tốt bụng đó là đẩy xe cho Tràng, thị giúp Tràng lúc khó khăn.
- Thị ham sống, bám víu để được sống.
- Thị rất khao khát hạnh phúc gia đình.
->Thị khiến chúng ta liên tưởng đến mụ hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn
Minh Châu. Mụ chấp nhận ở với lão chồng man rợ và tàn bạo, mụ chấp nhận ở với cái đói, cái
nghèo…vì khát khao mái ấm gia đình. Phẩm chất của thị khiến ta trân trọng- vẻ đẹp của tình
người trong cái đói. Nói về nạn đói năm 1945, nhà văn Kim Lân từng nói: "Đói, nó vừa đắng
cay, vừa đau đớn, đồng thời một mặt nào đó nó lại lóe lên một tia sáng về đạo đức, danh
dự". Thị chính là tia sáng đó.
2. Nhận xét thái độ của Kim Lân: Thị là một người đàn bà có cảnh ngộ éo le. Kim Lân thể
hiện chân thành sự cảm thông với thị. Ngay trên bờ vực cái đói, khi tưởng như miếng ăn là
nhu cầu bức thiết thì tình người, giá trị con người và khao khát được yêu thương vẫn cao quí hơn
cả và vẫn không bị mất đi. Nhà văn trân trọng những khát vọng mãnh liệt của thị. Trong tăm tối
khốn cùng, khát vọng được yêu thương giống như một bản năng bất diệt vẫn cháy sáng trong
61
thị. Đặt nhân vật thị trong tình huống đặc biệt, một mặt nhà văn lột tả được đời sống khổ cực của
người nông dân trong năm đói, mặt khác khám phá vẻ đẹp kì diệu nơi tâm hồn của họ. “Công
việc của nhà văn là phát hiện ra cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp
của sự vật, để cho người đọc một bài học trông nhìn và thưởng thức.” (Thạch Lam)
3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật thị:

- Nghệ thuật sáng tạo tình huống truyện độc đáo: Tình huống Tràng nhặt vợ, vừa vui vừa buồn,
tình huống phản ánh 2 giá trị:
+ Hiện thực: Số phận thảm hại của con người trong ngày đói, người vợ không khác gì một thứ cỏ
rác trôi nổi trong họa đói.
+ Nhân đạo: trong tăm tối vẫn cháy lên khát vọng sống, khát vọng yêu thương mãnh liệt.
- Nghệ thuật tả cảnh chân thực, sinh động, cảnh cái đói, cảnh căn nhà của Tràng, sau này là nhà
thị, cảnh thị ăn 4 bát bánh đúc-> cái đói.
+ Khung cảnh: mở là chiều chạng vạng với sự xâm tràn của bóng tối.
+ Không gian sống- căn nhà của Tràng phản ánh rõ nỗi nghèo khó của Tràng, cảnh ngộ của thị.
- Bút pháp
+ Miêu tả tâm lí qua hành động, nét mặt thể hiện rõ tài năng am hiểu tâm lí con người của Kim
Lân.
+ Tương phản: sự sống và cái chết.
- Nghệ thuật đối thoại với những từ ngữ bình dân là lời ăn tiếng nói của người lao động.
4. Nhận xét giá trị nhân đạo trong tác phẩm.
- Giá trị nhân đạo: Là một nội dung của văn học Việt Nam. Giá trị nhân đạo thể hiện qua các khía
cạnh:
+ Cảm thông với nỗi khổ của nhân vật
+ Lên án thế lực gây ra nỗi khổ.
+ Trân trọng, ngợi ca phẩm chất của con người
+ Lên tiếng đòi quyền sống, mở ra cho nhân vật một cuộc mới.
-Biểu hiện trong tác phẩm Vợ nhặt.
+ Cảm thông với nỗi khổ của nhân vật: Kim Lân cảm thông với con người đói: người dân di cư,
Tràng, thị, cụ Tứ, Họ là nạn nhân của cái đói.
+ Lên án thế lực gây ra nỗi khổ: Lên án Nhật, Pháp gây ra nạn đói.
+ Trân trọng, ngợi ca phẩm chất của nhân vật. Họ nhân ái, cưu mang nhau, cùnghướng đến hạnh
phúc: Tràng cưu mang thị. Thị bám vào hạnh phúc. Tứ thương con, lạc quan.
62
+ Lên tiếng đòi quyền sống, mở ra cho nhân vật một cuộc mới: hình ảnh lá cờ Việt Minh, nhà
văn dự đoán có thể Tràng sẽ đi làm cách mạng, Tràng có hạnh phúc.

KB: Nam Cao từng nói “Một người đàn bà thật xấu khi yêu cũng lườm”, nó quả đúng với nhân
vật thị trong Vợ nhặt. Đó là cái lườm yêu của cô thị không chỉ thật xấu mà còn thật rách và còn
thật đói. Kim Lân đã khá thành công khi xây dựng hình tượng nhân vật thị. Thị là hình tượng
nhân vật trung tâm trong đoạn trích của truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân. Thị là nhân vật điển
hình cho người nông dân lao động nghèo khổ, dù bất cứ trong hoàn cảnh đen tối nào vẫn luôn
luôn khao khát một cuộc sống hạnh phúc gia đình và tin vào cuộc sống ở tương lai. Những tình
tiết xoay quanh hình tượng nhân vật thị được nhà văn sắp xếp một cách chặt chẽ hợp lý, tập trung
biểu hiện rõ giá trị nhân đạo của tác phẩm. Vượt lên hiện thực tàm khốc của cái đói, tác phẩm
Vợ nhặt là một bài ca ca ngợi vẻ đẹp của tình người trong cái đói.

ĐOẠN 4:
Đề bài: Phân tích nhân vật Tràng trong đoạn trích sau. Từ đó hãy nhận xét làm rõ
đặc điểm của con người làng quê Việt Nam trong sáng tác của Kim Lân qua tác phẩm Vợ
nhặt của Kim Lân.
Tràng chợt đứng dừng lại, lắng tai nghe. Ngoài ngõ có tiếng người húng hắng ho, một bà
lão từ ngoài rặng tre lọng khọng đi vào ngõ. Bà lão vừa đi vừa lẩm bẩm tính toán gì trong
miệng. Thấy mẹ, Tràng reo lên như một đứa trẻ, và gọi với vào trong nhà:
- U đã về đấy!
Hắn lật đật chạy ra đón:
- Hôm nay sao u về muộn thế! Làm tôi đợi nóng cả ruột.
Bà cụ Tứ nhấp nháy hai con mắt nhìn Tràng, chậm chạp hỏi:
- Có việc gì thế vậy?
- Thì u hẵng cứ vào trong nhà đã nào.
Bà lão phấp phỏng bước theo con vào trong nhà. Đến giữa sân bà lão đứng sững lại, bà
lão càng ngạc nhiên hơn. Quái sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? Người đàn bà nào
lại đứng ngay đầu giường thằng con mình thế kia? Sao lại chào mình bằng u? Không phải con
cái Đục mà. Ai thế nhỉ? Bà lão hấp háy cặp mắt cho đỡ nhoèn vì tự dưng bà lão thấy mắt mình
nhoèn ra thì phải. Bà lão nhìn kỹ người đàn bà lẫn nữa, vẫn chưa nhận ra người nào. Bà lão
quay lại nhìn con tỏ ý không hiểu.

63
Tràng tươi cười:
- Thì u hẵng vào ngồi lên giường lên diếc chĩnh chện cái đã nào.
Bà lão lập cập bước vào. Người đàn bà tưởng bà lão già cả, điếc lác, thị cất tiếng chào
lần nữa:
- U đã về ạ!
Ô hay, thế là thế nào nhỉ? Bà lão băn khoăn ngồi xuống giường.
Tràng nhắc mẹ:
- Kìa nhà tôi nó chào u.
Thấy mẹ vẫn chưa hiểu, hắn bước lại gần nói tiếp:
- Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ! Chúng tôi phải duyên phải kiếp với nhau... Chẳng
qua nó cũng là cái số cả...
Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao
nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả
chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này.
Còn mình thì... Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rủ xuống hai dòng nước mắt... Biết rằng chúng
nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không
Bà lão khẽ thở dài đứng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê
tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này,
người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được... Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà
đã chẳng lo lắng được cho con... May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà
cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo
cho hết được?
Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với "nàng dâu mới":
- Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng…
Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi. Hắn ho khẽ một tiếng, bước từng bước dài
ra sân.
( Trích Vợ nhặt – Kim Lân, Sgk Ngữ văn tập hai)

Mở bài

Nạn đói năm 1945 đã đi qua gần nửa thế kỉ nhưng mỗi khi nhắc đến nạn đói đó chúng ta
không khỏi ám ảnh bởi những hậu quả của nó. Viết về nạn đói, nhà văn Tô Hoài đã rất bàng
64
hoàng: "Mỗi khi chợt nghĩ lại, tôi vẫn bàng hoàng về những năm khủng khiếp ấy". Nỗi bàng
hoàng đó được Kim Lân tái hiện chân thực trong tác phẩm Vợ nhặt. Với tác phẩm Vợ nhặt nhà
văn đã làm hiện lên trước mắt người đọc một bức tranh sinh động về hiện thực thê thảm của
người nông dân. Dù đang bị cái đói, cái chết rình rập nhưng họ vẫn cưu mang, đùm bọc, yêu
thương và san sẻ, cùng hướng về sự sống, về hạnh phúc và tương lai. Trong truyện ngắn Vợ nhặt,
Kim Lân đã rất thành công khi xây dựng hình tượng nhân vật Tràng- người đàn ông nghèo, xấu
nhưng có vẻ đẹp tâm hồn đáng trân trọng. Điều đó được Kim Lân thể hiện rõ qua đoạn trích trên.
Qua đây, người đọc hiểu rõ đặc điểm của con người làng quê Việt Nam trong sáng tác của Kim
Lân qua tác phẩm Vợ nhặt.
Thân bài:

*Khái quát về tác giả Kim Lân và tác phẩm Vợ nhặt: Kim Lân (1920-2007) tên khai
sinh là Nguyễn Văn Tài. Ông là một nhà văn chuyên viết truyện ngắn. Ông thường hướng ngòi
bút của mình viết về nông thôn và người nông dân. Ông viết tác phẩm Vợ nhặt ngay sau Cách
mạng Tháng 8 năm 1945 nhưng bị mất bản thảo. Đến khi hòa bình lập lại năm 1954, ông bắt tay
vào viết lại. lúc đầu ông đặt tên cho tác phẩm là Xóm ngụ cư nhưng sau đó ông đổi lại Vợ nhặt.
*Khái quát về nhân vật Tràng: Tràng vốn là một chàng trai thô kệch, xấu xí, nghèo khổ, lại là
dân ngụ cư. Anh đang cũng như bao người khác đang là nạn nhân của nạn đói khủng khiếp năm
Ất Dậu (1945). Trong hoàn cảnh mình không biết có nuôi nổi không ấy, Tràng bỗng nhiên lấy vợ
qua hai lần quen biết. Một cuộc đời bất hạnh dạt vào cuộc đời một người bất hạnh. Hành động
tưởng như liều lĩnh ấy ngờ đâu lại mở ra một cuộc sống hoàn toàn khác với Tràng. Bằng nghệ
thuật kể chuyện hấp dẫn, bằng yếu tố thời gian đồng hiện, Kim Lân đã tái hiện câu chuyện Tràng
nhặt vợ qua hồi ức của Tràng. Tràng nhớ lại chuyện lấy vợ, nhặt được vợ trên con đường đời
thảm đạm. Qua hai lần quen biết, chỉ câu chuyện tầm phơ tầm phào, Tràng có vợ và không mất
tiền cưới hỏi.
* Nghề nghiệp của Tràng: Tràng làm nghề kéo xe thóc cho Liên đoàn ít lâu nay hắn xe thóc
cho Liên đoàn lên tỉnh. Liên đoàn là một tổ chức thu gom thóc cho phát xít Nhận ở nước ta trước
Cách mạng tháng Tám năm 1945. Tràng kéo xe thóc cho Liên đoàn để kiếm sống, để nuôi mình
và nuôi mẹ già. Nghề nghiệp của Tràng chẳng có gì cao sang, nó rất bình thường trong xã hội lúc
bấy giờ. Nghề nghiệp của Tràng cho thấy thu nhập bấp bênh nhưng đó là một công việc Tràng
làm bằng sức lao động của mình. Tràng đã làm nghề kéo xe thóc để kiếm sống. Tràng khác với
Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao. Chí Phèo sống bằng nghề rạch mặt ăn vạ.
65
Như vậy, chúng ta thấy rõ bản tính lương thiện của Tràng. Điều này cho thấy sự khác biệt giữa
nhân vật trong truyện ngắn của Kim Lân dù nghèo khổ, thiếu thốn nhưng vẫn thật thà, chất phác
chứ không tha hóa như một số nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao.
*Tâm trạng: Tâm trạng là một trạng thái cảm xúc của con người. Ở Tràng, từ khi dẫn thị về
nhà, nhớ lại câu chuyện gặp gỡ và khi giới thiệu vợ với mẹ, Tràng đã trải qua rất nhiều trạng thái
cảm xúc như vui mừng, hồi hộp chờ đợi… Đó là những cảm xúc rất thật, những cảm xúc đó hình
thành tâm trạng tích cực của Tràng bởi nghệ thuật miêu tả tâm trạng tài ba của Kim Lân.
- Tràng vui mừng, hồ hởi khi thấy bà cụ Tứ về. Lúc bà cụ Tứ chưa về, Tràng rất sốt ruột, mong
chờ bà cụ Tứ về nhưng không biết hôm nay, bà cụ đi đâu về muộn thế. Tràng loanh quanh hết đi
vào nhà rồi lại ra sân để ngóng mẹ. Tràng phát hiện ra bà cụ Tứ đã về qua tiếng húng hắng ho
của bà cụ. Khi thấy mẹ về Tràng rất vui Thấy mẹ, Tràng reo lên như một đứa trẻ. Kim Lân đã rất
tinh tế khi miêu tả niềm vui như một đứa trẻ của Tràng. Thái độ của Tràng cho người đọc cảm
nhận được tình cảm của Tràng với bà cụ Tứ. Tràng nhìn thấy mẹ về thì gọi với vào trong nhà: U
đã về đấy là để đánh tiếng cho người đàn bà. Không chỉ reo lên như một đứa trẻ, Tràng còn lật
đật chạy ra đón bà cụ. Nghệ thuật đối thoại với những từ ngữ dân dã đã tái hiện cuộc chuyện trò
thân mật của hai mẹ con Tràng. Qua đó, người đọc cảm nhận được tình cảm gắn bó giữa hai mẹ
con Tràng. Phải chăng sự xuất hiện của người đàn bà đã gắn kết tình cảm của hai mẹ con Tràng?

-Trước thái độ ngạc nhiên, băn khoăn của bà cụ Tứ, Tràng tươi cười với mẹ. Tràng mời mẹ thì u
hẵng vào ngồi lên giường lên giếc chĩnh chện cái đã nào. Những biểu hiện cảm xúc, hành vi của
Tràng thể hiện rõ niềm hạnh phúc đang tràn ngập trong tâm hồn Tràng. Tràng tỏ ra là một người
đàn ông rất trưởng thành khi thưa chuyện với mẹ Tràng nhắc mẹ:
-Kìa nhà tôi nó chào u. Thấy mẹ vẫn chưa hiểu, hắn bước lại gần nói tiếp:
- Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ! Chúng tôi phải duyên phải kiếp với nhau... Chẳng
qua nó cũng là cái số cả...
- Nếu lúc bà cụ về Tràng vui mừng hạnh phúc vì sắp được thưa chuyện với mẹ về người vợ thì
khi thưa chuyện với mẹ về thị Tràng tỏ ra ngập ngừng, trầm ngâm. Kim Lân rất linh hoạt khi
thay đổi giọng điệu từ giọng điệu hồ hởi khi Tràng chào u đến giọng điệu trầm ngâm khi Tràng
thưa chuyện. Điều đó đã giúp người đọc cảm nhận được sự diễn biến tâm trạng trong nhân vật
Tràng. Có lẽ lúc này Tràng đang sống trong nỗi lo âu, sự chờ đợi và hi vọng. Tràng hi vọng bà cụ
Tứ sẽ thấu cảm cảnh ngộ của Tràng và thị mà tác hợp cho Tràng.

66
- Sau một khoảng thời gian nín lặng, bà cụ Tứ cũng mừng lòng mà tác thành cho Tràng và thị
Tràng rất hạnh phúc. Khi nghe bà cụ Tứ nói:
- Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng…
Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi. Hắn ho khẽ một tiếng, bước từng bước dài
ra sân. Kim Lân rất thấu hiểu và tinh tế phát hiện ra tiếng thở đánh phào một cái của Tràng.
Dường như nhà văn nhập thân vài nhân vật nên mới ra những cảm xúc khó tả trong con người
Tràng. Tràng thở đánh phào một cái cho thấy nỗi lo trong lòng của Tràng đã được giải tỏa. Câu
nói của bà cụ Tứ đã giúp Tràng cảm thấy hạnh phúc, Tràng thấy ngực nhẹ hẳn đi. Hắn ho khẽ
một tiếng, bước từng bước dài ra sân. Sự mừng lòng của bà cụ Tứ đã giúp Tràng và thị đến được
với nhau. Sự mừng lòng của bà cụ Tứ như một tia sáng xuất hiện trong cái đói, giúp Tràng thực
hiện được danh dự của mình. Đúng như Kim lân đã từng nói "Đói, nó vừa đắng cay, vừa đau
đớn, đồng thời một mặt nào đó nó lại lóe lên một tia sáng về đạo đức, danh dự".
->Miêu tả diễn biến tâm trạng của Tràng, nhà văn đã tỏ ra rất am hiểu tâm lí nhân vật. Ông
đã diễn tả được những cảm xúc trong người đàn ông nghèo khi chạm tay được đến hạnh phúc dù
muộn mằn, dù trong cái đói quay, đói quắt.

*Phẩm chất, vẻ đẹp tâm hồn của Tràng: Tràng là một người đàn ông tốt bụng, yêu thương
vợ và khao khát hạnh phúc

- Tràng tỏ ra là người trưởng thành. Tràng trân trọng người vợ, với Tràng, thị dù là cái nợ đời
Tràng cũng rất trân trọng. Hắn không coi khinh người đàn bà đi bên là người vợ theo, vợ nhặt mà
trân trọng thị như người vợ thật sự và thiêng liêng. Tràng giới thiệu vợ với mẹ một cách nghiêm
túc. Tràng gọi vợ là nhà tôi thể hiện sự trân trọng thậm chí hàm ơn với thị. Thị đã chấp nhận
Tràng và làm bạn với Tràng cho Tràng đỡ đơn độc. Tràng chủ động giới thiệu vợ với mẹ đẻ để
tránh cho người phụ nữ cảm giác ngượng ngùng và mặc cảm theo không. Tràng bảo vợ là về làm
bạn với mình vì đó là cái số.
+ Khao khát hạnh phúc và rất nhân ái. Trong lúc đói, Tràng sẵn sang cưu mang người đnà bà,
nhặt thị về làm vợ và đối xử rất tử tế với thị. Tràng rất có ý thức vun vén cho hạnh phúc mình
đang có. Phẩm chất, vẻ đẹp tâm hồn của Tràng đã được nhà văn Kim Lân sẻ chia “Trong sự túng
đói quay quắt, trong bất kì hoàn cảnh khốn khổ nào, người dân quê Việt Nam vẫn cố gắng vượt

67
lên khỏi cái đói, cái chết, cái thảm đạm để mà vui, mà hi vọng”. Tràng là một người dân quê Việt
Nam như thế.
* LĐ 2. Thái độ của tác giả: đồng cảm, xót thương, trân trọng và ngợi ca với Tràng. Tác giả
bày tỏ sự cảm thông với Tràng. Tràng nhặt vợ trong cái đói, vợ của Tràng bị người ta đàm tiếu là
cái nợ đời. Tràng nhặt vợ trong cái đói nên hạnh phúc của Tràng khiến mọi người lo lắng. Tác
giả trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của Tràng- niềm khao khát hạnh phúc. Ông thể hiện niềm tin vào
tương lai của Tràng. Ngay trên bờ vực cái đói, khi tưởng như miếng ăn là nhu cầu bức thiết thì
tình người, giá trị con người và khao khát được yêu thương vẫn cao quí hơn cả và vẫn không bị
mất đi. Đặt nhân vật trong tình huống đặc biệt, một mặt nhà văn lột tả được đời sống khổ cực của
người nông dân trong năm đói, mặt khác khám phá vẻ đẹp kì diệu nơi tâm hồn của họ.
LĐ 3: Nhận xét nghệ thuật miêu tả hình tượng nhân vật Tràng qua đoạn trích
-Kim Lân phát huy sở trường của mình về thể loại truyện ngắn.
- Tạo được một tình huống truyện độc đáo là tình huống Tràng nhặt vợ qua hai 2 lần quen biết.
Đó là tình huống vừa vui, vừa buồn. Tình huống truyện thể hiện rõ giá trị nội dung của tác phẩm.
- Nghệ thuật tả cảnh chân thực, sinh động. Ông tái hiện bối cảnh xã hội, vùng nông thôn Việt Nam
trong cái đói qua hình ảnh xóm ngụ cư-không gian sống của Tràng.
- Yếu tố thời gian không gian nghệ thuật độc đáo, có ý nghĩa thúc đẩy diễn biến câu chuyện, phản
ánh rõ số phận của nhân vật Tràng.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật qua nét mặt, cử chỉ, hành động thể hiện tài năng của Kim Lân.
- Giọng văn linh hoạt khi hồ hởi, khi nhẹ nhàng, da diết trầm ngâm đượm buồn như cảnh ngộ của
Tràng.
- Nghệ thuật đối thoại, ngôn ngữ rất bình dân: u, nhà tôi, lrrn giường lên giếc…bản tính chất phác
của nhân vât.
4: Nhận xét đặc điểm của con người làng quê Việt Nam trong sáng tác của Kim Lân qua
tác phẩm Vợ nhặt.
- Đặc điểm của người làng quê trong sáng tác của Kim Lân.
- Biểu hiện trong tác phẩm.
KB: Minh họa:
Trong bài thơ "Ba mươi năm đời ta có Đảng", Tố Hữu viết:
"Đời ta gương vỡ lại lành,
Cây khô cây lại đâm cành nở hoa".

68
Cuộc đời của anh cu Tràng nhất định sẽ "đâm cành nở hoa“ sau trận đói năm Ất Dậu 1945. Hình
ảnh anh cu Tràng xuất hiện trong đoạn trích là hiện thân cho những người lao động với thân
phận, cuộc đời bất hạnh nhưng có niềm khao khát sống, khao khát hạnh phúc. Xây dựng hình
tượng anh cu Tràng trong đoạn trích Kim Lân đã tái hiện chân thực giá trị hiên thực của tác
phẩm. Và ông chứng tỏ được tài năng nghệ thuật và tấm lòng nhân đạo của mình. Tác phẩm Vợ
nhặt xứng đáng là một bài ca ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người dân Việt Nam trong nạn đói lịch
sử năm 1945.

Đoạn 5:

Đề 1: Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích sau. Từ đó nhận xét vẻ đẹp của
tâm hồn con người Việt Nam trong nạn đói.
Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao
nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả
chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này.
Còn mình thì... Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rủ xuống hai dòng nước mắt... Biết rằng chúng
nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không
Bà lão khẽ thở dài đứng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê
tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này,
người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được... Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà
đã chẳng lo lắng được cho con... May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà
cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo
cho hết được?
Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với "nàng dâu mới":
- Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng…
Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi. Hắn ho khẽ một tiếng, bước từng bước dài
ra sân.
Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời.
- Nhà ta nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giời
cho khá... Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái chúng mày về
sau.
Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt. Ngoài xa dòng sông sáng
trắng uốn khúc trong cánh đồng tối. Mùi đốt đống rấm ở những nhà có người chết theo gió
69
thoảng vào khét lẹt. Bà lão thở nhẹ ra một hơi dài. Bà lão nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đưa con
gái út. Bà lão nghĩ đến cuộc đời cực khổ dài dằng dặc của mình. Vợ chồng chúng nó lấy nhau,
cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không?...
- Con ngồi xuống đây. Ngồi xuống đây cho đỡ mỏi chân.
Bà lão nhìn người đàn bà, lòng đầy thương xót. Nó bây giờ là dâu là con trong nhà rồi.
người đàn bà khẽ nhúc nhích, thị vẫn khép nép đứng nguyên chỗ cũ. Bà lão hạ thấp giọng xuống
thân mật:
- Kể có ra làm được dăm ba mâm thì phải đấy, nhưng nhà mình nghèo, cũng chả ai người ta
chấp nhặt chỉ cái lúc này. Cốt làm sao chúng mày hòa thuận là u mừng rồi. Năm nay thì đói to
đấy. Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá...
Bà cụ nghẹn lời không nói được nữa, nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng.
(Trích Vợ nhặt – Kim Lân, SGK Ngữ văn 12)

MB: “Nghệ sĩ là người biết khai thác những ấn tượng riêng chủ quan của mình, tìm thấy
những ấn tượng đó có giá trị khái quát và biết làm cho những ấn tượng đó có những hình thức
riêng.” (M. Go-rơ-ki). Ý kiến trên thể hiện quan điểm của M. Go-rơ-ki về người nghệ sĩ tài năng
chân chính. Và Kim Lân là một người nghệ sĩ như thế. Cùng viết về đề tài cái đói năm 1945 như
các nhà văn cùng thời như Ngô Tất Tố, như Nam Cao nhưng Kim Lân lại chọn cho mình một
cách viết khác. Viết về cái đói, ông không viết về cái chết mà ông viết về sự sống, về tình
người…Sự khác biệt đó tạo nên giá trị của tác phẩm Vợ nhặt của ông. Trong tác phẩm, nhân vật
bà cụ Tứ - một người mẹ nghèo nhưng nhân hậu và lạc quan. Vẻ đẹp đó được Kim Lân thể hiện
rõ qua đoạn trích. Qua đây, chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của người dân Việt Nam
trong cái đói.
TB:

*Khái quát về tác giả Kim Lân và tác phẩm Vợ nhặt: Kim Lân (1920-2007) tên khai sinh là
Nguyễn Văn Tài. Ông là một nhà văn chuyên viết truyện ngắn. Ông thường hướng ngòi bút của
mình viết về nông thôn và người nông dân. Ông viết tác phẩm Vợ nhặt ngay sau Cách mạng
Tháng 8 năm 1945 nhưng bị mất bản thảo. Đến khi hòa bình lập lại năm 1954, ông bắt tay vào
viết lại. lúc đầu ông đặt tên cho tác phẩm là Xóm ngụ cư nhưng sau đó ông đổi lại Vợ nhặt.
1. Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích.
70
* Hoàn cảnh sống của bà cụ rất éo le. Bà sống cùng với Tràng, anh coi trai xấu, ế vợ ở xóm
ngụ cư, xóm của những người dân ngụ cư. Kim Lân miêu tả hình ảnh xóm ngụ cư nơi bà cụ sống
thật thảm hại trong cái đói. Cái đói bao trùm cả xóm ngụ cư khiến nó tối sầm lại, khiến nó ngột
ngạt vì mùi ẩm thối của rác rưởi, mùi gây của xác người.
- Bà sống trong ngôi nhà của bà đứng rúm ró, ngôi nhà rách nát với cái phên rách, ngôi nhà bừa
bộn: nồi niêu, xống áo vứt bừa bộn từ trên giường xuống đất. Kim Lân miêu tả chân thực hoàn
cảnh sống của bà cụ Tứ qua nghệ thuật tả cảnh chi tiết và sinh động. Ông tái hiện cái nghèo, cái
khổ của bà cụ Tứ, ông cảm thương với hoàn cảnh éo le của bà cụ.

*Sự xuất hiện của bà cụ Tứ: Bà cụ xuất hiện ở những trang cuối của tác phẩm. Bà cụ được
miêu tả trong một hoàn cảnh không gian thời gian đặc biệt đó chính là bối cảnh xóm ngụ cư tối
sầm lại vì đói khát trong một buổi chiều ảm đạm, thê lương. Bà cụ xuất hiện ở phần kết của câu
chuyện Tràng nhặt vợ. Nhưng sự xuất hiện đó như một nguồn ánh sáng lóe lên trong cái đói,
trong cái buồn lo khi Tràng nhặt vợ. Bà cụ xuất hiện trong tâm trạng đầy ngỡ ngàng vì có một
người phụ nữ ngồi ở mép giường con trai mình. Tình huống đó bộc lộ chân thành những cảm xúc
rất thật, tình cảm tốt đẹp của người mẹ nghèo.
* Ngoại hình của bà cụ gợi cho người đọc cảm nhận được sự lam lũ.

- Bà cụ được KL miêu tả là bà cụ có dáng hình lọng khọng. Ông sử dụng từ láy tượng hình tái
hiện hình dáng già nua, khổ ải của bà. Bà xuất hiện ngoài đầu ngõ với tiếng húng hắng ho. Tiếng
ho nhè nhẹ gợi sự già nua của bà. Ngoại hình của bà được Kim Lân miêu tả qua thói quen bà vừa
đi vừa lẩm nhẩm tính toán gì trong miệng. Ông tả ngoại hình qua hình dáng, hành động. Ông
giúp người đọc nhận vất vả lam lũ của bà cụ Tứ. Từ đó ông bộc lộ sự cảm thương với bà cụ. Bà
cụ gần đất xa trời nhưng cái đói, cái nghèo vẫn đeo đẳng.

*Cuộc đời của bà cự Tứ: Bà cụ có cuộc đời cực khổ dài dằng dặc:

-Trong dòng suy nghĩ của bà, người đọc hiểu được cảnh ngộ của bà. Bà cụ góa chồng từ rất lâu
nên trong bóng tối, trong cái đói bà nghĩ đến ông lão. Vất vả, một mình nuôi các con từ ngày
ông lão mất. Bà cụ sống cô đơn vì cảnh góa bụa. Bà sống cùng với anh cu Tràng, anh là người
hời hợt nông nổi. Còn đứa con gái út, cái Đục không còn.

- Nay con trai bà có vợ, cuộc đời bà lại gánh thêm nỗi buồn lo vì cơm áo. Bà nghèo về kinh tế,
không có cơ hội nở mặt, nở mày. Bà sống trong nỗi lo sợ, bà lo về sự sống, cuộc sống của các
con. Cuộc đời dằng dặc nỗi khổ, nỗi buồn của bà cụ Tứ khiến chúng ta liên tưởng đến cuộc đời

71
nghèo khổ, vất vả mưu sinh của người đàn bà hàng chài ở vùng biển miền Trung trong Chiếc
thuyền ngoài xa-Nguyễn Minh Châu.

-> Kim Lân sử dụng nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, tình huống Tràng nhặt vợ. Tình
huống truyện độc đáo, tình huống đặt bà cụ vào sự lựa chọn, bà chọn đồng ý cho các con là vợ
chồng. Bằng câu văn giàu hình ảnh, giọng điệu buồn thương, Kim Lân bày tở sự cảm thương,
bày tỏ tấm lòng nhân đạo với người mẹ nghèo khổ ấy.

* Tâm trạng: Tâm trạng của bà cụ có sự diễn biến phức tạp: vừa vui, vừa buồn, vừa lo
lắng, vừa hi vọng.

-Khi nghe Tràng giới thiệu về người đàn bà, bà cụ Tứ vừa vui, vừa buồn, vừa lo lắng, vừa hi
vọng. Quan sát thái độ cua Tràng, thấy Tràng tỏ ra rất nghiêm túc, rất người lớn: Tràng mời mẹ
vào trong nhà, bà càng ngạc nhiên. Thấy bà vẫn chưa hiểu, Tràng nói với bà: Nhà tôi nó về làm
bạn với tôi đấy u ạ! Chúng tôi phải duyên, phải kiếp với nhau….Chẳng qua nó cũng là cái số…
Bà đã hiểu ra bao nhiêu cơ sự khi Tràng giải thích người đàn bà đứng ở đầu giường của mình,
người đàn bà chào bà là u là nhà tôi-vợ Tràng. Tràng giải thích việc Tràng và người đàn bà về
làm bạn là vì phải duyên, phải kiếp, vì là cái số. + Bà cụ hiểu ra bao nhiêu cơ sự, Tràng và
người đàn bà phải duyên phải kiếp với nhau. Bà cụ hiểu ra bao nhiêu cơ sự, bà cụ hiểu Tràng và
người đàn bà tự theo nhau về, bà cụ cúi đầu nín lặng. Bà cụ rất khổ tâm. Bà cụ vừa ai oán, xót
thương cho số kiếp đứa con trai mình, Tràng nghèo, là dân ngụ cư, công việc không ổn định, xấu
trai, ế vợ. Bà biết Tràng rất thiệt thòi. Bà thương Tràng thiệt thòi hơn so với con người ta vì
Tràng sinh ra trong gia đình nghèo, lấy vợ trong lúc đói người ta dựng vợ gả chồng cho con là
lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con, đẻ cái nở mặt sau này. Còn nhà mình thì …

- Bà cụ đau khổ, bà khóc vì thương con trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống 2 dòng nước
mắt. M. Go-rơ-ki đã từng nói Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ, công cụ chủ yếu của
nó và cùng với các sự kiện, các hiện tượng của cuộc sống là chất liệu của văn học. ”. Kim Lân
đã sử dụng yếu tố đầu tiên ấy là ngôn ngữ khi Kim Lân miêu tả hình ảnh hai dòng nước mắt rỉ
xuống bằng nỗi niềm cảm thông. Hình ảnh giọt nước mắt mặn mòi, giọt nước mắt rỉ ra như người
ta vắt kiệt quả chanh khiến chúng ta liên tưởng đến hình ảnh người đàn bà hàng chài mếu máo
khóc khi mụ thấy đứa con trai bị chồng đánh. Cả mụ và bà cụ Tứ đều rất thương con vì con chịu
cực khổ. Họ là những người mẹ có tình mẫu tử thiêng liêng cao đẹp.

72
- Bà cụ Tứ thương và còn lo cho con không biết chúng nó có nuôi nổi nhau không. Kim Lân sử
dụng những lời độc thoại nội tâm để diễn tả tâm trạng ai oán, xót thương của bà cụ. Qua đó
chúng ta thấy bà cụ nhân hậu, thấu hiểu hoàn cảnh của con vì các con lấy nhau trong lúc nhà
mình thì…, trong lúc cái đói , cái chết cận kề.

- Bà cụ thương anh cu Tràng nên bà thương cả người con dâu, Kim Lân tiếp tục sử dụng lời độc
thoại nội tâm bà nghĩ, Kim Lân thể hiện tài năng miêu tả tâm lí nhân vật và tấm lòng nhân đạo.
Khi bà cụ Tứ nhìn người đàn bà, bà rất thương người đàn bà. Hình ảnh người đàn bà tội nghiệp
cúi mặt, tay vân vê tà áo đã rách bợt khiến bà cụ cảm thương. Bà cụ Tứ nhìn thị đăm đăm, chăm
chú. Bà cụ Tứ thấu hiểu hoàn cảnh thị gặp bước khó khăn, đói khổ. Bà có kinh nghiệm sống, bà
nhìn thị, bà hiểu ngay hoàn cảnh khó khăn. Việc bà hiểu cảnh ngộ của thị giống như việc bà hiểu
ra bao nhiêu cơ sự khi nghe Tràng giải thích về thị. Bà cụ rất nhân ái, hiểu được người đàn bà,
bà cụ rất trân trọng thị. Thị chính là ân nhân của Tràng, của bà. Vì nếu chẳng may ông giời bắt
bà chết thì con bà cũng có vợ, nó yên bề nó. Bởi vậy. bà rất thương người đàn bà. Bà cụ thấu cảm
vì cùng là thân đàn bà, bà hiểu sự thiệt thòi, liều lĩnh.

- Khi bà cụ Tứ nói chuyện với nàng dâu về gia cảnh nhà mình bà sống trong tâm trạng rối bời,
bà bám víu vào một chút niềm hi vọng, bà nhớ quá khứ buồn, bà lo lắng cho tương lai. Bà cụ hi
vọng tương lai của các con: biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con
cái chúng mày về sau. Bằng nghệ thuật đối thoại, từ ngữ bình dân, thành ngữ Kim Lân đã tạo
được sự thân thiện, gần gũi giữa bà cụ Tứ với nàng dâu mới. Câu hỏi tu từ thể hiện niềm tin của
bà, bà cụ tin vào quy luật của cuộc đời. Bà tạo cho con dâu niềm tin vào tương lai của các con.
Bà cụ rất tâm lý, bà động viên con dâu chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn.

- Bà cụ Tứ buồn và nhớ lại quá khứ, nghĩ đến hiện tại. Bà quan sát khung cảnh thiên nhiên, bóng
tối xuất hiện, trùm lấy 2 con mắt, cả xóm ngụ cư không một nào có ánh đèn, ánh lửa. Bà cụ ngửi
mùi đống rấm ngột ngạt khét lẹt ngột ngạt. Đó là dấu hiệu của cái đói, cái chết đang hiện hữu. Bà
cụ thở nhẹ ra một hơi dài. Đó là tâm trạng buồn bà của bà cụ vì thực tại. Bà cụ liên tục nghĩ đến
người thân đã khuất là ông lão, con gái út. Bà buồn, thương họ và thương mình khi nghĩ đến cuộc
đời cực khổ dằng dặc của mình. Buồn thương cho số phận, bà cụ khóc hai dòng nước mắt cứ
chảy xuống ròng ròng. Đây là lần thứ 2 bà cụ khóc. Người mẹ nghèo khổ ấy khóc một cách khó
nhọc. Những giọt nước mắt mặn mòi, ít ỏi của bà khiến người đọc không khỏi xót xa.

- Bà cụ lo lắng cho các con cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không? Lời độc thoại
nội tâm sâu sắc diễn tả chân thực sự lo lắng của bà cụ. Bà cụ lo cơm áo, lo sự tồn tại của các con.
73
Bà cụ thương các con năm nay thì đói to đấy. Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá. Lời
đối thoại thể hiện tấm lòng chân thành của bà với con dâu. Kim Lân trân trọng lòng thương con
của bà cụ Tứ.

=> Tâm trạng là trạng thái cảm xúc của con người. Tâm trạng được hình thành bởi các yếu tố
khách quan và chủ quan. Sự xuất hiện của người đàn bà trong nhà của bà đã hình thành những
cảm xúc rất phức tạp trong bà cụ Tứ. Qua đó chúng ta cảm nhận được tấm lòng nhân hậu và tinh
thần lạc quan của bà cụ Tứ.
*Phẩm chất tốt đẹp -vẻ đẹp tâm hồn đáng trân trọng
- Bà cụ Tứ là người nhân hậu yêu thương các con. Bà thương con trai và thương con dâu.
+ Thấu hiểu sự thiệt thòi của Tràng, thấu hiểu cảnh ngộ của người đàn bà gặp bước khó khăn nên
bà cụ rất thương các con mà tác thành cho các con thành vợ thành chồng. Bà cụ mừng lòng vì
các con đã phải duyên phải kiếp với nhau. Bà mừng lòng chứ không phải bằng lòng. Bà cụ đang
nói bằng tình bằng nghĩa chứ không phải bằng lí trí, quyền phép của một người mẹ đối với con.
Lời nói nghe vừa tội nghiệp vừa xót xa nhưng cũng chan chứa hồn hậu yêu thương. Đó là tình
người, là tình thương của bà dành cho người phụ nữ sẽ là con dâu bà. Thương các con bà cụ còn
lo cho các con và hi vọng vào tương lai của các con. Trái tim của bà đẹp hơn bất cứ kì quan thiên
nhiên nào trên thế giới.
+ Bà đối xử tốt với nàng dâu mới bằng sự cảm thông, trân trọng. Bà ân cần quan tâm con, bà bảo
thị Con ngồi đây cho đỡ mỏi chân. Bà chia sẻ hoàn cảnh gia đình với con dâu cũng như một bài
học đầu tiên khi thị về làm dâu. Bà nói với thị nhà ta thì nghèo con ạ, chúng mày liệu mà bảo
nhau làm ăn. Bà cụ Tứ là người mẹ nghèo hiền từ, chất phác, vị tha, nhân hậu, âm thầm hi sinh
vì hạnh phúc của con. Bà là nhân vật tiêu biểu cho những phẩm chất tốt đẹp của người mẹ nghèo
Việt Nam.
- Bà cụ Tứ là một người lạc quan:
+ Mặc cảm về phận nghèo, nhưng lòng bà vẫn ít nhiều hi vọng về cuộc đời của con: "Rồi may ra
ông trời cho khá... Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái chúng
về sau". Bà đặt niềm hi vọng vào tương lai, động viên các con để các con có động lực vượt qua
cái tao đoạn này. Sự lạc quan của bà gợi ta nhớ đến những suy nghĩ tích cực của người đàn bà
hàng chài. Mụ luôn ao ước giá mụ sắm được chiếc thuyền rộng hơn. Đó cũng là niềm tin của mụ
vào tương lai cuộc sống gia đình mụ. Bà cụ dù nghèo nhưng nhân hậu, lạc quan. Có lẽ bà cụ là
hình người mẹ đẹp nhất trong cái đói năm ấy.

74
* LĐ 2: Nghệ thuật: Xây dựng nhân vật bà cụ Tứ, Kim Lân khai thác thể loại sở trường của ông
là thể loại truyện ngắn.

- Với thể loại này ông dựng lên được một tình huống truyện độc đáo- tình huống Tràng nhặt vợ.
Đó là tình huống độc đáo vì vừa vui, vừa buồn.

- Bên cạnh đó, ông cũng phát huy tài năng miêu tả ngoại hình nhân vật. Ông tả khá chi tiết từ
dáng đi, khuôn mặt để phản ánh nỗi cơ cực của bà cụ Tứ.

- Nghệ thuật tả cảnh: xóm ngụ cư, căn nhà, bữa cơm chân thật đã phản ánh rõ hiện thực cái đói,
cái nghèo của bà cụ.

- Đặc biệt, với lời độc thoại nội tâm, Kim Lân đã diễn tả sâu sắc những diễn biến tâm lý của bà
cụ, những cảm xúc, tình cảm chân thành của bà cụ.

- Nghệ thuật đối thoại với những từ ngữ bình dân cũng góp phần khắc họa rõ nét vẻ đẹp tâm hồn
của nhân vật.

- Yếu tố thời gian không gian nghệ thuật cũng góp phần thể hiện rõ hình tượng nhân vật từ hoàn
cảnh đến tâm trạng…

LĐ 4: Nhận xét vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Nam trong cái đói
- Vẻ đẹp tâm hồn của các nhân vật Trong truyện ngắn Vợ nhặt
- Vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Nam trong cái đói.
KB: Bà cụ Tứ là hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn trích trong truyện ngắn Vợ nhặt
của Kim Lân. Bà cụ Tứ là nhân vật điển hình cho người nông dân lao động nghèo khổ, dù bất cứ
trong hoàn cảnh đen tối nào vẫn luôn luôn nhân hậu, lạc quan tin vào cuộc sống ở tương lai. Kim
Lân đã khá thành công khi xây dựng hình tượng nhân vật bà cụ Tứ. Ông đã mô tả tâm lí nhân vật
thật sâu sắc. Những tình tiết xoay quanh hình tượng nhân vật bà cụ Tứ được nhà văn sắp xếp một
cách chặt chẽ hợp lý, tập trung biểu hiện rõ vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Nam trtong cái
đói. Bởi vậy, tác phẩm Vợ nhặt xứng đáng là một bài ca ca ngợi vẻ đẹp của tình người trong cái
đói.

Đề 2: Phân tích diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ trong đoạn trích. Từ đó nhận xét vẻ
đẹp tâm hồn của người dân Việt Nam trong cái đói.
75
MB
Đoạn 5:

Đề 3: Phân tích vẻ đẹp tâm hồn nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích sau. Từ đó nhận
xét vẻ đẹp của tâm hồn con người Việt Nam trong nạn đói.

Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao
nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả
chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này.
Còn mình thì... Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rủ xuống hai dòng nước mắt... Biết rằng chúng
nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không
Bà lão khẽ thở dài đứng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê
tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này,
người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được... Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà
đã chẳng lo lắng được cho con... May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà
cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo
cho hết được?
Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với "nàng dâu mới":
- Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng…
Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi. Hắn ho khẽ một tiếng, bước từng bước
dài ra sân.
Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời.
- Nhà ta nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giời
cho khá... Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái chúng mày về
sau.
Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt. Ngoài xa dòng sông sáng
trắng uốn khúc trong cánh đồng tối. Mùi đốt đống rấm ở những nhà có người chết theo gió
thoảng vào khét lẹt. Bà lão thở nhẹ ra một hơi dài. Bà lão nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đưa con
gái út. Bà lão nghĩ đến cuộc đời cực khổ dài dằng dặc của mình. Vợ chồng chúng nó lấy nhau,
cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không?...
- Con ngồi xuống đây. Ngồi xuống đây cho đỡ mỏi chân.

76
Bà lão nhìn người đàn bà, lòng đầy thương xót. Nó bây giờ là dâu là con trong nhà rồi.
người đàn bà khẽ nhúc nhích, thị vẫn khép nép đứng nguyên chỗ cũ. Bà lão hạ thấp giọng xuống
thân mật:
- Kể có ra làm được dăm ba mâm thì phải đấy, nhưng nhà mình nghèo, cũng chả ai người ta
chấp nhặt chỉ cái lúc này. Cốt làm sao chúng mày hòa thuận là u mừng rồi. Năm nay thì đói to
đấy. Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá...
Bà cụ nghẹn lời không nói được nữa, nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng.
(Trích Vợ nhặt – Kim Lân, SGK Ngữ văn 12)

MB: “Nghệ sĩ là người biết khai thác những ấn tượng riêng chủ quan của mình, tìm thấy
những ấn tượng đó có giá trị khái quát và biết làm cho những ấn tượng đó có những hình thức
riêng.” (M. Go-rơ-ki). Ý kiến trên thể hiện quan điểm của M. Go-rơ-ki về người nghệ sĩ tài năng
chân chính. Và Kim Lân là một người nghệ sĩ như thế. Cùng viết về đề tài cái đói năm 1945 như
các nhà văn cùng thời như Ngô Tất Tố, như Nam Cao nhưng Kim Lân lại chọn cho mình một
cách viết khác. Viết về cái đói, ông không viết về cái chết mà ông viết về sự sống, về tình
người…Sự khác biệt đó tạo nên giá trị của tác phẩm Vợ nhặt của ông. Trong tác phẩm, nhà văn
ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật bà cụ Tứ - một người mẹ nghèo nhưng nhân hậu và lạc
quan. Vẻ đẹp đó được Kim Lân thể hiện rõ qua đoạn trích. Qua đây, chúng ta cảm nhận được vẻ
đẹp tâm hồn của người dân Việt Nam trong cái đói.
TB:
*. Khái quát về tác giả Kim Lân và tác phẩm Vợ nhặt: Kim Lân (1920-2007) tên khai
sinh là Nguyễn Văn Tài. Ông là một nhà văn chuyên viết truyện ngắn. Ông thường hướng ngòi
bút của mình viết về nông thôn và người nông dân. Ông viết tác phẩm Vợ nhặt ngay sau Cách
mạng Tháng 8 năm 1945 nhưng bị mất bản thảo. Đến khi hòa bình lập lại năm 1954, ông bắt tay
vào viết lại. Lúc đầu ông đặt tên cho tác phẩm là Xóm ngụ cư nhưng sau đó ông đổi lại Vợ nhặt.
1. Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của bà cụ Tứ.
1.1. Khái quát một số chi tiết về bà cụ Tứ.

* Hoàn cảnh sống của bà cụ rất éo le. Bà sống cùng với Tràng, anh con trai xấu, ế vợ ở xóm
ngụ cư, xóm của những người dân ngụ cư. Kim Lân miêu tả hình ảnh xóm ngụ cư nơi bà cụ sống
thật thảm hại trong cái đói. Cái đói bao trùm cả xóm ngụ cư khiến nó tối sầm lại, khiến nó ngột
ngạt vì mùi ẩm thối của rác rưởi, mùi gây của xác người. Bà sống trong ngôi nhà của bà đứng
rúm ró, ngôi nhà rách nát với cái phên rách, ngôi nhà bừa bộn. Cuộc đời của bà cực khổ dài
77
dằng dặc. Chồng chết, con gái út không còn. Bà sống cảnh góa bụa. Bằng nghệ thuật kể chuyện
hấp dẫn, Kim Lân tái hiện cái nghèo, cái khổ của bà cụ Tứ, ông cảm thương với hoàn cảnh éo le
của bà cụ.
*Sự xuất hiện của bà cụ Tứ: bà cụ xuất hiện ở những trang cuối của tác phẩm. Bà cụ được miêu
tả trong một hoàn cảnh không gian thời gian đặc biệt đó chính là bối cảnh xóm ngụ cư tối sầm lại
vì đói khát trong một buổi chiều ảm đạm, thê lương. Bà cụ xuất hiện ỏ phần kết của câu chuyện
Tràng nhặt vợ. Nhưng sự xuất hiện đó như một nguồn ánh sáng lóe lên trong cái đói, trong cái
buồn lo khi Tràng nhặt vợ. Bà cụ xuất hiện trong tâm trạng đầy ngỡ ngàng vì có một người phụ
nữ ngồi ở mép giường con trai mình. Tình huống đó bộc lộ chân thành những cảm xúc rất thật,
tình cảm tốt đẹp của người mẹ nghèo.
1.2. Vẻ đẹp tâm hồn: Bà cụ Tứ có phẩm chất tốt đẹp, bà là một người mẹ nhân hậu, lạc
quan.

- Bà cụ Tứ là người mẹ nhân hậu, tốt bụng – tình yêu thương con. Bà yêu thương con trai và con
dâu.

+ Bà cụ yêu thương anh cu Tràng. Tràng, anh con trai xấu, ế vợ thì lại nhặt được vợ trong cái đói.
Tràng rất thiệt thòi. Khi biết anh cu Tràng nhặt vợ về, bà cụ Tứ trải qua những cung bậc cảm xúc
rất thật. Bà vừa vui, vừa buồn, vừa hi vọng vừa lo lắng…Tấm lòng nhân hậu của bà thể hiện ở
lòng bao dung, yêu thương con trai. Bà cảm nhận được niềm vui của con: Khi thấy Tràng reo lên
như một đứa trẻ, bà cụ Tứ rất ngạc nhiên. Bà trân trọng cảm xúc của con trai.

+ Lòng yêu thương con của bà thể hiện ở sự thấu hiểu. Bà thấu hiểu con trai, trân trọng quyết
định của con: Khi bà cụ Tứ nghe Tràng giới thiệu về người đàn bà: Bà cụ Tứ vừa vui, vừa buồn,
vừa lo lắng, vừa hi vọng. Quan sát thái độ của Tràng, thấy Tràng tỏ ra rất nghiêm túc, rất người
lớn. Thấy bà vẫn chưa hiểu, Tràng nói với bà: Nhà tôi nó về làm bạn với tôi đấy u ạ! Chúng tôi
phải duyên, phải kiếp với nhau…Chẳng qua nó cũng là cái số. Lời giải thích của Tràng dù vụng
về nhưng rất hợp tình hợp lý. Tràng nói với mẹ là thị về làm bạn. Làm bạn đời để san sẻ những
khó khăn với Tràng. Tràng dựa vào cái duyên cái số theo thuyết của đạo Phật để lí giải hành
động Tràng và người đàn bà tự ý theo nhau về. Bà đã hiểu ra bao nhiêu cơ sự khi Tràng giải
thích người đàn bà đứng ở đầu giường của mình, người đàn bà chào bà là u là nhà tôi-vợ Tràng.
+ Khi hiểu ra bao nhiêu cơ sự. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy càng thương con trai mình hơn. Bà
vừa ai oán, vừa xót thương cho số kiếp đứa con trai bà. Bà cụ vừa ai oán, xót thương cho số kiếp
đứa con trai mình vì con trai minhg nghèo, là dân ngụ cư, công việc không ổn định, xấu trai, ế
78
vợ. Bà ai oán xót thương vì Tràng rất thiệt thòi so với con nhà người ta vì Tràng sinh ra trong gia
đình nghèo, lấy vợ trong lúc đói người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm
nổi, những mong sinh con, đẻ cái nở mặt sau này. Còn nhà mình thì…Dấu …có lẽ là một chi tiết
đắt nhất trong đoạn trích. Đằng sau dấu …đó là cả nỗi niềm của người mẹ nghèo. Người mẹ
nghèo vừa tủi cho mình vừa tủi cho con vì không có cơ hội nở mặt sau này.
+ Thương con thiệt thòi nên bà cụ khóc trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống 2 dòng nước
mắt. Kim Lân đã miêu tả hình ảnh hai dòng nước mắt bằng cả trái tim yêu thương của ông. Hình
ảnh giọt nước mắt mặn mòi, giọt nước mắt rỉ ra như người ta vắt kiệt quả chanh khiến chúng ta
liên tưởng đến hình ảnh người đàn bà hàng chài mếu máo khóc khi mụ thấy đứa con trai bị chồng
đánh. Mụ- người mẹ khổ tâm đã khóc khi nhìn thấy con bị bố đánh. Cả mụ và bà cụ Tứ đều rất
thương con vì con chịu cực khổ. Họ là những người mẹ có tình mẫu tử thiêng liêng cao đẹp. Thật
đúng khi nói rằng “Trong vũ trụ có lắm kỳ quan nhưng kỳ quan đẹp nhất là trái tim người
mẹ” (Bersot)
+ Bà cụ Tứ thương và còn lo cho con, bà lo không biết chúng nó có nuôi nổi nhau không. Kim
Lân sử dụng những lời độc thoại nội tâm để diễn tả tâm trạng ai oán, xót thương của bà cụ. Qua
đó chúng ta thấy bà cụ rất thương con, thấu hiểu hoàn cảnh của con, sự thiệt thòi của con. Vì các
con lấy nhau trong lúc nhà mình thì…nên bà lo cho hạnh phúc của con. Tâm trạng của bà cụ thể
lòng nhân hậu của người mẹ nghèo khổ.
+ Bà cụ thương con trai và thương cả con dâu: Bà hiểu, trân trọng thị. Hình ảnh người đàn bà tội
nghiệp cúi mặt, tay vân vê tà áo đã rách bợt khiến bà cụ cảm thương. Bà cụ Tứ nhìn thị đăm
đăm, bà cụ Tứ thấu hiểu hoàn cảnh thị gặp bước khó khăn, đói khổ. Bà có kinh nghiệm sống, bà
nhìn thị, bà hiểu ngay hoàn cảnh khó khăn. Việc bà hiểu cảnh ngộ của thị giống như việc bà hiểu
ra bao nhiêu cơ sự khi nghe Tràng giải thích về thị. Bà cụ rất nhân ái. Không chỉ hiểu được cảnh
khó khăn của thị, bà còn trân trọng thị. Thị chính là ân nhân của Tràng, của bà vì nếu chẳng may
ông giời bắt bà chết thì con bà cũng có vợ, nó yên bề nó. Kim Lân tiếp tục sử dụng lời độc thoại
nội tâm để miêu tả tâm trạng của bà cụ Tứ. Qua đó, người đọc hiểu rõ tấm lòng nhân hậu của bà
cụ Tứ với thị.
+ Tấm lòng nhân hậu của bà thể hiện qua thái độ nhẹ nhàng của ba cụ với nàng dâu mới. Bà nói
với thị: các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng Thương các con nên bà cụ
mừng lòng tác hợp cho các con nên vợ nên chồng. Ngôn ngữ là chất liệu, là phương tiện biểu
hiện mang tính đặc trưng của văn học. Không có ngôn ngữ thì không có tác phẩm văn học.
Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên mà nhà văn sử dụng trong quá trình chuẩn bị và sáng tạo tác phẩm,
79
nó cũng là yếu tố xuất hiện đầu tiên trong sự tiếp xúc của người đọc với tác phẩm. Sử dụng
những ngôn ngữ bình dân trong sáng tác viết về người nông dân là một trong những sở trường
của Kim Lân. Kim Lân sử dụng từ mừng lòng trong câu nói của bà cụ Tứ thể hiện rõ tài năng của
ông. Bà mừng lòng chứ không phải bằng lòng. Bà cụ đang nói bằng tình bằng nghĩa chứ không
phải bằng lí trí, quyền phép của một người mẹ đối với con. Lời nói nghe vừa tội nghiệp vừa xót
xa nhưng cũng chan chứa hồn hậu yêu thương. Đó là tình người, là tình thương của bà dành cho
người phụ nữ sẽ là con dâu bà.
+ Chấp nhận thị là dâu con trong nhà, bà mừng lòng vì điều đó. Chính sự mừng lòng của bà đã
trả lại danh dự cho thị, trả lại thân phận của thị là nàng dâu mới. Sẵn sàng đón nhận nàng dâu
mới, bà sẵn sàng đối diện với cái đói. Bà khác với nhân vật người cha trong truyện Một đám cưới
của Nam Cao. Vì đói nghèo mà người cha ấy sẵn sàng gả đứa con gái khi nó chưa kịp lớn. Qua
đây, chúng ta đã hiểu được cái riêng trong sáng tác của Kim Lân khi viết về cái đói. ."Khi viết
về nạn đói người ta thường viết về sự khốn cùng và bi thảm. Khi viết về con người năm đó
người ta hay nghĩ đến những con người chỉ nghĩ đến cái chết. Tôi muốn viết một truyện
ngắn với ý khác. Trong hoàn cảnh khốn cùng, dù cận kề bên cái chết nhưng những con
người ấy không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng tới sự sống, vẫn hi vọng, tin tưởng ở tương
lai. Họ vẫn muốn sống, sống cho ra con người."
+ Thương các con nên bà cụ không thể không lo lắng cho các con. Bà cụ nghĩ cuộc đời chúng nó
liệu có hơn bố mẹ trước kia không? Lời độc thoại nội tâm sâu sắc diễn tả chân thực sự lo lắng
của bà cụ, bà cụ lo cơm áo, lo sự tồn tại của các con. Bà cụ rất thương con, bà rất nhân hậu. Bà
cụ thương các con: Năm nay thì đói to đấy. Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá. Lúc này
là lúc đói, lúc nhà nghèo. U không có tiền làm dăm ba mâm…Lời đối thoại thể hiện tấm lòng
chân thành của bà với con dâu. Kim Lân trân trọng lòng thương con của bà cụ Tứ.
+ Tấm lòng nhân hậu của bà còn được Kim Lân thể hiện qua câu chuyện với nàng dâu mới. Bà
đối xử tốt với nàng dâu mới bằng sự cảm thông, trân trọng. Bà ân cần quan tâm con, bà bảo thị
Con ngồi đây cho đỡ mỏi chân. Bà chia sẻ hoàn cảnh gia đình với con dâu cũng như một bài học
đầu tiên khi thị về làm dâu. Bà nói với thị nhà ta thì nghèo con ạ, chúng mày liệu mà bảo nhau
làm ăn.
-> Bà cụ Tứ là người mẹ nghèo hiền từ, chất phác, vị tha, nhân hậu, âm thầm hi sinh vì hạnh
phúc của con. Bà là nhân vật tiêu biểu cho những phẩm chất tốt đẹp của người mẹ nghèo Việt
Nam.
-Bà cụ Tứ là người mẹ lạc quan:
80
+ Niềm lạc quan của bà thể hiện ở đức tin. Bà tin vào quy luật cuộc đời, quy luật phát triển tất
yếu của xã hội biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Bà động viên thị tin vào đời của
thị và Tràng khá. Bà đã tiếp thêm sức mạnh cho thị để thị là chỗ dựa cho Tràng mai sau.
+ Bà cụ tin vào thế hệ tương lại Có ra thi con cái chúng mày về sau. Bà gửi gắm niềm tin vào
tương lai các con. Nghệ thuật đối thoại, từ ngữ bình dân, thành ngữ thể hiện sự thân thiện, gần
gũi giữa bà cụ Tứ với nàng dâu mới. Câu hỏi tu từ, bà cụ tin vào quy luật của cuộc đời. Bà tạo
cho con dâu niềm tin vào tương lai của các con.
+ Bà cụ rất tâm lý, bà động viên con dâu: chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn may ra ông giời
cho khá. Bà có đức tin vào thần linh.
+ Những câu chuyện vui của bà cụ như một làn gió cuốn bay tất cả những tàn tích của cái đói. Sự
lạc quan của bà gợi ta nhớ đến những suy nghĩ tích cực của người đàn bà hàng chài. Mụ luôn ao
ước giá mụ sắm được chiếc thuyền rộng hơn. Đó cũng là niềm tin của mụ vào tương lai cuộc
sống gia đình mụ.
2. Nhận xét thái độ của Kim Lân: Bà cụ Tứ là một người mẹ nông dân nghèo nhưng nhân hậu
và lạc quan. Khi viết về vẻ đẹp tâm hồn của bà, Kim Lân bày tỏ sự trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp tâm
hồn của bà cụ. Bà cụ là một tia sáng lóe lên trong cái đói. Nhận xét: bà cụ nghèo: nhân hậu, lạc
quan. Bà cụ là hình người mẹ đẹp nhất trong cái đói. Nói về nạn đói năm 1945, nhà văn Kim Lân
từng nói: "Đói, nó vừa đắng cay, vừa đau đớn, đồng thời một mặt nào đó nó lại lóe lên một tia
sáng về đạo đức, danh dự". Bà cụ chính là tia sáng đó.
3: Nghệ thuật: Miêu tả vẻ đẹp tâm hồn của bà cụ Tứ, Kim Lân khai thác thể loại sở trường của
ông là thể loại truyện ngắn.
- Với thể loại này ông dựng lên được một tình huống truyện độc đáo- tình huống Tràng nhặt vợ.
Đó là tình huống độc đáo vì vừa vui, vừa buồn.
- Nghệ thuật tả cảnh: xóm ngụ cư, căn nhà, đã phản ánh rõ hiện thực cái đói, cái nghèo của bà cụ.
- Đặc biệt, với lời độc thoại nội tâm, Kim Lân đã diễn tả sâu sắc những diễn biến tâm lý của bà
cụ, những cảm xúc, tình cảm chân thành của bà cụ.
- Nghệ thuật đối thoại với những từ ngữ bình dân cũng góp phần khắc họa rõ nét vẻ đẹp tâm hồn
của nhân vật.
- Yếu tố thời gian không gian nghệ thuật cũng góp phần thể hiện rõ hình tượng nhân vật từ hoàn
cảnh đến tâm trạng…
4. Nhận xét vẻ đẹp tâm hồn của người dân Việt Nam trong cái đói.
Nhận xét vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Nam trong cái đói
81
-Vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Nam trong cái đói. Vẻ đẹp tâm hồn chính phẩm chất:
nhân hậu, lạc quan, khao khát hạnh phúc, niềm tin vào tương lai, vào cách mạng…
+ Tấm lòng nhân hậu: Trong cái đói, tấm lòng nhân hậu của con người Việt Nam được thể hiện
qua hành động tương thân tương ái. Với tinh thân lá lành đùm lá rách, con người Việt Nam đã
cưu mang nhau để vượt qua cái đói. Vẻ đẹp đó được nhà văn tái hiện qua nhân vật Tràng.
+ Tinh thần lạc quan: Dù phải đối mặt với cái đói nhưng con người Việt Nam vẫn hướn về tương
lai, về hạnh phúc bằng những suy nghĩ và ành động tích cực như niềm tin vào cuộc sống của bà
cụ Tứ.
+ Vẻ đẹp tâm hồn của người dân Việt Nam trong cái đói đó là niềm khao khát hạnh phúc. Dù đói
gần kề cái chết nhưng con người Việt Nam vẫn khao khát được sống, khao khát có được hạnh
phúc gia đình.
+ Vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Nam trong cái đói đó là niềm tin vào tương lai, tin vào
cách mạng và đi theo cách mạng.
-Vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Nam được cảm nhận bởi tấm lòng nhân đạo sâu sắc
của nhà văn Kim Lân.

KB: Bà cụ Tứ là hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn trích trong truyện ngắn Vợ nhặt của
Kim Lân. Bà cụ Tứ là nhân vật điển hình cho người nông dân lao động nghèo khổ, dù bất cứ
trong hoàn cảnh đen tối nào vẫn luôn luôn nhân hậu, lạc quan tin vào cuộc sống ở tương lai. Kim
Lân đã khá thành công khi xây dựng hình tượng nhân vật bà cụ Tứ. Ông đã mô tả tâm lí nhân vật
thật sâu sắc. Những tình tiết xoay quanh hình tượng nhân vật bà cụ Tứ được nhà văn sắp xếp một
cách chặt chẽ hợp lý, tập trung biểu hiện rõ chủ đề của câu chuyện ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của
người dân VN. Tác phẩm Vợ nhặt xứng đáng là một bài ca ca ngợi vẻ đẹp của tình người trong
cái đói. Đúng như lời tâm sự của KL."Khi viết về nạn đói người ta thường viết về sự khốn
cùng và bi thảm. Khi viết về con người năm đó người ta hay nghĩ đến những con người chỉ
nghĩ đến cái chết. Tôi muốn viết một truyện ngắn với ý khác. Trong hoàn cảnh khốn cùng,
dù cận kề bên cái chết nhưng những con người ấy không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng
tới sự sống, vẫn hi vọng, tin tưởng ở tương lai. Họ vẫn muốn sống, sống cho ra con người."

ĐOẠN 6:
82
Đề 1: Phân tích nhân vật Tràng qua đoạn trích. Từ đó nhận xét sự thay đổi trong con người
anh cu Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân.
Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái lửng lơ
như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như
không phải.
Hắn chắp hai tay sau lưng lững thững bước ra sân. ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa
xói vào hai con mắt còn cay xè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái, và bỗng vừa chợt nhận
ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn hôm nay đều
được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm
mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới
gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rác mùn tung hoành ngay lối đi đã hót sạch.
Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét lại cái
sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng
đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà
của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái
tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây
giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này.
Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà.
Bà cụ Tứ chợt thấy con giai đã dậy, bà lão nhẹ nhàng bảo nàng dâu:
-Anh ấy dậy rồi đấy. Con đi dọn cơm ăn chẳng muộn.
-Vâng.
Người đàn bà lẳng lặng đi vào trong bếp. Tràng nom thị hôm nay khác lắm, rõ ràng là
người đàn bà hiền hậu đúng mực không còn vẻ gì chao chát chỏng lỏn như mấy lần Tràng gặp ở
ngoài tỉnh. Không biết có phải vì mới làm dâu mà thị tu chí làm ăn không? Bà mẹ Tràng cũng
nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên. Bà lão
xăm xắn thu dọn, quét tước nhà cửa. Hình như ai nấy đều có ý nghĩ rằng thu xếp cửa nhà cho
quang quẻ, nề nếp thì cuộc đời họ có thể khác đi, làm ăn có cơ khấm khá hơn.
(Trích Vợ nhặt – Kim Lân, Sgk Ngữ văn 12, tâp 2, trang 30)
MB: M. Go-rơ-ki đã từng viết “Nghệ sĩ là người biết khai thác những ấn tượng riêng chủ
quan của mình, tìm thấy những ấn tượng đó có giá trị khái quát và biết làm cho những ấn tượng
đó có những hình thức riêng.” Ý kiến trên thể hiện quan điểm của M. Go-rơ-ki về người nghệ sĩ
tài năng chân chính. Và Kim Lân là một người nghệ sĩ như thế. Cùng viết về đề tài cái đói năm
83
1945 như các nhà văn cùng thời như Ngô Tất Tố, như Nam Cao nhưng Kim Lân lại chọn cho
mình một cách viết khác. Viết về cái đói, ông không viết về cái chết mà ông viết về sự sống, về
tình người…Sự khác biệt đó tạo nên giá trị của tác phẩm Vợ nhặt của ông. Trong tác phẩm, nhân
vật Tràng là một người dân ngụ cư, nghèo nhưng có vẻ đẹp tâm hồn đáng trân trọng. Vẻ đẹp đó
được Kim Lân thể hiện rõ qua đoạn trích. Qua đây, chúng ta cảm nhận được vẻ sự thay đổi của
Tràng.
TB:
*Khái quát về tác giả Kim Lân và tác phẩm Vợ nhặt: Kim Lân (1920-2007) tên khai sinh là
Nguyễn Văn Tài. Ông là một nhà văn chuyên viết truyện ngắn. Ông thường hướng ngòi bút của
mình viết về nông thôn và người nông dân. Ông viết tác phẩm Vợ nhặt ngay sau Cách mạng
Tháng 8 năm 1945 nhưng bị mất bản thảo. Đến khi hòa bình lập lại năm 1954, ông bắt tay vào
viết lại. lúc đầu ông đặt tên cho tác phẩm là Xóm ngụ cư nhưng sau đó ông đổi lại Vợ nhặt.

1. Phân tích nhân vật Tràng:


* Tóm tắt thân phận Tràng, tình huống lấy vợ của Tràng: Tràng vốn là một chàng trai thô
kệch, xấu xí, nghèo khổ, lại là dân ngụ cư. Anh đang cũng như bao người khác đang là nạn nhân
của nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu (1945). Trong hoàn cảnh mình không biết có nuôi nổi
không ấy, Tràng bỗng nhiên lấy vợ qua 2 lần quen biết. Hành động tưởng như liều lĩnh ấy ngờ
đâu lại mở ra một cuộc sống hoàn toàn khác với Tràng. Nghệ thuật tạo tình huống truyện- tình
huống nhặt vợ vừa vui vừa buồn, một số phận bất hạnh dạt vào cuộc đời một người bất hạnh.
Nếu không không có nạn đói thì có thể Tràng sẽ sống một cuộc sống tẻ nhạt với mẹ già đến hết
đời vì Tràng khó có thể lấy được vợ giống như A Phủ trước khi gặp Mị.
*Tâm trạng của Tràng trong buổi sáng ngày đầu có vợ:
- Tâm trạng là trạng thái cảm xúc, bao gồm: vui, buồn, lo lắng…Trạng thái cảm xúc được hình
thành từ yếu tố khách quan chủ quan. Trạng thái cảm xúc có yếu tố tích tác động đến tâm trạng
tích. Tràng đã trải qua những cảm xúc tích cực….
- Tràng được miêu tả trong bối cảnh không gian cái đói đang bao chùm xóm ngụ cư. Xóm ngụ cư
xơ xác, tiêu điều, ngột ngạt và tối sầm lại vì đói khát.

- Hoàn cảnh Tràng xuất hiện: Sáng hôm sau, Tràng dậy muộn Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng
con sào, Tràng mới trở dậy. Đó là một buổi sáng, nắng chói chang, mặt trời lên cao. Khác với lúc
Tràng xuất hiện vào lúc chiều tối. Yếu tố thời gian nghệ thuật có sự thay đổi thể hiện sự thay đổi
84
về nhận thức, về tương lai tương lai của nhân vật. Đó là một buổi sáng đầu tiên của cuộc sống
vợ chồng. Hình ảnh buổi sáng đó gợi ta nhớ đến buổi sáng hôm sau Chí Phèo gặp thị Nở trong
tác phẩm cùng tên của Nam Cao. Chí Phèo tỉnh giấc cũng là lúc trời đã sáng từ bao giờ. Yếu tố
thời gian và không gian nghệ thuật có sự thay đổi mở ra một sự thay đổi trong chính tâm hồn,
con người của Chí Phèo và Tràng. Trong khoảng khắc đặc biệt ấy, Tràng có cơ hội để cảm nhận
sự thay đổi của không gian sống.
- Trở dậy muộn, Tràng vẫn còn ngỡ ngàng, Tràng có cảm giác như đi ra từ giấc mơ Trong người
êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn
ngỡ ngàng như không phải. Lối tự sự hấp dẫn, lối miêu tả tâm trạng nhân vật bằng lời độc thoại
Kim Lân đã miêu tả tâm trạng Tràng là tâm trạng của một người đang ngây ngất trong hạnh
phúc.
- Tràng cảm động, hạnh phúc khi nhìn thấy cảnh cửa nhà thay đổi Hắn chớp chớp liên hồi mấy
cái, và bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Tràng
không còn vô tâm, hời hợt nữa, hắn nhìn những vật xung quanh và phát hiện ra sự thay đổi của
căn nhà, không gian sống của mình. Tràng thấy nhà cửa, sân vườn hôm nay đều được quét tước,
thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Nghệ thuật tả cảnh tái hiện sự thay đổi của không gian sống của
Tràng. Căn nhà ngày hôm qua bừa bộn niêu bát, xống áo vì không có bàn tay của người phụ nữ
thì hôm nay căn nhà sạch sẽ, gọn gàng. Những cái quần áo vắt khươm mươi niên đã được đem ra
sân hong. Căn nhà đã có dấu hiệu của sự sống hai cái ang nước đầy ăm ắp…Nhà cửa thay đổi,
cuộc sống thay đổi khiến Tràng cảm động bởi bàn tay của người phụ nữ.
- Tràng cảm động và ngạc nhiên trước sự thay đổi của mẹ: Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi
giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên
mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đôi với hắn lại rất thấm thía cảm động.
Lời độc thoại nội tâm diễn tả những cảm xúc chân thành của Tràng, thể hiện sự trưởng thành của
Tràng khi nhận thấy tình yêu thương qua những công việc rất đỗi bình thường của mẹ. Những
búi cỏ dại mọc lổn nhổn ngoài vườn đang được bà cụ lúi húi giẫy. Và vợ Tràng đang quét tước
sân. Có lẽ chưa bao giờ Tràng nghe tiếng quét sân rõ rệt như thế, Tràng cảm nhận được tiếng
chổi kêu sàn sạt trên mặt đất. Tiếng chổi sàn sạt, âm thanh ấy đời thường như tiếng anh thuyền
chài gõ mái chèo đuổi cá trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao. Những âm thanh đời thường
ấy trở nên ý nghĩa với những ai biết trân trọng cuộc sống. Những công việc của mẹ và vợ trong
buổi sáng là những công việc rất bình thường nhưng với Tràng nó rất ý nghĩa. Nó tạo nên một
cảnh gia đình ấm áp trong ngày đói.
85
- Tràng thấy yêu thương, gắn bó với ngôi nhà. Hình ảnh đời thường diễn ra trong căn nhà ngợp
trong mắt Tràng khiến Tràng thấy thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Tràng yêu
thương gắn bó với ngôi nhà vì cái nhà không chỉ là để che mưa che nắng mà cái nhà còn là tổ ấm
của Tràng. Ngày đầu tiên anh cảm nhận được vai trò của cái nhà cũng là ngày đầu tiên anh tạo
được tổ ấm với người đàn bà. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đây.
Tràng nhận thức được mình đã có gia đình, có vợ. Điều mà vữa nãy thôi Tràng còn thấy ngờ ngợ.
Gia đình hắn có là có thật. Hắn đã chạm tay được đến với hạnh phúc nên hắn dự tính về cuộc
sống tương lai với thị. Tràng và thị sẽ sinh con đẻ cái ở tại ngôi nhà của hắn. Ý nghĩ của Tràng
thật đẹp! Anh khác bà cụ Tứ. Nếu bà cụ Tứ lo Tràng lấy vợ trong lúc đói nên có thể sẽ không có
cơ hội sinh con đẻ cái để nở mặt sau này thì Tràng lại nghĩ mình và thị sẽ sinh con đẻ cái. Kim
Lân đã viết về sự sống về hạnh phúc với những ngôn từ bình dị như thế. Đoạn văn thấm đẫm
chất thơ và giọng điệu trữ tình và hiện thực tái hiện chân thực cảm xúc của Tràng khi nghĩ đến
tương lai.
- Tràng vui sướng, hạnh phúc và thấy mình trưởng thành, thấy có trách nhiệm: Một nguồn vui
sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy
hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Tràng đã nhận thấy rất rõ nguồn vui sướng đó
có nguồn gốc từ đâu. Những chuyển biến trong tâm lí của Tràng rất rõ. Chính tổ ấm hiện tại,
chính những dự định tương lai khiến Tràng vui sướng và khiến Tràng nên người. Những lời độc
thoại nội tâm được Kim Lân sử dụng hiệu quả để miêu tả sự chuyển biến trong nhận thức của
Tràng. Dường như Kim lân đặt mình vào nhân vật để nói lên những dung cảm trong tâm hồn
Tràng khi chạm được đến hạnh phúc. Chạm được đến hạnh phúc, Tràng nhận thức được bổn
phận của mình hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Bổn phận của Tràng
là bổn phận của người đàn ông trụ cột trong gia đình. Tràng đã ý thực được bổn phận đó. Sự thay
đổi trong nhận thức của Tràng khiến ta nhớ đến sự thay đổi trong nhận thức của Chí Phèo. Chí
Phèo nhận thức rõ hiện trạng của mình là đói rét và ốm đau cô độc. Còn Tràng lại nhận thức rõ
hiện trạng cuộc sống rạng ngời hạnh phúc của mình. Qua đó, chúng ta thấy được sự mới mẻ của
Kim Lân khi viết về cái đói. Đúng như lời tâm sự của KL."Khi viết về nạn đói người ta
thường viết về sự khốn cùng và bi thảm. Khi viết về con người năm đó người ta hay nghĩ
đến những con người chỉ nghĩ đến cái chết. Tôi muốn viết một truyện ngắn với ý khác.
Trong hoàn cảnh khốn cùng, dù cận kề bên cái chết nhưng những con người ấy không nghĩ
đến cái chết mà vẫn hướng tới sự sống, vẫn hi vọng, tin tưởng ở tương lai. Họ vẫn muốn
sống, sống cho ra con người."
86
+ M. Go-rơ-ki đã từng nói Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ, công cụ chủ yếu
của nó và cùng với các sự kiện, các hiện tượng của cuộc sống là chất liệu của văn học. ”. Kim
Lân đã sử dụng yếu tố đầu tiên ấy là ngôn ngữ khi Kim Lân miêu tả hình ảnh Hắn xăm xăm
chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà. Hai chữ xăm
xăm gợi lên bao nhiêu là hăm hở, háo hức trong bước chân của Tràng tìm đến hạnh phúc. Nhưng
điều quan trọng hơn đấy là dấu hiệu một bước ngoặt lớn ở Tràng. Hành động xăm xăm này là
một đột biến không chỉ ở dáng đi mà còn là thay đổi cả số phận, tính cách của Tràng từ đau khổ
sang hạnh phúc, từ ngây dại sang ý thức. Hình ảnh Tràng xăm xăm gợi ta nhớ đến hình ảnh Thúy
Kiều xăm xăm băng lối vườn khuya một mình (Truyện Kiều – Nguyễn Du) để sang nhà Kim
Trọng. Thúy Kiều chủ động xăm xăm đi tìm đến hạnh phúc nhưng Thúy Kiều cũng không có
được hạnh phúc. Còn Tràng xăm xăm để đón nhận hạnh phúc. Vì đó là cái xăm xăm của con
người đang sống trong hạnh phúc.
=> Nhà văn khắc họa diễn biến tâm lí của nhân vật thông qua việc tập trung miêu tả cử chỉ, hành
động, suy nghĩa, lời độc thoại nội tâm. Để thấy được Tràng đại diện cho những người nông dân
hiền lành, chất phác nhưng giàu tình yêu thương, sức sống và khát vọng mãnh liệt. Thấu hiểu tâm
trạng, suy tư của nhân vật, Kim Lân đã thể tình cảm yêu thương, trân trọng, đồng cảm và đặt
niềm tin nơi vào những người lao động.

*Phẩm chất- vẻ đẹp tâm hồn đáng trân trọng: Lương thiện, yêu thương, khát vọng mãnh
liệt.
- Tràng là người lao động lương thiện. Tràng làm nghề kéo xe thóc thuê. Tràng sống bằng sức lao
động của mình. Dù công việc không có gì cao sang nhưng đó chính là điều khiến chúng ta trân
trọng Tràng.
- Tràng sống có lòng nhân ái. Tràng cưu mang thị, cho thị một mái ấm. Tràng có trách nhiệm lo
lắng cho vợ con. Tràng có con mắt nhìn bằng cuộc sốn và con người bằng tình yêu thương.
Tràng nhìn mẹ bằng con mắt của tình yêu thương nên Tràng phát hiện và cảm nhận được hình
ảnh người mẹ ngồi giẫy cỏ rất cảm động. Tràng phát hiện sự thay đổi trên khuôn mặt của mẹ
bủng beo u ám bỗng rạng rỡ hẳn lên. Tràng cùng nhìn vợ bằng con mắt của tình yêu thương.
Tràng phát hiện sự thay đổi từ một người chao chat chỏng lỏn trở thành một người hiền hậu
đúng mực khi thấy thị chăm chỉ, đang quét sân, thị lễ phép với bà cụ Tứ. Thị vâng với mẹ, mẹ
bảo đi dọn cơm. Tình cảm của Tràng dành cho thị được thể hiện qua cách nhìn giống như cách

87
nhìn của Chí Phèo với thị Nở. Chí Phèo đã phát hiện lúc thị Nở cười trông cũng rất có duyên.
Đúng như câu nói người ta chỉ xấu xa hư hỏng trong con mắt của phường ích kỉ.
- Tràng có khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc rất mãnh liệt. Tràng nghĩ đến tương lai, chuẩn bị
cho tương lại. Tràng có trách nhiệm với căn nhà. Tràng nhận thức được giá trị của bản thân. So
với A Sử trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài và lão đàn ông thuyền hàng chài trong tác
phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu nhân vật Tràng của Kim Lân: là một người
hiền lành, chất phác, tốt bụng và chiếm được nhiều tình cảm của độc giả.
2. Nhận xét thái đô, tình cảm của Kim Lân với Tràng
- Đồng cảm với cảnh ngộ của Tràng: lấy vợ trong cái đói, hạnh phúc trở thành sự lo lắng.
- Trân trọng tình người của Tràng.
- Kim Lân từng nói: "Đói, nó vừa đắng cay, vừa đau đớn, đồng thời một mặt nào đó nó
lại lóe lên một tia sáng về đạo đức, danh dự". Tràng là tia sáng đó.
3. Nghệ thuật xấy dựng nhân vật Tràng;
4. Sự thay đổi của Tràng
- Sự thay đổi về nhận thức và tình cảm.
- Biểu hiện: Từ lo lắng, bối rối chuyển sang vui sướng hạnh phúc, từ vô tư vô tâm
chuyển sang gắn bó yêu thương và có trách nhiệm với gia đình. Từ ngốc nghếch trở
thành một người trưởng thành trong suy nghĩ và hành động. Tràng nhận thức trõ giá trị
của bản thân.
- Sự thay đổi thể hiện chủ đề của tác phẩm trong tận cùng đói khát, Tràng vẫn khao khát
hạnh phúc, khao khát sống.
- Tấm lòng nhân đạo.

KB: Hình ảnh anh cu Tràng xuất hiện trong đoạn trích là hiện thân cho những người lao động
với thân phận, cuộc đời bất hạnh nhưng có niềm khao khát sống, khao khát hạnh phúc. Xây dựng
hình tượng anh cu Tràng trong đoạn trích Kim Lân đã tái hiện chân thực giá trị hiên thực của tác
phẩm. Và ông chứng tỏ được tài năng nghệ thuật và tấm lòng nhân đạo của mình. Tác phẩm Vợ
nhặt xứng đáng là một bài ca ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người dân Việt Nam trong nạn đói lịch
sử năm 1945. Đúng như trong bài thơ "Ba mươi năm đời ta có Đảng", Tố Hữu viết:
"Đời ta gương vỡ lại lành,
Cây khô cây lại đâm cành nở hoa".
88
Cuộc đời của anh cu Tràng nhất định sẽ "đâm cành nở hoa“ sau trận đói năm Ất Dậu 1945.

Đoạn 7: 3 người: Tràng, cụ Tứ, thị


Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại. Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái
rối, và một đĩa muối ăn với cháo, nhưng cả nhà đều ăn rất ngon lành. Bà cụ vừa ăn vừa kể
chuyện làm ăn, gia cảnh với con dâu. Bà lão nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau
này:
-Tràng ạ. Khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà. Tao tin rằng cái chỗ đầu bếp kia làm cái chuồng gà
thì tiện quá. Này ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có ngay đàn gà cho mà xem...
Tràng chỉ vâng. Tràng vâng rất ngoan ngoãn. Chưa bao giờ trong nhà này mẹ con lại đầm
ấm, hòa hợp như thế. Câu chuyện trong bữa ăn đang đà vui bỗng ngừng lại. Niêu cháo lõng bõng,
mỗi người được có lưng lưng hai bát đã hết nhẵn.
Bà lão đặt đũa bát xuống, nhìn hai con vui vẻ:
-Chúng mày đợi u nhá. Tao có cái này hay lắm cơ.
Bà lật đật chạy xuống bếp, lễ mễ bưng ra một cái nồi khói bốc lên nghi ngút. Bà lão đặt cái
nồi xuống bên cạnh mẹt cơm, cầm cái môi vừa khuấy khuấy vừa cười:
-Chè đây. - Bà lão múc ra một bát - Chè khoán đây, ngon đáo để cơ.
Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và
vào miệng. Tràng cầm cái bát thứ hai mẹ đưa cho, người mẹ vãn tươi cười, đon đả:
-Cám đấy mày ạ, hì. Ngon đáo để, cứ thử ăn mà xem. Xóm ta khối nhà còn chả có cám mà ăn
đấy.
Tràng cầm đôi đũa, gợt một miếng bỏ vội vào miệng. Mặt hắn chun ngay lại, miếng cám
đắng chát và nghẹn bứ trong cổ. Bữa com từ đấy không ai nói câu gì, họ cắm đầu ăn cho xong
lần, họ tránh nhìn mặt nhau. Một nỗi tủi hờn len vào tâm trí mọi người.
-Hoàn cảnh xuất hiện: Vào buổi sang hôm sau: Sau khi Tràng có vợ. Không gian và tg có
sự thay đổi. Buổi sang khởi đầu cho 1 ngày mới, 1 gđ mới trong cuộc đời bà, không gian ánh
nắng chói chang, không gian căn nhà thoáng đãng sạch sẽ, bên mâm cơm thảm hại
-Hình ảnh cái đói hiển diện trong bữa cơm đón nàng dâu mới(trang 31)
+Hình ảnh bữa cơm ngày đói thật thảm hại: bà cụ dùng cái mẹt rách thay cái mâm, cái mẹt thay
cái mâm đã thật thảm hại và cái mẹt rách trông càng thảm hại hơn. Trên cái mẹt rách ấy là một
lùm rau chuối thái rối, một đĩa muối ăn với cháo lõng bõng. Cuối bữa cơm là một món ăn rất
ngon đó là món chè khoán-món ăn của người mẹ và theo người mẹ đó là một món ăn rất ngon,
89
ngon đáo để và nhiều nahf trong xóm còn không có àm ăn. ->Nghệ thuật miêu tả chi tiết->Cái
đói đã chạm đến tận cùng cái đói. + - Phản ứng của người vợ nhặt: Ứng xử khi ăn bát chè
khoán “đắng chát và nghẹn bứ”: “thản nhiên và vào miệng”.
Đoạn 7: Phân tích nhân vật bà cụ Tứ. Từ đó làm rõ giá trị hiện thực của tác phẩm.
Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại. Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái
rối, và một đĩa muối ăn với cháo, nhưng cả nhà đều ăn rất ngon lành. Bà cụ vừa ăn vừa kể
chuyện làm ăn, gia cảnh với con dâu. Bà lão nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về
sau này:
-Tràng ạ. Khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà. Tao tin rằng cái chỗ đầu bếp kia làm cái chuồng gà
thì tiện quá. Này ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có ngay đàn gà cho mà xem...
Tràng chỉ vâng. Tràng vâng rất ngoan ngoãn. Chưa bao giờ trong nhà này mẹ con lại
đầm ấm, hòa hợp như thế. Câu chuyện trong bữa ăn đang đà vui bỗng ngừng lại. Niêu cháo lõng
bõng, mỗi người được có lưng lưng hai bát đã hết nhẵn.
Bà lão đặt đũa bát xuống, nhìn hai con vui vẻ:
-Chúng mày đợi u nhá. Tao có cái này hay lắm cơ.
Bà lật đật chạy xuống bếp, lễ mễ bưng ra một cái nồi khói bốc lên nghi ngút. Bà lão đặt
cái nồi xuống bên cạnh mẹt cơm, cầm cái môi vừa khuấy khuấy vừa cười:
-Chè đây. - Bà lão múc ra một bát - Chè khoán đây, ngon đáo để cơ.
Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và
vào miệng. Tràng cầm cái bát thứ hai mẹ đưa cho, người mẹ vãn tươi cười, đon đả:
-Cám đấy mày ạ, hì. Ngon đáo để, cứ thử ăn mà xem. Xóm ta khối nhà còn chả có cám mà ăn
đấy.
Tràng cầm đôi đũa, gợt một miếng bỏ vội vào miệng. Mặt hắn chun ngay lại, miếng cám
đắng chát và nghẹn bứ trong cổ. Bữa cơm từ đấy không ai nói câu gì, họ cắm đầu ăn cho xong
lần, họ tránh nhìn mặt nhau. Một nỗi tủi hờn len vào tâm trí mọi người.

(Trích Vợ nhặt – Kim Lân, sgk Ngữ văn 12, tập 2 trang 31)

MB: M. Go-rơ-ki đã từng viết “Nghệ sĩ là người biết khai thác những ấn tượng riêng chủ
quan của mình, tìm thấy những ấn tượng đó có giá trị khái quát và biết làm cho những ấn tượng
đó có những hình thức riêng.” Ý kiến trên thể hiện quan điểm của M. Go-rơ-ki về người nghệ sĩ
tài năng chân chính. Và Kim Lân là một người nghệ sĩ như thế. Cùng viết về đề tài cái đói năm
1945 như các nhà văn cùng thời như Ngô Tất Tố, như Nam Cao nhưng Kim Lân lại chọn cho
90
mình một cách viết khác. Viết về cái đói, ông không viết về cái chết mà ông viết về sự sống, về
tình người…Sự khác biệt đó tạo nên giá trị của tác phẩm Vợ nhặt của ông. Trong tác phẩm, nhân
vật bà cụ Tứ là một người mẹ nghèo có lòng nhân hậu và lạc quan. Vẻ đẹp đó được Kim Lân
thể hiện rõ qua đoạn trích. Qua đây, chúng ta cảm nhận được giá trị hiện thực của tác phẩm.
TB:
1. Phân tích nhân vật bà cụ Tứ:

*Khái quát về tác giả Kim Lân và tác phẩm Vợ nhặt: Kim Lân (1920-2007) tên khai sinh là
Nguyễn Văn Tài. Ông là một nhà văn chuyên viết truyện ngắn. Ông thường hướng ngòi bút của
mình viết về nông thôn và người nông dân. Ông viết tác phẩm Vợ nhặt ngay sau Cách mạng
Tháng 8 năm 1945 nhưng bị mất bản thảo. Đến khi hòa bình lập lại năm 1954, ông bắt tay vào
viết lại. lúc đầu ông đặt tên cho tác phẩm là Xóm ngụ cư nhưng sau đó ông đổi lại Vợ nhặt.

*Khái quát hoàn cảnh, cuộc đời. Hoàn cảnh sống của bà cụ rất éo le.
- Bà sống cùng với Tràng, anh con trai xấu, ế vợ ở xóm ngụ cư, xóm của những người dân ngụ
cư. Kim Lân miêu tả hình ảnh xóm ngụ cư nơi bà cụ sống thật thảm hại trong cái đói. Cái đói bao
trùm cả xóm ngụ cư khiến nó tối sầm lại, khiến nó ngột ngạt vì mùi ẩm thối của rác rưởi, mùi
gây của xác người.
- Bà sống trong ngôi nhà của bà đứng rúm ró, ngôi nhà rách nát với cái phên rách, ngôi nhà bừa
bộn.
- Cuộc đời của bà cực khổ dài dằng dặc. Chồng chết, con gái út không còn. Bà sống cảnh góa
bụa. Bằng nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, Kim Lân tái hiện cái nghèo, cái khổ của bà cụ Tứ, ông
cảm thương với hoàn cảnh éo le của bà cụ.
- Sống trong đói, Tràng nhặt vợ về, bằng tấm lòng nhân hậu bà cụ Từ mừng lòng tác hợp cho
Tràng và người vợ nhặt. Và buổi sáng hôm sau, bà cụ và các cùng nhau ăn một bữa cơm đón
nàng dâu mới.
* Hoàn cảnh nhân vật xuất hiện:
- Ở xóm ngụ cư: Xóm ngụ cư đang chìm trong cái đói.
- Ở trong nhà.
+ Chiều hôm trước, căn nhà rất bừa bộn.
+ Sáng hôm nay, căn nhà được quét tước, gọn gang sạch sẽ bởi nàng dâu mới. Sự thay đổi không
gian sống của bà, dụ báo một tháy đổi về cuộc sống của bà.
91
- Bà cụ được miêu tả vào buổi sáng muà hè, ánh nắng chói chang-> không gian thoáng đãng,
sạng lạn.
- Bà cụ được miêu tả trong bữa cơm ngày đói thật thảm hại . Giữa cái mẹt rách có độc
một lùm rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo, nhưng cả nhà đều ăn rất ngon lành.. .
Niêu cháo lõng bõng, mỗi người được có lưng lưng hai bát đã hết nhẵn. Với nghệ thuật tả cảnh
chi tiết, Kim Lân giuos người đọc hình dung sự thảm hại của bữa cơm, sự thảm hại của mẹ của
mẹ con bà cụ Tứ.
+ Hình ảnh cái mẹt rách phản ánh điều khó khăn của bà cụ Tứ. Cái mẹt thay cho cái mâm.
+ Hình ảnh lùm rau chuối thái rối, bình thường rau chuối là thức ăn của laoif vật, trong cái đói nó
trở thức ăn của bà cụ Tứ và các con-> thảm hại.
+ Hình ảnh niêu cháo lõng bõng, niêu cháo loãng phản ảnh rõ điều kiện khó khăn của bà cụ, ăn
cháo loãng để cầm hơi.
->Chứng kiến bữa cơm ngày đói thảm hại, người đọc cảm thương cho bà Tứ.
->Kim Lân cảm thương cho hoàn cảnh của bà cụ, ông lên án Pháp, Nhật gây ra nạn đói.
->So sánh với cuộc sống khó khăn của mụ hàng chài tỏng những tháng biển động: gia đình mụ
ăn sương rồng luộc chấm muối cả tháng-< Nhà văn thể hiện thái độ cảm thông.
*Tâm trạng của bà cụ Tứ:
- Tâm trạng là trạng tái cảm cảm xúc của con người, bị tác động bởi những yếu tố khách quan và
chủi quan, hình thành tâm trạng ….bà cụ Tứ có những cảm xúc, tâm trạng phức tạp .
- Khi ăn cơm: bà cụ vui sướng, phấn chấn.
+ Bà tạo một không khí vui vẻ trong bữa ăn Bà cụ vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn, gia cảnh với
con dâu. Bà tạo được bầu không khí thân mạt giữa mẹ chồng và nàng dâu-> rút ngắn khoảng
cách. Bà cụ đã cho nàng dâu niềm tin
vào cuộc sống. bà cụ đã hoạch định cuộc sống và công việc cho con dâu.
+ Trong bữa cơm bà lão vui sướng khi kể những câu chuyện của tương lai Bà lão nói toàn
chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này. Những chuyện vui, những chuyện sung sướng là
những câu chuyện của tương lai.
Những câu chuyện đó phần nào đã xua tan sự thảm hại của bữa cơm ngày
Đói và giúp các con quên đi cái đói hiện tại. Những câu chuyện thể hiện tinh thần lạc quan của
bà cụ Tứ.

92
+ Bà cụ thể hiện niềm hi vọng vào tương lai khi bà bàn với Tràng về mua đôi gà Tràng ạ. Khi
nào có tiền ta mua lấy đôi gà. Tao tin rằng cái chỗ đầu bếp kia làm cái chuồng gà thì tiện quá.
Này ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có ngay đàn gà cho mà xem...
->Bà dự định mua đôi gà vì: phù hợp với cuộc sống của người nông dân. Ít vốn, sinh trưởng
nhanh. Đàn gà biểu tượng cho sự sống sinh sôi nảy nớ, biểu tượng của tinh thần lạc quan của
người nông dân. Bài ca 10 cái trứng-> ca ngợi tinh thần lạc quan, niềm tin vào cuộc sống.
->Bà dự làm chuồng gà cái chỗ đầu bếp kia làm cái chuồng gà thì tiện quá. Bà đã sắp xếp cuộc
sống mới, các con yên tâm.
- > Bà cụ hi vọng và tin vào cuộc sống.
-> Dự định của mụ hàng chài: sắm cái thuyền rộng hơn-> Dự định tốt đẹp cho tương lai, dự định
sẽ giúp các con có cuộc sống tốt đẹp. Tình mẫu tử.
+ Niềm vui và những câu chuyện vui sướng, dự định của bà lan tỏa cảm xúc tích cực Chưa bao
giờ trong nhà này mẹ con lại đầm ấm, hòa hợp như thế.
-Gắn kết ba mẹ con.
- Bà cụ Tứ vui vẻ hồ hởi khi bưng nồi chè khoán cho các con ăn:
Bà lão đặt đũa bát xuống, nhìn hai con vui vẻ:
-Chúng mày đợi u nhá. Tao có cái này hay lắm cơ.
Bà lật đật chạy xuống bếp, lễ mễ bưng ra một cái nồi khói bốc lên nghi ngút. Bà lão đặt
cái nồi xuống bên cạnh mẹt cơm, cầm cái môi vừa khuấy khuấy vừa cười:
-Chè đây. - Bà lão múc ra một bát - Chè khoán đây, ngon đáo để cơ.
->Miêu tả niềm vui của bà cụ Tứ, Kim Lân miêu tả quan cử chỉm hành động và thái độ của bà
cụ. Qua đây, chúng ta cảm nhận được tình cảm của bà cụ dành cho các con.

+ Bà cụ bảo các con Tao có cá này hay lắm cơ. Bà cụ đang dấu một bí mật nồi chè khoán, bà cụ
muốn gây bất ngờ cho các con. Điều bí mật đó khiến các con háo hức.

+ Hình ảnh bà cụ lật đạt chạy xuống bếp, lễ mễ bưng cái nồi bốc khói-> chúng ta thấy được niềm
vui, sự hồ hởi của bà cụ khi cho con ăn chè khoán.

+ Hình ảnh bà cụ khuấy cái môi và cười cho người đọc cảm nhận được sự chân thành, tấm lòng
của bà.-> Miêu tả tâm trạng của bà cụ KL thấu hiểu tâm lí của người mẹ, người mẹ muốn chu
toàn cho các con cho các cin có bữa ăn ngon.

 So sánh với bát cháo hành của thị Nở-> tình người cao đẹp.

93
-Tâm trạng của bà cụ khi nhìn các con ăn chè khoán- cám, bà sống trong nỗi tuỉ hờn Bữa
cơm từ đấy không ai nói câu gì, họ cắm đầu ăn cho xong lần, họ tránh nhìn mặt nhau. Một nỗi
tủi hờn len vào tâm trí mọi người.
+ Bà hi vọng món chè của bà ngon đáo để, sang nhưng không ngờ món chè của bà khiến
anh cu Tràng tỏ ra khó chịu Mặt hắn chun ngay lại,
+ Bà cụ hờn vì: bà không đem được niềm vui cho các con.
+ Bà cho các con ăn cám
+ Bà không làm tròn được bổn phận của người mẹ.
+ Bà lo cái đói -> đáng thương-> Trân trọng
*Phẩm chất: nhân hậu và lạc quan

- Nhân hậu: Thương yêu các con. Bà cố gắng cho các được ăn ngon. Bà sắp xếp cuộc sống
cho các con.

- Lạc quan: niềm tin :

2. Thái độ của tác giả.

- Đồng cảm với bà cụ.

- Trân trọng lòng nhân hậu, lạc quan.

- Niềm tin vào tương lại

3: Nghệ thuật: xây dựng bà cụ Tứ, Kim Lân khai thác thể loại sở trường của ông là thể loại
truyện ngắn.
- Với thể loại này ông dựng lên được một tình huống truyện độc đáo- tình huống Tràng nhặt vợ.
Đó là tình huống độc đáo vì vừa vui, vừa buồn.
- Nghệ thuật tả cảnh: xóm ngụ cư, căn nhà, đã phản ánh rõ hiện thực cái đói, cái nghèo của bà cụ,
bữa cơm
- Đặc biệt, với lời độc thoại nội tâm, nét mặt cử chỉ, hành động…Kim Lân đã diễn tả sâu sắc
những diễn biến tâm lý của bà cụ, những cảm xúc, tình cảm chân thành của bà cụ.
- Nghệ thuật đối thoại với những từ ngữ bình dân cũng góp phần khắc họa rõ nét vẻ đẹp tâm hồn
của nhân vật.
- Yếu tố thời gian không gian nghệ thuật cũng góp phần thể hiện rõ hình tượng nhân vật từ hoàn
cảnh đến tâm trạng…
4. Giá trị nhân đạoNhận xét giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ nhặt.
94
- Giá trị nhân đạo trong tác phẩm văn học:
+ Đó là lòng yêu thương những con người bất hạnh,
+ Là sự lên án mọi biểu hiện áp bức, bất công chà đạp lên quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc
của con người.
+ Đó là sự trân trọng, ca ngợi, tin tưởng vào phẩm chất tốt đẹp của con người. + Đồng thời thể
hiện niềm tin vào con người vào tương lai.
- Biểu hiện trong tác phẩm:
+ Trước hết tác phẩm bộc lộ niềm xót xa đối với cuộc sống thê thảm của người dân nghèo trong
nạn đói năm 1945.
+ Qua đó tố cáo tội ác tày trời của thực dân Pháp và phát xít Nhật đã gây ra nạn đói.
+ Tác phẩm đi sâu khám phá và trân trọng nâng niu khát vọng hạnh phúc, khát vọng sống của
con người. Đó là khát vọng hạnh phúc của Tràng. Mặc kệ cái đói để đèo bòng. Tiếp đó là ý thức
bám lấy sự sống rất mạnh mẽ ở nhân vật người vợ nhặt. Thị chấp nhận bỏ qua ý thức về danh dự
để theo không Tràng. Con với bà cụ Tứ là niềm lạc quan tin vào tương lai.
+ Giá trị nhân đạo của truyện còn được thể hiện ở lòng tin sâu sắc vào sự đổi đời, vào lòng nhân
hậu của con người. Tràng tuy có vẻ bề ngoài xấu xí nhưng cái đẹp tiềm ẩn bên trong của Tràng
đó là sự cảm thông, lòng thương người, sự hào phóng chu đáo. Còn thị đã có sự biến đổi về tính
cách. Và bà cụ Tứ, bà thương con hết mực, cảm thông cho tình cảnh của nàng dâu mới.
+ Giá trị nhân đạo được biểu hiện sâu sắc qua niềm tin của tác giả vào Tràng, Tràng sẽ tìm đến
với cách mạng, đi theo cách mạng để có một tương lai sáng lạn.
KB: Bà cụ Tứ là hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn trích trong truyện ngắn Vợ nhặt của
Kim Lân. Bà cụ Tứ là nhân vật điển hình cho người nông dân lao động nghèo khổ, dù bất cứ
trong hoàn cảnh đen tối nào vẫn luôn luôn nhân hậu, lạc quan tin vào cuộc sống ở tương lai. Kim
Lân đã khá thành công khi xây dựng hình tượng nhân vật bà cụ Tứ. Ông đã mô tả tâm lí nhân vật
thật sâu sắc. Những tình tiết xoay quanh hình tượng nhân vật bà cụ Tứ được nhà văn sắp xếp một
cách chặt chẽ hợp lý, tập trung biểu hiện rõ chủ đề của câu chuyện là giá trị nhân đạo. Tác phẩm
Vợ nhặt xứng đáng là một bài ca ca ngợi vẻ đẹp của tình người trong cái đói. Đúng như lời tâm
sự của KL” Tôi muốn viết một truyện ngắn với ý khác. Trong hoàn cảnh khốn cùng, dù cận
kề bên cái chết nhưng những con người ấy không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng tới sự
sống, vẫn hi vọng, tin tưởng ở tương lai. Họ vẫn muốn sống, sống cho ra con người."

Đoạn cuối
95
Đề bài: Phân tích nhân vật Tràng trong đoạn trích sau. Từ đó nhận xét
làm rõ vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Nam trong cái đói.
Ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống, dồn dập, vội vã. Đàn quạ trên
những cây gạo cao chót vót ngoài bãi chợ hốt hoảng bay vù lên, lượn
thành từng đám bay vẩn trên nền trời như những đám mây đen.
Người con dâu khẽ thở dài, thị nói lí nhí trong miệng:
-Trống gì đấy, u nhỉ?
-Trống thúc thuế đấy. Đằng thì nó bắt gồng đay, đằng thì nó bắt đóng thuế.
Giời đất này không chắc đã sống qua được đâu các con ạ... - Bà lão
ngoảnh vội ra ngoài. Bà lão không dám để con dâu nhìn thấy bà khóc.
Người con dâu có vẻ lạ lắm, thị lầm bầm:
- Ở đây vẫn phải đóng thuế cơ à?
Im lặng một lúc thị lại tiếp:
-Trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không chịu đóng thuế nữa
đâu. Người ta còn phá cả kho thóc của Nhật, chia cho người đói nữa đấy.
Tràng thần mặt ra nghĩ ngợi. Cái mặt to lớn bặm lặi, khó đăm đăm.
Miếng cám ngậm trong miệng hắn đã bã ra chát xít... Hắn đang nghĩ đến
những người phá kho thóc Nhật.
Tràng hỏi vội trong miếng ăn:
-Việt Minh phải không?
- Ừ, sao nhà biết?
Tràng không trả lời. Trong ý nghĩ của hắn vụt hiện ra cảnh những
người nghèo đói ầm ầm kéo nhau đi trên đê Sộp. Đàng trước có lá cờ đỏ to
lắm.

96
Hôm ấy hắn láng máng nghe người ta nói họ là Việt Minh đấy. Họ đi
cướp thóc đấy. Tràng không hiểu gì sợ quá, kéo vội xe thóc của Liên đoàn
tắt cánh động đi lối khác.
À ra họ đi phá kho thóc chia cho người đói. Tự dưng hắn thấy ân hận,
tiếc rẻ vẩn vơ, khó hiểu.
Ngoài đình tiếng trống thúc thuế vẫn dồn dập. Mẹ và vợ Tràng đã
buông đũa đứng dậy.
Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới.
(Trích Vợ nhặt – Kim Lân. Sgk Ngữ văn 12, tập 2, trang 32)
. I. PHÂN TÍCH ĐỀ
1. Thể loại: Dạng đề phân tích một nhân vật tron một đoạn trích văn xuôi.
Nhận xét một vấn đề.
2. Nội dung
- Phân tích nhân vật Tràng qua đoạn trích.
- Nhận xét vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Nam trong cái đói.
3. Tư liệu: Đoạn trích trong tác phẩm.
II. DÀN Ý CHI TIẾT VÀ BIỂU ĐIỀM
MB: Nói về nạn đói năm 1945, nhà văn Kim Lân từng nói: "Đói, nó vừa
đắng cay, vừa đau đớn, đồng thời một mặt nào đó nó lại lóe lên một tia
sáng về đạo đức, danh dự". Truyện ngắn Vợ nhặt của ông chính là truyện
ngắn đi sâu khai thác tia sáng đẹp đẽ trong bi kịch tăm tối ấy của nạn đói.
Truyện tái hiện câu chuyện Tràng nhặt vợ qua hai lần quen biết. Qua câu
chuyện nhặt vợ của anh Tràng, nhà văn Kim Lân đã tái hiện tình cảnh thê
thản của con người trong cái đói. Đồng thời ông thể hiện niềm tin của mình
vào tương lai của họ. Trong truyện ngắn Vợ nhặt, Kim Lân đã rất thành
97
công khi xây dựng hình tượng nhân vật Tràng- một người đàn ông nghèo
những có phẩm chất rất đáng trân trọng. Điều đó được nhà văn thể hiện
trong đoạn trích. Qua đây, người đọc hiểu rõ được vẻ đẹp tâm hồn của con
người Việt Nam trong cái đói.
TB:
1. Phân tích nhân vật Tràng trong đoạn trích.
* Khái quát tác giả Kim Lân và tác phẩm Vợ nhặt: Kim Lân (1920-
2007) tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài. Ông là một nhà văn chuyên viết
truyện ngắn. Ông thường hướng ngòi bút của mình viết về nông thôn và
người nông dân. Ông viết tác phẩm Vợ nhặt ngay sau Cách mạng Tháng 8
năm 1945 nhưng bị mất bản thảo. Đến khi hòa bình lập lại năm 1954, ông
bắt tay vào viết lại. lúc đầu ông đặt tên cho tác phẩm là Xóm ngụ cư nhưng
sau đó ông đổi lại Vợ nhặt.
* Khái quát về nhân vật Tràng:
- Tràng vốn là một chàng trai thô kệch, xấu xí, nghèo khổ, lại là dân ngụ
cư. Anh cũng như bao người khác đang là nạn nhân của nạn đói khủng
khiếp năm Ất Dậu (1945).
- Tràng làm nghề kéo xe thóc cho Liên đoàn. Liên đoàn là một tổ chức thu
gom thóc cho phát xít Nhật ở nước ta trước Cách mạng tháng Tám năm
1945. Tràng kéo xe thóc cho Liên đoàn để kiếm sống, để nuôi mình và nuôi
mẹ già. Tràng khác với Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao.
Chí Phèo sống bằng nghề rạch mặt ăn vạ. Như vậy, chúng ta thấy rõ bản
tính lương thiện của Tràng. Điều này cho thấy sự khác biệt giữa nhân vật
trong truyện ngắn của Kim Lân dù nghèo khổ, thiếu thốn nhưng vẫn thật
thà, chất phác.
98
- Trong hoàn cảnh cái đói đã tràn đến, Tràng bỗng nhiên lấy vợ qua hai lần
quen biết chỉ câu chuyện tầm phơ tầm phào, Tràng có vợ và không mất tiền
cưới hỏi. Sau một đêm của cuộc sống gia đình, Tràng được sống trong
những giây phút hòa thuận vui vẻ trong bữa cơm ngày đói.
* Hoàn cảnh nhân vật xuất hiện: GS. Trần Đình Sử khẳng định “Không
có hình tượng nghệ thuật nào không có không gian, không có một nhân vật
nào không có một nền cảnh nào đó”. Bởi vậy, Kim Lân xây dựng một
ngoại cảnh đầy dụng ý nghệ thuật để đặt nhân vật vào trong đó đã giúp tác
phẩm của ông có thêm những ý nghĩa phong phú và sâu sắc.
- Tràng được miêu tả trong bối cảnh cái đói đang tràn đến xóm ngụ cư.
Nhà văn miêu tả nhân vật Tràng trong không gian căn nhà của Tràng, căn
nhà được quét tước, gọn gàng sạch sẽ bởi nàng dâu mới. Sự thay đổi không
gian sống của Tràng, dự báo một thay đổi về cuộc sống của Tràng.
- Tràng được miêu tả trong bối cảnh thời gian đó là một buổi sáng mùa hè.
Buổi sáng đầu tiên của cuộc sống vợ chồng. Buổi sáng đầu tiên Tràng được
ăn bữa cơm gia đình thực sự. Dù bữa cơm ngày đói thật thảm hại nhưng
Tràng lại cảm nhận được sự đầm ấm hòa thuận bởi tình cảm gia đình.
* Tâm trạng của Tràng: Tâm trạng là trạng thái cảm xúc của con người
được hình thành trong một hoàn cảnh đặc biệt. Có những cảm xúc tích cực
và tiêu cực. Cảm xúc tích cực sẽ hình thành tâm trạng tích cực ở con người.
Khi xây dựng nhân vật, nhà văn tập trung miêu tả những cảm xúc, tâm
trạng của nhân vật. Trong truyện ngắn Vợ nhặt, Kim Lân đã rất thành công
khi miêu tả tâm trạng của Tràng vào buổi sáng hôm sau, đặc biệt từ khi
nghe người vợ nói về Việt Minh.
99
- Tràng đã sống trong nỗi tủi hờn vì ăn món chè khoán của mẹ thi bỗng
nhiên xuất hiện của âm thanh tiếng trống thúc thuế. Tiếng trống thúc thuế
vang lên từ ngoài đình làng dồn dập, vội vã ngoài đình bỗng dội lên một
hồi trống, dồn dập, vội vã. Âm thanh tiếng trống thúc thuế vang lên khiến
đàn quạ cũng hốt hoảng mà bay vù lên, lượn thành từng đám bay vần trên
nền trời như những đám mây đen. Có lẽ lúc này, tiếng trống thúc thuế là
âm thanh đáng sợ nhất đối với những con người đói.
+ Trong nỗi tủi hờn, mọi người ai nấy đều giật mình bởi âm thanh tiếng
trống thúc thuế ấy. Duy chỉ có người vợ nhặt là ngạc nhiên về thứ âm thanh
dồn dập, vội vã, người con dâu hỏi bà cụ Tứ Trống gì đấy, u nhỉ? Nghe bà
cụ Tứ giải thích về tiếng trống người con dâu có vẻ lạ lắm. Thị ngạc nhiên
vì ở đây vẫn phải đóng thuế. Thị được biết ở trên mạn Thái Nguyên, Bắc
Giang người ta không chịu đóng thuế nữa đâu. Người ta còn phá cả kho
thóc của Nhật, chia cho người đói nữa đấy. Người vợ nhặt đã kể về phong
trào phá kho thóc Nhật mà mình từng được chứng kiến. Chính câu chuyện
của người vợ nhặt đã mang đến những chuyển biến rõ rệt trong suy nghĩ và
thôi thúc hành động của nhân vật Tràng trong tương lai.
+ Nghe tiếng trống thúc thuế và câu chuyện của người vợ, trong suy nghĩ
của Tràng hiện lên hình ảnh đám người đói đi trên đê Sộp và lá cờ đỏ bay
phấp phới Tràng thần mặt ra nghĩ ngợi. Cái mặt to lớn bặm lặi, khó đăm
đăm. Miếng cám ngậm trong miệng hắn đã bã ra chát xít... Hắn đang nghĩ
đến những người phá kho thóc Nhật. Bất giác Tràng hỏi vợ Việt Minh phải
không? Bằng nghệ thuật đối thoại với ngôn ngữ bình dân, Kim Lân đã tài
hiện lại câu chuyện của Tràng và vợ về Việt Minh. Câu chuyện của người
vợ cho Tràng thấy cách mạng đã về, đã lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành
100
lấy sự sống, sự tự do. Lúc này, Tràng được nghe về Việt Minh. Tràng lờ
mờ hiểu được Việt Minh là những người đi phá kho thóc của Nhật để chia
cho người đói. Tràng đã hiểu được hành động tích cực của Việt Minh qua
câu chuyện của vợ.
- Sau khi được người vợ xác nhận những người đi phá kho thóc đó chính là
Việt Minh, Tràng nhớ lại cảnh tượng Tràng gặp trên đê Sộp trong ý nghĩ
của hắn vụt hiện ra cảnh những người nghèo đói ầm ầm kéo nhau đi trên
đê Sộp. Đằng trước có lá cờ đỏ to lắm. Bằng yếu tố thời gian đồng hiện,
hình ảnh những người nghèo đói và hình ảnh lá cờ đỏ to lắm hiện lên trong
tâm trí Tràng vừa gợi ra cảnh ngộ đói khát thê thảm vừa gợi ra những tín
hiệu của cuộc cách mạng. Cả hai hình ảnh đó đều là những nét chân thực
trong bức tranh đời sống lúc bấy giờ.
- Nhà văn Kim Lân đã rất khéo léo tái hiện thực trạng xã hội đời sống lúc
bấy giờ qua những hình ảnh hiện lên trong ý nghĩ của Tràng. Đồng thời qua
chi tiết này, nhà văn cũng miêu tả sự thay đổi trong nhận thức của Tràng.
Tràng đã nhận thức được hiện trạng xã hội đang có dấu hiệu thay đổi theo
chiều hướng tích cực dù Tràng còn rất mơ hồ về Việt Minh, về cách mạng
hôm ấy hắn láng máng nghe người ta nói họ là Việt Minh đấy. Họ đi cướp
thóc đấy.
- Vì còn mơ hồ chưa hiểu rõ về Việt Minh nên Tràng thấy sợ Tràng không
hiểu gì sợ quá, kéo vội xe thóc của Liên đoàn tắt cánh đồng đi lối khác.
Như trên đã nói, Tràng làm nghề kéo xe thóc cho Liên đoàn, Liên đoàn là
một tổ chức thu mua thóc của Nhật ở nước ta trước Cách mạng Tháng 8
năm 1945. Hành động Tràng kéo xe thóc của Liên đoàn đi lối khác để tránh
gặp đoàn người đói và Việt Minh cũng không có gì đáng trách. Tràng có
101
trách nhiệm trong công việc của mình vì Tràng chưa hiểu được động cơ
tích cực của Việt Minh. Qua đây, nhà văn Kim Lân đã phản ảnh chân thực
một hiện trạng về đời sống cách mạng ở Việt Nam lúc bấy giờ. Còn có rất
nhiều người dân cả giới văn nghệ sĩ cũng chưa được giác ngộ cách mạng
trong đó có Tràng.
- Chính người vợ và câu chuyện của người vợ đã giúp Tràng giác ngộ.
Tràng đã hiểu được động cơ tích cực của Việt Minh à ra họ đi phá kho
thóc chia cho người đói. Tự dưng hắn thấy ân hận, tiếc rẻ vẩn vơ, khó hiểu.
M. Go-rơ-ki đã từng nói Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ, công
cụ chủ yếu của nó và cùng với các sự kiện, các hiện tượng của cuộc sống
là chất liệu của văn học.”. Kim Lân đã sử dụng yếu tố đầu tiên ấy là ngôn
ngữ khi Kim Lân miêu tả hình ảnh Việt Minh đi cướp kho thóc trong câu
chuyện Tràng nghe được. Chỉ từng đó thôi nhưng câu chuyện cũng giúp
Tràng có những suy nghĩ tích cực về Việt Minh. Miêu tả tâm trạng ân hận,
tiếc rẻ, vẩn vơ của Tràng, Kim Lân sử dụng lời độc thoại nội tâm để phản
ánh sự nhận thức sâu sắc của Tràng về Việt Minh, về cách mạng. Có lẽ
Tràng ân hận vì Tràng lại bảo vệ thóc cho Liên đoàn mà không để cho Việt
Minh cướp chia cho dân nghèo. Có lẽ Tràng tiếc rẻ vì Tràng không được
tiếp cận với Việt Minh để được hòa vào dòng người đó. Trong phút chốc,
Tràng đã nhận thức được hiện thực xã hội và trách nhiệm của bản thân
trước hiện thực xã hội đang thay đổi.
- Bữa cơm đã kết thúc nhưng những dòng suy nghĩ của Tràng về đám
người đói và lá cờ đỏ vẫn còn. Ngoài đình tiếng trống thúc thuế vẫn dồn
dập. Mẹ và vợ Tràng đã buông đũa đứng dậy. Trong óc Tràng vẫn thấy
đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới. Trong phần kết của đoạn trích,
102
Kim Lân đã sử dụng bút pháp tương phản, đối lập để phản ánh hiện thực xã
hội Việt Nam lúc bấy giờ.
+ Hiện thực cái đói vẫn hiện hữu trong âm thanh của tiếng trống thúc thuế
dồn dập ngoài đình làng đối lập với phong trào cách mạng đang sục sôi.
+ Hình ảnh đám người đói hiện lên trong ý nghĩ của Tràng đã phản ánh
chân thực hiện thực thê thảm của con người Việt Nam trong cái đói do
Pháp và Nhật gây ra. Hình ảnh đó có sức tố cáo mạnh mẽ tội ác của Pháp,
Nhật. Bên cạnh hình ảnh thê thảm đó là hình ảnh lá cờ đỏ thể hiện triển
vọng tươi sáng của hiện thực tăm tối, đó là tương lai đang hình thành trong
hiện tại. Đó có thể là tương lai của Tràng. Có thể một ngày nào đó anh
Tràng cũng sẽ hòa vào dòng người đói để đấu tranh cho bà con, đấu tranh
để bảo vệ cho cuộc sống của chính mình. Và đó chính là niềm tin của
Tràng vào tương lai tốt đẹp. Pau – tôp- xki đã từng nói Chi tiết làm nên bụi
vàng của tác phẩm. Đúng vậy, chi tiết lá cờ đỏ hiện lên trong óc Tràng đã
làm nên hạt bụi vàng cho tác phẩm Vợ nhặt.
=>Tâm trạng của Tràng có những diễn biến khá phức tạp, từ sự ân hận, tiếc
rẻ đến niềm tin vào cách mạng. Miêu tả tâm trạng của Tràng trong đoạn
trích, Kim Lân đã phát huy tài năng của mình khi sử dụng những lời độc
thoại nội tâm kết hợp với yếu tố thời gian đồng hiện. Kim Lân đặt nhân vật
của mình trong một hoàn cảnh tâm lí đặc biệt để nhân vật tự nhận thức.
Qua đó, Tràng đã bộc lộ được phẩm chất, vẻ đẹp tâm hồn của mình.
* Phẩm chất – vẻ đẹp tâm hồn của Tràng.
- Tràng là một người lao động lương thiện, Tràng đi kéo xe bò thuê để kiếm
sống. Trong bối cảnh cái đói, Tràng vẫn giữ được bản chất lương thiện của

103
Tràng. Hành động Tràng kéo xe thóc của Liên đoàn đi tắt phần nào thể hiện
được trách nhiệm của Tràng với tổ chức mà anh làm thuê.
- Tràng là một người đàn ông trưởng thành, Tràng ý thức được sự thay đổi
của thời cuộc. Nếu Chí Phèo trong sáng tác của Nam Cao chỉ dừng lại ở
giai đoạn nhận thức về hiện tại của bản thân là đói rét, ốm đau và cô độc để
rồi rơi vào bế tắc vì bị cự tuyệt quyền làm người thì Tràng nhận thức rõ tín
hiệu thật mới mẻ về một sự đổi thay xã hội rất lớn lao, có ý nghĩa quyết
định với sự đổi thay của mỗi số phận của mình và mọi người. Đây là điều
mà các tác phẩm văn học hiện thực giai đoạn 1930 – 1945 không nhìn thấy
được. Nền văn học mới sau Cách mạng tháng tám đã đặt vấn đề và giải
quyết vấn đề số phận con người theo một cách khác, lạc quan hơn, nhiều hi
vọng hơn.
- Tràng là người có niềm tin vào Việt Minh, vào cách mạng. Điều đo cho
thấy Tràng đã có được suy nghĩ tích cực và tình cảm tốt đẹp về Việt Minh.
Đó là dấu hiệu của tinh thần yêu nước, tinh thần cách mạng đã hình thành
trong Tràng. Có thể Tràng chưa có được may mắn đến với cách mạng như
A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài nhưng trong tương lai,
ngườI đọc tin rằng Tràng sẽ đến với cách mạng, hòa vào dòng người đó đi
sau lá cờ đỏ.
2. Nhận xét thái độ, tình cảm của nhà văn với nhân vật Tràng: Nhân
vật Tràng xuất hiện ở phần cuối câu chuyện với những suy nghĩ về đám
người đói và lá cờ đỏ. Suy nghĩ của Tràng thể hiện tư tưởng nhân đạo của
Kim Lân. Ông trân trọng niềm khát vọng sống ngay bên bờ vực cái chết,
trân trong niềm tin bất diệt vào tương lai tươi sáng của Tràng. Cuộc đời của
những người như Tràng nếu không có một sự thay đổi mang tính đột biến
104
của cả xã hội sẽ sống mãi trong sự tăm tối, đói khát. Ở Tràng, tuy chưa có
được sự thay đổi đó, nhưng cuộc sống đã bắt đầu hé mở cho anh một hướng
đi. Đó là con đường đến với cách mạng một cách tự nhiên và tất yếu mà
những người như Tràng sẽ đi và trong thực tế lịch sử, người nông dân Việt
Nam đã đi. Và Kim Lân đã gửi gắm niềm tin vào Tràng.
3. Nhận xét nghệ thuật xây dựng nhân vật Tràng trong đoạn trích.
- Xây dựng nhân vật Tràng, Kim Lân xây dựng một tình huống truyện độc
đáo – tình huống Tràng nhặt vợ vừa vui vừa buồn. Tình huống truyện đã
thay đổi cuộc đời của Tràng.
- Xây dựng nhân vật Tràng, Kim Lân khai thác hiệu quả yếu tố thời gian và
không gian nghệ thuật. Thời gian, không gian chính là hình thức để con
người cảm nhận cuộc sống và bản thân. Trong đoạn trích, yếu tố thời gian
đồng hiện đã giúp Tràng nhận thức rõ hiện thực xã hội.
- Kết thúc truyện theo hướng mở đã phản ánh rõ tương lai sáng lạn của
Tràng.
- Nghệ thuật đối thoại với những ngôn ngữ bình dân phần nào thẻ hiện
được sự thay đổi trong nhận thức của Tràng.
- Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật bằng lời độc thoại nội tâm
cũng góp phần khắc họa rõ vẻ đẹp tâm hồn của Tràng.
->Sinh thời Nguyễn Minh Châu đã nói Nhà văn phải là người đi tìm những
hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn của con người. Với những yếu tố
nghệ thuật đặc sắc đó, Kim Lân đã tìm được hạt ngọc ẩn dấu trong tâm hồn
anh cu Tràng.
4. Nhận xét vẻ đẹp tâm hồn của người dân Việt Nam trong cái đói.
Nhận xét vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Nam trong cái đói
105
-Vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Nam trong cái đói. Vẻ đẹp tâm hồn
chính phẩm chất: nhân hậu, lạc quan, khao khát hạnh phúc, niềm tin vào
tương lai, vào cách mạng…
+ Tấm lòng nhân hậu: Trong cái đói, tấm lòng nhân hậu của con người Việt
Nam được thể hiện qua hành động tương thân tương ái. Với tinh thân lá
lành đùm lá rách, con người Việt Nam đã cưu mang nhau để vượt qua cái
đói. Vẻ đẹp đó được nhà văn tái hiện qua nhân vật Tràng.
+ Tinh thần lạc quan: Dù phải đối mặt với cái đói nhưng con người Việt
Nam vẫn hướn về tương lai, về hạnh phúc bằng những suy nghĩ và ành
động tích cực như niềm tin vào cuộc sống của bà cụ Tứ.
+ Vẻ đẹp tâm hồn của người dân Việt Nam trong cái đói đó là niềm khao
khát hạnh phúc. Dù đói gần kề cái chết nhưng con người Việt Nam vẫn
khao khát được sống, khao khát có được hạnh phúc gia đình.
+ Vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Nam trong cái đói đó là niềm tin vào
tương lai, tin vào cách mạng và đi theo cách mạng.
-Vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Nam được cảm nhận bởi tấm lòng
nhân đạo sâu sắc của nhà văn Kim Lân.
Kết bài: Hình ảnh anh cu Tràng xuất hiện trong đoạn trích là hiện thân cho
những người lao động với thân phận, cuộc đời bất hạnh nhưng có niềm
khao khát sống, khao khát hạnh phúc và niềm tin vào tương lai, vào cách
mạng. Qua hình tượng anh cu Tràng, người đọc cảm nhận rõ hơn về vẻ đẹp
tâm hồn của người nông dân trong cái đói năm 1945. Xây dựng hình tượng
anh cu Tràng trong đoạn trích Kim Lân đã tái hiện chân thực giá trị hiên
thực của tác phẩm. Và ông chứng tỏ được tài năng nghệ thuật và tấm lòng
nhân đạo của mình. Cùng viết về đề tài cái đói năm 1945 như các nhà văn
106
cùng thời như Ngô Tất Tố, như Nam Cao nhưng Kim Lân lại chọn cho
mình một cách viết khác. Viết về cái đói, ông không viết về cái chết mà
ông viết về sự sống, về tình người…Sự khác biệt đó tạo nên giá trị của tác
phẩm Vợ nhặt của ông. Đúng như M. Go-rơ-ki đã từng viết “Nghệ sĩ là
người biết khai thác những ấn tượng riêng chủ quan của mình, tìm thấy
những ấn tượng đó có giá trị khái quát và biết làm cho những ấn tượng đó
có những hình thức riêng.”

Phân tích nhân vật Tràng trong đoạn trích 5,0


sau. Từ đó hãy nhận xét làm rõ vẻ đẹp của con
người Việt Nam trong cái đói.

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Có đủ các 0,25
phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn
đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận
107
được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận : 0,5
- Phân tích nhân vật Tràng trong đoạn trích
sau.
- Nhận xét làm rõ vẻ đẹp của con người Việt
Nam trong cái đói.

c. Thí sinh có thể triển khai vấn đề nghị luận theo


nhiều cách nhưng phải vận dụng tốt các thao tác lập
luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng để
làm rõ các nội dung:
Mở bài: 0,5
Nạn đói năm 1945 đã đi qua gần nửa thế kỉ
nhưng mỗi khi nhắc đến nạn đói đó chúng ta không
khỏi ám ảnh bởi những hậu quả của nó. Viết về nạn
Mở bài sơ
đói, nhà văn Tô Hoài đã rất bàng hoàng: "Mỗi khi
lược:
chợt nghĩ lại, tôi vẫn bàng hoàng về những năm
-Trích dẫn một
khủng khiếp ấy". Nỗi bàng hoàng đó được Kim Lân
ý kiến.
tái hiện chân thực trong tác phẩm Vợ nhặt. Với tác
-Giới thiệu tác
phẩm Vợ nhặt nhà văn đã làm hiện lên trước mắt
giả Kim Lân.
người đọc một bức tranh sinh động về hiện thực thê
-Giới thiệu tác
thảm của người nông dân. Dù đang bị cái đói, cái
phẩm Vợ nhặt.
chết rình rập nhưng họ vẫn cưu mang, đùm bọc, yêu
-Giới thiệu nhân
thương và san sẻ, cùng hướng về sự sống, về hạnh
vật Tràng và
phúc và tương lai. Trong truyện ngắn Vợ nhặt, Kim

108
đoạn trích. Lân đã rất thành công khi xây dựng hình tượng nhân
-Giới thiệu vẻ vật Tràng- người đàn ông nghèo, xấu nhưng có vẻ
đẹp tâm hồn của đẹp tâm hồn đáng trân trọng. Điều đó được Kim
con người Việt Lân thể hiện rõ qua đoạn trích trên. Qua đây, người
Nam trong cái đọc hiểu rõ vẻ đẹp của tâm hồn con người làng quê
đói. Việt Nam trong cái đói.

Thân bài.
1. Phân tích nhân vật Tràng trong đoạn trích 2,0

Thân bài: *Khái quát về tác giả Kim Lân và tác phẩm
Vợ nhặt: Kim Lân (1920-2007) tên khai sinh là
Nguyễn Văn Tài. Ông là một nhà văn chuyên viết
*Khái quát lại truyện ngắn. Ông thường hướng ngòi bút của mình
về tác giả Kim viết về nông thôn và người nông dân. Ông viết tác
Lân và tác phẩm Vợ nhặt ngay sau Cách mạng Tháng 8 năm
phẩm Vợ nhặt. 1945 nhưng bị mất bản thảo. Đến khi hòa bình lập
lại năm 1954, ông bắt tay vào viết lại. lúc đầu ông
đặt tên cho tác phẩm là Xóm ngụ cư nhưng sau đó
ông đổi lại Vợ nhặt.
*Khái quát về nhân vật Tràng:
- Tràng vốn là một chàng trai thô kệch, xấu xí,
nghèo khổ, lại là dân ngụ cư. Anh cũng như bao
người khác đang là nạn nhân của nạn đói khủng
khiếp năm Ất Dậu (1945).
109
- Tràng làm nghề kéo xe thóc cho Liên đoàn. Liên
đoàn là một tổ chức thu gom thóc cho phát xít Nhật
* Khái quát ở nước ta trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.
nhân vật Tràng kéo xe thóc cho Liên đoàn để kiếm sống, để
Tràng: dân ngụ nuôi mình và nuôi mẹ già. Như vậy, chúng ta thấy
cư, nghèo, làm rõ bản tính lương thiện của Tràng.
nghề kéo xe - Trong hoàn cảnh cái đói đã tràn đến, Tràng bỗng
thóc, nhặt được nhiên lấy vợ qua hai lần quen biết chỉ câu chuyện
vợ trong hai lần tầm phơ tầm phào, Tràng có vợ và không mất tiền
quen biết. cưới hỏi. Sau một đêm của cuộc sống gia đình,
Tràng được sống trong những giây phút hòa thuận
vui vẻ trong bữa cơm ngày đói.
* Hoàn cảnh nhân vật xuất hiện: GS. Trần Đình
Sử khẳng định “Không có hình tượng nghệ thuật
nào không có không gian, không có một nhân vật
nào không có một nền cảnh nào đó”. Bởi vậy, Kim
Lân xây dựng một ngoại cảnh đầy dụng ý nghệ
thuật để đặt nhân vật vào trong đó đã giúp tác phẩm
của ông có thêm những ý nghĩa phong phú và sâu
sắc.
- Tràng được miêu tả trong bối cảnh cái đói đang
tràn đến xóm ngụ cư. Nhà văn miêu tả nhân vật
Tràng trong không gian căn nhà của Tràng, căn nhà
được quét tước, gọn gàng sạch sẽ bởi nàng dâu mới.
Sự thay đổi không gian sống của Tràng, dự báo một
110
thay đổi về cuộc sống của Tràng.
- Tràng được miêu tả trong bối cảnh thời gian đó là
một buổi sáng mùa hè. Buổi sáng đầu tiên của cuộc
sống vợ chồng. Buổi sáng đầu tiên Tràng được ăn
bữa cơm gia đình thực sự. Dù bữa cơm ngày đói
thật thảm hại nhưng Tràng lại cảm nhận được sự
đầm ấm hòa thuận bởi tình cảm gia đình.

*Hoàn cảnh * Tâm trạng của Tràng: Tâm trạng là trạng thái
nhân vật xuất cảm xúc của con người được hình thành trong một
hiện: hoàn cảnh đặc biệt. Có những cảm xúc tích cực và
tiêu cực. Cảm xúc tích cực sẽ hình thành tâm trạng
tích cực ở con người. Khi xây dựng nhân vật, nhà
văn tập trung miêu tả những cảm xúc, tâm trạng của
nhân vật. Trong truyện ngắn Vợ nhặt, Kim Lân đã
rất thành công khi miêu tả tâm trạng của Tràng vào
buổi sáng hôm sau, đặc biệt từ khi nghe người vợ
nói về Việt Minh.
- Không gian - Tràng đã sống trong nỗi tủi hờn vì ăn món chè
xóm ngụ cư. khoán của mẹ thi bỗng nhiên xuất hiện của âm
thanh tiếng trống thúc thuế. Tiếng trống thúc thuế
vang lên từ ngoài đình làng dồn dập, vội vã ngoài
đình bỗng dội lên một hồi trống, dồn dập, vội vã.
Âm thanh tiếng trống thúc thuế vang lên khiến đàn
quạ cũng hốt hoảng mà bay vù lên, lượn thành từng
111
đám bay vần trên nền trời như những đám mây đen.
Có lẽ lúc này, tiếng trống thúc thuế là âm thanh
- Thời gian: đáng sợ nhất đối với những con người đói.
trong bữa cơm + Trong nỗi tủi hờn, mọi người ai nấy đều giật mình
buổi sáng. bởi âm thanh tiếng trống thúc thuế ấy. Duy chỉ có
người vợ nhặt là ngạc nhiên về thứ âm thanh dồn
dập, vội vã, người con dâu hỏi bà cụ Tứ Trống gì
đấy, u nhỉ? Nghe bà cụ Tứ giải thích về tiếng trống
người con dâu có vẻ lạ lắm. Thị ngạc nhiên vì ở đây
vẫn phải đóng thuế. Thị được biết ở trên mạn Thái
Nguyên, Bắc Giang người ta không chịu đóng thuế
nữa đâu. Người ta còn phá cả kho thóc của Nhật,
chia cho người đói nữa đấy. Người vợ nhặt đã kể về
*Tâm trạng phong trào phá kho thóc Nhật mà mình từng được
chứng kiến. Chính câu chuyện của người vợ nhặt đã
mang đến những chuyển biến rõ rệt trong suy nghĩ
và thôi thúc hành động của nhân vật Tràng trong
tương lai.
+ Nghe tiếng trống thúc thuế và câu chuyện của
người vợ, trong suy nghĩ của Tràng hiện lên hình
ảnh đám người đói đi trên đê Sộp và lá cờ đỏ bay
phấp phới Tràng thần mặt ra nghĩ ngợi. Cái mặt to
lớn bặm lặi, khó đăm đăm. Miếng cám ngậm trong
miệng hắn đã bã ra chát xít... Hắn đang nghĩ đến
những người phá kho thóc Nhật. Bất giác Tràng hỏi
112
vợ Việt Minh phải không? Bằng nghệ thuật đối thoại
với ngôn ngữ bình dân, Kim Lân đã tài hiện lại câu
chuyện của Tràng và vợ về Việt Minh. Câu chuyện
của người vợ cho Tràng thấy cách mạng đã về, đã
lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành lấy sự sống, sự
tự do. Lúc này, Tràng được nghe về Việt Minh.
Tràng lờ mờ hiểu được Việt Minh là những người đi
phá kho thóc của Nhật để chia cho người đói. Tràng
-Tràng băn đã hiểu được hành động tích cực của Việt Minh qua
khoăn về câu câu chuyện của vợ.
chuyện của - Sau khi được người vợ xác nhận những người đi
người vợ. phá kho thóc đó chính là Việt Minh, Tràng nhớ lại
cảnh tượng Tràng gặp trên đê Sộp trong ý nghĩ của
hắn vụt hiện ra cảnh những người nghèo đói ầm ầm
kéo nhau đi trên đê Sộp. Đằng trước có lá cờ đỏ to
lắm. Bằng yếu tố thời gian đồng hiện, hình ảnh
những người nghèo đói và hình ảnh lá cờ đỏ to lắm
-Tràng nhớ hình hiện lên trong tâm trí Tràng vừa gợi ra cảnh ngộ đói
ảnh những khát thê thảm vừa gợi ra những tín hiệu của cuộc
người nghèo đói cách mạng. Cả hai hình ảnh đó đều là những nét
và lá cờ trên đê chân thực trong bức tranh đời sống lúc bấy giờ.
Sộp. - Nhà văn Kim Lân đã rất khéo léo tái hiện thực
trạng xã hội đời sống lúc bấy giờ qua những hình
ảnh hiện lên trong ý nghĩ của Tràng. Đồng thời qua
chi tiết này, nhà văn cũng miêu tả sự thay đổi trong
113
nhận thức của Tràng. Tràng đã nhận thức được hiện
trạng xã hội đang có dấu hiệu thay đổi theo chiều
hướng tích cực dù Tràng còn rất mơ hồ về Việt
Minh, về cách mạng hôm ấy hắn láng máng nghe
người ta nói họ là Việt Minh đấy. Họ đi cướp thóc
đấy.
- Vì còn mơ hồ chưa hiểu rõ về Việt Minh nên
Tràng thấy sợ Tràng không hiểu gì sợ quá, kéo vội
xe thóc của Liên đoàn tắt cánh đồng đi lối khác.
Như trên đã nói, Tràng làm nghề kéo xe thóc cho
Liên đoàn, Liên đoàn là một tổ chức thu mua thóc
của Nhật ở nước ta trước Cách mạng Tháng 8 năm
1945. Hành động Tràng kéo xe thóc của Liên đoàn
-Tràng sợ hãi đi lối khác để tránh gặp đoàn người đói và Việt
kéo xe tắt cánh Minh cũng không có gì đáng trách. Tràng có trách
đồng đi lối nhiệm trong công việc của mình vì Tràng chưa hiểu
khác. được động cơ tích cực của Việt Minh. Qua đây, nhà
văn Kim Lân đã phản ảnh chân thực một hiện trạng
về đời sống cách mạng ở Việt Nam lúc bấy giờ. Còn
có rất nhiều người dân cả giới văn nghệ sĩ cũng
chưa được giác ngộ cách mạng trong đó có Tràng.
- Chính người vợ và câu chuyện của người vợ đã
giúp Tràng giác ngộ. Tràng đã hiểu được động cơ
tích cực của Việt Minh à ra họ đi phá kho thóc chia
cho người đói. Tự dưng hắn thấy ân hận, tiếc rẻ vẩn
114
vơ, khó hiểu. M. Go-rơ-ki đã từng nói Yếu tố đầu
tiên của văn học là ngôn ngữ, công cụ chủ yếu
của nó và cùng với các sự kiện, các hiện tượng
của cuộc sống là chất liệu của văn học.”. Kim Lân
-Tràng ân hận, đã sử dụng yếu tố đầu tiên ấy là ngôn ngữ khi Kim
tiếc rẻ vẩn vơ. Lân miêu tả hình ảnh Việt Minh đi cướp kho thóc
trong câu chuyện Tràng nghe được. Chỉ từng đó
thôi nhưng câu chuyện cũng giúp Tràng có những
suy nghĩ tích cực về Việt Minh. Miêu tả tâm trạng
ân hận, tiếc rẻ, vẩn vơ của Tràng, Kim Lân sử dụng 0,5
lời độc thoại nội tâm để phản ánh sự nhận thức sâu
sắc của Tràng về Việt Minh, về cách mạng. Có lẽ
Tràng ân hận vì Tràng lại bảo vệ thóc cho Liên đoàn
mà không để cho Việt Minh cướp chia cho dân
nghèo. Có lẽ Tràng tiếc rẻ vì Tràng không được tiếp
cận với Việt Minh để được hòa vào dòng người đó.
Trong phút chốc, Tràng đã nhận thức được hiện
thực xã hội và trách nhiệm của bản thân trước hiện
thực xã hội đang thay đổi.
- Bữa cơm đã kết thúc nhưng những dòng suy nghĩ
của Tràng về đám người đói và lá cờ đỏ vẫn còn.
Ngoài đình tiếng trống thúc thuế vẫn dồn dập. Mẹ
và vợ Tràng đã buông đũa đứng dậy. Trong óc
Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp 0,5
phới. Trong phần kết của đoạn trích, Kim Lân đã sử
115
dụng bút pháp tương phản, đối lập để phản ánh hiện
-Tràng trăn trở thực xã hội Việt Nam lúc bấy giờ.
về đám người + Hiện thực cái đói vẫn hiện hữu trong âm thanh
đói và lá cờ đỏ. của tiếng trống thúc thuế dồn dập ngoài đình làng
đối lập với phong trào cách mạng đang sục sôi.
+ Hình ảnh đám người đói hiện lên trong ý nghĩ của
Tràng đã phản ánh chân thực hiện thực thê thảm của
con người Việt Nam trong cái đói do Pháp và Nhật
gây ra. Hình ảnh đó có sức tố cáo mạnh mẽ tội ác
của Pháp, Nhật. Bên cạnh hình ảnh thê thảm đó là
hình ảnh lá cờ đỏ thể hiện triển vọng tươi sáng của
hiện thực tăm tối, đó là tương lai đang hình thành
trong hiện tại. Đó có thể là tương lai của Tràng. Có
thể một ngày nào đó anh Tràng cũng sẽ hòa vào
dòng người đói để đấu tranh cho bà con, đấu tranh
để bảo vệ cho cuộc sống của chính mình. Và đó
chính là niềm tin của Tràng vào tương lai tốt đẹp.
Pau – tôp- xki đã từng nói Chi tiết làm nên bụi vàng
của tác phẩm. Đúng vậy, chi tiết lá cờ đỏ hiện lên
trong óc Tràng đã làm nên hạt bụi vàng cho tác
phẩm Vợ nhặt.
=>Tâm trạng của Tràng có những diễn biến khá
phức tạp, từ sự ân hận, tiếc rẻ đến niềm tin vào cách
mạng. Miêu tả tâm trạng của Tràng trong đoạn trích,
Kim Lân đã phát huy tài năng của mình khi sử dụng
116
những lời độc thoại nội tâm kết hợp với yếu tố thời
gian đồng hiện. Kim Lân đặt nhân vật của mình
trong một hoàn cảnh tâm lí đặc biệt để nhân vật tự
nhận thức. Qua đó, Tràng đã bộc lộ được phẩm
chất, vẻ đẹp tâm hồn của mình.
* Phẩm chất – vẻ đẹp tâm hồn của Tràng.
- Tràng là một người lao động lương thiện, Tràng đi
kéo xe bò thuê để kiếm sống. Trong bối cảnh cái
đói, Tràng vẫn giữ được bản chất lương thiện của
Tràng. Hành động Tràng kéo xe thóc của Liên đoàn
đi tắt phần nào thể hiện được trách nhiệm của Tràng
*Phẩm chất tốt với tổ chức mà anh làm thuê.
đẹp. - Tràng là một người đàn ông trưởng thành, Tràng ý
- Trân lương thức được sự thay đổi của thời cuộc. Nếu Chí Phèo
thiện. trong sáng tác của Nam Cao chỉ dừng lại ở giai đoạn
nhận thức về hiện tại của bản thân là đói rét, ốm đau
và cô độc để rồi rơi vào bế tắc vì bị cự tuyệt quyền
làm người thì Tràng nhận thức rõ tín hiệu thật mới
-Tràng trưởng mẻ về một sự đổi thay xã hội rất lớn lao, có ý nghĩa
thành. quyết định với sự đổi thay của mỗi số phận của
mình và mọi người. Đây là điều mà các tác phẩm
văn học hiện thực giai đoạn 1930 – 1945 không
nhìn thấy được. Nền văn học mới sau Cách mạng
tháng tám đã đặt vấn đề và giải quyết vấn đề số
phận con người theo một cách khác, lạc quan hơn,
117
nhiều hi vọng hơn.
- Tràng là người có niềm tin vào Việt Minh, vào
cách mạng. Điều đo cho thấy Tràng đã có được suy
nghĩ tích cực và tình cảm tốt đẹp về Việt Minh. Đó
là dấu hiệu của tinh thần yêu nước, tinh thần cách
mạng đã hình thành trong Tràng. Có thể Tràng chưa
có được may mắn đến với cách mạng như A Phủ
-Nhận thức trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài nhưng
được về Việt trong tương lai, ngườI đọc tin rằng Tràng sẽ đến với
Minh, có niềm cách mạng, hòa vào dòng người đó đi sau lá cờ đỏ.
tin. 2. Nhận xét thái độ, tình cảm của nhà văn với
nhân vật Tràng: Nhân vật Tràng xuất hiện ở phần
cuối câu chuyện với những suy nghĩ về đám người
đói và lá cờ đỏ. Suy nghĩ của Tràng thể hiện tư
tưởng nhân đạo của Kim Lân. Ông trân trọng niềm
2.Nhận xét thái khát vọng sống ngay bên bờ vực cái chết, trân trong
độ, tình cảm niềm tin bất diệt vào tương lai tươi sáng của Tràng.
của nhà văn: Cuộc đời của những người như Tràng nếu không có
- Trân trọng vẻ một sự thay đổi mang tính đột biến của cả xã hội sẽ
đẹp tâm hồn. sống mãi trong sự tăm tối, đói khát. Ở Tràng, tuy
- Thể hiện niềm chưa có được sự thay đổi đó, nhưng cuộc sống đã
tin vào Tràng. bắt đầu hé mở cho anh một hướng đi. Đó là con
đường đến với cách mạng một cách tự nhiên và tất
yếu mà những người như Tràng sẽ đi và trong thực
tế lịch sử, người nông dân Việt Nam đã đi. Và Kim
118
Lân đã gửi gắm niềm tin vào Tràng.
3. Nhận xét nghệ thuật xây dựng nhân vật Tràng
trong đoạn trích.
- Xây dựng nhân vật Tràng, Kim Lân xây dựng một
tình huống truyện độc đáo – tình huống Tràng nhặt
3.Nghệ thuật vợ vừa vui vừa buồn. Tình huống truyện đã thay đổi
xây dựng nhân cuộc đời của Tràng.
vật. - Xây dựng nhân vật Tràng, Kim Lân khai thác hiệu
-Tình huống quả yếu tố thời gian và không gian nghệ thuật. Thời
truyện nhặt vợ. gian, không gian chính là hình thức để con người
cảm nhận cuộc sống và bản thân. Trong đoạn trích,
yếu tố thời gian đồng hiện đã giúp Tràng nhận thức
- Yếu tố thời rõ hiện thực xã hội.
gian và không - Kết thúc truyện theo hướng mở đã phản ánh rõ
gian nghệ thuật tương lai sáng lạn của Tràng.
- Nghệ thuật đối thoại với những ngôn ngữ bình dân
phần nào thẻ hiện được sự thay đổi trong nhận thức
của Tràng.
- Kết thúc mở - Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật bằng
lời độc thoại nội tâm cũng góp phần khắc họa rõ vẻ
- Đối thoại, đẹp tâm hồn của Tràng.
ngôn ngữ bình ->Sinh thời Nguyễn Minh Châu đã nói Nhà văn
dân. phải là người đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong
- Tả tâm trạng bề sâu tâm hồn của con người. Với những yếu tố
bằng lời độc nghệ thuật đặc sắc đó, Kim Lân đã tìm được hạt
119
thoại nội tâm. ngọc ẩn dấu trong tâm hồn anh cu Tràng.
4. Nhận xét vẻ đẹp tâm hồn của người dân Việt
Nam trong cái đói.
Nhận xét vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt
Nam trong cái đói
-Vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Nam trong
4.Nhận xét: Vẻ cái đói. Vẻ đẹp tâm hồn chính phẩm chất: nhân hậu,
đẹp tâm hồn lạc quan, khao khát hạnh phúc, niềm tin vào tương
của người dân lai, vào cách mạng…
Việt Nam trong + Tấm lòng nhân hậu: Trong cái đói, tấm lòng nhân
cái đói: nhân hậu của con người Việt Nam được thể hiện qua
hậu, lạc quan, hành động tương thân tương ái. Với tinh thân lá
khao khát hạnh lành đùm lá rách, con người Việt Nam đã cưu mang
phúc, tin vào nhau để vượt qua cái đói. Vẻ đẹp đó được nhà văn
tương lai và tái hiện qua nhân vật Tràng.
cách mạng. + Tinh thần lạc quan: Dù phải đối mặt với cái đói
nhưng con người Việt Nam vẫn hướn về tương lai,
về hạnh phúc bằng những suy nghĩ và ành động tích
cực như niềm tin vào cuộc sống của bà cụ Tứ.
+ Vẻ đẹp tâm hồn của người dân Việt Nam trong cái
đói đó là niềm khao khát hạnh phúc. Dù đói gần kề
cái chết nhưng con người Việt Nam vẫn khao khát
được sống, khao khát có được hạnh phúc gia đình.
+ Vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Nam trong cái
đói đó là niềm tin vào tương lai, tin vào cách mạng
120
và đi theo cách mạng.
-Vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Nam được
cảm nhận bởi tấm lòng nhân đạo sâu sắc của nhà
văn Kim Lân.
Kết bài: Hình ảnh anh cu Tràng xuất hiện trong
đoạn trích là hiện thân cho những người lao động
với thân phận, cuộc đời bất hạnh nhưng có niềm
khao khát sống, khao khát hạnh phúc và niềm tin
KB: vào tương lai, vào cách mạng. Qua hình tượng anh
-Khái quát nhân cu Tràng, người đọc cảm nhận rõ hơn về vẻ đẹp tâm
vật Tràng: hồn của người nông dân trong cái đói năm 1945.
nghèo những có Xây dựng hình tượng anh cu Tràng trong đoạn trích
phẩm chất tốt Kim Lân đã tái hiện chân thực giá trị hiên thực của
đẹp. tác phẩm. Và ông chứng tỏ được tài năng nghệ thuật
-Khái quát đặc và tấm lòng nhân đạo của mình. Cùng viết về đề tài
điêm con người cái đói năm 1945 như các nhà văn cùng thời như
làng quê Việt Ngô Tất Tố, như Nam Cao nhưng Kim Lân lại chọn
Nam trong sáng cho mình một cách viết khác. Viết về cái đói, ông
tác của Kim không viết về cái chết mà ông viết về sự sống, về
Lân. tình người…Sự khác biệt đó tạo nên giá trị của tác
phẩm Vợ nhặt của ông. Đúng như M. Go-rơ-ki đã
-Nêu giá trị của từng viết “Nghệ sĩ là người biết khai thác những ấn
tác phẩm. tượng riêng chủ quan của mình, tìm thấy những ấn
- Trích dẫn ý tượng đó có giá trị khái quát và biết làm cho những
kiến. ấn tượng đó có những hình thức riêng.”
121
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,2
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt 5
câu
e. Sáng tạo 0,5
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ
sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận, sử dụng kiến
thức lí luận văn học, thao tác so sánh văn học.

Cô đang họp Gv ôn TN 12. Các em nhìn màn hình, chép vào vở nhé.
Chú ý nhé

122
ĐỀ: CẢM NHẬN ĐOẠN TRÍCH SAU. TỪ ĐÓ NHẬN XÉT GIÁ TRỊ
NHÂN ĐẠO CỦA TÁC PHẨM VỢ NHẶT CỦA KIM LÂN.
Ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống, dồn dập, vội vã. Đàn quạ trên
những cây gạo cao chót vót ngoài bãi chợ hốt hoảng bay vù lên, lượn
thành từng đám bay vần trên nền trời như những đám mây đen.
Người con dâu khẽ thở dài, thị nói lí nhí trong miệng:
-Trống gì đấy, u nhỉ?
-Trống thúc thuế đấy. Đằng thì nó bắt gồng đay, đằng thì nó bắt đóng thuế.
Giời đất này không chắc đã sống qua được đâu các con ạ... - Bà lão
ngoảnh vội ra ngoài. Bà lão không dám để con dâu nhìn thấy bà khóc.
Người con dâu có vẻ lạ lắm, thị lầm bầm:
- Ở đây vẫn phải đóng thuế cơ à?
Im lặng một lúc thị lại tiếp:
-Trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không chịu đóng thuế nữa
đâu. Người ta còn phá cả kho thóc của Nhật, chia cho người đói nữa đấy.
Tràng thần mặt ra nghĩ ngợi. Cái mặt to lớn bặm lặi, khó đăm đăm.
Miếng cám ngậm trong miệng hắn đã bã ra chát xít... Hắn đang nghĩ đến
những người phá kho thóc Nhật.
Tràng hỏi vội trong miếng ăn:
-Việt Minh phải không?
- Ừ, sao nhà biết?
Tràng không trả lời. Trong ý nghĩ của hắn vụt hiện ra cảnh những
người nghèo đói ầm ầm kéo nhau đi trên đê Sộp. Đàng trước có lá cờ đỏ to
lắm.

123
Hôm ấy hắn láng máng nghe người ta nói họ là Việt Minh đấy. Họ đi
cướp thóc đấy. Tràng không hiểu gì sợ quá, kéo vội xe thóc của Liên đoàn
tắt cánh động đi lối khác.
À ra họ đi phá kho thóc chia cho người đói. Tự dưng hắn thấy ân hận,
tiếc rẻ vẩn vơ, khó hiểu.
Ngoài đình tiếng trống thúc thuế vẫn dồn dập. Mẹ và vợ Tràng đã
buông đũa đứng dậy.
Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới.
(Trích Vợ nhặt – Kim Lân. Sgk Ngữ văn 12, tập 2, trang 32)
I. PHÂN TÍCH ĐỀ
1. Thể loại: Dạng đề cảm nhận đoạn trích văn xuôi. Nhận xét một vấn
đề. (Dự phòng nhé)
2. Nội dung
- Cảm nhận nội dung đoạn trích: Đoạn trích viết về Câu chuyện về Việt
Minh và suy nghĩ của Tràng về VM.
- Cảm nhận nghệ thuật đoạn trích.
- Nhận xét giá trị nhân đạo của tác phẩm.
3. Tư liệu: Đoạn trích trong tác phẩm.
II. DÀN Ý CHI TIẾT VÀ BIỂU ĐIỀM
MB: Nói về nạn đói năm 1945, nhà văn Kim Lân từng nói: "Đói, nó vừa
đắng cay, vừa đau đớn, đồng thời một mặt nào đó nó lại lóe lên một tia
sáng về đạo đức, danh dự". Truyện ngắn Vợ nhặt của ông chính là truyện
ngắn đi sâu khai thác tia sáng đẹp đẽ trong bi kịch tăm tối ấy của nạn đói.
Truyện tái hiện câu chuyện Tràng nhặt vợ qua hai lần quen biết. Qua câu
chuyện nhặt vợ của anh Tràng, nhà văn Kim Lân đã tái hiện tình cảnh thê
124
thản của con người trong cái đói. Đồng thời ông thể hiện niềm tin của mình
vào tương lai của họ. Đoạn trích từ câu văn Ngoài đình làng bỗng dội lên
một hồi trống, dồn dập, vội vã đến câu văn Trong óc Tràng vẫn thấy đám
người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới thuộc đoạn cuối trong truyện ngắn
Vợ nhặt. Đoạn trích tái hiện câu chuyện về Việt Minh và những suy
nghĩ của Tràng về Việt Minh. Qua đây, người đọc hiểu rõ được giá trị
nhân đạo của tác phẩm Vợ nhăt.
MB: TRích ý kiến, giới thiệu tg, tp, nêu vị trí của đoạn trích, nội dung của
đoạn trích và nêu giá trị nhân đạo. Nhé. Cô đang họp. Quan trọng lắm.
Cứ chép đi.
TB:
Ý 1. Cảm nhận nội dung đoạn trích: Theo từng đoạn nhé.
*Phần khái quát Kim Lân (1920-2007) tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài.
Ông là một nhà văn chuyên viết truyện ngắn. Ông thường hướng ngòi bút
của mình viết về nông thôn và người nông dân. Ông viết tác phẩm Vợ nhặt
ngay sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945 nhưng bị mất bản thảo. Đến khi
hòa bình lập lại năm 1954, ông bắt tay vào viết lại. lúc đầu ông đặt tên cho
tác phẩm là Xóm ngụ cư nhưng sau đó ông đổi lại Vợ nhặt. Xong ý này
chưa? Qua nhé.
*: Khái quát nội dung đoạn trước: Tràng vốn là một chàng trai thô
kệch, xấu xí, nghèo khổ, lại là dân ngụ cư. Anh cũng như bao người khác
đang là nạn nhân của nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu (1945). Tràng làm
nghề kéo xe thóc cho Liên đoàn. Trong hoàn cảnh cái đói đã tràn đến,
Tràng bỗng nhiên lấy vợ qua hai lần quen biết chỉ câu chuyện tầm phơ tầm
phào, Tràng có vợ và không mất tiền cưới hỏi. Sau một đêm của cuộc sống
125
gia đình, Tràng được sống trong những giây phút hòa thuận vui vẻ trong
bữa cơm ngày đói. Bữa cơm ngày đói thật thảm hại với món cháo cám của
bà cụ Tứ khiến mọi người sống trong nỗi tủi hờn.
* Phân tích đoạn văn 1: Ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống, dồn dập,
vội vã. Đàn quạ trên những cây gạo cao chót vót ngoài bãi chợ hốt hoảng
bay vù lên, lượn thành từng đám bay vần trên nền trời như những đám mây
đen.
- Tiếng trống thúc thuế vang lên xua đi nỗi tủi hờn trong tâm trí ba mẹ con
Tràng. Tiếng trống thúc thuế vang lên ngoài đình làng dồn dập, vội vã để
thúc giục người dân đi đóng thuế. Âm thanh đó là nỗi ám ảnh của mỗi
người nông dân Việt Nam về nạn sưu thuế do thực dân Pháp áp đặt. Âm
thanh đó tái hiện một hiện trạng xã hội Việt Nam thời kì trước Cách mạng
Tháng 8 năm 1945 chìm trong nạn sưu thuế. Qua đó, nhà văn đã lên án tội
ác của thực dân Pháp đã gây ra nỗi khổ cho người nông dân Việt Nam. Ss
TNĐL.
- Tiếng trống thúc thuế vang lên dồn dập, vội vã khiến đàn quạ cũng
hốt hoảng. Hình ảnh đàn quạ lượn thành từng đám bay vẩn trên nền trời
như những đám mây đen như dự báo những ngày thảm đạm của cuộc sống
của người dân xóm ngụ cư. Miêu tả hình ảnh đàn quạ, nhà văn gợi cho
chúng ta cảm nhận được sự hiểm nguy mà những người nông dân sẽ gặp
phải.
* Phân tích đoạn văn 2: Câu chuyện của ba mẹ con Tràng:
Người con dâu khẽ thở dài, thị nói lí nhí trong miệng:
-Trống gì đấy, u nhỉ?

126
-Trống thúc thuế đấy. Đằng thì nó bắt gồng đay, đằng thì nó bắt đóng thuế.
Giời đất này không chắc đã sống qua được đâu các con ạ... - Bà lão
ngoảnh vội ra ngoài. Bà lão không dám để con dâu nhìn thấy bà khóc.
Người con dâu có vẻ lạ lắm, thị lầm bầm:
- Ở đây vẫn phải đóng thuế cơ à?
Im lặng một lúc thị lại tiếp:
-Trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không chịu đóng thuế nữa
đâu. Người ta còn phá cả kho thóc của Nhật, chia cho người đói nữa đấy.
Tràng thần mặt ra nghĩ ngợi. Cái mặt to lớn bặm lặi, khó đăm đăm.
Miếng cám ngậm trong miệng hắn đã bã ra chát xít... Hắn đang nghĩ đến
những người phá kho thóc Nhật.
Tràng hỏi vội trong miếng ăn:
-Việt Minh phải không?
- Ừ, sao nhà biết?
Ba mẹ con nói chuyện với nhau.
- Thị: Tiếng trống thúc thuế cũng khiến người con dâu ngạc nhiên.
Thị thở dài và nói lí nhí trong miệng trống gì đấy u nhỉ? Thị hỏi bà cụ Tứ
về tiếng trống vì có lẽ thị chưa bao giờ được nghe tiếng trống dồn dập và
vội vã.
- Bà cụ Tứ bảo thị đó là tiếng trống thúc thuế. Bà cụ Tứ than thở với
nàng dâu về hiện trạng xã hội, nỗi khổ của người dân Việt Nam dưới ách
thống trị của Nhật và Pháp đằng thì nó bắt giồng đay, đằng thì nó bắt đóng
thuế. Mượn câu nói của bà cụ Tứ, Kim Lân đã tố cáo tội ác của phát xít
Nhật. Nhật bắt dân ta nhổ lúa giồng đay khiến người nông dân mất ruộng

127
đất. Nhà văn tiếp tục tố cáo thực dân Pháp với chính sách sưu cao thuế
nặng.
+ Bà cụ Tứ rất lo vì không biết có sống được qua cái tao đoạn này
không? Giời đất này không chắc đã sống qua được đâu các con ạ... bà lo vì
cái đói, cái chết đang cận kề. Bà lo cho sự tồn tại của ba mẹ con. Nỗi lo của
bà là nỗi lo rất chính đáng. Điều đó thể hiện tình yêu thương con của bà.
+ Bà cụ lo lắng quá và khóc. Bà lão ngoảnh vội ra ngoài. Bà lão
không dám để con dâu nhìn thấy bà khóc.
 Đây là lần thứ 3 bà khóc. Bà khóc vì lo cho con và thương cho
con rất nhiều. Bà quay đi để khóc để dấu giọt nước mắt mặn mòi của
bà. Giọt nước mắt của bà thể hiện rõ tình mẫu tử và tấm lòng nhân đạo
của bà. Bà cụ Tứ là người mẹ nhân hậu.
- Thị: Thị thấy bà cụ Tứ nói về tiếng trống thúc thuế, thấy bà lo lắng nên
Người con dâu có vẻ lạ lắm, thị lầm bầm:
- Ở đây vẫn phải đóng thuế cơ à? Thị ngạc nhiên vì ở đây vẫn phải đóng
thuế. Điều đó cho thấy VM chưa về đến đây.
Thấy mọi người im lặng, thị nói tiếp: -Trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang
người ta không chịu đóng thuế nữa đâu. Người ta còn phá cả kho thóc của
Nhật, chia cho người đói nữa đấy.
->Câu chuyện của thị phản ảnh hiện trạng xã hội lúc bấy giờ: Người dân
không chịu đóng thuế và VM đã đi phá kho thóc chia cho người đói. Câu
chuyện của thị cho thấy CM đã về, đã lãnh đạo nhân dân chống Nhật.
Đây chính là giai đoạn tiền kháng Nhật.

128
-> Câu chuyện của thị cho thấy thị rất hiểu biết và cập nhật thông tin. Vì
thị sống lang bạt nay đây mai đó. Điều đó cũng cho thấy thị rất am hiểu
hiện thực xã hội.
->Câu chuyện của thị có ý nghĩa sâu sắc, tác động mạnh đến Tràng.
Tràng thần mặt ra nghĩ ngợi. Cái mặt to lớn bặm lặi, khó đăm đăm.
Miếng cám ngậm trong miệng hắn đã bã ra chát xít... Hắn đang nghĩ đến
những người phá kho thóc Nhật. Câu chuyện của thị khiến Tràng nhớ
đến hình ảnh những người phá kho thóc Nhật. Hình ảnh những người phá
kho thóc Nhật gây ấn tượng với Tràng. Tràng nhớ rất rõ hình ảnh của họ,
nhưng không biết họ là ai? Họ đại diện cho ai? Hành động đó tích cực hay
tiêu cực? Tóm lại, Tràng còn rất mơ hồ về VM cho đến khi nghe thị nói về
VM.
Tràng hỏi vội trong miếng ăn:
-Việt Minh phải không?
- Ừ, sao nhà biết?
Câu hỏi của Tràng thể hiện sự nhận thức về VM. Giờ Tràng đã hiểu
VM là ai? Bằng nghệ thuật đối thoại, KL đã tái hiện câu chuyện của 2 vợ
chồng Tràng về VM. Có thể thấy, thị là người đã giúp Tràng nhận thức về
VM. Tràng đã có những suy nghĩ mới mẻ về VM. Trong suy nghĩ của
Tràng, có rất nhiều điều đáng để người đọc suy ngẫm.
*Đoạn 3: Tâm trạng của Tràng
-Tâm trạng của Tràng: Tràng nhớ đến hình ảnh những người nghèo đói ầm
ầm kéo nhau đi trên đê Sộp. Tràng nhớ đến lá cờ đỏ to lắm.

129
->Hình ảnh đám người nghèo đói ầm ầm kéo nhau trên đê Sộp phản ánh
một hiện trạng thê thảm của người nông dân trong cái đói. Đó là hình ảnh
chân thực nhất.
->Hình ảnh lá cờ đỏ to lắm là hình ảnh lá cờ đỏ VM, đại diện cho Đảng,
cho CM. CM đã về lãnh đạo nhân dân chống Nhật. Bằng nghệ thuật đối
lập, tương phản, KL đã phản ánh chân thực hiện thực CM xã hội VN thời
kì trước CMT8.
->Khi nhớ đến hai hình ảnh đó, Tràng có những trăn trở và Tràng nhớ đến
câu chuyện mình nghe được. hôm ấy hắn láng máng nghe người ta nói họ
là Việt Minh đấy. Họ đi cướp thóc đấy.. .…Tràng không hiểu gì sợ quá, kéo
vội xe thóc của Liên đoàn tắt cánh động đi lối khác.
->Sở dĩ Tràng hỏi vợ Việt Minh phải không là vì Tràng thấy trùng lặp giữa
hai câu chuyện của vợ và của mọi người. Từ đó, Tràng đã phần nào hiểu
được về VM À ra họ đi phá kho thóc chia cho người đói.
-Sau khi hiểu được về VM, tự dưng hắn thấy ân hận, tiếc rẻ vẩn vơ, khó
hiểu.
->Có lẽ Tràng ân hận, tiếc rẻ vì hôm đó Tràng không hiểu gì sợ quá, kéo
vội xe thóc của Liên đoàn tắt cánh động đi lối khác. Nếu hiểu về VM sớm,
có lẽ Tràng đã k đi lối khác. Sự ân hận của Tràng thể hiện nhận thức của
Tràng về bản thân. Bản thân mình còn chưa hiểu về VM. Đó là hiện trạng
chung vì có rất nhiều người chưa hiểu về VM ngay cả giới văn nghệ sĩ.
- Tràng vẫn trăn trở, băn khoăn về VM. Đoạn kết của truyện đã phản
ánh hai hình ảnh đối lập: Ngoài đình tiếng trống thúc thuế vẫn dồn dập. Mẹ
và vợ Tràng đã buông đũa đứng dậy. Trong óc Tràng vẫn thấy đám người
đói và lá cờ đỏ bay phấp phới.
130
+ Hình ảnh âm thanh tiếng trống thúc thuế ngoài đình làng là hiện trạng thê
thảm của người nông dân. Hình ảnh đám người đói là hình ảnh chân thực
nhất về cuộc sống của nhân dân. Hai hình ảnh đó đối lập với hình ảnh lá cờ
đỏ bay phấp phới. Hình ảnh này là đại diện cho Đảng, cho tương lai.
->So sánh nhé: So với A PHủ, Tràng chưa được trực tiếp đến với CM
nhưng trong tương lai, Tràng có thể sẽ đến với CM.
-> So với Chí Phèo: Chí Phèo rơi vào bế tắc, chị Dậu cũng bế tắc nhưng
Tràng có một hướng đi cho mình đó là sẽ đến với Cm. Đây chính là tính
tích cực của nền VH cách mạng.
->Kết thúc đoạn trích cũng là kết thúc của truyện, đó là một kết thúc mở rất
tự nhiên và hợp lý.
2.Nhận xét nghệ thuật trog đoạn trích.
- Tình huống truyện
- Tả ng đói, lá cờ
- Tả tâm trạng: lời độc thoại
- Đối thoại
- Ngôn ngữ
-Thời gian đồng hiện hiện tại và quá khứ-> Tràng thay đổi.
….
3. Nhận xét giá trị nhân đạo.
KB: Đoạn trích….

131
* Hoàn cảnh nhân vật xuất hiện: GS. Trần Đình Sử khẳng định “Không
có hình tượng nghệ thuật nào không có không gian, không có một nhân vật
nào không có một nền cảnh nào đó”. Bởi vậy, Kim Lân xây dựng một
ngoại cảnh đầy dụng ý nghệ thuật để đặt nhân vật vào trong đó đã giúp tác
phẩm của ông có thêm những ý nghĩa phong phú và sâu sắc.
- Tràng được miêu tả trong bối cảnh cái đói đang tràn đến xóm ngụ cư.
Nhà văn miêu tả nhân vật Tràng trong không gian căn nhà của Tràng, căn
nhà được quét tước, gọn gàng sạch sẽ bởi nàng dâu mới. Sự thay đổi không
gian sống của Tràng, dự báo một thay đổi về cuộc sống của Tràng.
- Tràng được miêu tả trong bối cảnh thời gian đó là một buổi sáng mùa hè.
Buổi sáng đầu tiên của cuộc sống vợ chồng. Buổi sáng đầu tiên Tràng được
ăn bữa cơm gia đình thực sự. Dù bữa cơm ngày đói thật thảm hại nhưng
Tràng lại cảm nhận được sự đầm ấm hòa thuận bởi tình cảm gia đình.
* Tâm trạng của Tràng: Tâm trạng là trạng thái cảm xúc của con người
được hình thành trong một hoàn cảnh đặc biệt. Có những cảm xúc tích cực
và tiêu cực. Cảm xúc tích cực sẽ hình thành tâm trạng tích cực ở con người.
Khi xây dựng nhân vật, nhà văn tập trung miêu tả những cảm xúc, tâm
trạng của nhân vật. Trong truyện ngắn Vợ nhặt, Kim Lân đã rất thành công
khi miêu tả tâm trạng của Tràng vào buổi sáng hôm sau, đặc biệt từ khi
nghe người vợ nói về Việt Minh.
- Tràng đã sống trong nỗi tủi hờn vì ăn món chè khoán của mẹ thi bỗng
nhiên xuất hiện của âm thanh tiếng trống thúc thuế. Tiếng trống thúc thuế
vang lên từ ngoài đình làng dồn dập, vội vã ngoài đình bỗng dội lên một
132
hồi trống, dồn dập, vội vã. Âm thanh tiếng trống thúc thuế vang lên khiến
đàn quạ cũng hốt hoảng mà bay vù lên, lượn thành từng đám bay vần trên
nền trời như những đám mây đen. Có lẽ lúc này, tiếng trống thúc thuế là
âm thanh đáng sợ nhất đối với những con người đói.
+ Trong nỗi tủi hờn, mọi người ai nấy đều giật mình bởi âm thanh tiếng
trống thúc thuế ấy. Duy chỉ có người vợ nhặt là ngạc nhiên về thứ âm thanh
dồn dập, vội vã, người con dâu hỏi bà cụ Tứ Trống gì đấy, u nhỉ? Nghe bà
cụ Tứ giải thích về tiếng trống người con dâu có vẻ lạ lắm. Thị ngạc nhiên
vì ở đây vẫn phải đóng thuế. Thị được biết ở trên mạn Thái Nguyên, Bắc
Giang người ta không chịu đóng thuế nữa đâu. Người ta còn phá cả kho
thóc của Nhật, chia cho người đói nữa đấy. Người vợ nhặt đã kể về phong
trào phá kho thóc Nhật mà mình từng được chứng kiến. Chính câu chuyện
của người vợ nhặt đã mang đến những chuyển biến rõ rệt trong suy nghĩ và
thôi thúc hành động của nhân vật Tràng trong tương lai.
+ Nghe tiếng trống thúc thuế và câu chuyện của người vợ, trong suy nghĩ
của Tràng hiện lên hình ảnh đám người đói đi trên đê Sộp và lá cờ đỏ bay
phấp phới Tràng thần mặt ra nghĩ ngợi. Cái mặt to lớn bặm lặi, khó đăm
đăm. Miếng cám ngậm trong miệng hắn đã bã ra chát xít... Hắn đang nghĩ
đến những người phá kho thóc Nhật. Bất giác Tràng hỏi vợ Việt Minh phải
không? Bằng nghệ thuật đối thoại với ngôn ngữ bình dân, Kim Lân đã tài
hiện lại câu chuyện của Tràng và vợ về Việt Minh. Câu chuyện của người
vợ cho Tràng thấy cách mạng đã về, đã lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành
lấy sự sống, sự tự do. Lúc này, Tràng được nghe về Việt Minh. Tràng lờ
mờ hiểu được Việt Minh là những người đi phá kho thóc của Nhật để chia

133
cho người đói. Tràng đã hiểu được hành động tích cực của Việt Minh qua
câu chuyện của vợ.
- Sau khi được người vợ xác nhận những người đi phá kho thóc đó chính là
Việt Minh, Tràng nhớ lại cảnh tượng Tràng gặp trên đê Sộp trong ý nghĩ
của hắn vụt hiện ra cảnh những người nghèo đói ầm ầm kéo nhau đi trên
đê Sộp. Đằng trước có lá cờ đỏ to lắm. Bằng yếu tố thời gian đồng hiện,
hình ảnh những người nghèo đói và hình ảnh lá cờ đỏ to lắm hiện lên trong
tâm trí Tràng vừa gợi ra cảnh ngộ đói khát thê thảm vừa gợi ra những tín
hiệu của cuộc cách mạng. Cả hai hình ảnh đó đều là những nét chân thực
trong bức tranh đời sống lúc bấy giờ.
- Nhà văn Kim Lân đã rất khéo léo tái hiện thực trạng xã hội đời sống lúc
bấy giờ qua những hình ảnh hiện lên trong ý nghĩ của Tràng. Đồng thời qua
chi tiết này, nhà văn cũng miêu tả sự thay đổi trong nhận thức của Tràng.
Tràng đã nhận thức được hiện trạng xã hội đang có dấu hiệu thay đổi theo
chiều hướng tích cực dù Tràng còn rất mơ hồ về Việt Minh, về cách mạng
hôm ấy hắn láng máng nghe người ta nói họ là Việt Minh đấy. Họ đi cướp
thóc đấy.
- Vì còn mơ hồ chưa hiểu rõ về Việt Minh nên Tràng thấy sợ Tràng không
hiểu gì sợ quá, kéo vội xe thóc của Liên đoàn tắt cánh đồng đi lối khác.
Như trên đã nói, Tràng làm nghề kéo xe thóc cho Liên đoàn, Liên đoàn là
một tổ chức thu mua thóc của Nhật ở nước ta trước Cách mạng Tháng 8
năm 1945. Hành động Tràng kéo xe thóc của Liên đoàn đi lối khác để tránh
gặp đoàn người đói và Việt Minh cũng không có gì đáng trách. Tràng có
trách nhiệm trong công việc của mình vì Tràng chưa hiểu được động cơ
tích cực của Việt Minh. Qua đây, nhà văn Kim Lân đã phản ảnh chân thực
134
một hiện trạng về đời sống cách mạng ở Việt Nam lúc bấy giờ. Còn có rất
nhiều người dân cả giới văn nghệ sĩ cũng chưa được giác ngộ cách mạng
trong đó có Tràng.
- Chính người vợ và câu chuyện của người vợ đã giúp Tràng giác ngộ.
Tràng đã hiểu được động cơ tích cực của Việt Minh à ra họ đi phá kho
thóc chia cho người đói. Tự dưng hắn thấy ân hận, tiếc rẻ vẩn vơ, khó hiểu.
M. Go-rơ-ki đã từng nói Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ, công
cụ chủ yếu của nó và cùng với các sự kiện, các hiện tượng của cuộc sống
là chất liệu của văn học.”. Kim Lân đã sử dụng yếu tố đầu tiên ấy là ngôn
ngữ khi Kim Lân miêu tả hình ảnh Việt Minh đi cướp kho thóc trong câu
chuyện Tràng nghe được. Chỉ từng đó thôi nhưng câu chuyện cũng giúp
Tràng có những suy nghĩ tích cực về Việt Minh. Miêu tả tâm trạng ân hận,
tiếc rẻ, vẩn vơ của Tràng, Kim Lân sử dụng lời độc thoại nội tâm để phản
ánh sự nhận thức sâu sắc của Tràng về Việt Minh, về cách mạng. Có lẽ
Tràng ân hận vì Tràng lại bảo vệ thóc cho Liên đoàn mà không để cho Việt
Minh cướp chia cho dân nghèo. Có lẽ Tràng tiếc rẻ vì Tràng không được
tiếp cận với Việt Minh để được hòa vào dòng người đó. Trong phút chốc,
Tràng đã nhận thức được hiện thực xã hội và trách nhiệm của bản thân
trước hiện thực xã hội đang thay đổi.
- Bữa cơm đã kết thúc nhưng những dòng suy nghĩ của Tràng về đám
người đói và lá cờ đỏ vẫn còn. Ngoài đình tiếng trống thúc thuế vẫn dồn
dập. Mẹ và vợ Tràng đã buông đũa đứng dậy. Trong óc Tràng vẫn thấy
đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới. Trong phần kết của đoạn trích,
Kim Lân đã sử dụng bút pháp tương phản, đối lập để phản ánh hiện thực xã
hội Việt Nam lúc bấy giờ.
135
+ Hiện thực cái đói vẫn hiện hữu trong âm thanh của tiếng trống thúc thuế
dồn dập ngoài đình làng đối lập với phong trào cách mạng đang sục sôi.
+ Hình ảnh đám người đói hiện lên trong ý nghĩ của Tràng đã phản ánh
chân thực hiện thực thê thảm của con người Việt Nam trong cái đói do
Pháp và Nhật gây ra. Hình ảnh đó có sức tố cáo mạnh mẽ tội ác của Pháp,
Nhật. Bên cạnh hình ảnh thê thảm đó là hình ảnh lá cờ đỏ thể hiện triển
vọng tươi sáng của hiện thực tăm tối, đó là tương lai đang hình thành trong
hiện tại. Đó có thể là tương lai của Tràng. Có thể một ngày nào đó anh
Tràng cũng sẽ hòa vào dòng người đói để đấu tranh cho bà con, đấu tranh
để bảo vệ cho cuộc sống của chính mình. Và đó chính là niềm tin của
Tràng vào tương lai tốt đẹp. Pau – tôp- xki đã từng nói Chi tiết làm nên bụi
vàng của tác phẩm. Đúng vậy, chi tiết lá cờ đỏ hiện lên trong óc Tràng đã
làm nên hạt bụi vàng cho tác phẩm Vợ nhặt.
=>Tâm trạng của Tràng có những diễn biến khá phức tạp, từ sự ân hận, tiếc
rẻ đến niềm tin vào cách mạng. Miêu tả tâm trạng của Tràng trong đoạn
trích, Kim Lân đã phát huy tài năng của mình khi sử dụng những lời độc
thoại nội tâm kết hợp với yếu tố thời gian đồng hiện. Kim Lân đặt nhân vật
của mình trong một hoàn cảnh tâm lí đặc biệt để nhân vật tự nhận thức.
Qua đó, Tràng đã bộc lộ được phẩm chất, vẻ đẹp tâm hồn của mình.
* Phẩm chất – vẻ đẹp tâm hồn của Tràng.
- Tràng là một người lao động lương thiện, Tràng đi kéo xe bò thuê để kiếm
sống. Trong bối cảnh cái đói, Tràng vẫn giữ được bản chất lương thiện của
Tràng. Hành động Tràng kéo xe thóc của Liên đoàn đi tắt phần nào thể hiện
được trách nhiệm của Tràng với tổ chức mà anh làm thuê.

136
- Tràng là một người đàn ông trưởng thành, Tràng ý thức được sự thay đổi
của thời cuộc. Nếu Chí Phèo trong sáng tác của Nam Cao chỉ dừng lại ở
giai đoạn nhận thức về hiện tại của bản thân là đói rét, ốm đau và cô độc để
rồi rơi vào bế tắc vì bị cự tuyệt quyền làm người thì Tràng nhận thức rõ tín
hiệu thật mới mẻ về một sự đổi thay xã hội rất lớn lao, có ý nghĩa quyết
định với sự đổi thay của mỗi số phận của mình và mọi người. Đây là điều
mà các tác phẩm văn học hiện thực giai đoạn 1930 – 1945 không nhìn thấy
được. Nền văn học mới sau Cách mạng tháng tám đã đặt vấn đề và giải
quyết vấn đề số phận con người theo một cách khác, lạc quan hơn, nhiều hi
vọng hơn.
- Tràng là người có niềm tin vào Việt Minh, vào cách mạng. Điều đo cho
thấy Tràng đã có được suy nghĩ tích cực và tình cảm tốt đẹp về Việt Minh.
Đó là dấu hiệu của tinh thần yêu nước, tinh thần cách mạng đã hình thành
trong Tràng. Có thể Tràng chưa có được may mắn đến với cách mạng như
A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài nhưng trong tương lai,
ngườI đọc tin rằng Tràng sẽ đến với cách mạng, hòa vào dòng người đó đi
sau lá cờ đỏ.
2. Nhận xét thái độ, tình cảm của nhà văn với nhân vật Tràng: Nhân
vật Tràng xuất hiện ở phần cuối câu chuyện với những suy nghĩ về đám
người đói và lá cờ đỏ. Suy nghĩ của Tràng thể hiện tư tưởng nhân đạo của
Kim Lân. Ông trân trọng niềm khát vọng sống ngay bên bờ vực cái chết,
trân trong niềm tin bất diệt vào tương lai tươi sáng của Tràng. Cuộc đời của
những người như Tràng nếu không có một sự thay đổi mang tính đột biến
của cả xã hội sẽ sống mãi trong sự tăm tối, đói khát. Ở Tràng, tuy chưa có
được sự thay đổi đó, nhưng cuộc sống đã bắt đầu hé mở cho anh một hướng
137
đi. Đó là con đường đến với cách mạng một cách tự nhiên và tất yếu mà
những người như Tràng sẽ đi và trong thực tế lịch sử, người nông dân Việt
Nam đã đi. Và Kim Lân đã gửi gắm niềm tin vào Tràng.
3. Nhận xét nghệ thuật xây dựng nhân vật Tràng trong đoạn trích.
- Xây dựng nhân vật Tràng, Kim Lân xây dựng một tình huống truyện độc
đáo – tình huống Tràng nhặt vợ vừa vui vừa buồn. Tình huống truyện đã
thay đổi cuộc đời của Tràng.
- Xây dựng nhân vật Tràng, Kim Lân khai thác hiệu quả yếu tố thời gian và
không gian nghệ thuật. Thời gian, không gian chính là hình thức để con
người cảm nhận cuộc sống và bản thân. Trong đoạn trích, yếu tố thời gian
đồng hiện đã giúp Tràng nhận thức rõ hiện thực xã hội.
- Kết thúc truyện theo hướng mở đã phản ánh rõ tương lai sáng lạn của
Tràng.
- Nghệ thuật đối thoại với những ngôn ngữ bình dân phần nào thẻ hiện
được sự thay đổi trong nhận thức của Tràng.
- Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật bằng lời độc thoại nội tâm
cũng góp phần khắc họa rõ vẻ đẹp tâm hồn của Tràng.
->Sinh thời Nguyễn Minh Châu đã nói Nhà văn phải là người đi tìm những
hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn của con người. Với những yếu tố
nghệ thuật đặc sắc đó, Kim Lân đã tìm được hạt ngọc ẩn dấu trong tâm hồn
anh cu Tràng.
4. Nhận xét vẻ đẹp tâm hồn của người dân Việt Nam trong cái đói.
Nhận xét vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Nam trong cái đói

138
-Vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Nam trong cái đói. Vẻ đẹp tâm hồn
chính phẩm chất: nhân hậu, lạc quan, khao khát hạnh phúc, niềm tin vào
tương lai, vào cách mạng…
+ Tấm lòng nhân hậu: Trong cái đói, tấm lòng nhân hậu của con người Việt
Nam được thể hiện qua hành động tương thân tương ái. Với tinh thân lá
lành đùm lá rách, con người Việt Nam đã cưu mang nhau để vượt qua cái
đói. Vẻ đẹp đó được nhà văn tái hiện qua nhân vật Tràng.
+ Tinh thần lạc quan: Dù phải đối mặt với cái đói nhưng con người Việt
Nam vẫn hướn về tương lai, về hạnh phúc bằng những suy nghĩ và ành
động tích cực như niềm tin vào cuộc sống của bà cụ Tứ.
+ Vẻ đẹp tâm hồn của người dân Việt Nam trong cái đói đó là niềm khao
khát hạnh phúc. Dù đói gần kề cái chết nhưng con người Việt Nam vẫn
khao khát được sống, khao khát có được hạnh phúc gia đình.
+ Vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Nam trong cái đói đó là niềm tin vào
tương lai, tin vào cách mạng và đi theo cách mạng.
-Vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Nam được cảm nhận bởi tấm lòng
nhân đạo sâu sắc của nhà văn Kim Lân.
Kết bài: Hình ảnh anh cu Tràng xuất hiện trong đoạn trích là hiện thân cho
những người lao động với thân phận, cuộc đời bất hạnh nhưng có niềm
khao khát sống, khao khát hạnh phúc và niềm tin vào tương lai, vào cách
mạng. Qua hình tượng anh cu Tràng, người đọc cảm nhận rõ hơn về vẻ đẹp
tâm hồn của người nông dân trong cái đói năm 1945. Xây dựng hình tượng
anh cu Tràng trong đoạn trích Kim Lân đã tái hiện chân thực giá trị hiên
thực của tác phẩm. Và ông chứng tỏ được tài năng nghệ thuật và tấm lòng
nhân đạo của mình. Cùng viết về đề tài cái đói năm 1945 như các nhà văn
139
cùng thời như Ngô Tất Tố, như Nam Cao nhưng Kim Lân lại chọn cho
mình một cách viết khác. Viết về cái đói, ông không viết về cái chết mà
ông viết về sự sống, về tình người…Sự khác biệt đó tạo nên giá trị của tác
phẩm Vợ nhặt của ông. Đúng như M. Go-rơ-ki đã từng viết “Nghệ sĩ là
người biết khai thác những ấn tượng riêng chủ quan của mình, tìm thấy
những ấn tượng đó có giá trị khái quát và biết làm cho những ấn tượng đó
có những hình thức riêng.”

ĐỀ 1: PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN TÂM TRẠNG CỦA NHÂN VẬT BA CỤ TỨ (TỪ KHI
TRÀNG NHẶT VỢ)
MB:
MB1 : Kim Lân ( 1920-2007), quê ở Bắc Ninh. Ông là một nhà văn tiêu biểu trong nền VHVN
hiện đại. Kim Lân thường hướng ngòi bút của mình về đề tài nông thôn với những thú vui đồng
ruộng. Truyện “Vợ nhặt” có tiền thân là “Xóm ngụ cư” được Kim Lân viết ngay sau CMT8
năm 1945 nhưng còn dang dở và bị mất bản thảo. Sau 1954, hoà bình lập lại, ông viết tiếp và đặt
tên cho tác phẩm là “Vợ nhặt”. Truyện được in trong tập truyện “Con chó xấu xí” (1962).Truyện
tố cáo thực dân, phát xít đẩy dân ta vào cảnh đói thê thảm, ca ngợi những người lao động trong
đói khổ vẫn cưu mang đùm bọc lẫn nhau, vẫn khao khát sống, khát khao hạnh phúc và hướng về
cách mạng đầy tin tưởng. Trong truyện ngắn Vợ nhặt, Kim Lân đã rất thành công khi xây
dựng hình tượng nhân vật bà cụ Tứ- người mẹ nghèo khổ, tốt bụng, lạc quan. Sự thành
công đó được thể hiện rõ qua diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ sau khi Tràng nhặt được
vợ.
MB2: Nhà văn Nga I.Bônđarep từng có ý tưởng rằng “Nghệ thuật sinh ra từ những thái cực và
xung đột”. Ý kiến này quả đúng khi bàn về truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân. Kim Lân

140
( 1920-2007) là một nhà văn tiêu biểu trong nền VHVN hiện đại. Kim Lân thường hướng ngòi
bút của mình về đề tài nông thôn với những thú vui đồng ruộng.Với tác phẩm Vợ nhặt nhà văn đã
làm hiện lên trước mắt người đọc một bức tranh sinh động về hiện thực thê thảm ấy và lạ thay,
giữa khoảng trống lay lắt,tối tăm của cuộc sống đói nghèo nhà văn đã cho ta thấy được tấm lòng
của những con người đói khổ dù đang bị cái đói, cái chết rình rập nhưng họ vẫn cưu mang, đùm
bọc, yêu thương và san sẻ, cùng hướng về sự sống, về hạnh phúc và tương lai. Trong truyện
ngắn Vợ nhặt, Kim Lân đã rất thành công khi xây dựng hình tượng nhân vật bà cụ Tứ-
người mẹ nghèo khổ, tốt bụng, lạc quan. Sự thành công đó được thể hiện rõ qua diễn biến
tâm trạng của bà cụ Tứ sau khi Tràng nhặt được vợ.

MB 3: Nói về nạn đói năm 1945, nhà văn Kim Lân từng nói: "Đói, nó vừa đắng cay, vừa đau
đớn, đồng thời một mặt nào đó nó lại lóe lên một tia sáng về đạo đức, danh dự". Truyện ngắn
"Vợ nhặt" của ông chính là truyện ngắn đi sâu khai thác tia sáng đẹp đẽ trong bi kịch tăm tối ấy
của nạn đói. Thông qua câu chuyện nhặt vợ của anh Tràng, nhà văn Kim Lân không chỉ tái hiện
sự sống mỏng manh của con người trước nạn đói mà quan trọng hơn cả là đứng trên ranh giới
của sự sống và cái chết ấy vẻ đẹp của con người vẫn tỏa rạng, trong cái khốn cùng, thiếu thốn
con người vẫn dành cho nhau những tình cảm thật đáng trân trọng. Trong truyện ngắn Vợ nhặt,
Kim Lân đã rất thành công khi xây dựng hình tượng nhân vật bà cụ Tứ- người mẹ nghèo
khổ, tốt bụng, lạc quan. Sự thành công đó được thể hiện rõ qua diễn biến tâm trạng của bà
cụ Tứ sau khi Tràng nhặt được vợ.
TB: 2 luận điểm:
LĐ 1: Phân tích những diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ.
*.Hoàn cảnh sống: Éo le.
- Bà sống ở xóm ngụ cư: Xóm của những người dân ngụ cư đang chìm trong cái đói. Cái đói
bao trùm cả xóm ngụ cư: xóm ngụ cư tối sầm lại , ngột ngạt vì mùi ẩm thối của rác rưởi, mùi
gây của xác người. Hoàn cảnh sống của bà rất éo le, bà phải đối mặt với đói, cái chết. Bà sống
trong một gia đình nghèo. Ngôi nhà của bà rúm ró, bừa bộn…KL miêu tả chân thực hoàn cảnh
sống của bà cụ Tứ qua nghệ thuật tả cảnh chi tiết và sinh động. KL tái hiện cái nghèo, cái khổ
của bà cụ Tứ. KL cảm thương với hoàn cảnh éo le của bà cụ.
* Ngoại hình của bà cụ Tứ gợi cho người đọc cảm nhận được sự lam lũ. Bà cụ được KL
miêu tả là bà cụ có dáng hình lọng khọng. Bà xuất hiện ngoài đầu ngõ với tiếng húng hắng ho-
> KL tả ngoại hình qua hình dáng, hành động, tả khái quát. KL giúp người đọc nhận vất vả lam
141
lũ của bà cụ Tứ. KL bộc lộ sự cảm thương với bà cụ. Bà cụ gần đất xa trời nhưng cái đói, cái
nghèo vẫn đeo đẳng.
* (Ý chính Tâm trạng)Tâm trạng của bà cụ có sự diễn biến phức tạp: vừa vui, vừa buồn,
vừa lo lắng, vừa hi vọng….( Biểu hiện từ khi Tràng giới thiệu thị với bà cho đến kết thúc
bữa cơm)
- Khi thấy Tràng reo lên như một đứa trẻ, bà cụ Tứ rất ngạc nhiên. Thấy Tràng reo như 1 đứa
trẻ vì đang mong mẹ. Tràng đang rất mong bà cụ về, để giới thiệu về vợ. Bà cụ nhấp nháy hai
con mắt thể hiện sự ngạc nhiên. KL miêu tả hình ảnh hai con mắt nhấp nháy của bà rất tài
tìnhTràng reo lên như vậy, vì chưa bao giờ Tràng chào bà cụ to như vậy: U đã về . Sự ngạc
nhiên của bà cụ cho thấy bà cụ rất tinh tế, bà phát hiện ra sự khác lạ trong tiếng chào của người
con trai.
- Khi bà cụ Tứ nhìn thấy người đàn bà trong nhà của mình: Bà lão càng ngạc nhiên hơn. Sự
xuất hiện của người đàn bà khiến bà cụ đứng sững lại. Trong nhà bà có một người đàn bà ở,
người đàn bà đứng ngay giường con trai mình, người đàn bà chào mình là u. KL miêu tả người
đàn bà qua quan sát của bà cụ Tứ: bà cụ quan kĩ, bà phát hiện vị trí, câu chào. KL sử dụng nhiều
câu hỏi tu từ và lời độc thoại nội tâm để thể hiện sự ngạc nhiên, băn khoăn của bà cụ về thị. Bà
không thể lý giải nổi. Bà cụ tự lý giải về người đàn bà: Không phải con cái Đục-> sự lý giải này
không giúp bà cụ bớt sự ngạc nhiên, ngược lại bà cụ càng băn khoăn. Bà cụ càng băn khoăn,
càng khó hiểu: Ai thế nhỉ?
->KL sử nghệ thuật tả ngoại hình, ông tả hai con mắt hấp háy. Cặp mắt nhoèn đi của bà cụ để
người đọc cảm nhận được sự ngạc nhiên băn khoăn, khó hiểu của bà . Từ lúc đó, bà cụ Tứ sống
trong tâm trạng ngạc nhiên. KL cảm thông thấu hiểu tâm trạng của bà. Bà cụ người mẹ rất tinh
tế.
-Khi bà cụ Tứ nghe Tràng giới thiệu về người đàn bà: Bà cụ Tứ vừa vui, vừa buồn, vừa lo lắng,
vừa hi vọng…
+ Quan sát thái độ cua Tràng, thấy Tràng tỏ ra rất nghiêm túc, rất người lớn: Tràng mời mẹ vào
trong nhà ngồi lên giường lên giếc chĩnh chện cái đã nào bà cụ càng phấp phỏng. Sự ngạc
nhiên, chờ đợi khiến bà cụ lập cập bước, bà băn khoăn, vẫn chưa hiểu chuyện như thế nào khi
người đàn bà cất tiếng chào lần thứ hai.
+ Thấy bà vẫn chưa hiểu, Tràng nói với bà: Nhà tôi nó về làm bạn với tôi đấy u ạ! Chúng tôi
phải duyên, phải kiếp với nhau….Chẳng qua ...nó cũng là cái số…( 28) Bà đã hiểu ra bao nhiêu
cơ sự khi Tràng giải thích người đàn bà đứng ở đầu giường của mình, người đàn bà chào bà là u
142
là nhà tôi-vợ Tràng. Tràng giải thích việc Tràng và người đàn bà về làm bạn là vì: phải duyên,
phải kiếp, vì là cái số. Bà cụ hiểu ra bao nhiêu cơ sự, Tràng và người đàn bà phải duyên phải
kiếp với nhau . Bà hiểu, Tràng đã thuyết phục bà cụ dựa thuyết của đạo Phật.
+ Khi hiểu ra bao nhiêu cơ sự. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy vừa ai oán, vừa xót thương cho số
kiếp đứa con trai bà. Bà cụ Tứ vừa vui, vừa buồn, vừa thương con, vừa lo cho con.
++ Bà cụ Tứ rất buồn: Bà cụ hiểu ra bao nhiêu cơ sự: bà cụ hiểu: Tràng và người đàn tự theo
nhau về, bà cụ cúi đầu nín lặng-> bà cụ rất khổ tâm.
++ Bà cụ vừa ai oán, xót thương cho số kiếp đứa con trai mình: Tràng nghèo, là dân ngụ cư,
công việc không ổn định, xấu trai, ế vợ> Tràng rất thiệt thòi. Nên người đnà bà theo Tràng về
làm bạn đó là một việc quan trọng với Tràng. Bà thương Tràng thiệt thòi hơn so với con người
ta…vì Tràng sinh ra trong gia đình nghèo, lấy vợ trong lúc đói: người ta dựng vợ gả chồng cho
con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con, đẻ cái nở mặt sau này. Còn nhà mình
thì .
++ Bà cụ đau khổ, bà khóc vì thương con: trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống 2 dòng nước
mắt-> KL miêu tả hình ảnh 2 dòng nước mắt- nỗi khổ đau, buồn bã đến cùng cực. Hình ảnh giọt
nước mắt mặn mòi, giọt nước mắt rỉ ra như người ta vắt kiệt quả chanh khiến chúng ta liên tưởng
đến hình ảnh người đàn bà hàng chài mếu máo khóc khi mụ thấy đứa con trai bị chồng đánh.
Mụ- người mẹ khổ tâm đã khóc khi nhìn thấy con bị bố đánh. Cả mụ và bà cụ Tứ đều rất thương
con vì con chịu cực khổ. Họ là những người mẹ có tình mẫu tử thiêng liêng cao đẹp.
++ Bà cụ Tứ thương và còn lo cho con: không biết chúng nó có nuôi nổi nhau không. KL sử
dụng những lời độc thoại nội tâm để diễn tả tâm trạng ai oán, xót thương của bà cụ. Qua đó
chúng ta thấy bà cụ rất thương con, nhân hậu, thấu hiểu hoàn cảnh của con, sự thiệt thòi của
Tràng. Vì các con lấy nhau trong lúc nhà mình thì…, trong lúc cái đói , cái chết cận kề. Tâm
trạng của bà cụ thể lòng nhân hậu của người mẹ nghèo khổ.
- Khi bà cụ Tứ nhìn người đàn bà, bà rất thương người đàn bà. Hình ảnh người đàn bà tội
nghiệp: thị cúi mặt, ta vân vê tà áo đã rách bợt khiến bà cụ cảm thương. KL miêu tả hình ảnh
người đàn bà qua thái độ ngượng ngùng, thị không dám nhìn thẳng bà cụ, thị xấu hổ, thị lo sợ, thị
đáng thương. Bà cụ Tứ nhìn thị đăm đăm, chăm chú. Bà cụ Tứ thấu hiểu hoàn cảnh thị: gặp
bước khó khăn, đói khổ. Bà có kinh nghiệm sống, bà nhìn thị, bà hiểu ngay hoàn cảnh khó khăn.
Việc bà hiểu cảnh ngộ của thị giống như việc bà hiểu ra bao nhiêu cơ sự khi nghe Tràng giải
thích về thị. Bà cụ rất nhân ái: hiểu được người đàn bà: gặp khó khăn nên mới lấy đến con mình,
bà cụ rất trân trọng thị. Thị chính là ân nhân của Tràng, của bà. Vì nếu chẳng may ông giời bắt
143
bà chết thì con bà cũng có vợ, nó yên bề nó. Bởi vậy. bà rất thương người đàn bà. Bà cụ thấu cảm
vì cùng là thân đàn bà, bà hiểu sự thiệt thòi, liều lĩnh-> bà thương thị, bà đồng ý cho thị làm
dâu của bà. Bà cụ đã trả lại danh dự cho thị. Thị được bà cụ Tứ đồng ý , bà mừng lòng.
-> Bà cụ thương anh cu Tràng nên bà thương cả người con dâu: chúng nó yên bề nó. KL tiếp tục
sử dụng lời độc thoại nội tâm bà nghĩ, KL thể hiện tài năng miêu tả tâm lý nhân vật, tấm lòng
nhân đạo, thấu hiểu tâm lý nhân vật.
- Khi bà cụ Tứ nói chuyện với nàng dâu về gia cảnh nhà mình bà sống trong tâm trạng rối bời, bà
bám víu vào một chút niềm hi vọng, bà nhớ quá khứ buồn, bà lo lắng cho tương lai .
+ Bà cụ hi vọng tương lai của các con: biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra
thì rồi con cái chúng mày về sau. Nghệ thuật đối thoại, từ ngữ bình dân, thành ngữ-> sự thân
thiện, gần gũi giữa bà cụ Tứ với nàng dâu mới. Câu hỏi tu từ thể hiện niềm tin của bà, bà cụ tin
vào quy luật của cuộc đời. Bà tạo cho con dâu niềm tin vào tương lai của các con. Bà cụ rất tâm
lý, bà động viên con dâu: chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Bà cụ nhân hậu.
+ Bà cụ Tứ buồn và nhớ lại quá khứ, nghĩ đến hiện tại: Bà quan sát khung cảnh thiên nhiên:
bóng tối xuất hiện, trùm lấy 2 con mắt, cả xóm ngụ cư không một nào có ánh đèn, ánh lửa-> Dấu
hiệu của cái đói đang hiện hữu. Bà cụ ngửi mùi đống rấm khét lẹt -> ngột ngạt->, Dấu hiệu của
cái đói, chết đang hiện hữu. Bà cụ thở nhẹ ra một hơi dài->tâm trạng buồn bà của bà cụ vì thực
tại. Bà cụ liên tục nghĩ đến người thân đã khuất, đang ở xa: ông lão, con gái út-> bà buồn,
thương họ. Bà nghĩ đến cuộc đời : cực khổ dằng dặc của bà_> buồn đau. Và bà cụ khóc.
->Đây là lần thứ 2 bà cụ khóc. Người mẹ nghèo khổ ấy khóc một cách khó nhọc. Những giọt
nước mắt mặn mòi, ít ỏi của bà khiến người đọc không khỏi xót xa. Thành công của KL là sử
dụng lời độc thoại nội tâm -> tâm trạng của bà rất phức tạp, đan xen.
+ Bà cụ lo lắng cho các con: cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không? -> Lời độc
thoại nội tâm sâu sắc diễn tả chân thực sự lo lắng của bà cụ: bà cụ lo cơm áo, lo sự tồn tại của các
con.-> Bà cụ thương con-> nhân hậu. Bà cụ thương các con: Năm nay thì đói to đấy. Chúng
mày lấy nhau lúc này, u thương quá. Lời đối thoại thể hiện tấm lòng chân thành của bà với con
dâu. KL trân trọng lòng thương con của bà cụ Tứ.
- Tâm trạng của bà cụ vào buổi sáng hôm sau: diễn biến rất phưc tạp: bà vừa vui, vừa buồn, lo
lắng… Bà cụ Tứ vui: vì con bà đã có vợ, vì cô con dâu đảm đang. Bà cụ nhẹ nhõm, tươi tỉnh
khác ngày thường. Khuôn mặt của bà rạng rỡ hẳn lên, ngày thường, khuôn mặt bà bủng beo, u
ám. Hạnh phúc của con có sức mạnh tinh thần khiến bà có động lực, có niềm tin. Bà cụ Tứ rất
vui trong bữa cơm đón nàng dâu mới. Hình ảnh bữa cơm ngày đói thảm hại: Giữa 1 cái mẹt rách
144
có 1 lùm rau chuối thái rỗi, một đĩa muối ăn với cháo. Niêu cáo lõng bõng mỗi người được 2
lưng bát đã hết nhẵn).
-> KL tả cảnh bữa cơm chân thực, chi tiết từ cái mẹt, đĩa muối, lùm rau, niêu cháo…>nỗi khổ
của nhà nhà bà cụ Tứ-> thảm cảnh của họ. Kl tố cáo N, P gây ra nạn đói. KL cảm thương.
+Tâm trạng của bà cụ rất vui, Bà cụ kể chuyện làm ăn, gia cảnh với con dâu.Bà nói toàn chuyện
vui, chuyện sung sướng về sau. Câu chuyện làm bữa cơm ấm cúng, Tràng cảm nhận không khí
gia đình đầm ấm. KL trân trọng những có gắng của bà cụ Tứ, bà tạo ra được không khí vui vẻ, bà
thể hiện sự lạc quan.
+Bà cụ hào hứng khoe với các món ăn mới ngon đáo để: chè khoán. Bà lão lật đật, lễ mễ, vừa
khuấy vừa cười. Câu nói: cám đấy mày ạ, hì. Ngon đáo để thể hiện rõ tấm lòng nhân hậu của
người mẹ nghèo. Bà cụ rất thương các con, cố gắng tổ chức bữa thinh soạn cũng như người đàn
bà hàng chài, lúc nào cũng cố gắng để cho đàn con được ăn no.
+ Khi nghe thấy tiếng trống thúc thuế ngoài đình: Bà cụ Tứ, buồn, lo sợ, khóc.Tiếng trống thúc
thuế: xuất hiện ngoài đình làng, tiếng trống dồn dập, vội vã. Âm thanh đáng sợ: khiến đàn đậu
trên những cây gạo bỗng hốt hoảng. Âm thanh đáng sợ, ám ảnh bà cụ Tứ: trống thúc thuế. Âm
thanh gây sự ngạc nhiên/ Âm thanh xua tan không khí tủi hờn của ba mẹ con.
->KL thể hiện tâm trạng lo lắng của bà: Giời đất này không chắc đã sống qua được đâu các con
ạ.KL sử dụng nghệ thuật đối thoại, bà cụ bộc sự lo lắng sợ hãi trước hoàn cảnh hiện tại: đằng thì
bắt giồng đay, đằng thì bắt đóng thuế.>Bà cụ lo rất chính đáng: lo cái ăn cái mặc, lo sự sinh tồn
của các con_ > thương con. Bà cụ Tứ buồn đau: bà cụ khóc: bà ngoảnh vội ra ngoài vì bà sợ các
con nhìn thấy. Hành động ấy đã che giấu nỗi lo lắng và thể hiện tấm lòng thương con của bà.
Bà cụ thương con, lo cho các con.
=>Nhận xét:Tâm trạng diễn biến phức tạp: vừa vui, vừa buồn, có hi vọng, đau khổ, lo lắng. Tâm
trạng của bà thể hiện rõ: nhân hậu, lạc quan. KL thấu hiểu và trân trọng.
* LĐ 2: Nghệ thuật: Miêu tả diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ, KL khai thác thể loại sở trường
của ông là thể loại truyện ngắn.
- Với thể loại này ông dựng lên được một tình huống truyện độc đáo- tình huống Tràng nhặt vợ.
Đó là tình huống độc đáo vì vừa vui, vừa buồn.
- Bên cạnh đó, ông cũng phát huy tài năng miêu tả ngoại hình nhân vật. Ông tả khá chi tiết từ
dáng đi, khuôn mặt để phản ánh nỗi cơ cực của bà cụ Tứ.
- Nghệ thuật tả cảnh: xóm ngụ cư, căn nhà, bữa cơm chân thật đã phản ánh rõ hiện thực cái đói,
cái nghèo của bà cụ.
145
- Đặc biệt, với lời độc thoại nội tâm, KL đã diễn tả sâu sắc những diễn biến tâm lý của bà cụ,
những cảm xúc, tình cảm chân thành của bà cụ.
- Nghệ thuật đối thoại với những từ ngữ bình dân cũng góp phần khắc họa rõ nét vẻ đẹp tâm hồn
của nhân vật.
- Yếu tố thời gian không gian nghệ thuật cũng góp phần thể hiện rõ hình tuwnowngj nhân vật từ
hoàn cảnh đến tâm trạng…
KB: Diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ rất phức tạp, bà cụ vừa vui, vừa buồn, vừa lo lắng
vừa hi vọng. Bà cụ Tứ là nhân vật điển hình cho người nông dân lao động nghèo khổ, dù bất cứ
trong hoàn cảnh đen tối nào vẫn luôn luôn nhân hậu, lạc quan tin vào cuộc sống ở tương lai.
Những tình tiết xoay quanh hình tượng nhân vật bà cụ Tứ được nhà văn sắp xếp một cách chặt
chẽ hợp lý, tập trung biểu hiện rõ chủ đề của câu chuyện. Tác phẩm Vợ nhặt xứng đáng là một
bài ca ca ngợi vẻ đẹp của tình người trong cái đói. Đúng như lời tâm sự của KL ."Khi viết về
nạn đói người ta thường viết về sự khốn cùng và bi thảm. Khi viết về con người năm đó
người ta hay nghĩ đến những con người chỉ nghĩ đến cái chết. Tôi muốn viết một truyện
ngắn với ý khác. Trong hoàn cảnh khốn cùng, dù cận kề bên cái chết nhưng những con
người ấy không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng tới sự sống, vẫn hi vọng, tin tưởng ở tương
lai. Họ vẫn muốn sống, sống cho ra con người."

146

You might also like