You are on page 1of 33

CÁCH LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH THEO TT133

I – Báo cáo tình hình tài chính


Dựa theo Mẫu B01a – DNN: Trình bày bc tình hình tc theo tính thanh khoản giảm dần

(Ngoài ra còn có mẫu B01b – DNN: Trình bày bc tình hình tc thành NH và DH)

http://www.ketoangiare.net/2018/01/cach-lap-bao-cao-tai-chinh-theo-thong-tu-
133.htm.html

A - Phần tài sản

- Tiền và các khoản tương đương tiền (Mã số 110)


Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn
và các khoản tương đương tiền hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là :
 tổng số dư Nợ của các TK 111, 112,
 số dư Nợ chi tiết của TK 1281 (chi tiết các khoản tiền gửi có kỳ hạn gốc
không quá 3 tháng)
 TK 1288 (chi tiết các khoản đủ tiêu chuẩn phân loại là tương đương tiền).
Ngoài ra, trong quá trình lập báo cáo, nếu nhận thấy các khoản mục được phản
ánh ở các tài khoản khác thỏa mãn định nghĩa tương tương tiền thì kế toán được
phép trình bày trong chỉ tiêu này. Các khoản tương đương tiền có thể bao gồm: Kỳ
phiếu ngân hàng, tín phiếu kho bạc,…
Các khoản trước đây được phân loại là tương đương tiền nhưng quá hạn chưa
thu hồi được phải chuyển sang trình bày tại các chỉ tiêu khác, phù hợp với nội dung
của từng khoản mục.
Khi phân tích các chỉ tiêu tài chính, ngoài các khoản tương đương tiền trình bày
trong chỉ tiêu này, có thể coi tương đương tiền bao gồm cả các khoản có thời hạn thu
hồi còn lại dưới 3 tháng kể từ ngày báo cáo (nhưng có kỳ hạn gốc trên 3 tháng) có
khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có rủi ro trong
việc chuyển đổi thành tiền.
- Đầu tư tài chính (Mã số 120):= Tổng (121 + 122 + 123 + 124)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị của các khoản đầu tư tài chính (sau khi
đã trừ đi dự phòng tổn thất đầu tư tài chính) của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo,
bao gồm:

1
 Chứng khoán kinh doanh
 các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn
 các khoản đầu tư góp vốn vào đơn vị khác.
Các khoản đầu tư tài chính được phản ánh trong chỉ tiêu này không bao gồm
các khoản đầu tư đã được trình bày trong chỉ tiêu “Tiền và các khoản tương đương
tiền” (Mã số 110) và các khoản phải thu về cho vay đã được trình bày trong chỉ tiêu
“Phải thu khác” (Mã số 134).
+ Chứng khoán kinh doanh (Mã số 121)
Chỉ tiêu này phản ánh giá trị các khoản chứng khoán và các công cụ tài chính
khác nắm giữ vì mục đích kinh doanh tại thời điểm báo cáo (nắm giữ với mục đích
chờ tăng giá để bán ra kiếm lời). Chỉ tiêu này có thể bao gồm cả các công cụ tài
chính không được chứng khoán hóa, ví dụ như thương phiếu, hợp đồng kỳ hạn, hợp
đồng hoán đổi… nắm giữ vì mục đích kinh doanh.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của TK 121.
+ Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (Mã số 122)
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn tại thời điểm
báo cáo, như tiền gửi có kỳ hạn, trái phiếu, thương phiếu và các loại chứng khoán nợ
khác. Chỉ tiêu này không bao gồm các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn đã
được trình bày trong chỉ tiêu “Tiền và các khoản tương đương tiền” (Mã số 110), và
các khoản phải thu về cho vay đã được trình bày trong chỉ tiêu “Phải thu khác” (Mã số
134).
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ chi tiết của các TK 1281, 1288.
+ Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác (Mã số 123)
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết và các
khoản đầu tư khác.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của TK 228.
+ Dự phòng tổn thất đầu tư tài chính (Mã số 124)
Chỉ tiêu này phản ánh khoản dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh và dự
phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của các TK 2291, 2292 và được ghi
bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).
- Các khoản phải thu (Mã số 130)

2
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị của các khoản phải thu tại thời điểm
báo cáo, như: Phải thu của khách hàng, trả trước cho người bán, vốn kinh doanh ở
đơn vị trực thuộc, phải thu khác, tài sản thiếu chờ xử lý sau khi đã trừ đi dự phòng
phải thu khó đòi.
Mã số 130 = Mã số 131 + Mã số 132 + Mã số 133 + Mã số 134 + Mã số 135 +
Mã số 136.
+ Phải thu của khách hàng (Mã số 131)
Chỉ tiêu này phản ánh số tiền còn phải thu của khách hàng tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số dư Nợ chi tiết của TK 131 mở
theo từng khách hàng.
+ Trả trước cho người bán (Mã số 132)
Chỉ tiêu này phản ánh số tiền đã trả trước cho người bán để mua tài sản, dịch vụ
nhưng chưa nhận được tài sản, dịch vụ tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số dư Nợ chi tiết của TK 331 mở
theo từng người bán.
+ Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc (Mã số 133)
Chỉ tiêu này chỉ ghi trên Báo cáo tình hình tài chính của đơn vị cấp trên phản
ánh số vốn kinh doanh đã giao cho các đơn vị hạch toán phụ thuộc. Khi lập Báo cáo
tình hình tài chính tổng hợp của toàn doanh nghiệp, chỉ tiêu này được bù trừ với chỉ
tiêu “Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh” (Mã số 317) hoặc chỉ tiêu "Vốn góp của chủ
sở hữu" (Mã số 411) trên Báo cáo tình hình tài chính của các đơn vị hạch toán phụ
thuộc, chi tiết phần vốn nhận của đơn vị cấp trên.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Nợ của TK 1361.
+ Phải thu khác (Mã số 134)
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản phải thu khác tại thời điểm báo cáo, như: Phải
thu nội bộ khác ngoài phải thu về vốn kinh doanh; phải thu về cho vay, phải thu về
các khoản đã chi hộ; phải thu về tiền lãi, cổ tức được chia, các khoản tạm ứng; các
khoản cầm cố, ký cược, ký quỹ, cho mượn tạm thời,… mà doanh nghiệp được quyền
thu hồi.
Khi đơn vị cấp trên lập Báo cáo tình hình tài chính tổng hợp với đơn vị cấp dưới
hạch toán phụ thuộc, khoản phải thu nội bộ khác trong chỉ tiêu này được bù trừ với
khoản phải trả nội bộ khác trong chỉ tiêu “Phải trả khác” (Mã số 315) trên Báo cáo tình
hình tài chính của các đơn vị hạch toán phụ thuộc.

3
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ chi tiết của các TK 1288 (phải thu về
cho vay), 1368, 1386, 1388, 334, 338, 141.
+ Tài sản thiếu chờ xử lý (Mã số 135)
Chỉ tiêu này phản ánh các tài sản thiếu hụt, mất mát chưa rõ nguyên nhân đang
chờ xử lý tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ TK 1381.
+ Dự phòng phải thu khó đòi (Mã số 136)
Chỉ tiêu này phản ánh khoản dự phòng cho các khoản phải thu khó đòi tại thời
điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 2293 và được ghi bằng số âm
dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...)
- Hàng tồn kho (Mã số 140)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị hiện có các loại hàng tồn kho dự trữ
cho quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (sau khi trừ đi dự phòng giảm
giá hàng tồn kho) tại thời điểm báo cáo.
Mã số 140 = Mã số 141 + Mã số 142.
+ Hàng tồn kho (Mã số 141)
Chỉ tiêu này phản ánh tổng giá trị của hàng tồn kho thuộc quyền sở hữu của
doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của các TK 151, 152, 153, 154, 155,
156, 157.
+ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (Mã số 142)
Chỉ tiêu này phản ánh khoản dự phòng giảm giá của các loại hàng tồn kho tại
thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 2294 và được ghi bằng số âm
dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).
- Tài sản cố định (Mã số 150)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại của các loại tài sản cố định
tại thời điểm báo cáo.
Mã số 150 = Mã số 151 + Mã số 152.
+ Nguyên giá (Mã số 151)

4
Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ nguyên giá các loại tài sản cố định tại thời điểm
báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của TK 211.
+ Giá trị hao mòn lũy kế (Mã số 152)
Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ giá trị đã hao mòn của các loại tài sản cố định lũy
kế tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của các TK 2141, 2142, 2143 và
được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).
- Bất động sản đầu tư (Mã số 160)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại của các loại bất động sản
đầu tư tại thời điểm báo cáo.
Mã số 160 = Mã số 161 + Mã số 162.
+ Nguyên giá (Mã số 161)
Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ nguyên giá của các loại bất động sản đầu tư tại
thời điểm báo cáo sau khi đã trừ số tổn thất do suy giảm giá trị của bất động sản đầu
tư nắm giữ chờ tăng giá.
Số liệu để phản ánh vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của TK 217.
+ Giá trị hao mòn lũy kế (Mã số 162)
Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ giá trị hao mòn lũy kế của bất động sản đầu tư
dùng để cho thuê tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 2147 và được ghi bằng số âm
dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).
- Xây dựng cơ bản dở dang (Mã số 170)
Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ trị giá tài sản cố định đang mua sắm, chi phí đầu
tư xây dựng cơ bản, chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định dở dang hoặc đã hoàn
thành chưa bàn giao hoặc chưa đưa vào sử dụng tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của TK 241.
- Tài sản khác (Mã số 180) = Mã số 181 + Mã số 182.
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các tài sản khác tại thời điểm báo cáo,
như: Thuế GTGT còn được khấu trừ và tài sản khác tại thời điểm báo cáo.
+ Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (Mã số 181)
Chỉ tiêu này phản ánh số thuế GTGT còn được khấu trừ và số thuế GTGT còn
được hoàn lại tại thời điểm báo cáo.

5
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ” căn cứ vào số dư
Nợ của TK 133.
+ Tài sản khác (Mã số 182)
Chỉ tiêu này phản ánh tổng giá trị các tài sản khác tại thời điểm báo cáo, như:
Chi phí trả trước, thuế và các khoản khác nộp thừa cho Nhà nước.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Nợ chi tiết các TK 242, 333.
- Tổng cộng tài sản (Mã số 200)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng trị giá tài sản hiện có của doanh nghiệp tại
thời điểm báo cáo.
Mã số 200 = Mã số 110 + Mã số 120 + Mã số 130 + Mã số 140 + Mã số 150 +
Mã số 160 + Mã số 170 + Mã số 180.
B – Phần B
- Nợ phải trả (Mã số 300)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ số nợ phải trả tại thời điểm báo cáo.
Mã số 300 = Mã số 311 + Mã số 312 + Mã số 313 + Mã số 314 + Mã số 315 +
Mã số 316 + Mã số 317 + Mã số 318 + Mã số 319 + Mã số 320.
+ Phải trả người bán (Mã số 311)
Chỉ tiêu này phản ánh số tiền còn phải trả cho người bán tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số dư Có chi tiết của TK 331 mở
cho từng người bán.
+ Người mua trả tiền trước (Mã số 312)
Chỉ tiêu này phản ánh số tiền người mua ứng trước để mua sản phẩm, hàng
hóa, dịch vụ, tài sản cố định, bất động sản đầu tư và doanh nghiệp có nghĩa vụ cung
cấp tại thời điểm báo cáo (không bao gồm các khoản doanh thu nhận trước).
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số dư Có chi tiết của TK 131 mở
cho từng khách hàng.
+ Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (Mã số 313)
Chỉ tiêu này phản ánh tổng các khoản doanh nghiệp còn phải nộp cho Nhà nước
tại thời điểm báo cáo, bao gồm cả các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp
khác.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số dư Có chi tiết của TK 333.
+ Phải trả người lao động (Mã số 314)

6
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản doanh nghiệp còn phải trả cho người lao động
tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có chi tiết của TK 334.
+ Phải trả khác (Mã số 315)
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản phải trả khác tại thời điểm báo cáo, như:
 Chi phí phải trả
 phải trả nội bộ khác ngoài khoản phải trả về vốn kinh doanh
 giá trị tài sản phát hiện thừa chưa rõ nguyên nhân
 các khoản phải nộp cho cơ quan BHXH, KPCĐ
 các khoản nhận ký cược, ký quỹ, doanh thu chưa thực hiện…
Khi đơn vị cấp trên lập Báo cáo tình hình tài chính tổng hợp với đơn vị cấp dưới
hạch toán phụ thuộc, khoản phải trả nội bộ khác trong chỉ tiêu này được bù trừ với
khoản phải thu nội bộ khác trong chỉ tiêu “Phải thu khác” (Mã số 134) trên Báo cáo
tình hình tài chính của các đơn vị hạch toán phụ thuộc.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có chi tiết của các TK 335,
3368, 338, 1388.
+ Vay và nợ thuê tài chính (Mã số 316)
Chỉ tiêu này phản ánh tổng giá trị các khoản doanh nghiệp đi vay, còn nợ các
ngân hàng, tổ chức, công ty tài chính và các đối tượng khác kể cả khoản vay dưới
hình thức phát hành trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi được phân loại là nợ phải trả tại thời
điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có chi tiết của TK 341, 4111 (cổ
phiếu ưu đãi được phân loại là nợ phải trả).
+ Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh (Mã số 317)
Tùy thuộc vào đặc điểm hoạt động và mô hình quản lý của từng đơn vị, doanh
nghiệp thực hiện phân cấp và quy định cho đơn vị hạch toán phụ thuộc ghi nhận
khoản vốn do doanh nghiệp cấp vào chỉ tiêu này hoặc chỉ tiêu “Vốn góp của chủ sở
hữu” (Mã số 411).
Chỉ tiêu này chỉ trình bày trên BCTHTC đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp
nhân hạch toán phụ thuộc, phản ánh các khoản đơn vị cấp dưới phải trả cho đơn vị
cấp trên về vốn kinh doanh.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có chi tiết của TK 3361. Khi
đơn vị cấp trên lập Báo cáo tình hình tài chính tổng hợp toàn doanh nghiệp, chỉ tiêu

7
này được bù trừ với chỉ tiêu “Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc” (Mã số 133) trên
Báo cáo tình hình tài chính của đơn vị cấp trên.
+ Dự phòng phải trả (Mã số 318)
Chỉ tiêu này phản ánh khoản dự phòng cho các khoản dự kiến phải trả tại thời
điểm báo cáo, như
 dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây dựng
 các khoản chi phí trích trước để sửa chữa TSCĐ định kỳ
 chi phí hoàn nguyên môi trường trích trước…
 Các khoản dự phòng phải trả thường được ước tính, chưa chắc chắn về
thời gian phải trả.
 giá trị phải trả và doanh nghiệp chưa nhận được hàng hóa, dịch vụ từ nhà
cung cấp.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có của TK 352.
+ Quỹ khen thưởng, phúc lợi (Mã số 319)
Chỉ tiêu này phản ánh Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ thưởng ban quản lý
điều hành chưa sử dụng tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 353.
+ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ (Mã số 320)
Chỉ tiêu này phản ánh số Quỹ phát triển khoa học và công nghệ chưa sử dụng
tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 356.
- Vốn chủ sở hữu (Mã số 400)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh các khoản vốn kinh doanh thuộc sở hữu của cổ
đông, thành viên góp vốn, như: Vốn góp của chủ sở hữu, thặng dư vốn cổ phần, vốn
khác của chủ chủ sở hữu, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, cổ phiếu quỹ, chênh
lệch tỷ giá hối đoái.
Mã số 400 = Mã số 411 + Mã số 412 + Mã số 413 + Mã số 414 + Mã số 415 +
Mã số 416 + Mã số 417
+ Vốn góp của chủ sở hữu (Mã số 411)
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số vốn đã thực góp của các chủ sở hữu vào doanh
nghiệp (đối với công ty cổ phần phản ánh vốn góp của các cổ đông theo mệnh giá cổ
phiếu) tại thời điểm báo cáo.

8
Tại đơn vị hạch toán phụ thuộc, chỉ tiêu này có thể phản ánh số vốn được cấp
nếu doanh nghiệp quy định đơn vị hạch toán phụ thuộc ghi nhận vốn kinh doanh
được cấp vào TK 411.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 4111.
+ Thặng dư vốn cổ phần (Mã số 412)
Chỉ tiêu này phản ánh thặng dư vốn cổ phần ở thời điểm báo cáo của công ty cổ
phần.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 4112. Nếu TK 4112 có số dư
Nợ thì chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).
+ Vốn khác của chủ sở hữu (Mã số 413)
Chỉ tiêu này phản ánh giá trị các khoản vốn khác của chủ sở hữu tại thời điểm
báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có TK 4118.
+ Cổ phiếu quỹ (Mã số 414)
Chỉ tiêu này phản ánh giá trị cổ phiếu quỹ hiện có ở thời điểm báo cáo của công
ty cổ phần.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của TK 419 và được ghi bằng số âm
dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).
+ Chênh lệch tỷ giá hối đoái (Mã số 415)
Trường hợp đơn vị sử dụng đồng tiền khác Đồng Việt Nam làm đơn vị tiền tệ
trong kế toán, chỉ tiêu này phản ánh khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái do chuyển đổi
Báo cáo tài chính sang Đồng Việt Nam.
+ Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu (Mã số 416)
Chỉ tiêu này phản ánh các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu chưa sử dụng tại thời điểm
báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có TK 418.
+ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (Mã số 417)
Chỉ tiêu này phản ánh số lãi (hoặc lỗ) sau thuế chưa phân phối tại thời điểm báo
cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 421. Trường hợp TK 421 có
số dư Nợ thì số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc
đơn (...).

9
- Tổng cộng nguồn vốn (Mã số 500)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng số các nguồn vốn hình thành tài sản của
doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. Mã số 500 = Mã số 300 + Mã số 400.

II – Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: Mẫu B02 – DNN
https://lamketoan.vn/phuong-phap-lap-bao-cao-ket-qua-hoat-dong-kinh-doanh-
theo-thong-tu-133.html

http://ketoanthienung.net/cach-lap-bao-cao-ket-qua-hoat-dong-kinh-doanh-theo-
thong-tu-133.htm

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 01)


Chỉ tiêu này phản ánh tổng doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm, bất động sản
đầu tư, doanh thu cung cấp dịch vụ và doanh thu khác trong năm báo cáo của doanh
nghiệp.
Công thức tính = Tổng phát sinh Bên Có TK 511
Khi đơn vị cấp trên lập báo cáo tổng hợp với các đơn vị cấp dưới hạch toán phụ
thuộc, các khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phát sinh từ các giao dịch
nội bộ đều phải loại trừ.
Loại trừ các khoản sau: thuế gián thu: thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp,
thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế bảo vệ môi trường và các loại thuế gián
thu khác.
- Các khoản giảm trừ doanh thu (Mã số 02)
Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp các khoản được ghi giảm trừ vào tổng doanh thu
bán hàng và cung cấp dịch vụ trong năm, bao gồm: Các khoản chiết khấu thương
mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại trong kỳ báo cáo. –
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số phát sinh bên Nợ TK 511 đối ứng với
bên Có các TK 111, 112, 131, trong kỳ báo cáo. –
Chỉ tiêu này không bao gồm các khoản thuế gián thu, phí mà doanh nghiệp
không được hưởng phải nộp NSNN (được kế toán ghi giảm doanh thu trên sổ kế toán
TK 511) do các khoản này về bản chất là các khoản thu hộ Nhà nước, không thuộc
doanh thu nên không được coi là khoản giảm trừ doanh thu.

10
- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 10)
Chỉ tiêu này phản ánh số doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm, BĐSĐT, doanh
thu cung cấp dịch vụ và doanh thu khác đã trừ các khoản giảm trừ (chiết khấu thương
mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại) trong kỳ báo cáo, làm căn cứ tính kết quả
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Mã số 10 = Mã số 01 - Mã số 02.
Giá vốn hàng bán (Mã số 11)
Chỉ tiêu này phản ánh tổng giá vốn của hàng hóa, BĐSĐT, giá vốn của thành
phẩm đã bán, khối lượng dịch vụ đã cung cấp, chi phí khác được tính vào giá vốn
hoặc ghi giảm giá vốn hàng bán trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh bên Có của TK 632 trong kỳ
báo cáo đối ứng bên Nợ của TK 911.
Khi đơn vị cấp trên lập báo cáo tổng hợp với các đơn vị cấp dưới hạch toán phụ
thuộc, các khoản giá vốn hàng bán phát sinh từ các giao dịch nội bộ đều phải loại trừ.
- Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 20)
Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng hóa,
thành phẩm, BĐSĐT và cung cấp dịch vụ với giá vốn hàng bán phát sinh trong kỳ báo
cáo.
Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì ghi trong ngoặc đơn (...).
Mã số 20 = Mã số 10 - Mã số 11.
- Doanh thu hoạt động tài chính (Mã số 21)
Chỉ tiêu này phản ánh doanh thu hoạt động tài chính thuần phát sinh trong kỳ
báo cáo của doanh nghiệp: lãi tiền cho vay, lãi tiền gửi ngân hàng…
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh bên Nợ của TK 515 đối ứng
với bên Có TK 911 trong kỳ báo cáo.
Khi đơn vị cấp trên lập báo cáo tổng hợp với các đơn vị cấp dưới hạch toán phụ
thuộc, các khoản doanh thu hoạt động tài chính phát sinh từ các giao dịch nội bộ đều
phải loại trừ.
- Chi phí tài chính (Mã số 22)
Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí tài chính, gồm tiền lãi vay phải trả, chi phí liên
quan đến việc cho thuê bản quyền, chi phí hoạt động liên doanh,... phát sinh trong kỳ
báo cáo của doanh nghiệp. –

11
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh bên Có TK 635 đối ứng với
bên Nợ TK 911 trong kỳ báo cáo.
Khi đơn vị cấp trên lập báo cáo tổng hợp với các đơn vị cấp dưới hạch toán phụ
thuộc, các khoản chi phí tài chính phát sinh từ các giao dịch nội bộ đều phải loại trừ.
- Chi phí lãi vay (Mã số 23)
Chỉ tiêu này phản ánh chi phí lãi vay phải trả được tính vào chi phí tài chính
trong kỳ báo cáo. –
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số liệu chi tiết về chi phí lãi vay
trên TK 635 trong kỳ báo cáo.
- Chi phí quản lý kinh doanh (Mã số 24)
Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí quản lý kinh doanh phát sinh trong kỳ báo
cáo: Bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý chung: chi phí quảng cáo, tiếp thị
sản phẩm, chi phí nhân viên, chi phí mua dịch vụ mua ngoài…
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số phát sinh bên Có của TK 642, đối ứng
với bên Nợ của TK 911 trong kỳ báo cáo.
- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (Mã số 30)
Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ
báo cáo.
Chỉ tiêu này được tính toán trên cơ sở: = Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung
cấp dịch vụ cộng (+) Doanh thu hoạt động tài chính trừ (-) Chi phí tài chính, chi phí
quản lý kinh doanh phát sinh trong kỳ báo cáo.

Doanh thu Chi phí


LN thuần Lợi nhuận gộp về Chi phí tài
= + hoạt động – – quản lý
từ HĐKĐ BH và CCDV chính
tài chính kinh doanh

Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì ghi trong ngoặc đơn (...).
Mã số 30 = Mã số 20 + Mã số 21 - Mã số 22 - Mã số 24.
- Thu nhập khác (Mã số 31)
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản thu nhập ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh
thông thường như: thu nhập từ ượng bán tài sản cố định, nợ khó đòi…..
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Nợ của
TK 711 (sau khi trừ phần thu nhập khác từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ) đối ứng với
bên Có của TK 911 trong kỳ báo cáo.

12
Riêng đối với giao dịch thanh lý, nhượng bán TSCĐ thì số liệu để ghi vào chỉ tiêu
này là phần chênh lệch giữa khoản thu từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ cao hơn
giá trị còn lại của TSCĐ và chi phí thanh lý.
Khi đơn vị cấp trên lập báo cáo tổng hợp với các đơn vị cấp dưới hạch toán phụ
thuộc, các khoản thu nhập khác phát sinh từ các giao dịch nội bộ đều phải loại trừ.
- Chi phí khác (Mã số 32)
Chỉ tiêu này phản ánh tổng các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ báo cáo:
tổng các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ gồm: Chi phí thanh lý, nhượng bán tài
sản cố định,….
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có của
Tài khoản 811 “Chi phí khác” (sau khi trừ phần chi phí khác từ thanh lý, nhượng bán
TSCĐ) đối ứng với bên Nợ của TK 911 trong kỳ báo cáo.
Riêng đối với giao dịch thanh lý, nhượng bán TSCĐ thì số liệu để ghi vào chỉ tiêu
này là phần chênh lệch giữa khoản thu từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ nhỏ hơn
giá trị còn lại của TSCĐ và chi phí thanh lý.
Khi đơn vị cấp trên lập báo cáo tổng hợp với các đơn vị cấp dưới hạch toán phụ
thuộc, các khoản chi phí khác phát sinh từ các giao dịch nội bộ đều phải loại trừ.
- Lợi nhuận khác (Mã số 40)
Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa thu nhập khác (sau khi đã trừ thuế
GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp) với chi phí khác phát sinh trong kỳ
báo cáo.
Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì ghi trong ngoặc đơn (...).
Mã số 40 = Mã số 31 - Mã số 32.
- Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (Mã số 50)
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lợi nhuận kế toán thực hiện trong năm báo cáo
của doanh nghiệp trước khi trừ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động kinh
doanh, hoạt động khác phát sinh trong kỳ báo cáo.
Trường hợp doanh thu thuần nhỏ hơn giá vốn hàng bán thì được ghi bằng số
âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...). Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì ghi
trong ngoặc đơn (...).

Tổng lợi nhuận kế Lợi nhuận thuần từ Lợi nhuận


= +
toán trước thuế hoạt động kinh doanh khác

Mã số 50 = Mã số 30 + Mã số 40.

13
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (Mã số 51)
Chỉ tiêu này phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh trong năm
báo cáo. –
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có TK
821 đối ứng với bên Nợ TK 911 hoặc căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 821 đối
ứng với bên Có TK 911 trong kỳ báo cáo (trường hợp này số liệu được ghi vào chỉ
tiêu này bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...)).
- Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (Mã số 60)
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lợi nhuận thuần (hoặc lỗ) sau thuế TNDN từ các
hoạt động của doanh nghiệp (sau khi trừ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp) phát
sinh trong năm báo cáo.

Lợi nhuận sau Tổng lợi nhuận kế Chi phí thuế


= –
thuế TNDN toán trước thuế TNDN

Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì ghi trong ngoặc đơn (...).
Mã số 60 = Mã số 50 - Mã số 51.

III – Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - theo pp trực tiếp mẫu B03-DNN
http://centax.edu.vn/phuong-phap-lap-cac-chi-tieu-luong-tien-tu-hoat-
dong-kinh-doanh-theo-phuong-phap-truc-tiep-thong-tu-133/
1. - Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính lưu chuyển tiền tệ chung
-Việc lập và trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ hàng năm phải tuân thủ các quy
định của Chuẩn mực kế toán số 24.
-Các khoản đầu từ tài chính ngắn hạn được coi là tương đương tiến trình bày
trên báo cáo lưuu chuỷen tiền tệ chỉ bao gồm các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn có
thời gian thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng có khả năng chuyển đổi dễ dàng
thành một lượng tiền xác định và không có rủi ro trong chuyển đổi thành tiền kể từ
ngày mua khoản đầu từ trước đó.
-Doanh nghiệp phải trình bày các luồng tiền trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo
ba loại hoạt động: Hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính
theo quy định của Chuẩn mực kết oán số 24:
+ Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh là luồng tiền phát sinh từ các hoạt động
tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp và các hoạt động khác không phải là hoạt
động đầu tư hay hoạt động tài chính

14
+Luồng tiền từ hoạt động đầu tư là luồng tiền phát sinh từ các hoạt động mua
sắm, xây dựng, thanh lý, nhượng bán các tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác
không thuộc các khoản tương đương tiền
+ Luồng tiền từ hoạt động tài chính là luồng tiền phát sinh từ các hoạt động tạo
ra các thay đổi về quy mô và kết cấu của vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh
nghiệp

-Các luồng tiền phát sinh từ các hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt
động tài chính sau đây được báo cáo trên cơ sở thuần:
+Thu tiền và chi trả tiền hộ khác hàng
+Thu tiền và chi tiền đối với các khoản có vòng quay nhanh, thời gian đáo hạn
ngắn như: mua, bán ngoại tệ, mua, bán các khảon đầu tư, các khảon đi vay hoặc cho
vay nắng hạn khác có thừoi gian thanh toán không quá 3 tháng
-Các luồng tiền phát sinh từ các giao dịch bằng ngoại tệ phải được quy đổi ra
đồng tiền chính thức sử dụng trong ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính theo giá
hối đoái tại thời điểm phát sinh giao dịch
- Các giao dịch về đầu tư và tài chính không trực tiếp sử dụng tiền hay các
khoản tương đương tiền không được trình bày trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Các khoản mục tiền và tương đương tiền đầu năm và cuối năm, ảnh hưởng
của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ phải được trình bày thành các ch ỉ tiêu
riêng biệt trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ để đối chiều số liệu với các khoản mục
tương ứng trên Bảng cân đối kế toán
- Doanh nghiệp phải trình bày giá trị và lý do của các khoản tiền và tương đương
tiền có số dư cuối năm lớn do doanh nghiệp nắm giữ nhưng không được sử dụng do
có sự hạn chế của p háp luật hoặc các rang buộc khác mà doanh nghiệp phải thực
hiện.
- Cơ sở lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Căn cứ vào bảng cân đối kế toán
- Căn cứ vào bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Căn cứ vào bảng thuyết minh báo cáo tài chính
- Căn cứ vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm trước.
- Yêu cầu về mở và ghi sổ kế toán phục vụ lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ

15
- Sổ kế toán chi tiết các Tài khoản phải thu, phải trả phải được mở chi tiết theo 3
loại hoạt động: hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính
- Sổ kế toán chi tiết các Tài khoản Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng phải mở chi tiết
theo 3 loại hoạt động: Hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính
làm căn cứ tổng hợp khi lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
- Tại thời điểm cuối niên độ kế toán, khi lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ, doanh
nghiệp cần phải xác định các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn có thời hạn thu hội
hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua thỏa mãn định nghĩ là tương đương
tiền theo quy định của Chuẩn mực “báo cáo lưu chuyển tiền tệ” để loại trừ ra khỏi các
khoản mục liên quan đến hoạt động  đầu tư, giá trị của các khoản tương đương tiền
được cộng (+) và chỉ tiêu “tiên và các khoản tương đươgn tiền cuối năm” trên Báo
cáo lưu chuyển tiền tệ.
-Đối với các khoản đầu tư chứng khoán và công cụ nợ không được coi là tương
đương tiền, kế toán phải căn cức vào mục đích đầu tư để lập bảng kê chi tiết xác định
các khoản đầu tư chứng khoán và công cụ nợ phục vụ cho mục đích thương mại
(mua vào để bán) và phuc vụ cho mục đích nắm giữ đầu tư để thu lãi.
Phương pháp trực tiếp
1.  Nguyên tắc lập:
Theo phương pháp trực tiếp, các luồng tiền vào và luồng tiền ra từ hoạt động
kinh doanh được xác định và trình bày trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ bằng cách
phân tích và tổng hợp trực tiếp các khoản tiền thu vào và chi ra theo từng nội dung
thu, chi từ các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết của doanh nghiệp.
2. Phương pháp lập các chỉ tiêu cụ thể
– Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác (Mã số 01)
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã thu (tổng giá thanh toán) trong
kỳ do bán hàng hóa, thành phẩm, cung cấp dịch vụ, tiền bản quyền, hoa hồng và các
khoản doanh thu khác (như bán chứng khoán kinh doanh), kể cả các khoản tiền đã
thu từ các khoản nợ phải thu liên quan đến các giao dịch bán hàng hóa, cung cấp
dịch vụ và doanh thu khác phát sinh từ các kỳ trước nhưng kỳ này mới thu được tiền
và số tiền ứng trước của người mua hàng hóa, dịch vụ.
Chỉ tiêu này không bao gồm các khoản tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ,
BĐSĐT và các tài sản dài hạn khác, tiền thu hồi các khoản cho vay, đầu tư góp vốn
vào đơn vị khác, tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia và các khoản tiền
thu khác được phân loại là luồng tiền từ hoạt động đầu tư; Các khoản tiền thu được

16
do đi vay, phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu được phân loại là luồng
tiền từ hoạt động tài chính.
 Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112 (phần thu
tiền), sổ kế toán các tài khoản phải thu (chi tiết tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ
chuyển trả ngay các khoản nợ phải trả), sau khi đối chiếu với sổ kế toán các TK 511,
131 (chi tiết các khoản doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ thu tiền ngay, số tiền
thu hồi các khoản phải thu hoặc thu tiền ứng trước trong kỳ) hoặc các TK 515, 121
(chi tiết số tiền thu từ bán chứng khoán kinh doanh).
– Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa, dịch vụ (Mã số 02)
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền (tổng giá thanh toán) đã trả trong
kỳ do mua hàng hóa, dịch vụ, thanh toán các khoản chi phí phục vụ cho sản xuất,
kinh doanh, kể cả số tiền chi mua chứng khoán kinh doanh và số tiền đã thanh toán
các khoản nợ phải trả hoặc ứng trước cho người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ liên
quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Chỉ tiêu này không bao gồm các khoản tiền chi để mua sắm, chi phí đầu tư xây
dựng TSCĐ, BĐSĐT (kể cả chi mua NVL để sử dụng cho XDCB), tiền chi cho vay,
đầu tư góp vốn vào đơn vị khác và các khoản tiền chi khác được phân loại là luồng
tiền từ hoạt động đầu tư; Các khoản tiền chi trả nợ gốc vay và nợ thuê tài chính, trả
lại vốn góp cho chủ sở hữu, cổ tức và lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu và các khoản
tiền chi khác được phân loại là luồng tiền từ hoạt động tài chính.
 Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112 (phần chi
tiền), sổ kế toán các tài khoản phải thu và đi vay (chi tiết tiền đi vay nhận được hoặc
thu nợ phải thu chuyển trả ngay các khoản nợ phải trả), sau khi đối chiếu với sổ kế
toán các TK 331, các TK phản ánh hàng tồn kho. Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm
dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).
– Tiền chi trả cho người lao động (Mã số 03)
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã trả cho người lao động trong kỳ
báo cáo về tiền lương, tiền công, phụ cấp, tiền thưởng… mà doanh nghiệp đã thanh
toán hoặc tạm ứng.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112 (chi tiết
tiền trả cho người lao động), sau khi đối chiếu với sổ kế toán TK 334 (chi tiết số đã trả
bằng tiền) trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi
trong ngoặc đơn (…).

17
– Tiền lãi vay đã trả (Mã số 04)
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền lãi vay đã trả trong kỳ báo cáo,
bao gồm tiền lãi vay phát sinh trong kỳ và trả ngay kỳ này, tiền lãi vay phải trả của các
kỳ trước đã trả trong kỳ này, lãi tiền vay trả trước trong kỳ này.
Chỉ tiêu này không bao gồm số tiền lãi vay đã trả trong kỳ được vốn hóa vào giá
trị các tài sản dở dang được phân loại là luồng tiền từ hoạt động đầu tư. Trường hợp
số lãi vay đã trả trong kỳ vừa được vốn hóa, vừa được tính vào chi phí tài chính thì kế
toán căn cứ tỷ lệ vốn hóa lãi vay áp dụng cho kỳ báo cáo để xác định số lãi vay đã trả
của luồng tiền từ hoạt động kinh doanh và luồng tiền hoạt động đầu tư.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112 (chi tiết
tiền chi trả lãi tiền vay); sổ kế toán các tài khoản phải thu (chi tiết tiền trả lãi vay từ
tiền thu các khoản phải thu) trong kỳ báo cáo, sau khi đối chiếu với sổ kế toán TK
335, 635, 242 và các Tài khoản liên quan khác. Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm
dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).
– Thuế TNDN đã nộp (Mã số 05)
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền thuế TNDN đã nộp cho Nhà nước
trong kỳ báo cáo, bao gồm số tiền thuế TNDN đã nộp của kỳ này, số thuế TNDN còn
nợ từ các kỳ trước đã nộp trong kỳ này và số thuế TNDN nộp trước (nếu có).
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112  (chi tiết
tiền nộp thuế TNDN), sau khi đối chiếu với sổ kế toán TK 3334. Chỉ tiêu này được ghi
bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).
– Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh (Mã số 06)
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã thu từ các khoản khác của hoạt
động kinh doanh, ngoài khoản tiền thu được phản ánh ở Mã số 01, như: Tiền thu từ
khoản thu nhập khác (tiền thu về được bồi thường, được phạt, tiền thưởng và các
khoản tiền thu khác…); Tiền đã thu do được hoàn thuế; Tiền thu được do nhận ký
quỹ, ký cược; Tiền thu hồi các khoản đưa đi ký cược, ký quỹ;  Tiền được các tổ chức,
cá nhân bên ngoài thưởng, hỗ trợ…
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112 sau khi đối
chiếu với sổ kế toán các TK 711, 133, 141,138 và sổ kế toán các tài khoản khác có
liên quan trong kỳ báo cáo.
– Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh (Mã số 07)
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã chi cho các khoản khác, ngoài
các khoản tiền chi liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh trong kỳ báo cáo đã

18
được phản ánh ở Mã số 02, 03, 04, 05, như: Tiền chi bồi thường, bị phạt và các
khoản chi phí khác; Tiền nộp các loại thuế (không bao gồm thuế TNDN); Tiền nộp các
loại phí, lệ phí, tiền thuê đất; Tiền nộp các khoản BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ; Tiền
chi đưa đi ký cược, ký quỹ; Tiền trả lại các khoản nhận ký cược, ký quỹ, tiền chi trực
tiếp bằng nguồn dự phòng phải trả; Tiền chi trực tiếp từ quỹ khen thưởng, phúc lợi;
Quỹ phát triển khoa học và công nghệ; Tiền chi trực tiếp từ các quỹ khác thuộc vốn
chủ sở hữu; …
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112 trong kỳ báo
cáo, sau khi đối chiếu với sổ kế toán các TK 811, 138, 333, 338, 352, 353, 356 và các
Tài khoản liên quan khác. Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong
ngoặc đơn (…).
– Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh (Mã số 20)
Chỉ tiêu “Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh” phản ánh chênh lệch
giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ hoạt động kinh doanh trong kỳ báo
cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được tính bằng tổng cộng số liệu các chỉ tiêu từ
Mã số 01 đến Mã số 07. Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì ghi trong ngoặc đơn
(…).  
Mã số 20 = Mã số 01 + Mã số 02 + Mã số 03 + Mã số 04 + Mã số 05 + Mã số 06
+ Mã số 07.

III – Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp


http://ketoanthienung.org/tin-tuc/huong-dan-lap-to-khai-quyet-toan-thue-tndn-
cuoi-nam-mau-03-tndn.htm

Bước 1: - Các bạn đăng nhập vào phần mềm HTKK (Lưu ý phải làm trên phần
mềm HTKK mới nhất) - Chọn “Thuế Thu nhập Doanh Nghiệp” -> Chọn “Quyết toán
thuế TNDN năm (03/TNDN)” -> Chọn "Kỳ tính thuế" -> Chọn các phụ luc như: 03-
1A/TNDN, 03- 2A/TNDN (nếu chuyển lỗ) ...
Chỉ tiêu [A1] - Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế TNDN:
- Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lợi nhuận thực hiện của cơ sở kinh doanh trong
kỳ tính thuế theo quy định của pháp luật về kế toán.

19
Chú ý: Không phải nhập vào chỉ tiêu này -> Các bạn sẽ làm trên PL 03-
1A/TNDN (hoặc 1B, 1C) sau đó ấn "GHI" -> Phần mềm sẽ tự động cập nhật số sang
Chỉ tiêu A1.
- Các bạn phải nhập vào bên PL 03–1A/TNDN tất cả như: Doanh thu, chi phí,
các khoản giảm trừ…=> Căn cứ để nhập vào Phụ lục 03-1A/TNDN là "Báo cáo kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh" trong Báo cáo tài chính của DN bạn và Bảng
phát sinh số tài khoản.
Chỉ tiêu [B2] – Các khoản điều chỉnh tăng doanh thu:
- Chỉ tiêu này phản ánh tất cả các khoản điều chỉnh dẫn đến tăng doanh thu tính
thuế do sự khác biệt giữa các quy định của pháp luật về kế toán và thuế, bao gồm
các khoản được xác định là doanh thu để tính thuế TNDN theo quy định của Luật
thuế TNDN nhưng không được ghi nhận là doanh thu trong kỳ theo quy định của
chuẩn mực kế toán về doanh thu.
- Chỉ tiêu này cũng phản ánh các khoản giảm trừ doanh thu được chấp nhận
theo chế độ kế toán nhưng không được chấp nhận theo qui định của luật thuế.
Chỉ tiêu [B3] – Chi phí của phần doanh thu điều chỉnh giảm:
- Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ các chi phí liên quan đến việc tạo ra các khoản
doanh thu được ghi nhận là doanh thu theo chế độ kế toán nhưng được điều chỉnh
giảm khi tính thu nhập chịu thuế trong kỳ theo các qui định của Luật thuế TNDN.
- Điển hình nhất của các chi phí này là các khoản chi liên quan đến doanh thu đã
được đưa vào doanh thu tính thuế của các năm trước (các khoản doanh thu này sẽ
được điều chỉnh giảm tương ứng ở chỉ tiêu [B9] - Giảm trừ các khoản doanh thu đã
tính thuế năm trước).
Chỉ tiêu [B4] – Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu
thuế:
- Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ các khoản chi phí không được trừ khi xác định
thu nhập chịu thuế TNDN theo quy định của Luật thuế TNDN
Chỉ tiêu [B5] - Thuế thu nhập đã nộp cho phần thu nhập nhận được ở nước
ngoài:
- Chỉ tiêu này được lấy từ dòng “Tổng cộng” tại cột (6) trên Phụ lục 03-4/TNDN
kèm theo Tờ khai quyết toán thuế TNDN.
Ví dụ: - Công ty A của Việt Nam có đầu tư vào một doanh nghiệp sản xuất ở
Thái Lan. Trong năm 2017, Công ty A được nhận một khoản cổ tức tương đương

20
1.400 triệu đồng. Số thuế thu nhập đã nộp tại Thái Lan đối với số cổ tức này là 600
triệu đồng (thuế suất là 30%).
- Trong trường hợp này Công ty A sẽ ghi vào chỉ tiêu này số thuế thu nhập đã
nộp tại Thái Lan là 600 triệu đồng. Chỉ tiêu [B6] - Điều chỉnh tăng lợi nhuận do xác
định giá thị trường đối với giao dịch liên kết.
Chỉ tiêu [B7] – Các khoản điều chỉnh làm tăng lợi nhuận trước thuế khác:
- Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tiền của các điều chỉnh khác (chưa được điều
chỉnh tại các chỉ tiêu từ [B2] đến [B6]) do sự khác biệt giữa chế độ kế toán và Luật
thuế TNDN dẫn đến làm tăng tổng thu nhập trước thuế.
Một số trường hợp điển hình được kê khai vào chỉ tiêu này:
i) Lãi chênh lệch tỉ giá của các khoản nợ phải thu, nợ phải trả có thời hạn dưới
12 tháng đã thực hiện trong năm tính thuế và được đưa vào thu nhập của năm trước
theo chế độ kế toán nhưng chưa đưa vào thu nhập chịu thuế của năm trước (do lãi
chênh lệch tỉ giá hối đoái chưa thực hiện của các khoản nợ phải thu, phải trả ngắn
hạn không thuộc diện chịu thuế TNDN).
Ví dụ: Công ty B xuất khẩu một lô hàng bán trả chậm vào ngày 31/8/2017 với giá
trị là 1 triệu đô la Mỹ. Công ty ghi nhận doanh thu bán hàng và một khoản phải thu
theo tỉ giá tại ngày giao hàng. Công ty B nhận được thanh toán vào ngày 31/3/2017.
Tỉ giá tại ngày 31/8/2017 là USD 1=VND 21.180, tại ngày 31/12/2017 là USD 1=VND
21.185 và 31/3/2018 là USD 1=VND 21.220
Theo quy định của chế độ kế toán hiện hành, tại thời điểm cuối năm tài chính
(31/12/2017) Công ty B phải đánh giá lại khoản phải thu này theo tỉ giá thực tế tại
ngày lập Báo cáo tài chính. Do tỉ giá tăng từ VND 21.180/USD lên VND 21.185/USD
nên Công ty B có một khoản lãi chênh lệch tỉ giá chưa thực hiện tại thời điểm
31/12/2017 là 5 triệu đồng. Khoản lãi này được ghi nhận vào Báo cáo kết quả kinh
doanh, nhưng không phải chịu thuế TNDN vì chưa thực hiện. Do vậy khi tính thuế
TNDN cho năm 2017, Công ty B đã điều chỉnh giảm khoản thu nhập này trong thu
nhập chịu thuế.
Ngày 31/3/2018 Công ty B nhận được tiền thanh toán. Do tỉ giá lúc này đã tăng
từ VND 21.185/USD lên VND 21.220/USD, nên Công ty B có thêm một khoản lãi do
chênh lệch tỉ giá là 35 triệu đồng (được tính trên cơ sở so sánh với tỉ giá ngày
31/12/2017)
So với thời điểm bán hàng, Công ty B thu được một khoản lãi là 40 triệu đồng do
chênh lệch tỉ giá, nhưng về mặt kế toán do Công ty B đã ghi nhận 5 triệu đồng trong

21
năm 2017 nên Công ty B chỉ ghi nhận tiếp 35 triệu đồng vào thu nhập trong năm
2018.
Về phương diện thuế, do khoản lãi chênh lệch tỉ giá 5 triệu được ghi nhận trong
Báo cáo thu nhập của năm 2017 chưa chịu thuế thu nhập vì chưa thực hiện nên trong
năm 2018 khi khoản lãi này đã được thực hiện (vì khách hàng đã thanh toán) nên
Công ty phải cộng khoản này vào thu nhập chịu thuế. Khoản lãi chênh lệch tỉ giá này
sẽ được ghi vào chỉ tiêu này - thể hiện là một khoản tăng doanh thu chịu thuế.
Lưu ý: Chỉ các khoản lãi phát sinh do chênh lệch tỉ giá hối đoái do đánh giá lại
các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ trong giai đoạn từ khi phát sinh giao dịch cho
đến thời điểm được đánh giá lại mới được ghi vào chỉ tiêu này. Chênh lệch tỉ giá từ
khi đánh giá lại cho đến thời điểm thực hiện (thực thanh toán) đã được thể hiện trong
Báo cáo Kết quả kinh doanh trong năm nên không được bao gồm trong chỉ tiêu này.
ii) Thu nhập thuộc diện chịu thuế TNDN nhưng doanh nghiệp hạch toán trực tiếp vào
các quỹ.
Chỉ tiêu [B8]: Phần mềm tự động cập nhật.
Chỉ tiêu [B9] - Giảm trừ các khoản doanh thu đã tính thuế năm trước:
- Chỉ tiêu này phản ánh các khoản doanh thu được hạch toán trong Báo cáo Kết
quả kinh doanh năm nay của cơ sở kinh doanh nhưng đã đưa vào doanh thu để tính
thuế TNDN của các năm trước.
Ví dụ: Theo Ví dụ trên: Công ty Kế toán Thiên Ưng trong năm 2016 đã ký hợp
đồng bán 2 chiếc ô tô với giá trị 350 triệu đồng/chiếc. Công ty đã xuất hoá đơn trong
năm 2016 nhưng xe được giao cho khách hàng vào tháng 3 năm 2017. Giá thành sản
xuất của 2 chiếc xe này là 300 triệu đồng/chiếc.
Về mặt kế toán, trị giá hai chiếc xe này được ghi nhận là doanh thu trong năm
2017. Tương ứng, giá thành sản xuất của hai chiếc xe này cũng được ghi vào chi phí
giá vốn hàng bán trong năm 2017.
Tuy nhiên vì doanh nghiệp đã xuất hoá đơn trong năm 2016 nên theo quy định
của Luật thuế TNDN trị giá hai chiếc xe này được coi là doanh thu để tính thuế TNDN
của năm 2016.
Vậy Công ty A sẽ phải điều chỉnh giảm doanh thu của 2 chiếc xe này là 700 triệu
đồng trong doanh thu tính thuế trên Tờ khai tự quyết toán thuế TNDN của năm 2017.
Vậy Công ty A sẽ ghi phần doanh thu điều chỉnh giảm là 700 triệu đồng vào chỉ tiêu
này. Phần giảm chi phí do điều chỉnh giảm doanh thu được thể hiện tại chỉ tiêu “Chi
phí của phần doanh thu điều chỉnh giảm” - Chỉ tiêu [B3].

22
Chỉ tiêu [B10] – Chi phí của phần doanh thu điều chỉnh tăng:
- Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ chi phí trực tiếp liên quan đến việc tạo ra các
khoản doanh thu điều chỉnh tăng đã ghi vào chỉ tiêu [B2] - Các khoản điều chỉnh tăng
doanh thu - của Tờ khai quyết toán thuế TNDN. Các khoản chi phí được điều chỉnh
tại chỉ tiêu này chủ yếu là chi phí giá vốn hàng bán hoặc giá thành sản xuất sản
phẩm. Chỉ tiêu này cũng phản ánh các khoản chi phí chiết khấu thương mại được
giảm trừ doanh thu theo chuẩn mực kế toán, nhưng không được giảm trừ doanh thu
mà được đưa chi phí theo quy định của Luật thuế TNDN.
Lưu ý:
(i)+ Khi lập Tờ khai quyết toán thuế TNDN, nếu cơ sở kinh doanh điều chỉnh
tăng hay giảm doanh thu thì cơ sở kinh doanh đồng thời phải thực hiện điều chỉnh
tăng hay giảm chi phí để đảm bảo nguyên tắc chi phí phải phù hợp với doanh thu.
(ii)+ Khi lập Tờ khai quyết toán thuế TNDN, cơ sở kinh doanh phải đối chiếu với
tờ khai của các năm trước để xác định các khoản doanh thu nào phát sinh trong năm
tài chính hiện tại nhưng đã đưa vào doanh thu tính thuế của năm trước để thực hiện
điều chỉnh phù hợp.
Chỉ tiêu [B11] – Các khoản điều chỉnh làm giảm lợi nhuận trước thuế khác:
- Chỉ tiêu này phản ánh tổng các khoản điều chỉnh khác ngoài các khoản điều
chỉnh đã nêu tại các chỉ tiêu từ [B9] đến [B10] của Tờ khai quyết toán thuế TNDN dẫn
đến giảm lợi nhuận chịu thuế. Các điều chỉnh này có thể bao gồm:
i) Các khoản trích trước vào chi phí năm trước theo chế độ kế toán nhưng chưa
được đưa vào chi phí để xác định thu nhập chịu thuế do chưa có đủ hoá đơn chứng
từ. Sang năm sau khi các khoản này đã thực chi, cơ sở kinh doanh được quyền đưa
các khoản này vào chi phí. Do các chi phí này đã được đưa vào Báo cáo kết quả kinh
doanh của năm trước nên không được đưa vào Báo cáo kết quả kinh doanh của năm
nay. Vì vậy, cơ sở kinh doanh sẽ thực hiện điều chỉnh tăng chi phí để thể hiện các
khoản chi này.
ii)Khoản lỗ chênh lệch tỉ giá ngoại tệ (thực hiện trong năm) đã được đưa vào
Báo cáo kết quả kinh doanh của năm trước theo chế độ kế toán nhưng chưa được
ghi nhận vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế của các năm trước do chưa thực
hiện.
Ví dụ: Công ty kế toán Thiên Ưng có nhập một lô hàng trả chậm với giá trị 1 triệu
Đô la Mỹ. Thời điểm nhận hàng là 1/6/2016. Thời hạn thanh toán là 9 tháng kể từ
ngày nhận hàng. Tỉ giá tại thời điểm nhận hàng (1/6/2016) là USD 1= VND 21.030. Tỉ

23
giá tại ngày 31/12/2016 là USD 1=VND 21.185. Công ty thực hiện thanh toán cho lô
hàng này vào ngày 31/3/2017. Tỉ giá tại ngày thanh toán là USD 1=VND 21.220
Theo qui định tại chế độ kế toán hiện hành thì tại thời điểm lập báo cáo tài chính
cuối năm, Công ty phải đánh giá lại khoản nợ ngắn hạn trên theo tỉ giá tại ngày cuối
năm. Các khoản lãi/lỗ do đánh giá lại khoản nợ ngắn hạn được ghi nhận vào Báo cáo
kết quả kinh doanh trong năm.
Khi lập Báo cáo tài chính năm 2016, Công ty ghi nhận một khoản lỗ chênh lệch tỉ
giá do đánh giá lại khoản nợ ngắn hạn trên vào Báo cáo kết quả kinh doanh một
khoản là 155 triệu đồng. Khoản lỗ này không được đưa vào chi phí để xác định thu
nhập chịu thuế trong năm 2016 do chưa thực hiện và Công ty đã điều chỉnh giảm chi
phí khi lập tờ khai quyết toán thuế TNDN của năm 2016. Vào ngày 31/3/2017, Công
ty thanh toán khoản nợ này. So với thời điểm nhận hàng (1/6/2016), Công ty đã phát
sinh một khoản lỗ là 190 triệu đồng.
Tuy nhiên do Công ty đã đánh giá lại khoản nợ vào ngày 31/12/2016 và ghi nhận
155 triệu đồng vào Báo cáo kết quả kinh doanh nên phần lỗ còn lại chưa đưa vào
Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2016 chỉ là 35 triệu đồng. Số lỗ này sẽ được đưa
vào Báo cáo kết quả kinh doanh của năm 2017.
Do khoản lỗ của khoản nợ ngắn hạn đã thực sự phát sinh trong năm 2017 nên
Công ty được đưa các khoản lỗ đó vào chi phí để xác định thu nhập chịu thuế của
năm 2017. Khi lập Tờ khai quyết toán thuế TNDN cho năm 2017, Công ty phải điều
chỉnh tăng lỗ do chênh lệch tỉ giá hối đoái đối với khoản nợ mua hàng trả chậm là 155
triệu đồng và ghi vào chỉ tiêu này. Số liệu này bằng với số lỗ chênh lệch tỉ giá hối đoái
do đánh giá lại số dư của khoản nợ mua hàng trả chậm đã bị loại trừ khi tính thu nhập
chịu thuế của năm 2016.
Lưu ý: Chỉ các khoản lỗ phát sinh do chênh lệch tỉ giá trong giai đoạn từ khi phát
sinh giao dịch cho đến thời điểm được đánh giá lại mới được ghi vào chỉ tiêu này.
Chênh lệch tỉ giá từ khi đánh giá lại cho đến thời điểm thực hiện (thực thanh toán) đã
được thể hiện trong Báo cáo kết quả kinh doanh trong năm nên không được bao gồm
trong chỉ tiêu này.
Cơ sở kinh doanh phải thực hiện việc tính toán các khoản lỗ đã phát sinh nhưng
chưa đưa vào chi phí để xác định thu nhập chịu thuế của năm trước cho từng khoản
nợ phải thu, nợ phải trả ngắn hạn có gốc ngoại tệ được thực hiện trong năm. Số tổng
sẽ được ghi vào chỉ tiêu này.

24
iii) Chi phí khấu hao các tài sản cố định là xe ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở
xuống (trừ: ô tô dùng cho kinh doanh vận tải hành khách, kinh doanh du lịch, khách
sạn; ô tô dùng để làm mẫu và lái thử cho kinh doanh ô tô) có giá trị vượt trên 1,6 tỷ
đồng đã thực hiện trích khấu hao hết theo chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao
tài sản cố định, tuy nhiên theo Luật thuế TNDN thì doanh nghiệp chỉ được tính vào chi
phí được trừ đối với phần trích khấu hao tương ứng với nguyên giá từ 1,6 tỷ đồng trở
xuống. Do vậy khi lập Tờ khai quyết toán thuế TNDN, cơ sở kinh doanh phải loại trừ
phần chi phí trích khấu hao tương ứng với nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng để đưa
vào chỉ tiêu B11-Các khoản điều chỉnh làm giảm lợi nhuận trước thuế khác trên Tờ
khai quyết toán thuế TNDN.
Như vậy trong trường hợp này trên báo cáo kết quả kinh doanh đã thể hiện chi
phí trích khấu hao theo chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định, tuy
nhiên khi lập Tờ khai quyết toán thuế TNDN cơ sở kinh doanh phải loại trừ phần chi
phí khấu hao không được trừ khi tính thuế theo quy định của Luật thuế TNDN
iiii) Các khoản thu từ cổ tức, lợi nhuận được chia từ hoạt động liên doanh liên
kết trong nước sau khi đã nộp thuế TNDN.
Trong trường hợp cơ sở kinh doanh mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán
thì khoản thu nhập từ lợi nhuận được chia (cổ tức) thu được từ việc sở hữu các cổ
phiếu này cũng được loại trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế. Riêng thu nhập từ việc
chuyển nhượng các cổ phiếu sẽ phải cộng vào thu nhập chịu thuế.
iiiii) Các khoản thu nhập khác không phải chịu thuế theo quy định của Chính phủ
ví dụ thu nhập từ trái phiếu Chính phủ, công trái ... Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này sẽ
dựa trên sổ kế toán chi tiết của phần thu nhập từ hoạt động tài chính và hoạt động
đầu tư dài hạn.
Ví dụ: Công ty A có góp vốn vào một liên doanh, một Hợp đồng hợp tác kinh
doanh và đồng thời có đầu tư vào cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Trong năm
2017, Công ty A được chia lợi nhuận từ liên doanh là 2 tỉ và từ Hợp đồng hợp tác
kinh doanh là 3 tỉ.
Do liên doanh là một pháp nhân độc lập có nghĩa vụ nộp thuế TNDN theo qui
định của pháp luật trước khi chi trả lợi nhuận cho chủ đầu tư nên Công ty A sẽ không
phải nộp thuế TNDN lần nữa đối với phần lợi nhuận nhận được từ công ty liên doanh.
Hợp đồng Hợp tác kinh doanh không phải là pháp nhân nên các bên đối tác tự chịu
trách nhiệm về các khoản thuế đối với phần lợi tức được chia.

25
Do vậy Công ty A sẽ phải nộp thuế thu nhập trên khoản lợi nhuận được chia từ
Hợp đồng hợp tác kinh doanh. Vậy lợi nhuận từ hoạt động không thuộc diện chịu
thuế TNDN năm 2017 của Công ty A là 3 tỉ Công ty A sẽ ghi khoản thu nhập không
chịu thuế là 3 tỉ vào chỉ tiêu này để điều chỉnh giảm thu nhập chịu thuế.
Chỉ tiêu [B12]: Phần mềm tự động cập nhật.
Chỉ tiêu [B13] – Thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh:
- Chỉ tiêu này phản ánh tổng số thu nhập chịu thuế từ hoạt động kinh doanh và
hoạt động khác (không bao gồm thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động
sản) và chưa trừ chuyển lỗ của cơ sở kinh doanh trong kỳ tính thuế.
Chú ý: Nếu phần mềm không tự động cập nhật số liệu vào chỉ tiêu này các bạn
phải nhập bằng tay vào chỉ tiêu này. Chỉ tiêu này được xác định theo công thức: [B13]
= [B12]-[B14]
Chỉ tiêu [B14]: Phần mềm tự động cập nhật Chỉ tiêu
Chỉ tiêu [C1] - Thu nhập chịu thuế: Phần mềm sẽ tự động cập nhật.
Chỉ tiêu [C2] – Thu nhập miễn thuế: là khoản thu nhập được miễn không tính
vào thu nhập tính thuế trong năm theo quy định của Luật thuế TNDN.
Chỉ tiêu [C3]: Phần mềm sẽ tự động cập nhật
Chỉ tiêu [C3a] – Lỗ trừ hoạt động SXKD được chuyển trong kỳ:
- Phần mềm sẽ tự động cập nhật từ PL 03-2A, các bạn phải chuyển lỗ trên phụ
lục 03-2A/TNDN. - Nếu DN bạn năm trước lỗ, năm nay lãi và bạn muốn chuyển lỗ từ
năm trước sang thì bạn phải nhập vào PL 03-2A (Lưu ý: Chỉ chuyển lỗ khi năm có lãi)
Chỉ tiêu [C3b] - Lỗ từ chuyển nhượng BĐS được bù trừ với lãi của hoạt
động SXKD:
- Chỉ tiêu này phản ánh số lỗ từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản sau khi
bù trừ với thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, nếu bù trừ không hết
thì tiếp tục được bù trừ với lãi của hoạt động sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu này được
lấy từ chỉ tiêu [11a] trên Phụ lục 03-5/TNDN kèm theo tờ khai quyết toán thuế TNDN.
Chỉ tiêu [C4] – Thu nhập tính thuế: Phần mềm tự động cập nhật.
Chỉ tiêu [C5] – Trích lập quỹ khoa học công nghệ (nếu có):
Phần mềm sẽ tự động cập nhật từ PL 03 – 6 - Nếu DN bạn có trích lập quỹ khoa
học công nghệ thì các bạn nhập vào PL 03 – 6
Chỉ tiêu [C6]: Phần mềm sẽ tự động cập nhật

26
Chỉ tiêu [C7] – Thu nhập tính thuế tính theo thuế suất 22% (bao gồm cả thu
nhập được áp dụng thuế suất ưu đãi):
- Là thu nhập tính thuế của các doanh nghiệp (kể cả hợp tác xã, đơn vị sự
nghiệp) hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có tổng doanh thu năm từ
20 tỷ đồng trở lên (Từ ngày 1/1/2016 sẽ áp dụng thuế suất 20%)
Chỉ tiêu [C8] – Thu nhập tính thuế tính theo thuế suất 20% (bao gồm cả thu
nhập được áp dụng thuế suất ưu đãi):
- Là thu nhập tính thuế của các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của
pháp luật Việt Nam (kể cả hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp) hoạt động sản xuất, kinh
doanh hàng hoá, dịch vụ có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng.
Tổng doanh thu năm làm căn cứ xác định doanh nghiệp thuộc đối tượng được
áp dụng thuế suất 20% quy định tại khoản này là tổng doanh thu bán hàng hóa, cung
cấp dịch vụ của năm trước liền kề được xác định căn cứ vào chỉ tiêu mã số [01] và
chỉ tiêu mã số [08] trên Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của kỳ tính
thuế năm trước liền kề theo Mẫu số 03-1A/TNDN kèm theo tờ khai quyết toán thuế
TNDN số 03/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày
10/10/2013 của Bộ Tài chính về quản lý thuế.
Chú ý: Sau khi đã xác định được thuế suất của DN, Nếu xuất hiện chỉ tiêu C4
dương -> Thì các bạn phải nhập bằng tay số tiền ở Chỉ tiêu [C4] vào đây (Chỉ tiêu C8)
Chỉ tiêu [C9] – Thu nhập tính thuế theo thuế suất không ưu đãi:
- Là thu nhập tính thuế từ hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt
Nam hoặc từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không ưu đãi
khác.
Chỉ tiêu [C9a] – Thuế suất không ưu đãi khác (%):
- Chỉ tiêu này phản ánh thuế suất đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác
các mỏ tài nguyên quý hiếm (bao gồm: bạch kim, vàng, bạc, thiếc, wonfram,
antimoan, đá quý, đất hiếm trừ dầu khí) là 50%; Trường hợp các mỏ tài nguyên quý
hiếm có từ 70% diện tích được giao trở lên ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc
biệt khó khăn thuộc danh mục địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ban hành
kèm theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP của Chính phủ áp dụng thuế suất thuế thu
nhập doanh nghiệp 40%.
Chỉ tiêu [C10]: Phần mềm sẽ tự động cập nhât.
Chỉ tiêu [C11] - Thuế TNDN chênh lệch do áp dụng mức thuế suất ưu đãi:

27
- Cơ sở kinh doanh được hưởng tự xác định các điều kiện được hưởng thuế
suất ưu đãi, mức thuế suất được hưởng, số chênh lệch do được hưởng mức thuế
suất khác các mức thuế suất thuế TNDN không ưu đãi nêu trên.
Chỉ tiêu [C12] - Thuế TNDN được miễn, giảm trong kỳ:
- Cơ sở kinh doanh tự xác định các điều kiện được miễn thuế, mức miễn giảm
thuế và thời gian miễn giảm thuế theo quy định của Luật thuế TNDN tại các Phụ lục
(Phụ lục số 03-3A/TNDN, 03-3B/TNDN, 03-3C/TNDN.
Chỉ tiêu [C13] - Số thuế TNDN được miễn, giảm theo Hiệp định:
- Chỉ tiêu này phản ánh số thuế TNDN được miễn, giảm theo Hiệp định tránh
đánh thuế hai lần của nước ký kết hiệp định với Việt Nam. Chỉ tiêu [C14] - Số thuế
được miễn, giảm không theo Luật thuế TNDN:
- Chỉ tiêu này phải ánh số thuế TNDN được miễn, giảm theo Nghị quyết, Quyết
định của Thủ tướng Chính phủ và các trường hợp được miễn, giảm khác không theo
Luật thuế TNDN.
Chỉ tiêu [C15] - Số thuế thu nhập đã nộp ở nước ngoài được trừ trong kỳ
tính thuế:
- Chỉ tiêu này phản ánh số thuế TNDN đã nộp ở nước ngoài được phép giảm trừ
vào số thuế TNDN của hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. Mức thuế tối đa được
trừ xác định trên cơ sở mức thuế suất thuế TNDN là 22% (từ ngày 01/01/2016 là
20%), không áp dụng mức thuế suất ưu đãi (nếu có) mà doanh nghiệp Việt Nam đầu
tư ra nước ngoài đang được hưởng theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện
hành.
Chỉ tiêu [D2] - Thuế TNDN từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản:
- Chỉ tiêu này phản ánh số thuế TNDN phát sinh phải nộp từ hoạt động chuyển
nhượng bất động sản trong kỳ tính thuế và được xác định căn cứ chỉ tiêu [15] trên
Phụ lục 03-5/TNDN kèm theo Tờ khai quyết toán thuế TNDN.
Chỉ tiêu [D3] - Thuế TNDN phải nộp khác (nếu có):
- Chỉ tiêu này phản ánh số thuế TNDN phải nộp từ các hoạt động khác ngoài
hoạt động SXKD và hoạt động chuyển nhượng bất động sản nêu trên.
- Ví dụ: Theo quy định của Luật thuế TNDN thì trong thời hạn 5 năm, kể từ khi
trích lập, nếu Quỹ phát triển khoa học và công nghệ không được sử dụng hoặc sử
dụng không hết 70% hoặc sử dụng không đúng mục đích thì doanh nghiệp phải nộp
ngân sách nhà nước phần thuế TNDN tính trên khoản thu nhập đã trích lập quỹ mà
không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích và phần lãi phát sinh từ số thuế

28
thu nhập doanh nghiệp đó. Thuế suất thuế TNDN dùng để tính số thuế thu hồi là thuế
suất áp dụng cho doanh nghiệp trong thời gian trích lập quỹ. Doanh nghiệp tự xác
định số thuế TNDN tính trên phần thu nhập đã trích lập quỹ mà không sử dụng hoặc
sử dụng không đúng mục đích để điều bào chỉ tiêu này.
Chỉ tiêu [E1]: Số thuế TNDN đã tạm nộp trong năm: Phần mềm tự động câp
nhật.
Chỉ tiêu [E1] - Thuế TNDN của hoạt động sản xuất kinh doanh: - Chỉ tiêu này
phản ánh số thuế TNDN tạm nộp trong năm của hoạt động SXKD, đó là số thuế
TNDN còn lại sau khi đã bù trừ hết với các khoản thuế nợ năm trước chốt đến
31/1(năm tài chính trùng năm dương lịch) và các khoản thuế phát sinh trong năm từ
hoạt động SXKD.
- Các chứng từ nộp thuế được tính từ ngày đầu năm tài chính cho đến ngày thứ
30 kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Chú ý: Các bạn phải nhập bằng tay vào chỉ tiêu
này (Các bạn tự tính bên ngoài rồi nhập vào đây nhé)
Ví dụ: Công ty kế toán Thiên Ưng. trong năm 2017 có các chứng từ nộp tiền
thuế TNDN của hoạt động sản xuất kinh doanh như sau:
- Ngày 20/3/2017, nộp thuế TNDN theo quyết toán thuế năm 2016 là 15 triệu
đồng.
- Ngày 25/4/2017, nộp thuế TNDN tạm nộp quý I/2017 là 25 triệu đồng.
- Ngày 20/7/2017, nộp thuế TNDN tạm nộp quý II/2017 là 30 triệu đồng.
- Ngày 22/10/2017, nộp thuế TNDN tạm nộp quý III/2017 là 40 triệu đồng.
- Ngày 2/11/2017, nộp thuế TNDN theo quyết định của cơ quan thuế qua thanh
tra, kiểm tra là 20 triệu đồng.
- Ngày 25/1/2018, nộp thuế TNDN tạm nộp quý IV/2017 là 15 triệu đồng.
=> Chỉ cộng số tiền thuế TNDN mà tạm nộp trong năm nhé. Còn số tiền thuế
TNDN nộp của năm trước hoặc truy thu ... thì không được nhập vào CHỈ TIÊU E1 này
nhé. Vậy số thuế TNDN tạm nộp trong năm 2017 của hoạt động sản xuất kinh doanh
để ghi vào chỉ tiêu [E1] được xác định bằng: 25+30+40+15 = 110 triệu đồng.
Chỉ tiêu [E2] - Thuế TNDN từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản:
- Riêng quyết toán thuế năm 2014, số thuế TNDN tạm nộp trong năm được xác
định trên cơ sở số kê khai tạm tính của 3 quý trong năm 2014 và số thuế còn lại sau
khi đã bù trừ hết với các khoản thuế nợ năm trước chốt đến 31/1(năm tài chính trùng
năm dương lịch) và các khoản thuế phát sinh trong năm của hoạt động chuyển
nhượng bất động.

29
Chỉ tiêu [E3] - Thuế TNDN phải nộp khác (nếu có):
- Chỉ tiêu này phản ánh số thuế TNDN tạm nộp trong năm từ các hoạt động khác
ngoài hoạt động SXKD và hoạt động chuyển nhượng bất động sản nêu trên sau khi
đã bù trừ hết với các khoản thuế nợ năm trước chốt đến 31/1(năm tài chính trùng
năm dương lịch) và các khoản thuế phát sinh trong năm có cùng tiểu mục.
Cuối cùng: - Sau khi kê khai xong các bạn chỉ cần quan tâm đến 2 chỉ tiêu đó là:
Chỉ tiêu [G] và Chỉ tiêu [I]
- Nếu Chỉ tiêu [G] mà dương: Đây là số tiền thuế TNDN mà DN phải nộp
- Nếu Chỉ tiêu [G] mà âm (ở trong ngoặc): Đây là số tiền thuế TNDN mà DN
nộp thừa. (Không phải nộp, các bạn có thể làm thủ tục hoàn hoặc chuyển sang kỳ
sau).
Chỉ tiêu [I]: Đây là số tiền chênh lệch giữa số thuế TNDN còn phải nộp (ở chỉ tiêu
G) với 20% số thuế TNDN phải nộp (ở chỉ tiêu H).
- Nếu Chỉ tiêu [I]: Mà âm thì không sao. Nếu dương: Thì các bạn sẽ bạn bị phạt
chậm nộp số tiền này. Công thức tính số tiền phạt này được thể hiện rõ tại Chỉ tiêu
[M2]
Như vậy: - Nếu 2 Chỉ tiêu [G] và Chỉ tiêu [I] mà dương thì các bạn phải cộng tổng
số tiền ở 2 chỉ tiêu G + M2 để đi nộp
Ví dụ: Công ty bạn trong năm đã tạm nộp là 110 tr (có chứng từ nộp tiền nhé tức
là có giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước). Nhập số tiền này vào Chỉ tiêu E1: 110tr
- Nhưng Chỉ tiêu D là: 171tr (Số tiền phải nộp theo tờ khai quyết toán)
-> Tức là DN bạn phải nộp thêm 61tr nữa. Số tiền này thể hiện trên Chỉ tiêu G:
61tr
=> Như vậy sẽ xuất hiện Chỉ tiêu H: 171tr x 20% = 34,2tr (Đây là 20% của số
thuế phải nộp theo quyết toán).
=> Xuất hiện Chỉ tiêu I = G – H = 61tr – 34,2tr = 26,8tr.
=> Kết luận: Các bạn phải nộp số thuế ở chỉ tiêu G: 61tr.
Đồng thời: DN bạn bị tính tiền chậm nộp đối với số tiền thuế chênh lệch từ 20%
trờ lên ở Chỉ tiêu I: 26,8tr
- Số tiền này được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế
quý 4/2017 (tức ngày 31/1/2018) đến ngày thực nộp tiền thuế TNDN.

30
-> Số tiền này được tính cụ thể ở Chỉ tiêu M. VD: Công ty bạn dự kiến là ngày
30/3/2018 sẽ nộp tiền thuế TNDN (quyết toán). Các nhập ngày này vào Chỉ tiêu M1 ->
Sau đó phần mềm sẽ tự tính số tiền chậm nộp ở Chỉ tiêu M2:
Từ ngày 01/02/2018, đến ngày: mình nộp thuế tndn
=> Chỉ tiêu M2 = 777.200
=> Như vậy: DN bạn phải nộp 61tr (ở chỉ tiêu G) + 777.200 (ở chỉ tiêu M2)
Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm 2017 chậm nhất là ngày 31/3/2018
- Nếu hết thời hạn nộp Tờ khai và Tiền thuế trên nhưng DN vẫn chưa nộp Tiền
thuế - > Thì bị tính tiền chậm nộp từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp
hồ sơ quyết toán (từ ngày 1/4/2018) đến ngày thực nộp số thuế này. (Tính theo số
tiền chênh lệch 20% ở Chỉ tiêu H: = 34,2tr)

http://vaa.com.vn/cach-tinh-thue-thu-nhap-doanh-nghiep-tndn-tam-nop-2015-
moi-nhat/
+ Căn cứ tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp:
Căn cứ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp của năm trước và dự kiến kết quả
sản xuất kinh doanh trong năm để xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp
hàng quý.
+ Thời hạn tạm nộp:
Người nộp thuế thực hiện tạm nộp số thuế thu nhập doanh nghiệp của quý chậm
nhất vào ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.
+ Hồ sơ khai thuế:
Doanh nghiệp không phải nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng
quý.
+ Nếu tạm nộp thiếu so với quyết toán năm thì:
Trường hợp tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp trong kỳ tính thuế thấp
hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán từ 20% trở lên thì
doanh nghiệp phải nộp tiền phạt chậm nộp đối với phần chênh lệch từ 20% trở lên
giữa số thuế tạm nộp với số thuế phải nộp theo quyết toán tính từ ngày tiếp sau ngày
cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý 4 (là 31/01/N) đến ngày thực nộp số thuế còn
thiếu so với số quyết toán. (tức bạn được phép chậm nộp dưới 20% so với số quyết
toán)

31
Đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp theo quý thấp hơn số thuế phải
nộp theo quyết toán dưới 20% mà doanh nghiệp chậm nộp so với thời hạn quy định
(thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm – 31/03/N) thì tính tiền chậm nộp kể từ ngày
hết thời hạn nộp thuế đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số quyết toán.
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra sau khi doanh nghiệp đã
khai quyết toán thuế năm, nếu phát hiện tăng số thuế phải nộp so với số thuế doanh
nghiệp đã kê khai quyết toán thì doanh nghiệp bị tính tiền chậm nộp đối với toàn bộ
số thuế phải nộp tăng thêm đó tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp
hồ sơ quyết toán thuế năm đến ngày thực nộp tiền thuế.

Ví dụ 1: Đối với kỳ tính thuế năm 2014, Doanh nghiệp A đã tạm nộp thuế thu
nhập doanh nghiệp là 80 triệu đồng, khi quyết toán năm, số thuế thu nhập doanh
nghiệp phải nộp theo quyết toán là 90 triệu đồng, tăng 10 triệu đồng;
=> Tính ra số chệnh lệch còn thiếu: = 10 triệu/90 triệu x 100% = 11%
Như vậy chênh lệch giữa số thuế phải nộp theo quyết toán với số thuế đã tạm
nộp trong năm là dưới 20% thì doanh nghiệp chỉ phải nộp số thuế còn phải nộp sau
quyết toán là 10 triệu đồng đó vào ngân sách nhà nước theo thời hạn quy định
(31/03/2015). Trường hợp doanh nghiệp chậm nộp số thuế chênh lệch này thì bị tính
tiền chậm nộp theo quy định (từ 01/04/2016 đến ngày thực nộp).
Ví dụ 2: Doanh nghiệp B có năm tài chính trùng với năm dương lịch. Kỳ tính
thuế năm 2015, doanh nghiệp đã tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là 80 triệu
đồng, khi quyết toán năm, số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán là
110 triệu đồng, tăng 30 triệu đồng.
=> 20% của số phải nộp theo quyết toán là: 110 x 20% = 22 triệu đồng. (số được
phép chậm)
=> Phần chênh lệch từ 20% trở lên có giá trị là: 30 triệu – 22 triệu = 8 triệu đồng.
Khi đó, doanh nghiệp B phải nộp số thuế còn phải nộp sau quyết toán là 30
triệu đồng. Đồng thời, doanh nghiệp bị tính tiền chậm nộp đối với số thuế chênh lệch
từ 20% trở lên (là 8 triệu đồng) tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp
thuế quý IV/2015 (là 31/01/2016) đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu (30 triệu) so
với số thuế phải nộp theo quyết toán. (Tức, nếu DN nộp 30 triệu còn thiếu vào ngày
25/03/2016 thì DN bị tính phạt chậm nộp trên số 8 triệu từ ngày 01/02/2016 –
25/03/2016, số 22 triệu chậm trong phạm vi cho phép thì không bị tính phạt chậm
nộp).

32
Số thuế chênh lệch còn lại (là 30 – 8 = 22 triệu đồng) mà doanh nghiệp chậm
nộp thì doanh nghiệp bị tính tiền chậm nộp từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời
hạn nộp hồ sơ quyết toán (từ 01/04/ 2016) đến ngày thực nộp số thuế này. (Tức số
22 triệu còn thiếu trong phạm vi cho phép mà đến hết thời hạn quyết toán năm 2015
(31/03/2015) vẫn chưa nộp thì sẽ bị tính phạt chậm nộp từ ngày 01/04/2016 đến ngày
thực nộp số 22 triệu này)

33

You might also like