You are on page 1of 3

Tài khoản đặc biệt: Là tài khoản có bản chất thuộc nhóm tài khoản tài sản nhưng

nó sẽ làm giảm số liệu tài sản được báo cáo. Thông tin phản ánh trên tài khoản này
nhằm điều chỉnh giá trị của tài sản theo giá trị thuần có thể thực hiện được, hay
theo giá thị trường trong trường hợp giá phí lớn hơn giá thị trường. Kết cấu của các
tài khoản này ngược với kết cấu của tài khoản tài sản được nó điều chỉnh. Cụ thể là
những tài khoản này có số dư phản ánh bên Có, số phát sinh tăng ghi bên Có và
phát sinh giảm ghi bên Nợ. Tài khoản này là tài khoản thuộc bảng cân đối kế toán.
Trên bảng cân đối kế toán được trình bày trong phần tài sản và biểu hiện dưới dạng
số âm. Tài khoản điều chỉnh giảm giá trị tài sản gồm có:
- Tài khoản dự phòng phải thu khó đòi (TK 139): Tài khoản này dùng để phản ánh
tình hình trích lập, sử dụng và hoàn nhập khoản dự phòng các khoản phải thu khó
đòi hoặc có khả năng không đòi được vào cuối niên độ kế toán
Kết cấu
. Bên Nợ: - Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi;
- Xoá các khoản nợ phải thu khó đòi.
. Bên Có: Số dự phòng phải thu khó đòi được lập tính vào chi phí quản lý doanh
nghiệp.
. Số dư bên Có: Số dự phòng các khoản phải thu khó đòi hiện có cuối kỳ.
VD: công ty xác định số cần trích lập của các khoản khó đòi là 30.000.000đ
Nợ TK 642: 30.000.000
Có TK 139: 30.000.000
- Tài khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho (TK 159): Tài khoản này dùng để
phản ánh các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập khi có những bằng
chứng tin cậy về sự giảm giá của giá trị thuần có thể thực hiện được so với giá gốc
của hàng tồn kho. Tài khoản này sử dụng để điều chỉnh trị giá gốc hàng tồn kho
của các tài khoản hàng tồn kho.
KẾT CẤU

. Bên Nợ: Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho được hoàn nhập ghi giảm giá
vốn hàng bán trong kỳ.

. Bên Có: Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập tính vào giá vốn hàng bán
trong kỳ.

. Số dư bên Có: Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho hiện có cuối kỳ.

VD:  Mức giảm giá cần lập dự phòng cho mặt hàng tồn kho A là:300.000đ
Nợ TK 159: 300.000

Có TK 632: 300.000

- Tài khoản hao mòn tài sản cố định (TK 214): Tài khoản này dùng để phản ánh
tình hình tăng, giảm giá trị hao mòn và giá trị hao mòn luỹ kế của các loại tài sản
cố định và bất động sản đầu tư trong quá trình sử dụng do trích khấu hao tài sản cố
định, bất động sản đầu tư và những khoản tăng, giảm hao mòn khác của tài sản cố
định, bất động sản đầu tư.
Kết cấu
. Bên Nợ: Giá trị hao mòn TSCĐ, bất động sản đầu tư giảm do TSCĐ, bất động
sản đầu tư thanh lý, nhượng bán, điều động cho doanh nghiệp khác, góp vốn đầu tư
vào đơn vị khác.
. Bên Có: Giá trị hao mòn TSCĐ, bất động sản đầu tư tăng do trích khấu hao
TSCĐ, bất động sản đầu tư.
. Số dư bên Có: Giá trị hao mòn luỹ kế của TSCĐ, bất động sản đầu tư hiện có ở
doanh nghiệp.
VD: Công ty thanh lý 1 TSCĐ có nguyên giá là 130.000.000đ, thời gian sử
dụng là 12 tháng, đã trích khấu hao là 100.000.000, chi phí khác là 30.000.000
Nợ TK 214: 100.000.000
Nợ TK 811: 30.000.000
Có TK 211: 130.000.000
- Tài khoản dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn (TK 229): Tài khoản này dùng để
phản ánh số dư hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các khoản dự phòng
giảm giá chứng khoán đầu tư dài hạn và các khoản tổn thất đầu tư dài hạn khác. Dự
phòng giảm giá đầu tư dài hạn gồm: Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư trong
hoạt động đầu tư tài chính là dự phòng phần giá trị bị tổn thất do giảm giá các loại
chứng khoán doanh nghiệp đang nắm giữ có thể xảy ra; và Dự phòng tổn thất do
giảm giá các khoản đầu tư dài hạn hoặc do doanh nghiệp nhận vốn góp đầu tư bị lỗ
phải gọi thêm vốn.
Kết cấu
. Bên Nợ: - Hoàn nhập chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư
dài hạn năm nay phải lập nhỏ hơn số dự phòng đã trích lập năm trước chưa sử
dụng hết;
- Bù đắp giá trị khoản đầu tư dài hạn bị tổn thất khi có quyết định dùng
số dự phòng đã lập để bù đắp số tổn thất xảy ra
. Bên Có: Trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư dài hạn (Tính lần đầu
và tính số chênh lệch dự phòng tăng).
. Số dư bên Có: Số dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư dài hạn hiện có cuối kỳ.
VD:
Biến động giảm giá của các khoản đầu tư dài hạn hiện có là 300.000đ, tính toán
mức dự phòng cần lập là:

Nợ TK 635: 300.000
Có TK 229: 300.000

You might also like